Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tổng Quát :Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ
Message Icon Chủ đề: MỪNG XUÂN TÂN MÃO Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 2
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Jan/2011 lúc 7:39pm
 
TÂN MÃO
 
 
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa
Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà
 
(Nguyễn Công Trứ)


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 28/Jan/2011 lúc 11:26pm
mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Jan/2011 lúc 8:12pm
Xuân Nào Con Sẽ Về
Tường Nguyên
Mời xem


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 28/Jan/2011 lúc 10:05pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Jan/2011 lúc 8:24pm

NHỮNG BÀI THƠ XUÂN TÔI YÊU THÍCH

 

Bài thơ mà tôi yêu thích nhất là  của một thiền sư đời Lý có tên là  Mãn Giác (1052- 1096) Đó là một bài thơ mang tính triết lý sâu sắc:

Xuân ruổi trăm hoa rụng, 

Xuân đến trăm hoa cười.  

Trước mắt việc đi mãi,  

Trên đầu già đến rồi.  

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,  

Đêm qua sân trước một nhành mai.

(Theo bản dịch Ngô Tất Tố)

THƠ XUÂN TRẦN NHÂN TÔNG

Vua Trần Nhân Tông (1278-1320), nhà vua anh minh và nhân hậu, người sáng lập thiền phái Trúc Lâm, cũng là một nhà thơ với nhiều bài cảm tác về mùa xuân hết sức tinh tế.

Buổi sớm mùa xuân :

Ngủ dậy tung song cửa 

Nào hay xuân đã sang 

Một đôi bươm bướm trắng 

Gặp hoa, cánh vội vàng.

 

Khi đến vãn cảnh chùa Cổ Châu, người viết bài Đề chùa Cổ Châu:  

Số đời thật mờ mịt 

Mắt giấu tình bên trong. 

Cai quản cung ma chặt 

Đất Phật xuân thong dong


Trên hồ Động Thiên

Cảnh hồ Động Thiên nọ, 

Hoa cỏ giảm mầu xuân 

Thượng đế thương hiu quạnh 

Tầng xanh chuông bỗng ngân

(Trần Lê Văn dịch)

Nhưng bài thơ hay nhất của Trần Nhân Tông về mùa xuân lại là bài Xuân nhật yết chiêu lăng:

Tì hổ thiên môn túc 

Y quan thất phẩm thông 

Bạch đầu quân sĩ tại 

Vãng vãng thuyết Nguyên Phon 

Ngày xuân thăm Chiêu lăng


Nghiêm trang nghìn cửa quân hùm, 

Trăm quan bảy phẩm một vùng cân đai. 

Bạc đầu, chàng lính nhắc hoài, 

Chuyện Nguyên Phong cũ những ngày ruổi rong.

.

Tức cảnh ngày xuân (Xuân nhật tức sự) của Huyền Quang (1251-1334), một thi sĩ lớn khác đời Trần:

Lỏng tay thêu gấm gái yêu kiều,

Hoa rợp, oanh vàng lảnh lót kêu.

Bao nỗi thương xuân, thương biết mấy,

Là khi không nói chợt dừng thêu.

Nguyễn Trãi (1380-1442)

Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm,

Những lệ (sợ) xuân qua tuổi tác thêm...

Cầm đuốc chơi đêm này khách nói,

Tiếng chuông chưa gióng ắt còn xuân.

Bến đò xuân đầu trại (Trại đầu xuân độ) theo tôi là một tuyệt phẩm với 4 câu vẽ nên bức tranh hết sức mơ mộng và lãng mạn, với thảm cỏ xanh xuân thì hòa trong màu khói biếc liêu trai, có một con thuyền gác đầu trên bãi cát như đang say ngủ :

Cỏ xuân đầu bến xanh như khói,

Thêm nữa mưa xuân nước vỗ trời.

Đồng nội vắng teo hành khách ít,

Thuyền kề bãi cát trọn ngày ngơi. 

(Theo bản dịch của Phan Võ)


Nguyễn Du (1766-1820)thi hào lừng danh của Việt Nam thì có bài thơ xuân đặc sắc Đêm xuân (Xuân dạ):

Đêm đen nào thấy ánh dương trong,

Hàng liễu âm thầm đứng trước song.

Ốm liệt giang hồ bao tháng trải,

Xuân về mưa gió suốt đêm ròng.

Lâu năm đất khách đèn chong lệ,

Ngàn dặm quê hương nguyệt dãi lòng.

Ngoài xóm Nam Đoài Long Thủy chảy,

Trôi hoài kim cổ một dòng không.

(Nguyễn Xuân Tảo dịch)


Cao Bá Quát (1808-1855) một thi sĩ tự do trong tư tưởng thì có bài Đêm xuân đọc sách (Xuân dạ độc thư):

Khách nay chẳng thấy xuân xưa nữa,

Thổn thức xuân nay gặp khách xưa.

Nay hóa thành xưa nào mấy chốc,

Hư nhìn ra thực khỏi lầm chưa?

Bao phường danh lợi cơn mưa sáng,

Mấy bậc anh hùng đám bụi mờ.

Tục lụy cười mình chưa dứt được,

Gần đây sách vở quá say sưa.

(Nguyễn Văn Tú dịch)

Nguyễn Khuyến (1835-1909), một tài thơ kiệt xuất ở nửa cuối thế kỷ XIX. Ông cũng có nhiều bài thơ xuân. Bài thơ được nhớ rất nhiều là bài Chợ Đồng

Tháng Chạp hai mươi bốn chợ Đồng,

Năm nay chợ họp có đông không?

Trở trời mưa bụi còn hơi rét,

Nếm rượu tường đền được mấy ông?

Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

Năm ba ngày nữa tin xuân đến,

Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

(Sưu tầm bài của Nguyễn Huệ Chi)


Hồ Dzếnh

Xuân ý

Trời đẹp như trời mới tráng gương

Chim ca tiếng hát rộn ven đường

Có ai bên cửa ngồi hong tóc

Cho chảy lan thành một suối hương

Sắc biếc giao nhau, cành bắt cành

Nước trong, hồ ngợp thủy tinh xanh

Chim bay cành trĩu trong xuân ý

Em đợi chờ ai, khuất bức mành?

Giữa một giờ thiêng tình rất đẹp

Mắt buồn và rất... rất thanh thanh

Mày ai bán nguyệt, người ai nhỏ

Em ạ, yêu nhau chết cũng đành.

Tranh%20Thiếu%20nữ%20và%20mùa%20xuân%20của%20Tôn%20Nữ%20Thanh%20Hảo

Tranh Thiếu nữ và mùa xuân của Tôn Nữ Tâm Hảo

Chế Lan Viên

Xuân về

Pháo đã nổ đưa xuân về vang động

Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong,

Cỏ non biếc dãi mình chờ nắng rụng

Bên lau già, theo gió uốn lưng cong.

Ðôi bướm lượn, cánh vương làn sương mỏng

Chập chờn bay đem phấn điểm muôn hoa.

Cất tiếng hát ngây thơ trên cỏ rộng

Ðàn chim khuyên đua nhặt ánh dương sa.

Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngả

Vài quả xanh khảm bạc hớ hênh phô,

Xoan vươn cành khều mặt trời rực rỡ

Bên bóng râm lơi lả nhẹ nhàng đu.

Ðây, tà áo chuối non bay phất phới

Phơi màu xanh lấp loáng dưới sương mai.

Ðây, pháo đỏ lập lòe trong nắng chói

Ðây, hoa đào mỉm cười miệng đón xuân tươi.

Nguyễn Bính

Xuân về

Ðã thấy xuân về với gió đông

Với trên màu má gái chưa chồng

Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm

Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe

Mưa tạnh, trời quang, nắng mới hoe

Lá nõn, nhành non ai tráng bạc

Gió về từng trận gió bay đi

Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng

Lúa thì con gái mượt như nhung

Ðầy vườn hoa bưởi hoa cau rụng

Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng

Trên đường cát mịn một đôi cô

Yếm đỏ, khăn thâm, trảy hội chùa

Gậy trúc dắt bà già tóc bạc

Tay lần tràng hạt, niệm na mô.

Tranh Mùa xuân của Nguyễn Như Hòa Thông

Xuân Diệu

Nụ cười xuân

Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui,
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời.
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi.

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao,
Cây vàng rung nắng ,lá xôn xao;
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem dựng cành mai sát nhành đào.

Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều
Bên màu hoa mới thắm như kêu;
Nỗi gì âu yếm qua không khí,
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu.

Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe

Nhạc thầm lên tiếng hát say mê;

Múa xuân chín ửng trên đôi má

Xui khiến lòng ai thấy nặng nề...

Thiều nữ bâng khuâng đợi một người

Chưa từng hẹn đến, - giữa xuân tươi

Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy

Thiếu nũ làm duyên, đứng mỉm cười.


Hàn Mặc Tử

Xuân đầu tiên

Mai sáng mai,trời cao rộng quá

Gió căng hơi và nhạc lên mây,

Đôi lòng cũng ấm như xuân ấm,

Chỉ có ao xuân trắng trẻo thay !

Mai này thiên địa mới tin khôi,

Gió căng hơi và nhạc lên trời.

Chim khuyên hót tiếng đầu tiên hết,

Hoa lá hồ nghi sự lạ đời.

Trái cây bằng vỏ bằng gấm,

Còn mặt trời kia tợ khối vàng.

Có người trai mới in như nguyệt,

Gió căng hơi và nhạc lên ngàn.

Thuở ấy càn khôn mới dựng nên,

Mùa khô chưa gặp tốt tươi lên.

Người thơ phong vận như thơ ấy,

Nào đã ra đời ngọc biết tên.

Xuân gấm đầu tiên giữa cõi đời,

Mùi thơm ngây dại sóng con người.

Hãy hoan hô,lời cao như sấm,

-Vạn tuế,bay ơi ! Nắng rợp trời !

Đông Hồ

Mùa xuân Mậu Tuất 1958

Tóc đen mắt  nhánh mực nhung huyền

Mặt trắng lòng thơm giấy phấm tiên

Phận mỏng chẳng vương theo cánh gió

Nghĩa dòng khảo kết chặt tơ duyên

Soi nhờ ánh tuyết nền thành lạnh.

Giấu kín doanh sơn nếp thánh hiền

Điệp tháng bốn phương mùa náo nức

Lần thơ xuân khóa bóng thuyền quyên


Vũ Hoàng Chương

Thơ say 1940

Thuyền nhỏ sông lam yểu điệu về

Cỏ chen màu liễu biếc chân đê

Tình Xuân ai chở đầy khoang ấy

Hương sắc thanh bình ngập lối quê.

Nắng nhẹ mây hờ sương hơi hơi

Sương thưa nắng mỏng nhạc khoan lời

Dây đàn chầm chậm hôn lên phím

Muôn vạn cung Hồ lả lướt rơi...

Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, xuân đang đến nôn nao, đọc lại mấy bài thơ xuân ưa thích, thấy tâm hồn lâng lâng...

9/1/2011

Halcyon



Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Jan/2011 lúc 6:41pm
Tô'ng cựu nghênh tân.
Xuân sang hạnh phu'c.
Vạn sự cát tường
Toàn gia hạnh phu'c.
 
 
Tết về nhớ qúa đi thôi
Nhớ thồi xôi gấc nhớ nồi bánh chưng
Nhớ mè xửng nhớ mứt gừng
Nhớ cà pháo đỏ,muối vừng ,cốm xanh
Nhớ thit mỡ với dưa hành
Nhớ đòn bánh tét ,nhớ khoanh bánh dầy
Nhớ giò thủ ,mọc béo ngây
Nhớ chung rượu cúc,men say rạt rào
Nhớ tràng pháo nổ rền vang giao thừa
Nhớ sòng cá cọp bầu cua
Nhớ ngày mồng một lễ chùa xin xăm
 
 
Cung chúc tân niên,
Sức khỏe vô biên,
Thành công liên miên,
Hạnh phúc triền miên
Túi luôn đầy tiền,
Sung sướng như tiên
 
mời thưởng thức : những...Nàng Xuân !
mk
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 31/Jan/2011 lúc 12:21am
 
Mỹ Kiều , Lan Huỳnh và anh Mười lăm đã làm mùa Xuân tưng bừng ,rộn ràng , tươi đẹp ,
 đầy ý nghĩa cho forum Gò Công mình .
Ấm lòng làm sao !
Cảm ơn các anh chị nhiều lắm.
Thân chúc các anh chị , các bạn, các thân hữu , quí đồng hương Gò Công :
một cái tết vui vẻ đầm ấm và một năm mới an lành , thịnh vượng , hạnh phúc.
 
 
 
Wishes%20On%20Chinese%20New%20Year...
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 31/Jan/2011 lúc 12:26am
PhanThuy-CA
IP IP Logged
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Gởi ngày: 31/Jan/2011 lúc 12:12pm
Chúc Mừng Năm Mới







 


  
Kính, thân chúc: 
 
  Thân hữu, cùng Quý quyến.... 
 
 Những ngày Xuân đoàn tụ, hạnh phúc và vui vẻ... 
 
 Một năm mới Tân Mão sức khỏe, may mắn và thịnh đạt... 

 

                                    
 
 
 

                          
  CUNG CHÚC TÂN XUÂN 

   Cung chúc tân niên.
   Vạn sự bình yên.
   Hạnh phúc vô biên.
   Vui vẻ triền miên.
     Kiếm được nhiều tiền. 
     Sung sướng như tiên .


 
                                                           

 


Chỉnh sửa lại bởi tuavanle - 31/Jan/2011 lúc 12:49pm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 02/Feb/2011 lúc 12:40am
.
 
Năm củ sắp hết, năm mới sắp đến, mời cà nhà thưởng thức món ăn đặc biệt:
 
 
Người giữ bí quyết làm
 
"nem công chả phụng"
 
Người ta thường ngỡ những món ăn của vua chúa ngày xưa như "nem công chả phụng" chỉ còn trong những câu dân gian lưu truyền chỉ sự xa hoa của vua chúa ngày xưa.
Thế nên ít ai ngờ ở Huế ngày nay vẫn có người giữ được bí quyết làm những món ăn "trong mơ" ấy. Đó là bà Tôn Nữ Thị Hà (còn có tên là Tôn Nữ Hà), ngụ tại hẻm 28, phố Lê Thánh Tôn, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
 
 
Bà Tôn Nữ Thị Hà.
Người giữ bí quyết làm "nem công chả phụng",
Ẩm thực, am thuc, nem công chả phụng, bí quyết,
món ngon, đặc sản Huế, món ăn dâng vua 
 
Một thời thất truyền
 
Bà Hà kể lại, vốn là con cháu thuộc hoàng tộc, bà được những người cô ruột là những phu nhân quan Thượng thư bộ Lại, Thượng thư bộ Lễ và Đốc phủ trong triều đình truyền dạy cho những kỹ thuật, mẹo nấu ăn cung đình.
 
Bà Hà kể ngày xưa các vua triều Nguyễn rất chú trọng đến việc ăn uống, trong cung có hẳn một ban gọi là Thượng Thiện Đội (thời vua Minh Mạng) lên tới 50 người chuyên lo việc bếp núc, ăn uống cho Hoàng tộc. Những người này phải tuân thủ một số điều cấm nhằm đảm bảo thức ăn vừa ngon, vừa có tác dụng trị bệnh, bằng cách kết hợp những thảo phẩm trong chế biến.
 
 
 
Sau khi chế độ quân chủ sụp đổ, những đầu bếp trong cung vua lưu lạc khắp nơi, những món ăn cung đình vì thế bị lãng quên theo thời gian. "Thời buổi loạn lạc tiền bạc đâu mà chế biến thức ăn như trong cung. Đầu bếp phải đổi nghề kiếm sống, người về quê làm ruộng, người theo kháng chiến, không còn ai chú tâm đến chuyện gìn giữ những món ăn cung đình nữa", bà Hà nhớ lại.
 
Riêng bà Hà nhờ có kiến thức y tế nên được mời đến công tác tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tại đây ngoài công việc của một y tá, bà Hà kiêm luôn nhiệm vụ đầu bếp nấu ăn cho bệnh nhân. "Bệnh nhân ăn theo bệnh lý, tức mỗi người ăn một kiểu khác nhau, tôi phải nấu 1200 suất cơm mỗi ngày có khẩu vị khác nhau", bà Hà nói. Chuyện cô y tá có tài nấu nướng, những món ăn có chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần giúp hàng trăm bệnh nhân sớm khỏi bệnh được nhiều người biết đến. Một lần, khi tình cờ một vị Đại sứ ghé thăm Huế và ăn các món ăn do cô nấu, ông bất chợt gợi ý: "Sao chị Hà không mở nhà hàng ẩm thực, tôi sẽ làm thực khách trung thành". "Lúc đầu nghe cũng thấy to tát, khó thực hiện nhưng nghĩ lại thấy ông ấy nói cũng phải, biết đâu mình lại có cơ hội làm sống lại nghệ thuật ẩm thực cung đình bị mai một lâu nay", bà Hà suy nghĩ. Nhờ người thân, bạn bè ủng hộ, nhà hàng của bà được khánh thành từ mùa hè năm 1993 nằm trong một con hẻm trên phố Lê Thánh Tôn.
 
Kỳ công nấu nướng
 
 
"Nem công chả phụng" là đây 
 
Vốn con nhà Hoàng tộc, được đào tạo công việc bếp núc từ nhỏ nên với nghệ nhân Tôn Nữ Hà, những công thức nấu nướng đã trở thành bài học thuộc nằm lòng, từ bữa ăn chính cho đến bữa điểm tâm, ăn dặm.
 
Bà Hà cho biết, để chế biến món ăn người đầu bếp không chỉ có kiến thức chuyên môn mà phải có khả năng sáng tạo khi chế biến, không phải cứ nhất nhất theo công thức có sẵn bởi "công thức chỉ có tính tương đối, phải tuỳ theo đặc tính từng loại thực phẩm để nêm gia vị cho phù hợp" như lời bà nói. Khác với chế biến món ăn thông thường, khi chế biến món ăn cung đình người đầu bếp phải nêm gia vị nhiều lần nhằm đảm bảo mùi vị vừa miệng, lại giữ được chất tươi nguyên của thực phẩm. "Sau khi nêm gia vị ướp thực phẩm, đầu bếp cần nêm bổ sung lúc thức ăn đang sôi. Khi tắt lửa phải nêm thêm lần nữa và cuối cùng trước khi bày ra dĩa phải nêm lần cuối. Một món ăn cung đình phải nêm gia vị không dưới ba đến bốn lần khi nấu", nghệ nhân Tôn Nữ Hà "bật mí".
 
Hay như chế biến món chè kê là món ăn lỡ (ăn giữa bữa) khoái khẩu của các vua, hoàng hậu... nếu không có kinh nghiệm nấu, chè rất dễ bị cháy khét, không còn mùi vị. "Trước khi nấu, người ta lót một lớp đậu xanh ở đáy nồi. Khi đậu sôi mới cho kê vào, hạt kê được chín tới nhờ hơi nước bốc lên từ những khe hở do lớp đậu tạo ra", đầu bếp Hà chia sẻ bí quyết nấu nướng.
 
Theo bà Hà, khi chế biến món ăn cung đình Huế có rất nhiều "mẹo vặt" giúp món ăn ngon hơn. Ví dụ để làm mất mùi tanh khi chế biến thịt ba ba, thịt lươn, trước khi nấu người ta dùng rượu gừng, nước muối để khử qua.
 
 
 
Bà Tôn Nữ Hà cũng là một trong những người được cấp hàng chục bằng chứng nhận đã tốt nghiệp các khóa đào tạo về ẩm thực. Ngoài những bằng được cấp trong nước như "Bằng tu nghiệp dinh dưỡng", bằng pha chế thực phẩm, bằng pha chế rượu Bartender... bà còn được nhiều trường đại học, học viện du lịch ở nước ngoài cấp bằng danh dự như Bằng đầu bếp của trường Đại học du lịch và nấu ăn Tây Ban Nha, Hàn lâm viện Tây Ban Nha...
 
Sức mạnh của ẩm thực
 
Theo bà Hà, ẩm thực Huế nói riêng và ẩm thực Việt Nam nói chung được người nước ngoài đánh giá rất cao, đặc biệt ẩm thực cung đình Huế nổi tiếng không chỉ ở cách chế biến mà còn ở cách trình bày, trang trí món ăn bắt mắt mà không phải nơi nào cũng làm được. Khách du lịch phương Tây rất thích cách trang trí món ăn cung đình Huế. Các trường Đại học du lịch Tây Ban Nha, Pháp, Iraq... từng mời bà sang dạy cho đầu bếp của họ cách chế biến, trình bày món ăn cung đình Huế.
 
 
 
Trong những chuyến xuất ngoại như vậy người đầu bếp xứ Huế không quên quảng bá với bạn bè về vẻ đẹp quê hương. Bà kể rằng nhiều người lần đầu nghe bà giới thiệu, thấy bà chế biến món ăn Huế đều không khỏi tò mò và muốn đến Huế ngay để được thưởng thức. Có một kỷ niệm liên quan đến món ăn Huế khiến bà nhớ mãi là bữa tiệc hơn 200 khách tổ chức tại một khách sạn ở Tây Ban Nha nơi bà sang giảng dạy. "Hôm đó chủ khách sạn nhờ tôi làm vài món ăn Việt Nam theo yêu cầu của khách. Những món ăn Việt Nam ấn tượng với thực khách đến mức kết thúc bữa tiệc, hàng chục vị khách nán lại đòi gặp bằng được những người nấu ăn chỉ để bắt tay và nhắc đi nhắc lại một câu "Việt Nam"", bà Hà thuật lại.
 
Hay kỷ niệm 14 năm trước đây cũng là một chuyện đáng nhớ với bà Hà. Cuối năm 1996, trong một bữa ăn chiêu đãi hàng trăm nhân viên của một hãng kinh doanh Pháp, đến lúc tiệc sắp kết thúc, một người Pháp đứng tuổi đại diện cho các nhân viên của hãng đề nghị gặp người nấu món ăn ngay tại buổi liên hoan rồi ông nói trên micro: "Đến khi thưởng thức những món ăn này, tôi mới hiểu rằng trước đây người Pháp đã không hiểu gì về sức mạnh văn hóa Việt Nam".
 
Theo sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên, chế độ ăn uống của vua ngày 3 lần như sau: Điểm tâm 12 món (6h sáng); Ăn trưa 50 món mặn và 16 món ngọt (11h). Số lượng món ăn chiều cũng giống món ăn trưa.
 
Các món ăn cung đình lúc đầu là do truyền lại từ đời này sang đời khác, sau thì các sứ thần khi đi sứ về, họ cung tiến vua những món ăn lạ và ngon. Món nào đặc biệt sẽ được liệt vào danh sách rồi truyền tiếp sang đời sau, cứ thế, món ăn cung đình phong phú và đa dạng hơn
 
 


 





Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2011 lúc 2:26pm
 






    

   Mỗi năm cứ đến ngày tết , từ trong các ngõ ngách đường phố Sàigòn đến các xóm . Mọi người đều chơi Bầu Cua Cá Cọp nhưng trong trò chơi này , chỉ có Bầu, Cua, Cá, Hươi, Tôm và Gà, không có con Cọp. Như thế tại sao gọi là Bầu Cua Cá Cọp. Con Cọp không còn thấy trên các bàn Bầu Cua Cá Cọp như hiện nay.
Bầu Cua Cá Cọp là trò chơi đầu tiên, bắt nguồn từ bên Trung Quốc, Phúc Kiến, người Tàu gọi là Hoo Hey How. Cá (Hoo), Tôm( Hey) ,Cua ( How). Thật ra trò chơi này cũng tương tự với trò chơi của các thủy thủ người Anh gọi là Crown and Anchor.


Trò chơi nầy ban đầu được các thủy thủ bài ra chơi trên bon tàu trong lúc rỗi rảnh, buồn chán khi ra khơi đánh cá do đó chỉ phổ biến ở các nước Anh, Bỉ, Hòa Lan, và nước Pháp.

 
 
Bàn cờ người Tàu nguyên thủy không có con Cọp mà thay vào đó là đồng tiền xu.

 

   

Ở nước Thái Lan, bàn bầu cua có hình nguyên con cọp. Đây mới chính là gọi Bầu Cua Cá Cọp.

 


Có rất nhiều giả thuyết để giải thích tại sao người Việt chúng ta gọi là bầu cua cá cọp:

1. Có người cho rằng vì sự sùng bái Cọp nên sau này trên bàn cờ không dám đụng con Cọp. Có thể ông cha ta ngày xưa khi khai phá vùng đất ở phương Nam có rất nhiều Cọp dữ, nên sùng bái coi cọp như là Ông Cọp hay Ông Ba Mươi.

2. Những hình ảnh thú vật và trái bầu trên bàn cờ bầu cua đều thể hiện những hình ảnh hiền hòa gần gủi với nếp sống của dân quê ở đồng ruộng trong khi đó cọp là loại thú hại người sống trên rừng núi. Con Cọp không thích hợp với những con vật trên bàn cờ.

3. Bàn Bầu cua cá Cọp thật ra là bầu cua cá cọc. Ngày nay nói sai thành bầu cua cá cọp. Trong từ cổ Việt chữ Cộc có nghĩa là nọc, đực, dương, vật nhọn. Những con thú biểu tượng cho nọc, đực, dương, mặt trời gọi chung là con Cọc hay có tên biến âm của Cọc hay có nghĩa là nọc, cọc, que, vọt, đực. Cọc mang trọn nghĩa của chữ Nọc, trong chữ nòng nọc. Ở đây, ở cõi đất thế gian, con Hươu đực, Hươu Nọc tức con Hươu có Sừng, loài thú bốn chân đi trên mặt đất là con Hươu Cọc, Con Cọc. Sừng là vật nhọn là một thứ Cọc nhọn, một thứ Nọc nhọn mang dương tính. Nhìn vào bàn Bầu Cua ta thấy con Cọc chính là con Hươu ở góc trên bên trái.

 


Tóm lại phải nói là Bầu Cua Cá Cọc mới đúng, nói Bầu Cua Cá Cọp là sai.truyền thống dân tộc “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” nên cho mọi người đầu năm đã cùng nhau vui Xuân với các trò chơi của ngày Tết như kêu Lô-tô, lắc bầu cua, vv... Ông già, bà cả nhớn bé đều xả láng” mua vui. Xa quê hương mà thấy cảnh ngày Xuân trên đất khách cũng vui và tạm an ủi phần nào. Nói đến bầu cua thì thường mọi người hay gọi là bầu cua cá cọp”. Có một ông nào đó đã cắc cớ viết thư về hỏi MC Nguyễn Ngọc Ngạn của CT Thúy Nga “Paris By Night” là tại sao trong 6 vật thể trong bàn “bầu cua không có con cọp trong đó mà tại sao người ta vẫn hay gọi là “bầu cua cá cọp”, lý do tại sao? Ông Ngạn cũng lắc đầu cười trừ và không biết phải giải thích ra sao cho phải phép

"Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua .
Lắc một cái ra ba con gà mái,

thôi hết tiền đi thua hết tiền ..."


 Lê Công Lý

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2011 lúc 7:41pm

 

Đại điền chủ Bạc Liêu chơi Tết thế nào?
bee.net.vn - 05-02-2011 23:57

- “Bạc Liêu là vùng đất có số lượng địa chủ ít nhất nước nhưng họ lại nắm trong tay số lượng điền sản nhiều nhất nước”. Các đại điền chủ Bạc Liêu đón Tết cũng xa hoa khác thường.


Công tử Bạc Liêu tổ chức đấu xảo sắc đẹp


Vào dịp Tết một năm thập niên 30 của thế kỷ 20, Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy cho tổ chức một Hội chợ rất to ở điền Bàu Xàng, thuộc huyện Hòa Bình, Bạc Liêu ngày nay. Đây có thể gọi là một Hội chợ đầu tiên tính từ thời Bạc Liêu khai thiên lập địa.

Hội chợ có nhiều khu mua sắm vui chơi như: Khu hàng hóa công nghiệp đưa từ Sài Gòn về; khu trưng bày nông sản địa phương; khu ăn uống giải khát bán những món ăn địa phương như: bún mắm, cháo gà, bánh cóng, bánh xèo, hột é…; khu thi đấu thể thao với các trò chơi dân gian như: đi cầu chơn, bịt mắt bắt vịt, nhảy cà goòn, kéo co, đá cầu, đánh hưng, đá banh, …; Khu cờ bạc gồm có hốt me, xí ngầu, lắc bầu cua cá cọp…
 

Nhà%20của%20công%20tử%20Bạc%20Liêu
Nhà của công tử Bạc Liêu


Đặc biệt có một khu gọi là đấu xảo sắc đẹp. Có người nói rằng đây là cuộc thi hoa hậu đầu tiên của đồng bằng sông Cửu Long.

Cuộc thi này trao giải thưởng rất cao, một cặp kiềng vàng nặng 1 lượng vàng 24k, do đó nó quy tựu được rất nhiều cô gái đẹp ở mấy làng tham gia. Ba Huy làm chánh chủ khảo.

Sau này người ta kể rằng tất cả những cô gái đạt từ á hậu trở lên đều trở thành nhân tình nhân ngãi của Ba Huy, có người có con với Huy. Hội chợ ấy diễn ra đúng 10 ngày 10 đêm, có đến hàng trăm ngàn lượt người tham gia.

Hội đồng Điều mở trường gà nổi tiếng Nam kỳ lục tỉnh


Ngô Phong Điều hay còn gọi là hội đồng Điều, Điều là anh vợ của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy và có một căn nhà đồ sộ mà ngày xưa dân Bạc Liêu gọi là bốt hội đồng Điều, tọa lạc tại đường Võ Thị Sáu ngày nay. Điều cực kỳ giàu có và ăn chơi nổi danh, có chân trong nhóm Công tử Bạc Liêu.

Có người cho rằng do thời trẻ “phí sức” nên đến hơn 50 tuổi là ông ta không đi đứng được, ăn uống cũng không xong nên phải uống sữa và sữa mà ông Điều uống là sữa người và phải là sữa con so.

Ông Trương Văn Thảo một nhà thầu lớn của Bạc Liêu kể rằng: thời cha ông cũng làm thầu và khi sửa chữa nhà cho hội đồng Điều cha ông đã “mục sở thị” chuyện ấy. Ông Điều không tin người nhà nên cho khoét một cái lỗ ở phòng ông nằm, ai bán sữa thì phải cho bộ ngực vào cái lỗ ấy mà nặn sữa vô ly thì ông mới uống.

Ông Điều có máu mê đá gà, cả cuộc đời ông dồn cho chuyện đá gà, chỉ có gà mới làm cho ông mất ăn mất ngủ chứ không phải vàng bạc kim cương.

Mỗi lần Tết về là hội đồng Điều tổ chức một chuồng đá gà thật to và ăn thua thật đậm đến nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh và Sài Gòn lúc bấy giờ.

Hồi đó, người Pháp chỉ chấp nhận cá cược trong chuyện đua ngựa, còn cá cược đá gà họ xem là cờ bạc bất hợp pháp, thế nhưng cái chuồng gà của ông Điều vẫn tồn tại nhiều năm.

Người Bạc Liêu xưa giải thích điều này rằng vì Điều quá giàu, lại có chân trong hội đồng quản hạt.

Truyền thống Tết xưa trong gia đình các đại điền chủ

Không bỏ qua các cuộc ăn chơi nhưng các đại điền chủ Bạc Liêu vẫn giữ những nét Tết truyền thống,.Nhà của Trần Trinh Trạch (cha Công tử Bạc Liêu), nhà đốc phủ sứ Cao Minh Thạnh (cha của nhân sử trí thức yêu nước Cao Triều Phát), nhà Chung Bá Vạn, nhà của gánh con cháu bá hộ Bì… có lối kiến trúc Pháp nhưng bên trong nhà lại bày trí theo mô típ Á Đông.

Tại nhà Cao Minh Thạnh, có khánh thờ, hoành phi, câu đối … được làm trên gỗ quý, khắc chạm gỗ và xà cừ đạt đến một trình độ nghệ thuật tuyệt mỹ. Giữa nhà lớn Trần Trinh Trạch là một cái bàn thờ gia tiên hoành tráng, trên bàn thờ chưng bộ Lư đồng mắt tre, tranh thờ và những cặp Lục bình quý thuộc vật gia bảo của hoàng tộc phương Bắc, trong nhà cũng rất nhiều hoành phi, câu đối, liễn thờ …
 

Phủ%20thờ%20của%20đại%20điền%20chủ%20Ca
Phủ thờ của đại điền chủ Cao Minh Thạnh

 

Khánh%20thờ%20trong%20phủ
Khánh thờ trong phủ


Khi Tết về họ sửa sang chưng dọn cúng kiến bàn thờ rất kĩ lưỡng, nhà cửa được sửa sang sơn phết và chưng dọn lộng lẫy với đèn lồng sáng rực. Họ là những người rất kỹ tính trong việc xông dất đầu năm hay xuất hành đầu năm. Vào năm mới bất kỳ tá điền nào đến nhà mừng tuổi ông hội, ông bá hộ cũng được lì xì một phong bao đỏ giá trị tương đương một giạ lúa.

Đồng thời, họ cũng có những thú chơi cây cảnh, hoa mai, hòn non bộ trước sân vào dịp Tết, với quan niệm bông mai sẽ mang đến may mắn cho năm mới. Tết là dịp họ xê dịch đi thăm thú với nhau hay thăm bà con dòng họ hoặc vào điền của mình ăn Tết với dân nghèo. Họ đi bằng ghe hầu, đó là một loại ghe chạm chỗ hình long phụng, có mui, có bạn chèo ghe, trong mui ghe có phòng the, có sập uống trà, hút á phiện. nhiều ông chủ điền chở theo nhân tình nhân ngãi đi chơi xuân. Có những ông chủ điền Tết là đi “hốt me”, đánh xí ngầu, nhưng cũng có người Tết là rước nhóm đờn ca tài tử về nhà mình hát.

Hồi đó, nhóm của Cao Văn Lầu là nhóm lớn nhất, rất nổi tiếng với cô đào cô Ba Vàm Lẽo và Tết là nhóm này hát xoay vòng nhà các điền chủ. Nhiều điền chủ ở chợ Bạc Liêu và các huyện thì thích rước một gánh hát bội về phục vụ Tết. Việc này ngoài thú ham thích và muốn lấy tiếng thì có người cũng có ý tốt là phục vụ tá điền sau một năm làm việc cho mình.

Tại các huyện như điền chủ Đóng (Quách Ngọc Đóng) hay điền bá hộ Bành Tòng Mậu, thậm chí cả điền Tây (chủ điền là người Pháp) họ rước gánh hát bộ về hát khai trương ở nhà điền chủ vào mùng 1-3 Tết. Nhưng cấm hát tuồng tích buồn, có rơi lệ, sau đó gánh hát cứ đi hát trong các xóm ấp và đến rằm tháng giêng cúng Kỳ Yên thì quay về đình làng trong điền mà hát cúng đình là kết thúc.

Tiền thuê gánh hát do chủ điền trả, có những chủ điền mê hát bộ và các cô đào hát mà theo đoàn hát không sót đêm nào, ông ta mặc áo dài khăn đóng, ngồi phía trước sân khấu mà cầm trầu (đánh trống).

Phan Thị Ngọc Huyền

 
 
mk
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 15/Feb/2011 lúc 3:25pm


Mùa Xuân, Niềm Nhớ Khôn Nguôi


Bích Huyền




Không khí Tết đã rộn ràng ở Little Sài Gòn từ tuần trước. Chợ hoa đã có ở khắp các góc phố thương mại, đặc biệt là ở khu đậu xe trước Phúc Lộc Thọ. Đa số là những chậu hoa lan, hoa cúc. Tôi vẫn thích những cành hoa đào. Nó gợi lại trong tôi nhiều kỷ niệm thuở còn thơ khi còn ở ngoài Bắc.

Nhớ nhất là chợ hoa đường Nguyễn Huệ, hấp dẫn tôi thời thiếu nữ đầy thơ mộng…

“Khi tóc mùa xuân buông dài trước cửa

Khi nắng chiêm bao khẽ chớp hàng mi

Khi những con thuyền chở mộng ra đi…”(Đinh Hùng)

Xôn xao lắm mỗi lần Tết đến. Rất náo nức được đi chợ hoa.Nếu được đi dạo Tết cùng anh chị em, hoặc cùng các bạn là cả một niềm vui rộn rã. So với hoa ở xứ Mỹ này thì hoa Sàigon ngày ấy làm sao bằng, nhưng trong tôi vẫn thiết tha hoa ngày cũ. Nó tự nhiên, tươi mát. Nhất là hoa cúc. Những chậu cúc bao giờ cũng chiếm nhiều vị trí và hình như ai cũng mua vì giá phải chăng.

Ngày xưa cố nhân của tôi yêu hoa cúc trắng, nhất là những bông cúc tự mọc sau vườn nhà, tươi tắn vươn lên trong khí hậu mát rượi của Đà Lạt vào thu.

Những ngày hạnh phúc sao ngắn ngủi. Cố nhân đã xa rồi, mãi mãi… kể từ tháng 4-1975 khi di tản về Saigon. Trên bàn thờ anh suốt bao nhiêu năm nay, tôi vẫn trưng hoa cúc trắng. Chỉ còn một mình tôi và con. Khi anh ra đi, con mới một tháng tuổi. Khi anh qua đời trong trại tù, con chưa đầy năm tuổi.

Ai sẽ thay anh chăm sóc tôi trong suốt thu đông còn lại của cuộc đời? Đôi khi tôi chạnh lòng nghĩ rồi lại ngậm ngùi…

Hoa cúc là loài hoa hình như được các thi nhân nhắc nhở đến nhiều nhất.

“Một thời áo trắng yêu hoa cúc

Câu thơ em viết chỉ riêng mình

Mà riêng …ai đó thôi, được đọc

Tiếng chim trời tròn như giọt mực xanh”

Cúc không nhiều cành hoa chen lá, mơn mởn như mai như đào. Cúc không mảnh mai quý phái như lan, như quỳnh. Nhưng cúc là hoa của tình bạn, là tượng trưng cho sự tương kính như tân. Cúc cũng là hoa của tình yêu thủy chung duy nhất.

“Hoàng cúc… hoàng cúc

Có phải vì em mang tên một loài hoa chung thủy

Nên đã chờ đợi anh hết tuổi thanh xuân”

Cúc tàn, người yêu hoa giữ lại hoa để ấp ủ trong hương trà tinh khiết.

“Chiêu như thanh ty mộ như tuyết”, mái tóc buổi sáng như tơ xanh, chiều đã thành tuyết trắng. Hai câu thơ như gói trọn cả một kiếp người. Cuộc đời ngắn ngủi như một giấc chiêm bao và cả rừng hoa muôn màu sắc kia cũng ở ngoài lẽ sống vô thường, sớm nở tối tàn.

Những đêm Giao Thừa xưa cùng anh chị em đến Lăng Ông đi hái lộc. Gặp gỡ nhiều người quen ở những nơi hội hè ấy, là niềm vui ngày Tết. Tôi vẫn còn rất trẻ con khi được mặc chiếc áo dài mới dù thời gian đó đã là nữ sinh Đệ nhị cấp.

Cái điệp khúc chợ hoa, năm nào cũng trở lại nhưng không nhàm chán. Có phải chăng vì xuân mới nên lòng người cũng mới. Ngắm nhìn hoa bao giờ cũng cảm nhận được nét tươi tắn của mùa xuân, cái quyến rũ của màu sắc, cái ngất ngây của hương. Tất cả làm nên cái đẹp của mùa xuân mới.

Trở về những mùa xuân xa hơn nữa ở miền Bắc, những mùa xuân quê nhà thời thanh bình, còn bé tý xíu mà vẫn còn nhớ cây mơ, cây mận, gốc mai, gốc đào trong vườn nhà. Cùng anh chị em theo mẹ đi chúc Tết bà ngoại. Bà ngoại tôi là một người đàn bà Việt Nam tài giỏi tuyệt vời. Ông ngoại mất sớm, khi bà còn rất trẻ. Một mình bà quán xuyến tài sản gia đình nhà chồng với ruộng đất thẳng cánh cò bay tại làng Duyên Phúc, tỉnh Thái Bình. Dân làng rất kính nể bà ngoại vì bà thường hay đóng góp xây dựng chùa chiền, giúp đỡ dân nghèo. Nghe kể rằng mỗi lần lễ lạc trong làng, bà được mời đến đình làng tham dự. Bà tôi rất sang trọng, ngồi trên chiếc kiệu của chức sắc làng đón tới dự. Bà còn được đúc tượng nữa.

Bà ngoại lèo lái gia đình, các con được đi học nên người. Cũng may bà ngoại mất trước khi có Việt Minh, nếu không chắc chắn bà ngoại sẽ bị Việt Cộng đấu tố trong phong trào Cải Cách Ruộng Đất.

Lớn hơn một chút, là tản cư -gọi là “vào thành”. Thân phụ tôi làm Trưởng ty Giáo Dục Gia Lâm-Bắc Ninh. Ở Bắc Ninh, Hà Nội những ngày giáp Tết theo mẹ đi chợ hoa, thấy mẹ cứ tần ngần không muốn rời cành đào nhỏ bé lác đác vài bông hoa nhưng rất nhiều nụ hàm tiếu. Đắt quá, làm sao có tiền mua?

Miền Nam chỉ có hoa mai. Cho nên sau này ở Đà Lạt, bao giờ tôi cũng chọn một cành đào đẹp nhất gửi về nhà ở Sài Gòn . Mẹ tôi đã mua một lọ độc bình bằng gốm trang trọng đặt cành đào nơi phòng khách.

Mùa xuân, cả thành phố Đà Lạt như được khoác một chiếc áo hoa màu hồng của hoa đào bên cạnh màu hồng trên đôi gò má thiếu nữ đương thì.

Nhìn xuân đến trên những cây anh đào, lòng tôi không khỏi bùi ngùi nhớ một câu chuyện cũ…

“Thôi Hộ đời Đường đi học thi. Trên đường về cố quận, gặp một nàng thiếu nữ tuyệt sắc dưới gốc hoa đào. Hỏi ra nàng mới mười lăm tuổi. Chàng hẹn mười năm sau sẽ trở lại cưới nàng. Mười xuân không thấy.Rồi mười lăm xuân, mười lăm lần hoa đào nở. Nàng vẫn chờ vẫn đợi dưới gốc cây xưa…

Năm nay đào lại nở

Đã hết tuổi xuân thì

Nàng rút trâm vạch vào gốc cây mấy dòng thơ lệ

Chàng hẹn mười năm chàng trở lại

Hoa đào nở rụng đã bao xuân

Gió xuân nhặt cánh đào tan tác

Lòng thiếp như hoa nở mấy lần

Tôi muốn ngừng ở đoạn tình buồn này.



Sang Mỹ, khi các con tôi có nhà riêng, điều trước tiên tôi trồng mấy cây đào để tìm lại những kỷ niệm thời xa xưa tại quê nhà. Gần mười năm nay, vườn nhà tôi mùa xuân rực rỡ màu hoa. Đẹp đến nỗi các bạn đến chơi phải nói đùa: không phải đi Washington DC ngắm hoa anh đào nữa.

Những năm chợ hoa trên phố không có hoa đẹp, mọi người lại đến xin cắt một cành. Ai cũng ngạc nhiên tại sao tôi lại có thể trồng được một hàng cây đào như thế. Có khó gì đâu, khi tôi xin, cây mới cao chừng hai gang tay. Chỉ việc lấy cái xẻng nhỏ đào một lỗ đất không sâu vùi xuống.

Vì là đất mới còn nhiều màu mỡ nên cây lớn rất nhanh. Khoảng hai năm, những cây đào nở những bông hoa màu hồng, màu xác pháo đỏ. Cứ đúng hẹn vào dịp Tết hoa đào phơi phới đón Xuân sang. Tôi vui với …tác phẩm của mình.

Mỗi cây hoa trong vườn nhà là của một người cho. Đặng Trần Hoa báo Người Việt, anh Ngô Mạnh Thu đài VNCR, Tưởng Kim Xuyến, thính giả có lòng nhân ái của tôi và Quỳnh Lưu, sau này bà là mẹ vợ của Exetera báo Việt Weekly, …Và cây lựu, chậu quỳnh, cành dao, chậu lan cánh bướm…của chị Dung Lê Đình Điểu, chị Hồng Vũ Lan Nhi, người cùng sinh họat với tôi trong Diễn Đàn Trưng Vương và Thân Hữu do tôi phụ trách trên Việt Báo Online. Mỗi khi ra vườn lại nhớ từng người thương quý. Có người đã đi xa thật là xa như anh Lê Đình Điểu, anh Ngô Mạnh Thu…

Những ngày mưa lất phất, nhìn qua cửa kính, một cánh hoa lay động trong mưa, gợi cho tôi bao ý nghĩ thanh tao, thơ mộng. Khu vườn nhà tôi đẹp từ cảnh lẫn tình.

Quanh tôi lúc nào cũng là kỷ niệm
Tôi nhớ cách đây gần mười năm, tôi có thực hiện một chương trình thơ nhạc trên d ài VOA, với chủ đề Hoa Trong Nhạc và Thơ.

Nh ư thế này:

“Đã có một thời, không xa lắm đâu, hoa chỉ là vật phù phiếm. Cả nước chìm trong nghèo khó, lui về lạc hậu, ý nghĩa phù phiếm của hoa càng trở nên rõ rệt.

Chỉ cần suy nghĩ như thế không thôi cũng đủ buồn rồi.

Đất nước chúng ta, trải bao cuộc tang thương, cay đắng đã có những lúc, người ta cảm thấy không có thì giờ, không còn cái quyền được nghĩ đến hoa nữa.

Chỉ khi thoát khỏi những khoảnh khắc khốn cùng đó, chúng ta mới thấm thía cái nỗi bất hạnh cuả một đời sống không dám nghĩ đến hoa. Phải dành cái khoản tiền nhỏ nhoi mua một bông hoa để mua một chút thực phẩm như củ khoai khúc sắn ăn cho đỡ đói lòng.

Ngay giờ phút này đây, còn nhiều người dân Việt Nam ở trong nước vẫn còn sống trong hoàn cảnh ấy.

( Thư người bạn viết từ Saigon cho biết anh rất buồn khi chung quanh anh người dân còn nghèo khổ nhếch nhác.

Hơn ba mươi năm rồi, đến bao giờ quê hương mới thoát khỏi hoàn cảnh khố khổ ấy?)

Hoa, tự nó, không có ý nghĩa gì. Ý nghĩa là do con người gán cho hoa.
Không phải vì người thấy đẹp mà hoa nở.

Hoa nở rồi người ta mới thấy đẹp mà yêu hoa.

Những người vợ tù đi thăm nuôi chồng trong trại tù cải tạo của người Cộng Sản nơi chốn rừng thẳm, có ai nhìn đâu mà hoa vẫn nở và tàn một mình thầm lặng. Tâm hồn trĩu nặng âu lo, làm sao nhìn thấy vẻ đẹp của những bông hoa dại mọc ven đường.

Nói như thế có nghĩa trong cuộc sống, đã có lúc người ta không dám nhìn nhìn đến cái đẹp nữa.

Đó là cách người ta chia xẻ đau thương. Âm thầm chia xẻ.

Hoa ơi, sao hoa buồn?

Má hồng hoen ố lệ hồng tuôn
Mờ đôi mắt sáng sầu che kín

Nhạt má đào tơ phiếm rũ mòn

Đời tạt gió sương tung tóc rối

Tình phai xuân cảm ủ tim non

Hồn tươi trăng sáng, đường muôn lối

Tội gì hoa héo hon?

Đọc bài thơ ấy của Tchya, một nhà thơ thời tiền chiến, chúng ta cũng không biết rõ ông đang nói với người hay nói với hoa? Đó là những lời an ủi hay than vãn? Nhưng điều chúng ta có thể cảm nhận được ngay là toàn thể bài thơ toát ra một nỗi buồn. Buồn nhưng đẹp.

Có phải chăng trong cái đẹp luôn ẩn chứa cái buồn hay ngược lại?

Vâng, trong đời sống, chẳng phải chỉ trong những thời kỳ bất hạnh, chúng ta mới không nghĩ đến hoa, nhớ đến hoa. Trong những ngày bình thường nhất, chúng ta cũng đôi lúc quên hẳn điều ấy.

May mắn thay, hoa vẫn còn đó, như một ân sủng của Thượng đế, như lời nhắc nhở dịu dàng: coi chừng chúng ta có thể đánh mất những nỗi vui nhỏ bé tràn đầy trong cõi trần gian mà con người thường coi là bể khổ này.

Hãy nhìn đời bằng ánh mắt thiện cảm, hãy học ở hoa cái đẹp để cư xử với nhau trong lặng lẽ, tử tế.

“Người từ quê cũ tới

Chắc biết nhiều chuyện cố hương?

Chỉ xin hỏi một điều thôi

-Hôm qua, ngoài song cửa

Bông mai lạnh lẽo đã nở chưa?”

Một bài thơ cổ đã viết như thế. Có bao nhiêu tâm sự, bao nhiêu nỗi nhớ thương, khắc khoải gói ghém trong câu hỏi đó, trong cái bông mai nhỏ bé nở hay chưa nở đó?

Thơ văn và âm nhạc của chúng ta cũng tràn ngập hoa. Điều ấy chứng tỏ, dù cuộc sống của chúng ta có bị dập vùi nhiều nỗi, nhưng nhiều khi ân sủng của Thượng đế, chúng ta vẫn nhận được.

“Hoa trên muôn cây là môi tiếc thương đời

Trở lại trần gian nghe ngóng tin người”

Một thi sĩ của chúng ta đã chép như thế.

“Hoa nở để mà tàn

Trăng ttòn để mà khuyết

Bèo hợp để mà tan

Người gần để ly biệt”

Xuân Diệu đã viết như thế.

“Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay”

Ca dao của chúng ta đã hát như thế.

Hoa đẹp và càng có vẻ đẹp hơn vì hoa mong manh, chóng tàn.

Có lẽ vì muốn cưỡng lại định luật thiên nhiên ấy nên con người đã chế ra hoa giả, hoa giấy. Thứ hoa không tàn, không héo nhưng có thể phai màu.

Hoa trong thơ và nhạc của chúng ta thì lúc nào cũng thơ mộng và lãng mạn và đẹp vĩnh cửu.

Hoàng Giác có “Mơ Hoa”. Phạm Duy có “Cành Hoa Trắng”. Dương Thiệu Tước có “ Ngọc Lan”, có “Kiếp Hoa”. Đoàn Chuẩn Từ Linh có “Cánh Hoa Duyên Kiếp”, Phạm Anh Dũng có Dạ Quỳnh Hương.Và còn rất nhiều nữa những bài hát xưa và nay viết về hoa…

Có một điều đáng ghi nhận, là, dù là thơ hay nhạc, thi sĩ và nhạc sĩ của chúng ta, không phải chỉ coi hoa là một cái gì đó, gần gũi với đời người, mà hình như hoa đã hòa lẫn hoa với người.

Tiếp nhận ân sủng của Thượng đế như thế, chúng ta cho là hình thức tiếp nhận cao nhất vậy.”



Viết xong những dòng này thì nắng ban mai đã lên cao, tỏa sáng khu vườn ngoài cửa sổ. Những bông hoa đào thắm hơn lác đác, nở trên những cành cây trơ trụi lá.

Xuân đang trở về. Trong tôi bao ước mơ, mộng tưởng.

Và anh, sau một chuyến đi dài chắc cũng sắp về nhà…

Trong kho tàng ca dao của dân tộc Việt, có biết bao nhiêu câu thơ trữ tình đầy hoa và nhạc.

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em đi lấy chồng rồi anh tiếc lắm thay

Mấy câu ca dao ấy như dắt chúng ta trở lại cái thuở quê hương còn đẹp như thần thoại. Hoa tầm xuân nở ra xanh biếc khắp mọi nơi. Tình là một bài thơ dù có kết thúc ở chỗ không biết đâu mà gỡ nhưng cũng không làm ai lo sợ. Người ta còn ước ao được sống trong đời như thế một lần.

Những sợi dây tơ hồng vấn vương ấy có thể leo mọc từ ca dao, qua thơ qua nhạc rồi cứ vươn dài ra buộc lấy người ta.

Một dân tộc được sinh ra trong một cuộc tình dài như thế, đẹp như thế, sống với nhau bằng tình sâu nghĩa nặng như thế, mà sao cứ mãi lận đận?

Hoa tự ngàn xưa hoa đẹp. Hoa tô điểm cho đời những sắc màu tuyệt diệu. Hoa thay cho lời nói yêu thương.

Tôi chợt nhớ đến lời tỏ tình của anh dành cho tôi. Nước mắt tôi nhòa nhạt nhưng câu thơ vẫn rõ rệt vì tôi đã từng thuộc, từng yêu từ khi chưa …“gặp lại” anh.

Hồn anh như bông cỏ may

một chiều cả gió bám đầy áo em

(Bông Cỏ May, Nguyễn Bính)



Tâm hồn anh giống như tôi, giản dị, yêu những gì tự nhiên, trong sáng.

Tôi rất yêu loài hoa cỏ dại. Mỗi lần bắt gặp những bông hoa nhỏ xíu màu vàng, màu lam tím tôi cứ bâng khuâng mãi. Hoa cỏ may đẹp, mong manh , óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.

Tôi có một người bạn, anh cũng yêu loài hoa này và từng muốn đổi chữ “cả” thành chữ “lộng” nghe thơ hơn, mênh mang hơn. Nhưng theo tôi, ông nhà thơ Nguyễn Bính đã được gọi là nhà thơ chân quê thì chữ “cả” bỏ đi, câu thơ ấy sẽ là thơ…của anh (dành cho một người nào đó...).

Cũng có nhiều người gần gũi với hoa cỏ may như nhà thơ Xuân Quỳnh, tôi đã có lần đọc trên đài :

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa

Tên mình ai gọi sau vòm lá

Lối cũ em về nay đã thu



Màu trắng bay đi cùng với gió

Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ

Đắng cay gửi lại bao mùa cũ

Thơ viết đôi dòng theo gió xa

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may

Áo em sơ ý cỏ găm đầy

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói

Ai biết lòng anh có đổi thay?



Tôi còn nhớ mãi khi Quỳnh Lưu cùng cộng tác với tôi trong một chương trình phát thanh cách đây đã mười lăm năm. Thấy nguyên một bài soạn chỉ nói về hoa cỏ may, Quỳnh Lưu…nản quá và cô nàng bỏ cả một buổi tối soạn thêm nhiều loài hoa khác.

Hoa bày tỏ tình yêu. Hoa thầm kín hẹn hò. Hoa thay lời bằng hữu. Hoa rực tươi ngày cưới. Hoa nhỏ lệ ngày tang. Hoa úa màu tình phụ. Hoa e ấp đợi chờ…

Ôi, làm sao đời sống con người có thể thiếu những đóa hoa?



Cali, mùa xuân 2011





PhanThuy-CA
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 2
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.142 seconds.