Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: LỊCH SỬ CẦU TRƯỜNG TIỀN Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Chủ đề: LỊCH SỬ CẦU TRƯỜNG TIỀN
    Gởi ngày: 21/Jan/2011 lúc 10:38pm
LỊCH SỬ CẦU TRƯỜNG TIỀN
 
http://saigonecho.com/giang2514/thangcanh/truongtien.pdf
 


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 21/Jan/2011 lúc 10:38pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2011 lúc 9:22pm
.
 
 
Xin chia sẻ với cả nhà hai bài viết về phượng vĩ và ve sầu của Huế trong những ngày Huế mới vào hè.




http://lh3.ggpht.com/_5zTrU32BfKo/R7Y2DspeZQI/AAAAAAAAAWE/irgQHqqyYIE/-Royal%20Poinciana.JPG

Phượng vĩ Huế

Phượng vĩ hoa đỏ, một loài cây bóng mát cho hoa sặc sỡ, gây ấn tượng cho bao người. Ấn tượng đó khắc sâu vào tâm khảm mọi người từ thuở cắp sánh đến trường.

 

Mùa phượng nở, thời điểm giao mùa xuân hạ, như một biểu tượng báo hiệu kỳ nghỉ hè mà ai đã đi qua tuổi học trò không thể không từng mong đợi.Đối với người Việt, có lẽ trong hằng trăm loài cây bóng mát, cây Phượng vĩ là một trong những loài quen thuộc nhất. Nó quen thuộc đến mức thân thương, gây bao ấn tượng cho tuổi học trò vì nhiều lí do.
Trước hết, do là một cây nhiệt đới có phổ thích nghi sinh thái rộng, nên xuất hiện hầu khắp các vùng, miền sinh thái khắp đất nước Việt Nam đã rất lâu mà hầu như ít ai biết được chính xác nó được nhập nội lúc nào. Từ cao nguyên Đồng Văn đến đảo Phú Quốc, từ miền cao, xuống miền xuôi, ra các hải đảo dọc bờ biển Trung Bộ… hầu như ở đâu cũng có bóng dáng của nó. Hình thái cây đã đẹp, hình thái lá cũng chẳng kém chút nào, cọng với khả năng tỏa rợp bóng mùa hè đã khiến nó được xem là một loài cây xanh đô thị chủ lực không riêng gì ở  nhiều thành phố, thị xã Việt Nam, mà còn ở rất nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên  trái đất. Đặc điểm gây ấn tượng mạnh và khó quên nhất của nó chính là cách trổ hoa, màu hoa và mùa ra hoa. Thường thì cứ vào đầu mùa hạ, hàng loạt cây Phượng vĩ thi nhau trổ hoa đồng loạt, dày đặc, hoa đỏ rực ánh lửa, phủ khắp vòm cây, nhiều cây chỉ có hoa không một lá xanh nào. Chính vì thế nó đã được gán cho các tên tiếng Anh "Flame of Forest" (Lửa rừng), Flame Tree (Cây lửa), Flamboyant Tree (Cây chói lọi, sặc sỡ). Nhiều nơi, với cảm nhận vẻ đẹp cao sang của cây Phượng vĩ đã gọi nó là Royal Poinciana (Phượng đỏ Hoàng gia).

 

Ở Việt Nam, ngoài tên Phượng vĩ, người ta còn gọi nó là Phượng đỏ, Phượng tây, Điệp tây. Thật ra, gọi Phượng vĩ thi vị hơn nhiều. Bởi rằng, âm Hán Việt "vĩ" có rất nhiều nghĩa, có thể áp dụng được cho cây Phượng, đó là: cái đuôi, cao to, đỏ lửng, sáng chói. Như thế, gọi Phượng vĩ, cùng lúc ta có thể hiểu rằng đó là một loài cây cao to, có lá như đuôi phượng, hoa đỏ lửng, chói lọi. Gọi Phượng đỏ hẹp nghĩa quá, thậm chí còn khiến nhiều người nghĩ về cây Kim phượng (Phượng cúng) hoa đỏ (Kim phượng có nhiều màu: cây hoa đỏ, cây hoa vàng, cây hoa hồng).
Phượng vĩ có tên khoa học là Delonix regia thuộc họ Vang - Caesalpiniaceae, có nguồn gốc ở Madagascar, được xem là nguồn gen đặc hữu của xứ này, nó được phát hiện đầu tiên ở đây, trong những cánh rừng khô rụng lá. Hiện nay, trong tự nhiên, nó được xem là loài nguy cấp (Endangered Species), nhưng do khả năng tôn tạo cảnh quan, nó được trồng làm cây cảnh quan rộng khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ châu Mỹ, qua châu Phi, đến Australia, Philippines sang châu Á nên mức độ báo động nhìn chung không cao.
Theo tôi biết, 40-50 năm về trước, ở Huế Phượng vĩ được trồng rất nhiều ở các đường phố, công viên và các trường học. Cứ mỗi độ cuối xuân, đầu hè cùng với tiếng ve rả rích, hoa Phượng vĩ đỏ rực rộ lên khắp thành phố, như một hội hoa đăng báo hiệu mùa nghỉ hè, mà có lẽ ai đã qua một thuở cắp sách đến trường khó lòng quên được. Cái tên "Đường Phượng Bay" đã trở thành dấu ấn dễ thương, nay chỉ còn đọng lại trong nhạc phẩm của Cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cũng nói lên quá khứ vàng son của nó. Ngày nay, Phượng vĩ ở Huế dần dần nhường đất cho bao nhiêu loài cây xanh mới. Cho dù dân Huế có vấn vương, thương cảm, hoài niệm thì cũng nên thông cảm cho những người quản lí cây xanh. Họ cũng biết lắm, muốn trồng nhiều hơn nữa, và cũng dễ nhân giống, nhưng nghiệt một nỗi là Phượng vĩ không kiên cường trước những tác động khắc nghiệt của thời tiết Huế. Bão, nước ngập là những hung thần đáng sợ đối với Phượng vĩ. Thân cành Phượng vĩ dòn, dễ gãy, gặp gió lớn là gãy hàng loạt. Tuổi thọ của Phượng vĩ cũng không cao, đến tuổi thành thục (30 - 40 tuổi) thân thường bọng ruột, sâu bệnh hại tấn công, rất dễ đổ ngã.

 

Ở Huế, ngoài cây Phượng vĩ hoa đỏ, gần đây còn xuất hiện cây Phượng vĩ hoa vàng. Đây là một loài tương cận, được vị trụ trì chùa Huyền Không đem từ Myanmar về từ năm 2000, đã trổ hoa từ năm 2005 với tên khoa học là Delonix elata .
Ngoài tác dụng tạo bóng mát và tôn tạo cảnh quan, Phượng vĩ còn có tác dụng trị bệnh. Nước sắc vỏ cây uống trị sốt rét, chữa tê thấp, trướng bụng. Ở Ấn Độ, lá được dùng trị tê thấp và đầy hơi. Ở Vân Nam (Trung Quốc), vỏ thân được dùng làm thuốc hạ huyết áp.
Một điều cần lưu ý, không riêng cho những người quản lí đô thị mà cả những người làm cha làm mẹ là, hạt Phượng vĩ ăn được, có hương vị đặc trưng, rất hấp dẫn trẻ em, khiến nhiều em thường leo trèo hái quả, có thể xảy ra tai nạn bất kì lúc nào. Theo tôi, cần có giải pháp xã hội thích hợp để tránh xảy ra những trường hợp tang thương đáng tiếc có thể có.

 

 

 

 

 

Tiếng ve gọi hè

11/05/2011

http://lienson.vnweblogs.com/gallery/7437/Ve%20s%E1%BA%A7u.jpg

http://2.bp.blogspot.com/_pPYCX-TwMrI/SJBXxzhwCKI/AAAAAAAABFg/gWr_sVCA06s/s400/CicadaRedEye.jpg

http://4.bp.blogspot.com/-adFOITeEFRg/TaYz-u9nqMI/AAAAAAAAAdw/sO8hnRuY76Y/s1600/cicada83.jpg

“Mùa hè năm nay Huế mình có lẽ nóng nhiều đây - lời của mạ nghe bình thản nhưng chất chứa nhiều kinh nghiệm. Uống nhiều nước nghe con, nước chè xanh càng tốt, chú ý cho mấy đứa nhỏ uống nhiều nước trái cây. Trời chi càng ngày càng nóng nôi”. Đã hơn bốn mươi tuổi đầu thế mà mạ vẫn xem tôi như còn nhỏ dại, dặn dò đủ thứ. Chỉ có câu gần cuối mới cho thấy là tôi đã lớn - đã có con.

Tiếng%20ve%20gọi%20hè

Tiếng ve gọi hè

Sáng thứ bảy, thức dậy sớm, nghe tiếng ve râm ran dậy lên từ khu vườn nhỏ của nhà hàng xóm. Bỗng giật mình tự hỏi, ve kêu rồi à, kêu từ hôm nào nhỉ, sao bây giờ mình mới nghe?!!! U cha ơi, tiếng ve của tuổi thơ, tôi đã quên lắng nghe tiếng ve từ bao giờ. Hôm nay, một ngày thứ bảy, rảnh rỗi tôi mới nhận ra tiếng ve. Tự nhiên thấy lòng nao nao. Mới đó mà tôi đã xa tiếng ve của tuổi học trò nhiều năm. Còn nhớ, hồi ấy, tụi học trò ở thôn tôi thường lấy tiếng chuông chùa Ba-la-mật để thức dậy học bài. Rồi tiếp đến là tiếng ve như lời nhắc nhở gần đến giờ đi học rồi, nhanh lên xuống bếp xem mạ cho ăn món chi rồi ăn vội ba miếng mà cuốc bộ đến trường. Học xong 5 tiết , bụng đã đói meo, lại cuốc bộ về nhà. Các thú vui cũng chẳng có gì, chiều chiều xuống sông tắm rồi bơi thi cùng tụi bạn trong xóm. Chúng tôi cùng lặn hụp trong làn nước sông Hương trong xanh. Đôi khi cùng nằm nổi trên mặt nước mà ngắm mây trời, đứa này la lên nhìn thấy hình con ngựa, hình con cá… đủ thứ hình thù gì mà chúng tôi liên tưởng được. Tiếng ve những năm tháng ấy đã đi vào đời sống của chúng tôi như là chiếc đồng hồ, như là một trò chơi. Trưa nào cũng vậy, cả bọn rủ nhau làm một cái vợt rồi đi bắt ve ve. Vườn nhà nào cũng lủi vào. Hồi ấy chẳng có tường rào gì đâu, vườn nhà này thông qua vườn nhà khác bằng một lối đi tự mở ở hàng chè tàu. Bắt được một bì to, cả bọn về rồi phân loại ve đực- ve cái. Con nào không kêu là ve đực, còn ve cái dĩ nhiên là con kêu to rồi! (đặc tính này có phải là trời ban cho giống cái?). Đôi khi bắt về nhà, ve kêu ỏm tỏi, thế là bị la một trận, cả bọn hè nhau thả cho ve bay ra ngoài vườn. Tiếng ve mùa hạ đã thấm vào chúng tôi từng ngày, từng ngày như thế. Đã trở thành một dấu hiệu của tự nhiên, nghe tiếng ve là cả bọn chúng tôi biết được gần nghỉ hè. Nghĩa là sắp được nghỉ ngơi, được vui chơi…

Tuổi học trò thì thời nào cũng thế thôi, đều mong mùa hè về. Nghe ve kêu là biết nghỉ hè. Nhưng bây giờ có bạn trẻ nào mong chờ tiếng ve không. Có biết cách để lắng nghe tiếng ve không. Cuộc sống bây giờ có quá nhiều âm thanh, có nhiều trò chơi, mùa hè bây giờ cũng là mùa học… nên tiếng ve đâu đủ sức gợi sự mong chờ quá đỗi như tuổi học trò một thời. Những lời ca trong “ Tiếng ve gọi hè” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Khắp phố phường tiếng ve kêu hè hè hè/Và trong những tàng lá ve kêu hè hè hè/Chạy theo tiếng ve. Từng cơn mưa về...” Cảm xúc được ẩn chứa trong tiếng rộn rã của ve kêu, trong làn nước mưa mát rượi của cơn mưa rào đầu hè.

Những cảm xúc ấy đọng mãi thành kỷ niệm. Để rồi khi một mùa hè qua lại mong một mùa hè khác tới. “Em đã mừng tiếng ve những ngày đầu mùa/ Và em vẫy chào tiếng ve sau một mùa hè/ Em đã mừng tiếng ve như ngày đầu mùa/ Và em vẫy chào tiếng ve sau một mùa hè…”.

Nhiều bậc cha mẹ đã qua một thời chờ đợi tiếng ve bây giờ cũng mong cho con mình biết lắng nghe tiếng ve gọi hè. Bởi lẽ, đó chính là âm thanh của cuộc sống, âm thanh của tuổi thơ. Giúp con cái “nghe” được tiếng ve ngày hè chính là đã giúp con biết cách lắng nghe tiếng nói cảm xúc bên trong của bản thân, từ đó phát triển đời sống nội tâm. Nội tâm khỏe mạnh thì con người yêu cuộc sống nhiều hơn, yêu giá trị của bản thân để có những động lực học tập, phấn đấu có ý nghĩa hơn.

Tiếng ve gọi hè đã vang lên rồi đó. Hãy lắng nghe thiên nhiên nói gì với bạn nhé. Một mùa hè qua cũng là thêm một tuổi. Dù bạn còn đang đi học hay bạn đã qua thời đi học thì mùa hè vẫn không bao giờ thay đổi. Hãy để lòng mình trẻ lại với những kỷ niệm một thời áo trắng . Nói như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “hãy mừng tiếng ve như ngày đầu mùa và vẫy chào tiếng ve sau một mùa hè…”

http://img26.photobucket.com/albums/v77/hoaly/10157.jpg

http://d3.violet.vn/uploads/previews/blog/1438/phuong1_500.jpg

http://thuanan.net/wp-content/uploads/2009/10/nusinh01.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3438/3241510907_a05fb7f9a4_o.jpg

Trường Đồng Khánh - Hai Bà Trưng Huế



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 05/Jun/2011 lúc 9:25pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Oct/2011 lúc 10:42am


 



Video Khám Phá Cố Đô Huế do VBS Television Canada thực hiện.

Chủ nhật - 02/10/2011 18:24

Huế: “Ở thì buồn, đi thì nhớ”. VBS Television Canada đã post một chương trình nói về lịch sử và mọi sinh hoạt của Huế. Cố đô Huế rất phong phú. Huế trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn bình lặng ít đổi thay như các thành phố khác.



                                                 
 
                    CỐ ĐÔ HUẾ

         Cố Đô Huế 1 >>>   http://www.youtube.com/embed/dO_xfFjh4iE
         Cố Đô Huế 2 >>>   http://www.youtube.com/embed/yYgSr1RIOtA
         Cố Đô Huế 3 >>>  http://www.youtube.com/embed/-ZTWHpurTeE
              Cố Đô Huế 4 >>>  http://www.youtube.com/embed/Oz1Z04iN17k



http://cuucshuehn.net/index.php?language=vi&nv=news&op=que-huong-ky-niem/Video-Kham-Pha-Co-Do-Hue-do-VBS-Television-Canada-thuc-hien-1288



mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.176 seconds.