Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Quốc Văn Giáo Khoa Thư Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 4 phần sau >>
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Chủ đề: Quốc Văn Giáo Khoa Thư
    Gởi ngày: 06/Feb/2011 lúc 12:37pm

 

 
 
Một trong những cuốn sách giáo khoa được nhiều người biết đến là cuốn "QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ".
 
 
 
 
 
 
 
 
Cuốn sách nầy ngày xưa được dùng để dạy "tập đọc" (lecture) trong lớp ba (cours élémentaire ). Bậc tiểu học thời đó bắt đầu từ lớp năm hay lớp chót ( cours enfantin ), rồi đến lớp  ( cours préparatoire ), rồi đến lớp ba (cours élémentaire ). Học xong lớp nầy đi thi "Sơ Đẳng Tiểu học", gọi la` bằng TIỂU HỌC . Sau đó đến lớp nhì ( cours moyen). Có một thời có hai lớp nhì ( lớp nhì 1 và lớp nhì 2 ). Cuối cùng là lớp nhứt ( cours supérieur ). Học xong lớp nầy được đi thi bằng "Sơ Đẳng Pháp Việt" ( Cerificat d'études primaires franco-indigenes), về sau đổi lại là "Cao Đẳng Tiểu học" (certificat d'études primaires supérieures indochinoises, CEPSI), gọi tắc là bằng SƠ HỌC.
Người nào có bằng Sơ học được thi vào các trường Trung học công. Tuy nhiên vì một lý do nào đó (tuổi tác,...) phải học thêm một năm ở lớp tiếp liên ( cours des certifiés ) rồi mới thi lên trung học.
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 08/Feb/2011 lúc 3:04pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Feb/2011 lúc 6:21pm

 

Hay quá !

Cám ơn anh LC15 đã cho thế hệ chúng em sau này biết chương trình giáo dục tại VN ngày xưa.
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Feb/2011 lúc 7:37pm
 
Bài học từ thầy giáo dạy môn Giáo dục công dân
(Theo PLXH)
 
Trong quãng đời học sinh, tôi coi môn Công dân là một môn phụ nên không cần học bài nhiều, tôi hầu như không tập trung vào môn này. Tôi học môn này chỉ mong sao đủ điểm không bị mất danh hiệu HS giỏi thôi. Nhưng…

Một năm xa trường tôi bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm cũ, kỉ niệm của một thời học sinh tinh nghịch. Nỗi nhớ về bạn bè, thầy cô,
trường lớp khiến tôi nhiều đêm phải suy nghĩ. Ba năm học cấp 3 có rất nhiều kỉ niệm, tôi không thể nhớ hết những kỉ niệm vui với lớp, những kỉ niệm buồn giận hờn vu vơ, nhưng có một lời nói của thầy dạy môn Công dân mà làm tôi suy nghĩ hoài…

Bây giờ khi xa trường rồi, tôi có nhiều thời gian để suy ngẫm lại lời thầy nói, tự nhiên tôi thấy thương thầy, thương cái môn giáo dục làm người mà đa số teen đều cho đó là môn phụ. Tôi không hiểu sao thầy có thể chọn môn đó để dạy, có thể là một lý do nào đó. Lúc học cấp 3 tôi cứ đơn thuần nghĩ rằng môn đó là môn nhẹ nhàng, dễ dạy nên thầy đã chọn. Nhưng bây giờ tôi nghĩ lại, thầy chắc có một lý do nào đó nên mới chọn dạy môn này. Năm nay tóc thầy đã lốm đốm bạc, có nghĩa là thầy đã gắn bó với môn này hơn 30 năm. Thầy đã trải qua cái thời bao cấp khó khăn, nhưng vẫn kiên trì đi theo nghề nhà giáo với đồng lương ít ỏi. Tôi khâm phục thầy.


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Quãng đời học sinh của mình, tôi coi môn Công dân là một môn phụ nên không cần học bài nhiều, tôi hầu như không tập trung vào môn này. Tôi học môn này chỉ mong sao đủ điểm không bị mất danh hiệu HS giỏi thôi. Nhưng năm lớp 12 dường như lại là bước ngoặt để tôi thay đổi cái nhìn về bộ môn này.

Thầy đứng đó, giảng cho chúng tôi hiểu cách sống và đạo lý làm người. Những trang giáo án đã phai màu thời gian nhưng thầy vẫn giữ, mỗi tiết học của thầy, tôi khám phá ra nhiều điều thú vị mà trước đây đã từng bỏ qua. Tôi biết thầy vẫn luôn cập nhật thông tin thời sự hằng ngày để đưa vào bài giảng. Những đứa bạn của tôi thường rất hứng thú với những câu chuyện thầy kể nhưng lại bỏ qua những triết lý, những
bài học sau mỗi câu chuyện. Lâu lâu tôi nhìn thầy, tôi thấy ánh mắt thầy rất buồn, một nỗi buồn xen lẫn sự thất vọng.

Tôi nghe cô tôi kể, không ít giáo viên dạy môn Công nghệ, Công dân, Sử, Địa ngoài việc dạy chuyên môn ở trường thì ngoài giờ vẫn đi dạy thêm những môn "chính" như Toán, Lý, Hóa. Tôi thấy buồn vì
thầy cô giáo trẻ ít quan tâm đến cách dạy của mình hơn so với thầy tôi cùng nhiều giáo viên có tuổi khác. </p>
Những tiết học cứ mờ nhạt trôi đi, chẳng lẽ học sinh bây giờ lại thích thầy cô đọc cho chép hơn là nghe giảng từ kinh nghiệm sống như thầy tôi đã làm? Khi so sánh môn Công dân với những môn đang được dạy thì tôi thấy môn này tuy bị coi là môn "phụ" nhưng lại có tầm quan trọng trong việc giáo dục hình thành nếp sống của con người. Thầy tôi đã cố gắng chọn lọc từng chi tiết hay, từng kinh nghiệm quý báu của mình để truyền đạt cho thế hệ sau nhưng có rất ít người chú tâm vào
bài học.

Trong một lần tình cờ, tôi được nghe thầy kể lại lý do chọn Giáo dục công dân. Khi thầy quyết tâm theo nghề nhà giáo và chọn môn không-có-cơ-hội-dạy-thêm, thầy đã bị gia đình phản đối rất nhiều. Thầy chọn môn này là vì lời hứa với cô giáo của thầy, một người đã dẫn dắt thầy đến với tương lai. Những bài học từ cô giáo đã ăn sâu vào trong máu thịt. Những đạo lý từ xa xưa, những bài học làm người, những trải nghiệm từ cuộc sống đã giúp thầy chọn nghề giáo viên dạy Công dân.

Thầy nói rằng thế hệ trẻ ngày nay tuy rất năng động nhưng lại chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc làm người. Chính vì thế mà buổi học cuối cùng thầy đã không nhận bó hoa của cả lớp, vì nghĩ rằng mình đã không làm tròn trách nhiệm dạy chúng tôi. Trước sự ngỡ ngàng và hối hận của chúng tôi, thầy đã nói: “Chừng nào bộ môn Công dân vẫn được các em cho là môn phụ thì tôi vẫn chưa làm tròn trách nhiệm của tôi”.

Câu nói của thầy đã làm chúng tôi suy nghĩ rất nhiều, mặc dù chúng tôi đã xin lỗi thầy nhưng tôi biết thầy vẫn rất buồn. 30 năm đi dạy nhọc nhằn, môn GDCD vẫn bị học sinh cho là không quan trọng. Và phải chăng, thế hệ học sinh sau này vẫn sẽ nghĩ về môn Giáo dục công nhân như vậy…

Theo PLXH
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Feb/2011 lúc 6:17pm
mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 08/Feb/2011 lúc 2:53pm
.
Đây, gởi cho mykieu và cả nhà xem văn bằng ngày xưa:
 
Bằng Tiểu học(sau lớp ba), năm 1930.
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 08/Feb/2011 lúc 2:54pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Feb/2011 lúc 6:13pm
 
Cám ơn anh LC15 , sao anh còn giữ văn bằng này hay quá.
Em nghe Má em nói, ngày xưa, học xong lớp ba là giỏi lắm.
Má em cũng học xong lớp ba , nhưng văn bằng giờ này không biết.... nơi đâu ? có lẽ bị cháy trong trận hỏa hoạn trong thời chiến tranh . Khi đó nguyên khu vực nhà Cố em bị phóng hỏa .
Nếu xong lớp ba , muốn học lên, Gò Công có lớp ? hay phải lên Saogon ?
 
Má em xem văn bằng này chắc thích lắm.
Cám ơn anh LC15 lần nữa nhé.
Kính,
mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2011 lúc 5:48pm

.

 
Chào mk,
Cách đây 2 năm tôi có về Gò Công tìm lại giấy tờ của anh Ba tôi ( thầy Bích ). Thấy các tài liệu hay đem về để lần lần scan ra giữ vào máy vừa ít tốn chỗ vừa an toàn vì có một số đã bị mối ăn! Tôi có tìm được Bản đồ điền thổ (plan cadastral) xóm Cầu Huyện vẻ năm 1882 mà tôi đã đưa lên diễn đàn rồi.
Bằng cấp rồi của anh Ba tôi bằng tiếng Việt nhưng thời đó là do chánh phủ Pháp cấp cho. Nếu Bác Gái học cùng thời đó thì chắc là văn bằng cũng tương tự như vậy.
Đầu thập niên 50 Gocong có lớp đến hết tiểu học, tức là đến lớp tiếp liên. Sau đó phải thi lên trung học ở Saigon (Pétrus Trương Vỉnh Ký) hay Mỹ tho ( le Myre de Vilers . Thời anh Ba tôi học thì chỉ được thi lên trung học Mỹ tho thôi.
Sở dĩ tôi nói dong dài về hệ thống học lúc đó là vì cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư có ghi là cho lớp élémentaire (lớp ba) để xác định trình độ của cuốn sách nầy. 
 
Bây giờ tôi xin đưa lên đây vài trang của cuốn sách nầy.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 09/Feb/2011 lúc 8:18pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2011 lúc 6:58pm

 

Cám ơn anh LC15. Thật vô cùng quý khi những trang sách cũ thời đó còn lưu giữ .

Em nghe Má kể lại, lúc nhỏ , thường đi học chung với các Cậu ( anh bà con của Má & bạn của các Cậu ) , chỉ có Má là gái . Một hôm, đi học về , hai nhóm con trai : các Cậu và nhóm khác đánh lôn. Má đứng ngoài xem , sợ quá, nhất là khi thấy "phe đối phương" đông và mạnh hơn , Má chơt nghĩ ra cách giải cứu "phe ta"  : lấy cặp của phe kia liệng xuống sông (hay kinh ? ) , phe kia hết hồn, vội vàng nhảy xuống sông lượm cặp. Phe mình chạy thoát về nhà.
 
Em hỏi "qua hôm sau đi học, mấy Cậu phe bên kia có đón đuòng đánh Má không ". Má nói "không có ".
Em nghĩ, ngày xưa học sinh được giáo dục hay quá , CON TRAI KHÔNG ĐÁNH BẠN GÁI . Nếu bây giờ , eo ơi ! em chưa biết chuyện... dễ sợ gì sẽ xảy ra khi có "một con nhỏ" dám lấy cặp của mình quăng xuống nước  !?!?
 
Ngày xưa... ngày xưa.... bao giờ cũng đẹp anh LC15 nhỉ ?
 
Kính,
mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 11/Feb/2011 lúc 11:07am
.
 
 
 
 
Mời mk và các bạn đọc tiếp mấy bài tập đọc của cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư sau đây:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 11/Feb/2011 lúc 11:14am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2011 lúc 7:57pm

 

Hôm rồi tôi nói về các lớp học trường tiểu học trong thập niên 30 và 50 chỉ viết đến lớp ba rồi thi tiểu hoc.

Bây giờ nói thêm là sau lớp ba lên lớp nhì rồi đến lớp nhứt. Sau đó thi bằng Sơ học ( Certificat d'études primaires franco-indigenes ) là văn bằng cuối cùng của bậc tiểu học. Sau đây là văn bằng Sơ học năm 1933 :
 
 
 
 
Lẽ dỉ nhiên là thời đó người Pháp quản lý giáo dục ở Việt Nam nên văn bằng cũng viết bằng tiếng Pháp. Ít năm sau thì văn bằng được viết bằng hai thứ tiếng Pháp Việt (đề huề) như sau :
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 12/Feb/2011 lúc 7:59pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 13/Feb/2011 lúc 11:18am
 
 
 
Đọc một bài "truyện ngắn-tùy bút chọn lọc" mà PT vừa gởi lên thấy câu "Gia đình anh còn có một bà già mù, mang váy nâu, đầu quấn khăn mỏ quạ, răng nhuộm đen, trên mắt có che miếng vải đen, gợi tôi nhớ rõ hình vẽ trong cuốn sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư mà ngày còn bé tôi hay đọc." làm tôi nhớ lại mời quý bạn đọc thêm vài trang của cuốn sach nầy.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 14/Feb/2011 lúc 12:29am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Trang  of 4 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.129 seconds.