Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: CÁ KÈO Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Chủ đề: CÁ KÈO
    Gởi ngày: 24/Nov/2007 lúc 4:28pm

  KÈO

                                  -*-


            Thập niên 50 quê tôi thật sự sống trong cảnh thanh bình, gạo trắng nước trong, mức chênh lệnh giữa giàu nghèo của người dân không đáng kể, Gò Công họp chợ trong không khí an lành, chuyện móc túi, dựt dọc hình như không có. Đàn bà con gái trong tỉnh đi chợ đều mặc áo dài truyền thống tốt đẹp nầy bị phá bỏ khi Cộng sản may mắn chiếm được miền Nam.

            Thuở tôi vừa mới vào trường tiểu học, xóm cầu Huyện tôi ở thật hiền lành,với khoảng gần 10 ngôi nhà  trải dài cặp lô bên kia là con kênh, mỗi nhà có rào rấp rạch ròi…Chiều chiều thường có những chiếc xe ngựa có trống có phèn la hai bên hong xe treo bảng quảng cáo tuồng hát rong ruổi chậm chậm khắp các nẻo đường để phát chương trình quảng cáo tuồng hát trong đêm…Rạp Bình An Gò Công luôn luôn có gánh hát từ Sài Gòn xuống trình diễn… Cứ mỗi lần nghe tiếng trống xe rao hát là tôi được phép chạy ra ngõ chờ xe tới xin cho được tấm chương trình… Chị tôi cùng với mấy người bạn chung xóm chuyền nhau xem tờ chương trình, dĩ nhiên không quên bàn tán về các cô đào cậu kép trong gánh… Để rồi cười với nhau vui vẽ…Nhiều lần tôi nhận được tấm chương trình bằng chữ tàu, các chị tôi cười chộ tôi

-Tại em giống chệt  đó…

-Tối nay mình mua vé hạng cá kèo đi coi hát …

Trong trí tôi nhận biết hạng cá kèo là thứ hạng từ bằng tới thấp hơn hạng chót

Ba tôi trong một bửa ăn có nói về chuyện nầy

-Tháng lúa gần chín miệt  làngTăng Hòa cá kèo đặc ruộng, đứng trên bờ nhìn xuống mặt nước thấy chi chit đầu cá kèo, Hạng cá kèo là vậy đó… Không có ghề ngồi đứng sau hàng ghế hạng chót cũng đơm đặc đầu  người…

Gia đình tôi thuộc hạng giữa của trung lưu và nghèo, cho nên việc chi tiêu tiền bạc phải hết sức dè sẻn, bửa cơm thường có hai món, món canh và mòn mặn, cũng có khi thay canh bằng món xào, Con cá kèo rất thường được mẹ hay chị tôi làm món ăn trong ngày.

            Cứ mỗi lần ngồi vào mâm cơm , ba tôi nhìn thấy dỉa cá kèo, người thường nói

-cá kèo nầy là do đất sanh., Mùa khô ruộng đất nẻ đồng, vậy mà mưa xuống vài đám , ruộng nổi nước là có cá kèo.

Nghe ba nói, tôi ghi nhớ mà không thắc mắc…Cho tới khi tôi xin được vào trường đại Học khổ sai của Cộng sản tôi mới thấy điều nầy là sai

            Trại tù Hà Tây, thường vào cuối thu, các ruộng rau muống bắt đầu cổi,Không phải tát nước vào ruộng mà chờ ruộng khô đào hốc( lổ khoảng 5 tấc vuông) để trồng su hào, hay bắp cải…Tôi thuộc đội rau nên thường năm vẫn làm việc nầy, hốc đào sâu xuống khoảng 5 tấc, thỉnh thoảng tôi nhìn thấy lớp đất khô có thấm nước, nước chỉ hơi ươn ướt, và sau lớp đất mỏng ướt nầy thế nào cũng có một con cá chạch, nó nằm yên trong đất chờ nước tới là lội đi. Tôi nhìn con cá chạch rồi nhớ tới lời ba tôi nhận xét về con cá kèo. Tôi thầm nghĩ chắc là cá kèo cũng ”tỵ thổ’ giống như cá chạch.

            Mười lăm năm lưu lạc đất người, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ đến những món ăn làm từ cá kèo , với bàn tay khéo léo của mẹ tôi, nhớ lại tôi còn thầy thèm… nhiều lần tôi mua cá kèo đông lạnh trong vài chợ Việt nam… Nhưng dù tôi cũng kho nấu chiên xào giống hệt mẹ tôi  nhưng, thịt cá cứng ngắc, ăn chẳng ngọt ngào…Những thức ăn làm từ cá kèo của mẹ bây giờ tôi chỉ còn được ăn trong mơ… để rồi tỉnh giấc…lau vội giòng nước mắt lén chảy ướt má.

            Trời Gò Công tháng gió chướng, ngọn gió độc xứ Gò( Gió nào độc bằng gió Gò Công), gà vịt cũng thường bị toi vào tháng nầy… Có gió chướng là có hoa so đũa, có trái đậu rồng, hai loại nầy chỉ xuất hiện vào những ngày tháng cuối thu.

            Tan buổi học về, trời hanh nắng, chén cơm rang buổi sáng lót lòng đã đi chới đâu mất, bụng đói cồn cào… bước vô nhà, bỗng khịt mũi, mùi canh chua từ nhà bếp phưởng phất đâu đây…Nhìn mâm cơm mẹ dọn sẵn, tôi đã thấy cồn cào

Tô canh chua bông so đũa , lẫn với đậu rồng xắt liễn, nấu với cá kèo, nêm rau tần dày lá với ớt sừng trâu chín đỏ cắt khoanh mỏng xéo, dĩa nước mắm trong dầm ớt chim ỉa, chén cơm bốc khói, mâm cơm chỉ một món nhưng ăn hoài, ăn no cành hông mà vẫn còn muốn ăn nữa…

Tôi ăn luôn 5 chén cơm loại chén có hình rồng, mẹ nêm đường, muối, mẹ dầm me, mùi chua cay, ngọt , mặn thật hòa họp, cá kèo mập tròn, bụng cá béo ngậy với vị đăng đắng của mật cá, ngon khó tả, cho tới bây giờ xứ người nhớ lại, tôi nuốt miệng không mà cũng thấy ngon…Xong bữa cơm bụng căng tròn lưng đẫm mồ hôi, quá đã….

            Thuở còn nhỏ, tôi là con út nên thường quẩn quanh bên mẹ, mỗi lần mẹ đi chợ về có mua cá kèo là tôi có phận sự canh mấy con gà cho mẹ làm cá, sơ ý một chút là gà cắp cá chạy te te, rượt theo bắt lại đủ mệt. Cá kèo mẹ để trong rồ, lựa thế đất bằng ngoài sân mẹ ướp cá với tro bếp rồi cầm từng con chà trên mặt đất cho sạch vảy và nhớt cá, sau đó mới để cá vào rổ, nhận rổ vào chậu nước chà cá nhiều lần…cá kèo đen đúa bây giờ trở nên trắng trẻo,Mẹ dùng dao nhỏ, sau khi liếc sơ vào một cái khu tộ, mẹ bắt đầu cắt bỏ đầu cá, bầy gà sau khi cá làm xong thì bầu diều cũng căng cứng vì đầu cá, lọai cá nầy sống khá lâu trên cạn.

            Cũng cá kèo mẹ dùng gắp tre cặp gắp nướng, cá gặp lửa than hồng liu riu chín tới từ từ, cho tới khi da nứt vàng nghín mẹ để cá vào dĩa, nước mắm chanh đường tỏi ớt , củ cải trắng mẹ xắt lát mỏng rồi xắt lại thành sợi, ngâm cải vào tô giấm có pha chút đường muối và chút nước lã, rau quế mẹ xắt nhuyển, cá kèo nướng được mẹ đặt nằm khít trên dĩa, mẹ chan ngập nước mắm ớt, trải trên mặt một lớp củ cải ngâm dấm, trên lớp củ cải là lớp rau quế, bên xứ lạ nầy có tiền biết đi đâu để mua dĩa cá nướng nầy đây?.thêm một món bông bí xào với thịt ba chỉ. Cơm ăn với cá kèo nướng,bông bí xào thêm xị rượu đế Bình Ân, khà một tiếng…quên hết chuyện đời.

            Chị Hai tôi thường kho mắm với cá kèo. Mắm cá sặt chị mua của bà thầy Thanh, kho rục lọc bỏ xương, cá kèo, chị để nguyên con, nêm đường cho mắm dịu, canh sôi hớt bọt, cá vừa chín tới, trái đâu bắp chị cắt mỗi trái làm 3 khúc, cà dái dê chị cắt miếng bằng ngón tay cái…thả hết vào nồi mắm, chờ lửa sôi lại chị nêm thêm hành, ớt…Nhà bếp trống vách vậy mà mùi mắm vẫn bốc thơm lừng, gầy cồn cào bao tử…

            Buổi chiều trời mưa rả rít, cảnh trời mưa mùa lúa chín, mưa không lớn, nhưng dai dẳng dễ làm lòng người se lại, dễ gợi nhớ những kỷ niệm êm đềm đã trôi qua…, những cô gái mới về nhà chồng dễ nhớ tới người tình cũ …gian nhà bếp trống vách, bộ ván cũ nhỏ, vừa dùng để nồi cơm trả cá, đi chợ về bày biện trên ván,vừa dùng làm bàn ăn, ba, anh, và tôi ngồi ghế đầu quanh góc ván, mẹ chị ngồi trên ván, mâm nhôm, với một tô nước mắm kho, một dĩa bàn đựng cá kèo, một dĩa dưa leo, khế chua, chuối chát, một tô tai bèo đựng rau thơm, gồm tía tô, rau quế, vấp cá, húng cây, một dĩa đậu bắp hấp cơm …mấy trái ớt chỉ thiên vừa hườm chín…trời nhá nhem tối, ngọn đèn dầu khêu ngọn cao, cơm gạo Sóc Nâu nóng bốc khói…Anh kể chuyện trường, chị kể chuyện lớp, mẹ kể chuyện ngoài chợ…. Mâm cơm gia đình ấm cúng bên ngọn đèn dầu với đầy đủ thành viên trong nhà… cảnh nầy,hy vọng kiếp sau tôi mới tìm thấy lại được… ngoài trời mưa vẫn còn rả rít, nồi cờm cạn dần, mẹ lại tủ thức ăn mang ra một dĩa vú sữa mẹ đã cắt sẵn ăn tráng miệng..mẹ ơi! bàn tay của mẹ, bàn tay mềm dịu chăm sóc đàn con bây giờ con biết tìm đâu??

            Có nhiều hôm cá kèo mẹ không nướng mà chiên tươi, mẹ dầm nước mắm me đường tỏi ớt thật cay, cá kèo chiên tươi ăn kèm với đậu rồng xắt xéo xào với tôm bạc lột vỏ ( dân Gò Công phân biệt tôm càng, tôm trứng, tôm đất, tôm bạc, tôm chấuu, tôm tích…rồi tới tép rong, tép mòng …sau cùng là con ruốt, ruốt là loại tép ở biển, nhiều nơi tôi nghe người dân gọi con tôm đất tôm bạc…là con tép đất, tép bạc, vậy chớ khi con tép đất nầy phơi khô sao không gọi bằng con tép khôJ.)

            Gò công thuở tôi còn nhỏ, cá kèo rất rẻ, tôi nhớ có năm, bà con ( gia đình chị Phụng, gia đình chị hai E) từ Bến Chùa mang cho nhà tôi mỗi lần hàng mấy trăm con cá kèo, thuở đó cá kèo được tính bằng đôi( mỗi đôi 2 con)

            Từ khi giặc cờ đỏ cưỡng chiếm miền Nam… cá kèo trở nên khan hiếm, có lẽ cá kèo cũng khiếp sợ lá cờ sao mà kéo nhau bỏ xứ ra đi tìm miền đất bình an để sống

            Ngày còn khoát áo nhà binh, mỗi lần về phép, sau khi ghé thăm nhà, tôi thường  xuống Cầu Bến Lội. Trong đồn lính gác bên cầu tôi có 2 người bạn thân đi lính nghĩa quân ở đây, về đây mới thấy cảnh thanh bình dù giặc giả tứ phương nhưng Gò Công vẫn không còn một bóng giặc thù, đó là điểm son của tỉnh quê nhà tôi.Tôi mặc đồ trận dù cho đi sáng đêm từ xã nầy qua xã khác, tôi cũng không bao giờ phải sợ Việt Cộng.

            Về đây nhậu tôi nhớ hoài món khô cá kèo nướng dầm nước mắm me. Cá kèo làm khô, nướng lên thịt ngọt lại thơm, nước mắm me dầm ớt, mùi chua ngọt của nước mắm, hòa với vị ngọt thơm của khô cá…thì cạn ly đầy ta lại rót đầy ly cạn..Lúc đương thời, đi công tác dưới Sóc Trăng, tôi thường mua khô cá kèo đem về đơn vị nhâu… Khô cá kèo có khuyết điểm là không để lâu được vì thịt khô trở nên gắt dầu, bởi bụng cá có nhiều mỡ. Lúc trong tù Cộng Sản, nhận quà gia đình, có một gói nhỏ mấy con khô cá kèo, tôi tự dưng ứa nước mắt, hình ảnh mẹ tôi, bạn bè tôi… cảnh cũ quê nhà như hiện rõ trước mắt tôi.Những con khô cá kèo nầy, trước khi cho vào bọc,chắc là mẹ tôi trải khô trên mặt hồ nước bên hông nhà phơi nắng, hình ảnh mẹ già đang trăn trở con khô như hiện ra trước mắt tôi

            Những ngày đi huấn luyện trong chiến dịch Kiện toàn an ninh lãnh thổ quân đoàn 4 vào giữa năm 74, công tác tại Sóc Trăng tôi có dịp ăn món bún nước lèo nấu bằng cá kèo, món nầy quê Gò Công tôi không có… lạ miệng ăn thấy ngon

            Con cá kèo kho nêm hẹ rắc tiêu là món thường ăn của dân miền lục tỉnh,cá kèo kho khô, cá cong mình lại quyện hẹ tiêu, kèm chút rau thơm khế chua dưa leo…mới nghe nói đã bắt thèm, nhưng cá kèo kho chỉ, dân Việt lưu vong khó biết làm.Thời Gò Công thanh bình, thời tôi còn thơ trẻ, chạy chơi quanh nhà, khi bắn kè, lúc đá cầu, nồi cơm chiều gần cạn mẹ luôn luôn chắt cho tôi một chén nước cơm. Gạo thời đó cho nước cơm thật béo, chén nước cơm để nguội trên mặt đóng một lớp ván.. chạy chơi nhớ tới cử, tôi vô bếp bưng chén nước cơm uống ngon lành.

Con cá kèo kho như bình thường, khi thấy nước rút gần cạn, cho vào nửa chén nước cơm chắt, chờ sôi lại vài dạo cho nước hơi kẹo, nêm hẹ( cá kèo kho chỉ nêm hẹ mà không nêm hành), dùng đủa dẽ cá, cá gắp khỏi dĩa sẽ có một sợi chỉ nước cá vương theo, nên gọi là cá kèo kho…chỉ.

            Thịt cá kèo ăn bị phong, tuy nhiên “Ông Trời” sinh ra thứ độc, ông cũng sinh ra thứ để trừ, mật con cá kèo là thứ giải phong.

            Thời cá kèo đơm đầu đặc ruộng, có dịp về Tăng Hòa, hay Bình Luông Đông, bạn bè gặp nhau chén chú chén anh, với mấy món nhậu miền quê, Gà giò xào lá ớt, lòng gà chưn hột vịt… tiệc gần tàn, vợ bạn mình múc đầy một tô lớn…cháo cá kèo.Thường món cháo là phải dùng gạo, riêng cháo cá kèo chỉ có nước và thịt cá kèo nhưng vẫn gọi là cháo. Có ăn qua chén cháo cá kèo mới thấy thấm” món ngon vật lạ miền Nam”, cá kèo còn nhày soi sói, nồi nước đang sôi thả nguyên rổ cá sống vào, khơi già lửa, cho tới khi nào cá rục, dung đũa bếp( đũa cái) quậy vài lấn cho cá rã thịt, dùng rổ thưa lọc bỏ xương, chụm lửa riu riu, canh hớt sạch bọt, nêm nước mắm, hành xắt nhuyển, tiêu đâm vừa bể… Uống rượu đế, mình mầy nóng hổi, húp một muổng cháo cá kèo vị ngọt lâng lâng từ miệng trôi xuống tận bao tử.. tỉnh rượu ngay… vị cay của tiêu, thơm mùi hành, nêm nếm vừa ăn… ngon ngọt làm sao tả hết được, không lẽ ngối đó múc cháo ăn hoài… đâu phải người miền Nam nào cũng được ăn món nầy ( Món nầy cũng nấu giống như món cháo cá Khoai ờ biền Vàm Láng)

            Cờ đỏ còn bay tôi còn xa xứ, nghe cô em đồng hương về Việt Nam kể lại , thực đơn bây giờ có món lẩu cá kèo, và món nầy được dân Hà Nội rất ưa chuộng, chưa được thưởng thức nên không viết rõ được

            Có những cái rất tầm thường nhưng khi không tìm thấy mình mới thấy tiếc, thấy nhớ… Khoảng thập niên 50, 60  cá kèo là loại cá dành cho dân dã miệt ruộng vườn, nhưng với bàn tay khéo léo của người nội trợ, cá kèo được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon miệng lại rẻ tiền…làm món nhậu cũng rất bắt mồi.

            Đất người khác phong thổ quê mình, có nhiều con cá, cọng rau, tìm đỏ con mắt không thấy, tiệc tùng sang trọng ai đi đãi khách món cá kèo kho chỉ, món canh chua… chỉ có trong mâm cơm gia đình, dọn trên bộ ván sơ sài bên ngọn đèn dầu lữa mới thấy hết cảnh ấm cúng của mâm cơm chiều cả gia đình xum họp chuyện trò vui vẻ..với đầy đủ hương vị ngon ngọt của cọng rau con cá quê nhà.

            Chiều ở đây, đi làm về thui thủi một mình, vợ làm khác ca, con im ỉm trong phòng, cá thịt đông lạnh nhạt phèo, cố ăn mà sống, tôi vẫn thường nấu canh rau…. Ăn cho trơn cổ dễ nuốt chén cơm xứ người, có thèm canh chua cá kèo cũng chỉ để nuốt nước miếng , chứ biết làm sao hơn

            Cũng tại bàn tay của mẹ chăm sóc miếng ăn thức uống cho con từ ngày còn thơ trẻ, những món ăn nhà nghèo nhưng đầy đủ chất ngọt ngào của con cá cọng rau vùng quê, hương tay của mẹ ủ ấm đời con…cho nên bây giờ sống đời xa xứ con mới thấy thèm hương vị quê nhà. Đời sống vật chất ở đây đủ đầy… nhưng mẹ ơi!, buổi chiều nào trời mưa, đi làm về, con đứng tựa cửa kiếng nhìn ra sân… mắt của con mờ dần… con nhìn thấy ngoài sân hàng cây so đủa, trổ trắng bông đang nghiêng mình theo gió trong cơn mưa chiều… Cá kèo ơi ta nhớ…nhớ canh chua cá kèo!

 

                        Thủy Lan Vy

                        Viết tại Kỳ Đà Động, cuối hè

 

Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 26/May/2008 lúc 3:15pm

MỘT  THỜI  TUỔI  THƠ

                                  *

                                    -Gò Công ơ! Nhớ biết mấy cho vừa!


            Dòng sông với những lượn sóng nhẹ nhàng chầm chậm chảy ngang qua trước nhà, một hình ảnh luôn gắn bó suốt thời thơ ấu của tôi, đây là một chi nhánh của con kinh Sa Li Sết Ti lượn qua thị xã và chảy vào con Sông Tra của Tỉnh Gò Công..

            Gia đình tôi với ông bà sống bằng nghề dạy học, cho tới đời anh chị tôi là đã trải qua 7 đời gỏ đầu trẻ, tôi lớn dần lên trong không khí ấm cúng hòa thuận của gia đình…Nhà tạm đủ ăn, huê lợi quanh năm trông nhờ vào hai mẫu rưởi ruộng cho thuê, mẹ khéo léo sử dụng tiền bạc nên chuyện cơm nước ăn tiêu trong gia đình cũng tạm đủ, anh chị học tại Sài Gòn sống nhờ học bổng và  nhận dạy kèm thêm…

            Thuở còn bé, tôi gần gủi với Ông Nội tôi nhiều hơn, chạy chơi lẫn quẫn quanh nhà nghe Ông nói chuyện ….đời xưa với ba tôi, những câu chuyện thuở Ông tôi còn dạy học ở Chợ Gạo, ở Tân Niên Trung, thuở Ông tôi hưu trí ra làm làng , Nội làm Hương Cả sau được lên chức Đại Hương Cả, Nội thường nhắc tới tên ông chủ tỉnh là ông Chánh Grimald, ba tôi thì nhắc chuyện thời đi dạy học ở Chợ Giồng ông Huê,với Ông đốc học là ông Be a nô… tôi lẩn quẩn bắn kè trong sàn nhà nền đất, nhà vắng vẻ, anh chị lớn học ở Sài Gòn, mấy chị kế đang giờ học ở trường, tôi lủi thủi một mình bên mấy cục kè chỉ,kè trái khế, kè xi măn, kè ốc… vây mà tai tôi vẫn nghe tuy không hiểu nhiều về câu chuyện, nhưng nhờ bộ nhớ tương đối tốt nên những câu chuyện trao đổi hàng ngày giữa ông nội và ba tôi tôi vẫn còn nhớ đến bây giờ. Tôi gạn lọc, tôi rút tỉa, tôi hình dung ra từng nhân vật mà sau nầy lớn lên có người tôi biết mặt có người biết qua báo chí có người biết qua sự nhắc nhở của dân tình…cho nên với lứa tuổi của tôi chuyện nhân vật Gò Công tôi biết khá rành rẽ so với những người cùng tuổi khác

Tôi kéo chiếc xe bằng họp cá mòi su ma cô, ba tôi cắt 2 đầu ống chỉ cây dù làm thêm 4 bánh xe, khi thì chỡ mấy cục kè, khi thì mấy chú em ve, cũng lên dốc, cũng bóp còi miệng, trò chơi đơn giản của trẻ em nghèo thời đó, tôi không được dang nắng chạy ngoài đường như những đứa trạc tuổi tôi vì tôi là con út , với lại ba tôi thường nói, con thầy giáo không được chơi lêu lỏng người ta cười.Trước nhà là con kinh dù nước chảy hiền hòa nhưng vẫn là điều cấm kỵ của gia đình tôi, không được ra lộ mon men bên bờ sông một mình….vì dưới sông có Hà Bá lôi xuống nước chết…Bởi vậy dù nhà cạnh sông mà thuở bé tôi không biết bơi. Tôi nhớ năm tôi học lớp chót với thầy Ba Nguyễn văn Thắng, lớp học ngày hai buổi, tuần lễ nghỉ ngày thứ năm và chúa nhật, một lần tôi kéo xe…cá mòi ngang qua ghế xích ông tôi đang nằm đọc sách, thấy tôi vừa kéo xe vừa bóp còi, ông tôi vừa vỗ tay vừa nói:                                                         -Kỳ Nhông lên núi Kỳ Đà ( Kỳ Nhông là tên tôi)… Tôi vẫn tiếp tục kéo xe miệng thì trả lời

-Ông nội già lật đật leo theo. Tôi nhớ ông nội tôi vuốt râu cười to lắm… từ đó gặp ai ông cũng kể lại, nhất là bà con từ Sài Gòn về.Tôi nhớ sau khi kể xong ông thường cười cười ;

-Thằng nhỏ nầy lớn lên chắc khá về thơ phú , mới 5 tuổi mà nó đã …

            Những buổi sáng nghỉ học tôi thường theo mẹ tôi đi chợ. Chợ Gò Công lúc bấy giờ các bà nội trợ đi chợ thường mặc áo dài, tay xách nả ( tiếng địa phương, một lọai giỏ xáxh có đáy hình chữ nhật, đan bằng tre)…bận đi tôi xách nả cho mẹ, trên đường đi gặp người quen của mẹ tôi cúi đầu chào…. Đến ngã tư đầu đường, nơi có tấm bảng ghi tên bằng chữ đèn néon Tin Tức Cần Thiết, ngay bảng tin tức nầy là đại lý nước đá cây, ba của trò Trần hảo Hiệp bạn học lớp chót của tôi, với chiếc xe ba bánh, ba của Hiệp chỡ nước đá đến các tiệm nước trong tỉnh, lúc đó Gò Công hình như chỉ có một nhà máy nước đá của chú Tư Nguyên con trai thứ tư của bà Năm Sún,sau nầy ở gần cầu Huyện có thêm một hảng nước đá của Ông Ba Huy, con đường nầy cặp hông chợ, ít xe, một bên là dãy phố với các tiệm buôn cám, phân , thúng rổ, trải đệm ven đầu đường là anh bán bài ca vọng cổ, kế là hàng sơn đông bán cao đơn hoàn tán, rồi thuốc sán lải….Tôi thường xề xuống ngồi trước gian hàng bán bài ca, mẹ tôi không quên căn dặn :

            -Con đừng đi đâu, con ngồi tại đây  cho mẹ dễ tìm.

            Thời đó với tôi anh bán bài ca nầy là ca sĩ số dách, anh có cây đàn guitar, anh vừa đàn vừa hát, thời đó có những bản thời danh như Nắm Xương Tàn của sọan giả Quy Sắc, Trái Khổ Qua, Trái Gùi Bến Cát… Nghệ sĩ thời đó là Hữu Phước, Thanh Hương Hùng Minh, Lệ Thủy, em bé Hương Lan…Sáu câu vọng cổ được in thành tập mỏng, khổ sách hình chữ nhựt bằng nửa cuốn tập học trò, có in hình nghệ sĩ trình diễn… Thỉnh thoảng tôi cũng xin tiền mẹ mua một cuốn, lâu dần tôi có đủ các quyển mà anh bày bán, điều lạ là tôi không ca vọng cổ được nhưng rất thích nghe, phải chăng đó là đặc tính của người miền Nam, nội dung bài ca vọng cổ thường là ân đền nghĩa trả, đề cao tình chung thủy, nghĩa bạn bè, hiếu đạo ….tôi không ca được nhưng thuộc gần hết …Có lẽ những lời ca vọng cổ nầy đã ảnh hưởng đến cuộc đời của tôi, giúp tôi biết thương người khó, biết trọng đấng anh hùng và nhất là giúp tôi rất khá trong môn việt văn sau nầy… Lúc vào tù tôi vẫn còn được nghe lại những bản nầy…. vào mỗi cuối tuần lúc tôi còn ở đội 3 trồng rau ( Trại tù Hà Tây) có anh Ca văn Dương, Anh Đáng… hai anh đại úy nầy thuộc rất nhiều bài ca vọng cổ… Trong cảnh tâm tối trong phòng tù….nhất là những đêm mùa đông, trời trở lạnh, cuộn mình trong mềm nằm nghe hai anh rỉ rả ca, với tiếng đờn của anh đại úy Bửu… Nhớ nhà hết biết.!

            Tôi cũng thường xem Sơn Đông diễn trò, tôi nhớ có nhiều gánh khác nhau, có gánh có Chó, khỉ làm trò, có gánh có nhiều võ sĩ biểu diễn…Té tức, bị đánh tức, làm nặng tức… …dán cao đả tức là hết liền…Tiếng trống tùng tùng đệm sau lời rao , quý vị con nít lấn dần vào, đường kính sân diễn hẹp dần anh sơn đông dùng 1 sợi dây dài dầu có chiếc gối nhỏ, quay vù vù nới rộng vòng diễn, có anh võ sĩ nằm xuống đá tảng đặt lên trán , một anh khác dung búa tạ đánh vỡ tảng đá… đầu anh chẳng hề hấn gì… Tôi thích nhất là khỉ đua xe đạp, hai con khỉ trên hai chiếc xe, cong lưng đạp nhiếu lúc nhóng người lên, hay ngoái cổ lại nhìn phía sau…Anh Sơn Đông cầm một cái ly đầy nước, anh cho vào chút màu đỏ ly nước thành màu đỏ tươi, anh bảo dây là máu người, rồi anh cho vào ly một thứ bột nước trong ly thành màu đậm đen. Anh bảo dây là máy huyết của người bệnh, bị đánh, bị té, bị đè… nhưng đồng bào đừng lo, bệnh quỷ đã có thuốc tiên, anh từ từ xé một hoàn thuốc bỏ vô ly, nước sẫm đen trở lại màu đỏ tươi…                                 - Anh Hai bên nầy mua một hộp.. dạ biếu thêm một hộp. dạ cô Ba áo hường bên kia mua… Tiếng trống, tiếng chập chả đệm theo sau từng câu nói… Gốc chợ sinh động hẳn lên, nhiều lúc đang say sưa nhìn khỉ đua xe, thì bàn tay êm ái của mẹ tôi đã nắm lấy tay tôi, người âu yếm nói:

            - Về con,Mẹ có mua cho con một đồng bánh chuối., về nhà hãy ăn, về con!

            Nhiều lúc ngồi xem, tới màn bán thuốc tôi hay vơ vẩn ngó sang hàng bên xem có gì hấp dẫn không, bên hàng thuốc sán lải, tôi thấy thằng Sáng, Thằng Nghiêm tọc quần ngồi, đang ăn trái chuối chấm thuốc, Bác Hồ ló đầu ra,Bác thuở còn trẻ chưa có râu trông nhỏ nhắn dễ thương, tôi ngó đi ngó lại một lúc thì thấy người bán thuốc khều dưới đít thằng Nghiêm kéo ra một nùi lải đũa, rồi anh dùng dao lam mổ con lải, thôi thì hàng hà lải kim trong bụng lải mẹ.

            -Bà con nhìn thấy tận mắt chưa, lải kim từ bụng lải mẹ chui ra. Các em ăn uống không rửa tay, trứng lải theo vào sản sinh trong bụng, bụng nổi gân xanh, ăn hoài không mập…ăn bao nhiêu là lải rút hết bấy nhiêu. Đừng có lo.Mỗi gói thuốc một đồng, mua hai gói tặng thêm một gói.. bảo đãm không hiệu nghiệm ra đây lấy tiền lại… lại một màn bà con cô bác quăng tiền ra mua thuốc…

            Thời khoảng thập niên 50, Gò Công rất hiền hòa,người đi chợ ít khi bị móc túi, chuyện cướp giựt hầu như không có.Chuyện úp hụi, giựt hụi họa hoằn mới có một vụ … gây xôn xao cả quận, thời đó Gò Công là Quận trực thuộc tỉnh Đinh Tường, Chỉ huy trưởng quân sự hinh như chức vụ là Tiểu Khu Trưởng là thiếu tá Chi,văn phòng làm việc là một dinh thự bên hông trường Nam cạnh dinh ông phó. Dinh tự nầy thời Đệ Nhất Cộng Hòa là Ty Công An, Thời Đệ Nhị Cộng Hòa là Trung Tâm Hành Quân, Ông Chi có người con gái là chị Xuân bạn học với chị tôi thời nội trú Gia Long nên tôi còn nhớ. Năm tôi học lớp ba vị chỉ huy là Đại úy Trần bá Di, ., lúc ở trại tù Hà Tây, có dịp vào khu F( khu nhốt Tướng) Ông Di biết tôi là dân Gò Công có hỏi thăm tôi về một vài gia đình cố cựu ở Gò Công như Ông Quản Huỳnh Đình Phát…

            Con đường từ nhà tôi lên tới chợ, tôi thuộc lòng cảnh vật hai bên đường, bên tay mặt là con kênh nước chảy hiền hòa lên tận khỏi trường Bà Phước, lúc tôi còn nhỏ, con đường từ bên hông trường Bà nối qua dinh ông phó chưa đắp, Con đường nầy được đắp năm tôi học lớp tư, trước trường Bà trở thành hồ nuôi cá phi, có cầu thủy tạ,hai bên cầu có hai cây dừa rũ bóng, có băng đá hoa kiểng thật đẹp, con đường mới đắp được trải đá, hai bên đường trồng mấy cây điệp tây.Những buổi đi học về tụi nhỏ thường tụ lại đây bắn kè, đa số là dân Xóm Me và xóm Cầu Huyện. Trước Pon ga  Lô thời đệ nhất Cộng Hòa là Ty Cảnh Sát ( Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, hai ty Cảnh Sát và Công An biệt lập), một hồ tắm xinh xắn có cẩn đá bốn bên nằm trước trường Nam tiểu học, Công viên có lối đi trải đá sỏi, có băng đá, có nhiều giỏ đựng rác được treo vào thân các cột đèn, có những thảm cỏ xanh có người canh giữ , tôi còn nhớ trên ve áo người canh giữ có mang 2 chữ CV. Người cắt cỏ dùng phảng đề cắt, tưới tắm chăm sóc cẩn thận, chiều chiều gió mát trăng thanh nhiều gia đình ra băng đá ngồi hóng gió, từ Hồ tắm lên tới phòng thông tin là khoảng trống trước ngôi nhà của Ông Cai Tổng Sáu (Nguyễn Văn Tân) Ông là con trai của Ông Đốc Phủ Nguyễn văn Hải ( Ông Hải đậu tú tài bên Tây), Vị Tỉnh trưởng người Việt đầu tiên ở Gò Công,nguyên ngôi nhà nầy  là nhà của Ông Lảnh Binh Huỳnh Công Tấn, Ông  nầy là thuộc hạ của Ngài Trương Công Định, vì sai lầm bị quở phạt nên bất mãn ra đầu Tây chỉ điểm nơi trú của Ngài Trương Công ở đám lá tối trời thuộc làng Gia Thuận, Cậu Hai Miên là con trai của Ông Tấn, một thanh niên văn võ song toàn, đậu tú tài bên Tây về không chịu làm quan, Ông đứng dưới đất hơi trở bộ là nhày lên nóc nhà dễ dàng, sống đời giang hồ, trọng nghĩa khinh tài, ngao du đây đó không hợp tác với Pháp,Tây tà lạng quạng chưa biết Cậu, tỏ vẽ nghêng ngang thường bị Cậu bộp tai, đá đít, duy Cậu chỉ có tật là hay để ý tới vợ đẹp của người khác, Sinh nghề tử nghiệp, ông quen lấy vợ người nên bị phục rượu đập chết…Thời giặc cờ đỏ, ngôi nhà nầy bị tịch thu, trưng dụng làm nhà văn hóa… Thuở nhỏ đi ngang qua ngôi nhà nầy tôi thường bước thật chậm để nhìn vào, , bao bọc quanh khuôn viên là hàng rào bằng đá xanh trên là song sắt uốn hoa văn, Cồng sắt hai cánh xe hơi chạy thong thả, trong sân nhởn nhơ mấy con chó berger cao bằng tôi màu lông sậm với hai tai cụp

, sát hàng rào mặt tiền là một hàng cây mai tứ quý mỗi cây cao gần 2 thước, Hông bên trái có trồng mấy cây ổi ô rô, lá ổi giống như lá ô rô trái nhỏ nhưng rất thơm, nghe đâu chính Ông Đốc Phủ khi du học bên Tây mang về, Ông mang giống cây Sơ Ry, cây ổi ô rô, cây tùng( Trồng trong nhà mồ, thời đệ nhị Cộng hòa trưng dụng làm Trung Tâm Tiếp vận). Ngoài nhà mồ Ông Đốc Phủ còn một miếng đất lớn là nhà vườn trồng cây ăn trái và một nhà thờ ba căn hai chái nền tam cấp cao ráo cất theo kiểu chữ công, Nhà vườn , nhà mồ đều có cất nhà nhỏ cho người giữ ở, Nhà vườn bị trưng dụng làm trại gia binh cho trung đoàn 12. Nhà thờ thì do Ông Hương Thân Bính là bà con chú bác với ông cai Tổng coi sóc thờ phượng, Cô Giáo Nhung là người thừa kế ngôi nhà thờ nầy.Nhà xe nằm bên mặt ngôi nhà, Ông cai Tổng, mỗi sáng Ông thường ngồi tiệm Lưu Sum. Có tài xế lái xe Huê Kỳ màu xanh bóng lộn… chở tới trước tiệm, cách nhà ông nếu đi bộ hút chưa tàn điếu thuốc.Thường Ông ngồi chung bàn với những vị có chức sắc, những người giàu có trong tỉnh như Ông Louis Đại Đồng, Ông Thôn Trưởng Nguyễn tấn Khoa, Ông cả Hạc, Thầy giáoMai…

            Tôi lên lớp nhì, tập vở của ngày khai trường do chị tôi dẫn đi mua ở tiệm Thuận Nguyên, có thiếu món gì tôi thường đến tiệm Chú Luc nằm trong căn thứ 3 dãy phố bên hông công viên trước phòng thông tin, căn bìa là tiệm may Văn Tươi, ông chủ tiệm may có dáng người phong lưu, chiều Ông mặc sọt trắng áo thung trắng xách vợt ra sân tennis của trường Nam tiểu học chơi banh với các vị chức sắc tòa hành chánh hay các thầy giáo dạy tại đây. Thứ năm, chúa nhật nghỉ học tôi vẫn thương theo mẹ đến chợ, không có gánh sơn đông nào qua dược mắt tôi, có ngày mẹ cho tôi 1$ 50 mua một khúc bánh mì cá mòi và thịt, xe bánh mì thịt của dì Tư trước sân tiệm may Hồng Yến, với tôi lúc bấy giờ bánh mì thịt ở đây là ngon nhất tỉnh, thỉnh thoảng tôi cũng nhờ mẹ tôi xin giúp cho một họp cá mòi không về nhà làm xe kéo. Buổi chiều thường qua sân nhà Ông Thôn Khoa chơi với con chú hai Kỳ nhỏ hơn tôi vài tuổi như Huỳnh Mai ,Phú,Quý, Hồng Lan, Mai tuổi tý, Phú tuổi dần, Lan tuổi tỵ, có Chín Ngọc là cháu của bà thôn học bên trường nữ trước tôi một lớp, tôi cũng chơi đánh tên( đánh đũa với Mai, với Chín, chơi bá quan , chơi kéo tàu mo, xung quanh nhà có trồng nhiều cây cao tây, tàu xệ hạ xuống làm ngựa kéo. Ông nội tôi vẫn thương dặn dò:

            -Mình con nhà nghèo, con qua nhà người ta chơi chớ có vào nhà, nhỡ nhà người ta mất tiền sẽ đổ ngờ cho con.

            Nội chỉ nói một lần mà tôi nhớ mãi, không bao giờ một mình tôi đi lên lầu, tôi chỉ chơi quanh quẩn dưới sân. Nhà cao cẳng rộng lớn, tôi thuộc từng vị trí cây cảnh trong vườn dù vườn thật rộng, nhà có nhiều cây ăn trái, phía sau nhà có 2 cây khế ngọt thật ngon, một cây me ngoài vườn và một cây me đậu phọng sau nhà, dừa trồng dọc theo mươn ranh đất, nhản và mận đầy sân, gần cổng ra vào có hai cây xoài thanh ca…ngoài vười có cây xoài tượng, mản cầu dai có vỏ màu tím, trái to chín ăn thật ngon ngọt, giống mãn cầu vỏ tím nầy tôi ít thấy bán ngoài chợ, mấy gốc sa bô chê đầy trái .tôi cũng được ăn nhiều lọai trái cây trong khuôn viên nhà nầy. Bên phải nhà tôi là nhà thờ của gia đình Ông Đốc Phủ Hải, nhà cất chữ Công, ba gian hai chái nền có tam cấp, tường xây hai mươi, Ông Hương Thân Bính coi sóc cơ ngơi nầy, nhà đã lớn mà đất xung quanh cũng rộng, nằm góc ngã ba đường, hai Bác muộn màng mới sinh được cháu gái tuổi thìn, bé Nhung thuở nhỏ vẫn thường qua lại chơi với gia đình tôi, tôi và Nhung chơi với nhau rất đằm thắm… cho tới khi vào trung học Nhung mới bớt qua nhà tôi.

            Năm tôi học đệ nhị, Mai học đệ tứ, hai đứa góp tiền mua cặp vợt vũ cầu, chiều chiều hai an hem chơi cầu trước sân nhà tôi, năm sau mai chuyển về trường Trưng Vương…để rồi hơn 30 mươi năm sau tôi mới được một lần nói chuyện qua phone với Mai

            Thời gian thoáng chốc, Mai bây giờ ở GA, Phú( Thiếu Qúy), Quý( hải quân), Lan ở CA, Nhung ở Chicago.

            Người Việt Nam vẫn thường ham thích đá banh, tôi cũng không qua thường lệ đó. Cháu nội Ông Thôn Khoa cạnh nhà tôi, các anh nầy lớn hơn tôi nhiều tuổi đang học ở Sài Gòn, mỗi khi nghỉ hè về Gò Công là sân rộng nhà Ông Thôn rất đông khách của các anh nầy đa số là cầu thủ . Anh Nguyễn TấnTâm con chú Ba Nam đứng góc trái, Anh Tâm sau nầy là cán sự phòng thí nghiệm làm việc tại Huế. Anh tử trận trong trận Mậu Thân đợt hai tại  Đức Hòa trong màu áo Biệt Động Quân, Anh Nguyễn TấnTrọng là con của chú Hai Kỳ, sau nầy là Thiếu Tá lái Si Núc, anh Trọng là thủ môn, bạn anh tôi còn nhớ có anh Tam Lang, sau nầy là tuyển thủ quốc gia, Anh Quý ( Nhà Thờ) lúc vào trại Mỹ Phước Tây tôi có gặp lại Anh Quý, Anh là Thiếu tá trưởng phòng 2 một tỉnh thuộc vùng 3,Anh Lê văn Hòa, sau nầy là giáo sư Pháp văn, Anh Xiếu, Anh Châu Chuột, Anh Mai Lang Xuân…Thuở đó tuần nào Gò Công cũng có tổ chức đá banh, mở màn thường là hai hội xã đá chân không, tôi còn nhớ xã Hòa Nghị có Anh Nhàn thủ môn rất được bọn trẻ tụi tôi ngưỡng mộ, ra sân anh mặc toàn đen, mang bao tay đen, Hội Vĩnh Lợi có anh Bé Ba , sau nầy vào tù có lúc tôi ở chung buồng với anh Bé Ba ở trại tù Hà Tây…. Nhất là thời Trung úy Tuệ làm quận trường, Chiều thứ bảy ông đến sân vận động bằng xe jeep, có ban quân nhạc dàn chào, sau khi chủ tọa lễ chào cờ xong Ông thay áo cầu thủ đứng trong hàng tiền đạo, Ông Tuệ rất được thanh niên Gò Công ngưỡng mộ ( Tới thời tôi mang 2 bông sao mà lon lá rẻ như bèo…).Những trận vào cửa có bán vé tôi thường xách giày cho các anh để được vào cửa miển phí… Thời đó đội tuyển AJS rất thường xuống Gò Công, Tôi còn nhớ có một trận Anh Rạng không đứng trong khung thành mà đứng vị trí hậu vệ,..Thường hội Gò Công đụng với các đội hạng A Sài Gòn thì phải tăng cường thêm 2 danh thủ gốc Gò Công là Anh Tư và Anh Quới, cộng thêm anh Tam Lang, Anh Vàng… nên cũng thường đá ngang ngửa…

            Nhà tôi ba căn kiểu chữ đinh, nhà dưới lợp lá nhà trên lợp ngói âm dương, ông nội ở ba căn nhà trên, cả gia đình tôi xúm xít ở nhà dưới với 2 bộ ván, 1 giường ngủ, 4 tủ quần áo, một tủ sách, một tủ thức ăn,, một bàn tròn nên rất chật chội khoảng trống đi lại từ nhà dưới xuống nhà bếp rất hẹp, lại thêm một bàn máy may của chị thứ hai. Mỗi buổi chiều ba tôi làm dầu… người lau chùi sạch sẽ từng cây đèn, đèn bóng nhỏ vặn lu để ngủ, đề mẹ bắt muổi., đèn lớn để học bài may vá hay ăn cơm, đèn con cóc( chai dầu chùi lư hiệu con sư tử, gắn một vòi xe đạp vào nút chai làm tim), cây đèn nầy dùng để nhóm bếp, ba tôi rất thứ tự với vật dụng trong nhà, cây đèn nào phải dùng đúng chức năng của nó. Buổi tối sau giờ cơm, anh tôi ngồi chấm bài , chị tôi ngồi học bài với tôi, có gì không hiểu tôi hỏi chị , thỉnh thoảng anh kèm chị học thêm pháp văn, xong giờ học, chi thứ hai thường mang tiểu thuyết ra đọc, thường là sách của Hồ Biểu Chánh, giọng chị ấm đọc vừa đủ cho cả nhà nghe, sách ở nhà cũng có mà sách mượn từ nhà thầy giáo Tốt cũng có. Những cốt chuyện tròn trịa, ân đền oán trả, gieo gió gặt bão… đã in sâu vào trí tôi từ tuổi còn thơ, sau nầy lớn lên tôi có dịp học với giãng khóa của Thầy Thanh Lãng,… thế hệ văn học biền ngẩu và văn chương đổi mới, một nhà văn đi giữa hai khuynh hướng đó là Hồ Biểu Chánh, Thầy bắt chúng tôi đọc hết sách của họ Hồ. Tôi dễ dàng vì những quyển truyện nầy còn in rõ trong trí tôi như Tiền Bac Bạc Tiền, Chúa Tàu Kim Quy. Ai Làm Được, Ngọn Cỏ Gió Đùa…Thường tôi ngủ trước khi chị Hai tôi đọc xong, tôi nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ bằng những nhân vật có tình có nghĩa rất rạch ròi.

            Với ngôi nhà nhỏ chứa nhiều người, với kiến thức đi dạy học của ông nội, của ba tôi… tôi học được nhiều bài học từ thuở ấu thơ, trời sinh tôi có trí nhớ khá tôt, nên những lời dặn dò dạy bảo hay là những câu chuyện không phải nói với tôi mà là sự trao đổi của người lớn trong nhà, của khách ông, của khách ba tôi, tôi không cố ý mà nó vẫn lọt vào tai, tôi không để ý tới, khi lớn lên đi vào quân đôi, đi vào tù… mỗi sự kiện xảy ra chung quanh tôi tôi trực nhớ lại tôi như nghe lại giọng nói của ông của ba tôi của khách về việc mà tôi gặp phải, tôi biết tự hào về cảnh nghèo mà cha mẹ cho con ăn học, tôi biết thương người nghèo khó, biết buồn trong cảnh chia ly, biết vui trong ngày đoàn tụ ..tâm tánh tôi ảnh hường rất nhiều bởi lứa tuổi cha ông …. Những người mà tôi sống cạnh kề từ thuở bé….

            Điều đáng tiếc là năm tôi học đệ thất ông nội tôi qua đời, tôi chưa học được nhiều ở ông, một thầy giáo với tuổi nghề 26 năm ra làm làng tới chức Hương Cả rồi Đại Hương Cả, ông thuộc môn phái Đạo văn Học Sĩ, chim kêu tiếng lạ ông bắt ấn niệm chú chim té ngã ngay, võ nghệ đủ sức chống đở ba bốn người, rành và mê hát, có tiền là bao dàn gánh hát bộ( bội), tự tay cầm chầu, con cũng mấy dòng.Ông thường kể cho tôi nghe người thầy của Ông muốn qua sông chỉ cần lật ngửa chiếc nón lá rồi đứng lên đó… Nón sẽ di chuyền như thuyền qua sông Riêng ba tôi thì hiền quá người chỉ để lại cái đức cho con cháu.

            Ngày qua tới đất hứa, con tôi đứa lớn 5 tuổi đứa nhỏ 10 tháng… Nhìn các thứ đồ chơi của các hội thiện nguyện mang tới cho… Tôi không khỏi không nhớ tới chiếc xe bằng họp cá mòi, tới em ve, chai Nhị Thiên Đường hết dầu cắt giấy làm áo , tới hình tac  dăng….mà thấy ngậm ngùi cho người dân nhược tiểu, sống và lớn lên trong cảnh khói đạn mịt trời.

            Buông cây viết, tôi học cầm súng, học cách giết người, buông cây súng tôi vào tù gở trên 8 cuốn lịch… Cuộc đời thoáng chốc như gió thoảng như mây bay, ngó qua ngó lại tóc đã sương pha, thằng bé kéo chiếc xe bằng họp cá mòi năm xưa bây giờ đã đáo tuế… Nhiều đêm mất ngủ nhớ Gò Công da diết, nhớ Huỳnh Mai, nhớ Phú Qúy, nhớ Hồng Lan, Nhớ bé Nhung…

Chừng nào mới về lại Gò Công? Bao nhiêu kỷ niệm sẽ được khơi lại, giọt nước mắt đoàn viên sẽ chảy khi cờ máu không còn trên đất nước… Thế hệ sinh thập niên 40  có tội tình gì mà phải chịu quá nhiều truân chuyên… Tuổi thơ  tôi mất tôi biết đòi ai đậy?

            Viết tại Kỳ Đà động Mùa Giáng Sinh 06

 

                        THỦY  LAN  VY

 

                       

 

 

 

Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
HongLan
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 12/Jan/2014
Đến từ: Switzerland
Thành viên: OffLine
Số bài: 170
Quote HongLan Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2014 lúc 9:15am


ĐẬM ĐÀ HƯƠNG QUÊ
*




- Sao con không lấy nón lá của chị con đội cho mát? Trời nắng nóng quá mà con! Chai nước mưa mẹ châm đầy liệu có đủ uống không con? Uống xong nhớ để ly chai vào bao ny lon cho sạch nha con…

Mẹ vẫn luôn ngọt ngào, vẫn đôi mắt trìu mến nhìn tôi, với mẹ tôi vẫn là thằng con trai út bé bỏng của thuở nào...

- Được rồi mẹ, đi lao động bây giờ bụng no là quá sướng rồi… Tám năm trong tù con đã quen rồi mẹ., vào nghỉ đi mẹ!

Tôi được giặc thả về đã gần tròn năm, những người tù được thả ra từ các trại tù miền Bắc thường về địa phương không bị quản chế, riệng đất Gò Công nầy, có lẽ tại vì trước năm 1975, là tỉnh đứng đầu trong việc bình định an ninh trên toàn quốc, nên khi giặc về, mọi oán thù đều đè nặng trên đầu trên cổ người của chế độ Sài Gòn.Nên tù Nam tù Bắc gì cũng quản chế hết... Ít nhất cũng phải hơn năm.

Trong thời gian quản chế, thỉnh thoảng trong tuần, trong tháng tôi vẫn thường bị công an khu vực gọi đi lao động, khi thì cạo cờ, những lá cờ vàng được sơn bằng sơn Mỹ trên những bức tường, trên những thân cây to, trên nóc công sở, theo năm tháng vẫn còn rõ nét vì sơn Mỹ quá tốt. khi thì đi đập phá miếu thờ Ông Quan Công, vì trong miếu có bàn thờ Ông Lãnh binh Tấn, những ngày gần tết đi quét dọn lau chùi các công sở, đi làm thủy lợi… Bất cứ công việc gì cần là có mặt đám tù cải tạo quản chế, lần nầy đi đấp sông, con kênh nằm cuối đường từ xóm Cầu Tàu ra, được quy hoạch phóng đường nên thị xã quy tụ một lực lượng hùng hậu, ngoài tù cải tạo quản chế, mỗi nhà góp một công trong việc đấp đường nầy, con kinh dù hẹp nhưng đang thông giòng nước, lượng công nhân dù đông, chia ra làm nhiều dây, móc đất sình từ phía gần bờ chuyền tay nhau rồng rắn mấy chục người một dây, cục đất ra tới tay người cuối chỉ còn bằng cái bánh bao…nên kết quả …

Đã hơn mười ngày, với lực lượng đông như vậy, con đường ngăn nước đã gần hình thành, chỉ còn khoảng 2 thước nữa là con đường liền mặt, và chiều nay là buổi chiều quyết định.

Nhìn con đường ngăn nước được đấp bằng sình, với hàng cọc bằng cây đước đóng lưa thưa, cột được dựng bằng tay, trông rất lỏng lẻo, mấy anh em cải tạo chúng tôi chỉ biết lắc đầu trước việc làm của các đỉnh cao trí tuệ thị xã.

Tôi đạp xe trở lại hiện trường sau 2 tiếng nghỉ xả hơi về nhà ăn cơm. Gửi xe đạp ở nhà chị Loan, người đẹp Cầu Tàu năm xưa, tôi lửng thửng bước đi về hướng bờ sông, gặp Anh Hậu, nguyên chi khu trưởng quận Hòa Bình, Anh Có, thiếu tá phòng 1 sư đoàn 7, chị Rết, trung úy quân đoàn 2 …đã có mặt dước gốc cây bần bên bờ sông, đây là những người cũ quen biết chung phường 2 với tôi, vẫn thường đi lao động chung với nhau…

Những ai có tiền hay có quen biết, thường thường không phải đi lao động loại bất thường nầy, mình nghèo quá đành phải dang nắng vọc sình thôi.

- Ê, chiều nay, buổi chiều cuối của công trình nầy, để coi, con bờ sình nầy sẽ bể nát… Còn khoảng 2 thước, áp suất nước càng mạnh mà đấp bằng sình thì….

Anh Hậu cười lớn mà không nói tiếp

- Ê chút xong về ghé nhà thằng Hiệp ăn bánh vá, nó mời tụi mình hôm qua.

Anh Hậu vừa nói vừa nhìn mọi người, Anh Hiệp nguyên là sĩ quan thanh tra của tiểu khu Gò Công.

Trời nắng chang chang, bờ sình hắt hơi nóng lên thật khó chịu, dây chuyền sình của phường 2 phía bên nầy bờ sông, có tất cả hơn mười dây, mỗi dây khoảng trên 30 người, chuyền từng nắm sình hướng về 2 thước còn lại, tôi đứng cuối dây nên nhìn thật rõ, nước bắt đầu xoáy mạnh khi khoảng trống càng hẹp lại. Tiếng cổ động của ban chỉ đạo thị xã oang  oang bên tai, qua mấy cái loa phóng thanh treo trên mấy cây bần, tiếng cười đùa của những người lao động  tạo nên một không khí ồn ào, bởi làm chuyện không có tiền công, nên mọi người đều làm cho có, làm chiếu lệ, tạo dịp cười giỡn nhiều hơn là chuyền sình, tôi với anh Hậu, anh Có, chị Rết đứng cuối dây luôn râm rang chuyện trò, nhắc chuyện bạn bè năm xưa…

Ầm, một âm thanh khá lớn, hàng cây cọc và dãy đất sình trôi bung theo dòng nước…

Tiếng cười, tiếng la, tiếng bước chân lội bì bõm trên sình, hai hình ảnh trái ngược, mặt ban chỉ huy giống như cái bánh bao chiều, mặt mày anh chị em lao động vui ra thấy rõ…

Tôi với Anh Hậu, Anh Có quẹo xe đạp vào hướng nhà đèn, nhà anh Hiệp cất nửa trên đất, nửa trên sông nên rất mát mẻ, bước vào nhà tôi thấy có Anh Hên, nguyên tiểu đội trưởng quân cảnh tư pháp tiểu khu Gò Công, sau màn chào hỏi, chúng tôi quay quần cùng ngồi trên chiếc bàn tròn, kê sát vách đóng bằng lưới B40, bên ngoài sông nước đang lớn, dòng nước lặng lờ với chút sóng nhẹ, lơ thơ vài cây thủy liễu( bần), lá cành đong đưa theo gió ... mát mẻ làm sao.!

Ba anh Hiệp từng là đại tá thị trưởng một thị xã miền trung, Đại Tá Mãi nhờ đau cột sống được giặc tha về sớm từ trại Nam Hà, cũng đang ở chung với anh, Bác chỉ nằm trên giường, có khách tới thăm bác vui lắm, tôi vẫn thường trò chuyện với Bác… Thường Bác nhắc chuyện ngày xưa với nhiều tiếc nuối.  Bác rất thích tôi vì dù chênh tuổi tác nhưng cùng chung trại tù Nam Hà, có nhiều chuyện nhắc nhớ thời trong lao nhục. Những kỷ niệm rất khó quên trong đời.

Anh Hiệp có người vợ đảm đang, Chị ba Phích, chị mua chui bán nhủi rất khá, nên cưu mang luôn cả gia đình, Anh Hiệp có số sống nhờ cung thê, nên thường ngày chẳng phải làm gì hết, cách vài ngày lại tổ chức tiệc tùng mời bạn bè ăn nhậu. Đi lao động anh đóng tiền, người cũ người mới gì anh đều chơi, anh thường nói:

- Mình như cá trên thớt, sống trong tay sinh sát của tụi nó, không cho đám công an khu vực ăn nhậu, tụi nó làm khó dễ mất công phiền phức ...

Gió từ sông thổi lòn qua song lưới, dòng kênh nước chảy lững lờ, thỉnh thoảng có chiếc thuyền tam bản chở củi, chiếc ghe câu của chú Tám bờ Kinh lênh đênh giữa dòng…

Bụng đói, gió mát thổi lòn song, nhìn tô bún trắng nõn, dĩa bánh vá vàng ươm, dĩa rau sống xanh tươi, màu vàng đậm của khế chua, màu trắng xanh của dưa leo bầm, tô nước mắm ớt với những múi chanh, ớt đỏ tỏi trắng lượn lờ, tôi chép miệng nuốt nước miếng .. Thời mạt vận quen ăn rau cỏ, thấy thịt cá ai không khỏi thèm…

- Mời anh em cầm đũa, hôm nay năm anh em mình ăn bánh vá quê hương.. Tôi dô trước một ly, rồi bắt đầu xoay vòng nha...

Anh Hiệp nói xong uống cạn một ly rượu thuốc ngon lành.

- Bánh vá nầy bà xã đặt chiên, nên nhân bánh đặc biệt có cua lột, có óc heo…

Tôi gấp đũa bún, mấy cọng rau, giá, dưa khế, gắp 1 cái bánh vá, dùng tay xé ra làm nhiều miếng, chan mấy muổng nước mắm ớt… từ ngày ở tù về hơn năm, hôm nay lần đầu mới được ăn lại bánh vá quê hương, bột dòn xốp, tôm thịt gan heo ngọt ngào, óc heo béo ngậy, nhất là thịt cua lột, nó ngon béo làm sao! Cay của ớt, chua của khế, thơm của rau… tôi làm tiếp chén thứ hai… chỗ thân tình đâu cần chi giữ kẻ. Ly rượu thuốc xây vòng từ từ tới, vừa ăn xong chén bún, dô một ly rượu thuốc nó ngon làm sao…

- Ê, cái thằng Hai A đảng ủy gì đó, hai cái bàn chân nó nhỏ xíu mà sao hồi đó mình đi hành quân không bắt được nó, chân cẳng gì giống như bàn chân con nít, mà sao nó chạy giỏi quá?!

- Nhờ chạy giỏi bây giờ nó mới ngang tàng, phách lối.. Mẹ!

Tiếng anh Hậu gợi chuyện và Anh Cò Hên trả lời

Hai A người của đảng ủy thị xã Gò Công, chỉ huy công trình đấp kênh hôm nay, tên nầy có nhiều mặc cảm với người của chế độ cũ, luôn hạch sách và làm khó dễ khi có điều kiện, sau mấy năm làm việc bây giờ thân hình mập phì, áo quần bảnh bao, tuy có đôi bàn chân dị tật bẩm sinh, đôi săn đal nhỏ nhắn như của em bé lên năm, thế mà vẫn chịu được thân hình trên 60 kílô của Hai A

- Thôi bỏ qua chuyện đó đi, ở đây tai vách mạch dừng, mình nói chuyện khác cho vui đi!

Tiếng của Anh Hiệp chủ nhà.

-Lần lao động nầy sao không thấy Anh Sự?
Anh Có thắc mắc

Anh Sự cùng khóa 16 Võ Bị với Anh Hậu. Anh Sự nguyên là chi khu trưởng quận Hòa Tân. Mẹ anh là chủ chảo bánh vá nổi tiếng Gò Công, là truyền nhân của lò bánh vá chợ Giồng (quận Hòa Đồng), loại bánh chiên nổi tiếng có mặt đầu tiên tại tỉnh Gò Công, nghề nào cũng vậy, phải có một chút bí quyết mới có được cái ngon đặc biệt của nó, người ngoài có bắt chước cũng không thể so bì được, bánh vá của gia đình Anh Sự ngon là nhờ có bí quyết riêng.

- Thằng Sự nó ít đi đâu lắm, có lẽ nó đóng tiền nên mới nằm nhà an toàn, chứ dễ gì công an khu vực tha cho nó. À nầy, mấy anh là dân Gò Công chánh gốc, tui chỉ là rể Gò Công nên không biết rành về nguồn gốc cái bánh vá nầy.
Anh Hậu tiếp

- Mỏng  rành chuyện Gò Công, nói nghe chơi cho vui.

Sở dĩ anh Hậu nói như vậy là vì tôi sinh quán, học hành và lớn lên tại Gò Công. Tôi có thể biết được nhiều chuyện về Gò Công qua những câu chuyện giữa Ông Nội và Ba tôi, nhưng cũng có rất nhiều cái thuộc thế hệ trước mình không thể nào biết được, nếu không có người trong cuộc kể cho biết. Người Gò Công, người tỉnh khác đến chơi, ai ăn qua bánh vá bún cũng đều khen ngon, nhưng chẳng có mấy ai muốn tìm hiểu cái bánh vá nầy đến từ đâu, ai là người mang nó du nhập vào Gò Công, thường người ta chỉ nhìn cách chiên bánh, vật liệu chiên bánh, để có dịp thực hành, làm phong phú thêm thực đơn gia đình. Cũng có nhiều tác giả đã viết nhiều bài về đề tài bánh vá, nhưng nội dung thường chỉ tả cách làm bánh và cách ăn, cũng như vật liệu làm bánh mà chưa có tác giả nào đề cập tới nguồn gốc cái bánh vá Gò Công.
Tôi có nhiều duyên may, sống trong một gia đình giáo chức, có lối giáo dục người nhỏ bắt chước người lớn… Lễ nghĩa ở đời tôi nhìn cách hành sử của Ông Nội của Ba tôi mà bắt chước làm theo. Nhìn anh chị học hành tôi bắt chước học theo, gia đình tôi không khe khắc trong việc theo dõi sự học hành của anh em tôi. Ba tôi và Ông nội thuở sinh tiền vẫn thường đàm đạo, nhắc lại chuyện xưa tích cũ, khen tặng gương trung hiếu, khích bác lũ nịnh gian… Tôi lẩn quẩn trong nhà nên được nghe và nhờ có chút trí nhớ tốt nên tôi ảnh hưởng rất nhiều… Chuyện bánh vá tôi nhớ tới Anh Sự, người tự nhận mình lớn lên, nên người, bên chảo mỡ bánh vá, anh là người Gò Công, ra đời làm quận trưởng tại Gò Công, một điều anh vẫn thường hãnh diện.

Thuở trung học, tôi học chung với Tuyết Nga, em gái của anh. Ở Gò Công thường mỗi người ngoài tên cha mẹ đặt còn kèm theo một ngoại hiệu do bạn bè, chòm xóm gán ghép cho. Chẵng qua là vì tên thứ, tên trùng nhiều người nên phải kèm ngoại hiệu cho dễ phân biệt. Ngoại hiệu có thể từ hình dáng bên ngoài như Sang quắn, Nhựt què…, từ ngành nghề, như Chị Loan mắm lóc, vì chị có người mẹ bán mắm ngoài chợ, anh Minh bánh bàn, chị Kiều bánh ích… Vì gia đình như Chị Nguyệt Cò Mi Linh vì chị là con Ông Cò Mi Linh, Dung Ba Nữa vì Dung là con gái thầy Ba Nữa, tên thứ thì Năm lửa, Hai néo, Sáu lèo…,dĩ nhiên Tuyết Nga không qua ngoại lệ đó, cô nầy bị bạn bè gọi là Nga bánh vá, nghe goi là cô phản ứng ngay, cô chửi thôi… tắt bếp! Chính vì hay chửi, ghét ai gọi ngoại hiệu nên Nga cứ bị gọi hoài. Ngày tôi còn đi học, tên tôi có lót chữ Kỳ, bạn bè trong lớp ít có trò nào gọi đúng tên tôi, ê Kỳ Đà cho tao mượn cây thước, ê Kỳ nhông cho tao mượn cục gom… Tôi vẫn tự nhiên như là tên thật của tôi, không bao giờ tỏ vẻ khó chịu, nên dần dần tôi trở lại với chính tên tôi trong khai sinh.

Với 2 chén bún bánh vá, qua 5 vòng xây tua… Rượu đế Bình Ân ngâm chuối hột chín phơi khô, rượu có nồng độ cao uống mau bốc, tiếng cười nói trong bàn râm rang, bé Phi con gái anh Hiệp lại mang thêm một dĩa khô hắc cấy nướng vàng đập mềm với một dĩa nước mắm me dầm ớt trông thật hấp dẫn…

- Ê Mỏng, biết gì về bánh vá nói nghe chơi Mỏng! Chú có ăn nhiều cũng không mập được đâu.

Anh Cò Hên cười cười nhìn tôi

- Dạ thì cũng biết chút chút… Tôi có được duyên may nghe Anh Sự kể về chuyện bánh vá của gia đình anh.
    
- Ê, làm một ly cho ấm lòng đi rồi kể.

Anh  Có rót đầy một ly trao cho tôi. Đánh khà một  tiếng tay xe điếu thuốc rê, mồi lửa, nhả một hơi khói dài tôi bắt đầu lấy giọng.
   
- Người Gò Công vẫn thường hãnh diện với món bánh vá, người ta chỉ biết đến chợ Gò Công, cánh chợ hướng đông vào gần cuối chợ, chảo chiên bánh vá đặt ngay trên mặt gạch nền chợ. Một cái bàn hình chữ nhựt chân thấp để vật liệu chiên bánh. Khách hàng có thể mua bánh dễ dàng, muốn ngon hơn thì mua sẵn vật liệu như gan heo, thịt nạc, nấm rơm, có khi cua lột, tôm càng, óc heo… đến chỉ nhờ chiên thì bánh vá sẽ ngon hơn nhiều, thành ra cái bánh vá nào bột cũng như nhau, tùy giá tiền mà nhân bánh khác nhau, ngon dở là ở chỗ...tiền...

Anh Sự khẳng định tên bánh là bánh vá chứ không phải là giá (Cây giá ươm từ đậu xanh), vì bánh được đổ bằng cái vá, cái vá nầy có lòng vá sâu hơn vá múc canh thường. Người ta giải thích vì bánh có nhân là giá nên gọi là bánh giá. Thế thì bánh xèo cũng có nhân là giá mà sao không gọi? Trong nhân bánh vá có nấm sao không gọi là bánh nấm, bánh tôm, bánh gan…??

- Bà Nguyễn Thị Luốc, người dân còn gọi là Bà Tư bánh vá là vợ của Ông Hương Nhạc Trần văn Tồi gốc người Ba Dừa Tỉnh Mỹ Tho, vì sinh kế chuyển về sống ở Chợ Gạo khoảng năm 1916 thời thế chiến thứ nhất đang ì xèo dữ dội, sinh sống bằng nghề chiên bánh vá, sau đó chuyển về chợ Giồng Ông Huê đâu khoảng thập niên ba mươi. Bà Tư bánh vá có 2 người con, một gái là Trần Thị Vinh, một trai là Nguyễn văn Tại, bà Tư chiên bán bánh vá tại chợ giồng Ông Huê, cô con gái theo phụ Mẹ. Năm 17 tuồi, Trần Thị Vinh lên xe hoa với chồng là Nguyễn Duy Hải. Xe hoa không đưa cô dâu về nhà chồng quê ở Vĩnh Hựu mà giữ cô dâu tại nhà vì bắt rể.
   
Nên tuy lập gia đình nhưng Bà Vinh vẫn theo phụ Mẹ bán bánh vá… Lần lượt Anh Thế rồi Anh Sự ra đời. Những bước đi lẩm đẩm của hai anh nầy cũng lòng vòng quanh chảo mỡ bánh vá. Bánh vá Vĩnh Lợi tiếng đồn xa, thuở ấy có nhiều gánh hát nhỏ về xã, đêm quay cót quanh chợ bán vé diễn tuồng, mấy anh hề trong lúc diễu cương đều có nhắc tới chuyện bánh vá Vĩnh Lợi, ăn quá ngon quá đã. ..
   
Đây là khoảng thời gian nhiểu nhương của đất nước, Cộng Sản quốc tế lợi dụng lòng yêu nước của người Việt Nam lập ra mặt trận Việt Minh (Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Minh). Với tầm vong gậy gộc, những người yêu nước, phải đi đầu, chết thay cho bọn lảnh đạo núp trong chốn an toàn. Năm 1945 Việt Minh đánh đồn lính (vị trí sau nầy là dinh quận). Trong đồn có mặt Ông Cai Tổng Ngữ, coi như chức sắc khá cao của tỉnh, lực lượng Việt Minh quá yếu chỉ cốt đánh gây tiếng vang. Chúng đốt phá một góc làng, rồi bỏ chạy. Nhà bà Tư bánh vá cháy rụi, cả nhà phải nương náu mấy nhà quen. Người con trai bà Tư cưới con gái Ông Tam Hưng (Chủ xe đò Mỹ Tho Chợ Giồng.)
   
Lúc bấy giờ Chú Hải đang đi lính gạc ở Gò Công .. Đó là khoảng năm 1947. Cùng thời bấy giờ có Cai Nhung rồi Đội Nhung đang làm ở Đơ dèm bua rô, đội Nhung sau nầy là Đại Úy Nhung người đi trong chiếc thiết giáp định mệnh từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu trong ngày 2-11 năm 1963. Bà Vinh dẫn con theo chồng về Gò Công ở trong trại lính (sau nầy trại lính được gọi là trại gia binh). Trại lính gạc lúc bấy giờ nằm trên con đường trước mặt dinh tỉnh trưởng phía đối diện, đi từ bờ sông về hướng nhà thờ thì đụng miếu tiên sư trước, tới một miếng đất trống (sau nầy xây trường Trung Học Gò Công). Trại lính đồi diện với tòa án, sau nầy trai lính trở thành trung tâm cải huấn, nơi nhốt tù binh Cộng Sản. Để kiếm tiền sinh sống, bà Vinh tiếp tục hành nghề của Mẹ, chiên bánh vá bán tại chợ Gò Công. Như vậy bánh vá có mặt ở Gò Công vào khoảng năm Đinh Hợi 1947. Tỉnh Gò Công bắt đầu có hai chảo mỡ bánh vá, một đầu tiên ở Chợ Giồng, và một ở chợ Gò Công. Bánh vá ngon nhờ nhiều yếu tố. Bột dậy, nhưn tươi, để có được đồng tiền lời, cả gia đình phải qua nhiều công đoạn khá vất vả, sau khi tan chợ về, sắp xếp vật liệu đâu ra đó… Chiều xuống, cho gạo vô chậu ngâm nước tới 3 giờ sáng đem gạo xay thành bột, gạo ngâm khoảng 8 tiếng đồng hồ, gạo vừa nở, vừa chớm lên men, nên khi chiên, bột sẽ xốp và dòn. Đặc biệt bánh vá bà Vinh chỉ chiên bằng mỡ heo quay. Mở nầy chú Hải mỗi sáng đi thu gom ở các lò heo quay, nếu thiếu mới dùng thêm mỡ heo tươi. Ngoài bột gạo có pha thêm bột đậu nành, mà muốn biết tỷ lệ pha chế bao nhiêu thì mổi năm cứ đến ngày 30 tháng 2 tây mang 2 con cọp quay đến nhà Anh Sự cúng tổ sẽ được chỉ dẫn tận tình...
(Đã bí quyết thì ai truyển cho mà học)

- Thằng Mỏng nầy dốc hết biết, tháng hai làm gì có 30 tây?!
Tiếng Cò Hên càm ràm…

- Ờ, thì trong nghề nghiệp, ai cũng có bí quyết giữ riêng làm của gia bảo, tôi lựa ngày 30 là có ý cho biết bí quyết nầy khó được truyền lại..

Sau nầy cạnh bà Vinh có thêm bà Hai Chuối, bà là mẹ của Anh Tư nước đá. Sau nầy Anh Tư lên Sài Gòn, trở thành tuyển thủ quốc gia trong môn đá banh với danh hiệu là mũi tên vàng (Một thời hai anh Tư và Quới làm nổi tiếng dân Gò Công trong bộ môn đá banh). Bánh vá của bà Hai Chuối không ngon bằng của bà Vinh, vì bà Hai chiên bằng dầu, cũng như công thức copy không hoàn toàn giống như chánh bản...
   
Sau nầy trong Tăng Hòa (Chợ Cửa Khâu) Cũng có chảo dầu bánh vá, không biết của ai, nhiều người ăn cũng khen ngon.
   
Hai lít rượu mít ngâm chỉ còn lại một ly cuối cũng là vòng chót của tôi. Anh Hiệp chủ nhà con mắt gần như muốn nhắm. Anh Hậu mặt đỏ như Quan Công. Cò Hên thì ca ử ử bản Tỏ Tình Trong Đêm...
          
- Ba mua thêm rượu nữa không ba?
Tiếng bé Phi ngọt ngào hỏi Anh Hiệp. Anh Hiệp đang lim dim bỗng giựt mình

- Con dẫn ba vô buống đi ngũ.. Ba hết chịu nổi rồi con ơi ...

Tiếng Anh Hiệp nhừa nhựa kéo dài…



Bây giờ trên đất tạm dung ngồi viết lại mấy dòng nầy, lòng tôi thương nhớ quá.. Gò Công quê hương còn đó.. Anh chị tôi còn đó, mà cờ đỏ cũng còn đó, nên đành thương đành nhớ.. Buồn nhớ chuyện năm xưa, gọi phone nhắc nhở chuyện quê nhà với một vài người bạn đó là niềm vui cuối tuần của tôi.
   
Lúc tôi mới thả về, chị tôi có mua cho tôi một cái bánh vá của cô Lan, cô em gái của Tuyết Nga, kế thừa nghiệp mẹ, nhưng nơi chiên bánh không còn đặt ở vị trí cũ, chảo mỡ cũng teo nhỏ lại, chỉ bằng phân nửa chảo mỡ năm xưa. Cái bánh cũng nhỏ đi nhiều, dĩ nhiên gan ruột chỉ là những miếng thịt mỏng như lưỡi lam, con tôm thì đang tuổi vị thành niên. Với một cái bánh vá, chị mua cho một ký bún, cái bánh vá nhỏ xíu, hòa trộn với một kí bún, lực lượng hai bên không cân xứng. Kệ! Tôi ra sau vườn hái ít lá quế. Chén nước mắm ớt, lẽ ra phải có dưa leo bầm, cải xà lách với vài loại rau thơm cắt mỏng với ít giá sống, nhưng mà thôi, như vầy cũng quý rồi… Tôi ngồi ăn mà nhớ tới chảo mỡ năm xưa.. Nhớ đến Chị Lắm lúc đó chị học trước tôi 4 lớp, chị mặc áo trắng, da chị trắng, mặt chị đẹp, bên chảo mỡ bốc khói, trên vĩ, bánh vá vàng ươm, cô nữ sinh duyên dáng nầy đã có biết bao cây si đem trồng trước chảo mỡ… Nhưng mà có cây nào mà chịu nỗi với độ nóng trên 100 độ của mỡ đang sôi? Gò Công có những ngày trời mưa liên tiếp, lò chiên chụm bằng củi, củi ướt khói mịt mờ, nhìn hình ảnh chị Lắm mặt tươi như ngọc. Hai con mắt đỏ ửng, nước mắt rưng rưng vì khói cay, ngồi trong làn khói mỏng.. Một hình ảnh đẹp dễ làm tôi liên tưởng đến truyện kiếm hiệp của Kim Dung, người đẹp Tiểu Long Nữ luyện kiếm tỏa nhiệt bốc lên thành khói trong đêm trăng mờ ảo, chắc cũng đẹp như vầy thôi. Tôi ăn hết tô bún rồi mà miệng vẫn còn thèm và có cảm giác như … chưa ăn! Giá mà có được một ly cà phê tráng miệng…
   
Đã qua rồi cái thời sống trong tay giặc. Đất tạm dung đầy đủ quá, nhưng kỷ niệm ai giúp giùm tôi mang theo. Con đường Gò Công, con đường Sài Gòn... Tôi còn nhớ như in trong dạ. Về bánh vá Gò Công tôi còn nhớ 4 câu thơ

Buổi sáng chợ đông chão mỡ sôi
Thơm lừng bánh vá khách quanh ngồi
Mắm pha chanh ớt rau tươi rói
Ngon quá nhờ em miệng khéo cười
(Trích trong bài "Gò Công Thương Nhớ" thơ của TLT)

Bên Ca Li, hàng năm tới ngày giổ bà Vinh, Anh Sự cũng có mời thân tình đồng hương tới dự. Món chánh vẫn là bánh vá bún rau thơm. Anh Sự cho biết dù chính người trong nhà chiên nhưng bánh vá vẫn không ngon bằng bánh năm xưa, vì bột gạo mua làm sẵn, bột xay từ gạo ngâm có chút lên men bột mới xốp dòn được. Còn xay bột, cũng làm được nhưng cực quá vì xay bằng máy xay tiêu, máy  xay trái cây. Ở đây làm sao tìm được con tôm đất ruộng còn nhảy soi sói, khi tôm chín thịt ngọt ngào khó tả.. Làm sao tìm được nấm rơm búp vừa mới rời gốc rạ.. Đừng nói chi đến con tôm càng xanh để trong rổ, chân tôm càng còn bún tanh tách.. Con cua lột lót cỏ non, nằm mềm mại, ngo ngoe nhẹ nhàng mấy cái que..…
   
Thôi thì nhìn thấy bánh vá như thấy Gò Công. Bên nầy Houston tôi làm gì được nhìn thấy cái BÁNH  VÁ... Chưa có tiệm ăn nhà hàng nào ở đây bán món ăn nầy.
   
Hai món tuyệt chiêu của Gò công đều không thấy bán ở Mỹ là mắm tôm chà và Bánh Vá

Viết tại Kỳ Đà Động. Quý Thu 2008
(Viết để tặng giai nhân tài tử từng ăn bánh vá Gò Công)


THỦY  LAN  VY
(Trích trong Mây Trắng Chiều Hôm)

   
[


Chỉnh sửa lại bởi HongLan - 16/Apr/2014 lúc 10:59am
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.113 seconds.