Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Aug/2018 lúc 6:33am

Thường Xuyên Chịu Công Kích, Vì Sao Nước Mỹ Có Thể "Dửng Dưng Như Không"?


Mỗi thành phố, mỗi quốc gia đều mang trong mình một tiến trình lịch sử, có trải nghiệm, có thăng trầm. Mỗi địa danh cũng tạc vào lịch sử ấy tên tuổi và dấu tích của mình, trở thành “chứng nhân” cho xã hội tương lai, con người tương lai.
Thấu hiểu điều đó, với xuất phát điểm là trân quý tất cả những điều tốt đẹp của văn minh nhân loại, chuyên mục “Nhìn ra thế giới” hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc sự lạc quan và tin tưởng vào những giá trị nhân văn đang hiện hữu tại những miền đất khác nhau trên thế giới. Và nếu sự phát triển của xã hội giống như một vở kịch chưa có hồi kết, thì chúng ta hãy cùng nhau diễn tấu trọn vẹn vai diễn lịch sử của mình!
***
Chính phủ Mỹ bị hầu hết các lực lượng trên thế giới chỉ trích và phê bình về đủ phương diện. Đến cả người dân trong nước cũng không tiếc lời mắng nhiếc, có vấn đề gì không hài lòng liền tiến hành biểu tình phản đối…

Mỹ chẳng có chút “uy nghiêm” nào của một cường quốc?

Trên diễn đàn Kdnet, tác giả có nickname là 5fivesticks đã đăng tải một bài viết có tiêu đề “Vì sao người Mỹ không yêu cầu người khác ‘tôn trọng’?” với nội dung như sau (bài viết đã được tóm lược):

Mỹ có lẽ là quốc gia phải chịu nhiều công kích nhất trên thế giới, ai mà tâm trạng không tốt đều có thể thuận miệng mắng nhiếc nước Mỹ vài câu mà không cần phải lo lắng sẽ phải gánh chịu hậu quả gì. Trên các kênh truyền thông khắp thế giới đều xuất hiện rất nhiều những lời xúc phạm như nước Mỹ tà ác, nước Mỹ hủ bại, nước Mỹ địa ngục, nước Mỹ giả tạo…. Thậm chí còn có nước còn đe dọa sẽ dùng vũ khí hạt nhân để phá hủy nước Mỹ. Thế nhưng đổi lại, chính phủ Mỹ tựa như không có phản ứng gì. 

Chính phủ Mỹ cũng thường xuyên bị các lực lượng trên toàn thế giới chỉ trích và phê bình về đủ phương diện. Đến người dân trong nước cũng không tiếc lời mắng nhiếc, có vấn đề gì không hài lòng liền tiến hành biểu tình phản đối. Thậm chí, một nghệ thuật gia Mỹ còn làm bức tượng Tổng thống Trump khỏa thân mang xuống đường diễu hành nhằm làm nhục và chế giễu ông. Thế nhưng, trong tình huống đó, ông Trump không hề có phản ứng đặc biệt gì.

Mỹ có lẽ là quốc gia phải chịu nhiều công kích nhất trên thế giới. (Ảnh: Flickr)

Khách quan mà nói, nước Mỹ có ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự và kinh tế. Họ có một kho vũ khí khổng lồ đủ sức tiêu diệt cả địa cầu. Như vậy, người Mỹ hoàn toàn có “uy lực của nước lớn” và giả như có ai đó “phạm phải tôn nghiêm của nước lớn, nhất định phải bị trừng phạt thích đáng”?

Nhưng trên thực tế Mỹ không hành động theo cách thức này. Dù có ưu thế tuyệt đối của một cường quốc, họ vẫn đàm phán và hiệp thương với toàn thế giới. Nước nào mà mắng nhiếc nhiều nhất, thì Mỹ lại càng tìm cách để đàm thoại hòa bình nhiều nhất, thậm chí còn tiến hành đàm phán điều khoản, nhượng bộ và cam kết với các bộ tộc nhỏ. Nếu xét vấn đề theo cách thông thường, có thể nói rằng, uy tín của Mỹ đã hoàn toàn biến mất. Họ chẳng có một chút “uy nghiêm” nào của một cường quốc!

Vậy, vì sao người Mỹ không yêu cầu người khác “tôn trọng”?
Chính vì người Mỹ hoàn toàn vô cảm với việc người khác có “tôn trọng” họ hay không, cho nên bạn đừng hy vọng có thể nhờ việc tán dương họ mà thu được lợi ích nào đó. Cho dù bạn đến trước Nhà Trắng để ca ngợi nước Mỹ, hoặc đăng bài trên tạp chí New York Times để khen ngợi, bạn cũng đừng mong có được bất kỳ phần thưởng nào, chỉ hao tổn chi phí cho việc đi lại và quảng cáo mà thôi!
Ngược lại, nếu bạn có chế giễu và lăng mạ người Mỹ thế nào chăng nữa họ cũng chẳng để tâm. Bạn cơ bản chỉ chuốc thêm bực bội và mất thời gian của chính mình bởi người Mỹ hoàn toàn chẳng xi nhê gì trước cơn thịnh nộ của bạn.

Người Mỹ có sự trưởng thành về tâm lý
Đối với một người trưởng thành về tâm lý mà nói, bạn mắng nhiếc họ, họ cũng không bị tổn thương nhiều; bạn ca ngợi họ, họ cũng không cảm thấy hạnh phúc hơn bao nhiêu. Tâm lý của họ đã trưởng thành vượt qua những cảm xúc này, đây chính là biểu hiện tâm lý thành thục.

Như vậy, trong quan niệm của người Mỹ, họ cho rằng tranh luận đúng sai hơn thua với người khác vốn chẳng có một chút ý nghĩa nào. Cho dù là trước cá nhân, tổ chức hay quốc gia, biểu hiện của người Mỹ với những tác động ngoại cảnh đều sẽ đồng dạng như nhau.

Trong quan niệm của người Mỹ, họ cho rằng tranh luận đúng sai hơn thua với người khác vốn chẳng có một chút ý nghĩa nào. (Ảnh: Wattpad)

Theo tôi, để làm được điều này, thứ nhất là bởi nước Mỹ đủ tự tin ở chính họ. Mỹ là cường quốc số 1 thế giới, họ có ưu thế tuyệt đối cả về kinh tế, chính trị, quân sự – đây là sự thực không ai có thể chối cãi được. Vậy nên, nước Mỹ vốn không cần sự tán dương để thấy mình vĩ đại và xuất sắc, bởi vốn dĩ thực tế đã chứng minh điều đó rồi! 

Thứ hai, người Mỹ sống rất thực tế và lý tính. Trong giá trị quan của người Mỹ, những thông tin mang tính kích phát cảm xúc sẽ tự nhiên bị tiêu trừ và không thể tác động tới họ. Thực tế mà xét, những nội dung chỉ trích hay tán dương vốn dĩ đều không có giá trị gì cả. Nếu như tâm lý không vững thì có thể sẽ để tâm và coi trọng, nhưng suy xét một cách lý tính sẽ thấy đối với lợi ích và thực tiễn thì nó hoàn toàn không có tác dụng gì. 
Gà rừng sẽ không vì có thêm bộ lông ngũ sắc mà biến thành chim công, cũng giống như bạn sẽ không vì bộ quần áo bị dính bẩn trên người mà mất đi giá trị của chính mình vậy!

Người Mỹ có Đức Tin – Họ biết rõ mình cần gì!
Tổng thống Trump từng nói: “Chỉ cần bạn có sự tự hào về tín ngưỡng của mình, sự can đảm trong niềm tin của mình và tín tâm với Thượng đế, thì bạn sẽ không thất bại”.
Quả đúng như vậy, bởi người Mỹ có Đức Tin nên họ có được sự can đảm và đủ mạnh mẽ để làm mọi thứ mình muốn, cũng bởi vì có Đức Tin và tín tâm với Thượng Đế mà họ luôn được bảo hộ và hiếm khi “lầm đường”, và họ không thất bại.

Tất nhiên nước Mỹ cũng từng mắc sai lầm, họ cũng từng không thành công với kế hoạch này hay mục tiêu khác nhưng trên hết, Đức Tin sẽ đưa họ trở về với sứ mệnh của mình, trở về với những giá trị chân chính mà họ nên theo đuổi. Vậy nên, người Mỹ sẽ chẳng cần yêu cầu bạn “tôn trọng” họ, không cần bạn tán dương họ, bởi họ biết rõ mình cần gì!
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2018 lúc 8:19am

Giá Trị Của Từ Thiện


Một cô gái hỏi: " Bao nhiêu tiền 1 trái dừa vậy ông?"
Ông già bán dừa trả lời cô ta, " Thưa cô 10 ngàn 1 trái."
Cô gái nói, " bán cho tôi 2 trái 15 ngàn được chứ. Không được tôi đi chỗ khác."
Người bán hàng trả lời: " cô lấy đi, 15 ngàn 2 trái. Tôi nghĩ như vậy cũng tốt rồi bởi vì cả ngày nay tôi chưa bán được cho ai cả”
Cô gái lấy 2 trái dừa và bỏ đi với cảm giác của một người chiến thắng. Cô ấy bước vào xe hơi và đi đón cô bạn, cả 2 cùng tới một quán ăn sang trọng.
2 cô gái ngồi xuống bàn và gọi những thứ họ thích. Họ chỉ ăn một ít và để lại rất nhiều thứ mà họ gọi ra.
Sau đó cô ta thanh toán hóa đơn. Hóa đơn là 850k, cô gái đưa 900 k và nói với ông chủ quán: " khỏi thối"

_____
Sự việc này có vẻ rất bình thường đối với ông chủ quán giàu có. Nhưng nó rất đau đớn cho người bán dừa tội nghiệp.

Tại sao chúng ta thể hiện sự tính toán chi li khi chúng ta mua hàng của những người nghèo khổ tội nghiệp? Và tại sao chúng ta lại quá hào phóng với những người không cần sự hào phóng của chúng ta?

Mỗi lần một đứa trẻ nghèo đến với tôi để bán một cái gì đó đơn giản, tôi lại nhớ về ba tôi. Ba tôi thường mua những món đồ lặt vặt từ những người nghèo khó với giá cao, mặc dù ông không thực sự cần đến chúng. Có lần tôi thắc mắc hỏi ba về hành động “kỳ quặc” đó thì ba tôi nói: "đó chính là chân giá trị của cái gọi là từ thiện”

Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2018 lúc 8:00am

CHỒNG TÔI





Dương Nguyệt Ánh

Thực sự càng vào tuổi già chàng càng “ ngớ ngẫn” và hay quên... Ngày xưa khi chàng còn trai trẻ thì có lẽ có “hạnh kiểm” hơn trong những ngày tháng muộn màng .

Thưở ấy (dưới mắt chàng) tôi có một dáng dấp không đến nỗi tệ. Bây giờ chàng đã quên mất cô vợ ngày ấy; thay vào đó là những cái nhìn ngẩn, nhìn ngơ cho những cô gái chân dài bất tận,không liên hệ chi với chàng, mà còn khen rối rít,“con nhỏ đó có cặp giò ngon dễ sợ!” hoặc" Cô ta có bộ ngực núi lửa".

Đi ngoài đường thấy gái đẹp thì chàng quên bẳng là đang đi với vợ mà tưởng rằng tôi là thằng bạn nối khố của chàng.

“ Trời! Trời! Ngó cái mông thiệt đã!”

Có khi tôi đã thấy chàng nhìn chăm chăm mấy cô gái phô bày cặp ngực, khêu gợi, căng đầy nhựa sống;rồi chàng nhìn theo trong kính chiếu hậu tiếc ngẩn tiếc ngơ; tôi cũng đoán được chàng đang suy nghĩ gì!

Có phải ông cha ta đã nói: “Gìà thì phải nên nết”.. Hình như đây chỉ là một giả thuyết?

“Cụ” nhà tôi bây giờ còn “tinh nghịch” hơn xưa.

Cụ đã cùng với những cụ khác dấu diếm gởi cho nhau những tấm hình táo bạo, những khúc phim “đặc sắc” để chiêm ngưỡng, rồi cười đùa khoái trá như những cậu học sinh trung học ngỗ ngáo. Nếu bị phát giác thì cụ lại chối leo lẻo “No, I'm a good guy!”

Mỗi lần có hình khỏa thân hấp dẫn hay phim “nghèo” là trong làng bằng hữu của chồng tôi thật nhộn nhịp, rộn ràng:- Mày cho tao xin phim này đi. Mày upload lên megaupload thì rất thuận tiện vì tao có premium account với thằng này. Ngay cả những anh thường hơi thẹn thùng trong chuyện đóng góp và tán dóc cũng trồi lên, “Thằng... trồi lên chỉ khi nào nó ngửi thấy mùi: dâm, vú...

Tôi còn nhớ khi cụ nhà tôi gởi tựa đề của cuốn sách 365 sex positions lên mail group của cụ thì gần như suốt một tuần các cụ đã tranh cãi và thảo luận sôi nổi về đề tài nầy còn hơn những bài luận văn chính trị cuối mùa văn hóa hồi các cụ còn mài đũng quần ở Đàlạt! Chưa đủ, có cụ còn chôm nguyên cuốn sách trình làng với đầy đủ hình ảnh chi tiết.

Có cụ còn muốn vớt vát cho cái lém lĩnh của mình bằng sự trấn an của khoa học:

- Nói có sách, mách có chứng. Mỗi ngày chỉ cần 10 phút coi hình thiếu vải thì hạ huyết áp, tránh được bệnh tim. Bí quyết sống lâu đây rồi, mỗi ngày chỉ 10 phút thôi, không phải tin đồn bậy bạ mà có nghiên cứu đàng hoàng. Đã có gan coi hình tươi mát mà còn sợ “thượng mã phong!”





Đàn ông, theo y học chứng minh-đầu óc của họ lúc nào cũng đầy dẫy chuyện gió trăng và hơi hám đàn bà lúc nào cũng vương vấn trong những cuộc đối thoại.

Không sai tí nào! Khi chồng tôi dự định mua máy hình,anh hỏi loại máy hình gì tốt, đẹp và bền, thì ngay lập tức các đồng môn của anh xúm lại khuyên bảo:

- Nhu cầu của mỗi người khác nhau, vấn đề là mình phải biết nhu cầu của mình là gì thì mới chọn lựa được sản phẩm thích hợp.

Có người thích em trắng, kẻ thích em đen, người chuộng da rám nắng, kẻ thích vú bự, người mê ăn quýt. Tùy theo khẩu vị mà chọn hàng. Nhưng nói gì thì nói họ vẫn thuộc làu câu ca dao tục ngữ gối đầu giường “Ta về ta tắm ao ta...” Rồi lại phụ đề thêm Việt Ngữ: Cái này là nói mấy em chân dài, nói phở thôi. Cơm nhà dù sao vẫn chắc bụng, no lâu. Phở dĩ nhiên, nấu vừa mất thời gian lại còn tốn kém nhưng anh nào cũng khoái “ăn vụng”. Điều nầy không phải không đáng sợ.

Trên bảo dưới không nghe.” Đây là điều đáng quan tâm nhất của các đấng mày râu khi họ đến tuổi về già. Tôi thấy đức lang quân của tôi thường nhận được những lời chia xẻ của bạn bè để làm thế nào mà“ trẻ mãi không già”

Chưa đủ, họ còn truyền cho nhau những loại rượu, có khi luôn cả những thang thuốc truyền kỳ để cùng tìm hiểu bí quyết về huyền sử ái ân. Khi có dịp gặp nhau thì lại thì thầm, mách nước xem thử kết quả có ly“kỳ như họ nghĩ hay không. Lạ lùng thay tôi chưa nghe anh nào thật sự thố lộ là những chung rượu thần kỳ và các liều thuốc nổi danh lịch sử đã làm cho họ cải lão hoàn đồng! Đức lang quân của tôi cũng đã dại khờ, liều mạng tu gần nữa chai rượu của một người bạn quý cho anh để đi tìm kết quả. Nhưng chàng đã quên mất rằng hai anh em, thằng lớn, thằng nhỏ, cùng một tuổi thì thuốc tiên, phép lạ cũng phải bó tay. Chồng tôi có một đặc điểm là biết “vâng lời” vợ. Một phần là nhờ anh ở phương tây khá lâu nên không ít thì nhiều anh cũng có tiêm nhiễm về nếp sống văn minh nơi xứ người. Kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật hoặc ngày của tình yêu mà quên là anh “lãnh nợ”. Để tránh khỏi mua quà tầm bậy anh thường cẩn thận hỏi trước (thà mất lòng trước được lòng sau!) , “ Em thích qùa gì cho sinh nhật của em?”. Tiền đâu anh mua hột xoàn, kim cương; tiền đâu anh mua xe hơi, nhà lầu hay những món quà đắt giá! Nhưng dại gì mà nói, anh phải tự suy nghĩ để đem lại sự ngạc nhiên vui thích cho mình- “Không cần đâu anh!Em đâu thiếu gì!” Ông chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, cứ thế mà làm theo, chẳng quà cáp gì ráo.

Tưởng vâng lời như thế thì được điểm tốt, nhưng chiến tranh lạnh đã xảy ra. Anh lại ngây thơ thăm hỏi, “ Sao em lạnh lùng như băng giá?”

Khi chiến tranh bùng nổ thì anh trả lời “ Em nói em không cần gì hết mà tại sao bây giờ không vui! Em nói sao thì anh nghe vậy có gì mà hờn giận, trách móc...?

Nếu cho rằng anh là một ông chồng “lý tưởng”- nghĩa là: đẹp trai,vạm vỡ, hào hoa, phong nhã, đa tình, lãng mạng thì có lẽ anh sẽ được chấm hạng dưới trung bình; cũng có thể gọi là hạng chót! Nhưng anh là một người thật thà. Ngày xưa anh yêu tôi vì tôi có mái tóc thật dài,xõa ngang lưng, thơm mùi quyến rũ. Ngày hôm nay tôi càng cố gìn giữ bao nhiêu, thì hàng chục sợi tóc đáng thương cứ cuốn theo chiều gió mà bay mãi. Chải tóc cho tóc mượt thì chỉ thấy nền nhà phủ đầy những sợi tóc khô khan của tuổi đời. Anh bây giờ không còn vuốt tóc tôi như ngày xưa mà còn bảo: “ tóc em sao rụng quá cỡ vậy? Vài năm nữa không đội tóc giả thì cũng thành ni cô!Nghe mà nóng gà, muốn nổi tam bành lục tặc.

Một điểm đặc biệt và “đáng yêu” của chồng tôi là anh rất thẳng thắng phải nói rằng- “toạc móng heo”. Tôi có một cái tính là thích ăn mặc hơi hở hang, có lẽ cũng muốn níu kéo một tí gì trước khi xã hội xếp mình vào dĩ vãng. Nhưng khi mặc áo đầm , váy ngắn hoặc áo cổ rộng tròn phơi bày thì sẽ được anh thẳng thắn khuyên nhủ:- “ Em mặc như vậy có ngày trúng gió bất tử.” Anh làm tôi cụt hứng-tưởng rằng ăn mặc mát mẻ sẽ làm anh gợi cảm và nhìn tôi như những đàn bà trẻ đẹp khác.

Thiệt chán còn hơn ăn cơm nếp nát.

Về nghệ thuật, chồng tôi có một cái nhìn rất khác người. Khi đi mua sắm, tôi thường “mời” anh đi theo, trước thì để xách đồ, sau là làm “cố vấn thời trang”. Có lẽ là vì được nhờ nên anh đóng góp ý kiến rất nhiệt tình. Áo quần hơi có bông ba màu sắc thì anh bảo “sao không mua thêm vài cái lư hương lập miếu lên đồng cho đủ bộ”. Khi mua nịt da bản bự cho hợp thời trang thì anh đến bên tôi nói nhỏ “anh thấy tiệm kia bán nịt còn cho thêm cái khiên, cây kiếm và đôi sandal. Em mua để đóng phim Gladiators coi được lắm”. Còn mua quần nhiều túi thì anh chêm vào: “ Được đó! Mua cái quần này thì đi chợ khỏi cần trolley”.

Tức muốn chết người !

Đủ thói hư tật xấu, mất nết thiếu hạnh kiểm nhưng tôi biết rằng anh chỉ vui rôm rả với bạn bè. Có lẽ nhờ vậy mà lúc nào tôi thấy anh và các bạn vẫn luôn luôn trẻ mãi. Dù sáu hay bảy bó, không là chuyện lớn.

Ngày nào anh và các bạn còn nhìn được hình tươi mát; ngày nào mắt còn rõ để phân biệt được bầu, mướp , cam, bưởi thì không thể gọi là già; ngày nào còn xách đồ được cho vợ, còn hơi để làm “cố vấn thời trang” là ngày đó còn hạnh phúc. Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt (khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run).

Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.


Dương Nguyệt Ánh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Aug/2018 lúc 3:43pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2018 lúc 12:37pm

Kẻ Phản-Bội



Roddick là một quân-nhân người Anh bị Đức Quốc Xà (Nazi) bắt đưa vào trại tập-trung. Anh may-mắn được tuyển-chọn làm việc lái xe trong khi đồng-đội của anh bị đối-đãi một cách tệ-hại. Công-việc của anh là chuyển-vận những tù nhân bị chết đến nơi chôn-cất.

Nhiều khi anh la-hét, chửi bới tù nhân nên dần dần được lính Nazi tin-tưởng. Anh còn tàn-nhẫn đến nỗi vứt cả những người chưa chết hẳn lên xe bởi thế nhiều người trong trại gọi anh là kẻ phản-quốc, là chó săn,.. Anh bị họ căm-hặn đánh đến nỗi mất một cánh tay.  Không còn làm được việc nên lính Nazi không bảo-vệ anh. Đồng-ngũ có dịp đánh-đập anh như kẻ thù. Anh chết bên một góc tường ẩm-thấp...

Sau nhiều năm, một tờ báo của Anh (England) đăng bài tường-thuật. Người phóng-viên viết về một người mà ông đã từng thù-hận nhất: Roddick.

Roddick vứt ông lên xe khi đang ngấp-ngoải và nói với lính Đức Quôc Xà là mang ông đi chôn. Khi được nửa đường, Roddick dừng xe đặt ông dưới một gốc cây cổ-thụ để lại một mẩu bánh mì, một bình nước rồi vội-vàng nói:”nếu còn sống anh nhớ ghé thăm gốc cây này”.

Sau bài tường-thuật trên báo, nhiều cựu chiến-binh gọi điệt-thoại đến tòa-soạn. Họ là những người được cứu sống y như người phóng-viên. Tổng-cộng là 12 người.

Người phóng-viên và 12 đồng-đội tìm lại được gốc cây ngày trước. Nơi lỗ hổng của cây, họ tìm thấy một chiếc hộp hoen-rỉ trong đó có một cuốn sổ: “Hôm nay tôi lại cứu thêm một chiến-hữu...Đây là người thứ 28.. Đêm qua các đồng-đội lại mạnh tay với tôi nhưng tôi không nói ra sự thật. Như thế mới cứu được thêm người ...”

 


st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2018 lúc 9:03am

Người Tàu già di cư.


Gần đây, một người Tàu di cư đến Canada đăng tải một bài viết trên mạng internet đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Bài viết nói về những phiền não mà các cụ già mang đến cho con cháu khi từ Tàu di cư ra nước ngoài. Có một đoạn được chia xẻ rộng rãi rằng: Không phải là các cụ già “xấu đi” mà là “người xấu” già đi.

Bài viết dưới đây sẽ kể với bạn về các cụ già người Tàu có thể ‘tung hoành ngang dọc’ khi ở trong nước nhưng phải ngây ra khi ở nước ngoài và “học được bài học sâu sắc”.

1. Khoảng 10 năm trước, tôi còn đang học đại học tại thủ đô Ottawa của Canada, ở đây chỉ có vài nghìn người Hoa, có một chị khóa trên người Tàu rất nổi tiếng. Có rất nhiều bạn học ở đây hễ nhắc đến đều biết chị “Goose Li” này, tuy nhiên lại không phải là tiếng tốt gì.

Được biết có một ngày chị ấy đi học, có hai cảnh sát tìm đến nói chuyện với giáo sư vài câu, rồi “mời” chị ấy ra ngoài. Phòng học lập tức trở nên ồn ào, chị ấy cũng sợ hết hồn, khi mới đến nên không giỏi tiếng Anh lắm, đành phải nhờ một bạn học người Đài Loan dịch hộ mới biết được, thì ra là bố của chị ấy sang thăm, ông ấy bắt một con ngỗng ở công viên hồ Ottawa mang về nhà làm ngỗng quay và bị người ta báo cảnh sát. Cảnh sát đến điều tra thì đúng lúc bắt gặp tại trận ông đang xắn tay áo vặt lông ngỗng đang nóng.

Ông ấy một là không biết tiếng Anh, hai là không nhận lỗi, ba là cả quyết rằng không để “quỷ Tây ức hiếp người Tàu”, ông  hùng hồn nói “con gái muốn ăn ngỗng quay, tôi không trộm không cướp thì làm sao đây?!” Ông ta cương quyết không hợp tác ép cảnh sát đến mức phải rút súng ra trực tiếp chế ngự đưa về sở cảnh sát.

Chị khóa trên tội nghiệp là người bảo lãnh của bố, tất nhiên sẽ bị mời đến. Chị ấy từ nhỏ học hành chăm chỉ, lần đầu tiên bị cảnh sát đưa đến sở, trên đường đi chị ấy không ngừng khóc và lặp đi lặp lại rằng, “Tôi chưa từng nói với bố là mình muốn ăn ngỗng.”

Kết quả xử phạt cuối cùng là phạt 786 đô la, là người bảo lãnh nên chị ấy bị lưu lại điểm xấu trong hồ sơ. Được biết cho đến khi về nhà, người bố không biết lỗi của chị ấy vẫn còn lớn tiếng quát “cũng đâu phải ngỗng nhà nuôi! Ở quê tôi mấy con ngỗng hoang đó ai bắt được thì là của người đó, là do mấy tên quỷ tây các người không ưa người Tàu chúng tôi!”

2. Nói thật thì tôi rất thương chị khóa trên ấy, không phải là “con dữ” mà là có “bố dữ”. Thói quen nề nếp hoàn toàn không cản được sự tự tiện của bố chị ấy.. Sống ở Canada càng lâu, dần dần thấy ra những người con gánh họa thay cho “bố dữ” chẳng phải chỉ có một hai người.
Đặc biệt là khi chuyển đến Vancouver, tôi đã tiếp xúc với nhiều người mới di cư từ Tàu qua hơn, quả thật là được mở rộng tầm mắt. Những cụ này mà “dữ” lên thì còn mạnh hơn trẻ nhỏ nhiều!

Ví dụ như có một khách hàng đưa bố mẹ đến ở một tháng. Các cụ nấu ăn, nghĩ là chỉ ra ngoài vài phút thôi nên không tắt lửa dẫn đến khói khởi động máy báo cháy phải gọi cảnh sát, cứu hỏa đến, khiến người dân mấy tầng lầu phải di tản. Chẳng những hai cái cửa trong nhà bị đội cứu hỏa phá mà còn phải trả 1.000 đô la phí cho cảnh sát.

Theo lý thì việc này cũng xem như là một bài học. Ai ngờ các cụ “mạnh mẽ” quá nên không biết hối cải, mà ngược lại còn tự cho là mình thông minh, dùng túi ni lông bọc hết các máy báo cháy lại cho đến khi khói trong nhà họ làm máy báo cháy của nhà khác báo động thì cảnh sát mới biết tình trạng này, họ lập tức phạt 500 đô, đồng thời bảo hiểm nhà của họ tăng lên gấp đôi liên tục 3 năm.

3. Lấy một ví dụ khác, năm ngoái trên diễn đàn của Vancouver có bàn luận sôi nổi về một sự chuyện. Trên đường xa lộ 60 km/h, có một cụ già người Tàu dắt cháu đi qua đường may mà người lái xe tránh kịp nên chỉ bị đụng nhẹ.

Người lái xe lập tức xuống xe báo cảnh sát và đến hỏi thăm hai bà cháu, không ngờ bà cụ vừa thấy thế thì kéo cháu ngồi vật ra đất kêu đau chỗ này chỗ nọ khiến người kia bối rối gọi xe cấp cứu.

Khi cảnh sát đến nơi biết được sự tình và coi lại đoạn phim ghi lại trong xe, họ thông qua phiên dịch để nói với bà cụ rằng người chịu trách nhiệm chính là bà và phí chữa trị là do bà tự chi trả. Bà cụ lập tức gào khóc, la hét với người qua đường: “Mau đến xem người ta ức hiếp người già trẻ nhỏ người Tàu này!”

Cảnh sát thì nghĩ rằng có thể bà bị sợ hãi nên dẫn đến mất kiểm soát về cảm xúc, họ lập tức tách hai bà cháu ra và đưa bà đến bệnh viện. Đến khi các con đến bệnh viện thì đợi chờ họ là tờ hóa đơn viện phí hàng trăm đô la.

Ngoài ra, ở Greater Vancouver thường xuyên xảy ra tai nạn xe cộ do các người  Tàu cao tuổi. Những ai chưa từng đến sẽ không tưởng tượng nổi, các cụ này không được nhanh nhạy nhưng xe thì lại lái rất nhanh, xe càng sang thì càng tùy ý chạy. Số lần và mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn do các cụ gây ra không hề kém cạnh so với siêu xe của các đại gia.

Vào tháng 1/2016, trên đường quốc lộ No.3 ở Richmond, một chiếc xe Toyota màu bạc tông vào tiệm cà phê của một người Hoa, nhân chứng cho biết người lái xe là một phụ nữ 78 tuổi.

Đương nhiên, những người con hiếu thảo kiếm tiền rất dễ cảm thấy bố mẹ mình vất vả cả đời rồi, phạt thì phạt chỉ cần bố mẹ không sao là được cứ xem như là đóng chút học phí cho họ tiêu chút tiền để thể hiện lòng hiếu thảo thôi mà.

Vì vậy, những nơi nào càng có nhiều người Tàu di cư thì khiến người bản xứ cảm thấy càng có nhiều chuyện kỳ dị.

4. Người dân Vancouver bàn luận trên Twitter về những tin tức kỳ lạ ở Richmond, họ nói họ nhìn thấy những người Tàu lớn tuổi lái nào là BMW, Lexus và thậm chí là Porsche đi lục lọi khắp các thùng rác để nhặt vỏ chai, có khi còn đánh nhau giành địa bàn nữa. Số tiền nhặt rác này còn không đủ trả tiền xăng nữa kia mà! Các con của họ nghĩ gì vậy chứ, cũng không khuyên bố mẹ một câu?

Vào ngày 27/6/2017, một bà Tàu 80 tuổi ném 9 đồng xu về phía động cơ máy bay để cầu bình an dẫn đến chuyến bay phải hoãn 5 giờ đồng hồ!!

5. Còn ở siêu thị, các dì đeo túi Gucci, LV thì nào là túi ni lông đựng thực phẩm, giấy cuộn trong nhà vệ sinh, giấy lau tay… đều nhét hết vào túi xách, bất cẩn bị nhân viên phát giác thì còn hùng hổ đối đáp: “Chẳng phải là lấy miễn phí sao? Tôi lấy nhiều hơn một chút thì sao nào? Cũng đâu có phạm pháp, hơn nữa chẳng phải chỉ có mình tôi lấy đâu!”

Người dân Vancouver thì bàn luận rằng người Tàu lớn tuổi đạo đức quá kém, không tuân thủ quy định xã hội căn bản, các con của họ lại còn tức giận phản pháo, nói rằng dựa vào cái gì mà phê phán bố mẹ họ.

khacnho%20congcongẢnh minh họa

Không chỉ là tự ý khạc nhổ, tùy tay vứt rác, tùy ý chen mua hàng, nói chuyện lớn tiếng, tham những thứ nhỏ nhặt, qua đường vô tội vạ, tiểu bậy giữa đường, đôi khi gây sự, đập phá, nuông chiều “trẻ dữ” trong nhà sao…

Các con của họ lý luận: “Họ đã ăn cơm uống nước của nhà các người à? Bố mẹ chúng tôi đã sống ở Tàu cả đời theo cách này rồi, chúng tôi chịu mệt chịu tức còn không dám nói, làm gì có cửa cho các người nói chứ.”

Đương nhiên cũng có một số những người Tàu di cư sống cuộc sống trung lưu bằng số tiền do mình học hành đi làm kiếm được, họ thật sự đau đầu với vấn đề “bố mẹ dữ” này.. Việc gì nên làm, việc gì không được làm, ban đầu đều đã nói rõ ràng rồi, nói đến khô cả cổ, nhưng các cụ vẫn làm theo ý mình như cũ, hoàn toàn không để lọt tai chữ nào.

6. Ở Vancouver tôi có một người bạn là phiên dịch chuyên về lĩnh vực pháp luật, thường xuyên bị gọi gấp đến hiện trường, sở cảnh sát, tòa án làm phiên dịch, trong đó anh ấy tiếp xúc với khá nhiều người lớn tuổi đến từ Trung quốc (TQ).

Mỗi lần trong nhóm bạn bè nhắc đến vấn đề đau đầu này, anh ấy luôn cười cười an ủi,“Không sao, cậu không dám nói rồi sẽ có người dạy”.

Sau đó anh ấy kể một vài cuộc trò chuyện mà thường hay phải dịch nhất:

Ông cụ: “Tôi có biết là không được làm vậy đâu!”

Cảnh sát: “Không, chắc là ông biết. Là một người trưởng thành, ông hẳn phải biết hành vi của ông buộc phải tuân thủ pháp luật nơi ông sinh sống.”

Ông cụ: “Ở quê tôi người ta đều làm thế, chẳng ai quản cả.”

Cảnh sát: “Ông có thể làm bất cứ điều gì mà nước ông cho phép trên nước ông nhưng ông đang ở Canada thì phải tuân thủ pháp luật Canada.”

Ông cụ: “Tôi phạm tội lần đầu tiên, có thể bỏ qua được không, lần sau tôi nhất định sẽ chú ý.”

Cảnh sát: “Trước mắt mức phạt được quyết định dựa theo lần đần tiên vi phạm, lần thứ hai vi phạm pháp luật sẽ bị phạt nặng hơn.”

Ông cụ: “Tôi lớn tuổi rồi, cũng không cố ý, không thể bỏ qua được sao?”

Cảnh sát: “Bất cứ người trưởng thành nào đều cũng phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình, không có liên quan gì đến tuổi tác.”

Ông cụ: “Có phải các người xem thường người Tàu không? Cố ý kiếm chuyện với chúng tôi! Kỳ thị người Tàu chúng tôi!”

Cảnh sát: “Nếu ông có bất kỳ câu hỏi hoặc khiếu nại nào về quy trình thực thi pháp luật của tôi, số cảnh sát của tôi là XXXX, ông có thể kiện lên tòa án trong vòng XX ngày.”

Ông cụ: “Các người ức hiếp người, ức hiếp ông già như tôi, tôi không sống nữa, tôi liều với các người!!!” (Ngồi vật ra đất la hét gào khóc).

Cảnh sát: Trực tiếp lấy còng, thậm chí rút súng ra áp chế người bị xem là có tính công kích hoặc hành vi tự làm hại mình.

Ông cụ: Giả vờ bệnh, giả vờ ngất.

Cảnh sát: Gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện. Phí do đương sự tự chi trả.

(Xe cấp cứu ở Canada nếu không phải trường hợp bắt buộc thì sẽ thu phí rất cao. Phí gọi cấp cứu áp dụng đối với người không phải cư dân địa phương của tỉnh British Columbia là 1.200 đô la Canada, phí kiểm tra tính riêng, trung bình một ngày nằm viện phải mất 7.000 đến 10.000 đô Canada)

Người bạn làm phiên dịch này cũng thường hay an ủi những người con phải gánh họa cho các cụ đang lo lắng ấy rằng: “Các anh chị nói xem, là chính phủ Tàu dạy các anh chị không được dạy người lớn tuổi phải làm thế nào là đúng, là tốt, nói cách khác, dù làm sai cũng sẽ không bị phạt một cách nặng nề. Nhưng ở đây họ sẽ có chế độ giáo dục và quản thúc mỗi người, phạt hành vi vi phạm và để mỗi người biết rằng phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Người già hay trẻ nhỏ có quyền hoặc không có thể làm như thế, giàu hay nghèo đều không ngoại lệ.”

Anh ấy còn nói: “Đây cũng không hẳn là chuyện xấu. Các anh các chị đi di cư thường đều là để con cái được giáo dục tốt hơn. Thật ra cũng tương tự như vậy, đón các cụ ra nước ngoài có thể để họ được học những ‘bài học’ tốt hơn.”

Ngọc Trúc
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2018 lúc 10:24am

Lá Rụng Về Cội

Nhà báo Bùi Tín và Tướng CSVB Nam Long trưa 30-4-1975 ở Dinh Độc Lập.

Ngày 11 tháng 8/2018, Việt nam có 2 nhà ly khai lớn ra đi: Ông Bùi Tín và Ông Tô Hải. Chỉ trước sau 15 giờ. Cả hai đều hưởng thọ 91 tuổi. Sanh và chết cùng năm.
Ông Tô Hải mất ở Sài gòn (Phú Nhuận), tang lễ ở Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu thế hôm 13 tháng 8. Ngoài gia đình, có hơn trăm người tham dự tang lễ vì lòng tiếc thương và kính trọng người nghệ sĩ đã can đảm vứt bỏ cái cộng sản để trở thành người Việt nam lương thiện.  Ông mất cũng không phải ở quê quán, sanh ở Hà nội, nguyên quán Thái Bình. Trong những ngày cuối đời, ông được bà vợ chăm sóc.

Ông Bùi Tín, nhà báo, cựu đại tá quân đội Bắc việt, sống lưu vong rồi tỵ nạn cộng sản tại Paris từ sau năm 1990. Xa hẳn gia đình cho tới ngày mất. Suốt thời gian nằm bịnh viện ở thành phố Sevran và sau cùng chuyển qua bịnh viện ở thành phố Montreuil (đều ở ngoại ô Đông-Bắc Paris) để chữa trị thận, ông được nhiều bạn bè, đủ lứa tuổi, đủ địa phương, thay phiên nhau tới thăm viếng ông mỗi ngày. Thấy bịnh tình của ông quá xấu, chị CD liên lạc với 2 người con của ông ở Hà nội và Vancouver, Canada, báo tin. Nhơn dịp này, ông có nói chuyện được với con. Ông mất ở đây.

Người ta thương nhạc sĩ Tô Hải vì ông là "Một Thằng hèn", khác với «Thằng thẻ đỏ, tim đen». Cũng như bạn bè thương quí ông Bùi Tín, từ một đảng viên cộng sản hơn 40 năm tuổi đảng, được đào tạo ở trường đảng cao cấp, nắm giữ Cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản, cựu đại tá, mà chỉ trong thời gian ngắn, trong vòng mươi năm, ông đã chuyển biến tư tưởng, trở lại một người Việt nam bình thường, thương nước, thương bạn kháng chiến, yêu tự do, dân chủ, trọng nhơn quyền. Từ tránh chào cờ Quốc gia, chỉ ít lâu sau, ông chào rất tự nhiên. Từ chỉ phê phán những đảng viên hư hỏng, ông phủ nhận cả vai trò độc tôn toàn trị của đảng cộng sản. Từ né tránh đụng chạm ************, ông thẳng thắng lên án ************ vì đem cộng sản về Việt nam mà ngày nay đất nước mất vào tay Tàu,… Ông cởi bỏ hẳn cái bả cộng sản khỏi con người của ông để phục hồi trọn vẹn con người Việt nam theo truyền thống văn hóa nhơn bản Việt.

Một hiện tượng phi thường! Thật vậy vì chuyển biến tư tưởng vô cùng phức tạp. Nó đòi hỏi thời gian dài. Mà thời gian thay đổi tư tưởng ở Cụ Bùi Tín quá ngắn.

Nay Bùi Tín không còn nũa. Nhớ Bùi Tín chỉ nhắc lại những kỷ niệm.

Chuyến đi tưởng gặp khó khăn
Nhắc lại chút lịch sử Việt nam liên hệ tới Tướng Leclerc. Giữa tháng 10/1945 và tháng 1/1946, lực lượng của Tướng Leclerc từng bước ổn định tình hình cựu Đông dương sau khi Nhựt đầu hàng. Miền Bắc và riêng Hà nội vẫn còn dưới sự kiểm soát của Việt minh. Ngày 6/3/1946, ************ ký thỏa hiệp với ông Sainteny, Ủy viên Cộng hòa Pháp, để Việt nam được Pháp nhìn nhận là một nước tự do, tức không còn bị đô hộ như trước đây, nhưng nằm trong hệ thống Đế quốc Pháp. Nhờ thỏa hiệp này, tình hình Bắc việt được khai thông. Ngày 18/6/1946, quân viễn chinh của Leclerc tiến vào Hà nội. Ngày 26/3/1946, Leclerc gặp ************ rất tốt đẹp. Ông ủng hộ một giải pháp chánh trị cho vấn đề Việt nam. Qua tháng 5/1946, lực lượng Leclerc kiểm soát toàn vùng Đông dương. Hội nghị Fontainebleau thất bại, ************ tuyên bố kháng chiến để có cớ chạy lên Việt Bắc lánh nạn.

Phía bên Việt minh có Tướng Giáp, người chống lại quân đội Pháp lúc đó. Năm 1990, gia đình Tướng Leclerc tổ chức lễ khai mạc Fondation Leclerc (Paris). Họ mời cựu đối thủ của tướng Leclerc tham dự. Giáp không đi được, vừa bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ không cho phép, vừa sợ qua Pháp sẽ bị cựu chiến binh Pháp tra hỏi ông về cựu tù binh Pháp. Bùi Tín là nhà báo nói được tiếng Pháp, cũng là quân nhơn dưới trướng của Tướng Giáp, được đề nghị thay mặt ông Giáp, cầm thư của ông Giáp qua tham dự.

Theo Bùi Tín kể, việc ông đi đã được chấp thuận nhưng chẳng còn mấy ngày nữa phải đi mà ông chưa nhận được giấy tờ gì hết. Sốt ruột, ông nói chuyện với Gs Vật lý Nguyễn Hoàng Phương. Ông này rủ ông Bùi Tín đi coi bói. Hai người ăn mặc xệch xoạc, cởi xe đạp đi ra khỏi Hà nội mươi km, tới nhà một cô gái nhỏ mười mấy tuổi nhờ coi dùm chừng nào ông đi Pháp được. Vừa dựng xe, bước vào nhà, cô gái nói ngay thắc mắc của ông Bùi Tín, xác nhận việc đi đã có rồi, chỉ nay mai là đi. Và đi xa, đi phương Tây, đi không trở lại. Cô gái nói cả tên, chức quyền của ông Tín đã làm cho ông hoang mang vô cùng.

Trong lòng, ông Tín muốn đi ra nước ngoài để có điều kiện vận động đưa cậu con trai và vợ chưa cưới của nó vượt biển, vừa tới Hồng kông, đi định cư vì chúng nó tới đúng vào lúc trại tiếp cư Hồng không đóng cửa, Ông đã thực hiện được điều quan trọng này nhờ người bạn, ký giả Mỹ, tới Hồng kông lãnh vợ chồng cậu con trai, xin cho đi định cư ở Canada.

Nhơn đây tưởng cũng nên nhắc lại vài dòng về Gs Hoàng Phương. Ông vốn dạy Vật lý ở Đại học Hà nội. Sau này, ông say mê vấn đề Tâm linh. Ông nghiên cúu và viết nhiều về thuyết Trường sinh học làm một khoa học mới. Lúc dẫn ông Tín đi coi bói  là lúc ông mê ngoại cảm. Và ông làm Hội trưởng Hội Ngoại cảm ở Hà nội khi những hoạt động ngại cảm được công khai. Ông muốn khai thác ngoại cảm để tìm những tài nguyên còn chưa biết của Việt nam. (Dường như về sau này, ông ở với bà Lệ, mẹ của Ls Lê thị Công Nhân).

Những ngày đầu tới Paris
Sau lễ ở Fondation Leclerc, Cụ Tín tới Hội chợ "Nhơn đạo" của đảng cộng sản Pháp tổ chức hàng năm tại thành phố La Courneuve. Ông Thị trưởng cũng là cộng sản. Trước khi mất, Cụ Tín cũng ở tại đây, trong một căn nhà khá khang trang gồm một phòng ngủ rộng, phòng khách và phòng ăn chung, nhà bếp, nhà tắm và vệ sinh riêng. Cửa vào khóa tự động 2 lớp, có interphone. Tiền nhà kể như không có vì an sinh xã hội phụ cấp. Với trợ cấp già hằng tháng 750€, trả chi phí nhà, điện thoại, điện nước, ông còn lại đủ ăn. Bịnh hoạn, thuốc men, nhà thương hoàn toàn miễn phí, cả xe cứu cấp.

Trong thời gian chờ ngày về Hà nội, ông tình cờ gặp một bà Việt Nam (bà B.), chồng người Pháp, đảng viên đảng cộng sản Pháp, nhà ở ngoại ô phía Tây-Nam Paris. Đây là gia đình sanh sống ở Pháp lâu năm, có công ăn việc làm, nhà cửa đàng hoàng. Dĩ nhiên bà là "Việt kiều yêu nước" nên gặp Bùi Tín, mừng rỡ, rước về nhà giúp ông nơi ăn ở trong thời gian còn ở Paris.

Có chỗ ở đầy đủ tiện nghi, con trai được đi định cư, Cụ Bùi Tín thanh thảng tâm thần nên nghĩ phải làm gì thay đổi Việt nam như các nước Đông Âu sau khi Liên-xô sụp đổ. Ông viết "Kiến nghị của một công dân", gởi cho BBC công bố.

Sau khi Kiến nghị được BBC công bố, Cụ Tìn rất hài lòng, bèn đem bản Kiến nghị đưa cho bà B., chủ nhà đọc để chia sẻ quan điểm của ông. Không ngờ bà này đọc xong, nổi giận đùng đùng, mắng ông là người phản đảng, phản đường lối bác Hồ. Bà đuổi ngay ông ra khỏi nhà.

Thế là Cụ Bùi Tín ôm gói ra đi.
Sau này, nói chuyện mới biết lúc đó ông tin tưởng ở ông Gíáp là người có đủ điều kiện đứng lên, phất cờ dân chủ. Chắc chắn sẽ có đông đảo quân nhơn, cả cựu quân nhơn theo ông. Một cuộc cách mạng dân chủ thật sự và ôn hòa. Nhưng về sau, qua nhiều lần ông viết thư riêng, kín đáo gởi về cho bà Bích Hà, vợ ông Giáp, để đưa lại ông Giáp. Nhưng ông Giáp không dám có một lời nói cho dân chủ. Ông quá sợ. Sợ bị mất cái đang có và cả cái sẽ được. Thế là ông Tín không nghĩ tới ông Tướng Giáp nữa. Ông trở về với chính ông. Ông tận lực. Lòng người muốn, nhưng ông Trời chưa chịu. Thế là Cụ đành ở lại xứ Tây cho tới ngày mất.

Duyên gặp gỡ
Lúc ông Bùi Tín tới Paris, thay mặt Tướng Giáp, dự lễ Fondation Leclerc, cụ Nguyễn Mạnh Hà có cho biết tin và có ý bảo nên gặp ông Tín để biết về ông Giáp vì Cụ Hà có suy nghĩ ông Gíáp có thể có vai trò như tướng Jaruzelsky của Ba-lan.

Tới khi Cụ Hà mất. Tại tang lễ ở nhà thờ Ivry, mới có dịp gặp ông Tín. Tang lễ xong, có thì giờ nói chuyện với ông về vai trò ông Gíap và Việt nam thay đổi dân chủ theo mô hình đông Âu. Ông rất đồng ý. Từ đây, thường gặp nhau. Và gặp thêm nhiều người. Tất cả trở thành bạn với nhau.

Rời khỏi nhà bà B., ông gặp một người cộng sản cũ đang xin tỵ nạn ở Paris và đang chờ đón gia đình qua đoàn tụ nên đã xin được căn nhà khá rộng, đồng ý cho ông ở tạm.

Một hôm cuối năm, hai người làm tiệc mừng năm mới, khui Champagne, chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới. Khi ngà ngà hơi men, tay chủ nhà không biết vì bị «ông ứng bà hành» hay sao, bổng hét lên, đuổi ông Tín đi ngay. Nếu không, anh ta ném hết đồ đạt, giấy tờ của ông ra ngoài, trong lúc trời đang đổ tuyết và mưa lất phất. Ông Tín chỉ sợ giấy tờ, tài liệu báo chí của ông bị ướt. Ông giận quá làm máu lên cao. Ông bèn điện thoại ông bạn (ông H.) ở Le Blancmesnil báo tin. Ông này cho mình biết, nhờ báo cảnh sát can thiệp. Phần ông, ông kêu Pompiers (lính cúu hỏa). Cụ Tín được đưa ngay tới nhà thương ở Vaujours nằm điều trị tim mạch mất gần 20 ngày.

Ra nhà thương nhận hóa đơn hơn 80 000 quan (francs). Làm sao Cụ Tín thanh toán được. Nhờ có cảnh sát để ý an ninh cho ông trong thời gian ông nằm ở nhà thương, ông trình bày với cảnh sát trường hợp của ông. Sau đó, ông Pasqua, Tổng trưởng Nội vụ cắt một ngân khoản của ngân sách hợp tác khoa học kỹ thuật giửa Pháp và Việt nam, từ thời VNCH mà sau này Hà nội tiếp tục thừa hưởng, để chi trả cho nhà thương. Bị mất số tiền lớn, Tòa Đại sứ Hà nội ở Paris không tiếc lời nguyền rủa ông Tín.

Ông Pasqua nói cho Bùi Tín biết việc này, ông chỉ làm được một lần mà thôi. Nay hết bịnh, ông Tín phải về Hà nội hoặc xin tỵ nạn cộng sản để ở lại.

Thế là ông Tín xin tỵ nạn chánh trị. Hồ sơ của ông được giải quyết rất mau. Được giấy tỵ nạn, ông vứt thông hành CHXHCN và ông thoải mái đi Mỹ, đi Canada, đi các nước Âu châu. Với tư cách tỵ nạn cộng sản, ông hưởng đầy đủ quyền lợi về mặt an sinh xã hội của Pháp.

Tang lễ Cụ Bùi Tín
Suốt thời gian sanh sống ở La Courneuve, cụ Tín tuy xa gia đình nhưng bù lại, cụ có nhiều bạn bè, đủ lứa tuổi, thương quí Cụ. Thường lui tới thăm viếng Cụ.

Cách nay mười năm, trong nhóm bạn ở một thành phố ngoại ô Paris, có 4 Cụ tới tuổi 80. Anh em họp nhau tổ chức lễ chúc Thọ cho các Cụ. Cụ Bùi Tín nói lời cảm ơn làm cho hơn mươi người có mặt hôm ấy đều chảy nước mắt. Cụ cũng không cầm được nước mắt. Cụ nói ở tuổi này mà sống một mình xa quê hương, xa gia đình, đau buồn vô cùng. Nhưng nghĩ lại, Cụ cảm thấy vẫn còn hạnh phúc bởi Cụ có nhiều bạn ở khắp nơi. Ai cũng thật lòng thương Cụ. Dĩ nhiên trong số bạn này, không có người cộng sản, cả Việt kiều yêu nước.

Cuối năm rồi, một nhóm bạn ở Pontoise nghe Cỏ May tôi nhắc lại ý muốn tổ chức chúc Thọ cho 3 Cụ còn lại: Cụ Tín, Cụ Hiệp và Cụ Trí. Chưa kịp làm thì nay Cụ Tín đã từ giã mọi người thân.

Tang lễ của Cụ Bùi Tín cũng sẽ do bạn bè lo liệu giúp gia đình vì đều ở xa. Sẽ có người con gái và con trai của Cụ tới để tang cho bố.

Ngày tang lễ dự liệu là 27/8, hỏa táng, theo nghi lễ Phật giáo. Cụ đã soạn sẵn Cáo phó cho Cụ, cả hợp đồng với nhà mai táng. Trong Cáo phó, Cụ ghi Pháp danh là Thành Tín. Cũng là bút danh của Cụ. Năm 1995, Cụ qua Sydney tham dự Hội thảo về sự nghiệp ************ do Tập Họp đồng Tâm tổ chức. Tại nhà trọ, Cụ đưa cho coi thư của cô cháu ngoại hơn mươi tuổi viết thăm Cụ gọi Cụ là "Ông Thất Tín" để nhái giọng báo chí ở Hà nội chửi rủa Cụ.

Nay Cụ Bùi Tín từ giã gia đình mà từ 28 năm qua Cụ sống xa. Từ gĩa "gia đình thứ hai" của Cụ là bạn bè khắp nơi. Nhưng chắc chắn Cụ sẽ về lại quê hương, gặp lại người thân mà Cụ đã mất do tuổi già, bịnh tật, do chiến tranh.

Cụ như chiếc lá, vàng đúng độ, rồi rơi rụng. Chiếc lá đã sống đủ đời sống của chiếc lá. Cụ Bùi Tín cũng đã sống trọn vẹn đời một người. Cụ ra đi chớ không phải chết!

Trong Cáo phó, Cụ ghi Pháp danh để xác định nơi Cụ có nguyện vọng tới. Sống, Cụ sống đúng là người Việt nam vì cụ yêu nước nên đã vứt bỏ thẻ đảng, vứt bỏ 9 huy chương, huân chương của cộng sản. Khi chết, Cụ vẫn giữ nếp sống tốt đẹp truyền thống của người Việt nam, trong dòng văn hóa dân tộc.

Nguyễn thị Cỏ May
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2018 lúc 1:14pm

‘Thời buổi này chỉ có điên mới làm người tốt’: Rốt cuộc tử tế đáng giá bao nhiêu?


Thời%20buổi%20này%20chỉ%20có%20điên%20mới%20làm%20người%20tốt:%20Rốt%20cuộc%20sự%20tử%20tế%20đáng%20giá%20bao%20nhiêu?

“Thời buổi này, chỉ có điên mới làm việc tốt”. Câu nói ấy cứ ám ảnh tôi mãi cho đến khi đặt bút viết những dòng này. Thực sự làm người tốt khó đến vậy chăng? 

Hơn 30 năm trước, bộ phim “Chuyện tử tế” của đạo diễn Nguyễn Văn Thủy ra đời, lập tức bị liệt vào danh sách đen cấm chiếu chỉ vì có những câu thoại chua chát thế này: “Tất nhiên chỉ có súc vật mới quay lưng lại nỗi đau khổ của con người mà chăm lo cho riêng bộ da của mình”. Hơn 30 năm sau, hàng triệu người Việt vẫn lục tục đào bới lại những cuốn băng cũ để xem cho kì được “Chuyện tử tế” một lần. Ai cũng muốn biết làm người tử tế ra sao. Nhưng chẳng ai thực sự biết cả… 

Vài ngày trước, cô bạn gửi cho tôi xem lại mấy trích đoạn phim hài hước. Xem xong quả thực cười lăn, cười bò. Nhưng sau những tràng cười khoái trá kia là một dư vị chẳng dễ chịu gì. Xin kể ra đây để quý vị và các bạn cùng chia sẻ. 

Câu chuyện thứ nhất: Giúp đỡ người khác mà gọi là điên à?

Chiếc ô tô đang phóng vun vút trên đường phố bỗng nhiên phanh kít lại. Một chàng trai trẻ, vẻ mặt thư sinh bước ra ngoài tươi cười: “Mời cô lên xe, trông cô đi bộ khổ sở quá”.

Cô gái trẻ tay xách nách mang nào là túi xách, nào là ba lô thoáng nét ngạc nhiên: “Gì cơ ạ? Anh mời tôi lên xe à?”. 

Chàng trai vẫn tươi cười: “Đúng thế, tôi biết cô đợi ở đây đã lâu rồi. Nào lên xe đi!”. 

Cô gái vẫn dè dặt: “Xe anh có chạy về Hà Nội không ạ?”.

Anh chàng vẫn vồn vã mời, tay đã nhanh chóng xách ba lô, hành lý của cô để vào cốp xe, đoạn mở cửa như ấn cô gái vào bên trong xe. Anh chàng lên xe, chốt tất cả các cửa lại, nói: “Phải chốt cửa cẩn thận, cánh cửa mà bật ra thì nguy hiểm lắm”. Cô gái đã thoáng lo lắng. Chàng trai nhìn nét mặt lo âu của cô thì cất tiếng cười to có phần hơi khả ố. 

Cô gái hoảng hốt: “Tôi không đi nữa đâu, tôi thừa biết âm mưu đen tối của anh. Chả ai điên mà quay xe đón 1 người lạ! Anh đưa tôi xuống chỗ có người qua lại, tôi không để anh đưa tôi đến chỗ cánh đồng hoang vắng kia nữa đâu. Nào anh dừng lại ngay, dừng lại ngay!”.

Vừa nói, cô gái vừa đập tay mạnh liên hồi vào vai, vào người chàng trai. Chàng trai đành phải dừng xe lại, xuống xe bực bội hỏi: “Tôi muốn giúp đỡ cô trong lúc khó khăn thì sao?”. Cô gái tiếp tục mắng xối xả: “Thời buổi này, chỉ có người điên mới làm thế mà thôi! Anh mở thùng xe ra cho tôi lấy đồ đi”.

Chàng trai cau mày, lẩm bẩm: “Giúp đỡ người khác mà gọi là điên à? Lạ thật đấy!”. 

Câu%20chuyện%20thứ%20nhất:%20Giúp%20đỡ%20người%20khác%20mà%20gọi%20là%20điên%20à?Giúp đỡ người khác mà gọi là điên à? Lạ thật đấy! (Ảnh minh họa: youtube.com)

Câu chuyện thứ hai: Từ giờ còn làm người tốt thì đừng trách chúng tao!

Cũng vẫn là anh lái xe trong câu chuyện trên. Một buổi sáng nọ, khi anh chàng đang lúi húi lát nền, có một toán người đi ngang, hất hàm hỏi: “Thằng Dưỡng điên! Mày đang làm cái gì đấy?”. 

Chàng trai thật thà: “Dạ, em sửa lại cái nền nhà để xe ạ. Hỏng hết rồi anh ạ”. 

Một người đàn ông trong hội bước ra chỉ vào mặt cậu, nói: “Tao hỏi thật, mày bị bệnh tâm thần thật sự hay giở trò láu cá, thích chơi trội hả?”. 

“Tại sao lại là chơi trội ạ?”, chàng trai hỏi vặn lại.

“Á à, mày đừng có giở ngô giả ngọng ra nữa! Biết bao nhiêu ông lái xe, bao nhiêu nhân viên tạp dịch hành chính, có mỗi mình mày bỏ ngày nghỉ ra để sửa nhà xe? Lại còn cãi gì?”, người đàn ông mắng ngay.

“Tôi làm gì kệ tôi, liên quan gì đến các anh?”, chàng trai không giữ được bình tĩnh nữa.

“Tao cảnh báo mày, từ giờ còn giở trò này ra nữa thì đừng trách chúng tao! Rõ chửa!”, người đàn ông nọ lại túm cổ áo anh chàng và đe dọa. 

Câu chuyện thứ ba: Giống người khác thì có mà điên à?

Cuối cùng cậu Dưỡng lái xe của chúng ta cũng bị tống vào trại tâm thần vì trót làm quá nhiều việc tốt. Vào trại rồi thì cũng sinh hoạt cạnh những người điên khác. Một hôm, đang đi dạo dưới sân, đám bạn “điên” kéo cậu vào một góc, nói: “Này! Đằng ấy có biết hát không, ra hát với tụi mình cho vui đi!”. 

Dưỡng đang ngơ ngác: “Sao lại hát?”. 

Đám bạn nói: “Sắp đến hội diễn toàn ngành rồi đấy!”.

Dưỡng ngơ ngác tiếp: “Ngành gì?”. 

Đám bạn nói: “Ngành tâm thần chứ còn ngành gì nữa! Tụi mình sẽ đi thi văn nghệ với những thằng điên ở bệnh viện khác!”. 

Dưỡng hỏi: “Thế mọi người vào đây đã lâu chưa?”.

Một người nói: “Tớ vào đây 2 năm rồi!”.

Dưỡng hỏi: “Thế vì sao mà cậu vào đây?”.

Người kia nói: “Tớ cũng chả biết. Người ta bảo tớ có vài điểm chả giống người khác!”.

Dưỡng lại hỏi: “Thế sao lại phải giống người khác?”.

Người kia nói: “Đúng đấy! Giống người khác thì có mà điên à!”. 

Cả bọn cùng bật cười khành khạch… 

Câu%20chuyện%20thứ%20ba:%20Giống%20người%20khác%20thì%20có%20mà%20điên%20à?Trong bệnh viện “tâm thần” chàng trai gặp được những người cùng cảnh ngộ… (Ảnh minh họa: youtube.com)

***

Trong phim “Chuyện tử tế”, người dẫn truyện đặt ra một câu hỏi thật đơn giản: “Theo anh/chị thế nào là sự tử tế?”. Nhưng những câu trả lời thì chẳng đơn giản chút nào:

“Để tôi nghĩ đã, hỏi làm gì đấy”.

“Chịu, bây giờ thì khó lắm đấy”.

Rồi lại có người dè dặt hỏi: “Có được phép nói thật không ạ” và chốt lại “chuyện tử tế là chuyện xa xôi”, thậm chí còn là “chuyện vớ vẩn”. 

Vì sao người ta không muốn và không dám làm người tử tế quá? 

Người xưa dạy: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” (thấy việc nghĩa không làm thì không phải kẻ dũng). Biết bao người anh hùng, kẻ kiếm khách phiêu lưu, bôn tẩu cũng lấy đạo nghĩa “Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” để hành hiệp trên giang hồ. Mấy nghìn năm qua, tư duy người Á Đông luôn là như vậy. Mẫu hình người ta hướng đến là “quân tử”, “đại nhân” cũng chính là những người nghĩa khí, “tử tế” nhất. 

Xã hội ngày càng phát triển, guồng quay hiện đại đã nhào nặn ra những quan niệm biến dị kiểu “làm phúc phải tội”, “làm ơn mắc oán”. Điều đó ngày càng khiến nhiều người không còn muốn làm người tốt, người tử tế hoặc ít nhất là không muốn làm chuyện tốt, chuyện tử tế nữa. Đó thực sự là một điều đáng buồn. 

Lại có một thực tế vẫn diễn ra trong đời là người tốt thường chịu thiệt thòi. Bởi người tốt, người tử tế có cách hành xử ngay chính, không tranh giành lợi ích, lại luôn nhường phần tốt cho người. Họ đương nhiên dễ chịu thiệt thòi hơn trong một xã hội kẻ tranh người đoạt không từ thủ đoạn. Bởi thế, họ bị tất cả gọi là “người điên”. 

Nhưng cái thiệt thòi ấy phải chăng sẽ khiến người tốt không dám làm người tốt nữa? Một người tử tế đích thực sẽ không chỉ vì chịu thiệt một vài phân mà đánh mất mình, đánh mất sự chân chính của mình. Đó là điều chắc chắn.

Tôi đã kể tất cả những gì mình biết cho quý bạn đọc. Và tôi vẫn đang tự hỏi mình rốt cuộc ai mới là người điên trong đời đây?

Văn Nhược
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2018 lúc 6:21am

Khoa Học Chứng Minh: Chồng Càng "Sợ Vợ" Hôn Nhân Càng Hạnh Phúc Bền Vững!


Cánh mày râu vẫn hay nghĩ rằng nghe vợ càm ràm là sợ vợ, là bị bạn bè người khác xem thường. Nhưng khoa học đã chứng minh những người đàn ông biết lắng nghe ý kiến của vợ hay nói cách khác chồng càng 'sợ vợ' hôn nhân càng hạnh phúc và ít bị ly dị hơn các đôi vợ chồng bình thường.

Nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông biết lắng nghe ý kiến của vợ, chồng càng 'sợ vợ' hôn nhân càng hạnh phúc và ít bị ly dị hơn các đôi vợ chồng bình thường.

Kết quả trên là một nghiên cứu dài hạn với 130 cặp vợ chồng của tiến sĩ tâm lý John Gottman. Theo đó chuyên gia tâm lý dẫn chứng trường hợp của Lauren và Steven là một điển hình.

Steven bảo với vợ rằng tối nay anh sẽ cùng nhóm bạn đi chơi xa. Vợ Lauren đáp cô muốn chồng ở lại tới sáng mai để giúp dọn dẹp vì nhà sắp có khách. Anh chồng đáp “không” và trách vợ chẳng nhớ lịch chuyến đi của mình. Vậy là cả hai cãi vã, người bật khóc, kẻ bỏ đi.

Theo chuyên gia tâm lý, các đôi thường trục trặc khi họ móc nối sự tiêu cực này tới sự tiêu cực khác thay vì cố gắng giảm leo thang xung đột. Tiến sĩ Gottman giải thích trong cuốn sách “7 nguyên tắc để hôn nhân thành công” rằng 65% nam giới thường làm tăng sự tiêu cực trong cuộc cãi vã.

Phản ứng của Steven không thể hiện rằng anh lắng nghe những lời phàn nàn của vợ. Thay vì vậy, anh tỏ ra phòng vệ và phàn nàn trở lại: “Tại sao em không nhớ kế hoạch của anh?”

Theo đó 4 điều tối kỵ: Chỉ trích, phòng thủ, khinh thường và câm lặng – là những dấu hiệu cho thấy người đàn ông đang kháng lại sự ảnh hưởng của vợ tới mình.

4 điều trên không phải là sự nhúng nhường của nam giới vì phải có hai người mới giúp hôn nhân thành công và người vợ cũng cần đối xử tôn trọng chồng. Tuy nhiên nghiên cứu của tiến sĩ Gottman chỉ ra rằng phần lớn các bà vợ đều đã thực hiện việc đó, chỉ có đàn ông không như vậy. Cụ thể nghiên cứu cho thấy 81% khả năng một cuộc hôn nhân sẽ tan vỡ khi người đàn ông không chịu nghe ý kiến của vợ.

Từ lúc chưa trường thành đàn ông đã khác phụ nữ
Mọi người có để ý không khi chơi trò chơi, các cậu bé thường tập trung vào chiến thắng chứ không phải cảm xúc hay người cùng đội. Nếu bị thương, cậu ta sẽ bị phớt lờ và cuộc chơi vẫn phải tiếp tục. Ngược lại với các bé gái, cảm xúc thường luôn được ưu tiên. Khi một bé gái khóc và nói “tớ không chơi với cậu nữa”, trò chơi kết thúc và chỉ bắt đầu lại khi các bé làm hòa. Theo tiến sĩ Gottman, “sự thật là cuộc chơi của các bé gái đã là sự chuẩn bị xa cho hôn nhân và cuộc sống gia đình bởi trẻ tập trung vào mối quan hệ”.

Có nhiều phụ nữ không ý thức được kỹ năng xã hội này và cũng không nhiều nam giới nhận thức sâu sắc về người khác. Theo thống kê, chỉ có 35% đàn ông có trí thông minh cảm xúc. Còn lại thì chẳng ai được điều này như phụ nữ cả.

Theo đó những người chồng thiếu trí thông minh cảm xúc từ chối sự ảnh hưởng của vợ bởi họ sợ mất quyền lực và không sẵn sàng chấp nhận sự chi phối của người khác với mình. Họ luôn quan tâm đến tâm trạng của vợ vì tôn trọng và nâng niu vợ. Mặc dù người đàn ông này không thể hiện ra cảm xúc của mình như cách vợ làm, anh ta sẽ học cách để kết nối tốt hơn với vợ. Khi vợ cần nói, anh ta sẽ tắt TV và lắng nghe. Anh ta sẽ dùng từ “chúng mình” thay vì “anh”. Anh ta sẽ hiểu thế giới nội tâm của vợ, tiếp tục bày tỏ sự ngưỡng mộ vợ và thể hiện điều đó cho vợ thấy. Mối quan hệ, sex, cuộc sống của người đàn ông sẽ tệ hơn rất nhiều nếu thiếu trí thông minh cảm xúc.

Mặc khác người chồng thông minh sẽ là người cha tốt hơn bởi anh ta không sợ thể hiện các cung bậc tình cảm, đồng thời sẽ dạy con biết tôn trọng cảm xúc và chính mình. Khi tạo được sự gắn bó với vợ, người vợ sẽ tìm đến chồng khi lo lắng, phiền muộn, vui mừng và tất nhiên, cả lúc nổi hứng. Khi xung đột nảy sinh, chìa khóa là hiểu quan điểm của vợ và sẵn sàng thỏa hiệp. Hãy tìm xem những điều nào cả hai vợ chồng có thể cùng thống nhất, thay vì bới sâu vào điều khác biệt, mâu thuẫn. 

Khi chồng tạo được sự gắn bỏ trở thành chỗ dựa tin cậy, vợ sẽ cởi mở hơn khi chia sẻ về cuộc sống gia đình, họ sẽ cố gắng chăm sóc gia đình và đời sống chăn gối cũng viên mãn hơn. Bởi vậy trong dân gian vẫn có câu:’’ Sợ vợ sống lâu, nể vợ bớt ưu sầu, để vợ lên đầu là trường sinh bất tử’’ không hề là thiếu căn cứ.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Aug/2018 lúc 9:16am

Ông Già Việt Nam




Tại Đức có một nhà hàng kỳ lạ. Ông chủ nhà hàng ra thông báo rằng: “Ai có thể chịu đựng được những trò tinh quái mà nhà hàng bày ra thì sẽ được 1 tuần ăn miễn phí”. Quả thật, quái chiêu câu khách này cực kỳ hiệu quả, và nhà hàng đã thu được những món hời lớn mà chưa phải bỏ ra bất kỳ bữa ăn miễn phí nào.

Ngày nọ, có một ông già người Việt Nam nhỏ bé bước vào nhà hàng. Nhân viên ở đây đón tiếp ông trên cả mức nhiệt tình, mời ông ngồi vào bàn hạng VIP với thái độ cực kỳ lịch thiệp, và rồi để ông chờ liền 4 tiếng đồng hồ. Thường thì các vị khách nước ngoài sẽ cáu giận, thậm chí sẵn sàng bỏ ra một món tiền nào đó để nhanh nhanh biến khỏi nơi này. Nhưng ông già Việt Nam thì khác, ông vẫn tươi tỉnh, gật gù theo tiếng nhạc, lại còn “ư ử” hát theo, khoái chí lắm. Cho đến khi chủ nhà hàng mất hết kiên nhẫn, đành phải cho nhân viên bê thức ăn ra.

Ông già Việt Nam đã gọi món tôm hùm, nhân viên bưng ra 2 con tép xíu xiu trên một cái đĩa to gần bằng cái mâm. Gọi món salad thì toàn là rau, củ không tươi bỏ lổn nhổn trong một cái tô sành rưới đầy tương ớt gần hết hạn. Ông chủ nhà hàng những tưởng sẽ làm ông già người Việt phát khùng lên. Nhưng không, ông già vẫn bình thản ăn ngon lành.

Giật mình về sức chịu đựng kỳ diệu của ông già người Việt, ông chủ nhà hàng quyết định sử dụng tuyệt chiêu thứ ba. Ông già người Việt đang ngồi ăn bình thường, bỗng cái ghế lắc lư rồi sụp xuống, mũi ông đập vào thành bàn đau điếng, còn cái bàn tự nhiên nghiêng qua nghiêng lại đổ hết cả nước vào người ông. Cứ như vậy đến gần 10 phút. Ông chủ nhà hàng xoa tay đắc ý, chắc mẩm rằng ông già người Việt sẽ nhanh chóng nổi điên lên, nếu không thì cũng xám cả mặt mày mà chịu thua. Nhưng khi bàn ghế dừng lại, cả ông chủ lẫn nhân viên nhà hàng tròn xoe mắt, há hốc miệng ngạc nhiên: trên ghế, ông già bé nhỏ vẫn ngang nhiên hút thuốc, mặt không hề mảy may suy suyển.

Quá choáng trước khả năng chịu đựng phi thường của ông già, ông chủ nhà hàng đích thân mang hóa đơn đến trao tận tay cho người hùng vĩ đại, trong thâm tâm hi vọng với số tiền khổng lồ này, sẽ làm ông già nhảy dựng lên, nhưng không, ông già người Việt mỉm cười ý nhị, rút hầu bao ra trả rồi lịch sự bước ra khỏi nhà hàng. Đến nước này thì ông chủ nhà hàng đành cúi rạp mình chịu thua và tặng 1 tuần ăn miễn phí cho ông già người Việt.

Câu chuyện này nổi tiếng đến mức một hãng truyền hình danh tiếng đã làm hẳn cả sê-ri phim về ông già người Việt. Trong một cuộc phỏng vấn, phóng viên hỏi lý do vì sao ông có sức chịu đựng diệu kỳ đến như vậy, ông già cười hỉ hả, xoa tay, trả lời:

  • Chỉ cần các bạn tới Việt Nam thì biết. Hằng năm, vào dịp giáp Tết, ra ga chờ mua vé tàu, chen chúc ngột ngạt hàng mấy ngày trời mới mua được một cái vé, so với trong nhà hàng có máy hát, có ghế ngồi, có điều hòa nhiệt độ, cho tôi ngồi 4 tiếng chứ 40 tiếng tôi cũng ngồi được.

Còn mấy cái chuyện gọi tôm mang tép ở Việt Nam là chuyện thường ngày. Rau ở đây không tươi, nhưng còn an toàn hơn chán vạn lần ở quê tôi. Thế nên, tôi ăn ngon lành lắm, ăn không cần suy nghĩ gì cả. Đang ăn mà bàn ghế trồi lên hụp xuống thì có khác gì đi xe trên quốc lộ, thậm chí ở đây êm và thú vị hơn. Còn có một chuyện tôi muốn nhắn nhủ ông chủ nhà hàng là “máy chém” ở chỗ các ông còn non tay lắm. Các ông phải sang Việt Nam, đến thăm chùa Hương ở Hà Tây vào mùa lễ hội ấy, các ông sẽ được tận mắt chứng kiến những cái “máy chém” chính hiệu để mà học tập...

Nghe ông già người Việt nói đến đâu, ông chủ và các nhân viên nhà hàng rùng mình đến đấy. Vừa rồi tôi có dịp sang Đức, định ghé vào nhà hàng kỳ lạ này kiếm ăn chút đỉnh. Nhưng vừa nhìn hộ chiếu, biết tôi là người Việt Nam, đám nhân viên cố sống cố chết ngăn cản không cho tôi vào. Hình như, họ nể người Việt Nam mình lắm!?

LÊ THỊ THANH HUYỀN

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 2.523 seconds.