Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2019 lúc 7:37pm

33 Năm Vợ Dắt Chồng Mù Lòa Vượt Kiếp Nhân Sinh: Câu Chuyện Cảm Động Phía Sau Cây Gậy Trúc


Giữa đắng đót bụi trần của kiếp nhân sinh, cái gọi là tình yêu đích thực đối với nhiều người có lẽ vẫn là khái niệm rất mông lung. Nhưng nghe câu chuyện dưới đây, hẳn chúng ta sẽ có thêm kiến giải về ‘đạo nghĩa vợ chồng’ cũng như nhận ra những điều trân quý của cuộc sống có lẽ không phải là quá xa lạ.


Đây là câu chuyện có thật ở Trung Quốc. Người chồng bị mù hai mắt, người vợ nhất định không rời xa hay từ bỏ ông, dùng một cây gậy trên đưa ông đi khắp nơi, cứ như thế 33 năm trôi qua. Qua các con đường, đi đâu bà cũng dắt ông theo.

Người chồng ấy tên là Hoàng Phúc Long và vợ tên là Vy Quế Nghĩa. Ông bà đều là người nông thôn, thuộc Đông Lan, Hà Trì, Quảng Tây. Khi cưới, ông 25 tuổi còn bà mới 21 tuổi.

Trước khi kết hôn, hai người cũng không có nhiều thời gian tìm hiểu nhau. Sau khi kết hôn, hai người chung sống yên bình trong mái nhà nơi thôn dã suốt mấy chục năm.


Họ không được ăn học nhiều, cả đời chưa từng rời khỏi đồng ruộng nhưng họ lại cực kỳ hiểu về tình yêu, biết là nào là tình yêu đích thực, thậm chí có hiểu hơn những người được ăn học đủ đầy.


Sóng gió đến với họ khi vào năm 1985, ông Hoàng Phúc Long bị một căn bệnh lạ, kết quả là hai mắt ông bị mù kể từ đó thế giới trước mặt ông là một khoảng tối đen. Ông nói với vợ: “Từ giờ tôi không nhìn thấy gì nữa, là một kẻ tàn tật rồi, bà đi đi, đi lấy chồng khác đi”.

Bà nhìn vào đôi mắt đã không còn nhìn thấy gì của ông chỉ nói một câu: “Tôi còn theo ông cả đời”.
Từ ngày hôm đó, bà dùng một cây gậy trúc đưa ông đi khắp nơi, bà trở thành mắt của ông, dù đi đâu, đi dạo phố, đi chợ bà đều đưa ông đi, cứ như thế cho đến 33 năm.
Người đời nhìn thấy đều nói bà ngốc nhưng bà không quan tâm. Bà nói: “Tôi là vợ ông ấy, cả đời sẽ bên cạnh ông ấy, có ông ấy sẽ có tôi”.
Họ không có con cái
Họ càng không giàu có.
Nhưng họ rất hạnh phúc, rất ngọt ngào và ân cần.
Từ sáng đến tối, họ luôn bên cạnh nhau.
Họ cùng nhau già đi nhưng kể cả khi lưng đã còng họ cũng vẫn cứ bên nhau. Cây gậy trúc vẫn cứ như vậy theo họ đi khắp nơi, là sợi dây kết nối tình cảm giữa hai ông bà. Ông bà đã trở thành biểu tượng mạnh mẽ nhất cho tình yêu bất tử.

Câu chuyện về đôi vợ chồng già ấy được kể trên báo chí từ cuối năm 2018. Như vậy, có thể đến năm 2019 này, đã 34 năm trôi qua, bà vẫn cùng ông và cây gậy trúc ấy băng qua kiếp nhân sinh đầy lao khó. Chúng ta cùng cầu mong rằng, phúc lành thiện báo sẽ đến với họ, bây giờ và mãi mãi về sau!

st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2019 lúc 6:27am
Mầy biết tao là ai không?

Image%20result%20for%20?


Là câu hỏi được cho láo lếu, trịch thượng, không kém phần vô giáo dục, hay được thốt ra từ cửa mồm một số dân An nam gần đây khi muốn đe dọa ai đó kể cả những người đang thực thi pháp luật, nó bắt đầu từ tầng lớp gọi "giang hồ" muốn chứng tỏ "số má" rồi tới đám ôn nhóc tì là "con cán bộ" có chức vụ, cao hơn là những ông bà được gọi "đầy tớ" mà đầy quyền lực "đè đầu" dân đen.

Gần đây một "ông tướng" đã dìa hưu khi bị phú lích chặn xe vì vi phạm giao thông cũng đã sửng cồ chứng tỏ "mầy biết tao là ai không" khá buồn cười.

Dưới đây là câu chuyện ứng xử khôn ngoan không kém phần lém lĩnh của một nữ nhân viên mần việc phi trường (sân bay) ở Hoa kỳ có vẻ nên được share rộng để nhiều người được biết.



Mấy tháng trước, trong chuyến về lại Los Angeles, California , tôi phải ghé lại Newark, New Jersey để đổi máy bay, phi cơ của tôi bị trễ hơn một tiếng, hành khách có một số rất bực bội vì công việc bị xáo trộn do sự chậm trễ của máy bay gây ra.

Tại quầy bên cạnh cổng 112, một tiếp viên dưới đất của công ty đang cố giải quyết những yêu cầu, khiếu nại của khách hàng thì một hành khách có vẻ tức tối, lấn lên phía trên, len qua mặt mấy người khác và ném tấm vé lên quầy.

Ông ta nói lớn rằng ông ta muốn được cho bay chuyến sớm nhất và phải xếp cho ông ta ngồi hạng nhất.

Người tiếp viên trả lời rằng cô xin lỗi về những phiền nhiễu mà chuyến bay gây ra cho ông, nhưng cô cũng phải giải quyết những hành khách tới trước và hứa là sẽ giúp ông khi đến lượt ông.

Nhưng ông khách không bằng lòng, ông hỏi như hét vào mặt cô, rõ ràng là để cho các hành khách khác cũng nghe được. Ông hỏi đúng câu mà tôi cũng bị hỏi mấy lần :

“Cô biết tôi là ai không ?” (Do you know who I am ?).

Thì ra người Mỹ, trẻ và xinh như cô tiếp viên cũng bị hạch hỏi bằng câu đó chứ chẳng riêng gì tôi. Tôi liền cố lắng tai nghe xem cô tiếp viên ở quầy trả lời như thế nào để biết mà ứng phó sau này.

Người phụ nữ này, vẫn tươi cười, cầm chiếc micro của hệ thống khuếch âm lên và nói lớn bằng giọng rành rẽ rằng:

“Ở quầy 112, có một vị hành khách không biết mình là ai, quí hành khách ai có thể giúp ông ta biết được căn cước hay thân thế của ông, xin tới quầy 112.”

Vì chính câu hỏi của ông, ông khách tự nhiên biến thành một bệnh nhân tâm thần, một người mắc Alzheimer, một người lãng trí, thần kinh thác loạn, lẫn lộn bản thể, không còn nhớ mình là ai, tên gì, ở đâu nữa. Và lúc ấy thì đám hành khách đang sốt ruột đứng trước quầy đều phá ra cười.

Ông khách điên tiết, chỉ mặt người tiếp viên ở quầy và bật ra một câu chửi thề tục tĩu :

“Đ.M. mày”( F,,k you) .

Người phụ nữ ở quầy, không một chút giận dữ, bằng giọng bình thản, trả lời ông nguyên văn như thế này :

“I’m sorry, sir, but you’ll have to stand in line for that, too”. (Thưa ông, chuyện đó, chuyện ông đòi giao hợp với tôi, ông cũng phải xếp hàng chờ đến lượt mới được).

Dung Hoai Linh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2019 lúc 7:16am

"NỤ HÔN CỦA SỰ SỐNG"
BỨC ẢNH ĐOẠT GIẢI THƯỞNG DANH GIÁ
TÔN VINH TÌNH YÊU & SỰ SỐNG









Tháng 7/1967, nhiếp ảnh gia Rocco Morabito đã chụp được một bức ảnh để đời khi đang tác nghiệp trên đường phố New York, Mỹ. Ông đặt tên cho nó là “Nụ hôn của Sự sống”. Thời điểm đó, Rocco Morabito tình cờ chứng kiến cảnh tượng hiếm có: công nhân điện J.D. Thompson đang hô hấp nhân tạo cho đồng nghiệp của mình – Randall G. Champion ở trên không sau khi người này chạm vào đường dây điện cao thế. Được biết, khi hai người đang thực hiện bảo dưỡng định kì trên ngọn của một cột điện cao thế, không may, Champion chạm tay vào đường dây điện hơn 4.000 volts khiến anh bị giật. Tim trở nên ngừng đập và bất tỉnh. Nhờ dây đai an toàn nên anh không bị rơi xuống.

“Nụ hôn của Sự sống”

Trong lúc đó, Thompson đang trên đường xuống. Anh phát hiện ra tình hình nguy cấp của bạn đồng nghiệp và đã nhanh chóng thực hiện việc hô hấp bằng miệng.

Bởi vì đang ở trên không nên Thompson không thể cấp cứu bằng CPR (ấn vào lồng ngực để hồi phục tim). Anh liên tục thổi vào phổi của Champion cho đến khi cảm thấy một sự giật nhẹ từ người bạn. Sau đó, Thompson vội tháo dây đai an toàn cho đồng nghiệp, đỡ anh bạn trên vai và đưa cả hai xuống. Ở độ cao như vậy, việc đưa một người đàn ông đang hôn mê xuống mặt đất thật khó khăn biết bao, nhưng may mắn là Thompson đã làm được.

Xuống đến mặt đất, Thompson và một công nhân khác tiếp tục thực hiện hô hấp nhân tạo cho Champion và anh gần như đã sống lại cho đến khi xe cấp cứu tới. Ơn Chúa, cuối cùng Champion đã hoàn toàn bình phục.

Năm 1968, nhờ bức ảnh “Nụ hôn của Sự sống”, Rocco Morabito đã đoạt giải Pulitzer, giải thưởng tôn vinh những tác phẩm ảnh xuất sắc của nhà báo. Bức ảnh sau đó được đăng trên khắp các tờ báo toàn thế giới.


Bức ảnh này sở dĩ có sức lan toả lớn đến vậy, theo tôi, chính bởi thông điệp đặc biệt của nó. Nụ hôn giữa Thompson và Champion không phải là của những người yêu nhau, cũng không phải nụ hôn dành cho gia đình hay bạn bè – không có một chút vị tư nào trong đó cả. Đó là một nụ hôn cao thượng, thuần khiết. Đó là nụ hôn của sự sống, và nó dành cho cuộc sống!

Ở trong hoàn cảnh nguy cấp và nguy hiểm đến vậy, Thompson không có thời gian để cân nhắc bất cứ điều gì, anh càng không có cơ hội cho bất cứ một suy nghĩ chần chừ nào, anh làm tất cả bằng bản năng của một con người, để cứu sống người đồng nghiệp của mình. Bởi mỗi con người đều có khao khát được sống, và trong sâu thẳm mỗi sinh mệnh đều có phần thiện lương thuần khiết không gì có thể phá trừ, nên trong khoảnh khắc đối diện với sinh tử, họ sẽ làm tất cả những gì có thể, bằng tất cả sức mạnh họ có, để giữ lại sự sống. Tôi gọi đó là lòng trắc ẩn…


Thiện Nam


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Apr/2019 lúc 7:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2019 lúc 9:15am

ĐỨA BÉ ĐÁNH GIÀY
VÀ CỌC TIỀN ĐÁNH RƠI



Image%20result%20for%20ĐỨA%20BÉ%20ĐÁNH%20GIÀY%20VÀ%20CỌC%20TIỀN%20ĐÁNH%20RƠI


Có người nói : - "Có những người tuy lớn nhưng nhân cách bé, có những người nhỏ nhưng tấm lòng bao la".

Công viên vào một buổi chiều nắng đẹp. Trên con đường vòng chạy quanh ngoằn nghèo trong công viên, từng tốp, từng tốp người đi hoặc chạy bộ. Từng đợt gió thổi mơn man, lay nhẹ những cành liễu rung rinh, đang toả bóng xuống mặt hồ. Rải rác xung quanh hồ, trên các ghế đá là các cặp tình nhân đang ngồi tâm sự với nhau. Thi thoảng đâu đó lại phát ra tiếng cười vui vẻ, làm khuấy động không gian vốn đã yên tĩnh ở bên hồ.
Tại một góc khuất trong công viên, có một đám thanh niên choai choai đang tụ tập. Nhìn vào chúng là người ta biết ngay là lọai thanh thiếu niên hư hỏng, lêu lổng, mà ta hay gọi là dân bụi đời. Đưá thì đang nằm, đưá thì ngồi chuyền tay nhau điếu tài mà. Đưá thì lim dim tận hưởng khoái lạc của ma tuý, đưá thì đột nhiên đứng dậy tay chân muá máy như động kinh, đưá thì bất thần hét lên như thấy quỷ... Một đưá có vẻ là đại ca của cả nhóm, đầu tóc cắt theo kiểu bờm ngựa, áo nó không cài nút phanh bộ ngực lộ ra hình xăm là 1 cái đầu hổ, tay đang vung vẩy sợi dây xích bằng sắt, cất tiếng hỏi cả nhóm:
- Sáng giờ có đưá nào thấy thằng Hùng không?
- Dạ không thấy đại ca.- Một thằng đang nằm dưới đất nhỏm đầu dậy trả lời.
- Đm...Bưã nay mà nó không kiếm được gì là chết với tao. - Thằng đại ca văng ra 1 tiếng chửi tục, vụt mạnh sợi dây xuống đất dội lên một tiếng đánh "Bộp".
Thằng Hùng mà cả bọn đang nói tới, là một thằng bé nhất trong đám. Mặc dù còn nhỏ tuổi, nhưng kinh nghiệm của nó trong việc móc túi mà người ta hay gọi là "nghề hai ngón", đã lên tới hàng siêu đẳng. Chỉ cần liếc mắt nhìn qua người khác, là nó biết tiền người ta để ở chỗ nào trên người, lấy được là dễ hay là khó. Nhìn bề ngoài, nó ăn mặc thật lịch sự lại còn bé, nên ít ai để ý, nhưng chỉ cần nó lướt qua người họ, thì tiền trong túi người ta đã nhẹ nhàng qua tay nó. Chỉ có điều mấy hôm nay, nó vẫn chưa kiếm được ai để trổ "tài". Hôm nay, nhất quyết nó phải "săn" được "hàng", nếu không thì chiều nay sẽ ốm đòn với thằng đại ca. Nghĩ tới những trận đòn của thằng đại ca đối với nó, nó bỗng cảm thấy người rét run dù trời đang nóng.
Giờ này nó đang lòng vòng gần bệnh viện, cả người nó căng ra đang chú tâm để tìm "con mồi". Bỗng mắt nó chợt sáng lên, khi nó thấy một người đàn bà vừa xuất hiện từ xa. Người đàn bà đầu đội nón lá, mặc bộ đồ bà ba màu đen, chân đi dép nhựa, hai tay chị ôm khư khư túi xách trước ngực đang đi vào bệnh viện. Thằng Hùng đưa tay vào túi, trong túi của nó lưỡi dao lam như đang ngọ nguậy...
°°°°°
Tú đang cầm cái khăn, hai tay nó xát đi xát lại đôi giày một lần nữa. Đôi giày đã trở nên đen bóng, lấp loáng dưới ánh nắng mặt trời. Gật gù tỏ ra vưà ý, từ từ sắp xếp hết dụng cụ đánh giày vào hộp đồ nghề, nó cầm đôi giày vào quán đưa cho khách. Trên đường nó vưà đi vừa huýt sáo. Từ sáng đến giờ kiếm cũng được kha khá, nếu ngày nào cũng được như thế này thì đỡ biết mấy, vừa đi nó vừa nghĩ bụng. Chợt nó thấy phiá trước lao xao, một đám đông người đang bu quanh một phụ nữ. Chị đang bận bộ đồ bà ba đen đang ngồi khóc sướt mướt dưới đất. Nó tò mò chen vào hỏi thăm một chị bên cạnh, mới hay chị phụ nữ kia bị rạch giỏ móc túi, bị mất hết tiền mang từ dưới quê lên, để lo cho đứa con bị bệnh nằm trong bệnh viện.
- Số tiền bị mất cũng khá lớn, khoảng chục triệu. Đúng thật là tụi ác ôn, người ta đã nghèo đi nuôi con bệnh nặng, mà chúng nỡ nhẫn tâm lấy hết tiền của người ta. Đồ cái quân trời đánh thánh vật. - Chị này rủa.
°°°°°
Lúc này trong một góc khuất ở công viên, thằng Hùng mặt mày đắc ý, chìa chiến lợi phẩm cho đại ca của nó. Cả đám thanh thiếu niên liền nhanh chóng bu lại xung quanh thằng đại ca, thằng nào mắt cũng sáng rỡ thèm thuồng nhìn vào chiến lợi phẩm, được bọc trong chiếc khăn mùi xoa ca rô màu xanh da trời. Thằng đại ca từ từ mở ra chiếc khăn mùi xoa, cả đám không hẹn mà cùng ồ lên một lượt. Trong chiếc khăn là một xấp tiền dày cộm, nhìn sơ qua cũng có thể thấy trị giá của nó cũng trên dưới chục triệu. Đột nhiên lúc đó trong bọn có thằng thét lên :
- Đại ca, bọn thằng Phúc kìa.
Từ xa, xuất hiện một đám thanh thiếu niên khác, dẫn đầu là một thằng đầu trọc mặt mày hung dữ. Thằng này tên là Phúc, là đại ca của nhóm thanh thiếu niên này. Băng của thằng Phúc đang đi kiếm băng của thằng Hùng để hỏi tội, tại sao bữa nay băng của thằng Hùng lại dám đi xâm lấn địa bàn làm ăn của tụi nó. Biết là chuyện không lành, đại ca của thằng Hùng liền hô cả bọn chạy. Cả băng thằng Hùng liền nhanh chóng tản ra các hướng. Bọn thằng Phúc cũng vội chia ra để đuổi theo, riêng thằng Phúc thì rút ra từ sau lưng một cây mã tấu dài sáng loá, rượt theo thằng đại ca của thằng Hùng. Trong khi đang gấp rút chạy, đại ca của thằng Hùng vô tình vấp phải một cái rễ cây, làm cho nó lộn đi mấy vòng. Từ trong người nó rớt ra một cục màu xanh, lăn chầm chậm xuống dưới một chiếc ghế đá, chạm phải một cái thùng đồ nghề đánh giày và dừng lại. Không để ý đến điều đó, đại ca của thằng Hùng vội vã bật dậy, chạy trối chết để tránh kẻ thù truy đuổi phía sau...
°°°°°
Màn đêm đã buông xuống. Dưới các ngọn đèn đường, từng đám, từng đám con thiêu thân lao đầu vào ánh sáng. Trời đã trở nên se lạnh. Trên một chiếc ghế đá, Tú mở mắt nhìn trời, từng ngôi sao nhấp nháy lung linh, lâu lâu lại có một vệt sáng dài vạch ngang qua bầu trời rồi biến mất. Nó vươn tay ngồi dậy, chân nó đụng vào thùng đồ nghề đánh giày, là vật mà vừa là người bạn, vừa là lẽ sống của nó đã năm năm nay.
Từ ngày đến thành phố, khi nó theo một anh bạn sau một trận đòn gần chết của người chú bất nhân. Nhiều đêm nó mơ thấy cha hiện ra trong giấc ngủ, đang dẫn nó đi chơi hoa viên. Ông tươi cười vẫy tay gọi nó, nó chạy mãi chạy mãi nhưng không nắm được tay ông, giật mình tỉnh dậy thì nước mắt đã giàn giụa đầy trên mặt. Nó không biết mặt mẹ, vì mẹ đã bỏ cha con nó khi nó vừa được sinh ra. Cha của nó sau đó gởi con lại cho em mình, ra tận ngoài Miền Trung, theo các anh em vào bãi vàng. Một chiều mưa như trút nước, người ta báo tin ông đã chết vì sập hầm. Năm năm ở Thành phố là năm năm cơ cực, để nó có thể hiểu đưọc khoảng cách giữa giàu và nghèo, để nó có thể hiểu trong cuộc sống này mạnh được yếu thua, để nó có thể thấy những thủ đoạn đối xử với nhau giữa người và người.
Nó chầm chậm cúi người xuống cầm lấy thùng đồ nghề, để chuẩn bị cho một đêm làm việc. Vừa dợm chân định bước đi, bỗng nó quay lại lụm từ dưới đất lên một cục tròn tròn màu xanh. Nó ngồi xuống, nhè nhẹ mở chiếc khăn mùi xoa, cả người nó bỗng cứng đơ nhìn chăm chăm vào những tờ giấy bạc...
°°°°°
Chị như người mất hồn, bước đi lang thang vô định. Nước mắt chị cứ trào ra nhòa lệ, không nghe gì không thấy gì. Trong đầu chị chỉ hiện lên hình ảnh đưá con, đầu nó quấn băng trắng toát vô cảm giác. Ngày mai nó phải mổ thì mới hy vọng cứu sống, mà bây giờ trong tay chị không còn một đồng. Chị còn nhớ nét mặt vô cảm của ông bác sỹ khi chị trình bày hoàn cảnh của mình :
- Không đóng tiền thì chúng tôi chịu thôi.
Lời ông bác sỹ vang vang "chịu thôi, chịu thôi.." làm chị quỵ xuống, không ngó gì đến chị, tay bác sỹ móc chiếc điện thoại ra trả lời bạn vùa gọi tới và nhanh chóng bỏ đi.
Chị đi mãi đến khi có một cơn gió lạnh thổi qua mang theo mùi bùn làm chị tỉnh táo đôi chút. Trước mặt chị bây giờ là hồ nước trong công viên, chị ngồi thụp xuống và lặng lẽ khóc. Mấy thằng mất dạy uống rượu say đã tông thằng bé con của chị, trên đường nó đi học về rồi tụi mất dạy bỏ chạy mất. Người ta báo tin cho chị khi chị đang cấy luá ngoài ruộng. Khi biết rằng con mình bị chấn thương sọ não phải mổ mới cứu được, tài sản đáng giá trong nhà chị chỉ còn đôi bò cày, chị liền kêu người bán rẻ để lo cho con. Ai dè chị vừa lên, chưa kịp đóng tiền cho con, thì đã bị bọn bất lương rạch túi lấy đi mất. Càng nghĩ càng xót xa trong lòng, chị khóc rưng rức, làm sao đây? Làm sao đây? Chị càng nghĩ càng quẫn trí, trong cơn mê hoảng loạn chị ngửa mặt lên trời hét lên :
- Trời ơi, ngó xuống mà coi, sao con lại khổ thế này ?
Bầu trời đen thăm thẳm im lặng, chỉ có gió đưa tiếng khóc của chị đi xa...
°°°°°
Cả người Tú như lên cơn sốt, chốc chốc nó lại sờ tay vào túi quần để chắc chắn là cọc tiền vẫn đang ở đó. Vận may đến quá bất ngờ làm nó choáng váng. Đầu óc nó quay cuồng bao nhiêu là ý tưởng, khi nó nghĩ đến việc xài số tiền này.
Nhiều đêm nằm mơ nó cũng thấy mình kiếm được thật nhiều tiền. Nó sẽ đường hoàng bước vào quán, kêu ra những món ăn mà ngày thường nó chỉ được ngửi mùi thơm khi đi ngang. Nó sẽ mua một ngôi nhà mời chú nó lên chơi, để xem sự thành đạt vươn lên của nó. Nó sẽ mời tất cả bạn bè đánh giày đến chơi, để nhìn thấy sự ngưỡng mộ của chúng. Nó sẽ mở một cửa hàng bán xe và thuê người làm, như các cửa hàng trên đường nó thấy những lúc đi ngang hàng ngày...
Số tiền này tuy không đủ thực hiện những ước mơ lớn lao của nó, nhưng chắc chắn là nó sẽ sung sướng hơn trong những ngày sắp tới. Chợt nó nghe văng vẳng như có tiếng người đang khóc. Nó định bỏ đi, nhưng sau đó hình như nó nghe một tiếng than văng vẳng nghe não ruột. Tò mò nó bước lại gần, thì thấy một người đàn bà bận bộ đồ bà ba màu đen, đang ngồi khóc cạnh hồ. Nhìn thấy người đàn bà có dáng quen quen, nó sực nhớ tới hình ảnh người đàn bà bị mất tiền hồi chiều. Tự nhiên trong lòng nó bỗng trào dâng nỗi thương cảm đồng loại. Trong túi nó các tờ giấy bạc đang sột soạt. Trong tích tắc nó quyết định chia xẻ cái may mắn của nó một ít, cho người đàn bà đang ngồi kia. Nghĩ vậy, nó liền cất tiếng kêu :
- Cô ơi...
Người đàn bà giật nảy mình, ngước đôi mắt đẫm lệ nhìn lên. Trước mặt chị là một thằng bé khoảng 14-15 tuổi ốm yếu, đen đủi, bận bộ đồ rách vá năm ba chỗ. Tay nó cầm thùng đồ nghề đánh giày, đang cúi xuống kêu chị. Chị không hiểu nó kêu mình để làm gì, nhưng cũng khẽ trả lời :
- Có việc gì không cháu?
- Có phải cô hồi chiều bị móc túi mất tiền phải không? - Nó hỏi.
Như chạm vào nỗi đau xé lòng, người đàn bà lại khóc ti tỉ và kể lể cho nó nghe trong nước mắt :
- Uh. Con cô bị xe tông chấn thương sọ não phải mổ mới cứu được nó. Cô đã phải bán bò là tài sản đáng giá trong nhà, để lấy tiền lên lo cho nó. Cô bọc tiền trong chiếc khăn mùi xoa màu xanh, bỏ vô ngăn trong của túi xách, vậy mà...vậy mà tụi nó đã nhẫn tâm rạch túi lấy đi của cô. Ngày mai con cô phải mổ rồi...
Người đàn bà lại nấc lên trong tiếng khóc. Chị không thấy để ý tới sự thay đổi của thằng bé đứng trước mặt. Nó sững người há hốc miệng khi nghe chị nói tới chiếc khăn mùi xoa màu xanh. Sao lại có thể như thế được? Tú lập cập hỏi :
- Vậy...vậy cô mất...nhiều ít.
- Khoảng chừng chín triệu sáu. - Chị nói tiếp - Toàn tờ năm trăm ngàn...
Nó bàng hoàng thật sự không thể tin nổi sự bất hạnh của chị, lại là sự may mắn của mình. Sao lại như thế nhỉ? Tiền của chị bị lấy cắp, lại...lại nằm dưới chiếc ghế đá nó ngủ hồi chiều. Trong lòng nó lúc này giằng xé bao nhiêu là ý nghĩ. Từng tiếng nói đan xen vang lên trong đầu nó :
- Thôi đi đi, số tiền lớn như thế biết bao giờ mới kiếm được. Mình có lấy cắp của ai đâu...
- Không được, người ta khổ thế mà. Con người ta ngày mai phải mổ...
- Hay đưa lại cho bà ta một ít. Làm sao bà ta biết được...
...
Trong một phút mà tưởng đâu lâu như cả đời người. Cuối cùng lương tâm, nhân cách của một đứa bé lăn lộn giữa chợ đời ô trọc suốt năm năm trời đã chiến thắng. Nó nhè nhẹ lôi cục tiền bọc trong chiếc khăn màu xanh ra từ từ đưa cho chị.
- Cô ơi, cái...này cháu...lụm được cô ...xem có phải của cô không? - Nó ngập ngừng nói một cách tiếc rẻ.
Chị như vồ lấy cục tiền trong tay nó. Tay chị run run, lật đật mở chiếc khăn mùi xoa. Chị như không tin vào mắt mình. Trời cao quả thật có mắt. Chị nắm hai tay thằng bé vừa khóc vừa nói :
- Cháu ơi, cô...cô...- Giọng chị nghẹn lại. - Cháu đã cứu cả hai mẹ con cô...- Như chợt nhớ ra điều gì chị cầm lấy hai tờ năm trăm ngàn dúi vào tay nó.
- Cháu cầm lấy, đây là lòng biết ơn của hai mẹ con cô đối với cháu.
- Cháu không lấy đâu.- Nó khảng khái đáp, bưóc giật lùi và bỏ đi như chạy.
Trong bóng tối, từ nãy giờ có một cặp mắt đang theo dõi câu chuyện giữa hai cô cháu. Mắt hắn đột nhiên ánh lên một tia nhìn gian giảo.
°°°°°
Khi chị vừa bước ra cổng công viên. Đột nhiên chị nghe tiếng kêu :
- Chị kia đứng lại.
Nhìn sang phải chị thấy tay bảo vệ công viên đang cầm chiếc dùi cui chỉ chỉ vào chị. Ngay sau đó một tay bảo vệ khác liền kéo tay chị vào phòng bảo vệ. Chị hoảng sợ la lên :
- Tôi có làm gì đâu mà các anh kéo tôi vào đây.
- Chúng tôi nghi ngờ chị ăn cắp. Chúng tôi thấy chị và thằng bé bụi đời chia nhau tiền.- Tay bảo vệ cầm dùi cui nói.
- Nó đâu phải bụi đời, nó lụm được tiền của tôi bị móc túi hồi chiều, nó trả lại cho tui...- Đột nhiên chị cảm thấy lời nói của mình có vẻ không được ổn.
- Bà đang kể chuyện cổ tích đó hả? - Tay bảo vệ cầm dùi cui cười hắc hắc. Hắn lôi cọc tiền từ trong người chị ra, mắt hắn sáng lên khi đếm cọc tiền. Hắn tách cọc tiền ra làm đôi, một nửa hắn đút túi còn một nửa hắn thảy lại cho chị.
- Coi như là bọn tui tha cho bà...

Van Tien Sinh
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2019 lúc 10:41am

Hậu Quả Của Sự Ích Kỷ

Hình minh hoạ

Vợ chồng ông Hiền và bà Thuý định cư tại một thành phố thuộc miền Bắc của tiểu bang Cali. Ông bà có một nhà hàng lớn làm ăn phát đạt nên gia đình rất khá giả. Ông bà có hai đứa con, một trai, một gái. Vì rất cưng con nên dù công việc nhà hàng bận rộn, ông bà cũng không để cho con nhúng tay vào, mà mướn người làm tất cả. Ông bà muốn để cho con có thì giờ học hành, với mong muốn là chúng nó sẽ thành tài, có địa vị trong xã hội.


Tuy nhiên, đứa con gái nhỏ nhờ siêng năng nên lấy được mảnh bằng đại học bốn năm. Còn thằng Hiển là đứa con trai lớn thì không thành công gì cả. Nó rất đẹp trai, tánh tình lè phè, thích ăn chơi hơn là học tập. Ông bà có khuyến khích, rầy la cho lắm thì nó cũng chỉ học đến hết bậc trung học. 

Lên đại học, học không nổi nên nó nghỉ. Khi đã hết lời, hết cách làm cho nó trở lại trường không được, ông bà đành bắt nó ra nhà hàng làm việc. Mà nó không thích làm  gì ngoài việc ngồi thu tiền, vì làm việc nầy nó mới có cơ hội ăn gian tiền của cha mẹ để ăn chơi thỏa thích. Lúc nào thích thì làm, không thì đi nhậu, đi nhảy đầm thâu đêm, suốt sáng. Bạn gái thì nay đứa nầy, mai đứa khác. Ông bà rất rầu vì đứa con hư nầy, nó đã 27 tuổi đầu rồi mà lúc nào cũng canh cánh một nỗi lo, còn hơn là lo cho đứa trẻ lên năm, lên ba.

Vì thấy không còn cách nào rầy la, khuyên nhũ thằng Hiển được, bà Thuý nghĩ ra một cách là cưới vợ cho nó, may ra nó sẽ " trụ hình " mà lo làm ăn. Bà thấy trên đời có những trường hợp như vậy. Bà biết người Việt ở đây biết nhau rất nhiều, nếu không biết trực tiếp thì cũng biết gián tiếp qua sự đồn đãi, sự nhiều chuyện của con người. Vì thế bà Thuý khi gặp người Việt Nam, thường làm quen, nhất là khách hàng của bà. Bà khéo léo tìm hiểu xem ai có con gái thì làm thân, nói bóng, nói gió mời làm sui. Ai không có con gái thì nhờ làm mai. Tuy nhiên, bà chỉ nhận được sự làm ngơ, vì người ta biết người khác thì cũng biết con bà.

Thằng Hiển hư đốn, nhưng bà muốn cưới cho nó một đứa con gái nhà lành, ngoan ngoản, giỏi giang. Riêng ông Hiền thì hiền lành, ông thường phản đối bà, ông không muốn cho thằng Hiển có vợ, vì thân nó, nó còn lo chưa xong, 27 tuổi mà cò ăn bám cha mẹ, chỉ biết ăn chơi, thì còn lo cho ai được nữa, chỉ làm khổ vợ con thôi .
                                        
*

Hôm nay bà Thuý làm việc tất bật trong nhà hàng mà lòng không quên được niềm vui mà bà vừa nhận được từ bà Bích, người em gái của bà bên tiểu bang Texas, đó là chuyện cưới vợ cho thằng Hiển. Theo lời bà Thuý nhờ cậy, bà Bích đã tìm được một cô gái vừa đẹp, vừa ngoan hiền, siêng năng. Nó tên Ngọc, vừa mới qua Mỹ 6 tháng cùng mẹ và một đứa em trai. Mẹ của nó là bạn của bà Bích hồi còn ở Việt Nam. Bà Bích đã giới thiệu với họ là gia đình bà Thuý giàu có, con bà là thằng Hiển đẹp trai, học giỏi, đang kinh doanh nhà hàng cùng cha mẹ. Nếu con Ngọc ưng thằng Hiển thì muốn đi học sẽ được nuôi đi học, muốn kinh doanh thì làm nhà hàng, khi cha mẹ chồng về hưu sẽ để lại nhà hàng cho vợ chồng nó làm chủ.

Gia đình Ngọc mới từ Việt Nam qua, nhà nghèo, còn bỡ ngỡ. Mẹ của nó đang làm  công cho chợ người Việt, Ngọc đang làm cho tiệm ăn Mỹ ban ngày, ban đêm đi học Anh văn để chuẩn bị vào college, đứa em trai đang học trung học. Nghe bà Bích giới thiệu gia đình người chị ruột quá lý tưởng, mẹ của Ngọc muốn gã con cho nó nhờ tấm.

Riêng Ngọc còn đắn đo, vì nó muốn học xong đại học rồi mới lấy chồng, nhưng nghe mẹ và bạn của mẹ nói mãi, nói rằng đây là cơ hội tốt, là dịp may hiếm có v.v..Ở Mỹ nầy có vợ chồng rồi vẫn đi học là chuyện thường, lại được gia đình chồng nuôi đi học thì còn gì bằng. Nói riết con Ngọc cũng xiu lòng, nhưng nó nói khi nào gặp được thằng Hiển rồi mới quyết định. Bà Bích khuyên chị mình đưa thằng Hiển qua để gặp con Ngọc.

Bà Thuý vui mừng bằng lòng ngay. Nhưng bà biết muốn cưới vợ cho thằng Hiển thì phải thuyết phục cả hai cha con nó. Ông Hiền thì dễ, dù ông phản đối cách nào, bà cũng thắng ông trong mọi quyết định. Còn thằng Hiển mỗi khi nói đến chuyện vợ con, nó cũng phản đối lắm. Nó chỉ thích hẹn hò, vui chơi chớ không muốn lấy vợ. Dù sao đó cũng là lúc chỉ nói khơi khơi , chưa có " mối ", bây giờ có rồi thì bà phải thuyết phục cho nó phải bằng lòng mới được, đây là dịp may mà bà không thể bỏ qua.

Hôm nay bà mong cho tới giờ đóng cửa tiệm để về nhà nói chuyện với ông Hiền và thằng Hiển. Tính như vậy, nhưng khi ngồi trên xe cho ông Hiền chở về nhà, bà buộc miệng kể hết câu chuyện cho ông nghe. Ông Hiền nghe xong rồi nói :

- Con gái người ta mới từ Việt Nam qua, chưa biết gì, lại xinh đẹp và ngoan hiền thì bà càng không nên đưa nó vào con đường khổ.

Nghe ông Hiền nói, bà Thuý hết ý kiến, bà tức giận nói lớn:

- Vậy là ông không muốn cho con mình làm lại cuộc đời hả? Thì thôi để tôi lo, tôi không cần ông nhúng tay vào.

Ông Hiền thở dài chán nản, bất lực. Về đến nhà, bà Thuý không thèm nói chuyện với chồng nữa, mà tập trung đầu óc vào để đối phó với thằng con. Bà phải chờ đế 2 giờ khuya thằng Hiển mới về. Bà cố lấy giọng ngọt ngào bảo nó:

- Hiển, con vào tắm rửa cho khỏe, má có tin vui nói với con.

Hiển nhìn  bà ngạc nhiên, từ lâu rồi nó chỉ nghe khuyên bảo, rầy la, chớ đâu có thấy bà ân cần như vậy. Nó thắc mắc nhưng cũng vào tắm rửa rồi ra sa-lông ngồi đối diện với bà chờ đợi.

Bà Thuý lấy giọng tự nhiên nhưng nghiêm trang nói:

- Hiển à, má tìm được nơi cưới vợ cho con rồi.

Thằng Hiển nhăn mặt, lắc đầu :

- Thôi đi, ai biểu má làm như vậy, con đã nói là con chưa muốn cưới vợ mà.

Bà Thuý cố gắng ôn tồn:

- Con nghe má nói đi rồi có ý kiến.

Rồi bà cũng đem thông tin từ bà Bích kể cho Hiển nghe. Cuối cùng không để cho nó nói gì, bà kết luận:

- Con chuẩn bị để vài ngày nữa đi với má qua dì Bích để gặp gỡ người ta. Nếu thấy được, má sẽ ngõ lời xin cưới con Ngọc luôn. Dì Bích nói con gặp nó sẽ thích liền, còn con có xấu trai hơn ai mà sợ.

Nghe bà Thuý nói quá nghiêm túc, lại có dì nó nhúng tay vào thì không phải là chuyện chơi. Tuy nhiên nó bỗng thấy vui vui và nỗi lên sự tò mò. Hồi trước tới giờ nó chỉ quen với mấy đứa con gái ăn chơi, ăn nói ngang tàng. Cô gái thuỳ mị đối với nó thật xa lạ, bí ẩn.

Hồi trước tới giờ nó ít nghe lời má nó, bây giờ nó mỉm cười, dịu giọng :

- Con sẽ đi với má, nhưng nếu con không thích cô ta thì má đừng ép con nghen.

Bà Thuý tươi cười gật đầu liền như sợ thằng con đổi ý. Bà không ngờ lần nầy thuyết phục thằng Hiển cưới vợ không khó lắm.

*
Ngồi trên máy bay đi qua Texas , bà Thuý háo hức như chính mình đi cưới vợ. Còn thằng Hiển thì xem như mình đi du lịch. Nếu gặp cảnh đẹp, người vui thì tốt, không cũng không sao, nó chẳng có kỳ vọng gì. Nhưng khi dì nó hẹn cho nó gặp con Ngọc thì nó thấy thích thích. Nó ngờ ngợ như đã gặp ở đâu rồi. Suy nghĩ mãi nó mới biết là con Ngọc giống các cô gái trên tờ quảng cáo các bộ phim Hàn Quốc. Vẽ đẹp đông phương đặc biệt của Ngọc như một làn gió mới thổi vào tâm hồn nó. Lời ăn tiếng nói của cô gái Việt Nam còn nguyên gốc làm nó thích thú. Trước cô gái nầy Hiển bỗng e ngại, giữ ý. Má nó cũng có dặn phải ăn nói đàng hoàng, đứng đắn với người ta, chớ đừng ăn nói ngang tàng như nói với những đứa bạn trời ơi đất hởi của nó. Vì thế Hiển càng thận trọng, sợ nói lỡ lời. Cữ chỉ nó cũng giữ gìn để đừng thấy thô thiển. Tóm lại Hiển bỗng trở thành người mới mà má nó cũng không ngờ.

Còn Ngọc cũng vì thế mà bị chinh phục dễ dàng. Trước một chàng đẹp trai, lịch sự, học giỏi, đủ tiền bạc dẫn đi chơi, mua tặng những món quà đắc giá (má Hiển cho tiền xài thoải mái với Ngọc ) còn được hứa hẹn một tương lai tươi sáng thì làm sao Ngọc không choáng ngợp. Vì thế mới có một tuần bên nhau mà hai đứa" tình trong như đã mặt ngoài còn e".

Nói về hai bà mẹ của hai đứa, khi gặp nhau cũng tâm đầu, ý hiệp. Mẹ của Ngọc hiền lành, chơn chất, còn bà Thuý khéo léo, ngọt ngào, lại tặng quà cáp rất nhiều trong ngày đầu tiên gặp gỡ, làm sao mà không cảm kích. Ngoài ra bà mai lại là bạn cũ thì đâu có gì phải nghi ngờ, lo ngại. Thế là chỉ vài lần gặp mặt, hai bà đã quyết định làm sui gia, sau khi hỏi ý kiến hai con, nó cũng bằng lòng. Bà Thuý cho Ngọc tiền để sắm sửa đồ cưới, còn nữ trang ngày cưới bà sẽ tặng sau. Rồi mẹ con bà Thuý từ giã mọi người về lại Cali, hẹn ba tháng sau sẽ qua làm đám cưới, rước dâu về. Việc in thiệp mời, sắp xếp tiệc cưới v.v.. ở Texas bà nhờ bà Bích lo liệu.  

Mọi việc tiến hành suông sẻ, nên ba tháng sau, bà Thuý đã rước dâu về. Sẵn nhà hàng, bà cũng làm một bửa tiệc đãi bà con, bạn bè của gia đình bà để giới thiệu con dâu.

Sau đám cưới, bà cho hai đứa đi hưởng tuần trăng mật vô thời hạn ở Hawaii. Bà muốn  Hiển có nhiều thời gian ở bên vợ để quên đi cái môi trường sống không lành mạnhcủa nó. Vợ chồng Hiển rất hạnh phúc trong tuần trăng mật. Tuy nhiên Ngọc là đứa con gái nề nếp, sau 10 ngày đi chơi, nó đề nghị Hiển trở về phụ gia đình buôn bán. Thấy con đi chơi về sớm, bà Thuý hỏi han thì được Hiển thố lộ tánh tình của con Ngọc. Bà rất vui mừng, hy vọng đứa con dâu sẽ chuyển hoá được cuộc đời con trai bà.

Ngọc rất siêng năng, xông xáo làm việc. Nó chỉ xin đi học lại. Bà Thuý giữ lời hứa.

Ngọc vừa học vừa làm. Hiển quấn quít bên vợ, cùng vợ làm việc, không đi chơi nữa.

Bài Thuý càng mừng hơn, ông Hiền cũng mừng thầm, nhưng ông là người thận trọng nên để từng ngày nhận xét.

Cho đến mấy tháng sau, ông bà bỗng thấy mấy đứa bạn giang hồ của thằng Hiển đến nhà hàng ăn uống rồi xầm xì to nhỏ với thằng Hiển. Mặc dù nó chưa có hành động gì cho thấy là nó nghe lời đám bạn, nhưng bà Thuý lại lo âu. Bà suy nghĩ rồi quyết định thuyết phục con Ngọc sanh con.
Một hôm bà kêu Ngọc vào phòng rồi nói thật khéo:
- Ngọc à, má muốn con sanh cho má một đứa cháu nội, thấy bạn bè có cháu má thèm quá. Má biết con rất ham học, má sẽ lo tất cả cho con. Má mướn người về giữ cháu, làm việc nhà. Con sẽ có thì giờ học bài, rảnh thì coi con chút đỉnh. Ban đêm nó sẽ ngủ với má để con không bị mất ngủ mà ảnh hưởng việc học. Má còn khỏe, có thể lo cho con cháu được.

Nghe mẹ chồng nói hợp tình, hợp lý, và cảm kích trước sự yêu thương con cháu của bà, Ngọc không nỡ từ chối, dù nó chưa muốn có con. Nếu nó từ chối, sợ bà nghĩ là nó ích kỷ, chỉ nghĩ đế bản thân, nên nó đành chấp nhận. Khi nó nói với Hiển về yêu cầu của mẹ chồng, thì Hiển nói:

- Anh chưa nghĩ đến con cái gì cả, nhưng má muốn vậy thì em chiều má đi, má tính toán giỏi lắm.

Thế rồi hai tháng sau Ngọc mang thai. Nó vui thì ít mà lo thì nhiều. Dù bà Thuý hứa hẹn đủ điều, nhưng Ngọc vẫn lo lắng cho bổn phận làm mẹ sắp tới. Khi đứa con mới tượng hình, thì tình mẹ cũng trỗi dậy. Còn Hiển thì không vui, không lo gì cả, xem đó là  chuyện bình thường. Chỉ có bà Thuý là vui mừng, bà tính làm sao là ra như vậy. Bà hy vọng rằng với vợ con ràng buộc, thằng Hiển sẽ không còn tâm trí nghĩ đến chuyện ăn chơi.

*
Khoảng thời gian sau ngày đám cưới đến khi Ngọc có thai, đối với hai đứa là những ngày vui. Ngày vui thì cùng vui. Nhưng đến khi Ngọc có thai rồi thì chỉ một mình nó lo liệu. Tự đi khám thai, tự uống thuốc, tự chích ngừa... thằng Hiển không quan tâm tới.

Mỗi khi Ngọc nói về việc thai nghén hay con cái thì Hiển chỉ ừ hử cho qua chuyện. Riết rồi con Ngọc tự ái và tự trọng nên không thèm nói gì nữa, tuy trong lòng rất buồn vì sự vô tâm của Hiển mà bây giờ nó mới biết. 

Khi Ngọc có thai được 6 tháng thì bà Thuý cho phép Ngọc ở nhà, không phải ra nhà hàng làm việc nữa, để dưỡng sức chờ ngày sanh. Ngọc xin phép mẹ chồng rồi rủ Hiển cùng về Texas thăm gia đình, nhưng Hiển lấy cớ là phụ lo nhà hàng nên không đi. Ngọc đi một mình mà thấy buồn thấm thía vì có một người chồng quá vô tình. Nhưng đã lỡ rồi, biết làm sao. 

Ngọc có biết đâu khi nó vừa đi, thì ngay chiều hôm đó, thằng Hiển đi đến nửa đêm mới về, hôm sau lại đi nữa. Bà Thuý hỏi thì nó nói ở nhà lâu rồi tù túng quá, đi chơi chút đỉnh cho khuây khỏa. Bà rất lo âu, nhưng không lẽ con Ngọc mới đi mà lại kêu về, đành phải cắn răng chờ đợi.

Thằng Hiển đã trở lại vũ trường, chốn ăn chơi cũ. Nó thấy như mình mới từ trại giam trở về nhà. Ngôi nhà có những chai bia, những bạn nhảy, những tiếng nói giọng cười bạt mạng của đám bạn trai gái ăn chơi của nó. Nó thấy thoải mái quá, không bị một thứ gì ràng buộc, nó thấy thời gian nầy vô cùng quý báo, nên đi chơi mỗi ngày.

Khi con Ngọc trở về, nó phải ép mình lại, nhưng cảm thấy bức rứt, chân chỉ muốn đi. Thế là thỉnh thoảng cuối tuần nó kiếm cớ là đi sinh nhật bạn, đi thôi nôi con bạn v.v... mà không rủ Ngọc cùng đi. Ngọc không quan tâm chuyện đó, nhưng khi thấy Hiển mỗi tuần mỗi đi, khi về khuya còn có mùi rượu, Ngọc hỏi thì nó nói bạn bè ép nên phải uống. Ngọc rất buồn bực, nhưng chỉ có giận dỗi, chớ không dám gây gỗ ồn ào.

Thắm thoát mà tới ngày Ngọc đi sanh. Thằng Hiển chở má nó và con Ngọc đi như một người tài xế. Mọi thủ tục nhập viện cho tới nâng đỡ con Ngọc khi đau đớn nó cũng để má nó lo. Nó cũng vui khi nhìn thấy đứa con gái nhỏ xíu, xinh xắn mới lọt lòng, nhưng đó là niềm vui vô tư như nhìn một con búp bê dễ thương, chứ không nghĩ đây là đứa con mà nó phải có trách nhiệm cả đời.

Khi Ngọc từ nhà thương về, bà Thuý mướn người nấu ăn, giặc giũ cho con Ngọc, còn việc chăm sóc con, Ngọc muốn tự mình làm. Bà Thuý bảo Hiển đừng ra nhà hàng, ở nhà phụ vợ, nhưng có việc gì đâu mà phụ, người làm và Ngọc làm hết rồi. Hiển ở không đi tới, đi lui, nằm dật, nằm dựa. Đứa con bú rồi ngủ cả ngày, thỉnh thoảng khóc oe, oe. Nó nhìn riết thấy không có gì hứng thú. Thế là nó chỉ ở nhà cho đến khi ăn đầy tháng đứa con rồi lại đi chơi. Sau tháng ngày biến thành một con người khác để sống nề nếp với 

Ngọc, bây giờ dường như nó biến trở lại con người cũ. Nhưng nó chưa dám bộc lộ trắng trợn, cái vẽ hiền từ nhưng trang nghiêm của con Ngọc làm nó con e ngại.

Tuy nhiên khi không còn kềm chế được, thì nó cũng buông xuôi. Không phải chỉ đi cuối tuần mà ngày nào muốn đi là đi, không cần nói lý do nữa. Ngọc cay đắng lắm, nhưng âm thầm chịu đựng. Đứa con ngày một lớn, biết cười nói ư, e, cũng không giữ chân được nó, nó chỉ chơi với con một lát, rồi tới lúc muốn đi thì đi.

Bà Thuý vô cùng thất vọng. Bà thấy bà tính toán không thành công, thằng Hiển bây giờ là con ngựa quen đường cũ. Tuy nhiên, bà không hối tiếc việc cưới vợ cho thằng Hiển. Dù sao bà cũng được một con dâu ngoan hiền và một đứa cháu nội xinh xắn. Bà biết con Ngọc có buồn giận thằng Hiển, nên bà càng ân cần lo lắng cho nó hơn. 

Bà dấu diếm Ngọc chuyện thằng Hiển bê tha trước khi lấy vợ. Bà nói nó vì nể bạn quá nên mới như vậy. Đàn ông nhậu nhẹt một chút cũng không đến nỗi nào, để bà rầy la nó.

Mỗi lần nghe lời an ủi, rồi lời biện hộ cho con trai của mẹ chồng, Ngọc chỉ im lặng. Thấy vậy, bà tin rằng Ngọc hiền lành, sẵn sàng an phận, vì bây giờ đã có con rồi. Vả lại, nó có thiếu thốn gì đâu. Xe cộ đời mới bà cũng mua cho, bà cho tiền mua sách vỡ, áo quần, tiêu xài đầy đủ. Mới đây bà còn nhắc nó đi học lại, nhưng nó nói là để con nó lớn thêm một chút. Bà tin đó là sự thật vì Ngọc rất thương con.

Bà đâu ngờ con Ngọc nghĩ khác. Nó nghĩ mẹ con mình lầm lạc quá nhiều. Mẹ thì tinlời người bạn xưa lơ, xưa lắc nên muốn gã con cho người giàu có. Còn mình thì bị bóng sắc hào nhoáng bên ngoài nên mù quáng. Gia đình chồng giàu có ích lợi gì cho mình đâu, cũng làm việc không lương mới có cuộc sống đầy đủ trong gia đình chồng. Chồng thì bây giờ lộ ra bộ mặt ăn chơi, rượu chè, không thương vợ con. Con thì đang cần sự dưỡng nuôi tốt đẹp của mẹ cha. Nhưng còn hy vọng gì ở một người cha tệ hại. Ngọc nghĩ rằng trước đây Hiển đã ăn chơi, chớ không phải một sớm một chiều mà thay đổi nhanh như vậy. 

Bà cũng đâu ngờ Ngọc hiền lành nhưng can đảm. Nó nghĩ nó phải làm lại cuộc đời.

Trước tiên là phải xa lánh cái gia đình chồng đã bỏ tiền ra mua nó như một tên nô lệ.

Nó và Hiển chưa làm hôn thú, rất dễ chia tay. Nó phải trở về Texas ở với mẹ. Mẹ nó đang có việc làm, nhưng nó sẽ xin mẹ ở nhà giữ cháu, nó sẽ xin trợ cấp để nuôi con và đi học, có thể đi làm thêm cho đủ sống. Ở xứ Mỹ nầy, ai gặp hoàn cảnh khó khăn cũng được chính phủ giúp đỡ. 

Suy tính kỹ lưỡng rồi, một hôm nó xin phép bà Thuý bồng con về thăm ngoại, với ý định dứt khoát là không bao giờ trở lại.

*

Từ khi Ngọc bồng con về ngoại, bà Thuý thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm cháu, thằng Hiển thỉnh thoảng cũng gọi. Khi thấy Ngọc đi cả tháng không về, bà Thuý và Hiển mới hỏi khi nào về. Lúc nầy con Ngọc mới nói ra ý nghĩ và ý định của nó. Lý lẽ của nó làm bà Thuý và thằng Hiển lặng câm, họ không ngờ con Ngọc hiền lành mà dám dứt khoát một cách quyết liệt như vậy. Thằng Hiển không dám yêu cầu con Ngọc trở về, vì nó biết nó không thể sống cho con Ngọc vui lòng được. Nó chỉ hứa là thỉnh thoảng qua thăm con. Bà Thuý lúc nầy mới hốt hoảng vì sợ mất cháu. Tình máu mủ thiêng liêng làm bà đau đớn, ban đêm nằm nhớ cháu khóc thầm. Ông Hiền cũng rất buồn, ông đổ tất cả lỗi cho bà:

- Bà thấy chưa, bà làm chuyện mất đạo đức nên bây giờ bà mới là người đau khổ nhứt, tôi cũng khổ lây với bà. Bà tưởng cưới vợ thử cho thằng Hiển, hy vọng nó bỏ ăn chơi, được thì tốt, không cũng chẳng mất mát gì. Vợ nó khổ đâu có ăn thua gì đến bà. Bây giờ lòi ra đứa cháu, đó là quả báo làm cho bà đau khổ suốt đời đó. 

Lời nói ông Hiền như kim châm, muốt xát vào lòng bà Thuý, nhưng bà vẫn chưa chịu thua. Bà phải đi Texas để năn nỉ con Ngọc. Qua đến Texas bà ghé nhà em gái trước. Bà Bích đã biết hết câu chuyện, bà cũng đã nghe lời phiền trách của gia đình con Ngọc rất nhiều. Bà Thuý qua đây, chị em chỉ biết than thở với nhau. Bà Bích nói :

- Em có đến nhà má con Ngọc thăm cháu, nhưng họ lánh mặt em chị à.

Bà Thuý thở dài :

- Trước khi qua đây, chị có gọi cho con Ngọc, nó bằng lòng cho chị thăm cháu, chiều nay chị với em qua đó luôn.

Chị em bà Thuý đến nhà má con Ngọc được tiếp đón lạnh nhạt. Bà Thuý bồng cháu mà nghe đau thắt ruột. Ngày Ngọc bồng nó đi, nó được 4 tháng, nó đã nhận biết người thân, có cười nắc nẻ khi bà giởn với nó. Vậy mà mới hơn một tháng đi xa, nó dường như quên bà, dỗ lắm mới bồng nó được, làm mắt bà đỏ hoe. Bà định kiếm dâu và cháu để cảm hóa thằng con, nào ngờ con vẫn hư hỏng, dâu và cháu cũng vuột khỏi tay bà. Còn cháu đâu bên cạnh để ẩm bồng, nhà cửa vắng vẻ, quạnh hiu. Bà cố kềm nước mắt trước mặt mọi người để năn nỉ con Ngọc:

- Ngọc à, bồng con về với má đi con. Con muốn gì má cũng chiều con. Thằng Hiển ham chơi, nhưng nó đâu có bỏ vợ con, nó chơi chán rồi cũng quay về con à.

Nghe nhắc đến niềm đau,  Ngọc rất buồn, nhưng bình tĩnh trả lời :

- Con cần tình thương của anh Hiển hơn vật chất má à. Có vật chất mà không có tình  thương thì cuộc sống có vui gì. Con thấy rằng vợ con không phải là lẽ sống của anh Hiển, thì con về để làm gì. Con không thể về để sống trong đau khổ, con đâu phải là gỗ đá.

Chị em bà Thuý nghe Ngọc nói mà cúi mặt, ngượng ngùng. Mẹ của Ngọc xen vào:

- Thôi chị đừng nói nữa, con Ngọc hiền nhưng rất quả quyết. Cuộc sống mẹ con nó ổn định rồi, chị đừng bận tâm. Tôi vì tin chị Bích mà làm cho con tôi khổ, bây giờ tôi phải gánh vác con tôi.

Bà Bích phân trần :

- Mình làm mai cho cháu là muốn cho nó có hạnh phúc, chớ ai mà muốn nó dỡ dang. Tôi cũng buồn lắm chị à.

Thấy mẹ con của Ngọc không muốn nói chuyện nữa, chị em bà Thuý đành từ giã ra về. Bà Thuý trao cháu lại cho Ngọc mà đau như cắt ruột, bà cố nói vớt vát:

- Gia đình má lúc nào cũng chờ con trở về. Thỉnh thoảng má sẽ gởi tiền cho cháu. Có khó khăn gì nói với má, má sẽ giúp.

- Dạ, cám ơn má.

Tiếng dạ của con Ngọc trầm buồn, hờ hững. Bà Thuý nghe như tiếng trách phiền làm bà  ray rứt. Bà kín đáo để lại một số tiền cho cháu mà chợt nhận ra rằng đồng tiền không phải là mua được tất cả./.

Huỳnh Mai Hoa
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2019 lúc 10:15am
Nữ giám đốc mất việc chỉ bởi một câu nói của “ông lão quét rác”


Image%20result%20for%20ông%20lão%20quét%20rác
Một nữ giám đốc cao quý gặp phải một “ông lão quét rác”, lại vì một câu nói của ông mà khiến cho người này mất việc, nguyên do chỉ bởi một thói quen không nên có của con người.


Image%20result%20for%20Quý%20bà%20sang%20trọng%20và%20ông%20lão%20quét%20rác

Tài sản không phải là người bạn cả đời,
học được tôn trọng mới là tài sản của một đời vậy. Ảnh: Internet

Quý bà sang trọng và ông lão quét rác

Một người phụ nữ hơn 40 tuổi sang trọng quý phái dẫn theo đứa con trai đi đến hoa viên ở lầu dưới một cao ốc vốn là tổng bộ xí nghiệp nổi tiếng tại Thượng Hải, ngồi xuống một chiếc ghế dài ăn đồ.

Một lúc sau, người phụ nữ vứt một mẩu giấy vụn xuống đất, cách đó không xa có một ông lão đang quét rác, ông không nói lời nào, đi đến lượm mẩu giấy đó lên, và bỏ nó vào trong thùng rác bên cạnh. Lại qua một lúc nữa, người phụ nữ lại vứt một mẩu giấy nữa. Ông lão một lần nữa lại đi đến nhặt mẩu giấy đó lên bỏ vào trong thùng rác.

Cứ như vậy, ông lão đã lượm ba lần liên tục. Người phụ nữ chỉ vào ông lão, và nói với cậu con trai mình rằng:

“Đã nhìn thấy chưa, con bây giờ nếu không cố gắng học hành, tương lai sẽ giống như ông ta, chẳng có tiền đồ gì cả, mà chỉ có thể làm cái công việc thấp kém này thôi!”.

Ông lão nghe xong liền buông cái kéo xuống, đi đến nói:

“Chào cô, nơi đây là hoa viên tư gia của tập đoàn này, cô đã vào đây như thế nào vậy?”.

Người phụ nữ trung niên cao ngạo nói:

“Tôi là giám đốc bộ môn vừa mới được tuyển vào đây.”

Lúc này, một người đàn ông vội vàng đi đến, rất mực cung kính đứng trước mặt ông lão. Nói với ông lão rằng:

“Tổng giám đốc, hội nghị đã sắp bắt đầu rồi!”.

Ông lão nói:

“Tôi đề nghị hãy cách chức người đàn bà này ngay lập tức!”.

Người đó luôn miệng nói:

“Vâng, tôi sẽ lập tức làm theo chỉ thị của ngài!”.

Ông lão dặn dò xong, liền đi thẳng đến chỗ cậu bé, ông đưa tay sờ sờ đầu của cậu, nói một cách ngụ ý sâu xa rằng:

“Ông mong cháu hiểu rằng, điều quan trong nhất trên thế đời này là cần phải học biết tôn trọng mỗi một người và thành quả lao động của họ.”

Người phụ nữ trung niên sang trọng đó kinh ngạc đến ngây người trước sự việc diễn ra trước mắt. Một lúc sau bà vẫn ngồi liệt trên chiếc ghế dài, nếu như biết đó là tổng giám đốc thì nhất định bà sẽ không có cái thái độ vô lễ đến như vậy. Nhưng bà đã làm rồi, hơn nữa còn làm trước mặt của tổng giám đốc đang trong thân phận một người làm vườn. Tại sao vậy? Lẽ nào là bởi sự sang hèn của thân phận chăng? Tôn trọng mỗi một người, chớ lấy thân phận mà phân biệt, đây là thói quen của bạn, vốn là điều không thể giả được, nó sẽ luôn để lộ ra một mặt chân thật trong nhân cách của bạn.

Tài sản là thứ không vững bền, học được cách tôn trọng mới là tài sản của một đời vậy. Đó mới là cảnh giới cao nhất của đời người.
Sự chân thành là điều vô giá

Ở nước Mỹ, có giám đốc A của một xí nghiệp nhỏ cứ mãi bàn về vấn đề hợp tác với giám đốc B của một tập đoàn lớn khác, nhưng lần nào cũng thất bại. Lần này, giám đốc A lại từ phòng làm việc của giám đốc B đi ra, việc đàm phán hợp tác lại không thành. Ông nhìn thấy bên đường có một cái cây nhỏ bị gió thổi ngã, thế là bèn đi qua đỡ cái cây đó dậy. Vì để tránh cho cái cây lại bị gió thổi ngã lần nữa, ông còn đặc biệt lấy từ trong xe một sợi dây để cố định cái cây. Không ngờ được rằng, hành động đó của giám đốc A đã được tổng giám đốc trên lầu làm việc từ đầu đến cuối chứng kiến rõ ràng, chính là hành động vô ý này, đã cảm động tổng giám đốc B, hợp tác cuối cùng cũng đã đàm phán thành công.

Trong lúc ký kết hợp đồng, tổng giám đốc B nói rằng:

“Cậu biết không? Điều cảm động tôi không phải là chuyện cậu đỡ cái cây nhỏ kia, mà là vì cái cây nhỏ, cậu đã đi một quãng rất xa để lấy một sợi dây để cố định nó lại. Trong lúc người khác cần sự giúp đỡ, nếu như một người có thể dưới tình huống người khác không biết chuyện, mà vẫn có thể hy sinh lợi ích của bản thân mà không một chút do dự, dẫu cho điều hy sinh chỉ là một chút xíu, cũng thật là quý hóa biết bao! Tôi thật sự không có lý do để không hợp tác với người như vậy, và người như vậy cũng không có lý do gì để mà không gặt hái được thành công!”.

Về sau, sự nghiệp của giám đốc A quả nhiên vì vậy mà càng ngày càng đi lên, càng làm càng lớn!


Cơ hội luôn khảo nghiệm sự chân thành của người ta vào lúc ta không ngờ nhất


Related%20image

Chẳng cần lời ngon tiếng ngọt, chỉ cần chân thành là tốt rồi. Ảnh: Internet

Ở nước Mỹ, trong một cửa hàng bách hóa, bởi trời đột nhiên đổ cơn mưa lớn, một bà lão ăn mặc giản dị, khắp người ướt sũng đi vào tránh mưa, gần như toàn bộ nhân viên bán hàng đều không muốn để mắt đến bà lão này. Có một chàng trai rất thành kính nói với bà rằng:

“Phu nhân, chào bà, tôi có thể giúp gì cho bà đây?”

Bà lão cảm thấy mượn chỗ của người khác để tránh mưa, trong lòng cũng có chút khó chịu, liền muốn mua một vài món đồ, nhưng đi vòng quanh mãi mà không biết mua gì nữa. Chàng trai này nhìn thấy liền nói với bà lão rằng:

“Phu nhân, bà không cần cảm thấy khó xử! Tôi đã để một chiếc ghế ở trước cửa, bà cứ yên tâm ngồi ở đó là được rồi.”

Sau hai tiếng đồng hồ thì mưa đã tạnh, bà lão xin danh thiếp của chàng trai này rồi đi mất. Mấy tháng sau, chàng trai này đã được một cơ hội hiếm có, chính là được chỉ định làm đại biểu cho công ty bách hóa này đàm phán nghiệp vụ với công ty gia tộc lớn khác, lợi nhuận rất lớn. Về sau mới biết là bà lão đó đã cho cậu một cơ hội này, hơn nữa bà lão này không phải ai khác, mà chính là mẹ của “Vua Thép” Carnegie tỷ phú của nước Mỹ. Thế là, chàng trai này từ đây đã thuận buồm xuôi gió, một bước lên mây, trở thành trợ thủ đắc lực của “Vua Thép” Carnegie, đồng thời cũng là một trong số nhân vật trọng yếu giàu có bậc nhất, địa vị chỉ đứng sau Carnegie mà thôi.

Chẳng cần lời ngon tiếng ngọt, chỉ cần chân thành là tốt rồi;
Chẳng cần thề non hẹn biển, chỉ cần thật sự làm được là tốt rồi; Chẳng cần oán trách lẫn nhau, chỉ cần hai bên hiểu nhau là tốt rồi;
Chẳng cần ngờ vực lẫn nhau, chỉ cần tin tưởng lẫn nhau là tốt rồi; Chẳng cần phải tức giận cả ngày, chỉ cần hiểu được bao dung là tốt rồi; Chẳng cần gắn bó chẳng rời, chỉ cần trong lòng có nhau là tốt rồi.

Giữa người với người, điều cần nhất chính là một tấm lòng chân thành kia vậy!

st.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Apr/2019 lúc 10:16am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2019 lúc 1:20pm
Thay vì phạt, cảnh sát Mỹ chở người vi phạm giao thông đi phỏng vấn xin việc





Sĩ quan Roger Gemoules, (phải) đã đưa anh Ka'Shawn Baldwin (trái) đi phỏng vấn xin việc. (Ảnh: Facebook)
Một sĩ quan cảnh sát ở bang Illinois, Hoa Kỳ đã để lại ấn tượng đẹp vì thiện chí và cách hành xử nhân văn khi đang làm nhiệm vụ ở một điểm dừng giao thông vào ngày 17/4.

Khi đang ra ngoài tuần tra khu vực, sĩ quan Roger Gemoules thuộc Sở Cảnh sát Cahokia phát hiện một chiếc xe có bên cửa sổ bị vỡ, sau đó nhìn sang biển số xe thì nó đã hết hạn nên yêu cầu người lái xe dừng lại và kiểm tra giấy tờ, nhưng bằng lái xe của người này cũng đã hết hạn, theo Fox News.

Sau khi nói chuyện, cảnh sát Gemoules biết anh Ka’Shawn Baldwin, 22 tuổi đang trên đường đến buổi phỏng vấn xin việc làm tại FedEx. Nếu kéo xe của anh về trạm thì không có cách nào đi phỏng vấn được.

Thay vì viết cho anh một tờ giấy phạt, cảnh sát Gemoules đã không do dự mà lái xe Ka’Shawn Baldwin đi phỏng vấn để đảm bảo người thanh niên có thể đến nơi an toàn và đúng giờ hẹn với nhà phỏng vấn.



Sĩ quan Gemoules và anh Baldwin chụp ảnh cùng các thành viên khác của Sở Cảnh sát Cahokia và Thị trưởng của Cahokia Curtis Mccall Jr, (ngoài cùng bên trái). (Ảnh: Facebook)

“Tôi thật sự đã bị sốc khi anh ấy chở tôi đi phỏng vấn. Thông thường, cảnh sát sẽ hỏi tôi đến từ đâu, họ không làm những việc như thế”, anh Baldwin nói.

Sau đó, anh Baldwin đã vui mừng khi thông báo nhận được việc làm mới, đó là công việc thứ hai ngoài công việc hiện tại của anh tại McDonald. Cơ hội này có ý nghĩa rất lớn với anh vì anh muốn có thể cập nhật giấy phép và biển số, mua một chiếc xe mới và chăm sóc cho cô con gái 2 tuổi, theo Fox Illinois.



Câu chuyện cảm động đã được chia sẻ trên Facebook trong một bài đăng đã được yêu thích 36.000 lần và được chia sẻ 10.000 lần cho đến nay. (Ảnh: Facebook)

Sĩ quan Gemoules cho biết anh làm việc này vì muốn giúp đỡ mọi người. Sau khi phát hiện những lỗi vi phạm giao thông của người đàn ông trẻ và nghe anh giải thích rằng anh đang trên đường đến buổi phỏng vấn xin việc, anh cảm thấy có sự đồng cảm và thay vì viết cho anh một tờ giấy phạt, anh Gemoules đã chở anh Baldwin đến buổi phỏng vấn đúng giờ.

“Thật tốt khi thấy anh ấy có được công việc, đó là điều khiến tôi hạnh phúc nhất”, Gemoules nói.

Baldwin cho biết anh biết ơn sĩ quan Gemoules vì đã giúp đỡ anh và rất vui khi anh có được công việc. Anh nói: ‘Nó có ý nghĩa với tôi. Nó làm tinh thần của tôi phấn chấn lên, nó làm tôi hạnh phúc. Xe sẽ bị kéo đi, tôi sẽ ngồi tù vì không có bằng lái. Nhiều vé hơn, nhiều tiền phạt hơn, đó là tất cả những gì tôi nghĩ”, anh Baldwin nói khi thấy ánh đèn cảnh sát.

Thị trưởng McCall nói với Fox Illinois: “Tôi rất tự hào về sĩ quan Gemoules và việc ra quyết định và phán quyết xuất sắc mà anh ấy thể hiện khi giúp đỡ chàng trai trẻ này”.

“Chính sách cộng đồng là điều chúng tôi cố gắng đạt được ở Cahokia, vì không phải lúc nào cũng là viết vé phạt, hoặc đưa ai đó vào tù. Mà đó là về việc giúp đỡ mọi người khi chúng ta có thể và xây dựng các mối quan hệ,” ông nói.

Theo chia sẻ của Francella Jackson, trợ lý của Thị trưởng Cahokia Curtis McCall Jr cho biết câu chuyện cảm động này đã lan rộng ra toàn cầu, đến tận châu Âu, Nga và Trung Quốc.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2019 lúc 8:23am

Gửi Con Vô Viện Mồ Côi Để Chúng Đi Mỹ 


Đây là câu chuyện đã xảy ra trong gia đình tôi, hoàn toàn sự thật.
Trước năm 1975, tôi có 6 đứa con khi ba chúng nó qua đời. Đứa lớn nhất 12 tuổi, đứa nhỏ nhất là 3 tuổi. Thân cô, thế cô, tôi làm sao sinh sống, làm sao lo nổi cho tương lai các con. Ba chúng mất đi, để lại cho tôi gánh trách nhiệm quá nặng, với cả ngàn câu hỏi không có câu trả lời.

Giữa lúc quá khổ, tháng 3 năm 1974, tình cờ tôi được một bà bạn cho biết có một trung tâm từ thiện chuyên lo giúp trẻ mồ côi để các gia đình Mỹ nhận về làm con nuôi. Bà bạn tử tếø đã đích thân đưa tôi đến trung tâm từ thiện này.

Có hai trung tâm từ thiện mà tôi được biết là FCVN (Friend of children of VN) và “Welcome home”. Khi tôi đến, họ cho tôi xem những tấm hình bằng cớ xác thật về những đứa trẻ Việt đã đến Mỹ và những gia đình Mỹ nhận làm con nuôi. Họ cũng cho tôi biết, khi các con tôi đến Mỹ, tôi vẫn có thể thường xuyên liên lạc được với chúng.
Sau một tuần suy nghĩ, tôi đã liều lĩnh quyết định gởi 6 đứa đứa con vào hai trung tâm trên.
Tôi bắt đầu làm đơn. Khi thủ tục giấy tờ được xúc tiến thì tình hình chiến sự đất nước mình lúc đó còn sáng sủa lắm, từ Quảng Trị vào Saigon vẫn bình yên.

Đến tháng 8-1974, cả hai trung tâm đều trả lời cho tôi biết là họ chỉ nhận 4 đứa nhỏ, còn 2 đứa lớn họ không nhận vì hai đứa này trên 10 tuổi. Thật ra, trong thâm tâm tôi, tôi chỉ muốn gởi hai đứa lớn thôi, còn bốn đứa nhỏ chúng còn quá nhỏ tôi không muốn xa lìa chúng.
Lúc này tình hình đất nước bắt đầu sôi động từ bờ Bến Hải vào Quảng Trị rời Huế Thừa Thiên Đà Nẳng vv...Tôi quyết định gởi 4 đứa nhỏ vào trung tâm FCVN, như vậy bên trung tâm Welcome home hãy còn 4 chỗ trống, tôi đã dùng khai sanh đứa 7 tuổi con trai cho thằng 11 tuổi, nhưng tôi không còn cách gì để tráo khai sanh cho thằng 12 tuổi được nữa.

Khi 5 đứa con đi rồi, tôi như người ngây dại, bao đêm không thể ngủ được. Nhà đang đông đảo, tiếng la hét đùa giởn của lũ nhỏ rộn ràng suốt ngày, nay bỗng quá yên tỉnh, quá vắng lặng, chỉ còn lại một mình tôi và cháu lớn.
Đã bao lần tôi muốn vào trung tâm để xin lại 4 đứa con. Thôi thì chúng không có tương lai cũng được, đói khổ cũng được mà có mẹ có con.

Thời gian này tình hình chiến sự thật xáo trộn, những người từ Đà Nẳng ùn ùn vào Saigon tránh nạn Cộng Sản. Có lẽ những người Mỹ họ biết trước được những gì sẽ xảy ra, nghĩa là miền Nam bị bỏ rơi và Saigon đang bỏ ngỏ. Thế là họ không cho tôi vào gặp các con tôi. Chỉ ít lâu sau, báo chí loan tin Mỹ đang có kế hoạch di tản các trẻ mồ côi.

Ngày 1 tháng 3 năm 1975, có tin chuyến máy bay không lồ chở cả trăm trẻ mồ côi bị rớt, tất cả tử nạn. Tôi như người mất hồn, không biết các con tôi có trong chuyến bay đó không" Tất cả trời đất đều sụp đổ trước mặt tôi. Trong khi ấy, tôi còn lãnh thêm sự sỉ vả thậm tệ của gia đình nội lũ nhỏ và các bạn bè của chồng. Họ bảo tôi đem con bỏ chợ, một số người thì nói tôi đem con bán cho Mỹ để lấy tiền vv...

Sau chuyến bay rớt đó, ù tôi được người quen làm trong trung tâm FCVN cho biết là 4 đứa con tôi vẫn còn ở trong trung tâm chưa đi. Tôi vẫn chưa hoàn hồn. Còn thằng ở “Welcome Home” thì sao" Mãi sau này tôi mới được biết thằng con 11 tuổi đã rời khỏi VN trong chuyến bay cuối cùng của các trẻ mồ côi vào ngày 28 tháng 4 năm 1975.
Đã bao năm qua, chỉ nhớ lại, kể lại đến đây, nước mắt tôi đã ràn rụa.
Tôi cũng được biết những gia đình họ gởi con đi như tôi, họ đều thất lạc và mất con. Khi chúng đi họ chia chúng ra làm ba gia đình Mỹ nhận chúng làm con nuôi và chúng nó ở ba tiểu bang khác nhau. Vì khi tới Mỹ, họ đã đổi hết tên họ của chúng và mình không biết chúng đi đâu và ở đâu.

Đến năm 1986 tình cờ tôi gặp được một sĩ quan của QLVNCH, ông này đã ở tù 8 năm Cộng Sản, khi được trả tự do về thì vợ ông ta đã đi lấy chồng khác. Thế là chúng tôi đã kết hôn và chính phủ Mỹ đã chấp thuận cho chúng tôi đến Mỹ theo diện HO vào tháng 7 năm 1990.

Tại Mỹ, 16 năm sau khi rời bỏ lũ nhỏ, khi tôi gặp lại được các con tôi, chúng không còn nhớ lấy một tiếng Việt, còn tôi thì Anh văn quá nghèo nàn không đủ để diễn tả những xúc động của mình, tôi chỉ khóc và khóc.
Sau này nếu có dịp tôi sẽ viết bài “Làm thế nào tôi đã tìm lại hết các con”.

Cháu trai 11 tuổi khi đến Mỹ được 4 năm thì gia đình nuôi nó họ đã dọn qua Thụy Sĩ, năm cháu 20 tuổi cháu đã có bằng kỹ sư điện hạng thủ khoa, cố gắng đi làm, gom góp tiền dành dụm gởi tiền về VN cho Mẹ, để mẹ tìm đường vượt biên cho anh nó, sau đó nó lấy được bằng MBA (Master of business Adiministration) hiện đang làm cho một công ty điện tử của Mỹ tại Thụy Sĩ.

Đứa con gái thứ ba, khi ra đi mới 9 tuổi cháu cũng lấy được bằng MBA và 3 bằng cấp về Financial. Hiện cháu đang làm President cho Credit service first Boston Corporation tại New York.
Cháu Huy khi ra đi được 7 tuổi, nay đã trở thành một bác sĩ ưu tú về Radiology hiện đang phục vụ tại một bệnh viện lớn ở San Francisco.
Hiếu, khi đi cháu đươc 5 tuổi, đã tốt nghiệp đại học về nghành thương mãi, cháu hiện ở Colorado.
Và Trúc là út nhất, khi đi cháu mới 3 tuổi, nay cháu cũng đã tốt nghiệp Master Computer Science ở Ohio.

Riêng thằng con trai lớn của tôi, nhờ tiền của em gửi về dể lo cho cháu vượt biên, cháu đã trải qua một cuộc hành trình đầy gian khổ, để đến Mỹ năm 1989. Khi nó còn ở VN, cháu chưa học hết bậc trung học. Vậy mà đến Mỹ khi đã 26 tuổi, cháu bắt đầu lại việc học với một ý chí mãnh liệt. Bẩy năm sau, cháu đã lấy được bằng bác sĩ nha khoa với hạng ưu.

Tôi quá đổi vui mừng khi đến Mỹ, nhìn lại thấy đàn con của mình đã thành công không đứa nào hư hỏng. Tôi viết lên bài này là để cám ơn các gia đình người Mỹ đã thay tôi chăm sóc các con tôi và không quên cám ơn hệ thống giáo dục của nước Mỹ đã tạo cơ hội và điều kiện cho các con tôi nói riêng và bất cứ người nào đến Mỹ, nói chung. Đã tới được nước Mỹ, dầu là dân tộc gì, dầu ở lứa tuổi nào, nếu họ muốn đến trường thì họ cũng thực hiện được ước muốn của mình.

Tôi nghĩ nếu tôi không liều lĩnh và quyết định để gởi các con tôi đi theo diện mồ côi thì có lẽ bây giờ chúng hãy còn ở lại VN và chắc chắn một điều là chúng nó không bao giờ có tương lai như ngày hôm nay.


Trương Lệ Chi
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2019 lúc 12:23pm
Nước sâu thì chảy chậm, người khôn thì nói ít: Chỉ có kẻ ngốc mới dùng miệng làm vũ khí tấn công mọi người

Dahlia%20-%20©mizuk@%20-%20www.flickr.com/photos/houroukamome39/6267493679/in/set-72157629661578265

Học nói chỉ mất 2 năm nhưng học cách im lặng thì phải mất cả đời.

Chìa khóa cho sự thanh lịch của con người là kiểm soát cảm xúc và không tấn công người khác bằng lời nói của mình.

Hãy nhớ rằng: Nước sâu thì chảy chậm, người khôn thì nói ít. Người thật sự có học vấn luôn khiêm tốn mà không khoe khoang.

Người thật sự có của cải luôn giản dị, không màng hào nhoáng. Còn người có trí tuệ luôn biết giữ im lặng và chỉ nói vừa đủ khi cần.

Nikki Sex đã nói: "Một người đang tức giận hiếm khi dừng lại để nhìn nhận cách cư xử của mình".

Quả đúng như vậy, cho dù thông minh đến mấy, một khi tức giận, chúng ta sẽ không thể đưa ra các quyết định đúng đắn và khôn ngoan nhất có thể mà thường để cảm xúc tiêu cực chi phối.

Những lời nói ra trong lúc tức giận cũng tương tự như vậy.

Mỗi câu xúc phạm hay động chạm tới lòng tự trọng đều khiến người khác tổn thương rất nặng nề, trong khi bạn cũng chẳng được lợi gì cả. Đây là hành vi chỉ có những kẻ ngốc mới làm.




Dù có mạnh mẽ đến mức nào, cứng cỏi ra sao, trái tim vẫn phải nhận những tổn thương do vô tình hay cố ý, để lại những hậu quả không bao giờ mờ.

Nói vốn là khả năng độc đáo phân biệt loài người với loài thú.

Thế nhưng một số người lại dùng khả năng này để thốt lên những lời lăng mạ, chửi thề, báng bổ, khiếm nhã và tục tĩu có thể làm tổn thương - đôi khi còn nặng hơn những thương tích về thể chất.

Lời vô độ đâm xoi khác nào gươm, nhưng lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay. Cho nên, học ăn, học nói, học gói, học mở, thiếu một thứ cũng không được.


Giao tiếp luôn chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng hay hình thức.

Người Trung Quốc có câu: "Nếu gầm rú cũng giải quyết được vấn đề thì con lừa sẽ thống trị thế giới." Thỉnh thoảng, chúng ta khó cưỡng lại sự thôi thúc công kích một người nào.

Khi bị đối xử bất công, ta sẽ cảm thấy có lý do để phạt người xúc phạm đến mình bằng những lời ác nghiệt, gay gắt ở trước mặt hoặc sau lưng người ấy.

Thế nhưng, người xưa đã dạy "Hễ lắm lời, vi phạm nào có thiếu; Nhưng ai cầm giữ miệng mình là khôn ngoan."

Vì vậy, dù trong cuộc sống hay ngoài xã hội, chúng ta luôn phải kiểm soát cảm xúc và nói năng nhẹ nhàng. Đây là cách xây dựng ấn tượng đầu tiên tốt đẹp trong mắt người khác.



Lời nói của con người luôn có hai mặt: Một xoa dịu động viên an ủi những trái tim đang tổn thương. Một như mũi tên tẩm độc phi thẳng đến nơi mà nó muốn đến.

Cho dù ngoại hình không đặc biệt, một số người vẫn tạo thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên nhờ khả năng ăn nói tốt của mình.

Ngược lại, với những người hễ nói chuyện là tỏ ra khó chịu, thích phàn nàn, giọng điệu mỉa mai châm biếm người khác,... họ chỉ để lại ấn tượng rất xấu trong lòng mọi người xung quanh cho dù xinh đẹp giỏi giang bao nhiêu.

Việc tìm cách trả thù người khác bằng hành động hay lời nói cũng chỉ khiến bạn thêm tức giận, lãng phí thời gian và hủy hoại bản thân. Hãy sử dụng thời gian đó làm những điều có ích và có lợi hơn cho bản thân mình.

Muốn học được cách ăn nói khôn ngoan, chúng ta phải biết cách kiểm soát cảm xúc của mình. Chỉ có chính bạn mới có thể thay đổi tâm trạng, từ đó thay đổi cách giao tiếp và thay đổi cả vận mệnh của bản thân.

Khi bạn "quản lý" được những gì mình nói, đó cũng là lúc bạn biết cách tôn trọng người đối diện. Thay vì công kích, hãy dùng lời nói của mình giúp đối phương hạnh phúc và vui vẻ, bạn sẽ thu hoạch nhiều điều có lợi hơn cả.



Sự quan tâm và lòng chân thành tôn trọng đối với người xung quanh sẽ thúc đẩy chúng ta luôn luôn dùng những lời tốt đẹp.

Khi bạn định phàn nàn điều gì đó, hãy thay đổi cách nhìn nhận vấn đề. Khi bạn ghen tị với người khác, hãy nhìn những người còn thua kém xung quanh.

Khi bạn thấy tức giận, hãy đặt mình vào vị trí của đối phương suy nghĩ. Từ một góc độ khác, bạn sẽ thấy cả thế giới thay đổi khác hẳn.
Học cách rũ bỏ và vượt qua những suy nghĩ tiêu cực của chính mình mới là cách kiểm soát cảm xúc lâu dài nhất, giúp chúng ta tránh khỏi sai lầm trầm trọng trong giao tiếp và quan hệ xã hội.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/May/2019 lúc 9:23am

Có Một Loại Trưởng Thành Gọi Là: Bình Tĩnh Trước Việc Lớn, Không So Đo Chuyện Nhỏ


Thời gian có thể giúp con người ta lớn lên nhưng chưa chắc khiến họ trưởng thành. Chỉ khi va vấp những nhấp nhô trong cuộc sống, đối mặt với những biến cố trong cuộc đời… đó mới là lúc để ta nhận ra mình cần phải trưởng thành.

Đối với nhiều người, sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống là mục tiêu phấn đấu trong suốt cuộc đời. Có lẽ để đạt tới thành công đó không quá khó khăn, tuy nhiên để bản thân thực sự trưởng thành qua thời gian, đặc biệt sự trưởng thành trong tâm là việc vô cùng khó khăn.

Một người có trưởng thành hay không, kỳ thực không thể dùng tuổi tác nhiều hay ít của họ để đánh giá nhìn nhận. Có những người tuổi đã cao, nhưng cách hành xử và những suy nghĩ trong tâm của người ấy vẫn hời hợt, thậm chí trống rỗng. Nhưng có những người tuy còn trẻ tuổi nhưng lại rất chín chắn, suy nghĩ cân nhắc thấu đáo, kỹ càng.

Sự trưởng thành, sự hoàn thiện của tâm tính không phải được quyết định bởi người đó gặp bao nhiêu gian nan chông gai trong cuộc đời, mà nó được thể hiện ra ở thái độ và cách mà người ấy đối đãi với sự tình ra sao. Một người có sự tu dưỡng và tâm tính tốt mới thực sự là một người trưởng thành.


Trưởng thành là một quá trình dài lâu chứ không phải chuyện một sớm một chiều. Nó chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự tu dưỡng tâm linh của người ấy. Điều đó cũng là lý do lý giải vì sao những người càng trưởng thành, thành thục, chín chắn thì thường càng ôn hòa và tĩnh lặng.

Một người có trưởng thành hay không, kỳ thực không thể dùng tuổi tác nhiều hay ít của họ để đánh giá nhìn nhận. (Ảnh: bookriot.com)

Trưởng thành là bình tĩnh và kiên cường
Những người trưởng thành là những người luôn có sự bình tĩnh trong tâm, trên khuôn mặt luôn thể hiện sự bình thản kiên cường. Khi đối mặt với những việc trọng đại trong đời mà vẫn điềm tĩnh tựa như không, khi đối diện với những điều nhỏ bé vụn vặt thì không so đo tính toán.

Có một số người khi gặp chuyện bất bình, không vừa ý liền tức giận không giữ được bình tĩnh, vì chuyện nhỏ cũng nổi trận lôi đình bất mãn. Người xưa dạy: “Nổi giận là bản năng, kiểm soát nóng giận là bản lĩnh”. Con người khi nóng giận sẽ không có lý trí, nói những lời làm tổn thương người khác, nhẹ thì làm tổn thương hòa khí hai bên, nặng thì sẽ tự chuốc lấy bất hạnh cho bản thân mình.

Có người khi đối diện với mọi vấn đề đều ung dung bình tĩnh đối diện. Cũng có những người bất kể trải qua sóng to gió lớn tới đâu, bất kể gặp phải người giả dối tiểu nhân xấu xa như thế nào, đều luôn mỉm cười điềm tĩnh đối diện. Khi gặp mâu thuẫn thì tìm nguyên nhân, khi gặp khó khăn thì tìm giải pháp khắc phục.

Có những người khi đối diện với bất kể chuyện gì đều trầm lặng không nói. Cũng lại có những người khi bị người khác hiểu lầm thì không đi giải thích, khi bị người khác bình luận cũng không tranh cãi, khi bị người khác đặt điều thị phi thì im lặng, không giải thích. Họ im lặng không phải vì sợ, cũng không phải vì nhu nhược hèn yếu, mà muốn để thời gian chứng minh tất cả.

Khi gặp mâu thuẫn thì tìm nguyên nhân, khi gặp khó khăn thì tìm giải pháp khắc phục. (Ảnh: baomoi.com)

Đôi khi, im lặng giúp tâm thái người ta thoải mái hơn là thổ lộ dốc bầu tâm sự, im lặng cũng là biểu hiện sự từng trải giúp người ta trưởng thành. Đau rồi hãy cố gắng nhẫn chịu một chút, mệt mỏi rồi nên im lặng nghỉ ngơi. Những người càng có thói quen im lặng càng không muốn nói nhiều lời.

Cũng bởi lòng người khó lường, thật giả khó phân biệt, cũng bởi trong lòng mỗi người có nhiều điều khó nói thành lời, có những buồn tủi khó chia sẻ với ai. Vậy nên khi càng trưởng thành, càng trải qua nhiều chuyện, con người ta càng trở nên trầm lặng ít nói. Bởi vì im lặng cũng là một biểu hiện của sự trưởng thành, nên khi nhìn thấy những người không vừa mắt, họ cũng dễ dàng bỏ qua, gặp những việc không thể buông cũng dần dần buông bỏ.

Trưởng thành là khoan dung và hiểu người khác
Có lẽ chỉ có người đã từng trải qua gian nan và tổn thương tột cùng mới có thể thực sự trưởng thành, hiểu và khoan dung với người khác. Một người trưởng thành sẽ không bao giờ tùy tiện phán xét người khác. Họ luôn hiểu được rằng mỗi một người, đều không hề đơn giản như những biểu hiện ở vẻ bề ngoài của họ, ai cũng có ưu khuyết điểm riêng.
Một người khi càng trưởng thành sẽ càng thấu hiểu cuộc đời, không những biết khoan dung bản thân mà còn khoan dung người khác, thậm chí khoan dung ngay với cả kẻ thù của mình. Biển có thể thu nạp trăm nghìn sông nên mới trở nên rộng lớn, khoan dung với lỗi lầm của người khác thực ra cũng là giải thoát cho chính mình.

Trưởng thành là biết sống lý trí và nhiệt tình
Con người ta khi càng trưởng thành qua thời gian, cho dù nhìn rõ hiện thực phũ phàng của thế giới, của xã hội, nhưng vẫn nhiệt tình kiên cường trân trọng từng phút giây của cuộc sống. Đó là bởi vì họ đã thấu hiểu thế nào là lý tính và và cảm tính. Đó là bởi họ biết trân quý giá trị của sinh mệnh, biết rằng được sinh ra trên cõi đời này là điều đáng trân quý biết nhường nào.

Trong quá trình trưởng thành, mỗi người đều sẽ phải trải qua vô vàn sóng gió. (Ảnh: eva.vn)

Con người chúng ta sinh sống trong xã hội này đều là có nhận thức và cảm tính. Đôi khi họ dễ dàng bị tình cảm chi phối, họ chỉ nhìn hình tượng của sự vật mà không nhìn bản chất của sự vật. Người như vậy rất dễ bị mê mờ, từ đó tự chuốc lấy những thống khổ và phiền não cho bản thân.
Người trưởng thành, nhất định sẽ có lý trí. Không những vậy họ biết duy trì tình yêu với cuộc sống. Sự kết hợp giữa lý trí và nhiệt tình sẽ giúp người ta thực sự trưởng thành qua năm tháng.

Trưởng thành là biết buông bỏ và quý trọng
Có câu ví rằng: “Con người sống đều là đang tự mang nặng mà tiến về phía trước”. Con người khi đến một độ tuổi nhất định, khi trải qua những va vấp trong cuộc sống, sẽ tự học được cách buông bỏ những gì cần buông bỏ và trân quý những gì đáng trân quý.
Người trưởng thành cần phải “tự loại bỏ” một số loại “đồ vật” trên hành trang của mình, ví như những người bạn “hư tình giả ý”, những “thú vui” rượu chè vô nghĩa, những câu chuyện phiếm vô dụng… Thay vào đó họ biết nắm giữ và trân quý sự tự tin, tấm lòng lương thiện, khiêm tốn và giản dị…

Trưởng thành, chín chắn là một loại yêu cầu và hoàn thiện đối với tự bản thân mỗi người. Nó cũng là một loại thể nghiệm và suy ngẫm, cũng là một loại trạng thái của sinh mệnh. Trong quá trình trưởng thành, mỗi người đều sẽ phải trải qua vô vàn sóng gió, cũng sẽ học được rất nhiều điều trân quý. Vậy nên, cho dù con đường ấy xa bao nhiêu, nhiều chông gai thế nào, chỉ cần mỗi bước đi chúng ta đều trưởng thành hơn thì đã là thành công rồi.


st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.508 seconds.