Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2020 lúc 5:18pm

Image%20result%20for%20Con%20Nhỏ%20Bán%20Đậu%20Nấu


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Feb/2020 lúc 5:24pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2020 lúc 8:58am

Đem Theo Bài Vọng Cổ




Image%20result%20for%20tết%20tha%20hương


Gần cuối năm 1980 trong cái lạnh cắt da, gia đình chúng tôi vừa chân ướt chân ráo rời trại tị nạn Bataan, tỉnh Morong, xứ Philippines đặt chân đến thành phố Houston, xứ cao bồi Texas. Chỗ ăn ở chưa yên thì nói chi đến cái tâm lý an bần lạc đạo. Âu lo và nhớ nhà vô kể. Cái Tết Âm Lịch lại sắp đến, càng thấy nhớ đủ mọi điều. Bây giờ không nhớ năm ấy là năm con Tí hay con Sữu, hay con gì; chỉ nhớ mình là con chim ly xứ, một loại thiên di đi trốn lạnh.
Image%20result%20for%20tình%20anh%20bán%20chiếu


Quê nhà vùng nhiệt đới thì dĩ nhiên không lạnh, nhưng 5 năm ở lại làm mình lạnh cẳng, lạnh chưn giữa cái oi bức của những ngày ngột ngạt dưới một chế độ đỏ như than hồng. Tết đầu tiên năm ấy trên xứ người, trong cái tâm trạng u ẩn buồn lo cho số phần và cho những ngày sắp tới, tôi đã nghe “Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy, sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra…chào. Cửa vườn cô đã khóa kín tự hôm nào. Tôi vác đôi chiếu bông từ dưới ghe lên xóm rẫy, chiếc áo nhuộm bùn đã lấm tấm giọt mồ hôi…” tại một buổi họp mặt tất niên của một hội đồng hương tại thành phố mới Houston. Bài hát là bài ca vọng cổ Tình anh bán chiếu của soạn giả Viễn Châu. Người hát là một anh bạn độ ấy chắc chỉ tròm trèm ba mươi. Giọng ca thật truyền cảm, ngọt ngào. Thật “mùi”! Có thể nói niềm thích thú đầu tiên của tôi trên xứ Mỹ nầy là được nghe lại bài ca vọng cổ hôm ấy. Tôi đã vừa sững sốt, ngỡ ngàng, vừa ngạc nhiên thích thú như người đi trên mây. Tiếng hát không có đờn, nhưng cần gì, âm thanh bổng trầm đã xoắn vào từng lời, từng tiếng và trong từng hơi thở của ca sĩ. Và cả trong từng mạch máu, từng nhịp tim thổn thức của người nghe. Cái Hồn Cố Thổ có phải là đây? Có phải là đây những gì tôi vừa bỏ lại? Có phải là đây khóm tre mái lá, là cây cầu khỉ đong đưa của một xóm thôn nhỏ xíu nằm trên hai bờ rạch Bà Vèn của nhánh sông Cái Răng tuổi nhỏ? Ngả Bảy, Phụng Hiệp tôi đã từng nhiều lần đi ngang qua. Thuở ấy sao tôi đâu có chú ý, và đâu có thấy yêu mến như bây giờ. Kể cả cái anh bán chiếu cục mịch tình si, lúc ở quê nhà tôi cũng mặc kệ để anh tự do si tình. Sao bây giờ tôi thấy thương cảm cho anh quá vậy? Tưởng đã bỏ cây cầu Phụng Hiệp cho con kinh Ngả Bảy, tưởng đã bỏ anh chàng si tình cho chiếc chiếu miệt Cà Mau. Kỳ diệu thay, hôm ấy tất cả đã theo tôi, anh bán chiếu và cây cầu Phụng Hiệp đã vượt đại dương bằng mấy câu vọng cổ của quê mình nghèo khó. Người ca sĩ tài tử ấy nào tôi có quen khi ở quê nhà, cớ sao tôi dễ dàng đặt cảm tình của mình lên giọng hát ngọt như mía lùi của anh vậy?




Sau nầy tôi có nhiều dịp nghe anh hát tại những nơi họp đồng hương hay những sinh hoạt văn hóa. Bao giờ cũng là 6 câu vọng cổ. Nhiều khi không đờn, không máy vi âm, không ánh đèn màu. Nhưng bao giờ cũng “mùi”. Bao giờ tiếng vỗ tay cũng đầy hội trường. Nếu bây giờ có Giải Thanh Tâm Hải Ngoại, nhiều người sẽ đề nghị tên anh.

Tuổi nhỏ của tôi là những trưa, những chiều treo lơ lững trên nhánh sầu riêng, măng cụt của vườn nhà với những điệu Xàng Xê, Thủ Phong Nguyệt, Đão Ngủ Cung, Hướng Mã Hồi Thành, Bình Bán Vắn…bắt chước từ những tập bài ca 50 xu mỏng dánh, nhỏ như bàn tay, hình bìa lòe loẹt. Đặc biệt là 6 câu vọng cổ nhịp 16 thằng bé miệt vườn 10 tuổi là tôi cũng ca mùi rệu như ai để rót vào tai nhỏ bạn kẹp tóc kế nhà. Biết nhỏ mít ướt, thằng bé cứ Mã Chiếm Sơn, Sầu Vương Biên Ải, Tôn Tẩn Giả Điên, Đời Cô Lựu… mà gân cổ ca cho kẹp tóc chảy nước mắt chơi. “Úy trời đất ơi! Nỗi đoạn…trường…Cũng vì quá tin thằng Bàng Quyên là bạn thiết của tôi…”. Thằng bé cứ ử ư, còn con bé thì cứ sụt sùi làm ướt tay áo bà ba. Rồi lớn lên làm sinh viên Sài Thành, học đòi văn minh, bỏ rớt văn minh miệt vườn bên kia bờ sông B***ac, và tự nhiên bỏ quên cổ nhạc, chỉ thích nghe The Beattles hay Elvis Presley, Sylvie Vartan… Chỉ ghé Arc-En-Ciel nghe Joe Marcel, Mary Linh, Bích Chiêu... chớ nào có để mắt tới rạp Hưng Đạo xéo bên kia đường Trần Hưng Đạo với Thanh Nga, Ngọc Giàu, Thành Được.

Anh bạn làm rung động mãnh tim ly xứ của tôi vào cái tết con Thiên Di trốn “lạnh” năm ấy văn minh hơn chàng sinh viên Sài Thành năm xưa của tôi nhiều. Văn minh như vậy mà anh nào có quên bài ca vọng cổ! Tôi chỉ cách quê nhà một con sông nhỏ mà đã quên hết những cống, xự, xang, líu, hò. Có lúc trước mặt người đẹp trường Marie Curie còn làm bộ quên ai đã chặt chưn Tôn Tẩn! Còn anh thì cách quê hương cả một đại dương, xung quanh anh đầy những tóc vàng, tóc bạch kim, tóc đỏ.  Anh đi du học Hoa Kỳ trước 1975 và trở lại Hoa Kỳ ngay sau khi miền Nam đổi chủ. Ngoài cuộc sống nhiều năm trong cái văn minh tột đỉnh của nước ngoài, anh còn có học vị tiến sĩ trong ngành Hóa Học, đã từng giảng dạy tại Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ thuộc Viện Đại Học Sài Gòn; từ sau 1975 là chuyên viên cao cấp của City of Houston điều hành kỹ thuật hệ thống lọc nước dày như mạng nhện cho toàn vùng Houston với 2,144,491 dân theo thống kê vào cuối năm 2006.

Trước đây tại quê nhà người ta coi cổ nhạc được rộng rãi phổ biến và được ưa thích nhiều trong giới bình dân. Giới học thức lắm khi còn có cái nhìn thiếu trân trọng ngành cổ nhạc. Xưa nữa người ta còn có câu “Xướng ca vô loại”. Cái khó bước đầu là người có ăn học như anh đã chịu làm quen với những bài ca vọng cổ, rồi lần lần “thấm” mùi vọng cổ, thương yêu vọng cổ, say mê vọng cổ. Đến cái khó kế tiếp là đem vọng cổ đi theo mình suốt đời, đem khắp nơi, khắp chốn, nhứt là tại Hoa Kỳ. Chỗ nào có anh là có Tình Anh Bán Chiếu, có Thầy Tử Lộ Đội Gạo Nuôi Mẹ, có Bên Cầu Dệt Lụa, Lòng Mẹ…. Ba mươi mấy năm nay tiếng ca vọng cổ của anh đã bay khắp Houston và chắc cũng đã bay xa hơn nữa. Người trung niên năm ấy và người đang chớm lão niên bây giờ nào có khác gì đâu: Tình quê hương anh vẫn đeo mang trên người và vẫn ấp ủ trong lòng anh bài ca vọng cổ. Cái khó tột đỉnh là ý hướng đem tình quê hương vào lòng mọi người xa quê, nhứt là giới trẻ qua bộ môn cổ nhạc. Cho nên ngoài những nơi họp mặt công cộng, người ta còn nghe anh cùng các bạn trên làn sóng phát thanh hàng tuần. Các anh, các chị hát và mời thính giả nghe đài cùng hát. Hát hay, dở như thế nào cũng được. Hát hay không bằng hay hát. Có vọng cổ là có hơi hướm của quê hương, có hồn dân tộc, có tình quê, tình nước. Nghe những em bé năm bảy tuổi, nói tiếng Việt chưa thông mà xuống vọng cổ thì cũng như nghe giòng suối ngọt quê hương đang chảy êm đềm trong những con tim tuổi nhỏ. Có em còn độc tấu năm nam, sáu bắc bằng đàn độc huyền. Có em ngọng nghệu: “Từ là từ phu tướng. Bửu kiếm sắc phong lên đàng. Vào ra luống trông tình chàng. Đêm năm canh mơ màng. …”

Đẹp quá những con chim non soải cánh bay trong hồn dân tộc!


Năm nay tóc anh đã bạc nhiều, gánh càn khôn trên vai anh chứa đầy những cung thương, cung oán nghe chừng đã nặng. Nhưng bước đường anh đi hình như vẫn xanh màu lá cỏ.
Trân trọng cảm ơn anh, Giải Thanh Tâm Trọn Đời. Thân ái chúc anh thượng lộ bình an trên hành trình trở về vùng đồng cỏ quê nhà trên chiếc xuồng ba lá và trong tiếng nhạc ngũ cung trầm bổng.

Trần Bang Thạch
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Feb/2020 lúc 7:43am

Tại Sao Vợ Chồng Phải Nói Cho Nhau Nghe


Image%20result%20for%20rose%20love%20flowers


Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia đình đổ vỡ là vợ chồng không còn nói được với nhau, hoặc không muốn nói với nhau: hai vợ chồng sống trong im lặng. Theo văn chương chính trị là họ đang trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”!Nếu có dịp trao đổi và lắng nghe tâm sự của những cặp vợ chồng bất hạnh hoặc đang trên đà đổ vỡ, người ta sẽ được nghe hàng trăm câu chuyện, hàng ngàn lý do người này nói về người kia. Vợ phê bình, chê trách chồng, chồng ngược lại, cũng phê bình, chỉ trích vợ. Nhưng tất cả chỉ là một lối diễn tả độc thoại, hoặc nói trông trổng, nói bóng nói gió, nói theo kiểu: “nói đấy mà đây động lòng”. Rất tiếc theo tâm lý học, cũng như theo sinh lý học, Thượng Đế đã sáng tạo bộ óc con người để làm nhiều việc, ngoại trừ việc phải hiểu hoặc biết được vợ hay chồng mình muốn gì!

NGUYÊN NHÂN:
Dĩ nhiên trong tất cả những lý do đưa đến việc vợ chồng khắc khẩu, không lắng nghe nhau, không muốn nói và không nói được với nhau đều có sự góp mặt của cả hai người: người chồng cũng như người vợ.
Vợ chồng là hai nhân tố chính, ngoài ra còn có sự can thiệp, ảnh hưởng của cha mẹ, anh chị em, bạn hữu của hai bên.

1.Thiếu tìm hiểu tâm lý:
Nói theo tính cách chuyên môn hơn, thì cuộc sống vợ chồng thường gặp phải những khó khăn, những chuyện bất đồng là vì tâm lý khác biệt giữa nam và nữ, ảnh hưởng tâm lý giáo dục gia đình, tôn giáo, học đường, xã hội, trong đó bao gồm ảnh hưởng của công ăn việc làm, của môi trường sống và bạn bè.
Với từng ấy những phức tạp như vậy, ai dám nói mình hiểu chồng hoặc vợ 100%.

Ai dám nói mình biết vợ hay chồng mình muốn gì?
Người Việt Nam biểu cảm về sự hiểu biết ấy bằng một câu nói rất vô thưởng, vô phạt chưa nói tới là phản tâm lý: “Tôi đi guốc trong bụng ông ấy.” Cái lối “suy bụng ta ra bụng người” này rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây nên những bế tắc trong việc tìm hiểu, trao đổi giữa vợ chồng.

Sigmund Freud, cha đẻ của ngành Phân Tâm Học, sau 20 năm miệt mài nghiên cứu về tâm lý cũng phải thốt lên, đại khái: “Tôi mà biết đàn bà muốn gì, tôi chết liền!”.
Một cách tương tự, hiểu biết về ước muốn của đàn ông cũng không phải là việc làm dễ dàng.   

2. Cái tôi quá lớn: 
Bên trong những nguyên nhân thường gây ra tranh cãi, bất đồng giữa vợ chồng còn có một ngãng trở rất khó vượt qua,đó là cái tôi.
Nhiều nhà tâm lý, nhiều bác sỹ tâm thần, nhiều nhà Tâm Lý Thần Kinh, nhiều Tâm Lý Gia Trị Liệu và Khảo Cứu không chỉ là những nạn nhân của sự cãi vã, tranh chấp trong gia đình, mà rất nhiều người đã phải chấp nhận đau thương của hôn nhân đổ vỡ không phải vì họ không biết tâm lý, không hiểu về sự khác biệt tâm lý nam nữ, nhưng chỉ vì cái tôi của họ qúa lớn.

Lớn đến độ không thể hạ mình xuống dù thấp hơn một chút, và người đối diện là vợ hay chồng dù cố gắng lắm cũng không có thể nhìn thẳng vào mắt họ để hiểu được những gì họ đang suy nghĩ trong đầu.
Đó cũng là hình ảnh thông thường cho những cặp vợ chồng mà cái tôi của người này to hơn cái tôi của người kia.

Hoặc cả hai cái tôi đều lớn như nhau.
Tôi phải đúng. Tôi phải vùng lên. Tôi phải cho nó biết tay.
Tôi. Tôi. Và tôi.
Như con cóc trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine. Nó nhìn con bò rồi cứ phùng mang, trợn mắt hít vào cho căng phồng cái bụng đến độ nổ tung banh xác. Người có cái tôi quá lớn luôn luôn hành động như vậy cho mình hoặc cho vợ hay chồng mình. Họ phải làm sao cho đối phương phải phùng mang, trợn mắt, tức càng hông cho đến khi nổ tung ra qua tranh cãi, chửi bới nhau mới thôi.
Kết quả họ chẳng được gì, và người phối ngẫu cũng chẳng được gì ngoài trừ sự giận hờn, câm nín, và dè chừng nhau.     

3. Ích kỷ trong lối sống và suy nghĩ:
Như vậy, theo phân tâm học, họ chính là người ích kỷ dù là dưới cái nhìn tự tôn, tự tin, tự ty, hay tự kỷ. Những người vợ hoặc người chồng này không một chút nhường nhịn hay ít nhất là công bằng với nhau. Họ suy nghĩ, hành động, và trong tất cả chỉ vì họ, vì cái tôi, vì tự ái cá nhân, hoặc vì những đam mê của chính họ.
Họ không có can đảm nói ra những suy nghĩ ích kỷ ấy trước mặt vợ hoặc chồng.
Họ cũng không chấp nhận nếu vợ hoặc chồng chỉ cho họ lối suy nghĩ, hành động thiếu trưởng thành ấy.

Tóm lại, họ rất tự tôn nhưng lại cũng rất tự kỷ và tự ty.
Họ không dám đối diện với sự thật, dù cho sự thật ấy giúp họ thoát ra khỏi lối sống ích kỷ, khỏi suy nghĩ hẹp hòi mà họ đang gây ra cho vợ, cho chồng, cho gia đình họ. 
Tóm lại, họ là người ngại nghe sự thật, luôn tránh né sự thật, và phản ứng của họ trước những sự thật thường là rất tiêu cực qua ngôn ngữ cũng như hành động.

4. Tình yêu hời hợt:
Nhưng nếu bảo họ là không có tình cảm, không yêu dành cho vợ hay chồng, lập tức họ sẽ phản ứng mạnh mẽ. Họ nói họyêu vợ, yêu chồng, yêu con. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả vì gia đình, vì các con. Và điều nay đúng một phần.
Cái không đúng còn lại chính là cái mà họ dành cho mình là cái tôi: Tôi trước giờ cũng vậy. Tôi giữ vững lập tường. Yêu hay không yêu tự hành động của tôi đã nói rõ.

Khi gặp một người chồng hay người vợ như vậy, đến các nhà tâm lý và chuyên gia về hôn nhân, gia đình cũng thấy rất khó khăn. Bởi vì nếu nói họ không yêu vợ hay chồng, hoặc con cái họ, lập tức họ phản đối. Họ cho là nhà tâm lý hoặc chuyên gia không biết họ, không hiểu họ.
Nhưng yêu như họ lại không phải là yêu.
Đó chỉ là một sự trao ban tình cảm.
Đó chỉ là một quan niệm và lối sống bình thường của một người gọi là vợ hay chồng đối với nhau. Nhưng họ cho đó là đầy đủ phận sự, và họ là người chồng hoặc người vợ tốt.

Yêu không chỉ dừng lại ở những suy nghĩ và hành động theo cảm tình, theo lối sống và quan niệm bình thường ai sao tôi vậy.
Yêu là phải biết hy sinh.
Không phải yêu một cách mơ hồ, yêu có điều kiện, tức là lúc nào thích thì yêu, không thích không yêu.
Nhưng phải yêu “cho đến chết” như Chúa đã yêu.

Tuy nhiên, cái chết ở đây trong tình yêu chân thật là vợ chồng chấp nhận nhường nhịn nhau, lắng nghe nhau, và sửa đổiphần nào lối sống cho phù hợp với nhau.
Cũng có thể nói : “Yêu là chết trong lòng một ít”.
Và trong đời sống thường ngày vợ chồng cũng chỉ cần những cái “ít” ấy với sự quan tâm là đủ hạnh phúc. 

TRỊ LIỆU:
Với những khó khăn như vậy liệu hai vợ chồng có thể hóa giải được những xung khắc để kiến tạo một gia đình hạnh phúc không? Thưa có.

1.Tâm linh:
Bạn nên tạo một nếp sống tâm linh để bù lại cho chồng hay cho vợ mình. Tóm lại, quan niệm về tâm linh luôn luôn phải có một chỗ đứng vững vàng trong đời sống tinh thần của bạn. Hãy nhớ lại dụ ngôn “Nước lã hóa rượu ngon”, và bạn tự biết mình phải làm gì, cần gì trong lãnh vực tinh thần. Hãy đến với Đức Trinh Nữ Maria khi bình rượu tình yêu của các bạn cảm thấy bị vơi cạn. Và hãy nói với Mẹ: “Chúng con hết rượu rồi!”

Không chỉ Thánh Kinh mới nhấn mạnh đến tâm linh, trong cái nhìn tâm lý trị liệu, những nhà tâm lý có nội tâm cũng khám ra bí quyết hạnh phúc và chữa lành ngay trong đời sống đạo và mối tương giao với Thiên Chúa. Nếu có dịp mời bạn đọc tác phẩm God, Faith, and Health của Jeff Levin, Ph.D.
Tóm lại, nếu chồng bạn không nghe bạn, vợ bạn cũng không nghe bạn thì bạn vẫn còn Chúa, còn Đức Trinh Nữ Maria luôn đồng hành và sẵn sàng nghe bạn. Điều quan trọng là bạn có muốn tâm sự với các Ngài hay không? Và có muốn lắng nghe các Ngài hay không?

2. Lắng nghe nhau:
Lắng nghe nhau là một nghệ thuật trong phương pháp trị liệu hôn nhân. Đã là nghệ thuật thì bạn phải trau dồi và học hỏi không ngừng. Một trong những bài học căn bản của nghệ thuật trao đổi, tâm sự, chia sẻ giữa vợ chồng là bài học “lắng nghe”. Chỉ khi lắng nghe bạn mới hiểu được người phối ngẫu của mình đang nghĩ gì và đang mong muốn ở bạn những gì? Nếu không lắng nghe, bạn rất dễ rơi vào võ đoán, kết án bừa bãi, tạo sự khó chịu, bực bội cho chồng hoặc vợ bạn.

Trong nghệ thuật lắng nghe, bạn cũng đừng bao giờ phớt lờ những gì vợ hoặc chồng bạn muốn nói hoặc đã nói. Hậu quả không hề nhỏ như bạn tưởng, vì từ những dồn nén tâm lý ấy sẽ nẩy sinh rất nhiều điều khó lường khi mà sự chịu đựng câm nín của người ta đã đến lúc cần phải được giải tỏa.
Về phần người nói dù là vợ hay chồng cũng phải theo nguyên tắc căn bản này, đó là:
“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”,
Và:
“Nói ngọt nó lọt đến xương”.
Như vậy không phải hễ mình muốn gì là nói. Nói bất cứ lúc nào? Nói với bất cứ thái độ nào? Và nói bằng bất cứ ngôn ngữ nào? Đấy không phải là nói, mà là tra tấn lỗ tai, tra tấn trí tưởng tượng, và tra tấn tình cảm của chồng hoặc vợ.

Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Feb/2020 lúc 10:24am

Không Đúng “Quy Trình”

Người ta nói, chiếc áo không làm nên thầy tu. Nhưng tôi tin, những điều/những người tử tế đã làm nên Saigon. Và chính những câu chuyện tốt đẹp của người với người giữa đất Saigon là thứ níu kéo trái tim, tình cảm của những thị dân đã mất hết mọi cảm xúc trước những tin tức xấu về môi trường, chính trường, nhà trường, tình trường… ở cái thời đại “đồ đểu” này.

“Thằng hâm” chạy xe ôm miễn phí cho người nghèo – Từ Tuổi Trẻ    

Sau đây là vài mẩu chuyện kể về những kỷ niệm đẹp về sự tử tế của Saigon từ những người không phải quê Saigon. Nó đơn giản, mộc mạc, không có gì lạ cả vì tôi cũng nhận được những điều tử tế tương tự hoài. Nhưng tôi thích vì đọc được sự yêu thương của họ với quê mình trong câu chữ. Thèm ôm họ một cái ghê! Bởi chính họ là những người nối tiếp, kéo dài lòng yêu thương, sự tử tế cho Saigon.

Vì thế giới này có rất nhiều thứ bị buộc phải làm theo một quy luật, “quy trình” nào đó. những “quy trình” do luật pháp/luật rừng, do truyền thống, do định kiến, hoặc do ai đó đặt ra… Nhưng chỉ có sự tử tế là tự nhiên xảy ra, không theo một “quy trình” nào cả nên sự tử tế của Saigon cũng vậy, nó không nhất định do người Saigon làm, và cũng không chỉ đem lại niềm vui cho riêng thị dân…
  1. Tô mì ngon nhất cuộc đời – Linh Hoang 
Hồi mới vào Saigon mình bị móc mất bóp ở trên xe đò. May lúc đó có mang theo một bao cafe rang xay nên mình đã bán ở bến xe Miền Ðông, tuy nhiên số tiền ít ỏi này chẳng bao lâu cũng xài hết.
Một đêm hôm đó, rất lạnh và đói, trên đường Lý Chính Thắng – Quận 3 có một hiên nhà bằng bục gỗ đỡ lạnh hơn nền gạch nên mình đã lơ mơ ngủ một giấc ở đó. Tới sáng hôm sau mình tỉnh dậy vì nghe tiếng chổi sàn sạt. Rồi một bà cụ tròn trịa phúc hậu lấy cán chổi thọt vào hông kêu mình dậy, khi tỉnh dậy thì thấy bà khệ nệ bưng ra một cái ghế đẩu, trên ghế là tô mì gói nóng có đập trứng, tiêu, hành và ít thịt bò, bà nói:
–  Ăn xong là phẻ liền hà con.
Cả tháng sau khi đã ổn định chỗ ở thì mình đi tìm bà để cảm ơn lần nữa thì không sao tìm ra. Dù chạy mấy vòng cũng không sao tìm lại được chỗ đó.
Nên sau này mình mở công ty cũng trên đường Lý Chính Thắng, mỗi khi kể lại, con gái mình chắc chắn đó là bà tiên, có lẽ đúng là vậy.
  1. Ba câu chuyện – Thư Pham Anh
Saigon mấy bữa nay cũng lành lạnh rồi, kể các bạn nghe những câu chuyện của mình về vùng đất này nha.
Lần đầu tiên đi Saigon một mình là lúc 15 tuổi. Xe khách thả mình ở Hàng Xanh, không biết làm sao đi vào trung tâm thành phố. Có một bạn nam đang đứng đợi xe, mình hỏi bạn, bạn bảo đi theo bạn là vô tới quận 3 (chỗ mình cần tới). Thế là đi theo bạn. Sau hai chuyến xe bus, bạn đi bộ với mình mấy dãy phố, còn xách túi cho mình nữa. Tới nơi mình hỏi bạn có ở gần đây không, bạn bảo nhà bạn ở Thủ Ðức, tại mình không biết đường nên bạn mới đi với mình thôi.

Lần thứ 2 trở lại Sài Gòn là 10 năm sau. Mình chạy xe máy tìm đường tới bệnh viện da liễu. Thấy cô bán nước ven đường, mình dừng lại hỏi, cô chỉ đường rất dễ hiểu, lại còn dặn dò:
“Ai kêu dẫn con đi chỗ khác khám con không được tin nó nha. Nó lừa con đó.”
Chuyện cuối cùng thì mới tuần trước thôi, mình đứng đợi qua đường mà không xe nào nhường đường cả. Có một chiếc xe tải chạy tới gần chỗ mình thì từ từ dừng lại, rồi đứng im luôn. Vì xe tải khá bự nên những xe sau không vượt lên được, rồi anh tài xế ló đầu qua bảo
“Qua đường đi em ơi.”
Mình đi qua xong ảnh chạy tiếp. Mỗi khi nghĩ lại những chuyện này là lại thấy ấm lòng. Mình ở Hà Nội cũng gần ba mươi năm mà chưa thấy ai tử tế như những người Saigon cả!



Nguyễn Tài Dũng – anh thợ sửa xe hào hiệp, vắn số – Từ báo Người Lao Động

  1. Thiên thần tháng 8 – Gatori Kurosagi
Mình hiện sống và đi học ở Nhật, nên cũng được giúp lắm vì người Nhật đa số khá là nice. Nhưng mà hôm nay mình muốn chia sẻ một câu chuyện đẹp ở Saigon mà mình nhận được.
Lần đó buổi trưa tầm 11 rưỡi mình ra khỏi nhà, tới giữa đường thì hết xăng phải dắt bộ, mà nhà mình ở tận quận 9, đoạn đó thì sắp ra xa lộ. Tức là xung quanh đồng không mông quạnh ít nhà cửa thì không biết đào đâu ra trạm xăng, nên mình có ghé vào hỏi một nhà bên đường là gần đó có chỗ nào đổ xăng không rồi dắt theo hướng được chỉ chứ cũng không biết phải dắt bao xa.

Ðang ì à ì ạch dắt được một đoạn, bỗng nhiên nghe bên cạnh có người chạy lên gọi nên mình quay qua nhìn, thấy một anh trai xăm trổ nhìn hầm hố đang đưa một cái bịch nilon có xăng qua, hỏi:
“Hết xăng phải không?”
Mình cũng vừa sợ vừa ngại nhưng cũng rụt rè đưa tay nhận. Nhận xong ngẩng mặt lên định nói cho gửi tiền lại thì ảnh phất phất tay khẩu hình miệng kiểu “khỏi đi” xong quay xe lại chạy đi mất luôn.
Không biết là ảnh thấy mình dắt bộ hay là thấy mình tấp vào nhà kia hỏi nên chạy đi mua cho, nhưng với một người có rất nhiều ký ức không tốt với phái nam như mình thì anh trai xăm trổ hầm hố, mặc áo cộc tay, chạy đến đưa xăng cho mình lúc giữa trưa Saigon tháng 8 thật sự như một thiên thần.

Hớt tóc miễn phí ở Saigon – Từ Dân Việt

  1. Saigon tử tế – Trần Khắc Tường
Có hôm gặp bạn cũ, chuyện trò quên thời gian, đến lúc quán dọn dẹp, mới hay trời đã khuya, vội chia tay bạn bè, hẹn ngày sau gặp lại. Trên đường về, bụng chợt cồn cào, đảo mắt nhìn quanh xem có gì ăn đỡ. Xa xa, thấp thoáng một xe đẩy bán thức ăn, phản chiếu qua ánh đèn.Ðến gần, thì đó là xe cháo lòng với dăm ba bàn ghế tuềnh toàng, cùng vài thực khách. Mình tấp vào, làm vội tô cháo. Xong, định kêu tính tiền để về, thì lúc ấy có anh trung niên chạy xe tới, ngừng trước xe cháo, đá chống rồi tiến đến vợ chồng chủ xe.

– Anh cảm ơn chú dzí thím nhiều nghen, cho anh gởi thêm tiền. Anh đi làm về trễ, nghe con anh nói lại, nên đến đây liền.
– Dạ, không có gì đâu anh, con nít mà, đói thì ăn chứ có quan tâm đến giá cả gì đâu, cho cháu ăn như cho con em ăn vậy mà.
– Biết vậy, nhưng anh vẫn cảm ơn đã giúp con anh. Sau nầy, bé có ghé ăn, chú thím cứ bán, anh hứa gởi trả tiền đầy đủ.
– Dạ.
Ba người trao đổi qua lại với “dạ”, “cảm ơn” đặc sản của người Saigon xưa, mình lắng nghe với nhiều thích thú. Anh trung niên ra về, mình tính hỏi cho biết chuyện, thì chị chủ xe cháo đã tiến đến phân trần:
– Hồi chiều con bé đi học về, đói bụng ghé vào ăn, rồi đưa năm ngàn, em vẫn vui vẻ lấy, giờ ba nó ghé trả thêm.
Tận mắt chứng kiến và nghe đối đáp, mình thấy rộn ràng trong bụng, có một cái gì đó tự hào khe khẽ len vào. Một bên cảm thông, phóng khoáng, giúp người không hề so đo tính toán. Một bên tử tế, biết phải quấy, mặc dù trời khuya lắt khuya lơ, vẫn tìm đến nói lời cảm ơn với người đã giúp con mình. Xe cháo đêm hôm ấy sực nức mùi thơm, mùi thơm của cháo, hòa quyện cùng mùi thơm tình người và sự tử tế của người Saigon.
Cho dẫu năm tháng có qua đi, Saigon với biết bao vật đổi sao dời thì lòng tử tế của người Saigon vẫn không hề phai nhạt với thời gian.
  1. “Thằng hâm” quê Đồng Tháp – Khiem Chung
Là cách cánh xe ôm gọi anh ấy, vì tấm biển “Miễn phí 5km với sinh viên, người tàn tật”. Tôi gặp anh trong một quán ăn ven đường. Thấy tấm biển dễ thương dán đuôi xe, tôi chủ động lại gần bắt chuyện:
– Chạy xe ôm miễn phí hoài thế này có đủ tiền ăn không bác tài?
– Ðủ chứ.- Anh nở nụ cười hiền hậu, gương mặt dễ mến – Thấy tụi nhỏ mới ở quê lên lạ nước lạ cái, mình làm phúc thôi mà, ngày mình mới ở quê lên còn lớ ngớ hơn chúng nó bị lừa từ việc đi xe ôm lừa đi.
– Ðã bao giờ bị đồng nghiệp rượt vì tranh khách của người ta chưa?
Anh lắc đầu: Chưa, mình cũng là xe ôm mà, ai nỡ. Người ta chỉ cười bảo thằng này hâm thôi.
Sống ở Saigon, thi thoảng gặp những người hâm làm mình thấy ấm lòng. Saigon lắm người hâm vậy đó…”

Tấm biển “Hỏi đường 10K” ở Hà Nội – Từ Kenh14


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Feb/2020 lúc 10:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Feb/2020 lúc 9:35am
Chuyện Của Loài Chim

Image%20result%20for%20Con%20chim%20nhỏ%20đậu%20trên%20cành,%20nó%20hót

Con chim nhỏ đậu trên cành, nó hót
Tiếng hót vui tươi, tiếng hót ngọt ngào
Bên mẹ, tập bay, đường bay rất ngọt
Tập tung hoành, chim soải cánh trời cao
*

Image%20result%20for%20Con%20chim%20nhỏ%20đậu%20trên%20cành,%20nó%20hót

Mẹ dạy chim vỗ đều cho dịu cánh
Để bay xa ngàn dặm, lướt muôn trùng
Dạy tìm mồi, dạy chuyền cây từng nhánh
Dạy giữ mình khi nguy hiểm, tàn hung

*3375%201%20ChuyenCuaLoaiChimNMH

Mẹ và chim sống những ngày hạnh phúc
Trong êm đềm, trong rực rỡ xuân tươi
Nhưng một buổi có mũi tên ác độc
Nhắm chim con, tiếng gió xé ngang trời


3375%202%20ChuyenCuaLoaiChimNMH
*
Mẹ nhào lại, lấy thân mình che chắn
Cho chim con yêu dấu được bình yên
Chim mẹ rớt như trái cây rời nhánh
Trên thân mềm máu đỏ ngập đường tên !
*
Image%20result%20for%20Con%20chim%20nhỏ%20đậu%20trên%20cành%20kêu%20ai%20oán

Con kinh hãi, nhìn đời, lòng đau đớn
Cất tiếng kêu ai oán, tiếng kêu buồn
Và từ đấy nếu chim con có hót
Hót toàn lời thương tiếc đến thê lương ...

Ngô Minh Hằng
Loài vật chỉ giết nhau khi chúng đói. Con người, có những kẻ
giết nhau và giết cả loài vật ngay cả lúc đã được no.




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Feb/2020 lúc 9:38am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Feb/2020 lúc 8:41am

CHUYỆN HAI NGƯỜI QUÉT RÁC


Image%20result%20for%20CHUYỆN%20HAI%20NGƯỜI%20QUÉT%20RÁC

Vào sáng Chủ Nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửa nhà. Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉa hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bao ny-lông, mẩu thuốc lá, ly giấy, lá khô và đủ thứ rác rưởi của xã hội văn minh vào thùng, đậy nắm cận thận, đặt ngay ngắn xuống lòng đường, để ngày mai xe rác của thành phố lấy đi. Hình như ông là người duy nhất ở khu phố này cầm chổi quét lòng đường và vỉa hè. Thói thường đều cho rằng chuyện đường phố sạch dơ để thành phố lo. Hơi đâu “bao đồng” chuyện nhà nước? Thế nhưng cứ mỗi lần qua khu Japan Town, ông lại cảm phục người Nhật về tinh thần tự trọng và yêu mến thành phố của họ. Lúc nào ông cũng thấy những ông, bà Nhật lúi húi quét dọn vỉa hè và lòng đường. Chính vì thế mà cả khu Japan Town lúc nào cũng sạch trơn. Chỉ cần bước qua ranh giới của Japan Town là một hình ảnh thật tương phản. Sự sạch sẽ, khang trang chỉ cách nhau một sợi chỉ. Có lần ông dừng xe lại hỏi thăm thì được các ông bà Nhật nói:

Chúng tôi quan niệm rằng đường phố thuộc về người dân, không hoàn toàn thuộc về chính phủ. Do đó giữ gìn đường phố sạch sẽ cũng là trách nhiệm của người dân. Đồng ýchúng tôi có đóng thuế để thành phố lo chuyện vệ sinh nhưng giờ đây thành phố có quá nhiều việc phải lo hoặc lo không xuể. Chúng tôi không ngồi đó than trời trách đất. Nếu muốn sở rác phục vụ tốt hơn thì chúng tôi lại phải đóng thêm thuế. Thôi thì chúng tôi chia xẻ trách nhiệm với nhà nước mà cũng là để giữ gìn đường phố của chính mình. Chẳng mất mát gì cả. Tới một thành phố khang trang sạch sẽ người ta cảm phục cả đất nước lẫn con người ở đó. Chúng tôi yêu khu phố của chúng tôi và cũng muốn khách vãng lai yêu mến nó.”

Chinh vì cảm phục người Nhật mà tuần nào ông cũng làm công việc này mà chẳng than phiền chi cả. Khi nhận thấy vỉa hè và lòng đường đã khá sạch, ông toan thu dọn để bước vào nhà thì một thanh niên từ xa bước tới, miệng phì phèo điếu thuốc. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc và đi đứng người ta có thể nhận ra đây là một chàng thanh niên ngang tàng. Khi tới chỗ ông đang đứng, người thanh niên rít hơi cuối cùng rồi coi như không có ai, thản nhiên quăng mẩu thuốc lá xuống đường. Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi, cho nên người đàn ông tức giận, lớn tiếng gọi người thanh niên:

-Này, yêu cầu quay lại nhặt tàn thuốc lá lên nghe!

Người thanh niên đã đi cách xa ông khoảng năm, sáu bước, nghe gọi thế quay đầu lại nhìn với vẻ hết sức ngạc nhiên. Anh ta ngạc nhiên vì có thể cả trăm lần quăng mẩu thuốc lá như thế này mà chẳng ai phản ứng gì, nay có một “gã điên” làm chuyện không giống ai. Anh ta quay lại, sẵng giọng hỏi:

-Ông nói gì?

-Yêu cầu cậu nhặt mẩu thuốc lá lên!

 Mặt chàng thanh niên đỏ gay:

-Bộ đường phố này của ông hả?

 Người đàn ông trả lời ngay:

-Không phải của tôi nhưng tôi tôi quét dọn sạch sẽ. Người tự trọng không bao giờ xả rác bừa bãi. Cậu hiểu điều đó không? Tôi yêu cầu cậu nhặt lên!

 Tự ái bị tổn thương, người thanh niên không cần phân biệt đúng-sai, nói như gây sự:

-Không nhặt thì sao?

 Sự lớn tiếng qua lại giữa hai bên làm người trong nhà chạy ra, người qua lại trên hè phố tò mò đứng lại. Cuối cùng tất cả đều thấy đây không phải chuyện đại sự cho nên xúm vào can gián. Cuối cùng người thanh niên hậm hực bỏ đi còn người đàn ông đứng phân bua một hồi rồi bực bội bước vào nhà.

***

Ba ngày sau, tại một khu phố khác cách đó khoảng năm, sáu con đường người ta thấy một vị sư đang quét rác tại cổng một ngôi chùa. Hôm nay là Thứ Hai chùa vắng, Phật tử đi làm hết, sau hai ngày cuối tuần bận rộn với sinh hoạt và lễ lạc, rác đã thấy lai rai trên sân. Ngoài ra, còn lá trên cây rụng xuống cho nên thầy trụ trì ra công quét dọn, vừa vận động vừa làm sạch trong ngoài. Đối với người xuất gia, quét rác cũng là “công phu”. Sau khi cổng chùa đã sạch sẽ, sư toan đẩy thùng rác trở vào thì một chàng thanh niên tà tà bước tới. Đây chính là anh chàng đã gây sự với người đàn ông quét rác ba ngày trước. Khi đi tới cổng chùa, có thể do vô tình, do quán tính, cố tật, hoặc đãng trí, sau khi mở bao thuốc lá, chàng ta rút ra một điếu, châm lửa. Thấy bao thuốc đã hết, chàng ta quăng cả chiếc bao trống không dưới chân bức tường cạnh cổng chùa rồi thản nhiên bước đi. Thế nhưng khi bước đi khoảng năm, sáu thước, có thể do nhớ lại cuộc “đụng độ” với người đàn ông trước đây, chàng ta quay đầu lại xem sự thể như thế nào. Trái với phỏng đoán của mình, vị sư bình thản bước tới chân bức tường, cúi xuống nhặt bao thuốc lá lên, quay lại thùng rác, mở một bao rác nhỏ, bỏ bao thuốc lá trống vào bên trong, cột trở lại, bỏ vào thùng rác rồi lặng lẽ đẩy thùng rác vào bên trong sân chùa, không hề quay nhìn chàng thanh niên …đang ngạc nhiên đứng đó.

***

Ngày hôm sau, chàng thanh niên tới thăm vị sư. Sau khi giới thiệu mình chính là người xả rác trước cổng chùa. Chàng ta kể lại chuyện “đụng độ” với người đàn ông rồi hỏi:

-Thưa thầy, tại sao cùng một chuyện mà thầy lại có lối cư xử nhẹ nhàng hơn người đàn ông kia?

hiền từ đáp:

-Người đàn ông đó là một công dân tốt. Một công dân tốt do làm tròn bổn phận của mình cho nên thường thẳng thắn nói lên cái sai của người khác để cùng nhau sửa chữa trong tinh thần ôn hòa. Tuy nhiên cách hành xử giữa một người thường và một người xuất gia có khác nhau. Người xuất gia không nói về cái lỗi của kẻ khác mà kham nhẫn để kẻ phạm lỗi giác ngộ mà tu sửa. Hai lối hành xử đó không cái nào hơn cái nào, “vạn pháp đều bình đẳng”, chỉ tùy duyên ứng xử mà thôi. Một căn nhà, một ngôi chùa, một khu phố hoặc nơi làm việc cần phải sạch sẽ. Sự sạch sẽ làm trang nghiêm cuộc sống và thế giới. Ngay đầu óc chúng ta cũng cần sạch sẽ. Muốn sạch sẽ thì phải quét rác. Một chiếc máy điện tử muốn tốt cũng phải “đổ rác”. Đầu óc con người muốn thanh tịnh, sạch sẽ cũng phải “đổ rác”- đổ bớt rác rưởi của tâm hồn. Những ý nghĩ bất tịnh, tương tranh, thù hận, đố kỵ, tị hiềm, những tư tưởng loại trừ, kỳ thị, ghét bỏ đều là rác rưởi của tâm hồn. “Quét rác” và “đổ rác” là việc làm thường xuyên của người nào muốn tâm hồn thanh tịnh. Từ thanh tịnh mà có thanh thản. Vì thanh thản cho nên không động tâm. Vì tâm không động cho nên ít gây đổ vỡ.

 ***

Ba ngày sau, chàng thanh niên tìm tới nhà người đàn ông, nói lời xin lỗi. Chàng học được một bài học nơi sư, “ Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”


Đào Văn Bình


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Feb/2020 lúc 8:43am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Feb/2020 lúc 9:20am

Chuyện tình con lai Mỹ-Việt: ‘Làm nghề đổ rác em vẫn theo’


conlai%20van%20dung
Hai vợ chồng Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Khánh Vân. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)

GALVESTON, Texas. (NV) – “Ở Philippines, khi hai đứa quen nhau mới hai tháng thì em có giấy đi Mỹ trước. Khi chia tay, ảnh nói là chừng nào sang Mỹ nếu ảnh làm nghề đổ rác thì em có còn theo không? Sau hai ngày suy nghĩ, em trả lời rằng ‘em vẫn theo. Ðó là năm 1990. Bây giờ sau 25 năm, chỉ có điều ảnh không đổ rác mà làm nghề đi biển mà thôi.”

Nguyễn Khánh Vân, người con lai hai dòng máu Mỹ-Việt làm nghề cắt tóc ở thành phố San Leon, kể về cuộc tình với chồng mình, anh Nguyễn Văn Dũng, cũng là con lai, một ngư dân đánh cá ở vịnh Galveston, Texas, như vậy!

Ðâu phải con lai nào cũng “quậy”

Nguyễn Văn Dũng hiện là chủ một chiếc tàu loại trung bình, dài hơn 50 ft, sáng ra biển chiều tối vào bờ. Ngày nào như ngày nấy, mùa Hè bắt tôm, mùa Ðông bắt hàu. Anh là lao động chính trong gia đình. Công việc tuy vất vả nhưng tự làm chủ nên không gò bó. Thu nhập tùy theo năm, có năm khá thì kiếm $50-$60 ngàn, ít thì khoảng 30 ngàn, mà theo lời anh là “đủ nuôi vợ và 3 đứa con.”

Như nhiều phụ nữ Việt Nam ở Mỹ khác, Vân làm nghề tóc và có kinh nghiệm cả chục năm, vừa kiếm sống phụ chồng vừa chăm sóc gia đình con cái. Ba đứa con của Dũng và Vân, con gái lớn 22, con trai 18, và cô út 15 mà theo lời Vân, “các con ngoan, học giỏi, con gái lớn đang theo đuổi nghề nha sĩ, hai đứa nhỏ học trung học.

Tổ ấm của gia đình nhỏ này là một căn nhà mới xây, khang trang, rộng rãi, nhìn họ, ít ai ngờ rằng cả hai vợ chồng đã trải qua tuổi thơ khốn khó ở Việt Nam và một thời gian dài cố gắng, nỗ lực để thành công ở Hoa Kỳ, vùng đất mới mà cả hai đều nói là “quê cha.”

“Vì đa số con lai khi còn ở Việt Nam bị phân biệt đối xử, bị cha bỏ rơi, tuổi thơ cơ cực, thiếu học vấn,… nên người ta hay nói ‘con lai thì quậy.’ Em không muốn mọi người nghĩ mình như vậy nên cố gắng làm việc lo cho gia đình, nuôi dạy con cái.”

Nguyễn Khánh Vân mở đầu câu chuyện kể về gia đình mình như vậy. Nguyễn Văn Dũng tiếp lời vợ: “Nhận xét đó nó ăn sâu vào tâm thức tụi em. Ngay từ khi làm đám cưới, mọi người đã nói: ‘Một đứa lai đã quậy đủ mà đây cả hai đứa cùng lai, không biết tụi bây kéo dài được bao lâu.’”

Theo Vân, “Thực ra câu nói đó người ta cho mình áp lực và cũng giúp cho mình thêm nghị lực mà tụi em phải vươn lên khắng khít bên nhau nhiều hơn.”

“Khi mình còn ở Việt Nam, người ta đã coi mình là con lai, khi mình đến Mỹ thì phải làm sao cho xứng đáng với việc mình trở về quê hương của cha mình. Mình phải là người đàng hoàng để không ai nói rằng ‘nó quậy từ Việt Nam, sang Mỹ vẫn còn quậy!’”

Ở Mỹ này, nhiều khi đi ra đường, gặp nhiều người con lai như mình nhưng lại vướng vào những cái gọi là “tệ nạn xã hội” và cảm thấy rất tiếc và thương họ vì điều đó. Ở Việt Nam mình bị phân biệt đối xử, kỳ thị, bạc đãi,… thì tại sao khi đến Mỹ rồi mình lại không vươn lên, không cố gắng.

Vân tiếp lời: “Em muốn nói điều này với những người bạn cùng cảnh ngộ con lai, muốn các bạn hiểu rằng hạnh phúc, và tương lai cho mình là do mình quyết định và chọn lựa, không ai mang đến cho mình cả.”

Chuyện tình con lai

Vân đến từ Nha Trang, Dũng từ Ðồng Tháp, cả hai gặp nhau “sơ sơ” ở Sài Gòn khi đi “phỏng vấn” rồi lại gặp nhau ở trại tiếp cư ở Philippines. Và rồi tại đây, “con lai” gặp “con lai” để mối tình nảy nở.

Kể về chuyện tình Vân nói trong xúc động: “Em là con lai nên khi gặp một người con lai khác thì có sự cảm thông hơn là một người con trai 100% Việt Nam. Gặp người giống mình thì cảm thấy an toàn hơn bởi vì có cảnh ngộ giống nhau. Từ đó yêu thương nhau, lo lắng cho nhau, có lối suy nghĩ giống nhau và vai kề vai duy trì hạnh phúc cho nhau.”

Vân tiếp lời: “Em là người con sinh ra không có cha vì thế em không muốn con mình lập lại giống mình, nên tìm thấy ở Dũng có cái gì đó tin tưởng, bởi Dũng vốn dĩ cực khổ từ bé.”

Dũng thì nhớ lại: “Tụi em gặp nhau trong thời gian hai đứa đi làm giấy đi Mỹ. Khi vào Sở Ngoại Vụ lấy hộ chiếu và gặp nhau nói chuyện qua lại, coi như người bạn bình thường. Rồi lại gặp nhau khi vào Chợ Rẫy khám sức khỏe, và chỉ là những câu chuyện vu vơ chứ không nghĩ qua Phlippines gặp lại.”

Rồi Vân sang Philippines trước hai tháng, lại gặp nhau ngoài đường. Rồi gọi tên nhau, nhận ra nhau, rồi có tình cảm và dần dà thì phải lòng nhau trong ba đến bốn tháng. Thế rồi Vân lại sang Mỹ trước Dũng hai tháng, ‘thương thì cũng thương thiệt nhưng biết khi nào gặp lại và biết làm sao tìm nhau.’”

20 đô la và cuộc sống mới

Kansas City của tiểu bang Missouri là nơi đầu tiên Vân đặt chân tới khi sang Mỹ. Những ngày tháng đầu tiên, ngoài việc trở lại trường trung học, cô làm nghề may thêm phụ bà cô để kiếm thêm tiền.

Một ngày cuối năm 1990, khi vẫn còn trong trại tiếp cư ở Philippines thì Dũng nhận được thư Vân gởi từ Mỹ và kèm theo 20 đô la để chàng làm lộ phí khi “ra trại.” Với Dũng, số tiền đó là cả một gia tài, nhưng gia tài lớn hơn là số điện thoại của Vân, và anh biết từ nay hai người không thể lạc nhau.

Khi sang Mỹ, Dũng về Florida, ở đó vài tháng, nhưng nỗi nhớ mong Vân khiến anh đi đến một quyết định quan trọng, nhờ một người bạn lái xe lên Kansas City vì, theo lời Dũng: “Tao nhớ con ghệ của tao quá!” Ðến được Kansas City và tìm được Vân từ đó tình cảm và duyên nợ và hai người cùng quyết định: làm đám cưới!

Dũng hồi tưởng: “Khi mới qua em ở chung với mẹ vợ và em gái vợ. Rồi làm lụng dành dụm để làm đám cưới. Mua vé máy bay cho mẹ Dũng qua.”

“Mà cưới nhau cũng không có tiền. Lúc đó nhờ một bà cô người quen giới thiệu cho em làm hãng bóng đèn rồi giúp em mượn được 3,000 làm đám cưới và trả nợ dần.”

Sau ngày cưới, Vân tiếp tục đi làm, mỗi ngày phải lội bộ 20 phút mới có xe bus, còn Dũng ngay sau đó lại thất nghiệp.

Không có việc làm, Dũng chuyển sang làm nghề nhà hàng.

Ðó là năm 1993, mỗi ngày đi làm Dũng phải lội bộ cả tiếng đồng hồ cho chiều đi và về. Làm ít tháng rồi anh dành dụm được hơn $1,000 và mượn thêm tiền mẹ vì bà có “tiền già” để mua chiếc xe hơi. Cũng thời gian này, hai vợ chồng sinh đứa con đầu lòng.

conlai%20van%20dung%202
Gia đình Dũng-Vân và 3 con. (Hình: Gia đình cung cấp)

Bén duyên với biển cả

Ở Kansas City công việc ít, thu nhập không ổn định, năm 1995 Dũng lặn lội xuống San Leon, Texas làm thuê mướn trên những chiếc tàu đánh bắt cá tôm.

Năm 1996 trở về Kansas City rồi lại quay trở lại. Cho đến năm 1997 đầu 1998, Dũng đưa cả vợ con về Texas, mua được chiếc tàu nhỏ, khi đó cậu con trai thứ hai mới sinh được vài tháng.

“Bên Việt Nam em không biết nghề biển. Vất vả lắm, làm một thời gian cứ trồi lên sụt xuống, tàu bè hư hỏng, nhiều người cảm thông, nói nửa nửa thật, ‘chắc mày ráng lắm cũng kéo dài được chừng vài tháng!’”

Dũng nhớ lại thời gian khó bằng nụ cười sảng khoái: “Tướng tá mình ốm yếu, tàu hư, gọi bà xã, em ơi mang xe xuống cho anh mua đồ sửa tàu, nhưng vợ trả lời, xe cũng hư luôn rồi!”

Vân khi đó từng nhiều lần năn nỉ “thôi mình về lại Kansas đi làm ‘bấm thẻ’ đi anh.” Nhưng Dũng quyết chí ở lại.

Theo lời Dũng, sang đến năm 1999-2000, tự nhiên em làm ăn tương đối được, từ từ nghề dạy nghề, rồi thì cuộc sống cũng dần ổn định. Cũng thời gian đó hai vợ chồng sinh thêm một bé gái và cũng là út, từ đây cuộc sống bắt đầu thay đổi. Giờ đây cả hai có nhà cửa, cơ ngơi ổn định, con cái học hành và theo lời Vân “rất hài lòng về điều đó.”

“Tụi em không có bí quyết gì cả!” Dũng khẳng định chắc nịch về thành công của mình.

“Tất cả là do xã hội tạo cho mình áp lực để vươn lên. Bởi từ khi còn ở Việt Nam, xã hội dường như có thành kiến rằng, con lai thường ‘quậy’ không lo làm ăn, qua Mỹ cũng không ngừng quậy. Thứ hai nữa, một con lai đã quậy, hai đứa quậy nhập lại rồi ra sao? Và tụi em phải chứng minh ngược lại!”

“Nếu hỏi em có bằng lòng với cuộc sống thực tại không? Em xin trả lời rằng em rất hạnh phúc và rất thỏa mãn, nhất là có 3 đứa con.”

Qua Mỹ “được mặc áo đầm, ăn đùi gà!”

Ở Việt Nam ngay từ nhỏ dù sinh ra ở tỉnh Tiên Giang nhưng Dũng đi tứ xứ. Từ Ðồng Tháp, xuôi xuống Cà Mau lăn lộn khắp vùng để mưu sinh giữ trâu, chăn vịt,… thuê cho người ta. Rồi Dũng lại ngược ra miền Ðông, khắp vùng Long Khánh, Phương Lâm, Ðịnh Quán, Bảo Lộc, lên cả Tây Nguyên. Những địa danh như Ngã Ba Ông Ðồn, Căn Cứ 4, Dũng cũng từng sống nhiều năm làm thuê làm mướn, có nghề nào là lắm nghề nấy.

“Trước năm 1990, có người tìm em về nói rằng sẽ được đi Mỹ. Em không có bất cứ khái niệm gì về Mỹ cả, lo lắng không biết ở đó có giống quê hương mình không, làm sao nói tiếng Mỹ, làm sao mình làm ăn.”

“Những ngày đầu tiên đến Mỹ, em bị sốc dữ lắm. Bên Việt Nam không được đi học. Qua Mỹ 19-20 tuổi làm sao đi học chữ, thế là quay sang đi làm. Làm đủ cả, từ lau chùi dọn dẹp nhà cửa, bồi bàn nhà hàng rồi từ cũng vượt qua.”

Nếu như ở Việt Nam, Dũng khó khăn, cơ cực, không có cơ hội học hành thì Vân khá hơn chồng mình chút đỉnh. Cô kể: “Vân có mẹ, có chị và có em. Học hành không nhiều như người khác, nhưng được tình thương của mẹ. Năm 10 tuổi em vào Nha Trang ở với dì làm giúp việc nhà, khi 12 tuổi thì được má gọi về nhà làm giấy tờ đi Mỹ.”

“Tuy không khổ như các bạn con lai khác vì gia đình bên ngoại đông nên được nhiều sự giúp đỡ. Nhưng chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui.”

Khi nghe tin mình được đi Mỹ, Vân không lo nghĩ nhiều như những người khác, mà chỉ nghĩ đơn giản theo kiểu “rất con gái” là sẽ được mặc áo đầm, đi xe hơi, ở nhà đẹp, và… ăn đùi gà thoải mái.

Có lợi thế so với các bạn con lai khác là ở thành phố, nên khi nghe tin mình sẽ được “đi Mỹ” thì Vân cứ mong hoài, mong hoài, nhất là khi phỏng vấn bị trục trặc nên bị trễ hồ sơ.

Theo Vân, nỗi buồn nhất của thời ấu thơ và sau này là thiếu nữ khi còn ở Việt Nam là đi học không có bạn bè như những đứa trẻ bình thường khác.

“Người ta nói em là con lai nên không cho chơi, rồi Mỹ lai này Mỹ lai nọ, con không cha,.. Trong những năm đi học, đã không có ai làm bạn, lại còn bị trêu chọc, ăn hiếp. Buồn hơn là khi đi học về trời mưa thì các bạn xô mình té hay không cho đi chung áo mưa. Ðến cả cô giáo cũng phân biệt ngược đãi, cho mình ngồi tuốt cuối lớp, cô nói nhỏ, mình không nghe lại bị cô la rầy.”

“Những cái đó làm em tủi thân nhiều hơn là đối với trong gia đình. Buồn vì mình bị xã hội kỳ thị, và đó là điều em không bằng lòng.”

Tự hào về nước Mỹ

Em tự hào về đất nước này! Vân bộc lộ thẳng thắn khi được hỏi nhận xét thế nào về nước Mỹ.

“Lúc nào em cũng nói với các con mình rằng, mẹ rất thích nước Mỹ. Ðất nước này cho mình nghị lực và niềm hy vọng. Hy vọng là trước mắt mình, nghị lực là do mình tạo ra. Mình tự do để làm mọi chuyện và chịu khó làm là mình sẽ có được điều mình mong muốn.”

Dũng tiếp lời vợ, chỉ cần chịu khó, chịu khó và chịu khó… thì nước Mỹ cho mình rất nhiều. Mình muốn cái gì sẽ có cái nấy nếu mình cố gắng.

Câu chuyện của cá nhân Dũng và Vân khi còn ở Việt Nam, ăn không đủ no, không thể đến trường, luôn là đề tài để hai vợ chồng dạy dỗ các con mình “phải quý trọng vì các con sinh đẻ ở đây.”

Như ước mơ của bao bậc cha mẹ đến từ Việt Nam khác, Vân bộc bạch: “Ở Việt Nam em không được đi học như mình mong muốn. Em mong muốn các con mình đạt được sự tiến bộ trong học vấn. Muốn nhìn các con mình lớn lên ngoài sự thành công của cá nhân và đóng góp cho xã hội.”

“Em hài lòng với những gì mình đang có. Không cần phải thật giàu có, nhưng cũng đừng để nghèo khổ.” Và người phụ nữ gốc Nha Trang cười bẽn lẽn khi tựa bên vài chồng: “Luôn mong được ông xã thương em, chiều em nhiều hơn như ngày nào hai đứa mới gặp nhau!”


Khôi Nguyên

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Feb/2020 lúc 10:29am


NIỀM TIN CAO THƯỢNG

Niềm tin cao thượng sẽ hóa giải sự nghi ngờ, giả dối
Thuần Dương | ĐKN 23/10/19


Anh Luyện (áo kẻ, người lái xe container) đang nhận lại số tiền thừa (ảnh: VTC News).
Vô ý nhả phanh khi dừng đèn đỏ, xe container đã đâm vào ôtô con phía trước, câu chuyện diễn ra sau đó hơi khác với hình dung của nhiều người về những trường hợp tương tự trên đường phố.

Lê Quang Khải, nhân viên lái xe cho một công ty tại Vĩnh Phúc, là người điều khiển ôtô du lịch bị đâm móp đuôi vào ngày 11/10, trên Quốc lộ 5, đoạn qua thành phố Hải Dương. Tài xế container gây tai nạn là Vũ Văn Luyện, anh này đã nhận lỗi và cùng Khải đi đánh giá thiệt hại sơ bộ của chiếc xe bị đâm. Đại lý Toyota Hải Dương đã đánh giá thiệt hại và dự trù kinh phí sửa chữa khoảng 22 triệu đồng. Luyện đưa Khải 19 triệu và đề nghị anh này hỗ trợ bằng cách tự trả nốt 3 triệu. Đến đây coi như thỏa thuận xong, mỗi người đi một đằng. Họ cũng chẳng cần ghi lại số điện thoại của nhau.
Đáng lẽ câu chuyện kết thúc ở đó và báo giới không cần tốn nhiều giấy mực kể lại. Nhưng đáng nói là khi Khải về Vĩnh Phúc và mang xe đi sửa thì chỉ hết 7 triệu, vì không lưu số điện thoại, anh đành đăng tin lên Facebook tìm Luyện để trả lại 12 triệu tiền thừa. Tại chỗ này cũng cần nói thêm rằng, khi tai nạn vừa xảy ra, nếu Luyện mà đôi co không nhận lỗi, mặc cả dìm giá đền bù, nghi ngờ không chấp nhận thẩm định thiệt hại của Toyota Hải Dương… thì chưa chắc bây giờ Khải đã muốn trả lại số tiền thừa đó.
Thông tin này nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ cảm xúc tích cực trước hành động đẹp, tử tế của cả hai bác tài, nhưng cũng có những ý kiến trái chiều, nghi ngờ hành động của Khải… Vài người cho rằng thời buổi này chẳng có ai làm việc tốt như thế mà không có động cơ ẩn sâu bên trong.
Và chúng tôi, từ góc nhìn xây dựng đạo đức xã hội, muốn nói vài lời với những người có tâm lý nghi ngờ kia…


Chả đợi cho cái “động cơ ẩn sâu” nào đó bị phơi bày, ngày 21/10, câu chuyện đã kết thúc có hậu khi Luyện nhận được 12 triệu đồng mà Khải hoàn lại.
“Nhận lại được số tiền đền bù còn thừa, tôi cảm thấy rất vui, xã hội còn nhiều điều tốt đẹp, người tốt vẫn còn rất nhiều” – anh Luyện cảm kích nói – “Vụ va chạm vừa qua là lần đầu tiên tôi gặp phải và khi biết sự việc, vợ tôi cũng không phàn nàn hay kêu ca khi mất số tiền đó, bởi mình sai thì mình đền bù là chính đáng”.
Dân tình ồn ào khen hai anh là những người tử tế. Thực ra, đây chẳng phải chuyện to tát gì, mà là cách hành xử chính đáng, phù hợp và không tham lam khi gặp các vấn đề danh lợi thường ngày. Lỡ làm sai thì nhận lỗi và đền bù, gặp chuyện xui thì bình tĩnh, lịch sự giải quyết dựa trên sự cảm thông và tâm lý thiện giải. Chuyện to sẽ hóa nhỏ, chuyện nhỏ thì như không.

Kinh Thánh Tân Ước có câu: “Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn. Ai gian dối trong việc nhỏ, thì cũng gian dối trong việc lớn” – (Lu-ca 16:10).
Còn trong cuốn Tam Quốc Chí cũng viết: “Không được cho rằng chuyện xấu rất nhỏ mà được làm, không được cho rằng chuyện tốt quá nhỏ nên không làm” (Vật dĩ ác tiểu nhi vi chi, vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi).
Thế nên, tử tế cho ra dáng con người chỉ đơn giản là làm những việc tốt bình thường trong đời sống hàng ngày. Đó là điều đương nhiên mà người xưa tâm niệm để tu thân, tu tâm, chứ chẳng phải kỳ tích hay tấm gương vĩ đại gì.
Đáng buồn là, trong cái thời mạt Pháp này, việc cư xử tử tế với nhau theo đúng nhẽ đương nhiên cần làm, lại khá hiếm gặp. Thậm chí, người tử tế còn bị nghi ngờ là có “động cơ không trong sáng”.
Còn nhớ, khi bộ phim Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thủy đột nhiên được quan tâm và chia sẻ rầm rộ lại sau hơn 30 năm lãng quên, ông đã nói: “Điều này hoàn toàn bất ngờ với tôi. Vì khi làm phim này, tôi cứ nghĩ sau 30 năm xã hội sẽ tiến bộ lên, con người sẽ hạnh phúc hơn, được bù đắp, chứ tôi không nghĩ bây giờ người ta khát khao sự tử tế hơn ngày xưa”.
Trong xã hội, khi cách hành xử đương nhiên của một người tốt bình thường lại được ca ngợi như kỳ tích, nghĩa là người ta đang thiếu thốn đến mức khao khát sự tử tế và tin cậy lẫn nhau. Việc lòng tốt của nhân vật Khải bị nghi ngờ cho thấy thảm cảnh của niềm tin trong cộng đồng, và nó sẽ ít nhiều làm nhụt chí những người tử tế khác trong tương lai. Khi không được tin cậy thì người ta không tội gì phải tự nguyện hành xử tốt, và khi sự nghi kỵ lan tỏa thì điều tử tế sẽ khan hiếm, đơn giản vậy thôi.
Vậy mới nói, là công dân có lương tri và trách nhiệm thì nên xây dựng cộng đồng, môi trường sống quanh mình bằng niềm tin. Hãy phó thác một chút, lạc quan một chút hay ngốc nghếch một chút… Cũng nên tắt đi các “cảm biến thám tử”, tắt đi những chiếc loa cay nghiệt lọc lõi luôn nghi ngờ cảnh báo về các loại “âm mưu” hay “động cơ” nào đó ẩn sau những việc tốt của người đời. Hãy học cách chú ý đến những phẩm chất thiện lương của người khác, tới một lúc nào đó, bạn sẽ chợt nhận ra mình đang mỉm cười chẳng vì cái gì cả.
Cách hành xử cao thượng và dám phó thác niềm tin đó sẽ không tạo nên hình ảnh của kẻ ngây ngô – xuẩn ngốc, mà nó giúp chúng ta vượt lên trên sự hỗn tạp, bon chen, bế tắc… đang chi phối đời sống xã hội hiện nay. Niềm tin cao thượng vốn có sức mạnh cải biến sự nghi ngờ và giả dối, nó cũng có sức thuyết phục người khác yêu mến, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ bạn. Hãy hành xử sao cho người khác không muốn đánh mất niềm tin của bạn, bằng mọi giá.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2020 lúc 7:37am

Nghĩa Đệ 



 Em với chị không họ hàng thân thích
Vừa gặp nhau sao bỗng nảy lòng thương
Tuổi mười bốn mười lăm học chung trường
Bỗng thấy thương nên kết làm em, chị

Thương em sớm mồ côi tình phụ tử
Một nhà tu đã cám cảnh thương tình
Nguyện giúp em trang trải chuyện sử kinh
Để em thành tài, nuôi em thay mẹ


Em đến với chị là tình nghĩa đệ
Mỗi cuối tuần em theo chị về nhà
Dùng cơm gia đình có má có ba
Cho ấm lòng thằng em học nội trú

Ngòai mẹ, em còn hai đứa em dại
Là trưởng nam nên trách nhiệm  nặng phần
Quyết chí học hành, đỗ đạt lập thân
Chăm sóc em mình và báo hiếu mẹ

Có chị, em đỡ lạc lòai buồn nãn
Ít ra cũng một điểm tựa tinh thần
Ngày qua ngày càng gắn bó tình thân
Vui nhứt những ngày No-el, Tết đến

Rồi cứ thế dòng đời trôi lặng lẽ
Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn
Có sum hợp nào mà chẳng ly tan
Xong tú tài, em phải lên đại học

Lên đại học, em xa nhà xa tỉnh
Xa bạn bè, xa tất cả người thân
Vì tương lai không thể chỉ nghĩ gần
Từ đó, đời em sang khúc rẽ mới

Ngày đi, chị đưa em ra xa cảng
Trao em chiếc nhẫn phòng khi túng cùng
Dặn bảo ân cần, nhắc nhở lung tung
Ôi! Phút biệt ly sao buồn thê thảm

Tập một đời em, chị chỉ biết thế
Vật đổi sao dời sau bảy mươi lăm
Ai người cũng  bỏ của chạy lấy thân
Mình  mất liên lạc kể từ dạo đó

Bỗng một ngày, thật tình cờ  may mắn
Gặp người quen cho biết số phone em
Mừng rỡ xiết bao, chị gọi em liền
Bên kia đầu dây, tiếng thằng nghĩa đệ

Giọng nói chim non giờ nghe già hẳn
Em kể chuyện đời lận đận tập hai
Khỏang thời gian cách biệt quá lâu dài
Dài đến nỗi mình đã thành Nội, Ngọai

Vì vẫn cố tìm nhau nên gặp lại
Đọan phim xưa quay ngược lại trong lòng
Ba mươi năm dài xa cách long đong
Đi một vòng lớn lại về khởi điểm

Em nói một ngày sẽ qua thăm chị
Để sống lại những ngày cũ thân thương
Trước khi về với giấc ngủ miên trường
              Bởi kiếp sau biết có còn em, chị?!

                             Người Phương Nam


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Feb/2020 lúc 7:38am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2020 lúc 8:47am

Thất Bại Ở Đời Chính Là : Cố Gắng Làm Vừa Lòng Tất Cả Mọi Người ?



Sống trên đời, nếu dành hết tâm trí mình để quan sát thái độ người khác, từ đó nương theo mà hành xử, chiều lòng họ, thử hỏi cuộc đời bạn có còn ý nghĩa gì? Khi ấy, phải chăng là bạn đang sống hộ người khác, phải chăng là muốn trao vận mệnh của mình cho kẻ khác?

Kỳ thực, mỗi cá nhân sinh ra đều có vận mệnh khác nhau, đều là những cá tính tự ngã khác nhau, có lòng tự tôn và nguyên tắc sống riêng biệt. Nếu chỉ biết chạy theo làm đẹp lòng người khác, chẳng phải bạn đã đánh mất đi giá trị, phẩm chất của mình rồi sao?

Bởi vậy, người xưa nói: “Vạn sự bất cầu nhân” (ý nói những chuyện trên đời này đừng nên mong cầu vào người khác). Khi cố lấy lòng người khác, chẳng phải là bạn cũng đang muốn được họ chiếu cố đến mình đó sao? Thực tế đã chỉ ra rằng điều này là hoàn toàn viển vông.

Cuộc đời và vận mệnh phải do chính mình nắm giữ và an bài. Sống tự tin, khẳng khái, hướng thiện, bao dung, rồi bạn sẽ có được tất cả những gì đáng có, rồi bạn sẽ chẳng phải nhờ vả, cậy cục, núp bóng ai. Đạo lý chỉ đơn giản như vậy.


Cố gắng lấy lòng người khác còn có một nguyên nhân nữa: Sợ bị tẩy chay, thù ghét nên cố làm bạn với tất cả. Công bằng mà nói, bạn không thể mong ở đời không có kẻ thù ghét mình, gây khó dễ cho mình. Cha mẹ, bạn bè, người thân có thể yêu thương bạn vô tư, chẳng toan tính. Nhưng đồng nghiệp, đối thủ đôi khi vẫn có thể căm hận bạn dù bạn chẳng làm gì sai.

Cuộc sống muôn vẻ, muôn màu là vậy. Có người ưu ái bạn thì cũng có kẻ gièm pha bạn. Có người tôn trọng bạn lại cũng có kẻ coi bạn bằng nửa con mắt mà thôi. Bởi thế, dẫu cố gắng đến đâu, nhọc lòng thế nào bạn cũng chẳng thể làm vừa lòng tất cả, chẳng thể đảm bảo rằng mình không còn bị ai thù ghét.

Nếu có ai đó thù ghét, cay độc, mỉa mai, chế giễu mình, bạn hãy luôn nhớ rằng: Trong miệng người khác, bạn không phải là con người bằng xương bằng thịt. Đã là như vậy, tại sao bạn còn phải thấy thống khổ, còn phải thấy mất mặt vì những lời đàm tiếu xung quanh? “Cây ngay không sợ chết đứng”, người quân tử thường để ngoài tai lời ong, tiếng ve của kẻ tiểu nhân.

Chỉ cần giữ được phong thái cao, mọi sự tình bên ngoài đều không thể làm bạn khó xử. Cổ nhân nói ấy là cái: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” (nghĩa là lấy cái bất biến của tâm mình mà ứng xử với sự biến hoá của cuộc đời).

Vả chăng, nếu nghĩ thật sâu, có thể nhận ra rằng, bạn là tốt hay xấu hoàn toàn không thể dựa vào một lời nói bâng quơ của ai đó. Người ta nói bạn xấu, chắc gì bạn đã xấu. Còn khi họ khen bạn thật tốt, ai có thể khẳng định bạn hoàn mỹ đến thế đây?
Cặp mắt thịt của con người chỉ nhìn thấy thân thể bề ngoài, đôi khi đánh giá tốt xấu, đúng sai cũng chỉ là “trông mặt mà bắt hình dong”. Chẳng ai có thể nhìn thấu nội tâm và vẻ đẹp thẳm sâu bên trong của bạn. Có phải như vậy không?

Cuối cùng, bạn hãy luôn ghi nhớ:


Làm người không cầu rằng ai cũng thích mình, chỉ cần bạn luôn chất phác, bao dung, lương thiện. Làm việc không cần phải giải thích để tất cả hiểu, chỉ cần bạn tận tâm nỗ lực là đủ rồi! Vậy mới hay:
Nhân sinh vạn thuở mải ganh đua
Quay cuồng một kiếp cố được thua
Trăm năm ánh chớp qua như mộng
Mới hay thế sự thảy trò đùa.

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.613 seconds.