Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Aug/2020 lúc 11:29am


 

Cái máy phát điện khởi động sình sịch mấy tiếng ngắn rồi chạy đều. Bóng đèn trên trạm thu mua nối nhau bật sáng lên. Trong bóng đêm, nhà lưa thưa, đèn vàng leo lét, gian nhà sàn bây giờ phựt sáng. Ánh đèn sáng choang một góc xóm biển. Cơm chiều xong, công nhân tụ lại làm việc, chuẩn bị để chuyển hàng xuống ghe. Tiếng thùng kéo lôi, thảy nện trên sàn nhà, tiếng cười, tiếng nói, gọi nhau ồn ào. Gian nhà này dùng làm nơi nhận và chuyển hàng. Không có hàng lên, hàng xuống, hay không có ai bày ra ăn nhậu, thì nơi này thường vắng vẻ lắm; thỉnh thoảng mới có người ra ngồi hút thuốc, nhìn sóng đùa cùng biển nước một lúc, rồi cũng bỏ đi.

Có một văn phòng nhỏ, kế bên là kho chứa và giữ lạnh cho các cây nước đá, cùng các thùng tôm đã ướp lạnh. Chính giữa chừa trống, để có chỗ cho các thứ công việc chính như: thu nhận nước đá, hải sản, vô thùng, chuyển hàng xuống ghe… Cái máy xay giờ được kéo ra khoảng trống, gần bên cửa kho. Tiếng máy chạy rầm rĩ. Mỗi lần nó ngốn cây nước đá khua nghe rổn rảng, inh ỏi. Tôi lấy cái thùng xô, bước lên trên trạm. Chú Miên, công nhân chạy máy, hiểu ý ngay, cười tươi:

- Nước đá?

Hỏi để hỏi, để chào hỏi. Miệng hỏi tôi, tay chú Miên đã đón lấy cái thùng đưa ngay vào máy và hứng nước đá. Soạt cái là được nửa thùng. Chú Miên lấy tay ém đá xay xuống, rồi hứng tiếp.

- Dà, lưng thùng được rồi chú!

Tôi nói xong thì thùng xô đã đầy. Chú Miên đưa lại cho tôi:

- Kệ nó, nhầm nhò gì

- Cám ơn chú… anh Thà cho mớ cá với mực hồi chiều, tính để sáng mai mới mần…. Sắp xuống hàng chưa chú?

Tôi giải thích cho có chuyện để nói; không ai thèm thắc mắc với vài xô nước đá. Chú Miên hất mặt hướng về hàng thùng đã đậy nấp, sẵn sàng chuyển xuống ghe, và chừng hơn một lố còn mở nấp, chờ ướp thêm đá xay:

- Gần xong rồi, … còn hơn chục thùng gì đó thôi!

Tôm thu mua từ mấy hôm trước, được cho vào thùng và ướp lạnh ngay, để giữ cho tươi trong kho. Khi đến hạn, hoặc đủ số lượng chuyển về công ty; trước khi xuống hàng, thùng tôm được mở ra để kiểm lại, rồi đổ thêm nước đá mới xay cho đầy thùng, cùng lúc với số tôm mới thu mua trong ngày.

- Ngon lành…. Tụi tui chuẩn bị để xuống hàng!

Tôi cám ơn chú Miên thêm, rồi đi trở về ghe.

Ngó Vũ đang đứng ngóng tin bên trên mui, tôi vui vẻ báo tin:

- Sắp xong!

Nằm chờ cho đủ hàng ngoài trạm thu mua chán lắm; vừa buồn vì không có chuyến chở hàng, vừa buồn vì ngoài này buồn lắm. Gì chớ, có hàng, có chuyến chạy và được chạy về thành phố thì vui rồi. Vũ cũng vui lắm, chỉ chờ nghe vậy, tuột ngay xuống mui cho máy chạy, rồi mở đèn lái trên mui và các đèn trong khoang ghe, để công nhân chuyển hàng xuống. Tôi dọn dẹp khoang ghe; chỉ cần kéo gom mấy tấm bạt ra phía sau, thế là lòng ghe trống ngay. Ba mươi sáu thùng tôm. Chất ba thùng ngang, chừa lối đi hai bên trong lòng ghe, hàng dọc để sáu thùng; chỉ cần hai tầng là xong. Vẫn còn nhẹ, so với trọng tải 15 tấn của ghe. Được trả tiền theo chuyến. Mình cầu cho ít hàng, nhẹ ghe, dễ lái, ít hao dầu. Nhiên liệu là một trong các thứ cần thiết hàng đầu, khi trốn đi. Nhầm những lúc biển động, thu mua ít tôm, thì “nhà nước” phải chịu. Họ không thể neo ghe vận chuyển, hay giữ tôm tồn kho lâu ngày, tôm sẽ bị hư. Công nhân trên trạm và hai đứa tôi, phụ nhau chuyển các thùng hàng xuống ghe, chỉ một lúc ngắn thì xong. Vũ và tôi lấy mấy tấm bạt, phủ trùm lên khối thùng tôm sắp gọn giữa lòng ghe, cho kín gió, giữ đá chậm tan. Xong, Vũ vào trong mui ghe sẵn sàng điều khiển máy, tôi leo lên mũi ghe đi lên trạm để tháo dây.

Như thông lệ, xuống hàng xong, thì dọn dẹp và kế đến, ít nhiều cũng có… lai rai, để giải lao. Tối nay, không phải vô nhiều thùng tôm mới. Chỉ cần chuyền vài thùng nước biển lên, dọn rửa nước tôm trên sàn nhà, là xong việc. Cái máy xay nước đá đã được kéo dẹp vô vách kho hàng. Phía trong sàn nhà, nơi còn khô ráo, nhóm công nhân đang bao quanh cái bàn nhỏ có mớ mực khô và chai rượu trắng. Thấy tôi, anh Bền ngồi bên ngoài, cầm cái ly trên tay, bóc miếng mực khô, nhanh nhẹn đứng dậy đi xuống cầu tàu, gọi lớn:

- Để đó đi!... tui mở dây cho mà!... Nè!.. làm miếng cho ấm!

Tôi vói tay đón lấy miếng khô mực và ly rượu, cho anh Bền rãnh tay tháo dùm đầu dây cột trên trạm.

Luật bất thành văn, “làm (một) miếng” cũng có nghĩa là cạn ly. Rượu trong veo, “nước mắt quê hương” đấy, lấp lánh, sóng sánh ngang đường ngấn của ly “xây chừng”. Tôi cám ơn anh Bền và đưa ly hướng về nhóm công nhân trong bàn: “Dzô!”

Tôi uống cạn cái “xây chừng”, cho cạn tình, cạn nghĩa.

Anh Bền tháo dây, cuộn tròn và thẩy xuống mũi ghe.

Tôi cám ơn anh Bền và vẫy tay từ giả chung:

- Tụi tui dìa nghen!

Quấn nhanh sợi dây, tóm cho gọn chặt vào mũi ghe. Tôi kéo cây sào lên, chống đẩy cho mũi ghe xoay hướng ra ngoài lòng sông. Chiều tối, sông và biển trống vắng như lúc này; mình tắt máy, làm như ghe hư máy, cứ để dòng nước đưa dần ra ngoài khơi... Tôi nuối tiếc, quay về với thực tại và chạy nhanh lên mui ghe để giữ cần lái. Chờ tôi cầm lấy cần lái, Vũ đạp “embrayage” và tay gài cần số cho ghe chạy tới; điều khiển cái động cơ John Deere của ghe, giống như nó còn đang chạy chiếc máy cày. Chân vịt khởi động, đạp nước phùn phục. Sức đẩy cuộn vòng thành sóng, đập mạnh vào bánh lái. Cần lái rung động trong lòng bàn tay, cùng rung động, lao chao, thúc dục trong lòng tôi. Tôi ngước nhìn biển khơi. Biển của tôi đây. Biển của ước mơ đang rộng mở, đợi chờ. Tự do trong tầm mắt, nhưng xa quá, hãy còn ngoài tầm tay. Tay kéo tăng dần tốc độ máy, tay đẩy nhanh cần lái sang phải; tôi đưa chiếc ghe khẻ nhóng mũi lên và nghiêng mình quanh vòng sang trái, để chạy trở về thành phố.

Sau lưng tôi, đèn trên trạm thu mua rồi cũng mờ khuất trong màn đêm. Biển khơi lùi xa dần. Biển của tôi rất thật, thật gần, nhưng còn ngăn cách. Mỗi lần quay tàu trở về, tôi bồi hồi, nao nao; cứ quay nhìn biển khơi sau lưng, lòng đầy nuối tiếc. Hơn một năm rồi. Ra đến biển, nhìn đại dương mênh mông, mong chờ, để rồi lại quay trở vào. Cái nao nao, bồi hồi hôm nay càng thêm bồn chồn với chuyện ghe của anh Bá, ba con Lượm, mới đi. Chữ “đi” bây giờ rất là phổ thông, sau khi cộng sản chiếm miền Nam, nhất là trong xóm ven biển này. Chỉ mỗi một chữ “đi” ngắn ngủi ấy, nó kể lại cả một chuyện dài đầy nước mắt. Nước mắt của người đi cùng người ở lại; và cho dù người ra đi có tìm đến được bến bờ tự do, hay ra đi mà không bao giờ đến.

Trạm thu mua không phải lúc nào cũng là nơi an bình, vui vẻ. Chỗ trống trên trạm cũng từng là nơi của công an dùng để giam giữ, để lục xét các nạn nhân trên tàu vượt biên, không may bị chúng nó bắt được. Những lúc ấy thì ồn ào lắm, mà xót xa lắm. Không ai muốn chứng kiến đồng bào mình bị tra tấn. Sàn nhà rung chuyển. Không gian náo loạn. Trạm đầy ấp người. Công an, lính võ trang ở địa phương hung bạo la hét, xoay quần những người bị bắt. Thuyền nhân xác xơ, tay bị trói, ngồi co ro, mắt sợ hãi nhìn những khuôn mặt vênh váo khoái trá đang ghìm mũi súng với lưỡi lê đầy hăm dọa. Thêm một dịp, những kẻ xưng danh “quân đội nhân dân” và “công an nhân dân” cùng chia chát tiền vàng cướp được, vừa lập công với đảng, dâng thành tích lùng bắt những "thằng phạm", "con phạm" vượt biên.

Chữ nghĩa của cộng sản gọi đồng bào mình như thế đấy!

Thế đấy, đồng bào đã "phạm" cái tội mà cái đảng và bạo quyền cộng sản rất là căm thù cấm kỵ, đấy là "tội" đi tìm Tự Do!
. . .
Hồi ký của một linh mục Dòng Jesuit, người trước đây từng phục vụ ở vùng Đông Dương và đã quay lại để giúp các thuyền nhân, cung cấp một tường thuật sinh động về tình trạng vô cùng bi thảm tại một trại tỵ nạn ở gần bãi biển của Thái Lan:

“Mỗi buổi sáng, khi chúng tôi đi xuống các bãi biển, sẽ có những thi thể - đàn ông, phụ nữ và trẻ em – trôi dạt vào bờ trong đêm qua. Đôi khi, có đến hàng trăm xác người, trông như những mảnh gỗ trên bãi biển. Trong số xác người đó, có nhiều cô gái đã bị hãm hiếp sau đó ném xuống biển để rồi chết đuối. Bi thảm tột cùng mà ngôn từ không thể nào kể lại được ... Đôi khi, cũng có người, với một phép lạ nào đó, họ vẫn còn sống sót. Họ nằm trên bãi biển vì kiệt sức hoặc bất tỉnh. Họ trôi dạt vào bờ trong đêm, chúng tôi đã giúp họ hồi sinh và chăm nom họ, khi chúng tôi tìm thấy.

Tất nhiên, thời tiết đã gây nhiều tai hại cho thuyền nhân. Có nhiều chiếc thuyền vượt biển thật nhỏ bé, mong manh, tồi tàn. Cũng có nhiều khi, người tỵ nạn bị nhà cầm quyền Việt Nam bắn chận và kéo tàu họ về Việt Nam, những người phạm tội vượt biển còn sống sót thì bị tù đày. Thế nhưng, thảm nạn cướp biển có lẽ là nguyên nhân trầm trọng nhất, trong các vụ giết người. Bọn cướp biển chận bắt gần như tất cả ghe thuyền vượt biên. Trước tiên, chúng nó tìm kiếm vàng, thậm chí còn tàn bạo đến mức kéo cạy lấy vàng bọc răng từ trong hàm răng của mọi người. Điều tiếp theo thu hút chúng nó, chính là những cô gái trẻ. Những tên cướp biển lo ngại bị bắt, và cách tốt nhất để không bị bắt với tang chứng là phá hủy chiếc thuyền và giết hết tất cả những người mà chúng đã hãm hại, và thậm chí chúng nó còn ném các cô gái xuống biển, khi đồng bọn đã thỏa mãn ... Sau đó, các thi thể thuyền nhân bị cuốn trôi vào bờ biển hoặc chỉ chìm mất vào trong lòng biển.”

Đoạn hồi ký trên được trích từ trang 105 & 106, trong quyển Running On Empty, Canada and the Indochinese Refugees, 1975-1980, cùng biên soạn bởi các tác giả Michael J. Molloy, Peter Duschinsky, Kurt F. Jensen, và Robert J. Shalka. Đây là một bộ tài liệu lịch sử dày đến 582 trang, được biên soạn rất công phu. Trong đó, có ghi lại biết bao chuyện thương tâm về người tỵ nạn cộng sản tại Đông Dương, về thuyền nhân Việt Nam. Những thảm cảnh đã được thế giới biết đến và gọi là “Asian Holocaust”; như thời Holocaust, 1941-1945, khi người Do Thái bị quân Nazi lùng bắt và tàn sát. Trang 112 có một tường thuật về chế độ man rợ của cộng sản như sau:

“Vào cuối tháng Mười Hai năm 1978, có gần 200.000 người tỵ nạn trong các trại tạm cư trên khắp Đông Nam Á …

Các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới có đăng tin về những hành động và thái độ vô nhân đạo của bạo quyền Việt Nam đối với thuyền nhân. Thời báo New York Times đã kể lại một câu chuyện thật, thật kinh hoàng:

Các nguồn tin chính thức của Philippines hôm nay cho biết rằng quân đội cộng sản Việt Nam đã giết 85 người tỵ nạn người Việt, trong đó có 45 trẻ em, khi thuyền đánh cá của họ mắc cạn ... trên một hòn đảo ở Biển Đông. ... 8 người may mắn sống sót sau vụ thảm sát ngày 22 tháng Sáu này và cuối cùng trôi dạt đến được đất liền và ẩn náu ở Philippines ... Tài liệu đáng tin cậy đã cho biết quân đội cộng sản Việt Nam đã nổ súng vào chiếc ghe của người tỵ nạn bằng súng cối, súng máy và các thứ vũ khí tự động."

Theo Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc, khoảng 200.000 đến 400.000 thuyền nhân đã chết trên biển.

Bao chuyện thương tâm của thuyền nhân Việt Nam đã được nghe biết. Hãy còn biết bao nỗi hãi hùng, đã theo thân xác của người vượt trốn chế độ cộng sản, vùi chôn trong rừng hoang hay dưới đáy biển. Biết bao chuyến đi đã không bao giờ đến được bến bờ tự do. Họ ra đi mà không bao giờ đến!

Người ta không thể quên, nhưng với lòng nhân từ, có thể tha thứ cho bọn cướp biển; họ chỉ vì ham muốn nhục dục, lòng tham nhất thời mà gây nên tội ác. Trái lại, chính sách bất nhân của chế độ cộng sản man rợ, đối với đồng bào mình, thì cả dân tộc phán quyết và sử sách muôn đời khắc ghi.

Chuyện người, như chuyện mình, như sóng uất hờn muôn đời còn cuộn dậy trên Biển Đông.

Chiều nay, xóm biển sau lưng tôi lại xót xa đau, mong chờ tin người đã ra đi!

“Chiều ra biển đứng ê chề
Tìm trên ngọn sóng… có về xác em
Vớt rong rêu… ngỡ tóc mềm
Quay về hướng gió… tưởng em thơ dại
Tìm trong bọt trắng… thân người
Nghẹn ngào dấu vết còn phơi lõa lồ
Xác em… nay ở phương nào
Tấp sang đất Thái hay vào Nam Dương
Có khi xác vượt trùng dương
Trôi về Bắc Mỹ trách hờn người yêu
Biển lớn cuốn em đi… Biển lớn cuốn em đi…
Rời xa, rời xa,… rời xa mãi!
Biển ơi, trả cho ta... Biển ơi, trả cho ta...
xác em yêu!... xác em yêu!
Chiều ra biển đứng ngậm ngùi!
Nhớ em và… nhớ cả trời Việt Nam!” *

Bùi Đức Tính
……………………………………………………………………………
* Xác Em Nay Ở Phương Nào - Thơ: Ngọc Khôi
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2020 lúc 9:59am

Mẹ Là… "Ký Sinh Trùng!"


Mẹ ơi! Tháng Bảy lại về, nhân mùa Vu Lan báo hiếu, lẽ ra hình ảnh mẹ được nằm trên những trang báo trang trọng với những lời tán dương, công lao mẹ, thì con lại phải dùng một đề tài khác xúc phạm đến mẹ, ngoài ý muốn của con. Phải chăng chúng ta đã sinh lầm nơi, lầm thời, trong một cái ao bùn, để xót xa thấy thân mẹ bị lấm lem, danh dự mẹ bị chà đạp!

*
Tôi mồ côi cha từ năm lên sáu. Mẹ ôm con về bên ngoại, chịu lại cảnh nghèo khổ như trước lúc mẹ lấy chồng.Từ đấy một giọt sữa, búng cơm, đôi guốc, manh áo, cuốn tập đến trường, tất cà đều do sức lực của mẹ tôi, từ những giọt mồ hôi, qua những ngày nắng mưa ngoài đường phố, và cả những đêm mẹ ôm tôi, mà tôi thường nghe những giọt nước mắt nóng chảy xuống trán mình.

Mẹ không được học hành, không có chữ nghĩa, nên lớn lên việc mưu sinh chỉ trong cậy vào đôi tay, hai bàn chân chạy và đôi quang gánh trên vai, buôn bán hàng rong quanh năm, để tối về có bát cơm, miếng bánh cho con. Đây là một cái nghề đang bị lên án, cái nghề không có sản xuất, không làm nên của cải vật chất cho xã hội. Năm ấy người ta quyết tâm làm sạch đường phố, người buôn thúng bán bưng được vận động bỏ thành phố đi về nơi hoang dã để làm giàu hay làm đẹp mặt, đủ chỉ tiêu cho tổ quốc. Tuần nào, phường khóm cũng có những buổi xuất quân với những đoàn xe lếch thếch chất đầy giường tủ, chăn chiếu, bu gà, xe đạp ra đi.

Hồi đó, phong trào Hợp Tác xã nông nghiệp phát triển khắp nước, coi như kế sách hay quốc sách đưa đất nước đến chỗ giàu mạnh, được nể nang được gọi là …cường quốc! Nhà nào có con trâu, đám ruộng thì được xếp xã viên cấp cao, vô sản chính chuyên thì đem thân thế trâu cày. Đã vậy việc phân bố nhân sự, như thói quen lâu nay của xã hội này, mà một thằng làm, ba thằng chỉ huy, với các danh vị đã được quy định, ngồi mát ăn bát vàng. Chủ nhiệm HTX ở nhà ngói đỏ, đi xe máy, các ban bệ ngồi không uống trà, tán gẫu, nhưng đến kỳ chấm công đã ngốn hết điểm của xã viên. Tôi thương mẹ tôi vất vả, cuối mùa, phần gạo mang về không đủ ăn.

Nhìn thằng con da bọc xương, quen với sắn khoai, suốt năm chưa hề có một miếng cơm cá vào mồm, mẹ tôi trăn trở là “làm một cuộc cách mạng” quyết vượt qua quốc sách mang con trở lại thành phố. Móc nối được với một bà chị họ có thân nhân được phước báu, ra được nước ngoài lại có “gia đình cách mạng,”bảo bọc cho mẹ con tôi về thành phố, chỉ cần mỗi tối có một xó xỉnh để ngủ qua đêm. Thương mẹ tôi vất vả, bà cô đem mẹ tôi về cho coi sóc một bãi giữ xe của gia đình bà. Mẹ tôi cảm thấy vui, vì tuy giầm mưa giải nắng, luôn lo chuyện kiểm soát vì sợ mất xe, nhưng được cái hai mẹ con có chỗ dung thân và không còn ôm bụng đói.

Nhưng phụ trách quán xuyến một bãi giữ xe có dễ không?

Mẹ tôi than phiền khi một công việc có mùi tiền, là có ruồi nhặng. Trước hết là Phường, Khóm, đồn công an Phường, có khi ở Quận còn chiếu cố xuống Phường kiếm ăn. Rồi dân phòng, an ninh, thằng bá vơ nào mặc quân phục cũng có quyền ghé qua bãi xe chìa tay xin đểu, ngắt xé một tí. Thằng nào cũng có lý do như xe hư cần sửa, sắp về Bắc thăm nhà. Việc chung cần yểm trợ như Đại Hội Đảng viên cấp Quân, Liên hoan kết nạp vào Đảng hay mừng anh Ba lên chức.Trong xã hội hiện nay bọn này đầy nhan nhản, ung dung, phè phỡn mà không hề có chút mặc cảm ăn xin, ăn mày!

Thấy công việc ngày ngày càng khó khăn, mà mẹ tôi là thân đàn bà yếu đuối, đôi khi không có bản lãnh để đối đầu với bọn ma quỷ dương gian, bà cô tôi dự định sang bãi giữ xe cho một ông cán bộ về hưu, và đề nghị mẹ tôi mở một quán ăn nhỏ bên lề đường gọi là cho có “độc lập, tự do..” từng trãi với sinh hoạt đường phố thời nhiễu nhương này, kinh nghiệm lâu nay cho biết trong khu phố bọn ruồi, kiến lúc nào cũng có mặt, không dễ gì mà có “độc lập, tự do”.

Kinh nghiệm của những quán ăn trong thành phố, trước hết mở ra là để vỗ béo cho viên chức quan lại. Tô phở đặc biệt, ly cà phê sữa hay xô đa hột gà, bao thuốc lá đầu lọc ghi sổ hay là thay vào một cái cười giả lả chào…huề. Ông thuế vụ ngày này quyền hạn cũng không thua gì công an, thỉnh thoảng cả bọn ghé qua, coi như của nhà mà bọn chúng có quyền hạn được thụ hưởng . Đây là “tập đoàn’ không làm mà có ăn, không đổ mồ hôi mà có bia bọt.

Liệu không xong với bãi giữ xe, mẹ tôi thưa vói bà cô xin cho được tá túc là quý, còn việc mưu sinh kiếm ăn, xin để tự lo liệu.Mẹ tôi quyết tâm chọn “độc lập, tự do bằng cách làm chủ nhân một gánh cháo huyết, thong dong trên đường phố. Bà nói đây là một nghề “nhẹ gánh,” vì không máy ai mặc quân phục và vây quang gánh cháo của bà để húp sùm sụp, hay nỡ lòng nào ngữa tay xin tiền của bà. “Con mẹ bán cháo huyết” là vai vế mạt hạng trong xã hội này rồi. Thế mà mẹ tôi vui, bà cho biết cũng có lúc ngồi chưa nóng đã bị đuổi chạy sút dép.

Vậy mà mấy hôm nay, bọn đài, báo nhà nước gán cho nghề nghiệp và phẩm giá của mẹ tôi là loại… ký sinh trùng.

Tôi xin phản đối kịch liệt cái thái độ miệt thị, chà đạp phẩm cách của mẹ tôi cũng như hàng trăm nghìn người buôn bán bưng, đã sống lương thiện, có nhân cách bằng công lao tự thân, không bóc lột, sống bám, hút máu ai! Lớn lên, tôi thấy mẹ tôi là người lương thiên, chưa hề nhận sự lợi nhuận nào mà không do công sức của mình, chưa hề sống bám vào sức lực của người khác. Bà kiếm miếng ăn chật vật, từ những giọt mồ hôi của mình, từ đôi chân trần mải miết trên đường

Ký sinh trùng là một sinh vật sống trong hoặc trên vật thể khác. Nó xử dụng nhựa cây, máu mủ, da thịt của sinh vật khác để sinh tồn, có khi lấn lướt và giết chết vật thể mà nó đang phải nương tựa. Đó chính là loại tầm gửi, cây leo. Là loại trùng nó chỉ gây nguy hại, là cây, nó chẳng cho hoa cho trái cho đời…

Cứ mở mắt mà nhìn rõ xã hội này, đứa nào không động chân, động tay, ngồi mát ăn bát vàng mà xây biệt phủ, sắm xe đẹp, có hầu non, con năm ba đứa du học, cái mặt phinh phính đầy mỡ, cái bụng phệ vì bia thì chính chúng là loại ký sinh trùng, trăm thằng không sai một đứa. Trong xã hội độc tài, đảng trị này, chúng đầy nhan nhãn, ra ngõ là gặp, nhắm mắt túm áo cũng được vài ba thằng. Tính từ năm 2011, đã có 3,6 triệu nhân vật loại nảy.

Mẹ tôi chỉ là một tầng lớp thấp kém nhưng luôn giữ lòng lương thiện, là một người trong hằng trăm nghìn người buôn thúng bán bưng, sống nhờ giới bình dân và đường phố, nhưng giới này không ăn hại, sống bám vào ai. Họ không có quyền lực gì để nhũng lạm ngân sách của nhà nước, lấy từ tiền thuế của dân như các tổ chức ăn hại của đảng, như tổ chức đảng cộng sản ăn bám của dân ... Họ không có thẻ đảng để tham ô, không có thế lực được bao che để bòn rút đục khoét ngân sách quốc gia, họ không có vũ khí hay quyền lực trong tay để cướp đất cướp nhà.

Mẹ ơi! Nhất định mẹ không phải là loại ký sinh trùng! Trong đất nước này, bây giờ vàng thau lẫn lộn, đứa gian manh mang danh đạo đức, phường trộm cướp đọc diễn văn yêu nước thương nòi, kẻ lương hảo bị đạp xuống bùn đen. Đời mẹ chưa lợi dụng một ai, chưa hút máu mủ ai, được ai cõng trên lưng, hưởng thụ thành quả của người khác làm ra.

Trên đời này, không thiếu gì bọn sán lãi, đích thị là loại ký sinh trùng, toàn là thứ tầm gửi, ăn đậu ở nhờ trên lưng tổ quốc, bòn rút của công, nhưng ca tụng nhau như những anh hùng đầy kỳ tích.

Mẹ ơi! Tháng Bảy lại về, nhân mùa Vu Lan báo hiếu, lẽ ra hình ảnh mẹ được nằm trên những trang báo trang trọng với những lời tán dương, công lao mẹ, thì con lại phải dùng một đề tài khác xúc phạm đến mẹ, ngoài ý muốn của con. Phải chăng chúng ta đã sinh lầm nơi, lầm thời, trong một cái ao bùn, để xót xa thấy thân mẹ bị lấm lem, danh dự mẹ bị chà đạp!

(8/24/20)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2020 lúc 10:44am
NGƯỜI MẸ ĐẠI GIA



Quý%20tử%20út%20lịch%20lãm%20tháp%20tùng%20mẹ%20Hà%20Tăng%20lộng%20lẫy%20như%20nữ%20hoàng%20tại
Cứ đến ngày lễ Mother’day hay ngày lễ Vu Lan là tôi đọc và nghe những bài truyện, thơ, bài hát, ca ngợi lòng mẹ, mà toàn là mẹ nghèo mẹ vất vả, mẹ lam lũ sớm chiều kiếm tiền nuôi con, hi sinh từng miếng cơm manh áo cho con.

Tôi…tủi thân ghê lắm vì chưa thấy ai ca ngợi người mẹ quý phái giàu có như mẹ của tôi cả. Mẹ tôi cũng thương yêu các con, buồn vui khóc cười theo những buồn vui của các con và lo cho các con vô bờ bến.

Các bà mẹ nghèo cho con ăn củ khoai củ sắn, mẹ tôi có tiền thì cho tôi ăn bát phở cơm sườn cơm chả. Người mẹ nào cũng lo cho con mình no lòng.

Nếu bạn áo cũ áo rách được mẹ cặm cụi vá khâu thì tôi áo mới áo đẹp cũng được mẹ nâng niu khi cho tôi mặc. Hai cái áo khác nhau nhưng tấm lòng của người mẹ nghèo hay mẹ giàu thì có khác gì đâu.

Con nhà nghèo sinh ra người mẹ phải nấu nước cháo cho con bú thay sữa. Mẹ tôi cũng thế. Khi sinh tôi ra mẹ không đủ sữa cho tôi bú mẹ đã không tiếc tiền mua các loại sữa ngoại thượng thặng cho tôi bú bình nên tôi bụ bẫm khỏe mạnh và lớn vèo vèo.

Chỉ khác nhau người không có tiền và người có tiền thôi, chứ hai đứa bé sơ sinh đều được mẹ lo hết lòng.

Mẹ ẵm bồng chăm sóc tôi sợ chưa đủ, mẹ thuê thêm một chị giúp việc để mẹ sai vặt, giặt giũ tã lót cho tôi, đẩy xe cho tôi đi dạo ngoài công viên cho tôi… vui . Còn đứa bé nhà nghèo kia bò lê bò la lăn lóc cả ngày cũng có niềm vui của nó.

Từ tuổi mẫu giáo tôi đã được mẹ chọn cho học trường tốt. Mỗi sáng mẹ đưa tôi đến trường âu yếm chia tay tôi và chúc tôi có một buổi học vui. Chiều nếu mẹ bận thì đã có chị giúp việc luôn luôn đến sớm đứng sẵn ngoài cổng trường đợi đúng giờ là vào đón tôi, che ô che dù đưa tôi về nhà cách trường không xa. Tôi chưa bao giờ bị đưa đón trễ phải khóc mếu máo và chờ đợi như những đứa trẻ khác.

Lên cấp hai cấp ba mẹ luôn quan tâm khuyến khích tôi phải chăm chỉ học hành để sau này thành người hữu dụng cho xã hội và cho chính bản thân gia đình mình. Mẹ thuê gia sư về tận nhà chỉ dạy thêm cho tôi những môn học trọng điểm. Được mẹ quan tâm, được thày dạy thêm nên tôi vừa là học sinh giỏi kiêm luôn học sinh ngoan năm nào cũng được nhà trường khen ngợi.

Mẹ dạy tôi tính khiêm nhường, dù tôi đi học bằng xe hơi bóng loáng có chú tài xế nhanh nhẹn trân trọng mở cửa đóng cửa xe cho tôi trước cổng trường, nhưng tôi không coi thường bạn nghèo phải đi bộ hay đi chiếc xe đạp cũ rích tới trường ( mà chắc là mẹ bạn ấy đã hi sinh dành dụm tiền của những ngày gánh hàng rong ngoài đường ngoài chợ mới mua được). Với chú tài xế xe hơi nhà tôi, tôi vẫn nói lời cám ơn khi được chú đưa đón.

Tôi được hưởng mọi thứ tiện nghi cao cấp trong cuốc sống, từ cái iphone mới nhất, quần áo mũ nón mắt kính hàng hiệu đến chuyện ăn ở học hành vì đó là trong khả năng của gia đình, các con phải được hưởng những gì tốt đẹp nhất.

Sau khi cha tôi mất được vài năm có mấy ông ngắm nghé mẹ nhưng mẹ đều từ chối, mẹ không muốn chia sẻ tình yêu của mẹ cho ai khác ngoài các con.

Nếu người mẹ nghèo đang dãi dầu nắng mưa cày sâu cuốc bẩm, đang đổ mồ hôi sôi nước mắt làm thuê làm mướn thì người mẹ đại gia của tôi tuy ngồi vắt vẻo trong phòng máy lạnh cũng đang đau đầu căng thẳng giải quyết những công việc hàng ngày thậm chí mẹ còn mang nỗi buồn nỗi lo về đến nhà nếu công việc chưa ổn thỏa... Mỗi người mỗi cách, bà mẹ nào cũng vất vả lo toan trong cuộc sống.

Nếu người mẹ nghèo thương yêu lo lắng cho con thì mẹ đại gia của tôi cũng thế. Một hôm tôi đi dự tiệc sinh nhật bạn mải vui đêm khuya chưa về thì người chờ cửa tôi là mẹ không phải là chị giúp việc, trong khi chị ấy ôm gối say sưa ngủ khò trong căn phòng của chị thì mẹ tôi hết dứng lại ngồi, lại hóng ra cửa chờ mong tôi và chắc chắn là đêm ấy mẹ tôi…ngủ ít hơn chị người làm, chị ăn no ngủ kỹ sáng ra chị tung tăng quét dọn ngoài sân thì mẹ tôi bơ phờ xách bóp ra xe đi đến nơi làm việc.

Nếu người mẹ nghèo hi sinh cho con thì mẹ tôi cũng không thiếu lòng hi sinh cao cả ấy. Có lần tôi bị tai nạn phải vào cấp cứu bệnh viện, mẹ là người đã ngày đêm bên giường bệnh tôi chứ không thể là ai khác. Trong cơn thiêm thiếp tôi vẫn cảm nhận được bàn tay mẹ vuốt ve lên trán tôi lên mặt tôi và có cả giọt nược mắt ấm của mẹ rơi trên má tôi. Mẹ thấp thỏm lo âu khi tôi chưa tỉnh, mẹ mừng vui khôn xiết khi tôi hồi phục và bình an trở về nhà. Tôi đã trải qua nguy biến chết đi sống lại thì mẹ cũng chết đi sống lại h��n tôi cả triệu lần.

Những người giúp việc trong nhà vẫn chỉ là người giúp việc. Người chăm sóc lo lắng con cái với tất cả tâm tình vẫn là người mẹ. Mẹ có tiền, có uy quyền nhưng với con cái mẹ đơn giản là người mẹ như bao nhiêu người mẹ khác trên thế gian này.

Học xong cấp ba mẹ cho tôi đi Mỹ du học dù mẹ chẳng muốn xa tôi một ngày nào, nhưng tương lai của con cái là trên hết.

Tôi tốt nghiệp đại học và lập gia đình tại Mỹ nên được ở Mỹ hợp pháp. Tôi muốn bảo lãnh mẹ sang Mỹ nhưng mẹ còn phải lo cho hai em của tôi ở Việt Nam, mẹ nói dù xa con nhưng biết con thành tài, có cuộc sống gia đình ấm êm nơi đất nước tự do dân chủ là mẹ hạnh phúc rồi.

Tôi không biết đến bao giờ đại gia đình tôi mới đoàn tụ, mẹ lo cho tôi xong lại lo cho hai đứa em tôi, mẹ lo cho các con cả cuộc đời mẹ đến bao giờ mới được nghỉ ngơi?

Hai đứa em tôi cũng lần lượt du học bên Mỹ nhưng chúng muốn về Việt Nam tiếp tục sự nghiệp làm ăn của mẹ. Thế là đại gia đình tôi chia thành hai nơi, thỉnh thoảng gia đình nhỏ của tôi về thăm mẹ và mẹ sang Mỹ vừa thăm con cháu vừa du lịch đó đây xứ người.

Một hôm tôi nhận được tin bên nhà gọi sang mẹ bị stroke đang nằm bệnh viện. Tôi xin nghỉ phép vội bay về Việt Nam.

Mẹ tôi đang nằm trong bệnh viện, tôi ở bên mẹ ngày đêm như ngày xưa mẹ đã ngày đêm trong bệnh viện chăm sóc tôi. Nhưng tôi còn có ngày hồi phục, mẹ thì không, mẹ đã bị vỡ mạch máu não hôn mê sâu và qua đời vài ngày sau đó.

Di chúc mẹ để lại cho ba anh em chúng tôi là những lời nhắn nhủ thương yêu, các con cháu sống sao cho tử tế nên người và nhất là ba anh em chúng tôi phải luôn thương yêu gần gũi nhau.

Bên cạnh lời vàng ngọc vô giá ấy, gia tài của cải mẹ tôi để lại cho ba anh em tôi rất lớn sau khi mẹ đã gởi những món tiền không nhỏ làm từ thiện cho nhiều cơ sở như trại mồ côi, viện dưỡng lão…

Đấy, người mẹ đại gia của tôi đấy, đâu “thua kém” gì các bà mẹ nghèo, cũng cả đời kiếm tiền vì con, hi sinh cho con, lo cho con cho đến khi nhắm mắt lìa đời.


Nguyễn Thị Thanh Dương


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Sep/2020 lúc 12:14pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2020 lúc 2:19pm
GIỌT NƯỚC MẮT MUỘN MÀNG
(Nhân ngày lễ Vu Lan)
***


vnthivandan.net%20•%20Xem%20chủ%20đề%20-%20NGƯỜI%20MẸ%20CHỘT%20MẮT

Vợ hắn bảo:
- Anh ạ, mai thứ bảy rồi đấy. Mẹ về, mình mua cái gì cho mẹ ăn chứ nhỉ.
Hắn tỏ ra khó chịu:
- Ôi giời, vẽ chuyện. Chợ đầy thứ ra, mua gì mà chẳng được, sao cứ phải ngậu lên.
- Thế thì nói làm gì. Em tính mai đi sớm, lên chợ Thành Công mua mấy cân rươi, chắc mẹ thích lắm.
"Ừ nhỉ, con mẹ này nhiều khi cũng thông minh đáo để" - hắn nghĩ vui vui thế. Từ ngày hắn đi học đại học, ra trường rồi công tác cho đến bây giờ, hắn chẳng biết đến mùi vị những món ăn chế biến từ rươi. Chợ gần nhà hắn thì không có, muốn mua phải đi mất hơn chục cây số. Mùa rươi lại ngắn ngủi, chỉ trong vòng vài ngày. Mặt khác, hắn đã quen với lối suy nghĩ của thời kinh tế thị trường, chẳng ăn thứ này thì thứ khác, thiếu gì món ngon.
Mẹ hắn lên chơi với em hắn trên Bắc Giang từ đầu tháng, đến nay đã được ba tuần. Hôm kia, em hắn gọi điện bảo thứ bảy tuần này sẽ đưa mẹ xuống vì bà đã muốn về. Em hắn công tác xa nhà, cuối tuần mới về. Trong bụng hắn mừng vì không "mang tiếng" là lên đón mẹ nhưng hắn không tỏ thái độ gì.
*
Hắn có một tính rất khỉ là hay làm vẻ lạnh lùng đối với mọi người trong nhà. Hắn thích quan tâm đến mọi người theo kiểu của hắn, không muốn tỏ ra ủy mị, vồ vập, sốt sắng. Mẹ ốm, hắn bắt vợ đi chợ mua tim cật về nấu cháo cho bà, hoặc tìm những thứ gì mà hắn biết là mẹ thích. Sau mẹ hắn khoe với mọi người là hắn cũng biết quan tâm đến bà. Hắn mắng vợ: "Anh bảo em nấu cho mẹ ăn thì em cứ nấu, lôi anh vào làm gì". Có lần mẹ hắn ra chợ chơi, thấy lâu không về, hắn sốt ruột đi tìm. Người già, một mình ra phố, biết đâu được. Gặp mẹ đang trên đường về, hắn định tránh đi nhưng bà đã trông thấy hắn. Bà hồ hởi: "Thế con ra tìm mẹ à" Hắn thản nhiên: "Đâu có, con đi mua mấy thứ. Mẹ đi được thì về được, việc gì phải tìm" làm niềm vui của mẹ hắn tắt ngóm.
Đã thế, hắn lại ngang và hay trêu ngươi. Mẹ trách hắn đi đâu, về nhà chẳng hỏi han mẹ lấy một câu, hắn cáu: "Thì ngày xưa, con đi học về không chào ai thì mẹ chẳng nói gì. Giờ con lớn thế này, lại có cả bốn đứa để sai bảo mà mẹ ne nẹt như với đứa trẻ là sao. Lại còn bắt hỏi thăm sức khỏe nữa. Con trông thấy mẹ là biết khỏe hay yếu chứ. Rõ là nhiêu khê".
Bốn đứa mà hắn nói tới là vợ và con hắn, nhưng hắn thích gộp ráo cả vào một đám gọi là chúng nó. Vợ hắn mắng con, nó cãi lại, hắn quát: "Hai đứa im ngay, không cãi nhau nữa".
Hắn đi làm về, đứa lớn nhanh nhẹn: "Con chào bố". Hai đứa em thấy thế cũng đồng thanh: "Con chào bố". Hắn liếc vợ rồi quay sang lũ trẻ con: "Thế còn đứa nào chưa chào bố?" Vợ hắn nguýt: "Này, quên cái suất ấy đi nhá".
Có lần mẹ hắn tức bảo: "Tao chỉ cần trước đây tao nuôi chúng mày như thế nào thì bây giờ chúng mày nuôi tao thế vậy". Thế là hắn liền xổ ra một tràng:
- Được nhá, mẹ muốn thế không? Vậy ngày xưa trời nóng, con phải quạt bằng mo cau. Bây giờ hôm nào nóng, mẹ đừng dùng quạt điện nữa nhá, Con tắt luôn cả điều hòa đi rồi mua hẳn quạt nan cho mẹ quạt. Còn ăn thì con ăn thế nào mẹ ăn như thế, con không ăn giấu mẹ cái gì là được. Con đi nhậu ở đâu thì mang phần về cho mẹ, như ngày xưa di ăn cỗ, mẹ vẫn mang phần về cho con ấy. Mẹ nuôi con mười tám năm. Vậy con nuôi mẹ đủ mười tám năm mà mẹ vẫn còn sống thì con kệ mẹ nhé. Ngày xưa, con hư thì mẹ đánh, bây giờ mẹ trái ý con thì làm sao đây ...
Mẹ hắn đã chọc đúng vào cái mớ lý sự rất chầy cối của hắn. Hình như vẫn đang thích thú với cái trò lập luận quái đản này, hắn tiếp:
- Còn hôm nào vợ chồng chúng con đi chơi thì mẹ cũng rủ cụ Tảo đi cho công bằng, con không cấm.
Cụ Tảo là bố anh Huân hàng xóm. Cụ bà mất, cụ ông lên ở với con trai, na ná như hoàn cảnh mẹ hắn. Hắn thấy thế hay bông lơn gán cụ Tảo cho mẹ hắn. Có lần anh Huân sang nhà hắn gọi nhờ điện thoại. Khi anh về rồi, hắn bảo mẹ:
- Bác ấy giả vờ để sang xem mắt mẹ đấy. Mẹ không thấy bác ấy vừa gọi điện vừa nhìn mẹ à. Hôm qua con mới nói chuyện với bác ấy, thế mà nay đã sang ngay. Chứ nhà bác ấy còn lắp điện thoại trước cả nhà con cơ, việc gì phải nhờ.
Mẹ hắn bảo: "Tao không nói chuyện với thằng luyên thuyên như mày" rồi bà bỏ đi nằm.
Mẹ hắn hay kể với con dâu chuyện ngày xưa bà nuôi anh em hắn ăn học vất vả như thế nào. Hắn nghe thấy, ngứa mồm nói luôn:
- Thì bây giờ mẹ muốn đi học, con có cấm mẹ đâu.
Rồi hắn quay sang vợ:
- Mai mẹ mày mua vở cho bà đi học. Còn mấy đứa thay phiên nhau dẫn bà đến trường nghe chưa.
Đại khái cứ như thế, mẹ hắn tức không thèm nói chuyện với hắn nữa. Nói làm gì với thằng ngang như cua. Có điều gì ấm ức, bà lại thì thọt kể lể với con dâu. Trong bằng ấy đứa con, bà có vẻ hợp vợ hắn hơn cả. Được cái vợ hắn cũng chịu khó hầu chuyện mẹ chồng. Thỉnh thoảng, hắn lại hỏi vợ: "Mẹ có nói gì anh không?".
*
Vợ hắn nhắc đến chuyện mua rươi cho mẹ ăn là do nhớ lại buổi tối cũng bằng giờ năm ngoái. Hôm ấy cả nhà ăn cơm xong, mẹ hắn ngồi kể chuyện ngày xưa. Chuyện của bà hôm ấy lại gợi đúng vào kỷ niệm ấu thơ của hắn mà hắn thích. Hắn hào hứng cùng mẹ ôn lại những mùa rươi ở quê nhà.
"Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm" là câu tục ngữ nói về mùa rươi. Nói thế nhưng không cứ gì đôi mươi hay múng năm mà là vào thời điểm ấy, rươi lên rộ nhất.
Mỗi năm vào độ cuối thu, khi có gió đông về, rồi sau vài cơn mưa lác đác, cơ man nào rươi dưới ruộng chui lên. Những con rươi xanh, đỏ, vàng bơi loang loáng loằng ngoằng dưới nước. Ở những chỗ có dòng chảy lớn người ta đóng sắm để hứng rươi. Chị em hắn thì chỉ vớt rươi bằng vợt, được chăng hay chớ nhưng cũng không đến nỗi nào. Hắn thích nhất là ngồi vớt rươi ở cái rãnh cắt qua ngõ nhà hắn mà người ta xẻ ra để lấy nước vào ruộng. Rãnh chỉ rộng bằng nửa bước chân trẻ con, nên nước chảy rất xiết. Thường ngày, hắn hay tha thẩn ở đây, ngắt là mây chơi thả thuyền. Ở nhà không phải đi đâu mà vẫn kiếm được cái ăn, thú gì bằng. Hắn vớt rươi như một trò chơi, góp chung vào với cả nhà. Mỗi hôm như thế, thường là đủ bữa. Mà không đủ bữa thì đã có chợ. Chợ bán nhiều và cũng rẻ vì hồi ấy không có chuyện mang hàng từ vùng này qua vùng khác, rươi lại không để được lâu. Mẹ hắn mua hàng cân. Hắn hay được ăn các món chả rươi, rươi xào cải, rươi nướng. Mẹ hắn chế biến thức ăn đủ cho một bữa, còn bao nhiêu thì làm mắm ăn dần.
Rươi là đặc sản của tạo hóa ban cho con người, ai chỉ ăn một lần là nhớ mãi. Sau này, người ta dùng thuốc trừ sâu nhiều, rươi cũng ít dần, mùa rươi không náo nức nhộn nhịp như trước.
Tuy mẹ không yêu cầu nhưng hắn biết nếu hắn làm một bữa rươi cho mẹ bớt phần nào nỗi nhớ quê hương, hẳn bà vui lòng và cảm động lắm. Tuổi già, ăn được là bao. Cái quí là con cái nó quan tâm đến mình. Nhưng tính hắn lại ngang. Hắn không muốn làm điều gì để người khác cho rằng hắn vì mình. Hắn muốn làm những việc mà hắn phải tự nghĩ ra, không phụ thuộc vào ý muốn của ai đó. Rồi công việc hàng ngày bận rộn, hắn cũng quên luôn. Giá phải bỏ một buổi đi xin học cho con, tất nhiên là hắn nhớ, cũng giống như mẹ hắn chẳng bao giờ quên đi họp phụ huynh cho hắn.
Mẹ hắn nuôi hắn qua bao nhiêu mùa rươi. Thế nhưng ở với với hắn bằng ấy năm, hôm nay hắn mới nghĩ đến chuyện làm cho mẹ món ăn nhà quê mà người dân vùng biển đi đâu cũng nhớ ấy. Vậy mà vợ chồng hắn cũng phải bàn bạc, lên kế hoạch cứ như là chuẩn bị cho một sự kiện gì hệ trọng lắm.
*
Mẹ hắn đi mấy tuần, hắn cũng thấy nhớ. Mỗi lần về nhà, hắn có cảm giác cửa nhà khang khác, thiêu thiếu cái gì. Mấy lần hắn định gọi điện nhắn mẹ về nhưng lại thôi. Hắn không muốn cho mẹ biết mình nghĩ gì về bà.
Lần này nghe vợ bàn thế, hắn cảm thấy vui lòng. Mặc dù với mẹ, hắn cố tỏ ra không mấy quan tâm nhưng hắn vẫn để ý cách cư xử của vợ đối với mẹ. Vợ hắn vẫn biết, trái ý chồng là chết ngay với hắn. Nhưng hắn có mắng vợ, không bao giờ để cho mẹ hắn thấy. Hấn không thích cho mẹ biết là hắn bênh bà.
Hắn cứ thế và tự biết trong con người mình có rất nhiều mâu thuẫn. Nhưng cuối cùng thì hắn vẫn mặc, cứ để ai hiểu hắn như thế nào thì hiểu.
Vợ hắn bảo:
- Em mua thì cứ mua nhưng em không biết làm đâu đấy.
Hắn giễu:
- Cái dân đồng mầu nhà em có được ăn bao giờ đâu mà biết làm.
Sợ vợ tự ái, hắn lại ân cần:
- Em cứ mua về, món gì anh làm được thì anh làm, món gì không biết thì hỏi mẹ. Mua lấy vài cân vào. Thừa thì nhờ mẹ muối, ăn dần.
Lòng hắn vui vui khi nghĩ đến ngày mai em hắn đưa mẹ hắn về. Ba tuần đi chơi xa, hẳn là mẹ con bà cháu có nhiều chuyện để nói lắm. Hắn sẽ mua một can bia hơi Hà Nội là đồ uống mà anh em nhà hắn thích, gọi thêm mấy đứa em nữa đến cùng vui.
*
Nhưng thật đáng đời cho hắn. Cái dự định xuất phát từ lòng tử tế hiếm hoi ấy của hắn đối với mẹ, hắn chẳng bao giờ thực hiện được.
Khoảng ba giờ chiều, chuông điên thoại nhà hắn đổ. Đầu dây bên kia tiếng em dâu hắn hốt hoảng:
- Anh lên ngay. Mẹ bị ...
Hắn sốt ruột:
- Bị sao? Thím nói nhanh lên xem nào.
Em dâu hắn lắp bắp:
- Mẹ bị ... ốm ... nặng ..
Bỗng có tiếng đàn ông xen vào:
- Cô đưa đây. Lúc này mà còn định giấu là sao.
Rôi người đó giật lấy ống nói:
- Bà mất, vừa xong.
Hắn gào lên:
- Mất rồi mới báo. Sao không báo từ lúc bà ốm.
- Bà bị đột quỵ, ai mà biết trước ...
Hắn rụng rời buông máy ngồi phịch xuống nền nhà. Sao tử thần lại bắt mẹ hắn đi đúng vào sát ngày mà mẹ hắn sẽ trở về với hắn. Vậy là mẹ hắn chết vì chính cái bệnh mà bà đã báo trước cho hắn. Hôm đó cách đây chừng hai tháng, tự nhiên mẹ hắn vét hết tiền trong túi đưa cho hắn:
- Mẹ bị bệnh huyết áp cao, người ta bảo bệnh này, người già có thể chết bất cứ lúc nào. Mẹ còn dành dụm được chút tiền, các con giữ lấy, nếu mẹ có mệnh hệ gì thì thêm vào đỡ phần nào cho các con việc tang ...
Hắn át đi:
- Mẹ chỉ vớ vẩn. Tự nhiên nói đến chuyện chết với chóc. Còn lâu mẹ mới chết.
Rồi hấn bịa ra để trấn an mẹ:
- Con đi xem rồi, thầy bảo mẹ thọ đến ngoài chín mươi cơ.
Khi ấy, hắn có hiểu gì về bênh huyết áp đâu. Hắn nghĩ mẹ hắn huyết áp cao cũng như hắn huyết áp thấp. Chắc bà có nhiều điều không bằng lòng với hắn nên làm ra thế để dọa hắn mà thôi. Mẹ hắn tuy hơn tám mươi nhưng vẫn khỏe. Bà vẫn khâu vá được, tự xỏ được kim, nói năng minh mẫn, đi lại còn nhanh nhẹn. Ngoài việc nuôi mẹ ngày mấy bữa ăn, chẳng một đứa con nào phải hầu hạ mẹ. Hắn thấy thế nên chưa bao giờ nghĩ tới chuyến đi vĩnh viễn của bà.
*
Vợ chồng hắn tức tốc thuê xe lên Bắc Giang đưa mẹ về. Em hắn cũng chỉ về trước hắn mấy chục phút. Y hoàn toàn không biết tin mẹ mất vì không ai liên lạc được. Y về là để ngày mai đưa mẹ xuống nhà hắn. Chỉ đến khi về nhà, em hắn mới biết mẹ không còn nữa.
Ba ngày lo đám tang cho mẹ, hắn không nhỏ giọt nước mắt nào. Hắn không có thời gian để khóc. Hắn biết vai trò và phận sự của hắn trong việc tang lễ cho mẹ.
Đến ngày thứ tư, khách đã về hết, hắn vào phòng chốt cửa nằm vật ra.
Vậy là hắn mồ côi mẹ thật rồi. Hắn nghĩ thế mặc dù vẫn biết chữ mồ côi người ta chỉ dùng cho những đứa trẻ mất cha hay mẹ khi chưa đến tuổi trưởng thành. Hắn chưa quen không có mẹ. Lúc bé, hắn dựa dẫm vào mẹ đã đành, lớn lên có vợ con rồi, hắn vẫn cần mẹ để thỏa mãn cái tính ngỗ ngược, ngang ngạnh của hắn. Hắn biết, hắn chỉ có thể làm được những điều ấy với mẹ chứ không thể là ai khác. Người mẹ, có thể có chuyện này chuyện khác với con dâu hay với cả con gái, nhưng hiếm người mẹ nào lại ghét bỏ con trai, dù chúng hư hỗn đến mấy.
Bằng ấy năm có mẹ, nhưng bây giờ hắn mới biết hắn cần mẹ đến chừng nào. Hắn chỉ biết đến điều đó khi không còn mẹ. Giá mà mà mẹ hắn sống thêm được ít nữa, hắn sẽ ..., hắn sẽ ... Nhưng hắn chỉ "sẽ" thôi chứ không bao giờ hắn làm được. Có một cái "sẽ" chắc chắn hơn cả là hắn sẽ vẫn như thế. Vì làm sao hắn biết được mẹ hắn chết vào lúc nào. Và chỉ khi mẹ chết, hắn mới nghĩ đến chữ "giá mà"
Bao nhiêu những lạnh lùng, những kìm nén, giấu giếm tình cảm của hắn đối với mẹ lúc này hóa hết thành nước mắt. Hắn để mặc nó chảy thành dòng xuống gối. Hắn nấc lên và rên ư ử như trẻ con bị đòn đau, giờ mới ngấm. Hắn nhớ lại có lần mẹ hắn nói với hắn: "Chỉ đến lúc nào tôi chết, các anh mới biết thương tôi".
Hắn cắn môi, cay đắng. Hắn chợt nghĩ hình như ông trời bắt mẹ mẹ hắn đi và chọn đúng vào ngày ấy là để trừng phạt hắn, để mở mắt ra cho hắn mặc dù có muộn, để hắn tử tế hơn với những người còn sống.
Mãi trưa, hắn mới dậy. Hắn rửa mặt cẩn thận rồi ra khỏi phòng. Xuống dưới nhà, hắn trông thấy mấy đứa trẻ con, liền quát:
- Chúng mày không ăn cơm đi còn chờ bố làm gì. Bố mệt nghỉ một tí rồi ăn sau thì đã sao.
Chợt nhớ ra là mình đang đứng trước mặt vợ con, hắn liếc nhanh vào cái gương tủ. May mà mắt hắn không còn hoe đỏ, trông không giống như người vừa khóc.

Nguyễn Tường Thụy


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Sep/2020 lúc 9:11am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2020 lúc 9:07am

Này Bạn, Liệu Bạn Có Đánh Rơi Thứ Này Không?


Top%2010%20Animazioni%20GIFs%20|%20Find%20the%20best%20GIF%20on%20Gfycat

Câu chuyện dưới đây rất ngắn thôi, nhưng là bài học thấm thía cho mỗi chúng ta. Có chăng trong những lo toan của cuộc sống, bạn cũng lỡ đánh rơi thứ này?

Xưa có đôi vợ chồng già, bà lão đều đặn mỗi buổi chiều đều làm lễ, gõ mõ, tụng kinh, còn ông lão thì thích lao động và ngắm nhìn thiên nhiên.
Bà lão là một người khó tính và sạch sẽ, còn ông lão hiền lành, nhưng rất hay đánh rơi đồ. Bà lão ngày nào cũng phải nhắc ông: “Ông đánh rơi thứ gì kìa”.

Đôi lúc bà đang ngồi thiền hay tụng kinh, ông lão lại làm rơi đồ tạo ra tiếng động lớn, khiến bà giật mình và khó chịu. Lúc đó, bà lại quay ra trách móc ông, song ông lão không phản ứng gì cả.

Việc đó cứ lặp đi lặp lại, cho tới một hôm, hai ông bà đang cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, ông lại làm rơi đồ. Lần này, bà lão mắng ông rất thậm tệ… Ông nghe bà mắng xong, liền nhẹ nhàng nói: “Bà đánh rơi thứ gì kìa!”.
Bà lão giật mình nhìn quanh mà không thấy thứ gì, lại quay lại lớn tiếng với ông: “Tôi rơi cái gì?”.
Ông từ tốn đáp: “Bà đánh rơi sự bình an, sự tĩnh lặng của bà. Cuối mỗi ngày, bà lại đều đặn nhặt lại sự bình an của mình bằng tụng kinh hay gõ mõ, rồi bà làm đánh rơi nó ngay lập tức mà chẳng hề nhận ra”.

Sự bình an không đến từ hình thức, mà đến từ sâu thẳm trong nội tâm của bạn. Ngày nay, cuộc sống hiện đại với quá nhiều mối lo toan, để tạm thoát ra khỏi những căng thẳng, bon chen, nhiều người tìm đến những ngôi chùa hay những địa điểm du lịch sinh thái, với mong mỏi tìm lại chút bình yên. Tuy nhiên, những điều trên chỉ có thể đem lại cảm giác thanh thản ngắn hạn mà thôi. Có nhiều người rất năng đi chùa lễ bái và thờ cúng, cũng mang theo cái tâm kính ngưỡng đáng trân quý. Thế nhưng, Phật gia thường nói, Phật chỉ nhìn nhân tâm, không nhìn hình thức. Dẫu rằng có tụng kinh, lễ bái nhiều đến đâu đi chăng nữa, nhưng ra khỏi cửa chùa, lại vẫn như trước kia, thích làm gì liền làm nấy, khi trở về với cuộc sống thường nhật, lại để những cảm xúc tiêu cực dễ dàng chi phối mình. Đó chẳng phải đã uổng công là gì?

Khi bạn biết nhẫn nhịn, không đôi co, chẳng cầu hơn thua, được mất, mà bình hòa, lấy bao dung và thiện lương để đãi người, đãi việc, bạn sẽ cảm nhận được trường năng lượng thuần tịnh và cảm giác bình an trong tim mình. Thường hằng duy trì sự tĩnh tại, hòa ái ấy, cũng như bạn đang được gột rửa mình trong ánh sáng của Phật Pháp vậy. Có lẽ, khi trách móc ai đó vụng về, thì chính bạn đã vụng về làm rơi sự bình an của mình trước mất rồi…

Thanh Tâm

Câu chuyện dưới đây rất ngắn thôi, nhưng là bài học thấm thía cho mỗi chúng ta. Có chăng trong những lo toan của cuộc sống, bạn cũng lỡ đánh rơi thứ này?

Xưa có đôi vợ chồng già, bà lão đều đặn mỗi buổi chiều đều làm lễ, gõ mõ, tụng kinh, còn ông lão thì thích lao động và ngắm nhìn thiên nhiên.
Bà lão là một người khó tính và sạch sẽ, còn ông lão hiền lành, nhưng rất hay đánh rơi đồ. Bà lão ngày nào cũng phải nhắc ông: “Ông đánh rơi thứ gì kìa”.

Đôi lúc bà đang ngồi thiền hay tụng kinh, ông lão lại làm rơi đồ tạo ra tiếng động lớn, khiến bà giật mình và khó chịu. Lúc đó, bà lại quay ra trách móc ông, song ông lão không phản ứng gì cả.

Việc đó cứ lặp đi lặp lại, cho tới một hôm, hai ông bà đang cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, ông lại làm rơi đồ. Lần này, bà lão mắng ông rất thậm tệ… Ông nghe bà mắng xong, liền nhẹ nhàng nói: “Bà đánh rơi thứ gì kìa!”.
Bà lão giật mình nhìn quanh mà không thấy thứ gì, lại quay lại lớn tiếng với ông: “Tôi rơi cái gì?”.
Ông từ tốn đáp: “Bà đánh rơi sự bình an, sự tĩnh lặng của bà. Cuối mỗi ngày, bà lại đều đặn nhặt lại sự bình an của mình bằng tụng kinh hay gõ mõ, rồi bà làm đánh rơi nó ngay lập tức mà chẳng hề nhận ra”.

Sự bình an không đến từ hình thức, mà đến từ sâu thẳm trong nội tâm của bạn. Ngày nay, cuộc sống hiện đại với quá nhiều mối lo toan, để tạm thoát ra khỏi những căng thẳng, bon chen, nhiều người tìm đến những ngôi chùa hay những địa điểm du lịch sinh thái, với mong mỏi tìm lại chút bình yên. Tuy nhiên, những điều trên chỉ có thể đem lại cảm giác thanh thản ngắn hạn mà thôi. Có nhiều người rất năng đi chùa lễ bái và thờ cúng, cũng mang theo cái tâm kính ngưỡng đáng trân quý. Thế nhưng, Phật gia thường nói, Phật chỉ nhìn nhân tâm, không nhìn hình thức. Dẫu rằng có tụng kinh, lễ bái nhiều đến đâu đi chăng nữa, nhưng ra khỏi cửa chùa, lại vẫn như trước kia, thích làm gì liền làm nấy, khi trở về với cuộc sống thường nhật, lại để những cảm xúc tiêu cực dễ dàng chi phối mình. Đó chẳng phải đã uổng công là gì?

Khi bạn biết nhẫn nhịn, không đôi co, chẳng cầu hơn thua, được mất, mà bình hòa, lấy bao dung và thiện lương để đãi người, đãi việc, bạn sẽ cảm nhận được trường năng lượng thuần tịnh và cảm giác bình an trong tim mình. Thường hằng duy trì sự tĩnh tại, hòa ái ấy, cũng như bạn đang được gột rửa mình trong ánh sáng của Phật Pháp vậy. Có lẽ, khi trách móc ai đó vụng về, thì chính bạn đã vụng về làm rơi sự bình an của mình trước mất rồi…

Thanh Tâm

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Sep/2020 lúc 9:13am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Sep/2020 lúc 8:45am

Cẩn Thận Kẻo Bị Ăn Nước Bọt 


Hôm nay đi taxi, tài xế sơ ý rẽ nhầm nên chúng ta về nhà muộn mất nửa tiếng.
          Đến nơi, bác tài xế xin lỗi, ba nói: "Không sao đâu!" Con trách ba: "Bảo rẽ trái mà anh ta cứ rẽ phải, loại người như vậy không đáng coi trọng!"
            Hãy nghe ba kể hai câu chuyện có thật sau đây:
           Có lần, ba tìm một người bạn quen từ năm cấp một. Bạn của ba chức vị thấp, phải đi pha trà, bưng nước, chạy đi chạy lại. Chỉ gặp nhau có nửa tiếng mà ông bị gọi mấy lần.
             Lúc chia tay, ông bạn cười cười bảo: "Đừng cho là tôi bị làm nhục, không sao cả, tôi đã trả thù rồi. Có lần bạn gái của tên trung đội trưởng xấu tính đến thăm, hắn hết sai tôi pha cà phê lại đến pha trà. Hắn đâu ngờ tôi đã nhổ nước bọt vào trong ấm rồi!"
              Môt lần khác, hồi ba còn làm cho đài truyền hình, một đồng nghiệp nói với ba: "Người kia trông rất phong độ, kì thực lại chẳng ra gì!" Ba hỏi: "Sao anh biết?". Người đồng nghiệp cười: "Không những biết mà còn nắm rõ chứng cớ." Nguyên do là "người kia" đối xử với tài xế riêng rất tệ, mà tài xế riêng bao giờ cũng là người biết rất rõ đời tư của chủ. Bao tiếng xấu của ông ta cũng từ miệng tài xế riêng mà ra. Vì là người thân cận nói nên ai cũng tin.
              Từ hai câu chuyện trên, ba nhận ra: Đối với những người có thân phận càng thấp mình càng phải tỏ ra tử tế lịch sự. Chức vị càng cao, danh càng nổi lại càng nên tôn trọng những người thấp kém.
                Khổng Tử có câu nói nổi tiếng: "Chỉ có đàn bà và tiểu nhân là khó chiều, gần thì nhờn mà xa thì oán." Nhiều người cho rằng Khổng Tử chê bai phụ nữ và những người thấp kém. Thật ra Khổng Tử muốn nói nữ tì và nô bộc là những người khó dùng nhất, thân mật thì họ quá trớn, mà lạnh nhạt thì họ lại oán trách. Tuy câu nói đó có ảnh hưởng quan điểm của tình trạng phân biệt giai cấp thời xa xưa, nhưng lại nói lên một điều nghìn năm không thay đổi, là người càng ở vị trí thấp lại càng dễ nhạy cảm và tự ti. Ngay cả một câu nói không chủ ý cũng có thể làm tổn thương họ, nói gì đến việc bị mắng nhiếc ngay trước mặt mọi người.
                 "Không nên trách móc thẳng vào mặt" - đó là nguyên tắc số một khi ứng xử với người dưới.
                  Còn nhớ một lần, ba cùng bạn bè đi ăn nhà hàng, món cá đưa lên, ai nếm thử cũng thấy không ổn. Một người không hề tỏ thái độ gì, chỉ mời đầu bếp lên nói thật lịch sự: "Nghệ thuật nấu ăn của bác thật hết ý. Món nào cũng ngon!" rồi thêm một câu: "Món cá này bác có thể cho cay thêm một chút được không? Sẽ dể ăn hơn!". Lát sau, người đầu bếp vui vẻ mang món cá lên, lại còn đợi bên bàn và hỏi: "Qúy khách thấy thế nào?" Không nói ra, nhưng con cá đã được đổi.
              Đó là ví dụ về cách nói chuyện mềm mỏng, đúng như người bạn của ba giải thích: "Nếu mình la lối: Ông chủ, món cá của ông không tươi - vì sĩ diện, có lẽ ông ta sẽ khăng khăng cãi rằng cá của mình tươi - Cả hai bên sẽ đều bị tổn thương, việc gì phải vậy? Vả lại, cứ cho là mình được đi, thì biết đâu trong món cá mới lại có cả nước bọt!"
               Tình huống đi taxi của chúng ta hôm nay nào có khác gì?
                Lúc rẽ nhầm, tài xế đã nói rất lịch sự: "E rằng tôi đã đi sai đường rồi!" Anh ta đã vòng xe lại, không lấy thêm tiền, thậm chí còn xin lỗi, thế thì sao chúng ta không chia tay nhau trong vui vẻ? Trách móc thêm mấy câu, cả hai bên sẽ đều bực mình.
               Trên đường đời sau này, con sẽ tiếp xúc với không ít những người có vị trí thấp kém. Con càng leo lên cao, người bên dưới con càng nhiều. Mà có lên cao được cũng là nhờ những người ở dưới thấp. Họ là những người tôn con lên, cũng chính là những người có thể kéo con xuống. Con đối xử với họ xấu một, trong lòng họ đau mười. Con đối xử với họ tốt một, họ sẽ khen mười, họ sẽ vui sướng mà nói: "Không ngờ người ấy chức vị cao xa, nổi tiếng như vậy mà lại tôn trọng mình đến thế!" Nhờ đó mà tiếng thơm của con lại được lan xa. Mà khi tiếng tốt được truyền từ dưới lên, người ta sẽ nghĩ: "Đối đãi với kẻ dưới tốt như vậy thì anh ta đúng là con người thân thiện, hòa đồng!"
                Khi nguy cấp, những người giúp con thoát thân lại thường là những người có thân phận thấp.
                Nên nhớ, cổ nhân đã nói: người giúp ta thắt dây lưng treo bảo kiếm cũng rất có thể là người sẽ đâm sau lưng ta!"

                Người cắt tóc cạo râu cho con cũng có thể là người sẽ đưa lưỡi dao ngang cổ của con.

Lưu Dung
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2020 lúc 11:32am

Một Hành Động Vô Cùng Cao Đẹp

Chuyện xảy ra trên một chuyến bay: Một người đàn ông Nhật đưa tro cốt của vợ về nơi an nghỉ cuối cùng ở quê nhà.

Người đàn ông ấy và vợ lấy nhau hơn 50 năm. Họ sinh sống ở Yokohama nhưng quê nhà của họ thì ở Saga, Kyushu. Khi vợ mất ông đã quyết định đem tro cốt của bà về với quê cha đất tổ. Ông biết việc vận chuyển tro cốt của người đã khuất phải làm thủ tục đặc biệt với hàng không. Ông bỏ hũ tro vào một cái hộp nhỏ rất chắc chắn và cũng rất xinh đẹp, và khi làm thủ tục ông cũng trình bày rất rõ ràng với nhân viên hàng không. Ðội ngũ nhân viên sân bay đã đồng ý cho ông mang hộp đựng bình tro cốt lên máy bay, nhưng với điều kiện họ phải được phép giữ và bảo quản kỹ càng chiếc hộp trong suốt chuyến bay. Ông đồng ý ngay.

Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường cho đến khi ông ngồi xuống ghế của mình.

Một cô tiếp viên hàng không bỗng đi đến gần ông và hỏi một câu nhẹ nhàng:

- "Thưa ông, Chúng tôi đã sắp xếp một chỗ ngồi cho bà. Ông cho phép tôi chuyển bà ngồi cạnh ông nhé".

Cô tiếp viên hỏi xong, trong lúc ông vẫn còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì cô tiếp viên đã nhẹ nhàng đặt chiếc hộp đựng hũ đựng tro cốt lên chiếc ghế cạnh ông. Cô còn nhẹ nhàng cài đặt dây an toàn cho cả chiếc hộp như cài dây cho một hành khách. Xong cô cúi đầu nói: "Xin chào hai quý khách!".

Hành động nhỏ mà vô cùng cao đẹp này của người tiếp viên và phi hành đoàn đã thắp sáng hạnh phúc tưởng chừng như tắt lụi của người đàn ông kia. Vậy là ông vẫn còn được bay cùng bà chung 1 chuyến về thăm quê nhà.

Khi câu chuyện được chia sẻ, mọi người đều có ấn tượng tốt đẹp với cách sắp xếp và cư xử tâm lý của phi hành đoàn. Cư dân mạng không khỏi xúc động khi bình luận rằng:

- "Họ đã thật sự cho ông ấy một chuyến đi ý nghĩa nhất cuộc đời”

- "Tôi thật sự không thể cầm được nước mắt khi đọc câu chuyện này”

- "Nước mắt của tôi sao nó cứ rơi, nhưng không phải vì buồn mà vì hạnh phúc thay cho ông ấy”...

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Sep/2020 lúc 8:19am

QUÁN CƠM CHỈ


com%20chi
Chiều Chủ nhật, tôi bỗng dưng nổi cơn lười không muốn vào bếp nấu cơm nữa.


Tôi nói Thảo ghé ngang quán hàng bán bánh mì, cơm chỉ gần góc đường Bolsa và Brookhurst (Quận Cam, California, nơi rất đông người Việt - BT) để mua hai phần bánh xèo về ăn, tiện thể, tôi cũng muốn mua vài cái bánh tiêu ăn thử, xem món bánh tiêu của quán hàng này ngon như thế nào mà cô em của Thảo nói là “phải” ghé mua mỗi lần đi xuống Little Sài Gòn.

Tôi đặt mua hai phần bánh xèo trước, rồi quay sang quầy hàng thức ăn ngọt để mua bánh tiêu.
Đã có một người khách đứng ở quầy hàng trước tôi, và bà đang bảo bà bán hàng gói cho bà “tất cả” những cái bánh tiêu nằm trong khay bánh.
Tôi hấp tấp hỏi bà bán hàng còn bánh tiêu không thì bà bảo là hết rồi. Tôi buồn tình buông hai tiếng - “Thế à!”, rồi đứng qua một bên, không xếp hàng nữa.

Thấy vậy, người khách hàng đang “gồm thâu” hết mười mấy cái bánh tiêu trong khay quay lại hỏi tôi:
- Chị muốn mua mấy cái?
Tôi trả lời:
- Tôi chỉ muốn hai cái thôi.
Bà khách, mà tôi quên hỏi tên, nên tôi tạm gọi là “bà khách bánh tiêu”, nói với bà bán hàng:
- Dì để lại cho chị này hai cái đi.
Tôi quay sang cười với bà khách hàng, nói:
- Cám ơn chị. Tôi nghe cô em chồng quảng cáo bánh tiêu ở đây ngon nên muốn thử cho biết.

Bà khách bánh tiêu cũng cười:
- Chị không thấy tôi mua hết nguyên khay sao?
Bà khách bánh tiêu nhìn qua quầy hàng thức ăn mặn nói:
- Cho con hai hộp lớn sườn ram, một hộp canh khổ qua, và đổ cho con thêm hai phần bánh xèo.

Bà bán hàng ngoái cổ vào phía nhà bếp gọi lớn trước khi bước sang quầy hàng cơm chỉ:
- Hai phần bánh xèo nữa Tám ơi.

Sau khi mua xong thức ăn rồi, bà khách bánh tiêu cũng đứng vào một góc quán hàng, gần tôi, chờ bánh xèo. Bà nói:
- Bánh tiêu ở quán này ngon nhất vùng Little Saigon đó. Để qua đêm nướng lại ăn cũng còn ngon.

Vừa lúc đó có một người Mễ và một người Việt Nam bước vào. Ông Mễ chậm chạp với cái gậy chống trên tay, nhường bước cho người Việt Nam đứng xếp hàng trước. Anh chàng Việt Nam này còn rất trẻ, chắc khoảng chừng trên dưới ba mươi tuổi, nhưng ăn mặc bê bối luộm thuộm và dơ dáy làm sao.
Anh gọi mua một hộp cơm phần ba món, có cả canh, một hộp cơm rang, thêm mấy món mặn nữa để riêng.
Bà bán hàng vừa múc thức ăn vào hộp vừa nói với anh:
- Nhiều quá ăn sao hết.
Nhưng người khách hàng không đếm xỉa gì đến lời nói của bà bán hàng, anh chạy sang tủ nước lấy mấy lon coke lạnh đưa cho bà.
Anh có vẻ vội vã như sắp phải đi ngay. Bà bán hàng vừa gói thức ăn vừa nói như phân bua với tôi và bà khách bánh tiêu:
- Mấy người này là vậy đó, có ai cho thì mua lung tung, mua nhiều quá hổng biết làm sao ăn hết.

Tôi ngạc nhiên nhìn bà bán hàng, rồi nhìn bà khách bánh tiêu như thầm hỏi: “Ai lại bán hàng mà phàn nàn là khách mua nhiều bao giờ”.
Bà khách bánh tiêu có vẻ hiểu ý tôi nên thì thào giải thích:
- Anh chàng này là một trong những người homeless (vô gia cư, không nhà cửa. BT) đó, họ cứ đứng xớ rớ trước cửa mấy tiệm bán đồ ăn chờ xem có ai cho gì không.
Bà bán hàng cầm mấy cái túi thức ăn và nước để trên mặt quầy nhưng chưa giao cho người khách homeless, bà nói:

- “Hết thảy $17.5” -, rồi chờ thâu tiền.

Tôi cũng đứng nhìn xem anh homeless này có chừng bao nhiêu tiền mà dám tiêu nhiều như vậy cho một bữa cơm chiều. Nhưng không có dấu hiệu gì chứng tỏ là anh sẽ lấy tiền ra trả. Bà bán hàng nói lớn, trống không:
- Ai trả tiền cho “nó” đây?
Tôi nhìn quanh quất không biết bà hỏi ai, vì ở trong quán hàng này, ngoài bà bán hàng, có tôi, bà khách bánh tiêu, và ông Mễ, thì đâu còn ai nữa.
Bà bán hàng nhìn người khách homeless đang giơ tay chờ đợi giao hàng, rồi nhìn sang bà khách bánh tiêu:
- Cô trả cho “nó” hả?
Bà khách bánh tiêu lắc đầu nói không, rồi quay sang tôi nói nhỏ:
- Tôi mới cho anh ta tiền hồi nãy.
Ông Mễ, tay cầm một tờ $20, nãy giờ đứng yên lặng trước quầy hàng, thấy ồn ào nên lên tiếng hỏi:
- What are you guys saying? I don’t understand. (Các vị đang nói chuyện gì vậy? Tôi không hiểu. )
Bà bán hàng lặng im, bà không biết phải trả lời ông Mễ ra sao, bà đưa mắt nhìn bà khách bánh tiêu như nhờ bà nói giúp. Bà khách bánh tiêu quay sang ông Mễ giải thích:
- We are talking about this man. He bought too much food, but he has no money to pay.
 What can we help you, sir? Do you need to buy anything? (Chúng tôi đang nói về anh chàng này. Anh ta lấy quá nhiều đồ ăn nhưng không có tiền trả. Chúng tôi có thể giúp gì, thưa ông. Ông có cần mua gì không ạ?. )
Ông Mễ lắc đầu:
- No, I don’t need anything. I promised to buy this man dinner. Just give him the food he wants. I will pay. (Không, tôi không cần mua gì. Tôi đã hứa sẽ mua bữa tối cho anh này. Bà hãy đưa đồ ăn cho anh ấy. Tôi sẽ trả tiền.)

Bà khách bánh tiêu quay lại nói với bà bán hàng:
- Ông Mễ nói ổng trả tiền cho người này.
Bà bán hàng há hốc miệng nhìn người khách Mễ, nhưng vẫn chưa chịu đưa mấy gói thức ăn cho người khách homeless.
Bà khách bánh tiêu nhắc lại:
- Ông Mễ nói dì đưa đồ ăn cho người ta, ổng trả tiền.
Bà bán hàng luống cuống thả hai gói thức ăn và bịch nước trên quầy. Người khách homeless nhanh tay chộp lấy rồi phóng nhanh ra cửa.

Tôi ngạc nhiên nhìn ông Mễ, người đã rộng lòng chia chén cơm chiều nay cho người homeless. Ông chừng khoảng trên dưới bốn mươi tuổi thôi, khuôn mặt trắng trẻo, thân hình thon gọn, mạnh khỏe, nhưng hình như là hơi bị tật ở chân, vì ông phải nhờ vào chiếc gậy chống trên tay trong mỗi bước đi khập khễnh.
Ông vừa cầm tiền thối lại vừa cau mày hỏi:
- What is going on? Why was there so much commotion in here? Why didn’t she give the food to the customer? (Có chuyện gì đang xảy ra vậy. Sao ồn ào thế? Sao bà ta không đưa thức ăn cho khách?. )

Một lần nữa bà khách bánh tiêu phải trả lời giúp bà bán hàng:
- Because the saleswoman did not know who would pay for the food. That man is homeless, you know. (Bởi vì bà ấy không biết ai sẽ trả tiền đồ ăn. Anh chàng này là dân lang thang mà, ông thấy đấy!. )
Tôi thêm vào:
- That man ordered too much food for one person to eat. The saleswoman was just afraid that the homeless man was taking advantage of the people who were trying to help him. (Anh ta yêu cầu quá nhiều đồ ăn mà một người có thể ăn được. Bà bán hàng e ngại ông ta lợi dụng những người có lòng tốt. )
Ông Mễ lắc đầu nói:
- It’s ok. We still have jobs, we still have money. It is good that we can share with the less fortunate. We do whatever our heart says. How people act is their business. Don’t judge them if we don’t know their circumstances. Maybe he got more food because he wanted to save some for tomorrow, or perhaps to share with those who are in the same boat. (Không sao mà. Chúng ta vẫn còn có việc làm. Chúng ta vẫn còn có tiền. Chia sẻ cho những người có số phận không may là điều tốt.
Chúng ta làm những điều mà trái tim mách bảo. Còn họ cư xử thế nào đó là việc riêng của họ. Đừng kết tội họ nếu ta không biết rõ tình trạng người ta thế nào. Có thể anh ấy lấy nhiều đồ ăn vì muốn để dành cho ngày mai hoặc có thể để chia cho những người cùng cảnh ngộ. )

Nói xong, ông Mễ chống gậy chậm chạp bước khỏi quán hàng. Tôi, bà khách bánh tiêu, và bà bán hàng, đứng yên không nói được lời nào.
Sự im lặng bao trùm lấy chúng tôi mãi đến mấy phút sau, khi bà bếp đem mấy phần bánh xèo ra để lên quầy hàng trước mặt, chúng tôi mới hết nỗi bàng hoàng.
Tôi với tay lấy túi thức ăn của mình, trả tiền rồi chào bà khách bánh tiêu đi ra xe. Tôi kể cho Thảo nghe chuyện người Mễ trả tiền cơm cho người homeless Việt Nam.
Thảo gật gù khen:
- Ông Mễ đó thiệt hay nghen.
Suốt một quãng đường về tôi im lặng nghĩ lại chuyện vừa xảy ra trong quán hàng cơm chỉ. Tôi cảm thấy có chút hổ thẹn vì mình đã không có được một tấm lòng quảng đại như ông Mễ đó, một người khác chủng tộc đã giúp đỡ người đồng hương của tôi.

Tôi đã không nghĩ đến cái việc nhỏ nhoi tôi có thể làm là mua cho người đồng hương khốn khổ đó một phần cơm. Không những thế, tôi còn có những ý nghĩ coi thường người khách homeless vì... trẻ mà không chịu tìm việc đi làm, chỉ biết sống nương nhờ vào người khác, vì... người gì đâu mà....
Tôi ngượng ngùng khi nhớ lại thái độ của mình khi đã cố tình bước lùi xa thêm một chút nữa, để “rộng chỗ” cho người đồng hương homeless khỏi “đụng chạm” vào tôi trong lúc anh lăng xăng chạy từ quầy hàng sang tủ nước.

Ừ nhỉ, tại sao tôi lại nông nổi đến thế? Tôi không nghĩ được như ông Mễ: “Đừng xét đoán người khi không biết rõ hoàn cảnh của họ”.
Tại sao tôi không băn khoăn tự hỏi, biết đâu những người homeless này có những cái khó khăn mà họ đang phải phấn đấu để vượt qua?
Tại sao tôi không nghĩ là có thể vì một lý do nào đó nên họ không có cơ hội để tìm kiếm, giữ vững được công việc làm?

Cũng có thể vì tuổi trẻ lầm lỡ, nên họ đã vướng mắc vào vòng lao lý, rồi vì cái quá khứ đen tối đó đã đưa họ vào tình cảnh hôm nay?
 Cũng có thể vì thất cơ lỡ vận nên họ mới trở thành homeless, không có một chốn nương thân, không biết ngày mai có gì ăn để sống?!

Ông Mễ tôi gặp chiều nay cao thượng quá, có một trái tim to lớn quá. Ông giúp người mà không cần biết là có bị lợi dụng hay không.
Ông cũng chẳng quản ngại là cái người được ông giúp không cùng chung một quê hương, xứ sở với ông.

 Tôi cũng cầu mong cho người homeless Việt Nam trẻ đó có thể thoát qua cơn đói nghèo hôm nay và sau này anh cũng sẽ bắt chước ông Mễ ngày nào, đem bát cơm Phiếu Mẫu chia cho những người bất hạnh hơn anh.

BẢO TRÂN
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Sep/2020 lúc 10:22am


Đây là 5 việc mà dù bạn là ai cũng nên ghi nhớ để thực hiện nếu muốn có một cuộc sống thanh thản, tự tại, tránh xa được tai ương, họa hại.

1. Không đòi hỏi quá nhiều
Cuộc đời là một chuyến du lịch cô đơn. Từ đầu đến cuối, trong thế giới của bản thân đều chỉ có mỗi một mình, phải tự mình bước đi, phải tự mình làm việc, phải tự mình hoàn thành ước mơ.
Sinh ra là con người, mỗi chúng ta đều có những điểm khiến người đời ngưỡng mộ nhưng cũng có nhiều điểm còn thiếu sót. Chẳng ai luôn được như ý muốn, cũng chẳng ai sống được dễ dàng hơn kẻ khác.
Trong cuộc sống có quá nhiều phiền muộn và rắc rối. Xưa nay, không phải người khác mang đến lo âu và đau khổ cho chúng ta mà chính thái độ và tâm trạng của chúng ta quyết định việc này.
Nếu như chúng ta đòi hỏi quá nhiều, cuộc sống sẽ càng phiền muộn, nếu như chúng ta quá ganh tị, đố kị, cuộc sống sẽ càng đau khổ.

Thật ra mỗi người chúng ta nên hiểu một điều: Sinh mệnh là của chính ta, cuộc sống cũng là của chính ta. Không cần phải chứng minh cho người khác thấy, càng không cần phải so bì cao thấp với kẻ khác. Đừng lãng phí quá nhiều thời gian vì ánh mắt và lời nói của người khác.
Hãy sống tốt cuộc đời của mình, cứ kệ người ta nói gì thì nói.

2. Không giải thích với người không hiểu mình
Cuộc đời con người kiểu gì cũng sẽ có lúc phải trải qua những lời bịa đặt gièm pha. Trong cuộc sống luôn có những người thích nói xấu sau lưng người khác và càng không thiếu người bị người khác nói xấu sau lưng. Bởi vậy không cần phải giải thích, càng không cần tranh cãi với người khác.

Việc giải thích cũng cần có 'vốn', thay vì lãng phí vốn liếng là thời gian quý báu và sức lực của bản thân vào việc giải thích cho người khác hiểu mình, thà rằng tập trung làm việc mà mình coi trọng, đi con đường mình đã chọn. Chúng ta không cần lãng phí lời nói và thời gian quý báu của mình.
Trên thế giới này, mỗi người chúng ta đều là một bản thể độc nhất vô nhị, là một tia pháo hoa khác biệt, dù chỉ rực rỡ trong một khoảnh khắc cũng chiếu sáng cả một khoảng trời, không cần ép mọi người đều phải hiểu.

Làm người hãy giống như một đoá hoa, dù chẳng ai ngắm cũng nhất định phải nở rộ, chẳng phải vì ai khác mà là vì chính mình, chẳng cần làm món đồ cho người khác thưởng thức, cứ tươi đẹp theo cách của mình.

Trên thế gian này, có những người coi bạn như câu chuyện cổ tích, có những người coi bạn là câu chuyện thần thoại, lại có những người coi bạn là chuyện cười. Cứ để họ nói vậy đi.
Người thật sự ưu tú sẽ chẳng bao giờ bận tâm xem người khác nghĩ gì.
Họ chỉ bận tâm trở thành một bản thể ưu tú nhất, không tìm kiếm cái bóng của mình sau lưng người khác, không hèn mọn tìm kiếm giá trị tồn tại của mình trong mắt của người khác.
Họ sẽ tự mình phấn đấu không ngừng, tự toả ra ánh sáng và sống là chính mình.


3. Không tranh giành
Con người đến một độ tuổi nhất định sẽ học được cách không tranh đoạt. Cuộc đời cứ phải tranh qua tranh lại làm gì? Tới cuối cùng có thứ gì là của bạn, và bạn có thể mang theo thứ gì?
Đừng tranh giành. Thứ gì đã là của bạn thì chẳng phải tranh, bởi trời đã định sẵn; thứ không phải của bạn, dù có tranh cũng không được, vậy hà tất phải đòi hỏi quá đáng?

4. Không tranh cãi
Đối mặt với loại người ngang ngược vô lý, lùi một bước là cách để đôi bên cùng yên ổn, cũng là cách để bảo vệ bản thân.
Dù có lấy lý lẽ ra tranh cãi thì cũng chỉ khiến mình phiền lòng, mất hứng. Cuối cùng kẻ đó vẫn coi trời bằng vung, thậm chí gây nên ảnh hưởng không tốt đối với cuộc sống của mình.
Người xưa từng nói: Mười người biết điều cũng không thắng nổi một kẻ ngang ngược. Bởi vậy cần gì phải tranh cãi đúng sai với kẻ ngu dốt?
Có đôi khi giải thích trong tuyệt vọng sẽ khiến bạn nhận ra: Khoảng cách giữa người với người là gần ngay trước mắt lại xa tận chân trời.
Không tranh cãi là biết cách giữ mồm miệng, biết bảo vệ tâm hồn mình. Người nói vô tình, người nghe có ý. Hãy tránh hoạ từ miệng mà ra, đừng gây chuyện thị phi.
Có đôi khi im lặng không nói gì mới là thứ âm thanh có sức tấn công mạnh mẽ nhất. Người không nói sẽ dùng nhiều thời gian để suy ngẫm, để quan sát người khác hơn, có thời gian để làm việc, trở thành một người trong cuộc sáng suốt.


Bởi vậy hãy khép miệng lại tu tâm, yêu thương lấy bản thân.
Người không tranh giành mới thật sự là người chiến thắng trong cuộc sống. Hãy buông bỏ sự tranh cãi, tránh xa những phiền muộn, trốn khỏi những người, những việc tệ hại. Khi có được sự tự tại, an nhiên, lòng sẽ luôn thấy vui vẻ. Lúc đến tuỳ duyên, lúc đi tuỳ ý.

5. Không khoe khoang
Con người đến một độ tuổi nhất định sẽ học được cách không khoe khoang.
Bạn và tôi đều là con người, cuộc sống sẽ không thể luôn luôn tốt đẹp, đừng tùy tiện đắc ý, cho dù ở vị trí nào cũng đều không nên đắc ý mà khoe khoang tới mức vênh váo.
Bạn càng khoe khoang thứ gì thì sẽ càng dễ mất đi thứ ấy. Vào thời điểm bạn bộc lộ tài năng của mình, đó có thể cũng chính là lúc kẻ khác ghen ghét bạn. Kẻ tiểu nhân thường dễ ra tay vào những lúc bạn đắc ý mà mất cảnh giác nhất. Bởi vậy, chúng ta nên học được cách giấu mình, không khoe khoang.
Người đời thường nói: Núi cao còn có núi cao hơn.
Làm người nhớ đừng khoe khoang. Khiêm tốn sẽ giúp bạn bay cao hơn, khiêm nhường sẽ giúp bạn đi xa hơn.
Con người đến một độ tuổi nhất định sẽ học được cách không tranh cãi, thản nhiên hoà nhã nói chuyện, bình tĩnh điềm nhiên chấp nhận, mỉm cười ung dung cho qua.
Làm người cứ lo cho chính mình là đủ, thay vì thao thao bất tuyệt tranh cãi, hãy cứ yên lặng rèn luyện bản thân, cứ lặng lẽ làm tốt việc của mình, hoàn thiện chính mình, đó mới là việc nên làm nhất.

st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/Sep/2020 lúc 7:35am

Vấn Đề Lương Tâm 



Bên nước Sudan (*) có vùng nghèo đói,

Nhiều chuyện sảy ra, quá đỗi  kinh hoàng!

Một ngày kia, nơi bãi rác, gò hoang,

Có em bé, bị bỏ rơi khốn khổ, 

 

Đói khát gục đầu, em thoi thóp thở,

Sự sống còn, sắp tan biến như sương!

Ác nghiệt thay! Trong giây phút thảm thương,

Có con kên kên, từ đâu đáp tới. 

 

Đậu ngay sau lưng, hau hau chờ đợi,

Em ngã ra, nó rỉa thịt ngon lành!

Cùng lúc ấy,  nhà nhiếp ảnh trứ danh,

Kevin Carter bất ngờ có mặt 

 

Anh thấy ngay, cảnh vô cùng bắt mắt

Ngàn năm một thuở, bố cục tuyệt vời!

Đưa máy ảnh lên, anh bấm liên hồi

Tay nghề cao, thu tấm hình tuyệt tác! 

 

Ý nghĩa bức tranh cực kỳ tàn ác,

Song nhờ nó, anh đoạt giải Pulitzer.

 “Kên kên rình mồi...” nổi tiếng bất ngờ,

Tên tuổi Kevin, lên đỉnh cao vinh dự!

 

Nhưng... khách ngắm tranh nhiều người giận dữ,

Nguyền rủa Kevin, đã hành động sai lầm!...

Qúa tàn nhẫn, khi thấy cảnh thương tâm,

Mê chụp ảnh, không cứu nguy em bé!

 

Nghe phiền trách, anh âm thầm lặng lẽ,

Không thanh minh, chẳng tỏ thái độ nào.

Lời thế nhân... những tưởng sẽ quên mau,

Nào ai biết,  lương tâm anh ân hận!

 

Kết quả bất ngờ, là... anh tự vẫn!

Chỉ ba tháng, sau khi lãnh giải Pulitzer!

33 tuổi đời, với di bút đơn sơ:

“Chuyện thật buồn, tôi vô cùng hối tiếc!”

                                     -o-

“Lương tâm phán xét” nào ai hay biết!

Nhiều khi khủng khiếp hơn án lịnh Tòa!

 

           Trần Quốc Bảo

Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 30/Sep/2020 lúc 7:36am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.858 seconds.