Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Sep/2021 lúc 8:23am
Người bảo trợ của tôi


Ảnh%20động%20hoa%20hồng%20-
Gia đình tôi sang Mỹ theo diện H.O. 15 đầu trọc : không thân nhân bảo trợ. Tôi đã trải qua. Ngày cùng vợ con lên phi trường ra đi, cũng là một ngày đầy nước mắt. Cha tôi đã chết đúng ngày tôi lên đường. Ngày đi không thể rời. Chỉ còn cách quỳ lạy xác cha. Tạ từ mẹ già và người thân, tôi lặng lẽ cúi đầu ra đi không 1 người đưa tiễn. Ngồi trên phi cơ mà tưởng chừng như tôi đang ngồi trên đống lửa.

Rồi đoạn cuối của cuộc hành trình đã đến. Theo chân các hành khách, tôi dắt dìu vợ con ra khỏi máy bay. Ra đón gia đình chúng tôi có một số người Mỹ và VN, tôi còn đang ngỡ ngàng với người và cảnh quá lạ xa nầy thì một bà đầm Mỹ đến ôm tôi và trao bó hoa, chụp hình lưu niệm.

Sau vài sự giới thiệu (mà lúc đó đầu óc tôi trống rỗng) gia đình tôi đươc bà Mỹ bảo trợ tên là Helen dẫn ra xe và chở về một apartment mà bà đã thuê sẵn. Vợ chồng tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác khi thấy sự chuẩn bị quá ư đầy đủ của bà bảo trợ: từ cục xà bông, cái khăn tắm, cuộn giấy đi cầu đến cái móc áo... mọi vật dụng cần thiết đều có sẵn, tại phòng khách với chiếc TV hiệu SONY 20 inch mà cả cuộc đời tôi không bao giờ dám mơ ước tới thì nay đã hiện hữu và từ nay tôi không còn phải lội bộ thật xa đến xóm chợ đầu làng để xem những trận đá bóng với cái TV cà rịch cà tang... Còn 2 thằng con tôi thì hả hê với chiếc máy game.

Vợ tôi cứ xuýt xoa mãi sao mà họ tử tế quá... tôi còn được biết (qua người VN dịch lại) là tiền nhà tháng đầu bà bảo trợ đã tặng cho tôi. Sau khi đã chỉ dẫn những cách xử dụng vài vật dụng cần thiết trong nhà cũng như những điều không được làm như không mở cửa cho người lạ mặt v.v... mọi người từ giã ra về, riêng bà bảo trợ thì dặn tôi chuẩn bị các thứ giấy tờ cần thiết để sáng mai bà đến đón gia đình tôi lúc 9 giờ. Bà còn nói đùa là nhớ mở cửa cho bà...

Cả đêm đó tôi trằn trọc không sao ngủ được dù người tôi mệt mỏi rã rời sau chuyến hành trình dài. Sáng hôm sau và dài dài sau đó, bà bảo trợ đã đón đưa gia đình chúng tôi đi làm những thủ tục lúc đầu như làm thẻ An sinh xã hội, khám sức khỏe, nộp giấy tờ cho 2 con tôi đi học và hướng dẫn vợ con tôi, chỉ bảo tôi từ đường đi nước bước cho đến khi tôi bắt đầu thi đậu lái xe thì bà nghĩ rằng tôi có thể tạm quen dần với cuộc sống, nên thỉnh thoảng khi có việc cần bà mới đến, tuy nhiên những ngày Chủ Nhật bà thường đưa gia đình tôi đi, sau đó về chơi và ăn uống ở nhà bà rồi bà dạy Anh Văn cho vợ chồng tôi.

Căn nhà bà ở một nơi thật yên tĩnh và có vườn hoa xinh xắn, qua tâm tình với bà, tôi đươc hiểu rõ về lý do tôi được bà bão lãnh, bà kể lại rằng sỡ dĩ bà chọn bảo trợ tôi vì khi đọc hồ sơ ở Hội Từ Thiện USCC được biết đơn vị của tôi ngày xưa đóng ở PLEIKU mà nơi đây chồng bà đã công tác rồi mất tích. Bởi địa danh Pleiku cứ ám ảnh tâm trí bà và trong những giấc mơ, Bà thấy chồng hiện về mặt mũi đầy máu và nói rằng ông đã được 1 người nông dân VN cứu nhưng vì vết thương quá nặng nên ông không sống được !

Bà cũng đã cho tôi xem những bức hình chồng bà chụp những cảnh Pleiku như Biển Hồ, núi Hàm Rồng, hình người Thượng mang gùi dẫn nhau từng đàn trên đường ra chợ... tất cả đối với bà là những kỷ niệm còn sót lại của chồng bà nhưng đối với tôi là cả 1 vùng trời kỷ niệm thân thương của cuộc đời quân ngũ. Chồng bà đã mãn nhiệm kỳ ờ VN nhưng tình nguyện ở lại công tác tiếp và bị mất tích, bà tự hỏi không hiểu cái gì ở VN đã hấp dẫn chồng bà.

Bà còn kể cho tôi nghe vài món ăn VN mà chồng bà ưa thích và nay thì bà đang thực tế cùng ăn với gia đình tôi và tỏ ra thích thú lắm. Tình thân giữa gia đình tôi và bà bảo trợ càng ngày càng thấm thiết. Vì không có con cái nên mọi tình thương bà dồn cho 2 đứa con tôi. Thời gian khi con tôi đau phải nằm bệnh viên, ngày nào bà cũng đến chăm nom săn sóc với nỗi lo hiện trên nét mặt như chính người thân yêu của bà.

Tôi thỉnh thoảng vẫn đến dọn dẹp mảnh vườn nhỏ của bà, bà trả thù lao nhưng tôi từ chối thì bà tế nhị mua cho vợ hoặc con tôi những thứ khác. Bà cho biết bà đang làm việc tình nguyện ở một bệnh viện và thỉnh thoảng bà có cộng tác với Hội Chữ Thập Đỏ. Đôi khi tôi thấy bà đem quần áo về nhà giặt sạch sẽ, ủi cẩn thận và bỏ vào thùng mang đi.

Bà âm thầm làm việc liên tục, ít khi thấy bà nghỉ ngơi và lúc nào bà cũng vui vẻ biểu hiện qua khuôn mặt đầy lòng nhân ái. Thỉnh thoảng bà cũng thường hay hỏi tôi về đời sống người dân ở VN. Bà rất quan tâm và thông cảm với những khốn khổ mà người VN đang gánh chịu. Khi biết có bão lụt ở VN, bà rất tích cực đóng góp vào công việc cứu trợ, nhất là bà thường gởi tiền giúp cho trẻ em Cô Nhi Viện Việt nam.

Một hôm thật tình cờ tôi gặp bà cũng đến hiến máu ở Trung tâm Hiến Máu thành phố, tôi càng thấy thương và kính phục bà nhiều hơn. Gặp nhau tại đây, bà nhìn tôi với ánh mắt thông cảm và hài lòng khi thấy tôi cũng hiện diện, nhìn tấm thẻ ghi ngày hiến máu của bà đã gần hết chỗ ghi ngày tháng tôi được biết thêm đây không phải là lần đầu tiên bà đến đây. Tại nơi nầy tôi cũng được dịp quan sát và thấy người Mỹ họ đi hiến máu thật đông mà giới trẻ đi hiến máu cũng không phải là ít, tôi ao ước trong cộng đồng VN chúng ta mọi người động viên nhau đến với Trung Tâm Hiến Máu thì thật là quý báu lắm thay. Sau nầy có lần bà hỏi tôi bên VN có đi hiến máu đông không, tôi thật tình kể với bà rằng tôi chỉ thấy chỉ có những người dân nghèo ở Sài gòn phải đi bán máu để kiếm sống, bà tỏ ra xót xa!

Càng gần gũi biết về bà tôi càng thương bà hơn. Tôi kính trọng bà như chị ruột của tôi, gặp những gì khó khăn tôi thường đến nhờ bà hướng dẫn và ngược lại bà cũng không giấu tôi những nỗi niềm riêng tư của bà. Bà đã bỏ đi cả quãng đời thanh xuân để sống âm thầm với kỷ niệm mặc dù có bao chàng trai đã đến cầu hôn bà khi bà là 1 thiếu nữ trẻ đẹp. Sự thủy chung của bà như viên ngọc quý giữa cái xã hội thay chồng đổi vợ như thay áo ở xứ Mỹ văn minh nầy.

Theo bà công tác từ thiện đã giúp bà vượt qua mọi cám dỗ để đứng vững đến ngày hôm nay. Có lần tôi hỏi bà sao không nuôi chó hoặc mèo cho vui" Bà nói bà cũng thích và thương thú vật lắm nhưng bà phải dành thì giờ làm những công việc khác có ích hơn và tiền mua thức ăn cho súc vật để dành giúp cho người nghèo có được miếng sống thì quý hơn.

Từ những suy nghĩ đơn sơ đầy tình người, những giúp đỡ thiết thực của bà đối với người dân nghèo VN và cá nhân gia đình tôi, tôi không biết dùng lời lẽ nào để nói lên lòng biết ơn Bà. Tôi chỉ cầu xin ơn trên cho bà luôn được mạnh khoẻ để đem tình thương đến cho mọi người. Một hôm bà nói với tôi rằng từ lâu bà ao ước được đi thăm VN một chuyến, nhất là đi đến cái xứ Pleiku đó, bà muốn tôi cùng đi và nói khi nào tôi sẵn sàng đi được thì báo cho bà biết.

Qua Mỹ hơn 4 năm, tôi cũng nhớ Mẹ già và quê hương lắm, muốn về thăm nhưng ngặt nỗi nếu đi cả vợ chồng và 2 đứa con vào dịp Hè thì quá tốn kém. Như hiểu được khó khăn của tôi, Bà nói sẽ tặng vé máy bay cho cả gia đình tôi. Nói vậy chứ tôi đâu dám nhận vì vợ chồng tôi đã mang ơn bà nhiều qúa. Cuối cùng tôi đã báo cho bà là dịp Hè tới được nghỉ, tôi và thằng con trai lớn sẽ cùng bà đi VN, bà vui mừng ra mặt, tôi chưa thấy lần nào bà vui như lần nầy. Bà nói được đi VN là bà mãn nguyện lắm. Bà đưa ra những dự tính phải làm khi đến VN. Thời gian như ngắn lại, bà đếm từng ngày, chỉ còn ba tuần nữa thôi.

Nhưng rồi tang thương lại một lần nữa ập xuống. Một buổi chiều thứ sáu như thường lệ trên đường từ Hội Chữ Thập Đỏ về nhà, xe bà đã bị 1 xe truck do một tài xế VN đụng phải và bà đã trút hơi thở cuối cùng nơi bệnh viện không một người thân. Nhận tin mà tôi tưởng chừng như xung quanh đất trời sụp đổ, tôi chết lặng hồi lâu. Cuộc đời sao quá oan nghiệt, ước nguyện thật nhỏ nhoi của bà đã không thành.

Biết đâu Thượng Đế muốn dành cái chết như phần thưởng cho riêng bà. Biết đâu giờ này bà đã gặp lại chồng bà và 2 ông bà đang hạnh phúc bên nhau nơi miền miên viễn. Có lẽ Thượng Đế không muốn bà phải lặn lội đường xa tìm tin tức chồng trong vô vọng và Ngài cũng không muốn bà phải tận mắt chứng kiến cảnh khốn khổ của người dân VN đang sống duới chế độ phi nhân của CS.

Gia đình tôi hoà lẫn giữa đám đông người Mỹ trong đám tang thật cảm đông để đưa tiễn bà lần cuối, viếng xác bà khi còn đặt ở nhà quàng, tôi thấy măt bà đã được trang điểm thật đẹp, trông bà thật thanh thản và mặt bà như có vẻ mãn nguyện... tôi muốn đuợc ôm từ biệt bà lần cuối và thét lên rằng: "Chị ơi sao đành bỏ em!" Vợ tôi đã ngất xỉu khi quan tài bà hạ huyệt. Sau cái chết của bà, gia đình tôi thấy thật trống vắng, 2 con tôi lúc nào cũng nhắc tới bà với nhiều nhớ thương. Vợ chồng tôi cũng dự định chuyển đi tiểu bang khác ấm áp hơn để hy vọng tìm 1 chút an bình.

Nay ngồi ngẫm lại những sự việc xảy ra: ngày bà chết cũng đúng vào ngày cha tôi mất (mùa lễ Phục Sinh). Rồi cả bà và chồng bà đều chết bởi người VN gây ra, tôi không hiểu tại sao có thể như vậy... Lòng tôi quặn thắt khi nghĩ đến bà, gia đình tôi mang ơn bà mà không bao giờ trả đươc. Nhớ thương bà tôi chỉ biết đặt ảnh bà cùng chung với bàn thờ cha tôi, cha mẹ tôi đã sinh ra tôi còn bà đã cho tôi lý tưởng sống.

Bây giờ trên bàn thờ cha tôi có thêm bức hình của bà Helen. Chị ngồi đây với cha tôi và hàng năm ngày cúng giỗ cha tôi cũng là ngày tôi cúng giỗ chị. Mộ chị sẽ không quạnh hiu vì có chúng tôi đến với chị như khi chị còn sống trên cõi đời nầy. Sau đám tang bà Helen một thời gian, một hôm tôi sững sờ khi luật sư báo cho biết theo di chúc, bà Helen để lại tặng cho vợ chồng tôi căn nhà của bà và ngoài ra bà còn tặng 100 ngàn đô la cho Cô Nhi Viện ở VN.

Khi gia đình tôi dọn về căn nhà của bà, tôi tự hỏi mình đã làm gì để được hưởng phần thưởng nầy. Suốt cuộc đời tôi phải sống trong ân tình ngút ngàn mà không bao giờ trả được. Trước mộ bà, tôi thầm khấn vái "chị Helen sống linh chết thiêng xin phù hộ gia đình tôi, dẫn đường soi lối cho tôi đi theo lý tưởng của chị: sống vì mọi người.


Tam Nguyễn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Oct/2021 lúc 8:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Oct/2021 lúc 7:38am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Oct/2021 lúc 8:35am

Tâm lý ứng dụng _ KHẨU NGHIỆP!

 BM

Câu chuyện sau đây được một người thân kể lại có liên quan đến hai chữ “khẩu nghiệp”, với lời nhắn là ai đó, xin đừng tạo nghiệp cho mình bằng cách làm tổn thương người khác.

 

Chị sinh ra trong một gia đình giàu có và đông anh chị em. Tuy cùng cha, nhưng gia đình có nhiều “mẹ”, nên mặc dù anh chị em thương yêu nhau, vẫn không tránh khỏi những khác biệt về tâm lý, suy nghĩ, và hành động. Điều này dễ hiểu vì mỗi dòng con đều thừa hưởng tính di truyền cả cha lẫn mẹ.

 

Tuổi thơ và tuổi trẻ của chị là quãng đời thần tiên, được cha mẹ yêu thương, các anh chị em yêu mến, nhưng cái nghiệp bắt đầu khi những người anh chị em kia đã lớn, đã có những mảnh đời riêng. Theo chị, vì ghen tỵ, vì mặc cảm hoặc vì những lý do cá nhân khác mà chị đã trở thành nạn nhân của “khẩu nghiệp” do chính những anh chị em mà chị rất mực thương yêu đã tạo cho chị.


BM


Cái chị đau khổ nhất của cuộc sống nơi đất khách quê người là cảm giác cô đơn và lạc lõng. Không chỉ những anh chị em cùng cha, khác mẹ, mà kể cả những người cùng một mẹ sinh ra đã gây cho chị, và coi chị như kẻ thù. Đó là kết quả khẩu nghiệp. Kết quả của những lời nói lớn nhỏ truyền miệng, những lời nói rỉ tai sau lưng chị. Đối với chị, cái đau đớn nhất không phải là hậu quả khẩu nghiệp do người dưng tạo ra cho chị, mà là xuất phát từ những người trong gia đình. Có lần chị đã ngỏ ý muốn nói một lần cho rốt ráo, cho mọi người hiểu chuyện, và với hy vọng nối lại tình nghĩa gia đình. Nhưng có lẽ thời cơ ấy chưa tới, mặc dù chị đã cố gắng, đã nhẫn nhịn, và đã hạ cái tôi của chị xuống nhiều lần. Thôi đành chờ cơ hội vậy. Mà nếu cơ hội ấy không đến thì cũng không sao, miễn sao chị đã sống hết mình, sống thật lòng, và sống yêu thương với mọi người là đủ.

 

KHẨU NGHIỆP LÀ GÌ?


BM


Vậy khẩu nghiệp là gì mà nó gây ra bao tang thương, đổ vỡ, và trái oan cho nhiều người như vậy?       

 

Có thể hiểu một cách nôm na khẩu nghiệp chính là nghiệp do những lời nói gây ra. Khẩu nghiệp được hình thành do những lời nói tiêu cực, ác ý, hoặc những lời nói khiêu khích được nói ra từ miệng lưỡi của một người.

 

Theo quan niệm của Phật Giáo, có ít nhất 5 loại ngôn ngữ thường tạo hậu quả tiêu cực, hậu quả xấu cho nạn nhân, và cũng cho chính người nói ra những ngôn từ đó. Bao gồm:


BM


1. Không nói có, có nói không: Đặt điều dựng chuyện, nói lời gian dối. Những lời gây mâu thuẫn, thị phi.

 

2. Lời lẽ thô thiển: Lời lẽ thô thiển hay còn được gọi là thiển ngữ. Đó là những lời đả kích, xúc phạm đến lòng tự trọng của người khác, hoặc chửi bới và làm phương hại danh dự người khác.  

 

3. Phê bình, khen chê: Đánh giá, phê phán một người dựa theo bên ngoài. Một hành động nảy sinh do tâm lý so sánh, đố kỵ.

 

4. Nói hai lời: Lúc nói thế này lúc nói thế khác. Trước mặt nói thế này, sau lưng nói thế khác làm phát sinh mâu thuẫn.

 

5. Lời lẽ khiêu khích: Dùng ngôn từ khích bác để gợi lên lòng tham, sân, si của người khác.


image
 

Còn theo quan niệm Kitô giáo, việc dùng lời nói để phê bình, phân rẽ, chia cách hoặc ly gián người này người khác không chỉ được coi như những nghiệp chướng, mà đúng ra nó là một thứ tội: Tội lỗi đức công bằng, tội kiêu ngạo, và lỗi đức bác ái: “Các ngươi không được giết người”. [1] Người ta có thể giết một người, nhiều người bằng gươm đao, súng đạn, khí giới, nhưng cũng có thể giết một người bằng cách hủy hoại danh dự, phẩm giá, và danh tiếng của họ bằng những lời nói phê bình, chỉ trích, nói gian, hoặc làm chứng gian.

 

CÁI NHÌN TÂM LÝ


BM


Dù là nói hành, nói xấu, hoặc dèm pha hạ nhục người khác bằng bất cứ ngôn từ hoặc chủ ý nào, tâm lý học nhìn những nạn nhân như những người thiếu may mắn, đáng thương, và bị tổn hại tinh thần, đôi khi bằng cả sự nghiệp, danh giá, hoặc mạng sống. Nhiều người nhạy cảm khi đối diện với những ác quả của khẩu nghiệp đã rơi vào tình trạng trầm cảm, chán nản, thất vọng, và đôi khi dẫn đến tự tử. Đối với những ai tạo ra các nghiệp chướng này thường là những người có thái độ sống thiếu tự tin, tự ti mặc cảm, thiếu trưởng thành về mặt tâm lý. Họ cũng là những người tự tôn, vô cảm, thiếu đạo đức.  


Với một người thiếu đạo đức thì việc gì họ cũng có thể làm được miễn sao họ cảm thấy khỏa lấp được cái cao ngạo, đề cao cái tôi của họ. Có thể họ là những người ghen tị, có thể họ là những người tham lam, ích kỷ, hoặc có thể họ là những người nuôi ước vọng hão huyền về những gì mình muốn có, và cách duy nhất là dìm người khác xuống, hoặc chê bai, phê bình người khác. Thực chất, họ đáng thương không phải vì cái nghiệp họ gieo, mà ngay chính cái tâm của họ cũng không được an bình, và cuộc sống họ cảm thấy cô đơn, xa tránh và ít bạn bè.   

 

KIỀM CHẾ KHẨU NGHIỆP


BM


“Nhất ngôn xuất khẩu, tứ mã nan truy”. [2] Một lời nói ra khỏi miệng bốn con ngựa đuổi theo cũng không kịp. Những ai hay có tính gieo khẩu nghiệp nên suy nghĩ lại, và hãy tự kiểm điểm ngôn từ của mình. Khi một lời nói xấu, dèm pha, hoặc hạ giá người khác được nói ra, nó sẽ lan tỏa rất nhanh, rất xa khó lòng lấy lại. Nó cũng tố cáo dã tâm, và lòng độc ác của người tạo nghiệp: “Ngậm máu phun người trước dơ miệng mình”. [3] Do đó, người tạo khẩu nghiệp sẽ luôn sống với tâm trạng nghi ngờ, bất an. Họ sợ người khác nói xấu về họ như họ đã nói xấu người khác. Họ sợ bị trả thù, và nhiều thứ sợ khác. Kết quả họ là người khổ trước khi những nạn nhân của họ bị khổ. Và họ là những người sống thiếu bình an.

 

Khi luận về giá trị của cái lưỡi. Người xưa cũng có câu: “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.[4] Chính vì thế, Thánh Kinh Kitô Giáo đã có những lời khuyên can những người hay dùng miệng lưỡi mà hại người khác như sau:  


http://baomai.blogspot.com/

“Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân. Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để bắt chúng vâng lời, thì ta điều khiển được toàn thân chúng. Anh em cũng hãy nhìn xem tàu bè : dù nó có to lớn, và có bị cuồng phong đẩy mạnh thế nào đi nữa, thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ để điều khiển theo ý của người lái. Cái lưỡi cũng vậy: nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao ! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. Cái lưỡi có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta, nó làm cho toàn thân bị ô nhiễm, đốt cháy bánh xe cuộc đời, vì chính nó bị lửa hỏa ngục đốt cháy. Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta, ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Từ cùng một cái miệng, phát xuất lời chúc tụng và lời nguyền rủa. Thưa anh em, như vậy thì không được.”[5]


http://baomai.blogspot.com/ 

 

Tóm lại:


BM


“Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ trong kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.” [6]

 

 

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Tài liệu khảo cứu:

 

1. Matthew’s Gospel (Mt 19:16-21). The Catechism refers to this in item #2052. 

2. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc. Ca Dao Tục Ngữ.

3. Ibid.

4. Ibid.

5. Giacôbê 3:2-6, 9-10.

6. Luca 6:45.


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Oct/2021 lúc 2:35pm

BỐ CHỒNG NÀNG DÂU


Lời%20bài%20hát,%20mp3%20và%20hợp%20âm%20Cha%20Chồng%20Nàng%20Dâu%20của%20ca%20sĩ%20|%20Nghiện%20Nhạc


Đã hơn 10 giờ đêm rồi mà tôi vẫn ngồi cắm cúi đọc lần thứ hai mục “Phụ Nữ Tâm Tình” về mẹ chồng nàng dâu trên tuần báo Chí Linh. Câu chuyện nói về một bà mẹ chồng thấy con dâu quá hiền lành thật thà, chỉ chăm lo việc nhà mà thiếu trang điểm khiến con trai bà lơ là… mà bà thì cũng đang mong có cháu nội để bồng bế, nên bà mẹ chồng chỉ vẽ cho con dâu trang điểm, dẫn con dâu đi Nordstrom mua quần áo mặc sao cho đẹp, cho sexy. Kết quả là con trai ngày càng thương vợ hơn. Lúc đó con dâu mới biết ơn mẹ chồng, nên cô chạy đến chúi đầu vào lòng mẹ chồng thì thầm:

– Con cám ơn mẹ. Mẹ sắp làm bà nội.

Nội dung câu chuyện tâm tình này không bình thường như những chuyện thường xảy ra giữa “mẹ chồng nàng dâu” từ xưa tới nay. Dù thật hay hư cấu thì tôi vẫn thấy vui, thấy yêu đời, mỉm cười một mình trong đêm tối rồi đứng dậy tự thưởng cho mình một ly cafe sữa. Ðúng lúc đó tôi giật mình vì cái đèn sân sau tự động bật sáng. Tôi quá đỗi ngạc nhiên khi thấy Hà đến gõ cửa, vội mở cửa ra đề hỏi xem có chuyện gì thì cô vội lách vào rồi tìm chỗ khuất trong phòng khách ngồi, thút thít khóc. Tôi biết có chuyện cơm chẳng lành, canh không ngọt giữa vợ chồng Thân-Hà nên tôi rót cho cô ly nước và ngồi chờ nghe câu chuyện.

Ðứng về vai vế trong họ hàng thì tôi gọi Hà là thím, thím Thân, Vì bố tôi là con trưởng, còn chú Thân là con út, nên Thân và tôi gần bằng tuổi nhau, đánh nhau và chơi thân với nhau từ nhỏ, lớn lên đi lính cùng binh chủng, cùng sang Mỹ theo diện HO, nhà ở sát nhau nên chúng tôi “tuy hai mà một”. Hà cũng là bạn của chúng tôi trước khi lấy Thân nên chúng tôi coi nhau như bạn bè “bằng vai phải lứa”, mỗi khi “chú thím” Thân hục hặc thì Hà tìm tới tôi cầu cứu. Chờ Hà lau nước mắt xong, tôi hỏi:

– Có chuyện gì đặc biệt mà bà sang nhà của tôi giữa đêm khuya?

– Chú của anh quá quắt lắm, tôi không muốn nghe chuyện ông ấy càm ràm về con Hồng nên ông ấy nổi giận. Ông ấy bảo tôi nếu không muốn nghe “tâm sự” của ông ấy thì đi đâu thì đi. Ức quá nên tôi liều, bỏ đi, tới đâu thì tới. Thấy ánh đèn, tôi biết anh còn thức nên trốn vào đây cầu cứu, nhờ anh chở tôi về nhà mẹ tôi.

– Hiểu rồi, bây giờ bà trốn vào trong phòng kia đi. Thế nào lát nữa lão già này cũng mò sang đây quấy rầy tôi cho mà xem, mọi chuyện sau đó sẽ tính.

Quả thật chừng hơn nửa giờ sau, “ông già ó” sang gõ cửa. Tôi mở rồi giả bộ cau có:

– Khuya rồi mà ông* còn phá tôi gì nữa đây?

(*Vì quen và thân nhau nên tôi xưng “ông-bà-tôi” với Thân-Hà thay vì chú-thím.)

– Hà có sang đây không?

– Cái gì? Hà nào sang đây khi khuya khoắt như thế này. Ông đừng có nghi ngờ…

– Không phải…, vì Hà bỏ đi sau khi tôi la bà ấy.

– Chán ông quá! Giờ này mà bà ấy đi đâu, lỡ có chuyện thì sao? Ông gọi cảnh sát chưa?

– Chưa, nhưng gọi thì nói cái gì?

– Ừ nhỉ, police hỏi đầu đuôi là “lòi” chuyện của ông “abuse” vợ là tàn đời. Có thể bà ấy về bên bố mẹ bà ấy chăng? Thôi ông về nghỉ đi, mọi chuyện sáng mai tính.

Chú thím Thân-Hà sống rất hạnh phúc với hai con, nhưng kể từ khi thằng Nam đi học ở tiểu bang Washington, tốt nghiệp ngành y rồi lấy vợ cùng lớp là con Hồng và lập nghiệp ở đó luôn. Thằng Nam không về Bolsa, California mở phòng mạch theo ý bố nữa thì bố Thân buồn lắm, quy lỗi cho con Hồng quyến rũ thằng Nam. Chú Thân “bằng mặt mà không bằng lòng”, nỗi buồn không biết tỏ cùng ai nên cứ nhè vợ và tôi trút bầu tâm sự, nghe chuyện phi lý riết rồi Hà và tôi chán khiến Thân càng cảm thấy như cô đơn.

Thông thường từ thời phong kiến và cho đến nay, dù định cư ở Mỹ, xứ tự do nhất thì chuyện “mẹ chồng nàng dâu” vẫn là đề tài không vui, tốn nhiều giấy mực. Trong chương trình hạnh phúc và gia đình của Mục Sư Thỷ trên băng tần 1480 AM, cô Minh Nguyên đã nêu ra 21 “nan đề” (vấn đề nan giải) giữa mẹ chồng nàng dâu và đưa ra những phương pháp giải quyết sao cho tốt đẹp. Chương trình này rất thực tế, hữu ích, phát thanh mỗi tuần một lần, trong khi đó thì không hề có vấn đề gì giữa bố chồng và nàng dâu. Vậy mà nó lại xẩy ra trong chính gia đình tôi mới đau: Chú tôi không ưa con dâu, chỉ vì con trai không chọn vợ theo ý ông!

Từ hồi còn chung đơn vị trước 1975, chú Thân, tôi và Hưng là bộ ba sống chết có nhau. Hưng có cô con gái rất xinh và ngoan, cùng tuổi thằng Nam, vì thế chú Thân và Hưng đã nhiều lần cụng ly:

– Sau này hai đứa nhỏ trưởng thành thì tụi mình làm thông gia nhá.

Không chỉ hai ông, mà hai bà cũng thuận theo ý chồng. Quả thật lúc đó tôi cũng ủng hộ ý kiến này, ngoài việc hai đứa nhỏ cùng học giỏi, ngoan, hiền xinh gái đẹp trai, cả hai “xứng đôi vừa lứa”, một gia đình lý tưởng tương lai không có gì trở ngại.

Nhưng “mất nước là mất tất cả”, cha đi tù, mẹ vất vả ven sông, vượt biển. Trên đất tạm dung thì gia đình Hưng miền Ðông, gia đình Hà miền Tây. Ngày các bố ra tù và đoàn tụ thì lũ nhỏ đã trưởng thành. Cả hai đứa cùng tốt nghiệp đại học, tiểu đăng khoa thì cũng phải đại đăng khoa với bạn học, lời hứa năm xưa của hai ông bố thành lời “hứa cuội”.

Mới 7 giờ sáng, Thân đã sang gõ cửa, biết được yếu điểm của ông chú, tôi tố ngay:

– Có tin gì của bà ấy chưa?

– Chưa, không thấy gọi điện thoại, tôi gọi về bên ngoại không ai bắt máy, áy náy quá!

– Chú lú rồi, đuổi vợ ra khỏi nhà mà lại còn mong vợ gọi điện thoại báo tin. Có thể bà ấy đang nằm đâu đó ở trạm xe bus hay “ghế đá công viên”, không bị du đãng thì cũng bị cảm lạnh. Hay là chú gọi police đi, không báo bây giờ, sau này có chuyện gì mới báo là rắc rối thêm. Thà bị police hay tòa án phạt ông tội “abuse” vợ và bắt sống “cách ly” còn hơn là mất vĩnh viễn.

– Rối trí quá, không biết làm sao bây giờ!

Thực ra là tôi hù chú Thân thôi, nếu lúc đó chú mà gọi police là tôi cản liền. Bất chợt chuông điện thoại reo, nhìn cái ai-đi 1-800 là biết quảng cáo nhưng tôi giả bộ:

– Alo tôi nghe… Ai đó? Cái gì? Bây giờ bà đang ở đâu?

Liếc thấy Thân chú ý phần độc thoại của tôi, tôi làm bộ ra dấu im lặng rồi nói tiếp:

– Ðừng có liều, bà đang ở đâu để tôi đến đón. Cái gì? Dứt khoát rồi hả? Trừ phi cái gì? Thì bà cứ về nhà rồi ông bà ngồi xuống nói chuyện với nhau dứt khoát một lần cho xong đi.

Tôi buông máy, tỏ vẻ chán nản, quay sang Thân:

– Bà ấy cúp máy rồi, dứt khoát không về lại nữa, không thèm ngồi xuống nói chuyện với ông nữa. Chẳng có gì mà quan trọng sinh to chuyện khiến tan nát hết, hay là ông gọi cho thằng Nam, báo cho nó biết để nó khuyên mẹ nó, hy vọng bà Hà nghe lời con trai.

– Mày điên à? Tao đang mất vợ, báo cho thằng Nam lý do tại sao để rồi tao mất con, mất cháu nội à? Tưởng mày ở ngoài cuộc thì sáng suốt.

Ðây là lần đầu tiên ông chú gọi tôi là “mày”! Như vậy là ông ấy đã hoảng tột cùng rồi, đã biết sợ mất vợ, mất con và mất cháu nội, điều mà nhiều lần tôi đã giải thích, nhưng “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, chưa mất vợ nên ông không hiểu lời khuyên, cứ “chó đen giữ mực”, bắt người khác chịu đựng cái bực dọc vô lý của ông ấy. Chú Thân mắng tôi “điên”, nhưng thực ra là ông trúng kế của tôi rồi. Cảm thấy đã tạm đủ, tôi đưa cho ông ly cafe rồi chậm rãi:

– Ừ thì tôi điên, nên không còn sáng kiến nào giúp ông được nữa. Tuy chưa biết bà Hà đang ở đâu, nhưng còn gọi tele về là vẫn bình an là yên tâm rồi, thế nào bà ấy cũng gọi lại cho tôi. Bây giờ ông về nghỉ ngơi đi, nằm vắt tay lên trán suy nghĩ cặn kẽ ngược xuôi. Tôi đi làm. Chiều nay nếu muốn thì sang tôi ăn cơm rồi ta nói chuyện tiếp. Hy vọng lúc đó biết bà Hà ở đâu.

Không còn cách nào hơn, Thân uể oải đứng đậy, đưa tay cho tôi bắt, chỉ nói được câu: “Sorry” rồi lết cái thân già ra cửa. Tôi không nói gì thêm, nhìn theo ông mà mỉm cười:

– Cha nội sập bẫy rồi.

Sau khi Thân về, cửa vừa đóng thì Hà đi ra buông thõng một câu: “Ðáng kiếp!” Tôi bàn với Hà là nên về nhà bố mẹ ruột dưới Irvine tá túc vài ngày để cho tôi đóng tiếp vở kịch bất đắc dĩ này. Hà mừng và đồng ý ngay và đây cũng là dịp tôi phải dứt khoát một lần gỡ rối cho gia đình ông chú và cũng cho chính tôi. Tuy kinh nghiệm về chuyện gia đình chẳng có bao nhiều, nhưng cái sự đời “Bố Chồng Nàng Dâu” này hoàn toàn do lỗi của chính chú Thân gây ra, nên chẳng cần phải là nhà tâm lý, cứ sự thật mà nói, nói phải “củ cải cũng phải nghe”, nói với tâm lòng chân tình thì hy vọng mọi chuyện sẽ “OK”.

Mới 5 giờ chiều, Thân đã lò mò sang tôi, tay cầm chai rượu Martell đã khui, chắc là chàng buồn quá nên tu trước một hớp đây. Trong tình trạng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nên chẳng cần ăn uống gì nhiều, những thứ trong nhà lúc nào cũng sẵn có, một bịch bò viên, 2 gói mì ăn liền là dư. Trông dáng Thân bồn chồn lắm, nhưng tôi cứ đủng đỉnh, chẳng có gì quan trọng.

– Hà có gọi điện thoại lại không? Có nói gì không? Hiện bà ấy đang ở đâu?

– Từ từ, uống một hớp đã, chuyện đâu còn có đó, rượu vào lời mới ra được. Ông có vẻ còn yêu bà Hà như lúc còn trẻ, ít ai được như thế. Hèn chi hồi đó ông cãi lời bố, nhất định theo bà Hà mà không chịu cưới cô Lan, con bà Chánh Ðức, mặc dầu ông đã “chạm ngõ”, khiến hai bên giận nhau rồi bố ông phải xin lỗi người ta và đòi “từ” ông. Rồi ông “bất hiếu”, bỏ bố đi theo Hà. Nhưng xét về mọi phương diện thì Hà hơn Lan.

Như gãi đúng chỗ ngứa, Thân quay về với tình yêu đẹp dĩ vãng mà quên lửng hiện tại lý do nào mà ngồi đây, chẳng hiểu ức lòng hay rượu nói mà chàng cao hứng:

– Ðó là lý do tao yêu Hà cho đến bây giờ. Nghĩ lại, ông già thật là quá quắt, chỉ vì cái hão môn đăng hộ đối với nhà Chánh Ðức mà ghét “tao” rồi không ưa Hà. Ngay cả khi vợ chồng tao có con rồi, ông già đã có cháu nội rồi, vậy mà ông vẫn không bằng lòng với con dâu, với Hà.

Ðã tới lúc tôi cần phải nói khi thấy Thân trách bố mà quên phận mình, chỉ thấy lông mi người khác mà không thấy cái xà nhà trước mắt mình, tôi phang đại một câu:

– Ối giời! Bố con ông có cái máu khinh người,.

Chợt nhận ra điều gì đó vô lý, Thân không nói tiếp mà nốc luôn một hơi rồi dằn mạnh cái ly xuống bàn, dựa ngửa ra salon, ngước mặt lên trần nhà, lau nước mắt, lặng thinh.

Tôi dẹp ly chai, đứng dậy đi pha bình trà Thái Nguyên, đây mới là thức uống mỗi khi chú cháu tôi ngồi trà đạo, không quên kèm theo hộp kẹo lạc mà bà Hà tự tay làm trong dịp Tết.

– Uống hớp trà nóng, nhai miếng kẹo lạc do bà Hà làm cho tỉnh lại rồi mà đi tìm vợ.

– Bây giờ tôi phải làm gì?

– Nếu thực lòng ông muốn tôi giúp ý kiến về chuyện lủng củng, bất hòa của gia đình ông thì ông phải thành thật trả lời những câu hỏi của tôi. Bỏ thứ bậc cha chú sang một bên, chúng ta nói chuyện trong tình bạn bè thân thiết, không được ngắt lời tôi.

– Ok, nói đi, tôi chưa bao giờ nghĩ đến thứ bậc, mà hoàn toàn là tình bạn, đồng đội.

– Nhấp hớp nước trà đậm chát này đi rồi sẽ cảm thấy có vị ngọt. Nguyên nhân bất hòa giữa ông và bà Hà bắt nguồn từ đâu?

– Hà luôn nghịch với ý tôi, hoặc không thèm nghe tâm sự của tôi về con Hồng.

– Tại sao ông không ưa con Hồng, vợ thằng Nam, con dâu của ông? Lý do?

Khi đặt cho Thân câu hỏi này là tôi biết Thân sẽ rất khó trả lời, bởi vì không có lý do nào chính đáng cả. Hồng không có một lỗi nào, mà tất cả chỉ do cái “danh hão” kèm theo tính ích kỷ của ông bố chồng khó tính, nhưng chẳng anh đàn ông nào nhận ra cái khuyết điểm của mình.

Thấy Thân đăm chiêu ú ớ, tôi dựa vào 21 nan đề “mẹ chồng nàng dâu và con trai” trong câu chuyện gia đình của cô Minh Nguyên trong giờ phát thanh của Mục Sư Thủy, tôi bắt Thân trả lời thật ngắn gọn:

– Ông thương thằng Nam và cháu nội ông không?

– Chúng là núm ruột của tôi. Tôi thề với trời đất là xin hy sinh tất cả cho con cháu tôi.

– Nếu thằng Nam nó buồn vì chuyện vợ con của nó thì ông nghĩ sao?

– Thì nó cũng khổ như tôi hiện tại đang khổ vì bà Hà.

– Con Hồng, vợ thằng Nam nó có lỗi gì, khuyết điểm gì mà ông không hài lòng?

– ???

– Ú ớ phải không? Ồng ngại không dám nói thì vảnh tai ra mà nghe tôi nói thay cho ông đây: “Con Hồng ỷ nó đẹp, học cùng lớp với thằng Nam rồi quyến rũ con ông, giựt đứa con trai cưng ra khỏi tay ông, làm ông ghen…”

– Không phải thế…

– Yên, đã hứa không ngắt lời thì ngồi yên đó đề tôi hài tội con Hồng thay cho ông: Cái tội nặng nhất là con Hồng dám dụ thằng Nam mở phòng mạch ở bên Washington mà không về Bolsa như ý ông hằng mong ước. Ông nội, bố tôi và cả ông nữa đều là gốc nông dân, vai vác cày, tay dong trâu, nay có thằng con làm đến ông “bác sĩ” mà không “vinh quy bái tổ” thì thật là bất hiếu. Nó phải về đây, mở phòng mạch ngay trên đường Bolsa này, để mỗi sáng, ông khệnh khạng sang phòng mạch của thằng con, các cô y tá cúi đầu chào ông, rồi ông ưỡn ngực đi thẳng vào bên trong trước con mắt thèm thuồng của các bệnh nhân đang chầu chực ngồi đợi để được con ông khám bệnh. Ông giới thiệu bạn bè đến phòng mạch của con ông, không vì tiền mà ông muốn khoe ông là “bố bác sĩ”!

Thân đưa tay ra dấu muốn thanh minh, nhưng lúc này tôi không còn đóng kịch nữa, nghĩ đến thái độ ích kỷ của Thân khiến tôi nóng mặt nên nhập vai không cần suy nghĩ, bởi vì đã nhiều lần, bên bàn cafe, Thân đã tâm sự điều này với bạn bè khiến tôi nực gà với ông chú mà chưa có dịp lật tẩy. Ðây là lúc phải nói thẳng, nói thật, nếu không thì chẳng còn dịp nào, tôi tấn công tiếp:

– Ngoài tình đồng đội, ông còn là chú ruột của tôi. Hạnh phúc hay bất hạnh của ông cũng ảnh hưởng tới ông bà nội, tới bố tôi, và cả tôi nữa nên bắt buộc tôi phải mổ xẻ cái ung nhọt này. Ông giao du với lão Quỷnh, lão hay nổ, một tấc bốc lên tới trời khiến ông lây cái tính hợm mình. Ông có nhớ khi thằng Nam vừa ghi danh mấy lớp “bai-ô” gì đó ở UCLA thế là ông nổ với đám bạn cafe Factory là con ông học “bác sĩ”. Chưa hết, lúc ông nội chết, thằng Nam mới nạp đơn, dù chưa có kết quả được nhận vào học ngành y ở UCLA, của mấy trường ở Washington, Texas, San Antonio v.v… mà nếu được nhận thì tối thiểu nó phải học 4 năm nữa. Vậy mà ông dám ghi thằng Nam là bác sĩ trong tờ cáo phó khiến nó xấu hổ với bà con. Nó nhờ tôi khuyên ông, tôi có hứa, nhưng rồi tôi quên đi, tờ cáo phó đó tôi còn giữ đây, ông đọc đi.

Thực sự là tôi cất tờ cáo phó lúc ông nội tôi chết, rồi quên đi, nay vì chuyện thằng Nam, tôi lôi ra chứng minh cho ông chú hết chối cái tính hợm mình. Tại vì quá khát khao thằng con là bác sĩ, khi con đạt được rồi thì lại không giúp cho ông nở mặt nở mày với chúng bạn mà lại lập nghiệp ở “quê vợ” nên ông ghét lây sang vợ nó.

Mặt ông chú đổi từ đỏ sang tím, tôi “táp-pi” luôn:

– Ông có nhớ hôm ngồi coi Paris By Night số 87, ông khen nức nở cô ca sĩ Hồng-Ngâm rằng vừa đẹp vừa hát hay rồi ông thở dài phát ra một câu hết sức vô duyên: “Hồng người ta thì thế, còn Hồng mình thì…!” Tuy ông bỏ lửng câu nói, nhưng tôi hiểu ý ông muốn ám chỉ ai, chính lúc đó tôi bỏ về mà không thèm chào ông, ông nhớ lại đi.

Quả thật tôi không có ý định nặng lời với ông chú như thế, nhưng không còn ai đủ cam đảm vạch ra cho ông thấy, đã lỡ theo lao, trước sau cũng phải mổ xẻ một lần cho xong, “lành làm gáo, vỡ làm muôi”, tôi không thương ông chú bà thím mà tôi thương thằng em, thằng Nam. Nó buồn lắm, nó không có lỗi gì cả, tôi phải giúp nó như đã hứa.

Thân nhắm mắt im lặng nghe tôi dẫn chứng, tôi kết thúc “bản án”:

– Ông thương con, lo cho con ăn học thành công đúng với mong ước thế rồi nó chưa đền đáp gì cho ông mà lại đem chia vinh quang cho một người “xa lạ” khiến ông bực ông giận là đúng rồi. Nhưng người xa lạ đó chính là con dâu của ông. Nó là người giữ vai trò nối dõi tông đường cho ông. Những đứa cháu nội mà ông quý mến hơn cả bản thân ông từ đâu mà có? Ðiều quan trọng nhất là con Hồng nó không có lỗi hay điều gì đáng trách cả, nó đã và đang làm tròn bổn phận là con, là vợ, là mẹ, vậy thì ông còn đòi hỏi gì nữa? Suy nghĩ kỹ lại đi, ông thề ông xin hy sinh tất cả cho hạnh phúc của con cháu ông. Vậy thì nếu thằng Nam, cháu nội, chúng nó biết ông không thương vợ nó, mẹ nó, thì chúng nghĩ gì về ông? Rồi vì bên hiếu bên tình, gia đình nó lục đục thì ông vui hay buồn? Ông hy sinh cái gì? Hãy nghĩ lại hoàn cảnh của ông nội và ông ngày xưa mà bỏ thói ích kỷ đi. Tôi đã hết lời và không muốn nghe bất cứ câu giải thích hay bào chữa nào của ông nữa. Uống nốt hớp trà đậm chát lưỡi này đi, sẽ thấy nó ngọt cổ họng rồi xuống đón bà Hà về mà xin lỗi.

Thân uể oải đứng dậy ra về, tôi không chào mà cũng chẳng bắt tay. Buổi chiều tôi đang tưới mấy chậu hoa sau nhà thì bên kia hàng rào, Hà ra đưa ngón tay cái lên trời tỏ dấu hiệu “số 1” và mỉm cười, còn chú Thân, có lẽ quê với tôi nên tránh mặt.

Ðúng một tuần sau, cả hai ông bà sang chơi, gửi tôi chùm chìa khóa để nhờ thỉnh thoảng sang tưới giùm ít chậu lan sau nhà. Tôi hỏi:

– Ông bà đi hưởng trăng mật ở đâu vậy?

– Mật ngọt cái gì, đi thăm cháu nội, khoảng 3 tuần. Cám ơn ly trà đậm chát của “toi”./.

Tô Văn Cấp

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Oct/2021 lúc 3:58pm

BỀNH BỒNG NHƯ LỤC BÌNH TRÔI


Mặt trời chưa lên cao lắm, nhưng tôi đã thấy nóng. Da rít, lưng đổ mồ hôi. Tôi đưa tay lên nhìn đồng hồ, chỉ mới hơn 9 giờ sáng.
Tôi gọi chai bia, không quên dặn cô chủ quán cho nước đá “sạch”. Cô nở nụ cười với đôi răng khểnh có duyên và nói: “Dạ, em biết!”.

Quán không xa chợ, đơn sơ là một nhà sàn dựng bên bờ sông Hậu. Tôi thích sông nước, gió thổi nhẹ đủ để đưa hơi nước phảng phất mùi bùn của ốc gạo mà tôi mới tìm lại được, trong buổi ăn cách đây chỉ hai ngày. Người viễn xứ đi tìm cây đa bến cũ, hương xưa con đò.

Trời thật xanh, mây trắng mỏng bay thật chậm, để vài tia nắng nhỏ xuyên qua. Đất nước yên bình, nhẹ nhàng không chút bất tật, bon chen.
Những chiếc xuồng chạy máy đuôi tôm nổ khá lớn, phá tan yên lặng. Tiếng máy xa dần, đưa đẩy những đợt sóng nhỏ đập vào mạn bờ kè thấp dưới chân sàn quán. Lách tách nghe vui tai.

Con sông khúc này không rộng lắm. Mùa nầy là mùa nước nổi, phù sa đục ngầu, nước nhấp nhô, lục bình bồng bềnh với cánh bông tím lợt, chấm phá chỗ này, dày đặc bên kia:

Anh về tìm lại dấu yêu
Dòng sông, bến cũ, nắng chiều buồn tênh
Con đò nhẹ nước lênh đênh
Lục bình tím nở mông mênh đôi bờ
Em là cô gái tôi mơ
Một ngày chung bước dệt thơ tình nồng
Mơ ngày trên một dòng sông
Nguyện câu chung thủy tím bông lục bình.

(Thơ Mây Trắng)

Ngồi đây trên vùng sông nước của quê hương bỏ lại trong thời gian dài, tôi đang đi tìm lại “gốc phèn” của tuổi trẻ thiếu mùi bùn. Giống như bạn tôi, Tô Ngọc Chính, theo “tầu há mồm” vào Nam, về thăm thủ đô văn vật “Em ơi, Hà Nội Phố” năm 2003,  nói là “retour a la source”. Tôi trở về vùng sông nước của tiền nhơn khai phá trong cuộc Nam Tiến tầm thực vĩ đại nhứt qua câu sấm “Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân”.

Tôi nhớ bài học đã thật xa, vẫn hằn ghi vào trí nhớ cho tới bây giờ vì đó là hình ảnh quê hương bỏ lại trong chiến tranh tàn khốc. Lục bình,  tên khoa học là Eichlornia Cr***ipes, có rất nhiều dược tính: trị ho, viêm, sưng đau, tiêu hóa, gan, thận, trụ sinh, trị giun sán, áp huyết cao và còn trong vòng nghiên cứu: chống ung thư.
Trong thủ công nghệ, thân lục bình phơi khô dùng để đan làm giỏ, rổ, đồ gia dụng.

Thực vật thủy sinh, phát triển dễ dàng trên sông nước. Bình dị, phóng khoáng như trời cao mây rộng, không kiêu sa câu nệ đòi hỏi như cánh bông lục bình. Bồng bềnh cuốn theo chiều gió, trôi dạt theo dòng bên lở bên bồi:

Về đâu con nước buồn trôi
Đưa cành hoa tím hững hờ trên sông
Lênh đênh muôn kiếp má hồng
Tìm đâu bến đục bến trong cho đời.
(Thơ Tuyết Vân)

Lục bình gắn liền với sông nước miền Tây, Nam Kỳ Lục Tỉnh. Nơi đây, thiên nhiên ưu đãi, khí hậu hiền hòa đã tạo ra những con người bình dị như loại thực vật sống và chết trong nước. Không cầu kỳ trau chuốc qua lời ăn tiếng nói, không câu nệ trong lễ nghi phép tắc rườm rà. 
Như con cá bống sinh sản trong mùa nước nổi. Dưới chân hàng dừa nước hay trong lùm lục bình đang nở hoa.

Cá bống kho tiêu, cá bống nấu canh chua với cọng lục bình, cá bống nấu lẫu với bông điên điển. Quê hương tôi, lúa chín vàng nhấp nhô theo từng cơn gió nhẹ. Một đám lục bình trôi dạt về đây. Và những con cá bống bơi nhảy dưới chân bờ kè.
Nam Kỳ Lục Tỉnh, Vạn Đại Dung Thân!

Lâm Thụy Phong
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Oct/2021 lúc 7:52am

Phúc Họa Khôn Lường


Viet%20Kieu%20Gia

Ông Phát – Nguyễn Phúc Phát – Cái tên đọc lên nghe không êm tai, nhưng có ý nghĩa của sự ước mong “phúc đức” được phát triển. Nhưng xem ra cuộc đời ông Phát họa nhiều hơn phúc. Tôi kể lại câu chuyện đời ông để chúng ta cùng suy ngẫm.

Thời thơ ấu ông theo cha ở nơi này một thời gian rồi đi nơi khác vì cha ông làm trong ngành hỏa xa. Lần này cha ông được thăng chức làm sếp ga (chef de gare) Quảng Ngãi – một nhà ga lớn thuộc tỉnh Quảng Ngãi – nên ông được ở đây suốt thuở thiếu thời. Ông vào học lớp Nhì (ngang với lớp Bốn bây giờ). Lớp này có khoảng ba mươi học sinh, đa số là dân địa phương, nói giọng Quảng Ngãi, xen vào năm ba đứa nói giọng Huế - đó là con của các công chức hay thầy giáo người Huế vào đây làm việc. Đám học trò Quảng Ngãi hay nhại giọng Huế để cười chế nhạo. Những học trò Huế cũng không vừa, nhại lại giọng Quảng Ngãi: “eng khổng eng, tét đèng đi ngủ” (ăn không ăn, tắt đèn đi ngủ). Đó là những kỷ niệm thân thương của tuổi học trò. Sau này lưu lạc bất cứ phương mô, ông cũng thương về xứ Quảng.

Nhưng có một chuyện để mãi trong lòng ông một mặc cảm với cái tên Phúc Phát của mình từ khi còn học lớp Nhì: Hôm ấy, thằng lớp trưởng vắng mặt, thằng lớp phó lên thay, lấy sổ điểm danh từng đứa – đây là công việc thường ngày trước khi thầy giáo giảng bài. Thằng lớp phó nói giọng Huế, đến tên Nguyễn Phúc Phát hắn đọc: Nguyễn “Phục Phạt”. Mấy đứa học trò Quảng Ngãi nhao nhao bảo: - Hén bị “phoạt” ngoài tê không có mẹc trong ni mô (hắn bị phạt ngoài kia không có mặt trong này đâu). Phát đứng lên: - Tao nì! Cả lớp ồn ào cười ngây ngất…Thầy giáo bực mình phạt cả lớp quỳ nửa giờ. Đó là “cái họa” đầu tiên do cái tên “Phúc Phát”, nhưng chỉ là chuyện nhỏ - nhớ để mà vui… Sau đây mới là “cái họa” đau lòng: Ngày ấy, ông Phát bị nhốt ở trại tù Yên Bái.

Một buổi sáng Chủ Nhật đẹp trời, không phải “lao động xã hội chủ nghĩa”- một ngày lý tưởng cho đám tù khốn khổ được rảnh rang ra ngoài nấu nướng linh tinh. Đám tù sửa soạn ca cóng… ngồi chờ tên cán bộ trực trại đến điểm danh, mở khóa buồng giam thì tên quản giáo xuất hiện. Hắn kêu anh buồng trưởng đến cửa, ra lịnh:

- Gọi anh Nguyễn Phục…

Hắn ngừng, ra chiều suy nghĩ (có lẽ quên chữ phát) nhưng chỉ một thoáng, hắn tiếp: - Phạt!
Nguyễn Phục nằm gẩn cửa nghe thế - tá hỏa! Cự nự:

- Tôi có làm gì đâu mà phạt.

Anh buồng trưởng ú ớ. Tên quản giáo nghe thấy, bèn giải thích:

- Không có phạt vạ chi mô (không có phạt vạ gì đâu) chỉ cần ba anh ra ngoài làng lấy xác anh Long đem đi chôn. Anh Long trốn trại bị du kích phát hiện, đánh chết ngoài nớ…

Hắn ra lịnh tiếp cho anh buồng trưởng:

- Gọi anh Nguyễn Phục Phạt (Phát) là một, anh Lê Văn Hượng (Hưởng) là hai, người thứ ba là Phạm Đ… (Đủ) - Nhưng thôi để anh Nguyễn Phục thay anh Phạm Đ...( Đủ) - Anh Phục đi theo phụ hai anh kia đào huyệt. Chốc nữa bảo ba anh này ra cổng gặp tôi.

Việc chôn xác tù, thường giao cho đám tù hình sự. Nhưng những trường hợp bị chết thảm như anh Long thì bọn quản giáo thường chọn các tù chính trị cứng đầu, bướng bỉnh thay thế, như một cách để răn đe. Nguyễn Phục, người trẻ nhất trong buồng, hiền lành, ít khi tỏ thái độ chống đối, nhưng thường bị vệ binh phạt ngoài hiện trường lao động vì cái tội “cải thiện linh tinh”. Lần này nằm trong buồng, chưa làm gì cả mà bị kêu tên ra phạt. Anh ta cảm thấy oan ức, nên mau mắn lên tiếng phản đối.

Trong nhà tù, khi phân công làm bất cứ việc gì, dù vô cùng chán nản tù nhân cũng không thể từ chối. Và việc đi chôn xác bạn tù, coi như một “tai họa”, vì luôn lưu lại trong lòng nỗi ám ảnh thê lương… Cho nên xong công việc chôn cất anh Long, Nguyễn Phục càm ràm với ông Phát:

- Cái tên của ông thiệt là ác ôn! Làm tôi mang họa lây…

- Do cái giọng Nghệ An nặng chình chịch cuả hắn, chứ đâu phải do cái tên của tao.

Ông Phát phân trần, rồi tiếp:

- Dòng họ nhà tao ai cũng mang hai chữ đầu Nguyễn Phúc sau đó cha mẹ muốn đặt tên gì thì thêm vào một chữ có ý nghĩa là thành tên như Nguyễn Phúc Lạc, Nguyễn Phúc Lộc, Nguyễn Phúc Thọ…v…v…Theo lời cha tao kể: “Khi sinh ra, mẹ tao muốn đặt cho tao cái tên Nguyễn Phúc Tài – mong sau này tao có nhiều tiền. Cha tao bảo: - Giàu chưa chắc đã sướng. Mẹ tao đề nghị tên khác: Nguyễn Phúc Lộc – mong cho tao sau này làm quan - được hưởng ơn vua lộc nước. Cha tao bảo: - Cái lộc nước bây giờ là ăn hối lộ bị dân chúng phỉ nhổ, nhục lắm! Mẹ tao đề nghị tiếp: Nguyễn Phúc Thọ - mong cho tao sống lâu. Cha tao bảo: - Sống chết có số, với lại sống lâu thêm khổ, thêm nhục chứ được tích sự gì?! Mẹ tao chán quá, không đề nghị nữa và nói: - Vậy ông muốn đặt cho nó tên gì? Cha tao bảo: - Ở đời phúc đức là quí nhất – có phúc đức mặc sức mà ăn - vậy nên phát triển cái phúc đức.” Thế là tao mang cái tên Nguyễn Phúc Phát.

Ông Phát tâm sự:

- Thế nhưng xem ra đời tao chẳng ra gì! Hồi còn nhỏ học hành kém cỏi, không hy vọng lấy được mảnh bằng Tú Tài. Cha tao dự tính nếu không đậu được Tú Tài thì sẽ gom góp mua một chiếc xe chuyên chở hành khách, chạy đường Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Như vậy cũng ấm thân. Dưới cái nhìn của cha tao: chuyên chở hành khách là một nhu cầu – không bao giờ thất nghiệp.

- May mắn, năm đó tao thi đậu Tú Tài I. Cha tao vui mừng bảo: “Cái phúc đức nhà ta đã phát”. Ông làm tiệc chiêu đãi tưng bừng... Ông hy vọng tao sẽ thành đạt trên đường học vấn và sẽ làm rạng rỡ gia phong. Nhưng sau đó tai họa lại đến: chiến tranh! Chiến tranh đã làm tiêu tan tất cả mọi ước mơ.

- Năm ngoái cha tao ra thăm nuôi, lợi dụng lúc tên cán bộ ra ngoài, ông buồn thảm than rằng: “Nếu con không đỗ Tú Tài để đi làm quan, thì đâu phải lâm vào vòng lao lý, khổ sở thế này…Nếu làm lính Địa phương quân, Nghĩa quân thì con đã là một anh tài xế, được khỏe tấm thân. Thời buổi bây giờ: “nhất tài xế, nhì tài công, thứ ba ông cán bộ.” Tài xế kiếm ăn được nhờ chở hàng lậu. Mấy ông tài công được người ta cầu khẩn như Lưu Bị cầu Khổng Minh để lái tàu vượt biển. Còn mấy ông cán bộ - biết rồi - khỏi nói! Nhưng ở đời phúc họa vô lường - phúc đức còn thì còn hy vọng con ạ”.

- Cha tao qua đời sau chuyến thăm nuôi năm đó, đau buồn không sao kể hết...và tao ghi nhớ mãi trong lòng lời nói của cha tao: “Phúc Đức còn thì còn hy vọng”.

Bóc hơn sáu quyển lịch, ông Phát được ra khỏi trại tập trung. Về nhà thấy cảnh vợ con nheo nhóc, đói khổ…ông Phát vô cùng thất vọng! Nhưng rồi cái “phúc” lại “phát”-- ông được đi định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình HO.

Ông ra đi với vợ và hai đứa con nhỏ, để lại quê nhà thằng con cả, vì nó đã có gia đình và trên 21 tuổi, nên không được đi cùng. Đến vùng “đất hứa”, cái phúc tiếp tục phát – gia đình làm ăn khấm khá mua được nhà cửa khang trang, hai đứa con học hành giỏi giang, thành đạt.

Thời gian thấm thoát trôi qua, ông bà Phát đã đến tuổi về hưu. Hai đứa con đều tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định, lương cao và đã lập gia đình, ra ở riêng. Hai vợ chồng già hủ hỉ bên nhau và có cùng mơ ước: Sẽ về Việt Nam ở chơi một tháng với vợ chồng thằng con cả và mấy đứa cháu nội. Sau đó sẽ đi du lịch đó đây để bù lại những tháng năm làm việc cật lực ở Mỹ -- ngày không thấy mặt trời, đêm về chẳng thấy trăng sao…

Một tháng ở Việt Nam, hai ông bà thấy nhiều người trong nước nhận tiền của thân nhân nước ngoài gởi về để sửa sang mộ phần ông bà, cha mẹ; giúp anh em, con cháu xây dựng nhà cửa và họ hàng đóng góp -- người góp của, kẻ góp công xây dựng nhà thờ Chi, nhà thờ Họ nguy nga tráng lệ… Sự việc đó trở thành phong trào. Người ta thi đua “vinh danh người chết, làm đẹp mặt người sống.” Ngôi mộ xây sau “hoành tráng” hơn ngôi mộ xây trước. Thâm chí nhiều ngôi mộ vừa xây xong, đập phá xây lại to đẹp hơn, cho “đẹp măt” với bà con, dòng họ. Cứ thế tiến lên… biến nhiều khu nghĩa trang trông xa như một thành phố. Có người đưa ra nhận xét: Trông toàn cảnh Việt Nam bây giờ: chùa chiền, nhà thờ, lăng tẩm của các ông lãnh đạo phát triển nhanh, mạnh, to lớn, nguy nga hơn nhà thương, trường học.

Theo phong trào đang lên, ông bà Phát dự trù rút tiền trong quỹ hưu trí 401k ra để xây mồ mả ông bà, cha mẹ hai bên nội, ngoại và sửa lại căn nhà cho thằng con cả để nơi thờ tự được “hoành tráng” như người ta. Ông Phát hứa với thằng con cả: “Về Mỹ, thu xếp tiền bạc, sang năm cha mẹ sẽ về cùng con lo công việc…”

Năm sau, ông Phát về một mình, bà Phát ở lại Mỹ. Bà bảo: “Việt nam nóng quá, về ở lâu bà không chịu nổi”. Đây là một sai lầm lớn dẫn đến những tai họa, không thể lường trước được.

Ngày trở lại quê hương với bao kỳ vọng, ông Phát suy nghĩ mông lung…Với số tiền mang về, có thể cứu giúp một số người qua cơn cùng khốn, nhưng ông Phát suy tính: lo cho người chết được “mồ yên mả đẹp” trước đã, người sống tính sau. Như vậy cũng được tiếng thơm là người không quên cội nguồn. Thế là ông Phát xúc tiến công việc xây mồ mả cho hai bên nội, ngoại.

Ở Việt Nam bây giờ có những nhà thầu chuyên môn xây mộ “bao trọn gói” - từ A đến Z - Tiền nào của đó: hoành tráng, thường thường bậc trung hay theo mẫu mã bình thường. Ông Phát chơi trội, chọn mẫu “hoành tráng”. Nhờ đồng đô la có giá và tiền nhân công ở Việt Nam rẻ, nên số tiền ông mang về để xây mộ phần chưa đến phân nửa. Sửa sang căn nhà cho thằng con cũng chỉ mất vài chục ngàn đô, còn lại số tiền kha khá. Theo dự trù ông Phát ở lại quê nhà sáu tháng để lo công việc… Công việc của ông Phát ở đây, không có gì bận rộn, vất vả. Xây dựng mồ mả đã có nhà thầu “bao trọn gói”, ông chỉ việc chi tiền, rồi thỉnh thoảng đến kiểm tra; còn sửa sang nhà cửa đã có thằng con trai.

Người xưa đã bảo: “nhàn cư vi bất thiện”, hơn nữa ông Phát lại còn có tiền bạc rủng rỉnh. Thế là ông dễ sa vào con đường mà cách nay vài năm ông cực lực lên án. Ông từng chửi nặng lời bọn người “xênh xang áo gấm về làng”, ăn chơi đàng đúm trên sự đau khổ của đồng bào trong nước. Ông gọi những “con trâu già thích gặm cỏ non” là những “thằng già dịch”. Bây giờ chính những “thằng già dịch” đã đưa ông vào con ngõ hẹp.

Họ đến rủ rê ông Phát đi chơi giải trí. Họ bảo: “Cuộc đời như ảo ảnh phù du, vô thường, ngắn ngủi… Thế hệ chúng ta chịu nhiều thiệt thòi và cơ cực. Bây giờ là cơ hội được đền bù, nên tận hưởng, kẻo một mai hối tiếc.” Ông Phát nghe ra “chí phải!” Thói đời: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Dần dà, họ đưa ông đến những tụ điểm ăn chơi, đàn đúm. Một thời gian, ông cảm thấy nơi đây bản năng động vật đã lấn lướt hành vi trí tuệ của con người. Ông cảm thấy ngượng ngùng, bại hoại. Ông muốn quay về với sự thuần khiết đạo lý làm người. Nhưng đã muộn! Ông đã ghiền!
Đứa con gái phục vụ ở quán “bia ôm” ngày trước đã đưa ông vào mộng – nó vuốt ve, ca tụng, chiều chuộng ông với những lời âu yếm như mật rót vào tai – khiến ông quên người vợ già khó tính và quên cả cái nghĩa tào khang…

Hôm nay nó đến tìm ông, ngã đầu vào vai ông, khóc nức nở, rồi tỉ tê: “Em không làm ở quán bia ôm nữa. Ô nhục lắm anh ơi! Nhưng em còn mẹ già ngoài Hà Nội cơ cực quá và một đứa em đang đi học, em phải nuôi dưỡng. Em thấy anh là người nhân hậu, có thể cứu giúp em qua cơn bỉ cực và em linh cảm như có mối nhân duyên - từng đêm em nhớ nhung, mong mỏi được gặp lại anh - vắng anh đời em như mất hết ý nghĩa. Em nói thật lòng: - Bây giờ vợ anh cũng già rồi, một mai sẽ ‘khuất núi’… ai sẽ là người hôm sớm bên anh khi anh còn phong độ như thế này? Người ta bảo: ‘Hiện nay, Việt Nam là một trong mười quốc gia đáng sống nhất trên thế giới.’ Sao anh không về đây an dưỡng? Em sẽ chăm sóc cho anh. Không phải trù ẻo, nhưng cuộc đời nào ai tránh khỏi cái Sinh, Lão , Bịnh, Tử…Đến khi vợ anh ‘khuất núi’, em sẽ đồng ý cho anh làm đám cưới để anh bảo lãnh em sang Mỹ tiếp tục hầu hạ anh cho đến hết cuộc đời…”

Cái giọng Hà Nội êm như ru của nó làm ông Phát vừa xúc động vừa thầm khen: Con bé này tuổi đời chỉ quá đôi mươi mà nó biết nhìn xa, tính chuyện tương lai nghe ra “chí phải”. Trong đầu ông Phát nảy ra ý tưởng: vừa cứu người vừa giúp mình -- Cứu con bé ra khỏi cảnh lầm than, ô nhục… và tuổi già của mình có người sớm hôm chăm sóc. Thế là ông ra tay nghĩa hiệp.

Từ đây, ông và con bé gặp gỡ thường xuyên hơn. Nó đưa ông về căn nhà, tuy nhỏ nhưng gọn gàng sạch sẽ trong xóm Vườn Chuối, Quận 3. Nơi đây có những đêm mặn nồng tình ái, coi như tổ ấm của đôi vợ chồng son.

Và cũng từ đây, ông đi sớm về khuya, vợ chồng thằng con cả thấy có sự bất thường, nên bắt đầu theo dõi… Cuối cùng khám phá ra: “Ông già có bồ nhí!”.

Thằng con trai thông cảm, bao che cho ông già và giữ đạo làm con, nó chỉ khuyên can xa gần chứ không dám nặng lời với cha. Nhưng vợ nó cực lực phản đối, và báo cáo mọi tình tiết cho bà già chồng. Nghe tin như sét đánh ngang tai, bà vợ nghẹn ngào không nói nên lời. Bà không ngờ một người cần kiệm như thế, bao năm đồng lao cộng khổ cùng bà nuôi dưỡng con cái, xây dựng gia đình và rồi sẽ hôm sớm bên nhau khi tuổi già sức yếu. Thế mà bây giờ chồng bà quên cái nghĩa tào khang, phản bội bà, đi theo người khác trẻ đẹp hơn. Lòng bà xót xa như xát muối!
Mấy tháng nay, bà cảm thấy cô đơn, mong ông sớm về để thực hiện chuyến du lịch nơi Thiên đàng hạ giới, Hawaii - như đã dự trù. Nhưng bây giờ thì không còn gì nữa. Tất cả tan như bọt sóng… Nỗi lòng cay đắng không biết tỏ cùng ai, mặc dù ở gần bà có hai đứa con cật ruột. Nhưng từ ngày chúng lập gia đình với người ngoại quốc: thằng rể người Mỹ, con dâu người Pháp, làm cho tình cảm không được đậm đà vì sự bất đồng ngôn ngữ và văn hóa. Ngay cả khi bà muốn âu yếm, chăm sóc mấy đứa cháu nội, cháu ngoại cũng không được tự nhiên. Bây giờ bà chấp nhận thân phận hẩm hiu trong thầm lặng cô đơn…

Rồi một ngày bà tìm ra con đường giải thoát – Đi tu! Giũ hết cát bụi trần ai, tìm sự thanh tịnh cho tâm hồn nơi cửa Phật.

Nơi đây bà ngộ được cái “nghiệp - duyên - nhân - quả” trong kiếp nhân sinh. Ngày ông Phát trở về, bà không có lời oán trách, ghen tuông. Bà để cho “nghiệp - duyên - nhân - quả” vận hành hóa giải… Bà tịnh khẩu!

Hình ảnh người vợ tiều tụy trong chiếc áo tràng màu lam, đêm đêm lặng lẽ thắp hương cúi đầu trước bàn thờ Phật, ông Phát cảm thấy chạnh lòng. Từng đêm, tiếng tụng kinh trầm bổng theo nhịp mõ đều đều ở dưới nhà vọng lên làm tâm hồn ông phiêu diêu thoát tục…

Nhưng sau đó cái cell phone rung lên những lời âu yếm, tỉ tê thương nhớ… Hình ảnh đôi môi trái tim, má núm đồng tiền, cặp mắt bồ câu, đôi chân dài lả lướt của con “bồ nhí” đã cùng ông sánh buớc trên đường phố Sài Gòn làm ông ray rứt nhớ nhung…

Qua hai tháng sống với tâm trạng lơ lửng, chơi vơi -- trần tục còn vấn vương, thanh cao chưa với tới… Căn nhà ngày nào là tổ ấm, hai vợ chồng ông đã từng mơ ước, chắt chiu mới có. Bây giờ trông thấy ảm đạm, đìu hiu … Ông chán nản và không còn tha thiết với nó.

Rồi đến một ngày: “Ma đưa lối, quỷ dẫn đường… Cứ tìm những lối đoạn trường mà đi. (Truyện Kiều - Nguyễn Du)” - Ông Phát quyết định về sống luôn ở Sài Gòn.

Tính chuyện ly thân, ly dị lúc này thì bẽ mặt với mấy đứa con và bạn bè mà còn lắm điều rắc rối, nên ông muốn nói lời tạ tội và ý định của mình với vợ, nhưng bà vợ lánh mặt và tịnh khẩu. Qua nhiều đêm suy nghĩ, ông viết một lá thư dài - kể lể nỗi lòng và mong bà tha thứ. Điều quan trọng ông mong bà chấp nhận là bán căn nhà chia đôi tài sản. Bà ở lại Mỹ với hai đứa con, còn ông về Sài Gòn ở với thằng con cả.

Đọc xong lá thư, bà vợ lấy bút đỏ khoanh vòng những dòng ông đề nghị bán nhà, rồi viết hai chữ OK.

Chỉ trong vòng ba tháng, việc nhà cửa đã tính toán xong xuôi. Ông Phát ôm trọn phân nửa số tiền bán nhà về Sài Gòn. Trước tiên ông cho thằng con cả mấy chục ngàn đô làm vốn. Tiếp theo ông mua đất ở nghĩa trang xây cho mình ngôi mộ “hoành tráng” để nơi “an nghỉ ngàn thu” của mình không thua kém ai. Còn lại ông mở trương mục (tài khoản) tiết kiệm ở ngân hàng Vietcombank.
Ở nhà thằng con cả vài tháng, con dâu tỏ thái độ bực bội mỗi khi ông đi sớm về khuya. Nó không còn kính trọng và chăm lo cho ông những bữa ăn chu đáo như trước. Tình trạng mỗi ngày một căng thẳng, ông cảm thấy không thoải mái. Thế là ông dọn qua ở luôn với con “bồ nhí”.

Ở đây ông phải trả tiền thuê nhà, bao cho con “bồ nhí” mọi thứ, coi như mất toi gần hết số tiền hưu hằng tháng từ Mỹ rót vào trương mục của ông. Mỗi tháng ông phải rút tiền trong trương mục 500 USD, mới đủ cung phụng những trò đú đởn vui chơi. Nhưng ông nhẩm tính: số tiền hiện có trong ngân hàng, với phân lời 5,6% một năm, rồi lãi mẹ đẻ lãi con thì mỗi tháng rút ra 500 dollar chẳng là bao – dù cho sống lâu như ông Bành Tổ cũng tiêu chưa hết tiền. Thế là ông cứ ung dung…

Sau ba tháng sống chung, con bồ nhí xúi ông mua nhà. Nó phân tích: “Mỗi tháng anh trả 500 đô tiền thuê nhà, em thấy ‘xót’ quá! Như tiền cột canh chim. Chi bằng mua cái nhà để giữ vốn. Nhà cửa Sài Gòn mỗi ngày một tăng giá, mai sau anh chán ở đây trở về Mỹ, bán đi cũng có khối tiền. Bây giờ bà chủ kêu bán cái nhà này với giá rất hời. Vì già cả, bả không biết giá thị trường nên kêu giá chưa tới phân nửa."

Nghe ra “chí phải!” Đời người “sống có cái nhà, thác có cái mồ”. Ông đã có cái mồ, bây giờ mua cái nhà, thế là trọn vẹn.

Nhưng từ ngày chính thức có cái nhà, ông Phát nếm trải những điều bực mình: Con bồ nhí thường xuyên vắng nhà. Khi nó đi vắng, không biết ai xúi giục bọn trẻ nhỏ trong xóm cứ tụ tập trước nhà, hát: “Trâu già thích gặm cỏ non – Răng trên không có lấy gì để nhai” (Trời sinh trâu bò hàm trên không có răng). Tiếp theo là mấy thằng choai choai đến gõ cửa, bảo: “Ông già cho vài trăm đi uống cà phê coi.” Cái giọng xấc láo làm ông tức lắm, nhưng không dám cự nự vì có lần ông quát tháo, chúng rút dao hăm dọa, ông đành xuống nước, nhưng cũng ra oai: “lần này tao cho, nhưng đừng đến quấy rầy tao nữa.” Nói thế, nhưng lâu lâu chúng vẫn trở lại. Nhưng thằng công an khu vực mới là “cục bướu” trong cổ. Mỗi tháng ông phải đóng “hụi chết” cho nó trăm đô, nó mới để ông yên. Đó là chưa kể cuối tuần nó đến rủ ông ăn sáng, dĩ nhiên là ông phải trả tiền. Những bực bội đó cộng với đồ ăn, thức uống độc hại do con bồ nhí cung cấp làm ông sinh bịnh đau bao tử. Ngày nào ở với thằng con cả, con dâu chăm sóc cho ông những bữa ăn rất chu đáo - nó lựa rau sạch, thịt cá không phải loại nuôi công nghiệp, dù giá đắt gấp đôi. Bây giờ con bồ nhí lựa những thứ đồ ăn bán rẻ nhất làm bữa cho ông. Nó chỉ cần thêm một ít phụ gia của Trung quốc cho ông thấy ngon miệng.

Cứ thế, sức khỏe của ông mỗi ngày một sa sút. Cho đến một hôm ông phải vào nhà thương cấp cứu. Qua hội chẩn lâm sàng, các Bác sĩ cho biết cần phải có các cuộc thử nghiệm và điều trị đặc biệt và phải chuyển qua bệnh viện lớn mới có đầy đủ phương tiện chữa trị. Ở đây ông được chữa trị theo kiểu “tiền trao cháo múc”- nghĩa là ứng tiền trước chữa trị sau. Cứ thế, mỗi lần xét nghiệm phải trả năm, ba triệu; hai lần giải phẫu phải trả tiền tỷ. Đó là chưa kể tiền “lót tay” cho y tá, bác sĩ để được chăm sóc đặc biệt. Thằng con thương cha, tốn bao nhiêu nó cũng ráng gồng mình. Một tháng nằm bệnh viện, số tiền trong ngân hàng của ông Phát đã cạn. Ông nhắc thằng con lấy cái bảo hiểm sức khỏe ông đã mua hơn tám trăm ngàn đồng/một năm (tiền Việt Nam) ra mà xài. Thằng con cười như mếu nói với cha: “cái bảo hiểm đó chỉ xài cho đau bụng, nhức đầu thôi”. Bây giờ thì mấy chục ngàn ông cho nó trước đây cũng đem ra xài, nhưng vẫn không đủ, phải lấy thêm số tiền vợ chồng nó chắt chiu dành dụm bấy lâu nay để trả “viện phí”, cứu sống cha. Cuối cùng chẳng còn gì, chẳng biết xoay xở, vay mượn vào đâu, nó đành phải đưa cha rời khỏi bệnh viện. Bịnh tình ông Phát đã qua nguy kịch, nhưng nếu có tiền nằm lại tỉnh dưỡng ít lâu sẽ tốt hơn. Nhưng đành chịu… phải về!

Trên đường về nhà ông Phát than với con: “Ở Mỹ khi đau bịnh vào nhà thương, họ chữa trước rồi tính tiền sau, nếu không có tiền trả một lần thì trả góp. Còn ở cái nước đáng sống này thì ngược lại, không có tiền trả trước, coi như tiêu tùng…”

Xe đậu trước cửa, cảnh nhà trông khang khác, ông Phát tra chìa khóa nhưng mở cửa không được. Gần một tháng nằm bệnh viện, con bồ nhí chẳng vào thăm, bây giờ mở cửa không được làm ông Phát phát cáu. Ông vừa đập cửa vừa gào: “Em ơ!”

Chừng năm phút sau, một gã thanh niên ra mở cửa, mặt hằm hằm, hất hàm hỏi:

- Ông tìm ai?

- Cô Vân!

- Nó biến rồi!

Ông Phát thều thào:

- Tôi mua căn nhà này cho cô ấy ở. Bây giờ biến đi đâu?

Gã thanh niên nổi cơn thịnh nộ, gằn giọng:

- Thì ra là ông! Cút ngay! Trong khi tôi đi lao động nước ngoài, con vợ lăng loàn dám đem trai vào nhà tôi giở trò đồi bại. Cút xéo ngay! Đừng để tôi nổi giận… ra tay!

Ông Phát chưng hửng! Trước sự hung hãn của gã làm ông Phát hơi nhợn, ông lắp bắp:

- Tôi còn đồ đạc trong nhà…

- Đốt sạch rồi! Cút ngay cho khuất mắt! Đừng đứng đó mà lải nhải - ông cho ăn đòn bây giờ!

Ông Phát thất thểu quay ra xe với thằng con đang đứng đợi. Lòng ông đau như cắt!

Thằng con hỏi:

- Bây giờ về đâu hở ba?

- Đưa ba đến khách sạn xa nơi đây.

Trên đường đi đến khách sạn, ông Phát trông thấy gã thanh niên khi nãy chở “con bồ nhí” vượt qua mặt. Ông run lên như sắp ngã xuống xe. Thằng con hoảng hốt hỏi: “Ba làm sao thế?” Ông ôm chặt lưng thằng con. Im lặng!

Thằng con thương cha nhưng không thể đưa ông về nhà mình lúc này. Làm sao nó chịu được sự khinh rẻ của vợ nó đối với cha trong tình cảnh như vầy…

Ngày hôm sau, thằng con thuê một phòng trọ khá đầy đủ tiện nghi, có một bà già lo việc nấu ăn và giặt giũ cho ông. Với một ngàn dollar tiền hưu hằng tháng đủ để trang trải mọi chi phí. Nó cẩn thận ghi số phone, địa chỉ của nó vào cell phone của cha để ông liên lạc khi cần.

Nằm trong nhà trọ quạnh hiu, ông Phát gọi phone cho mấy ông “già dịch” trước đây đến rủ ông đi chơi giải trí để tán gẫu cho đỡ buồn, nhưng không gặp ai. Được biết, bây giờ chúng nó đã trở lại Hoa Kỳ để kịp chích Vaccine Covid -19, đợt đầu.

Ngán ngẩm sự đời, ông viết thư hỏi ông bạn làm cùng hãng trước đây, bây giờ đang ở trong nhà dưỡng lão về các thủ tục xin Medicaid và xin vào nhà dưỡng lão. Hơn hai tuần sau ông nhận được hồi âm. Trong thư ông bạn giải thích, hướng dẫn các thủ tục và cho biết cuộc sống của ông bây giờ thoải mái, thảnh thơi: Đau bịnh nặng thì vào nhà thương miễn phí, đi Bác sĩ khám bệnh có xe đưa đón, toa thuốc chỉ trả đôi ba đô la, ăn ở trong nhà dưỡng lão trả theo lợi tức income…v…v… Như trường hợp của ông chỉ trả khoảng 150 USD/một tháng. Ông bạn khuyến khích ông Phát: “Về đây sống cho khỏe cái thân già”.

Cuối thư ông bạn cảnh báo vài câu thơ “cà khịa”:

“Ở đây không có ‘chùm khế ngọt’ (*) nhưng có nhiều nhà thương”
“Ở đây không có ‘vòng tay ấm’ (*) nhưng tuổi già không lạnh chân”
“Ở đây không có ‘cầu tre nhỏ’ (*) nhưng có nhà dưỡng lão thênh thang”
“Ở đây không ‘chỉ một mẹ thôi’ (*) nhưng có tình thương của nhiều bà mẹ”

Ông Phát ngán ngẩm cái nước “đáng sống” nhất trong mười quốc gia đáng sống trên thế giới. Ông Thủ tướng ‘Ma dê’ bảo rằng: “Cái cột điện ở Mỹ mà biết đi, nó cũng tìm cách sang Việt Nam.” Mấy “thằng già dịch” nói rằng y tế Việt Nam bây giờ hiện đại, chẳng kém các nước văn minh, nhưng giá chữa trị rẻ như bèo… Ai nói gì thì nói, ông cũng quyết định quay về Mỹ.

Nhưng “phước bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Ngày ông định về Mỹ là những ngày Sài Gòn có lịnh phong tỏa - chống dịch! Ai ở nhà đó. Bộ đội, công an canh phòng nghiêm ngặt, nhưng dịch Covid-19 cứ bùng phát mạnh. Rủi thay! Ông Phát bị nhiễm Covid-19 nặng.

Một buổi chiều mùa hè thê thảm, ngồi bó gối trong nhà, thằng con trai nhận được hung tin qua chiếc điện thoại di động: “Ông Nguyễn Phúc Phát nhiễm Covid-19 đã chết, được bộ đội đưa đi hỏa thiêu. Thân nhân chờ sẽ có thông báo đến nơi nhận tro cốt”.

Thằng con chết điếng chẳng biết làm sao? Và nó cũng chẳng làm gì được trong lúc chính quyền cấm dân ra khỏi nhà. Chỉ còn chiếc điện thoại di động giúp nó liên hệ một vài nơi để lo việc hậu sự cho cha.

Ban đầu nó gọi phone hỏi người chú họ, ông ta cho biết: “Mấy ngày nay, chết nhiều quá, nhà hoả thiêu cho năm xác thiêu cùng một lúc, rồi tán ra chia đều 5 hũ, giao cho thân nhân. Người ta đồn đãi như thế, không biết ba cháu có ở trong trường hợp này không?”

Thằng con lo lắng tự hỏi: Nếu một hũ chứa tro cốt 5 người mà đem chôn vào phần mộ cha nó thì không ổn. Năm người chen chúc nhau trong một ngôi mộ thì làm sao cha nó được bình yên nơi chốn “an nghỉ ngàn thu?”

Nó phone hỏi một nhà sư. Sư khuyên nên đem gởi vào chùa. Nhưng ở chùa mỗi chỗ để hũ tro giá tiền khác nhau. Để nơi sáng sủa diện tiền giá cao ngất ngưởng, ngoài khả năng của nó, mà để chỗ tối tăm khuất lấp thì tủi vong linh cha nó. Vì sinh tiền ông luôn luôn thích nơi “hoành tráng”. Đó là chưa kể hằng năm phải đóng thêm tiền chỗ.

Đem về thờ trong nhà thì vợ nó nhất mực phản đối. Vì vợ nó đã hỏi bà thầy bói, bà bảo: “Năm hài cốt biết ai là ma, ai là Phật . Đem về thờ chẳng khác nào rước quỷ vào nhà - sẽ tán gia bại sản."
Nó phone qua hỏi mẹ thì mẹ nó bảo: - “Tùy duyên mà định phận con ạ”. Mơ hồ quá! Nó chẳng biết làm sao?

Nó hỏi ông thầy địa lý người Tàu, ông bảo: “Cha nị chết vì cái ‘tiểu khẩu’, vậy phải tán nơi ‘đại khẩu’.” Đại khẩu là nơi nào, ông không nói rõ? Thằng con điên cái đầu!

Có người khuyên: "Đem tro cốt rải trên sông, trên biển." Như vậy thì ngôi mộ “hoành tráng” cha nó đã xây để trống hay sao? Phí quá!

Nó định lên báo hỏi mục “Gỡ rối tơ lòng”, nhưng báo đóng cửa.

Lòng nó rối bời … nó chưa tìm ra đáp số nơi để hũ hài cốt của cha. Nó định ngày mai lên Facebook thỉnh vấn các bậc cao nhân.

Nhân đây, mời quý bạn đọc có cao kiến gì xin góp ý cho thằng con hiếu thảo. Tội nghiệp nó!

                                                                                                                                                 Lê Đức Luận
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2021 lúc 8:57am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Oct/2021 lúc 8:08am

Bài Test IQ Ngắn Nhất Thế Giới Nhưng Chỉ 17% Sinh Viên Harvard Và Princeton Vượt Qua

 

Trả lời trong thời gian càng ngắn, càng chứng tỏ IQ bạn cao. Tuy nhiên, cũng có thể bạn là một người thiếu kiên nhẫn nếu trả lời sai các bài test IQ này đấy.

Hiện tại, Kiểm tra phản xạ nhận thức (CRT - Cognitive Reflection Test) là bài kiểm tra IQ ngắn nhất thế giới, do chuyên gia tâm lý Shane Frederick từ ĐH Princeton đưa ra vào năm 2005. Chỉ gồm 3 câu hỏi, nhưng nó được thiết kế để phân loại thiên tài và người bình thường chỉ trong vòng vài giây.

Về cơ bản, những câu hỏi này rất dễ, và ai cũng có thể trả lời đúng nếu thực sự suy nghĩ nghiêm túc. Tuy nhiên, tốc độ cũng là một vấn đề quan trọng, vì trả lời đúng trong thời gian ngắn, bạn mới được công nhận là một thiên tài.

Câu hỏi:

1. Mất $1,1 để mua một cái chày và một quả bóng chày. Cái chày đắt hơn quả bóng $1. Hỏi quả bóng có giá bao nhiêu? 


2. 5 chiếc máy mất 5 phút để làm ra 5 thiết bị. Vậy 100 chiếc máy mất bao lâu để làm ra 100 thiết bị?

 

3. Có một đám tảo trong hồ. Mỗi ngày, diện tích đám tảo tăng gấp đôi. Sau 48 ngày, tảo phủ kín mặt hồ. Hỏi mất bao nhiêu ngày để tảo phủ kín một nửa mặt hồ?


Thử xem bạn có vượt qua được không nhé. Theo một nghiên cứu, chỉ 17% sinh viên từ Yale và Harvard có thể trả lời CRT một cách hoàn hảo - tức là vừa nhanh, vừa chính xác.


Đáp án:

1. Khả năng lớn bạn sẽ trả lời là $0,1, hay 10 cent. Nhưng đáp án chỉ là 5 cent, hay $0,05 thôi. Theo nghiên cứu từ Princeton, những người ngay lập tức đưa ra đáp án 10 cent có xu hướng thiếu kiên nhẫn hơn những người trả lời đúng.

2. 5 chiếc máy mất 5 phút để làm ra 5 thiết bị, vậy thì 1 chiếc máy cũng tốn 5 phút để làm 1 sản phẩm và 100 chiếc máy cũng chỉ mất 5 phút để làm ra 100 thiết bị thôi.


3. 24 ngày là đáp án của bạn? Không đâu. Nếu như mỗi ngày tảo tăng gấp đôi diện tích, thì chúng ta chỉ cần 1 ngày để tảo phủ từ 1/2 hồ đến cả hồ. Đáp án là 47.


Theo: Trí Thức Trẻ

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Oct/2021 lúc 8:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Nov/2021 lúc 9:57am

Chuyện Đôi Bao Tay 

Sunset,%20Nature,%20Sea,%20Love,%20Hands%20Photo%20-%20Holding%20Hands%20In%20The%20Sunrise%20-%20%20720x1280%20Wallpaper%20-%20teahub.io

1.

Anh Tư có một tật lạ, hễ ngồi vào chiếc bàn nào mà hơi rục rịch một chút là anh tìm dằm gỗ, cạc tông hay giấy… chêm lại ngay. Dù anh đang ngồi ở nhà mình, nhà bạn hay ngay tại nhà hàng sang trọng anh đều làm vậy. Anh thường nói, cái bàn có bốn chân, cũng như năm có bốn mùa. Nếu mưa không thuận gió không hòa thì làm sao yên nhà yên nước được.

Vậy mà số phận chẳng tha anh. Nhà anh mới đầu yên thắm lắm. Anh chị có một trai một gái. Cậu ấm đẹp trai, học giỏi, con nhà … không giàu nhưng cũng chẳng nghèo. Học xong đại học lại có việc làm ngay. Cô em thì hồi chưa ra trường đã có hãng mời nhưng chỉ đi làm đúng một năm là cô ta ở nhà sinh thêm một trự nên tạm thời ở nhà nuôi dạy con hai năm. Nói chung bốn cái chân bàn nhà anh chắc nịch, không cần chêm cũng không rục rịch.


Điều mà anh Tư không ngờ, cuộc đời có bao giờ bằng phẳng như anh nghĩ đâu. Bốn chân bàn bằng nhau nhưng cái nền nhà thì có chỗ cao chỗ thấp. Đời mà! Vậy là có chuyện. Sau một vài trận cãi vã chuyện này chuyện nọ không đáng vào đâu, anh chị quyết định ly thân nhau để … tuổi già sắp đến bớt phần căng thẳng, giảm cơn đau tim hay đột quỵ. Nghĩ là làm. Nhân nhà hàng xóm trong tòa nhà anh đang ở dọn đi, anh hỏi ngay chủ nhà thuê căn hộ kế bên và dọn ra ở riêng. Mới đầu cũng có chút… cô đơn, nhưng gần năm rồi thấy cũng quen. Anh tâm sự, dọn ra căn hộ kế bên có tiện lợi là, khi hai con và cháu ngoại đến thăm chúng có thể chạy qua lại thăm cả hai người. Chuyện gây gỗ nhau là chuyện của anh chị chứ đâu liên hệ gì với vợ chồng hai đứa con và đám cháu.

Xem như cũng ổn – nhưng đâu có an được.


Ở gần nhau cũng có những điểm lợi. Chị không lái xe được nên khi cần mua món hàng gì nặng thì cũng nhờ anh chở giúp. Vả lại xe là của chung, mua từ hồi còn gió hòa mưa thuận. Thì cũng chỉ thỉnh thoảng thôi, một bao gạo, mấy két nước suối… hay vật gì cồng kềnh. Ngược lại lúc chị nấu nồi phở, nồi bún thì thêm chút nước… rồi để nguội múc ra mấy hộp nhỏ đặt trước cửa căn hộ của anh. Anh về nhìn thấy là hiểu ngay. Cuộc sống hàng xóm láng giềng tạm êm đềm như thế được gần hai năm rồi.


Đã nói, bốn chân bàn cần phải cân đối như đất trời có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Vậy mà đất trời cũng chẳng cân đối. Năm nay mùa Hè thật đẹp, mùa Thu thật xinh mà sao đến Noel mùa Đông vẫn không chịu đến. Anh Tư quên chuyện trái đất đang bị hâm nóng nên cứ cằn nhằn mãi. Anh chỉ suy bụng ta ra bụng người. Anh chị sống mấy chục năm chung với nhau, từng cùng nhau nhịn đói nhịn khát trên chiếc thuyền nhỏ vượt biên ngày nào. Rồi tiếp theo bao nhiêu nỗi cực khổ nhọc nhằn trên đảo… cho đến ngày chân ướt chân ráo lập nghiệp trên xứ người mấy mươi năm nay. Đã vững như thế mà mấy chân bàn ấy còn rung rinh. Đời mà, ai biết trước được chữ ngờ.


Nhưng anh không ngờ thật. Đầu Tháng Giêng trời đổ tuyết tràn ngập. Phải chi tuyết đổ sớm hơn thì mọi người sẽ vui mùa nghỉ Giáng Sinh với một White Christmas. Khu anh ở thuộc miền Bắc Đức chưa đến nỗi nào nhưng khu vực miền Nam bị báo động. Có những vùng đã bị tuyết phong tỏa hoàn toàn, không ra vào được. Những cơ quan từ thiện đã huy động toàn lực mà vẫn không xuể, chính phủ phải huy động quân đội phụ giúp dọn đường di chuyển thực phẩm cho dân chúng. Họ cũng phụ dọn tuyết trên các mái nhà vì sợ tuyết chất chồng dày quá trên nóc nhà, có nơi đã cao cả hai thước, nhà sẽ bị sụp vì sức nặng quá tải. Tuy vùng anh chị sinh sống không bị nặng nhưng mỗi ngày đi làm anh phải tốn 10, 15 phút cạo tuyết bám chặt qua đêm trên tấm kính phía trước. Cũng may anh không phải đi làm sớm như người ta nên khi nắng lên thì tuyết đã tan bớt một phần rồi.


Nhưng hôm nay thì khác. Hôm nay anh Tư và chị Ba (từ sau khi ly thân nhau thì chị không còn là chị Tư mà chị xưng là chị Ba như thứ tự trong nhà chị trước khi chị lấy chồng) có hẹn của Tòa để xử chuyện ly dị. Chuyện gọi Ba hay Tư này cũng từng làm anh chướng tai không ít. Thật ra chuyện ly dị của hai anh chị cũng không khó gì mấy, vì họ cũng không có tài sản gì nhiều nên cũng không tranh chấp gì lắm. Giai đoạn cãi cọ, căng thẳng thì cũng đã qua. Hẹn đến tòa cũng chỉ làm cái việc hành chánh cho xong. Mặc dầu anh chị cũng đã xin tòa dời lịch hẹn mấy lần rồi, khi thì vì lý do anh bị bệnh, khi thì chị phải về Việt Nam có việc gia đình. Lần này có thể là lần chót.

Bởi vậy, khi phải đứng trước quyết định tối hậu, bút sa gà chết thì cả anh chị cũng … thao thức lắm. Suốt đêm qua chị không hề chợp mắt được một phút. Liếc mắt nhìn sang “nhà hàng xóm” thì đèn vẫn sáng hoài và nghe tiếng truyền hình vẫn nói oang oang (nói cho lấp bớt khoảng trống đi). Giờ tòa hẹn là 8 giờ rưỡi, lái xe từ nhà thì cần chừng 45 phút nhưng anh quyết định 7 rưỡi là khởi hành vì còn phải tìm chỗ đậu xe. Và anh Tư cũng bằng lòng cho chị Ba hàng xóm đi quá giang. Cho chắc ăn vì tính bả hay đi trễ giờ lắm – Anh giải thích vậy. Nói vậy mà mới 7 giờ là anh đã ra xe vì phải lo cạo tuyết trên kính xe trước. Đêm qua tuyết lại đổ nhiều quá. Sáng sớm trời còn rất lạnh.


Anh dùng cây cào có chổi quét sơ đám tuyết mỏng ở mặt trên rồi dùng miếng cạo tam giác cạo sâu vào lớp đá đã đóng cứng bám chặt vào mặt kiếng. Bàn tay anh bắt đầu lạnh buốt, không còn cảm giác. Cứ chừng vài phút anh phải dừng lại xoa hai bàn tay vào nhau, phải nhờ hơi ấm trong miệng thổi vào cho nó ấm lại chút rồi cạo tiếp. Chị nhìn qua cửa sổ theo dõi thấy anh làm vậy nên cũng đi ra phụ sức anh để mong mau chóng đi cho khỏi trễ giờ. Rồi chị Ba góc này, anh Tư góc kia hai người yên lặng chăm chú vào công việc của mình.

Bỗng dưng chị lên tiếng:

– Lạnh muốn cóng tay. Tưởng như ngón út muốn rụng mất đi rồi.
– Tôi tưởng bà chị không biết lạnh. Tôi đã sắp rụng cả mười ngón rồi, chứ út áp gì nữa.
– Nhớ năm ngoái trong cốp xe có đôi bao tay sao anh không chịu mang vào để đỡ hơn không.
– Bà nói hay. Bao tay nằm cả năm nay trong xe. Xe đậu suốt đêm ngoài trời mười mấy độ âm. Nói nghe hay dữ ta!
– Thì sao?
– Nó còn lạnh gấp mấy mươi lần bàn tay mình nữa.
– Anh thử mang nó vào xem sao. Hay anh lấy đưa đây, tôi mang vào xe mở máy sưởi ấm nó vài phút trước đã.
– !!!
– Thôi, … phải ngồi vào xe đã, lạnh quá rồi. Hôm nay mặc không đủ ấm nên cóng cả người rồi. Anh đi lấy đôi bao tay đi.

Nói xong chị mở cửa xe rồi ngồi vào. Anh lẳng lặng mở cốp xe lấy đôi bao tay bên góc ra. Nhưng thay vì nhờ chị hơ cho ấm anh cứ mang đại vào và tiếp tục cạo tuyết. Đâu cần!

 

Sau khi đeo đôi bao tay vào anh bất ngờ khám phá ra một chân lý.

Chỉ chưa đầy một phút sau, tay của anh đã sưởi ấm cho bao tay và bao tay đã ấm hơn, rồi chính nó lại sưởi ấm lại cho đôi tay của anh. Nhờ vậy, anh chỉ cần thêm vài phút nữa là anh đã làm sạch sẽ tấm kiếng trước, rồi cả kiếng sau của xe. Bây giờ tay anh đã ấm nên mạnh dạn cạo tuyết rất nhanh.


Anh ngồi vào xe cầm tay lái với cả đôi bao tay (đôi bao tay mà mấy năm trước chị đã mua tặng anh làm quà sinh nhật).

Xe chạy chừng mấy phút, máy sưởi của xe thổi mạnh đã làm ấm áp anh mới bắt đầu nói với chị.

– Em biết sao không? Anh đang khám phá ra một điều rất hay. Cũng nhờ em nhắc đến đôi bao tay nằm yên lặng trong cốp xe cả mấy năm nay. Đôi bao tay mới đầu lạnh ngắt, lạnh còn hơn đá. Tuy tay anh cũng lạnh nhưng đỡ hơn. Anh mang bao tay vào vì không còn cách nào khác. Nào ngờ, mới đầu anh sưởi ấm cho bao tay để nó “sống” lại, và chỉ một phút sau anh cảm nhận bao tay trả hơi ấm lại cho anh. Anh và bao tay đã hỗ trợ cho nhau để cùng hoàn thành chuyện cạo sạch tấm kiếng xe.
– Dạ, hèn chi thấy anh dọn thật nhanh và gọn nhẹ.
– Mới đầu, không xài nó, nghĩa là không hợp tác chung thì cả bao tay và hai tay anh đều lạnh. Cùng dựa vào nhau thì cả hai cùng ấm áp.
– Da… ạ
– !!!

Anh ngập ngừng như muốn nói gì thêm, nhưng ấp úng chưa mở lời được. Thì tiếng chị nói lời nhỏ nhẹ hơn nhưng nghe rõ mồn một.

– Thì cũng như anh và em vậy hả?
– Em nói sao? Có phải, nếu … hai đứa mình dựa vào nhau, nương tựa nhau như hồi xưa thì chắc đời sẽ ấm áp hơn chứ. Sao mà … cứ làm mặt lạnh lâu nay.
– Em cũng nghĩ vậy, nhưng chưa dám nói ra.
– Nghĩ sao? Nói sao?
– Nghĩ tại sao mình không bỏ chấp bớt để nương tựa vào nhau thì sẽ ấm áp hơn, phải không? Rồi bao tay hay bàn tay đều ấm cả, khi nó biết sưởi ấm cho nhau. Hôm cuối tuần em đi chùa, Thầy có kể cho em nghe một câu chuyện hay lắm.
– Chuyện gì?
– Để chiều nay về nhà em sẽ kể cho nghe. Bây giờ lo tập trung lái xe đi.
– !?

Không biết phiên tòa hôm đó diễn tiến chi tiết ra sao và tòa xử như thế nào, mà sau đó người ta thấy căn hộ của anh đã trả lại cho chủ nhà, dù anh phải trả thêm 3 tháng tiền không có người ở. Và chị Ba nói với mọi người: Bắt đầu từ bây giờ xin gọi tôi thứ Tư như hồi xưa nhé.


2.

Có một ngôi chùa nọ, rất nghèo ở miền ven núi rất xa. Chùa chỉ có một Thầy một trò. Hôm nọ Thầy bận lo dọn dẹp trên chánh điện, sư chú thì cứ phải chạy qua chạy lại, từ nhà kho đến nhà bếp để lấy cái này, tìm vật nọ cho mấy bà mấy cô công quả đang phụ chùa nấu nướng chuẩn bị Tết. Sư chú nghe mấy cô nói với nhau rằng (chú nghe tiếng được tiếng mất) lâu nay thấy Phật Tử ít đến chùa hơn nên mấy cô làm cực quá.

Tối đến, khi bổn đạo đã về hết chỉ còn một thầy một trò, Sư chú mới hỏi Sư phụ:

– Bạch Thầy, con nghe mấy đạo hữu làm công quả hồi chiều nói với nhau rằng, chùa mình chỉ lo tu niệm, không lo săn đón khách thập phương như những chùa khác nên càng ngày người ta càng ít tới là vậy.
– !!!
– Mấy cô đó nói có lý lắm. Lễ lộc mà chỉ có vài người đến phụ chùa mình thôi. Không khéo có ngày chỉ còn hai thầy trò mình thôi đó.

Sau một hồi yên lặng, sư phụ mới từ tốn trả lời cho đệ tử:

– Tối hôm qua lúc đi ngủ con nói gì với Thầy con còn nhớ không?
– Dạ …không. À, con chỉ nói là cái giường và chăn lạnh quá.
– Rồi con chui vô chăn nằm một hồi con thấy ấm áp phải không?
– Dạ.
– Vậy con sưởi ấm cho chăn nệm hay cái chăn nệm sưởi ấm cho con?
– Dạ mới đầu thì con sưởi ấm cho nó nhưng sau đó thì nó sưởi ấm cho con.
– Gần đúng, con giỏi lắm. Nhưng đúng ra thì con và nó cùng sưởi ấm cho nhau. Cuối cùng con ấm mà nó cũng ấm. Đúng chưa?
– Dạ.
– Thì mình với bổn đạo cũng vậy đó. Hơi ấm của mình là giáo pháp thì mình lo hướng dẫn họ chuyên tu tập giáo pháp. Bổn đạo đến tu tập và cúng dường hay phụ việc chùa cũng là cách sưởi ấm cho mái chùa. Mà mái chùa cũng sưởi ấm cho họ.
– Dạ… giờ con mới hiểu.
– Còn nếu đêm qua con không chịu khó chui vô mền ngay vì chê mền lạnh thì cuối cùng chăn nệm sẽ cứ lạnh mãi mà con cũng lạnh.
– Dạ.
– Mình và chư bổn đạo, cuối cùng là những khách đáp một chuyến xe đi vào cõi an lạc. Xe đủ rộng, đủ chỗ, miễn là cùng đi…

Đó là câu chuyện thiền rất ngắn mà chị Tư tháng trước đi chùa nghe Thầy kể trong bài giảng.

 

3.

Rồi hết Tháng Giêng đến Tháng Hai, tiết trời cũng vẫn còn mùa Đông. Nghĩa là ở miền Bắc Đức nơi anh chị Tư ở vẫn còn tuyết lạnh. Đến hết Tháng Tư thì Xuân mới đến. Anh chị Tư đã đề huề vui vẻ, con cháu cũng vui theo. Anh Tư lại nói: Tụi tui vui với nhau nên trời cũng vậy đó. Mùa Đông thì phải ra mùa Đông chứ. Bốn mùa như cái bàn bốn chân vậy mà, có thế mới đứng ngay ngắn, nghiêm chỉnh được.

Hôm nay là đúng ba mươi Tết âm lịch. Từ buổi chiều vợ chồng anh Tư đã lo cúng rước ông bà để đi chùa đón giao thừa. Bà con Phật tử gặp lại ai cũng mừng cho anh chị. Hơn hai năm nay, đây là lần đầu tiên anh và chị lại cùng sánh vai nhau lên chánh điện lễ Phật, rồi cùng ra phía lạy Tổ và lạy ông bà. Anh chị cứ liếc nhau như lúc mới biết yêu thuở nào.


Tan lễ, sau khi hái lộc Xuân, chúc Tết đạo hữu, bạn bè … anh chị chia tay bà con ra về. Đã khuya, trời đang mưa tuyết. Thì mùa Đông mà! Nhưng cả anh và chị không hề than phiền như mấy người khác. Anh chị đi thẳng ra xe và cùng dọn tuyết bám trên kính xe. Tháng trước chị đã chuẩn bị cho mỗi người ai cũng có một cặp bao tay nằm sẵn trong xe rồi. Hôm nay trời hơi gió nên anh Tư lo dọn tuyết kính phía trước còn chị nép phía sau xe tránh gió và nhân tiện dọn kính hậu. Phía đằng trước xe do gió tạt mạnh nên lạnh hơn. Cũng tại hôm nay là ngày Tết Việt Nam mình, chị xí xọn bận áo dài để đi chùa đón Giao Thừa. Anh đã nói chị vô xe trước để đó cho anh dọn, nhưng chị muốn phụ một tay.


Tuyết vẫn đổ. Anh liếc nhìn chị co ro trong chiếc áo dài truyền thống bỗng nổi máu văn nghệ cất lên câu hò (theo ca dao):

Hò ơ,
Trời mưa ướt bụi ướt bờ,
Ướt cây ướt lá, ai ngờ ướt em!

Phía đằng sau xe, giữa các tiếng cào xe rột rạc nghe giọng hò đáp lại hơi run nhưng vẫn nghe ngọt như đường phèn

Hò ơ ơ ơ,
Trời mưa ướt lá trầu vàng
Ướt em (thì) em chịu (chớ) ướt chàng, ướt chàng em… thương!

Anh vừa cạo tuyết, từng hạt tuyết bay tới tấp lên mặt nghe lạnh ngắt nhưng anh nhận ra có mấy hạt ấm ấm vừa từ trong khóe mắt lăn ra.


Nguyên Đạo – Văn Công Tuấn

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Nov/2021 lúc 9:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.574 seconds.