Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2022 lúc 9:54am

Cái Tôi Và 5 Cách Để Giảm Thiểu Cái Tôi Của Mình


Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi , mỗi người đều có Cái Tôi riêng, không ai giống ai. Từ đó hình thành nên tính cách cá nhân rất khác nhau dù chúng ta cùng sống trong cùng một xã hội.

Trong triết học, Cái Tôi hay Bản Ngã là phạm trù phản ánh cái riêng có được của trung tâm tinh thần một con người. Được hiểu là cái tôi ý thức, hay đơn giản là Tôi, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác. 

Con người ai cũng có bản ngã, từ đó hình thành nên cái tôi. Nó mang tính chất cá nhân, vì vậy mỗi con người là một thế giới. Cái Tôi cũng có hai mặt giống như một tấm huy chương, con người liên đới và sống với nhau cũng thể hiện theo khuynh hướng hai mặt trái và phải. Nên chúng ta phải chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành vi của mình, hay dở, tốt xấu, chứ không phải là chuyện ngẫu nhiên mà có.
Image%20result%20for%20cái%20tôi

Theo đúng nghĩa của nó, Cái Tôi không có gì là xấu, miễn sao mỗi người biết điều chỉnh nó cho phù hợp với những thứ có liên quan đến cuộc sống của mình. Cái Tôi không những tốt mà còn rất tốt. Nó là nguyên nhân và cũng là lý do cho sự tồn tại của mỗi con người. Nếu không có nó, không những bạn mà ngay cả chúng ta sẽ rơi vào sự hoang mang trong suốt cuộc hành trình đi tìm bản thân mình. 

Tuy nhiên, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Cái Tôi cao” với những cái lắc đầu rất hay gặp: “Cái tôi của nó quá lớn!”. Người có Cái Tôi quá lớn sẽ tự nghĩ mình là số 1, không ai quan trọng hơn mình, xem thường người khác, dần dần trở nên "láo" , hống hách, không còn biết quan tâm đến giá trị của ai bên cạnh.

Cái Tôi cao

Chúng ta thường không nhận ra được “Cái Tôi cao” ở bản thân mình. Bởi:

- Chúng ta chỉ công nhận, lắng nghe, thấy vui khi được người khác nói về những cái tốt, thế mạnh của mình. Nhưng chúng ta lơ là, không suy nghĩ, thậm chí đôi khi là khó chịu khi nghe thấy những điểm yếu, khuyết điểm của mình

- Chúng ta chỉ nhìn thấy những cái mình có mà không biết đến những gì mình chưa có. Nói cách khác là tự thỏa mãn với chính mình.

- Chúng ta luôn nhìn thấy kết quả mọi thứ mình làm tốt hơn người khác, không ai bằng mình.

- Chúng ta luôn nhìn thấy mọi thứ của mình là tốt nhất, và không ai có những thứ ấy tốt hơn mình.

- Chúng ta không thể lắng nghe được những điều người khác nói và suy ngẫm về nó.

- Chúng ta không sẵn sàng chấp nhận (đón nhận) sự thay đổi, ngay cả khi biết nó đúng.

- Chúng ta không sẵn sàng nghiên cứu, học hỏi. Sự học hỏi ở đây, không chỉ là học hỏi kiến thức có liên quan đến công việc chuyên môn, mà là nhìn và học hỏi ở những người xung quanh, với những điều bản thân mình chưa có, không có.

- Một người leo lên nấc thang danh vọng, địa vị càng cao, thì cái tôi mà họ vác trên vai dường như càng nặng.

Người có “cái tôi” quá lớn, là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì, xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác, không cần biết điều mình làm đúng hay sai, tốt hay xấu, cứ tự hào một cách vô ý thức,… Chính “cái tôi” đó sẽ biến họ thành người láo toét, hống hách, coi khinh người khác,…Không biết những người có “cái tôi” quá lớn, có bao giờ họ nhìn lại để thấy bản thân mình như thế nào hay không? 

Và có một điều rất quan trọng trong “Cái Tôi cao”, đó là chúng ta coi trọng giá trị bản thân mình hơn giá trị của người khác.

Bạn nghĩ rằng, khi bạn ăn mặc lịch sự, bước vào những nhà hàng sang trọng, làm việc trong một công ty danh tiếng, chuyên nghiệp, là bạn “hơn” một người nào đó, làm công việc chân tay, là “cu li”, bốc vác ở vỉa hè?

Nếu có suy nghĩ vậy, tất cả mọi thứ bạn đang có đều là vô giá trị. Bởi, mỗi con người ở cuộc sống này, đều có một vị trí để sống. Vị trí nào cũng cần thiết, quan trọng, có giá trị riêng. Còn mọi sự so sánh đều là khập khiễng.

Nếu như bạn chỉ nhìn thấy giá trị của bản thân mình mà không nhìn thấy được giá trị của những xung quanh, bạn sẽ không thể bước được bất cứ đâu.

Vậy làm sao cởi bỏ được cái gánh nặng cái tôi đó ra? Làm thế nào để kiểm soát được trạng thái tâm lý tự ti mặc cảm, hay ngược lại, tâm lý tự cao tự đại của mình? Làm sao để có thể vượt ra khỏi cái tôi tiêu cực, cái bản ngã nghiệp chướng của chính mình để có thể là một người tự do, được sống hồn nhiên yêu đời và hạnh phúc 

 
Rồi cũng có một lúc nào đó, họ cũng thấy mình sai, cũng biết ân hận, hối tiếc,… nhưng chính những điều đó có đủ mạnh để giúp họ vượt qua “cái tôi” của chính con người họ hay không?. Cũng có khi nhìn lại dù chỉ là thoáng qua, họ thấy đôi khi họ có “quá đáng” nhưng cho rằng cái mình nghĩ, mình nói ra là đúng, và mình cũng không có ý hại ai;.... rồi họ vẫn sống với “cái tôi” to lớn của họ.
 

5  cách để giảm thiểu cái tôi của mình

1. Tập bớt nói chuyện với trí não

Hãy làm sao để tâm trí ta được lặng yên. Chỉ nghĩ về mình khi nào cần giải quyết cái gì có tính thực tiễn của cuộc sống mà thôi. Thiền là phương pháp tốt nhất (meditation) bạn sẽ bình thản hơn, chú ý hơn và bằng lòng hơn.


2. Đừng tìm cách bảo vệ cái tôi

Khi gặp thất bại đừng… chửi mắng mình, khi người khác thất bại, đặc biệt người thân thì đừng công kích họ. Đừng mất thì giờ và sức lực đi bảo vệ hình ảnh cái tôi của mình. Khi bạn thấy mình có vẽ muốn bảo vệ cái tôi dữ quá thì hãy nhớ các hăm doạ cho cái tôi này thường không có thật, hãy tập trung giải quyết các tình huống cụ thể bên ngoài thì tốt hơn.

 
3. Hãy từ bi với chính mình (self-comp***ion)

Khi gặp thất bại, thất chí ngã lòng, hãy từ bi với bản thân. Nếu bạn đối xử với chính mình với lòng tử tế và kính trọng khi mọi chuyện nát bét ra hết, cái ngã (ego) của bạn sẽ không bị bão tố cuộc đời vùi dập và vì thế bạn đâu cần phải bảo vệ nó!

 
4. Đừng nuôi dưỡng cái ngã

Thật ra nếu bạn có tưởng tượng ra mục tiêu của đời mình là gì thì cũng tốt, nhưng coi chừng, kiểu cố gắng như thế để “biến tướng” cuộc đờì bạn theo ý mình chỉ tổ làm cho “cái tôi” của bạn thêm lớn lao và thêm… đáng ghét… Cứ chạy theo “mục tiêu, đích nhắm” trong cuộc đơì có thể sẽ làm bạn thấy mục tiêu của cuộc đơì là phải hoàn tất cái gì đó trong tương lai, khiến bạn sẽ quên là cuộc đời duy nhất mà bạn đang có chính là cuộc đờì vào ngay lúc này, chứ không phải của quá khứ và tương lai. Hãy nắm bắt cái hiện tại (the power of now)

 
5. Đừng tin vào bất cứ cái gì bạn suy nghĩ

Cái cảm nhận của bạn về chính bạn và về thế giới thường được tựa vào các cách thức rất hẹp hòi vị kỷ của bản thân. Hãy luôn tự nhủ là bạn không phải lúc nào cũng nghĩ đúng về mình và về thế giới bên ngoài, cái đó các nhà tâm lý học gọi là “ego-skepticism”, rất tốt cho hạnh phúc dịu dàng của bạn.

Bởi vì chúng ta có cái ngã, nên chúng ta có thể quyết định làm nhiều điều để cái ngã thôi không bao phủ quyền lực độc tài của nó lên cuộc đơì của chúng ta. Hãy làm sao “cái ngã” làm việc cho chúng ta, hơn là chống lại chúng ta. 

Phá ngã chấp là bước đầu lên đường nếm mùi vị “không thể tưởng tượng” của hạnh phúc, ngay bây giờ, tại đây! 

Albert Einstein từng nói rằng: "Cái tôi và sự hiểu biết tỷ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng to."

Nguồn: facebook.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2022 lúc 12:28pm

Một Ngõ Cụt Dối Trá 


Bài viết này rất chính xác,  đã lột tả được sự dối trá, vô trách nhiệm, vô lương tâm, tâm địa tham lam, độc ác của đám con buôn VN chỉ vì đồng tiền, vì tham lợi mà bán rẻ lương tâm, bất cần tới sức khỏe của mọì người. Chính tôi đã có một kinh nghiệm bản thân rất đắt giá và rất thật, rất...đau về việc này . Mấy tháng trước tôi đi chợ VN thấy một bà khen nức nở về Cà Phê Phố, loại hộp có chứa từng túi ở trong ,mỗi lần pha chỉ cần lấy 1 túi ra pha vao nước sôi, rất tiện. Tôi mua một hộp Cà Phê Phố mang về nhà lấy một túi ra pha thêm chút đường va sữa bột, tôi uống nóng chứ không uống lạnh và thấy cà phê Phố rất ngon, đậm đặc và có sức quyến rũ quá trời ...thế là tôi đâm mê, ngày nào cũng uống, uống tới 5, 6 hộp ...Một hôm tự dưng tôi thấy mặt nóng bừng bừng, da mặt đỏ chót, có một vết màu đỏ trên má cả mấy tuần không hết, lâu lâu lại bị hoa mắt cả nửa giờ mới khỏi ...cuối cùng tôi bị chóng mặt, nhà cửa quay cuồng đảo điên trước măt ...phải gọi con sang cấp cứu, đo máu thi máu cao tới 220 ...Đi khám BS , BS hỏi tôi có ăn hay uống thứ gì lạ không ? Lúc đó tôi mới nghĩ ra là chỉ uống có Cà Phê Phố là ...lạ thôi .Tôi phải ngưng ngay CPPhố nhưng máu bị cao luôn, trước có 120 -130 thi bây giờ lúc nào cũng 160 tới 180. Trước tôi chỉ uống mỗi ngày một viên thuốc cao máu loại nhẹ, bây giờ tôi phai uống tới 3 viên một ngày ...Đúng là kết quả nhãn tiền của thuốc ký ninh trong CPPhố .Từ khi bỏ CPPhố tôi đã không còn bị đỏ, mắt cũng hết bị hoa nhưng không hiểu sao máu thi cao chót vót luôn, đúng là tác hại của thuốc ký ninh trong CPPhố . Xin kể ra đây để mọi người cùng rõ sự nguy hiểm của cà phê VN mà chính tôi đã có được kinh nghiệm bản thân, đúng là một loại cà phê hạ cấp, dối trá và nguy hiểm . 

Quý vị uống cà phê VN nên đọc..   

Một Ngõ Cụt Dối Trá

Cách đây ít lâu, tôi tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó thể hiện rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê "đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được". Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.

Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp. 

Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương. Cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả.

Song song đó, TN đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu - bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên TN đã sử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương. Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives. 

Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê TN được coi là tiêu chuẩn, thì tất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được.

Và như thế, không ngoa khi nói rằng, TN đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.


P/S: Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê TN bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì. 

Ký ninh từ lâu đã được sử dụng làm tác nhân gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được sử dụng trong cà phê TN nói riêng và TẤT CẢ CƠ SỞ cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin. 

Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độc ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm chức năng nghe và nhiều triệu chứng mang tính cơ hội khác. 

Còn chuyện bạn hỏi về "tại sao không có ai lên tiếng" - well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ mọi chuyện này - nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để "bịt". Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không uống cà phê. Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế .

Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút. 

So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml. Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ. 

Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ đặc để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá.

Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.

Cách chế biến truyền thống như sau: Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. 

Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu thành caramel. 

Trung Nguyên chỉ là nhà sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn mực "cà phê ngon" mà thôi. Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn mực, thì sự giả dối nghiễm nhiên lộng giả thành chân. 

Về phía các cơ sở sản xuất, thì họ nghĩ - khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê - độ đắng, mùi hương, độ sánh - đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì? 

Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề. 

Và thế là người Việt, đa phần, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ ca` phê " có văn hoá đặc biệt nhất ". 

Đến đây chính là một ngõ cụt - Ngõ cụt dối trá. 

Câu hỏi cuối cùng - chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu thời của Trung Nguyên? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước ?

 

P/S: Một điểm cuối cùng, bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.

 

- Trích từ Facebooker Phan Kim Ngọc - San Jose

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Oct/2022 lúc 7:44am

Con Đỉa Hai Vòi 

 

Chú Tám cầm tấm giấy đi lãnh đồ mà nước mắt rưng rưng. Vợ chồng Chú từ ngày đổi đời tới giờ cứ trông đứng trông ngồi tin tức của đứa con gái độc nhứt của mình. Mình già rồi, biết sống nay chết mai gì, mà sao sống cơ cực quá. Mình như mặt trời xế bóng mà con cái thì biền biệt tăm hơi. Cầu mong cho nó còn sống nó gởi thơ dìa để mình mừng, để coi bầy cháu ngoại bây giờ ra sao. Nếu nó có dư giả gửi dìa chút đỉnh thì cũng tốt, bằng nó chưa khá, mà có lòng tưởng tới mình thì gởi thơ cho biết tin tức không cũng được. Chú luôn luôn nói với Thiếm như vậy, rồi ngày lại ngày hai vợ chồng ngóng thơ con. Mà ác ôn, Cô Hai, con chú gần hai năm sau mới có điện tín về, gồm vỏn vẹn chỉ có hai câu: “Cháu gởi lời thăm chú thiếm được bình yên. Tụi cháu luôn luôn nhớ chú thiếm.” Dưới có ký tên thời con gái của cô Hai: Lê. Gặp Ông Bảy Năm Trên, chưa kịp chào hỏi, chú Tám đã khoe mặc dầu trong cách nói chú làm ra vẻ trách móc thở than: “Anh Bảy coi con Lê tui nó ác hông? Ai đời ra đi bỏ cha mẹ không tin tức gì hết mấy năm trời, bây giờ gởi thư dìa cũng hà tiện chữ. Viết có hai câu mà lại kêu bằng chú nữa.” Rồi chú chép miệng: Nó sợ cái gì kỳ cục vậy hỗng biết! Con cái người ta thơ từ tin tức rần rần, nó thì không ơ. Mình muốn biết tin tức của nó mà nó làm cái mửng nầy thì cũng như không.

Ông Bảy hỏi lại, coi bộ ông cũng mừng lây:

-Bộ con Lê nó gởi thơ về thiệt hả? Vậy tốt quá trời rồi.

Rồi ông nói luôn không để chú Tám kịp trả lời:

-Mà nó bây giờ ở đâu vậy. Bên Mỹ hả? Anh phục tài tui chưa? Hồi đó tui quả quyết nó đi Mỹ mà hổng tin tui, anh cứ bán tín bán nghi. Hồi đó tui nói như vậy cũng có lý do, hổng lẽ tụi nó chết mất xác cả hai vợ chồng với mấy đứa con?

Chú Tám phân trần:

- Thì ai biết đâu nè! Sau vụ ngàn cân treo sợi tóc đó mà mình hổng thấy tăm hơi gì tụi nó hết, thì nghĩ một là tụi nó chết hai là nó di tản rồi mà không kịp báo cho mình. Anh nhớ không, hồi đó cách mạng pháo kích căn cứ nó nát nhừ mà. Tui nghi tụi nó bị chết mất xác, anh nghi tụi nó đi Mỹ cũng hợp lý thôi. Hổng lẽ anh trù ẻo con tui. Còn tui ngày nào cũng van vái cho anh nói đúng. Bây giờ nó ở Mỹ, điện tín gởi từ bên đó dìa nè.

Chú Tám đưa cái điện tín ra để làm chứng. Tấm điện tín đã nhàu nát vì chú móc ra móc vô nhiều lần. Ông Bảy liếc sơ qua rồi gật gù:

-Nó viết như vậy là nó khôn dàn trời rồi, nó sợ liên lụy cho anh đó. Đời bây giờ cẩn thận là phải. Lỡ một cái là chết. Con nhỏ tính kỹ thiệt.

Ông Bảy khen không tiếc lời. Chú Tám nghe con được khen khoái trong bụng, vỗ vai ông Bảy:

-Thôi dầu hèn gì cũng thể. Chiều nay anh qua nhà tui. Mình lai rai ba sợi với đế quốc doanh chơi. Chút nữa tui về bẻ sẵn một mớ me dốt để đưa cay. Cha, cây me sau nhà năm nay đậu quá, hổm rày tui nói dèm với bả hoài mà bả làm thinh, bây giờ mình có cớ rồi: nhậu để mừng đoàn tụ.

Ông Bảy Năm Trên chặt ngang không vị nể:

-Đoàn tụ khỉ gì, mới có thơ chớ bộ nó dìa đây sao mà nói đoàn tụ.

Chú Bảy không giận trái lại còn vui vẻ:

-Thì mình nói bậy vậy mà, thấy thơ cũng như thấy người.

Rồi chú triết lý:

-Chết mới hết chứ còn sống là còn gặp. Trái đất tròn mà!

Chiều hôm đó ông Bảy Năm Trên được dịp khề khà ly rượu đế quốc doanh đưa cay với me dốt để kể chuyện năm trên về thời con gái của cô Lê với chú Bảy, làm như chú Bảy không phải là cha của cô Lê. Kể chuyện đã đời, ông Bảy ngâm thơ ngang xương:

Chồng gần không lấy, lại lấy chồng xa

Mai sau cha yếu mẹ già

Chén cơm ai đỡ, chén trà ai bưng?

Rồi ông chép miệng:

-Hồi đó tới giờ tui ít thấy ông bà mình nói trật, mà từ hồi kẻ khôn đi học, thằng ngu dạy đời tới giờ sao tui thấy nhiều chuyện ngược đời quá. Lấy chồng xa vậy mà cha mẹ được nhờ. Nay gởi thơ mai gởi đồ. Cơm nước chè cháo gì cũng có. Còn lấy chồng gần thì hi hi…

Một lúc sau ông nói thêm:

-Thằng cha Mỹ Phước chủ nhà thuốc Tây đằng chợ gả con cho khỉ rừng xanh. Con lấy chồng gần mà có giúp đỡ gì được nó đâu. Vẫn bị đánh tư sản như thường, nhà bị đuổi lên đuổi xuống nên nhờ thằng con rể. Nó lên mặt dàn trời. Ai đời nó nói với ông già vợ mà nó nói trổng không. Con mình thì nó ngủ, mình thì nó khi dễ. Thằng chả tức cành hông. Lâu lâu nó còn nẹo tiền sau khi bòn rút đã đời tiền của con gái thằng chả. Đúng như ông bà mình nói vừa bị cướp ngày, vừa bị cướp đêm.

Chú Tám vừa nhâm nhi vừa gật gù đồng ý. Chú thỏa mãn quá trời. Con mình thì biệt tăm biệt tích vậy mà có thớ quá, mình được nhờ, mà không bị mang tiếng gì hết. Như vậy là có phước dàn trời rồi còn gì. Hổng hơn mấy thằng cha tính non tính già, đem con dâng cho tụi nó còn bị dằn vặt, bòn rút? Rồi chú tự thưởng mình thêm một ly nữa. Rượu đế quốc doanh bậy bạ vậy mà khi vui uống cũng bắt đáo để! Cắn vô nửa trái me dốt thì còn sướng hơn làm vương làm tướng. Chú còn đang miên mang tận hưởng khoái lạc thì ông Bảy đập mạnh vô vai:

-Như vậy anh là người có hạng trong xóm mình đó nhé. Năm ngoái thằng trưởng phòng công an phường với thằng tổ trưởng an ninh còn hăm he mấy người có con di tản ra nước ngoài chớ năm nay thì hết rồi. Bây giờ nhà nước cần những người như anh đó anh Tám. Tui nói rồi để anh coi. Hổng chừng rồi đây anh được giấy ban khen cho mà coi.

Chú Tám thiệt thà không hiểu kịp lời ông Bảy Năm Trên nên hỏi lại:

-Bộ anh nói giả ngộ sao chớ, tui có biết cách mạng cách miết gì đâu mà anh nói vậy! Đánh Tây thì tui mới hụ hợ có vài ba năm gì đó rồi thấy mấy chả chèn ép quá trời tui bỏ dìa đây tới giờ. Đánh Mỹ thì tui còn bù trất hơn nữa, có theo mấy chả hồi nào đâu, đã vậy mà con Lê….

Nói tới đây chú Tám nín ngang, ý chừng chú muốn nói con Lê với chồng con đang ở Mỹ nhưng chú sợ vạ miệng nên thôi.

-Ấy, tui nói rồi anh coi hổng trúng phóc anh lấy cây anh đập lên trên đầu tôi.

Ông Bảy Năm Trên xác nhận:

-Nhà nước bây giờ sau chiến tranh nên nghèo, lại bị tụi phản động quấy phá trong nước không còn cho tiến lên xã hội chủ nghĩa. Phía Bắc thì bị bọn bá truyền Trung Quốc hăm he, phía Nam thì bọn tay sai bạo quyền phát động chiến tranh tiêu hao nên cần tiền ngoại tệ. Đâu có ngoại tệ để canh tân. Những người như con Lê gởi tiền bạc, hàng hóa về không phải giúp nước thì là gì. Mà không có anh thì sao nó gởi? Hỏi hổng phải anh có công sao? Không cấp bằng khen anh thì cấp cho ai?

Chú Tám nghe có lý nên gật gù:

-Anh nói tui mới thấy. Vậy mà thằng tổ trưởng an ninh cứ nói mấy thằng già tụi mình không còn lao động sản xuất được chỉ là tụi ăn bám. Tụi nó ăn bám thì có. Lớ quớ tui thà chịu nghèo biểu con đừng gởi đồ dìa thì Nhà Nước trơ mỏ. Tui nói dậy anh thấy phải không?

Tuy nói vậy, cái nghèo vẫn khiến chú Tám chờ đợi hằng ngày quà của con gái gởi về. Từ đó một vài tháng chú nhận được một lá thơ của con. Mỗi lần như vậy chú thiếm vui mừng hết cỡ, hết khoe người này lại khoe người kia. Và hôm nay chú nhận được giấy báo nhận quà. Trong giấy ghi rõ chú lên Tân Sơn Nhứt đúng tám giờ sáng để lãnh, và phải cầm theo sổ hộ khẩu.

Thiếm Tám phân vân hơi trỏng:

-Hổng biết con Lê gởi gì dìa đây? Vái trời nó khôn vong gởi mình mấy thứ bán được kha khá tiền để mình xoay sở, chớ đừng gởi bánh trái, mắc công đi lãnh hổng lợi ích gì.

Chú Tám rầy vợ:

-Bà sao nói năng hổng nghe lọt lỗ tai chút nào hết. Chuyện này mà cũng vái cái gì. Đồ tới đây rồi đang nằm chình ình ở Tân Sơn Nhứt mà bà mới vái thì bộ ông Trời ổng đổi được sao. Mà tui biết con Lê nó hổng đến nổi ngốc để gởi dìa mấy thứ đồ mắc dịch mắc ôn đâu. Tui nói rồi bà coi có trúng phóc không cho biết! Nó ở xứ văn minh chứ đâu phải xứ mạt rệp như mình vậy!

Thiếm Tám mỉm cười chịu đựng. Thiếm quá quen thuộc với cái tính làm ông hoàng ông trắm với vợ của chồng từ ngày mới cưới tới giờ.

* * *

Chú Tám xuống xe lam lúc trời mới còn tưng bửng sáng. Cảnh vật chung quanh vẫn còn ngái ngủ sau một đêm dài. Mấy năm trước chú có đi qua đây; chợ trời Lăng Cha Cả nhộn nhịp người mua kẻ bán, xập hàng tùm lum tà la mà bây giờ coi trống trơn, lạnh lẽo làm chú khớp ngang, phân vân không hiểu mình tới trúng chỗ không. Chú hỏi người tài xế xe lam cổng vô chỗ lãnh đồ từ ngoại quốc gởi về.

-Bây giờ còn sớm, bác lại đằng đầu hẻm kia.

Anh vừa chỉ vừa cười:

-Chỗ đó trước đây là đường vào động của mấy chú GI ngơ ngác, chỗ có mấy đứa nhỏ đi ra, đi vô đó đứng đợi, tới giờ sẽ có xe vô trỏng lãnh.

Chú Tám lững thững đi về phía có ánh đèn nơi anh tài xế xe lam chỉ. Mấy đứa nhỏ chạy ra mời níu một cách thân thiện:

-Ông Hai ngồi đây đi ông Hai. Ăn miếng mì thịt nghe?

-Bác ngồi nghỉ đây, uống cà phê đi bác. Chưa tới giờ đâu!

Vài người đã tới trước giờ tò mò nhìn chú. Chú hỏi bâng quơ không để ý tới lời mời mọc:

-Hổng biết chừng nào mới được vô hé?

Một bà nhanh nhẩu:

-Độ tám giờ thì có xe nhà nước cho vô, mỗi người góp ngàn rưởi tiền tổn phí xăng nhớt.

Chú Tám nghĩ thầm:

-Bộ đây vô trỏng xa lắm sao cà? Từ Gò Đen lên đây mấy trận xe lam mới hết năm ngàn. Ở đây vô trỏng nhà nước ăn ngàn rưởi thì chắc Tân Sơn Nhứt này rộng lắm. Ừ mà phải rộng như vậy mới đủ chỗ chứa đồ gởi về. Biết bao nhiêu người đi. Họ gởi đồ dìa, nếu chỗ nhỏ lấy đâu mà chứa?

Nhưng tánh tiếc tiền làm chú đặt câu hỏi:

-Mà bận ra có tốn tiền hông?

Chú chỉ thắc mắc về tiền phải trả chớ không thắc mắc về tiền có thể trả. Tiền ăn uống là tiền có thể không cần xài. Chú nghĩ thầm: Mình ráng nhịn lát nữa dìa ăn cho ngon.

Có tiếng một đứa nhỏ nào đó chẩu mỏ vô giọng đểu cáng.

-Hổng tốn cũng được nếu ông già chịu khó đi bộ, cha hà tiện hoài. Mỗi lần lãnh được cả chục ngàn đồng, có vài đồng mà cũng tiếc!

Chú Tám giận cành hông nhưng chú làm thinh. Mình có nói gì đâu mà nó dằn vặt mình vậy cà? Lại còn kêu bằng ông già này ông già nọ. Bộ mình không đáng tuổi cha nó sao? Rồi chú lảng ra chỗ khác để lại sau lưng những tiếng léo nhéo của mấy đứa nhỏ mất dạy:

-Hừ! Hà tiện gắt máu. Bữa nào cũng gặp mấy ông già nầy mở hàng thì mắc phong lông hết trọi. Xui hôm qua tới giờ còn xui. Chắc phải đốt phong lông mới được!

Chầu chực tới bốn giờ chiều Chú Tám mới được kêu tới nhận hàng. Chú đang đói bụng dữ tợn. Từ sáng tới giờ có gì dằn bụng đâu. Chờ hoài chờ hủy. Củ khoai mì ăn trước khi lên đường đã tiêu đâu mất rồi, làm cho chú thấy sự chờ đợi là cả một cực hình. Chú nhớ tới lời ông Bảy Năm Trên: Ở nước xã hội chủ nghĩa mình phải xếp hàng cả ngày. Đừng mất bình tĩnh, phải kiên nhẫn. Khi nghe đến tên mình chú đâm lo. Hộp quà bự xộn được đẩy ra trước mặt chú, nó đẹp đẽ, sạch sẽ nhưng có dấu mở ra và dán lại ở bên hông. Chú phân vân. Ai mở ra trước vậy cà? Mình tính đem dìa vợ chồng cùng mở ra để cùng đoán coi con Lê nó gởi gì dìa. Cho bả mừng vậy mà. Vợ chồng già lâu lâu chỉ nhờ có chuyện này để hủ hỉ với nhau.

Tiếng người cán bộ, giọng Bắc, lạnh lùng trống không:

-Ký tên vào đây xác nhận đã nhận đủ và không có gì thắc mắc khiếu nại!

Chú Tám cầm cây viết lên tính ký bỗng chú hỏi.

-Gói này của tui hả? Mà ai mở ra trước vậy?

Tên cán bộ trả lời quẹo đeo:

-Nhà nước! Bộ không muốn cho nhà nước xét hả? Biết đâu tụi nó nhân mình cho gởi quà về cho vào đấy những món hàng phản động, chống phá cách mạng, tuyên truyền sách động hay văn hoá đồi trụy.

Rồi hắn đánh đòn thực tế hơn:

- Thắc mắc hử? Ký vào chỗ này. Đi về chờ giải quyết sau. Chừng nào ở đây giải quyết xong sẽ có giấy báo trở lại nhận hàng.

Chú Tám không dè câu hỏi của mình coi chơi chơi vậy mà đưa đến cái khó khăn chú không lường trước được, có thể không nhận được quà hay có thể mang tội tày trời nào chắc, chú bèn thả bàn toán Tàu trong đầu. Chú giả lả:

-Đâu có! Tui hỏi cho biết dậy mà! Đâu.. ký ở đâu?

Tên cán bộ vẫn không đổi thái độ:

-Chỗ này. Nhưng phải đóng thuế đã. Thuế bảy trăm tám mươi nhăm đồng. Tiền thuế chín mét hàng hai trăm bảy mươi đồng, mười hộp kem Hoa Lan hai trăm, hai gói bột ngọt bốn chục, ba hộp sâm cao ly trăm rưỡi. Cộng với tiền thuế thuốc linh tinh và tiền tồn kho sáu mươi nhăm, vị chi là sáu trăm sáu mươi nhăm đồng. Có đem theo tiền không­?

Chú Tám như rớt từ cung trăng xuống, chú chặc lưỡi:

-Chết hôn. Lúc đi mình cẩn thận đưa tiền bả giữ, mình chỉ cầm có mười ngàn đủ tiền xe cộ bây giờ tiền đâu mà đóng thuế. Chú nặn trán suy nghĩ và thất vọng. Giấy bảo lãnh chỉ biểu đem theo sổ hộ khẩu, đâu có nói đến tiền bạc thuế má gì đâu. Chú đứng tần ngần mặt thộn ra.

Tên cán Bộ hỏi, giọng bực bội:

-Không có tiền hả. Khi nào có tiền trở lại. Phải đóng thuế mới lãnh hàng ra được.

Rồi hắn đẩy gối hàng ra một bên, sửa soạn kêu tên người khác.

Chú Tám nhìn gói quà mà lòng đau như xé. Nó đó mà mình không nhận được. Đúng như ông bà mình nói: Cơm đưa tới miệng còn chưa chắc được ăn. Nghe kêu tên mình mừng thấy ông bà ông vải mà bây giờ phải xách đít về không hổng biết chừng nào mới lãnh được. Chú đứng như trời trồng, nhìn chầm bẩm cái tên và địa chỉ của mình trên gói hàng. Đúng là chữ của con Lê rồi. Bỗng nhiên Chú muốn ứa nước mắt sống.

Tiếng tên cán Bộ kêu tên người khác rồi người khác làm Chú đau lòng hơn. Họ kế tiếp nhau lấn Chú xa dần. Chú không còn biết đói bụng là gì. Mắt Chú như bị gói quà thôi miên. Giờ đây nó đang từ từ cách rời xa Chú như lúc nhỏ Chú chơi thả tàu ở ao, tàu bị nước đánh ra xa Chú chỉ biết nhìn mà không biết làm gì khác hơn. Lúc đó Chú ước ao phải chi có ông tiên nào đi qua hóa phép cho tàu Chú trở vô bờ lại. Bây giờ Chú lớn rồi, Chú không còn ước ao có ông tiên nữa, nhưng cũng chỉ biết đứng nhìn thôi. Chú chớp chớp nước mắt để nước mắt khỏi trào ra. Lê ơi, con có biết cảnh nầy?

Có ai vỗ nhẹ vào lưng Chú:

-Chào Bác, Bác đi nhận hàng từ ngoại quốc gởi về hả?

Chú Tám không trả lời, Chú khinh khỉnh quay đi. Thằng hỏi dị hợm! Ai vô đây chơi được? Ai ở không mà vô đây chơi?

Người thanh niên không giận vì thái độ giận cá chém thớt của Chú, tiếp tục thân thiện:

-Cháu cũng đi lãnh quà mà chưa tới tên. Chú bị chuyện gì trục trặc vậy?

-Họ biểu đóng thuế, mà tui không có đem theo tiền.

-Vậy hả? Mắc công quá há. Cháu cũng bị cảnh đó 6 tháng trước. Họ biểu về đợi giấy báo lại lần nữa. Chờ 6 tháng nay mới nhận được giấy báo lãnh hai ngày hôm qua. Họ bỏ hồ sơ mình xuống cuối.

Chú Tám làm mặt lanh:

-Bộ giống như đi mua hàng hợp tác xã vậy hả? Họ kêu tên mình không có ở đó, họ để hộ khẩu xuống dưới chót. Bộ ở đây cũng làm như vậy hả?

Người thanh niên cười vui vẻ:

-Dạ Bác nói đúng? Ở đâu cũng làm vậy mà thôi. Nhiều quá họ đâu có thì giờ làm giấy đi làm giấy lại hoài.

Rồi anh ta hỏi nhỏ:

-Mà Bác bị đóng thuế bao nhiêu?

-Tui nhớ không rõ, đâu hơn bảy trăm đồng mới, hổng biết bao nhiêu đồng tiền mình. Tiền mới cũ tui lộn xộn lắm, tính không ra.

-Mà Bác có nghe Bác được gởi gì về?

Chú Tám buồn buồn:

-Nghe đâu như có 9 thước hàng và 10 hộp kem Hoa-Lan. Tui hổng biết kem Hoa-Lan là kem gì. Hổng biết phải cà lem hông. Mà chắc hông phải đâu. Chảy hết còn gì?

Người thanh niên bật cười:

-Đó là kem thoa mặt cho đàn bà. Nó là đồ mỹ phẩm. Thứ nầy đóng thuế nặng nhưng bán ra chỉ có 2, 3 đồng thôi. Ai gởi cho Bác mà kỳ vậy? Sao Bác không biểu họ gửi thứ gì về ít bị đóng thuế mà bán ra được khá khá tiền phải có lợi hơn không?

-Vậy hả? Tui đâu có biết. Mà tui với bả đâu có cần thứ kem đó làm gì? Bả già rồi. Hồi nào giờ Bả đâu có xức kem xức kiết gì đâu.

Rồi Chú từ giã:

-Thôi Cậu ở lại, tui dìa. Chờ sớm mơi tới giờ đói bụng muốn rã ruột mà phải dìa tay không.

Người thanh niên chận Chú lại nói nhỏ:

-Cháu thấy Bác tội nghiệp cũng muốn giúp, nhưng mà số tiền nhiều quá, gần bốn trăm ngàn lận. Mà Bác ở đâu?

-Tui ở Gò Đen. Xin giấy phép đi đường cũng hết một buổi. Chỉ đi được có một ngày.

-Cháu ở Nhà Bè lận. Phải chi ở gần cháu đưa Bác mượn đỡ rồi một hai hôm xuống thăm Bác nhận lại sau. Mình phải giúp đỡ nhau khi khó khăn túng ngặt. Nhưng mà…

Anh ta chắc lưỡi, làm bộ suy nghĩ rồi ấp úng:

-Cháu đề nghị như vầy Bác nghe có phải không rồi quyết định sau. Cháu đưa tiền Bác đóng thuế. Bác trả cháu bằng 5 thước hàng và mười hộp kem Hoa Lan. Bác cho cháu một vài món thuốc tây. Cũng như cháu bán đồ dùm Bác vậy mà. Bác hổng biết chứ đem ra chợ trời tụi nó mua rẻ mạt mà nhiều khi con bị gạt lấy mất đồ nữa. Tụi làm ăn ở chợ trời hổng tin nổi đâu.

Chú Bảy suy nghĩ thật nhanh: Mình còn lại 4 thước vải, kem thì mình hổng cần rồi, thuốc tây thì mình đâu biết thuốc gì trị bịnh gì. Thôi chịu đại cho rồi. Nói qua nói lại hết thì giờ. Hổng biết chừng nào mới được kêu trở lại lần nữa. Mỗi lần đi là mỗi lần khó.

* * *

Thiếm Tám mặt mày tươi rói ra mừng chồng!

-Dữ thần hông, đi lâu quá trời. Chờ muốn rục xương sống từ lúc 5 giờ sáng tới giờ.

Rồi Thiếm ước thầm trong bụng:

-Ưng ai nó gởi đồ dìa nhiều nhiều để vợ chồng già qua khỏi cơn túng ngặt này.

Thiếm vừa đỡ gói đồ trên tay người chồng vừa nhìn Chú Tám áy náy:

-Ông đi sao lâu dậy? Có mệt lắm hông? Cơm nước gì chưa?

Chú Tám không thèm trả lời, Chú quạu quọ bước vô nhà nhìn xéo về cái lồng bàn đậy mâm cơm. Đói muốn rã ruột mà còn gặp chuyện buồn. Đồ con gái gởi về bị chúng lấy hết phân nữa vì tiền thuế. Không biết thuế gì mà mắc dàn trời, gần bốn trăm ngàn đồng bạc. Thiếm Tám lẽo đẽo đi theo chồng. Chú Tám nói mà không quay lại:

-Đó Bà mở ra coi. Tui mệt quá rồi.

Thiếm Tám vừa cười mỉm mỉm vừa lắc gói hàng. Bỗng Thiếm kêu giựt ngược:

-Ông ơi, sao lỏng lẻo vậy nè?

Thiếm Tám trả lời luôn:

-Bộ họ ăn bớt hả?

Chú Tám biết chuyện này rồi, Chú bực mình quay lại chưa kịp trả lời thì có tiếng khàn khàn của tên trưởng phòng công an xã trước cửa:

-Có Chú Tám Thiếm Tám ở nhà không?

Chú Tám nói thầm thì với vợ:

-Không biết có chuyện gì mà thằng này nó kiếm mình giờ nầy?

Mấy thằng công an mà kiếm thì chắc là không có chuyện tốt lành gì.

Chú nói lớn:

-Dạ có!

Hắn đon đả:

-À Chú Tám về tới rồi à!

Rồi hắn bước vào nhà không cần đợi mời. Mang tiếng trưởng phòng công an như hắn mà phải lên tiếng trước khi vào nhà là nhẹ thể quá rồi. Hắn liếc mắt lên gói quà nói giọng tấn ơn:

-Hôm qua Chú xin phép xin đi thành phố ************, thông cảm lắm mới cấp giấy phép sớm. Bà con mình mà. Chớ người khác thì phải đợi cả tuần. Lúc nầy công việc nhiều quá mà nhân viên thì bận công tác đột xuất hoài.

Chú Tám và Thiếm Tám trao đổi cái nhìn với nhau. Chú chỉ biết vuốt đuôi trong khi chờ đợi nó muốn gì.

-Dạ tui xin cám ơn ông trưởng phòng.

Tên công an ngồi xuống cạnh đó, không kịp mời. Tự nhiên như thanh niên Hà Nội. Hắn nói giọng chậm rãi vừa cố làm thân, vừa nói giọng của kẻ cầm quyền ra lệnh.

-Lát nữa 7 giờ rưỡi, mời Chú đi họp tổ. Bữa nay có một đồng chí trên quận xuống thuyết trình đề tài rất hấp dẫn: Đế Quốc Mỹ là con đỉa hai vòi. Xin Chú đến đúng giờ. Tôi cũng có ở đó nữa.

Chú Tám cố nén cái thở dài, nói nhỏ xụi lơ:

-Dạ, ăn cơm xong tui sẽ đến.

Hắn làm bộ đứng dậy.

-Thôi tui về để Bác xơi cơm. Mà gói hàng đây à? Bác có thể mở ra xem tí được không? Hàng bên Mỹ không tốt và bền bằng hàng của Liên Xô ta, tuy vậy nó có cái mã bề ngoài đẹp đẽ. Tui muốn xem để chúng ta cùng chia vui vậy mà. Mình ở trong một xã như ở trong một gia đình lớn.

Chú Tám ngần ngừ, đưa mắt hỏi ý kiến vợ. Thiếm Tám làm bộ không thấy cứ tiếp tục đủng đỉnh sửa soạn lại hai đôi đũa trong mâm cơm. Hắn nói tiếp:

-Tụi Mỹ nó đểu lắm. Mình đánh với nó hơn hai chục năm nó mới chịu cút đi mà vẫn chưa chịu bỏ cuộc, vẫn tìm cách phá hoại cách mạng. Tụi nó gởi tài liệu chống phá cách mạng về mãi à! Tụi tui ở đằng cơ quan nhờ quần chúng giác ngộ chỉ điểm đã phát hiện nhiều lần rồi.

Vợ chồng Chú Tám xanh mặt, thằng nầy muốn gì ở đây mà giở giọng doạ nạt nói xa nói gần. Nếu người khác thì dễ đối phó. Chú tuy thiệt thà, nhưng cũng đủ miệng lưỡi để đối phó, đằng nầy nó là xếp công an chỗ mình, đời thiệt éo le. Lúc mình làm cách mạng thì nó chắc còn mũi dãi lùm tùm, ở truồng dòng dõng tắm nước mưa. Mình đã thấm thía cái cách mạng đó nên rã hùn không chơi nữa. Bây giờ nó nhơn danh bảo vệ cái cách mạng mình chối bỏ để dòm hành, bắt chẹt mình… Chú không thèm dấu diếm tiếng thở dài, quay lại nói với vợ:

-Đâu Bà nó mở ra coi con nó gởi gì dìa, sẵn có ông trưởng phòng đây đến chia vui với mình. Tui ăn qua loa ba hột cơm tối rồi còn đi họp.

Thiếm Tám trả lời hập hực, một thái độ ít thấy từ ngày cưới nhau đến giờ.

-Thì ông mở hổng được sao, phải tui mới được?

Hắn ngó Thiếm rồi quay lại ngó Chú, chắc hắn giận lắm nhưng cố nén. Hắn châm điếu thuốc Phù Đổng, hút một hơn dài để dằn cơn giận và lấy lại vẻ tự nhiên.

Để không khí khỏi ngột ngạt, Chú Tám giả lả phân bua:

-Ông trưởng phòng thấy đó, nhiều khi bả chướng vô lý hết sức, tui chịu đựng mấy chục năm nay rồi lận.

Hắn đỡ lời:

-Có lẽ Thiếm muốn dành cho Chú danh dự mở quà vì Chú có công lao đi nhận lãnh về. Vậy cũng tốt thôi. Ta tranh thủ thời gian để còn đi họp. Buổi họp tối nay quan trọng lắm ta không thể trễ được.

Gói hàng được mở ra, ba cái đầu chụm lại. Nhìn xuống đáy hộp khi tất cả mọi thứ đều được lấy ra đặt lên bàn: xấp vải mỏng dánh, mấy gói thuốc thông thường, 2 gói bột ngọt, 2 gói thuốc dán, mấy chai dầu xanh, một bao rau câu, 2 gói sâm Cao Ly, một lá thư, 2 hộp kem Hoa Lan.

Hắn cầm hộp đựng quà lên xăm soi:

-Cái hộp này chẳng có gì đặc biệt, chắc chẳng có gì dấu trong đó. Hai hộp kem này tui đem về cơ quan nghiên cứu. Đời bây giờ gián điệp tinh vi lắm. Gì cũng có thể ngụy trang được hết. Nhiều khi họ dấu dưới đáy hộp đồ quốc cấm hay chuyển về đây hóa chất bí mật ngụy trang dưới hình thức mỹ phẩm. Khi nào nghiên cứu xong, cơ quan sẽ gởi giấy mời Chú đến lãnh về.

Thiếm Tám bực mình nói cho hả tức:

-Tôi chắc chắn không có gì bất hợp pháp. Sau khi nghiên cứu xong, ông trưởng phòng cứ liệng vô thùng rác, đừng tính chuyện gởi lại làm gì cho mất công mất linh. Lần sau tui biểu nó gởi món gì có thể nhìn thấu qua được để khỏi nhọc lòng ông trưởng phòng.

Hắn cố tình không hiểu:

-Vứt chi cho phí của giời, ta có thể cho vào hộp trở lại nếu khi lấy ra ta chứa trong cái gì sạch sạch. Thứ nầy để đàn bà thoa mặt rất tốt. Hắn vừa nói vừa cho hai hộp kem vào túi quần xùng xình của hắn. Ta phải tận dụng phế thải và phát huy sáng kiến, đó là lời chỉ dẫn sáng suốt của Đảng và nhà nước.

Chú Tám nói điều ơn nghĩa:

-Thôi coi như vợ chồng tôi biếu bà nhà. Bà nhà tui cũng không cần thứ quỷ quái đó làm gì. Chú nhìn về phía vợ thật mau vừa kịp bắt gặp tia sáng bất mãn trong ánh mắt bà vợ. Chú làm bộ ngầy ngà Thiếm:

-Thôi Bà đem cất mấy thứ lỉnh kỉnh này đi, lấy chỗ rót nước mời ông trưởng phòng. Rồi dọn cơm tui ăn để còn đi họp.

* * *

Tên cán bộ trên bàn thuyết trình viên nói thật hăng say. Hắn vung tay bên nầy, quơ tay bên kia bọt mồm vung vãi tùm lum tà la hai bên mép:

-Bác Hồ thật sáng suốt khi ví đế Quốc Mỹ với con đỉa hai vòi. Thật không còn hình ảnh ví von nào đúng hơn. Đỉa hai vòi hút máu người bằng cả hai đầu. Đế Quốc Mỹ hút máu nhân dân thế giới cũng bằng hai vòi. Một vòi nó bóc lột nhân dân trong nước. Nó làm cho nhân dân Mỹ ngày càng nghèo đói. Một vòi nó hút máu các dân tộc nhược tiểu khiến cho các dân tộc nầy ngày càng đói khổ, cơ cực, tài nguyên ngày càng khô kiệt. Bác Hồ vô vàn kính yêu của nhân dân ta đã nhận định rất cao siêu và chí lý rằng…

Mặc cho tên thuyết trình viên nói nhăng nói cuội, trên trời dưới đất. Dưới nầy Chú Tám tâm sự với ông Bảy Năm Trên:

-Từ cha sanh mẹ đẻ tới giờ tui mới nghe con đỉa hai vòi. Hồi trước tới giờ tui chỉ nghe đỉa con, đỉa mẹ, đỉa mén, đỉa trâu chớ có nghe chuyện con đỉa hai vòi đâu. Bây giờ tui mới hiểu nghĩa con đỉa hai vòi là tụi cầm quyền. Tụi ở Mỹ bị đỉa hai vòi hút máu quá nên nghèo không thể gởi đồ dìa cho mình nhiều hơn. Ở xứ mình trước khi nhận quà từ ngoại quốc gởi về mình bị vòi đỉa thuế hút máu. Sau khi đi tới nhà còn bị vòi công an hút thêm lần nữa.

Rồi Chú cười:

-Sau khi bị con đỉa hai vòi hút máu, gói đồ của con Lê, ốm nhom, ốm nhách, nhẹ hều nhẹ hểnh.

Ông Bảy Năm Trên thêm:

-Chưa hết đâu, thằng mà anh nói giúp đỡ anh ở Tân Sơn Nhứt cũng là một vòi đỉa thôi. Vòi mới mọc ra sau nầy. Vòi ăn theo. Nó chịu ăn với tụi trong đó để bắt chẹt anh đó chớ. Lúc nầy ai mà ở không vô đó làm chuyện bao đồng. Chúng ta, nhân dân Việt Nam mình bây giờ không bị nạn con đỉa hai vòi mà con đỉa cả chục vòi, cả trăm vòi lận. Bác Hồ của tụi nó là thánh cũng không thể nào tưởng tượng được con đỉa cộng sản một trăm vòi đang hút máu nhân dân Việt Nam.

Rồi ông hỏi nhỏ:

-Anh nói thằng đó lấy hết mười hộp kem Hoa Lan sao lại còn hai hộp cho thằng công an bợ hay vậy?

Chú Tám cười gượng ngạo, rồi nói bằng một giọng thật cảm động:

-Tui năn nỉ nó lấy một hộp sâm cao Ly chừa hai hộp kem lại để bả thử bôi coi sao. Mấy tháng sau này bả lao động xã hội chủ nghĩa nhiều quá nên da mặt xần xùi đen đúa quá.

Ngưng một lúc lâu Chú nói như tâm sự:

-Mà hồi đó tới giờ tui có mua được cho bả một thứ mỹ phẩm nào đâu. Mỹ phẩm sang nhứt của bả là xà bông Cô-Ba, bồ kết với dầu dừa thôi.

Ông Bảy Năm Trên vỗ đùi cái chách vừa ngó chừng lên bàn thuyết trình vừa kề tai Chú Tám nói nhỏ:

-Tôi hiểu rồi, ông bạn già muốn cho chỉ ở nhà, trắng da dài tóc chứ gì?

Rồi Ông nói một câu khó hiểu:

-Nhưng trước khi muốn cho bả trắng da dài tóc thì anh phải chặt đầu mấy con đỉa đi.

Ông nói phần cuối câu thật lớn.

Mấy người lối xóm ngồi gần nhìn hai ông bạn già, ngơ ngác.

(Trích Câu Hò Vân Tiên)

Nguyễn Văn Sâm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Oct/2022 lúc 10:51am

Có Một Ngày Nào Đó

 

Có một ngày nào đó, bạn bỗng nhận ra mình đã già!

Đó là khi bạn không còn hứng thú với những thứ lòe loẹt, những cảnh sắc rực rỡ, những nơi náo nhiệt và ồn ào thanh âm. 

Già, là khi bạn thức dậy lúc 4 giờ sáng, chỉ để nghe tiếng gà gáy ban mai và nằm đợi ánh bình minh lóe sáng sau rèm cửa… 

Già, là tối tối pha một ấm trà vừa đủ đặc, bật đài nghe những bài hát xưa cũ, đọc những cuốn sách cũ, chiêm nghiệm về cuộc đời, nửa gần nửa xa. 

Già, là khi bạn thích lang thang trên đường phố một mình, thích nhìn những bức tường loang lổ, những gốc cây rêu phong, những mái nhà cũ kỹ, thích những quán cổ, bàn ghế phủ bụi, không gian mốc thếch và mặt người trầm tư sau lớp sương thời gian.

Già, là khi bạn thích cảm giác được yên tĩnh một mình, chỉ một mình chìm trong những hoài niệm. Dạo này, thường nhắc đến những chuyện cũ. Có lẽ bởi thời gian đã gấp quá rồi!

Già, là khi bạn thấy mình ngày càng kiệm lời. Kiệm lời với chính bản thân, nhiều khi nghe tiếng nói của mình vang lên cũng giật mình. 

Già, là khi bạn bắt đầu tìm kiếm một nơi thật sự để đến, để sống và cất giữ tuổi già. Không phải để an dưỡng mà là để tách khỏi những ồn ào, thị phi.

Già, là khi bạn thôi không bận tâm những yêu thương, ghét bỏ, để lòng mình tha thứ cho qua hết giận hờn, buông bỏ bớt những nhạt nhòa, nghi kị. Chỉ giữ lại cho mình những niềm tin và đích đến, sống lặng lẽ và nhẹ nhàng, tự do trong khoảng trời riêng của chính mình. 

Già, là sống chỉ đủ cho mình, cho những người mình yêu, thế thôi…

Còn lại thì cứ như mây trời, lang bạt qua đời nhau, đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Nov/2022 lúc 9:07am

Làm Ăn Phải Giữ Lấy Cái Mối 

 

Từ ngày qua Mỹ, hắn sống quanh quẩn ở California bằng nghề chuyên chở tư nhân.
Nghĩa là ai cần ra phi trường đón,hay cần xe đưa đi khám bác sĩ, hay thậm chí đi nhậu về không dám lái xe thì cứ gọi cho hắn.
 “Lộc chuyên chở: Rẻ, tận tâm, kín đáo.”

Hắn không ngờ chính vì cái sự kín đáo này mà có nhiều mối ở Việt Nam qua đều gọi hắn trước để đặt xe.
Hầu hết các mối này là các đoàn cán bộ việt cộng qua Mỹ tham quan hay công tác.
Thấy hắn ít nói lại uy tín đúng giờ giấc, họ thích lắm.
Ngồi trên xe, có nhiều ông còn gạ hắn xem có mối nào làm đám cưới giả cho con cái họ được qua Mỹ thì giới thiệu, bao nhiêu họ cũng chi.
Ai hắn cũng gật, bảo để xem xem.
Thế là họ sướng điên lên, nhồi nhét vào túi hắn bao nhiêu là danh thiếp có số phôn của họ, toàn những chức vụ kêu loảng xoảng.
Và khi về lại VN, họ rỉ tai nhau.
Thế là đoàn nào sắp qua Mỹ cũng cứ Lộc chuyên chở mà gọi đặt xe trước.

Chẳng biết mấy ông công tác thế nào nhưng phần lớn các ông ấy thuê hắn là chỉ nhằm phục vụ các mục đích sau đây:

* Đi xem nhà:
Có đoàn bao xe hắn suốt ba ngày trời chỉ để chạy lòng vòng xem các khu dân cư. Coi trinh sát bên ngoài cho biết thôi chứ chưa mua ngay đâu. Nhưng khu nào các ông cũng chê. Chở tới khu nhà hơn triệu đô la vẫn chưa vừa ý.
Hắn bảo:
“Tiêu chuẩn mấy ông cao nhỉ?”
Một ông cười, nhe nguyên cái hàm răng vẩu ra:
“Thì cũng phải cố phấn đấu, hy sinh đời bố củng cố đời con.”
Hắn toan nói thằng quan nào cũng nghĩ như ông thì còn gì là mẹ Việt Nam nữa, nhưng lại thôi.
Làm ăn thì phải giữ lấy cái mối.

* Gái gú:
Có đoàn thì máu gái, hỏi xem có chỗ nào mấy em Mỹ trắng ngon mắt một tí để cho các ông ấy “trả thù dân tộc”. Hắn bảo:
“Cái này không được. Bị bắt ra toà rắc rối lắm. Xem vũ thoát y thì được, nhưng nhớ đừng đụng vào người mấy cô ấy, sẽ bị bảo vệ ném ra cửa.”
Mấy ông ấy coi xong ra chê vũ nữ Mỹ con nào cũng già, chê vú bé như hai quả quít, không bằng gái Việt.
Hôm sau hắn chở đi cà phê Lú.
Ở đây các cô tiếp viên VN ăn mặc hết sức mát mẻ, lại trẻ trung.
Các ông ấy xem chừng thích thú lắm, mặt ai cũng hiện lên nét ngu ngu.
Và các ông thi nhau bo đẹp, đến nỗi có cô phải ngạc nhiên nhìn kỹ xem các vị khách này là ai mà sộp thế. Nhưng đến chiều, ghé ăn phở, 10 đồng một tô các ông luôn miệng kêu đắt và lờ đi không cho người hầu bàn tiền tip. Hắn bèn vui vẻ móc tiền túi bỏ tip lên bàn.
Làm ăn phải giữ lấy cái mối.

* Đi mua sắm:
Hình như ông nào cũng có một danh sách dài những thứ vợ dặn phải mua. Các ông ấy xài toàn giấy 100 đô bó lại với nhau thành một cục.
Nhưng cũng có ông không mua mà dở trò ăn cắp.
Lần đó, một ông dấu cặp kính mát made in Italy vào bụng, vừa ra khỏi cửa thì bị bắt.
Vì là đi chung đoàn nên tất cả được mời vào văn phòng giải quyết.
Cũng may gặp tay quản lý (manager) hôm đó cũng dễ dãi.
Ông ta nói nếu ai ăn cắp cái gì yêu cầu tự giác bỏ lên bàn, và nếu vẫn thấy thích món đồ đó cứ việc bỏ tiền ra mua, ông hứa sẽ bỏ qua.
Còn để khám xét thấy thì chắc chắn sẽ bị truy tố.

Sau khi nghe hắn dịch lại, tay cán bộ ăn cắp mặt đang tái mét, run run tự nguyện rút từ trong bụng ra thêm hai lố quần lót phụ nữ đặt hết lên bàn:
những mảnh vải bé tí, xinh xinh, đủ các màu, trắng hột gà, xanh nhạt, xanh da trời, đỏ, tím, hồng đậm, hồng phấn...
Cuối cùng, để thoát hiểm, tay cán bộ này chịu bỏ tiền ra mua cặp kính mát, còn mớ quần lót đành bỏ lại, không thì về vợ nó xem hoá đơn, nó phát hiện ra, nó giết. 🤣

Trên đường về, ông trưởng đoàn giọng tỉnh bơ, bảo hắn:
“Chuyện thế này là cũng chẳng ai muốn, thôi anh cứ giữ kín cho nhé.” Hắn cười:
“Mấy cái vụ này của các đoàn VN tôi còn lạ gì nữa? Các ông yên tâm.”

Thế là mấy ông vui vẻ trở lại,
bắt đầu phét lác khoe khoang về những chuyến xuất ngoại của mình trong quá khứ, nào Nhật Bản, nào Anh Quốc...
Hắn thây kệ, chỉ chuyên tâm lái xe, bụng rất khinh bọn này, nhưng thôi, làm ăn thì phải giữ lấy cái mối.

Loc Duong
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2022 lúc 9:07am

Khi Buồn Phiền Hãy Đọc Bài Viết Này Để Thấy Nhẹ Lòng

3,272%20Generoso%20Fotos%20de%20stock%20-%20Fotos%20libres%20de%20regalías%20de%20Dreamstime

1. Đường, nếu có lúc không thông, thì ta sẽ chọn đi đường vòng.

2. Tâm, lúc không thoải mái, thì ta xem nhẹ nó đi.

3. Tình cảm, nếu đã đến lúc rời bỏ, nên để tùy duyên.

4. Có một số người, rất hung ác thì nên quên đi.

5. Có chút khổ sở, chỉ cần cười lên sẽ tiêu tan hết thảy.

6. Có một vài khó khăn, cố gắng chút rồi sẽ vượt qua.

7. Có tổn thương, đau đớn qua đi, còn lại, chính là sự kiên cường!

8. Đời người không có chữ nếu, chỉ có hậu quả và kết quả.

9. Lớn lên, chính là biết cách dùng nụ cười để đối diện với mọi việc.

10. Kỳ thực, không có cái gì là không thể buông tay.

11. Thời gian trôi qua, khi ta nhìn lại, ta sẽ phát hiện, những thứ mà ta tưởng sẽ không thể buông tay, chỉ như là một lực đẩy, giúp ta trưởng thành.

12. Khi biết rằng mình vẫn còn có thể phấn đấu, thì đừng bao giờ bỏ cuộc.

13. Bị từ chối thật khổ sở, nhưng hối hận sẽ càng khổ sở hơn.

14. Cho dù chính mình không vui vẻ, cũng tuyệt đối không đi quấy nhiễu hạnh phúc của người khác, đây là nguyên tắc.

15. Cho dù đánh mất tất cả, cũng không được đánh mất nụ cười.

16. Khóc cho mình nghe, cười cho người khác nhìn, đây được gọi là nhân sinh.

17. Năm tháng sẽ dạy ta học cách nhẫn nại. Đừng phạm sai lầm của người khác, cũng đừng lấy sai lầm của người khác mà trừng phạt chính mình.

18. Vận mệnh chỉ do mình nắm giữ, người khác không thể nắm được.

19. Sau tất cả, người không cần thật đẹp, chỉ cần có tình yêu thương; người không cần phải thật giàu, chỉ cần cảm thấy ấm áp. Biết thỏa mãn, đó chính là hạnh phúc.

20. Cho đến cùng, nếu trong cuộc đời vẫn còn người yêu ta, hiểu ta, bao dung ta, lo lắng cho ta, thì ta chính là người hạnh phúc nhất rồi!


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Nov/2022 lúc 12:16pm

Dòng sông êm đềm

Mẫu%20Nền%20Thư%20Ảnh%20Động%20Dòng%20Sông%20Êm%20Đềm%20|%20ID#:%2023210%20|%20HinhNenEmail.com

Tôi là dân Bắc Kỳ 54 di cư vào miền Trung, đến một thành phố rất đẹp ven biển. Ba tôi dạy học mãi ngoài Huế, nên tôi ở lại thành phố biển với Ông Nội và hai bà cô để tiện bề học hành và hầu hạ Ông. Tôi coi Ông giống như Cha, nhưng đôi khi cũng rất buồn, cô đơn và tủi thân. Bởi vì Ông già hơn Cha nhiều và khó gần gũi. Những lúc như vậy, hầu như tôi chỉ có bé Uyên là người thân thích nhất.

Bộ%20ảnh%20cô%20bé%20có%20đôi%20mắt%20Pleiku%20đẹp%20như%20thiên%20thần%20gây%20sốt%20cộng%20đồng%20mạng

Uyên là “cô bé lọ lem” nhà hàng xóm, nhỏ hơn tôi sáu, bảy tuổi gì đó. Ba Uyên là quân nhân, luôn vắng nhà. Mẹ Uyên thương tôi như con bà vậy. Tôi không biết tên bà chỉ biết ai cũng gọi bà là “Cô Ba Nam Kỳ”. Lúc rảnh rỗi tôi hay lại nhà em chơi. Bé Uyên thường theo tôi đi nhà thờ. Ðó là ngôi Thánh đường nhỏ xíu, gần một dòng sông, có những hàng cây keo cao ngất mọc bên bờ, đầy gai và hoa trắng nõn, dày cơm, ngọt lịm. Chúng tôi hái hoa keo ăn chán chê, rồi ngồi trên bờ cát nhìn xuống dòng sông nhỏ bé lững lờ trôi, ngắm bầy chim chiền chiện đuổi nhau trên đám cỏ lau kêu ríu rít, quên cả vô nhà thờ cầu nguyện. Hai đứa chúng tôi sống bên nhau như hai trẻ mồ côi lạc loài. Tất cả tình thương tôi đều dành cho Uyên, chiều chuộng em như chính em ruột của mình. Uyên cũng cảm nhận được điều đó nên luôn mè nheo tôi.

– Anh Hai, mấy con chim đó tên là gì dzậy?

– Người ta gọi là chim chiền chiện.

– Ai đặt tên cho nó dzậy?

– Anh hổng biết.

– Chắc má nó đặt tên cho nó phải hông?

– Chắc Ba nó đặt đó, giống như Ba đặt tên cho em dzậy.

– Ừ há.

– Bắt nó cho em đi, anh Hai.

– Nó chạy nhanh lắm, làm sao anh bắt được.

– Cẳng anh dài hơn cẳng nó mà.

– Nhưng nó có cánh.

– Thôi em hổng chơi dzới anh nữa đâu, anh lớn như dzầy mà hổng bắt được con chim nhỏ xíu đó.

– Ðể nó sống với ba má, bắt nó làm chi tội nghiệp, lỡ nó nhớ ba, buồn rồi bịnh chết mất sao.

– Anh Hai ơi, em nhớ Ba quá hà, bữa nào Ba dzìa, em nói Ba dẫn anh em mình đi ăn cơm gà xiu xiu nghe.

– Ừ phải đấy.

 

Tôi thấy mắt em đỏ hoe và quên mất chuyện đòi bắt chim chiền chiện. Tôi ôm em thật chặt, và hôn lên tóc em. Tôi thương em và thương tôi quá đỗi.

– Ngoan đi, anh còn một đồng đây, anh mua bánh rán cho em ăn nghe?

– Hổng chịu đâu.

– Chè đậu dzán dzậy?

– Hổng chịu.

– Kẹo kéo nhá, quay số trúng, chịu hông?
Nghe quay số mắt em sáng lên nhưng phụng phịu:

– Em chỉ muốn ăn kẹo bột thôi.

– Kẹo bột là kẹo gì dzậy trời?

– Kẹo đường đen rắc bột trắng đó.

– Trời đất, kẹo đường cứt trâu đó hả?

Em mở to mắt tròn xoe như hai viên bi thủy tinh và gật đầu lia lịa.

– Mở miệng ra coi, còn mấy cái răng mà đòi ăn kẹo bột. Em có biết là ăn nhiều đường sẽ bị sún răng không? Con gái mà sún răng trông xấu lắm mà còn bị bạn “lêu lêu” nữa đó.

– Thiệt hông? Anh xạo, em méc má cho coi.

– Sao hổng thiệt, em sờ dzô thì biết, coi chừng răng sún cắt đứt tay đó nghen.

Con bé có vẻ sợ thiệt, rơm rớm nước mắt. Tôi phải ôm Uyên dỗ dành. Có lẽ tôi thương em nhất trên đời. Em ở ngay bên tôi, an ủi tôi, cần tôi che chở, dẫn dắt, tất cả mọi thứ khác đều quá xa vời.

– Em thấy anh Hai khóc nè!

– Ðâu có, cát bay dzô mắt anh đó.

– Anh Hai xạo quá, rõ ràng em thấy tóc em ướt mà.

– Chắc con chim chiền chiện bay ngang nó tè trên đầu em, vì em đòi bắt nó đó.

Em cười rũ rượi, và đấm trên ngực tôi liên hồi. Chúng tôi quên hết muộn phiền. Muốn đến nhà thờ phải lội bộ ngang ga xe lửa rồi băng qua nhiều đồi cát, tôi vừa đi vừa kể chuyện cho Uyên nghe, đó là những chuyện tôi đọc được trong các trang báo thiếu nhi, hay những truyện nhi đồng như Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn, Cô Bé Lọ Lem, Cô Bé Quàng Khăn Ðỏ, Thằng Người Gỗ… Nhiều khi vừa cõng em vừa kể chuyện, tới lúc cô bé đã ngủ gục trên vai tôi lúc nào không biết. Mỗi lần đi ngang ga xe lửa, mùi cơm gà xiu xiu từ gánh hàng rong của chú Ba lại làm bụng hai đứa tôi cồn cào, nước miếng thi nhau chảy ra như mưa rào. Ôi những miếng thịt gà vàng ngậy, bóng lưỡng nằm trên đĩa cơm nấu bằng nước gà luộc rồi chiên với mỡ gà. Lần nào đi ngang qua hàng cơm gà Uyên cũng dán mắt vào đó, chân bước đi không nổi. Tôi chỉ có mỗi ước mơ nhỏ bé, một ngày nào đó sẽ mua cho Uyên một dĩa cơm gà xiu xiu!
Có lần cô Ba mắc đi sanh em bé, Cô xin phép Nội cho tôi qua ngủ trông nhà và Uyên cho Cô. Cô phải vào nhà hộ sanh sớm, kẻo tối có chuyện gì đi không kịp. Tỉnh nhỏ làm gì có phương tiện chuyên chở như bây giờ, đêm hôm chỉ có nước lội bộ thôi. Tôi dắt Uyên về Nội ăn cơm rồi hai đứa về nhà em ngủ. Dạo đó, tôi đang học đệ lục (ngang lớp 7 bây giờ), kể cũng đã lớn rồi. Uyên còn nhỏ lắm. Buổi tối em nhất định đòi tôi ngủ chung giường, Uyên nói:

– Em ngủ một mình sợ lắm, em vẫn ngủ chung với Má.

– Nhưng anh là con trai, em là con gái không ngủ chung được.

– Thế Ba với Má vẫn ngủ chung đó sao.

– Ba với Má thì khác, lớn lên em sẽ hiểu.

– Em thấy khác gì đâu, em hổng chịu đâu.

Giọng Nam Kỳ nhõng nhẽo, mếu máo, khiến tôi không thể làm phật ý em được. Ðợi khi em ngủ say, tôi gỡ tay ra, trải chiếu, ngủ trên thềm nhà. Buổi sáng khi vừa mở mắt ra, đã thấy em nằm ngủ say sưa bên cạnh. Uyên ngây thơ và vô tư như thiên thần. Từ ngày có em bé, Uyên không còn được Mẹ chăm sóc như xưa, em quanh quẩn bên tôi nhiều hơn, buổi tối thường ăn cơm chung với tôi và đòi chỉ em làm bài tập

Top%2008%20Quán%20Cơm%20Gà%20Giữa%20Lòng%20Sài%20Gòn%20Được%20Ưa%20Thích%20Nhất

Năm cuối cùng trung học đệ nhất cấp, tôi chuẩn bị đi Saigon học tiếp. Sẵn có tiền Nội cho, tôi dẫn Uyên đi ăn cơm gà xiu xiu, đó là bữa ăn ngon nhất trên đời tôi và em được ăn. Dù sau này đi khắp năm châu bốn bể, tôi cũng không thấy bữa ăn nào ngon như thế.
Lúc tôi lên đại học thì Uyên vừa vào trung học. Mỗi năm cứ vào dịp hè tôi lại đáp xe lửa về thành phố biển thăm Nội và Uyên. Tôi hay dẫn em leo núi Nhạn hái trái sim màu tím thẫm ngọt lịm hay trái dủ dẻ màu vàng tươi, thơm ngát. Ðó là những ngày hè vui nhất trong đời. Uyên càng lớn càng xinh đẹp hơn, không còn là cô bé lọ lem ngày nào. Chúng tôi vẫn leo lên mấy đồi cát đi về phía nhà thờ bên dòng sông thời thơ ấu, nhưng em không còn bắt tôi cõng và cũng không còn đòi ăn kẹo bột nữa.

Bãi%20Ông%20Lang%20-%20Nàng%20thơ%20của%20đảo%20ngọc%20Phú%20Quốc%20-%20Du%20Lịch%20Chất

Ðôi khi chúng tôi ra ngồi ngoài bãi biển yên lặng nhìn mông lung về phía chân trời, mắt dõi theo những chiếc thuyền lững lờ trôi về nơi xa xăm. Sự tin yêu và thông cảm đã khiến chúng tôi hiểu lòng nhau mà không cần phải nói thành lời. Chiến cuộc ngày càng khốc liệt hơn, đời tôi rồi cũng sẽ như những chiếc thuyền vô định trên biển cả mênh mông kia.

Những năm “học đại” thật vất vả, tôi vừa phải lo kiếm sống vừa phải vùi đầu vào đống sách vở cao ngất ngưởng, chẳng nên cơm cháo gì, được vài cái chứng chỉ vớ vẩn, vứt ra đường không ai thèm lượm.

Tội%20ác%20của%20Cộng%20Sản%20và%20tay%20sai%20trong%20TẾT%20MẬU%20THÂN%201968.%20|%20Nhật%20Báo%20Calitoday

Rồi vụ thảm sát Tết Mậu Thân xảy ra, thời hạn hoãn dịch vì học vấn không còn hiệu lực nữa. Tôi cầm Lệnh Gọi Nhập Ngũ mà lòng bâng khuâng khôn tả. Những ngày tháng mơ mộng của tuổi cắp sách đến trường đã chấm dứt. Cuộc đời tôi đi vào một ngõ rẽ, đầy chông gai, và tương lai thì rất mịt mờ. Tôi đã 23 tuổi và có đúng một tháng để gói ghém tuổi học trò cất vào ngăn tủ khóa lại kỹ càng trước khi bước vào quân ngũ.

Tôi trở lại nhà thăm Nội và từ giã Uyên. Em vừa xong trung học đệ nhất cấp, chuẩn bị lên đệ tam (lớp 10). Uyên đã biết e lệ khi đi bên tôi, con mắt to đen láy có dáng tôi trong đó. Con đường đi lên đồi cát dẫn đến dòng sông tuổi nhỏ, chúng tôi đã đi qua biết bao nhiêu lần, nhưng lần này thật mới, xa lạ, ngập ngừng, e thẹn. Nắng sớm mai trải dài trên những đồi cát, chỗ sáng chỗ mờ, tạo thành những đợt sóng cát vô tận, như những đợt sóng ngầm trong lòng hai đứa. Chúng tôi ngồi bên nhau, bên bờ sông dưới hàng keo rậm rạp, nhìn cặp kỳ nhông đầy màu sắc rượt đuổi nhau trên bãi cát.

– Anh Hai kỳ ghê hà, sao nhìn em hoài dzậy?

– Anh muốn mang bé đi mãi mãi trong tim anh, dù có phiêu bạt tận chân trời góc biển nào đi nữa.

– Thôi hổng chịu đâu, anh Hai ở lại đây dzới em.

– Hổng được đâu, người ta nhốt anh trong tù thì sao?

– Em sẽ biến thành con muỗi, chui vô thăm anh mỗi ngày, chịu hông?

– Hổng chịu, muỗi chích đau lắm.

– Em thương anh hổng chích anh đâu mờ.

– Ý trời! Mấy con muỗi cái chích đau dữ lắm đó.

– Thôi làm con kiến dzậy, hổng được, con bươm bướm chịu hông?

– Chịu, người ta đưa anh lên rừng thì sao bướm bay cho nổi?

– Em sẽ hóa thành con chim bay theo anh.

– Người ta thảy anh xuống biển thì sao?

– Em sẽ hóa thành con cá lội theo anh. Thôi em hổng chơi dzới anh nữa đâu, tối ngày đòi đi này nọ, hổng chịu ở đây dzới em.
Em thật ngây thơ, chuyện đời đâu phải cứ muốn là được. Tôi cũng như chiếc lá lênh đênh trên dòng sông dưới kia, trôi hoài trôi mãi, cố vẫy vùng cũng không thoát khỏi số phận, cho đến ngày chịu nằm yên ngoài biển khơi. Rồi cũng đến lúc tôi phải ra đi. Bước lên con tàu, nhìn Uyên ở lại sân ga, trong bộ quần jeans áo trắng tôi mới cho em, hai vạt áo chemise cột chéo vào nhau, trẻ trung hết sức, đang sụt sùi lau mắt.

Tiếng còi tàu thét lên, tim tôi như vỡ ra từng mảnh, con tàu từ từ lăn bánh.
Em ở lại ôm ấp mối tình ngây thơ, còn tôi ra đi mang theo hình bóng em trên con đường vô định.

Thiên...%20-%20Tìm%20hiểu%20về%20chiến%20tranh%20Việt%20Nam%20%28Viet%20Nam%20War%29%20|%20Facebook

Những năm tháng miệt mài với chiến trận, tôi theo đoàn quân mũ nâu, lội khắp các tỉnh miền Trung rồi lên cao nguyên Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Phú Bổn, Phú Túc, Ðức Lập, Dakto, Ben Het, Quốc lộ 14, nhiều lắm kể sao cho hết. Tôi đi đến đâu cũng mang theo bé Uyên trong tim. Em như thiên thần hộ mệnh, giúp tôi vượt qua bao gian nan, nguy hiểm, cho đến ngày Ban Mê Thuột thất thủ, tôi trở thành tù binh.

Trại%20cải%20tạo%20của%20CSVN%20sau%20năm%201975

Những năm tháng tù đày hình ảnh em luôn ở bên cạnh tôi, có lúc là con muỗi, đậu ngoan ngoãn trên cánh tay tôi, có lúc là con chim hót líu lo trên cành cây giúp tôi quên đi những bó cây rừng nặng nề trên vai. Có lúc tôi thẫn thờ thấy em là con bướm đang chập chờn trước mặt, cười cợt, khiến lòng tôi quên đi bao nhiêu phiền não lo âu. Vâng, em đã giữ đúng lời hứa theo tôi từng bước chân lưu lạc tù đày. Tôi gọi tên em khe khẽ trong cơn sốt rét rừng lạnh run người, rồi nóng bỏng. Tôi thấy em mặc áo trắng toát, đuôi áo xòe ra tận chân trời. Tôi cầm tay em đi bên dòng sông tuổi nhỏ, những con kỳ nhông sặc sỡ bu đến bên em, rồi tất cả bay lên khỏi từng mây trong bầu trời nắng chan hòa, có những đàn chim chiền chiện nâng áo em như thể đang trong ngày cưới, ở một vùng trời thênh thang, xa hẳn cõi trần thế khổ đau.

Rồi tôi cũng được thả ra khỏi trại tù tập trung cải tạo của cộng sản. Qua bao khó khăn, trở ngại tìm đường trở lại quê nhà, tôi đau đớn thấy thành phố đã xa lạ, tan tác. Chú Ba với gánh cơm gà xiu xiu đã phiêu bạt nơi nào. Nội tôi đã qua đời, cô tôi đã có chồng vẫn còn trong trại tù nào đó tận đâu ngoài Bắc. Căn nhà Uyên ở nay đã thuộc về người khác, có lẽ là cán bộ từ miền Bắc vào. Em ở đâu, gia đình tôi lưu lạc phương nào tôi chẳng biết. Ðúng là cảnh nước mất nhà tan. Thành phố nay đã thay đổi, chẳng nhìn thấy một nụ cười, phố xá xơ xác điêu tàn.

Tôi tìm về dòng sông tuổi nhỏ, nơi tôi và em đã từng đến để sưởi ấm tâm hồn. Những con chim chiền chiện vẫn còn đó, những hàng cây keo cao ngất vẫn còn đây, những con kỳ nhông vẫn vô tư đuổi nhau trên bãi cát. Tôi tự hỏi đã có bao nhiêu thế hệ chiền chiện bay ở đây? Bao nhiêu lần lá keo thay đổi, nhưng dòng sông thời thơ ấu vẫn còn y nguyên, như tấm lòng của tôi đối với Uyên. Nước vẫn lững lờ trôi êm đềm, mang theo cả tuổi thơ của hai đứa tôi đi mất. Tôi muốn khóc, cho em, cho tôi, cho tất cả những người Việt Nam điêu linh, khốn khổ vì chiến tranh, vì hận thù. Nước mắt tôi đã cạn khô từ những ngày trong lao tù tủi nhục. Linh hồn tôi đã bay khỏi địa ngục trần gian, để lại một thân xác còm cõi, bơ vơ, rã rời.

Sau hai lần vượt biên thất bại, cuối cùng tôi cũng đến được Pulau Bidong trên con tàu bé tí teo, cùng với mấy chục con ma đói rách rưới, hôi hám, bẩn thỉu, không còn đủ sức lết ra khỏi thuyền.

Có những đêm không ngủ được, nhớ Uyên, nhớ Nội, nhớ gia đình Ba Mẹ, bạn bè, chiến hữu đã từng cùng tôi vào sanh ra tử, tôi lần lên đồi tôn giáo, cầu nguyện. Nhìn xuống đám nhà thuyền nhân dưới kia, những cái được gọi là nhà đó chỉ là mấy nhánh cây rừng làm cột, lợp tôn mỏng, thùng giấy hoặc lá dừa. Hàng chục ngàn con tim đang thổn thức trong đó, có những người cố dỗ giấc ngủ như tôi, có những người đang khóc thầm vì mất vợ, mất chồng, mất con, mất cha mẹ, anh em. Có những người đang tự trách mình vì đã bỏ rơi bạn bè, chiến hữu trong lúc thập tử nhất sinh. Họ đang cố gắng quên đi những tủi nhục một đời, tù đày, ức hiếp, hăm dọa, đánh đập, chiếm đoạt tài sản, rồi bị săn đuổi như một loài thú hoang, còn chịu nạn hải tặc, cưỡng hiếp… Ngoài biển mênh mông kia, biết bao nhiêu oan hồn còn vất vưởng vì nỗi oan khiên chưa được giải, chưa biết tỏ cùng ai, không thể mang xuống tuyền đài. Biết đâu có Uyên trong đó.

Tim tôi quặn đau, nghẹt thở. Tôi cầu xin Trời Phật dù thế nào cũng dẫn em qua cầu khổ đau, tôi khấn nguyện ơn trên hãy mở tay cứu giúp các linh hồn còn vất vưởng ngoài biển khơi được về cõi vĩnh hằng. Tôi miên man nghĩ từng giả thiết về em, đã chết trên đường vượt biên ư? Không, không thể được, em là Thiên Thần có Chư Thiên phò hộ, không thể chết được. Cũng có thể em còn ở Việt Nam hay đã đến một trong những trại tỵ nạn nào đó, hoặc biết đâu, đã đến được bến bờ tự do. Tôi an ủi mình, có thể lắm chứ, em là Thiên Thần mà! Tôi bị giày vò với bao nhiêu giả thuyết, tôi điên rồi.

Cơn điên cứ miên man như thế trong nhiều giấc mơ, theo tôi vượt qua biển Ðông, về tận quê nhà nơi thành phố biển, leo qua những đồi cát bên dòng sông tuổi nhỏ. Tôi thấy Uyên và tôi đang đùa giỡn bên nhau, rượt đuổi mấy con kỳ nhông, hay công kênh em trên vai để hái hoa keo hoặc vờ làm bẫy để bắt mấy con chim chiền chiện cho em. Tôi nghe tiếng em cười, tiếng em nhõng nhẽo đòi ăn kẹo bột. Tôi còn nước mắt để khóc không? Nhưng nghe nghèn nghẹn trong tim rồi rơi vào giấc ngủ mê. Tôi thấy em đang chơi vơi giữa đại dương, hai tay giơ lên giữa những cơn sóng phủ đầu. Tiếng kêu cứu của em bị át bởi tiếng gầm gừ của đại dương; “Anh Hai, cứu em, cứu em, cứu em…”

Tôi giật mình tỉnh dậy, mồ hôi vã ra như tắm, đầu hâm hấp nóng. Trời đã khuya, tôi đọc kinh và thầm cầu nguyện cho em. Bầu trời trong vắt đầy sao, có lẽ em đã là một vì sao lấp lánh trên kia. Tôi lặng lẽ trở về căn chòi lá mà lòng đầy nghi vấn. Em đang ở đâu? Còn sống hay đã chết?

Ðầu thập niên 80, tôi đặt chân lên đất Mỹ, làm lại cuộc đời từ con số không. Kể như vẫn còn may mắn. Ðời tôi luôn luôn gặp may mắn, tôi tin như vậy, cho nên tôi vẫn để ý tìm Uyên khắp nơi. Ði dự họp mặt của các hội đoàn đồng hương, cựu quân nhân, các hội cựu học sinh, sinh viên…

Nhiều năm qua đi. Tôi đi học trở lại, ra trường rồi đi làm. Một hôm, theo người bạn cùng sở bay về California tham dự buổi họp mặt của một Hội Ðồng Hương, tôi đã gặp lại Uyên!
Chúng tôi ôm nhau giữa đám đông khóc mùi mẫn, khóc thoải mái, khóc tự nhiên, khóc thật to cho mọi người cùng khóc.

Trong đám đông đồng hương này có biết bao nhiêu người cũng đã từng khóc như chúng tôi. Khóc để trôi đi bao điều còn giữ kỹ trong lòng, không nói ra được. Khóc để nói với mọi người rằng chúng tôi đã tìm thấy báu vật đánh mất bao nhiêu năm trời. Khóc đã đời, chúng tôi buông nhau ra. Nhìn mặt Uyên son phấn tèm lem như thời bé bỏng nghịch đất cát, tôi bật cười. Em hỏi sao tôi cười. Tôi nói tôi đã tìm lại được tuổi thơ của chúng ta, tôi vui lắm. Em muốn kể tôi nghe những gian truân, gia đình tan nát, đổ vỡ, chết chóc, nhưng tôi không muốn nghe. Tôi tìm thấy em là đủ rồi, những cái khác hãy quên đi, quên đi, quên đi…

Nguyễn Thạch Hãn Lê Nguyên Hằng


ảnh%20động%20hoa%20hồng%20-%20TÙY%20HỨNG%20-%20Đỗ%20Trọng%20Nga%20-%20CUỘC%20SỐNG%20THƯỜNG%20NGÀY



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Nov/2022 lúc 12:21pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2022 lúc 12:15pm

Đồng Đô La



Buổi họp giữa các kỹ sư trưởng ngành và customer diễn ra tại phòng ăn nhân viên. Người ta đang giới thiệu sản phẩm, đang trình bày đồ án vừa design trong tháng qua.

Phòng ăn nằm kề phòng ***embly, chỉ cách nhau bằng một khung kính trong suốt. Ở đây, tôi vừa lắp ráp sản phẩm, vừa nhìn mồn một buổi họp đang tiến triển linh động.

Một phụ nữ Việt Nam trung niên được ông Giám Đốc giới thiệu, bà đứng lên trịnh trọng, thao thao nói về điều gì đó, ở phía tương lai. Mái tóc xõa dài chấm sát lưng ong của bà... đã thu hút tôi ngay từ lúc đầu. Và cái bảng tên màu xanh đính trước ngực: Vicki TIET. Cùng với chiếc nút ruồi ngồ ngộ ở nhân trung. Tất cả những chi tiết đó, ào ạt đập vào trí tôi, khiến tôi dềnh lên, choáng váng, mơ hồ trôi về cõi quá khứ xa xôi.

"...Khoảng đầu tháng 4 năm 1975, khi đoàn T.54 của VC từ Bắc lũ lượt tiến vào Nam như nước vỡ bờ. Thì ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi...rồi Nha Trang, Bình Tuy...binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa và dân địa phương ào ạt rút lui. Họ rút lui trên bộ, trên không, trên biển.

Trong lúc toán Mig-21 của Bắc Việt vần vũ trên bầu trời, như dương oai diệu võ giữa chốn không người. Chiến hạm chúng tôi đang hộ tống các Hải Vận Hạm chở dân và lính xuôi Nam. Lúc này, biển Đông nổi sóng liên hồi. Những cơn sóng hung hăng, cao ngất ngưởng, trút thẳng vào thân tàu, sẵn sàng xóa tan mọi dấu tích trên biển.

Buổi sáng, trời còn tối đen như mực, tầm nhìn xa chưa được 10m - giữa tọa độ vùng II duyên hải - chiếc ghe vận tải nhóc nhách người đã đâm sầm vào tàu Wec của hải quân. Chiếc ghe tan thành mảnh vụn. Người ta tuôn ra, rơi đầy mặt biển, tiếng la hét thất thanh vang rợn cả vùng trời. Chúng tôi nhào đến, ném phao xuống cấp cứu, các toán rescue được nhanh chóng hình thành, trục vớt nạn nhân lên tàu.

Trong số nạn nhân do tôi trách nhiệm, có một cô gái trần truồng đang trong cơn ngất. Tôi vội vã làm hô hấp nhân tạo, vội vã chạy xuống phòng sĩ quan tìm một bộ đồ hải quân ấm áp cho nàng...

Sau cuộc hành trình nguy hiểm và vất vả, chiến hạm chúng tôi cũng về đến Vũng Tàu an toàn. Tôi đưa cô gái lên bờ, rồi chia tay nhau nơi quán cóc đầu đường. Lúc đó, chiến tranh đang khốc liệt. Nó bùng nổ khắp nơi và bám riết theo số phận mỗi người. Tôi không có thời gian để tìm hiểu về cô gái, chỉ kịp ghi vào ký ức mông lung: cái tên Tiết Kim Uyên dễ thương. Cùng với mái tóc dài chấm sát lưng ong. Và chiếc nút ruồi ngồ ngộ ở nhân trung cô gái..."

Bây giờ, bà kỹ sư người Việt đang đứng đó -cách tôi một tấm kính- thao thao nói tiếng Mỹ như gió.

23 năm lao đao trôi qua, kể từ ngày chia tay nơi quán cóc ở Vũng Tàu. Nhân dáng cô gái đã thay đổi nhiều. Nhưng, những dấu tích riêng tư vẫn chưa thể nào thay đổi được. Chắc chắn, bà kỹ sư mang bảng tên "vicki TIET" là Tiết Kim Uyên ngày xưa. Tôi quyết định gặp nàng, như một phần nào tìm lại kỷ niệm -của thời hào hùng xa xưa.


Vicki TIET nhận ra ngay, khi tôi nhắc lại con tàu định mệnh cũ:

"Trời ơi ! Anh Ân... Em tìm anh khắp nơi..."

" Cô qua Mỹ lúc nào" Bao giờ mới có địa vị vững vàng như thế""

"Em vượt biên năm 1976 anh ạ! Địa vị chi" Ồ! coi vậy chớ không phải vậy. Em đang vất vả. Em đang khổ tâm vì gia đình..."

Tôi trợn mắt ngạc nhiên. Vicki TIET sang Mỹ năm 76, hôm nay đã là kỹ sư. Thế mà, nàng vẫn còn vất vả, còn khổ tâm... Nghĩ lại mình, mới qua đây diện HO, đi làm với đồng lương thấp nhất... chắc sẽ còn lận đận dài dài...

Vicki TIET rủ tôi ăn tối. Nàng chọn chiếc bàn trong góc mù mờ, yên tịnh nhất của quán ăn... để dễ dàng phơi bày tâm sự. Nàng nói một mạch về gia đình; về người mẹ đang bán thân bất toại; về người cha đang lâm bệnh nan y; về các đứa em đang đạp xích lô, đang làm ăn thất bại, nợ nần...v...v...

Hai mươi mấy năm ở Mỹ, nhiều khi, nàng phải làm đến ba job để lấy tiền gửi về gia đình. Nhưng, hết chuyện này... rồi đến chuyện khác, gia đình nàng vẫn túng thiếu triền miên.

Nhìn tấm thân gầy gò của Vicki TIET, qua hơn 20 năm ở Mỹ, tôi thấy tội nghiệp thật sự. Nàng nặng gánh gia đình. Nàng luôn hy sinh cho người khác, quên nghĩ đến mình, đến hạnh phúc riêng tư.

"Còn cô" Chuyện tình duyên ra sao" Người yêu đâu""

Vicki TIET rũ rượi cười. Đôi mắt nàng đã có những dấu chân chim. Vài nếp nhăn bắt đầu xuất hiện lác đác trên khuôn mặt hom hem. Nhìn gần, nốt ruồi nơi nhân trung cũng to ra, không còn ngồ ngộ như xưa.

"Người yêu nào" Chỉ có ma quỷ mới chịu em! Lớn tuổi rồi!"

Tôi loáng thoáng buồn. Buổi ăn bỗng trở nên nhạt nhẽo. Tôi nghĩ về quê hương như một nỗi đau rã rời. Việt Nam nghèo đói. Việt Nam lầm than. Việt Nam là một hố sâu to lớn, không bao giờ lấp đầy.

Tôi nhớ, cách đây vài năm, khi gia đình tôi vừa qua Mỹ được ít tháng, chợt nhận được fax từ Việt Nam của một người anh bên vợ. Những dòng fax khiến tôi sửng sờ, mất hết tinh thần :

..." Cô dượng Sáu, gửi gấp về cho anh mượn tạm 20 ngàn đô. Anh đang hùn hạp buôn bán lớn. Anh chờ tin Cô Dượng từng phút từng giờ..."

Coi xong, thằng con tôi tức tối, vò nát tấm fax, vụt xuống xó nhà :

"Hừm, người ta cứ nghĩ ở Mỹ, đô la rớt đầy đường... Qua đây, thiên hạ cứ việc...chổng mông...lượm..."

Chẳng bao lâu, một tấm fax khác lại đến. Lần này, đến lượt thằng em của tôi ""tả oán":

..."Nghe dư luận nói, anh chị vừa lãnh trọn số tiền lương lính tính từ 1975 đến nay. Em xin chúc mừng. Rất mong anh chị biếu em chút ít, để mua lại chiếc Honda đã cũ và xây lại căn nhà đã hư hỏng bấy lâu..."

Đến phiên bà vợ tôi giận dữ, dằn mạnh tấm fax xuống bàn, léo nhéo:

"Hừm, người ta cứ nghĩ ông làm lính đánh thuê cho Mỹ, nên nó trả lương mấy chục năm nay đấy!"

Tôi đau khổ kể điều này cho Vicki TIET nghe. Suốt buổi ăn, nàng ngồi im lặng nhìn ra cửa sổ. Mưa đang nhỏ giọt ngoài kia. Đang thánh thót rơi, ràn rụa trái tim người lữ thứ. Có lẽ, nàng thầm oán trách tôi, oán trách vì lỡ trút tâm sự với một kẻ quá đỗi vô tâm.

Sau buổi tối đó, tôi không có dịp gặp lại người đàn bà thành đạt mà tội nghiệp này nữa. Hãng tôi vẫn duy trì những buổi họp cho customer. Mỗi lần họp, tôi đều dán mắt vào tấm kính để tìm nàng, nhưng lần nào cũng như lần nấy - nàng đã như bóng chim tăm cá.


Một hôm nọ, bỗng có cú điện thoại gọi đến tôi, từ một bệnh viện ở ngoại vi thành phố.

"Hello, có phải ông là An Phạm không ạ" Có một bệnh nhân tên Vicky TIET cần gặp ông gấp! Xin vui lòng đến phòng 406. Chào ông."

Tôi lật đật đến bệnh viện. Đường đến đó không xa, nhưng tôi đã lúng túng, chạy vòng vèo, lạc đường mấy chập. Mưa lại giăng giăng bay. Hình như, trời đang báo trước điều không may nào đó, đã xảy đến với nàng. Phòng 406 hiện ra. Và nàng nằm đấy, còm cõi, xanh xao như một tàu lá rũ.

"Cô ơi! Cô khỏe không" Cô có nhận ra tôi không""

Nàng lờ đờ, cố giương đôi mắt nặng trĩu nhìn tôi, rồi thều thào nói trong hơi thở :

"Em bệnh nan y, sắp chết..Mong anh, một lần cuối, giúp em...Có về VN, nhớ ghé thăm gia đình dùm em...Đừng nói với họ...về cái chết của em...tội nghiệp...Địa chỉ em để trong ví...trên bàn..Cám ơn..."

Vài ngày sau, tôi ngậm ngùi tiễn đưa Vicki TIET ra phần mộ. Đám tang giản dị, họ chuyển quan tài nàng đến nơi an nghỉ, trong cảnh mưa bay lất phất lạnh lùng. Giữa nhóm kỹ sư người Mỹ dềnh dàng, chỉ có tôi lúi húi theo sau, lặng lẽ rơi những dòng nước mắt xót thương.

Mãi đến hôm nay, tôi vẫn chưa có dịp trở về Việt Nam thực hiện lời gửi gấm của nàng. Tuy vậy, tôi có kể chuyện này cho thằng bạn thân ở Victoria (Australia) biết. Và nhờ nó, khi về Việt Nam, bằng mọi giá, nhớ ghé thăm dùm gia đình của Vicki TIET.

Ít lâu sau, tôi nhận được lá thư từ Việt Nam. Những dòng chữ "thực tế" của thằng bạn, khiến tôi hết sức ngạc nhiên và trăn trở khôn cùng :

"...Thằng quỷ, tau có tìm đến gia đình Tiết Kim Uyên. Theo mày nói, tau đã dự định một số quà tặng để trao cho họ - hầu an ủi họ phần nào, trong cảnh khốn cùng. Nhưng, thằng quỷ.. .đó là một biệt thự sang trọng nhất trong vùng. Có xe hơi bóng loáng đậu trên sân. Có cả bầy chó bẹc-giê lao nhao bên trong. Sợ lầm địa chỉ, tau mới ghé vào nhà bên cạnh hỏi thăm. Thằng quỷ, người ta cho biết gia đình Tiết Kim Uyên đang ở ngôi biệt thự giàu sang đó. Ngôi biệt thự được xây cất từ lâu, do tiền đô la của chính Tiết Kim Uyên từ bên Mỹ ào ạt gửi về. Ba má họ đã mất cách đây gần 20 năm, bởi một tai nạn xe hơi. Không có câu chuyện thương tâm, như mày đã nói...thằng quỷ..."

Tôi nghẹn ngào như có ai đấm một cú đấm vào ngực. Ngày mai, có lẽ tôi sẽ mang bức thư này ra mộ Vicki TIET. Rồi... đốt nó thành tro, hy vọng dưới chốn tuyền đài, nàng sẽ nhận được nó, và an tâm về gia đình bên Việt Nam của nàng.

PHẠM HỒNG ÂN (San Diego,)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2022 lúc 12:45pm

Giúp Người

 

Giúp người không chỉ vật chất, lời khuyên có khi quý báu hơn nhiều.

Ở Pháp, khi đi trong thành phố, tôi chỉ toàn đi xe buýt cho tiện lợi, phần thì có thời gian ngắm cảnh sinh hoạt bên đường. 

Thường xuyên, tôi gặp một thanh niên có vóc dáng nhỏ con, người Á Châu, gương mặt buồn bã, thất thểu, cứ âm thầm lên xuống xe buýt rồi cứ lầm lũi bước đi như đi giữa sa mạc, mùa hè cũng như mùa đông. 

Một ngày, tôi cố tình xuống cùng trạm và đi song song, rồi tôi quay ra hỏi câu tiếng Pháp. 

- Cháu là người Việt Nam?

Thanh niên trả lời lại bằng tiếng Việt: 

- Dạ chào cô, con người Việt Nam ạ. 

Rồi hỏi thăm qua lại, biết cháu tên Huynh, 30 tuổi, bệnh tâm thần, cô độc. 

Thương tình, nên khi mùa đông, tôi mời đến nhà ăn mỗi tối tại nhà con trai tôi. 

Qua tâm sự, biết Huynh khi còn trẻ, đã theo băng đảng phá phách ở Marseille đâm chém nhau, bị ở tù 5 năm. 

Khi ra tù, về Việt Nam thăm cha, ông nội, nhưng bị cô chú mắng chửi, khinh bỉ vì đã đi 15 năm rồi nay trở về không có 1 xu và bị cô chú đuổi ra khỏi nhà. Huynh đành trở lại Pháp trước dự định. 

Về Pháp, do bị sốc, bị trầm cảm, Huynh đánh ông chồng của mẹ, chuyển đến vùng tôi ở, cắt đứt liên lạc với mẹ. 

Sau khi được điều trị trong bệnh viện tâm thần một thời gian, đã ổn định, được chính phủ Pháp cấp một nơi ở tiện nghi nhưng không cho mẹ biết vì còn tự ái, giận mẹ.

Nghe xong hết tâm sự, tôi hỏi Huynh:

 - Khi con đi tù, ai là người thăm?

 - Dạ mẹ.

 - Tuần mấy lần?

 - Dạ 3 lần.

- Mẹ thăm cho gì?

- Dạ tiền, vì không cần đem đồ ăn, chỉ cần tiền để thuê truyền hình, chơi game hoặc dụng cụ cần thiết. 

- Ngoài mẹ, có ai thăm con không?

- Dạ không. 

Sau khi hỏi xong, tôi kết luận:

- Cô không biết mẹ con là ai, nhưng nghe con kể, cô quả quyết là mẹ con là người có trái tim nhân hậu hơn cô nhiều lắm, vì nếu con cô mà như thế, thì cô sẽ bỏ luôn, chẳng thăm nom làm gì, chứ đừng nói đến cho tiền, cho sống cực khổ mới biết thân...Hơn nữa, cô thường đi ngang trước cửa nhà tù. Cô thấy người thân đến thăm chờ ở cửa nhà tù, thấy tội lắm, mùa hè thì nắng, vì ở đó không có cây, bóng mát, mùa thu gió, mưa rả rích, mùa đông lạnh lẽo, chưa kể là xe cộ qua lại, mọi người thấy mặt, thật xấu hổ....! Bây giờ mới biết trong số đó, có mẹ con. Cô thương cho mẹ con quá. Con cho cô số điện thoại địa chỉ, để cô kết bạn. 

Huynh trố mắt nhìn tôi. Tôi nói tiếp: 

- Cô chỉ mới cho con ăn có vài bữa ăn tối mà con nói “cảm ơn“, khen cô là một người nhân hậu. Trong khi mẹ con khổ biết bao nhiêu vì con, thì con lại không cần biết đến. Bây giờ con có tiền (tiền trợ chính phủ Pháp cấp cho người bệnh là 30 triệu đồng/tháng) dư dả, sống thoải mái, có nơi ở tiện nghi, thì lại phủi tay, không cho mẹ biết tin tức về con. Con có biết mẹ trông mong tin con từng ngày không? Cô cứ suy ra cô, chỉ 1 ngày không gặp con cô, là cô nóng ruột, phải điện thoại hỏi thăm. Huống chi con đã không cho mẹ tin tức đã 1 năm nay. Con có biết là hàng đêm mẹ con khóc thầm không?

Gương mặt Huynh bắt đầu thay đổi: 

 - Bây giờ con phải làm gì?

 - Tôi bày cho Huynh:

Lễ Giáng Sinh sắp đến, con gọi điện thoại xin lỗi, hỏi thăm và hẹn gặp mẹ. Ngày gặp, nhớ mua một món quà mà mẹ ưa thích. Mẹ không cần gì của con đâu, nhưng gọi là tấm lòng của con. Trước khi ra về hỏi mẹ là: “Mẹ cần tiền, con đưa cho mẹ xài…”. Con hỏi vậy cho mẹ vui lòng, an tâm là con có tiền sống thoải mái thôi chứ cô tin là mẹ con có lương hàng tháng, không cần tiền con đâu (vì những người bệnh ở Pháp có tiền trợ cấp sống dư dả).

Vài tuần sau gặp lại Huynh, với gương mặt tươi tỉnh, khác hẳn thời gian trước, miệng tủm tỉm cười kể là đã điện thoại xin lỗi mẹ, rồi từ đó, Huynh gọi điện thoại và gặp mẹ thường xuyên.

Huynh thú nhận rằng: Thời gian trước, một phần lớn buồn khổ là do không gặp mẹ, nhưng cộng thêm vào đó là giận mẹ, nên không muốn gặp. Từ khi tôi giải thích và chỉ cách, nên Huynh tìm được lối thoát...!

Rồi một ngày, tôi gặp được mẹ Huynh. Bà rơm rớm nước mắt, nắm tay tôi cảm ơn tôi rối rít...!

Câu chuyện thật sự thế đấy các bạn ạ!

Qua đó, tôi nhận ra rằng: Giúp người, không chỉ cứ vật chất mà lời khuyên nhiều khi lại quý giá hơn nhiều. Hãy dành chút thời gian lắng nghe, an ủi, khuyên bảo những người thiếu may mắn, nhiều khi quan trọng hơn rất nhiều so với việc ta cho họ một số tiền.

 

Nguyen Thi Ha Lieu (Việt Kiều Pháp)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2022 lúc 1:22pm

Cái ‘Tôi’ Đáng Ghét! 


Nhà bác học vĩ đại người Pháp Blaise Pascal (1623 – 1662) từng nói “Cái ‘tôi’ là cái đáng ghét” (Le moi est haïssable)

Thói phô trương cái ‘tôi’ lố bịch hình như rất phổ biến trong người Việt chúng ta! Một anh bạn của tôi ở Minnesota xúi dại tôi viết về đề tài này. Dù rất sợ lãnh dao, ăn búa; tôi cũng ráng gồng mình góp vài kinh nghiệm và ý kiến như sau.

Gần đây, thấy xuất hiện trong những loại email có tựa đề “Tiến Sĩ Luật Cù… làm cái này, Tiến Sĩ Luật Cù nói điều kia…”. Mở đầu email là câu viết “Tôi trả lời phỏng vấn…” hay “Tôi lên tiếng trên đài XYZ….”  Cuối email thế nào cũng lặp lại nguyên học vị kèm tên “Tiến Sĩ Luật Cù….”

Chao ôi, sao cái tôi của anh này lớn thế?

Bỏ qua một bên việc anh Cù này từng viết bài ca tụng các lãnh tụ cao cấp Việt Cộng như ************, Võ Nguyên Giáp, Phạm văn Đồng và bố anh ta là Cù Huy Cận, từng là Bộ Trưởng liên tiếp các Bộ Canh Nông, Văn Hoá Giáo Dục dưới thời Hồ Chí Minh. Cũng bỏ qua việc anh Cù bị Cộng Sản nhốt tù vì tôi chơi gái, nhưng được đối xử như loại tù công tử; phòng giam tiện nghi như căn phòng ở nhà với tủ kệ đầy rẫy thức ăn ngon miệng; được vợ vào thăm ở lại du ngoạn trong vườn hoa;  rồi sau cùng được Việt Cộng bố trí cho qua Mỹ để xâm nhập làm công tác tuyên vận cho chúng.

Chúng tôi biết quá rành về tên Việt Cộng này. Anh ta từng lân la tìm đến những hội nghị, hội thảo đánh tiếng tự cho mình là nhân vật tiếng tăm sẽ có tương lai trong chính trường Việt Nam sau này. Chúng tôi đã ngăn (block) và cho vào hộp thư “spam” những điện thư của anh ta. Nhưng thỉnh thoảng vẫn cứ bị nhận những rác rưởi này mà điểm nổi bật nhất là sự khoe khoang cái “tôi” quá lố của anh ta.

Cái học vị là chứng minh sở học của một người ở trình độ nào đó, trong lãnh vực nào đó. Nó chưa hẳn chứng minh được khả năng thực sự, tư cách, và kinh nghiệm. Nó không làm cho người ta quý mến kính trọng mình hơn. Học vị chỉ đáng nêu lên trong những trường hợp cần thiết. Ví dụ: ông bác sĩ viết hay trình bày vấn đề y học, ông kỹ sư nói về khoa học kỹ thuật. Họ cần ghi học vị để độc giả, thính giả… tin rằng những điều họ trình bày là khả tín.

Trong những đám cưới, tiệc tùng của người Việt, việc giới thiệu quan khách rất phức tạp đầy tính khoe khoang. Các MC phải bỏ ra mười lăm hai chục phút để đọc cho hết vài trang giấy ghi tên họ, chức vụ của khách. Chớ hòng bỏ sót những vị tự tưởng mình là nhân vật quan trọng. Ngay cả khi giới thiệu chủ tịch một Liên Hội X rồi, cũng phải giới thiệu luôn các ông chủ tịch các hội trực thuộc thì mới yên. Chúng tôi từng đọc những thư của vài vị gửi đến ban tổ chức và gửi ra công luận phản đối gay gắt vì bị sót tên trong phần giới thiệu hay thứ tự được giới thiệu không vừa ý họ. Mà đã giới thiệu thì chớ quên bằng cấp, chức vụ, cựu này cựu nọ của họ!

Vài bản cáo phó, phân ưu cũng thấy ghi luôn học vị bác sĩ, kỹ sư; luôn các cấp bậc, chức vụ, binh chủng thời VNCH xa xưa của những người đứng tên (không chỉ là người quá cố mà thôi)! Không thấy ghi các nghề tài xế, thơ máy, làm neo!

Chúng tôi nhớ ở một thành phố đông người Việt nọ ở Texas. Một vị, sau khi mất chức Chủ Tịch Liên Hội Cựu Quân Nhân về tay vị khác; bèn nhảy ra thành lập một hội mới tự mình vừa là chủ tịch, vừa phó CT, vừa tổng thư ký… Dứt khoát ông ta không thể để mất một chiếc ghế hàng đầu và sự xướng danh trong các buổi sinh hoạt của Cộng Đồng địa phương! Các chức chủ tịch nó oai lắm đấy!

Chúng tôi cũng thường thấy một vài ông, bà gửi email về những vấn đề tầm thường, có tính cách xã giao hay tranh cãi chuyện tầm phào; nhưng cuối thư thế nào cũng ghi thêm một loại những bằng cấp nào là BA, MA; rồi nào là văn sĩ, thi sĩ, võ sĩ, chủ talk show…

Cái tôi của mấy vị này cũng đáng khiếp!

Cách đây vài thập niên,các nhân sĩ thành phố Austin được dịp mời một ông Tiến Sĩ NAT từ Oregon bay qua nói chuyện tại hội quán Hội Cao Niên. Cả phòng hội chưng hửng khi nghe câu nói quá đặc biệt của một ông Tiến Sĩ khi mở đầu “Đừng gọi tôi là ‘tiến sĩ’ hay‘lùi sĩ’”  Có lẽ ông như muốn tỏ ra khiêm tốn; nhưng các bày tỏ nghe ngộ nghĩnh quá! Rồi ông tạo thêm một sự ngạc nhiên khi nói “Các anh phải chuẩn bị sẵn sàng để khi tôi phát động thì hưởng ứng ngay!” Một ông cựu Thiếu Tá Hải Quân ngồi cạnh tôi nói nhỏ vào tai tôi “Tay này là ai mà mới đến nói chuyện lần đầu đã muốn ra lệnh cho chúng mình?” Tuần lễ sau khi ông Tiến Sĩ này về Oregon, tôi nhận được một hộp bưu phẩm trong đó có khoảng chục cái băng audio c***ette loại nhỏ chứa hàng trăm bài “xã luận, thuyết trình” của ông ta!

Cái tôi  của ông Tiến Sĩ này cũng lớn ghê! Hãi quá nên chúng tôi xin ‘kính nhi viễn chi.’

Những người coi trọng cái tôi của mình là do tính tự cao tự đại, cho mình là trung tâm điểm vũ trụ, cao hơn hết tất cả mọi người. Họ quên rằng tính tự cao làm mọi người xa lánh, ghét bỏ và có nhiều xác suất cao bị mạt sát trên các diễn đàn. Nhưng khiêm tốn cũng không phải dễ. Cũng có người làm bộ tỏ ra khiêm tốn nhưng lời nói và hành vi càng lố bịch. Người Mỹ khi được khen thì họ bình thản nhận lời khen và cám ơn chứ không xua tay “Tôi không đáng…”  Sự khiêm tốn thể hiện qua lời nói ôn tồn, cử chỉ lễ độ; không cúi đầu khom lưng quá mức, không giơ cả hai tay ôm chầm lấy bàn tay người ta. Một người khiêm tốn biết dùng đại danh từ “chúng tôi” thay vì “tôi” khi trình bày, báo cáo một công việc nào đó. Những người trẻ nông nổi háo thắng thì tạm dung thứ; nhưng ở người trung nên trở lên thì nên bỏ bớt cái tôi đáng ghét đi thôi.

Gần đây, tôi thấy có vài người post trên facebook câu châm ngôn như sau:

Cúi đầu là bông lúa.

Ngẩng đầu là cỏ dại;

Tự cao là thất bại,

Nhẫn nại là thành công.

Theo tôi, hai câu sau thì rất chí lý. Nhưng hai câu đầu lấy bông lúa để ví von cho tính nhẫn nại và cỏ dại để ví von cho tính tự cao thì quá khập khiễng.

1.- Không chỉ có cỏ dại mà tất cả mọi loại cây đều ngẩng đầu, vươn ngọn về hướng mặt trời. Dù có bị che đậy, ngăn cản; ngọn cây vẫn tìm mọi cách để vươn lên. Ngẩng đầu không phải là tự cao mà là biểu hiện của lòng tự tin, tự hào, cương trực, ngay thẳng, bất khuất. Người xưa dùng cây thông, cây trúc, để làm biểu tượng cho sự ngay thẳng; dùng cây sồi nói lên sự dũng mãnh, che chở.

Từ gia đình, học đường, trong quân đội đều dạy cách làm người là đứng thẳng, không cúi đầu chịu nhục trước áp bức, bất công, cường quyền.

2. Bông lúa, hay bất cứ thứ bông hoa, trái cây nào đã chín, sắp tàn, đều gục xuống. Cúi đầu không phải là biểu tượng cho sự nhẫn nại  mà là chịu khuất phục. Làm người thì phải biết lúc cương lúc nhu. Đó là chiến thuật trong quân sự hay cách sống ngoài xã hội để chiến thắng hay sinh tồn, thành công. Nhẫn nại là yếu tố thành công thì đúng lắm, nhưng mềm mỏng, nhẫn nại khác với cúi đầu nhẫn nhục.

Dân VN hiện nay đa số học mấy câu trên nên im lặng chịu đựng mọi áp bức bất công, miễn là được sống một cuộc đời vật chất mà không biết đến những giá trị tinh thần như các quyền tự do. Lẽ ra phải khuyến khích: Mềm mỏng uyển chuyển nhưng không cúi đầu. Đứng thẳng, ngẩng đầu nhưng không tự cao.

 

Đỗ Văn Phúc

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.512 seconds.