Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2023 lúc 8:34am

Nơi Tôi Về

Phần 1

Trong Kinh Thánh Tân Ước, một môn đệ của Chúa Giê-Su là ông Tô-Ma, nổi tiếng cứng đầu vì ông này chỉ tin khi nào chính mắt ông thấy, tay ông sờ được. Khi các môn đệ khác cho ông hay rằng Thày Giê-Su đã sống lại và hiện ra gặp gỡ họ, ông vẫn không tin. Một ngày kia, Chúa Giê-Su lại hiện ra với tất cả bọn họ, Ngài nói với ông Tô-Ma hãy đặt tay vào dấu đóng đinh trên bàn tay ta, ông sờ vào và ông tin. Cũng như vị môn đệ này, tôi đã từng nghe, từng đọc nhiều bài viết về nạn hối lộ, xin tiền ở phi trường, từ các người Việt về thăm quê hương. Tôi nghĩ có lẽ chuyện này đã xảy ra từ những năm xa xưa lắm rồi, khi mới có phong trào “Việt Kiều” về thăm quê hương, lúc đó quê hương còn nghèo, bây giờ quê hương ta ngày nay giàu đẹp, dân chúng vui sống, làm ăn tự do trên mảnh đất hạnh phúc thứ nhì của thế giới, theo bảng chỉ số “nơi đáng sống nhất” của chính phủ Việt Nam đưa ra. 

Các tòa cao ốc mọc lên như nấm, đường xá, các cao tốc được xây dựng thêm trên cả hai miền Nam Bắc. Rất nhiều triệu phú và tỷ phú đô la Việt Nam được lên danh sách của tạp chí uy tín quốc tế Forbes, thì có lý nào tệ nạn hối lộ, xin tiền này còn sống sót được. Nếu xảy ra, chỉ cần một cái bấm nút trên bàn phím, vài giây sau, mọi người Việt hải ngoại hay trong nước đều có thể đọc được chuyện gì xảy ra ở Việt Nam.

Sau mấy mươi năm lập nghiệp xứ người, tôi đã không về dù hay tin ba má tôi lần lượt qua đời. Khoảng trên mười năm nay, ông anh kế tôi bị tai biến, sức khỏe xấu đi từng năm. Mỗi lần gọi phone nhìn nhau qua màn ảnh nhỏ, thấy anh xanh xao, hao gầy, đôi mắt u buồn chịu đựng, khác với con người ngày trước, cao to và hoạt bát, tôi xúc động và thương anh vô cùng. Bằng giọng nói khó khăn, có lúc hụt hơi, anh mong muốn gặp tôi một lần, anh nói anh sẽ vui lắm. Tôi lo sợ không được gặp anh lần cuối, nên quyết định mua vé máy bay về thăm anh và nhìn lại quê hương mình sau bao năm xa cách. Biết tôi sẽ về, hai hàng nước mắt anh ứa ra chảy dài trên đôi má gầy guộc.  

Mảnh đất yêu dấu Việt Nam ơi, tôi sẽ về, tôi sẽ dừng bước một khoảng thời gian để lặng thinh suy tư, nhìn rõ quê hương mình, nơi gần 100 triệu con người trên mảnh đất hình chữ S này đang sinh sống; tôi sẽ trở lại những nơi chốn cũ mình đã từng một thời truân chuyên, bị dìm xuống tận cùng đáy xã hội, một thời sống mòn trong cái xã hội không tưởng của những con người vẫn đang nuôi nuôi ảo tưởng trên miền giang sơn gấm vóc tươi đẹp mà họ vừa may mắn làm chủ.

Lúc máy bay sắp đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, qua khung cửa sổ, nhìn quang cảnh bên dưới, tôi thấy cũng giống như bao phi trường khác nơi tôi đã đi qua. Tôi không có được cái cảm giác xúc động hay nôn nao, vui mừng của người đi xa mới về lại quê hương. Tôi chỉ thấy ngỡ ngàng vì sự thay đổi mà lâu lắm tôi chưa thể hình dung ra.

Các du khách xếp hàng chờ đi qua trạm di trú làm thủ tục vào Việt Nam. Hai vợ chồng anh bạn về cùng chuyến với vợ chồng tôi xếp hàng bên kia, bên hàng này, vợ tôi đi trước, tôi lóng ngóng không biết nên đi cùng hay không, sau cùng, tôi quyết định đứng lại sau vạch chờ đến phiên; hàng bên kia, hai vợ chồng anh bạn cùng tiến lên một lượt, họ đưa giấy cùng một lúc. Vợ tôi trình giấy, anh nhân viên tuổi chừng 50, liếc thật nhanh giấy tờ vẻ không để ý, miệng hỏi vợ tôi về Việt Nam sẽ cư ngụ ở đâu, và tính ở bao lâu. Vợ tôi trả lời nhỏ quá, tôi không nghe rõ. Anh ta từ tốn ngả lưng trên ghế và nhìn bâng quơ lên trần nhà. Tôi nhìn theo tia mắt anh ta coi có gì hay khiến anh ta đang làm việc mà phải mất thời giờ để nhìn, trong khi nhiều du khách vẫn xếp hàng chờ. Chẳng có gì cả.

Tôi sốt ruột chờ. Anh nhân viên vẫn tỉnh bơ, hết nhìn trời rồi nhìn đất, nhìn trước rồi nhìn sau, hết đưa tay che miệng ngáp, rồi gãi đầu gãi tai, thỉnh thoảng lại hắng giọng. Tôi lấy làm lạ quá vì đã vài phút trôi qua mà anh ta vẫn không đóng dấu hay nói năng gì cả. Tôi quay lại sau lưng mình, vị khách nước ngoài nhìn tôi với đôi mắt tròn xoe, nhún vai. Tôi đáp lại bằng cái lắc đầu. Chợt vợ anh bạn từ hàng bên kia, tiến về phía tôi hỏi mượn $10, tôi nói không có tiền lẻ. Chị lẩm bẩm “cho nó đại cho xong việc”. Tôi bàng hoàng hiểu chuyện gì đang xảy ra. 

Bên đây, có lẽ anh nhân viên di trú cũng sốt ruột chẳng thua gì tôi, anh ta tỏ vẻ bực bội, nhìn vợ tôi, gắt nhẹ “thôi đi đi”. Vợ tôi nhận lại giấy tờ và bước đi. Tôi bước tới, cũng cùng một câu hỏi, tôi trả lời xong, đứng chờ. Anh ta mở sổ thông hành của tôi ra nhìn thật kỹ rồi chau mày:

- Bác cũng đi nhiều nơi nhỉ? Gần kín hết cuốn hộ chiếu rồi. Mà bác đi đâu đến tận những vùng xa xôi như Aghanistan, Iraq vậy?

- Tôi đi công chuyện riêng.

- Thế bác về Việt Nam lần này là lần đầu à?

- Vâng, lần đầu.

- Về đây bác có tính đi đâu chơi không?

- Chưa tính gì cả, thăm gia đình trước rồi mới tính được.

Anh ta nhìn tôi thật kỹ, rồi khoan khoái ngả lưng ra sau, lại nhìn trời nhìn đất, cúi xuống vờ lục lọi gì bên dưới, rồi lại ngước lên nhìn quanh, cái nhìn tha thiết như chưa bao giờ được nhìn, rồi liếc tôi thật nhanh như dò phản ứng, đoạn nhìn bâng quơ qua chỗ khác. Tôi biết anh ta muốn gì, nhưng lòng khinh bỉ, tôi đứng im như tượng đá, nhìn thẳng vào anh ta, kiên nhẫn chờ đợi. 

Vài phút trôi qua, anh ta không chờ nổi và cũng không  hiểu nổi sao cha này ở nước ngoài về, mặt mày có vẻ “thông manh” mà “chậm hiểu” thế. Anh ta khoác tay ra hiệu đi đi. Tôi đủng đỉnh, khoan thai nhận lại giấy tờ kèm theo lời cám ơn, “a thank-you from the heart of my bottom” chứ không phải “from the bottom of my heart”, vì bắt tôi chờ đợi thêm mấy phút không đáng, trong khi vẫn còn du khách chờ sau lưng.

Hai ngày sau, dù vẫn chưa quen với giờ giấc, tôi lại đáp chuyến bay đi cao nguyên Pleiku- Kontum. Người bạn thân cùng lớp, cha Binh mà người Thượng thân mến gọi là Bok Binh, hiện đang coi xứ đạo Pơlei Tơwer, gần Kontum, lái chiếc xe quân sự đa dụng UAZ-469 cũ kỹ thời Nga Sô viện trợ cho miền Bắc Việt Nam; Bok Binh ra đón chúng tôi tại phi trường Cù Hanh, thị xã Pleiku. Tôi thắc mắc sao máy bay không bay thẳng đến phi trường Kontum, bạn cho biết phi trường KT đã bị chiếm hữu làm nhà riêng và làm trụ sở vài cơ quan của chính quyền thị xã.

Chiếc UAZ-469 là một chiếc xe “địa hình” (off-road) bắt chước theo kiểu xe Jeep của Mỹ, dân miền Bắc Việt Nam vẫn gọi là xe U-Oát. Xe này sản xuất rẻ, khá bền, đơn giản, đương nhiên không thoải mái tí nào khi phải ngồi trong xe, nhưng ưu điểm là dễ bảo trì, được viện trợ cho quân đội tất cả các nước nghèo thuộc khối cộng sản cũ. Bạn tôi đã tự đại tu và khoác cho nó một nước sơn mới coi cho đàng hoàng để đón chúng tôi. Chiếc xe biểu tượng cho sức mạnh quân sự khối cộng sản, nay không còn ai muốn chạy nữa, ngay cả người dân miền Bắc, những người “may mắn” được giải phóng và sống trong thiên đường cộng sản trước cả người dân miền Nam. Ngày nay, cán bộ và tướng lĩnh cao cấp quân đội lại ưa thích xe của bọn tư bản giãy chết vì nó êm ái và tiện nghi hơn nhiều. Xe U-Oát bị vất xó. Bạn tôi mua được nó với giá rẻ rề như cho không vì bạn biết nghề cơ khí, thích tháo tung máy ra để sửa chữa. 

Bạn tôi sinh đẻ và lớn lên ở Kontum, phải chờ đợi đến khi tóc điểm muối tiêu mới được nhà nước cho thụ phong linh mục chỉ vì tội có cha đi cải tạo dài hạn chưa được tha về. Suốt mấy chục năm lặn lộn trong rừng thiêng nước độc bằng đôi chân trần, khá hơn chút nữa bằng con ngựa sắt 2 bánh, và bây giờ sắp sửa tiến lên chủ nghĩa đại đồng bằng chiếc xe U-Oát cọc cà cọc cạch, nhờ nó mà bạn tôi lặn lội, chuyên chở gạo muối, đồ khô, thuốc men, và dụng cụ y tế cho đồng bào Thượng trong những vùng heo hút ít người đặt chân tới. 

Bạn là một người mục tử thấm đẫm mùi chiên của mình. Bạn chọn con đường tu trì, phục vụ, hy sinh, vâng lời ra đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, không phải ở những nơi thị thành đông người mà những nơi thâm sâu cùng tận, nơi sốt rét rừng ác tính luôn chờ đợi bước chân người đi gieo hạt mầm tình thương. Lần lượt vài căn nhà thờ mọc lên giữa những đại ngàn hoang sơ do chính bàn tay và công sức bạn tôi. Ánh sáng đèn điện ắc-quy bừng lên trong những ngôi nhà sàn mái lợp tranh, vách, phên tre nứa. Quan trọng nhất là nước sạch từ trên đỉnh núi được bạn dẫn về tận thôn làng cho người dân. Cuộc sống bắt đầu khá lên, bạn tôi lại âm thầm lặng lẽ rời đi, nhường lại cho một người bạn linh mục trẻ khác về coi xứ, tiếp tục công tác mục vụ của mình. 

Bạn lên đường đi kiếm vùng đất mới, bắt đầu ươm mầm sống, mầm hy vọng cho các thôn làng khác ở sâu hơn trong rừng. Chính quyền địa phương không phải là không biết và không chú ý đến điều này, họ theo dõi rất sát, nhưng họ chọn làm ngơ để bạn tôi tự do hành động vì có lợi cho họ, chính quyền không phải làm gì hết mà vẫn được tiếng tốt lo cho người thiểu số.

Sau khi ghé thăm ông anh và đem cho ông một số thuốc men đem từ Mỹ về, Bok Binh đưa chúng tôi trực chỉ hướng Bắc đi Kontum, hai bên đường nhà cửa giờ mọc lên san sát, màu xanh cây rừng ngày xưa giờ thay bằng những đồi trọc bị khai thác vô trách nhiệm, không thương tiếc. Tôi vẫn nhớ ngày xưa khi tôi đi xe đò một năm 4 lần để đi học từ Pleiku lên Kontum, lúc đó hai bên là rừng xanh bạt ngàn, thỉnh thoảng xe đò bị đắp mô chặn đường hoặc bị bắn sẻ. Trước khi rẽ vào con đuờng đất đi đến giáo xứ Pơlei Tơwer, bạn tôi dừng xe gần đèo Chu Pao để chúng tôi có dịp hoài niệm quãng đường nguy hiểm ngày xưa. Một niềm cảm khái lẫn xúc động dâng lên trong lòng chúng tôi với biết bao vui buồn trên đoạn đường ngắn ngày nay và những dấu tích, hố bom của chiến tranh ngày xưa.

Hơn 40 cây số trên con đường quốc lộ 14 đi Kontum, tôi không thấy xe cảnh sát giao thông chạy trên đường, nhưng tôi nhận ra 2 chốt cơ động của cảnh sát giao thông, mỗi chốt chỉ có một chiếc xe cảnh sát nằm lặng lẽ, nhàn hạ, hơi khuất dưới một bóng cây to râm mát, nếu không để ý sẽ không thấy; đằng sau xe là một cái bàn nhỏ có một vài công an quần áo vàng đang hí hoáy ghi chép gì đó, đối diện là vài bác tài đang chờ đến phiên mình. Xe chạy chậm lại, tôi mới thấy vài ba chiếc xe vận tải đã tắp vào lề gần đó từ lúc nào. Thì ra mấy bác tài xế, mỗi lần đi qua đây thì “tự giác” ghé vào đóng hụi chết hay còn gọi là nộp tiền mãi lộ mà không sợ phiền hà đến giấc ngủ của hàng xóm, không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của nhân dân, không chiếm lòng lề đường. Nói chung là là “win-win situation”. Anh thắng, tôi thắng, đôi ta cùng thắng. Mất công ra chặn xe, làm náo động xóm làng, gây “bức xúc” không cần thiết cho tài xế, lại còn bị quay phim, bỏ lên mạng, làm mất đi “hình ảnh đẹp” của người công an nhân dân, mới hay cảnh sát giao thông Việt Nam quả là có đầu óc sáng tạo, xứng đáng với khẩu hiệu “đâu cần công an có, đâu khó ló công an”.

Tại chốt thứ hai, quang cảnh cũng như chốt thứ nhất, có khác chăng là không phải những bác tài xế xe vận tải, mà là những người đàn ông bực bội đang chở gia đình đi chơi hay những bác tài mặt khó đăm đăm, từ những chiếc xe nhỏ, nhăn nhó như khỉ phải ớt tắp vào lề đường theo tay gậy của người đầy tớ nhân dân. Những chủ nhân ông này đang cố tranh luận với các tên đầy tớ, nhưng công lý lúc nào cũng thuộc về thằng đầy tớ với hình ảnh chụp tốc độ rõ ràng. Chạy đằng giời nhé ông chủ!

Chạy thêm chưa đầy mộtcây số, qua một khúc quanh lên dốc, chúng tôi mới thấy hai cái camera trên cao, cạnh vệ đường luôn theo dõi và chĩa thẳng vào luồng xe đang chạy trên đường. cho thấy chính quyền luôn lo cho tính mạng người dân để không bị tai nạn do chạy quá tốc độ. Người dân phải biết ơn nhà nước sâu sắc vì chỉ một nhóm công an giao thông địa phương cũng biết chăm lo cho sinh mạng của người dân, quả là hiếm có trên thế giới. Nghiệt ngã một điều là các bác tài vừa mới tăng chân ga để leo dốc, tốc độ cho 90 cây số/giờ, lên đỉnh dốc, chưa kịp giảm chân ga thì bảng tốc độ bất ngờ xuất hiện cảnh báo chỉ 50 cây số/giờ; hai máy hình chớp lên đủ các góc cạnh, chụp bảng số xe, và chụp luôn khuôn mặt ngơ ngác của bác tài, thì chạy đâu cho thoát. “You can run but you can’t hide” (Bạn có thể chạy, nhưng bạn không thể nào trốn). Thật là một sự “vô tình” có tính toán đến từng chi tiết nhỏ, bất cứ tài xế nào, dù để ý đến đâu, nếu không quen thuộc đoạn đường, đều dính vào cái bẫy thiên la địa võng này.

Chúng tôi 4 người từ Mỹ về và vợ chồng người bạn ở Kontum. Vợ chồng bạn đến gặp chúng tôi bằng chiếc xe khác, xe U-Oát chỉ chở được 4 người. Bìa phải, tóc bạc là Bok Binh, người bạn linh mục cùng lớp.  

Chiếc xe U-Oát của Nga Sô viện trợ quân sự cho Việt Nam thời chiến, đã được tân trang và sơn lại.


Chưa hết ngỡ ngàng thì sau khúc cua, lừng lững một tên đầy tớ áo vàng với cây ba toong, chỉ thẳng vô mặt rồi chỉ tiếp vô lề. Các ông chủ chỉ có việc móc túi trả lương cho mấy thằng đầy tớ vừa vất vả làm việc cho mình. Lại “win-win situation”, chủ tớ đề huề, cả hai đều mừng. Tên đầy tớ mừng vì được trả công khó nhọc giăng cái bẫy; ông chủ mừng vì được tha cho đi, vờ “để quên con tim” lại là xong. Thật là một xã hội công bằng, chủ tớ, chẳng ai nợ ai.

Chiếc xe giảm tốc độ, rẽ vào con đường tráng nhựa được vài cây số, đến chỗ ít nhà dân thì đường nhựa biến thành đường đất lồi lõm. Con ngựa sắt Nga Sô nhảy chồm trên đoạn đường dài bụi mù dẫn vào ngôi làng Thượng xa xa, hành khách lẫn tài xế cùng nhịp nhàng theo vũ điệu lên voi xuống chó trong xe. Có hân hạnh ngồi trên niềm tự hào của quân đội Nga mới biết cám ơn những chiếc xe của bọn tư bản giãy chết. Nhà ít đi, người thưa dần, màu xanh trải dài hai bên đường. Đến đây mới thấy được sự tiêu điều của những căn nhà sàn lợp tranh, vách phên nứa, bám đầy bụi, những trẻ em người Thượng, chân không, áo dơ bẩn, rách rưới đang chạy chơi, rượt đuổi nhau.

Tiếp tục chạy thêm vài cây số đường đất nữa, chúng tôi quẹo trái vào cổng một một khoảng sân rộng với ngôi thánh đường nhỏ nằm sát bìa rừng, đơn sơ, được xây bằng gạch, xi măng, lợp tôn với bức tượng Đức Mẹ bám đầy bụi đất đứng giữa sân nhà thờ. Bạn nói đây là nhà thờ, kia là nhà xứ nơi mình ở. Nhìn qua bên phải, tôi thấy cả một khu vườn rộng xanh mướt, cây cối um tùm như rừng, tiếng chim chuyền cành rượt đuổi nhau, ríu rít cất tiếng hót quanh đây, đủ loại hoa đầy màu sắc, ở giữa vườn là một tháp gỗ có một bồn nước khá lớn bên trên. Một căn nhà nhỏ, khiêm tốn, ẩn bên dưới những tàng cây, được dựng lên bằng cây rừng, mái tôn, là nơi ăn, ở, và phòng làm việc của cha xứ. Tôi như thấy hiện lên trước mắt một bức tranh huyền ảo của câu chuyện thần tiên hiện về từ ký ức tuổi thơ: bức tranh sinh động đầy màu sắc thật thanh bình và yên tĩnh đến lạ lùng. Chúng tôi ngây người thưởng thức bức họa thiên nhiên và hít căng đầy lồng ngực không khí trong lành của núi rừng.

Bok Binh đãi chúng tôi một bữa ăn trưa thật ngon miệng gồm cơm Lam, thịt gà nướng chấm Muối É, gỏi thịt gà trộn bắp chuối, vài con cá bống tươi rói mới bắt ở suối về, vài cái bánh tráng, và dĩa muối mè, đậu phộng. Bữa ăn được chính đầu bếp người Thượng vừa nấu xong còn nóng hổi. Tất cả món ăn đều tươi ngon, sạch sẽ từ vườn nhà và từ rừng suối đem về, không bị tiêm nhiễm kiểu nấu nướng thị thành.   

Cơm Lam là cơm gạo tẻ hay gạo nếp, ngâm trong nước vài giờ trước khi nướng trong ống tre hoặc ống nứa, mà phải là ống tre nứa còn non. Khi nướng, không được nướng trực tiếp trên ngọn lửa to mà chỉ nướng bên cạnh ngọn lửa đến khi thấy hơi nước bốc lên từ ống tre, nghĩa là cơm đã sôi. Sau đó vùi dưới tro và than lửa, thỉnh thoảng trở ống nứa đều, đừng để chỗ nào bị cháy. Khi ăn, chỉ cần róc vỏ ống tre như róc mía, rồi lột bằng tay, cơm trong ống có màu ngà, bốc mùi thơm ngào ngạt của gạo lúa mới pha lẫn mùi đặc trưng của tre nứa. Một món ăn hài hòa thiên nhiên ban tặng cho con người; đưa răng cắn miếng cơm, tay bốc miếng gà nướng chấm vào chén muối É, một vị đậm đà thơm ngon thấm dần vào đầu lưỡi và chân răng khiến tôi ngất ngây không thể nào quên được. Muối É là loại muối trắng và lá cây É, được giã nhỏ trộn với dấm và vài gia vị tạo nên một thứ nước chấm ngon không thua gì nước mắm.

Cơm Lam nướng trong ống tre/nứa, chén muối É màu xanh để chấm thịt gà thả vườn.


Bữa ăn đơn sơ nhưng ngon tuyệt. Đây là bữa ăn nhớ đời, bữa ăn mà lâu lắm rồi, có đến gần 50 năm tôi chưa được nếm lại một lần cho đến ngày hôm nay. Những bữa cơm ở các nhà hàng đắt tiền giờ không còn hấp dẫn tôi được nữa. Sau bữa cơm đậm đà hương vị núi rừng quê hương mà tất cả chúng tôi vừa tận hưởng, bok Binh mời chúng tôi qua bên hiên ngồi uống rượu Cần, nhắc lại kỷ niệm những năm tháng còn đi học với nhau dưới mái trường chủng viện Thừa Sai Kontum. 

        Ghè rượu Cần. Phía sau là tấm bảng dạy người Thượng học tiếng Kinh. Dười cùi chõ tay phải là cái võng, nếu say, nằm ngay lên võng, thả hồn lên mây


Rượu Cần là loại rượu của người Thượng được làm bằng gạo, bắp, khoai mì hay củ mài được ủ lên men bằng nhiều lá cây rừng nén chặt trong một cái ghè. Rượu uống vô, vị nhẹ, ngon, thanh, và hơi ngọt, dễ uống, người không uống rượu như tôi, vẫn có thể uống vài xị dễ như chơi. Uống cạn, cứ việc châm thêm nước lạnh vô ghè, nước thấm xuống đáy lại biến thành rượu ngon. Khi uống, dùng ống trúc nhỏ, gọi là Cần, cắm vô ghè để hút. Rượu Cần thường được dùng để tế lễ, cúng Yàng trong dịp hội hè, hay đãi khách. 

Sau khi cơm no rượu say, chúng tôi giăng võng nằm cạnh nhau, nhắm mắt thả hồn đi phiêu du, không gian yên lặng, chỉ có tiếng gió rừng thì thầm bên tai như khúc nhạc thần tiên đưa chúng tôi vào giấc ngủ nhẹ nhàng lúc nào không hay. Ngoài kia khu vườn vẫn xào xạc, vài chiếc lá nhẹ rơi xuống bên thềm.


Nguyễn Văn Tới

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jan/2023 lúc 2:40am

Bàn Tay Mới 


Tôi sinh ra trong một gia đình lao động ở một tỉnh nhỏ. Cha tôi là một thợ mộc rất khéo tay, ông được thuê mỗi khi thành phố cần một món đồ gỗ trưng bày ở các công viên, hay các cửa tiệm tư nhân cần làm đẹp cho mặt tiền. Ông đóng được cả giường tủ theo đơn đặt hàng riêng của khách hàng. Bất cứ việc gì liên quan đến gỗ, ông cũng làm tuyệt đẹp.


Năm tôi mười hai tuổi cha tôi muốn truyền nghề cho tôi, nhưng tôi chẳng bao giờ muốn lớn lên thành một người thợ mộc. Ngay từ nhỏ, tôi đã muốn trở thành một người chơi dương cầm giỏi như bà Sơ ở nhà thờ. Cha tôi nói, nhà đông con, ông không có khả năng tài chánh để cho tôi học một cái nghề phù phiếm đó. Chơi dương cầm không thể kiếm sống được, chưa kể là liệu tôi có khả năng xuất sắc hay không.

Mặc dù không vui, tôi cũng miễn cưỡng đứng học, khi cha tôi trạm trổ những con gấu, con hổ vào những thân cây to cho những công viên thành phố. Mới đầu tôi làm thợ phụ cho cha tôi sai vặt, rồi dần dần cha dậy tôi chạm những cái cành, cái lá nhỏ dưới chân con vật, dậy tôi đóng những góc giường, góc tủ. Tôi học khá nhanh, chăm chỉ và bắt đầu thấy yêu nghề. Cũng có người thuê tôi làm những món đồ chơi nho nhỏ bằng gỗ cho trẻ con. Nhưng thành thật nói, tôi không được khéo bằng cha tôi, dù bấy giờ thị giác của cha tôi kém nhiều. Nhưng những vết cắt của ông vẫn ngọt ngào, những cái đinh ông đóng xuống vẫn rất thẳng, và nhất là ông chọn gỗ cho từng vật dụng vẫn rất chính xác.

Nhưng thời gian thay đổi được mọi việc trong đời. Tôi lớn dần và cha tôi già đi. Tôi bắt đầu thay thế cha tôi. Cha tôi trong những năm cuối đời, ông chỉ đi nhận việc, định giá cho tôi.

Rồi một mùa đông cha tôi mất đi. Người trong tỉnh mỗi khi có việc mộc cần làm, họ gọi tôi là Little Joe, để thay cho (và nhớ đến) cha tôi là Big Joe. Họ nhận thấy, bây giờ tôi đã hoàn toàn thay thế được cha tôi.

Năm đó tôi ba mươi tuổi, bằng cái tuổi khi cha tôi nổi tiếng. Tôi đã vào được địa vị của cha tôi lúc đó: “Một người thợ mộc khéo nhất tỉnh”, thì một tai nạn xẩy đến.

Trang nhất của tờ báo địa phương Helena-Montana vừa đăng một tin gây xúc động và sửng sốt trong cộng đồng:

Người thợ mộc xuất sắc của chúng ta: Little Joe, sau ba năm bị tai nạn cưa máy cắt đứt bàn tay phải đã được ráp tay mới ngày hôm qua.

Sau 14 tiếng giải phẫu của 20 bác sĩ. Các bác sĩ đã phải ghép 2 xương, 23 dây chằng, 2 động mạch, 4 mạch máu và ít nhất 3 dây thần kinh. (*)

Sau sáu tháng được hướng dẫn bởi một chuyên viên về vật lý trị liệu (Therapist) bàn tay được ráp của tôi đã làm việc bình thường. Những ngón tay đã không còn một trở ngại nào khi tôi nhặt, nắm, cầm lên, bỏ xuống một vật gì. Tôi bắt đầu trở lại công việc của người thợ mộc. Người ta lại gõ cửa nhà tôi đến đặt bàn, ghế. Nhiều nhất là chạm trổ súc vật trên những khúc cây để trưng bầy, đồ chơi với những hình súc vật cho trẻ em, là sở trường của tôi.

Tôi mang những miếng gỗ ra, bắt đầu làm việc. Bàn tay mới của tôi cầm lên, bỏ xuống rất dễ dàng. Nhưng khi tôi bắt đầu uốn lượn khúc gỗ để làm một góc cạnh đẹp thì bàn tay bắt đầu có phản ứng, hình như những ngón tay, dao bào và khúc gỗ không cộng tác với nhau. Những ngón tay cưỡng lại khi tiếng búa chạm vào con dao, khi con dao chạm vào miếng gỗ vang lên. Tôi không thể trạm khắc tỉ mỉ hay làm những góc cạnh gì vào gỗ được. Tất cả, tôi chỉ có thể cầm gỗ lên, đưa vào cưa máy, cắt thành khúc.

Tôi hoàn toàn thất vọng, phải tạm ngưng nhận đặt hàng, báo cho các khách hàng biết là tôi chưa sẵn sàng.

Tôi đóng cửa, nhốt mình trong gian nhà kho, cả ngày tập chạm và đục lên gỗ như cách đây hơn hai mươi năm trước cha tôi bắt đầu dậy bảo tôi. Cái đầu và bàn tay phải của tôi luôn luôn không hợp tác với nhau. Những ngón tay của tôi khi chạm vào gỗ không có búa và đục nó rất mềm mại, tôi có thể lướt trên mặt gỗ như người ta chơi đàn. Nhưng khi tôi cầm búa, cầm đục, chạm vào gỗ thì những ngón tay cứng đơ ra làm rơi đồ nghề xuống đất.

Sự thất bại này kéo dài cả tuần, rồi cả tháng. Tôi mất hết kiên nhẫn. Có những đêm, tôi thức dậy trong bóng tối, tay trái sờ soạng, cầm sang tay phải của mình. Chao ôi! Một bàn tay rất mềm mại, ấm áp. Tôi hỏi nho nhỏ: Sao không chịu hợp tác với tôi? Bàn tay rung nhẹ lên, rồi lại im lặng, mềm mại, ấm áp. Tôi thấy nước mắt mình rơi trên lưng bàn tay vừa thân thiện vừa xa lạ đó.

Tôi liên lạc với bênh viện, nơi tôi được ráp tay, liên lạc với cơ quan cung cấp nội tạng, ngoại tạng. Khó khăn lắm! Theo luật, người ta không cho tôi biết tiểu sử của người qua đời đã hiến tặng. Nhưng với tất cả cố gắng, cuối cùng tôi chỉ được biết một điều. Bàn tay tôi nhận được là của một “dương cầm thủ”.

Chao ôi! Sao tôi nỡ bắt những ngón tay đặt trên phím ngà kia đi cầm búa, cầm đục. Sao tôi nỡ thay tiếng nhạc thánh thót bằng tiếng kim loại đập vào nhau của búa và đục.
Trước cửa nhà Little Joe, một tấm bảng được treo lên: “Kể từ hôm nay, tôi không nhận đặt hàng nữa.”

Nghe nói, Little Joe bắt đầu đi học dương cầm.

Trần Mộng Tú
7/7/2015

(*) Sáng tác lấy ý từ chuyện thật của Emily Fennell mất bàn tay phải trong tai nạn xe hơi năm 2006. Được ráp tay mới năm 2011. Emily bắt đầu đi Tour thuyết trình về bàn tay mình vào tháng 6/2015.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2023 lúc 11:06pm

Phong Bì

Cái mà người miền Bắc gọi phong bì thì người Nam gọi bao thơ vốn là chiếc bao giấy xếp mỏng để đựng lá thư gửi đi.

 

Rõ ràng trước kia, nhiệm vụ chính của chiếc bao thư là để “bao” cái thư. Thư mang tin tức, thư mang lại tin buồn, tin vui, đựng công văn… 

Một thời gian dài, khi nhận được thư, người ta mừng lắm. Mỗi buổi sáng mở sẵn cửa chờ ông bưu tá để đón tin. Nhận tin cô dì chú bác từ nhà hay từ thành phố xa cách, người khỏe mạnh, người ốm đau… Rồi tin tức của người thân, bạn bè từ nửa vòng trái đất bay về, người kể lể cuộc sống nơi đất khách, người nhớ quê… Nhận thư từ ông bưu tá cả năm nên cuối năm gửi lại ông một phong bao thay… lời cảm ơn. 

Khéo sao mà chiếc phong bì lại để vừa y tờ giấy bạc nên ngoài việc chính chứa lá thư thì còn đảm đương thêm công việc đựng tiền. Tiền cầm tay đưa ít nhiều, dày mỏng lộ liễu quá nên để trong phong bì cho việc trả công, đền ơn… xem chừng kín đáo và lịch sự hơn rất nhiều. 

Từ khi điện thoại và internet phát triển, việc liên lạc bằng thư từ qua bưu điện giảm hẳn cho nên phong bì ngả qua nhiệm vụ đựng tiền nhiều hơn. Việc đưa tiền đựng trong phong bì thông dụng tới nỗi khi nói “đưa phong bì” thì người ta hiểu ngay là đưa tiền, chiếc phong bì đã tượng trưng cho tiền bạc chứ chẳng còn ai nghĩ đến tình cảm gói ghém trên những trang giấy đã quá lỗi thời. 

Phong bì chứa tiền thoạt tiên là chuyện hiếu hỷ.  

Trước kia khi mừng đám cưới, người ta thường chung vui bằng quà cáp: bộ ly tách, bình thủy, đèn ngủ… Mừng tân gia với đồng hồ, quạt máy, nồi cơm điện… Đi thôi nôi, đầy tháng bằng bộ quần áo, hộp phấn rôm, lắc đeo tay… Chia sẻ với tang gia vòng hoa cườm, lẵng hoa tươi, trái cây… Cho nên nhà xong việc thì cùng lúc chất đầy đồng hồ, ly tách… không bao giờ dùng tới hoặc đợi có dịp mừng người khác khỏi tốn tiền mua. Bây giờ khách khứa tới nhà toàn khui một lon nước ra mời, lịch sự thì kèm cái ly và ống hút chứ đâu còn dùng tách nữa. Thôi thì cứ thồn hết quà cáp, tình cảm vào một cái phong bì cho gọn gàng và được việc.  

Quả nhiều trường hợp rất được việc. Gia đình người giàu đỡ chật nhà bởi những món đồ lỉnh kỉnh, gia đình người nghèo cũng giải quyết công việc một cách tốt đẹp. Ví như khui liền thùng tiền mừng để trả hóa đơn nhà hàng khi khách khứa vẫn còn đang ăn món giữa… Nhiều tang gia sau đám ma đã mang số tiền phúng điếu đi làm việc thiện tốt hơn là phí phạm vào hoa và trái cây đổ đi vì quá nhiều.  

Thành thử đa số đám tang ngày nay đều đặt trên bàn một đĩa đựng xấp phong bì không và cây bút bên cạnh, để ai đến phúng viếng lỡ quên phong bì thì có sẵn, khỏi cần chạy đi kiếm tiệm tạp hóa mất công, mà tạp hóa bây giờ do ít người dùng nên cũng không bán phong bì như xưa. Mới nhìn đĩa đặt xấp phong bì bên cạnh đĩa hạt dưa, bánh kẹo, cam quít… thật kỳ cục nhưng giờ nó thông thường tới mức trở thành hình ảnh quen mắt. 

Ngày xưa “miếng trầu là đầu câu chuyện” còn ngày nay thì phong bì mới là “dẫn đầu câu chuyện”. 

Hồi đó khi đến dự các hội nghị, khách thường được tặng quà là quyển sổ, cái bút…, cao hơn nữa là chiếc cặp. Loại cặp này chỉ dành cho dân văn phòng đựng tài liệu, học sinh không thể dùng được, mang bán hay cho cũng khó nên ai đi dự hội nghị nhiều thì cặp chất một đống không biết bỏ đi đâu. 

Quà cáp kiểu đó bất tiện quá nên sau này được bỏ hết thay thế bằng thứ khác, chứ không có thứ gì trao tay thì không vui. 

Tới phòng họp, mọi người dáo dác hỏi nhỏ nhau: 

– Có bao thư không? 

Có thì chịu khó ở lại ngồi đợi tới lúc lãnh mỗi người một phong bì mà để cầm chân người dự, thường phát vào cuối giờ, còn không thì nhận tài liệu xong ai nấy hô biến liền lập tức. Người tổ chức cuộc họp cũng dự trù trước phải có khoản dành cho “bao thư”. Phân biệt rõ ràng mấy loại. Bao thư sọc cho hai hàng ghế đầu, từ hàng thứ ba trở đi là bao thư màu trắng cho khỏi lộn. Hay là trao cho thành phần ghế VIP cầm phong bì, các hàng còn lại nhận phiếu mua hàng ở những cửa hàng hay siêu thị có hoa hồng cao cho môi giới. 

Bao thư nào chứa đựng nhiều yêu thương thì màu hồng, màu xanh… có in hoa lá, quả tim bên ngoài nhưng phong bì chứa tiền thì chỉ cần loại giấy xấu và mỏng, không cần trắng trẻo, đẹp đẽ. Khi dự đám cưới, hầu hết khách bỏ một số tiền mừng lớn vào phong bì nhưng cái phong bì ấy lại gấp đôi, xếp tư nhét vào túi quần. Tới đám tiệc, người khách vui vẻ lôi ra chiếc phong bì nhàu nát, nhăn nhúm luồn vào thùng quà. Tại vì nội dung chứa trong mới quan trọng chứ đâu cần hình thức! 

Trong thực tế dùng bao thư kín đáo cũng có cái lợi. Có người dự tiệc, ngại “đi” ít thì mất tình bạn bè nên trước ống kính quay phim, vì bắt đầu tới cổng cưới, máy quay phim đứng sẵn đó rồi, đã hùng dũng giơ cao chiếc phong bì, rồi bỏ vào thùng tiền hình quả tim có thắt nơ ngay đó trước mặt đầy đủ hai họ. Chỉ có điều quên… không ghi tên của mình lên phong bì thôi. 

Truyện ngắn kể một bà phải đưa chị dâu số tiền nhưng sót của, mỗi xấp tiền bà rút ra vài tờ. Cứ thế, bà lợi được mấy tờ. Sáng hôm sau, đưa người chị dâu phong bì, bà tự nhủ thầm: “Rồi chị ấy sẽ tưởng là mình đếm nhầm”!

Những người giao dịch với thuế, nhà đất, xây dựng… vào chỗ bàn giấy, văn phòng tốn bao thư nhiều hơn cả. Chỉ có giới tài xế đường dài kẹp thẳng tiền vào giấy tờ xe, không có thời giờ phong bì và khỏi cần trịnh trọng không đúng chỗ. 

Gì thì gì, cứ bao thư là gọn nhẹ nhất 

Phong bì tỏ ra hữu ích và tiện lợi vô cùng. 

Lớp tại chức trước kỳ thi mời thầy đi nhậu kèm phong bì. Cơ quan này đến xí nghiệp kia, ký kết hợp đồng, thanh tra làm việc… đều êm xuôi nhờ phong bì 

Trước kia biếu tết cho cấp trên bằng két bia, két nước ngọt, rượu bánh, lạp xường… lôi thôi quá. Thông thường món quà không đúng ý thích người được tặng, rồi kẻ dòm người ngó đứa ý kiến nói đắt nói rẻ, nói tới nói lui thật mệt. Bây giờ thì nhẹ nhàng là chiếc bao thư. Dày nặng thì tiền Việt, mỏng nhẹ thì tiền đô.  

Ngày nhà giáo hay lễ lạt tết nhất cũng vậy, thay vì bó hoa nhỏ kèm tấm thiệp theo thông lệ hay gói quà to nhỏ xem chừng không còn chút ý nghĩa, phụ huynh bỏ tiền vào phong bì, thậm chí bận quá cũng không có thời giờ gặp giáo viên mà sai con nhân thể đi học gặp cô đưa luôn thể. Thằng bé chạy lại xòe chiếc phong bì nói má con đưa cô nè với vẻ mặt hí hửng vì mình cũng theo thông lệ giống như chung quanh, không hề thua kém bạn bè. Phụ huynh nào có con học kém hay nghịch ngợm thì các tích cực trong chuyện phong bì. Ngoài phong bì cho giáo viên chủ nhiệm và các môn chính thì còn giáo viên cho các môn học yếu. Ngay cả giáo viên thể dục cũng không thể bỏ qua vì tuy môn phụ nhưng điểm thấp vẫn kéo thứ hạng tụt xuống. Chọn trường, chọn lớp theo ý thích, bảo vệ luận văn tốt nghiệp… đều phong bì đi kèm. Quan niệm thực dụng khiến bây giờ chẳng ai muốn nhận quà cả. Phong bì giải quyết được nhiều nhiều việc đúng ý của người nhận hơn.   

Trong người mang bệnh đã khổ rồi, phải dẫn thân đến bệnh viện lại càng khổ hơn vì phải chen chúc, chờ đợi và luôn luôn thủ sẵn phong bì. 

Phong bì ở bệnh viện ồn ào tới mức năm bệnh viện lớn ở Hà Nội từng phải phát động phong trào “nói không với phong bì”. Mà toàn những bệnh viện “sinh tử” như bệnh viện ung thư, phụ sản… Phong bì ở những nơi đó là chuyện thông thường. Muốn nhanh gọn để còn về, trong khi số đông bệnh nhân cộng thêm người nhà nuôi bệnh thường là dân quê lên; muốn khỏi ăn dầm nằm dề ngoài nhà trọ, muốn chích khỏi đau, muốn nằm trên tấm drap sạch sẽ, muốn lấy kết quả xét nghiệm nhanh…; muốn không bị khó dễ, gắt gỏng… thì cứ dúi phong bì. Xếp lịch mổ: phong bì, chọn bác sĩ giỏi: phong bì, trước mổ: phong bì, mổ xong thưởng công: phong bì… Cứ từng bước một mà phong bì rút ra từ lúc bắt đầu bước chân vào cho tới khi ra khỏi bệnh viện. Chỉ khi đưa  xong phong bì, bệnh nhân và người nhà mới cảm thấy yên tâm. Bởi thế bệnh nhân nghèo chịu không nổi tự động về nhà đợi chết chứ chữa gì nổi. 

Khó mà tưởng tượng nổi vào bệnh viện mà thiếu phong bì. Điều đó đã thành “luật”, thành “văn hóa phong bỉ”. Có thủ tục “đầu tiên” đó thì chuyện gì cũng dễ dàng. Báo chí làm om xòm chỉ được một thời gian, qua phong trào thì đâu lại vào đấy. Mà ầm ĩ chỉ khổ cho bệnh nhân. Đưa phong bì mà nhân viên không nhận khiến bệnh nhân lại thấy áy náy! Đưa phong bì trở thành một thói tục đương nhiên trong sinh hoạt hàng ngày nên hủy bỏ thói quen đó quá khó khăn. 

Cạnh đó, phong bì còn chạy khép kín giữa trình dược viên, bác sĩ và tiệm thuốc đẩy giá thuốc lên cao nhất trong khu vực khiến bệnh nhân nghèo càng khốn khổ. 

Nếu phong bì không đưa trực tiếp thì qua đường vòng, qua tay cò. Cứ phong bì lót đường trơn tới đâu thì mọi giao dịch mới trôi chảy đến đó. 

Chỉ có vào dịp tết thì phong bì mới được gọi bằng một danh xưng bớt tai tiếng hơn là phong bao lì xì, mừng tuổi lấy hên đầu năm. Đây là phong tục cổ truyền nên trường hợp này, phong bao được đưa một cách công khai, danh chính ngôn thuận. Ngày xưa phong bao ngày tết chỉ là người chủ gia đình, người lớn lì xì cho con cháu trong nhà nhưng nay thì ngược lại. Người trẻ mừng tuổi người lớn, cấp dưới lì xì cấp trên… Phong bao tha hồ tung hoành. 

Dù sao phong bì có người đưa người nhận, lỡ camera dấu đâu đó quay thì mệt nên có một cách khác trao tiền kín đáo hơn là chuyển khoản. Gần đây một vụ chuyển khoản mười triệu kiểu đó bị phát giác, chủ tài khoản là một kiểm sát viên phân trần tưởng đó là tiền phúng điếu đám ma mẹ chứ đâu có biết đó là tiền gì… 

Dù sao phương thức chuyển khoản còn khá mới mẻ và bất tiện ở chỗ muốn chuyển khoản phải biết số tài khoản, không thuận tiện bằng phong bì đưa trực tiếp mau lẹ nên chắc chắn câu chuyện phong bao vẫn tồn tại và tiếp diễn dài dài.

 

Sài Gòn Cô Nương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2023 lúc 12:25pm

mùa thương nhớ


Người%20Hà%20Nội%20nấu%20bánh%20chưng%20trên%20vỉa%20hè,%20ngõ%20làng%20trong%20đêm

“…Trong se lạnh, gió mang mùa thương nhớ
Nhớ  quê  hương, nhớ mùi Tết ngàn xưa
Nhớ sân nhà, đì đùng dây pháo đỏ
Nhớ cội mai, vàng rực đón giao thừa…”

Lại sắp Tết, cả nắng, cả gió, cả không gian, thời gian như đang chuyển mình sang mùa mới, ngày tháng mới. Thấy một ngày không còn giống mọi ngày, thấy trên khuôn mặt người những niềm vui lấp lánh trong ánh mắt, có cả những nét buồn được khỏa lấp bằng nụ cười nhẹ khi không khí tết đang đến bên hiên nhà và nàng Xuân chuẩn bị gõ cửa để gieo rắc mùa tươi mới mang theo ngàn hy vọng mới.

Riêng tôi, mùa Tết không còn là niềm vui rộn rã, không còn là háo hức mong chờ, không còn những chộn rộn, nôn nao chuẩn bị bao nhiêu thứ để cho không khí Tết, mùi Tết hiện diện trong nhà, ngoài sân…..Vì nó làm tôi nhớ, Tết làm tôi nhớ những năm tháng tươi vui, thanh bình đẹp nhất đời mình. Tôi nhớ tuổi thơ với mùa Tết vui đúng nghĩa của riêng mình, nơi ngôi nhà cũ xưa nền lót gạch tàu màu đỏ làm lạnh lòng bàn chân khi cùng mấy chị em chơi nhảy cò cò những khi vào mùa mưa sân vườn lầy đất. Tết ngày xưa của tôi là đêm 29 Tết má dẫn ba chị em ra chợ Bến Thành sắm đồ, con nhà nghèo nên khi được má mua cho đôi hài nhung có kết cườm màu hồng tím với giá bình dân cũng đủ làm tôi thấy mùa Tết đến là mùa vui đẹp nhất trần đời. Rồi được má dẫn đi khắp các gian hàng bán ngoài lề đường, để ngắm nghía, háo hức nhìn mọi thứ hàng bày bán mà chỉ riêng mùa tết mới hiện diện. Tôi nhớ lại để thương mình vì nhà nghèo nên được má mua cho món đồ thích nhất và rẽ nhất là đủ thấy Tết rồi, thêm bộ quần áo mới nữa là mùa Xuân đã rộn ràng trong suy nghĩ ngây thơ lẫn vô tư của mấy chị em tôi. Rồi vào ngày 15 rằm tháng chạp, bà nội nhắc má tôi sai mấy đứa nhỏ ra lặt lá mai, cây mai già trước sân nhà rậm ri những lá già cỗi mới nhìn đã thấy ong ong cái đầu, chưa lặt lá nào đã thấy mõi hai bàn tay..nhưng rồi cũng xong, cây mai được ba chị em tôi thi nhau lặt lá giờ chỉ còn những cành khô đang ủ những mầm hoa chờ ngày cận Tết bung hết ra những nụ màu xanh lá lụa thành những cánh mai vàng rực rỡ cả góc sân. Tôi lại nhớ ông chú hì hục tháo các cánh cửa sổ, cửa cái bằng gỗ đem ra sàn nước cạnh con sông nhỏ ven nhà chà rữa cho nó bay đi bụi bặm nằm đó cả năm trời, lúc đó nước sông hãy còn màu xanh ngăn ngắt để tôi tập lội mỗi chiều.

Và bây giờ con sông nhỏ ven nhà đã biến mất như chưa từng có, mọi thứ nơi căn nhà cũ xưa không còn lại một chút gì để tôi còn có dịp về thăm lại nó và hình dung lại không khí Tết của ngày xưa. Hơn 50 năm rồi kể từ ngày ấy, cuộc sống cơm áo gạo tiền đã đẫy tôi ra khỏi ngôi nhà xưa cũ thân yêu với biết bao kỷ niệm mà mỗi lần nghĩ đến nó nhớ đến nó…lòng tôi thảng thốt bàng hoàng. Khi cha mẹ còn, nhà là nơi để về và đong đầy thêm kỷ niệm cho một đứa con phải xa cách nó vì cuộc sống…nhưng khi cha mẹ đã về chốn vĩnh hằng thì coi như nhà chỉ còn là nơi để ghé qua trong tâm thế đã không còn gì ở nơi đây…

Rồi mỗi lần mùa Tết đến, tôi lại thương nhớ đến rũ rượi cả lòng, đến mức nhìn đâu cũng thấy mùi Tết xưa nơi ngôi nhà lợp ngói âm dương, có miếng sân vườn bao bọc bằng những hàng dừa xiêm nước ngọt lịm, nhớ cây ổi xá lỵ ở góc đầu cầu mỗi lần trái chín thơm lừng cả bàn tay hái nó, nhớ cội mai già chờ lặt sạch lá khi gió Tết mon men về bằng hơi lạnh se mình vào buổi sáng tinh mơ.

Tôi gọi những ngày chờ đất trời chuyển mình sang mùa mới là Mùa thương nhớ của riêng tôi…

Ái Khanh



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jan/2023 lúc 12:33pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2023 lúc 9:42am

Xuân Về Viết Gì Cho Quê Hương 


Quê hương tôi có con sông đào xinh xắn

Nước tuôn trên đồng vuông vắn

Lúa thơm cho đủ hai mùa …

 

Quê hương dưới cái nhìn của nhạc sĩ Phạm Duy thật thơ mộng, êm đềm …


Người Việt lớn lên nhờ những hạt gạo thơm lành và giọt nước trong mát của các dòng sông hiền hòa khắp ba miền, những điều tốt đẹp đó in vào tâm trí mọi người qua những năm tháng dài trong cuộc đời tạo nên hình ảnh thật đẹp về quê hương yêu dấu.


Từ nhiều thế kỷ trước người Việt đa số sống ở vùng nông thôn, khi rời miền quê ra chốn đô thị, người nông dân xa hẳn làng mạc, ruộng nương xanh rì và những dòng sông êm ả để tụ hội sinh sống nơi chốn phồn hoa đô hội. Nhưng trong tâm thức thì phần lớn người Việt vẫn nhớ quê xưa.


Qua những cuộc thay đổi dâu bể trong những thập kỷ vừa qua, diện mạo vóc dáng quê hương cũng thay đổi theo thời cuộc.


Rồi thuận theo bao thăng trầm đó, số phận bao con người chất phác, mộc mạc đó cũng đổi thay. Những người nông dân trên miền núi cao hẻo lánh dãy Trường Sơn theo những chuyến xe lặng lẽ xuôi về hạ du, hay những đoàn người áo nâu, chân lấm tay bùn phải từ bỏ đồng bằng phì nhiêu miền Tây và miền Trung hoang mạc cát trắng, hồn mang nặng tâm tư theo những con tầu, những chuyến xe chầm chậm rời xa những dòng sông trầm vắng, những cồn cát heo hút, bỏ lại ruộng vườn tươi tốt sau lưng để trở thành kẻ tha phương nơi các đô thị, các vùng đất xa lạ khác để tìm cuộc mưu sinh. Tất cả là vì làng quê bây giờ đã không làm cho họ đủ ấm no dù chiến tranh đã đi qua hàng thập kỷ.


Đi xa hơn khỏi mảnh đất quê hương này, những chiếc cánh bay xẻ ngang dọc bầu trời xanh đưa tiễn những con người lưu lạc tha phương về những đất nước thật xa ở một lục địa khác. Mắt ngấn lệ khi ngoảnh đầu lại chợt thấy quê hương sau lưng bây giờ thật là diệu vợi.


Nhưng dù tha phương trên chính quê hương mình hay nơi nào khác, với người Việt thì quê hương không thể nào quên lãng, càng lâu năm thì những ký ức và nỗi nhớ càng đong đầy trong tâm trí.


Trong hồn người theo năm tháng các ký ức và nỗi nhớ khôn nguôi đó kết lại thành những viên đá ngủ yên, thỉnh thoảng tất cả lại rực sáng lên trong đầu, trong tim mỗi khi ta nhớ về giòng sông, ngôi nhà, con đường, bạn bè xưa … còn ở lại đó.

Thật khó lột tả hết nỗi niềm và ước vọng của người Việt ở xa hay gần khi nhớ về quê hương ngày đầu năm, sự mong ước không thể chối từ của mọi người là một quê hương giầu có, trù phú, nhân văn, nhân bản … Có nghĩa là quê hương đã vươn vai Phù Đổng lớn mạnh lên, làm trái tim mọi người tự hào mỗi khi nhắc đến tên quê hương mình là Việt Nam, khi có ai đó hỏi – anh từ đâu đến hoặc quốc tịch anh là gì?


Nhưng mong mỏi đó sao thật xa xôi, mà kỳ lạ và ngộ nghĩnh thay sao quê hương Việt Nam lại không chịu lớn lên như các quốc gia láng giềng Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản … dù quê hương ta có “rừng vàng, biển bạc”, có “anh hùng, người tài” nhiều như lá trên rừng.


Những câu hỏi làm đau đầu những nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế … trên thế giới, chẳng lẽ quê hương Việt Nam mãi mãi là một nước nhược tiểu!


Vị đắng còn đọng lại thật lâu trên bờ môi mỗi khi ta phải trả lời người hỏi những câu đó.


Ở những miền đất xa xôi khác, nơi những người Việt đành lòng phải xa quê hương sau ngày tháng Tư đau thương đó vì đồng minh ngoảnh mặt ra đi, có những người lính Việt Nam Cộng Hòa sau khi buông tay súng bảo vệ tự do cho Miền Nam, với lòng nhiệt thành và can trường hiếm thấy ở một quân đội nào khác trong lịch sử, đã cầm bút lên để viết về những ngày tháng oai hùng của họ trong lửa đạn và để tưởng nhớ những đồng đội đã ngã xuống trong cuộc chiến nhiều mất mát đó. Họ vẫn đang tiếp tục chiến đấu cho tự do vì từ trong tim, họ vẩn giữ vững niềm tin là Việt Nam tự do vẫn còn đó.


CHỢ SAIGON ...

 




Ở Việt Nam, Tết này một trong những nhạc khúc xuân hay nhất ở miền nam trước năm 1975 được chính thức cho phát hành và hát lại sau hơn 40 năm vắng bóng, bài “Ly Rượu Mừng”.


Những năm trước tuy chưa được hát, nhưng mỗi khi Tết về, người dân Saigon lại nghe đây đó tiếng hát bất tử của ban Thăng Long ngân nga bài này.


Saigon ngày nay là một thành phố rộng lớn, một đại đô thị với dân số xấp xỉ mười triệu người, và dòng người di dân vẫn không ngừng đổ vào Saigon từ những miền núi xa xôi cực Bắc và từ mũi đất tít mù phía Nam của Việt Nam, nếu họ không thể đi đến chỗ mong muốn ở những đất nước khác xa hơn.


Ai đến sinh sống, cư ngụ ở thành phố này một thời gian đều không muốn xa rời nó, một nơi quanh năm với ánh nắng mặt trời ấm áp, khí hậu hiền hòa và tinh thần hào phóng phương nam.


Tuy đã trải qua bao cuộc bể dâu, thăng trầm theo định mệnh của quê hương, nhưng những cái hay và chân thật của Saigon những thập kỷ trước đang đi theo một qui luật ngàn đời là “hữu xạ tự nhiên hương”.


Người ta có thể thay đổi tên của một giòng sông, nhưng không thể thay hết nước của nó nếu dòng sông đó có một cội nguồn sâu sắc.




Vũ Phan

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jan/2023 lúc 9:28am

Nếu Muốn Ăn Quả Ngọt, Chúng Ta Phải Gieo Hạt Mầm Tốt !


CHUYỆN KỂ RẰNG:

Xưa có một hành khách bước đơn độc trên chặng đường xa. Khi đã quá mỏi mệt và kiệt quệ, anh nằm xuống và ngủ một giấc ngon lành trênt thảm cỏ ven đường. Không lâu sau, một con rắn độc từ trong bụi cỏ chui ra và bò về phía người độc hành này.

Khi con rắn chuẩn bị cắn người khách đang ngủ, bỗng một người đi ngang qua đó, kịp thời đánh chết con rắn độc rồi đi tiếp. Người độc hành vẫn ngủ say sưa mà không hề biết chuyện gì đang diễn ra. Cho đến cuối cuộc đời, anh vẫn không hay biết rằng mình đang sống trong ân huệ của người qua đường vô danh thuở nọ...

Có thể vị khách độc hành không hề biết đến ơn cứu mạng ấy, và người qua đường cũng đã quên từ lâu, nhưng sự tình này đều ghi dấu trong Trời Đất.

 

Lại cũng có chuyện như thế này:

Một hôm, người chồng trở về nhà. Lúc đó trời đã khuya lắm rồi, nhưng chiếc đèn bên hiên nhà vẫn sáng rực, chiếu rọi một đoạn đường phía ngoài ngôi nhà. Anh cho rằng vợ mình ngủ quên, định bụng vào trong nhà tắt đèn, nhưng không ngờ lại bị vợ cản lại. Anh chưa kịp hỏi nguyên do thì chị vợ đã chỉ tay ra ngoài cửa sổ cho chồng nhìn.

Ven đường bên ngoài cửa sổ là một chiếc xe ba bánh chở đầy rác. Ngay cạnh đó, một cặp vợ chồng đang ngồi nghỉ dưới ánh đèn ấm áp bên hiên nhà. Họ vừa nói vừa cười, và cùng nhau ăn chút gì đó để lót dạ đêm khuya.

Nhìn thấy cặp vợ chồng ấy đang chuyện trò vui vẻ dưới ánh đèn, cả anh và vợ đưa mắt nhìn nhau rồi nhẹ nhàng rút lui. Có lẽ hai vợ chồng người thu gom rác ấy sẽ vĩnh viễn không biết rằng, ở đâu đó trong thành phố này, có một ngọn đèn vẫn hàng đêm vì họ mà thắp sáng.

 

Và bạn thấy đấy, có những sự giúp đỡ diễn ra trong âm thầm và lặng lẽ. Vậy cớ sao cứ phải đợi đến khi mắt thấy, tai nghe rồi chúng ta mới biết ơn trong lòng?

Bởi vì, có những “cho đi” không bao giờ mong chờ bạn đền đáp. 

Có những “giúp đỡ” không bao giờ chờ bạn nói “Cảm ơn!”

Vì vậy, hãy cứ biết ơn cuộc đời này và hãy dùng lòng cảm ơn để đối đãi với tất cả mọi người xung quanh bạn.

 

Và đừng quên rằng:

- Không biết trân quý, có núi tiền cũng chẳng thể vui tươi.

- Không biết khoan dung, có bạn bè rồi cũng rời ra.

- Không biết cảm ơn, có tài giỏi cũng chẳng thể thành công.

- Không biết hành động, có thông minh cũng chẳng thể viên dung.

- Không biết hợp tác, có làm việc chăm chỉ cũng không thành đại sự.

- Không biết tiết kiệm, có kiếm nhiều tiền cũng không thể phú quý.

- Không biết thỏa mãn, có nhiều tiền cũng không thể hạnh phúc.

- Không biết dưỡng thân, có trị liệu cũng chẳng thể trường thọ.

 

Hãy nhớ:

- Có một thứ không thể lợi dụng: Đó chính là thiện lương.

- Có một thứ không thể gian dối: Đó chính là tình cảm.

- Có một thứ không thể lừa gạt: Đó chính là sự chân thành.

- Có một thứ không thể thiếu: Đó chính là bạn bè.

- Có một thứ không thể tha thứ: Đó chính là phản bội.

- Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng.

- Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Feb/2023 lúc 10:08pm

Phép Lịch Sự Tối Thiểu Của Người Tây Phương

 

1. Đừng gọi điện thoại cho ai hai lần liên tục. Nếu họ không trả lời có nghĩa là họ bận hay có việc khác quan trọng hơn mà họ đang phải lo.

2. Nhớ trả lại món nợ tiền ngay cả trước khi người cho mượn nhớ hoặc hỏi lại bạn. Nó nói lên tư cách và nhân phẩm của bạn.

3. Khi được bao đi ăn nhà hàng, đừng gọi một trong những món ăn đắt tiền trong thực đơn.

4. Đừng hỏi những câu hỏi kỳ cục như: 'Chưa có gia đình à?', 'Sao chưa có con?', 'Tại sao chưa mua xe? Hoặc 'Sao chưa mua nhà?' Đó không phải là vấn đề riêng tư của bạn.

5. Luôn luôn giữ cửa cho người đang đi đến ở đằng sau bạn. Bất kể người ấy là đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ. Nó không làm bạn nhỏ nhen hơn khi cư xử cách tử tế với một người khác nơi công cộng.

6. Nếu bạn cùng đi xe "taxi, uber..." với một người bạn của bạn và họ trả tiền, thì lần tới bạn nhớ trả nhé.

7. Luôn tôn trọng quan điểm của người khác. Hãy nhớ số 6 nơi bạn sẽ là số 9 của người đối diện. Hơn nữa, tham khảo thêm ý kiến thứ hai sẽ là điều luôn cần thiết.

8. Đừng bao giờ cắt ngang khi người khác đang nói. Hãy để cho họ tỏ bày rồi mình nghe và sàng lọc tất cả câu chuyện.

9. Nếu bạn trêu chọc một ai đó mà họ không tỏ vẻ tán thành, ngưng lại và đừng bao giờ làm thế nữa cả...

10. Nhớ nói lời cám ơn khi người khác giúp bạn một điều gì.

11. Khen tặng công khai. Chỉ trích riêng tư.

12. Gần như không có một lý do nào để bạn khen chê dáng vóc người khác. Chỉ cần nói "Bạn nhìn quá tuyệt vời!" Nếu như người ấy muốn nói là họ mới giảm cân, họ sẽ nói.

13. Nếu một ai đó cho bạn xem hình trong điện thoại của họ, đừng gạt qua phải hay trái, vì bạn sẽ không bao giờ biết hình gì sẽ xuất hiện tiếp.

14. Nếu một đồng nghiệp của bạn nói họ có hẹn với một bác sĩ, đừng hỏi tại sao nhưng nên nói "Tôi hy vọng anh/chị sẽ ổn thôi". Đừng đặt họ vào vị thế khó khăn khi phải nói cho bạn bệnh tình cá nhân của họ. Nếu họ muốn bạn biết, họ sẽ tự tỏ bày.

15. Cư xử cách tử tế với một người quét dọn vệ sinh cũng như một giám đốc công ty như nhau. Không ai có ấn tượng cách bạn cư xử lỗ mãng với một người thấp kém nhưng họ sẽ để ý đến tư cách của bạn khi đối xử tử tế với người thấp hèn trong xã hội.

16. Khi một người đang nói chuyện trực tiếp với bạn mà bạn mãi bận nhìn xuống điện thoại thì quá vô lễ.

17. Không bao giờ khuyên răn hay góp ý khi người khác không hỏi.

18. Khi gặp lại một người nào đó sau một thời gian xa cách, đừng hỏi tuổi tác hoặc lương bổng của họ.

19. Đừng xen vào đời tư của người khác ngoại trừ nó ảnh hưởng đến bạn. Tránh xa nó ra.

20. Lấy kính râm xuống nếu như bạn gặp và nói chuyện với một người trên đường phố. Đó là dấu hiệu bạn tỏ ra tôn trọng họ. Hơn nữa, mắt nhìn mắt cũng quan trọng như cuộc đối thoại của bạn vậy.

21. Đừng bao giờ khoe khoang sự giàu sang của bạn với người nghèo; cũng vậy, đừng nói chuyện con cái của bạn nơi những người vô sinh.

22. Sau khi đọc được một câu bình luận tốt, hãy dành thời gian mà cám ơn họ.

*** Sự cảm nhận vẫn là phương cách dễ nhất để có điều bạn chưa có.


Nguyên tác: Anh ngữ

Tác giả: Khuyết danh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Feb/2023 lúc 9:23am

Gà Móng Đỏ 

 

Phải rất thông minh mới được làm Thầy Bói. Đã gọi là Thầy thì ngu đâu có được hè. Phải có học đàng hoàng. Làm Thầy giáo đã là khó mà làm Thầy Bói càng khó hơn! Khó vì phải đoán mò… cho trúng kìa. Đoán trật, ế khách là đói rã họng luôn nhe Thầy! Tui vốn máu 35, chảy trong huyết quản kể từ khi tui mới bước vào tuổi dậy thì! Thấy gái lạ như quạ thấy gà con!

Tui ở xóm trên; em xóm dưới, cách một độ đồng. Mấy bữa em đi chợ bán hàng bông, tui nằm tòng teng trên chiếc võng giăng ngoài hàng ba: “Cha, con nhỏ nầy con cái nhà ai mà ngộ quá ta?” Nên tui mới tìm cách xít lại gần, gặp mặt mà ve vãn tức là dê. Nhưng thiên hạ đồn là Má em khó quá! Nhà em chó cũng dữ quá; đám trai tơ trong xóm sợ chó cắn nên dạt ra hết ráo! Còn tui lì, em cắn mới sợ… Chớ chó cắn nhằm nhè gì? Nên nghĩ ra một cái kế: “Thương em không dám vô nhà! Đi qua đi lại (hỏi) có gà bán không?”

Bữa đó hên hay phần số duyên nợ chi đó mà má em tối qua nằm mơ thấy con gà! Nên má em kêu tui vô bán mấy con gà trống thiến để lấy tiền đi ghi số đề.  Đánh vài ngàn bạc, theo ông bà cho thai đề trong mơ, chắc chắn là sẽ trúng; là sẽ đổi đời từ nghèo sang… mạt?   Em rải lúa kêu túc túc cho mấy con gà bu lại mổ, rồi tui rình chụp! Ôi! Mồ hôi mô kê tươm ra đầy mặt mới bắt được 3 con! Chắc em thấy vậy cũng thương hại nên rót đại nước trà mời tui một chén!

“Mấy con gà nầy thiệt là tốt số mới được chính tay cô em chăm sóc. Nên nó ú nu hè! Em mát tay lắm! Ai được em đồng ý về nâng khăn sửa túi là cũng ú nu như vậy đó!”

“Theo anh bấm độn, số em là số vượng phu ích tử. Nghĩa là lấy chồng thì khiến chồng làm ăn thịnh vượng, còn có con là tụi nó làm toàn là điều hữu ích cho gia đình, cho xã hội, làm nở mặt nở mày với bà con giòng tộc; chớ không phải là đồ nghịch tử!”

Em nghe tui nịnh sảng nhưng tưởng thiệt bèn: 

“Bộ anh biết coi bói hả?”

“Sao không? Nè! Bói cho một quẻ trong nhà! Chuồng heo ở dưới, chuồng gà ở trên”.

Em xít xoa: 

“Trời hay quá! Ngay chóc hè. Anh bói nhà em rồi giờ anh bói tới em đi! Xủ một quẻ về tình duyên gia đạo đi! Vì thú thiệt với anh nữa lập gia đình, em không biết thằng chồng em nó có tánh mèo mả gà đồng, trăng hoa tí tọe gì không? Hay cờ bạc rượu chè, say xỉn tối ngày thì lại khổ cho đời con gái trót trao thân nhầm bến đục!”

“Vậy thì xin em cho anh coi cái chỉ tay!”

Ôi! Rờ cái bàn tay búp măng, trắng hồng hồng mà khoái khoái!

Con nhỏ nầy mà về làm vợ mình thì mình phải nấu cơm giặt đồ thấy Tía mình luôn!

Nhưng hỡi ơi vì: “Một thương tóc bỏ đuôi gà; Hai thương ăn nói mặn mà có duyên” nên tui nghĩ hỏng sao, chuyện nhỏ mà!

Nấu cơm là có nồi cơm điện; còn giặt đồ là có máy giặt rồi… thì đâu có cực khổ gì đâu mà ngán chớ?! Nên cầm tay con nhỏ tóc đuôi gà mày lá liễu nầy lên, tê mê, tui lim dim nhắm mắt lại, giả bộ như chờ ông lên bà xuống (nhưng thực sự là tui câu giờ vì rờ càng lâu càng khoái mà!). Xong tui phán: 

“Số cô chẳng giàu thì nghèo/  Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà”.

Em xít xoa: 

“Giời ơi! Trúng! Trúng quá!”

Xong: “Số cô có mẹ, có cha/ Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông!”

Em lại xít xoa: “Giời ơi! Trúng! Trúng quá!”

Rồi sau nầy vầy duyên can lệ, đêm hợp cẩn giao bôi, phòng hoa chúc, đuốc hoa còn đó, tui mới hỏi em rằng: 

“Em thấy tài bói toán của anh đã đạt tới trình độ thượng thừa như Quỷ Cốc tiên sinh chưa?”

Em chu cái mỏ cong cong, xong phán một câu, tui nghe thiếu điều ngã ngửa.

“Em biết anh xạo ơi là xạo; giả bộ bói toán để được nắm tay em thôi. Em giả bộ tin… vì em cũng thích tay em được anh nắm. Chứ em đâu có khờ như anh tưởng đâu nhe. Cái đồ be he!”

Thưa rồi đoạn kết là: “Số cô có vợ có chồng! Sinh con đầu lòng hỏng gái thì trai!” Cũng ngay chóc luôn!

Em sản xuất cho tui chừng nửa chục con, vừa trai vừa gái. Con đông, cày bờm đầu, nên không có thời giờ rỗi rảnh, tui quên phứt đi chuyện tu luyện! Nên con đường chiêm tinh học đành phải dở dang!

***

Thưa bà con xin hãy khoan cho tui là cái thằng ba xạo biết khỉ khô gì về chiêm tinh học mà chỉ chuyên ăn ốc nói mò! Tui xin thi thố tài bói toán nhân dịp Xuân về nầy cho bà con coi có linh nghiệm hay không rồi hãy đưa ra kết luận!

Năm nay là năm Đinh Dậu; năm của con gà. Còn giờ Dậu là giờ của con gà; bắt đầu từ 5 giờ chiều tới 7 giờ tối. Giờ gà lên chuồng, tụi nó chét chét rùm cho tới khi đi ngủ! Giống hịt như em yêu của tui, sanh năm 1957, cũng tuổi Đinh Dậu đó, vừa tròn 60 cái xuân xanh! Chét chét tới giờ đi ngủ mới thôi!

Tuổi Dậu, con gà siêng năng vì phải bận rộn từ sáng đến tối. Nhưng rảnh cái là ‘cục tác’ hè… ai mà chịu đời cho thấu?!

Em tuổi Dậu, màu lông sặc sỡ, khoái chưng diện quần nầy áo nọ, rồi son phấn lòe loẹt tùm lum! Làm tui muốn mạt. Cầm tinh con gà, không có tài năng nào đặc biệt! Chỉ biết tối ngày bươi móc cái túi tiền của tui thôi! Công danh, sự nghiệp cũng không lớn. Vì vậy em phải tìm và lấy một người chồng đại trượng phu như tui, có kinh tế vững chắc để bảo đảm đời em. Dẫu mấy lần, tui tính chạy theo con gà móng đỏ khác, chân dài tới nách; cho em độc lập chi kê, con gà cô đơn chơi; nhưng tui không đành lòng vì em cũng biết lo lắng cho chồng con, là một người mẹ hiền, vợ đảm!

Phải chi hồi xưa em đừng chịu ưng tui, già hơn đúng một con giáp, sanh năm 1945, tuổi Ất Dậu mà em lấy chồng tuổi Tỵ tức con rắn; nó bò tứ tung! Hay em lấy chồng tuổi Thìn, tối ngày nó cứ bay trên Trời! Ít gặp mặt nhau thì  khỏi cãi, chắc đời em hạnh phúc hơn và cũng đỡ khổ cho cái lỗ tai của tui nhiều! Vợ chồng cùng tuổi Dậu, xung khắc dữ lắm, vì chữ có câu rằng: “Hai con gà ghét nhau vì tiếng gáy!” Rồi cùng mạng Hỏa nữa, tánh như lửa, không ai chịu nhịn ai hết trơn hết trọi hè. Mạng Hỏa phải lấy đứa nào mạng Thủy mới phải. Bởi em cháy là nó tát nước vô; là em tắt đài thôi!

***

Thưa bà con! Mới năm ngoái đây, tui lễ phép xin em cho tui về Việt Nam!

“Tối qua anh nằm mộng thấy bà cố kêu về hốt cốt và xây lại mả cho bả! Vì xưa chôn trên gò, cách bờ sông cũng không xa; giờ cát tặc hút cát dưới lòng sông gây nên sạt lở! Không di dời, bà văng tuốt xuống sông… thì con cháu sau nầy dẫu làm ăn cực khổ như gà cũng không thể nào ngóc đầu lên nổi!”

Nghe tui ỉ ôi như thế em cũng xiêu… xiêu lòng! Không phải là cháu dâu mấy đời hiếu thảo gì đâu mà do em tin dị đoan.

Cái mả ngay long mạch nên gia đình con cháu mới thành rồng bay được qua tới đây! Giờ án binh bất động e cái long mạch nầy nó rớt tỏm xuống sông là sẽ mang họa lớn! Nên em buộc lòng ký ‘sự vụ lịnh’ cho tui đi dù lòng em lo ngay ngáy.

“Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu! Hỏi ngày về ước nẻo uyên ca!”

“Anh đi cuối xuân, một tháng, đầu hè sẽ quay về tổ ấm của đôi ta!”

Dâng cho tui chung rượu tiễn hành, em thỏ thẻ dặn rằng: “Tiện thiếp nghe quê mình giờ có rất nhiều con gà móng đỏ. Khuyên chàng nên bảo trọng. Có khoái chân dài tới nách thì hãy ăn gà đi bộ chớ đừng có ăn gà đi xe gắn máy mà chi! Vì nghe nói cúm gà, cúm chim ở Việt Nam giờ dữ lắm nhe phu quân!” Bởi chữ có câu rằng: “Cúm gà chỉ chết mình gà! Cúm chim sẽ chết cả bà lẫn ông!”

“Anh biết chớ! Bạn anh có thằng đã chết rồi; nên anh cũng sợ lắm!

Xin phu nhân đừng lo lắng chi mà hao mòn vóc ngọc. Chuyến nầy anh đi chỉ một tuần trăng là quy về cố thổ Melbourne!” 

“Trong thời gian hải ngoại thương ca, nếu anh có thèm thịt gà thì anh sẽ ăn: canh gà Thọ Xương, tiếng Úc của anh rất siêu, nên anh dịch là “chicken soup” đó phu nhân!”


đoàn xuân thu.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2023 lúc 9:09am

Dòng Sông Chia Cắt 


Trong đời người, ít ra ai cũng có một dòng sông kỷ niệm. Thời ấu thơ thì đó là dòng sông nơi ta thường bơi lội nhỡn nhơ vui đùa vô tư cùng các bạn. Tuổi đôi mươi thì đó là dòng sông nơi hò hẹn lần đầu với người yêu trong những chiều tà hay đêm trăng. Sông ngòi Việt Nam nhiều đến nỗi có đủ để ban phát cho mỗi người ít nhiều kỷ niệm êm đềm, nên thơ hay đắng cay hờn tủi, có khi cả kỷ niệm chia ly, đau buồn. Đối với cả dân tộc thì hai con sông Gianh và Bến Hải là chứa chan bao kỷ niệm chia lìa, nhục nhã của sự phân tranh Nam Bắc. 

Hai trăm năm trước đây, hai họ Trịnh, Nguyễn cắt đôi núi sông vì tranh giành quyền bính trước một cơ đồ nhà Lê đã đến thời suy mạt. Hai trăm năm sau, thực dân và cộng sản lại nỡ đang tâm phân rẽ đại gia đình Việt Nam vì những giấc mộng ngông cuồng của chủ nghĩa đại đồng Cộng Sản. Chinh chiến điêu linh kéo dài hai mươi năm đã hủy diệt mầm sống của dân tộc: hàng triệu thanh niên ưu tú của hai miền gục ngã trên con đường Trường Sơn, trong rừng già Tây nguyên, sình lầy Đồng Tháp... Tài nguyên thiên nhiên bị hủy diệt, thành phố, nông thôn tiêu điều; gia đình ly tán, niềm tin mai một. Cũng chỉ vì một dòng sông, cũng chỉ vì một chủ nghĩa ngoại lai phi nhân bản, cũng chỉ vì một loại người vô lương...

Tôi sinh ra và sống hết thời thơ ấu bên người mẹ hiền ở một huyện lỵ nhỏ bé nơi vùng giới tuyến phân chia Nam Bắc. Mở mắt chào đời chưa bao lâu, tôi đã mất người cha vào tay bọn Việt Minh trong ngày gọi là tổng khởi nghĩa. Chúng đưa người ra Bắc biệt tăm từ đó. Mẹ tôi không thể tiếp tục cuộc đời làm dâu tôi đòi, dù rằng hai bên nội ngoại tôi đều làm quan rất lớn trong triều. Bà đã bồng bế tôi ra miền Gio Linh lập nghiệp. Ban đầu buôn bán theo những chuyến xe hàng, sau mở cửa hàng bán vải vóc ngay góc phố chính của Gio Linh. Phía sau nhà tôi là cơ quan huyện đường, nơi người cậu của mẹ tôi làm huyện trưởng. 

Tuổi thơ của tôi hồn nhiên và hạnh phúc, vì mẹ tôi thương con rất mực. Chiến tranh lúc đó cũng cận kề. Quân đội Pháp thì có đồn Ba Dốc trấn giữ ngay đỉnh đèo cũng tên Ba Dốc. Sau này, đó là căn cứ A-1 do một tiểu đoàn của Trung Đoàn 2 Bộ Binh trú đóng.  Từ đây chúng ta có thể nhìn thẳng ra cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải chỉ cách đó chừng năm cây số. Việt Minh thỉnh thoảng bắn súng cối vào huyện. Có lần hai trái đạn nổ ngay nhà tôi, làm chết mấy người khách xin ngủ trọ. Mẹ tôi may mắn trong đêm đi ra ngoài vườn làm vệ sinh nên thoát chết; còn tôi đang ở cùng người chị ruột tại tỉnh lỵ Quảng Trị. Sau này, nhà vẫn còn giữ những bàn ghế và tầm ván ngựa gỗ trắc bị miểng đạn băm nhiều vết. 

Tôi sớm thấy Việt Minh. Một đêm, chúng tấn công huyện đánh cho đến sáng thì rút lui. Bọn trẻ con kháo nhau đi xem Việt Minh chết. Tôi cũng tháp tùng trong đám trẻ, mon men lại gần xác chết.  Đó một người mặc quần áo ka ki vàng, chân đất, nằm sòng soại xéo bên cổng huyện, mặt phủ một tấm khăn trắng. Có đứa dạn tay lật chiếc khăn ra xem thử Việt Minh có mấy mắt mấy miệng. Tuy còn bé, tôi đã ý thức được đây chính là kẻ thù đã bắt cha mình đi biệt. Tôi thù ghét Việt Minh từ đó.

Ai có về vùng Gio Linh mới thấy hết cảnh nghèo của thôn quê địa đầu giới tuyến. Đất không nghèo, vì đất đỏ có thể trồng tiêu, chè cho lợi tức cao. Dân không thiếu và thường là dân chăm chỉ, cần cù. Gio Linh nói riêng, hay Quảng Trị nói chung nghèo là vì chiến tranh. Mùa hè, người nông dân làm ruộng dưới cơn nóng hừng hực do ngọn gió Lào thổi về; mùa đông cái rét căm căm cộng với những cơn mưa triền miên kéo dài hàng vài ba tháng làm cho cảnh sắc tiêu điều thêm. Gio Linh với bài hát của Phạm Duy gợi lên hình ảnh bà mẹ già nhẫn nhục: “Mẹ già cuốc đất trồng khai, nuôi con đánh giặc đêm ngày....” Rồi đêm nghe tin con mình bị giặc chém đầu, “Mẹ già không nói một câu, đem khăn gói  đi lấy đầu.” Thê lương thay, hình ảnh “lá vàng khóc lá xanh rơi” mà mãi hàng chục năm sau vẫn còn tiếp diễn.

Ngày đất nước chia đôi, hai bên bờ sông Bến Hải trở thành khu Phi Quân sự. Cái đồn canh của Pháp trên đỉnh đèo Ba Dốc trở thành đồn của Ủy ban Quốc tế Kiểm soát Ngưng bắn gọi tắt là ICCS. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải được chia hai, phần trong Nam sơn màu xanh, phần ngoài bắc sơn đỏ; giữa là vạch sơn trắng. Đó là biên giới của hai miền, của tự do và nô lệ, của dân chủ và độc tài, của cái mỹ danh Tiền đồn chống Cộng của Thế giới Tự do và Tiền đồn phe Xã hội chủ nghĩa. Từ đó bắt đầu cuộc chạy đua, một bên tiến lên phía trước của văn minh phát triển, một bên tụt lại hàng chục năm để trở về thời đồ đá.

Đứng trên đèo Ba Dốc nhìn ra phương Bắc, con đường quốc lộ 1 thẳng tắp vượt qua cầu , qua huyện Vĩnh Linh rồi chạy sâu vào lãnh thổ huyện Đồng Hới của tỉnh Quảng Bình. Hai bên bờ là hai cột cờ mà mỗi năm mỗi được xây cao thêm, vì bên nào cũng muốn tỏ ra hơn hẳn đối phương. Lá cờ rộng có lẽ bằng cả sân làng. Bên kia, nhiều cán bộ đã chết oan ức vì leo lên đỉnh gỡ rối lá cờ.

Tôi có nhiều dịp đến tận sát đầu cầu nhìn qua bên kia. Cũng có vài lần ra đến chợ Cao Xá, nơi khoảng cách hai bờ hẹp nhất. Con sông Hiền Lương bắt nguồn từ núi Trường Sơn đổ ra biển Đông ở cửa Tùng, nước chảy lặng lờ, sóng gợn nhẹ buồn mênh mang. Trên sông, vài con thuyền trôi êm, không tiếng hò, câu hát. Chợ Cao Xá nằm sát bờ sông. Những ngày phiên họp đông đúc, bày bán đủ thứ hàng phong phú của miền Nam kinh tế tự do. Người qua lại lũ lượt áo quần màu sắc rực rỡ. Dãy loa công suất lớn gồm hàng chục cái chỉa sang bờ Bắc, phát ra những bài ca tình tứ, ca ngợi cuộc sống êm đềm, ấm no của miền tự do. Phiá bên kia bờ, cảnh vật đìu hiu. Một ngôi nhà ngói đỏ lạc lỏng giữa vài căn lều xơ xác. Vài người nông dân đứng âm thầm giữa cánh đồng buồn hiu; trên đường có chiếc xe ba càng nặng nề kêu cút kít. Hàng loa tròn ngoài đó không mạnh đủ để đưa những luận điệu tuyên truyền vượt qua con sông hẹp. Phải những ngày nghịch gió, ta còn nghe văng vẳng vài câu hát the thé toàn chuyện chăn nuôi, sản xuất.

Nơi đây, vùng phi chiến. Không có bóng dáng người chiến binh. Chỉ thấy anh cảnh sát mặc đồng phục trắng qua lại. Sau này, chính quyền ta lập ra quận Trung Lương nhỏ bé để đảm trách phần hành chánh của vài ba xã nằm trong vùng. Tôi có dịp ra chơi nhiều lần trong những dịp hè, vì Lễ Môn là quê hương của người anh rể tôi. Những ngày nắng đẹp, chúng tôi chạy đuổi bắt nhau qua những rừng đầy trái sim chín và trái chu mòi chua chua, ngọt ngọt. Sáng sớm thì đi đâm chuột ở các thửa ruộng vừa gặt xong; những con chuột đồng béo mập, lông vàng hoe, đem về cho vào hông với lá sả là tuyệt.

Thế rồi...
Cảnh thanh bình đột ngột biến mất. Uỷ Hội Quốc Tế rút đi vì cũng bất lực trước sự ngoan cố vi phạm của Cộng Sản, thay vào đó là toán Hiến Binh Việt Nam Cộng Hoà đội nón cát két đỏ. Tiếng sáo chiều nhẹ nhàng đã bị thay bằng tiếng đạn cối đêm đêm vọng về. Chiến cuộc bắt đầu từ các vùng Cam Lộ, Hướng Hoá lan dần xuống. Đông Hà trở thành căn cứ quân sự lớn với các chàng trai trẻ Sư đoàn 1 Bộ binh kiêu hùng. Cộng sản phản bội Hiệp định Geneve, thành lập cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam trong kỳ Đại hội đảng 20-12-1960 nhằm thôn tính miền Nam. Du kích nằm vùng bắt đầu quậy trở lại. Chiến tranh lớn dần, lan dần ra tận khu phi quân sự. Đạn đại pháo từ bên kia bờ ngang nhiên bắn phá vào làng mạc miền Nam. A-1, Côn Thiên trở thành pháo lũy kiên cường, nơi những người chiến sĩ Trung đoàn 2 của Đại tá Vũ Văn Giai ngày đêm gian nguy chống giữ. Sông Bến Hải lại lần nữa chứng kiến cảnh huynh đệ tương tàn.

Năm 1965, tôi đang làm cho một cơ quan chống khủng bố của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Quảng Trị. Ngày đưa Tôn Thất Dương Kỵ, Trịnh Đình Thảo và Nguyễn Văn Huyến (tôi không nhớ chính xác lắm về người sau này) tống cổ ra Bắc vì tội ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản; tôi lại lần nữa ra tận chân cầu Hiền Lương. Trước khi đi, cố Vấn Kenwood Foster dặn không mặc quân phục mà thay vào đó bộ bà ba đen như của cán bộ Xây Dựng Nông Thôn. Phiá VNCH hình như có ông Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó là Phó Tổng Thống. Ông mặc bộ vét 4 túi, đội mũ jockey đen. Chỉ có Cảnh Sát và viên chức dân sự  mới được đi đến gần cầu, toán Quân Cảnh áp giải tù phải chờ ở Quận Lỵ Trung Lương. Con sông vẫn chảy lặng lờ, như vô tình trước cơn binh lửa. Sóng gợn nhẹ lăn tăn, lấp lánh ánh mặt trời như một điệu ru buồn não ruột.

Hai mươi lăm năm sau, đất nước lại thanh bình, tôi qua Hiền Lương trong một chuyến xe đò đi Hà Nội thăm cho biết quê hương miền Băc một lần trước khi ra đi về miền tự do Hoa Kỳ. Cảnh trù phú rộn rịp của những năm “cởi mở” đã thực sự chấm dứt ở Đông Hà, cách đó 15 cây số về phía nam. Từ Đông Hà cho đến tận Hà Nội là cảnh tiêu điều hoang sơ, nghèo ơi là nghèo. Nghèo ngoài sự tưởng tượng. Chiếc cầu Hiền Lương còn trơ khung sắt đã tróc rỉ. Mặt cầu không còn lớp ván mà thay bằng những cây rừng gác tạm bợ, buộc với nhau bằng đủ loại dây nhợ. Hai móng cầu đã nứt nẻ, người ta dùng dây kẽm gai chằng néo chống đỡ. 

Đã mười lăm năm sau chiến tranh mà cộng sản vẫn chưa vãn hồi được cảnh thanh bình an lạc nơi miền quê đau khổ này. Bên bờ Bắc, vẫn những tấm áo nâu sồng rách bạc, lầm lủi đi trong mưa. Đường lộ không còn nền nhựa mà chỉ đá đất lởm chởm đầy ổ gà. Hai bên, thỉnh thoảng thấy những cụ già, những bé thơ gầy còm run rẩy đứng xin ăn. Các thiếu nữ thì che tấm chiếu chờ những chuyến xe từ miền Nam ra gạ gẫm bán thân, đổi lấy lon gạo cho bữa cháo ngày mai của gia đình. Dân chúng ở dọc hai bên đường nơi chúng tôi dừng lại mượn chỗ nấu cơm, đã thèm thuồng nhìn bát cơm trắng của chúng tôi mà than :”Cả một đời chưa hề ăn được bữa cơm với gạo trắng như dân miền Nam.”

Con sông Gianh, nơi phân chia thời Trịnh Nguyễn, nước đục ngầu, chiếc cầu bắc qua đã bị phá hủy trong chiến tranh vẫn chưa được xây lại. Xe cộ phải qua cầu phà ghép bằng đủ loại ca nô và tấm gi sắt cũ. Người dân xứ Nghệ Tĩnh, cục cưng của chế độ Cộng sản thật khó thương. Họ vừa cục cằn, thô lỗ, vừa bẩn tính. Xe tôi dừng ngủ đêm chờ sáng. Trước khi qua phà, tôi cầm ca và bàn chải đánh răng bước vào một căn nhà xin nước sạch để rửa mặt, súc miệng. Chưa đặt chân qua cổng, đã nghe cái giọng trọ trẹ dễ ghét: “Không cho mô, đừng vô.” Thử tưởng tượng, cái giếng nước thì đầy nhóc, mà lòng người thì quá khô cạn. Thì ra, thống nhất từ lâu, nhưng Nam Bắc vẫn không thể chan hoà được. Ranh giới địa lý đã xoá mờ, nhưng ranh giới ý thức hệ, ranh giới của văn hoá, ranh giới của tình người, ranh giới của sự phát triển vẫn còn kéo dài cho đến cả nhiều thập niên về sau.

Còn một con sông Bến Hải mới giữa những người không phương kế, phải ở lại và những người ra đi đến bến bờ tự do trên hàng chục nước khác nhau khắp hoàn cầu. Ba mươi lăm năm với hai lối sống hoàn toàn khác biệt đã tạo ra một khoảng cách rất xa giữa hai nếp suy nghĩ mà dễ gì rút ngắn nếu một ngày mai trong tương lai, dân chủ tự do lại vãn hồi trên quê hương.

Đỗ Văn Phúc

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Feb/2023 lúc 10:25am

Đề Phòng Những Lừa Gạt Trên Truyền Thông Xã Hội


   Văn minh khoa học hiện nay đem lại cho chúng ta rất nhiều tiện nghi trong cuộc sống. Đặc biệt là do sự phát triển vượt bực khó thể tưởng tượng của kỹ thuật điện tử giúp thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian để con người truyền thông cho nhau với tốc độ ánh sáng. Ngày xưa, để gọi một cú điện thoại viễn liên với khoảng cách vài trăm dặm đã phải chờ khá lâu và âm thanh không mấy rõ; ngày nay gọi từ Hoa Kỳ đi nửa vòng trái đất đến Australia, chỉ một giây sau là đã nối liên lạc trò chuyện,  cứ như là đang nói với  người ngồi sát bên. Ngày xưa, gửi lá thư trong nước mất vài ngày đến tuần lễ; ngày nay gửi email chỉ vài giây sau khi bấm nút ‘send’ là đến máy người nhận, tha hồ viết dài ngắn tùy nghi.

Nhưng bên cạnh tiện nghi đó, cũng mang lại nhiều bực mình và nguy hiểm. Bực mình là vị bị quấy rầy mỗi ngày bởi hàng chục cú điện thoại gọi đến để quảng cáo. Nguy hiểm là nhiều kẻ gian dùng các phương tiện truyền thông này để gài bẫy, truy tìm các chi tiết về nhân thân nhằm làm những điều phi pháp mang lại hậu quả xấu cho chúng ta, nhất là về phương diện tài chánh.

Tiếng Anh gọi những cú lừa gạt này là ‘scam’. Theo định nghĩa, ‘scam’ là sự bất lương, gian dối. Cần phân biệt với ‘Spam’ là về những quảng cáo thương vụ hay dịch vụ gửi đến hàng loạt đối tượng qua các phương tiện đại chúng như điện thư, trang facebook. Gọi là ‘spam’ vì các quảng cáo này bị coi là không thích ứng (inappropriate, unsolicited).

Lưu ý: trong bài chúng tôi xin phép sử dụng một số từ ngữ tiếng Anh nhằm bớt phần giải thích dông dài nếu chỉ viết bằng tiếng Việt.

Để có thể an vui sinh hoạt, gạt bớt sự phiền toái và nguy hiểm, chúng ta cần có một hiểu biết tối thiểu để nhận chân giả và né tránh những sự lừa gạt qua các phương tiện mà chúng tôi liệt kê ra như sau:


A.- Lường gạt qua trò chuyện trên mạng (Chat Scams), cũng có thể qua điện thoại.

Trên các trang web, các phương tiện như twitter, facebook… có một ứng dụng gọi là ‘Chat’; trong điện thoại cellular (cell phone) thì có ứng dụng ‘text message’, cho phép hai hay nhiều người cùng lúc trò chuyện bằng cách gửi và nhận các lời nhắn trực tiếp với nhau. Những kẻ gian thường gửi những text message để hỏi về các chi tiết cá nhân như mật khẩu (p***word), số tài khoản (account number); ký danh (ID, thậm chí cả số An sinh Xã Hội (Social Security number). Sau đây là vài sự lường gạt thông dụng:

1. Giả tạo việc giao, nhận hàng (Fake package delivery)

Lời nhắn về một món hàng được chuyển tới cho các bạn và cần các bạn xác nhận vài chi tiết về account và về cá nhân các bạn bằng cách bấm vào một cái ‘link’ họ cho sẵn đó. Cái link này là cái bẫy để khi các bạn bấm vào, sẽ yêu cầu các bạn cho những chi tiết về mình. Nó cũng sẽ gài những malware (spyware hay virus) vào máy của bạn để nằm chực chờ đánh cắp chi tiết của bạn

Làm thế nào để tránh? Nên nhớ rằng, trong trường hợp các bạn có mua hàng (ví dụ qua ebay, Amazon…).,  các cơ sở này sẽ liên lạc với khác qua email về những gì liên quan, chứ không bao giờ dùng điện thoại hay message. Chú ý: có vài cơ sở có thể liên lạc với khách qua text message về món hàng hay dịch vụ nào đó mà bạn đang chờ đợi; họ làm điều này do sự ưng thuận của bạn trước đây. Nếu các bạn không hề đặt mua hàng trên mạng, thì biết chắc ngay đó là sự lừa gạt.

2. Tiền cho không! (Free prizes)

Người Mỹ có thành ngữ “too good to be true” để nói về những khoản tiền thưởng, giải thưởng hiện vật giá trị béo bở mà bạn không hề chi đồng xu nào để tham gia vào cuộc chơi. Ngày trước, các gia đình thường nhận những thư báo tin họ trúng thưởng chiếc xe 40 ngàn đô la, và yêu cầu gọi lại cho họ ở số điện thoại x-xx-xx. Mục đích là kéo dài điện đàm, chờ phút sơ hở của bạn để moi tin tức. 

3. Giúp giải quyết nợ đi học (Student loan ***istance)

Nhiều cú điện thoại nhắn sẽ giúp bạn hoàn trả món nợ vay khi đi học. Cẩn thận, nên truy dò xem có phải đó là cơ sở tài trợ hợp pháp không. Tốt nhất là không trả lời gì cả.

4. Giúp giải quyết trở ngại khi trả tiền (Payment processing problems)

Lời nhắn cho hay việc trả tiền của bạn không hoàn tất, yêu cầu bạn cho thêm chi tiết hay xác định vài chi tiết để họ thông qua việc chi trả. Nên nhớ, các cơ sở tài chánh, không bao giờ gửi message về chuyện này; hãy dùng điện thoại gọi trực tiếp đến cơ sở bạn đang có dịch vụ.


Làm sao để tránh bị lừa gạt?

1.- Dùng một phương tiện khác để tìm hiểu, xác định cái message. Gọi hay gửi điện thư ngay cho bạn bè, thân nhân, ngân hàng hay cơ sở dịch vụ liên quan xem có phải là chính họ gửi message cho mình hay không.

2.- Dè dặt tuyệt đối với những số điện thoại gọi đến mà bạn không biết, không có trong sổ điện thoại (contact list).

3.- Tốt hơn hết là không trả lời. Các cơ sở bạn có liên quan sẽ tìm các phương tiện khác để liên lạc với bạn trong trường hợp cần thiết. Khi biết các message là lừa gạt thì ngăn chặn (block) số điện thoại đó và xoá (delete) hết messages của họ.


B.- Lừa Gạt qua Điện Thoại (Phone Scam)

Kẻ gian sẽ làm mạo nhận những cơ sở với dịch vụ mà bạn có thể đang mong chờ. Có khi họ nói rất thân mật, có khi thúc bách; thường là thuyết phục cho bạn xiêu lòng. Mục đích của họ là moi móc tin tức cá nhân và làm tiền. Có các hình thức sau:

1.- Yểm Trợ Kỹ Thuật (Tech scam): Thường nhắm vào các cao niên là những người ít hiều biết về kỹ thuật computer. Họ đề nghị giúp giải quyết những trở ngại kỹ thuật mà bạn không rành.

2.- Giúp Giải Quyết các Món Nợ (Credit repair scams): Kẻ lừa đảo sẽ hứa giúp giải quyết những món nợ thẻ tín dụng và lấy lại tiền cho bạn.

3.- Lợi Dụng Lòng Nhân Ái (Charity scam): Kêu gọi lòng nhân ái của bạn đóng góp một khoản tiền để giúp đỡ cho những kẻ đang cần đến một cách rất khẩn thiết .

4.- Gia Hạn Bảo Hiểm Xe (Extended car warranty): Nhằm thuyết phục bạn mua những khoản bảo hiểm không cần thiết hoặc rất cao giá.

Làm sao để tránh bị lừa gạt?

1.- Không bấm nhận phone lạ gọi tới, cứ để cho nó reo đến khi ngừng reo. Nếu bạn bấm nút tắt hay bắt phone, bạn vô tình cho kẻ gian biết họ đã gọi đúng bạn và từ đó, bạn sẽ bị tiếp tục nhận những cú gọi từ máy đã set sẵn (robocall).

2.- Dùng cách “block” chặn số điện thoại, không cho họ gọi các lần sau.

3.- Chớ quá tin vào “caller ID” vì kẻ gian cũng rất thông minh. Họ có thể tạo một ID có vẻ lương thiện.


C. - Web Scam

Bọn gian sử dụng các dịch vụ internet và software nhằm moi tiền bạc và tin tức cá nhân.

1.- Tạo trang web công ty không có thật (fake commerce sites) để gạt khách mua những thứ hàng phẩm chất tồi không đáng giá; hoặc lấy tiền người mua rồi không gửi hàng. Những loại lừa gạt này cũng thấy xuất hiện trên facebook và ngay cả trên các đài truyền hình.

2.-  Lừa gạt về thẻ tín dụng (Credit card fraud). Kẻ gian sẽ hỏi các bạn chi tiết về thẻ tín dụng của bạn để tiến hành việc giao dịch trên mạng với họ.

3.- Dùng Malware (viruses, spyware, worms, trojans, vân vân) gài vào máy bạn nhằm xâm nhập phá hủy máy computer của bạn vì lý do nào đó (thù ghét chính trị).

Làm sao để tránh?

1.- Nên nhớ vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Bọn gian cũng tiến theo đà tiến của khoa học, vì thế phải thường xuyên cập nhật (update) những software (Operating System, web browsers, apps…) trong máy computer. Máy computer luôn phải được bảo vệ bởi các lập trình bảo vệ (antivirus, internet security) như McAfee, Norton….

2.- Chỉ mua hàng trên mạng với những công ty có uy tín. Nếu bạn có McAfee, McAfee Web Advisor sẽ giúp bạn biết những website nào là an toàn khi bạn muốn vào trang web đó.


D.- Phishing Scams.

Chữ Phishing này khó dịch, chỉ có thể giải thích là một cách mà bọn gian mạo danh những công ty khả tín nhằm gạt bạn cung cấp cho chúng tin tức về cá nhân, thẻ tín dụng, ký danh (ID), mật khẩu … Bọn gian này sử dụng emails, những pop ups đột ngột hiện ra trên trang web và ngay cả các ứng dụng trên cell phone (mobile apps). Những cách phishing thường gặp:

1.- Qua cell phone (mobile phish). Bọn gian tạo ra những ứng dụng (apps) giả để khi bạn gài (download) vào cell phone, chúng lấy lý lịch cá nhân chứa sẵn trong bộ nhớ của cell phone  bạn hoặc gửi đến bạn những messages có kèm những cái links rất nguy hiểm.

2.- Hình thức chia sẻ hồ sơ và ký tên trên mạng (File sharing & DocuSign). Bọn gian gửi lời yêu cầu bạn tham gia vào cái Dropbox và Docusign để bạn có thể vướng bẫy và mở ra những links nguy hại. Dropbox là một hình thức mà chúng ta có thể chia sẻ cho bạn bè những hồ sơ lớn mà không thể gửi kèm qua các email

3.- Tham khảo ý kiến (Surveys). Chúng gửi ra những câu hỏi để tham khảo ý kiến của bạn về một vấn đề xã hội, chính trị, hay về những món hàng nào đó. Thường có kèm những cái link để lừa bạn bấm vào đó. Nếu bạn bấm vào link, máy computer bị xâm nhập bởi các malwares.

4.- Mạo xưng. Bọn gian gửi email như thể gửi ra từ ban giám đốc tổ chức của bạn để hỏi về những tin tức tế nhị như mức lương, tài khoản, số anh sinh xã hội, hồ sơ khách hàng…

5.- Tìm bạn tình (The romance scam). Thường xảy ra trên mạng, qua điện thoại khi kẻ gian tự tạo một account giả mạo rao trên mạng tìm bạn tình, có khi mạo nhận là bạn trong nhóm bạn của các bạn trên trang mạng xã hội. Dần dần chúng sẽ đi đến việc xin tiền hay những món quà đắt giá. Việc này thấy vậy mà rất quyến rũ, dễ lừa gạt những kẻ nhẹ dạ, háo sắc.

6.- Gửi những đính kèm với lời thúc bách (The urgent email attachment). Bọn gian gửi email yêu cầu bạn mở hồ sơ đính kèm để xác nhận điều gì đó (ví dụ: món hàng được giao, chương trình một chuyến du lịch, một sự trúng giải…)

Cách nào để tránh:

1.- Trước khi trả lời một message, hãy đặt câu hỏi “Tôi có biết người này không?” Bạn có biết rõ tên và địa chỉ email của người này, Ngay cả khi bạn đang trò chuyện với nhân viên một cơ sở mà bạn có liên quan, luôn đặt câu hỏi rằng người ta có hỏi mình quá nhiều tin tức cần thiết hay không? Cái link họ gửi kèm có hợp pháp không (dùng con chuột rà mũi tên vào cái link (khoan bấm đã) và xem địa chỉ trang web nó hiện lên bên trái ở dưới monitor. Nếu nó hiện lên những dãy chữ hay số kỳ lạ thì đúng là cái link nguy hiểm)

Nếu những câu nói hay viết trong ‘chat, message’ sai văn phạm, thì có xác suất cao là bọn gian đang từ các nước ngoài (phần lớn là từ Phi Châu)

2.- Khi cần nhập (log in) vào trang web của công ty, cơ sở mình giao dịch, nên kiểm soát thật kỹ cái địa chỉ trang web thật chính xác (nên bookmark các link này vào web browser, save luôn các p***word cho tiện dụng và an toàn)

3.- Đặt câu hỏi “Is it too good to be true?” đối với những lời dụ dỗ các thứ cho không hay giá quá hời. 


D.- Lừa gạt qua điện thư (Email Scams)

Lừa gạt qua điện thư là hình thức thông dụng nhất. Bọn gian thường gửi ra những điện thư trông có vẻ rất hợp pháp. Chúng có thể mạo danh những công ty không xa lạ với bạn để khai thác tin tức tài chánh và cá nhân của bạn. .

1.- Các giải thưởng (lottery scam), đề nghị giúp chuyển số tiền lớn có khi từ ngoại quốc - đa số từ Phi Châu -  mà điều kiện để nhận là bạn phải trả trước một số tiền làm sở phí.

2.- Tham khảo (cũng như đã nói ở phần D)

3.- Dịch vụ tài chánh (Banking scam). Rất thường gặp khi bạn nhận điện thư loan báo có những trở ngại, thiếu sót trong hồ sơ ngân hàng, Paypal mà bạn cần phải điều chỉnh ngay.

Bạn sẽ bị chúng lừa bấm vào một cái link vào một trang web giả mạo rồi dùng ID và p***word của bạn để ký nhập. Thế là chúng có được các thứ này rồi dễ dàng dùng đánh cắp lấy tiền trong ngân hàng hay Paypal của bạn. 

Cách tránh né:

1.- Nếu bạn không có dịch vụ với các công ty này hay không hề yêu cầu họ về bất cứ gì thì tuyệt đối không bấm vào các links hay tham gia vào cuộc tham khảo ý kiến.

2.- Xem kỹ địa chỉ email của người gửi có phù hợp với nội dung trong thư không. Nếu không, tránh ngay, xóa ngay mà không trả lời hay làm gì khác.

3.- Tránh ngay những thư mà lời chào hỏi có vẻ ‘tổng quát’ (ví dụ: “Dear valued customer” thay vì viết đích danh bạn.

4.- Xem cái link có hợp pháp không ( Đã nói ở phần D trên)

 

E.- Lừa gạt trên mạng (Online Scams)

Loại này thường thấy trên mạng, có khi cũng thấy ở những phương tiện khác.

1.- Trúng giải (Prize scams) Như phần D-1 nói trên.

2.- Quyên tiền đầu tư (Crowdfunding scams). Người khởi xướng việc này hứa hẹn nếu bạn góp một phần đầu tư vào dự án, sau này sẽ nhận một khoản tiền lời (return). Bạn có tin họ không?

3.- Dịch vụ “tiền ảo” (Payment through cryptocurrency). Nhiều vụ lừa gạt lớn nhất nhì thế kỷ này đã bị phanh phui (tháng 11 năm 2022) với hàng triệu nạn nhân trên khắp toàn cầu mất trắng hàng chục tỉ đô la qua các dịch vụ tiền ảo.  

Cách tránh:

Không bao giờ gửi tiền hay thẻ tiền (gift cards) cho một người mà bạn chưa hề gặp.

Tìm hiểu ngọn ngành về những chiến dịch crowdfunding để xem các phản ứng (feedback) của những người khác để xem cơ sở quyên tiền này có hoàn trả như đã hứa hay không.


F.- Lừa Gạt các Bậc Cao Niên (Senior Citizen Scams). 

Cơ quan Điều Tra Liên Bang (FBI) có lập một danh sách những tổ chức lừa gạt nhắm vào các vị cao tuổi. Các kiểu lừa gạt:

1.- Giả mạo là con cháu để xin tiền cho những như cầu khẩn cấp.

2.- Tìm bạn tâm giao. Nhắm vào nhu cầu tình cảm của các cụ già cô đơn, bọn gian giả mạo người khác giới tính xin kết bạn tâm tình, hẹn hò qua các trang mạng xã hội, trang web tìm bạn tình (dating website)

3.- Giúp đỡ kỹ thuật (Tech support scam). Bọn gian giả mạo chuyên viên kỹ thuật để giúp sửa chữa các trục trặc không hề có trong computer các cụ. Chúng sẽ thâm nhập vào máy các cụ (remote access) để lấy tài liệu cá nhân, gửi biên lại đòi tiền cho những việc mà các cụ không cần đến, và bọn gian cũng chẳng hề làm.

4.- Giả mạo công quyền (Government impersonation scam). Bọn gian mạo nhận là nhân viên công lực đe doạ sẽ bắt giữ hay đưa ra toà nếu bạn không chịu trả tiền nợ nào đó. Dĩ nhiên, bạn không nợ ai thì chẳng có gì phải sợ. Nhưng trong đời, ai cũng có dính món nợ nào đó, nên thường hoảng hốt, thiếu suy nghĩ mà lầm kế gian. Nhất là các cụ mà tâm trí không còn minh mẫn nữa.

 

Bạn sẽ phải làm gì khi gặp các trường hợp trên?

- Chống lại các áp lực buộc minh phản ứng ngay một cách thiếu suy nghĩ vì bọn gian nắm vững tâm lý hốt hoảng của nạn nhân mà thúc bách liên tục. Sáng suốt, suy nghĩ cặn kẽ để phân biệt gian ngay. Chấm dứt chuyện trò với bọn gian.


Nói chung:

- Cẩn thận phân định những cú điện thoại, điện thư mình không mong đợi.

- Không bao giờ tiết lộ các tin tức liên quan cá nhân, tài chánh cho người lạ.

- Không bao giờ gửi tiền, vàng bạc, thẻ gift cards, chi phiếu hay tin tức về tín dụng cho những người hay những cơ sở mà bạn không biết.

- Chỉ dùng các lập trình bảo vệ máy tính(anti-virus software) có mức khả tín cao.

- Rất cẩn thận mỗi khi download các hồ sơ từ trên web.

- Không bao giờ mở ra đọc những email gửi từ ngươi bạn không hề quen biết. Nhất là không động chạm đến những hồ sơ đính kèm theo email (attachment)

- Trong trường hợp bạn nghĩ rằng kẻ gian tìm cách lừa gạt, hãy thông báo ngay cho cơ quan FBI qua trang web FBI’s Internet Crime Complaint . https://www.ic3.gov/

- Ghi danh số điện thoại của mình (register your phone) vào trang web của Federal Trade Commission để báo cáo mỗi lần nhận các cú điện thoại mình không muốn nhận (report unwanted calls) cho https://www.donotcall.gov/

- Báo cáo cho các cơ sở dịch vụ mà các bạn đang sử dụng. ví dụ: spoofing@amazon.comspoof@paypal.com.

Kính chúc các bạn may mắn.


Đỗ Văn Phúc

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.475 seconds.