Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2021 lúc 8:31am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Aug/2021 lúc 8:16am

Nhân Qủa


Ý%20nghĩa%20cội%20rễ%20của%20Luật%20Nhân%20Quả

                          

  Thông thường người khác thấy mình sợ sệt vì điều gì họ hay chọc ghẹo, một là để cho mình "Ớn chè đậu" , hai là tập cho mình có được cái tính dạn dĩ để đương đầu với những điều mình gặp phải. 

 

  Con nít thì chục đứa hầu như sợ ma đủ chục, mặc dù chẳng có đứa nào thấy được tường tận mặt mày con ma ra làm sao, hồi nhỏ tui cũng vậy, sợ ma dữ lắm, có hôm ba tui sai đi đâu vào lúc chạng vạng là tui "Ngán càng" vô cùng, vì nhà tui lúc đó ở trong khu vực bao chung quanh là những đồng mả mới có, cũ có.

 

 Thỉnh thoảng có cái đám ma đến chôn trong khu đất, thế là đám con nít tụi tui ghét vô cùng, bởi  vì có thêm "người về đây" góp phần cho khu đồng mả thêm phần ghê rợn, những lúc hạ huyệt người thân họ khóc kêu thảm thiết, rồi tiếng thầy tụng hòa lẫn tiếng chuông tiếng mõ nghe thật bi ai, theo truyền thuyết dân gian thì ba ngày sau khi từ biệt cõi đời, người chết mới biết mình không còn trên dương thế nữa, lúc này là tang gia cùng ông thầy tụng lại lục đục kéo ra phần mộ để làm lễ mở cửa mả, báo hại con gà giò bị cột chân kéo đi vòng vòng quanh mộ phần, nếu con gà nọ có trí khôn thì nó sẽ tự hỏi mình làm nên tội gì mà bị kéo lê như vậy, khi cúng xong thì con gà được cắt dây thả đi cho ai bắt thì bắt, tuyệt nhiên người trong tang quyến không được rớ tới con gà này nữa, theo lời đồn đãi nếu người thân bắt con gà này về ăn thì người quá cố sẽ không được đi "Đầu thai"kiếp khác, bởi vậy đám thanh niên trong xóm tui thường hay được "Hưởng sái" cái vụ này, họ bắt con gà về làm mồi nhậu rồi ca hát rùm beng trong xóm, tui nghĩ thấy cũng ngộ, cái nỗi buồn của người này nhưng là niềm vui của kẻ khác trong cùng câu chuyện của con gà kể trên.

 

 Có hôm, đám mở cửa mả của cô gái trẻ đẹp bạc phước nọ vừa xong, trời mưa như trút nước khiến cho khu nghĩa địa đã hoang vắng càng thêm ảm đạm.

 

 Cơn mưa rồi cũng ngớt hạt, tuy vậy bầu trời vẫn còn u ám, cả đám tụi tui ngồi phía dãy hàng ba của căn nhà lá trong xóm, ngồi chơi bàn tán về cái mả của cô gái này, có đứa nói cô ta là trinh nữ nên khi qua đời sẽ rất linh thiêng, ai có oan tình hoặc uẩn khúc điều gì, cứ đem nhang đèn hoa quả đến vào lúc nửa đêm mà khấu vái, cầu xin cô giúp đỡ điều gì sẽ được như ý.

 

 Khi màn đêm  buông xuống, các con hẻm trong xóm tui ở trở nên vắng vẻ, ngoài trời mặc dù mưa đã tạnh nhưng chưa đủ sức xua đi cái không khí ảm đạm lúc ban chiều, tiếng côn trùng bắt đầu hòa nhịp kêu rả rích, vài ánh đèn điện vàng vọt của các căn nhà gần đó hắt ánh sáng ra con hẻm đất nơi ngôi mộ cô gái đang nằm.

 

 Đang đấu láo với nhau về thế giới tâm linh huyền bí kia, bổng thằng Cảnh bạn tui nó rú lên:

 

- Quỷ hiện hình kìa tụi bây ơi!

 

 Cả đám tụi tui ai nấy xanh mặt nhìn theo hướng cánh tay của thằng Cảnh chỉ, thấy một người mặt nguyên bộ đồ trắng tóc dài xõa xuống che lấp cả khuôn mặt, có vài đứa định co giò chạy đi, nhưng thằng Phát nó nhanh miệng nói:

 

-Chèn ơi Quỷ đâu mà Quỷ, đây là chị Hai khùng nghe đâu ở xóm cây Điệp bả hay đi lòng vòng trong mấy xóm trên, tự nhiên mưa gió ầm ầm bả mò xuống đây chi vậy, ờ mà ngó không kỹ cũng té đái chứ chẳng chơi nghe tụi bây.

 

 Nghe thằng Phát nói vậy tui liền hình dung ra chị Hai này, vì có hôm đi coi hát ở rạp Đông Nhì về, tui thấy chị ta hay đi lững thững trước cửa trường Đức Hạnh, (một ngôi trường tư do cô giáo Huấn làm chủ trường), có những lúc tui thấy chị la cà gần trụ sở ấp nơi mấy anh Nhân dân tự vệ gác đêm, chị hay đến để xin đồ ăn như bánh mỳ  hoặc khoai mì khoai lang của mấy anh này, chị khật khùng như vậy mà nhiều lúc chợt tĩnh chị nói chuyện khôn thấu trời luôn.

 

 Thấy đám tụi tụi chỉ chỏ về phía mình chị Hai khùng lên tiếng:

 

-Tụi bây đang nói xấu  tao chứ gì, tao biết hết trơn rồi, cái thằng ốm ốm trắng trắng cầm đầu phải không, tao không phải ma quỷ gì đâu mà bây sợ, tao tới thăm bạn tao nằm ngủ kia kìa.

 

  Thấy chị Hai khùng ám chỉ tui là đầu đảng , rồi nghe chị ta nói thăm bạn đang nằm ngủ nơi cái mả của cô Trinh nữ kia, tui nói nhỏ với đám bạn:

 

 -Chèn ơi, chị Hai này đúng là lúc tỉnh lúc mê đó tụi bây, dám nhận "Bạn bè" với cái mả mới chôn thấy ghê chưa.

 

 Thằng Cảnh lúc này nó đã hoàn hồn , nó bèn góp ý :

 

 -Nhiều khi bạn thiệt của chị ta thì sao, tụi mình ra coi thử xem sao.

 

 Thế là cả đám kéo ra nơi cái mả cô gái nọ, chị Hai Khùng đã trải chiếc chiếu nhỏ kế bên ngôi mộ này, tụi tui thấy chị bày biện thức ăn đủ thứ không món nào ra món nào, có lẽ do chị xin nơi này một ít nơi kia một ít rồi đem về đây để mời người cõi âm về ăn uống với mình.

 

 Tuy tánh khật khùng nhưng chị Hai hiền lành vô cùng, thấy tụi tui đến gần, chị ngoắc lại rồi nói:

 

-Mấy đứa ngồi xuống ăn cho vui, chứ tao với con Mận ( Chị Hai gọi cô gái nằm dưới mộ như vậy, chứ kỳ thực tên cô gái là một cái tên khác được ghi rành rành trên bia mộ.)

 

 Thấy thằng Tèo nghe chị Hai mời mọc như vậy nó định sáp vô, thằng Cảnh rị cánh tay thằng Tèo lại và nói:

 

 -Chèn ơi! Mầy đừng có ăn ba cái thứ này, nhiều khi chị Hai lượm ở đâu đó, ăn vô đau bụng chết luôn đó.

 

Chị Hai Khùng nghe thằng Cảnh nói vậy, chị nỗi giận rồi lớn tiếng cự nự nó :

 

 - Cái thằng "Ôn hoàng hột vịt lộn" này , ai nó bây tao lượm mấy thứ này, tao mới mua thất thì ở chợ Gò vấp đó, bây hông ăn thời thôi, để thằng đó ăn với tao, chết tao chịu cho.

 

Nói xong chị Hai Khùng dùng hai tay nắm vai thằng Tèo kéo nó về phía mình, do chị Hai Khùng kéo quá mạnh khiến thằng Tèo suýt té bật ngửa ra phía sau, khi ngồi xuống chiếc chiếu chị Hai đưa cho nó củ khoai lang, chị nói:

 

-Nè em cứ ăn đi, ngon lắm đó, chị nói giỡn với thằng kia chứ thiệt ra chị mua nó mấy bữa rồi, nhưng còn ngon lắm, ăn đi em.

 

Nghe chị Hai nói vậy, thằng Tèo rụng rời tay chân nó dự định co giò vọt đi cho lẹ, dường. Như chị Hai Khùng đọc được suy nghĩ của nó chị liền chận đầu:

 

 - Ăn đi em, bây tính bỏ chạy phải không, bây đã ngồi xuống rồi đố bây đi được, chị kêu con Mận nó dẫn bây theo nó liền nếu bây cả gan cãi lời chị .

 

Thất kinh hồn vía, thằng Tèo ngồi im re để ăn củ khoai cho xong chuyện.

 

Thấy tình thế nguy ngập của thằng Tèo, tui bèn lập kế giải cứu nó, tui bèn lân la bên chị, tui làm bộ hỏi:

 

 - Nhà chị Hai ở gần đây hông, sao trời tối tăm mà chị còn ra chỗ này làm chi, nguy hiểm lắm đó.

 

Tui tính hù cho chị ta sợ để đi khỏi nơi này, nhưng tui đã lầm, chi trả lời:

 

-Cái thằng đầu đảng này bây làm như tao ngu lắm hả, tính làm "Lê Lai cứu chúa" chứ gì, vụ này xưa rồi nghe cưng. 

 

Không ngờ chị Hai Khùng mà khôn tổ bà, nhưng tui cứ giả bộ rồi nói với chị :

 

-Em hỏi thiệt mà, có cứu ai đâu chị, thằng Tèo nó ăn khoai của chị rồi kìa.

 

Liếc nhìn thấy Tèo đang trân mình ăn củ khoai lang, chị Hai đỗi giận làm vui, chị nói :

 

- Ờ há, vậy phải dễ cưng hông, còn thằng em đầu đảng này bây hù chị cái vụ ma cỏ ở nghĩa địa phải không, ma quỷ nhằm nhò gì bây ơi, tao sợ nhất là mấy con ma sống thôi...

 

 Rồi dường như miền ký ức của chị Hai khùng tự nhiên nó quay về, chị kể cho đám tụi tui nghe chuyện thời son trẻ của chị, do chị học hành thi cử quá nhiều đâm ra bị loạn trí, chị bỏ học bỏ nhà đi thơ thẩn quanh xóm làng, có hôm tối mịt chị mới quay về nhà, rồi một hôm đang ngồi chơi bên khu đồng mả vắng vẻ, chị bị một người đàn ông cưỡng  hiếp chị khiến chị ta càng khủng hoảng tinh thần làm cho tâm trí  chị rối loạn nặng nề hơn, từ đó hỗn danh chị Hai Khùng theo chị đến tận bây giờ.

 

 -Đó ma sống nó ác vậy đó, chứ ma chết như con Mận đây nó hiền khô hà, mắc gì phải sợ, ha ha ha.

 

Vừa dứt tràng cười bổng chị Hai khóc ré lên khiến đám xây lố cố tụi tui chưng hửng, thằng Cảnh bậm gan hỏi chị một câu:

 

-Ủa sao chị đang cười rồi tự chuyển tông khóc ngon ơ vậy chị Hai.

 

Liếc xéo thằng Cảnh một cái , chị Hai nói :

 

- Bây khùng quá, bởi tao vậy người ta mới nói tao khùng.

 

Đang nói chuyện với chị Hai, bổng phía sâu trong đồng mả có tiếng la làng:

 

-Ma, bớ người ta có ma.

 

 Tiếp theo có một bóng người rượt theo một người, khi cô gái bị rượt nọ chạy gần đến bên cái mả của bạn chị Hai cô gái la lên:

 

-Mấy người cứu tui với, ma rượt tui quá chừng kìa.

 

Chị Hai khùng nghe vậy chị đứng thẳng người lên nhìn về phía kẻ rượt cô gái, bổng chị la lên:

 

-Thằng chó đẻ.

 

 Rồi chị khom người lượm cục đá xanh bên cái mả, chị thẳng tay chọi về phía kẻ rượt cô gái, tay này bất ngờ bị cục đá xanh di chị Hai khùng chọi về phía mình, không biết cục đá trúng đâu vào người tên này khiến hắn la lên: 

 

-Chết tui rồi.

 

 Tên đó sau khi "ăn" cục đá xanh của chị Hai hắn quay đầu chạy trở vô bên trong nghĩa địa mất hút.

 

 Cô gái vẫn chưa hết run, cô nói:

 

- Cám ơn chị Hai nha, tui tưởng  ma không chứ ai dè tên dê xồm.

 

Lúc này chị Hai dường như thật tỉnh táo, chị nói:

 

-Thằng quỷ này nó hiếp tui đây nè, thấy mặt nó tui nhớ liền , nó ăn cục đá xanh này chắc nó không sống nổi đâu.

 

Thì ra chị Hai khùng vô tình chạm mặt lại kẻ cướp đời con gái của mình, hèn chi chị dùng hết sức bình sanh để chọi cục đá xanh vô người hắn...

                       ***

 Lại một cái đám ma chôn vô khu đồng mả này, người đàn ông quá cố này được nằm cạnh cái mả của cô Mận bạn của chị Hai. 

 

Từ hôm chị Hai chạm mặt với tên dê xồm năm nào trong đêm nó, rồi tự dưng chị biến đi đâu mất cả mấy tháng trời tụi tui không hề gặp chị quay lại khu đồng mả.

 

  Vài tháng sau khi ngôi mộ của người đàn ông nằm kế bên mả bạn của chị Hai khùng được hoàn thành xong, bổng dưng chị Hai Khùng quay trở lại.

 

Đứng trước ngôi mộ của người đàn ông bạc phước kia, chị Hai lên tiếng:

 

-Cho mầy chừa cái tật hãm hại đời tao nha thằng quỷ, chưa yên thân đâu con, mầy xuống dưới gặp con Mận bạn tao nó trả thù cho tao lần nữa, đó là nhân quả đó con ơi.

 

 Chị Hai cười vang lên khi nhìn chằm chằm vào di ảnh của người nằm dưới mộ sâu kia, thì ra đúng như chi Hai nói, ông ta không qua khỏi khi ăn cục đá xanh trả thù của chị Hai Khùng.

 

  Bằng đi thời gian sau này tụi tui không còn gặp lại chị Hai Khùng đâu nữa, nghe thiên hạ râm rang đồn đãi chị trôi giạt về một tỉnh nọ để lên núi quy y chốn thiền môn sống đến cuối đời.

                        *

  Những khu đồng mả ngày xưa giờ không còn nữa, những mộ phần được hốt cốt trả lại đất cho người sống, giờ mỗi khi đi ngang khu đồng mả ngày xưa, tụi tui chợt nhớ về tuổi thơ dại của mình, cái tuổi dễ bị hù ma nhát quỷ của ngày xưa đã xa lắm rồi.


  HAI HÙNG SG


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2021 lúc 8:09am

Đời Đàn Bà Như Một Cuốn Sách



Có ai đó từng nói :

- Sách càng cũ càng giá trị, đàn bà càng sâu sắc chứng tỏ rất trải đời’.

Nhưng nếu đem so sánh với thời bây giờ, liệu còn đúng không?

Khi mà những định kiến, những ánh nhìn về người phụ nữ, toàn dựa vào ngoại hình, nhan sắc, vóc dáng 3 vòng…

Mấy ai chịu khó lật từng trang, tìm hiểu cuộc đời nội tâm của họ.Nhất là cánh đàn ông, luôn xem xét, ngắm nghía các cô gái như một cuốn sách chưa muốn mua, nếu bìa sách không hợp mắt họ, họ cũng chẳng buồn đọc những gì bên trong.

Vậy thì thôi nhé, xin được chia buồn và chia tay với những chàng trai nông cạn ấy, bởi giá trị của phụ nữ không phải cứ dùng mắt thường là thấy được đâu.

Viết đến đây thì tôi chợt nhớ đến câu chuyện của ông anh họ, có cô vợ giỏi giang, khéo tảo tần vun vén, từ xóm trên làng dưới, ai cũng quý mến vô cùng.

Có người còn bảo anh tôi phúc bảy đời lắm mới gặp may mắn. Vậy mà kỳ lạ thay, cả nhà chồng không một ai thích.

Đơn giản thôi, tại chị nghèo và ngoại hình không được nóng bỏng, cả 3 vòng thì vòng nào cũng nhỏ xinh.

Trước khi cưới, anh chồng từng được làm mai cho một nhà giàu có hơn, ăn chơi hơn và bốc lửa hơn. Nhưng đến phút chót, gia đình kia từ chối.Tự ái, anh lấy chị về làm vợ nhưng chẳng thương xót gì.

Anh thường xuyên đi ‘bóc bánh trả tiền’ trong khi chị một mình nuôi con mọn và hầu hạ bố mẹ chồng.Nhưng chị cam chịu, vì chị mang ơn nhà anh, vì chị đồng ý cưới để có tiền chữa bệnh cho mẹ.

Nhưng rồi ngày mẹ chị mất, bên nội không cho về dự tang, họ lấy lý do chị mới sinh, sợ xui cho em bé khiến chị đau đớn, gào khóc không thôi.

Lúc ấy, chị chợt hiểu ra đời mình nhục như một con chó, vậy là bằng mọi cách chị làm đơn ly hôn.

Rồi chồng cũ lấy vợ mới, nhưng đúng là nghiệp báo, cô dâu ‘lần 2’ như một móng tay nhọn được sinh ra để bóc trần lớp vỏ quýt dày.Vì là tiểu thư từ bé nên cô không bao giờ nghe ai sai khiến, mẹ chồng nói 1 cô sẽ cãi 2.Anh chị em chồng cô cũng không ngán, cho người thuê giang hồ tới rượt đuổi quanh làng.

Còn gã chồng, tất nhiên không dám mèo mả gà đồng vì có bà vợ dữ như cọp, chưa kể bên nhà vợ cũng thuộc dân có tiếng trong vùng.

Lúc ấy, mọi người trong nhà mới bắt đầu nhớ thương chị dâu cũ, hiền lành, chăm chỉ, siêng năng, ăn nói nhỏ nhẹ, không chê vào đâu.

Nhưng muộn rồi, sau 5 năm thoát cảnh ngục tù, cũng có người dang rộng vòng tay đón chị vào lòng.

Họ là trai tân nhưng không ngại ngần, ba mẹ chồng mới cũng không cười chê gì, thậm chí còn nuôi con chị như cháu ruột trong nhà.

Đời chị vốn như một cuốn sách cũ, từng bị vùi dập thảm thương vì vẻ ngoài không đẹp đẽ, vì ‘nơi xuất bản’ nghèo nàn .

Vậy mà đến cuối cùng, chị đã được nâng niu, được đặt lên kệ sách mới để bắt đầu cuộc sống mới. Không phải chị gặp may, bởi đơn giản chị là cuốn sách hay người yêu sách, nhất định sẽ tìm thấy chị.

Vậy mới nói, đàn bà như sách, không phải ai cũng giống ai. Đàn bà sâu sắc giống như một cuốn từ vựng, dày mà khó hiểu, để đọc hiểu nó trước tiên bạn phải tự lượng sức mình có phù hợp hay không.

Những loại sách này cũng chỉ những người đàn ông sâu sắc mới sở hữu được.

Phụ nữ chưa lập gia đình lại giống như các cuốn sách lẻ tự xuất bản, bình dị nhẹ nhàng, đâu đâu cũng dễ bắt gặp.

Nhưng số lượng quá nhiều nên mất đi sự đánh giá cao, thành ra dễ bị bỏ lỡ những quyển sách thật sự.

Đàn bà từng qua một lần đò lại như cuốn sách cũ nát. Chỉ vì sở thích nhất thời mà cầm nó đọc, nhưng càng đọc càng thích thú, càng đọc càng lôi cuốn, càng đọc càng cảm động, say mê.

Thế nên đôi lúc ở tiệm sách, sách cũ mà quý còn đắt hơn sách mới tràn làn.

Đàn bà đa tình giống như một cuốn tiểu thuyết rẻ tiền, tình tiết nhàm chán, nội dung tầm thường, chủ yếu đọc để giết thời gian, không nghiêm túc được.

Và đàn bà xấu xí chưa hẳn là quyển sách dở, bề ngoài xấu xí nhưng nội dung phong phú khiến mọi người dễ dàng chấp nhận.

Những loại sách như thế này, cần cả đời để đọc và chỉ những ai đủ bản lĩnh, mới đủ sức để ‘lĩnh ngộ’ mà thôi.

Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2021 lúc 8:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2021 lúc 7:57am

Hột Xoàn 


Ngày%20nay%20hột%20xoàn%203ly8%20giá%20bao%20nhiêu?

Trong đời sống đơn sơ tầm thường giản dị ở chốn bếp núc, người đàn bà như chị biết rất nhiều loại ngũ cốc, nôm na là biết nhiều loại hột. Kể sao cho xiết, nhưng thật tình mà nói, chị chỉ thích có mỗi một thứ, loại hột này không có khả năng nẩy mầm cho cây cho trái, nhưng có khả năng làm sảng khoái tâm hồn chị.

Đó là hột xoàn .

Hột xoàn là thứ hột cho ánh sáng lấp lánh, nhìn phát mỏi mắt, nhìn mà mê tơi. Không có ánh sáng nào đẹp bằng ánh sáng của hột xoàn. Đàn bà ai chả thích, đâu phải một mình chị. Trong lúc ngồi ăn cơm, chị đem chuyện yêu mến hột xoàn ra tâm sự cùng chồng.

Chồng chị gắt: Chồng không mê, lại đi mê hột xoàn! Đừng có dại.

Chị cụt hứng. Chị không dại, cũng không điên. Khi biết mình còn ham mê, nghĩa là mình còn ham sống, ham yêu cuộc đời này lắm. Niềm ham mê ấy một mình chị biết một mình mình hay. Chị dành dụm mỗi tháng một lần, số tiền mặt tiết kiệm rút ra từ ngân quỹ gia đình. Như con kiến dự trữ lương thực trong suốt hai năm liền.

Vì nhà không có tủ có khóa, chị đành giấu số tiền đó mỗi nơi một ít, không nên để chung một chỗ. Nhưng với thời gian hai năm sau, trí nhớ chị có đôi chút lãng đãng, nhất là những góc kín đáo. Thấy chị lục lọi tim kiếm, cô con gái sốt ruột hỏi mẹ: " Mẹ tìm gì vậy ? Nói con tìm giúp cho ". Chị không trả lời. Chồng chị cũng thắc mắc: " Em sao cứ thấy dọn dẹp đồ đạc suốt vậy? "

Cho biết làm gì chứ, con không tin, huống chi tin chồng, nhất là chuyện mình cất giấu tiền để tiêu riêng. Chị thấy nó không ổn chút nào, vì thấy không ổn , không đúng, chị càng náo nức thêm. Chờ lúc chồng con kẻ đi làm người đi học, chị lấy cớ xếp dọn tất cả đồ đạc trong nhà, áo quần lâu không mặc cho hội từ thiện. Và chị đã kiếm được những gói tiền cất dấu lâu nay, "thật mừng như tiền ai cho".

May mắn trí nhớ của chị còn sáng lắm. Sau khi kiểm kê tài sản, chị xếp lại xấp tiền ngay ngắn, thứ tự mặt trước mặt sau. Đồng tiền ơ-rô cũng hơi lạ, mỗi loại đều có kích cỡ khác nhau, có lẽ người mù cũng có thể đếm tiền được, và màu sắc tươi tắn, tiền thì phải tươi đẹp chứ.

Chị đếm đi đếm lại, mĩm cười số tiền dành dụm cũng được vài ngàn (chị không nói rõ chính xác bao nhiêu, nên người viết không biết được). Tính vốn cẩn thận, chị cuộn xấp tiền lại với sợi dây thun gọn gàng cho vào một túi vải nhỏ. Cử chỉ này làm chị nhớ đến mẹ chị ngày xưa ở quê nhà thường hay cuộn tiền để dành cho gọn và dễ cất dấu.

Chị thực hiện điều ao ước bấy lâu nay, chị sẽ mua chiếc nhẫn hột xoàn lấp lánh ấy. Chiếc nhẫn nằm trong tủ kính của cửa hiệu có tên Éternelle, chị vốn không mấy giỏi tiếng bản xứ, nhưng lờ mờ hiểu rằng nó có ý nghĩa là mãi mãi. Ai mà không quý trọng những gì thuộc về mãi mãi bất diệt.

Biết bao nhiêu cặp tình nhân, đám cưới đều tặng vợ chiếc nhẫn hột xoàn kim cương lấp lánh, hy vọng chiếc nhẫn sáng ngời ấy giữ gìn hạnh phúc tình yêu của họ đến suôt đời. Nếu người ta bỏ nhau, không phải tại nó mà tại họ muốn bỏ nhau. Chứ nó là thứ thủy chung muôn năm, nó là thứ bất diệt .

Trước đây, mỗi lần lên phố vào trung tâm mua sắm, chị luôn đến trước của hàng Éternelle , ngắm nhìn mấy chiếc nhẫn hột xoàn, ước chi một chiếc sẽ đeo vào ngón tay chị một ngày nào đó. Chị không hề biết hột xoàn loại nào là tốt nhất, đẹp nhất, nước sáng xanh hay sáng tím. Tuy nhiên chiếc nhẫn sẽ kèm theo một hóa đơn giá trị.

Từ ao ước, đến chiếm hữu là một tiến trình tự nhiên của con người. 

Nó phải ở trong bàn tay chị, chị là sở hữu chủ. Nếu mua được, chị sẽ ngắm nó thường xuyên, không cần phải đi qua mấy chuyến mê-trô mới gập nó yêu kiều trong tủ kính.

Chị tự tin đi vào Éternelle với số tiền trong túi, (mấy lần trước chị rất e dè). Cô gái bán hàng có vẻ thờ ơ với chị, có lẽ vì biết người đàn bà này đã nhiều lần đến xem nhưng rồi đi ra, hỏi gì cũng lắc đầu.

Nhưng lần này thì khác nhé. Chị chỉ chiêc nhẫn có giá tiền vừa đúng, nó được tôn vinh để riêng chờ đợi chị. Cô bán hàng vội vàng chạy đến gần, nhẹ nhàng mở tủ kính, chị rất hổi hộp.

-Bà muốn chiếc này ?

Chị cười gật đầu. Cô bán hàng ân cần mời chị đến ghế ngồi có đèn rọi sáng. Cô nhẹ nhàng cầm lấy bàn tay chị và xỏ chiếc nhẫn vào ngón tay giữa, thật là vừa vặn như chiếc nhẫn được tạo ra cho chính tay chị, không ai khác cả.

- Chiếc nhẫn thật thích hợp với bà !

Cô gái cười rất tươi chứng tỏ cho chị thấy đó là sự thật không chối cãi. Chị mãn nguyện khi trả tiền, cảm thấy mình được đối xử rất lịch sự trang trọng , chị trở thành một vị thượng đế trong giây phút ấy!

Thực hiện được điều mơ ước lâu nay, có ai vui hơn chị. Trong khoảng đường từ Eternelle về nhà, đó là khoảng thời gian hạnh phúc đời chị, chị mân mê chiếc nhẫn không rời mắt. Sau khi về nhà, chị vẫn còn đắm đuối với chiếc nhẫn kỳ diệu đó. Nhưng thời gian đẹp đẽ ấy tồn tại không được bao lâu.

Chiếc nhẫn sáng nhấp nhánh ấy bỗng dưng làm nổi bật bàn tay xương xẩu nhiều gân xanh nổi lên vì làm lụng lâu năm, bàn tay của tháng năm mòn mỏi của một người đàn bà chỉ biết bổn phận.

Chị co bàn tay lại, cảm thấy rung động toàn thân: Chị không có bàn tay đẹp để mang một chiếc nhẫn hột xoàn. Viên kim cương này không làm tăng thêm giá trị cho chị chút nào. Tuy nhiên để đánh tan mặc cảm, chị đeo nó thường xuyên, Mỗi lần ra phố, chị cố giữ một cảm giác tự tin, nhưng hình như chẳng ai trên đường phố biết rằng chị đang đeo trên ngón tay một chiếc nhẫn có giá trị vài ngàn bạc.

Vậy niềm mơ ước ấy , chiếc nhẫn quý giá ấy có thực không ? Chị nghi hoặc về giá trị của chiếc nhẫn và hoài nghi luôn chính mình ! Chị đã nhầm lẫn, nhầm lẫn gì, chị không giải thích được sự thất vọng ấy, chỉ thấy sao mà buồn. Chị có cảm tưởng bao nhiều kỳ vọng về một ước mơ , nay ước mơ được thực hiện bỗng dưng nó tầm thường thế nào ! Hay chính vì bàn tay chị không xứng đáng chăng ?

Buổi tối, chồng con đều ngủ, chị đem chiếc nhẫn ra ngắm nghía, trong bóng đêm, viên hột xoàn không còn chiếu sáng , nó chỉ nhấp nhánh rực rỡ chói lòa khi nhận được ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào, ánh nắng mặt trời hay ánh đèn điện .

Tự thân nó không có gì cả, nó phải nhờ, phải phụ thuộc vào ánh sáng khác để khoe khoang vẻ đẹp . Nó chỉ là một viên sỏi đá. Chị nắm chặt chiếc nhẫn trong tay khi nhận ra giá trị thật của nó, nó không có hào quang. Lúc chiếc nhẫn nằm trong tủ kính, trông nó sang trọng biết bao nhiêu , sao bây giờ lại thấy tầm thường thế !

Không gian nhà bếp là nơi chốn thân thương nhất của chị, hầu như chị sống nơi này nhiều nhất thời gian mỗi ngày, chị cho rằng cất nó nơi đây sẽ dễ dàng nhớ hơn bất cứ nơi khác trong nhà. Chị gói chiếc nhẫn trong túi ny-lông nhỏ, dấu trong một lọ bột làm bánh. Tụi trộm cắp sẽ không thế nào tìm thấy, chúng nó hay rình mò các gia đình Châu Á vì cất giấu tiền mặt và nữ trang trong nhà.

Một thời gian sau, nhân dịp phải đi dự đám cưới con nhà bạn, chị sửa soạn áo quần và chợt nhớ tới món nữ trang quý báu của mình, ít ra chị cũng có một cái gì để mình nhấp nháy với đời. Dạ tiệc đầy ánh sáng, chắc chắn chiếc nhẫn của chị sẽ chiếu rực rỡ hơn ngày thường trong bóng đêm.

Chị cảm thấy phấn khởi. Nhưng chị tìm mãi cũng không thấy lọ đựng bột làm bánh nơi đâu, chị dọn hết các tủ bếp suốt một buổi sáng tìm chiếc nhẫn, nhưng vẫn biệt tăm. Chị nghi ngờ về trí nhớ của mình lo sợ một triệu chứng bệnh hoạn đến quá sớm.

Buổi chiều khi cô con gái đi làm về, chị nói : "Mẹ định làm bánh, nhưng tìm mãi không thấy lọ bột nếp đâu cả ".

Cô con gái trả lời " Hôm trước con thấy lon bột làm bánh của mẹ để lâu ngày quá, con gián bò vào con đem vất thùng rác hết. Mẹ cẩn thận, con mua thuốc diệt gián rồi.

Câu trả lời của con làm chị hoảng hốt bàng hoàng, nhưng chị không dám nói sự thật đau xót đó. Chị sẽ bị chồng con trách móc đủ. Chị nghẹn ngào muốn khóc, thấy mình thật vô duyên và không may mắn.

Nhưng suy đi nghĩ lại, cũng lỗi tại mình.

Chiếc nhẫn hột xoàn không thích hợp với số phần chị, chị tìm hiểu nó là kim, mạng chị là mộc. Theo dịch lý ngũ hành, kim khắc mộc, thôi thì của đi thay người. Lý ra chi không nên mơ tưởng nó, không nên mua nó với số tiền dành dụm của gia đình . Nó là gì ? chiếc nhẫn hột xoàn lóng lánh kia ?

Người ta nói mơ ước có khi đem lại niềm vui sống cho tâm hồn, nhưng giờ đây chị không còn dám mơ ước điều gì nữa. Một thử thách kinh nghiệm đau xót vừa mới trải qua, chi sợ hãi thấy mình đã nhầm lẫn tai hại. Thanh thản với hiện tại là điều quý giá nhất với chị từ đây.

Chị là người chủ thực sự với căn phòng bếp thân thương này, hằng ngày những mùi vị của hành tỏi, tiêu ớt, nước mắm, đó là nhũng gia vị nồng nàn ấm áp tâm hồn chị . Chính đó mới là sự thực cuộc sống của chị. Tai sao chị đi tìm đâu xa những bóng bẫy lấp lánh huyễn hoặc không thuộc đời sống chị ? Chị tự hỏi và cũng không biết câu trả lời.


Paris, tiết Lập Xuân.

Trần Thị Diệu Tâm

Trong đời sống đơn sơ tầm thường giản dị ở chốn bếp núc, người đàn bà như chị biết rất nhiều loại ngũ cốc, nôm na là biết nhiều loại hột. Kể sao cho xiết, nhưng thật tình mà nói, chị chỉ thích có mỗi một thứ, loại hột này không có khả năng nẩy mầm cho cây cho trái, nhưng có khả năng làm sảng khoái tâm hồn chị.

Đó là hột xoàn .

Hột xoàn là thứ hột cho ánh sáng lấp lánh, nhìn phát mỏi mắt, nhìn mà mê tơi. Không có ánh sáng nào đẹp bằng ánh sáng của hột xoàn. Đàn bà ai chả thích, đâu phải một mình chị. Trong lúc ngồi ăn cơm, chị đem chuyện yêu mến hột xoàn ra tâm sự cùng chồng.

Chồng chị gắt: Chồng không mê, lại đi mê hột xoàn! Đừng có dại.

Chị cụt hứng. Chị không dại, cũng không điên. Khi biết mình còn ham mê, nghĩa là mình còn ham sống, ham yêu cuộc đời này lắm. Niềm ham mê ấy một mình chị biết một mình mình hay. Chị dành dụm mỗi tháng một lần, số tiền mặt tiết kiệm rút ra từ ngân quỹ gia đình. Như con kiến dự trữ lương thực trong suốt hai năm liền.

Vì nhà không có tủ có khóa, chị đành giấu số tiền đó mỗi nơi một ít, không nên để chung một chỗ. Nhưng với thời gian hai năm sau, trí nhớ chị có đôi chút lãng đãng, nhất là những góc kín đáo. Thấy chị lục lọi tim kiếm, cô con gái sốt ruột hỏi mẹ: " Mẹ tìm gì vậy ? Nói con tìm giúp cho ". Chị không trả lời. Chồng chị cũng thắc mắc: " Em sao cứ thấy dọn dẹp đồ đạc suốt vậy? "

Cho biết làm gì chứ, con không tin, huống chi tin chồng, nhất là chuyện mình cất giấu tiền để tiêu riêng. Chị thấy nó không ổn chút nào, vì thấy không ổn , không đúng, chị càng náo nức thêm. Chờ lúc chồng con kẻ đi làm người đi học, chị lấy cớ xếp dọn tất cả đồ đạc trong nhà, áo quần lâu không mặc cho hội từ thiện. Và chị đã kiếm được những gói tiền cất dấu lâu nay, "thật mừng như tiền ai cho".

May mắn trí nhớ của chị còn sáng lắm. Sau khi kiểm kê tài sản, chị xếp lại xấp tiền ngay ngắn, thứ tự mặt trước mặt sau. Đồng tiền ơ-rô cũng hơi lạ, mỗi loại đều có kích cỡ khác nhau, có lẽ người mù cũng có thể đếm tiền được, và màu sắc tươi tắn, tiền thì phải tươi đẹp chứ.

Chị đếm đi đếm lại, mĩm cười số tiền dành dụm cũng được vài ngàn (chị không nói rõ chính xác bao nhiêu, nên người viết không biết được). Tính vốn cẩn thận, chị cuộn xấp tiền lại với sợi dây thun gọn gàng cho vào một túi vải nhỏ. Cử chỉ này làm chị nhớ đến mẹ chị ngày xưa ở quê nhà thường hay cuộn tiền để dành cho gọn và dễ cất dấu.

Chị thực hiện điều ao ước bấy lâu nay, chị sẽ mua chiếc nhẫn hột xoàn lấp lánh ấy. Chiếc nhẫn nằm trong tủ kính của cửa hiệu có tên Éternelle, chị vốn không mấy giỏi tiếng bản xứ, nhưng lờ mờ hiểu rằng nó có ý nghĩa là mãi mãi. Ai mà không quý trọng những gì thuộc về mãi mãi bất diệt.

Biết bao nhiêu cặp tình nhân, đám cưới đều tặng vợ chiếc nhẫn hột xoàn kim cương lấp lánh, hy vọng chiếc nhẫn sáng ngời ấy giữ gìn hạnh phúc tình yêu của họ đến suôt đời. Nếu người ta bỏ nhau, không phải tại nó mà tại họ muốn bỏ nhau. Chứ nó là thứ thủy chung muôn năm, nó là thứ bất diệt .

Trước đây, mỗi lần lên phố vào trung tâm mua sắm, chị luôn đến trước của hàng Éternelle , ngắm nhìn mấy chiếc nhẫn hột xoàn, ước chi một chiếc sẽ đeo vào ngón tay chị một ngày nào đó. Chị không hề biết hột xoàn loại nào là tốt nhất, đẹp nhất, nước sáng xanh hay sáng tím. Tuy nhiên chiếc nhẫn sẽ kèm theo một hóa đơn giá trị.

Từ ao ước, đến chiếm hữu là một tiến trình tự nhiên của con người. 

Nó phải ở trong bàn tay chị, chị là sở hữu chủ. Nếu mua được, chị sẽ ngắm nó thường xuyên, không cần phải đi qua mấy chuyến mê-trô mới gập nó yêu kiều trong tủ kính.

Chị tự tin đi vào Éternelle với số tiền trong túi, (mấy lần trước chị rất e dè). Cô gái bán hàng có vẻ thờ ơ với chị, có lẽ vì biết người đàn bà này đã nhiều lần đến xem nhưng rồi đi ra, hỏi gì cũng lắc đầu.

Nhưng lần này thì khác nhé. Chị chỉ chiêc nhẫn có giá tiền vừa đúng, nó được tôn vinh để riêng chờ đợi chị. Cô bán hàng vội vàng chạy đến gần, nhẹ nhàng mở tủ kính, chị rất hổi hộp.

-Bà muốn chiếc này ?

Chị cười gật đầu. Cô bán hàng ân cần mời chị đến ghế ngồi có đèn rọi sáng. Cô nhẹ nhàng cầm lấy bàn tay chị và xỏ chiếc nhẫn vào ngón tay giữa, thật là vừa vặn như chiếc nhẫn được tạo ra cho chính tay chị, không ai khác cả.

- Chiếc nhẫn thật thích hợp với bà !

Cô gái cười rất tươi chứng tỏ cho chị thấy đó là sự thật không chối cãi. Chị mãn nguyện khi trả tiền, cảm thấy mình được đối xử rất lịch sự trang trọng , chị trở thành một vị thượng đế trong giây phút ấy!

Thực hiện được điều mơ ước lâu nay, có ai vui hơn chị. Trong khoảng đường từ Eternelle về nhà, đó là khoảng thời gian hạnh phúc đời chị, chị mân mê chiếc nhẫn không rời mắt. Sau khi về nhà, chị vẫn còn đắm đuối với chiếc nhẫn kỳ diệu đó. Nhưng thời gian đẹp đẽ ấy tồn tại không được bao lâu.

Chiếc nhẫn sáng nhấp nhánh ấy bỗng dưng làm nổi bật bàn tay xương xẩu nhiều gân xanh nổi lên vì làm lụng lâu năm, bàn tay của tháng năm mòn mỏi của một người đàn bà chỉ biết bổn phận.

Chị co bàn tay lại, cảm thấy rung động toàn thân: Chị không có bàn tay đẹp để mang một chiếc nhẫn hột xoàn. Viên kim cương này không làm tăng thêm giá trị cho chị chút nào. Tuy nhiên để đánh tan mặc cảm, chị đeo nó thường xuyên, Mỗi lần ra phố, chị cố giữ một cảm giác tự tin, nhưng hình như chẳng ai trên đường phố biết rằng chị đang đeo trên ngón tay một chiếc nhẫn có giá trị vài ngàn bạc.

Vậy niềm mơ ước ấy , chiếc nhẫn quý giá ấy có thực không ? Chị nghi hoặc về giá trị của chiếc nhẫn và hoài nghi luôn chính mình ! Chị đã nhầm lẫn, nhầm lẫn gì, chị không giải thích được sự thất vọng ấy, chỉ thấy sao mà buồn. Chị có cảm tưởng bao nhiều kỳ vọng về một ước mơ , nay ước mơ được thực hiện bỗng dưng nó tầm thường thế nào ! Hay chính vì bàn tay chị không xứng đáng chăng ?

Buổi tối, chồng con đều ngủ, chị đem chiếc nhẫn ra ngắm nghía, trong bóng đêm, viên hột xoàn không còn chiếu sáng , nó chỉ nhấp nhánh rực rỡ chói lòa khi nhận được ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào, ánh nắng mặt trời hay ánh đèn điện .

Tự thân nó không có gì cả, nó phải nhờ, phải phụ thuộc vào ánh sáng khác để khoe khoang vẻ đẹp . Nó chỉ là một viên sỏi đá. Chị nắm chặt chiếc nhẫn trong tay khi nhận ra giá trị thật của nó, nó không có hào quang. Lúc chiếc nhẫn nằm trong tủ kính, trông nó sang trọng biết bao nhiêu , sao bây giờ lại thấy tầm thường thế !

Không gian nhà bếp là nơi chốn thân thương nhất của chị, hầu như chị sống nơi này nhiều nhất thời gian mỗi ngày, chị cho rằng cất nó nơi đây sẽ dễ dàng nhớ hơn bất cứ nơi khác trong nhà. Chị gói chiếc nhẫn trong túi ny-lông nhỏ, dấu trong một lọ bột làm bánh. Tụi trộm cắp sẽ không thế nào tìm thấy, chúng nó hay rình mò các gia đình Châu Á vì cất giấu tiền mặt và nữ trang trong nhà.

Một thời gian sau, nhân dịp phải đi dự đám cưới con nhà bạn, chị sửa soạn áo quần và chợt nhớ tới món nữ trang quý báu của mình, ít ra chị cũng có một cái gì để mình nhấp nháy với đời. Dạ tiệc đầy ánh sáng, chắc chắn chiếc nhẫn của chị sẽ chiếu rực rỡ hơn ngày thường trong bóng đêm.

Chị cảm thấy phấn khởi. Nhưng chị tìm mãi cũng không thấy lọ đựng bột làm bánh nơi đâu, chị dọn hết các tủ bếp suốt một buổi sáng tìm chiếc nhẫn, nhưng vẫn biệt tăm. Chị nghi ngờ về trí nhớ của mình lo sợ một triệu chứng bệnh hoạn đến quá sớm.

Buổi chiều khi cô con gái đi làm về, chị nói : "Mẹ định làm bánh, nhưng tìm mãi không thấy lọ bột nếp đâu cả ".

Cô con gái trả lời " Hôm trước con thấy lon bột làm bánh của mẹ để lâu ngày quá, con gián bò vào con đem vất thùng rác hết. Mẹ cẩn thận, con mua thuốc diệt gián rồi.

Câu trả lời của con làm chị hoảng hốt bàng hoàng, nhưng chị không dám nói sự thật đau xót đó. Chị sẽ bị chồng con trách móc đủ. Chị nghẹn ngào muốn khóc, thấy mình thật vô duyên và không may mắn.

Nhưng suy đi nghĩ lại, cũng lỗi tại mình.

Chiếc nhẫn hột xoàn không thích hợp với số phần chị, chị tìm hiểu nó là kim, mạng chị là mộc. Theo dịch lý ngũ hành, kim khắc mộc, thôi thì của đi thay người. Lý ra chi không nên mơ tưởng nó, không nên mua nó với số tiền dành dụm của gia đình . Nó là gì ? chiếc nhẫn hột xoàn lóng lánh kia ?

Người ta nói mơ ước có khi đem lại niềm vui sống cho tâm hồn, nhưng giờ đây chị không còn dám mơ ước điều gì nữa. Một thử thách kinh nghiệm đau xót vừa mới trải qua, chi sợ hãi thấy mình đã nhầm lẫn tai hại. Thanh thản với hiện tại là điều quý giá nhất với chị từ đây.

Chị là người chủ thực sự với căn phòng bếp thân thương này, hằng ngày những mùi vị của hành tỏi, tiêu ớt, nước mắm, đó là nhũng gia vị nồng nàn ấm áp tâm hồn chị . Chính đó mới là sự thực cuộc sống của chị. Tai sao chị đi tìm đâu xa những bóng bẫy lấp lánh huyễn hoặc không thuộc đời sống chị ? Chị tự hỏi và cũng không biết câu trả lời.



Trần Thị Diệu Tâm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2021 lúc 10:05am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Sep/2021 lúc 7:44am

ĐỪNG THAN VÃN, DÙ HỌA HAY PHÚC CŨNG LÀ AN BÀI HOÀN MỸ NHẤT CỦA CHÚA   <<<<<


Autumn%20leaves%20decorate%20a%20beautiful%20nature%20bokeh%20background%20with%20Photograph%20%20by%20Alex%20Grichenko


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Sep/2021 lúc 7:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2021 lúc 7:30am

MẸ VÀ QUÊ HƯƠNG






Một danh ngôn mà chúng ta thường nghe “thế giới có rất nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt vời và vĩ đại nhất vẫn là trái tim người mẹ”.Thật vậy, bao nhiêu thơ viết về mẹ cũng không đủ, bao nhiêu nhạc hát về mẹ cũng không vừa. Biển Thái Bình bao la, nước sông Hằng cuồn cuộn nhưng không sao có thể so sánh được với tấm lòng của mẹ. Bản nhạc nào viết về mẹ cũng hay, bài thơ nào viết về mẹ cũng cảm động bởi vì ngôn ngữ dành cho mẹ là ngôn ngữ của trái tim.

Mẹ là biểu tượng trọn vẹn và tuyệt đối của tinh thần Chân Thiện Mỹ. Nếu có một người để chúng ta có thể san sẻ những điều thầm kín, riêng tư nhất, thì người đó phải là mẹ. Nếu có một người có thể tha thứ cho chúng ta dù phạm phải bất cứ một lỗi lầm gì, người đó sẽ là người mẹ. Tôi tin, nếu chúng ta biết dành ý nghĩ đầu tiên của một ngày, thay vì để nghĩ đến chuyện hơn thua, danh lợi nhưng là để nghĩ về mẹ, nghĩ về khuôn mặt của mẹ, tiếng cười của mẹ, lời dặn dò của mẹ hay thậm chí chỉ để gọi tiếng mẹ thôi, chúng ta sẽ có một ngày an lành và hạnh phúc.

Mẹ là người mang ta đến cuộc đời, và cũng là nơi ta trở về. Người đàn bà chân mang đôi dép ngược, khoác chiếc mền rách như trong một câu chuyện thiền mà chúng ta có thể đã từng nghe kể, dù bao mùa mưa nắng vẫn không than van, không oán trách, vẫn chờ đợi ngày về của đứa con mải mê trên đường đi tìm chân lý. Nếu chân lý mà chàng trai trẻ kia đi tìm là tình thương và sự thật thì chân lý sẽ không ở đâu xa mà trái lại vô cùng gần gũi. Trong tấm thân gầy yếu nhỏ nhoi của người mẹ chứa đựng cả một đại dương của hy vọng, tình yêu, sự thật và lòng vị tha sâu thẳm.

Hơn mười năm trước, tôi có viết một bài thơ về mẹ, trong đó có hai câu đã trở thành quen thuộc:

Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.

Bài thơ ra đời trong một đêm mưa, sau lần điện thoại đầu tiên với mẹ tôi từ Việt Nam. Giọng của mẹ như vọng lại từ một thế giới khác xa xôi. Tôi viết rất nhanh, nhanh hơn khi viết những bài thơ khác nhiều. Những dòng chữ, những câu thơ đúng ra là từ mơ ước, thao thức đã ấp ủ trong tâm thức tôi từ lâu lắm, chỉ chờ dịp để tuôn ra. Tôi không làm thơ, tôi chỉ chép như có một người nào đang nhắc nhở bên tai mình. Nguyên văn bài thơ như thế này:

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương

Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau

Đừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ giấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.

Bài thơ đơn giản và dễ hiểu, không có gì phải cần bình giải. Tất cả chỉ để nói lên tâm trạng của một người con xa mẹ, bay đi như chiếc lá xa cành, mười năm chưa về lại cội. Năm tôi viết bài thơ, mẹ tôi, đã ngoài 60 tuổi và đang sống trong căn nhà tôn nghèo nàn ở Hòa Hưng Sài Gòn. Căn nhà nhỏ có giàn hoa giấy đỏ đó là nơi tôi đã sống tám năm.

Nhớ lại đêm cuối cùng ở Sài Gòn, tôi đón xe xích-lô từ cửa sông về chào mẹ. Trời mưa lớn. Nhưng khi gặp mẹ, với tâm trí ngàn ngập những lo âu, hồi hộp cho chuyến đi, tôi không kịp nói một câu cho trọn vẹn ngoài ba tiếng “Con đi nghe”. Và như thế tôi đi, đi không ngoảnh lại, đi như chạy trốn. Để rồi hai ngày sau, khi chiếc ghe nhỏ của chúng tôi được hải quân Mỹ cứu vớt trên biển Đông vào khuya ngày 13 tháng 6 năm 1981, đứng trên boong chiến hạm USS White Plains nhìn về phía Nam, tôi biết quê hương và mẹ đã ngoài tầm tay vói của mình. Đời tôi từ nay sẽ như chiếc lá, bay đi, bay đi, chưa biết ngày nào hay cơ hội nào trở về nguồn cội.

Nếu có một quốc gia mà những người dân của quốc gia đó đã phải từ chối chính đất nước mình, từ chối nơi đã chôn nhau cắt rốn của mình, tôi nghĩ, đất nước đó không còn bao nhiêu hy vọng. Việt Nam sau 1975 là một đất nước sống trong tuyệt vọng như thế. Dân tộc Việt Nam những năm sau 1975 là một dân tộc sống trong tâm trạng những kẻ sắp ra đi. Sài Gòn giống như một sân ga. Chào nhau như chào nhau lần cuối và mỗi ngày là một cuộc chia ly. Bắt tay một người quen, ai cũng muốn giữ lâu hơn một chút vì biết có còn dịp bắt tay nhau lần nữa hay không. Gặp người thân nào cũng chỉ để hỏi “Bao giờ anh đi, bao giờ chị đi”, và lời chúc nhau quen thuộc nhất mà chúng thường nghe trong những ngày đó vẫn là “Lên đường bình an nhé.”

Đất nước tuy đã hòa bình rồi, quê hương đã không còn tiếng súng nhưng lòng người còn ly tán hơn cả trong thời chiến tranh. Đêm cuối ở Sài Gòn lòng tôi ngổn ngang khi nghĩ đến ngày mai. Ngày mai sẽ ra sao? Nếu bị bắt tôi sẽ ở tù như lần trước nhưng nếu đi được thì sẽ trôi dạt về đâu?

Suốt sáu năm ở lại Sài Gòn, tôi chỉ nghĩ đến việc duy nhất là ra đi. Khi chiếc ghe nhỏ bị mắc cạn trong một con lạch ở Hải Sơn buổi sáng ngày 11 tháng 6 năm 1981, trời đã sáng, nhiều người, kể cả một trong hai người chủ ghe, cũng bỏ ra về nhưng tôi thì không. Tôi phải đi dù đi giữa ban ngày. Tôi phải tìm cho được tự do dù phải bị bắt và ngay cả phải trả giá bằng cái chết. Tự do đầu tiên, biết đâu cũng sẽ là cuối cùng và vĩnh viễn. Nhưng hai ngày sau, khi đứng trên boong tàu Mỹ, tôi biết mình vừa mất một cái gì còn lớn hơn ngay cả mạng sống của mình. Đó là đất nước, quê hương, bè bạn, con đường, tà áo, cơn mưa chiều, cơn nắng sớm, và trên tất cả, hình ảnh mẹ. Không phải những người ra đi là những người quên đất nước hay người ở lại bám lấy quê hương mới chính là người yêu nước. Không. Càng đi xa, càng nhớ thương đất nước, càng thấm thía được ý nghĩa của hai chữ quê hương. Không ai hiểu được tâm trạng người ra đi nếu không chính mình là kẻ ra đi.

Nói như thế không có nghĩa là tôi hối hận cho việc ra đi. Không, tôi phải đi. Nhưng chọn lựa nào mà chẳng kèm theo những hy sinh đau đớn. Bài hát Sài Gòn Vĩnh Biệt, tôi thỉnh thoảng nghe trên đài VOA khi còn ở Việt Nam như những mũi kim đâm sâu vào tâm thức. Bao nhiêu điều hai ngày trước tôi không hề nghĩ đến đã bừng bừng sống dậy. Bao nhiêu kỷ niệm tưởng đã chìm sâu trong ký ức đã lần lượt trở về. Tự do, vâng, tôi cuối cùng đã tìm được tự do nhưng đó chỉ là tự do cho chính bản thân mình. Những gì tôi đánh mất còn lớn hơn thế nữa.

Nhớ lại đêm thứ hai trên biển, khi biết chiếc ghe chiều dài vỏn vẹn mười mét rưỡi nhưng chứa đến 82 người của chúng tôi vừa cập vào thành tàu chiến của Mỹ thay vì Ba-Lan hay Liên-Xô như mọi người trên ghe lo sợ, ai cũng hân hoan mừng rỡ. Đám bạn tôi, có đứa thậm chí còn hô lớn “USA, USA” và ôm chầm lấy những người lính hải quân Mỹ đang dang tay đỡ từng người bước lên khỏi chiếc cầu dây đang đong đưa trên sóng.

Tôi cũng vui mừng, biết ơn và cảm động nhưng không ôm chầm hay hô lớn. Lòng tôi, trái lại, chợt dâng lên niềm tủi thẹn của một người tỵ nạn. Chiếc cầu dây mong manh tôi bám để leo lên chiến hạm, trở thành chiếc cầu biên giới, không chỉ cách ngăn giữa độc tài và tự do, của quá khứ và tương lai, mà còn giữa có quê hương và thiếu quê hương. Tôi nghĩ thầm, cuối cùng, tôi cũng như nhiều người Việt Nam khác, lần lượt bỏ đất nước ra đi mà thôi. Dù biện minh bằng bất cứ lý do gì, tôi cũng là người có lỗi với quê hương.

Tôi nhớ đến mẹ, người mẹ Hòa Hưng vất vả nuôi nấng bảy đứa con, trong đó tôi là con lớn nhất, trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Mẹ tôi bán bánh bèo ở đầu đường để nuôi chúng tôi ăn học. Mẹ tôi tình nguyện đi kinh tế mới ở Sông Bé để các em tôi còn được phép ở lại Sài Gòn học hết bậc phổ thông. Mẹ tôi đi mót lúa, mót khoai gởi về nuôi nấng chúng tôi trong những ngày đói khổ.

Trong tâm trí tôi, hình ảnh bà mẹ Hòa Hưng, đêm đầu tiên trong căn nhà không vách trên vùng Kinh Tế Mới, khoảng 20 cây số phía nam thị trấn Đồng Xoài vào năm 1976. Cánh rừng vừa được khai hoang vội vã này không ai nghĩ một ngày sẽ được gọi bằng một cái tên rất đẹp, khu Kinh Tế Mới. Kinh Tế Mới là những căn nhà lá mỗi chiều chỉ hơn mười mét do những bàn tay học trò của thanh niên xung phong dựng lên, nối nhau chạy dọc theo cánh rừng hoang.

Tôi kính yêu me. Mẹ Hòa Hưng là người săn sóc tôi trong những tháng ngày khó khăn nhất của tôi và người đã thôi thúc tôi viết nên bài thơ Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười trong đêm mưa hơn mười năm trước. Tuy nhiên, mẹ của Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười không phải là người đã mang tôi vào cuộc đời này.

Người mẹ sinh ra tôi đã chết khi tôi còn rất nhỏ. Nhỏ đến nỗi tôi gần như không biết mặt mẹ mình. Trong tuần hoàn của vũ trụ, giọt nước còn biết mẹ mình là mây, chiếc lá còn biết mẹ mình là cây, còn tôi thì không. Tôi là đứa bé cô độc, một con người cô độc, không anh em, không chị em. Tôi lớn lên một mình với cha tôi trong cảnh gà trống nuôi con trong căn nhà tranh nhỏ ở làng Mã Châu, quận Duy Xuyên. Đêm đêm nằm nghe cha kể chuyện thời trai trẻ buồn nhiều hơn vui của đời ông. Những ngày tản cư lên vùng núi Quế Sơn. Những ngày sống trong túp lều tranh dưới hàng tre Nghi Hạ. Và dưới hàng tre Nghi Hạ nắng hanh vàng đó, cha mẹ tôi đã gặp nhau, đã chia nhau ly nước vối chua chua thay cho chén rượu tân hôn nồng thắm. Dù sao, bên khung cửi vải, bên lò ươm tơ, họ đã cùng nhau dệt một ngày mai đầy hy vọng. Mặt trời rồi sẽ mọc bên kia rặng tre già, mặt trăng rồi sẽ tròn bên kia giòng sông Thu, những ngày chiến tranh, tản cư cực khổ sẽ qua đi nhường bước cho hòa bình sẽ đến.

Nhưng rồi chiến tranh như một định nghiệp, đeo đuổi theo số phận của đất nước chúng ta, đeo đuổi theo số phận của đời tôi. Năm tôi 13 tuổi, chiến tranh đã cướp đi cha tôi, người thân yêu cuối cùng của tôi. Chiến tranh lan tràn đến làng Mã Châu, đẩy tôi ra khỏi xóm lụa vàng thân quen để làm người du mục trên quê hương đổ nát của mình. Từ đó tôi ra đi. Từ chặng đường đầu tiên trên căn gác hẹp trong con hẻm 220 Hùng Vương Đà Nẵng, đến chùa Viên Giác Hội An, xóm nghèo Hòa Hưng, trại tỵ nạn Palawan và hôm nay trên nước Mỹ, nơi cách chặng đầu tiên trong hành trình tỵ nạn của tôi hàng vạn dặm.

Hình ảnh duy nhất của tôi về mẹ là ngôi mộ đầy cỏ mọc dưới rặng tre già ở làng Mã Châu. Ngày tôi còn nhỏ, mỗi buổi chiều khi tan trường tiểu học, trên đường về tôi thường ghé thăm mộ mẹ. Nhổ những bụi cỏ hoang, trồng thêm những chùm hoa vạn thọ. Tôi ưu tư về cuộc đời và về thân phận của mình ngay từ thuở chỉ vừa năm, bảy tuổi. Tại sao tôi chỉ có một mình? Tại sao mọi người đều lần lượt bỏ tôi đi? Nếu mai mốt ba tôi cũng đi thì tôi sẽ sống với ai? Lớn lên tôi sẽ làm gì? Tại sao đất nước tôi lại có chiến tranh? Những người du kích bên kia sông là ai? Và ở đó những buổi chiều vàng, bên ngôi mộ nhỏ của mẹ, tôi để lòng tuôn chảy những suy tư, dằn vặt đang bắt đầu tích tụ. Từ khi năm bảy tuổi tôi đã linh cảm cuộc đời tôi sẽ là những ngày đầy biến cố. Tôi đã nghĩ đến chuyện một ngày nào đó tôi sẽ đi xa khỏi rặng tre già, khỏi ngôi làng tơ lụa Mã Châu dường như thôn làng nhỏ bé này sẽ không đủ lớn để chứa hết những buồn đau, u uất của tôi. Nếu tuổi thơ là tuổi hồn nhiên với những cánh diều bay, với những con bướm vàng thơ mộng thì tôi đã không có tuổi thơ. Tuổi thơ tôi là một chuỗi ngày ưu tư và chờ đợi một điều gì sắp đến.

Mẹ tôi qua đời vì bịnh trong một xóm nhà quê nghèo khó nên không có ngay cả một tấm hình để lại cho tôi. Cha tôi thường bảo, tôi giống cha nhiều hơn giống mẹ. Tôi cũng chẳng có cậu hay dì nên tôi lại càng không thể tìm đâu ra được một nét nào của mẹ trong những người thân còn sống. Vì không biết mẹ, nên mẹ trở thành tuyệt đối. Khi nhìn ánh trăng tròn trong ngày rằm tháng Bảy, tôi nghĩ đó là khuôn mặt dịu dàng của mẹ, nhìn nước chảy ra từ dòng suối mát tôi nghĩ đến dòng sữa mẹ, nhìn áng mây trắng bay trên nền trời tôi nghĩ đến bàn tay mẹ, nhìn những vì sao trên dải thiên hà tôi nghĩ đến đôi mắt mẹ. Nói chung, hình ảnh nào đẹp nhất, tinh khiết nhất, thiêng liêng nhất, đều được tôi nhân cách hóa nên hình ảnh mẹ. Vẻ đẹp của mẹ tôi là vẻ đẹp không những tuyệt vời mà còn tuyệt đối.

Tôi về thăm mộ mẹ lần cuối vào năm 1980 trước ngày vượt biển. Ngôi mộ đầy cỏ mọc hoang vu. Sau 1975, ngay cả người sống cũng không ai chăm nom đừng nói gì chuyện chăm nom cho người đã chết. Hôm đó, tôi ngồi nơi tôi đã từng ngồi trong thời thơ ấu và kể cho mẹ nghe đoạn đời chìm nổi của mình. Tôi nói với mẹ rằng tôi sẽ ra đi khỏi nước và hứa sẽ về dù biết nói như thế chỉ để an ủi hương hồn mẹ mà thôi. Tôi cầu mong mẹ phò hộ cho đứa con duy nhất của mẹ được bình an trong những ngày sóng gió sắp xảy ra.

Ôi đời mẹ như một vầng trăng khuyết
Vẫn nghìn năm le lói ở đầu sông.

Vâng, vầng trăng bên dòng sông Thu Bồn từ đó không còn tròn như trước nữa.

Ai cũng có một cuộc đời để sống. Nỗi bất hạnh nào rồi cũng nguôi ngoai. Vết thương nào cũng lành đi với thời gian. Tuy nhiên có một nỗi bất hạnh sau bao nhiêu năm dài vẫn còn, đó là bất hạnh của dân tộc Việt Nam. Điều làm tôi đau xót nhiều hơn cả, không phải vì tôi mất mẹ, không phải vì tôi xa mẹ nhưng chính là sự chịu đựng của hàng triệu bà mẹ Việt Nam triền miên suốt mấy chục năm qua, từ chiến tranh sang đến cả hòa bình.

Trên thế giới này, bà mẹ Nga, mẹ Ý cũng thương con như một bà mẹ Việt Nam. Trong lúc tình yêu của một bà mẹ ở quốc gia nào cũng bao la, cũng rộng lượng, cũng vô bờ bến, tôi vẫn tin một bà mẹ Việt Nam thì khác hơn nhiều. Bà mẹ Việt Nam, ngoài là biểu tượng cho tất cả những nét đẹp của quê hương, đất nước, tình thương, còn là những hình ảnh đầy thương tích, tủi buồn nói lên sự chịu đựng, gian nan, khổ cực không thể nào đo lường hết được. Hình ảnh bà mẹ giăng tấm vải dầu trên một góc đường Trần Hưng Đạo để che nắng che mưa cho bầy con thơ dại đang đói khát. Hình ảnh bà mẹ chết đói sau khi ghe của mẹ đi lạc nhiều tuần trên biển. Hình ảnh bà mẹ chết trong mỏi mòn tuyệt vọng dưới gốc me già trên góc phố Sài Gòn vào một ngày mưa bão. Hình ảnh bà mẹ chết cô đơn trong chiếc thuyền chài nghèo nàn. Tất cả hình ảnh đau thương đó đã trở thành mối ám ảnh thường xuyên trong tâm trí tôi. Ám ảnh nhiều đến nỗi dù viết về bất cứ chủ đề gì, thể loại gì, văn hay thơ, cuối cùng tôi cũng trở về với hình ảnh mẹ. Mỗi bước chân tôi đi trên đường đời mấy chục năm qua vẫn còn nghe vọng lại tiếng khóc của những người phụ nữ Việt Nam bất hạnh, đã khóc trong chiến tranh, khóc trong hòa bình, khóc trong bàn tay hải tặc giữa biển Đông và khóc trên xứ người hiu quạnh.

Mơ ước lớn nhất của tôi, vì thế, không phải cho tôi mà cho những người mẹ đang chịu đựng, để các mẹ có cơ hội được sống trong một đất nước không còn hận thù, rẽ chia, ganh ghét, một đất nước chan chứa tình đồng bào, một đất nước thật sự tự do, ấm no, hạnh phúc. “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” trong một ý nghĩa rộng hơn là ước mơ của tôi, của anh chị, của cô chú và của tất cả những ai còn nghĩ đến sinh mệnh của dân tộc, về một ngày đẹp trời cho đất nước mình.

Quá nhiều máu và nước mắt đã đổ trên mảnh đất linh thiêng và thống khổ Việt Nam. Mỗi người Việt Nam, hơn bao giờ hết hãy trở về với mẹ như trở về với chính cội nguồn uyên nguyên của dân tộc mình. Trong đêm rằm tháng Bảy này, xin hãy cùng nhau thắp lên những ngọn nến, dù nhỏ, dù đơn sơ nhưng được làm bằng chất liệu dân tộc, nhân bản và khai phóng đã được tổ tiên chúng ta hun đúc sau hơn bốn ngàn năm lịch sử.

Đời tôi là những cơn mưa dài. Mưa khi tôi rời làng Mã Châu, mưa trong đêm đầu tiên trong căn gác trên đường Hùng Vương Đà Nẵng, mưa dưới gốc đa già ở Chùa Viên Giác, mưa khi tôi vừa đặt chân đến Sài Gòn lần đầu tiên và mưa lớn trong đêm tôi rời đất nước ra đi. Nhưng tôi chưa bao giờ tuyệt vọng, chưa bao giờ cảm thấy cuộc đời là hố thẳm. Tôi không sống trong hôm qua, trái lại mỗi ngày là một chặng đường mới của đời mình. Tôi bình tĩnh đến độ hồn nhiên khi đón nhận những khắc nghiệt đến với đời tôi và tôi rất lạc quan trong khả năng chuyển hóa hoàn cảnh của chính mình.

Trong cuộc đời này, tôi đã nhiều lần vấp ngã nhưng nhiều người cũng đã giúp vực tôi dậy, lau khô những vết thương trên thân thể và trong cả tâm hồn. Tôi mang ơn xã hội nhiều đến nỗi biết mình sẽ không bao giờ trả hết. Tôi biết ơn những người đã che chở cho tôi và cũng cám ơn cả những người đã dạy tôi hiểu giá trị của gian lao, thử thách. Cám ơn đất nước đã cho tôi được làm người Việt Nam, cám ơn mẹ Duy Xuyên mang tôi đến thế gian nầy, cám ơn mẹ Hòa Hưng nuôi nấng tôi trong những ngày bà con thân thuộc đã ruồng bỏ tôi, cám ơn cây đa già chùa Viên Giác che mát cho tôi suốt năm năm dài mưa nắng.

Nếu một mai tôi ra đi không kịp viết điều gì, thì đây, những kỷ niệm của một lần ghé lại.


Trần Trung Đạo
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2021 lúc 10:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2021 lúc 9:06am

BIẾT ĐỦ THÌ NGHÈO KHỔ CŨNG VUI, kHÔNG BIẾT ĐỦ THÌ GIÀU SANG CŨNG VẪN BUỒN       <<<<<

United%20States│Estados%20Unidos%20-%20#EstadosUnidos%20-%20#UnitedStates%20-%20#USA%20|%20%20Autumn%20in%20new%20york,%20Scenery,%20Nyc%20fall


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Sep/2021 lúc 9:09am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.402 seconds.