Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22139
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2022 lúc 11:00am


Làm Chủ Được Cảm Xúc Là Cảnh Giới Tu Dưỡng Tốt Đẹp Của Một Người

Một người không nên làm nô lệ cho cảm xúc của mình, không nên bắt mọi hành động đều chịu sự chi phối của cảm xúc, mà ngược lại ta hãy làm chủ cảm xúc của mình. Ổn định được cảm xúc là cảnh giới tu dưỡng tốt nhất của một người. Người làm chủ được cảm xúc của mình thường có thái độ sống tích cực hơn, đối với họ, cuộc sống chính là tận hưởng mỗi từng giây phút của hiện tại.

Câu chuyện 1

Tối hôm qua, em họ gọi điện nói với tôi rằng, dì tôi bị ốm phải nhập viện. Khi hay tin này, tôi cũng không chút ngạc nhiên. 

Mấy năm trước, dì tôi đã phải trải qua một cuộc đại phẫu vì lý do sức khỏe. Khi xuất viện, bác sĩ đã dặn đi dặn lại dì ấy rằng phải luôn giữ tâm trạng vui vẻ, nếu không bệnh sẽ có khả năng tái phát. Tuy dì luôn miệng nhận lời, nhưng vừa về đến nhà lại lập tức bật “chế độ thịnh nộ” lên.

Em họ tôi ứng tuyển thất bại ở mấy công ty lớn, muốn nghỉ ngơi một đoạn thời gian rồi mới tìm việc sau. Dì tôi biết được, lập tức mắng mỏ con trai không có chí tiến thủ; dượng phơi quần áo trên sân thượng, khi đi xuống quên nhặt mấy cái móc áo bị đánh rơi lên, dì tôi thấy vậy, mắng dượng không có mắt. Đôi lúc, dì có việc ra ngoài về muộn, thấy cơm nước không có ai lo, dì ấy cũng có thể nổi nóng với người nhà cả ngày.

Điều đáng sợ của sự nóng giận là nó khiến chúng ta rơi vào vũng lầy của những cảm xúc tiêu cực, khiến chúng ta dễ nổi nóng với mọi người và mọi thứ xung quanh, ác khẩu làm tổn thương nhau. Ngay cả em họ cũng nhiều lần than thở với tôi: “Mỗi lần nghe mẹ quát mắng, lỗ tai em như mọc tổ kén vậy, đầu nhức không chịu được”.

Tâm trạng tồi tệ giống như những đốm lửa lan tỏa trên đồng cỏ mênh mông, cuối cùng trở thành nhân tố quan trọng khiến bệnh cũ của dì tôi tái phát. Thật đúng khi có người nói, cảm xúc ổn định cảnh giới tu dưỡng tốt nhất của một người. 

Câu chuyện 2

Ngày trước, trên trang tạp chí tôi có đọc được một câu chuyện như vậy. Có hai vợ chồng giáo sư ở vào độ tuổi “thất thập cổ lai hy” sống ở khu dân cư. Mỗi sáng, kèm theo tiếng chim hót trên cành, những người dậy sớm luôn có thể nghe thấy tiếng đọc sách trước cửa sổ của hai vợ chồng già. Mỗi khi nhìn thấy vợ chồng giáo sư, gương mặt của hai người họ đều ngập tràn niềm vui, dáng đi nhanh nhẹn, như thể cái vô tình của năm tháng chưa bao giờ khiến họ mất đi niềm tin yêu đối với mọi thứ xung quanh.

Những người hàng xóm cho biết, họ đã sống cùng khu cộng đồng với vợ chồng giáo sư hơn 10 năm, và họ chưa bao giờ nghe thấy hai người cãi vã hay buông lời khó chịu với  nhau.

Sau khi nghỉ hưu, hai vợ chồng già ở nhà chăm sóc hoa cỏ, và nấu những món thanh đạm bình dị. Cuộc sống giản dị và thoải mái khiến đôi vợ chồng già đang sống hạnh phúc từng ngày nảy ra ý tưởng học tiếng Nhật. Những lúc rảnh rỗi, cả hai cùng nhau tìm hiểu những từ mới, những câu cú mà họ chưa hiểu, thỉnh thoảng lại kiểm tra bài tập của nhau, thật là càng học càng say mê.


Dù cả hai đã bạc tóc nhưng khi ở cùng với họ, bạn vẫn có thể cảm nhận được tinh thần phấn chấn càng sống càng trẻ trung của đôi vợ chồng già này. Người có thể kiểm soát được tính khí của mình thường có thái độ sống tích cực hơn và không nổi nóng với người khác. Đối với họ, cuộc sống chính là tận hưởng từng phút từng giây của hiện tại.

Câu chuyện 3

Tôi có một cô bạn khiến tôi rất ngưỡng mộ, dù có đụng phải chuyện tồi tệ thế nào, cũng rất ít khi thấy cô ấy nổi nóng.

Có đoạn thời gian, công ty cô bạn tôi sa thải nhân viên, và cô ấy trở thành một trong những nhân viên bị sa thải. Đột nhiên bị mất miếng cơm, nếu đổi lại là ai, trong lòng đều sẽ cảm thấy một sự mất mát và đau khổ nhất định. Mà chuyện chưa dừng lại ở đó, oái oăm hơn là chồng cô lúc đi đường đã không chú ý mà vượt đèn đỏ, đâm phải người đi đường, các việc sau đó đều chờ cô xử lý.

Đang tuổi trung niên đột nhiên lại bị mất việc, chỉ riêng chuyện này thôi đã đủ khiến người ta bực mình lắm rồi, lúc này người nhà lại gây họa nữa, cô ấy cũng chán nản lắm, nhưng cô biết sau khi chồng mình đụng phải người ta, việc mà mình cần làm trước tiên là chạy đi chạy lại giữa bệnh viện và cục cảnh sát giao thông. Chỉ trong thời gian mấy hôm ngắn ngủi, cô ấy đã xử lý thỏa đáng việc chịu trách nhiệm, chi phí bồi thường và kết nối với gia đình người bị thương. Một tháng sau, cô đã tìm được một công việc mới. Từ đầu đến cuối, cô ấy chưa nổi nóng với chồng lần nào.

Tôi từng bảo với cô ấy rằng: “Nếu đổi lại là tớ gặp phải chuyện này, thể nào cũng phải mắng cho ông chồng một trận trước đã”. Cô bạn tôi lắc lắc đầu, nói với tôi rằng: “Chuyện đã xảy ra rồi thì trách móc nóng giận có ích gì? Mọi người đều mất bình tĩnh, chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi”.

Đúng vậy, tức giận không giúp chúng ta giải quyết vấn đề, nó chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Thay vì bị những cảm xúc xấu tệ trói buộc, chi bằng ta nên bình tĩnh và nghĩ cách giải quyết vấn đề.

Có người nói: “Nếu một người ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, việc bạn cần quan tâm là làm sao kiểm soát tốt cảm xúc của mình, chứ không phải là người ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn”. Cảm xúc ổn định giống như một pháp bảo giúp ta vượt qua hoàn cảnh khó khăn.

Cảm ngộ

Tôi từng nghe câu như vậy: “Một người không nên làm nô lệ cho cảm xúc của mình, không nên bắt mọi hành động đều chịu sự chi phối của cảm xúc, mà ngược lại ta hãy làm chủ cảm xúc của mình”.

Sóng to gió lớn, đồi núi và đất bằng, thăng lên và trầm xuống, đây đều là các bước mà mỗi chúng ta phải trải qua trên con đường trưởng thành. Đường đời luôn đầy những điều không vừa ý, mọi việc thường không diễn ra như mong muốn của mỗi chúng ta. Tình cảm bị ảnh hưởng, sức khỏe có vấn đề, sự nghiệp gặp trở ngại, các loại khó khăn đều có thể ập đến với chúng ta ngay cùng một lúc. Cuộc đời là thế,  nên chúng ta cần phải rèn luyện bản thân để đương đầu với bất kỳ tình huống nào bằng lòng dũng cảm.

Chúng ta không thể thay đổi hoàn cảnh, nhưng chắc chắn có thể thay đổi được chính mình. Nếu một việc không thể thay đổi được thì không có sự chọn lựa nào khác ngoài chấp nhận nó, hãy giữ một thái độ nhẫn nhịn vui vẻ xem như đó là một chuyện tất nhiên. 

Chấp nhận những điều không vừa ý không toại nguyện, vì ta đã thấu tỏ bản chất của cuộc đời này, mọi việc không phải lúc nào cũng diễn ra có lợi cho chúng ta. Chính sự hiểu biết này đem lại bình yên trong tâm hồn. Điều này không có nghĩa là cúi đầu trước nghịch cảnh. Cho dù bao lâu, nếu còn có cơ hội để thay đổi tình huống trở thành có lợi, chúng ta đều hãy cố gắng.

Và nếu như tình huống không thể nào khác hơn, thì cũng không nên bận tâm về nó nữa.


Vũ Dương biên dịch

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22139
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Dec/2022 lúc 3:09pm

Chỉ Biết Ngậm Ngùi

Top%2010%20small%20towns%20to%20visit%20in%20Utah%20|%20USA%20travel%20inspiration

Trong chuyến viếng thăm tiểu bang Utah, tôi đi thăm hầu hết các thắng cảnh nơi đây. Thủ phủ của tiểu bang là Salt Lake City. Hồ nước mặn Great Salt Lake rộng mênh mông nằm trong vùng đồi núi Rocky Mountains cao hàng ngàn bộ cách mặt biển. Ðộ muối trong nước cao gấp năm lần nước biển đại dương. Một kỳ công của Thượng Ðế đã ưu đãi cho vùng đất cao nguyên này.

Utah còn là Thánh địa của đạo Mormon, đang phát triển rất mạnh. Ðến Utah không thể không đến viếng Mormon Temple. Một thắng cảnh, một kỳ quan có chiều dài lịch sử gắn liền với sự khai khẩn, xây dựng và phồn thịnh của Utah. Ðạo Mormon (Mạc Môn) còn tên gọi khác là Ðạo LDS viết tắt của chữ Latter Day Saints, có nghĩa là Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Jesus Christ (The Church of Jesus Christ of Latter Day Saints). Ðền thờ trung tâm có sáu ngọn tháp cao chót vót xây dựng suốt bốn mươi năm mới hoàn thành. Trung tâm giáo hội (Temple Square) trải rộng 35 mẫu Anh là một quần thể kiến trúc vĩ đại, tân kỳ, lộng lẫy và trang nghiêm. Trên đỉnh tháp đền thờ (Temple Of The Lord) cao vút là tượng một người đàn ông bằng vàng đứng thổi kèn. Ðây là tượng của vị thiên sứ ánh sáng Moroni hiện ra vào ngày 21 tháng 9 năm 1823. Ngài soi dẫn cho tiên tri Joseph Smith đương thời biết nơi chôn giấu biên sử cổ xưa. Sách ấy chứa đựng trọn vẹn Phúc Âm vĩnh cửu do chính Ðấng Cứu Rỗi đã ban cho các dân tộc. Từ đó, kinh sách Mormon được dịch và viết ra dựa vào bảng khắc bằng vàng (Gold Plates) chôn cất trên đồi Cumorah gần làng Manchester thuộc tỉnh hạt Ontario, tiểu bang New York từ năm 421 sau Thiên Chúa. Toàn bộ sách Mormon là lời rao giảng của Chúa Jesus Christ giữa người Nephites không lâu sau khi Chúa phục sinh. Ngài tiên tri Joseph Smith còn được Chúa khải thị viết nên tập Giáo Lý và Giao Ước.

Luật tiểu bang Utah không cho mở sòng bài và các hình thức đánh bạc công cộng. Các chợ chỉ bán bia với nồng độ 3 phần trăm. Kết hợp với "Lời Thông Sáng" của đạo Mormon, đạo hữu không cờ bạc, không hút thuốc, không uống các loại nước có ga và có màu khiến cho đời sống nơi đây yên bình hơn, ít tội phạm hơn so với tình trạng chung trên đất Mỹ. Và có thể nói là môi trường thích hợp cho tuổi thơ được nuôi dưỡng và lớn lên trong nếp sống trong lành.

* * *

Tôi đi theo đoàn người vào thăm khu Temple Square. Dọc theo lối đi là những luống hoa khoe màu rực rỡ. Mặt nước hồ nhân tạo được xây cao trên mặt đất nằm im phăng phắc như tấm gương vĩ đại phản chiếu lấp lánh ánh mặt trời. Các hình tượng điêu khắc đầy nghệ thuật và phong phú được trưng bày trên những bực thềm và dựng rải rác trong khuôn viên rộng lớn. Các chức sắc, những người truyền giáo và tín hữu làm công tác thiện nguyện trang phục vét-tông cà-vạt chỉnh tề. Họ có nhiệm vụ giữ trật tự, hướng dẫn và giải thích những điều mà khách thăm viếng và tín đồ hành hương cần tìm hiểu.

Tôi vừa bước lên khỏi bậc thềm khu nhà thờ Church Office Building, tòa cao ốc 26 tầng dùng làm trung tâm điều hành của giáo hội, chợt một thanh niên trong bộ vét-tông đen trông chững chạc và đạo mạo đến trước mặt tôi :

- Thưa, bác là người Việt ?

Tôi nhận ra là một thanh niên Việt Nam. Có lẽ đây là thầy Tư tế, một chức phẩm trong dòng đạo này làm công tác thiện nguyện vào ngày Chúa Nhật. Tôi đứng lặng nhìn người thanh niên đang đứng trước mặt tôi có khuôn mặt giống người bạn của tôi năm xưa khi ở chung trong trại tù sau năm 1975. Sự bàng hoàng trải qua mấy phút đồng hồ, tôi mới thốt nên lời:

- Vâng, tôi là người Việt. Xin lỗi cậu về sự thất thố đã đường đột nhìn cậu trong khung cảnh này. Có điều tôi cũng xin thú thật là cậu có khuôn mặt giống người bạn tôi hồi còn ở quê nhà. 

Người thanh niên hướng dẫn tôi đi thăm khu Bảo tàng viện và Nghệ thuật gồm tranh ảnh và những bức tượng điêu khắc các vị Lãnh đạo (Presidents) và 12 Sứ Ðồ từ thời khai sáng đạo Mormon đến bây giờ.

- Này, cậu qua Mỹ năm nào? Tôi gợi chuyện, khi người thanh niên đứng lại đợi đoàn khách thăm viếng còn trụt lại sau.

- Thưa bác, cháu qua đây vào giữa năm 1992 theo diện HO cùng với mẹ cháu và một người chị được định cư ở tiểu bang Utah này ngay từ ngày đầu.

- Thế ba cậu đâu ?

- Ba cháu chết trong trại tù An Ðiềm.

- Ba cậu tên gì?

- Tôn Long Mỹ.

Tôi sửng sốt đến lặng người, rồi nhắc lại:

- Tôn Long Mỹ là cha ruột của cậu sao?

- Vâng ạ. Me cháu bảo ba chết lúc cháu mới ba tuổi.

- Cháu ơi, Tôn Long Mỹ là bạn của bác sống gần nhau suốt ba năm trong tù.

Người thanh niên đứng khựng lại nhìn tôi rồi thảng thốt kêu lên:

- Ba cháu là bạn cùng tù với bác? Ôi, quý hóa quá. Ðiều ước nguyện của me cháu là mong gặp được người nào đã chứng kiến cái chết của ba cháu trong tù. Thượng Ðế ơi ! ngài đã chuẩn nhận lời cầu xin của con và ngày hôm nay Cha trên trời đã mang đến cho gia đình con ân sủng của ngài. Con xin tạ ơn Chúa, Amen.

Người thanh niên ngẩng đầu lên:

- Thưa bác, tên cháu là Tôn Thất Trương Thuật. Cháu nghĩ bác không phải là người ngụ cư ở tiểu bang này vì vậy xin phép bác cho Me cháu được gặp mặt trong ngày mai. Có được không, thưa bác?

Tôi móc bóp lấy tấm danh thiếp của con trai tôi đưa cho Thuật:

- Ðây là số phôn và địa chỉ nhà con tôi. Qua đây chỉ để thăm con cháu và viếng cảnh, tôi chẳng có gì phải bận bịu. Me cậu muốn gặp tôi giờ nào cũng được, còn cả tuần nữa tôi mới quay về Cali.

* * *

Cuộc thăm viếng vẫn tiếp tục nhưng hình ảnh của Tôn Long Mỹ qua những năm tháng trong tù như một đoạn phim hiện ra trong trí nhớ của tôi:

Mỹ nhỏ hơn tôi 5 tuổi, vóc người tầm thước, khỏe mạnh và xốc vác. Tính tình thuần hậu, phóng khoáng. Anh rất sùng đạo Phật. Tuy nội quy cấm mọi hình thức có tính cách tôn giáo, nhưng Mỹ vẫn cố lén ăn chay vào ngày mồng Một và ngày Rằm âm lịch..

Ban giám thị trại chỉ định đội 3 phụ trách xây dựng chiếc cầu treo bắc qua dòng sông Côn để dân chúng làng Thượng và tù nhân có thể qua lại trong mùa nước lũ. Bên kia sông là cánh đồng rộng chạy dài đến tận chân đèo. Mỗi năm, tù phải sản xuất đủ ba mùa lúa. Mùa mưa thì tháo bớt nước ra, mùa nắng thì thay nhau đêm ngày tát nước lên đồng.

Hai bên bờ sông toàn là đất núi bị nước xoi mòn lâu ngày thành sông. Người ta chọn nơi có hai mô đất nhô ra là nơi hẹp nhất của dòng sông để bắc cây cầu đi qua. Những ngày đầu khởi công, đội làm cầu phải đào đất, đóng kè xây dựng hai môi cầu cho vững chãi để giữ chân bốn thanh đường ray xe lửa làm trụ chịu đựng sức trì kéo của cây cầu treo dài 80 mét.

Mùa lũ, nước chảy xiết đã khoét lõm sâu vào chân dọc hai bên bờ. Ðể nâng giữ khối đất phía trên khỏi bị sụp lở, tù phải xây những lớp đá vào chỗ lõm bên dưới. Ðang trong mùa nắng hạn, mực nước sông xuống thấp tận cùng nên hai môi cầu là hai khối đất khổng lồ đứng chênh vênh bên bờ vực. Ðám tù hì hục đưa đá tảng lấp đầy khoảng trống dưới chân môi cầu.

Mỹ là tay thợ xây trong toán cất nhà cửa từ ngày vào tù. Cách làm việc của anh là tận lực, yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao mặc dầu anh chỉ là tù nhân. Mỹ có quan niệm : Bất cứ lãnh vực nào người sĩ quan Miền Nam phải thể hiện tài năng trước bọn cai tù. Ðừng để họ lấy cớ sự sai sót mà mạt sát lăng nhục mình. Chính vì thế mà anh nhận công việc nặng nề nhất là xây bệ đỡ cho khối đất bên dưới môi cầu.

Hàng trăm viên đá chẻ được một đội tù khác cung cấp chất đống trên mô đất dự định xây móng chân cầu. Sức nặng của đống đá cùng với sự hỏng chân của doi đất, khối đất trên đầu Mỹ bất ngờ đổ sụp. Mỹ bị chôn sống dưới khối đất khổng lồ. Bạn tù đã nổ lực đào bới để cứu anh. Nhưng, con người chỉ là sinh vật bằng xương bằng thịt làm sao chịu đựng nổi sức nặng hàng chục tấn của đất đá đè lên. Xác anh cuốn tròn mềm nhũn như con sùng. Nước mắt chúng tôi chảy ràn rụa. Lần đầu tiên người tù không che giấu dòng lệ của mình trước mặt bọn cai tù. Mỹ ra đi để lại nỗi đau đớn tận cùng cho người vợ trẻ và hai đứa con thơ.

- Thưa bác, đây là vị Tiên tri Joseph Smith được Chúa mặc khải viết ra Giáo Lý và Giao Ước. Cũng là vị Chủ tịch đầu tiên của Giáo Hội bầu ra tại một buổi họp của Hội Ðồng Thượng Phẩm trong ngày 24 tháng Chín năm 1834 tại Kirtland, Ohio.

Lời giới thiệu của Thuật làm tôi bừng tỉnh. Trước mặt tôi là bức tượng bán thân bằng đồng đỏ mà mắt tôi chỉ nhìn thấy thân thể của Mỹ đầy máu. Tất cả xương trong người anh từ đầu đến chân hầu như nát vụn. Thi hài anh khi được khiêng lên nó oằn xuống thoạt trông như một chiếc bao tời đựng thịt. Ðầu và mặt anh hoàn toàn bị biến dạng. Ðến đây, tôi không còn tinh thần và hứng thú để đi xem hết các công trình nghệ thuật trong viện bảo tàng nữa nên cáo từ Thuật ra về.

* * *

Sáng ngày hôm sau, tôi nhận được cú phôn của Thuật thật sớm mời tôi đến nhà hàng Mỹ Tiên vào lúc 12 giờ trưa, nhân tiện me của cậu xin phép được gặp mặt.

Tôi vừa đến cửa nhà hàng, Thuật đã vội vàng ra đón. Một phụ nữ mặc áo dài màu khói hương đứng dậy cúi đầu:

- Kính chào ông anh.

Tôi thật sự xúc động, khi Thuật giới thiệu đây là me của cậu. Khuôn mặt người đàn bà thanh tú, phúc hậu nhưng trong ánh mắt vương vất nỗi buồn. Tôi cúi đầu chào đáp lễ, rồi ngồi vào chiếc ghế đối diện mà Thuật vừa mới kéo ra mời.

- Thưa ông anh, giọng Huế nhè nhẹ, trầm buồn, người đàn bà tự giới thiệu:

- Em tên là Trương Thị Ngọc nghe cháu Thuật nói gặp được ông anh, người ở cùng chung trại tù An Ðiềm với ba nó. Em mừng lắm. Mặc dầu anh Mỹ mất đã gần 25 năm mà lòng em cứ phân vân, thắc mắc mãi khi nhận được giấy báo của trại tù rằng chồng em chết vì bệnh nhiễm trùng gan cấp tính. Trong khi đó đã hai lần em được anh ấy về báo mộng với khuôn mặt đầy máu me nhìn em trong đau đớn. Hình ảnh đó chưa phai mờ trong trí nhớ của em. Trước khi đi Hoa Kỳ, chúng em có đến trại An Ðiềm để xin dời mộ nhưng Ban Giám Thị trại không xác định được vị trí nơi chôn anh Mỹ, còn tù nhân toàn là lớp hình sự sau này. Cái nghĩa địa tù bị nước trên đỉnh núi cao đổ xuống xói mòn gần hết. Em vô cùng đau khổ, đến lúc ra đi mà chưa lo cho chồng được mồ yên mả đẹp. Hai đứa con em biết rõ niềm trăn trở đó, chúng nó luôn luôn cầu nguyện mong được gặp người biết rõ về cái chết của ba chúng. Cách đây hai đêm, em nằm mộng thấy nhà em về chùa. Trong cơn mơ em mừng quá chạy đến ôm anh ấy nhưng hình hài đó tan biến ngay. Không biết có phải đây là điềm báo của anh Mỹ rằng em sắp gặp được ân nhân. Em hy vọng ông biết rõ cái chết của chồng em và còn nhớ địa điểm mộ phần của anh ấy.

Người phụ nữ nói một mạch như trút cả nỗi lòng u ẩn bấy lâu nay. Tôi trân trọng trước lòng trung trinh tiết nghĩa của người vợ sống trọn đời thờ chồng nuôi con. Trước khung cảnh này đây, tôi không muốn khơi lại hình ảnh cái chết khủng khiếp của Mỹ. Tôi không muốn tạo thêm sự khủng hoảng trong lòng mỗi người. Vì thế, buộc lòng tôi phải lặng thinh xem như đồng lõa với sự dối trá của một chế độ luôn luôn che đậy sự thật và chối bỏ trách nhiệm của mình.

- Thưa chị, tôi lên tiếng. Cái chết của anh Mỹ, anh em tù chúng tôi đau lòng lắm. Ðời người chỉ một lần chết, tiếc rằng anh ra đi quá sớm. Phải chăng định mệnh đã an bài. Mong chị và các cháu thôi băn khoăn về nó nữa. Tôi vẫn còn nhớ chỗ chôn anh ấy trong nghĩa địa tù. Hứa với chị khi về lại Cali, tôi sẽ vẽ sơ đồ địa điểm ngôi mộ của anh Mỹ.

Khi tôi ngưng nói, bà lấy khăn thấm giọt lệ còn đọng lại trong khóe mắt, rồi tiếp lời:

- Thưa ông, nếu được, xin gởi cho em bản vẽ địa điểm mộ của anh Mỹ càng sớm càng tốt. Cuối năm này, cháu Thuật đi Việt Nam với phái đoàn thuộc "Hội Bạn Người Cùi Việt Nam" trụ sở ở Mỹ kết hợp với nhóm "Vòng Tay Bạn Bè" ở Hà Nội làm công tác thiện nguyện ủy lạo, giúp đỡ và chăm sóc cho những người mắc bệnh cùi. Nhân dịp này em sẽ theo cháu về dời mộ cho ba chúng nó.

Thuật đang ngồi yên trong góc bàn chăm chú nghe, tôi liền quay sang hỏi:

- Cậu về Việt Nam công tác bao lâu ?

- Cháu tình nguyện một năm.

- Sao lâu đến thế !

Bà mẹ tiếp :

- Cháu nó theo ngành Y, còn một năm cuối cùng thực tập trong bệnh viện ở tiểu bang này trước khi ra trường. Người yêu của nó là nữ sinh viên Việt Nam qua Mỹ du học. Chúng nó yêu nhau và dự tính sau chuyến đi này trở về sẽ tổ chức đám cưới tại đây. Thằng con em, nó sống cho tha nhân. Sẵn lòng dấn thân giúp đỡ cho người nghèo khổ, hoạn nạn dù bất cứ dân tộc nào. Hai chị em nó có cùng một quan điểm: “Thương người như thể thương thân.”

Tôi ngắt lời :

- Vậy hiện giờ cháu gái ở đâu?

- Cháu có chồng là một Mục Sư Tin Lành người Mỹ hiện ở Colorado. Trận thiên tai, bão lụt nào ở Việt Nam bị thiệt hại nặng nề là vợ chồng nó đều gởi về cả tấn áo quần, chăn mền do Thánh đường quyên góp.

Sau bữa cơm trưa tại nhà hàng, tôi từ biệt mẹ con Thuật ra về. Một tuần lễ sau tôi lên máy bay trở lại tiểu bang Cali. Ðể thực hiện điều mình đã hứa, tôi ôn lại vị trí của nghĩa địa tù An Ðiềm để vẽ cách nào đơn giản nhất mà gia đình của Mỹ có thể tìm được mộ anh dễ dàng. Tôi không tưởng tượng được hiện giờ nghĩa địa ấy bị hoang phế ra sao, nhưng chắc chắn là nước mưa từ trên núi đổ xuống đã san bằng tất cả. Những tấm bia bằng gỗ tạp trải qua trên hai chục năm không thể tồn tại với thời gian. Rất may là ngôi mộ của Mỹ nằm sau gốc một cây đại thụ che chắn. Nước có thể xoi mòn phần trên mặt nhưng xương cốt Mỹ nằm sâu dưới đất không thể trôi theo dòng nước. Trong sơ đồ, tôi ghi rõ trên thân cây đó có bốn nhát búa hình chữ M do anh em tù trong đội thay nhau khắc vào. Ðó là dấu tích mà tôi hy vọng gia đình của Mỹ sẽ tìm ra.

Nhận được bản phác họa chỉ dẫn, Thuật điện thoại sang cảm ơn và tin cho tôi hay tháng tới sẽ lên đường về Việt Nam.

* * *

Ba năm sau, tôi trở lại Utah trong mùa Giáng Sinh. Ðồi núi vây quanh thung lũng rộng lớn trở thành những dãy núi tuyết sáng trắng. Tuyết phủ đầy trên mái nhà và tràn ngập hai bên lề đường.

Trong ngày Giáng Sinh, tôi theo đoàn người tiến vào khu Temple Square. Vừa bước chân vào đây là tôi cố ý tìm gặp cậu Tôn Long Trương Thuật để hỏi thăm tin tức về mẹ cậu và việc dời mộ của bố cậu như thế nào. Tôi dạo trong khu Tabernacle nổi tiếng với cây đàn Orchestra khổng lồ gồm 11,000 ống tupe kim loại ghép lại. Có thể nói đây là cây đàn lớn nhất thế giới. Rồi đến khu Conference Center, chứa 21,000 chỗ ngồi và 900 ghế cho ca đoàn. Hội trường được thiết kế với kỹ thuật hiện đại mà âm thanh của hai mảnh giấy cọ vào nhau trên khán đài, người ở cuối phòng cũng nghe được. Sau cùng, tôi tìm tới khu Joseph Smith Memorial Building, nơi đây chung quanh tường có những phù điêu chạm khắc mỹ thuật và tinh xảo nhưng vẫn không thấy Thuật đâu. Tôi ra về mà nghe lòng mình trống trải vô cùng.

Ngày mồng một âm lịch, tôi đến viếng cảnh chùa Tam Bảo. Những bông tuyết rơi đầy trời, phủ trắng cả sân chùa như trải thảm bằng bông. Hàng cây kiểng chạy dài trước sân lung lay những mảnh tuyết vỡ trên cành lá. Tôi đang dạo bước trên lối đi vào chánh điện, chợt một ni cô đến trước mặt tôi vái chào. Tôi sững sờ khi nhận ra người phụ nữ ba năm về trước, Trương Thị Ngọc. Bà cho biết đã quy y mang pháp danh Diệu Ngọc. Chỉ ba năm thôi mà trông bà cằn cỗi, già đi rất nhiều. Ðôi mắt tràn ngập nỗi ưu tư, sầu não. Bà mời tôi vào nhà khách dùng trà. Ni cô lên tiếng:

- A Di Ðà Phật, trước tiên bần ni xin đại diện gia đình bày tỏ lòng tri ân đến ông anh. Nhờ bản vẽ địa điểm ngôi mộ rõ ràng từng chi tiết nên chúng tôi đã tìm được mộ phần của anh Mỹ khá dễ dàng. Hài cốt của anh ấy đã được đem qua đây thờ trong chùa. Những tưởng linh hồn anh Mỹ được thanh thoát... Nói đến đây, chợt những giọt lệ long lanh trong mắt của ni cô trào ra.

Tôi ngạc nhiên, vội hỏi:

- Ðã có chuyện gì xảy ra?

Ni cô cúi đầu để dấu đi những giọt lệ mà một sa di cần phải đè nén. Hồi lâu bà mới ngẩng mặt lên:

- Sau một năm chăm sóc những nạn nhân bệnh cùi ở Việt Nam, cháu Thuật trở lại Hoa Kỳ. Ban đầu, Thuật trốn tránh người yêu của nó và cuối cùng quyết định dứt khoát không còn liên lạc với nhau. Một thời gian sau, trên mặt cháu xuất hiện những mụn sưng đỏ. Tôi hỏi, nó lảng tránh, không trả lời. Dần dần cháu nó ít về nhà hơn. Cách đây một năm, cháu về Việt Nam ở lâu dài. Vừa rồi tôi nhận được thơ của nó.

Bà ngưng kể, lấy trong túi áo trao cho tôi một lá thư đã nhàu, nội dung khá ngắn gọn: “Có lẽ ý muốn của Chúa dành cho con một đời phải hy sinh phục vụ cho nhân sinh đang gánh chịu nỗi thống khổ của căn bệnh hiểm nghèo. Con rất thỏa lòng khi chính bàn tay mình thoa dịu được nỗi cô đơn của bao người bất hạnh. Tuần này ở trại cùi Quy Hòa thuộc tỉnh Bình Ðịnh. Tuần sau có thể ở làng phong cùi Ðồng Lệnh tận tỉnh Tuyên Quang để chăm sóc cho các bệnh nhân. Mong me xem con như được Chúa đón đi từ lúc mới lọt lòng.”

Chờ tôi đọc xong bức thư, bà tiếp :

- Khi hiểu ra thằng con đã mắc bệnh phong cùi, tôi đã khóc suốt đêm trường. Mỗi lần nghĩ đến nó là lòng tôi quặn thắt như đứt từng đoạn ruột, tê dại cả tâm hồn.

- Thưa bà, tôi lên tiếng an ủi : Có phải chăng đây là sự sắp đặt của Thượng Ðế? Theo tôi được biết bệnh phong cùi không dễ truyền nhiễm cho người chăm sóc khi đã ngăn ngừa đầy đủ, vả lại đã có thuốc điều trị tổng hợp từ thập niên 70 – 80. Thuốc tiêu diệt được vi khuẩn, giảm thiểu lây lan.

- Nhưng, thưa ông anh, bà mẹ của Thuật nhìn tôi không còn là ánh mắt một ni cô mà trở về với ánh mắt chuyên môn của một y tá viên điều dưỡng, nghề nghiệp của bà ngày xưa:

- Thuốc có thể chữa lành bệnh với đa hóa trị liệu nầy, nhưng không phục hồi được tổn thương của dây thần kinh làm biến dạng mặt, biến dạng bàn tay bàn chân. Ðó là những dấu tích mà con tôi phải chịu đau lòng, mang mặc cảm tủi nhục suốt đời của người mắc bệnh phong cùi !

Nói đến đây, bất chợt ni cô Diệu Ngọc ôm ngực chạy về hướng tịnh thất.

Tôi thật sự xót xa trước nỗi đau của người mẹ như đã nhận lãnh cơn đau của con trai mình. Riêng về Thuật, tôi cảm nhận được đức tin cao cả của chàng. Ðức tin đã vượt lên trên những ước vọng tầm thường mà người phàm đeo đuổi. Tôi tin rằng Chúa sẽ dẫn dắt cậu ấy đi trọn vẹn cuộc đời hạnh phúc sống vì tha nhân.

Chỉ biết ngậm ngùi, tôi đẩy cửa bước ra ngoài. Gió mỗi lúc mỗi mạnh thổi nghiêng ngả hàng cây trụi lá đứng chơ vơ hai bên đường. Cái băng giá ngoài trời làm tăng thêm nỗi u hoài trong tôi. Lê đôi chân nặng trĩu, tôi bước đi dưới bầu trời đang cơn bão tuyết. Từng mảnh tuyết hắt vào mặt tôi như những mảnh vỡ thủy tinh thay nhau cứa vào da thịt tôi rát buốt. Tôi vuốt mặt, tuyết tan ra nhơn nhớt trên đôi tay. Bất giác, tôi có cảm tưởng như máu và đất trộn lẫn nhầy nhụa trên tay tôi ngày nào đã vuốt mắt cho Mỹ khi xác anh nằm bất động trên bờ sông Côn. Tôi lau nhanh những giọt lệ đọng bờ mi trước khi bước lên chiếc xe bus cửa mở sẵn đợi chờ.


Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Dec/2022 lúc 3:13pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22139
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Dec/2022 lúc 12:55pm

Câu%20chuyện%20có%20thật%20về%20đằng%20sau%20ca%20khúc%20Hai%20Mùa%20Noel%20%28Đài%20Phương%20Trang%29%20-%20%20"Mùa%20Noel%20đó%20chúng%20ta%20quen%20bên%20giáo%20đường..."

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Dec/2022 lúc 12:59pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22139
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Dec/2022 lúc 8:34am

Làm Thế Nào Để Đương Đầu Với Nghịch Cảnh? 

The%20Most%20Beautiful%20Snow%20Storm%20—%20Gusto%20Design%20Studio

Cuộc đời luôn có những chuyện xảy ra không như mong đợi của mỗi người, nó gọi là nghịch cảnh. Gục ngã trước nghịch cảnh hay mạnh mẽ để vượt qua nó, đó là một sự lựa chọn. 

Khi còn đi học, nghịch cảnh đến với chúng ta có thể áp lực việc học hành, hoàn cảnh gia đình khó khăn, thất bại trong thi cử, khó khăn trong những mối quan hệ, căng thẳng với người thân. 

Khi lớn lên, nghịch cảnh đến với chúng ta từ công việc, tình yêu hôn nhân có thể không như mong đợi. Hoặc chúng ta thiếu đủ mọi thứ nguồn lực, chẳng hạn như thiếu tiền, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng, thiếu các mối quan hệ, thiếu cả những cơ hội để thành công. Và luôn là những chuyện không hay xảy đến với mình. 

Thế rồi, dần một ngày nào đó, bao lý tưởng thời trẻ của chúng ta sụp đổ. Không còn là bức tranh màu hồng trong tâm trí như thời đi học, cũng chẳng còn đâu là lý tưởng sống căng tràn với bao hoài bão như những tháng ngày mới ra đời bươn trải. Thống kê tâm lý chỉ ra rằng, ở sau tuổi 35, con người ta thường có hai xu hướng hoặc là rất thành công, hoặc là mắc kẹt dậm chân tại chỗ. Những người mắc kẹt, sau khi trải qua một số nghịch cảnh trong đời, sau nhiều lần thất bại te tua tơi tả, họ đánh mất niềm tin rằng bản thân có thể thành công, họ đánh mất niềm tin vào cuộc đời. Hiện tượng này gọi là khủng hoảng tuổi trung niên. Và từ đó, họ sống một cuộc đời an phận với bao trách nhiệm, nhưng khi đó là gánh nặng. Đó là gánh nặng cơm áo gạo tiền, công việc, gia đình, và đủ thứ chuyện không hay cứ xảy ra trong đời. Vậy làm thế nào để đương đầu với nghịch cảnh?

Bên cạnh năng lực cảm xúc (Emotional Intelligence), (Bạn đọc có thể đọc tại bài viết Vì sao giới trẻ Việt ngày càng khủng hoảng? https://tamly.blog/vi-sao-gioi-tre-viet-ngay-cang-gap-nhieu-khung-hoang/) càng ngày có càng nhiều kết luận chỉ ra thêm một chỉ số quan trọng giúp dẫn đến thành công. Chỉ số này liên quan nhiều đến khả năng vượt qua nghịch cảnh, đó chính là chỉ số vượt khó (Adversity Quotient). Đây là khả năng đương đầu với khó khăn, nghịch cảnh, khả năng phản ứng lại một cách tích cực trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời. 

Thế hệ 9x và 0x sau này – thế hệ được sinh ra trong điều kiện kinh tế tốt hơn, trong thời đại mà no đủ về ăn uống, thời đại sẵn sàng về giải trí, vui chơi và công nghệ thông tin. Điều đó cũng vô tình dẫn đến bất lợi cho việc nâng cao chỉ số vượt khó. Bởi lẽ, nếu sinh ra trong vất vả, khổ cực và nhiều nghịch cảnh từ nhỏ, thì sự thật là chỉ số vượt khó sẽ tốt hơn. Cho nên, đó cũng là lý do vì sao ngày nay các nhà tuyển dụng thường than phiền về sinh viên khi ra trường thường dễ bỏ cuộc, hay nhảy việc bởi vì không có khả năng thích nghi và chịu khổ trong công việc, dễ nản chí. Cũng như vậy, tỉ lệ li hôn ngày càng tăng cao là bởi vì họ cũng khó chấp nhận nhau và cùng nhau vượt qua được những sóng gió, thử thách trong gia đình và chuyện hôn nhân, nuôi dạy con nhiều hơn. Chưa kể, người nào không vượt qua được thì lại tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn khủng hoảng tuổi trung niên, và kết quả là cuộc đời họ chấp nhận an bài với sự thật là thiếu thốn và không hạnh phúc. 

Google giờ đây không còn ưu tiên tuyển dụng những bạn sinh viên GPA xuất sắc (chẳng hạn 4.0/4.0) nữa vì những người này thường tự cao, tự đại, ít lắng nghe, và bởi vì ở trường học – có thể vì sự thông minh, nên họ luôn gặp thành công và họ sẽ khó chấp nhận được thất bại. Nhưng thực tế khi đi làm, khó khăn và thất bại là điều đương nhiên, bởi sinh viên đều không được trang bị kỹ năng thực tế. Mà lúc đó, các công ty cần những người có khả năng chấp nhận thất bại, học cách đứng lên, và tiến về phía trước. Khả năng đó được gọi là chỉ số vượt khó. Không còn chạy theo những sinh viên tốt nghiệp có thành tích học tập, đây chính là cách mà công ty số 1 thế giới đang làm. Cho nên, giới trẻ ngày nay phải đối mặt với một thách thức lớn hơn trong việc nâng cao chỉ số vượt khó.

Jan.%2021-22,%202018:%20Blizzard%20Strikes%20Much%20of%20The%20Area,%20But%20With%20The%20Heaviest%20%20Snow%20Totals%20of%2010-14"%20North%20of%20I-80

Về cơ bản, chỉ số vượt khó là quá trình rèn luyện và tích lũy theo thời gian, năm tháng cùng các trải nghiệm. Nhưng có thể nói tóm lược trong hai cách đơn giản để rèn luyện – đặc biệt là dành cho các bạn trẻ. Một là về thể chất và hai là về tinh thần.

VỀ THỂ CHẤT: 

Khoa học về tâm lý chỉ ra mối tương quan sâu sắc giữa thể chất và não bộ. Não bộ con người có một vùng gọi là thùy đỉnh (Parietal lobe), quy định các chức năng về vận động, gọi là vận động tinh và vận động thô. Chẳng hạn như khả năng làm đồ thủ công, tỉ mẩn, khéo léo, may vá thêu thùa; hay khả năng vận động thể chất như chơi thể thao, chạy bộ, đá bóng, bóng rổ,… Khi khả năng vận động tinh và vận động thô được nâng lên, thông qua việc rèn luyện thể chất, nó kéo theo sức bền được tăng lên, và đặc biệt từ đó sức chịu đựng cũng được nâng lên. Khi đó, chỉ số vượt khó được gia tăng. 

Đó là lý do chứng minh vì sao những vận động viên thể thao chuyên nghiệp luôn là tấm gương lớn về ý chí, nghị lực. Là bởi vì họ phải trải qua quá trình rèn luyện thể lực, thể chất một cách nghiêm túc. Lúc đó họ rất dễ bỏ cuộc, và việc họ phải làm đó là không được bỏ cuộc. Đó cũng là lý do vì sao lực lượng quân đội, công an, đặc nhiệm luôn được yêu cầu gắt gao về thể lực. Lịch sử đã chứng minh rằng năm 2014, chỉ khoảng 1 tiểu đội đặc nhiệm SEAL, cũng đủ làm nên kỳ tích khi bất ngờ tiêu diệt trùm khủng bố Binladen ở ngay tại Pakistan mà nguyên đất nước Pakistan và hệ thống bảo vệ Biladen không hề hay biết. Để trở nên tinh nhuệ và tinh thần thép, những người lính SEAL luôn phải vượt qua các bài tập thể chất trong quá trình đào tạo như lăn lộn trên cát, bơi hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày, bơi trong biển có cá mập, ngụm lặn xuống bùn, … những thứ khiến cho họ chỉ muốn bỏ cuộc.

Cho nên, rèn luyện thể chất hàng ngày, 1 tuần 7 ngày, mỗi ngày 30 phút, là điều cực kỳ quan trọng, dù là bơi lội, hay chạy bộ, hay đến phòng tập gym. Song song với đó, thỉnh thoảng cũng nên đi phượt, đi đến nơi hoang vu, hoang dã, leo đồi lội suối, mệt một tí, vất một tí, để thể lực nâng cao.

VỀ TINH THẦN:

Ý chí được rèn luyện thông qua cách ta làm mọi việc. Cách bạn làm một việc quyết định cách bạn làm một việc. Cách bạn làm việc nhỏ quyết định cách bạn làm việc lớn. Để rèn luyện chỉ số vượt khó, hãy rèn luyện một thói quen là làm một thứ gì đó cho đến khi nó kết thúc hoàn toàn. Giới trẻ ngày nay dễ bỏ cuộc, nhất là khi vừa gặp khó khăn. Cho nên, các bạn trẻ còn lại, hãy làm điều ngược lại. Từ việc nhỏ nhất như đi học ở trên trường, hãy cố gắng ngồi cho hết giờ. Khi học một chương sách, hãy cố gắng học cho hết cả chương để hiểu nó như nào. Khi mua một quyển sách, hãy cố gắng đọc cho hết nó. Đang học ngành học nếu chán, nhưng đã lựa chọn rồi, hãy cố gắng kết thúc nó, luôn có một điều gì đó đáng giá để học. Nếu hợp tác kinh doanh chẳng hạn như kinh doanh hoa ngày 20-11, hãy hoàn thành dự án xong xuôi cho dù lỗ hay lãi, chứ đừng chỉ dừng lại ở mức ý tưởng hoặc đang làm thì xung đột nhóm nên bỏ cuộc. Khi đi làm, dù những việc nhỏ nhất, cũng hãy cố gắng hoàn thành đúng deadline. Ngay cả khi trễ deadline, dù bận dù mệt đến mấy cũng phải cố kết thúc nó. Đừng vội bỏ dỡ giữa chừng. Nếu đi làm, đừng tư tưởng nay nhảy chỗ nọ mai nhảy chỗ kia. Cũng đừng tư tưởng là việc nhẹ lương cao không cần trình độ, và càng nên bỏ tư tưởng dựa dẫm người thân. Hãy chọn môi trường khó, công việc thử thách, áp lực, căng thẳng. Mình còn trẻ, là lúc tốt nhất để mình va chạm cuộc đời, để cuộc đời tôi luyện mình rắn rỏi, mạnh mẽ. Bởi lẽ, còn trẻ, tài sản lớn nhất của một người đó là thời gian để có thể làm lại từ đầu nếu có thất bại.

NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÔNG CHẤP NHẬN THẤT BẠI 

Nếu có gặp khó khăn, thì hãy nhớ có nhiều con đường đi tới đích, không có con đường thẳng thì phải đi đường vòng. Nếu ngã thì từ từ đứng dậy, phủi chân phủi tay rồi tiếp tục đi tiếp. Dù đau mà đứng lên đi được còn hơn là dậm chân tại chỗ và ngồi khóc một mình. Thành công là kiên định tiến lên từng bước một. 

Edward có những trải nghiệm riêng của mình về thành công, về thất bại. Nhưng kể từ ngày viết cho Tâm lý ứng dụng, chưa bao giờ chia sẻ câu chuyện cá nhân, mà hãy kể về những người đã được lịch sử kiểm chứng. Người đàn ông trong câu chuyện dưới đây là một tấm gương về chỉ số vượt khó và khả năng vượt qua nghịch cảnh, ông ta có tên là Soichiro – một cái tên nhiều người không biết đến, nhưng di sản ông để lại cho đời thì chúng ta đều thấy mỗi ngày, thậm chí thấy nhiều, thấy liên tục. Ông chính là cha đẻ của tập đoàn Honda với cái tên đầy đủ: Soichiro Honda.

Giống như hầu hết các quốc gia khác, Nhật Bản cũng bị thiệt hại nặng nề bởi cuộc Đại suy thoái kinh tế trong thập niên 30 của thế kỷ 20. Năm 1938, khi vẫn còn tiếp tục đến trường, Soichiro Honda đã bắt đầu một xưởng chế tạo nhỏ, phát triển ý tưởng về vòng piston. Kế hoạch của ông là bán ý tưởng đó cho Toyota. Honda lao động vất vả ngày đêm, thậm chí ngủ luôn trong phân xưởng, với niềm tin mãnh liệt rằng ông có thể hoàn chỉnh thiết kế này và tạo ra một sản phẩm đáng giá. Lúc đó, Honda đã kết hôn, ông phải đem đồ nữ trang của vợ mình đi cầm để lấy vốn làm việc.

Cuối cùng, Soichiro Honda cũng hoàn thành vòng piston và có thể mang một mẫu thử đến cho Toyota, để rồi bị nói rằng tâm huyết của ông không đáp ứng tiêu chuẩn của họ! Soichiro trở về trường, thiết kế của ông bị các kỹ sư khác cười chế nhạo. Tuy nhiên, ông kiên quyết không từ bỏ. Thay vì chìm đắm vào thất bại, Soichiro Honda tiếp tục cố gắng để đạt được mục tiêu của mình. Thế rồi, sau 2 năm chật vật và thiết kế lại, ông đã giành được hợp đồng với Toyota. 

Lúc này, chính phủ Nhật Bản rục rịch chuẩn bị chiến tranh. Với hợp đồng trong tay, Soichiro Honda cần xây dựng một nhà máy để cấp hàng cho Toyota, nhưng vật liệu xây dựng lại vô cùng khan hiếm. Tuy nhiên, ông vẫn không từ bỏ! Ông đã phát minh ra quá trình làm bê tông, từ đó tự xây dựng nhà máy của mình. Và khi nhà máy được xây xong, Soichiro Honda đã sẵn sàng sản xuất, thì kết quả, nhà máy bị đánh bom đến hai lần. 

Do chiến tranh, thép trở nên xa xỉ, lúc này ông bắt đầu thu thập những can xăng thừa mà lính Mỹ vứt đi – hay theo cách gọi của ông là “những món quà từ Tổng thống Truman”. Chúng đã trở thành nguyên liệu thô mới để ông tái sản xuất. Nhưng rồi, nhà máy lại tiếp tục bị phá hủy bởi động đất.

Sau nhiều nghịch cảnh, nhưng ông ta không cháp nhận thất bại, và quyết tâm tìm cửa sinh trong cửa tử. Sau chiến tranh, xăng dầu cực kỳ thiếu thốn, vì vậy, người Nhật buộc phải đi bộ hay sử dụng xe đạp. Honda đã dựng nên một động cơ nhỏ và gắn nó vào xe đạp của mình. Hàng xóm của ông cũng muốn một cái, và dù Honda đã cố gắng, ông không thể tìm thấy nguyên vật liệu và không thể đáp ứng nhu cầu. Ông quyết tâm viết thư cho 18.000 chủ cửa hàng xe đạp và – bằng giọng điệu tràn đầy cảm hứng – nhờ họ giúp đỡ ông hồi sinh Nhật Bản. 5000 người đáp lại và ứng trước cho ông những khoản tiền nho nhỏ theo khả năng của mình để giúp Soichiro hoàn thiện động cơ tí hon dành cho xe đạp. 

Không may là, ban đầu các mô hình quá cồng kềnh, không thể làm việc tốt được. Vì vậy, Honda lại tiếp tục phát triển và chỉnh sửa. Cuối cùng, động cơ nhỏ mang tên “Siêu Cub” cũng thành hiện thực và phổ biến khắp Nhật Bản. Từ thành công này, Honda bắt đầu xuất khẩu động cơ xe đạp của mình sang châu Âu và châu Mỹ. Và rồi điều gì đến cũng phải đến, sự nỗ lực nào rồi cũng có ngày được đền đáp. Vào thập niên 70, nạn thiếu hụt khí đốt lại diễn ra – lần này là ở Mỹ. Người ta bắt đầu chuyển sang dùng xe hơi cỡ nhỏ, và Honda nhanh chóng nắm bắt trào lưu này. 

Giờ đây, ông đã là chuyên gia về thiết kế động cơ mini và có công ty riêng. Honda và nhân viên bắt đầu sản xuất những chiếc xe hơi tí xíu – chưa ai từng thấy loại xe nhỏ như vậy trước đây – và tạo nên một làn sóng thành công khác. Ngày nay, Tổng Công ty Honda – với trên 100.000 nhân viên ở Mỹ và Nhật Bản – là một trong những công ty về xe hơi lớn nhất trên thế giới. Honda thành công là bởi vì có một người đàn ông đã ra quyết định thực sự quyết tâm, hành động theo nó, và liên tục điều chỉnh khi cần thiết. Ông liên tục tiến về phía trước và không bao giờ để “thất bại” cản đường mình để rồi đã để lại một di sản lớn cho cuộc đời.


*Bài viết độc quyền tại Tâm lý học ứng dụng Edward 

Về tác giả: Edward

Về tâm lý, Edward yêu thích tâm lý học phương Tây và cả triết học phương Đông và đã theo đuổi tâm lý nhiều năm nay. Các bài viết của Edward chú trọng đến chất lượng hơn số lượng, bởi với Edward, người đọc không tiếc thời gian dài bỏ ra để đọc những bài viết giá trị, nhưng người đọc sẽ là không được tôn trọng nếu phí phạm thời gian bỏ ra cho những bài viết kém chất lượng. Ý thức được rằng những quan điểm, tư tưởng của mình có thể ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người cho nên Edward luôn chắt lọc, nghiên cứu, tìm tòi kỹ lưỡng và cẩn trọng trong những gì mình chia sẻ tới cộng đồng. Với hy vọng, những giá trị tốt, những kiến thức về tâm lý sẽ được lan tỏa ngày càng rộng càng tốt, giúp người Việt sống hạnh phúc hơn.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Dec/2022 lúc 9:22am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22139
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2022 lúc 10:48am

Người Bạn Bên Đường

P***engers%20Waiting%20At%20Bus%20Stop%20Public%20Transport%20Stock%20Photo,%20Picture%20And%20%20Royalty%20Free%20Image.%20Image%2077430252.

Từ lâu rồi tôi đã quen xem nó là người bạn thầm lặng của tôi, ở góc đường nơi gần đó có một trạm xe bus, mỗi tuần lễ tôi có 5 ngày, mỗi ngày có ít nhất 10 phút để gửi cho nó những tâm sự vẩn vơ của mình, khi không dễ tìm được ai đó biết nghe những điều mình muốn kể.

Mỗi buổi sáng bất cứ thời tiết nào, trạm xe bus này luôn luôn có một đám hành khách quen thuộc chờ xe đi làm, gần như đều biết mặt nhau và câu chào ngắn nhất là “Hi!” mỗi lần gặp. Theo thói quen, tôi thích ra khỏi nhà sớm hơn mười phút, đứng chờ xe mà cũng để tựa người vào gốc thông ven đường, gửi cho người bạn thầm lặng dễ thương vài điều suy nghĩ của mình trước những đổi thay của thời tiết, một biến động nào đó trong tâm hồn, hay những gì tôi bắt gặp trong đời sống xung quanh.

Những khuôn mặt hành khách thường xuyên gặp gỡ nhau trên một đoạn đường nào đó, bỗng làm cho mọi người dễ gần gũi nhau hơn, hôm nào vắng cũng cảm thấy hơi thắc mắc. Người ta có thể làm bạn với nhau từ những chuyện nhỏ nhặt như vậy. Isabel sau này là bạn đồng hành với tôi trên một quãng đường, và ngay cả Bob, ông tài xế da đen tôi tưởng là rất khó thương kia cũng có một tâm hồn dễ thương hơn màu da của ông nhiều lắm.

Tôi có thói quen đêm nào cũng đọc sách trước khi ngủ, hôm ấy khi mò đến cái kính thì không biết là mình đã đánh rơi ở đâu. Tôi nghĩ đến chuyện hôm sau phải đi mua cặp kính khác, nhưng sáng hôm sau khi lên xe, ông tài xế sau khi bấm thẻ, đã giơ ra trước mặt tôi cái bao kính màu nâu. Thật ngạc nhiên, thì ra ông tuy có vẻ lầm lì như không thèm biết những khách quen đi xe mỗi ngày, vẫn chưa hẳn là người không tử tế. Đứa bé gái chưa đầy năm rất bụ bẫm được mẹ bế tới nhà trẻ trước khi đi làm, ngày nào cũng nhoẻn miệng cười có vài chiếc răng sữa trắng nõn với những người hành khách ngồi gần mẹ nó, nụ cười trẻ thơ rất hồn nhiên như ly cà phê nóng, như chiếc “donut” tươm đầy mật gửi cho những người xung quanh một chút vui tươi, an bình cho một ngày vật lộn vì sinh kế.

Tối qua trời lạnh, gió rền rĩ trong những vòm cây trong vườn, gió gào thét trên mái nhà rồi luồn vào mái hiên, khiến tôi nghĩ đến cái tổ chim sẻ bằng cỏ khô, vẫn liếp chiếp mượn mái hiên nhà tôi làm tổ ấm. Trời rét, gió thổi rung bần bật những thân cây trong vườn, chắc người bạn thầm lặng là cây thông bên đường của tôi cũng quằn quại chống trả với cơn gió mùa đông khắc nghiệt. Sáng nay gió đã rủ nhau đi xa, trời lại yên tĩnh với cái rét ngọt luồn vào xương tủy. Đứng nép sau gốc thông là ông già râu bạc, người khách quen của chuyến xe bus, mỉm cười chào tôi, cả khuôn mặt trốn kỹ trong chiếc mũ len chỉ thò ra đôi mắt, cái miệng có chòm râu bạc. Ngày nào ông cũng đợi chuyến xe đi vào “down town”, chẳng biết ông làm gì nhưng rồi có một ngày tôi cũng biết, khi bắt gặp ông với tấm bảng giấy đứng bên lề đường, giữa dòng xe cộ qua lại đông đúc. Hóa ra ông là một người “homeless” sống ở dưới cái gầm cầu nằm trong khu ngoại ô ít xe qua lại, tôi đã nhìn thấy ông ở một góc đường trong “down town”, với mảnh giấy carton viết xiên xẹo mấy dòng chữ.

Mỗi sáng ông chịu khó đón xe đi vào một nơi không ai biết ông là ai, để trốn tránh một hiện tại đau khổ. Không một mái nhà, không gia đình,  hình như có hôm đi dạo quanh khu nhà, tôi đã nhìn thấy một người homless sống dưới gầm cầu, che chắn kỹ lưỡng chỗ ngủ của mình bằng những mảnh thùng cứng chất xung quanh một cái xe lấy ở khu chợ nào đó. Không hiểu có phải ông già râu bạc đã chui từ dưới gầm cầu lên để nhập vào đám hành khách mỗi ngày trên chuyến xe lúc bảy giờ sáng.

Ông thường ngồi ở hàng ghế phía sau con bé con chưa đầy năm, để được nhìn ánh mắt trong veo và cái miệng toe toét cười của nó dành cho ông. Con bé thỉnh thoảng nhoai người xuống để cười với ông, giơ bàn tay bụ bẫm bé xíu ra như muốn nắm lấy ngón tay thô kệch của người đàn ông nghèo khổ đang ngoắc ngoắc nó, nhưng ông không bao giờ dám chạm vào bàn tay non nớt của đứa bé thiên thần, chỉ vì đâu đó có một khoảng cách mà ông tự cảm thấy toát ra trong đôi mắt của mọi người xung quanh.

Năm nào tôi cũng nhận được nhiều tấm thiệp Giáng Sinh, hình ảnh và màu sắc tươi vui từ bằng hữu xa gần gửi đến, kèm theo những lời chúc tuyệt vời cho mùa Lễ đẹp nhất trong năm. Tôi nghĩ đến ông già râu bạc, đến người con gái Mễ Tây Cơ hay bấm chuông cho tôi xuống khi xe sắp đến trạm, người mẹ bế đứa con thơ, bà Mary hay ngồi ở hàng ghế đầu cạnh cửa đi lên đi xuống, hay người tài xế da đen quen thuộc trên chuyến xe quen mỗi ngày. Sáng hôm đó trước khi lên xe, tôi đã hỏi thầm điều đó với người bạn thầm lặng của mình, nghe tiếng reo vi vu trong gió, chắc chắn là đã đồng cảm về dự định của tôi trong mùa Giáng Sinh năm nay, đó là chuyện sao không gửi cho những người bạn mỗi ngày của mình một tấm thiệp Giáng Sinh đơn sơ mua ở một tiệm 99 cents phía bên kia đường, với câu chúc đẹp nhất trong mùa Giáng Sinh.

Vài ngày trước lễ Giáng Sinh, những tấm thiệp đã được tôi gửi đến từng người bạn đồng hành thân thiết của tôi trên chuyến xe buổi sáng, tôi nhận thấy nét hân hoan cảm động trên khuôn mặt mỗi người, và nụ cười với hàm rắng trắng bóng của người tài xế da đen bỗng dễ thương hơn, ông ta đang huýt sáo một bản nhạc giáng sinh có âm điệu vui tươi. Ông già râu bạc vẫn nháy mắt cười với đứa bé nằm trong nôi, con bé hôm ấy được mẹ quấn thêm lớp chăn mới rất ấm. Ông có vẻ xúc động khi nhận tấm thiệp giáng sinh của tôi, hàm râu bạc rung rung khi đôi môi muốn nhếch một nụ cười mà lại méo xệch đi vì cảm động, rồi khi nhìn thấy tờ giấy mười đồng tôi gấp nhỏ trong lòng tấm thiệp, dường như đôi mắt ông mờ đi dưới màn lệ mỏng. Dù không nói ra nhưng chắc ông đã hiểu hết tâm tình của tôi khi gửi đến ông món quà nhỏ bé ấy, như cây thông bên đường, người bạn thầm lặng của tôi, tôi chỉ âm thầm kể cho nó nghe những gì ấp ủ trong lòng mình, rồi khi gió reo vi vu những cung đàn êm ái từ ngọn thông xanh, đấy có phải là câu trả lời dịu dàng nhất mà tôi nhận được.

The%20Old%20Christmas%20Church,%201000%20Pieces,%20SunsOut%20|%20Puzzle%20Warehouse

Buổi chiều trước tuần lễ Giáng Sinh, tôi trở về nhà với một nỗi buồn ngổn ngang nặng trĩu trong lòng. Bao giờ cũng thế, những buổi chiều đông nhạt nhòa ẩm lạnh cũng làm tâm hồn gây gây một nỗi buồn không duyên cớ. Đi ngang ngôi nhà thờ nhỏ đã thấy người ta giăng đèn sáng trưng, chỉ một màu trắng lung linh trên cây thánh giá. Vẳng trong chiều tà là tiếng chuông trong trẻo vang lên trong ngôi giáo đường thơm mùi gỗ thông, gợi cho tôi nhớ đến những mùa Giáng Sinh thời trẻ tuổi. Bên này đường, người bạn dễ thương của tôi vẫn lặng lẽ trong bóng tối của buổi chiều tà, khi đi qua tôi không bao giờ quên sờ vào thân gỗ xần xùi của nó, một mảnh vỏ bé xíu rơi vào tay tôi để lại một mùi thơm hăng hắc mà dễ chịu vô cùng. Tôi nhìn lên ngọn thông, chào nó và đi về nhà với mùi hương của miếng vỏ thông còn vương trên những ngón tay, như ngày xưa thời hoa mộng, mùi hương của buổi hẹn hò vẫn còn vương vấn trong lòng người thiếu nữ.

Sáng nay, trước khi lên xe tôi đã đứng chờ khá lâu nơi gốc thông ven đường, không thấy ông già râu bạc chờ xe như thường lệ, tự nhiên tôi lại băn khoăn chờ đợi. Bà Mary đã nghỉ sớm để sửa soạn nhà cửa mừng lễ Giáng Sinh với đứa con ở xa về, chuyến xe hôm đó chỉ có cô bé Mễ Tây Cơ luôn miệng kể chuyện, người phụ nữ trẻ vẫn bế đứa bé gái lên xe đúng giờ, rồi khi xe sắp chạy mà vẫn chưa thấy bóng ông già râu bạc. Isabel nhanh miệng tỏ ý thắc mắc về người bạn đồng hành già nhất đã vắng mặt trong chuyến xe, rồi lại quên ngay khi quay sang hỏi tôi về cách nấu món “soup” phở mà cô đã thưởng thức một lần ở quán ăn Việt Nam.

Buổi tối về nhà trong căn phòng ấm áp, cây thông nhỏ ở góc bàn vẫn thi nhau chớp lên những tia sáng nhiều màu thật đẹp, hắt lên khuôn mặt xinh xắn của con búp bê tật nguyền đứng trong tủ sách một vẻ đẹp huyền ảo. Con búp bê tật nguyền mà tôi luôn mang theo đời mình từng chặng đường đời, vẫn là một kỷ niệm Tình yêu Giáng Sinh đẹp nhất trong đời tôi. Mỗi năm, gần bốn mươi năm rồi nhỉ, năm nào tôi có lúc như một đứa trẻ con, say sưa may cho con búp bê tật nguyền một cái váy đẹp, thắt một cái nơ cùng màu áo lên mái tóc xác xơ của nó. Ngày xưa con búp bê xinh đẹp như một thiếu nữ tuổi mười lăm, lành lặn và duyên dáng trong bàn tay của tôi ở tuổi hai mươi, đã bị mấy đứa trẻ con nghịch ngợm dành giựt đến nỗi một chân của nó bị kéo lìa ra và không còn trở lại được tình trạng cũ. Nó vẫn đứng đó với khuôn mặt kiều diễm không bao giờ thay đổi, đôi mắt to và hàng mi cong nhìn tôi như thuở ban đầu. Con búp bê vẫn thế, chỉ khác là cái chân bị tật nguyền nên dáng đứng hơi lệch lạc, còn tôi, tôi không phải tôi của những năm tháng cũ.

Ôi kỷ niệm! Dường như con người hay mang theo trong đời mình những kỷ niệm, mặc dù kỷ niệm đẹp nhưng với thời gian bao giờ cũng trở thành kỷ niệm buồn. Tôi cũng không vượt qua được điều đó dù tiếng chuông trong trẻo mùa Giáng Sinh của hiện tại, vẫn gieo vào lòng tôi nỗi khắc khoải sầu muộn. Tôi vẫn chỉ kể cho người bạn thầm lặng bên đường toàn những nỗi buồn vu vơ, để rồi nghe tiếng lá reo trên khoảng trời mênh mông, tôi nhận lại làm niềm vui mỗi ngày của đời mình. Dưới gốc thông ấy có bao nhiêu người dừng chân ở đó, họ có bao giờ nghĩ nó như một người bạn thầm lặng bên đường? Ông già cựu chiến binh râu bạc vào mùa Đông cũng hay nép vào đó trốn gió, có khi nào ông cảm nhận được sự chia xẻ của nó qua tiếng lá reo trên khoảng không bát ngát?

Đêm đã khuya mà tôi vẫn trằn trọc khó ngủ, cảm thấy thiêu thiếu một điều gì trong khoảng không gian quạnh vắng. Tôi nghĩ đến những bản nhạc Giáng Sinh qua tiếng đàn của Clayderman, trong cái CD người bạn gửi tặng. Tiếng đàn dương cầm của người nhạc sĩ tài ba lan lan, bồng bềnh theo giấc ngủ, ở đó có một mùa Giáng Sinh và những bức tượng Thánh trong ngôi giáo đường xa tít tắp, lâu lắm rồi tôi đã bỏ quên trong ký ức. Tôi còn hình dung ra khuôn mặt say sưa của người nhạc sĩ và đôi tay của ông đang lướt trên phím đàn, đêm trôi đi như một dòng sông. Tiếng dương cầm của Clayderman dìu dặt thánh thót đưa những cung bậc của âm nhạc trong đêm khuya làm tim tôi chảy ra những giọt lệ…

Buổi sáng tôi dậy sớm, dù đêm ngủ không ngon giấc, lại nghĩ đến người đàn ông râu bạc hôm qua không thấy đón xe đi về down town, làm người hành khất đứng bên lề đường với tấm carton viết lộn xộn những hàng chữ. Ông ta có đau ốm gì không, cuộn mình trong cái túi ngủ dưới gầm cầu có đủ ấm trong mùa đông, những mảnh thùng giấy có đủ sức che được những hạt mưa và gió lạnh lùa vào tấm thân khốn khổ của kiếp không nhà? Bao nhiêu câu hỏi cứ chờn vờn trong óc tôi với một sự so sánh đơn giản thế nào là hạnh phúc và không hạnh phúc. Tôi định rằng sáng nay, một buổi sáng áp lễ Giáng Sinh, tôi sẽ đón xe sớm hơn bình thường để thủ thỉ với người bạn bên đường nỗi trăn trở của mình, và cũng muốn biết hôm nay ông già râu bạc có đến trốn gió sau cây thông để đi “down town” như mọi ngày không?

Buổi sáng áp lễ Giáng Sinh năm nay tự nhiên trời ấm áp và ít gió, thật là một điều may mắn hạnh phúc cho ông già râu bạc ở gầm cầu. Tôi linh tính như ngày hôm nay mọi điều đều tốt đẹp hơn cho mình, kể cả cây thông bên góc đường gần trạm xe bus. Đúng như tôi nghĩ, ông già râu bạc đã lấp ló đứng sau gốc thông, thấy tôi đi tới ông toe miệng còn vài chiếc răng sún ra cười, và điều ngạc nhiên hơn cả là nơi gốc thông, có một vòng nơ quấn quanh gốc cây, lại thêm chùm trái châu lóng lánh bạc gắn lên chiếc nơ đỏ. Món quà Giáng Sinh mà ông già râu bạc nghèo khổ đã mang đến cho người bạn bên đường, cây thông của chúng tôi, tôi bỗng chợt nhận ra hạnh phúc là niềm vui mà mọi loài có thể chia cho nhau lại từ những nhỏ nhoi nhất.

Nguyên Nhung   


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Dec/2022 lúc 10:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22139
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2022 lúc 2:53pm

Sức mạnh của Mỹ không phải chỉ nằm ở mấy chiếc hàng không mẫu hạm hay phi đạn Tomahawk mà nó còn nằm ở chổ:
 1-Ở chổ dù mồm bạn đang chửi Mỹ xoen xoét nhưng tay bạn vẫn thích bấm cái phone do Mỹ làm ra, mắt vẫn thích lướt Fb do người Mỹ viết mà thành, đít vẫn thích ngồi xe hơi do Mỹ chế, hay bay trên máy bay là thứ cũng do người Mỹ phát minh để chu du khắp bốn phương trời.
 2- Nó nằm ở chổ dù bạn có lôi tổng thống Mỹ ra mà chửi cha mắng mẹ cũng chẳng người Mỹ nào quan tâm, chẳng ai thèm đến nhà kiếm bạn để hăm he trả thù, và con cái của bạn vẫn cứ đường hoàng đến Mỹ ăn học mà chẳng có ai làm khó dễ chúng điều gì.
 3- Nó nằm ở chổ khi các nước bị Mỹ đến Xâm Lược như Tây Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc thì đều trở nên phồn thịnh và văn minh, còn các nước được Liên Xô hay Trung Quốc đến Giải Phóng như Đông Âu hay Tây Tạng thì hổng đổ máu cũng bầm mình.
 4- Nó nằm ở chổ chính kẻ thù của Mỹ cũng cảm thấy chỉ có Mỹ là nơi an toàn để nương thân mỗi khi bị đồng chí của mình hãm hại. Ngay cả cố tổng bí thư Liên Xô một thời lừng lẫy Khruschchev mà rồi con trai ông ấy cũng có được yên thân ở Liên Xô đâu, cũng phải chạy sang Mỹ mà áp tay lên ngực để chào lá cờ hoa một thời cha ông mình chửi rủa.
 5- Nó nằm ở chổ nếu như hôm trước bạn còn xuống đường hò hét chửi Mỹ như thể bạn thù nước Mỹ không đội trời chung thì hôm sau bạn vẫn sẽ vứt hết tất cả để đi Mỹ nếu như bạn được cấp một chiếc thẻ xanh.
 Tôi đã thấy rồi, tôi đã thấy có người chửi Mỹ xoen xoét khi còn ở Việt Nam nhưng rồi cũng rất hồ hởi khi được có mặt ở cái xứ tư bản giãy chết này dù nói chuyện vẫn còn cố vớt vát " đi là vì tương lai của các con thôi".
 Tôi đã thấy rồi, tôi đã thấy có người chửi Mỹ xoen xoét khi đã sang đây rằng "ở Mỹ cực như chó" nhưng lại cứ ráng ở lại chịu cực mà chẳng thấy quay về.
 6- Sức mạnh của Mỹ nó nằm ở chổ nó là cái nơi thu hút con người ở khắp mọi miền trên thế giới đổ về, chứ không phải là cái nơi mà ai cũng muốn bằng mọi giá phải dứt áo từ bỏ. Nó không ràng buộc ai phải ở lại nhưng chẳng ai tự nguyện ra đi.
- 7- Sức mạnh của Mỹ nó nằm ở chổ 4 người đàn ông lực lưỡng chung tay khiêng cái nón nhẹ hều một cách trang nghiêm để tôn trọng người quá cố, dù rằng người quá cố đó từng là một đối thủ. Chứ không phải đưa hài cốt của đồng đội mình về trong một cái túi xách đàn bà.
- Các nhà bồi bút ở Việt Nam hãy thôi chỉ nhìn vào mấy trái tên lửa rồi cố hạ thấp sức mạnh của Mỹ và nâng bi sức mạnh của Nga hay Tàu làm gì.
-Bởi Mỹ có những điều mà hai xứ này cả trăm năm nữa cũng chưa chắc có, Mỹ có một nền dân chủ đã 242 năm.
- Còn Nga và Tàu? ngoài độc tài và súng đạn thì họ còn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22139
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2022 lúc 9:03am

Càng Trầm Lặng Càng Bản Lĩnh


Những người trầm lặng thường là người ít nói nghe nhiều, biết rõ giới hạn của mình ở đâu, cũng hiểu rõ bản thân cần làm gì để trở nên mạnh mẽ hơn từng ngày.

Trong đám đông, người nào càng im lặng, thường lại là người có thực lực rất cao; càng hiểu cách sống độc lập, càng là người có bản lĩnh; người càng lợi hại, càng biết sống khiêm tốn.

Người trầm lặng, biểu hiện bên ngoài không có gì nổi bật, nhưng nội tâm lại vô cùng mạnh mẽ và phong phú, khiến người ta có cảm giác không dễ bắt nạt. Chỉ cần một ánh mắt của người đó, cũng đủ khiến bạn nhận rõ họ không hề tầm thường chút nào.

Người trầm lặng, tuy không hay bàn luận, nhưng thực chất trong lòng họ, đã có hàng ngàn lập luận để đánh bại những tiếng bàn tán ồn ào của đối phương. Nhìn qua có vẻ thờ ơ, nhưng thực tại họ đang tập trung quan sát tỉ mỉ vấn đề. Mọi người cho rằng họ không có chí cầu tiến, nhưng chẳng ai biết họ chỉ đang điệu thấp bản thân, tìm thời cơ mà hành động.

Một khi họ tìm thấy cơ hội phù hợp với mình, họ nhất định sẽ tránh đi những tiếng ồn vô vị xung quanh, gia nhập vào vòng cơ hội mà hành động, khiêm tốn nhưng không hèn nhát, tự chủ mọi vấn đề.

Theo sự gia tăng của tuổi tác, con người ta càng ngày càng trở nên thích sống trầm lặng hơn, nội tâm lắng động nhiều kinh nghiệm phong phú, tâm tính dần tĩnh lặng và muốn tìm đến cuộc sống bình yên, dần dần thoát li sự bốc đồng thuở thiếu thời.

Im lặng là phương thức tốt nhất khi sống độc lập. Trong yên tĩnh, ta có thể suy nghĩ, nhìn thấu vấn đề, khiến bản thân có thêm nhiều tự tin đối mặt với những vấn đề trong xã hội.

Im lặng là thời gian tốt nhất để chúng ta tự giao tiếp với thế giới nội tâm của bản thân, tìm hiểu chính mình. Bởi vì chỉ khi chúng ta có thể hiểu rõ chính mình muốn gì và có gì, chúng ta mới có thể làm tốt mọi việc.

Khi đang ở trong hoàn cảnh thuận lợi, đừng quá phấn khích mà quên đi những việc cần phải làm, duy trì một góc nhỏ yên tĩnh cho tâm thức, để chúng ta có thể giữ vững sự tỉnh táo và sáng suốt trong mọi hành động. Quá đắc ý chỉ khiến tiểu nhân đố kị, sinh ra thêm một đối thủ không đáng có.

Trong nghịch cảnh thì sao? Đó là nấm mồ của kẻ yếu nhưng lại là nấc thang cho kẻ mạnh. Làm người trầm lặng, hãy cho bản thân thời gian cá nhân riêng để tiêu hóa vấn đề, không thụ động chờ việc qua, cũng không lười biếng hay suy sụp tinh thần. Cách giải quyết tốt nhất chính là bản thân hãy can đảm đối mặt với nó, tìm ra cách giải quyết triệt để nhất.

Cuộc sống yên tĩnh và cô độc luôn là bước đường trưởng thành khó tránh khỏi trong cuộc đời mỗi người, đừng vì những tham muốn sai trái mà đánh mất bản thân.

Chỉ khi bạn ở một mình, cơ thể mới có thể thoải mái thư giãn, cảm nhận hạnh phúc và bình yên nơi tâm. Muốn hạnh phúc, khi sống đừng đòi hỏi quá nhiều!

Trong cuộc sống hiện nay, có quá nhiều người vì để có cuộc sống sung túc mà bận rộn tối mặt từ rạng sáng đến giữa đêm, không có chút thời gian riêng tư nào cho bản thân yên tĩnh và suy ngẫm, hay cảm thụ về thế giới này.

Mà khi tâm một người không tịnh, dù cơ hội có đến đi nữa, cũng chỉ khiến họ cảm thấy sợ hãi và cô đơn bất tận. Loại yên tĩnh này không còn là khoảnh khắc đem lại niềm vui và an ổn cho tâm trí nữa, mà chỉ là những nỗi đau và sự trống rỗng.

Trầm lặng chỉ có lợi khi trái tim bạn được an ổn, đôi mắt nhắm lại và thấy thế giới tươi đẹp của riêng mình, chứ không phải sầu muộn vì nhìn thấy một sấp hồ sơ dày cộm, bao nhiêu giấy tờ chưa xử lí, giấy báo tiền điện nước hay học phí cho con...

Trầm lặng lúc này như khi bạn ngồi thiền định trong yoga, nó giúp bạn xóa tan đi áng mây mù trong cuộc sống, để tâm hồn bạn được du hành và thanh thản, để tương tác với trái tim và tìm hiểu suy nghĩ chân thực của lòng mình, để cuộc đời đi đúng hướng.

Hãy gác lại những phiền muộn của cuộc sống, lắng nghe tiếng nói trong tâm hồn bạn và trò chuyện với nó, để sống cuộc đời trầm lặng chất lượng cao!

Một người có nội tâm càng yên tĩnh, càng có thực lực, làm việc gì cũng dễ thành công. Hơn nữa, nội tâm cũng rất kiên cường, không vì những lời phiến diện bên ngoài mà dễ dàng gục ngã.

Nếu gặp sự cố lại còn hoang mang, sẽ khiến vấn đề chỉ thêm tồi tệ hơn. Tập cách kiềm chế cảm xúc, hít thở sâu, bình tĩnh lại, dành vài phút để ở một mình, suy nghĩ về vấn đề. Nhất định kết quả bạn nhận được sẽ tốt hơn nhiều lúc ban đầu.

Những người trầm lặng thường là người thích ít nói nghe nhiều, biết rõ giới hạn của mình ở đâu, cũng hiểu rõ bản thân cần nên làm gì để trở nên mạnh mẽ hơn từng ngày.

Khi cơ thể được đồng nhất với tâm trí, trở nên yên tĩnh, dù chỉ trong chốc lát đi nữa, nó vẫn sẽ đem đến cho cơ thể bạn một loại sức mạnh quý giá, khiến bản thân nhìn rõ bản thân, cũng khiến bản thân nhìn rõ thế giới. Làm việc thoải mái, có tinh thần, đem lại năng suất cao cho công việc.

Trong cuộc sống, bất kể bạn gặp khó khăn gì đi nữa, chỉ cần bạn biết cách bình tâm lại, mỗi vấn đề khó khăn đều được giải quyết từng cái một. Và bạn, cũng có thể tìm ra cách tốt nhất để loại bỏ những cản trở xấu đó.

Cuộc sống không hề dễ dàng chút nào, nếu khi còn nhỏ cảm thấy thế giới quá tốt đẹp, hãy cảm ơn cha mẹ bạn đã bảo bọc bạn quá tốt. Còn bây giờ khi đã trưởng thành, hãy tập sống trầm lặng.

Trên đường đời, khó khăn chỉ có thể quật ngã một người khi tâm họ rối loạn, không còn động lực và cố gắng. Chính vì thế, đừng để phiền não hủy hoại bản thân, giữ tâm luôn bình tĩnh ở mọi lúc mọi nơi mới là điều đáng quý nhất.


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22139
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2022 lúc 4:37am

Đong Tấm Lòng 


Bà mẹ kể ngày xưa dì Chín nghèo nhứt gánh mình. Áng chừng còn ba tháng nữa tới đám giỗ bên nhà ngoại, Chín đi mua chục vịt con về nuôi.

Vịt của Chín lớn lên không nhờ hột lúa nào (thứ đó dành cho bốn miệng người trong nhà còn không đủ), dì nuôi chúng bằng cám trộn bèo, cuối chiều có thêm mớ ốc bươu vàng tách vỏ bằm nhỏ.

Đúng giỗ dì bắt cặp vịt xách về, cúng ông ngoại cái món ông ưa nhứt hồi còn sống; vịt luộc chấm mắm gừng.

Có năm vịt còi vì ăn không đủ sức, lườn bén lẹm tóp khố.

Có năm gió độc làm cả bầy lăn ra chết hết, Chín đi câu cá lóc mang về cúng.

Và những gì Chín đem qua làm giỗ, ai cũng nâng niu cảm động.

Con cá lóc với cái măng tre ấy cũng có giá trị ngang bằng với con heo quay cậu Hai chở từ ngoài chợ vô.

Với một gia đình đông con, tứ tán khắp nơi, đám giỗ ông ngoại là bữa tiệc huy hoàng.

Hình dung linh hồn ông ăn hết từng ấy món, chắc lặc lè bay không nổi. Dọn mâm cúng đã thấy chóng mặt, ai cũng đem theo những thứ ngon nhất trong vườn nhà mình. Biết Chín có măng tre đầu mùa, mẹ mua giò heo, vậy là thành một món ngon. Không ai, kể cả Chín phải thấy tủi thân vì đã cúng ông già bằng những thứ còm nhom rẻ rề. Chẳng ai so đo chuyện nhiều ít, mà cũng không so đo được. Như Chín, làm sao tính được công đi bắt ốc vớt bèo nụm nịu nuôi bầy vịt, công xa xót khi chuột cống xông vào chuồng cắn cổ chết mấy con, công dầm mình đi cắm câu, đặt trúm.

Bà mẹ nói hồi xưa đám giỗ vui, giàu nghèo đề huề không khoảng cách. Ai đem gì về cúng cũng không quan trọng bằng đủ mặt. Đám giỗ giữa năm nhưng ngay từ Tết đã hẹn nhau về. Diễn ra chỉ hai ngày nhưng giỗ đã được nhen lên trong mỗi đứa con từ vài ba tháng trước. Người này trồng khóm, gieo cải sao cho ngay dịp giỗ đó là có rau trái lứa đầu, người kia để dành thứ nếp dẻo thơm gói bánh, cậu Út thì tự mình làm men, nấu rượu, cái thứ rượu trắng chưng đi cất lại để đám đàn ông uống không nhức đầu.

Hồi xưa đám giỗ vui, bà mẹ bần thần nói hoài. Khi đó Chín đã ra về. Nhắn Chín qua nhà là để cho dì ít tiền về đám giỗ ngoại. Bây giờ không cần nuôi vịt xách qua vì cậu nói không cần. Xóm mình đám giỗ, thôi nôi hay đầy tháng cũng bằng tiền tuốt. Đi bằng tiền gọn gàng và dễ dàng để nấu nướng những món đã tính trước.

Nhưng tiền thì đong đo được, bằng mắt thường. Nó làm tổn thương Chín, người sớm mai oằn vai gánh rau đi chợ, gánh thêm ông chồng hen suyễn với bầy con đông. Giỗ năm ngoái Chín líu ríu đưa cậu em năm chục ngàn, sau nghe mợ bĩu môi, thời buổi tiền mất giá chỉ nhiêu đó có mua được gì, không thấm tháp vô đâu.

Ngoài chợ người ta đi đám cưới nhà hàng tệ lắm cũng phải ba trăm rồi.

Đám tiệc hiển nhiên là không nói tới, dân xóm Chiếc thăm bệnh, cúng chùa cũng bằng tiền, chẳng cần bày vẽ bỏ bao thơ. Lì xì Tết trẻ con so đo ngay lộc người này nhiều hơn người trước. Dúi cho Chín ít tiền, bà mẹ biết không có nghĩa là đứa em gái mình không tổn thương. Bồn chồn rờ nắn cái túi áo bà ba mỏng dính, Chín nói giỗ năm sau có khi em không về.

Chung quanh người ta nhìn nhau, đo tấm lòng nhau bằng những mệnh giá của tờ giấy lạnh, Chín tránh làm sao khỏi xây xước. Vài nhà trong xóm còn vay nợ để đi đám được rỡ ràng mày mặt, cũng giống có quãng vay mượn mua dàn karaoke hoành tráng hơn nhà bên. Như có những cơn sóng thực dụng vô hình cứ vỗ mãi vào bờ xóm Chiếc, làm long lở cái gọi là tình nghĩa.

Con sông chảy xiết qua xóm Chiếc mang theo gì trong lòng nó, chỉ nó biết.


Nguyễn Ngọc Tư 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22139
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Dec/2022 lúc 12:47pm

Hai Ngõ Đạo Đời


Hòa%20thượng,%20Ni%20cô,%20Cư%20sĩ%20là%20gì?

Đây là chuyện thật, Người nam ( Ân) sang Mỹ nhưng không lấy vợ vừa  chết hồi tháng 5 năm 2022

Tôi thương 2 bạn có một mối tình duy nhất mang xuống tuyền đài, nên tôi viết lại cho nhiều người đọc và suy gẫm
HTL

Vào năm 1940 quân Nhật đã tràn vào Đông Dương và ngự trị Saigòn, nên hằng ngày máy bay Mỹ liên tục oanh tạc, nhiều khu phố sụp đổ tan tành. Thương vong không ít. Nhiều người đem gia đình tản cư về quê. Gia đình tôi cũng ở trong trường hợp đó, chỉ có ông ngoại và dì Út tôi ở lại trông nhà. Lúc đầu ở ngay quận Đức Hòa, nhưng vào tháng 11 năm 1945 quân Pháp đánh chiếm Hốc Môn Củ Chi và kiểm soát quốc lộ 1, đám Việt Minh ở Đức Hòa ra lịnh sơ tán vào vùng sâu. Dân chúng gồng gánh chay vào khu Gò Sao , Rạch Nhum có gia đình chạy tuốt và mật khu Rừng Thơm phải bị chết chốc vì Tây oanh tạc, gia đinh tôi ngừng lại xóm Trại Bí xã Hiệp Hòa. Vào đầu năm 1946 Việt Minh rất tàn bạo họ giết đạo Cao Đài, giết các ông hội đồng, cả người trong ban hội tề xã., đốt nhà và cướp tài sản! Lúc đó thật kinh hoàng, cha tôi trước là công chức sở Công chánh nên ông sợ lắm, một đêm ông bỏ nhá lẫn qua đường Hốc Môn vào Sai gon. Thời gian sau nửa, đêm khuya má tôi dẫn chúng tôi lẫn trốn qua Củ Chi , theo quốc lộ 1 về Phú Nhuận ở nhà Ông ngoại tôi. Bây giờ tôi bắt đầu đi học lại, đã !0 tuổi rồi mà mới được học lớp hai chung lớp với mấy bạn ở bảy tuổi .May quá trong xóm gần nhà có anh bạn tên Ân cùng hoàn cảnh hồi cư như tôi, lớn đầu mà học trễ! Trường chúng tôi học rất xa, vùng Phú Nhuận chỉ có một trường Sơ Học , gồm có 3

lớp ( 1,2,3 lúc đó gọi là lớp 5 , lớp tư và lớp3 dạy nhiều tiếng Pháp) ,gọi là trường Tổng, tọa lạc khu Tổng Tham Mưu. Hai chúng tôi rất chăm học , vì cậu Mười tôi cứ hăm he rằng : hai đứa bây phải gắng lên lớp luôn, nếu rớt người ta đuổi học vì lớn tuổi chịu dốt đó!

Qua lớp tiểu học , tôi và Ân thi đậu vào trường Petrus ký, lúc dó hai đứa đã mười lăm tuổi rồi nhưng chúng tôi rất chăm học nên thi đậu trung học đệ nhất cấp rất dễ. Đến lúc học đệ nhị để chuẩn bị thi Tú tài 1 , các thầy giáo ai cũng bảo Tú Tài 1 khó đậu lắm, tỷ lệ đậu chỉ mười phần trăm Chúng tôi thật lo, đã qua 20 tuổi nếu rớt là phải đi quân dịch . Ngặt một nỗi, lúc đó khu phố tôi có một gia đình rất giàu về ở, họ có cả Ô Tô, có máy hát, hát rùm trời!... nhất là từ buổi trưa đến tối , đủ loại tuồng nào là Lan và Điệp, Phạm Công Cúc Hoa,Trần Minh Khố Chuối …, Gây xáo trộn cho sinh hoạt của cả xóm!

Một buổi tan trường về Ân hỏi tôi: hơn tháng nay bạn có học bài được không? Tổi nói : - trời ơi chỉ nghe cải lương nhức đầu lắm!

Ân đáp :- Có một chỗ yên tịnh lắm. Mình vào chùa Kim Sơn học bài.

Tôi nói đùa : vào chùa tu hả ông?

-Không phải tu hành gì cả, chùa nầy sư nữ trụ trì là Dì Hai của tôi không sao đâu hai đứa mình cứ ngồi bên hong chùa học bài, yên lắm, vả lại cảnh chùa đẹp, ông thấy là ưng ý, chắc ông sẽ viết được những bài thơ hay!

Hôm sau đi học về lối 2 giờ trưa hai đứa chúng tôi vào chùa Kim Sơn, cũng gần nhà , chỉ qua con lộ Thái Lập Thành ( nay là Phan Xích Long} là tới. Trước khi vào chùa phải qua một nghĩa trang khá rộng. Chúng tôi đi men theo con đường mòn lên khu đồi thấp là sân chùa. Ôi một cảnh thật dẹp ít có tại vùng Phú nhuận . Một dãy hàng dương rì rào theo gió cạnh con rạch nhiều bông lục bình tím, bên phải là một ao sen có nhiều cá, trên bờ ao vài bụi chuối, có cây buồng chuối có trên 2 trăm nải dài thòng xuống đất thật bắt mắt. Giữa sân một gò mối to đụn trên ngọn có bụi dâm bụt bông vàng dỏ rung rinh theo gió!

Ân chợt nói nhỏ với tôi rẳng: dưới gò mối đó có hai con rắn hổ to và dài, có lẻ nó tu rồi nên nó hiền lắm , thỉnh thoảng bò vào chánh điện nghe kinh !Tôi nghe xong phát sợ hỏi lại :-bạn có lần nào thấy không?. Ân đáp : thấy nhiều lần, vì chùa nầy là chủa dì Hai tôi nên tôi hay lui tới!

Chuyện đó coi như qua di. Thường ngày cứ độ hai giờ trưa hai chúng tôi vào ngồi học ở hiên chùa thật bình yên. Có một hôm đang ngồi học Ân vụt đứng dậy chạy băng qua nghĩa trang, tôi chòm lên nhìn theo thắy Ân đang quảy một gánh vỏ dừa vào sân chùa , đi sau là một ni cô trẻ,

Cô lấy chiếc khăn trên vai lau mồ hôi trên mặt , mặt cô ửng hồng , đôi mắt thật tinh anh. Cô nhìn tôi chấp tay khe khẻ nói : mô Phật chào huynh . Tôi nhìn cô không đáp lai , chỉ đa một tiếng. Ân dổ hai thúng vỏ dừa xuông săn. Cô vội lấy chiếc đỏn gánh trải mấy vỏ dừa ra phời, bèn nhìn Ân cười ,chấp tay nói khẻ: mô Phật, xin cám ơn Huynh, Ân không nói lời nào chỉ gật đầu !

Sau khi Cô khuất trong chùa thì Ân nói với tôi rằng: Ni cô nầy tội nghiệp lắm, cô pháp danh là Diệu Hạnh, cha mẹ Cô ở cùng quê với má tôi quận Cần Đước. Vào năm 1947 Tây đi bố vào xã, ba Cô trước là thầy giáo tiểu học tức nhiên là giỏi tiếng Pháp. Tây hỏi Ông trả lời ý tốt nói Tây đừng đốt nhà vì ở đây dân hiền lắm. Thế là cả xóm không bị đốt nhà! Nhưng rủi ở xóm ngoài, ba tên du kích đang núp dưới ao cá bị Tây bắn chết, thế là Việt Minh bảo thầy giáo chỉ điểm cho Tây, nên tối chúng đến nhà giết cả cha mẹ Cô .Trời ơi lúc đó Cô mới có Sáu tuổi thật bơ vơ! Má tôi hay tin xuống Cần Đước dẫn cô về cho đi học cùng trường với Kim Anh em tôi. Cô thông minh học giỏi lắm và đậu tiểu học, má tôi cho cổ cùng học với Kim Anh tại Tư Thục Tân Thịnh được đến lớp đệ ngũ ( lớp 8 ) lúc dó cô trổ mã đẹp lắm , một hôm má tôi dẫn cô và Kim Anh đi chùa nầy cô gặp Sư cô Diệu Đức là dì tôi họp ý trùng nghiệp thế nào không biết, cổ xin nghỉ học vào chùa phát nguyện đi tu. Vì là chùa của dì nên tôi thường hay lui tới, thấy cô cực khổ mà tôi tội nghiệp và thương lắm! Thật hai ngõ Đạo đời trong cõi trần gian nầy ngõ nào cũng khổ cũng cực! Nói đến đó tôi thấy Ân nhìn xuông mắt vương lệ ngậm ngùi!

Chúng tôi tiếp tục đến chùa nầy bọc bài một thời gian dài rất thuận tiện và kỳ thú: nếu trời vừa đổ mưa ni cô Diệu Hạnh ra bảo: hai Huynh vào trong kẻo ướt lanh, thường lúc đó Ân bảo nhỏ với tôi : không sao vào đi chắc dì Hai tôi bảo cô ra kêu đấy. Còn điều kỳ thú nữa là thỉnh thoảng vào buổi trưa 2 chàng rắn hổ từ gò mối chui ra lửng thửng bò vào chánh điện, thường có một con rùa thật to từ đám chuối bò ra ăn những bông sứ ( hoa đại ) rụng , từ từ lại gần chúng tôi rất thân thiện. Trên cành dương có những con chim cu gù gáy liên tục bất chợt tôi nhớ cảnh quê nhà tôi vào buổi trưa quá! Thỉnh thoảng chiếc xuồng ba lá lướt qua, các chi hay bà chấp tay hướng vào chùa xá xá biểu lộ sự tôn kính !

Một buổi trưa trước khi vào chùa để ôn bài, Ân dẫn tôi theo đường Võ Di Nguy vào tiệm giày Minh Quang anh lấy đôi dép có quay sau, anh nói là mua cho Diệu Hạnh vì anh thấy mấy ngày nay dép của Diệu Hạnh đứt quay nên cô đi chân không thật tội nghiệp.

Nghe như vậy tôi nghĩ Ân thương Diệu Hạnh biết bao!

Lần lữa chúng tôi qua hai kỳ thi Tú Tài 1 và hai , cả hai đổ được hạng bình thứ chúng tôi nghĩ chắc nhờ Cô Diệu Hạnh cầu nguyện cho chúng tôi!

Sau thời trung học có kết quả, chúng tôi nộp đơn thi vào trường Quốc Gia Hành Chánh kết quả Ân rủi không trúng tuyển, tôi nghĩ Ân sẽ học ở, Đại Học Khoa Học Ban Toán,, nào ngờ Ân Vào trường Võ bị Đà Lạt . Trước ngày Ân đi nhập học , Ân rủ tôi vào Chùa Kim Sơn lễ Phật , Thật sự Ân đến để giả từ Diệu Hạnh, ở sân chùa tôi đứng cách xa bên hồ cá. Tôi thấy Diệu Hạnh khóc nhiều lắm!

Chân%20dung%20người%20lính%20Việt%20Nam%20Cộng%20Hoà%20-%20Việt%20Mỹ%20News


Rồi hai chúng tôi xa nhau, xa ngôi chùa nhiều kỷ niệm, Ân xa một ni sư nhưng hình bóng Diệu Hạnh mãi trong lòng chàng! Lúc ra trường chiến tranh càng lúc càng ác liệt, Ân ở miền Cao nguyên còn tôi ở một quận gần biên giới Viêt Miên.Thật xa cách có nhớ về nhau đôi lúc, nhưng nhiệm vụ tất bật của đời trai thời chinh chiến nên mọi sự đều gác lại!

Có một lần cha tôi chết tôi được về phép để lo tang , gặp Kim Anh , em gái Ân , đến chia buồn. Kim Anh hỏi tôi có biết chuyện tình của Ân và ni sư Diêu Hạnh không . Tôi đáp : có biết nhưng chắc không rõ như cô trong gia đình đâu!

Tiếp đó Kim Anh nói :-“lúc anh Ân mới đậu Tú Tài 2, cả nhà vui lắm, trong bữa cơm chiều Ân nói với má tôi rằng anh nhờ má tôi nói với dì Hai

Ni sư trụ trì chùa Kim Sơn cho Diệu Hạnh hoàn tục để anh cưới Diệu Hạnh làm vợ! Má tôi nghe như vậy bà kêu trời và phản đối, Bà nói :” Ân ơi đời là bể khổ trầm luân, Diệu Hạnh thoát tục , thoát cõi mê lầm về bến giác cớ chi con kéo người ta về tục lụy khổ đau. Má thương con chìu con mọi thứ nhưng việc nầy má không bao giờ chấp nhận. Ân ơi “tu là cõi phúa tình là dây oan “ mà con ! Con đậu tú tài mai mốt lên đại học thiếu gì nữ sinh đẹp để con thương, cớ chi làm bận rộn cảnh chùa, xáo trôn đời một ni cô” . Anh Ân nghe vậy không cải lại má, thật bản tánh anh hiền lắm, cả ngày sau anh chỉ ngủ trong buồng và im lặng. Sau đó anh bỏ trường Đại học Khoa hộc vào trường võ bị Đà Lạt. Nay thì anh sống cuộc đời sương gió, khói lửa, canh cánh trong lòng một mối tình. Ôi như ‘’cảnh Hồn Bướm Mơ Tiên!.” Kim Anh lúc đó là một góa phụ chồng cô sĩ quan sư đoàn 5 bị Việt cộng phục kích chết ở Lộc Ninh!

Đến sau ngày 30 thán tư 1975 tôi và Ân bị lưu đày nơi đất Bắc miền thượng du , đến năm 1979, bị trung Cộng đánh họ đưa các trại trên đó về miền trung du nhất là trại Tân Lập Vĩnh Phú, ở đây mấy năm sau, hai phân trại K2 và K3 phải ra Bến Ngọc gánh lá cọ về sửa

nhà, tình cờ gặp Ân chúng tôi mừng lắm, tôi hỏi Ân có biết tin về Diệu Hạnh không, Ân đáp :- có lần nào Kim Anh gửi quà Cô cũng cho tôi vài món chay như tương hột đậu phộng rang và một lá thơ ngắn mấy dòng, nguyện Đức Phật Gia hộ cho tôi và dặn rằng khi được về nhớ thăm chùa Kim Sơn!

Tôi đáp : tức là vào thăm cô phải không?

Ân nhìn tôi im lặng chỉ nở một nụ cười thật héo hắt!

Đến năm 1984 trại Vĩnh Phú thả nhiều đợt, tôi và Ân được thả vào tháng bảy âm lịnh , về đến nhà vào sáng rầm tháng bảy, mới 11giờ trưa Ân sang nhà tôi rủ vào thăm chùa Kim Sơn, tôi bàn với Ân :- hôm nay là lễ Vu Lan Phật tử đông lắm cô Diệu Hạnh bận, sao tiếp chuyện với mình được, rôi chúng tôi hẹn nhau 7 giờ chiều sẽ đến.

Chiều hôm đó mưa lâm râm , đến chỗ nghĩa trang thì mit mù, hai Chúng tôi lần qua nghĩa trang xa xa bên trong có bóng một ni sư , chợt nghe có tiếng nói : “hai huynh về rồi hả? Ân nói nhỏ với tôi: như tiếng của Diêu Hạnh. Hai chúng tôi không trả lời. Ở phía trong nghĩa trang nói tiếp : Hai Huynh vào lễ Phật đi.

Chúng tôi đi mau đến sân chùa và vào ngay chánh điện, lúc đó chi có khoản 15 người kể cả các ni sư. Chúng tôi ngồi sau cùng. Chừng 15 phút hết lễ, Ân và tôi liền gặp ni cô ngưng hầu chuông Ân hỏi: -sao không không thấy cô Diệu Hạnh? Ni cô trả lời vội : Diêu Hạnh viên tịch gần một năm rồi!

Nghe như vậy xương sống tôi ớn lạnh ,còn gương mặt Ân tái ngắt. Chúng tôi đi lần ra sau chánh điện thấy ảnh của cô Diêu Hạnh trên bàn vong nghi ngút khói hương . Lần đâu tiên tôi thấy Ân khóc thiệt! Ni cô trẻ vẫn đi sau lưng chúng tôi và nói : Diệu Hạnh được chôn cất trong nghĩa trang chùa mà hai huynh mới đi ngang qua….,


Hàn Thiên Lương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Dec/2022 lúc 1:18pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22139
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jan/2023 lúc 1:52pm

Vì Sao Miền Nam Vẫn Chưa Thân Quen Miền Bắc 

 

Sự khác biệt vùng miền là chuyện hết sức bình thường, ở nước nào cũng có. Nhưng để cho những sự khác biệt đó trở thành lối ứng xử kỳ thị vùng miền thì là đại họa, bởi nó là ngọn nguồn của bạo lực. Hiểu về những điều khác biệt đó để tìm ra cách ứng xử phù hợp, do vậy, trở nên đặc biệt quan trọng.

Sự khác biệt, và cả kỳ thị, mang tên Bắc Kỳ – Nam Kỳ là một câu chuyện bắt buộc phải có lời giải trong một cộng đồng dân tộc. Trong bài này, tôi xin chia sẻ một số hiểu biết rời rạc của bản thân nhằm giúp những người miền Bắc như tôi hiểu hơn về vài điều nhạy cảm về chính trị của miền Nam. Không có gì là tuyệt đối, tôi không quy chụp mọi thứ cho một vùng miền nào, nhưng có những khác biệt đáng kể mang tính phổ biến.

Tôi không có ý lên án những người miền Bắc thiếu tế nhị trong cách hành xử với người miền Nam, bởi chính tôi cũng chỉ học được những điều dưới đây khi ngấp nghé độ tuổi 30. Và tôi viết những điều này với ý thức rằng sự kỳ thị có thể đến từ cả hai phía. Không có tham vọng giải quyết hết được mọi vấn đề trong một bài viết, tôi mạn phép thảo luận chuyện này từ một góc còn ít được nói đến hiện nay.

1. Người miền Nam nhìn “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” khác người miền Bắc.

Người miền Bắc không có cách nào khác để nhìn nhận giai đoạn lịch sử 1954 – 1975 ngoài “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Họ coi việc đất nước bị chia cắt là không thể chấp nhận, coi Mỹ và chính quyền Sài Gòn là kẻ thù, và coi người dân miền Nam là những nạn nhân cần phải được “giải phóng”.

Nhưng mọi chuyện rất khác khi nhìn từ lăng kính của người miền Nam.

Họ coi một nửa đất nước – miền Nam – là một quốc gia hoàn chỉnh có tên Việt Nam Cộng hòa (từ 1955). Góc nhìn này trùng khớp với góc nhìn của công pháp quốc tế.

Họ trân trọng lá cờ vàng ba sọc đỏ, quốc kỳ của Việt Nam Cộng hòa. Trong khi đó, lá cờ này lại bị xa lánh, kỳ thị ở miền Bắc.

Họ không sống với lý tưởng phải “giải phóng” miền Bắc. Toàn bộ giai đoạn 1954 – 1975 là cuộc đấu tranh gìn giữ miền Nam trước các cuộc “xâm lăng” và “khủng bố” của miền Bắc. Nếu nghe lại các bài nhạc vàng, ta dễ thấy họ gọi quân miền Bắc là “giặc”, “quân thù”. Rất nhiều người miền Nam đã mất mạng ngay trên đất miền Nam dưới nòng súng của miền Bắc, đặc biệt là trong trận Mậu Thân năm 1968.

Họ coi chính quyền Sài Gòn là chính quyền hợp pháp của họ. Họ kính trọng Tổng thống Ngô Đình Diệm của nền Đệ nhất Cộng hòa, họ lập ra Hiến pháp 1967 và bầu ra chính quyền Nguyễn Văn Thiệu của nền Đệ nhị Cộng hòa. Và mặc dù có rất nhiều bất đồng với các quan chức, họ không coi chính quyền đó là kẻ thù.

Họ coi Mỹ là đồng minh, là một đất nước tiến bộ. Thời Việt Nam Cộng hòa, người miền Nam coi việc đi Mỹ du học là một thành tựu lớn trong đời. Họ nhìn lính Mỹ ở miền Nam như những người bảo vệ họ trước miền Bắc, mặc dù có thể họ không hài lòng với việc có quân đội ngoại quốc trên đất Việt Nam.

Khác với niềm tin mãnh liệt của người miền Bắc thời kỳ đó, người miền Nam không có nhu cầu được giải phóng. Họ có một nền kinh tế, giáo dục, kỹ nghệ, nông nghiệp phát triển hơn hẳn miền Bắc. Và đặc biệt, họ có thứ tự do chính trị mà chính ************ đã tuyên xưng tranh đấu nhưng lại hoàn toàn vắng bóng ở miền Bắc.

Ngày 30/4/1975 với phần lớn người miền Nam là ngày “mất nước” và là ngày bắt đầu một chuỗi bi kịch khổng lồ.

2. Người miền Nam bị truy bức về chính trị sau năm 1975.

Sau ngày mà người miền Bắc gọi là “giải phóng miền Nam”, người miền Nam bắt đầu bị truy bức về chính trị.

Những ai từng đi lính hay làm việc cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (kể cả giáo viên) đều bị đưa đi trại cải tạo. Gọi là trại cải tạo (re-education camp) nhưng về bản chất không khác gì các trại tập trung (concentration camp) của phát-xít Đức ngày xưa. Có đến 21 trại cải tạo được lập ra sau chiến tranh, giam giữ khoảng 300 nghìn người, trực tiếp ảnh hưởng tới hàng triệu người khác.

Người miền Nam bị bắt vào đây mà hoàn toàn không qua bất kỳ một phiên tòa xét xử nào. Họ phải lao động khổ sai. Rất nhiều người đã chết ở đây, suy kiệt sức khỏe và tinh thần ở đây. Họ bị giam giữ hàng năm, thậm chí hơn mười năm trời mà không được, hoặc rất ít khi được gặp gia đình. Những ai sống sót trở về thì gia đình hoặc là cũng đã ly tán, hoặc là khánh kiệt, bị chính quyền mới phân biệt đối xử, gặp khó dễ khi làm giấy tờ, con cái không được đi học đại học, nhìn chung đã rơi xuống đáy xã hội.

Người miền Bắc hay đùa cợt về việc “đi cải tạo”, biến nó thành một thành ngữ mà không cân nhắc kỹ đến bi kịch khủng khiếp này của hàng triệu người miền Nam. Với người miền Nam ngày nay, “đi cải tạo” vĩnh viễn là một cơn ác mộng, một nỗi đau không bao giờ dứt.

3. Người miền Nam bị bần cùng hóa sau năm 1975.

Sau khi “giải phóng” xong, chính quyền mới áp đặt nền kinh tế kế hoạch hóa, tập thể hóa lên toàn miền Nam. Ngày nay, chúng ta biết rằng đó là một thảm họa kinh tế đã dẫn toàn bộ đất nước tới khủng hoảng trầm trọng và ngấp nghé bờ vực sụp đổ vào thập niên 1980. [10] Cuộc khủng hoảng đó nghiêm trọng tới nỗi Đảng Cộng sản phải thừa nhận sai lầm, từ bỏ giáo điều kinh tế Mác – Lê-nin để “đổi mới”, chuyển sang kinh tế tư bản chủ nghĩa, mà ngày nay họ gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cái nền kinh tế thị trường ngày nay, trên thực tế, đã từng là một hiện thực ở miền Nam trước năm 1975. Chuyện mở công ty làm ăn, phát hành cổ phiếu, giao thương với nước ngoài, tiếp nhận các nhà đầu tư nước ngoài là chuyện hết sức bình thường.

Với một nền kinh tế thị trường tự do như vậy, miền Nam đã có các đô thị thịnh vượng. Mặc dù mức sống ở nông thôn còn thấp nhưng không đến mức đói khổ như miền Bắc, và cơ hội làm giàu luôn hiện hữu, khác với miền Bắc coi làm giàu là chuyện sai trái.

Người miền Nam sau năm 1975 như bị đẩy xuống vực sâu, bởi tài sản của họ bị tịch thu, doanh nghiệp phải đóng cửa, việc làm ăn buôn bán bị cấm đoán, hàng hóa tắc nghẽn vì ngăn sông cấm chợ, đường nhựa ở đô thị bị cày lên trồng khoai, rất nhiều người bị đưa đi các vùng kinh tế mới, v.v.

Cùng với nạn truy bức chính trị thì việc bị bần cùng hóa về kinh tế như vậy càng làm dày thêm tấn bi kịch của họ.

4. Người miền Nam phải liều mạng bỏ nước ra đi.

Người miền Bắc hay đùa cợt chuyện “vượt biên” nhưng không biết gì đáng kể về phong trào vượt biên ở miền Nam sau năm 1975.

Vì bị truy bức chính trị, bị bần cùng hóa về kinh tế, và bị phân biệt đối xử nặng nề, rất nhiều người miền Nam đã đi đến một quyết định táo bạo, và với họ là quyết định duy nhất hợp lý: liều mạng vượt biên đi tìm một cuộc sống mới.

Ước tính có hơn một triệu người đã vượt biển bằng thuyền với hy vọng được tàu nước ngoài cứu hoặc đến được với bờ biển của các nước, vùng lãnh thổ láng giềng như Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Hong Kong. Họ trở thành một hiện tượng lịch sử, một thảm họa nhân đạo có tên “Thuyền nhân Việt Nam” (Vietnamese Boat People).

Hàng trăm ngàn người trong số họ chết trên biển. Số còn lại đạt được mục đích và sau này đi định cư ở các nước như Mỹ, Canada, Úc và một số nước châu Âu. Một số ít khác đến Ấn Độ, Nhật, tùy thuộc vào việc họ được tàu nước nào cứu. Họ ngày nay trở thành phần lớn của cộng đồng người Việt hải ngoại.

Một số khác thì vượt biên đường bộ sang Campuchia rồi tới Thái Lan. Số này không nhiều bằng thuyền nhân.

Khi ra đi, họ mang tâm thế rằng nếu đi được sẽ liên lạc về gia đình, gửi tiền về nuôi gia đình, và nếu thuận lợi thì sẽ tìm cách đưa gia đình ra nước ngoài. Thực tế là sau khi đã định cư được ở các nước tự do, họ đã làm thủ tục bảo lãnh đưa gia đình sang.

“Tị nạn” là một từ hay bị mang ra để chế giễu ở miền Bắc, nhưng họ không biết rằng với hàng triệu người miền Nam, đi tị nạn từng là lối thoát duy nhất cho cuộc sống của họ.

5. Bi kịch của người miền Nam chưa bao giờ được thừa nhận.

Tất cả những bi kịch khổng lồ như vậy của người miền Nam chưa bao giờ được thừa nhận, chứ chưa nói gì đến một lời xin lỗi từ chính quyền.

Họ không được thừa nhận là đã bị truy bức chính trị.

Họ không được thừa nhận là đã bị cướp mất kế sinh nhai.

Họ không được thừa nhận là đã bị phân biệt đối xử nặng nề.

Họ không được thừa nhận là đã bị ép vào đường cùng phải liều mạng bỏ Tổ quốc ra đi.

Không những không được thừa nhận, không được xin lỗi, năm nào người miền Nam cũng phải chịu đựng những lời ngợi ca “chiến thắng 30/4”. Nghĩa trang quân nhân Việt Nam Cộng hòa không có mấy ai chăm sóc, bị hoang hóa đi theo thời gian. Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa bị chính quyền bỏ mặc, phải nương tựa vào nhau và vào sự hỗ trợ của cộng đồng. Trong khi đó, những người miền Nam xưa kia bỏ nước ra đi giờ đây đang gửi mỗi năm hàng chục tỷ đô-la tiền mặt về nước (trong tổng số kiều hối năm 2020 là 17,2 tỷ USD).

Với chừng ấy vết thương mà lịch sử để lại, người miền Nam trở nên đặc biệt nhạy cảm với hàng loạt từ, ngữ, diễn ngôn chính trị cũng như cách hành xử. Người miền Bắc nên biết rằng những vết thương này chưa bao giờ được vá lại và nên chọn lấy cách ứng xử phù hợp nhất trong cả lời nói lẫn hành động.

 

Trịnh Hữu Long 

http://www.buctranhvancau.com/

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.461 seconds.