Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 139 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2024 lúc 9:19am

Chuyện Tình Của Em Tôi 

Hình minh họa 

- Sau tháng 4 -1975 ở VN không còn tờ báo Chính Luận với trang thiếu nhi Mai Bê Bi để được lâu lâu viết gởi bài góp vui nữa, nhưng vốn thích thú vui viết lách tôi bèn đem mấy truyện ngắn mới sáng tác nắn nót chép tay trên một tập giấy, chép xong đưa cho mấy chị em trong nhà và vài đứa bạn đọc chơi…cho thỏa chí tang bồng:- Thích thì làm vậy thôi chứ không nghĩ sẽ giữ nó lâu dài.

Vài truyện ngắn đã hoàn thành, nhưng thất lạc theo thời gian, và cũng có vài truyện khác đang viết dỡ dang…

Nhưng hai truyện viết tay sau đây đã được gia đình lưu giữ và mang sang Mỹ khi qua đoàn tụ: “Chuyện Tình Của Em Tôi” và “Một Linh Hồn”

Mời bạn đọc một trong hai truyện chép tay đó, sáng tác năm 1978, khi đó tôi mới xong trung học.

Rất cám ơn sư muội Donna Mai Hồng Thu đã bỏ công đánh máy lại giùm cho cả hai truyện này.)

.

Chuyện Tình Của Em Tôi 

Phải cố gắng lắm tôi mới dứt được cơn làm biếng và buồn ngủ, tốc mình ra khỏi giường, vươn vai một cái cho tỉnh hẳn, và giải quyết các công việc thường lệ của buổi sáng xong thì cũng gần 7 giờ, tôi hô lớn gọi thằng em:

- Sơn ơi, xong chưa mày? Trễ rồi nghe.

- Đợi một chút. Tiếng nó từ trong nhà vọng ra.

Rỏ khổ. Gần một tháng nay rồi cứ như thế này mãi. Trước kia hai anh em mỗi đứa một chiếc xe đạp. Tôi học ở đại học Tổng Hợp còn thằng em học lớp mười trường M.C., mỗi sáng phận ai nấy lo. Sau khi ăn uống xong xuôi là tự động xách xe đi học, chẳng ai phải chờ ai.

Nhung nếu cứ vậy thì chẳng có gì đáng nói. Cho đến một ngày đẹp trời, sau buổi học cu cậu vác bộ mặt thảm nảo về mếu máo “Xe mất rồi má ơi”. Ôi, thế là xong cái xe đạp yêu quý, và cũng kể từ ngày ấy, trong lúc đợi mua xe mới, tôi có phận sự phải cho nó quá giang đến trường mỗi sáng. Thật là xui xẻo cho tôi và con ngựa già của tôi.

Hắn đã ra tới nơi, hèn gì tôi phải chờ lâu.Thằng Sơn hôm nay diện kỹ quá, áo quần thẳng mướt, tóc chải bồng bềnh một cách cố ý, đôi kiếng cận trệ xuống thật điệu. Tôi nhìn kỹ khiến nó đâm ngượng, thúc:

- Đi anh.

- Bữa nay tao thấy mày...hơi đẹp trai. Tôi thành thực.

Sơn có vẻ khoái chí nhưng vẫn giả bộ:

- Thôi mà chọc quê hoài.

- Thiệt...nhưng cặp mày đâu?

Giơ mấy cuốn tập trong tay hắn thốt:

- Ôi, lớn rồi mà mang cặp đi học quê lắm.

Ý, thằng em mình hôm nay ăn nói xanh rờn quá. “Lớn rồi..” Ừ mà kể ra nó cũng hơi lớn rồi đấy chứ, anh em tôi vốn giòng cao, tôi thước bảy nó cũng sáu lăm sáu sáu gì rồi, lại trang điểm thêm đôi kiếng cận nên trong cũng có vẻ trí thức lắm.

Tôi dắt xe ra và nói:

- Mày chở đi, tao mệt, phải tập để sau này chở..bồ chứ.

Thế là thằng Sơn hăng hái đáp

- Được, để em chở cho. 

Trong tuần đẹp nhất là ngày Chủ Nhật, và hôm nay là sáng Chủ Nhật. Tính xách xe lại nhà mấy thằng bạn đấu láo chơi, nhưng nghĩ sao tôi lại thôi. Buổi sáng thật đẹp như thế này, không đi đâu chơi kể cũng lãng phí, nhưng tôi biết chắc mình không đến tụi nó thì tụi nó cũng sẽ đến mình, ngồi nhà đọc tiểu thuyết chờ sướng hơn.

Chợt có tiếng thằng Sơn sau lưng:

- Anh Hai.

Tôi quay lại, chà thằng Sơn đi đâu mà diện thật bảnh, xách bộ đồ vía ra mặc (áo quần Sơn, tôi biết quá mà) Vẫn mái tóc bồng bềnh có vẻ nghệ sĩ. Kiểu tóc này tôi thấy Sơn mới để khoảng 1 tuần nay thôi. Hắn hỏi tôi:

- Hôm nay anh không đi đâu chơi sao?

- Không.

- Vậy cho em mượn xe đi chút việc nhe.

- Đi đâu?

Sơn hơi ngập ngừng:

- Em...lại nhà thằng bạn.

Hừ, lại nhà thằng bạn mà cũng diện dữ.

- Đi đâu đi, nhớ đừng để mất xe nữa à!

Hắn vọt ngay ra cửa như sợ tôi đổi ý, nói vói lại:

- Đừng lo, tý xíu thôi.

Đợi thằng Sơn đi xong, tôi lại kiếm cuốn tiểu thuyết đang đọc dỡ. Quái! Nó đâu mất rồi, mới để đây hôm qua cơ mà, chắc có ai lấy đọc; Cả nhà thì ba má chắc chắn là không, con bé Hạnh em út thì mới lớp 4 biết gì, đích thị là thằng Sơn chứ không còn ai. Thằng láo thật, lấy không thèm nói một tiếng. Tôi bèn vào phòng nó lục kiếm.

Bàn học của nó đây rồi, sách vở một chồng, xem nào: Vật lý lớp 10, Đại số lớp 10...v...v....cuốn sách cuối cùng đập vào mắt tôi: “ NHỮNG BỨC THƯ TÌNH HAY NHẤT THẾ GIỚI” Ủa, cuốn này mình đâu có, thằng Sơn mua hay mượn ở đâu, mà hắn đọc cuốn này làm gì?

Cầm cuốn “những bức thư tình” lên lật xuống mấy trang, xem qua, tôi chợt thấy trang giấp với giòng chữ là lạ, lôi ra tôi cầm lên xem:

“Sơn ơi,

Hôm qua Phương bị bệnh nghỉ học nên mấy bài tập lý không hiểu gì hết, sáng mai nhờ Sơn đến nhà giảng lại dùm nhe. Nhớ đến nha, không là Phương giận cho xem.

Phương”

Một bức thư gởi cho thằng Sơn của con nhỏ Phương nào đó hẹn đến nhà. Vậy là đích thị cu cậu hồi này diện kỹ càng mặt mày hí hửng là để đến nhà con Phương này ra tay nghĩa hiệp chứ có đến thằng bạn nào đâu! Dám dấu anh nó, được lát về sẽ lột trần sự thật cho nó biết tay.

Hai ba tờ giấy gì nữa đây?

Chữ của thằng Sơn, mà tờ nào cũng có mấy chữ

Tờ thứ nhất: Phương thân mến

Tờ thứ hai: Phương mến

Tờ thứ ba: Phương ơi!

Trời, chỉ cái nhập đề mà cũng không xong, gì mà “thân mến” rồi lại “mến” lung tung. Xếp lại mấy tờ giấy vào chỗ cũ cho nó khỏi nghi, tôi định đi ra chơt nhìn thấy mấy cái tàn thuốc vung vãi dưới đất, thôi rồi, quá lắm mới 16 tuổi đầu đã bày đặt hẹn hò, thư từ, hút sách...Không được, phải chận nó lại không thì sa ngã mất, học hành gì được nữa.

Tôi vừa ra khỏi phòng thì thằng Sơn cũng vừa về tới. Hắn sầm sầm đi vô nhà, quăng cái xe thật mạnh, rồi đi thẳng vào phòng mà nó không nói một lời nào.

Chắc có chuyện gì giữa hai “cô cậu” đây. Dám “cậu” bị “cô” cho leo cây lắm! 

Tối nay, đợi lúc thằng Sơn đi vắng, tôi lại vào phòng nó điều tra một lần nữa. Và lần này tôi thấy một cái thư khác của Phương gởi cho Sơn như sau:

“ Sơn yêu dấu ơi…

Phương biết hôm qua Sơn giận lắm, nhưng Phương bị mẹ gọi sai đi có việc gấp, nên lỗi hẹn với Sơn, Sơn đừng giận Phương nhe. Xin lỗi đó, chịu không?

À, Sơn cho Phương mượn tập bài tập Hình Học đi nha.

Phương”.

Quả nhiên hôm qua mình đoán không sai. Con nhỏ này ranh thật, cho người leo cây cú đau điếng vậy mà xin lỗi khơi vậy thôi. Bộ hết chuyện hay sao hết nhờ giảng bài dùm rồi lại mượn tập....?

Trời cũng hơi khuya, tạm gác chuyện thằng Sơn, tôi giở tập ra ôn bài cho ngày mai. Phòng bên cạnh thằng Sơn nó vẫn chưa ngủ, đèn còn sáng. Tôi chưa kịp đọc chữ nào đã nghe tiếng gõ cửa và giọng thằng Sơn vọng qua:

- Anh Hào chưa đi ngủ sao?

- Chưa

- Qua nói chuyện chút được không?

Bày đặt lịch sự hảo, trước kia có vậy đâu.

- Ừ

Sơn mở cửa bước vào ngồi ở giường gợi chuyện:

- Anh Hào học khuya vậy?

- Mai kiểm tra mà mày.

Nhớ lại mấy cái tàn thuốc lá hôm kia, tôi rút một điếu mời hắn:

- Mày hút không?

- Không, em không biết hút.

Thôi đi ông cụ ơi, giả bộ ngây thơ hoài, anh biết tỏng cả rồi. Tôi dụ dỗ tiếp:

- Mày lớn rồi, hút đâu có sao.

Quả nhiên, hơi ngần ngại một chút, hắn lấy điếu thuốc châm lửa, thở khói khá...lành nghề.

Tôi hỏi:

- Muốn nói gì nói đi tao còn học bài chứ.

Sơn ngập ngừng:

- Chuyện gì đâu. À mà hồi trước làm sao anh quen với chị Nga được hay vậy?

Đang muốn nói chuyện tình yêu đây, bởi vậy mới cho anh đi tàu bay chơi. Tôi gài chọc hắn chơi.

- Ờ, thì Nga mượn tập tao, nhờ tao giảng bài dùm..v...v...mà mày hỏi làm gì?

Mắt Sơn sáng lên ý chừng hắn thấy hai anh em sao giống nhau quá, hỏi tiếp:

- Thế có lần nào...chị Nga cho anh leo cây chưa?

Trời ơi tức cười quá, tội nghiệp thằng em tôi quá. Tôi cố nín kịp không thì đã cười phá lên:

- Có chứ.

- Thế anh có buồn lắm không?

- Buồn chứ, buồn ghê gớm, buồn muốn tự tử lận.

Sơn vẫn chưa hiểu gì, đúng là trong tình yêu con người ta trở nên dại khờ, ngu dốt.

Hút một hơi thuốc, giọng hắn trở nên trang trọng:

- Anh Hào này

- Gì

- Trong lớp em có một con nhỏ nó...nó....

- Nó làm sao?

Hình như phải cố gắng lắm hắn mới thốt được:

- Nó... “yêu” em.

Thằng này xài chữ “yêu” nghe ghê quá, tôi hỏi lại:

- Có một con nhỏ yêu mày?

- Dạ

- Rồi mày có “yêu” nó không?

Sơn có vẻ như suy nghĩ rồi đáp:

- Có lẽ có anh ạ.

“Có lẽ có” nghĩa là chưa chắc gì lắm, tôi hỏi:

- Sao mày biết nó “yêu” mày?

- Thì... nó cũng mượn tập em... rồi nhờ em giảng bài dùm như chị Nga với anh vậy.

Cơn tức cười đã dằn xuống lại muốn bùng lên lại, tuy nhiên tôi ra vẻ nghiêm trang:

- Nó tên gì?

 - Phương, Lê thị Minh Phương, học cùng lớp em.

Đúng là cô ả Phương này rồi.

- Đẹp không?

- Cũng đẹp.

- Chắc không? Mắt mày cận nên tao nghi quá.

Sơn đứng dậy:

- Sáng mai đi học sớm em chỉ nó cho anh xem.

Cũng cần biết mặt con nhỏ xem sao, tôi bảo thằng em:

- Được rồi ngày mai tao xem mắt dùm mày cho, thôi về ngủ để tao học bài.

Sơn trở về phòng của hắn có vẻ thoải mái vì mới dốc xong bầu tâm sự, còn tôi lăn đùng ra giường cười ra nước mắt, nhưng không dám cười to sợ thằng Sơn nghe thấy. 

Theo kế hoạch đã bàn tối qua, tôi chở Sơn đi học sớm. Trường M.C. còn vắng lắm, lâu lâu trở lại trường cũ, nhìn lại quảng đời đã qua, cũng cảm thấy thích thú. Sơn mời tôi điếu thuôc, đã lỡ đóng kịch phải theo luôn, thông cảm cho hắn hôm nay. Anh em tôi ngồi ở quán cà phê một lát, bỗng Sơn đứng dậy nói nhanh:

- Nó kìa anh Hào.

Tôi nhìn dáo dác:

- Đâu, nó đâu?

- Con nhỏ đi bộ ôm cái cặp màu đỏ đó, anh nhìn kỹ nhé em lại đằng này chút.

Tôi đã nhìn thấy Phương, càng tới gần càng thấy rõ. Kể ra thì Phương cũng đẹp thiệt, nhưng với kinh nghiệm của tôi thì cô nàng này có vẻ quá lịch lãm, so với Sơn có vẻ... chị hai hơn là bạn học. Có lẽ để ý được tôi nghía kỹ quá nên Phương lạnh lùng liếc tôi háy một cái rồi ngẩng mặt đi vô trường.

Tôi ngồi sửng.

Sơn đã trở lại hỏi tôi:

- Sao, anh thấy rõ chưa?

- Rồi.

- Được không?

Tôi ậm ừ:

- Cũng... tạm được.

Sơn khoái lắm. Tôi leo lên xe tiếp tục đi học, về nhà sẽ nói nó sau. 

Tôi băn khoăn quá chẳng biết phải khuyên thằng Sơn thế nào đây. Kinh nghiệm cho tôi biết những thằng nhỏ mới lớn lần đầu sa chân vào tình ái thường ngu đần không thể tưởng.

Đang suy nghĩ bỗng có tiếng chuông rung: Thành, một thằng bạn thân cùng lớp, hay thật, thằng này có thể giúp mình nhiều ý kiến vì nó có kinh nghiệm về tình yêu hơn tôi nhiều, sự nghiệp tình yêu của Thành đã được chứng minh qua cả chục lần... đổi bồ và lần nào cũng đem khoe bạn bè rối rít.

Hình như nó đang chở một cô nào! Chắc một đào mới đem đến khoe mình đây. Hai người coi bộ tình tứ quá, ngồi thật sát.

Thấy tôi ra Thành nói lớn:

- A Hào! Đi chơi sẵn ghé qua mày mượn cuốn sách luôn.

Rồi hắn nheo mắt lại, tôi hiểu ý, hắn đã từng nheo như vậy với tôi mấy lần rồi. Cô gái ngồi phía sau hắn bỗng quay lại, tôi sửng sốt: Minh Phương. Không thể lầm được, mới hồi sáng này thôi, Thành giới thiệu:

- À, giới thiệu: Phương bạn mới quen, còn đây là Hào, bạn thân cùng lớp với anh.

Chắc chắn Phương không nhận ra tôi, nàng chào tôi với một điệu bộ… rất dễ thương.

Nếu lúc này thằng Sơn mà thấy không biết nó sẽ làm sao nhỉ?

Và y như rằng lúc tôi vừa nghĩ xong... thì thằng Sơn về thiệt, đang đi bộ từ xa, huýt sáo miệng ra vẻ yêu đời lắm. Tội nghiệp chắc nó khóc mất, Sơn chưa thấy Phương, chỉ mới nhận ra Thành, nó giơ tay chào và tiếp tục đi tới.

Chuyện gì sẽ đến phải đến, Sơn và Minh Phương đối diện nhau. Thằng Sơn đứng khựng lại, mặt đỏ bừng, mắt chớp chớp rồi sầm sầm đi vào cổng không nói một tiếng nào. Tôi nhìn sang Minh Phương, cô nàng chỉ hơi đỏ mặt một chút rồi lại ngồi sát vào Thành như cũ như không có chuyện gì xảy ra.

Thành lấy cuốn sách xong đi ngay, nheo mắt với tôi một lần nữa.

Tôi đi thẳng vào phòng Sơn. Phải kiếm lời an ủi thằng em. 

Tôi vào phòng vừa lúc Sơn vừa viết xong cái gì đó, nét mặt vẫn thản nhiên. Nguy thật, thà đau khổ thì cứ than khóc tỉ tê cho vơi đi còn đỡ, chứ đè nén trong lòng thế thì nguy lắm, tôi bắt đầu:

- Thôi mày đừng buồn Sơn à, dù sao...

Nó ngắt lời tôi:

- Em vừa viết xong cái thư cho Minh Phương, anh coi có được không?

Tội nghiệp hắn, chắc đây là những giòng đau khổ, than thân trách phận, năn nỉ ỉ ôi Minh Phương dữ lắm. Tôi không nỡ xem nhưng vẫn xem.

Thư của Sơn viết như sau:

“Cô Phương,

Bây giờ thì tôi đã biết cô chỉ giả bộ. Cô lợi dụng tôi để mượn tập những lúc cô cúp cua đi chơi mà thôi. Lần sau cô chịu khó mượn tập của ai mà chép, tôi không ngu như trước nữa đâu.

Còn lâu mới “yêu” cô.

Sơn”

Hoan hô thằng em tôi, nó đã có quyết định phi thường và can đảm. Tôi vỗ vai nó khen

- Được lắm mày.

Và chuyện tình của em tôi đến đây là chấm dứt.


Thai NC
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jul/2024 lúc 2:10pm

Ba ơi, trời gió…



Ông Hậu mở closet gần cửa ra vào lấy chiếc áo khoác vắt ra ghế sofa gần đó rồi lấy đôi giày của mình trên kệ giày dép đi vào. Ông vừa “thông báo” với Quỳnh con dâu là ông muốn đi dạo ngoài công viên, con dâu đứng trong bếp dặn dò:

– Ba đi chừng 1 tiếng về nhà ăn cơm là vừa, chiều nay chồng con đi làm về anh còn ghé tiệm thuốc tây lấy thuốc cho ba.

– Ba biết rồi …

Sau khi đội chiếc mũ beret đen lên đầu, ông Hậu bước ra ngoài, thấy lòng thoải mái hẳn ra, ở trong nhà này toàn là “luật lệ”, ăn cơm đúng giờ, đi ngủ đúng giấc, con dâu “kiểm tra” ông từng tí một “ủa hôm nay sao ba tắm trễ, tắm vào buổi tối dễ bị cảm lạnh đó ba.” Con trai cũng “để ý” ông từng tình huống: -“ Tối qua ba thức khuya quá, 12 giờ đêm con dậy đi tiểu thấy phòng ba còn sáng đèn. Ba nên ngủ sớm dậy sớm tốt cho sức khỏe”. Ông có niềm vui với computer lúc đọc báo xem tin tức, xem you tube mọi đề tài, lúc nghe nhạc, lúc vào group trò chuyện với bạn bè gần xa, ngồi với computer cả ngày cũng chưa chán. Thế mà con cũng … phê phán.

Có lần ông vào bếp định lấy thứ gì thì con dâu … phát hiện ngay, nó thể hiện chủ quyền:

– Ba cần gì con lấy cho.

Ông khó chịu:

– Chẳng lẽ ba muốn lấy đôi đũa cái chén cũng phải kêu con …

– Con sợ ba chưa quen nhà, không biết chỗ nên con lấy giúp ba cho mau lẹ.

Lúc vợ còn sống ông đã thoải mái biết bao, dù hai vợ chồng chỉ sống trong căn phòng Apartment nhỏ, không nhà to nhà đẹp như của con trai. Ông muốn ăn ngủ, muốn làm gì trong nhà là quyền của ông. Khi bà lâm bệnh nặng trước khi qua đời bà đã khuyên ông nên về ở với gia đình Dũng đứa con trai duy nhất của hai ông bà cho thuận tiện và đỡ tốn kém. Ông thì vụng về, xưa nay toàn bà hầu hạ cơm nước, việc nhà ông không hề biết tới, bà lo ông sống một mình sẽ… khổ, sẽ đơn độc buồn chán, nhất là ông ở xa nhà con cả tiếng đồng hồ lái xe, nếu chẳng may ông có chuyện gì thì con cái không biết được. Thế là sau khi vợ mất ông đã về ở với gia đình con trai được mấy tháng nay.

ba%20oi%20troi%20gio

Bảo Huân

Ông Hậu thong thả đi bộ tới công viên chỉ cách nhà chừng nửa mile, công viên đẹp với cỏ xanh, cây xanh, có hồ nước trong xanh nhởn nhơ đàn ngỗng bơi lội dưới hàng cây tỏa bóng mát mùa hè.

Ông Hậu rút chiếc iPhone trong túi quần ra và bấm gọi cho ông Thuận một người bạn tốt tính hay đùa vui mà ông rất mến và chơi thân từ hồi trung học ở Việt Nam tới giờ, cả hai cùng đầu bạc, cùng tuổi 75. Một công đôi việc ông Hậu vừa đi bộ thể dục vừa tha hồ tâm sự với bạn già mà không ngại con cái nghe thấy. Như mấy lần trước ông Hậu lại thở than bị tù túng, bị mất quyền tự chủ khi ở với con. Ông Thuận từ đầu dây bên kia lại an ủi và khuyên:

– Tôi nhận thấy vợ chồng thằng Dũng có chỉ huy gì ông đâu, có nặng nhẹ gì ông đâu. Chắc tại ông chưa quen khi sống với con và mặc cảm tự ái khi phải sống trong nhà con, phải nương tựa con lỡ khi trái gió trở trời. Bạn ơi, khi ta sống riêng thì quyền ta, ta làm chủ, nhưng sống với con cháu thì ta hãy theo nếp sống nhà nó cho đề huề vui vẻ nhé.

Rồi ông Thuận cười ha hả tiếp:

– Tôi đây, mất tự do từ khi thanh xuân mới cưới vợ về cho đến giờ vẫn chịu đựng được nè. Thấy mấy ông già Việt kiều độc thân tung tăng phơi phới về Việt Nam lấy vợ trẻ mà … ham.

Ông Thuận chưa nói hết ý bỗng tiếng phụ nữ réo ầm lên vọng cả vào phôn:

– Ông Thuận đâu rồi, cơm nước tôi dọn ra không ăn đi cho nóng sốt, cả ngày hết ôm cái computer lại ôm cái điện thoại.

Ông Thuận vội vàng xuống giọng nói nhỏ với ông Hậu:

– May quá chắc vợ không nghe thấy tôi vừa nói gì. Mình nói đùa cho sướng miệng chứ vợ nhà vẫn là nhất, dù mụ vợ tôi càng già càng khó tính, dữ như chằn. Tôi bị vợ ‘quản lý’ mấy chục năm nay, ông mới về ở với con cái mấy tháng mà đã than mất tự do. Thôi, tôi cúp máy ăn cơm kẻo vợ cằn nhằn điếc cả tai.

Ông Hậu cất phôn vào túi và đi bộ vòng vòng quanh bờ hồ. Nãy giờ mải nói chuyện ông Hậu không để ý, bây giờ mới cảm thấy lạnh lạnh cả người, xem ti vi thời tiết hôm nay nhiều gió và lạnh vào buổi chiều, lúc nãy chuẩn bị đi ông đã cẩn thận lấy ngay cái áo khoác bằng da để ra ghế sofa cho khỏi quên thế mà… lại quên, đúng là tuổi già nhớ trước quên sau.

Ông Hậu bực với chính mình và tiếc rẻ giá mà mang theo áo ấm thì ông sẽ đi bộ thoải mái tận hưởng một buổi chiều đẹp dù trời nhiều gió. Gió thổi mạnh, cây cành vi vu theo chiều gió còn ông thì càng lúc càng lạnh, ông không chắc là có thể đi dạo tiếp trong công viên và đi bộ nửa mile về nhà. Đang lúc này thì ông nghe tiếng gọi vọng đến:

– Ba ơi…

Ông ngạc nhiên quay ra thấy con trai đã đậu xe bên lề đường và đang chạy đến, chẳng lẽ nó lại “chỉ huy” ông cái gì đây, chưa đến giờ ông phải về ăn cơm mà.

Dũng đến gần, trên tay cầm theo chiếc áo khoác mà ông đã để quên trên ghế sofa:

– Ba ơi, trời gió….

Ông Hậu khựng người lại ngạc nhiên, Dũng tiếp:

– Trời gió lạnh. Con đi làm về mở cửa thấy cái áo của ba ở ghế, biết ba đi dạo quên mang theo áo ấm nên con mang ra ngay cho ba.

Ông Hậu mặc chiếc áo khoác vào người, thấy ấm hẳn lên, cảm động nhìn con trai:

– Ừ, ba đang lạnh, may quá con đã giúp ba.

– Ba có muốn lên xe về với con bây giờ không?

– Đáng lẽ ba còn đi nửa tiếng nữa cho khỏe, nhưng thôi sẵn đây ba về với con luôn.

Lần đầu tiên ông Hậu không cảm thấy bị con “chỉ huy” khi ông nghe theo lời nó.

Về tới nhà, thằng cu Tí 5 tuổi chạy ra đón cha và ông nội, cu Tí hỏi:

– Ông nội đi ra park phải không?

Ông Hậu gật đầu thế là thằng bé phụng phịu:

– Sao ông nội không rủ cháu đi, cháu muốn ra bờ hồ chơi với mấy con ngỗng trong hồ …

Ông Hậu đã vài lần dắt cháu ra công viên, ông thì tản bộ, thằng cháu thì vui thích chạy tứ tung với những trò chơi của nó. Ông Hậu dỗ dành cháu:

– Hôm nay trời gió lạnh lắm. Mai ông cháu mình sẽ ra công viên.

Được lời hứa của ông nội cu Tí cười hài lòng. Nhìn nét mặt vui của cháu lòng ông Hậu vui theo, chiếc áo khoác chiều nay ông có thể quên nhưng nhất định chiều mai ông sẽ không quên lời hứa với cháu.

Con dâu đang sửa soạn dọn cơm ra bàn, Quỳnh khoe với ba chồng:

– Anh Dũng nói con làm món cá thu kho thơm cho ba. Anh nói ngày xưa má hay nấu món này.

Thì ra con quan tâm đến ông nhiều mà ông không nhận ra, có lẽ chỉ vì mặc cảm ở nhờ nhà nó sống nương tựa vào nó như ông Thuận đã nhận xét. Ông may mắn có đứa con trai hiếu thảo và con dâu hiểu biết, yêu chồng và nể nang cha chồng. Ông Hậu dịu dàng đáp:

– Trời lạnh ăn cá thu kho thơm ngon đấy. Ba không ngờ Dũng nhớ sở thích này của ba.

Con dâu nhớ ra:

– Ba, anh Dũng đã lấy thuốc refill về cho ba, lát ba nhớ uống thuốc.

Con dâu nhắc nhở ông uống thuốc chứ nó “chỉ huy” ông đâu. Ông Hậu trả lời như một đứa học trò ngoan:

– Ba nhớ rồi. Cám ơn con.

Ông đã cảm nhận ra tình cảm yêu thương của con trai con dâu và cả thằng cháu nội bé bỏng Cu Tí nữa, nó luôn quấn quýt bên ông.

Ông biết mình có lỗi, từ lúc về đây ở ông luôn bất bình với con, luôn nhận xét từng hành động lời nói của con dâu và con trai một cách ác cảm.

Ông Hậu thấy mình may mắn khi ông còn sức khỏe, được sống gần con cháu, nghĩ đến ông Thuận tuy than thở vợ dữ như bà chằn nhưng ông Thuận cũng may mắn còn vợ còn chồng lo lắng cho nhau trong khi nhiều người già bệnh hoạn ốm đau nằm một chỗ hay phải sống lẻ loi quạnh quẽ không có một tình thân bên cạnh.

Chiều mai dắt cháu nội ra công viên chơi ông Hậu sẽ gọi phôn cho ông Thuận kể lại tâm tình này.

                                                                                -oOo-

Buổi tối ông Hậu vào xem computer, ông sẽ nghe lời con trai không thức quá khuya nữa. Con lo cho sức khỏe ông chứ nó có “chỉ huy” ông tí nào đâu.

Nguyễn Thị Thanh Dương.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2024 lúc 10:09am

Một Tâm Hồn Cao Thượng Trượng Nghĩa

Hình internet


Anh Tam Thanh là bạn của tôi từ thuở nhỏ, anh học cùng lớp với các anh Trịnh Cường, Nghiêm Xuân Tuân, Nguyen Lê Hiếu tại Albert Sarraut.

Sau này anh Tuân và anh Hiếu thi nhảy 1 lơp  và lên Trường Thuốc trước anh Tam Thanh, Trinh Cường 1 lớp.

Tam Thanh với tôi lại có 1 liên hệ thân tình khác: Thầy Nguyễn Văn Ban, thân phụ của Tam Thanh là bạn học của Bố Tôi tại trường Bưởi. Thầy Ban luôn luôn theo dõi việc học hành của các con và con của bạn nữa.

Tam Thanh có người anh ruột là bạn với các anh chị tôi, anh cũng đã là Đại Tá Nha Quân Pháp được mọi người vô cùng kính trọng phong cách thanh liêm, quân tử.


Tôi ít thấy ai tử tế, quân tử như anh Tam Thanh., suốt đời không hề nói xấu 1 ai, luôn luôn giúp đỡ các bạn hữu.

Tôi có 1 người bạn thân là BS Đào Văn Đôn, anh Đôn là bác sĩ điều trị trong 1 bệnh viện mà anh Nguyễn Tam Thanh làm Giám Đốc tại Austin Texas.

Vào khoảng 20 năm trước, anh BS Đôn có 1 bệnh về Thần Kinh  Tủy sương  Sống tại lưng.

Tủy xương sống bị phá hoại lần lần, chầm chậm nhưng sau vài năm thì anh BS Đôn không thể đi đứng bình thường, tay không cầm được bút viết và khám bênh các bệnh nhân trong nhà Thương. 

Anh BS Nguyễn Tam Thanh làm 1 việc mà ít có ai làm được cho bạn hữu.

Buổi sáng khi anh BS Đôn tới trại bệnh bằng xe lăn do người nhà đưa  tới, đẩy vào bàn giấy làm việc.

Anh BS Nguyễn Tam Thanh tới nhà thường sớm, làm công việc  Giám Đốc của mình trước, sau đó đi tới mấy trại bệnh của BS Đồn, khám bệnh và cho thuốc từng người, gừi đi phòng thí nghiêm thử máu hay chụp Quang Tuyến từng người tùy theo nhu cầu.

BS Đôn chỉ việc ngồi ngủ gục xe lăn mà thôi và cuối tháng vẫn lãnh lương đầy đủ, như vậy mấy năm cho tới ngày BS Đôn qua đời.


Về sau khi tôi gặp BS Tam Thanh tôi nói" Thanh ơi, mày làm việc phi thường, giúp đỡ thằng Đôn như vậy , tao chưa từng thấy ai làm như vậy. Hồi xa xưa, tại Albert Sarraut,  tao đâu có thấy mày thân gì với thằng Đôn đâu?

Anh Tam Thanh trả lời tôi: Tuy là không thân vì tính tình hai thằng khác nhau, nhưng tình cảnh nó như vậy thì làm sao quay ngoảnh mặt đi được ?


Anh Tam Thanh cho tôi biết thêm: "Sau khi thằng Đôn chết rồi, tao có làm đơn lên ông Thống Đốc Texas xin cho phép tuyển bác sĩ thay thế nó thì văn phòng Thống Đốc cho biết là mấy năm nay, tao khám bệnh hộ nó, thì tao tiếp tục làm như vậy đi vì ngân quỹ cũng thiếu tiền".

Câu chuyện xẩy ra cách đây cũng ngót 20 năm nay rồi, anh Tam Thanh không bao giờ lộ ra, nhưng tôi thấy tôi cũng có bổn phận kể lại câu chuyện này, và nói lên sự ngưỡng  mộ của tôi với người bạn từ trên 70 năm nay.


Nguyễn Thượng Vũ   
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jul/2024 lúc 12:45pm
BUỒN! Chuyện của một thời.

Thằng bạn Việt kiều mới đây gửi mail cho tôi: "Sài Gòn dạo này còn nhiều xích lô không? Cứ đến những ngày tháng Tư này, tao lại nhớ đến xích lô. Bây giờ, mày chạy hai bánh nổi không?" Chạy hai bánh ở đây là nghiêng xe, giữ thăng bằng, thì xích lô ba bánh có thể chạy bằng hai bánh.
Xích%20lô%20-%20Nét%20đẹp%20văn%20hóa%20du%20lịch%20thu%20hút%20du%20khách%20|%20Báo%20Dân%20trí

Tên Việt kiều này có thời là đồng nghiệp xích lô của tôi. Nó đang theo học ban Triết (Tây) thì đứt phim. Sau 75, mọi ngành học bên Văn khoa (trừ Ngoại ngữ) đều có "vấn đề", môn Triết lại càng có "vấn đề" nhiều hơn nữa. Nó phải bỏ học, sống lông bông đủ kiểu. Tôi theo ngành khoa học nên được chiếu cố cho học nốt những môn còn thiếu, ra trường và làm việc tại một trung tâm nghiên cứu.

Một buổi chiều cũng dạo tháng Tư thế này, lang thang ngoài phố, tình cờ gặp nó đang đạp xích lô. Tay bắt mặt mừng. Y ra hiệu cho tôi bước lên xe, chở thẳng ra quán nhậu lề đường. Chén thù chén tạc, đời xích lô lắm chuyện ly kỳ bụi bặm.
Y nói: "Tao mướn xe tháng, xài không hết công suất, chiều tối hay sáng sớm gì đó, khi nào rảnh, mày lấy xe tao chạy kiếm thêm tiền".
– "Tao chưa thử xích lô lần nào. Có dễ chạy không?"
– "Không khó lắm".

Nói vậy cũng hơi ngần ngừ, ngoài giờ làm việc cho cơ quan nghiên cứu, tôi còn dạy kèm luyện thi đại học cũng kiếm thêm được chút đỉnh, đủ nhậu lai rai. Một bà bước đến bên bàn nhậu hỏi: "Xích lô! Có đi không?" "Nghỉ rồi dì ạ", thằng bạn lắc đầu. Vài ly rượu đủ làm tôi bốc lên: "Để cho tao! Ngồi đó chờ một chút". Tôi quay qua bà khách: "Dì đi đâu?"
Xích%20lô"%20in%20Vietnam%20:%20r/triipmiles

Hình như tôi có khiếu… đạp xích lô. Chẳng cần tập tành gì cả, mọi thứ đều an toàn, trót lọt. Nửa tiếng sau, tôi trở lại quán rượu, đặt số tiền cuốc xe đầu tiên lên bàn, cười sảng khoái: "Năm giờ rưỡi chiều mai, tao ghé nhà mày lấy xe".

(Minh họa)
Những năm sau 75 mọi thứ đều đổi đời. Leo lên chiếc xích lô, tôi cũng phải ăn mặc và ứng xử như một người đạp xích lô thứ thiệt. Xắn cao ống quần chân phải để khỏi bị xích xe nghiến nát, kẻo tai nạn dập mặt cũng không chừng. Nhưng điều quan trọng là phải đội nón, tránh nắng là chuyện nhỏ, tránh gặp người quen mới là chuyện lớn. Thành phố Sài Gòn đông người mà ngõ hẹp, không ít lần tôi đã "đụng" phải học trò, đồng nghiệp, thậm chí cả bạn (gái) ngoắc xe. Đời lắm nỗi oái oăm!

Có lần tôi chở hai bà khách, mà trọng lượng của cả hai chắc cũng trên tạ rưỡi. Trưa nắng, dốc cầu Thị Nghè dài như vô tận. Tôi chợt thấm thía câu thơ của Cao Bá Quát: "Trời nắng chang chang người trói người..." Trời ơi! Hai bà khách vẫn vô tư cười nói, sao họ không xuống xe đi bộ một quãng cho mình đỡ khổ! Cho dù thế nào, có Chúa làm chứng, tôi đã tận lực làm tròn nhiệm vụ của thằng đạp xích lô. Dốc mỗi lúc mỗi cao, lực bất tòng tâm, tôi không còn ghì nổi tay lái, chiếc xe đổ nhào về phía trước… Đôi khi con người cũng nên biết lắng nghe những lời chửi rủa mà tưởng như đang nghe nhạc trữ tình. Cuộc đời nhờ đó sẽ đỡ khổ hơn chăng?

Một trường hợp khác, tôi chở một bà khách ăn mặc quý phái, túi da, vòng vàng, son phấn sáng rực. Thỏa thuận địa điểm và giá cả xong, tôi khởi hành, dù giá hơi hẻo, nhưng chở một người thì xe cân bằng, dễ chịu hơn đi xe trống. Khi tới nơi, bà khách nói đi xích tới nữa, sắp tới, và tới nữa… cũng cả hơn hai cây số. Đến đây thì tôi hiểu mình bị lừa vặt. Tôi dừng xe lại, và lịch sự mời bà khách xuống. Bả sừng sộ: "Mày là thằng đạp xích lô, chứ là cái thá gì mà đòi nói bà xuống…" Tôi nổi nóng, nhảy xuống xe, định ăn thua đủ, nhưng thoáng thấy quần mình đang mặc ống thấp ống cao… Trong nháy mắt, tôi chợt nhận ra đúng thân phận, mình chỉ là thằng đạp xích lô. Tôi xua tay: "Tặng bà cuốc xe đó", rồi lên xe đạp thẳng, còn kịp nghe tiếng nguýt đuổi theo: "Xí…! Nghèo mà còn làm phách…"

The%20Lonely%20Man%20%28@TheLonelyMan__%29%20/%20X

Những năm cuối thập niên 70, đầu 80 chẳng ai sống bằng lương nhà nước nổi. Lương kỹ sư khoảng 73 đồng. Nhu yếu phẩm gạo (13kg), đường (0,5kg), thịt mỡ (0,6kg)… được mua theo giá chính thức. Cũng phải kể, đàn ông được mua thêm 3 gói thuốc đen, phụ nữ vài thước vải mùng. Mấy thứ này ngốn hơn nửa tiền lương rồi. Còn giá thị trường đại khái thế này: 3 đồng/tô phở bình dân, 3 đồng/xị rượu hạng bét, 0,5 đồng/ly cà phê bắp… Mức sống tiêu chuẩn cán bộ (kỹ thuật) là thế. Còn dân thường hầu như phải vật lộn theo giá thị trường. Sổ gạo khi có khi không, chen lấn, khoai mì, bo bo, hàng độn đủ thứ… Vậy mà thiên hạ vẫn sống, vẫn loay hoay kiếm cái gì đó để ăn, để tồn tại. Sức đề kháng của con người để sinh tồn trong nhiều trường hợp thật không tưởng tượng nổi. Sau này tôi mới hiểu vì sao mấy ông tù cải tạo, phải chờ thả về nhà mới chịu… đổ bệnh.

La cà trong giới xích lô tôi mới biết ra rằng, không ít người là trí thức (cũ) đã chọn con đường mưu sinh này. Khá bộn cái gọi là "ngụy quân, ngụy quyền" cũng tham gia vào nghề này. Họ khó có chọn lựa nào khác. Ai cũng tìm cách che giấu thân phận, nhưng "phát hiện" ra nhau không phải là điều khó. Lúc ế độ, không có khách, tấp vào bóng mát nào đó, nằm khểnh trên xe đọc sách. Tri thức vẫn là một nhu cầu, ngoài chuyện ăn uống.

Tôi biết có nhiều nhà giáo sau 75 bỏ nghề để đi hớt tóc dạo, bán thuốc lá lẻ, sửa giày dép… Tôi hỏi một vị: "Bộ không được lưu dụng hay sao mà bỏ nghề giáo? Làm nghề này chi cho cực?"
– "Không, tôi tự nguyện ‘mất dạy’. Tôi thà mất dạy…", ông cựu giáo chức cười méo miệng. Tôi không hỏi thêm nữa, sợ ông buồn.

Có một nghề mà mấy ông cựu thầy giáo rất thích, đó là nghề bơm mực, bởi nó dính dáng tới văn phòng tứ bảo, cũng gần gần với cái "nghiệp" năm xưa của mấy ổng. Tôi xin mở ngoặc một chút để các bạn trẻ có thể hình dung về cái nghề lỗi thời này. Bút bi mà các bạn đang dùng, xài hết mực thì vất đi. Sau 75, bút bi thuộc loại "quý giá" và là hàng dễ hỏng. Bút nào mà xài được tới hết mực, được xem là hàng… chất lượng cao. Xài hết thì mang ra ngoài đường bơm mực, xài tiếp. Nói đến bút dỏm, mà không nói tới giấy dỏm thì có vẻ hơi thiếu. Giấy vàng khè, còn lộm cộm những bã rơm rạ nghiền chưa kỹ, đè bút mạnh tay một chút để ra chữ, có khi văng cả bi ra ngoài. Tôi còn lưu giữ khoảng vài trăm trang giấy như thế, là các báo cáo và bản dịch tài liệu kỹ thuật. Đôi lúc ngậm ngùi, nhìn lại bút tích của chính mình. Quả là một thời kiên nhẫn không cần thiết.

Không phải khách đi xích lô nào cũng hãm tài như tôi vừa kể ở trên. Khách đàn ông dễ chịu hơn, ít kỳ kèo. Khách nhi đồng thì miễn trả giá, cỡ nào tôi cũng chạy. Có khách lên xe, buông một câu: "Anh chở tôi đi đâu loanh quanh cũng được, đi đủ hai tiếng đồng hồ". Thời buổi đó, lên voi xuống chó, tình người đẩy đưa, tình đời đen bạc, tâm tư chất chứa đủ chuyện. Người khách im lặng suốt cuốc xe. Tôi chở khách, chở luôn nỗi buồn thời cuộc của họ.


Đà%20Lạt:%20Đưa%20xích%20lô%20vào%20phục%20vụ%20khách%20du%20lịch%20-%20Báo%20Lâm%20Đồng%20điện%20tử
Một buổi sáng chủ nhật, tôi chở bà khách từ chợ An Đông. Bà bao xe nguyên ngày, đi nhiều nơi trong Sài Gòn, mỗi nơi bà đi vào khoảng nửa tiếng, rồi trở ra đi tiếp. Đi kiểu này thì khỏe, tôi khỏi tốn công cảo xe lòng vòng kiếm khách. Tới nơi, khách đi công chuyện của khách, tôi ngả người lên xe nằm chờ, và lấy sách ra đọc. Chặng cuối cùng, bà yêu cầu đi ra Bến xe Miền Tây để đón xe đò về Rạch Giá. Có vẻ như đã xong công việc, bà khách ngồi trên xe vui vẻ bắt chuyện:

– Anh đạp xích lô lâu chưa?
– Chừng vài tháng.
– Tôi thấy anh đâu có dáng đạp xích lô, mặt mũi như thế phải là người có ăn học.
– Tôi đang kiếm sống bằng nghề đạp xích lô mà.
– Ban nãy tôi thoáng thấy anh đọc truyện tiếng Anh, quyển gì, à… “16 skeletons from my closet”

Bà khách này đáo để quá… Tôi im lặng hồi lâu.
– Sao anh không đi?
– Đi đâu? Tôi vờ ngớ ngẩn
– Ở đây khó sống. Bên kia còn thấy tương lai…

Tới bến xe, bà trả tôi gấp đôi số tiền thỏa thuận. "Anh không muốn đi thật sao?" Tôi lờ mờ hiểu ra công việc của bà sáng nay. "Tôi có hoàn cảnh riêng. Chúc chị đi bằng an".

Đi vài bước, bà khách chợt quay lại, rút ra trong túi xách quyển sách: "Anh cầm cuốn này mà đọc". Tôi chưa kịp cám ơn bà đã quầy quả đi ngay vào bến. Đó là tiểu thuyết "Nhịp cầu trên sông Drina" của Ivo Andritch.

Sáu tháng đạp xích lô, tôi hiểu ra được nhiều mảng đời, nhiều số phận. Cuộc sống đảo điên và kỳ lạ, một chút tàn nhẫn, một chút thánh thiện, không đơn giản như những gì tôi chúi mũi trong phòng thí nghiệm.

Trong những ngày gian khổ đó, bên cạnh những mảng tối, vẫn còn đâu đó vài điểm coi được. Thèm miếng thịt, thèm lắm, vậy mà dĩa thịt trong mâm cơm nhiều khi còn đầy, người này nhường người nọ, không ai nỡ gắp. Tuổi trẻ thời nay không hình dung nổi chuyện lẻ tẻ đó. Thế hệ @ là phải nhanh như điện xẹt, yêu cuồng sống vội. Đối với họ, cuộc sống là hưởng thụ, là đề cao cá nhân, là ứng xử bầy đàn. Chia sẻ cái gu ăn chơi thì được, chứ chia sẻ tấm lòng thì hơi khó. Thanh niên thiếu nữ giành giựt ở hội chợ hoa Hà Nội năm nào chẳng phải là điều đáng suy nghĩ hay sao? Hay chỉ cách đây vài hôm, báo chí đưa tin, cả ngàn fan nữ thảng thốt vì vẻ đẹp của một ngôi sao Hàn Quốc. Cũng chả trách bọn trẻ được, một khi triết lý giáo dục đã không xem con người là cứu cánh, mà chỉ xem con người là phương tiện cho mục tiêu nào đó.

Còn biết bao chuyện để nói. Tóc bạc rồi, không nói bây giờ thì lúc nào sẽ nói đây? Và nói để ai nghe? Bọn trẻ không chừng vừa nghe vừa bấm Facebook, Twitter, hờ hững với quá khứ. Nói ra không phải để than vãn một thời khổ cực, mà đâu chỉ có chuyện cơm áo gạo tiền mới làm mình khổ cực. Còn nhiều thứ khổ khác nữa, khổ tinh thần thì đến giờ vẫn còn phải chịu đựng. Tôi nhớ câu nói của một người bạn đã khuất núi: "Nghèo thì ăn bắp ăn khoai cũng chịu được, nhưng chịu nhục thì không". Có cách nào khác không?

Quyển tiểu thuyết bà khách để lại, chiếc cầu trên sông Drina được xây từ thế kỷ XVI, nối liền Bosnie và Serbie, khi đó Nam Tư còn thuộc đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Viên tể tướng của đế quốc lại mang dòng máu Nam Tư, đã cho xây chiếc cầu bắc ngang dòng sông ngăn cách đó. Máu và nước mắt, thù hận và nhẫn tâm. Biết bao biến cố xảy ra chung quanh cây cầu trải dài suốt bốn trăm năm, từ chiến tranh, bệnh dịch cho đến cái chết của một thiếu nữ lao mình xuống sông Drina vào ngày hôn lễ, hay tâm tư của cô chủ quán già Lotika ê chề vì tình đời bạc bẽo. Rồi chiếc cầu cũng đến ngày kết thúc số phận của nó khi Thế chiến thứ Nhất bùng nổ. Số phận của chiếc cầu và thân phận của con người. Bốn trăm năm có phải là giấc mộng?


Stream%20A%20Lonely%20Man%20On%20The%20Midnight%20Street%20by%20Bo%20Han%20|%20Listen%20online%20for%20%20free%20on%20SoundCloud
Thằng bạn xích lô bỏ đi từ giữa thập niên 80, từ đó chưa một lần trở về Việt Nam. Ra nước ngoài, nó đi học lại và trở thành chuyên viên máy tính, bỏ lại sau lưng một thời mưa gió và lý sự cùn về triết học Hiện sinh, nhưng một thời xích lô chắc chưa đến nỗi quên, mặc dù có thể nó không hình dung nổi xích lô ở Sài Gòn lúc này được trang hoàng lộng lẫy như xe hoa để chở khách du lịch Tây.

Người Đà Lạt nói: "ba chiều, chín chiều", nghĩa là ba chiều mưa, qua đến chiều thứ tư vẫn còn mưa, thì sẽ mưa thêm năm buổi chiều nữa. Đà Lạt lúc này đang mưa đến chiều thứ ba rồi, và có lẽ trong những ngày cuối tháng Tư này, mai sẽ còn mưa nữa, mưa cho đủ chín chiều, có khác gì "cửu hồi trường", chín chiều quặn đau?

Tôi nhìn ra sân vườn, mưa vẫn rơi rả rích. Mưa rơi trên khóm trúc sát bên cửa sổ, rơi từng giọt một, chẳng vội vàng gì. Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!

ST.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jul/2024 lúc 12:47pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Jul/2024 lúc 9:11am

Lời Hay Ý Đẹp

 

 

 

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jul/2024 lúc 10:42am

Xa lắc đường quê


Những%20con%20đường%20làng%20của%20làng%20Cao%20Lao%20Hạ

Tôi yêu Hoan. Đó là điều đương nhiên như thể mặt trời hàng ngày vẫn mọc ở phương Đông. Cuộc sống bây giờ dẫu có đổi thay, thì tất cả những người yêu nhau trên thế gian này đều có một giấc mơ của riêng mình là được sống trong cõi riêng tư hạnh phúc với người mình yêu dấu. Tôi cũng vậy thôi. Giấc mơ được thức dậy khi nắng chưa tràn vào cửa của ngôi nhà, sẽ nhìn thấy Hoan bên cạnh đang hồn nhiên ngủ. Rồi tôi sẽ vào bếp nhóm lửa, nấu nước pha bình trà buổi sáng, để anh uống trước khi đi làm.

Anh nói: "Lấy anh em phải làm dâu".

Dĩ nhiên là tôi không hình dung nổi là khi bước chân vào căn nhà của anh ở miền quê xa lắc, tôi sẽ phải sống như thế nào với gia đình anh. Khi tôi hỏi Hoan điều đó, Hoan cười vui:

“Em yên tâm đi. Mẹ anh hiền lắm. Chẳng có ai bắt nạt em đâu?”. Anh nói thì tôi đành nghe vậy thôi.

Hoan bảo: "Tại sao người ta cứ tất bật cưới nhau vào mùa đông? Lúc đó kiếm cho ra một nhà hàng ưng ý để tổ chức tiệc cưới cũng khó, thậm chí kiếm cho được xe cộ làm lễ cũng chẳng đơn giản tí nào. Hay là hai đứa mình tổ chức cưới vào mùa hè đi Thảo?"

Tôi đã phải mở tròn xoe đôi mắt ra nhìn anh:

"Cưới à? Nhưng em chưa hề biết gia dình anh như thế nào."

Hoan xoa xoa đôi bàn tay cho nóng, rồi áp đôi bàn tay đã được làm nóng theo cách của anh lên mặt tôi, nói:

"Hôm nào anh và em về quê anh chơi một chuyến. Sau đó em xin chuyển công tác về Trạm xá xã gần nhà. Chắc chắn nhìn thấy mặt cô dâu trưởng xinh đẹp như em, mẹ anh sẽ vui lắm."

Hoan nói làm tôi ngạc nhiên

"Gì mà dâu trưởng dâu phó?. Em chẳng biết làm dâu đâu."

Anh lại cười: "Nhà khéo đẻ ra tới 3 ông con trai. Anh là con đầu nên dĩ nhiên em là dâu trưởng. Phải không?"

Quả thật tôi vẫn ngỡ Hoan nói đùa với tôi cho vui khi phong cho tôi chức dâu trưởng trong nhà của anh. Bởi cuộc sống đã thay đổi nhiều so với vài chục năm trước, khái niệm làm dâu gần như có thể coi là một kỷ niệm từ thế hệ ông bà của chúng tôi. Vì thế tôi đã pha trò cùng Hoan:

"Em làm dâu trưởng thì các dâu thứ phải lo tuân lệnh em, anh há?".

Bởi tôi nghĩ, yêu nhau, chọn ngày lành tháng tốt tổ chức cưới, sau đó lại bắt đầu tạo lập cuộc sống gia đình riêng của mình, mổi người đều có một công việc riêng thì khái niệm làm dâu thật ra chỉ là nói vui.

Gặp những đứa bạn đã có chồng con, đứa nào cũng chọn cách thuê nhà, ở chung cư hay là ở tập thể cơ quan chứ hiếm ai chọn phương án về nhà chồng để sống.

Còn Hoan của tôi thì luôn gợi cho tôi không gian làng quê của anh:

"Này nhé. Em sẽ gặp những hàng rào dâm bụt xanh đến đẹp. Buổi sáng nắng cứ chen trên những hàng cau mà len vào nhà giống như đang thả những tấm lụa. Em sẽ nghe đủ loại hương hoa thoảng trong đêm mùi rất lạ. Bảo đảm em không hề buồn đâu.”

Tôi cằn nhằn anh:

"Tại sao anh cứ nằn nì bắt em về nhà anh ở như vậy? Anh định cưới vợ về làm người hầu à?".

Anh lắc đầu:

“Không phải thế đâu. Anh yêu em và cũng yêu cả mẹ nữa. Anh thì đi công tác xa tối ngày, lấy vợ rồi không về thì mẹ buồn. Mẹ lại chẳng có con gái, chắc chắn là mẹ rất thương yêu em."

Anh tỉ tê mãi khiến cho tôi phải thu xếp công việc theo anh về quê một chuyến.

Là con gái thành phố, thỉnh thoảng tôi có tham dự những chuyến cắm trại dã ngoại với bạn bè về các miền quê. Những lúc như thế tôi luôn có cảm giác nhẹ nhàng. Bởi những cánh đồng quê, những vườn cây và cả những con đường đất nhỏ nhà quê là cả sự yên bình. Những lần dạo chơi kia tôi không hồi hộp như khi theo anh đi trên chuyến xe lần này. Tôi cố tưởng tượng mà vẫn không hình dung nổi rằng tôi sẽ chạm gặp điều gì khi bước chân vào nhà anh.

Cuối cùng thì xe cũng dừng lại giữa lộ. Tôi bước theo anh trên con đường dọc bờ sông. Những hàng tre xanh cao, gió thổi vào những cây tre khiến chúng va vào nhau tạo ra những âm thanh kẽo kẹt. Anh dành mang hết đồ trên tay tôi, nói: "Hết hàng tre này là tới nhà anh". Còn tôi thì lại mang trong lòng mình một tâm trạng hồi hộp.


Hoan khó mà hiểu rằng tại sao tôi lại trốn anh. Anh cũng chẳng bao giờ biết chuyện gì đã xảy ra trong hai ngày tôi ở nhà anh. Con đường đến nhà anh băng qua lũy tre làng, cứ vang ra những âm thanh kẽo kẹt khi gió thổi giờ đã trở thành con đường quê xa lắc đối với tôi.

Hôm đó, sau khi đưa tôi về nhà, anh lại vội vã trở lại thành phố bởi công việc của anh không thể bỏ dở dang. Còn mình tôi với ba mẹ anh, với hai đứa em trai anh và cả khu nhà rộng thênh thang. Căn nhà rất cổ với mái ngói đen vì chịu mưa gió lâu năm, những tảng rêu xanh bám trên vách tường. Bên trong là một bàn thờ cũng đã xưa. Trên bàn thờ là những bài vị của bao nhiêu người trong dòng tộc nhà anh đã qua đời, được bày lên thờ cúng.

Tôi thức dậy buổi sáng đầu tiên trong nhà của anh bởi tiếng ho húng của mẹ anh. Bà đã già lắm rồi, mái tóc trắng bạc như sương bay. Một ngày của tôi ở nhà anh là một ngày bận rộn với biết bao nhiêu là hàng xóm tới thăm. Họ tới để xem mặt người vợ tương lai của anh. Tôi khá bất ngờ vì liên hệ dòng tộc của anh tại quê nhà khá rắc rối. Hết bên ngoại tới bên nội lần lượt ghé, kể cho tôi nghe mọi chuyện trên đời. Cho đến khi chiều xuống, mẹ anh đã chuẩn bị một mâm cơm nhỏ, đem bày lên bàn thờ. Bà nói: "Con lạy tổ tiên đi con." Còn tôi có một cảm giác ngại ngại gì đó mà không diễn tả được.

Trước khi tôi về, đêm đó mẹ anh kêu tôi ra ngoài sân nhà, trên một chiếc chõng tre phơi sương nắng là chổ để ngồi ngắm vườn. Bà vừa nhai trầu, vừa nói chuyện với tôi.

Nếu anh nghe được câu chuyện mẹ anh nói với tôi chắc anh sẽ hiểu tại sao tôi đã để lại cho anh một bức thư, rồi trốn biệt anh. Tôi không thể đưa đôi vai nhỏ bé của mình làm một người "dâu trưởng" đúng nghĩa trong căn nhà rêu phong được gìn giữ bao đời của anh.

Theo lời của mẹ anh thì anh là người cháu đứng đầu của dòng họ, có nghĩa vụ thừa kế hương hỏa. Theo quy định của dòng họ anh thì vợ anh sẽ là dâu trưởng của cả họ. Dâu trưởng phải nhớ đủ trên 20 đám giỗ lớn nhỏ trong họ, phải chăm sóc bàn thờ tổ tiên, phải sinh một đứa cháu trai tiếp tục nối dòng…

Đêm lạnh hơn bởi những ngọn gió sông mang hơi nước thổi vào. Nhưng khi mẹ anh nói, tôi không thấy lạnh mà có cảm giác như mình đang ngồi trên một lò lửa. Tôi lại nghe bà kể chuyện cô Thơm nào đó ở làng trên rất yêu anh, đã được bà chọn vì cô là người cùng xóm, lại là con gái quê chịu thương chịu khó. Nhưng bà không ngờ là anh lại thương yêu tôi, đem tôi về. Mẹ anh chậm rãi nói, không vội vàng. Bà càng nói lòng tôi càng buồn mênh mông.

Lá thư của tôi chắc anh đã đọc:

"Không phải em không yêu anh. Nhưng anh hãy quay về nhà lấy cô Thơm cho mẹ anh vui lòng. Chỉ có cô Thơm mới có thể thay anh hoàn tất nhiệm vụ gia đình. Còn em thì không thể."

Anh có đi tìm tôi không, tôi không biết. Nhưng tôi đã xin chuyển công tác về một nơi xa anh rồi. Tôi đang tập lãng quên anh. Tôi không hiểu rằng tôi có thể lãng quên được không?

Phan Thị Tần
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jul/2024 lúc 8:13am

Tấm Lòng Nhân Ái Đáng Khâm Phục


Cô Adelinde Cornelissen, người Hòa Lan gốc Đức, là 1 vận động viên môn cưỡi ngựa nghệ thuật rất nổi tiếng. Cô đã đoạt nhiều giải cao quý bao gồm Huy chương vàng quốc tế trong bộ môn này. Trong suốt những lần thi đấu đó, chú ngựa thân yêu Parzival của cô đã biểu diễn rất xuất sắc, chú luôn cố gắng vượt bực và đã giúp cô giành được thắng lợi.

Để chuẩn bị cho kỳ Thế Vận Hội năm nay tại Rio, cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã khổ luyện suốt 4 năm. Ngày nào họ cũng giành ra 7-8 tiếng để tập luyện, và cô là người được dư luận tin tưởng là sẽ đoạt được huy chương vàng.

Thế nhưng ngay trước ngày thi đấu, cô Adelinde phát giác ra chú ngựa của cô bị bệnh lạ: 1 bên đầu bị sưng, mắt bị sưng và bị số . Các thú y đi theo đoàn vội chẩn bệnh, thử máu, chụp quang tuyến cho ngựa, thì phát giác chú ngựa Parzival bị nhện độc cắn, chất độc lan vào máu làm cho sưng và sốt.

Sức của 1 chú ngựa đua bình thường rất khỏe, 1 vết cắn như vậy chỉ cần uống thuốc trụ sinh, chữa trị vài ngày là hết. Nhưng ngặt cái hôm sau là ngày thi đấu, nếu chất độc chưa được trị hết, trong lúc thi đấu chạy nhảy quá nhiều có thể khiến cho chất độc dồn vào tim gây ra đột quỵ bất ngờ.

Cô Adelinde xin Ban Tổ Chức Thế Vận Hội thay đổi lịch thi, cho người khác thi trước và cô thi sau 2 ngày, nhưng không được chấp thuận.

Suốt đêm cô Adelinde trằn trọc đắn đo suy nghĩ không biết có nên thi không. Rút ra thì quá uổng công tập luyện suốt 4 năm và mất đi cơ hội giành huy chương vàng. Nhưng nếu thi đấu rủi chú ngựa bị độc công tâm thì sẽ không cứu được.

Sáng ra, các thú y khám lại lần nữa và cho biết chất độc đã giảm đáng kể, cô có thể thi đấu. Cô Adelinde dẫn ngựa ra sân mà trong lòng lo lắng, không yên. Thi đấu qua vòng đầu, cô Adelinde được số điểm rất cao, nhưng cô để ý thấy chú ngựa Parzival có vẻ mệt mỏi, mặc dù nó vẫn cố gắng hết sức và tuyệt đối tuân theo các mệnh lệnh của cô.

Bắt đầu vòng thi thứ 2 cô thấy chú ngựa thở có vẻ nặng nhọc hơn. Ngay lập tức, cô dừng ngựa, xuống xin lỗi Ban Giám Khảo, xin lỗi các cổ động viên, và vừa khóc vừa giải thích tại sao cô quyết định rút khỏi cuộc thi.

Cô nói nếu cô tiếp tục, thì Parzival sẽ phải cố gắng quá sức và mặc dù cô có thể thắng huy chương vàng nhưng chú ngựa có thể phải hy sinh. Cô không đành lòng làm như thế! Cô nói chú ngựa Parzival là bạn tốt của cô đã nhiều năm, đã giúp cô đạt đến đỉnh cao, nên cô không thể vì danh lợi của mình mà hy sinh bạn của mình, cho dù có phải hy sinh huy chương vàng, cho dù đó chỉ là 1 con súc vật.

Cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã rời trường đua trong tiếng vỗ tay vang dội của cổ động viên và của cả Ban Giám Khảo. Nhiều người nói “Cô ấy tuy rút ra khỏi cuộc thi, nhưng đối với tôi cô ấy đã giành được huy chương còn quý giá hơn huy chương vàng, đó là huy chương của lòng nhân ái, của tình bạn giữa người và 1 chú ngựa” .


Nguồn: Thụ Nhân Âu Châu
Lính Thủy chuyển
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jul/2024 lúc 9:18am

25,301,509%20Summer%20Stock%20Photos%20-%20Free%20&%20Royalty-Free%20Stock%20Photos%20from%20%20Dreamstime


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Jul/2024 lúc 9:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jul/2024 lúc 11:48am

Văn Hóa Mỹ - Văn Hóa Tỷ Phú


Văn phòng Hiệu trưởng Đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp Hiệu trưởng. Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ áo bình dân của bà, trả lời "Hiệu trưởng rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn trước". 

Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông Hiệu trưởng Harvard xách cặp ra về thì hai ông bà xin được thưa chuyện vài phút rằng người con trai duy nhất của họ vốn ước ao được học Harvard, đã mất lúc 16 tuổi vì bị bệnh nên ông bà muốn dựng nên cái gì đó ở Harvard để tưởng nhớ đứa con. Vị Hiệu trưởng lịch sự thông cảm nỗi đau buồn của hai vị khách, nhưng thờ ơ "nếu ai có tang cũng muốn xây bia mộ ở đây thì Harvard sẽ thành nghĩa trang sao?"

"Chúng tôi đâu muốn xây bia mộ. Chúng tôi muốn xây tặng trường một giảng đường, hay một nhà nội trú cho sinh viên, để tưởng nhớ đứa con thôi."

Nhìn họ trong dáng vẻ không có gì để gây ấn tượng "Ông bà có biết xây một giảng đường tốn tới hàng trăm ngàn đôla chứ đâu phải ít tiền?" Nghe câu đó, bà vợ ngước lên nhìn chồng rồi nhỏ nhẹ: "Nếu chỉ cần thế là xây được giảng đường thì sao nhà mình không xây luôn cả trường đại học cho nó đàng hoàng?"

Hai ông bà ra về và chẳng bao lâu sau ra đời Đại học Stanford, nơi trường sở trong số đẹp nhất nước Mỹ và nơi đây cũng trở thành một trong ba đại học danh tiếng nhất của thế giới. Vị kia đã không biết mình vừa tiếp hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở này trở thành Thống đốc California.

Câu chuyện có thật về ông bà Leland và Jane Stanford bỏ tiền ra xây trường đại học nay đã trở thành huyền thoại với lời tri ân ông bà được khắc trên tường nơi sảnh chính của trường và nay chúng ta có Đại học Stanford. Giai thoại Harvard bị lỡ mất cơ hội cũng là một chuyện truyền miệng được nhiều người kể lại tựa như dòng dân gian vui vẻ bởi bên Mỹ vẫn có nhiều chuyện hài hước về sự cạnh tranh giữa Stanford và Harvard, bên Stanford thích chọc quê bên Harvard, và ngược lại.

Nhưng tất cả những chuyện ấy cũng là để nói lên nhân sinh quan đặc biệt của người Tây Phương, nhất là ở những xứ ảnh hưởng văn hóa Tin Lành, với phương châm được dạy dỗ và thấm nhuần rằng hãy trả lại cho xã hội những gì đã nhận được của xã hội.  Khía cạnh văn hóa đó giải thích tại sao ở Hoa Kỳ và Bắc Âu có những nhà tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg dành những ngân khoản khổng lồ làm việc từ thiện, tài trợ những dự án công ích cho xã hội.

Đó là một yếu tố văn hoá, nhưng nó giải thích phần nào cho sự thành công kinh tế của những nước như Hoa Kỳ và các nước Bắc Âu. Văn hoá Tin Lành đã tạo ra xứ tư bản Tây Phương. Người Mỹ áp dụng những phương pháp hữu hiệu để kinh doanh, để làm giầu, nhưng khi đã thành công rồi, nghĩ tới việc trả lại cho xã hội những gì đã nhận của xã hội. Khi Bill Gates trình bày với vợ con việc lấy số tiền của mình là 40 tỷ đôla để lập Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates và chỉ để lại cho mỗi người con 10 triệu (tiền ít quá thì khó thành công mà nhiều quá thì có cơ làm hư con cái), cả  vợ ông và các con đều vui vẻ chấp nhận. Bởi vì họ được dạy dỗ, thấm nhuần văn hoá đó từ nhỏ. 

Khi Bill Gates kể về quyết định của gia đình mình, Warren Buffet đã hưởng ứng ngay, đóng góp phần lớn gia sản kếch sù của chính ông cho Quỹ Gates. Trên 50 tỷ phú, đa số là người Mỹ, đứng đầu là Mark Zuckerberg, đã noi gương Bill Gates.

Các trường đại học Mỹ hay Anh đều giầu có, với những ngân sách khổng lồ, ngang với ngân sách một quốc gia nhỏ, mà nhà nước không tốn một xu, bởi vì nhiều cựu sinh viên khi đã thành công ngoài đời đều quay lại, tự nguyện đóng góp. Đối với họ, đó là một chuyện tự nhiên, khỏi cần ai kêu gọi. Không làm, mới là chuyện bất bình thường. Đơn giản như vậy, nhưng đem áp dụng ở những nước khác rất khó. Phải bắt đầu bằng sự thay đổi văn hóa, thay đổi tư duy. Và văn hoá, không phải chuyện một sớm một chiều. Đó là chuyện của hàng thế hệ.

Tinh thần "trả lại cho xã hội" giải thích tại sao vai trò của xã hội dân sự cực kỳ quan trọng trong các xã hội Tây Phương. Nó nhân bản hóa các xã hội tư bản. Ở Hoa Kỳ chẳng hạn, tiêu biểu cho chế độ tư bản, nó xoa dịu những bất công của một xã hội cạnh tranh, mạnh được yếu thua. Đó là hai khuôn mặt mâu thuẫn của tư bản Tây Phương. Mâu thuẫn hay bổ túc lẫn nhau. Những quỹ tư nhân, nhan nhản khắp nơi, với những số tiền nhận được ở khắp nơi gởi giúp, trợ cấp học bổng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, phát triển nghệ thuật văn hoá, giúp đỡ người nghèo, người sa cơ lỡ vận. Theo nguyên tắc dạy người ta câu cá hơn là cho tiền mua cá. 

Người Tây Phương, có tinh thần cá nhân chủ nghĩa, nhưng không ích kỷ như chúng ta nghĩ. Rất nhiều người tích cực và nghĩ đến người khác, coi việc giúp đỡ người khác, cải thiện xã hội là một bổn phận. Họ không bi quan yếm thế. Tai họa cá nhân không đánh gục họ mà lại trở thành một động lực khiến họ lao đầu vào việc cải tiến xã hội. Hai ông bà Stanford, khi mất đứa con đã quyết định từ nay, tất cả những đứa con California sẽ là con mình. "The children of California shall be our children" để tạo dựng Đại học Stanford. Nơi đây ngày nay vẫn sừng sững nguy nga tráng lệ, là nơi học hành và vui chơi cho hàng vạn bạn trẻ được vinh dự là sinh viên Stanford.


Không chìm xuống bởi quá khứ, mà vươn lên vì tương lai, để chung sức cải thiện xã hội, đó là những yếu tố khiến xã hội Tây phương thành công về mọi mặt cả về kinh tế lẫn chính trị. Bởi vì dân chủ không phải chỉ xây dựng trên giấy tờ, qua hiến pháp, bầu cử, luật lệ mà dân chủ được thực thi, được bảo vệ, được nuôi dưỡng bởi xã hội dân sự và tấm lòng bác ái của từng con người được thấm nhuần từ tuổi thơ ở xã hội đó

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jul/2024 lúc 8:35am

Con Rơi

 

Ông Thau nằm quay lưng vào trong, chiếc chăn bông được kéo ngang ngực, hơi thở ông đều đều. Chị Mát, con gái ông, vừa dựng chiếc xe máy ngoài sân đã gọi oang oang: - Thầy ơi! Thầy…

Chị dừng ngay lại khi thấy Mật - em trai bước ra, đưa tay ra hiệu cho mình nói nhỏ.

- Thầy đâu rồi cậu?

- Chị nói nho nhỏ thôi, thầy đang ngủ.

Chị kéo tay em trai ngồi xuống bậc hiên, dù đã hạ giọng nhỏ lại thì tiếng chị vẫn vang lên lọt cả vào phía giường cha đang nằm.

- Ý thầy ra sao? Cậu hỏi chưa?

- Thì thầy bảo tùy chị em mình.

- Sao lại tùy? Thầy hay thật đấy. Rõ là chuyện thầy làm ra mà cứ nửa nạc nửa mỡ như vậy là sao?

Mật định nói rồi lại ngập ngừng. Anh nhìn ra phía ngoài vườn, nơi mấy cây bưởi sai trĩu quả. Hồi sáng anh về, thấy cha đang đứng ngắm nghía mấy cây bưởi, còn khen giống bưởi này ngon lắm, rồi kể ngày xưa thằng Mạnh nó đến chơi, mua biếu hai trái bưởi, ông ăn quả xong, lấy hạt ươm cây. Vậy mà vèo cái đã ngót chục năm. Cây đã lớn rợp cả một góc vườn, xòe lòa xòa che mát cả một khoảnh sân. Mùa bưởi ra hoa, ông thường kê cả cái chõng tre ra góc sân đó ngồi uống nước trà, hít hà hương bưởi. Lâu lâu, ông bỏ vài bông bưởi vào ướp cùng với trà. Mỗi lần ngồi một mình nhấp khà chén nước trà, ông lại miên man nhớ bao nhiêu chuyện.

- Thế còn ý cậu thì sao?

Mật giật mình khi nghe chị hỏi. Anh còn chưa kịp trả lời thì chị Mát lại tiếp:

- Cậu với cậu Mừng định thế nào? Tôi là tôi không đồng ý đâu đấy.

Anh Mật nhìn chị, nhỏ nhẹ:

- Chị ạ! Em nghĩ thế này. Chú Mạnh dù sao cũng là con của thầy, là em của chúng ta, dù không cùng một mẹ sinh ra. Ngày xưa, thầy cũng muốn nhận chú ấy rồi nhưng khi bu còn sống, bu không đồng ý, thầy cũng không muốn bu buồn nên không nhắc đến chuyện này. Giờ bà Nhàn cũng không còn nữa, người thân của chú ấy còn ai đâu, ngoài thầy và chị em mình…

Anh Mật chưa nói hết câu, chị Mát đã giãy nảy cắt ngang:

- Ai là người thân với nó. Thôi, vậy là tôi biết ý cậu rồi. Cậu và thầy làm sao thì làm, đừng để thiên hạ cười vào mặt cho.

- Kìa chị.

- Để tôi hỏi thầy. Thầy không thể cái gì cũng "tùy chúng bay" được.

- Kìa chị, thầy đang mệt, vừa mới nằm nghỉ.

Anh Mật giữ tay chị gái kéo ngồi xuống. Chị Mát vùng vằng, cứ ngoái cổ nhìn vào trong nhà chỗ cha đang nằm. Thực ra, ông Thau nằm để đó, giả ngủ chứ câu chuyện của hai con, ông nghe cả. Ông nén tiếng thở dài nặng nhọc. Hai giọt nước mắt hiếm hoi được ông chắt ra từ đôi mắt già nua kèm nhèm, vừa chảy ra khỏi hốc mắt đã lẩn cả vào những vết nhăn trên khuôn mặt. Đôi mắt ông đờ đẫn mệt nhọc nhìn thẳng vào bức tường trắng trước mặt mà như loang loáng nước. Nước mắt của ông hay loang loáng nước mưa của bầu trời giông gió chiều hôm đó, hay nhạt nhòa nước mắt của người đàn bà ấy, hay giàn giụa nước mắt đau khổ của vợ ông.

Ông Thau nhắm nghiền mắt lại. Lại thấy mình của thuở mới ngoài hai mươi. Bữa đó, ông đi chăn vịt. Đang mùa khoán đồng, ông thả vịt bơi lội ăn khắp chốn, còn mình thì cầm cái cây đi theo chúng hết bờ nọ ruộng kia. Bỗng đâu cơn giông bất ngờ ập đến. Sấm. Chớp. Và mưa. Ào ào, xối xả. Ông chạy nhanh vào cái chòi canh dưa đã bỏ hoang giữa đồng để trú. Ở đây, ông gặp Nhàn. Bà ấy hơn ông hai tuổi nhưng chưa chồng. Đúng ra là Nhàn ế chồng vì ngay từ nhỏ bà đã bị chột một con mắt. Nên ngoài hai mươi, Nhàn vẫn chưa có ai hỏi cưới. Ông nhìn Nhàn, bộ quần áo ướt sũng bám chặt lấy thân hình tròn lẳn, đẫy đà của người con gái đang độ xuân thì. Ống quần xắn đến quá gối để lộ ra đôi bắp chân trắng nõn nà. Ông ngại ngùng quay đi, giữ cho hơi thở đều đều để Nhàn khỏi phát hiện trống ngực mình đang đập mạnh. Nhưng ngay lúc đó, Nhàn lại tiến đến bên ông, chủ động cầm lấy tay ông. Nhàn xin ông một đứa con để nương tựa lúc tuổi xế chiều. Ông thương người con gái bất hạnh ấy và ông cũng không kìm nén nổi dòng máu nóng đang hừng hực trong mình. Vậy là hai người quấn lấy nhau trong căn chòi nhỏ. Ngoài trời, mưa vẫn xối xả, sấm chớp vẫn ì đùng. Cánh đồng mênh mông nước và không một bóng người.

Nhàn sinh con, chẳng ai biết bố đứa bé là ai. Nhưng thằng bé càng lớn càng giống hai đứa con trai của ông. Rồi người ta đồn đoán. Rồi có lần ông lén đến gặp mẹ con Nhàn. Rồi vợ ông đòi sống, đòi chết vì ông đã lừa dối bà mà đi trăng hoa để có con rơi con rớt. Rồi chẳng hiểu sao, năm thằng con riêng của ông mười bảy tuổi, cả hai mẹ con bỏ quê mà đi. Đi đâu ông không biết, nghe đâu vào tận trong miền Nam để sinh sống. Tưởng vậy là hết duyên hết số, ông cứ trách mình không dám nhận con, nó chưa từng được gọi ông một tiếng cha, giờ đây biết nó ở đâu mà tìm.

Bẵng đi hơn chục năm, mẹ con bà Nhàn trở về. Bởi bà Nhàn về già, ốm đau thì muốn về lại quê để nếu có nhắm mắt cũng nằm lại nơi mình sinh ra. Rồi hai năm sau bà mất, Mạnh ở lại quê luôn cho đến tận bây giờ.

Ông Thau trở mình, thở dài. Thoắt cái đã gần chục năm. Những lần ông gặp Mạnh đếm trên đầu ngón tay chưa hết. Bà vợ ông cũng mất mấy năm rồi. Mấy lần ông dò ý các con về chuyện nhận Mạnh, hai đứa con trai ông là Mật và Mừng thì có vẻ xuôi theo ý cha nhưng còn con gái đầu là Mát thì nhất quyết không chịu. Lần nào chị ấy cũng làm ầm lên khiến ông rất buồn. Cũng ngại với các con, vì lỗi lầm của mình gây ra nên mới vậy. Nên giờ, nghe các con cứ nói đến chuyện này là ông lại lẩn tránh. Ông chỉ buồn một nỗi, giờ mình cũng sắp "gần đất xa trời" mà chưa bao giờ được ngồi một bữa cơm đoàn tụ cha con với Mạnh, chưa bao giờ được nghe một lời "cha" từ đứa con rơi ấy. Ông biết nó cũng muốn được qua lại thăm nom ông lắm.

Ông Thau ngồi dậy, bước xuống giường, húng hắng ho. Anh Mật phía ngoài nghe tiếng thì vội đi vào đỡ cha ra ngồi bên chiếc tràng kỷ:

- Thầy không ngủ thêm mà đã dậy rồi.

- Thầy đã dậy rồi thì con thưa với thầy luôn là thế này - Chị Mát vừa bước vào vừa nói - Con không biết thầy nghĩ thế nào, cũng không muốn biết chuyện ngày xưa của thầy với bà Nhàn ra làm sao. Nhưng ngày ấy đã chẳng nói năng gì rồi, giờ đã hơn bốn chục năm lại còn moi ra, nhận cha nhận con gì nữa. Thầy không xấu hổ nhưng con xấu hổ.

Ông Thau chết lặng khi nghe con gái nhấn từng lời một. Ông vịn tay vào mặt bàn, run run. Anh Mật thấy vậy thì vội ngăn chị:

- Kìa chị! Thầy…

Ông cụ xua tay, giọng nói như nghẹn lại:

- Lỗi ở thầy. Thầy có lỗi với mẹ con, với các con, với cả mẹ con bà ấy nữa. Rõ ràng thầy là cha của thằng Mạnh mà chưa từng lo cho nó được ngày nào. Thầy còn để một mình mẹ con bà ấy đối diện với mọi điều tiếng thế gian. Giờ đây, thầy chỉ mong…

- Thôi thì tùy thầy. Nhưng con nói trước, con chỉ có hai đứa em là cậu Mật và cậu Mừng thôi. Con về đây.

Chị Mát vùng vằng lên xe chạy thẳng ra ngõ. Ông Thau nhìn theo thở dài, nước mắt rưng rưng. Anh Mật nắm lấy đôi bàn tay nhăn nheo xương xương của cha, nhẹ giọng:

- Thầy đừng nghĩ ngợi nhiều. Tính chị ấy vậy, để thư thư con nói chuyện với chị ấy sau.

Ông Thau gật đầu. Hai cha con ngồi bên nhau nhìn ra những quả bưởi nặng trĩu cành đang lắc lư trong gió nhẹ. Bưởi năm nay đẹp lắm, căng tròn, nhẵn nhụi, cũng vừa kịp chưng dịp Tết. Ông bất ngờ quay sang con trai, ngập ngừng:

- Gần Tết, anh cắt bưởi cho mấy đứa, đem sang cho thằng Mạnh ít quả giùm thầy.

- Vâng thầy. Con cũng đã tính vậy.

Hai cha con cứ ngồi như vậy nói chuyện Tết nhất, chuyện chừng nào gia đình Mừng - con trai út của ông - về quê ăn Tết, chuyện bánh trái… Ông Thau nghe chừng đã vui vẻ hơn, còn nói giá như Tết này con cháu về được đông đủ thì hạnh phúc biết bao. Anh Mật biết, cha nói vậy, ý chừng nói luôn cả gia đình thằng Mạnh nên ngồi nói chuyện với cha mà bụng tính chuyện đâu đâu.

***

Ngày hai tám Tết, con cháu tập trung đầy nhà, gia đình anh Mừng cũng về cả. Không khí sửa soạn cho việc dọn dẹp nhà cửa, gói bánh cứ rộn ràng. Ông Thau ngồi bên hiên nhà nhìn lũ cháu nô đùa, đôi mắt nheo nheo cười. Chị Mát, anh Mừng thi thoảng lại ngóng ra ngoài ngõ ra chiều sốt ruột. Ngoài ngõ bỗng vọng lên tiếng nói cười, bọn trẻ con chạy ra.

- Khách ở đâu đến nhỉ?

- Người nhà thầy ạ! Không phải khách!

- Con chào thầy!

- Chúng cháu chào ông nội ạ!

Ông Thau dụi mắt, như không tin đó là sự thật. Vợ chồng con cái nhà Mạnh đang đứng trước ông, chào thầy, chào nội. Mà mấy đứa con ông đều rất vui vẻ, cả chị Mát cũng đang nắm tay vợ Mạnh cười tươi. Thế này là thế nào nhỉ. Ông đưa tay quệt đi giọt nước mắt đang chảy rỉ cả vào kẽ miệng, rồi khó nhọc chống gối đứng dậy, dáng liêu xiêu. Anh Mạnh, anh Mừng nhanh chân bước đến đỡ lấy cha.

Ông Thau bỗng bật khóc thành tiếng khi nghe các con cùng một lời thốt ra: "Thầy cẩn thận!".


TRƯƠNG THỊ THUÝ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 139 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.443 seconds.