Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jan/2019 lúc 9:47am

Chuyện kỳ diệu của Đào

baomai.blogspot.com

Kể cả bạn bè thân thiết cũng ít người biết rằng tôi có 1 cô con gái nuôi, đơn giản là vì tôi chưa nuôi Đào ngày nào nhưng Đào gọi tôi là mẹ – mẹ nuôi, và tôi hạnh phúc vì điều đó.

Tôi gặp Đào vào một ngày giữa năm 2008, em đến văn phòng gặp tôi để đăng ký phẫu thuật răng hàm mặt miễn phí với đoàn bàc sĩ Surgicorps đến từ Mỹ, một duyên hội ngộ khi tôi gửi thông điệp này lên mạng AIT Alumni VN (Hội Cựu Sinh Viên AIT tại VN), một người bạn nào đó bên Pháp báo tin cho người nhà tại VN là một người bạn của Đào để rồi đưa em đến gặp tôi. 

baomai.blogspot.com
  
Tôi sửng sốt khi gặp Đào lần đầu với khuôn mặt bị cháy 1 nửa và 1 bàn tay không còn nữa, nhưng em không hề ngần ngại với khuôn mặt ấy mà rất tự tin, luôn nhìn thẳng vào tôi khi nói chuyện. Tôi hỏi chuyện Đào mà trong lòng tràn đầy thương cảm xót xa.

Đào sinh ra trong một gia đình nghèo đông con tại Bình Định. Vùng nông thôn Việt Nam thường có tục lệ đốt than hơ nóng cho các bà mẹ sau sinh mà họ tin rằng sẽ tốt cho sản phụ và trẻ sơ sinh, Đào cũng được hơ than bằng cách đó. Khi chưa đầy tháng, mẹ em cho em nằm võng bên dưới đốt 1 chậu than hồng, hôm đó chỉ trong 1 khoảng khắc mẹ em bỏ con ra ngoài sân lấy nước thì nghe tiếng kêu xé ruột trong nhà, bà không thể ngờ đứa con gái út bé bỏng của mình mới 28 ngày tuổi chưa hề biết lẫy lại có thể lật ra khỏi võng và nằm trên chậu than hồng như có một bàn tay siêu hình gây ra vì lúc đó trong nhà không có một ai cả.

baomai.blogspot.com
  
Đứa trẻ giãy giụa trong than, cháy hết 1 bên thân thể, cháy cụt hết các ngón tay trái và 1 bên mặt, em được đưa đến bệnh viện cấp cứu, do bị hoại tử nên phải cắt cánh tay trái đến gần khủy. Chỉ sau một thời gian chữa chạy, bệnh viện cũng bó tay, trả em về nhà nằm chờ chết. Nhưng em không chết, em cứ thế lay lắt vượt qua cái chết để được sống.

Lớn lên với nỗi đau thể xác đã hóa thành sẹo khắp gương mặt và 1 phần thân thể em, mắt và miệng bị co rúm lại đến nỗi em không thể há mồm, cánh tay không thể duỗi ra, thế nhưng đến năm 7 tuổi em mới nhận thức được sự khác biệt của mình qua ánh mắt khinh bỉ, qua sự trêu chọc, nhạo báng của bạn bè, và cứ thế em sống trong tủi nhục cho đến năm 22 tuổi.

baomai.blogspot.com
  
Hôm đó qua đài phát thanh em được biết có 1 đoàn bác sĩ Mỹ đến Việt Nam phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch miễn phí ở Quy Nhơn và em lập tức lên đường dù đã hết hạn đăng ký. Vị trưởng đòan, bác sĩ phẫu thuật, Dr. Frank Walchak và Carolyn vợ ông, y tá phòng mổ đến từ Spokane, ngay từ lần đầu gặp em, ánh mắt khẩn khoản cầu xin của em đã chạm vào lòng trắc ẩn của họ và như hai vị thần hộ mệnh, họ đã nhận ra sứ mệnh của mình.

baomai.blogspot.com
Dr. Frank Walchak và Carolyn vợ ông 
   
Frank biết không chỉ 1 lần phẫu thuật, em cần phải phẫu thuật nhiều lần để cải thiện khuôn mặt ấy và họ đã quyết định tìm mọi cách đưa em sang Mỹ. Sau 2 năm nỗ lực xin visa và làm các thủ tục chuẩn bị cho Đào, hai vợ chồng vị bác sĩ nhân hậu và bao dung ấy đã đưa được em sang Mỹ.

baomai.blogspot.com
  
Chín tháng ở với họ và trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đau đớn, khuôn mặt em được cải thiện đáng kể, ở đó em luôn được coi như cô con gái út trong gia đình với 2 người chị gái đầy yêu thương.

baomai.blogspot.com
  
Em được học tiếng Anh, học lái xe và trượt tuyết dù chỉ có 1 tay, họ yêu em và luôn coi em như một người bình thường. Em nhút nhát vì mọi thứ đều lạ lẫm vô cùng vì đây là lần đầu tiên em bước chân ra khỏi lũy tre làng chứ chưa nói đến chuyện ra khỏi biên giới.

Những tâm hồn cao đẹp đã hội tụ tại đây để mang đến cho đời những điều kỳ diệu. Nhưng dù sao thì cũng đến ngày em phải về nước và đối mặt với cuộc sống của chính mình.

baomai.blogspot.com
  
Khi tôi gặp Đào, cô ấy đã trải qua 7 lần phẫu thuật, khuôn mặt tuy đã cải thiện hơn trước nhưng thực sự những vết sẹo vẫn còn chằng chịt, mắt và miệng vẫn bị kéo lệch 1 bên. Sau khi từ Mỹ trở về Đào đã quyết tâm từ Bình Định ra thành phố HCM xin việc và học thêm tiếng Anh và kế toán vào buổi tối. Lúc đó công việc của em thực sự rất khó khăn và khắc nghiệt. Không chỉ lo cho bản thân mình, Đào vẫn phải đi bán vé số tại bến Bạch Đằng, mỗi đêm được khoảng 50 ngàn đồng để gửi về nuôi cha mẹ mình ở quê.

baomai.blogspot.com
  
Ngay buổi sáng đầu tiên khi đoàn Surgicorps vừa hạ cánh, trong lúc chờ check in tại khách sạn Majestic họ đã tranh thủ sơ khám cho Đào và 1 số bệnh nhân khác, bất kể mệt mỏi do lệch múi giờ và chưa ăn uống gì. Buổi chiều hôm đó họ bắt tay vào làm việc ngay, Đào là trường hợp được thử máu buổi chiều đó và được họ quyết định phẫu thuật ngay ngày hôm sau vì họ muốn có 1 tuần điều trị hậu phẫu cho em trước khi họ về nước. Buổi tối Đào gọi điện cho tôi giọng rất hoang mang, em nói em không thể phẫu thuật ngay ngày mai vì bà chủ không cho phép nghỉ. Thực sự em rất khó khăn để lựa chọn hoặc mất việc hoặc được phẫu thuật, mà em thì cần rất nhiều lần phẫu thuật nữa để cải thiện gương mặt, mỗi dịp như thế này là cơ hội vàng cho em. Tôi chỉ nói với em hãy xin phép và trình bày cặn kẽ với bà chủ, nếu không được và sau này bà chủ vẫn đuổi việc thì gọi cho cô, hãy tin rằng cô sẽ giúp con.

Năm đó công ty tôi cũng đăng ký cho em Toàn, một nhân viên nam là trưởng phòng vé máy bay, được phẫu thuật vá 1 bên cánh mũi, dị tật bẩm sinh do mẹ em bị cúm khi mang thai. Tôi vào thăm các em ngay sau khi phẫu thuật xong và tặng quà cho tất cả các bệnh nhân trong dịp đó. Thật cảm động khi được thấy các bác sĩ Mỹ trong phòng hậu phẫu bồng bế từng em nhỏ dỗ dành, cho quà bánh để các em khỏi lo lắng và đau đớn. Toàn cảm động nói với tôi, khi con mở mắt ra người đầu tiên con nhìn thấy là chị Đào đang ngồi bên con, chị ấy đã pha nước chanh và đợi con tỉnh dậy để cho con uống, dù chị ấy cũng mới chỉ phẫu thuật trước con không lâu. Câu chuyện ấy tôi không bao giờ quên, tôi biết đằng sau khuôn mặt khiếm khuyết của Đào là một tấm lòng nhân hậu.

Một tuần sau Đào gọi điện cho tôi nói như khóc: “ Cô ơi con bị đuổi việc rồi cô ạ”, không chút đắn đo tôi nói “Ngay khi con bình phục hãy đến công ty gặp cô” dù lúc đó tôi cũng không biết Đào có thể làm được việc gì không? Việc nhận Đào vào công ty tất nhiên do quyết định của tôi thì không ai ngăn cản nhưng nhìn ánh mắt một số nhân viên tôi biết Đào sẽ không dễ dàng gì khi làm việc ở đây, nhưng rất may Đào đã có Toàn luôn bảo vệ và thân thiết từ khi hai bạn cùng nằm phẫu thuật trong bệnh viện.

Thật đáng ngạc nhiên, tuy chưa được học hành đến nơi đến chốn, nhưng Đào rất thông minh và chăm chỉ, bất kể việc gì được giao em đều hoàn thành tốt nhất, kể cả phần mềm kế toán mới nhất em cũng nắm bắt rất nhanh chóng. Hàng ngày em vẫn chạy xe máy bằng 1 tay, làm mọi việc bằng 1 tay nhưng không khiến em ngại ngùng bất kể việc gì. Em âm thầm làm việc mà không hề kêu ca, khi tôi phát hiện em bị chèn ép và hỏi han thì em đều nói “Không sao, mẹ cứ để tự con giải quyết”. Em cũng xin được gọi tôi là mẹ từ ngày ấy, em nói “Vì mẹ đã sinh ra con lần thứ hai”. 

Em đã trở thành một nhân viên văn phòng như thế đấy!

baomai.blogspot.com

Dịp đó ông bà Frank & Carolyn Walchak đi phẫu thuật từ thiện tại Trung cộng biết tin Đào có được công việc tốt tại EVIVA, họ lập tức bay sang Việt Nam để làm một việc là cám ơn tôi. “Trời ơi, tin được không???” hôm đó ông bà mời Đào đến ở chung phòng trong khách sạn và mời tôi đến, nhìn cách ông bà ôm Đào, giới thiệu với tất cả mọi người đây là con gái của chúng tôi một cách tự hào mà không hề bối rối trước những ánh nhìn tò mò lạ lẫm, tôi thấy cảm động vô cùng. Tôi nói với họ “Người mà cần được cám ơn hôm nay chính là ông bà, từ một đất nước xa xôi ông bà đến đây, yêu thương, cưu mang một cô gái nghèo tàn tật của chúng tôi, thì không lẽ gì tôi là một người Việt nam lại không làm được điều đó.” Nhưng ông bà ấy cứ khăng khăng nói rằng tôi mới là người đã thay đổi hoàn toàn chất lượng cuộc sống và công việc của Đào. 

Thật tuyệt vời khi trong cuộc đời của mình có thể được gặp được những con người như thế.

Tôi luôn kể những câu chuyện về sức mạnh tinh thần sẽ mang đến những điều kỳ diệu để khuyến khích và động viên Đào hãy ước mơ một hạnh phúc như những người khác và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Tôi biết Đào đã cố gắng hết sức nhưng chưa chắc em đã tin những câu chuyện tôi kể, em nói rằng không bao giờ em dám mơ có một gia đình như bao người khác.

baomai.blogspot.com
  
Thế rồi vào một ngày mùa Hè hai năm sau đó, Đào bẽn lẽn kể cho tôi câu chuyện có một vị bác sĩ nha khoa trong đoàn Rotaplast của ông bà Walchak, đã từng gặp Đào lần đầu từ khi em còn là một cô bé ở quê nghèo Bình Định, lâu nay anh ấy vẫn thường động viên, chuyện trò với em qua mạng, nay anh ấy đến Đà nẵng và muốn hẹn hò với em. Đào hỏi tôi có nên đi không và lo lắng không biết mình có bị lợi dụng không? Lúc đó tôi thật lòng nói với Đào “Con không có gì để bị lợi dụng cả, nếu anh ấy muốn đến với con thì đó chỉ có thể là một tấm lòng yêu thương và nhân ái vô cùng, con hãy đón nhận bằng cả tấm lòng, đó chính là món quà của trời đất trao tặng cho con.”

baomai.blogspot.com
Đào ngồi cạnh Văn Nữ Quỳnh Trâm, cô đạo diễn bộ phim tài liệu về lạm dụng tình dục “Bước Qua Bóng Tối”

Quả thực Dr. Michael French là một người như thế, anh chàng đến ra mắt tôi tại văn phòng EVIVA và sau đó là một bữa tối thân mật tại nhà tôi với sự chứng kiến của hai vợ chồng tôi, anh chàng ôm lấy Đào với sự chân thành hiếm có, nói rằng Đào là cô gái đẹp nhất và anh luôn tự hào khi đi cùng Đào. Tôi hiểu ra rằng chuyện cổ tích luôn có thể xảy ra giữa đời thường, Đào đã sống với tấm lòng chân thành, hiếu thảo, nhân hậu và sự nỗ lực không ngừng, em xứng đáng được hưởng hạnh phúc như những câu chuyện cổ tích mà em được đọc hồi nhỏ.

baomai.blogspot.com
  
Bây giờ Đào đã thành mẹ của 2 thiên thần đáng yêu là Michelle 6 tuổi và Mitchell 4 tuổi, gia đình em đang sống ở Murphys, California, Hoa Kỳ. Thật đáng kinh ngạc khi em sang Mỹ chỉ vài năm đã có thể vừa hoàn thành chương trình học tại Columbia College với kết quả xuất sắc, vừa nuôi dạy 2 con nhỏ rất chu đáo, vừa hàng ngày tự lái xe đi học và đi làm kế toán tại phòng khám Nha Khoa của chồng (Safari Smiles Dental) tại Sonora. Hàng năm gia đình em đều trở về Việt Nam thăm gia đình và đến các trại trẻ mồ côi, khuyết tật khám răng, tặng quà cho các em nhỏ như một lời tri ân đến cuộc đời.

baomai.blogspot.com
  
Một sự tình cờ, hình như mọi sự tình cờ thực ra đều có nguyên do của nó, trên một chuyến bay ra Hà Nội vào tháng Tư năm 2017 tôi ngồi cạnh Văn Nữ Quỳnh Trâm, cô đạo diễn bộ phim tài liệu về lạm dụng tình dục “Bước Qua Bóng Tối”, một bộ phim được giải vàng liên hoan truyền hình toàn quốc năm 2017. Tôi đã kể câu chuyện về Đào cho Trâm nghe như một sự chia sẻ về sự kỳ diệu trong cuộc sống, Trâm xin tôi được để cô ấy làm phim về Đào, thế nhưng phải mất 6 tháng sau, tôi và cô ấy mới thuyết phục được Đào đồng ý đưa câu chuyện của mình lên phim. Tôi nói với Đào “Câu chuyện của con có thể truyền cảm hứng và giúp đỡ được những người có hoàn cảnh như con, hãy truyền cho họ niềm tin vào cuộc sống như con đã từng sống, ai cũng có quyền được hạnh phúc nếu biết rằng hạnh phúc chính ở trong tay mình”.

Tôi luôn tự hào về Đào và thường hay kể câu chuyện này mỗi khi cần truyền cảm hứng sống cho ai đó.

MỜI CÁC BẠN XEM BỘ PHIM TÀI LIỆU “ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA ĐÀO”. MỘT BỘ PHIM CỦA VĂN NỮ QUỲNH TRÂM – NGUYỄN YẾN TRINH VÀ ĐỒNG ĐỘI.




Bich Hang Nguyen

baomai.blogspot.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jan/2019 lúc 11:17am

Con Người Đáng Nể 

Giấc mơ bay xa và cao của trẻ nhỏ là gì? Trở thành một phi công lái chiến đấu cơ oai hùng, một hạm trưởng với giấc mộng hải hồ hay một sĩ quan biệt hải Navy Seal can trường, vào sinh ra tử? Hay trở thành một lương y cứu người, tốt nghiệp từ ngôi trường Harvard danh tiếng thế giới? Hoặc xa hơn nữa, là giấc mơ trở thành một phi hành gia, với những chuyến thám hiểm không gian kỳ thú? Là gì đi nữa thì chỉ cần đạt đến một trong những thành tựu kể trên đã được xem như là sự thành công nghề nghiệp lớn của một đời người. Bởi bất cứ ai đạt đến những cơ hội hiếm hoi trên đều được xem là những thanh niên ưu tú và xuất chúng, là một thứ tài sản quốc gia. Nên khi một thanh niên 34 tuổi gốc Đại Hàn đạt được đồng thời cả ba điều kể trên thì có lẽ khó có ai đã và sẽ gộp chung được một hồ sơ cá nhân đầy kỳ tích như anh. Bạn đã nghe đến cái tên Jonny Kim thuộc thế hệ phi hành gia tương lai của nước Mỹ chưa?


Người ta vẫn thường nói đến mức độ tinh nhuệ và thiện chiến của đơn vị biệt hải, tức lực lượng người nhái đặc biệt Navy Seal trong quân đội. Ðó là những con người có thể chất hơn người, có một tinh thần thép cùng một tâm lý vững chãi, bén nhạy. Họ được tuyển chọn và vượt qua những cuộc huấn luyện cam go và nguy hiểm, có lắm người từng là một lính chiến mạnh mẽ cũng phải bỏ cuộc hay bị loại giữa đường, thậm chí bỏ mạng trước khi trở thành một người lính biệt hải thực thụ. Jonny Kim đã vượt qua được điều này.

Jonny sau một trận đánh ở Iraq – nguồn Reddit

Sinh năm 1984 tại Los Angeles trong một gia đình di dân Ðại Hàn, mang giấc mộng đời binh nghiệp, Jonny đăng lính ngay sau khi tốt nghiệp trung học và chọn ngay binh chủng thử thách, nguy hiểm nhất trong quân đội: lực lượng biệt hải. Jonny kể lại rằng, anh không thích cái con người trong cái gia đình và văn hóa mà anh đã đang lớn lên, muốn thoát ra khỏi cái bảo bọc, không gian an toàn đó mà muốn đi tìm bản thể thật sự cho chính mình và của chính mình. Anh muốn dấn thân vào một cuộc phiêu lưu, phục vụ với lý tưởng cao hơn đời sống mưu cầu cá nhân.  Anh được chọn và cho cơ hội để tham dự khóa huấn luyện khắc nghiệt và căng thẳng trong hai năm trời, cùng những lời cảnh báo trước rằng, không có gì bảo đảm là những ai được chọn theo huấn luyện cũng sẽ đủ khả năng và có cơ hội trở thành một người lính biệt hải thực thụ. Bởi các số liệu cho biết có khoảng ba phần tư quân nhân được huấn luyện đã phải bỏ cuộc hay bị loại khóa huấn luyện, đặc biệt là trong “tuần lễ địa ngục” (Hell Week), khi những huấn nhục này có thể gấp 20 lần những gì người lính tưởng tượng. Ðó là cuộc thử thách để quân đội lọc và chọn được những người lính biệt hải đúng theo tiêu chuẩn khắt khe nhất của binh chủng này. Ðược huấn luyện chung với những người lính ưu tú từ các binh chủng khác, Jonny Kim cũng không là ngoại lệ. Anh thú nhận đó là tuần lễ huấn nhục trong băng tuyết khủng khiếp nhất mà anh tưởng đã phải bỏ cuộc, khi người lính chỉ được ngủ đôi lần, mỗi lần chỉ dăm ba tiếng trong suốt năm ngày. Nhưng anh đã vượt qua được, để tốt nghiệp khóa huấn luyện, trở thành một sĩ quan biệt hải thiện chiến thực thụ. Jonny Kim được điều sang Iraq hai lần, tham gia hàng trăm đặc vụ trong vị trí một xạ thủ bắn tẻ, một nhân viên cứu thương chiến trường, một người dẫn đường, từng phục vụ chung toán với những tay bắn tỉa huyền thoại như Chris Kyle (người được dựng thành bộ phim Sniper mà chuyên mục đã từng có bài viết) với hàng chục huân chương chiến công oai hùng. Nhưng rồi cái chết của hai đồng đội, là những người bạn thân thiết nhất của anh trong một đặc vụ nguy hiểm tại Iraq mà anh không cách nào cứu chữa được ngay trên tay mình, là nỗi ám ảnh và ngã rẽ đưa Jonny Kim đến với suy nghĩ về nghề Y. Anh quyết định đi theo nghề Y khi vẫn còn tại ngũ, với ý định sẽ quay lại quân ngũ và tiếp tục phục vụ trong vai trò bác sĩ quân y.

Bác sĩ khoa cấp cứu Jonny Kim – nguồn bwhbulletin.org

Tham gia chương trình Hải Quân trừ bị RNOTC dành cho các sĩ quan hiện dịch quay lại đại học, chàng Trung Úy Jonny tốt nghiệp cử nhân ưu hạng tại Ðại Học San Diego sau ba năm ròng rã theo học. Với thành tích và hồ sơ đặc biệt của mình, Jonny được đại học Harvard thu nhận cho theo học và đào tạo thành một bác sĩ chuyên khoa cấp cứu cho Hải Quân. Ba năm trước, năm 2016, Jonny Kim tốt nghiệp bác sĩ Y Khoa tại Ðại Học Harvard và chuyển sang nội trú tại khoa cấp cứu của bịnh viện M***achusetts. Jonny là một trong những bác sĩ nội trú hiếm hoi từng có kinh nghiệm cấp cứu trên chiến trường. Những bác sĩ trưởng khoa tại đây nhắc về anh như một bác sĩ khiêm cung, tài ba cùng tính cách đặc biệt và hiếm thấy, mà bất cứ bịnh viện hay bịnh nhân nào cũng mong muốn có những bác sĩ như vậy. Dù họ biết rằng anh sẽ quay lại với Hải Quân sau khi hoàn tất nội trú, vì Hải Quân cũng cần có anh. Câu chuyện đến đây tưởng cũng đủ để kết thúc câu chuyện đặc biệt về một người lính biệt hải trở thành bác sĩ, một nỗ lực đáng ngưỡng mộ của một chàng sĩ quan trẻ hào hùng, mang đầy tinh thần phục vụ quốc gia. Nhưng nó không dừng lại ở đó.

Hồi tháng Sáu năm ngoái, Phó Tổng Thống Mike Pence đã thay mặt Tổng thống, đích thân bay sang trung tâm NASA tại Houston, Texas để tham dự buổi lễ đặc biệt, công bố và giới thiệu thế hệ phi hành gia tương lai của Hoa Kỳ đến người dân. Trong đó cái tên Jonny Kim được xướng lên. Anh là một trong 12 người đã được NASA chọn để huấn luyện trở thành phi hành gia sau nhiều vòng xét tuyển khắt khe của NASA từ  hơn 18,000 sĩ quan, bác sĩ, kỹ sư, khoa học gia, những nhà nghiên cứu xuất sắc, có nhiều thành tích khắp nước Mỹ gởi đơn về để ứng tuyển, trong đó có đơn của Jonny đã nộp.  Với 44 phi hành gia đang có, NASA tuyển chọn và huấn luyện các thế hệ phi hành gia tương lai cho nước Mỹ mỗi bốn năm. Khoá phi hành gia 22 này là đông đảo nhất trong lịch sử, với khoảng một nửa là những sĩ quan từng tốt nghiệp các Học Viện Quân Ðội, Không Quân hay Hải Quân, cộng thêm các bằng cấp kỹ thuật và chuyên môn cao (từ Cao học) và hàng ngàn giờ bay thực thụ cùng các chuyên gia dân sự khác, đều là những người có hồ sơ cá nhân đáng nể.  Sau hai năm được huấn luyện về ngoại ngữ (tiếng Nga), thể lực và chuyên môn tại trung tâm NASA Johnson Space Center, các phi hành gia này sẽ làm việc, nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm phi hành gia, chờ tham gia các phi vụ nghiên cứu trên trạm không gian quốc tế ISS hay các chương trình thám hiểm không gian tương lai của Hoa Kỳ.

Jonny Kim, phi hành gia tương lai của Hoa Kỳ – nguồn Reddit

Trung Úy Hải Quân Biệt Hải, bác sĩ Y Khoa Harvard, Phi Hành Gia Jonny Kim quả thật là câu chuyện kỳ tích khó ai làm được. Anh là niềm hãnh diện của Ðại Học Harvard, của các bịnh viện anh đã từng nội trú và của Hải Quân Hoa Kỳ. Tạp chí Hải Quân Navy Times  đưa cái tên Jonny Kim vào danh sách những sĩ quan hải quân xuất chúng nhất mọi thời đại, bên cạnh những nhân vật vĩ đại của nước Mỹ từng phục vụ Hải Quân Hoa Kỳ như Tổng Thống John F. Kennedy, phi hành gia Neil Armstrong – người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng… Chàng thanh niên Jonny Kim trong gia đình di dân gốc Ðại Hàn này ắt cũng là niềm hãnh diện thật sự và đúng nghĩa cho cộng đồng Ðại Hàn khi có đứa con xuất chúng, người mang tài trí mình để phục vụ cho lý tưởng quốc gia. Và chắc chắn, anh đã mang lại sự ngưỡng mộ và niềm hứng khởi cho giới trẻ bởi những gì anh đạt được tưởng như không thể xảy ra với cùng một người. Nhưng nó đã xảy ra.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jan/2019 lúc 7:37am

Chú Xe Ôm


Chú xe ôm dừng xe trước cổng cho cô sinh viên xuống. Bất ngờ cô đưa chú gói quà và nói:

- Chú về nhà rồi mở ra xem nhé.

Bắt đầu ngày mai cháu không đi học nữa, hôm nay cháu đã tốt nghiệp rồi. Cám ơn chú nhiều.

Chú xe ôm về nhà, cất xe, vào phòng mở gói quà ra, ngoài bộ quần áo còn có cả số tiền rất lớn, và một bức thư như sau:
 
''Thưa thầy, em là Tuyết Lan học toán với thầy năm lớp sáu ở trường Nguyễn Trãi. Lên lớp chín thì em nghe tin thầy bị giảm biên chế, đồng thời thầy cũng bị đau dây thanh quản nên khó nói. Từ đó thầy đi lái xe ôm kiếm sống, lúc nào cũng đeo khẩu trang kín mít để đừng có học trò nào nhận ra. Nhưng em đã nhận ra thầy khi thầy ngồi đón khách ở ngã tư Bình Hưng. Từ đó, em không tự đạp xe đi học nữa mà đặt mối thầy chở em đi học suốt hết lớp chín, hết phổ thông, và lên đại học.

Sáng nào đi học em cũng lấy theo 3 phần ăn, một cho em đến lớp ngồi ăn, hai biếu thầy một phần, và ba là biếu bà bán vé số nghèo ở góc đường Nguyễn Du. Ngày nào em cũng mua cho bà mấy tờ vé số, rất mong trúng số, nhưng chẳng hy vọng lắm.

Bố mẹ em hay thắc mắc về hành vi của em, nhưng vì cưng em nên bố mẹ cũng chìu ý em.

Em phát hiện thầy rất yêu nghề dạy học. Dù không đến lớp nữa, nhưng thầy đã lập một trang web dạy kèm cho tất cả ai bị yếu toán.

Thầy đã dạy dỗ tận tình, giúp nhiều bạn lấy lại căn bản toán bị mất, để các bạn có nền tảng học tiếp. Thầy cứ tập trung hướng dẫn biết bao học sinh trung học cơ sở trở nên vững về toán. 

Thì ra ban ngày thầy chạy xe ôm, ban đêm thầy lên internet để dạy học miễn phí. Em nhận ra thầy vì cái cách nói quen thuộc của thầy vào cuối các buổi học là “các em gắng học để sau này phụng sự cho đời”.

Bây giờ lên mạng thầy vẫn nói câu đó. Trong cuộc đời thực, thầy là chú xe ôm đen đúa vất vả, nhưng trên mạng thầy vẫn còn uy phong của một thầy giáo tận tụy hiền lành.

Hình như trời không phụ lòng người, thầy không biết là em mua mãi rồi cũng trúng số độc đắc, lúc đó em đang học năm thứ ba. Em lĩnh tiền rồi đưa hết vào gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Em kiên nhẫn chờ đến hôm nay.

Hôm nay em đã tốt nghiệp nên sẽ không còn đi xe ôm nữa mà sẽ tự lái xe máy đi làm. Em kính biếu thầy một phần số tiền trúng số độc đắc của em như chút lòng tri ân của người học trò ngày xưa, mà sự thành công của em hôm nay đã có không ít ơn thầy trong đó.''

“Nhất tự vi sư – Bán tự vi sư”
 

Mai này dù có đi xa, không còn hằng ngày ngồi trên xe của thầy nhưng em vẫn luôn nhớ về “chú xe ôm” thân thể gầy gò có trái tim tình người quý báu, và dưới mái tóc đã bạc ấy là một tâm hồn cao cả.../.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jan/2019 lúc 11:37am

"Người Mù Làm Sao Biết Chia Tiền"


Gần 12:00 giờ đêm, tại một góc đường cô vắng có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền. Một trong hai người đang ôm cây đàn, hốc mắt lõm xuống, còn người kia tóc muối tiêu, ngồi ngay đuôi xe máy, lấy tiền trong chiếc túi nhỏ bỏ vào mũ và đếm.

Có tờ 2.000, tờ 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 và 100.000đ. Tôi đi bộ ngang qua nên nghe được vài câu thoại giữa 2 người đàn ông này.

A: “Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ.”
B: “Uh, gần Tết nên Tất niên vui vẻ.”
A: “Vui nên có mấy khách cũng cho sộp lắm.”
B: “Uh, tôi cũng mong có kha khá để sắm đồ Tết cho mấy đứa nhỏ.”

Tò mò nên tôi dừng lại hỏi:
“Hai chú là anh em hả?”
Chú A trả lời, “Không, hai chú là bạn. Ông bạn của chú bị mù từ nhỏ.”

“Vậy, chú chở chú này đi hát được bao lâu rồi?”
“Chú làm việc ban ngày, ban đêm chở bạn mình đi hát, ai thương thì cho ít - nhiều tuỳ ý, ổng không chịu ngồi đường chờ bố thí, cũng không chịu ngồi không để người nhà nuôi”.

“Hai chú chở nhau đi như vầy bao lâu rồi?”
Chú mù đáp: “Cũng hai mươi mấy năm rồi con. Ổng là đôi mắt, đôi chân đưa chú đến nơi chú có thể hát cho người ta nghe. Ngày xưa ổng chở chú bằng xe đạp, sau này ổng mua được xe máy thì chở chú bằng xe máy.”

“Số tiền hai chú kiếm được mỗi tối sẽ chia nhau thế nào?” tôi tò mò
“Được nhiêu thì chia đôi, chú chịu tiền xăng” chú sáng mắt trả lời.

“Chúc hai chú nhiều sức khoẻ nhé, Tết thật ấm áp bên gia đình.”
“Cám ơn cháu, cháu cũng vậy nhé.”

Tôi tiếp tục đi bộ qua lại mấy vòng, nhìn 2 chú tôi chợt thấy điều lạ lạ.

Chú sáng mắt dúi vào tay bạn mình một sấp tiền, đa số là tờ 100.000, 50.000 và 20.000đ chỉ giữ lại vài tờ tiền nhỏ rồi nói, “Đây là phần của ông đây, tôi đã chia đôi rồi đó.” 
Chú mù, “Cám ơn ông, bao nhiêu năm ông đều chở tôi đi và chia đều cho tôi.”

Mắt tôi chợt cay cay, “chia đôi” đâu có nghĩa là làm cho 2 phần bằng nhau.
Người bạn mù thì tin bạn mình hoàn toàn; còn người bạn sáng mắt thì luôn muốn cho bạn mình phần hơn.

Ở đời có nhiều người rất giàu, và ở đây 2 chú là những người THẬT SỰ GIÀU CÓ.

Cuộc sống này còn quá nhiều điều tốt đẹp, Tết đang về, đôi mắt ướt mà con tim sao đập rộn rã tình yêu thương con người.️

Tết sum vầy
Xuân hạnh phúc
Kỷ niệm đẹp rạng sáng ngày 08/02/
NHL



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Jan/2019 lúc 11:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jan/2019 lúc 1:07pm

Người vô gia cư được trả ơn gấp 20.000 lần

baomai.blogspot.com
Một cô gái 27 tuổi ở Mỹ đã quyên tặng hơn 110.000 USD để trả ơn người đàn ông vô gia cư từng giúp cô 20 USD cuối cùng trong túi khi xe của cô gặp sự cố trên đường cao tốc.

Kate McClure, 27 tuổi, ở Bordentown thuộc bang New Jersey, Mỹ đang lái xe tới Philadelphia trên đường cao tốc hồi tháng trước thì xe ô tô của cô bất ngờ bị hết xăng. Khi đó trời đã khuya và McClure may mắn gặp Johnny Bobbitt Jr. - một người đàn ông vô gia cư.

“Tôi lái xe đi xa nhất có thể, sau đó tôi bước xuống xe và đi bộ về phía trạm xăng gần nhất. Đó là lúc tôi gặp Johnny. Ông ấy bảo tôi quay trở lại xe và khóa cửa xe lại. Vài phút sau đó, ông ấy quay trở lại, mang theo can xăng và đưa cho tôi 20 USD cuối cùng của ông ấy để đảm bảo rằng tôi có thể trở về nhà an toàn”, McClure kể lại.

baomai.blogspot.com
Kate McClure (phải) chụp ảnh cùng Johnny Bobbitt Jr (trái) 

Sau khi được Johnny giúp mua xăng, McClure, một nhân viên làm việc tại Sở Giao thông New Jersey, cho biết cô không có tiền để trả lại người đàn ông lạ mặt ngay đêm hôm đó. Sau đó, cô gái trẻ lái xe về nhà.

baomai.blogspot.com
Bức ảnh này mô tả phần dưới chân cầu của đường dốc I-95 gần Philadelphia, nơi Johnny Bobbitt và bạn bè của anh ta ngủ.

Vài ngày sau, McClure đã quay trở lại con đường nơi cô gặp Johnny để đưa cho ông tiền, quần áo và đồ ăn như một cách để cô trả ơn người đã giúp đỡ mình. Mặc dù vậy, hình ảnh người đàn ông gia cư vẫn luôn xuất hiện trong suy nghĩ của McClure. Điều khiến McClure ấn tượng là Johnny sẵn sàng chia sẻ những món đồ mà ông nhận được cho những người bạn vô gia cư khác cũng đang gặp khó khăn như ông.

baomai.blogspot.com
Chiến dịch GoFundMe của McClure đã nhận được hơn 110.000 USD tiền ủng hộ

McClure đã quyết định làm điều gì đó lớn hơn cho Johnny. Cô đã thành lập chiến dịch quyên góp tiền trên trang mạng GoFundMe và chia sẻ câu chuyện của chính cô. McClure mong muốn có thể kêu gọi được 10.000 USD để giúp Johnny có chỗ ở và trang trải các khoản chi phí khác.

baomai.blogspot.com
baomai.blogspot.com
Johnny Bobbitt được Kate McClure đưa đến tiệm cắt tóc
  
Chiến dịch quyên góp của McClure đã thu hút sự chú ý của nhiều người và thành công ngoài mong đợi. Tính đến hôm qua 21/11, khoảng 3.100 người đã tham gia chiến dịch của McClure và cô đã quyên góp được hơn 110.000 USD để dành tặng cho Johnny, gấp 10 lần so với mục tiêu ban đầu. Câu chuyện nhân văn của McClure và Johnny cũng nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng mạng tại Mỹ trong những ngày vừa qua.



Thành Đạt 
*** 

baomai.blogspot.com
baomai.blogspot.com  
Người đàn ông vô gia cư Johnny Bobbitt giúp người phụ nữ mắc kẹt, Kate McClure mua nhà sau khi kiếm được gần 400 nghìn đô la.

baomai.blogspot.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Feb/2019 lúc 12:52pm

Giọt Lệ Đêm Giao Thừa 


1.
Bảo trả tiền bác xe ôm. Cậu móc túi lấy tờ giấy ghi địa chỉ, theo cầu thang chung cư Nguyễn Kim lên lầu 1. Dân trong chung cư, người lau chùi lư hương, kẻ quét dọn nhà cửa chuẩn bị đón Tết.

Thoáng trông những khuôn mặt hân hoan chờ đón ngày thiêng liêng nhất trong năm của các ông già bà lão đến lũ trẻ em, Bảo nghĩ có lẽ tại chính quê nhà mới có hiện tượng và bầu không khí đặc biệt này. Bảo hòa mình với niềm vui nhộn chưa bao giờ xảy ra với cậu. Những cái Tết tại Mỹ, nơi cậu ở, là những ngày tẻ nhạt với thời tiết rét buốt âm 0 độ C, tuyết ngập phố phường…

Nhìn vào căn phòng tối om om, Bảo đưa tay gõ nhẹ lên cánh cửa sắt. Một cô gái ngoài hai mươi tuổi bước ra cúi đầu chào. Bảo hỏi:

– Xin lỗi, có phải đây là nhà chú Tường, lúc trước làm ở Liên Ðoàn 83 Quân Cụ không?

Cô gái nhìn Bảo một lúc. Cô hỏi:

– Có chuyện chi không anh?

– Ba tôi là người quen với chú Tường, có quà biếu chú nhân dịp Tết Nguyên Ðán.

Ngần ngừ một chút, cô gái mời khách ngồi trên tấm phản gỗ. Cô vào buồng trong. Lát sau, cô dìu một ông già ngoài sáu mươi, thân hình tiều tụy, mặt mày hốc hác, chầm chậm bước ra. Cô đỡ ông ngồi trên ghế nhựa ọp ẹp.

Bảo đứng dậy cúi đầu chào. Cậu chậm rãi nói:

– Thưa chú, ba cháu tên Nguyễn Văn X.Y., làm ở xưởng Vũ Khí Tiểu Ðoàn 230, đường Trần Quốc Toản Sài-gòn. Sau khi LÐ 83 YTQC dời về Long Bình, ba cháu thuyên chuyển đến đơn vị khác.

Mặt chú Tường lộ vẻ vui vui:
– Ờ… ờ… Sao chú quên ba cháu được. Hồi đó ba cháu là sếp của chú mà… Sau năm 1975, chú có dò hỏi bạn bè nhưng không ai biết ba cháu và gia đình ở đâu.

Chú Tường ngừng nói, ngồi thở. Cô gái vuốt ngực ông…

Bảo trả lời:
– Khi ra tù năm 1979, ba cháu và gia đình hồi hương về quê ngoại ở Vĩnh Long. Năm 1980, lúc đó cháu mới 1 tuổi, gia đình vượt biên và được định cư tại Mỹ.

Nhìn cô gái, Bảo hỏi:
– Chú bị bịnh sao vậy cô?

Cô gái cúi xuống nhìn cha, không trả lời. Nét mặt thoáng buồn.

Chú Tường chầm chậm kể:
– Cách nay hơn năm năm, má sắp nhỏ bị tai nạn giao thông mất. Chú phải làm việc quá nhiều để nuôi bốn anh chị em tụi nó. Năm ngoái, đang chạy xe ba gác ngoài chợ Nguyễn Tri Phương, chú bị xỉu. Bạn hàng ngoài chợ xúm nhau giúp chuyển chú vào bệnh viện Bình Dân cấp cứu. Hai con trai lớn của chú đã lập gia đình và sống dưới miền Tây. Ở nhà chỉ còn con Loan đây và em trai nó thay phiên túc trực chăm sóc chú trong nhà thương. Con Loan làm ca ba tại một xí nghiệp giày da Ðài Loan ở Gò Vấp, vừa lo cơm nước cho thằng Mạnh học ôn thi vào Ðại Học Sư Phạm nên nó cũng khá cực nhọc. Sau ngày xuất viện, chú muốn đi làm cũng không đủ sức, càng ngày càng yếu, thêm gánh nặng cho hai chị em nó…

Bảo lặng lẽ nhìn quanh nhà. Loan rót nước mời khách.

Hai tay cầm phong bì, Bảo đưa chú Tường và nói quà của ba cậu biếu. Chú Tường từ chối mãi không được, sau vài lời cám ơn, chú đưa phong bì cho Loan cất. Chú Tường mời Bảo chiều mốt – chiều Ba Mươi Tết – chú cúng ông bà, Bảo ghé nhà dùng bữa cơm gia đình. Bảo nhận lời.

2.

Tối 28 Tết, Bảo rời khách sạn, lân la đến các phòng trà ca nhạc để tìm sinh khí sinh hoạt đêm của Saigon, thủ đô cũ miền Nam Việt Nam. Qua báo chí hải ngoại, cậu biết tuổi trẻ Việt Nam bây giờ – nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Ðà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và Saigon – tiêu tiền như nước.

Dĩ nhiên giữa những tầng lớp có tiền và kẻ có nhu cầu cần tiền nẩy sinh biết bao hoàn cảnh oái oăm. Tình cảm con người với con người biến dạng từ từ. Tình yêu trong sáng của thế kỷ trước – như ba Bảo thường nói – nhường chỗ cho yêu cuồng, sống thử trước hôn nhân.

Bảo có dịp đọc bài báo của một phóng viên trong nước đăng trên tuần báo ở Mỹ, viết về việc phá thai của giới nữ. Càng ngày, người đến bệnh viện càng nhỏ tuổi dần chứng tỏ nhà trường, cha mẹ và xã hội đã không quan tâm đến con cái để cho giới trẻ tự do luyến ái, tự do sống buông thả. Trong giới lao động, cha mẹ đầu tắt mặt tối kiếm sống không kịp thở để lo cái ăn, cái mặc, tiền sách vở, tiền trường cho con cái. Trong thành phần giàu có, cha mẹ chạy theo vật chất để hưởng thụ cho bõ thuở hàn vi, con cái cũng “ăn theo” sa đọa, xài tiền không tiếc…

Saigon dường như không ngủ hoặc ngủ rất ít. Chỉ nhìn dòng lưu thông cuồn cuộn theo đuôi nhau, xe gắn máy nối tiếp xe hơi, Bảo cảm tưởng như say sóng. Muốn băng qua đường – đối với Bảo – không phải là chuyện dễ dàng vì không còn quãng hở nào trên đường để cậu bước đi. Xe cộ không biết từ đâu cứ nườm nượp, nườm nượp từ nửa đêm hôm trước đến nửa đêm hôm sau trên các trục lộ chính…

Bảo tạt vào một quán trên đường Phạm Hồng Thái, quận 1. Hai người bảo vệ nhìn Bảo thoáng qua, đoạn mở cánh cửa nặng trình trịch để cậu bước vào. Bên trong, các cô tiếp viên, lờ mờ dưới ánh đèn màu, dắt Bảo đến một ghế trống cạnh sàn nhảy. Từ ngoài sáng lần mò giữa vùng âm u, phải vài phút sau cậu mới nhận định cảnh vật bên trong, dù tai cậu muốn vỡ tung với âm thanh xập xình của điệu Lambada sóng nhồi hết lượt này đến lượt khác. Thanh niên nam nữ ôm eo ếch nhau, lắc lư theo nhịp điệu dồn dập, thỉnh thoảng rú lên như bị ma ám quỉ đuổi.

Bàn bên cạnh, ba cặp lim dim khóe mắt khi phê vài hơi thuốc trắng. Những chai rượu nặng ngoại quốc đắt tiền cạn nhẵn, nằm lăn lóc bên cạnh những đĩa thức ăn nguội ngắt, có đĩa còn nguyên vẹn chưa đụng đũa. Liếc thoáng, Bảo biết chúng là con các đại gia hoặc con giới có quyền có chức, ăn chơi sa đọa, bất cần đời.

Một đứa trong bọn khoác tay, tất cả lảo đảo đứng dậy. Ðứa con gái tóc nhuộm vàng khè, móc bóp trải ra bàn năm tờ giấy xanh xanh loại một trăm đô-la. Cô hầu bàn từ góc khuất vội vàng chạy ra, gom tiền. Trước khi rời quán, chúng dúi vào tay cô hầu bàn tờ giấy mười đô.

Bảo gọi một chai Heineken. Cô chiêu đãi đem bia ra và sà xuống ngồi bên cạnh Bảo. Cô cất giọng õng ẹo:

– Anh cần mồi gì, em gọi.

Bảo cười ỡm ờ:

– Chút nữa, em. Anh chưa nóng máy mà…

– Anh cho em một chai há?

Không đợi Bảo trả lời, tự động cô vào quầy đem ra một chai và mở nắp nghe một tiếng “bộp.” Cô cụng vào chai của Bảo, cười ỏn ẻn, tu một hơi cạn tận đáy. Tự nhiên Bảo chợt nghĩ đến Loan, đến xóm chung cư nghèo hôm nay cậu ghé thăm. Hình ảnh người con gái gầy gò, ăn uống thiếu thốn, lo chăm sóc cha già đau yếu, người em học thi vào đại học, bất giác anh thở dài. Hai cảnh đời xã hội: một ăn chơi phè phỡn, vung tiền như nước – một còng lưng vất vả suốt ngày vẫn không đủ sống. Bất công nơi nào cũng có nhưng trước mắt Bảo, ngay tại quê hương mình, giai cấp giàu nghèo chênh lệch quá xa…

Bảo kêu cô gái tính tiền. Cô gái ngạc nhiên nhìn ông khách khác thường này, lẩm bẩm:

– Lại thêm một thằng khùng. Cứ tưởng vớ được khách bở mời đi “vui vẻ”, ai dè…

Sau khi lấy tiền hai chai bia, cô gái xòe tay xin “bo.” Bảo dúi vào tay cô tờ giấy bạc hai mươi ngàn Việt Nam và lặng lẽ rút lui. Trong tiếng nhạc đinh tai, Bảo nghe cô gái vói theo:

– Ðúng là “Hai Lúa” mới lên thành phố.

3.

Hai Mươi Chín Tết, Bảo thuê xe ôm lên đường Thích Quảng Ðức gần ngã ba Nguyễn Kiệm Phú Nhuận, trao tiền cho một viện mồ côi mà ba cậu cùng bạn bè ông quyên tặng. Viện do một Việt kiều ở Cali bảo trợ, gồm ba dãy nhà tạo hình chữ U, một trệt một lầu. Bảo vào viện, gặp người đại diện, ông Dương, là người bà con bên ngoại Bảo, trông nom khoảng 20 trẻ mồ côi. Ngoài bảy mươi nhưng ông Dương còn rất khỏe. Sau khi đọc thơ và nhận tiền của ba Bảo, ông dẫn Bảo thăm các nơi. Ông nói:

– Hầu hết các cháu này, dượng xin ở bệnh viện Từ Dũ. Từ Dũ cũng có viện mồ côi gọi là Làng Hòa Bình. Làng dành cho các cháu tàn tật từ lúc chào đời, đứa mất tay, đứa sứt môi, đứa không thấy đường… Mấy cháu vô phước đó cần ở trong bệnh viện để tiện chăm sóc hàng ngày. Ở đó không đủ chỗ nuôi dưỡng nên dượng đón các cháu khỏe mạnh về đây như san sẻ phần nào sự mất mát tình thương của trẻ thơ vô tội. Khoảng sáu, bảy tuổi, ban tổ chức sẽ chuyển các cháu đến viện khác đủ tiện nghi và phương tiện hơn để các cháu học văn hóa tại nhà trường. Theo dượng biết, các cô gái trẻ người non dạ, sau khi sanh, bỏ con chạy lấy người, trốn tránh trách nhiệm và tội lỗi. Cũng may, mẹ các cháu bé ít có đứa bị vướng bệnh Sida, nếu không may bị bệnh chết người này, tội nghiệp cho một kiếp sanh linh nhỏ bé. Cũng có một số bà mẹ quá nghèo, đông con nhưng lỡ có bầu, khi sanh xong cũng bỏ con lại…

Ði ngang nhà bếp, đến một sân rộng, Bảo thấy hai cô gái đang giặt giũ quần áo cho các cháu. Ông Dương dừng lại giới thiệu hai cô tình nguyện mỗi ngày vài giờ, giúp viện điều hành một cách suôn sẻ. Bảo trố mắt nhìn cô gái đứng e thẹn, hai tay đầy xà-bong xoa xoa vào nhau:

– Loan…

Ông Dương hỏi:
– Ủa, cháu quen Loan à?

– Dà… Ba cháu với ba Loan cùng chung đơn vị trước năm 75. Hôm qua ghé thăm gia đình Loan nên cháu mới biết Loan.

Bảo chào hai cô gái, tiếp tục lên lầu. Ông Dương cho biết Loan làm ca đêm, sáng nào cũng ghé viện giặt giũ quần áo, mền mùng cho các trẻ, sau đó mới về nhà. Hôm nay là ngày cuối năm, Loan cố gắng giặt xong tất cả quần áo dơ và chăn màn của các cháu. Biết Loan có lòng nhân ái, thương xót trẻ em mồ côi mà không nghĩ đến sức khỏe của mình, Bảo thấy lòng se lại. Bảo không thể so sánh tấm lòng bác ái của Loan với các cô gái ích kỷ khác. So sánh như vậy vô tình hạ thấp phẩm giá cao thượng của một người biết hy sinh thời gian, sức khỏe cho xã hội, mặc dù sự hy sinh chưa phải là vĩ đại. Tuy nhiên, tấm lòng này không ít thì nhiều cũng gây cho Bảo một ấn tượng sâu đậm mà càng nghĩ, Bảo càng thấy tôn trọng người con gái mới biết mặt.

Trong một căn phòng lớn, hai người đàn bà đứng tuổi đang chăm sóc các cháu mồ côi. Tiếng cười, tiếng khóc trẻ em vang từng chặp. Ðến dãy nôi giữa phòng, những đôi mắt tròn xoe ngây thơ nhìn ông Dương và Bảo. Một cháu buột miệng “Ba… ba…” khi Bảo cúi xuống ẵm cháu. Bảo lấy tay vỗ nhè nhẹ vào chiếc lưng nhỏ xíu, tự dưng niềm đau xót tràn ngập tâm hồn. Ông Dương nói với Bảo:

– Có nhiều khách đến viếng, họ thường xưng là ba má hoặc ông bà khi nựng nịu các cháu. Có lẽ cách xưng hô này ăn sâu vào tâm hồn thiếu thốn, thèm khát tình thương của những trẻ bất hạnh theo thời gian. Vì vậy, cháu đây gọi cháu là ba cũng không lấy gì làm lạ.

Bảo siết chặt cháu bé, tự nhủ không biết phải làm gì để bù đắp tình thương mất mát của những trẻ không may này. Những tâm hồn thơ dại, những tấm thân bé nhỏ rất cần sự che chở, bảo bọc của ông bà cha mẹ như bóng cây che mát cuộc sống non nớt mới hiện diện trên thế gian. Vậy mà cha mẹ chúng lại nhẫn tâm thả trôi các thân xác sơ sinh cho dòng đời đầy bụi bặm…

Trên đường về khách sạn, Bảo ghé chợ Phú Nhuận mua những thứ cậu cần phải mua.

4.

Trời càng về chiều, dường như mọi người càng thêm hấp tấp. Xe hơi, xe gắn máy, người đi bộ, người dân sinh hoạt nhanh nhẹn hơn, vội vàng hơn. Ai cũng muốn trở về nhà sớm để bày biện thêm nhánh mai mua rẻ, cặp dưa hấu bán hạ giá hoặc những chậu bông nở tòe loe. Ai cũng nấu nướng, dù nhà nghèo, vài món ăn đơn giản cúng ông bà và đón giao thừa, khi con cháu từ xa về, sum họp bên gia đình đón Xuân. Không khí này khiến Bảo liên tưởng đến những người không nhà, sống đầu đường xó chợ, những trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa, những ông già bà lão bệnh tật không có con cháu phụng dưỡng. Bảo xóa bỏ bi quan khi đến nhà chú Tường. Ít ra trong lúc này, Bảo cũng có một nơi để chia sẻ bầu không khí thiêng liêng khi xa gia đình. Thực tế tại Mỹ, Tết Nguyên Ðán chỉ nhộn nhịp và ra vẻ ngày Tết ở những nơi có đông người Việt như Cali, Texas, Atlanta Georgia hoặc khu Eden, miền Ðông Hoa Kỳ…

Chú Tường hôm nay trông khỏe hơn. Khi Bảo đến nhà, mâm cơm trên bàn thờ đã cúng xong, Loan và em trai chuyển xuống bàn ăn. Mùi nhang thoang thoảng trong căn phòng được dọn dẹp tươm tất.

Bảo trao cho Loan cây mai đầy búp để cắm vào bình hoa bên cạnh bàn thờ. Cậu mở hộp giấy, trịnh trọng tặng chú Tường bộ âu phục mua trong tiệm An Phú tại ngã sáu Saigon, tặng Mạnh chiếc cà vạt màu rượu chát, tặng Loan mấy xấp vải may áo dài và chiếc điện thoại di động đời mới nhất.

Bảo nói:

– Loan à. Ði làm ca ba, Loan rất cần điện thoại này để phòng thân. Việc chi phí sử dụng, anh đã trả tiền cho dịch vụ trọn một năm rồi.

Quay qua chú Tường, cậu cười:

– Ở Mỹ ba con sẽ dễ dàng liên lạc với chú. Chú và các em đừng gọi qua Mỹ vì mắc tiền lắm, cứ để ba con gọi về. Thỉnh thoảng chú cho phép con hỏi thăm chú và các em.

Bảo trải lòng mình, mong mỏi giúp gia đình bạn của ba Bảo những phút giây vui vẻ và thoải mái trong ngày cận Tết, dù các món quà không nói lên được hết chân tình của Bảo với những người mới biết mặt. Chú Tường thay mặt gia đình cám ơn Bảo. Chú nói Bảo và hai con ngồi vào bàn. Ðã lâu Bảo mới thấy tô canh măng hầm giò heo, khổ qua nhồi thịt băm với nấm mèo và đĩa giò thủ cắt chéo cạnh. Bảo lấy chai rượu chát từ trong bọc to đặt góc nhà mà cậu khệ nệ vác khi tới lúc nãy. Mạnh vào bếp lấy ba cái ly “xây chừng”, loại ly uống cà phê ngoài các tiệm ăn Tàu.

Bảo cười:

– Em lấy thêm một ly nữa cho chị Loan. Thời buổi bây giờ nam nữ bình đẳng mà em.

Loan xua tay từ chối. Mạnh nhìn ba. Chú Tường gật đầu.

Bảo mở chai rượu rót ra bốn ly. Cậu vừa nói vừa chỉ cái bọc to:

– Thưa chú, cháu rất cảm động được hưởng một cái Tết ấm cúng tại quê nhà với gia đình chú. Sáng nay cháu có ghé viện mồ côi, cháu cũng đã mua hai mươi bộ quần áo trẻ con để tặng các em trong đó. Sáng mai mồng một, xin chú, Loan và Mạnh đến thăm viện và trao quà cho các trẻ. Quà này là của gia đình chú tặng cho viện.

Chú Tường từ chối:

– Ðâu có được, cháu.

– Dà, cháu đã đại diện ba cháu và bạn bè bên Mỹ có tặng quà cho viện rồi. Phần này của chú và hai em. Sáng mai gia đình chú và cháu sẽ đi taxi đến đó. Có hai em và cháu, chú yên tâm xuất hành đầu Xuân…

Tiếng chuông reo. Bảo móc túi lấy máy di động ra nghe. Ðầu bên kia văng vẳng giọng nói đàn ông. Nghe nửa chừng, mặt Bảo bừng bừng dù chưa hớp ngụm rượu nào. Bảo trả lời đứt quãng:

– Dạ chưa lập gia đình… Dạ đang ngồi trước mặt con… Dạ tùy ba và chú Tường quyết định… Con… Con…

Bảo đưa điện thoại cho chú Tường:

– Thưa chú, ba cháu muốn nói chuyện với chú…

Chú Tường vui vẻ chào hỏi người quen thân cũ. Sau khi nghe câu chuyện, chú Tường nói:

– Cám ơn ông thầy nghĩ tới đàn em và có nhã ý với cháu Loan. Chuyện đó… chắc tùy cháu Bảo và Loan quyết định…

Bảo đưa mắt nhìn Loan. Loan cúi gằm, im lặng. Loan thừa thông minh biết hai ông già đang đề cập đến chuyện gì. Cả nhà vui vẻ bên mâm cơm cuối năm.

Bảo nói với chú Tường:

– “Con” mong một ngày rất gần, Loan không còn chịu cực nhọc nữa. Tuy con mới về Việt Nam lần đầu nhưng con cũng nhận định được toàn cảnh xã hội ngày nay. Cái quý nhất của con người là lòng bác ái, tính chân thật và biết an phận. Tâm hồn cao thượng, sự giúp đỡ xã hội của Loan ở viện mồ côi khiến con rất cảm kích. Con rất vui mừng được ngồi ăn uống đêm nay với chú và hai em. Mấy bạn về Việt Nam chung với con, giờ này chắc đã chui vào các quán bia ôm hoặc vũ trường rồi…

Nghe Bảo xưng “con” với ba mình, Loan len lén nhìn Bảo nhưng cô vội quay mặt đi để che giấu hai giọt lệ lăn dài trên đôi gò má xanh xao. Chính Loan cũng không hiểu tại sao mình lại khóc. Giọt lệ bắt nguồn từ niềm buồn tủi cho thân phận nghèo nàn hay vui mừng vì một căn nguyên nào khác, cô bối rối không kịp phân tách được tâm trạng mình.

Nguyễn Thanh Dũng


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Feb/2019 lúc 12:52pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Feb/2019 lúc 5:40pm

Chút Tâm Tình Những Ngày Cuối Năm

Related%20image

Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.


***

Tôi không nhớ đã thấy người nhạc sĩ già ấy từ lúc nào, hình như cũng lâu lắm rồi, dễ chừng đã ba, bốn năm nay. Tôi đoán tuổi ông có lẽ khoảng quá 70 một chút.

Từ lần đầu thấy ông đến bây giờ, lúc nào ông cũng ngồi duy nhất một chỗ, trước hàng hiên của một tiệm bán món ănViệt Nam, như một loại tiệm fast food của Mỹ, bên mình ông có cây đàn mandolin và chiếc kèn harmonica. Có thể tôi sẽ ít chú ý đến ông nếu tôi không thấy hai vật ông cầm trên tay, vì tôi có nhiều kỷ niệm với hai nhạc cụ đó, nhất là chiếc kèn harmonica.

Hồi nhỏ ở Việt Nam, thằng em kế tôi rất mê thổi harmonica, nó không đi học trường lớp nhạc nào hết, chỉ tập tài tử ở nhà thổi bản nhạc nào nó thích; có lần nghe nó thổi bài Donna Donna, điệu buồn mà nghe réo rắt hay quá, tôi nghe riết đâm ghiền, cứ thấy nó cầm kèn là năn nỉ nó thổi bài Donna trước cho tôi nghe rồi hãy thổi bài khác, thấy tôi thích quá nó kêu tôi ráng tập thổi nó sẽ dạy; Mà nào tôi có tập được gì đâu, chẳng rành một nốt nhạc, hơí lại ngắn, tập mãi chẳng tiến bộ chút nào, thằng em đâm nản không dạy nữa, thế là chị cứ tiếp tục năn nỉ em thổi cho nghe.

Một kỷ niệm đáng nhớ nữa về kèn harmonica là lúc bắt đầu vào lớp đệ thất, tôi có qua ở nhà người dì em ruột kế mẹ, dì tôi không có gia đình ở một mình làm thợ may nên thương tôi như con; tôi ở đấy học 7 năm trung học ở một trường dòng các Ma Soeur gần nhà dì.

Trong xóm nhà dì có một ông nhạc sĩ thổi kèn harmonica hay lắm, tôi đi ngang nhà ông nghe tiếng kèn hoài, ông hay thổi bài Hạ trắng, tiếng kèn réo rắt trầm bổng cao vút tuyệt vời. Sau nầy tôi mới biết ông chính là nhạc sĩ Tòng Sơn, chuyên thổi harmonica danh tiếng cả nước, sự kiện ông vừa thổi kèn vừa ăn chuối thường được nhắc tới trong giới nhạc sĩ Việt Nam cho đến bây giờ.

Hiện nay chắc nhạc sĩ Tòng Sơn đã cao tuổi rồi tôi được biết hình như ông vẫn còn nhớ nghề thỉnh thoảng vẫn đi trình diễn tài tử thôi chứ không thường xuyên như hồi còn trẻ. có lần thấy quãng cáo ở khu Bolsa ông có qua Mỹ trình diễn nữa.

Còn về cây đàn mandolin, hồi còn đi học có cô bạn chung lớp đã tốt nghiệp trường nhạc Sai gòn về đàn mandolin, lúc cuối năm lớp tổ chức liên hoan lúc nào cũng có tiếng đàn của cô tham gia, cô đàn không ngưng tay vì trong lớp bạn nào cũng thay phiên yêu cầu cô đàn hết bài này đến bài khác. Tôi nhớ tôi đã yêu cầu bài Domino, bài này mà chơi mandolin thật đúng điệu, âm thanh thánh thót cao vút vang lên hút hồn người nghe. Cô bạn thuộc rất nhiều bài, dù mệt nhưng cô vẫn đàn theo đề nghị cuả các bạn. Cô bạn dễ thương cuả tôi hiện định cư ở Canada, thỉnh thoảng nói chuyện với nhau tôi vẫn nhắc lại kỷ niệm đáng nhớ này với nỗi bùi ngùi luyến tiếc tuổi học trò đáng yêu hồi đó.

Trở lại với người nhạc sĩ già tôi đã gặp nhiều lần ở phố Bolsa, ông ông nhạc sĩ cứ lặng lẽ hết đàn rồi thổi kèn, những bản nhạc tiền chiến Việt Nam , hay những bài ngoại quốc nổi tiếng xa xưa ;tôi chưa nghe ông nói một tiếng nào, nên tôi không đoán được ông là người miền nào của Việt Nam. Trước mặt ông có để một cái nón lật bề lõm lên trên , mọi người đi qua đi lại ai có lòng thì bỏ tiền vào đấy, tôi cũng bắt chước mọi người bỏ tiền vào nón mỗi lần đi ngang qua chỗ ông ngồi, lần nào tôi cũng thấy ông gật đầu cám ơn trong khi tay tiếp tục đàn hay miệng tiếp tục thổi harmonica nhưng vẫn lặng lẽ không nói một tiếng nào. Thường tôi chỉ ghé qua khu chợ Việt Nam nầy vào buổi sáng nên không biết ông nhạc sĩ ngồi đấy đến mấy giờ.Có lúc tôi cũng thắc mắc là ông không có gia đình con cháu gì sao mà phải mưu sinh bằng cung đàn tiếng nhạc của mình ở lề đường, ở hàng hiên của các tiệm quán bình dân mà lẽ ra ông phải được trình diễn trên sân khấu để tài nghệ của ông được mọi người trân trọng thưởng thức.


Người ở khu Bolsa gọi bà là bà Tư bán báo. Bà bán các tờ báo tiếng Việt xuất bản hàng ngày hay hàng tuần, không biết làm sao bà lại sở hữu được chiếc xe mà các bà nội trợ mỗi khi vào chợ mua hàng chất lên xe.

Lần nào có dịp vào khu chợ nầy, nếu là buổi sáng, tôi hay ghé mua báo của bà Tư, dù trong chợ hay tiệm liquor gần đó có bán báo Việt Nam, có lẽ vì tôi, cũng như khách qua lại muốn mua ủng hộ khi thấy một bà già đáng lẽ ở tuổi nầy đã sống an vui đoàn tụ với con cháu, chớ có lý đâu bà phải cực khổ hàng ngày đứng còng lưng bán từng tờ báo kiếm sống qua ngày.

Có buổi sáng đi làm sớm tôi ghé ngang chỗ bà để xe bán báo, định mua mấy tờ báo Việt mới đầu ngày, vì ông xã tôi có thói quen chiều đi làm về hay đọc báo trong khi chờ bữa cơm tối. Tôi ngừng xe ngó quanh quất không thấy bà Tư bán báo đâu, mà chợ và tiệm liquor còn sớm quá chưa mở cửa, tôi định nổ máy chạy đi thì nghe có tiếng gọi “cô ơi cô..”, tôi đảo mắt nhìn mãi mới thấy bà Tư đang ngồi khuất giữa hai chiếc xe đậu ngoài parking, tay bà vẫy tôi lia lịa. Tôi đến gần hỏi lý do thì bà cho biết bị bảo vệ của khu phố thương mại không cho bán, chắc do sự khiếu nại của các tiệm bị mất khách mua báo. Mấy ngày gần Tết bà Tư cũng có bán báo Xuân hay lịch năm mới, tôi cũng ghé mua để ủng hộ cho bà. Có vài lần bận tôi không ghé mua báo, hôm sau gặp bà tôi hỏi mua lại báo ngày hôm trước, chỉ khi nào bà hết báo cũ thì thôi, chứ nếu còn bao giờ bà cũng biếu cho tôi không lấy tiền dù tôi cố trả …

Bẵng đi một thời gian dài tôi không đi ngang khu Bolsa vì không tiện đường đi làm, tôi chỉ ghé mua báo ở chỗ nào có bán trên đường đi, và tôi cũng quên mất bà Tư bán báo. Cho tới một ngày, chắc cũng hơn một năm rồi, tôi đọc báo thấy hình bà Tư và một bài dài mấy kỳ báo nói về bà do một nữ phóng viên của tờ báo viết. Càng đọc tôi càng thấy xúc động về cuộc đời của bà Tư.

Theo bài viết thì bà chỉ có hai mẹ con ở Mỹ, người con trai cũng trên ba mươi, chưa có gia đình sống với bà suốt bao nhiêu năm, gia cảnh hai mẹ con thiếu thốn chật vật; nhưng có một điều không ai có thể ngờ được là tiền bà bán báo hàng ngày, bà dành dụm lâu lâu gom lại gửi về Việt Nam làm từ thiện, giúp trẻ em nghèo, người già neo đơn khốn khổ.

Tác giả bài viết kể cô đã có dịp tìm gặp chính người con trai của bà mới biết mọi chuyện về bà mà đưa lên báo. Cuối cùng bà mang bệnh ung thư gan quá nặng nên đã từ trần.

Đám tang bà thật nghèo nàn thiếu thốn đến nỗi không có được một cái quan tài rẻ nhất để quàn, lòng hảo tâm của con người cũng có giới hạn, nên lúc đem thiêu, thân xác bà đựợc cho vào một áo quan bằng giấy carton rẻ tiền nhất. Sau đó người con trai đem gửi tro cốt của mẹ ở một ngôi chùa nhỏ, cô phóng viên tường thuật lại sau khi mọi việc đã xong xuôi.

Lần đó tôi đã xúc động khóc khi đọc bài báo, tự trách mình sao không biết chuyện sớm hơn, để có chút gì thực tế tiếp sức với gia đình bà, hay ít nhất cũng đến thắp một nén hương cho ấm lòng người quá cố, dù sao tôi cũng từng nói chuyện vài lần và hay mua báo cuả bà mà, một kiếp người sao khốn khổ quá! Bây giờ mỗi lần ghé khu Bolsa mua báo tôi vẫn thấy bồi hồi nhớ hình ảnh bà Tư đứng còng lưng bên xe báo mời khách qua lại!

. . .


Ở một khu chợ Việt Nam khác, cũng gần khu Bolsa, một lần ghé đi chợ tại đây, lúc từ trong chợ bước ra, tôi thấy có hai ông bà, có lẽ họ là hai vợ chồng, bán bánh tét ngay đó. Có một điều hơi lạ là cả hai đều bị tật cả, người vợ đứng bán, chống nạng hai bên, bà mượn chiếc xe cuả chợ chất thùng bánh lên đó, người chồng ngồi trên chiếc xe lăn hơi khuất xa vợ một chút.

Ba mẹ tôi gốc người ở miền tây nên thích ăn bánh tét lắm, hồi tôi còn nhỏ ở Việt nam, mỗi năm đến tết nguyên đán mẹ tôi hay gói một ít bánh tét nhỏ để trong nhà ăn mấy ngày tết, vì thế tôi thích ăn bánh tét từ nhỏ. Sau này qua Mỹ, khi đi ngang qua khu chợ Việt Nam nào thấy ai bán bánh tét là tôi ghé qua nhìn, có khi mua vài cái về ăn thử. Lần này thấy hai ông bà bán bánh tét tôi cũng ghé qua, hai vợ chồng cũng chưa già lắm, chắc chỉ lớn hơn tôi một vài tuổi thôi, cả hai đều nói giọng người miền tây.

Thấy người vợ nói chuyện vui vẻ, nét mặt hiền hậu, sau khi mua bánh, tôi nán lại trò chuyện với cả hai. Qua câu chuyện trao đổi, tội được biết hai vợ chồng chỉ mới qua Mỹ gần hai năm, do em gái cuả người vợ bảo lãnh, hai người con cuả họ đã trên 21 tuổi nên không đủ điều kiện đi cùng cha mẹ.

Tôi còn được biết hai ông bà đã mang tật từ nhỏ, chị phải chống hai nạng mới đi lại được, còn anh ngồi xe là phương tiện di chuyển duy nhất ở Việt Nam đã mấy chục năm nay , vì thế hai anh chị đi lại thật khó khăn vô cùng.

Vì thời gian có mặt ở Mỹ chưa đủ lâu để được hưởng những sự giúp đỡ toàn phần cuả chính phủ, nên hai anh chị phải vất vả tìm cách tự sinh sống, không thể nhờ cậy hoàn toàn vào người em gái đã bảo lãnh họ, vì hai người cũng đang ở một phòng trong nhà của gia đình cô em gái.

Người vợ biết gói bánh tét từ lúc còn ở Việt Nam, bây giờ qua Mỹ, họ nghĩ đến việc gói bánh tét đem bán ở các chợ người Việt cuối tuần, chỉ có việc này là khả thi nhất đối với tình trạng bệnh tật cuả hai vợ chồng. Người chủ chợ mà hai vợ chồng đến bán bánh chắc cũng thông cảm cho hoàn cảnh đặc biệt đó, nên không thấy ông bảo vệ ngăn cản họ bán như mấy người khác.

Ca ûhai ông bà nói chuyện thành thật lắm, tôi biết thêm chút về tình trạng bệnh tật của họ, một trong hai người bệnh tật đã là một sự khó khăn cho người kia, vậy mà cả hai vợ chồng đều cùng tật nguyền cả thì có bất công cho họ không? cuộc đời con người sao lắm trớ trêu!

Gia đình tôi ba người có thói quen cùng nhau đi bộ mấy vòng quanh khu nhà tôi ở mỗi buổi chiều mùa hè sau bữa cơm. Nhiều lần đi tới góc đường dẫn vào khu nhà dưỡng lão gần đấy, tôi hay gặp một bà cụ già dáng đi lom khom chống gậy chậm chạp bước. Chiều nào đi bộ cũng gặp nên tôi lân la đến gần đi chung với cụ để làm quen. Cụ cho biết cụ đã 90 tuổi, ở một mình trong nhà dưỡng lão nói trên, con cái bận đi làm mỗi ngày, nhà không có ai giúp cụ, nên con gửi cụ vào viện, cuối tuần mới đến thăm hay đón cụ về nhà chơi, rồi chiều chủ nhật lại đưa cụ vào.

Cụ nói chuyện với tôi xem ra đầu óc còn minh mẫn lắm, cụ kể cụ ông mất lâu rồi, bà đã ở vậy nuôi các con ăn học thành danh, rồi dựng vợ gả chồng cho các con đàng hoàng. Cụ nói chuyện không tỏ vẻ gì trách móc con cái đã đưa cụ vào viện dưỡng lão, mà còn có vẻ rất cảm thông với nỗi khó khăn của các con vì không lo được cho mẹ lúc về già.

Có lần cụ còn dắt tôi về phòng của cụ ở khu dưỡng lão. Thấy phòng cụ chỉ có một giường, tôi hỏi bộ cụ chỉ ở một mình không buồn sao? Cụ nói cụ quen một mình rồi không sợ gì hết, có chuyện gì bấm chuông gọi nhân viên trực. Cụ nói các con cụ cũng muốn làm vui lòng mẹ nên mỗi đứa phụ thêm tiền trả chi phí để giữ phòng một mình cho mẹ. Tôi đã có vài lần đến thăm và nói chuyện với cụ, bà rất vui mỗi lần thấy tôi đến, bà kể rất nhiều chuyện về cuộc đời bà cho tôi nghe.

Rồi mùa đông đến buổi tối trời lạnh sớm nên tôi không đi bộ nữa, có lẽ cụ bà cũng được lưu ý người già không nên ra ngoài khi trời lạnh, nên tôi không gặp cụ nữa.

Một thời gian sau tôi có ghé qua viện dưỡng lão định thăm cụ thì mọi người nói cụ không còn ở đây lâu rồi, không biết con cái đưa cụ về nhà hay cụ đã trăm tuổi già dứt xong gánh nợ trần ai!


Từ lâu tôi có góp mặt vào Hội của những người bệnh Alzheimer’s, chi nhánh Việt Nam. Hội tổ chức sinh hoạt mỗi tháng từ 10 đến 12 giờ vào buổi sáng ngày thứ năm của tuần lễ thứ nhì trong tháng. Hội viên toàn là những ông bà lớn tuổi có thân nhân, hoặc vợ hoặc chồng hoặc cha mẹ bệnh, chỉ có tôi duy nhất là đến hội có một mình, vậy mà tôi thích như thế.

Những câu chuyện được nghe kể về các người bệnh, có khi ngây ngô bật cười, nhưng cũng có lúc cảm động đến chảy nước mắt. Một bác gái tuổi đã bước qua gần con số 8, đã nuôi chồng bệnh mười mấy năm rồi năm rồi, vậy mà lần nào gặp, tôi thấy bác luôn vui vẻ cười nói, trông còn rất trẻ so với số tuổi của bác, không thấy bác than van chán nản với việc chăm sóc người bệnh lâu như thế, nhất là cái bệnh “lẫn trí”, đòi hỏi người nuôi bệnh phải hết sức kiên nhẫn dịu dàng.

Bác nói phải chăm chút cho chồng như một đứa trẻ, lo từng miếng ăn giấc ngủ, rồi chơi đùa với chồng như trẻ lên ba. Bác kể có lúc bác đùa gọi ông là “Hoàng đế” và xưng là “Hoàng Hậu” với ông, thế là mặt mày ông vui vẻ hẳn lên, lấy làm sung sướng lắm. Có lúc thấy vợ cực khổ lo vệ sinh cho ông, ông cảm động vuốt má vợ nói “tội nghiệp hoàng hậu quá”, làm bác gái cảm động rơi nước mắt. Bác “hoàng đế” có thể kể vanh vách mạch lạc nguyên nhân đã gây ra căn bệnh lẫn của bác, khiến người nghe hoàn toàn không thấy bác bệnh chút nào; nếu không có bác gái sau đó đính chính rằng ngay cả bác cũng không biết tại sao ông lại có thể nghĩ ra được một câu chuyện có đầu đuôi tình tiết hợp lý và kể lại cho người khác nghe một cách thông suốt như vậy; trong khi sự thật là ông bị tai nạn xe trúng đầu, sau khi bình phục thì trí nhớ của ông kém hẳn đi, ông quên nhiều chuyện lắm.

Mấy năm trước mỗi tháng đến sinh hoạt hai bác còn đi chung, bác trai ăn mặc rất lịch sự, lúc nào cũng tươm tất bộ veste, đội mũ tây, ngó bác đẹp lão ra phết, gặp ai bác cũng chào rất lịch sự, thỉnh thoảng còn pha thêm vài tiếng “tây’’trong câu nói, tôi đoán chắc lúc còn trẻ đi làm bác giỏi ngoại ngữ lắm đây.

Bây giờ thì chỉ có bác gái đến mỗi tháng thôi, bác trai đã được nhận vào ‘’Day care’’mỗi ngày rồi, và sẽ về nhà lại vào buổi chiều, tối ngủ ở nhà, sáng hôm sau có xe đến nhà đón bác đi, chiều lại đưa về. Nhờ vậy bác gái có thời gian nghỉ ngơi trong ngày, mới có sức khoẻ để tối lại tiếp tục lo cho bác trai nữa, phải thật sự ở trong cùng hoàn cảnh mới thông cảm với nhau được.

Có trường hợp một chị tuổi mới ngoài năm mươi, nhưng đã nuôi chồng bệnh Alzheimer’s từ hơn 7, 8 năm rồi. Mới đây chồng chị đã mất, nhưng chị vẫn tiếp tục duy trì đi sinh hoạt với Hội mỗi tháng sau thời gian chị vắng mặt vì anh mất. Hôm gặp lại chị mọi người mới biết tin buồn nầy, ai cũng bùi ngùi thương cảm, chị kể lại chuyện mà mắt chị đỏ hoe khiến mọi người ngồi nghe đầy cảm kích, nỗi ngậm ngùi lan toả khắp gian phòng, có người cũng đã lau vội mắt khi nghĩ đến đấy cũng có thể là hoàn cảnh cuả chính mình trong thời gian tới lúc nào đó.

Lại có một cô dáng người cao thon thả, khuôn mặt đẹp đẽ thanh tú, đến chỉ có một mình, cô nói đi theo hai vợ chồng bạn, tiếng Huế cô nói nghe rất êm tai. Bác gái bạn cô nói nhỏ với mọi người là hình như đầu óc của cô cũng có vấn đề thoảng nhớ thoảng quên, nên bà bạn muốn rủ cô theo cùng sinh hoạt mong ngăn ngừa căn bệnh mới phát hiện trong cô.

Bác cho biết cô rất thích hát và hát hay lắm, thế là cả phòng nhao lên yêu cầu cô hát. Cô không ngần ngại hát ngay một bài nhạc tiền chiến; nhưng mới hát nửa chừng cô im bặt nói quên mất rồi, người nghe cũng thông cảm với cô; Nhưng rồi cô chợt cất tiếng hát một bài khác. Thế đấy triệu chứng không được bình thường về trí óc của một con người.

Một bác trai chăm sóc vợ cũng đã lâu năm, mỗi tháng hai vợ chồng cùng có mặt, bác gái rất ít khi nào nói chuyện, ai hỏi cũng chỉ mỉm cười. Bác trai chăm chút đút vợ ăn, rồi lau mặt sạch sẽ cho vợ khi ăn xong, vuốt tóc vợ suông sẻ. Tôi thấy rất cảm phục bác khi nhìn thấy bác chăm sóc vợ chu đáo như thế, nếu không phát xuất từ tình thương yêu vợ đậm đà thì thật khó khăn lắm cho một người đàn ông khi phải làm những việc đó!

Cô phụ trách Hội thật tốt, tháng nào Cô cũng nghĩ ra một đề tài để trong buổi sinh hoạt nêu lên cho mọi người cùng góp ý, tạo cơ hội cho người bệnh vận động trí nhớ của mình. Ngoài ra Cô còn mang chút quà, một ít món ăn nhẹ nhàng cho các bác cùng ăn uống vui chơi thoải mái với nhau trong hai giờ đồng hồ, và có những thông tin mới về y tế cô cũng phổ biến cho mọi người biết.

Tôi vốn thích những buổi sinh hoạt có ý nghĩa nầy nên mỗi tháng dù bận tôi cũng cố thu xếp thì giờ đi sinh hoạt với Hội, vậy mà tôi đến với Hội cũng được bốn năm rồi, bốn năm với nhiều thay đổi.

Một bác bệnh lẫn mà gia đình nhờ tôi đến giúp lo cho bác mỗi ngày, săn sóc cho tới gần bốn năm thì bác mất, tôi có mặt trong đám tang đưa bác đến nơi hoả táng, sau đó gia đình gửi tro cốt vào chùa, thỉnh thoảng tôi đến chuà thắp nén hương tưởng nhớ. Hàng tháng đến sinh hoạt với Hội, tôi đi một mình, có vài người thắc mắc khi thấy tôi không đi chung với người bệnh, bản thân tôi cũng không bị bệnh, cớ sao tôi lại chịu khó đến với Hội như vậy? Tôi chỉ lắc đầu mỉm cười, cứ “đến hẹn lại lên” chứ tôi biết trả lời sao bây giờ!

Mỗi tháng đến Hội, tôi gặp thêm vài khuôn mặt mới, nhưng đồng thời lại thấy vắng đi vài người cũ, cuộc đời thật vô thường sắc sắc không không!

Mỗi lần gần tới những ngày lễ hội lớn, cô phụ trách đã cẩn thận email hay gọi điện thoại nhắc nhở các hội viên trước vài ngày. Cô muốn buổi họp mặt sẽ đông đủ các gương mặt quen thuộc của Hội, như buổi họp mặt tháng 12, trước ngày Christmas, coi như là buổi sinh hoạt cuối năm dương lịch.

Mới đây hôm 10 tháng 1 là buổi tất niên âm lịch của nhóm, buổi họp mặt hôm ấy thật vui và cảm động, hầu hết các ông là người bệnh; các bà vợ đã chăm chút miếng ăn cho các ông chồng thật chu đáo, phần ẩm thực do các hội viên tự nguyện đóng góp rất dồi dào; có chụp ảnh lưu niệm; cuối cùng trước khi chia tay mọi người vui vẻ chia nhau “to go” phần thức ăn còn lại mang về cho các bác vui, gọi là chút lộc cuối năm, mọi người chúc nhau sức khoẻ, may mắn, bình an trong năm mới sắp đến, lưu luyến chia tay hẹn tháng sau gặp lại, hôm đó là một buổi gặp gỡ ý nghĩa và đáng ghi nhớ.

. . .

Ngày 25 Tết, đối với các gia đình Việt Nam là ngày đi cúng mộ thân nhân đã qua đời. Vào ngày nầy hồi đó, lúc còn ở Việt Nam, tôi và em gái thường mang hoa quả trái cây vào chùa đốt nhang cho ba mẹ tôi và các thân nhân có gửi các hũ cốt trong chùa. Chúng tôi lau chùi các bình đựng tro cốt, tôi chưng bình hoa vạn thọ trên bàn, lúc còn sống mẹ tôi thích hoa này lắm. Rồi chị em chúng tôi đốt nhang tưởng nhớ các người đã khuất.

Khi tôi rời Việt Nam, việc thờ cúng ba mẹ nhờ chị tôi còn ở lại nhà lo lắng dùm. Ngày 30 tết, tôi gọi về chúc tết khi các gia đình tụ họp bên mâm cơm đón ông bà về ăn tết. Còn ở Mỹ, ngày tết Việt Nam, nhất là khu tôi ở, gọi là thủ-đô tị nạn của người Việt, ngày tết cũng nhộn nhịp không thiếu một thứ gì giống như ở Việt Nam, nên người ta mới gọi là khu “Sàigòn nhỏ”, cũng chợ hoa, bánh mứt, trái cây, nhang đèn, ngũ quả cầu, dừa, đủ , xoài, sung…, ngoài phố Bolsa cờ vàng ba sọc đỏ phất phới bay trong nắng xuân ấm áp, bao nhiêu năm ly hương, người Việt vẫn không quên tập tục ngày Tết cổ truyền.

Buổi chiều 30, đi về ngang khu phố Bolsa, trời đã sẩm tối, mọi người qua lại có vẻ vội vã mua sắm thêm để kịp về nhà cúng giao thừa đón năm mới, tôi quẹo một vòng trong parking của khu tiệm Việt Nam, thoảng nghe có tiếng harmonica cao vút giữa tiếng ồn ào của phố đông người qua lại.

Tôi tìm chỗ đậu xe xa tít sát lề đường rồi bước vào hàng hiên trước chợ, hình ảnh quen thuộc của ông nhạc sĩ già ngồi như say mê thổi không để ý đến người qua kẻ lại, ông thổi bài “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao. Tôi cúi người để tiền vào chiếc nón trước mặt ông rồi bước đi thật nhẹ, không dám làm bận tâm người nhạc sĩ đang chăm chú với bài nhạc. Tôi thầm nghĩ không biết giờ nào ông mới trở về nhà khi trời chiều cuối năm đã dần tối, hay là ông không có được một mái ấm trú chân trong đêm nay trước giờ phút giao mùa đến.

Tôi lái xe về nhà, lòng vương chút bồi hồi khi nhớ đến hình ảnh người nhạc sĩ già ngồi cô đơn lặng lẽ với chiếc harmonica của mình mong được chút lòng hảo tâm của người qua lại. Tôi bật máy CD trong xe, thoảng vang bản nhạc “Xuân muộn” tôi rất thích nghe mỗi dịp xuân về, qua giọng hát nhẹ nhàng buồn man mác cuả cố ca sĩ Hà Thanh:


“… Chiều ba mươi tết ta còn gì cho nhau,

lại thêm xuân nữa rơi nhẹ vào mái đầu,

chân bước trong đêm tàn ngõ vắng,

giao thừa xuân muộn và không vui,

có người đón xuân quên cười. “


(Cuối năm Mậu-Tuất 2018)

Thái Anh QNA



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Feb/2019 lúc 5:42pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2019 lúc 8:27am

Ngôn Ngoại 


Tôi về Việt Nam ăn Tết, khi trở ra, gặp một chuyện trên máy bay, tới bây giờ vẫn còn lấy làm lạ. Tôi cũng hơi áy náy nữa, nên mong bà ngồi bên tôi chuyến đó, ghế số 27E, tình cờ đọc được bài này sẽ cho tôi biết tin bà có bình an không, mặc dầu khi chia tay, bà ra dấu hiệu ‘Cứ yên tâm’.
    
Đầu tiên khi lên máy bay tôi đã thấy bà chiếm chỗ của tôi, 27D, mà ngủ li bì. Lạ thật, mới lên máy bay đã ngủ. Tôi không dám đánh thức vì thấy mặt bà co giật một cách khổ não, chỉ sợ đụng phải lỡ bà lăn đùng ra thì mang vạ. Đấy, cái gì tôi cũng cứ nói thật, xin bà bỏ qua. Cuối cùng, vì bị hành khách đi sau thúc quá, tôi đành bước qua người bà mà vào chỗ ngồi tạm. Trước khi máy bay chuyển bánh ra phi đạo để cất cánh, cô tiếp viên tới kiểm soát, thấy bà chưa cài dây an toàn, lại bảo tôi cài cho bà. Một sự lầm tưởng tai hại. Nhưng tôi không đủ lanh trí để cải chính một cách tế nhị, chẳng lẽ tự dưng tôi nói ‘bả không phải vợ tôi’? Vả lại, cài giùm cái dây có cần gì phải là vợ chồng? Tôi nghiêng qua người bà tìm mối dây bên kia, nghe nồng nực mùi dầu cù là. Tôi nín thở cài khóa, tiếng kim loại ăn khớp kêu crắc xác nhận là tôi đã làm chu đáo một nhiệm vụ nhỏ, nhưng có thể trở thành lớn, nếu nói dại có trục trặc gì xảy ra. Nhưng máy bay cất cánh an toàn. Khi đèn báo hiệu cho phép cởi dây an toàn, tôi cởi cho mình, rồi tần ngần nghĩ đã cài cho bà, thì tôi cũng nên cởi cho bà.
    – Ê! Làm gì kỳ vậy, cha già mắc dịch!
    ‘Chát!’ Bàn tay tôi bị bắt quả tang đang thò sang lòng bà. Tôi vừa giận vừa xấu hổ, ức quá mà không dám gây sự lại. Thôi thì phải tự an ủi là bà chưa ngoác mồm tuôn ra một tràng xỉ vả nặng hơn nữa, và còn may là hành khách chung quanh coi bộ không ai chú ý tới lời ‘vu cáo’ trắng trợn kia. Tôi đành im lặng chịu trận cho tới khi nghe bà nói trổng:
    – Mắc đái thấy mụ nội. Bao giờ máy bay mới ghé đổ nước, cho hành khách đi đái không biết?
    Được dịp ‘đáp lễ’ sự lỗ mãng của bà bằng sự đàng hoàng và kẻ cả của mình, tôi chỉ giùm làm phước:
    – Toilette ở trước mặt kia kìa, bà.
    Bà ngơ ngác nhìn lên rồi ngơ ngác nhìn lại tôi:
    – ‘Toa với lết’. ‘Lết’ đi đâu cha nội? Tui mắc đái xón ra quần bây giờ nè. Chạy te không kịp, ở đó mà ‘lết’.
    
Tôi bỗng nhận ra bên cạnh tôi là một người đàn bà, mặt thuôn dài, lưỡng quyền cao, khá đẹp, nhưng quê như một cục đất. Tôi hết giận:
    – Bà có biết đọc … xa tới đằng kia nổi không?
    – Chữ ta thì đánh vần được chớ, sao không? Mắc cái chữ Tây ôn dịch gì đâu. Mà biển gì kẻ chữ bằng con kiến!
    – Bà khỏi cần đọc chữ cũng được. Lên đó, thấy có cái cửa nào có vẽ hình ông Tây với bà Đầm, thì bà vào mà … đái.
    Bà vừa nhổm dậy đã bị sợi đai trì lại, la to:
    – Ối chu cha! Con mẹ đứa nào nó cột eo ếch tui, tế mồ tế mả nhà nó!
    Tôi im thin thít, không dám tự thú nhận ‘tội ác’ của mình, chỉ giúp bà mở khóa dây. Giữa lúc không hề dám mong đợi, tôi lại được bà ban cho một nụ cười tươi rói, và một giọng ỏn ẻn:
    – Té ra hồi nãy chú tính cởi trói cho tui hả? Không biết đứa mắc dịch nào đi tầu đi xe mà còn phá.
    Rồi bà lảo đảo đi lên cầu tiêu, lâu lắm mới thấy trở lại:
    – Không thấy nhà cầu đâu hết. Chú giắt tui đi được hôn?
    Tôi tính nói ‘bảo đảm bà không kiếm ra cái cầu cá tra trên máy bay đâu’, nhưng lại im lặng hướng dẫn bà lên cầu tiêu, mở một cửa trống chỉ cho bà vào. Bà ngạc nhiên:
    – Thì hồi nẫy người ta cũng chỉ cho tui cái tủ kín bưng như vầy. Có cầu kiều mẹ gì đâu?
    
Đã trót thì trét, tôi kéo bà vào hẳn bên trong, chỉ cho bà cách ngồi cầu, xé giấy, cách bấm nút xối cầu, rửa tay bằng xà bông, và thoa nước thơm, đủ lễ bộ. Để chắc ăn, tôi bảo bà làm ơn thực tập thử cái thủ tục quan trọng nhất là nhấn vào cái nút xối cầu. Bà vừa thò tay nhấn nút, tiếng cống hút rồ lên như cọp táp gà con, bà ôm chầm lấy tôi la:
    – Trời đất thiên địa ơi! Con gì nó rống quá trời!
    Khi tôi để bà ở lại và đi ra, có một một cậu Việt Nam đứng chờ, nhìn một cách hóm hỉnh nói nhỏ:
    – Ông bà tình ghê!
    Câu này, chắc hôm đó bà không nghe đâu, nhỉ? Về chỗ, tôi vẫn ngồi vào cái ghế đã bị đổi, đầu tràn ngập những dấu hỏi về người đàn bà kỳ lạ. Bà đi với ai? Đi đâu? Làm gì? Khi bà trở lại, lò dò mãi không tìm thấy chỗ, tôi phải vẫy tay, kêu:
    – Bà ơi! Đằng này nè!
    Tôi nghe từ hàng ghế sau, phía bên trái có giọng đàn bà, tiếng Việt:
    – Ông già lấy được bà vợ đẹp, chỉ tội quê không để đâu hết.
    
Bụng tôi thon thót theo mỗi bước chân của bà, chỉ lo ngại cho những cái đầu người ngồi dẫy bìa bị tay bà quơ phải, lỡ mà bà nhằm cái đầu tóc giả của một ông Tây mà vịn thì tôi phải tuyên bố ‘ly dị’ ngay tại chỗ. Nhưng tôi thở phào khi cuối cùng bà tới được chỗ ngồi bình an, gieo bàn tọa cái rầm, thả ra mùi ‘eau de Cologne’ pha lẫn mùi dầu cù là lổn ngổn.
    – Bà đi máy bay lần đầu?
    – Chớ lần mấy?
    – Bà đi đâu ạ?
    – Phần-lan.
    – Bà đi thăm bà con bên đó, chắc?
    – Bà con hồi nào? Theo chồng.
    – Ông nhà sang Phần-lan lâu chưa?
    – Chả người Phần-lan …
    
Bà kể bà làm nghề chèo ghe đưa khách tại bến đò Vĩnh Long. Chở bạn hàng cũng có, mà sau này chở khách du lịch cũng có. Thường thì bà chậm chân, không tranh được mấy mối khách du lịch béo bở. Một hôm bà để ý có một ông khách Tây cứ ngồi uống cà phê đá mà nhìn bà cả buổi, ‘cái đầu xồm không nhúc nhích’ và ‘cái môi đỏ chót liếm lia’. Cuối cùng ông đứng lên ra bến, đưa tay gạt hết mấy thằng giành mối ra một bên, mà tiến thẳng lại ghe bà, chẳng nói chẳng rằng, bước xuống, và bà chèo ghe cho ông coi cảnh trên sông Cổ Chiên. Bà nói tiếp:
    – Tối về chả rút bóp ra một xấp tiền đô. Tui hổng dám lấy. Thằng chả xòe ra biểu lấy một ít cũng được. Nhưng chú tính coi – ai lấy kỳ vậy?
    
Cô tiếp viên đưa khay ăn tới. Tôi giúp bà hạ bàn con xuống, chọn nước uống, và chỉ bà cách dùng mấy thứ lỉnh kỉnh như dao nĩa, khăn ăn v.v. Và tôi ngạc nhiên tại sao một người chèo đò nhà quê mà có bàn tay búp măng đẹp như vậy. Bà cầm dao ăn như cầm búa, nhưng ăn vén khéo và rất … bạo -so với các mệnh phụ phu nhân khác. Vẻ tự nhiên của bà và những món ăn hấp dẫn với rượu vang khiến tôi phấn chấn tinh thần. Tôi thấy đã đủ thân mật để nói đùa:
    – Bà không lấy tiền, chứng tỏ bà mê ông rồi?
    Bà cười khinh khích:
    – Mê cái mốc xì họ. Bộ ghe chùa sao? Tôi lấy cái tờ có vẽ số 1.
    – Sao bà không lấy tờ vẽ số 10 hay 20?
    – Lấy đủ công mình thôi chớ.
    – Rồi sau đó?
    – Sau đó hả? Mấy bữa sau, bữa nào chả cũng trở lại thuê ghe tui đi chơi lòng vòng… Rồi chả đòi lấy tui.
    – Ý! Chết mẹ người ta chưa!
    Dầu biết trước bà đang trên đường đi về nhà chồng, tôi buông ra một câu sững sờ như thế vì hồi kết cuộc tới một cách đột ngột quá. Không ngờ tiếng reo của tôi đã đậm đà giọng của bà, thốt ra mà thấy sướng cổ họng.  Nhưng thấy sau đó bà im bặt, tôi lại lo bà giận tôi lỗ mãng.
    – Xin lỗi nhé!
    – Lỗi gì?
    – Dạ, không.
    
Tôi chờ đợi một câu truyện hấp dẫn, có đầu đuôi hơn. Tôi muốn biết buổi hẹn hò đầu tiên ở đâu? ông tỏ tình thế nào? tại sao bà biết ông thương mình thiệt? cái gì làm cho bà thích ông? ông làm nghề gì? có tổ chức đám cưới không? Nhưng bà không kể nữa, tiếp tục ăn món tráng miệng, khen ngon.
    Tôi uống sang ly Cognac thứ ba, nghe ra giọng nhừa nhựa của chính mình:
    – Dô! Dô! Mừng cho mối tình của bà! Đẹp thấy … mẹ!
    Bà nhìn tôi, cau mặt:
    – Ê! Chú hổng nên bắt chước tui ăn nói cái kiểu ẩu tả đó.
    Thế ra bà vẫn biết mình ăn nói khác thường. Tôi chữa:
    – Bà nói ngon lành hết xảy, chứ đâu có … ẩu tả.
    – Chú nói thiệt tình hay xí gạt tui?
    – Tui xí gạt bà làm mẹ gì? Bà là người tốt muốn chết.
    – Chú coi bộ cũng được, nên tui khuyên chú đừng bắt chước tui. Tui trót học thói xấu, không sửa được. Không muốn sửa. Thằng khốn nạn đó …
    Tôi ngạc nhiên, tại sao mới ‘thằng chả’ thân mật đã lên cấp ‘thằng khốn nạn’?
    – Bà nói ai … khốn nạn?
    – Thằng chồng của má tui.
    – ‘Chồng của má’, tức thị là cha ?
    – Cha ghẻ tui đó. Mà tui có kêu chả bằng cha đâu.
    – Sao vậy?
    – Nó nhậu say rồi đánh đập mẹ tui tối ngày. Một hôm nó định giở trò súc vật  với tui, mẹ tui bắt gặp, nó đánh mẹ tui bất tỉnh nhơn sự, tui quơ con dao yếm, huơ cho nó ớn mà giang ra, ai dè nó tự lao thây vào lãnh dao, chết ngắt. Đúng là số chả chết. Bị thần Lưu Linh vật. Tui .. tui không cố ý. Ông ta cũng thông cảm cho tui như vậy. Tui chỉ bị ba năm cải tạo. Lúc má tui đau nặng, người ta lại thả cho về sớm gần năm để nuôi bả.
    Bà ngưng kể, khóc. Tôi im lặng để bà khóc tự nhiên, nhưng thấy bà khóc mãi, tôi an ủi:
    – Việc đã qua rồi. Bà đừng buồn nữa.
    Bà mủi lòng, khóc mùi hơn:
    – Tui nhớ má tui với thằng Mẫn quá. Tui bỏ đi thiệt là tệ. Không ai coi chừng má tui với nó hết trơn.
    – Thằng Mẫn là ai?
    –  Nó là em cùng mẹ khác cha với tui. Nó bị tàn tật, què giò.
    – Cha em là ai?
    – Thằng chồng mắc toi của mẹ tui, chứ ai?
    
Tôi quay nhìn khuôn mặt hiền lành đẫm nước mắt và nghĩ có lẽ chính khuôn mặt này đã làm cho các quan tòa giảm khinh cho bà tội vô ý giết người. Phải tay tôi, đã cho bà trắng án. Rồi như bấm nút, bà nín bặt, chùi nước mắt, nói ráo hoảnh:
    – Bảy năm cãi lộn với thằng cha ghẻ và hai năm cải tạo, hết thảy chín năm, tui quen ăn nói ba trợn. Sửa lại thấy … miệng lạt nhách.
    Bà nói xong than:
    – Tui mắc ói quá. Trước khi lên máy bay đã uống ba viên thuốc, mà còn mắc ói.
    – Hèn gì bà vừa lên máy bay đã ngủ li bì.
    
Tôi vừa kịp banh cái bao ói thì bà ọc ra. Bà lại lấy dầu cù là ra xức. Cái nồng nàn của những chuyến đò đêm, cái ngất ngưởng của những chuyến xe đò trưa nắng, cái bệnh viện lưu động đó, dầu cù là con hổ. Hai mươi năm mới gặp lại, gặp lại vẫn nồng. Tôi bật ghế cho bà nằm nghỉ. Tôi cũng ngả người, nhắm mắt, suy nghĩ miên man về câu truyện của bà. Thỉnh thoảng tôi hé mắt, thấy bà chăm chú coi phim trên bàn ảnh truyền hình. Tôi chỉ cho bà đeo ống nghe. Tay chạm phải bộ tóc thật rậm, khỏe mạnh.
    
Không biết máy bay đã bay tới đâu và mấy giờ ở dưới mặt đất. Tôi có cảm tưởng thời gian và không gian như đọng lại ở một nơi xa lạ, không liên quan tới trái đất. Nhưng tôi vẫn tưởng tượng dưới đó hàng mấy tỉ người đang lao xao cười, khóc, nói thật và nói dối, thông cảm và ngộ nhận, bằng nhiều thứ ngôn ngữ, chân ngôn xen lẫn ngụy ngôn.
    Tôi thức giấc đã nghe nhiều người rục rịch. Bà đã bật ghế thẳng, ngồi đan áo, tôi hỏi:
    – Bà không ngủ?
    – Ngủ mẹ gì được. Vừa chợp mắt đã nghe tiếng gà gáy.
    Tôi ngạc nhiên:
    – Trên máy bay, làm gì có gà kìa?
    Bà không do dự:
    – Chắc nó gáy trong đầu tui. Bị ở nhà quê, nghe gà gáy riết, quen đi, cứ gần hừng sáng là nghe gà gáy trong tai.
    Hình như bà giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng trực giác. Thuần trực giác. Tôi chắc người đàn ông gặp bà trên bến đò Vĩnh Long cũng có trực giác rất mạnh. Tôi thích nghe tiếp câu truyện về họ.
    – Tại sao ông không về Việt Nam … rước dâu?
    – Chú đừng kiêu ngạo tui… Chả đòi sang đó chớ. Nhưng tui không cho. Tui nói dìa chi tốn tiền. Tui xin món tiền đó cho thằng Mẫn ăn học, chả bằng lòng, gởi tiền dìa rồi.
    Khi bà dẹp len và kim đan để chuẩn bị ăn điểm tâm, tôi hỏi:
    – Bà đan áo cho ông?
    – Bển nghe nói lạnh lắm.
    
Chúng tôi ăn xong, máy bay qua một vùng ‘ổ gà trời’, hổng lên hổng xuống. Đèn báo nhắc cài dây an toàn. Lần này tôi chỉ cho bà cái khóa. Hành khách đi máy bay gặp những báo hiệu cài dây thế nào cũng ít nhiều lo lắng. Rủi ro, ai biết? Loa phóng thanh loan báo có bão, nhưng hành khách có thể yên tâm. Tôi lòn tay dưới gầm ghế, lấy cái phao cấp cứu. Bà hỏi:
    – Cái gì vậy?
    – Cái phao cấp cứu. Tôi chỉ kiểm soát xem nó có đó không, để mình yên tâm.
    – Tui đi sông đi nước hai chục năm trời, chẳng phao phiếc gì, cũng chẳng chết. Hôm đầu thằng chả xuống ghe cũng bày đặt hỏi phao, tui nói không cần, chả cũng chịu. Riết rồi chả nói đi ghe với tui mà không mang phao mới thích.
    
Bà không lộ một thoáng lo âu nào. Tôi có cảm tưởng người đàn bà này bay trên 10 ngàn bộ cao mà tưởng mình đang bơi xuồng trên sông Cổ Chiên, xuồng lật, chỉ việc nhào xuống nước bơi. Tôi cất phao trở lại chỗ cũ, hỏi:
    – Bà có chắc ông sẽ ra đón không?
    – Tui chắc mà. Tui biết ai là người tin được. Tui biết thằng cha này không bao giờ nói xạo.
    
Tôi nhớ một sự tích trong Tân ước: Một hôm thuyền của các môn đệ gặp sóng gió, Chúa Giêsu đi trên mặt nước ra với họ, nhưng họ càng sợ hơn vì tưởng là ma. Chúa nói ‘Thày đây, đừng sợ’. Đại môn đệ Phêrô mừng quá nói ‘Nếu là Thày thì xin cho con đi trên mặt nước đến với Thày’. Chúa phán ‘Con lại đây!’ Phêrô bước xuống, đi trên mặt nước, được mấy bước, thấy sóng to quá, ông đâm hoảng, và chìm xuống, Chúa phải đưa tay ra đỡ lên thuyền. Ngài trách yêu ‘Cái đồ yếu lòng tin!’
    
Tôi cảm phục lòng tin của bà lắm, bà ạ: Bà bước thẳng lên mây đến với chồng. Tôi nghĩ mọi người trên chuyến bay này đều biết trước về cuộc hành trình, và biết điểm tới. Chỉ có bà nhắm mắt mà bước lên mây, không biết điểm tới nằm chỗ nào trên mặt đất. Bà đi tới với chồng, chứ không đi tới một nơi nào cả. Không một giây hồ nghi. Câu hỏi ‘Liệu ông chồng có tới đón không?’ chỉ bám vào đầu tôi, một con người thường thấy quá nhiều sóng lớn trên biển đời, lòng tin thường bị nhận chìm, đến nỗi mỗi bước đi về sau trở thành một dấu hỏi.
    
Tôi phải chờ bảy tiếng đồng hồ tại Copenhagen để được chuyển máy bay đi Oslo. Lịch trình bay đã ghi như vậy từ đầu. Còn bà, theo lịch trình lẽ ra chỉ phải chờ ba tiếng để chuyển máy bay, nhưng vì trục trặc đình công sao đó, phải thêm hai tiếng trễ nải. Chính hai tiếng trễ nải này khiến cho tôi lo ngại giùm bà. Tôi đề nghị:
    – Bà nên báo cho chồng bà biết máy bay trễ.
    – Chả biết mà … Cái gì chả cũng biết hết đó.
    ‘Cái gì chả cũng biết’, đã tin ắng đi như vậy, thì thôi, kệ bà. Tôi hướng dẫn bà  đi coi các gian hàng trong sân bay. Bà bị kích thích mạnh vì vẻ choáng lệ và đồ vật bày trong các cửa hiệu. Bà trầm trồ, reo vui. Tôi hỏi bà có định mua cái gì làm quà cho chồng không, vì đồ ở đây miễn thuế, rẻ hơn ở ngoài, bà nói:
    – Tui mang theo nhiều đồ lắm, khỏi cần mua. Chú đừng cười nghe, tôi may ba bộ birama, kho một nồi tôm, và mua năm ký bánh phòng tôm, hai ký kẹo dừa. Nghe nói mấy thứ này ở bên tây không có. Mèn ơi! Tây u gì mà nó thích ăn tôm kho tầu gì đâu …
    
Đi với bà, tôi có cái vui thích như đi bên cạnh một đứa trẻ tò mò. Trẻ ngoan nữa, vì bà từ chối khi tôi đề nghị mua tặng một cái máy sấy tóc mà bà rất thích.
    – Ai lại để chú mua, kỳ chết. Để chả mua cho tui, nếu tui còn thích.
    Theo tôi, bà có một bộ tóc mây quá đẹp. Tôi hy vọng ông chồng sẽ thuyết phục được bà đừng uốn tóc. Tôi thăm dò:
    – Tóc bà để tự nhiên như thế đẹp hơn.
    – Biết đâu thằng chả.
    ‘Biết đâu thằng chả’, thế là cả nhan sắc bà cũng giao cho ông luôn.
    – Hèn gì.
    – Chú lẩm bẩm cái gì?
    – Dạ, không. À, tôi định nói con gấu bông kia nhỏ bé quá, hèn gì ai cũng muốn bồng.
    
Tuy nhiên, bà càng tin tưởng, phó thác một cách ngây thơ, đầu óc đầy sạn của tôi càng nghi ngại. Rủi chồng bà không tới, bà sẽ xoay xở ra sao ở nơi xa lạ? Khi đi qua một trạm điện thoại, tôi đề nghị:
    – Bà nên điện thoại cho ông báo tin báy bay trễ, để ông khỏi lo.
    Bà ngẫm nghĩ, rồi trả lời:
    – Chú nói có lý. Nhưng làm sao ra nhà dây thép gió bây giờ?
    
Tôi lấy cái thẻ nhựa của tôi tra vào máy điện thoại, và quay số bà ghi trong một tờ giấy nhét cẩn thận trong bóp. Chuông điện thoại reo. Bỗng tôi ngại ngùng, có thể nào người đàn ông nghe tiếng tôi ở đầu dây bên này, biết tôi đứng bên cạnh vợ ông và đâm ghen không. Tôi vội trao máy cho bà trước khi đầu dây bên kia trả lời. Tôi nghe bà la oang oang bằng tiếng Việt :
    – Ê! Ông Ron đó hả! Ê ông có nghe không, Ron, Ron, Ron?!
    
Bà nói liên hồi, xăng xái. Bà bụm bàn tay trước ống nói mà hét lên, cũng không có tiếng trả lời. Tôi nhớ chúng ta thử lại nhiều lần, bà nhỉ. Nhưng không ai trả lời. Tôi an ủi:
    – Có lẽ ông đã đi đón bà, và đang chờ ngoài phi trường.
    
Sắp tới giờ bà phải lên máy bay, tôi cần được giải đáp vấn nạn lớn nhất rằng tại sao một con người ăn nói mộc mạc như bà lại có thể làm cho một người đàn ông lạ say mê cưới làm vợ. Và, mặc dầu bà thường kể ‘chả biểu, chả nói’, nhưng nói bằng ngôn ngữ gì? Suốt cuộc hành trình, tôi biết bà không hiểu một chữ tiếng Tây tiếng Mỹ, làm cách nào ông bà hiểu nhau, hiểu một cách thâm sâu như thế? Cụ thể nhất là có thiệt ông hẹn bà sang Phần-lan chuyến này? Và có chắc tất cả mọi truyện không bắt đầu từ một sự … hiểu lầm nào đó do bất đồng ngôn ngữ? Tôi hắng giặng hỏi:
    – Tôi hỏi không phải, ông bà nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt hay tiếng Phần-lan?
    Bà xăng xái:
    – Tiếng Việt mình, thằng chả có hiểu con mẹ gì.  Còn cái tiếng quỉ tiếng ma gì của chả, tui cũng đách hiểu.
    
Cũng hay. Nhờ không biết tiếng Việt, ông khỏi cần hiểu ‘con mẹ’ với ‘cái đách’ là gì. Có lẽ chỉ cần hiểu gật đầu là ‘có’ và lắc đầu là ‘không’ , hai tín hiệu mà nếu thông suốt, minh bạch, con người đỡ được bao nhiêu phiền trược trong cái biên giới u minh nửa không, nửa có, của ngôn ngữ. Tôi nghe nói bộ óc điện toán cũng chỉ biết ‘gật đầu’ và ‘lắc đầu’. Phương chi, con người, không phải chỉ có bộ óc, mà còn trái tim kỳ diệu. Điều này làm cho tôi, khi tiếng loa mời hành khách đi Helsinki vang lên, cảm thấy bớt áy náy. Cái gì làm cho một người đàn ông từ Helsinki sang tận bến đò Vĩnh Long gặp bà, thì cũng đang hướng dẫn bà từ Vĩnh Long sang Helsinki bình an.
    
Bà le te ra cổng số 39, tươm tất trong cái áo vét xanh đậm và quần tây thẳng nếp. Tôi đứng ngoài, bịn rịn nhìn theo, bà quay lại vẫy tay. Cái vẫy tay cũng không giống ai, bàn tay đưa ngang vai, lòng úp xuống, ngón tay phẩy phẩy ra phía ngoài, như giục tôi cứ đi đi. Cứ yên tâm.

Tâm Thanh


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Feb/2019 lúc 8:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2019 lúc 4:22pm

Đã quên sao?

 

 

Tết qua đã hơn nửa tháng rồi mà những người Úc gốc Việt đi Việt Nam ăn tết vẫn chưa trở về. Chợ búa lưa thưa ế ẩm buồn hiu như chợ chiều 30. Tiếng rao hàng dẽo nhẹo có kèm theo câu pha trò của mấy anh bạn hàng bán trái cây thường khi vẫn vang inh ỏi gọi mời bây giờ im thin thít khiến người ta có cảm tưởng đây là một khu shop hết thời sắp closing down dẹp tiệm.

 

Đứng chờ mua bánh mì, tôi nghe hai bà Việt Nam nói chuyện với nhau rôm rả. Bà này hỏi bà nọ:

 

    - Lâu quá không thấy bà đi chợ, bộ đi Việt Nam hả?

 

Bà nọ cười toe tóet trả lời:

 

    - Ờ, tui về VN trước tết cả tháng lận. Đáng lẽ chưa trở qua đâu nhưng mới đây con nó kêu về nói bộ An sinh xã hội gởi giấy “hỏi thăm sức khỏe”. Tui về ló cái mặt ra cho nó thấy rồi vài bữa trở qua bển nữa. Ở đây buồn quá, về bển chơi cho vui cái tuổi già. Việt Nam bây giờ tiến bộ lắm, nhà cửa đầy đủ tiện nghi, xe cộ có máy lạnh, khách sạn 5 sao, sang còn hơn ở ngọai quốc, cái gì bên Úc có là ở bển cũng có. Ăn uống cũng vậy, nhà hàng lềnh khênh, đồ tây, đồ tàu, Mỹ, Úc, Hàn, Nhật, Thái, Ấn vv... không thiếu nước nào. Đặc biệt đồ biển tươi chong, tôm cá nhảy soi sói chớ không phải đông đá như bên này.

 

Nghe bà ta nói mà tôi cảm thấy bất mãn lẫn chua xót dùm cho chính phủ Úc ân nhân, đã làm ơn còn mắc oán. Tôi không hiểu sao bà lại có thể hiu hiu tự đắc nói như vậy mà không chút áy náy ngượng miệng.

 

Chẳng lẽ bà đã quên là bà từ đâu chạy tới đây rồi hay sao? Chẳng lẽ bà không còn nhớ tại vì sao, nguyên do nào bà có mặt ở nước Úc này?


Chẳng lẽ bà đã quên hết những kinh nghiệm xương máu dưới chế độ cộng sản phi nhân, những thống khổ đọa đày, những áp bức kềm kẹp, bóc lột tận cùng xương tủy của bọn độc tài đảng trị khiến bà không chịu đựng nổi nên phải liều mình vượt thoát ra đi bất kể sống chết thế nào.

 

Chẳng lẽ bà không còn nhớ gì đến chuyến vượt biển kinh hòang, những ngày đêm đói khát lênh đênh trên biển cả bao la mịt mùng vô tận, giữa bao hiểm nguy rình rập bủa vây, nào là sóng gió bão bùng, nào là hải tặc cướp bóc hết lần này đến lần nọ tưởng chừng như không còn mạng tới bờ.

 

Nhưng may mắn thay cho bà, cuối cùng bà đã cặp bến tự do. Nước Úc đã nhân đạo mở rộng vòng tay đón tiếp bà, đã cưu mang bà, cho bà hưởng mọi quyền lợi như người dân bản xứ, cho con cái bà có cơ hội phát triển, vươn lên và thành đạt như tất cả những con dân được sinh ra và lớn lên trong một thế giới tự do, một xã hội có luật pháp, có nhân quyền.

 

Và giờ đây khi bà tới tuổi hưu trí, chính phủ Úc lại còn tử tế phụng dưỡng bà trọn đạo như bà là mẹ già của họ bất kể bà có đóng góp gì cho nước Úc này hay không trong đời tị nạn của bà.

 

Quê hương ai chẳng nhớ chẳng muốn về, nhưng nếu về thăm thân nhân, bằng hữu, cảnh cũ làng xưa vì tình quê nung nấu trong lòng thì còn có thể hiểu được, thì còn rán dày mặt bấm bụng mà về một vài lần cho thỏa lòng thương nhớ đất tổ quê cha. Nhưng đàng này bà cứ đi đi về về như đi chợ, ở Việt Nam nhiều hơn ở Úc chỉ vì muốn du hí muốn hưởng thụ, vô hình chung bà đã tiếp tay làm đầy thêm túi tiền cho bọn chóp bu cộng sản vốn không thể đội trời chung với bà. Mỉa mai thay! một nơi mà ngày xưa bà cho là địa ngục trần gian không thể sống, bất cứ giá nào cũng phải cao bay xa chạy thì giờ đây bà lại hớn hở quay đầu về ca tụng, coi đó là thiên đường. Dĩ nhiên là thiên đường vì bà đang có đồng đô Úc trong tay. Nếu như chính phủ Úc cúp trợ cấp cho bà thì bà sẽ ra sao? Ở xứ này, bệnh họan vô nhà thương không tốn một đồng xu từ A tới Z. Còn thiên đường cộng sản từ A tới Z đều phải nộp thủ tục đầu tiên. Tội cho dân nghèo, tiền đâu mà làm thủ tục đầu tiên để được cứu chữa! Ngay cả bà, không khéo bà đổ bệnh thình lình, chắc chắn bà phải chạy bay về đây chữa bệnh thôi chớ ở đó chịu tiền sao cho thấu.

 

Nếu bà cho là Việt Nam ngày nay đáng cho bà sinh sống thì bà hãy ở hẳn bên đó đi và đừng lợi dụng quốc tịch Úc, dùng đồng tiền cấp dưỡng của chính phủ Úc để thủ lợi mua vui cho bà. Như vậy mới không hổ mặt bà và công bằng cho nước Úc.   

 

 

 

 

Bà chỉ thấy cái vỏ hào nhoáng mị dân bề ngoài chớ có biết đâu thực chất bên trong trống rổng. Cả một bè lủ gọi là chính quyền, lãnh đạo chỉ giỏi đàn áp, tham nhũng vơ vét làm của riêng, mạnh ai nấy đầu tư ở nước ngoài thủ thân dọn đường chạy. Dân đói mặc dân. Chẳng ai có lòng thương nước thương dân, đặt lợi ích của tòan dân trên hết để cải thiện công bằng trật tự xã hội, ổn định đời sống cho dân nhờ. Dân giàu thì nước mới mạnh. Đàng này, cái nghèo đói đã khiến con người chỉ nghĩ đến làm sao kiếm miếng ăn, từ chỗ đó sinh ra lương lẹo mánh mung, trộm cướp, giựt giọc, giết người một cách ác độc vô cảm vô nhân tính. Xã hội càng ngày càng lọan, luân thường đạo lý càng xuống dốc thì đất nước càng sớm đi đến chỗ diệt vong nhứt là từ vua tới dân, mạnh ai có tiền cũng chỉ biết ăn chơi hưởng thụ mà không biết xây dựng, củng cố hay bảo vệ giữ gìn thì sớm muộn gì cũng vào tay ngọai bang thôi.

 

Người trong nước đã thấy vận mạt của Việt Nam cho nên ai có khả năng cũng tìm đủ mọi cách để ra khỏi nước thì tại sao bà lại lội ngược dòng.  Cái vị thế của bà, một công dân Úc ai thấy cũng ao ước thèm thuồng nhưng sao bà không biết quý, có phải là nghịch lý lắm hay không? 

 

Mỗi người có quyền tự do riêng, muốn làm gì thì làm nhưng cũng nên lựa chọn, lựa chọn đạo lý làm người hay lựa chọn vong ân bội nghĩa, vô ý thức!

 

 

Người Phương Nam
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2019 lúc 10:08am

Vì Tôi Là Đàn Bà...


- Gửi người đàn ông đang ở bên cạnh tôi. Người mà từ bây giờ và cho đến ngày đi về bên kia thế giới sẽ không thể rời xa tôi.

- Tôi mới cắt một kiểu tóc đắc ý nhất, đi qua đi lại nhiều lần trước mặt ông. Không biết mắt ông có bị “quáng gà” và cổ họng ông có bị “tắt nghẽn lưu thông” không mà sao chẳng thấy ông có ý kiến gì cả. Tôi muốn ông nhìn và nói một câu gì đó (dĩ nhiên là khen ngợi) về mái tóc mới của tôi. Ông không nói, chiều nay tôi có kiếm chuyện gây sự với ông, đừng có thắc mắc. Vì tôi là đàn bà!

- Tuần trước, khi đi dự tiệc cưới con của người bạn, tôi mặc một chiếc áo dạ hội lộng lẫy và mang đôi giày mới toanh rất hợp thời trang, thế mà ông thản nhiên lái xe đến nhà hàng, không hề có biểu hiệu nào biết là tôi đang mặc áo mới và mang giày mới. Tức quá tôi phải lên tiếng hỏi ông, chiếc áo tôi mặc hôm nay có đẹp không, ông chỉ nhìn lướt qua và nói “thì trông cũng giống như những chiếc áo khác”. Vậy thì, ông đừng có ngạc nhiên tại sao hôm đó tôi lại cau có tại bàn tiệc. Vì tôi là đàn bà!

- Khi đi nhà thờ hoặc dự tiệc tùng, tôi rất khó chịu khi thấy những “món” trên người ông chẳng “match” với nhau. Thí dụ: áo sơ mi xanh, cà vạt màu đỏ đậm, suite màu nâu. Tôi mà không nhắc nhở ông từng ngày, chắc có lúc thiên hạ sẽ lăn bò ra cười vì cái kiểu y phục đủ màu sắc, giống mấy chú hề trong gánh xiệc của ông. Vậy mà ông cứ than phiền rằng tôi khó tính hay chú ý những điều nhỏ nhặt. Ông có biết tại sao tôi lại tỉ mỉ như thế không? Vì tôi là đàn bà!

- Ngày sinh nhật của tôi, ông hỏi muốn đãi tiệc hay thích món quà gì. Tôi trả lời “không cần thiết”, nhưng thật ra trong lòng rất vui và hồi hộp chờ đợi những bất ngờ mà ông sẽ dành cho tôi trong giờ phút chót. Vậy mà ông im re luôn. Tại sao ông lại thật thà đến thế? Nếu ngày đó chén đũa có xao động, con chó của ông có bị đá đít, la oang oảng, thì ông cũng đừng lấy làm lạ. Vì tôi là đàn bà!

- Khi ngồi xe với ông, thật sự tôi không bao giờ an tâm, lúc nào cũng phải nhắc nhở ông về tốc độ, vì không muốn ông bị lãnh giấy phạt (chắc ông chưa quên, năm vừa rồi ông đã phải đóng tiền phạt đến hai lần). Khi tìm không ra nhà của một người nào đó, tôi đề nghị ông dừng lại gọi điện thoại để hỏi đường thì ông nạt ngang “có lạc đâu mà phải hỏi”. Nhưng cuối cùng thì sao?… ông cũng phải gọi chủ nhà để nhờ chỉ đường. Lúc đó, ông lại đổ thừa, tại tôi nói lung tung làm ông bực mình, bị chia trí nên mới lạc. Thật ra, nếu ông chịu nghe tôi thì đã không bị trễ hẹn. Tôi nghĩ, nếu nhờ người ta chỉ đường thì cũng đâu có gì gọi là mất mặt, sao ông lại cứ thích làm “anh hùng rơm”. Tôi không muốn bị phạt và mất thì giờ vì đi lạc, nên mới góp ý với ông. Thật ra, tôi cũng có lỗi, vì không chịu “điều chỉnh âm thanh” vừa đủ nghe, nên có phần gây tổn thương cho cái lỗ nhĩ của ông. Xin ông thông cảm…Vì tôi là đàn bà!

- À, cái nầy mới lạ, ông cũng biết đọc, biết viết chứ có mù chữ đâu mà lúc nào đi mua hàng cũng trật lất. Bất cứ tiệm nào, hàng hóa cũng được để đúng nơi, đúng chỗ. Vậy mà mười lần hết tám, khi tôi nhờ ông mua món gì, nếu không sai thì cũng đắt hơn. Không đắt thì cũng gần quá hạn. Như thế… nếu tôi không cằn nhằn mới là chuyện lạ. Vì sao? Vì tôi là đàn bà!

- Tôi không bao giờ hiểu được tại sao ông cứ lập đi lập lại, mình là vợ chồng chứ đâu phải thời bồ bịch mà tôi cứ đòi được chiều chuộng, được khen ngợi. Tôi thật sự tức tối khi ông chê tô phở ở nhà không ngon bằng Phở Hòa, Bún bò thua nhà hàng Ngự Bình… Lúc chưa lấy nhau, tôi chỉ đãi ông một dĩa xà lách mà ông ca tụng hết lời và ly nước chanh tôi pha chua lè vì quên bỏ đường, ông cũng uống không còn một giọt lại còn gật gù bảo rằng sao nó ngọt lạ kỳ! Tôi nhắc lại để ông nhìn ra sự thật phũ phàng, thì ông gạt ngang, hỏi tôi sao cứ kiếm chuyện. Vì tôi là đàn bà!

- Mỗi lần ông la ơi ới “cái kềm đâu rồi?” hay “có thấy cái đồ khui ở đâu không?” là áp huyết tôi lại bắt đầu tăng. Tôi đã nói hàng trăm lần, lấy cái gì ở đâu thì để lại chỗ đó, lúc nào cần khỏi phải tốn công tìm kiếm. Vậy mà ông có để ý đâu. Bực bội nên tôi phải gắt gỏng “ông có thể bỏ cái tính thiếu ngăn nắp, mất trật tự của ông được không?” thì ông lại bảo tôi lắm mồm, khó tính vậy. Ông có biết vì sao không? Vì tôi là đàn bà!

- Cuối cùng ông nên nhớ điều nầy, tôi muốn trong mắt ông chỉ có tôi là đẹp nhất, dịu dàng nhất, thương yêu ông nhất cho dù ông có biết bao tính xấu. Bởi vậy, khi ra đường tôi không muốn ông nhìn và khen ngợi người phụ nữ khác. Bây giờ tôi có mập một chút hay tôi có gầy gò, hốc hác so với thời con gái, cũng vì tôi phải tận tụy chăm lo cho con, cho chồng–tức là ông đó. Nếu tôi có bực bội, giận dỗi vì cái tật liếc ngang, liếc dọc của ông, thì đừng hỏi tại sao. Không lẽ, cái lý do đơn giản như thế mà ông cũng không biết. Và cũng chính vì vậy mà bao năm qua tôi và ông đã phải “nội chiến từng ngày”. Ông đừng có giơ hai tay lên trời rồi nhăn mặt bứt tóc, bứt tai than thở “sao lúc nào bà cũng sẵn sàng gây hấn với tôi”. Vì tôi là đàn bà!

* * *

Bạn thân mến,

Trên đây là những gì mà cô bạn của người viết muốn nhắn với ông chồng của cô. Không những thế, cô còn “xin phép đại diện cho phe phụ nữ để nói lên những điều cần phải nói với hy vọng các ông chồng sẽ nhìn ra những sai sót của mình mà tự điều chỉnh lại để các bà vợ khỏi phải cong cớn biện minh “Vì tôi là đàn bà!…”

Người viết nghĩ rằng, trong đời sống vợ chồng, không ít các ông không hiểu hoặc không muốn hiểu những điều mà theo họ rất nhỏ nhặt, chẳng đáng quan tâm, miễn là mình làm trọn nhiệm vụ người chồng, đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, không ngoại tình… là đủ. Có những điều đối với ông rất quan trọng như tình hình chính trị, kinh tế của Hoa Kỳ ra sao? Thế giới có diệt hết các phong trào khủng bố không? Những điều nầy đối với các bà nhiều khi chỉ là chuyện bao đồng. Bởi thế, hằng ngày có biết bao mâm cơm gia đình phải chịu cảnh tẻ nhạt. Chỉ cần một chút quan tâm, và vì tình yêu mà chúng ta cố gắng chấp nhận những điều không hợp ý mình một cách vô điều kiện, thì bảo đảm gia đình lúc nào cũng sẽ đầy ắp tiếng cười. Điều này có khó lắm không bạn?

Trần Yên Hạ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 2.875 seconds.