Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2019 lúc 10:25am

Bài thơ về cậu bé đánh giày xúc động cư dân mạng


Hãy dành 3 phút để đọc hết bài thơ này, bạn sẽ thay đổi suy nghĩ về hình ảnh của những chú bé đánh giầy nói riêng và cuộc sống nói chung




Bài thơ được phổ lại theo một truyện ngắn Anh có tên "Một tâm hồn cao thượng" và là một bài trong sách giáo khoa Giáo dục Công dân lớp 7.

Đây là câu chuyện có thật do chính người trong truyện thuật lại. Ông là một giáo viên người Anh. Mỗi khi kể, ông thường không cầm được nước mắt, xúc động nghẹn ngào. Ông nói:


Nhà tôi ở một phố giữa Thủ đô Luân Đôn. Một hôm, tôi vừa ra khỏi cửa thì gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới; mặt mũi gầy gò, xanh xao; chìa những bao diêm khẩn khoản mời tôi mua giúp một bao. Tôi mở ví tiền và chép miệng:

- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

- Thưa ông, không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chỉ chạy loáng một lát đến hiệu buôn để đổi, rồi hoàn lại cho ông tiền lẻ còn thừa.

Tôi chăm chú nhìn cậu bé và lưỡng lự:

- Thật chứ ?

- Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa dối trá.

Nét mặt của cậu bé trông rất cương trực và tự hào tới mức làm tôi tin và giao ngay cho cậu một đồng tiền vàng. Nhưng năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút trôi qua mà vẫn không thấy cậu trở lại. Tôi bắt đầu nghi ngờ cậu bé. Nửa giờ sau, chờ mất công, tôi lững thững tiếp tục cuộc dạo chơi và tự nhủ: ''Cần rút kinh nghiệm, không nên tin vào bọn trẻ này''! Vài giờ sau, khi trở về nhà, tôi ngạc nhiên, thấy có một cậu bé đang đợi tôi. Diện mạo cậu bé này rất giống cậu bé đã cầm tiền của tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn tuyệt vọng:

- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho Rô-be một đồng tiền vàng không ạ?

Tôi kẽ gật đầu. Cậu bé tiếp :

- Thưa ông, đây là tiền lẻ hoàn lại... Rô-be nhờ cháu... mang đến trả ông…
Rô-be là anh cháu… chúng cháu mồ côi… Anh cháu không thể mang tiền trả ông được... vì anh ấy bị xe chẹt… đang nằm ở nhà và khó lòng… sống nổi… Em bé không nói được hết câu vì những tiếng nấc xé lòng. Tôi sững sờ cả người, tim se lại vì hối hận, hỏi dồn:

- Vậy bây giờ Rô-be ở đâu? Hãy đưa tôi đến.

Sau khi dừng lại một chút trước chiếc hầm nhỏ của một căn nhà đổ nát, em bé nói:

- Thưa ông, đây là nhà của chúng cháu.

Trong một góc tối của căn hầm, cạnh chiếc bếp lò cũ kĩ đã tắt ngắm từ lâu, giữa một đống giẻ rách, tôi nhận ra Rô-be nằm dài, bất động. Mặt em lúc này trắng bệch. Một dòng máu đỏ từ trán chảy xuống. Rô-be đưa mắt nhìn về phía tôi, giọng thều thào, yếu ớt:

- Thưa ông, ông hãy lại gần đây.

Tôi quỳ xuống bên em, cầm lấy bàn tay em, bàn tay khẳng khiu, gầy gò, đáng thương, lạnh ngắt.

- Sác-lây, em đưa tiền trả ông rồi chứ?

Cậu bé gật đầu, mắt vẫn sưng mọng.

- …Ôi! Đấy, ông xem, cháu không phải là đứa dối trá mà.

Tôi cúi sát xuống người em, cầm lấy bàn tay em, hôn vào chỗ trán bị thương nứt rạn và nói với Rô-be rằng:” Em hãy bình tâm, dù bất cứ tình huống nào, tôi cũng sẽ nuôi nấng Sác-lây cho em”. Tôi nói dịu dàng, âu yếm an ủi Rô-be, để cái chết của em được thanh thản. Bàn tay khốn khổ của em nằm gọn trong tay tôi lạnh dần, lạnh dần…

Em bé nghèo túng của tôi đã từ giã cõi đời quá ngắn ngủi như vậy đấy. Cái chết đó làm cho tôi thấy rằng, trong cuộc đời tôi chưa hề được thấy một cử chỉ, hành động nào đẹp đẽ, cao cả như vậy. Một tâm hồn vô cùng cao thượng ẩn náu trong một em bé sống trong cảnh rất đỗi cực khổ nghèo nàn.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2019 lúc 3:00pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2019 lúc 3:18pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2019 lúc 4:37am

"Cash only!"


Ở Mỹ, ra khỏi nhà đi mua bán, không mang tiền mặt là chuyện thường, nhưng có một hôm nào đó, rủ bạn đi ăn phở, đến khi ra quầy trả tiền, mới ngớ ra vì mấy chữ “cash only.” “Phép vua thua lệ làng,” đành phải xấu mặt gọi bạn: “Ông có tiền mặt, trả giùm tôi!” “Cash only” có trăm thứ lợi cho chủ nhà hàng, nhưng chẳng tiện chút nào cho khách đi khách đến. Đành rằng thẻ tín dụng cũng là tiền, chi phiếu cũng là tiền, nhưng tiền giấy là tốt nhất.

Cứ tưởng tượng, một hôm nào đó, vợ chồng đi dự đám cưới ở nhà hàng, trong khi quan khách đều đến tay không, mà mình theo phong cách của những đám cưới thời xưa, khệ nệ khiêng theo một món quà để tặng cô dâu, chú rể thì “quê” hết chỗ nói. Không chỉ nhà trai nhà gái khinh mình ra mặt, mà quan khách chung bàn cũng xầm xì, xem mình như Mán xuống Bolsa. Cũng vì đây là văn hóa “cash only” nên phải là tiền mặt, mà là tiền lớn, tờ trăm có in hình ông Benjamin Franklin, chúng tôi hẳn không chấp nhận giấy bạc $20 kể cả những cái “gift card,” dù là Dior, Channel, Gucci hay hạng thường như Nordstrom, Macy’s.

Nhớ lại hồi xưa, cách đây 50 năm, bạn bè tham dự đám cưới đã “biếu” vợ chồng chúng tôi chừng sáu cây đèn để bàn, năm bộ bình trà, bốn cặp áo gối, hai xấp vải áo dài và quý đồng nghiệp cùng trường góp tiền nhau mua cho một cái đồng hồ Odo có tiếng chuông Westminster gõ mỗi 15 phút làm sốt cả ruột những đêm khó ngủ. Và cũng không thiếu những cặp vợ chồng khách mời, đến… tay không. Nhưng cũng không sao, cái thời buổi ấy “tiền tài còn như phấn thổ,” và cũng không ai đòi hỏi, hay có thông lệ, mừng đám cưới là phải có tiền mặt. Những món quà cưới theo phong tục, thường được đem đến nhà “đôi trẻ” trước ngày vui.

Ở nhà quê, ngày xưa ấy, đi ăn cưới chỉ cần xách cặp bia “BGI-Con Cọp,” chờ chủ nhà đãi khách xong, xin hai cái vỏ chai không về đem trả lại cho “depot.” Chủ yếu là vui, không ai tính chuyện lời, lỗ.

Chính vì cái thời buổi “cash only,” sau mỗi đám cưới, đãi đằng bạn bè, hai họ, cô dâu chú rể còn đủ tiền đi hưởng tuần trăng mật, nên những cặp đôi hay bậc cha mẹ thường tính chuyện lời, lỗ. Có gia đình chạy theo con số khách mời, càng nhiều càng tốt, nhất khi nhà hàng Tàu “khuyến mãi” đạt con số 50 bàn, thì được “free” bánh cưới, rượu champagne.

Những khách dự lễ cưới cũng theo phong tục văn hóa Việt Nam cũng không bao giờ than phiền chuyện “cash only,” vui lòng không những chi tiền, mà còn chịu khó đi “làm tóc” hay nhờ người trang điểm. Đám cưới ngày xưa không bao giờ có nạn cướp tiền mừng, nhưng ngày nay chính vì “văn hóa cash only” nên đã xẩy ra chuyện kẻ gian thừa cảnh đông người, trà trộn trong đám người ăn cưới, cũng áo quần tươm tất, bưng túi tiền mừng đi mất.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đang chủ trương “cash only!” Tháng Hai, 2015, đại diện Bộ Tư Pháp dự thảo bộ luật hình sự, sửa đổi, giảm hình phạt tù, tăng hình phạt tiền và “cải tạo không giam giữ.” “Cải tạo không giam giữ” vì nhà tù đầy nhóc rồi mà lại phải nuôi cơm, chẳng thà “cash only” cho tiện sổ sách.

Chê chủ tịch tỉnh trên Facebook: Phạt tiền! Uống rượu lái xe: Phạt tiền! Cô giáo xưng hô “mày, tao,” mắng học viên là “vô học”…: Phạt tiền! “Đái đường”: Phạt tiền! Bất hiếu: Phạt tiền! Chồng chửi vợ, hoặc vợ chửi chồng: Phạt tiền! Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu: Phạt tiền! Vợ kiểm soát tiền chồng hoặc chồng kiểm soát tiền vợ: Phạt tiền! Không đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú: Phạt tiền! Điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức: Phạt tiền! Bán dâm: Phạt tiền! Mua dâm: Cũng phạt tiền! Làm ma cô: Lại phạt tiền!

Người Việt hiện nay ở trong nước, nghèo nhưng “phú quý sinh lễ nghĩa,” tiền thù tạc, hiếu hỷ ngốn hết 50% tiền lương mỗi tháng. Sinh nhật, tân gia, cưới hỏi, đồng nghiệp bảo vệ luận án, đi thăm người bệnh, đồng nghiệp ngã xe, đẻ con, tứ thân phụ mẫu thủ trưởng qui tiên. Phong kiến, tham ô đẻ ra cái chỉ thị quái đản là “khi có đám ma tứ thân phụ mẫu của cán bộ lãnh đạo (từ phó giám đốc sở trở lên) thì phải thông báo cho toàn ngành, toàn tỉnh” để biết, tức là để góp phong bì tống táng cha ông chúng nó.
“Cho nên không ít người mượn cớ đó để ‘thông báo’ có khuôn dấu đỏ hẳn hoi về cái chết của bố mẹ của mình hay của vợ, gây phản cảm và nghi ngờ về lòng hiếu thảo có mùi ‘cash’ này. Có những đám ma mà anh chị em trong nhà tranh giành nhau để tổ chức!” (vietbao.vn)

Cho nên đám ma, đám cưới lại trở thành một dịp… kinh doanh!
Trước đây, Việt Nam đã có dự án cho thanh niên đến tuổi đi lính đóng tiền để khỏi tòng quân, ai không có tiền đóng thì đóng máu là lẽ đương nhiên. Trên thế giới, chỉ có nhân gian trong XHCN mới có câu “Đồng tiền là tiên, là Phật, là sức bật của lò xo, là thước đo lòng người, là tinh thần của tuổi trẻ, là sức khỏe của người già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý…” Chân lý ấy không bao giờ thay đổi! Trong xứ này, làm gì cũng phải có thủ tục “đầu tiên,” tức là “tiền đâu?”

Thế gian xưa, nói về tình đời, đã có câu “đồng tiền liền khúc ruột.” Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết: “Trong tay đã sẵn đồng tiền, dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì!” Đó là chuyện “chạy án” trong nền tư pháp hay là chuyện “bôi trơn” trong mọi lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay. Nghe nói vào Bộ Chính Trị cũng cần “cash,” mà “cash only!” Ở đó cái gì họ cũng có thể bán đi và cái gì cũng mua được (*), nếu không mua được bằng tiền, thì bằng nhiều tiền.
Người đời thường mỉa mai: “Đồng tiền dơ bẩn!” Quả nó dơ bẩn thật, từ khi được phát hành, trước khi đi qua tay bạn, nó được chuyền tay qua nhiều người trong một thời gian dài, từ bàn tay chị bán tôm cá, nơi thắt lưng cô nàng múa cột, chủ lò mổ heo, tay anh chị “drug dealer,” cô nàng bán trôn hay thằng ma cô ở xó đường, nó tanh tưởi, có khi còn mùi máu! Nếu tôi là nguyên thủ quốc gia, tôi sẽ ra lệnh cấm in hình tôi trên tờ giấy bạc, vì tôi sợ những thứ này sẽ dính vào bộ râu của tôi!

Nó dơ bẩn về nghĩa bóng, ở chỗ đồng tiền, làm cho con người táng tận lương tâm, quên điều phải trái, đổi trắng thay đen, chém giết nhau cũng vì mãnh lực của nó.
Đồng tiền dơ bẩn thì phải đem đi rửa, giặt, hy vọng từ đồng tiền bẩn thỉu, người ta có thể có trong tay những đồng tiền sạch, nhưng khốn nỗi việc rửa tiền trong thế giới này là một tội trọng, đồng tiền càng rửa càng dơ bẩn thêm.
Đồng tiền như vậy đó, nhưng ở đâu, ra đường nhớ sờ lại cái ví, và xem lại trong ví có tiền (cash) hay không, rồi hãy lên xe.

Huy Phương
(*) Từ rừng núi, đồng bằng, hải đảo
Đến xác thân em bé đứng đường.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2019 lúc 7:19am

Chào đời chỉ nặng 1 pound, 34 năm sau làm việc tại nơi cứu sống mình



tammy%20lewis%201
Nữ điều dưỡng Tammy Lewis nay làm việc trong bệnh viện từng cứu sống mình. (Hình: KCEN-TV)

TEMPLE, Texas (NV) – Tuần này là thời gian được mệnh danh là “Tuần Bệnh Viện Nhi Đồng – Children’s Hospital Week”, cơ hội để nhắc nhở mọi người về những nỗ lực mà các bệnh viện này đã có để cứu các trẻ nhỏ.

Bệnh viện Baylor Scott and White McLane Children’s Hospital là một thí dụ điển hình.

Bản tin của đài truyền hình KCEN-TV (NBC 6) ở thành phố Temple, Texas, hôm Thứ Tư, 20 Tháng Ba, có phóng sự về một phụ nữ, từng là em bé sinh ra nhẹ cân nhất Texas, nay là một nữ điều dưỡng làm việc tại phòng hồi sức các trẻ sơ sinh (NICU) ở bệnh viện đã giúp cô sống sót.
tammy%20lewis%202
Cô Tammy Lewis khi mới sinh ra. (Hình: Tammy Lewis)

Nữ điều dưỡng Tammy Lewis nay là chuyên gia về hô hấp tại phòng hồi sức trẻ sơ sinh tại Baylor Scott and White McLane Children’s Hospital.

Cách đây 34 năm, cô Lewis được sinh ra ở bệnh viện này và là một trong những em bé nhỏ nhất nhưng sống sót ở tiểu bang Texas.

“Tôi được sinh ra lúc chỉ mới có 24 tuần, trong khi thông thường là 40 tuần, do đó tôi ra đời sớm tới khoảng 3 tháng rưỡi,” cô Lewis cho hay.

Lúc đó, cô Lewis chỉ nặng 1 pound và 4 ounces (khoảng 566 gram). Theo cô, thì với trọng lượng này cô là em bé nhỏ nhất sinh ra ở tiểu bang Texas lúc đó. Các bác sĩ nói với cha mẹ cô rằng cơ hội sống sót của cô rất thấp.

“Họ nói với mẹ tôi rằng tôi chỉ có khoảng từ 5% đến 10% sống sót,” theo cô Lewis.
tammy%20lewis%203
Nữ điều dưỡng Tammy Lewis săn sóc bệnh nhân nhỏ bé. (Hình: KCEN-TV)

Nhưng cô đã vượt qua mọi khó khăn và được ra khỏi NICU chỉ sau ba tháng.

“Đó là nhờ không biết bao nhiêu lời cầu nguyện, bao nhiêu là cố gắng của nhiều người, khiến tôi mới có thể đứng đây ngày hôm nay,” cô Lewis nói.

Và nay cô Lewis cũng đạt được mục tiêu của mình: là giúp đỡ những người ở trong hoàn cảnh như cô trước đây.

“Khi đi học, tôi biết đây sẽ là nơi mình muốn làm việc. Tôi biết mình muốn làm việc với trẻ nhỏ, và không chỉ là trẻ nhỏ mà là các trẻ nhỏ trong khu NICU. Tôi cũng biết không có nhiều người có thể nói rằng mình làm việc ở nơi từng sinh ra và chăm sóc cho các trẻ nhỏ cùng ở trong trường hợp như mình trước đây và có cơ hội đền đáp lại,” cô Lewis nói với đài KCEN-TV. (V.Giang)

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2019 lúc 9:06am


Image%20result%20for%20rose%20pinterest


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 28/Mar/2019 lúc 9:14am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2019 lúc 8:27am

Trứng luộc và “ông ngoại”


mh%20bac%20dau Mọi người vào góc nệm của mình. Những chiếc nệm xếp thành hàng ngang hàng dọc trong căn Phòng Hội của nhà thờ. Tối nay phòng kín cả, chẳng có tấm nệm nào dư. Bên ngoài trời đang mưa, tháng Tư, Seattle ban đêm vẫn còn lạnh, tìm được một chỗ ngủ ấm áp như thế này không phải dễ, lại còn được cả bữa cơm chiều.

Con bé An gần 5 tuổi, vít cổ mẹ nó xuống thầm thì:

– Sáng mai có trứng luộc không mẹ?

Mẹ nó cũng nói khẽ vào tai nó:

– Có, hồi tối mẹ thấy “ông ngoại” mang trứng vào rồi.

Cả hai mẹ con bé cùng gọi ông già mang trứng vào là ông ngoại. Ðó là tên họ đặt cho người đàn ông Á Ðông khoảng 70, tóc trắng, hay mang trứng luộc vào cho trung tâm tạm trú của người “homeless”. Hai mẹ con họ cũng là hai người Việt duy nhất trong những người tới đây. Người mẹ không có nói chuyện với ông cụ mang trứng tới bao giờ, nên không biết ông là người nước nào, chỉ nhận ra ông cụ cũng là người Á Ðông như mình trên màu mắt, màu da và dáng dấp nhỏ bé hiền từ và chị ước chừng ông bằng tuổi cha chị ở quê nhà. Người mẹ không muốn ai biết tới gốc gác của mình, tại sao hai mẹ con lại như lá bị thổi dạt tới đây, nên chị không dám chào hỏi ông già trứng luộc (Thỉnh thoảng chị cũng gọi ông như thế).

Cách hai ba hôm ông cụ lại mang một hộp to đựng 60 trứng vừa luộc xong đến đây. Bao giờ cũng nghe cụ nói một câu giản dị với nhóm phụ trách: “Ðể sáng mai khi họ đi họ có quả trứng mang theo”.

Bao giờ chị cũng nhìn theo cụ với ánh mắt biết ơn, vì con bé An được quả trứng cho vào túi buổi sáng nó thích lắm. Hai mẹ con chị được hai quả.

Trung tâm này dành riêng cho phụ nữ và trẻ em, những bà mẹ bị bạo hành trong gia đình có thể mang con tới đây tạm trú ban đêm, ban ngày thì họ phải ra khỏi đây lúc 7 giờ sáng, cuối ngày họ được vào lúc 8 giờ tối, được ăn bữa cơm chiều và ngủ lại. Ðúng 10 giờ tối trung tâm tắt đèn và đóng cửa.

Trung tâm phục vụ mỗi tối khoảng dưới 30 người. Ðây là trung tâm tạm trước khi sở Xã Hội tìm được chỗ cư ngụ lâu dài cho họ.

Chị kéo con nằm sát vào mình, nghĩ đến ngày mai, khi đưa con bé vào trường cho trẻ nhỏ xong chị không biết đi đâu? Ði lang thang xin việc, xin việc mà không có địa chỉ thì ai nhận? Nhưng chị vẫn cố gắng đi tới những nhà hàng Việt xin một chân dọn dẹp, rửa bát vài tiếng, đợi tới 2 giờ đến trường đón con. Hai mẹ con lại lang thang cho tới chiều tối, với hai gói hành lý nhẹ trên vai. Nhảy lên, nhảy xuống hai ba trạm xe buýt, tìm trung tâm Tạm Trú Ban Ngày vào tắm rửa. Hai mẹ con lang thang như thế có hơn 1 tháng rồi. Cũng đã gặp nhân viên xã hội vài lần, họ đang cố thu xếp cho mẹ con chị một chỗ ở cố định, nhưng hình như cái danh sách những người có hoàn cảnh như mẹ con chị khá dài. Chị phải chờ tới phiên mình thôi.

Chồng chị, một Việt kiều Mỹ, hơn chị 20 tuổi đã về Việt Nam cưới chị, đã hứa hẹn cho chị một tương lai tốt đẹp ở nước Mỹ này, nhưng khi sang tới đây anh ta không cho chị đi ra ngoài gặp bất cứ một ai. Anh sợ họ mách đường cho chị bỏ người chồng gấp hai tuổi mình. Chị không được đi học nghề hay học sinh ngữ, không được đi ra ngoài một mình. Buổi sáng anh đi làm chị loanh quanh trong nhà cơm nước, thỉnh thoảng anh mang chị đi chợ Mỹ, anh tránh mang chị tới chỗ đông người Việt. Cứ thế chị kéo dài đời sống với chồng hơn 5 năm, đẻ cho anh một đứa con. Con bé An là niềm hạnh phúc duy nhất chị có. Hai mẹ con thui thủi trong nhà cho tới khi con bé đi học. Sáng anh đưa đi, tan trường anh nhờ người đón về, chị căn giờ ra cửa đón con.

Một ngày có hàng xóm mới là người Việt Nam, chị mừng như bắt được vàng. Anh đi làm, chị sang làm quen với họ nhưng không cho anh biết. Hai vợ chồng trẻ bằng trạc tuổi chị, vào một tối cuối tuần, người vợ mau mắn chạy sang gõ cửa chào hỏi. Khi khách về chồng chị đã hành hung chị để áp đảo tinh thần, cấm không cho chị kết bạn. Chị đã ôm con vừa chạy ra đường vừa khóc với khuôn mặt sưng vù và chuyện gì đến phải đến. Cảnh sát bắt giữ người chồng và đưa mẹ con chị vào ngủ tạm trong trung tâm này.

Cái kết của câu chuyện về người phụ nữ trẻ ở Việt Nam lấy chồng Việt kiều gấp hai tuổi mình ở Mỹ là chị ôm con và trở thành người vô gia cư.

Tối nay ông cụ Á Ðông lại mang trứng tới trung tâm, con bé An mon men tới gần ông. Không biết ông để ý tới nó từ bao giờ, khi con bé tới cạnh, ông cúi xuống cầm bàn tay bé xíu của nó, nói bằng tiếng Việt:

– Ông có cái này đặc biệt cho con.

Con bé chưa kịp phản ứng thì ông thò tay vào trong túi lấy ra hai quả trứng đặt vào cả hai tay nó, hai quả trứng có vẽ những bông hoa xanh đỏ, và một quả có đề “Bé An”.

Chị tròn mắt ngạc nhiên lẫn vui mừng, ông là người Việt, nhưng sao ông lại biết tên con bé nhỉ? Chắc là ông đã hỏi mấy người trong trung tâm, vì họ đều biết tên con bé, nó gần như là một người homeless trẻ nhất trong nhóm người tới đây.

Chị chỉ cho con cái tên của nó trên quả trứng, rồi nói con khoanh tay cám ơn ông đi. Ông cụ cúi xuống gần như chụm đầu vào con bé. Con bé vòng tay cúi đầu nói thỏ thẻ:

– Cám ơn ông ngoại.

Ông cụ ngẩn người ra một giây rồi ôm con bé sát vào bộ ngực già nua của mình, hai mắt ông ứa lệ.

Ông đang cho hay ông đang nhận một món quà hạnh phúc trong tháng Tư bất hạnh này.


Trần Mộng Tú

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2019 lúc 6:35am

Đàn ông Ngốc & Đàn Ông Thông Minh


Đàn ông thông minh và đàn ông ngốc khác nhau thế nào?
Quen và kết hôn với một người đàn ông thông minh là mơ ước của mọi cô gái. Thế nhưng, rất nhiều cô đã bị lừa, sống chung rồi mới phát hiện ra chàng ta ngốc. Để giúp các thiếu nữ đề phòng thảm họa này, xin thống kê ra vài đặc điểm phân biệt:
1. Đàn ông thông minh thường không chọn phụ nữ thông minh. Vì vậy, nếu bạn có bằng cấp cao, bạn phải đề phòng những anh chàng tới chỗ mình.
2. Đàn ông ngốc hay khen bạn đẹp. Đàn ông thông minh hay khen bạn đáng yêu.
3. Đàn ông ngốc dẫn bạn gái về thăm cha mẹ. Đàn ông thông minh dẫn đi chơi.
4. Đi ăn tiệm, đàn ông ngốc hỏi bạn: “Có ngon miệng không?” Đàn ông thông minh hỏi bạn: “Có vui không?”
5. Đàn ông ngốc hay kể về thời đi học. Đàn ông thông minh hay kể về những thời bỏ học.
6. Đàn ông ngốc hay khoe những thứ sắp mua. Đàn ông thông minh hay khoe những thứ không mua.
7. Đàn ông ngốc hay hỏi bạn đi với ai. Đàn ông thông minh chỉ hỏi bạn đi đâu.
8. Đàn ông ngốc hứa yêu bạn suốt đời. Đàn ông thông minh hứa lo cho bạn suốt đời.
9. Đàn ông ngốc cái gì cũng biết. Đàn ông thông minh chỉ biết những thứ không liên quan tới mình.
10. Đàn ông ngốc hay nhớ. Đàn ông thông minh hay quên.
11. Xem thi hoa hậu, đàn ông ngốc xem tới cùng. Đàn ông thông minh xem xong phần áo tắm là thôi.
12. Đàn ông ngốc ăn nhiều. Đàn ông thông minh ăn ít. Đàn ông cực kỳ thông minh chả biết mình ăn gì.
13. Đàn ông ngốc thích nhìn bạn làm. Đàn ông thông minh thích nhìn bạn chơi.
12. Đàn ông ngốc dẫn bạn vào hiệu sách. Đàn ông thông minh dẫn bạn vào rừng.
15. Đàn ông ngốc thích phim tình cảm. Đàn ông thông minh thích phim hình sự.
16. Đàn ông ngốc treo bằng cấp trên tường. Đàn ông thông minh để nó dưới gầm giường.
17. Khi bạn ra khỏi nhà, đàn ông ngốc hỏi: “Bao giờ về?” Đàn ông thông minh hỏi: “Bao giờ em đi nữa?”
18. Khi bạn có áo mới, đàn ông ngốc hỏi: “Mua bao nhiêu tiền?” Còn đàn ông thông minh hỏi: “Chọn trong bao nhiêu giờ?”
19. Thấy một cô gái đẹp đi ngang, đàn ông ngốc nhìn và khen đẹp. Đàn ông thông minh cũng nhìn và không nói gì. Nếu vợ hỏi thì bảo: “Cô ta xấu”.
20. Đàn ông ngốc hay khoe cha mẹ hiền. Đàn ông thông minh khoe cha mẹ cho mình tự do.
21. Đàn ông ngốc hay ăn mặc đẹp. Đàn ông thông minh hay ăn mặc kỳ quái.
22. Đàn ông ngốc hay bán hớ. Đàn ông thông minh hay mua hớ.
23. Đàn ông ngốc tắm nhiều. Đàn ông thông minh gội đầu nhiều.
24. Đàn ông ngốc đến nhanh. Đàn ông thông minh về nhanh.
25. Đàn ông ngốc đọc những gì báo đăng. Đàn ông thông minh đọc những gì báo không đăng.
26. Đàn ông ngốc lái xe hơi. Đàn ông thông minh thuê tài xế.
27. Đàn ông ngốc hay béo. Đàn ông thông minh hay gầy.
28. Đàn ông ngốc hay tập thể thao. Đàn ông thông minh hay cười chuyện đó.
29. Sau khi ly dị, đàn ông ngốc nói xấu vợ. Đàn ông thông minh nói xấu mình.
30. Về nhà vợ, đàn ông ngốc tỏ ra sắc sảo. Đàn ông thông minh tỏ ra hiền lành.
31. Đàn ông ngốc hay uống rượu. Đàn ông thông minh hay ăn kem.
32. Đàn ông ngốc hay nghe nhạc một mình. Đàn ông thông minh chỉ nghe nhạc khi có cô gái ngồi bên cạnh.
33. Đàn ông ngốc sợ vợ đẹp. Đàn ông thông minh sợ vợ ngoan.
34. Đàn ông ngốc nhiều người yêu. Đàn ông thông minh nhiều người ghét.
35. Đàn ông ngốc sợ cô đơn. Đàn ông thông minh sợ chỗ đông người.
36. Đàn ông ngốc hay ăn con gì mình nuôi. Đàn ông thông minh ăn con gì đứa khác nuôi.
37. Đàn ông ngốc gọi vợ là “bà xã”. Đàn ông thông minh gọi là “em”.
38. Đàn ông ngốc yêu nhiều. Đàn ông thông minh ly dị nhiều.
39. Đàn ông ngốc sợ mình già. Đàn ông thông minh sợ đứa khác già.
40. Đàn ông ngốc luôn tỏ ra thông minh. Đàn ông thông minh luôn tỏ ra ngốc.
Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2019 lúc 7:11pm
Tạ Ơn Ai ....  <<<<<


Image%20result%20for%20rose%20pinterest
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2019 lúc 8:39am

Đừng Bỏ Anh Một Mình! 


Câu chuyện thứ nhất: 
Vợ chồng anh chị Quyền được nhiều người biết đến như là một trong những cặp vợ chồng đạo đức nhất trong một Giáo Xứ Việt-Nam tại một tiểu bang, đứng vào hạng thứ nhì có đông người Việt cư ngụ. Anh chị chưa bao giờ bỏ Lễ ngày Chủ Nhật và những ngày Lễ buộc. Đã thế anh chị còn luôn luôn sốt sắng tình nguyện tham gia đắc lực vào những công tác của giáo xứ mỗi khi Cha Chánh Xứ hoặc Hội Đồng Điều Hành Giáo Xứ yêu cầu.


Ngay khi nghe tin anh Quyền sắp sửa đi một mình về Việt-Nam 3 tuần lễ để thăm nom Mẹ già, Cha Chánh Xứ liền nhờ một giáo dân nhắn tin cho chị Quyền biết là Cha muốn gặp chị càng sớm càng tốt tại văn phòng giáo xứ, để Cha có chuyện cần muốn nói với chị. Vừa mới nhận được lời nhắn tin này, chị tức tốc đển gặp Cha Chánh Xứ và được Cha khuyên bảo chị là: Cha được biết tin anh Quyền, chồng của chị sắp sửa đi về Việt-Nam thăm Mẹ già của anh mà không có chị đi cùng. Vì quí mến gia đình anh chị và các cháu như người thân trong nhà, nên Cha thành thật khuyên chị nên đi cùng với anh ấy thì tốt hơn. Riêng Cha biết, có một số người đạo đức, hiền lành, chân thật, giàu tình thương người nghèo khổ như chồng của chị và cũng ở tuổi trung niên như anh ấy, đi về Việt-Nam một mình trong lúc này, dễ bị người ta dụ dỗ đi vào con đường tình ái lắm, nên tránh trước những cạm bẫy này vẫn tốt hơn.  Lẽ dĩ nhiên, không phải tất cả mọi người nào, khi đi về Việt-Nam một mình, cũng sẽ dễ bị sa vào những cạm bẫy tội lỗi hay bị cám dỗ đâu, vì mục đích về và hoàn cảnh về của mỗi người mỗi khác nhau, chúng ta không thể vơ đũa cả nắm như thế được. Tuy nhiên, các vị tiền nhân thường nói: “Có đứng trước hang cọp một mình, mới biết mình sợ hay không sợ cọp”. Câu nói này rất đúng trong nhiều trường hợp, và nếu không cần thiết phải đứng trước hang cọp, thì chẳng nên thử thách đứng trước hang cọp làm gì và nếu cần phải đứng trước nó, thì nên rủ thêm nhiều người cùng đứng chung với nhau, vì cọp trong thấy nhiều người, sẽ làm cho nó hoảng sợ, không dám bò ra khỏi hang, thế là mọi người được an toàn sinh mang.

Đấy chị xem, ngay trong giáo xứ của chúng ta, đã có một vài cặp vợ chồng rất thương yêu nhau như cá với nước, như chim liền cánh, như cây liền cành; nhưng sau những chuyến du lịch ngắn hạn hay dài hạn của một số ít người chồng về Việt-Nam một mình, khi quay trở về Hoa Kỳ, vì vô tình hay cố ý, họ đã bỏ quên con tim của họ ở Việt-Nam với Bồ Nhí, chỉ còn mang theo thân xác không hồn về với vợ con, và sau một thời gian, người vợ chịu không nổi cảnh quạnh hiu, cô đơn trong tâm hồn, mà vẫn phải sống chung với người chồng đêm ngày chỉ mơ tưởng đến bồ nhí ở quê nhà, thậm chí có những đêm người vợ nằm bên cạnh chồng, nghe thấy chồng mình nằm mơ gọi rõ tên bồ nhí và chồng mình bây giờ chẳng khác gì như một người máy robot không có trái tim, vì trái tim đã bỏ quên ở quê nhà rồi, nên người vợ đành phải nuốt những giọt nước mắt đắng cay, để ca khúc chia ly với chồng. 
Nghe xong lời khuyên bảo của Cha Chánh Xứ, chị đáp: Vâng, trước tiên con xin hết lòng cám ơn những lời chỉ bảo thật hữu ích của Cha dành cho con và con cũng xin thành thật trình bầy ý nghĩ của con với Cha là: Nếu người chồng nào đã mang bản chất ăn chơi bay bướm, dù ở bất cứ nơi nào hay dù có mặt người vợ ở bên cạnh mình đi chăng nữa, thì tính nào tật ấy, họ vẫn tìm đủ mọi cách che đậy, để thỏa mãn tính ăn chơi bay bướm của họ. Như Cha vừa nói, chồng con là người đạo đức, hiền lành chân thật, chỉ biết làm việc siêng năng, săn sóc cho vợ cho con tối ngày, nên con nhận thấy không cần thiết cho con phải đi theo anh ấy về Việt-Nam làm gì, trước là để anh ấy có nhiều thì giờ riêng tư tâm sự và săn sóc Mẹ già của anh ấy, sau là để cho con tiết kiệm được tiền bạc, không phải mua vé máy bay, cộng thêm với  những chi phí tốn kém khác cho riêng con nếu con đi theo anh ấy, rồi lại phải đem gửi 2 đứa con gái còn nhỏ tuổi của chúng con cho bà  ngoại của chúng trông nom săn sóc.

Khoảng 7 tháng sau ngày chồng chị từ Việt-Nam trở về Hoa Kỳ, vào một hôm, chị đem giặt quần áo dơ bẩn của chồng, tình cờ chị bắt gặp một lá thư ở trong túi quần, gửi cho chồng chị  từ Việt-Nam qua địa chỉ hộp thư riêng của chồng chị tại ty bưu điện, mà từ trước tới nay chị không hề hay biết điều này, chị vội mở lá thư ra đọc: Anh Quyền yêu quí nhất đời của em, em vui sướng báo cho anh biết một tin mừng là ngày hôm qua, em đi khám thai lần thứ hai, bác sĩ cho em biết kết quả khám nghiệm bào thai lần trước, là em sẽ sanh con trai. Thế là anh hoàn toàn được toại nguyện theo ý anh mong muốn bấy lâu nay nhé, mà anh đã nói với em là làm sao em đẻ đứa con trai cho anh, để nó nối dõi tông đường giòng tộc họ nhà Trần của anh nhé, vì anh chỉ có 2 đứa con gái trong khi vợ anh đã cai đẻ, không thể nào có bầu được nữa. Đọc tới đây, chị bị hoa cả hai mắt, hai tay run lên cầm cập như đang lên cơn sốt  rét ngã nước, không cầm nổi lá thư, tim chị như ngừng đập và cảm thấy khó thở, ngồi xuống sàn nhà bất động trong vài phút, rồi chị lấy lại sự bình tĩnh để đứng lên. Chị nhớ lại những lời khuyên bảo của Cha Chánh Xứ thì đã quá muộn và chị chỉ còn biết đấm ngực kêu to lên một mình: Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Nếu tôi chịu nghe lời khuyên bảo của Cha Chánh Xứ thì đâu có ra nông nỗi này. Thế mới biết con người đạo đức, chân thật, hiền lành như chồng của chị lại vẫn bị sa trước cám dỗ, cũng chỉ vì chồng chị đứng trước hang cọp một mình nên mới bị cọp vồ, nhưng chồng chị không chết, mà chị bị chết thay cho chồng, sự việc xẩy ra đúng như lời khuyên bảo dự đoán của Cha Chánh Xứ.

Câu chuyện thứ hai: 
Một Việt kiều tuổi trung niên về thăm quê hương, trước là để có dịp thăm hỏi bạn bè thân thiết tại làng xưa xóm cũ, mà ông đã phải bỏ nước ra đi tìm tự do cách đây 25 năm, sau là để được thưởng thức những món ăn đặc sản dân tộc và các loại trái cây tươi ngọt của đồng quê yêu dấu, hơn thế nữa đây lại còn là một dịp may hiếm có trên đời, cho ông được nếm mùi hương thơm ngào ngạt, nặng tình quê hương, với những bông hoa biết nói, tươi thắm đang tuổi xuân thì, mà ước mơ này của ông chỉ có thể thực hiện được tại nơi quê nhà. 

Qua sự trung gian giới thiệu của một người quen ông ở cùng xóm và ông đã có dịp được thân quen  với một cô gái xinh đẹp, tuổi độ trăng tròn và chỉ vài tiếng đồng hồ nói chuyện với nhau, hai người đã biểu lộ tình cảm mật thiết với nhau, hẹn hò gặp lại nhau tại một khách sạn 3 sao trong ngay đêm hôm đó. Thế rồi trong lúc hai bên sắp sửa bắt đầu nhập cuộc giao hòa tình yêu hiệp nhất, thì đùng một cái, ông nghe thấy có tiếng gõ cửa phòng, ông tức tốc mặc quần áo vào, đứng dậy bước ra khỏi giường để đi mở cửa xem ai, trong khi cô bạn gái của ông vội chùm chăn phủ kín thân thể từ  đầu đến chân, nằm im thin thít, bất động như xác chết. Cánh cửa phòng vừa mở, một chàng thanh niên mặc đồng phục bước vào, đưa ngay cho ông coi một tấm thẻ hành sự ghi rõ tên tuổi và chức vụ là một công an viên. Anh này nói cho ông biết là ông và cô gái đang nằm trên chiếc giường kia, đã bị bắt quả tang tội mãi dâm, anh ra lệnh cho hai người phải đi theo anh ngay bây giờ, để đến văn phòng cơ quan chính quyền làm việc ngay đêm nay. Trong khi chờ đợi cô bạn gái mặc quần áo trong buồng tắm, anh công an lấy bút viết ghi ngày tháng năm vào một tờ giấy có in sẵn sự việc xẩy ra, đưa cho ông và yêu cầu ông ký tên vào. Ông cầm tờ giấy và ông đọc xong, ông trao ngay lại tờ giấy này cho anh công an viên, kèm theo một tờ giấy $100 Mỹ kim tiền mặt, để yêu cầu anh bỏ qua sự việc này, nhưng anh từ chối không nhận và bảo ông nếu muốn thế thì ít nhất phải đưa thêm $400 Mỹ kim nữa mới đủ, bằng không, ông và cô gái kia phải đi theo anh ta ngay, anh không thể chờ đợi lâu thêm nữa. Ông biết tình trạng của ông như con cá đang nằm trên tấm thớt, nên ông móc ví lấy ra thêm $400 đồng nữa cho xong chuyện.Vì sợ tên công an này sẽ báo hiệu cho tên công an khác quay trở lại nữa, thì ông sẽ lại phải tốn thêm tiền cho nó, hơn thế nữa, để đề phòng tình trạng Thường Trú Nhân của ông không bị lôi thôi rắc rối đến pháp luật Hoa Kỳ, vì sắp tới ngày ông phải đáp máy bay trở về Hoa Kỳ, ông liền hối thúc cô bạn gái hãy mau chân cùng ông bước ra khỏi nơi đây, mặc dù ông chưa được sơ múi tí gì mà đã mất toi $500 Mỹ kim rồi. Nhưng ông nghĩ kỹ lại, thà rằng của đi thay người còn tốt hơn gấp triệu lần người đi thay của.

Trước khi chúng tôi tiếp tục trình bày phần kết thúc sự việc xẩy ra của 2 câu chuyện vừa kể trên, chúng tôi  xin rút tỉa một vài yếu tố quan trọng, có liên quan đến vấn đề pháp lý, xẩy ra trong 2 câu chuyện này, đối với pháp luật Hoa Kỳ như sau:

Câu chuyện thứ nhất: 1) Nếu thật sự cô bồ nhí của anh Quyền có bầu và đẻ con và sau khi áp dụng thử  nghiệm DNA để biết chắc là con của anh, theo luật pháp Hoa Kỳ, anh Quyền vẫn phải có trách nhiệm cấp dưỡng tài chánh cho người con ngoại hôn này cho đến khi nó tới tuổi trưởng thành, nhất là Hoa Kỳ và Việt-Nam hiện tại là hai nước có sự bang giao quốc tế được giới hạn với nhau trong một số điều luật đã được hai quốc gia tôn trọng. 
2) Vấn đề phạm tội ngoại tình, nhất là trường hợp ngoại tình này cho dù ở quốc ngoại, lại có chứng cớ hiển nhiên là có đứa con riêng, sau khi đã cưới vợ, thì gần hết các tiểu bang của Hoa Kỳ không còn áp dụng luật tội phạm ngoại tình, nhưng khi đơn thỉnh nguyện xin ly dị nhau được đệ nạp tại Tòa, bên phía nguyên cáo chỉ dùng những chứng cớ ngoại tình của bên phía bị cáo, để tranh tụng trước tòa, dành quyền thắng lợi cho mình về phương diện được quyền ưu tiên nuôi dưỡng các con còn nhỏ tuổi, tiền cấp dưỡng hàng tháng cho các con, tiền cấp dưỡng hàng tháng cho người phối ngẫu nếu có thể, tiền bạc của cải có thể được chia cho bên phía nguyên cáo nhiều hơn bên bị cáo v.v. 
3) Nếu mai kia đứa con ngoại hôn khôn lớn, có tên tuổi của người Cha ghi trong giấy khai sanh của đứa bé và có thử máu để biết đích xác là con riêng của mình, thì theo luật Di Trú Hoa Kỳ, người Cha được quyền làm giấy bảo lãnh cho đứa con riêng sang Hoa Kỳ xum họp với người Cha.  

Câu chuyện thứ hai: 1) Ông Việt kiều này nếu bị chính quyền Việt-Nam bắt giam về tội mãi dâm hoặc tội nặng hơn nữa là dụ dỗ gái dưới tuổi vị thành niên vào con đường mãi dâm, cho dù ông chưa có hành động cụ thể nào mua dâm với cô gái, thì sau khi thi hành xong bản án của chính quyền Việt-Nam,  ông sẽ bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từ chối, không cho phép ông được quyền quay trở về lại Hoa Kỳ theo như Luật Di Trú Hoa Kỳ đã quy định, đối với tình trạng Thuờng Trú Nhân như ông. Giả thử nếu ông may mắn được phép trở lại Hoa Kỳ, thì tội của ông vẫn bị coi là một trọng tội về mặt hình sự, đối với đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ của ông, và Sở Di Trú Hoa Kỳ sẽ từ chối đơn xin nhập tịch hoặc có thể ông phải chờ đợi rất nhiều năm, đơn xin nhập tịch của ông mới được tái cứu xét.
Những điều pháp lý trên đây có liên quan đến 2 câu chuyện kể trên, mới chỉ là những điều quan trọng cần phải lưu ý, còn một số những điều pháp lý khác không quan trọng, nên không cần thiết phải nêu ra ở đây. Tiếp theo sau đây là phần kết thúc của 2 câu chuyện kể trên: 
Người vợ của anh Quyền cho biết, trước khi chị có ý định nạp đơn xin ly dị chồng về tội ngoại tình, chị đã nhờ người thân ở Việt-Nam điều tra xem cô bồ nhí này thuộc thành phần nào trong xã hội và cô ta có thật mang bầu hay không" Nếu mang bầu, phải thử DNA để biết chắc đứa bé sanh ra, có thật sự là con của chồng chị hay không" Ít lâu sau người thân cho chị biết, cô ta thuộc loại gái bia ôm và không mang bầu như cô ta viết trong thư. Thế là chị bãi bỏ ý định nạp đơn xin ly dị và sẵn sàng tha thứ cho chồng, vì hiểu rằng tại chồng mình hiền lành, thật thà, giàu tình cảm nên mới dễ bị người ta dụ dỗ  vào cơn mê hồn trận tình cảm như thế và nếu chồng chị khôn ngoan như người ta, ăn vụng biết chùi mép, thì làm sao chị biết được chuyện này, chị coi hành động này của chồng mình như là chuyện giải sầu qua đường, tiền trao cháo múc, không để lại cho chị một đứa con rơi là phúc đức lắm rồi.

Ông Việt kiều cho biết là ngay ngày hôm sau, khi ông đang đi thăm một siêu thị khá lớn với một người bạn thân khác, ông bất chợt nhận ra tên công an đang thân mật ôm eo ếch cô bạn gái của ông đêm hôm qua và hai đứa đang bước vào siêu thị, nhưng vừa trông thấy ông, chúng liền quay bước ra khỏi siêu thị ngay. Vài ngày sau, người quen ở cùng xóm với ông, là người trung gian giới thiệu cô gái này với ông, cho ông biết tên đó không phải là công an công éo gì cả, nó là thằng bồ thất nghiệp của cô gái đó và chúng nó đã lập mưu kế để làm tiền ông đấy. Tuy nhiên ông vẫn không tiếc $500 đồng Mỹ kim đã đưa cho nó, nếu đêm hôm đó, nó đòi phải đưa cho nó $1000 đồng thì ông cũng vẫn phải đưa. Vì sau khi đưa cho nó 5 tờ giấy $100 đồng rồi, thì ông vẫn còn cất giấu 5 tờ giấy $100 đồng khác, nhét ở túi may bên trong quần đùi của ông. Dù sao tiền mất mà tật không mang là may phước cho ông lắm rồi. Mặc dù nó không phải là công an, nhưng nếu ông không đưa tiền cho nó, nó sẽ gọi công an chính hiệu con nai vàng đến bắt giam ông, về tội dụ dỗ gái dưới tuổi vị thành niên vào nghề mãi dâm và một điều tối quan trọng hơn hết, nó cần phải gọi công an đến ngay, là để kịp thời ngăn chặn, không cho phép ông được đụng chạm đến thân xác ngọc ngà người yêu của nó. Ông thú nhận rằng: đây thật sự là một bài học kinh nghiệm quí giá cho cá nhân ông và nếu lần sau có về thăm quê hương nữa, thì ông chỉ dám thưởng thức những hương vị thơm ngon của các món ăn đặc sản thuần tuý quê hương và các loại trái cây tươi tốt, chứ ông không còn dám muốn nếm mùi hương thơm ngào ngạt của những bông hoa tươi thắm biết nói câu: “Em Yêu Anh”.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.412 seconds.