Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jul/2019 lúc 4:39pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jul/2019 lúc 8:19am

Chữ Thập Đỏ


Jean henry dunant, người sáng lập Hội Chữ Thập Đỏ

Buổi sáng ngày 24/6/1859, Henri Dunant, một thương gia trẻ tuổi người thụy Sĩ, thức giấc với nhiều bận tâm. Từ mấy ngày nay, anh đang trọ tại một lữ quán nghèo thuộc miền Castiglione delle Stiviere bên Italia. Anh đến italia với một công tác rất táo bạo, đó là gặp cho kỳ được Hoàng Ðế Napoleon đệ tam của nước Pháp để xin cấp cho anh giấy phép được thiết lập một số nhà máy xay lúa tại Algerie, lúc bấy giờ đang là thuộc địa nước Pháp...

Từ trong quán trọ nhìn ra, anh thấy từng đoàn binh sĩ Pháp di chuyển về cánh đồng Solferino... Và những gì phải xảy ra đã xảy ra... 300 ngàn con người từ hai phía đã giáp chiến. Tiếng súng nổ, tiếng người la hét giãy giụa. Khi màn đêm xuống, tiếng súng thưa dần, người ta chỉ còn nghe thấy tiếng rên la của các thương binh từ hai phía... Giờ phút này Henri Dunant không còn nghĩ gì đến dự án thiết lập các nhà máy xay lúa tại Algerie nữa. Thay vào đó, nỗi oán ghét chiến tranh và sự cảm thông với các thương binh mỗi lúc một xâm chiếm tâm hồn anh, nhất là khi người ta bắt đầu di chuyển các thương binh vào các làng mạc...

Một người lính Pháp vừa lê lết vừa xin nước uống. Nguyên một bàn chân đã bị cắt đi khỏi thân thể. Dunant dìu anh vào quán trọ. Cùng với các y sĩ của các phe đang tham chiến, Henri Dunant đã động viên tất cả dân làng để mang thực phẩm và thuốc men đến cho các thương binh, bất kể họ thuộc bên nào.

Trong những ngày ấy, thay cho dự án kinh doanh, Henri Dunant đã dành thời giờ đê viết lại hồi ký về trận Solferino. Anh mô tả lại tất cả những gì anh đã chứng kiến và kêu gọi tất cả những người thiện chí trên thế giới hãy giúp anh để chấm dứt thảm cảnh ấy. Không mấy chốc, cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được gửi đến các Chính Phủ trên thế giới. Ngay tức khắc, một tổ chức nhân đạo tại Génève đã thỏa thuận trợ giúp cho công tác của Dunant. Anh đi khắp các thủ đô Âu Châu để thuyết phục các nhà cầm quyền ký vào một quy ước nhìn nhận quyền bất khả xâm phạm của các thương binh, các y tá và tất cả những ai phục vụ trong ngành quân y...

Ngày 26/10/1963, đại diện của 16 nước đã gặp nhau tại Génève. Tổ chức do Henri Dunant khai sinh được chính thức chào đời ngày hôm đó. Người ta gọi tổ chức này là Hội Chữ Thập Ðỏ, do biểu tượng của một chữ thập đỏ in trên nền trắng... Dấu hiệu này đã được treo trên các lều, các nhà cửa thuộc về phong trào này... Ðó là món quà lớn nhất mà Henri Dunant đã tặng cho nhân loại.

Trong tập hồi ký trận Solferino, Henri Dunant đã ghi lại như sau: Có nhiều binh sĩ Áo dưới quyền chỉ huy của Hoàng Ðế Prancois Joseph bị bắt làm tù binh. Henri Dunant đã săn sóc họ tận tình. Thấy thế, một bà cụ già trong làng đã phản đối vì cho rằng người Áo là kẻ thù. Henri Dunant đã nói với bà cụ già như sau: "Trong sự đau khổ, không còn khác biệt giữa bạn và thù nữa.. Tất cả chúng ta đều là anh em với nhau".
 
***

Nhìn mọi người như anh em của mình, một cái nhìn như thế hẳn phải xuất phát từ một niềm tin rất sâu sắc...

Năm 1901, lần đầu tiên, giải thưởng Nobel hòa bình đã được trao tặng và người được danh dự ấy chính là vị sáng lập ra Hội Chữ Thập Ðỏ. Mười năm sau, con người đã trao tặng cho thế giới một món quà cao quý như thế đã qua đời trong một bệnh viện dành cho những người hành khất nghèo nàn bên Thụy Sĩ. Gia tài của ông để lại là vài cuốn sách, năm ba lá thư và một di chúc thiêng liêng như sau: "Hoặc tôi là một môn đệ của Ðức Kitô giống như các tín hữu của những thế kỷ đầu hoặc tôi không là gì hết".

Ðặc biệt của các tín hữu sơ khai và cũng là lý tưởng của Henri Dunant chính là lòng mến, lòng mến đã biến họ nhận ra mọi người như là anh em, con cùng một Cha trên Trời... Mỗi người Kitô chúng ta cũng có thể lập lại lời di chúc của vị sáng lập Hội Chữ Thập Ðỏ: "Hoặc tôi tôn trọng và yêu thương tha nhân hoặc tôi không là gì hết".

Để ghi nhớ công ơn hy sinh to lớn của ông Henri Dunant, người ta đã lấy ngày 8 tháng 5, ngày sinh của Henri Dunant là ngày kỷ niệm Thành lập Hội Chữ Thập Đỏ Thế Giới.

  Veritas
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jul/2019 lúc 4:36am

Bài Học Cuộc Sống: Ai Biết Trước Chuyện Gì Sẽ Xảy Ra Cho Mình Ngày Mai?

Hình minh họa

Một nữ công nhân làm việc tại nhà máy chế biến đông lạnh. Ngày hôm ấy, sau khi hoàn thành công việc, như thường lệ cô đi vào kho đông lạnh để kiểm tra một chút. Đột nhiên, cửa phòng lại bị đóng và khóa lại, cô bị nhốt ở bên trong mà không một ai biết.


Cô vừa hét khản cổ họng vừa đập cửa với hy vọng có người nghe được tiếng mình mà đến cứu nhưng vẫn không có ai nghe thấy. Lúc này tất cả công nhân đã tan ca, toàn bộ nhà máy đều yên tĩnh.
Sau 6 giờ chiều hôm ấy, nữ công nhân lạnh cóng người, tuyệt vọng và đau khổ… Đang lúc cô tưởng như không chịu đựng được nữa thì bất ngờ được người bảo vệ đến mở cửa cứu ra ngoài.

Hôm sau, cô gái hỏi người bảo vệ tại sao lại biết mình ở trong đó để đến mở cửa, mặc dù đây không phải khu vực mà ông ấy quản lý.
Người bảo vệ trả lời: “Tôi làm việc ở nhà máy này đã 35 năm rồi. Mỗi ngày đều có mấy trăm công nhân ra ra vào vào. Nhưng cô là người duy nhất mà ngày nào sáng sớm đi làm cũng chào hỏi tôi và buổi tối tan làm lại chào tạm biệt tôi trong khi có rất nhiều người xem như không nhìn thấy tôi vậy! Hôm nay, tôi biết rõ ràng buổi sáng cô có đi làm bởi vì sáng sớm cô còn nói “cháu chào bác!” Nhưng sau khi tan làm buổi chiều, tôi lại không nghe thấy tiếng cô chào: “Tạm biệt bác, hẹn ngày mai gặp lại!” Thế là tôi quyết định đi vào trong nhà xưởng tìm xem xem thế nào. Tôi đi đến những chỗ góc hẻo lánh tìm cô và cuối cùng lại nghe thấy tiếng khóc và tìm thấy cô ở trong kho đông lạnh…“

Hãy luôn khiêm tốn nhã nhặn, yêu thương và tôn trọng những người xung quanh mình bởi vì bạn không thể biết được sự tình gì sẽ xuất hiện vào ngày mai!


Sưu tầm 
Related%20image  
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2019 lúc 4:04pm

Hương xưa ngày ấy


Related%20image

 

 

Những cơn mưa cuối mùa ở thành phố tôi buồn hiu hắt, cái giá lạnh từ đâu bỗng về xâm chiếm tâm hồn.Tiếng mưa rơi nhẹ, đều đều trên mái nhà khiến tôi liên tưởng đến những cơn mưa của một thời áo trắng. Tôi nhớ mãi những chiều mưa ngồi bên song cửa đọc thư anh mà xót xa thương cảm cho người yêu ở một góc trời nào đó đang lặn lội dưới mưa rừng gió núi. Những nỗi nhớ nhung, mong đợi, lo lắng, bâng khuâng của một thời làm người yêu lính trận bây giờ nghĩ lại thật đẹp, thơ mộng làm sao! Tôi chợt đưa tay sờ lên mặt mình, những vết sẹo đã biến mất, không còn nữa.Thật may mắn cho tôi nếu không được đặt chân lên đất Mỹ thì không biết giờ nầy cuộc đời tôi sẽ ra sao, về đâu? Tuy những vết sẹo ngày xưa đã hủy diệt tương lai và mộng ước của cả đời tôi nhưng tôi vẫn luôn hoài niệm về khoảng thời gian đó, những ngày tháng thật êm đềm, ngọt ngào với những nỗi vui, buồn, đớn đau và nước mắt của một thời con gái…


Image%20result%20for%20quán%20café%20ca%20nhạc

 

Tôi là con lớn trong một gia đình gồm 8 anh chị em, Ba tôi là một công chức nhỏ nên cuộc sống gia đình có phần chật vật. Để giúp đỡ phần nào cho Ba, tôi phải đi làm thêm mỗi tối, việc làm đó là hát cho một quán café ca nhạc. Trời phú cho tôi một giọng ca truyền cảm, trầm ấm nên tiền thù lao khá hậu hỉ. Lẫn lộn trong đám người phức tạp nơi đó tôi hết sức dè dặt, giữ gìn ý tứ để khỏi mang tai tiếng vì mình còn là một nữ sinh đang cắp sách đến trường. Sau khi xong mỗi bài hát, trong khi chờ đợi hát tiếp tôi thường mở sách ra đọc để tránh nói chuyện với người khác. Nhưng một hôm có người bước vào hậu trường và đi thẳng tới trước mặt tôi, đó là một anh lính trẻ mặc đồ rằn ri với một bông mai trên cổ áo. Anh đứng nhìn tôi đang đọc sách, nhìn tựa quyển sách “ Hàn Yên Thúy” tức “Bên Bờ Quạnh Hiu” của Quỳnh Dao anh buông một câu không mấy lịch sự:

- Sao cô lại thích đọc loại sách nầy? Ủy mị lắm.

 

Tôi khó chịu vì thái độ của anh ta nên sẳng giọng:

- Anh quen với tôi sao?

 

Anh ta trả lời rất tự nhiên:

- Chưa, nhưng sẽ quen mà. Tôi xin tự giới thiệu tôi tên là Thế Phương đang phục vụ cho binh chủng Nhảy Dù, mong được làm bạn với cô.

 

Tôi chưa biết trả lời sao nên lặng thinh.

Phương giục:

- Sao rồi? Cô có chấp nhận lời tôi không?

 

Tôi nhìn anh dè dặt:

-Anh nói bạn là thế nào? Nếu anh đến đây nghe nhạc thường xuyên thì cũng coi như là bạn của tôi rồi mà.

- Không, tôi muốn nói là bạn riêng thôi.

 

Tôi thấy anh chàng nầy có vẻ sổ sàng quá nên nghiêm mặt lại:

-Xin lỗi anh, tôi chưa nghĩ đến điều đó, vì tôi chưa quen biết anh nên tôi không thể chấp nhận, mong anh hiểu cho.

 

Anh chàng vẫn lầm lì:

- Đêm nay tôi đưa cô về nhà nhé!

- Không được đâu anh, Ba tôi sẽ đến đón tôi.

 

Anh ta nhún vai nhìn tôi:

- Ông già giữ con gái kỹ thế .

 

Tiếng người nhạc sĩ điều khiển chương trình vọng vào:

- Bích Liên ơi, tới phiên cô rồi đó nghe.

 

Tôi từ giã anh lính:

- Xin phép anh, tôi phải ra sân khấu rồi.

- Hẹn gặp cô sau.

 

Tôi bước trở ra sân khấu với bản nhạc “Thuở Ấy Có Em” :

“…Thuở ấy có em anh chưa từng sầu. Chưa đi âm thầm ngoài phố đêm thâu chưa mang hoang lạnh ngoài bến vắng. Hỡi em, em về đâu cho đời còn luôn nhớ nhau…”


Tôi nhìn xuống thấy anh đứng ở một góc của quán nhạc, đôi mắt đăm đăm nhìn về phía tôi, tự nhiên tôi thấy lòng có chút xúc động. Chắc anh có một nỗi niềm, một tâm sự riêng nên trông anh có nét buồn xa vắng.

 

Khi Ba tôi đến đón tôi, anh lặng lẽ nhìn theo không nói lời nào. Mấy đêm sau liên tiếp anh đều đến, đều tìm cách nói chuyện với tôi nhưng tôi cố giữ khoảng cách với anh vì tôi rất sợ mình sẽ yếu lòng, sẽ vướng vào tình yêu của lính, nhất là lính Nhảy Dù như anh.Tôi biết dù có lưu luyến, thương nhớ bao nhiêu rồi anh cũng ra đi, anh phiêu lưu trên khắp nẻo đường đất nước, khắp bốn vùng chiến thuật, bất cứ nơi nào khi chiến trường cần đến anh. Tôi phải tự thương lấy mình, thương cho thân phận của một người con gái sinh ra trong thời loạn.

 

Quả đúng như vậy, vào một ngày cuối tuần anh đến từ giã tôi để trở về đơn vị. Kỳ đi phép về thăm ông ngoại nầy đối với anh rất thú vị, rất vui. Tôi cũng có chút ngậm ngùi, lưu luyến vì những ngày qua anh thường nói chuyên với tôi, tôi cũng được hiểu về anh đôi chút.

 

Con chim xanh đã trở lại núi rừng, người đã xa rồi tôi cũng không còn gì vương vấn. Những đêm sau giờ đi hát, trên đường về tôi chợt nhận ra mình cô đơn quá, thiếu người san sẻ những ưu tư, lo lắng trong cuộc sống. Đêm bỗng buồn lê thê như những bài tình ca dang dở, và tôi trở lại với nếp sống hằng ngày tẻ nhạt.

 

Hai năm sau, vào mùa hè tôi lên Sàigòn thăm dì ruột của tôi. Dì có một người con gái tên Hồng Phượng lớn hơn tôi hai tuổi, chị em tôi rất thân với nhau.

 

Có một ngày chị Phượng khoe với tôi:

- Để hôm nào bạn trai của chị từ chiến trường trở về chị sẽ giới thiệu cho em biết mặt nhé!

 

Tôi chọc chị:

- Bạn trai thường hay là người yêu? Chị đừng giấu em, khai thật đi em sẽ ủng hộ hết mình.

 

Chị lườm tôi:

- Cái con nhỏ nầy. Ừ, thì…là người yêu. Em đã lớn chắc cũng có chàng nào trong tim rồi phải không?

 

Tôi giơ tay lên trời:

- Em xin thề, chưa có chàng nào cả.

- Vậy để chị nói với chàng giới thiệu cho em một người nhé? Bạn của ảnh đông lắm, lính Nhẩy Dù, Thiên Thần Mũ Đỏ em chịu không?

 

Tôi cười:

- Chà, ca ngợi binh chủng của chàng như vậy chắc là chị “đậm” với người ta lắm rồi, cầu mong cho chị gặp người tốt. Ngày trước em cũng có quen sơ sơ với một anh nhưng… chẳng tới đâu cả.

 

Hai chị em chúng tôi huyên thuyên tâm sự. Chị Phượng luôn nhắc đến người yêu: một Trung Úy trẻ, đẹp trai, oai dũng, can trường trên trận địa…Chị đã gặp anh ta năm trước khi đi làm dâu phụ cho một người bạn lấy chồng là một sĩ quan Nhảy Dù.


Hai tuần sau đó chị vui vẻ báo cho tôi biết người yêu của chị đã về phép, nhà anh ở cư xá Đô Thành nhưng anh hẹn gặp chị ở phòng trà Mỹ Phụng. Chị Phượng bảo tôi đi cùng, tôi từ chối vì không muốn làm “ kỳ đà cản mũi” cho hai người nhưng chị nói:

- Anh Tùng có một người bạn đi chung, có em trò chuyện cùng anh ấy thì chị và Tùng sẽ được nhiều thời giờ tâm sự hơn.

- Thì ra chị cần em “ đỡ đạn” cho chị.

- Được rồi, tùy em nghĩ. Em chịu đi chứ?

- Dạ, cũng được thôi.

 

Hôm ấy chị Phượng thật đẹp trong chiếc áo dài màu vàng thêu hoa kim tuyến, còn tôi thì “chìm sâu” với chiếc áo dài màu tím đơn sơ, buồn lặng lẽ. Tôi nghĩ rằng chị cần mặc đẹp, nổi bật vì có người yêu, còn tôi chỉ đi ké thôi nên chẳng quan tâm đến việc mặc đẹp hay xấu. Khi chúng tôi đến trước cửa Mỹ Phụng thì đã thấy hai anh chàng mặc quân phục Nhảy Dù đứng đợi sẵn. Chị Hồng Phượng có vẻ xúc động đưa tay chỉ về một anh:

- Anh không mang kính đen là Tùng của chị đó.

 

Tôi nhìn theo tay chị, anh chàng cao ráo, phong độ làm sao. Hèn nào chị hết lời ca tụng chàng. Còn anh kia thật …đặc biệt, trời đã tắt nắng rồi mà còn mang cặp kính râm to tướng, chiếm cả gần 1/4 khuôn mặt.


Khi chúng tôi đến trước mặt, anh Tùng chào hỏi và giới thiệu thì anh chàng kia cũng vừa gỡ cặp kính râm ra, tôi bỗng giật mình lùi lại miệng lắp bắp:

- Anh là…Thế Phương phải không?

 

Anh chàng cũng vừa nhận ra tôi:

- Ồ! Cô Bích Liên ở Cần Thơ chứ gì! Mấy năm rồi mà Liên không thay đổi lắm, còn tôi…

- Tôi nhận được anh chứng tỏ anh cũng không già thêm đâu.

 

Anh Tùng nói:

- Hay quá, không ngờ là người quen xưa.

 

Bốn người chúng tôi cùng vào trong phòng trà. Anh Tùng và chị Phượng cứ tíu tít kể lể với nhau vô tình đẩy tôi phải trò chuyện với Phương. Chuyện ngày ấy, dù có một chút bâng khuâng thoáng qua hồn nhưng tôi cũng đã quên rồi con chim xanh chỉ dừng chân chốc lát trên một nhánh cây nhỏ để ngắm trời mây rồi bay đi. Giờ gặp lại Phương trông anh phong trần dày dạn hơn, đôi mắt đăm chiêu như có chút chán nản, muộn phiền. Anh nhìn tôi:

- Gặp lại Bích Liên tôi mừng lắm. Bích Liên vẫn còn đi học chứ? Có còn đi hát thêm vào buổi tối không?

- Dạ, Liên không còn đi hát nữa để dành thì giờ học hành vì Liên đang học Đại Học Sư Phạm. Anh Phương có gì vui không?

 

Trông anh già dặn và buồn hơn trước.

- Liên nói đúng, tôi đang buồn vì người yêu vừa đi lấy chồng. Ngày trước khi tôi muốn làm bạn với Liên thì Liên lạnh nhạt hờ hững, tôi cũng không có dịp để bồi dưỡng tình cảm thêm với Liên. Sau đó tôi quen một người con gái khác ở Sàigòn và chúng tôi yêu nhau được hơn một năm rồi. Nàng học trường Régina Pacis, con nhà giàu, có lẽ vì vậy mà gia đình nàng chê lính như tôi nên cuối cùng thì tôi đành hát bài “Sayonara” để tiễn nàng về chốn cao sang. Giờ tôi chỉ còn tìm vui với máu lửa sa trường thôi.

 

Tôi nhìn anh, một chút xót xa thương cảm:

-Xin lỗi anh, ngày đó không phải Liên chê anh mà vì Liên còn nhỏ, còn bổn phận với gia đình. Hơn nữa Liên sợ làm người yêu của lính, lính cứ đi biền biệt, liệu mình có giữ nổi không? Nhưng bây giờ nhìn lại thấy chung quanh toàn là lính, bạn bè ai cũng có người yêu là lính cả nên Liên cũng… bớt sợ rồi.

 

Phương cười có chút giễu cợt:

- Thế bây giờ Liên có dám làm người yêu của lính không?

Biết Phương chọc mình tôi cúi đầu lí nhí:

- Cũng phải xem là ai, có hợp tánh tình với mình không chứ anh.

 

Phương gật gù:

- Câu trả lời thật khôn ngoan. Liên à, mình có thể làm bạn không? Tôi chưa dám nói tới chuyện xa xôi, chỉ làm bạn bình thường để an ủi, chia xẻ vui buồn với nhau thôi.

- Được chứ anh. Chúng mình chả là bạn từ ngày trước rồi sao?

- Ừ nhỉ, Liên đã xem tôi là bạn rồi mà. Liên à, tôi có thể gọi Liên bằng “ em” được không, Liên nhỏ tuổi hơn Phương nhiều.

- Dạ, cũng được. Coi như anh là anh trai của Liên vậy.

 

Phương nheo mắt:

- Cô nầy gớm thật, định gài anh vào thế kẹt phải không? Anh không sợ đâu, lính Nhảy Dù thứ thiệt đó nha!

 

Cả hai chúng tôi cùng cười lớn. Chị Phượng và anh Tùng nhìn sang ngạc nhiên vì sự thân mật của chúng tôi. Từ trên sân khấu giọng một người nam ca sĩ thật ngọt ngào, trầm ấm, nồng nàn với bản “ Love Story”.

“ Where do I begin, to tell the story, of how great a love can be.

The sweet Love Story, that is older than the sea….

….. There’d never been another love, another time.

She came into my life and made the living fine.

She fills my heart, she fills my heart.

With very special things, with angel songs, with wild imaginings, she fills my soul, with so much love…”


Phương nhìn vào mắt tôi và nói nhỏ “you fill my heart”. Tôi quay mặt chỗ khác:

- Cái anh nầy, giỡn hoài.

 

Nhưng rồi suốt những ngày đi phép của Phương, anh cứ quấn quít bên tôi. Anh đưa tôi đi xem phim ở Rex, Đại Nam hoặc vào hẻm bên hông rạp Casino ăn các món ăn miền Bắc. Có những chiều đứng trên bến Bạch Đằng nhìn những chiếc tàu Hải Quân rời bến, anh mơ ước được lướt sóng ra khơi như những chàng thủy thủ. Những lần ngồi bên nhau trong quán kem Lan Phương hay Givral anh kể cho tôi nghe về cuộc đời chinh chiến của anh, những vui, buồn , gian khổ, hiểm nguy, những trận đánh ác liệt anh đã tham dự. Anh kể về những sự hy sinh đầy dũng cảm của bạn bè ngoài sa trường, sự đau đớn, xót xa và nỗi uất hận khi nhìn đồng đội gục ngã… Nghe anh kể tôi hối hận vì ý nghĩ sai lầm về lính trước đây của tôi. Tôi không còn sợ lính nữa và cảm thấy hình như gần gủi với anh hơn. Nhà anh ở trên đường Trần Quang Khải -Tân Định, anh dẫn tôi về nhà giới thiệu với Mẹ anh, Mẹ anh có vẻ mến tôi lắm làm tôi thật ngại vì bà tưởng tôi là người yêu của anh.

 

Rồi anh trở lại với núi rừng, với những trận chiến ngoài kia còn tiếp diễn, tôi quay về nhà nối tiếp những ngày dài thầm lặng bên sách vở. Kỷ niệm của những ngày bên nhau đã làm tâm tư tôi bắt đầu thay đổi, tôi biết buồn bã bâng khuâng nhìn chiều nắng nhạt, biết thao thức thâu đêm sau những giờ miệt mài học hành, biết ưu tư lo lắng khi nghe tiếng súng vọng về từ xa xa, và cảm thấy một chút nhớ nhung ai đó. Những lá thư liên tiếp bay về từ chiến trường với những thương mến, quan tâm đã tôi làm tôi gục ngã trước tình yêu của anh, tôi không thể phủ nhận tình cảm của mình được nữa. Rồi từ đó thư đi, thư về ngày càng nhiều hơn đã khiến tình cảm chúng tôi thêm đậm đà, gắn bó. Tôi đã trở thành người yêu của lính từ đó.

 

Chuyện tình của chúng tôi kéo dài gần hai năm mà Phương vẫn chưa về phép để thăm tôi. Chiến trường sục sôi máu lửa, những tin tức về anh tôi chỉ được biết qua những cánh thư viết vội vã. Đơn vị anh được điều động đi khắp các mặt trận như: Kontum, Pleiku, Quảng Trị, Khe Sanh, Lao Bảo… Đêm từng đêm tôi âm thầm cầu nguyện cho anh được bình yên nơi tuyến đầu trận địa. Nhớ nhung, lo lắng từng ngày cho chàng nhưng tôi không biết phải làm sao. Và một lần đó, lần duy nhất trong đời, tôi đã đi đến nơi dừng quân của chàng, cũng là chuyến đi định mệnh đời tôi khi chàng báo tin cho tôi biết chàng đang đóng quân ở Tây Ninh. Tôi đã hỏi thăm và dò dẫm đường đi, tôi bất chấp dư luận, lén cha mẹ, nhất quyết phải gặp chàng cho cả hai vơi thương nhớ. Vào thời bấy giờ những con đường quốc lộ thường bị VC đắp mô, gài mìn để phá hoại làm cản trở sự lưu thông của dân chúng và những đoàn công-voa chuyển quân tiếp viện đến các mặt trận của quân đội ta. Ngày đó tôi đang đi trên chuyến xe đò từ Cần Thơ về Sàigòn, vừa đến quận Cái Bè thuộc tỉnh Định Tường ( Mỹ Tho) trên quốc lộ 4 thì chiếc xe đi trước xe tôi bỗng ngừng lại thình lình vì có các anh binh sĩ địa phương ra chận lại bảo rằng phía trước có mìn, các chiến sĩ đang lo gỡ mìn để cứu đồng bào. Bác tài xế xe tôi trong lúc hoảng sợ, hấp tấp gài thắng thế nào làm chiếc xe bị lật ngang, lăn mấy vòng rồi rơi xuống đám ruộng khô bên đường. Kính xe bị bể nát văng vào hành khách gây thương tích rất nhiều người trong số đó có tôi. Sự việc xảy ra đột ngột làm tôi kinh hoàng, hãi hùng không còn biết gì nữa, chỉ biết mặt tôi đau buốt, máu chảy đầm đìa. Người ta đem tôi ra khỏi xe và đưa các bịnh nhân chúng tôi ngược về bệnh viện Vĩnh Long vì không thể đến Mỹ Tho được. Lúc đến bệnh viện, bác sĩ khám xong tôi mới biết là mặt tôi đã bị nhiều vết thương do miểng kính xe cắt. Ôi! Một người con gái đang tuổi đôi mươi với bao ước mơ, bao mộng đẹp mà phải mang gương mặt đầy vết sẹo thì còn đau khổ nào hơn? Tôi chợt khóc lớn, khóc thật lâu với viễn ảnh hãi hùng trước mặt.

 

Khi tôi được xuất viện trở về nhà tôi đã bỏ dở học hành, trốn tránh bạn bè và cả Phương nữa, tôi sẽ không bao giờ cho anh gặp mặt. Sau một thời gian dài không được thư tôi, Phương đã hiểu lầm là tôi phụ bạc nên anh giận dữ viết cho thư tôi bằng những lời trách móc nặng nề. Tôi tan nát cõi lòng, đầm đìa nước mắt để vĩnh biệt một cuộc tình đẹp như mơ.

 

Sáu tháng sau tôi được chị Phượng báo tin, anh Tùng cho biết là Phương đã cưới vợ, một người mà anh Tùng bảo rằng Phương chưa hề quen biết, đó là con gái của người bạn mẹ Phương. Thế là hết, là mãi mãi chia phôi, là trọn đời xa cách, là muôn thuở nhớ nhung, kiếp người bạc mệnh, bất hạnh như tôi số trời đã định còn biết sao hơn? Em chúc anh hạnh phúc bên người tình mới Phương ơi! Em chưa bao giờ phụ anh. Nhiều đêm thức trắng bên chồng thư cũ, bên những tấm ảnh của người yêu tôi nghe một nỗi tái tê dâng ngập tâm hồn. Thuở ấy mình bên nhau cùng xây bao mộng ước, cùng hướng về một tương lai tươi sáng. Nhưng giờ đây trong bóng đêm lệ em tuôn chảy âm thầm anh nào hay biết. Tất cả đã xa rồi phải không anh? Em nhớ làm sao thuở ấy, thuở anh còn ngồi hằng đêm trong quán nhạc để nghe em hát:

“…Từ lúc vắng anh nên em thường buồn. Hay lang thang ngoài đường nhỏ không tên, hay ghi câu nhạc tình héo hắt với tâm tư sầu đau kể từ ngày xa cách nhau…”

Rồi thời gian cứ lạnh lùng trôi, tôi vẫn theo dõi bước chân anh trên vạn nẻo đường sương gió. Anh oai hùng, anh chiến thắng, danh vọng, tên tuổi anh càng sáng chói… còn tôi lu mờ trong bóng tối âm u.

 

Đến ngày tang thương mất nước, tôi theo người cậu di tản sang Mỹ. Tôi muốn trốn chạy những người thân quen, trốn chạy nơi đã cho tôi quá nhiều kỷ niệm để lòng vơi bớt não nề băng giá. Nơi đây tôi may mắn được quen với ông Anthony Saleno một bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ gốc người Italy, ông đã giúp đỡ chữa trị khuôn mặt của tôi. Sau cuộc giải phẩu, tôi rất ngạc nhiên và sung sướng: mặt tôi đã trở lại gần như bình thường. Tôi vui mừng viết thư báo tin cho Ba Mẹ biết để các người yên tâm, bớt đau khổ vì tôi. Nhưng có những chiều lái xe từ sở về nhà, nhìn con đường trước mặt chạy dài hun hút, nhìn dãy Big Bear Mt. mờ mờ ẩn hiện dưới chân mây, hoặc những lần lang thang một mình bên bờ Redondo Beach tôi bỗng thấy lòng nhớ anh da diết. Chính tôi đã hủy hoại tình yêu mình, chính tôi đã xô đẩy anh đến với người khác, giờ đây mọi việc đã lỡ làng, đã muộn màng làm sao tìm kiếm lại những ngày xa xưa ấy? Nước mắt tôi cứ mãi tuôn rơi trong những đêm sầu trăn trở, tôi đã sống với những ngày tháng buồn tênh và những kỷ niệm ngập tràn nhung nhớ.

 

Mười lăm năm sau, tôi đi dự lễ giỗ Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam nguyên Tư Lệnh Quân Đoàn 4 Quân Khu 4. Trước đó ông từng là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, vì kính trọng, thương mến ông nên các anh trong Sư Đoàn 7 BB làm lễ giỗ cho ông hằng năm ở Nam California. Thật bất ngờ, trong số người tham dự tôi đã gặp lại người xưa như một cơn mơ. Tôi lặng người, run rẩy đứng nhìn anh từ xa, anh không thay đổi nhiều, già dặn, trầm tĩnh hơn, da dẻ hồng hào hơn ngày xưa nhưng ánh mắt vẫn buồn buồn như thuở nào tôi mới gặp, và chính nét buồn đó đã làm gục chết trái tim tôi. Tôi tiến lại gần anh và hỏi:

- Anh Phương có còn nhận ra tôi không?

 

Phương nhìn tôi, mở to đôi mắt, miệng lắp bắp:

- Trời ơi! Lẽ nào tôi nằm mơ? Bích Liên đây sao? Có thật là em không?

- Anh vẫn còn nhớ tới Liên sao? Liên cứ tưởng thời gian đã làm nhạt nhòa hình bóng Liên trong anh rồi. À, sao anh lại có mặt ở đây? Anh là dân Nhảy Dù mà, đâu phải là đệ tử của ông Tướng Nam?

- Anh theo một người bạn đến thắp nhang cho ông Tướng, người mà anh rất ngưỡng mộ.Thôi chúng ta ra ngoài kia nói chuyện tiện hơn, anh có biết bao điều muốn nói với em.

 

Chúng tôi ra ngồi ở một băng ghế sau nhà và đã cùng nhau trút cạn nỗi niềm tâm sự. Phương cho tôi biết là sau khi tưởng tôi phụ bạc anh, anh tức giận muốn trả thù tôi nên đã cưới vợ.

 

Anh buồn bã trầm giọng:

- Anh đi biền biệt suốt tháng quanh năm nên người vợ chưa từng thương yêu của anh cũng chán nản bỏ anh theo người khác. Có lần anh được anh Tùng kể rõ hoàn cảnh em cho anh nghe, anh đã hối hận và viết cho em rất nhiều thư nhưng không có sự hồi âm nào (lúc đó tôi đã dời chỗ ở). Rồi trước biến cuộc 30 tháng 4- 1975 xảy ra vài ngày, anh từ Đà Nẵng chạy về tới Nha Trang gặp một người bạn là thuyền trưởng Hải Quân đang chuẩn bị di tản, anh đã ở lại và cùng đi với các anh em Hải Quân đó. Khi đến Hoa Kỳ anh ở miền Bắc Mỹ mấy năm, sau đó anh tìm cách về California sinh sống và hy vọng gặp người quen để biết tin tức về em vì ở Cali có nhiều người Việt Nam. Anh được biết tin Tùng đã chết trong tù, còn chị Phượng thì vì quá nhớ thương chồng và nhiều gian khổ nên cũng đi theo Tùng sau một cơn bịnh nan y. Anh vẫn chờ em, vẫn luôn cầu mong có ngày gặp lại em, không ngờ chúng ta ở cùng trong một thành phố mà trời cao thật trớ trêu. Thời gian dài đăng đẳng không có tin tức gì về em cả, anh đã tuyệt vọng. Vì cần người nương tựa nhau để sống cho qua những ngày tháng buồn nơi xứ người nên hai năm trước đây anh đã kết hôn với một phụ nữ cùng làm chung sở. Anh không yêu cô ta nhiều nhưng nàng cũng là một người vợ hiền. Bây giờ gặp lại em anh hối hận sao mình quá hấp tấp….

 

Tôi ngắt lời anh:

- Thôi anh đừng nói nữa. Em biết đời em vô duyên, bất hạnh không dám mơ ước cùng anh chung bóng chung đôi.

 

Lòng tôi chợt thấy xót xa, cay đắng và đau đớn vô cùng. Bao nhiêu năm chờ đợi trong mỏi mòn tuyệt vọng, dù biết rằng chuyện tái hợp với người xưa không thể nào có nhưng khi nghe anh đã có người đàn bà khác tim tôi quặn thắt, tái tê.

 

Phương hỏi tôi:

- Anh nghe Tùng nói em bị tai nạn … anh thấy em đâu có gì khác lạ? Sự thật là thế nào?

- Anh còn tìm hiểu làm chi khi chúng ta đã không về cùng chung hướng đường. Đời đã chia hai lối rẽ, coi như một giấc mơ, tỉnh mộng rồi sẽ không còn gì tất cả.

- Em giận anh phải không? Sao không kể lại chuyện ngày đó cho anh nghe?

- Đúng thế! Em giận lắm. Anh đâu hiểu được cũng vì lặn lội đi thăm anh, em mới bị tai nạn. Anh đâu hiểu được những nỗi đắng cay, đau khổ, tuyệt vọng mà em âm thầm chịu đựng, em cô đơn trong suốt cuộc hành trình dài đăng đẳng. Em vẫn cầu mong được gặp lại anh, vẫn chờ, vẫn đợi…nhưng tất cả chỉ là bọt biển, và một cơn sóng lớn vô tình, tàn nhẫn đã vùi dập chúng không chút luyến thương…

 

Tôi cảm thấy thật tủi thân, bỗng dưng tôi oà khóc và ôm mặt chạy ra đường. Phương hốt hoảng chạy theo hết lời năn nỉ. Tôi không màng đến anh nữa, không cần nghe anh nói gì hết, tôi lên xe đóng mạnh cửa và gục xuống tay lái. Tôi cứ mặc cho nước mắt tuôn rơi, mặc cho con tim rên rỉ, đớn đau. Tôi hận anh, tôi oán hờn anh, tôi trách anh là kẻ bội tình, đã hai lần bóp chết trái tim vô tội đáng thương của tôi. Cả tuổi xuân của tôi vì ai mà phôi phai tàn tạ, vì ai mà tôi lưu lạc tha phương xa cha nhớ mẹ? Vì tình yêu khờ khạo của tôi thôi.

 

Tôi ngẩng đầu lên, lau khô nước mắt. Phương vẫn đứng bên ngoài xe miệng lẩm bẩm gì đó tôi không nghe. Tôi nổ máy cho xe chạy…hình như anh muốn chạy theo nhưng xe tôi đã rẽ qua con đường khác, một con đường rưng rưng buồn với hai hàng phượng tím giăng giăng. Hết rồi, một cuộc tình đã đi qua không bao giờ trở lại, có chăng là nước mắt và thương đau. Thôi, người ơi xin gĩa từ, bây giờ và mãi về sau trong tim tôi chỉ còn một Trần Thế Phương của ngày xưa thân ái, của hương xưa tình cũ. Nhưng Thế Phương đó đã chết rồi, chết trong ngày đất nước tan hoang, sụp đổ, và mối tình si của tôi cũng đã theo người thiên cổ…

 

Từ ngày đó tôi không bao giờ gặp lại Phương nữa. Chiều nay đứng nhìn cơn mưa ngoài trời dai dẵng, lê thê không dứt, tôi bỗng thở dài. Ngoài kia những chiếc lá vàng đang bay lả tả sau một cơn gió mạnh vừa thổi qua, không gian vẫn một màu xám ngắt… Tôi bước tới giàn máy hát đưa tay mở nhạc, những lời hát sao thật buồn như cuộc tình của tôi:

“Chuyện tình mười mấy năm qua, nay bỗng xót xa, những khi sầu giăng.
Còn đâu ngày quen biết nhau, đã yêu anh rồi, yêu cả cuộc đời.
Khi anh đã phụ lòng em… đã phụ lòng em, đau thương anh để lại, xót xa vô vàn, chỉ là bội ước những lời hẹn thề mà lòng tái tê…” (Tình Phụ)


 

Vi Vân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Aug/2019 lúc 9:22am
Cuộc đời cá hồi
khiến chúng ta kinh ngạc

 


tu-hanh-trinh-sinh-menh-cua-ca-hoi-goi-mo-y-nghia-doi-nguoi

tu-hanh-trinh-sinh-menh-cua-ca-hoi-goi-mo-y-nghia-doi-nguoi
Cuộc đời cá hồi
khiến chúng ta kinh ngạc

Bắt đầu từ trứng cá, mỗi con cá cái có thể sinh sản khoảng 4.000 quả trứng, đồng thời nó tìm mọi cách để giấu số trứng đó phía dưới các viên đá cuội. Một lượng trứng lớn vẫn bị các loài cá khác và loài chim phát hiện ra, trở thành bữa tiệc của chúng. Số trứng may mắn sót lại nằm dưới những viên đá cuội, trải qua mùa đông, phát triển thành cá con. Khi mùa xuân đến, cá con lại thuận theo dòng sông bơi xuống, rồi vào hồ nước ngọt. Cá con sống trong hồ nước ngọt khoảng một năm, sau đó lại xuôi dòng ra biển. Trong một năm ở hồ, phần lớn lũ cá con này không thoát khỏi vận mệnh bị các loài khác bắt làm mồi. Cứ 4 con cá vào sống trong hồ thì có tới 3 con bị loài khác ăn thịt, chỉ còn một con là ra đến biển.
tu-hanh-trinh-sinh-menh-cua-ca-hoi-goi-mo-y-nghia-doi-nguoi
Trong một năm ở hồ, phần lớn lũ cá con này không thoát khỏi vận mệnh bị các loài khác bắt làm mồi. (Ảnh: Warrenr Photograpic)
Nguy hiểm vẫn chưa dừng lại, ra đến biển mênh mông, cũng chính là vào nơi nguy hiểm bội phần. Ở Thái Bình Dương rộng mênh mông, cá hồi con một mặt nỗ lực trưởng thành, một mặt phải đối diện với cá voi, báo biển và các loài cá khác tấn công, đồng thời còn có số lượng lớn các tàu đánh bắt cá uy hiếp sinh mệnh chúng. Trong 4 năm tròn, cá hồi đã phải trải qua vô số hiểm nguy mới có thể trở thành cá hồi trưởng thành khoảng 3 kg.
Khi trưởng thành, tiếng gọi nội tại thôi thúc cá hồi bắt đầu cuộc hành trình trở về nơi nó sinh ra. Đầu tháng 10, tất cả cá hồi trưởng thành đều tập kết ở cửa sông Fraser, rầm rầm rộ rộ bơi về nơi nó sinh ra. Từ khi bơi vào cửa sông, cá hồi không ăn bất cứ thứ gì, dốc hết sức bơi, ngược dòng nước vượt lên khiến cá hồi hầu như đã mất hết năng lượng và sức lực. Cá hồi phải liên tục nhảy lên mặt nước để tránh các dòng nước xiết nguy hiểm, thậm chí có con còn nhảy cả lên bờ, trở thành miếng mồi ngon lành cho các động vật khác. Có con bơi gần đến đích thì kiệt sức mà chết, đem theo mấy nghìn quả trứng cá trong bụng nó chết theo. Trong số 4.000 quả trứng cá ban đầu mà một con cá hồi cái sinh ra, cuối cùng chỉ có 2 con cá trưởng thành về được đến nơi đẻ trứng.
tu-hanh-trinh-sinh-menh-cua-ca-hoi-goi-mo-y-nghia-doi-nguoi
Cá hồi phải vượt qua vô vàn khổ nạn, vùng vẫy chống chọi vượt ngược dòng nước xiết, bơi về nơi đẻ trứng, kết thúc cuộc đời.
Sau khi đến nơi đẻ trứng, cá hồi không nghỉ ngơi, bắt đầu từng cặp từng đôi đào hố đẻ trứng. Sau khi đẻ trứng xong, cá hồi kiệt sức, từng cặp từng cặp chết, kết thúc hành trình gian khổ, tử vong chỉ để sinh sôi nảy nở đời sau. Mùa đông đến, tuyết trắng phủ kín mặt đất, cả thế giới trở nên tĩnh lặng. Ở tầng nước dưới lớp băng tĩnh lặng phủ kín mặt sông kia, những sinh mệnh mới bắt đầu chào đời và sinh trưởng.
Cuộc đời cá hồi chứa đầy nguy hiểm và bi tráng. Cá hồi phải vượt qua vô vàn khổ nạn, ẩn tránh vô số hiểm nguy, vào thời khắc cuối cùng của sinh mệnh, vùng vẫy chống chọi vượt ngược dòng nước xiết, bơi về nơi đẻ trứng, kết thúc cuộc đời. Cảnh tượng bi tráng này diễn ra trước mắt loài người, khiến chúng ta cảm động, nghĩ suy và cố gắng.
Cuộc đời cá hồi xuyên suốt một mạch chính sinh mệnh rất rõ ràng:
tu-hanh-trinh-sinh-menh-cua-ca-hoi-goi-mo-y-nghia-doi-nguoi
Gợi mở ý nghĩa đời người
Trong quá trình sinh mệnh của nhân loại, cũng có mạch chính sinh mệnh vô cùng rõ ràng. Chúng ta phải nỗ lực trưởng thành, không tiếc bất kỳ giá nào, để sinh mệnh chúng ta thành thục. Để sinh mệnh thành thục, chúng ta phải trải nghiệm, trải nghiệm tự nhiên, nhân văn, xã hội và lịch sử, khiến cho sinh mệnh chúng ta trở nên hoàn mỹ. Chúng ta phải có tinh thần sứ mệnh, sống không phải chỉ để sống mà thôi, đằng sau sinh mệnh của chúng ta còn tồn tại những sinh mệnh.
Sứ mệnh này có thể mỗi người khác nhau, nhưng từ ý nghĩa cuối cùng mà nói, thì đều giống nhau, đều vì chúng ta và các đời sau của chúng ta sống hạnh phúc hơn trong thế giới hài hòa với tự nhiên.
Có thể chúng ta không phải trả giá bằng chính sinh mệnh bản thân mình như cá hồi, nhưng sự thiêng liêng hoàn thành sứ mệnh của mình, thì cũng giống như cá hồi bơi ngược dòng nước xiết, cần phải nghiêm túc và không dao động.
Trong cuộc sống hiện thực, có quá nhiều người đã quên mất bản thân mình cần phải trưởng thành, nên đã trở nên lười biếng, nhạt nhẽo và tầm thường. Cũng có quá nhiều người đã quên mất bản thân mình cần phải trải nghiệm, nên đã trở nên hèn nhát, hẹp hòi và cố chấp. Cũng có quá nhiều người đã quên sứ mệnh mà bản thân mình đang gánh vác, nên đã trở nên yếu ớt, mê mờ và thất bại.
tu-hanh-trinh-sinh-menh-cua-ca-hoi-goi-mo-y-nghia-doi-nguoi
Chúng ta cũng giống như cá hồi bơi ngược dòng nước xiết, cần phải nghiêm túc và không dao động. (Ảnh: Pixabay/Istockphoto.com)
Hàng nghìn hàng vạn người kia, hàng năm khi mùa cá hồi ngược dòng sông về nơi đẻ trứng, đã tụ tập bên bờ sông để ngắm nhìn cá hồi vật lộn giữa sự sống và cái chết, liệu có được chút cảm ngộ nào từ sinh mệnh của cuộc đời cá hồi hay không?
Xem cuộc đời cá hồi, chúng ta bất giác cảm thấy vô cùng nể phục. Cả cuộc đời đầy những trắc trở và hy vọng. Cuộc đời một con người, cũng có thể yên bình lặng lẽ, cũng có thể oanh liệt hào hùng, tại sao lại có sự khác biệt này? Chính là bởi con tim chúng ta, nếu trên con đường trưởng thành không chịu nổi sự cô độc, khi gặp sự vật tươi đẹp thì muốn theo đuổi truy cầu, chỉ mong muốn an dật nhàn nhã, chẳng dám đối diện với khó nạn, tìm mọi cách trốn tránh hiểm nguy… như vậy, chẳng thể trưởng thành, cuối cùng ắt sẽ gục ngã.
tu-hanh-trinh-sinh-menh-cua-ca-hoi-goi-mo-y-nghia-doi-nguoi
(Ảnh: Shutterstock)
Vậy nên, hãy học tập sự mạnh mẽ kiên cố của cá hồi, bất chấp hiểm nguy lội ngược dòng nước xiết, cuối cùng trở về nơi ban đầu chúng ta đã sinh ra…


st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Aug/2019 lúc 12:56pm

Làm ơn mắc… án


mh%20an%20oanKhông biết ở đâu sao chớ, riêng tôi thấy tìm người tốt (hơn tôi) ở cái đất Saigon này dễ vô cùng. Hầu như hơn 90% người tôi quen biết đều làm những việc tốt, họ luôn sẵn lòng giúp đỡ cho những con người có cuộc sống khó khăn hơn mình. Đôi khi, chính bản thân người đó cũng nghèo, cũng thiếu thốn, cũng tằn tiện qua ngày mới đủ ăn, đủ mặc. Không nói đâu xa, đối diện nhà tôi có khoảnh đất trống, trên khoảnh đất trống chút xíu đó thôi mà đã có 3 “nhà từ thiện”.

Chị Phượng bán cơm tấm thì ngày ngày “phát chẩn” một hộp cơm cho bà bán ve chai già trong xóm. Bà không con, không nhà, ngày ngày phải ngủ nhờ dưới hiên của khoảnh đất trống đó, sau khi ngày ba cữ các hàng quán dọn ra dọn vô.

Chị Hằng bán trái cây vườn ở quê, mùa nào mang lên thức ấy bán cho bà con trong xóm. Mỗi đợt lên xuống giữa miền Tây và Saigon vừa vất vả vừa tốn kém, buôn bán dưới trời nắng nôi bao năm trời vẫn ngày ngày than “không khá nổi”. Nhưng hễ thấy ông bà già bán vé số “tội tội” là kêu vô mua 2 tờ. Cọc vé số không bao giờ xổ cứ dày dần, dày dần như những sợi tóc bạc trên đầu chị vậy!

Ðặc biệt là cô Ba bán nước mía, cổ gần 70 tuổi, tóc bạc trắng, răng còn một hai cái lưa thưa cho… vui. Thiệt ra, bán nước mía là nghề phụ, nghề chính của cô Ba là bán hủ tiếu, bánh canh ngay chỗ bán nước mía đó. Ngày nào cũng vậy, sáng dọn hủ tiếu bánh canh ra bán, chiều cất hủ tiếu bánh canh vô rồi dọn nước mía ra, chỉ trừ Chủ Nhật hàng tuần là cô nghỉ luôn hai buổi, nghỉ không phải để nghỉ ngơi mà đi vô mấy trại mồ côi thăm “cháu”. Cháu cô Ba đông lắm, mỗi đứa cô đều nhớ tên.

Làm ơn mắc… án (mạng)Từ các báo Việt Nam

Tôi tin họ là người tốt, họ đã làm những việc tốt mà chính tôi chứng kiến và đồng hành. Nhưng, mỗi lần ăn cơm chị Phượng tôi vẫn “lấn cấn” trong lòng: “Không biết chỉ mua thịt heo có qua kiểm dịch chưa? Không biết rau chỉ có rửa sạch hông? Không biết ăn ngay lề đường bụi bặm vầy lát về có đau bụng không?”. Rồi khi mua trái cây chị Hằng, mặc dầu mua hoài nhưng lúc nào tôi cũng hỏi dằn một câu: “Trái này có bỏ thuốc không đây?” Mặc dầu chỉ luôn nhìn thẳng vô mắt tôi, thét lên thảm thiết: “Không có má ơi!” Nhưng, cuộc sống mà…

Rồi mỗi lần ăn hủ tiếu, uống nước mía của cô Ba, tôi vẫn có những hoài nghi trên trời dưới đất: “Sao vị nước lèo này ngọt lạ quá, không biết đường hay là hóa chất?” “Sao nhìn tráng tô sợ quá, không biết bả có rửa sạch chưa?” (nhưng đâu dám hỏi thẳng). Giống như mấy bài viết dưới đây:

Từ Facebook Albany Owens: “Tôi vừa mới xuống khỏi xe Grab. Nhưng lại làm rơi ví, tất cả tiền và thẻ ngân hàng của tôi. Thẻ ngân hàng của tôi đã rơi xuống cống rất sâu và bẩn. Tôi đã nói với các bạn tài xế là đừng bận tâm lấy nó vì sự an toàn của các bạn và rằng đó chỉ là một cái thẻ thôi. Nhưng 2 phút sau tôi nghe thấy họ nói “HELLO”. Tài xế của tôi và người bạn của anh ấy đã mở nắp cống ra và chui vào cái lỗ cống chỉ để lấy thẻ cho tôi. Quá cảm động. Tôi đã đưa cho anh ấy những gì còn lại trong ví của tôi và một cái ôm lớn” – Ðây là một câu chuyện của một vị khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch. Cô post câu chuyện này vào một group của người nước ngoài ở Việt Nam bằng tiếng Anh. Sau đó được nhiều người dịch ra tiếng Việt và đăng nhiều nơi.

Câu chuyện của cô Albany Owens (Từ Facebook Albany Owens)

Câu chuyện được nhiều người đọc, sự “nghĩa hiệp” của hai anh tài xế trong chuyện cũng được cư dân mạng khen ngợi và thích thú. Nhưng lâu lâu vẫn “trồi” lên vài bình luận “đanh đá”, kiểu như: “Ối tại cổ là khách nước ngoài nó mới thế, thử khách Việt Nam xem!” Hoặc: “Tại em đẹp thôi em ơi…”

Từ Facebook Thanh Kim: “Tôi biết Anh Huy cách đây hơn 1 năm khi tình cờ đi bến xe Chợ Lớn có việc. Ðứng từ xa, nghe loáng thoáng về một anh tài xế tính tình hơi điên, hơi khùng một chút. Anh tài xế chơi búp bê, tên Huy, nên cánh tài xế tuyến 54 gọi biệt danh là Huy Búp Bê. Nhưng vừa lên xe, tôi nhận ra người tài xế, vui vẻ mà không có con búp bê nào??? Hỏi ra mới biết vợ anh thích búp bê. Nên khi lái xe buýt, đỡ nhớ vợ mới cưới, anh dán nhiều hình búp bê chị thích, nào ngờ khách cũng thích nên anh dán nhiều nhiều cho mọi người vui.

Sau đó, do vài trục trặc xe anh không còn búp bê nữa. Mà lần này là có rổ tiền lẻ. Anh nói tuyến 54 chạy qua toàn là bệnh viện từ lớn đến nhỏ, từ bệnh đơn giản đến hiểm nghèo ác tính, kể ra đây như Bệnh viện Gia Ðịnh, Ung Bướu, Mắt, Da Liễu, Quận 3, Răng Hàm Mặt… mà khách toàn dân tỉnh nghèo, đi lơ ngơ dễ bị móc túi. Có hôm anh chở hai vị khách từ bến xe ra bệnh viện khám bệnh, chuyến sau anh lại gặp hai vị khách thất thần đứng đợi xe buýt để về nhà, vì đã mất hết tiền do móc túi. Nên Anh vui vẻ cho đi quá giang về bến xe, không lấy tiền, còn cho thêm ít tiền mua vé xe đò về quê. Anh biết dân mình nghèo, không gạt anh vì ba đồng tiền lẻ.

Thế rồi cũng có vài trường hợp họ ngại. Anh nghĩ ra cách để tiền lẻ do anh quyên góp từ chính tiền lương chạy xe buýt, mỗi ngày 50 ngàn tiền lẻ. Cứ thể cộng dồn từ ngày này qua ngày khác để giúp người dân lỡ hết tiền có tiền lẻ đi xe buýt. Anh hạnh phúc kể thêm, nhiều hôm tui ngạc nhiên lắm, tự nhiên mấy ngày tiền lẻ không vơi đi, không hết tiền mà cứ nhiều thêm thì ra nhiều khách đi xe buýt thấy anh có hành động đẹp nên âm thầm đổi tiền lẻ rồi góp chung với rổ tiền anh để sẵn giúp người nghèo.

Thế rồi, một hôm anh thông báo không chạy xe buýt nữa! Tôi cũng buồn, nhiều bạn sinh viên buồn hơn vì từ đây vắng đi hình ảnh anh tài xế hiền lành, vui tính, hay giúp người, mua quà bánh cho các bạn nhỏ. Anh nói anh về lo chuyện vợ con. Vợ anh sinh con. Anh phải về quê chăm sóc và sau khi ổn định, gia đình anh sẽ lên Sài Gòn lái xe buýt tiếp. Bỏ xe buýt, bỏ Sài Gòn sao được!

Hôm nay, rất vui khi biết anh Huy chạy lại xe buýt. Anh không còn đi tuyến 54 thân thuộc mà chuyển qua tuyến 86. Và vui hơn nữa, Anh vẫn giữ nét đẹp của một người miền Tây chân chất, thật thà, giúp đỡ người khách. Anh nói anh mua một ít áo mưa để trên xe buýt tặng cho bà con, ai mà xuống trạm trời có lỡ mưa thì mặc mà về nhà không bị ướt, không bị bệnh, bị cảm. Hỏi ra thì anh nói lý do là nguyên tuyến đường xe 86 chạy qua ở Quận 7, Nhà Bè không có nhiều nhà chờ trú mưa, nên ai mà xuống trạm chắc chắn sẽ bị ướt nhem.

Cảm ơn Anh Huy tài xế có tấm lòng tốt bụng nhất Sài Gòn! Cảm ơn chuyến xe buýt của anh đã giúp đỡ nhiều hành khách” – Như thường lệ, bên cạnh những bình luận ủng hộ anh Huy luôn có vài lời “thật lòng” không đúng chỗ: “Ðôi khi ổng bị đuổi vì hút ma túy đấy, mới thấy báo đăng đuổi việc cả ngàn tài xế vì nghiện.” “Mấy ông tài xe buýt là chúa chạy ẩu, lấn tuyến, nghỉ hết cho tôi nhờ!”.

Từ Facebook Tony Nail: “Thông báo đến quý cha, quý Soeurs, anh em, bạn bè và đại gia đình Facebook, hiện nay nhà con mở rộng cửa để đón tiếp các bệnh nhân nghèo tá túc miễn phí để khám chữa bệnh tại Sài Gòn. Hai tầng lầu sẽ dành cho các bệnh nhân và người nhà nuôi bệnh, sức chứa mỗi tầng là 30 người, có giường nệm đầy đủ, phòng máy lạnh. Khu dân cư thoáng mát yên tĩnh và an ninh, công viên thoáng mát phù hợp cho nghỉ dưỡng điều trị bệnh. Các bệnh nhân lưu trú dài ngày ở tỉnh xa đi lại bất tiện có thể đăng ký ở tại nhà con. Ăn uống được phục vụ miễn phí. Từ nhà con vào các bệnh viện trung tâm rất gần và tiện lợi, có một tầng thượng dành để nấu ăn, sinh hoạt, giặt giũ đồ, áo bằng máy giặt. Trong tương lai con sẽ mua xe cứu thương để vận chuyển bệnh nhân nghèo miễn phí. Mong quý cha, anh em bạn bè và đại gia đình chia sẻ rộng rãi đến người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn. Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp với con hoặc inbox trên Facebook, con bận không nghe điện thoại được thì xin để lại tin nhắn, con sẽ trả lời. Mong góp chút sẻ chia yêu thương với người kém may mắn hơn con.”

– Bạn biết đấy, khi một thông tin về từ thiện được đăng ra giữa thời đại lòng tốt được mua bán này. Sẽ không ít người hoài nghi và rụt rè khi nghĩ đến chuyện chia sẻ. Bản thân tôi, khi đọc được bài viết này, đã gọi cho “chủ sự”, là anh Lưu Văn Hữu (46 tuổi, ngụ QuậnThủ Ðức), người đăng bài viết trên để xác minh thông tin và “share” lại trên trang cá nhân mình sau đó. Nhưng không nhiều người có thời gian để gọi, họ chỉ dừng ở mức hoài nghi nên đã bình luận rất nhiều lời khiếm nhã trên trang cá nhân. Nên sau khi đăng bài viết này vài ngày, anh Hữu lại viết thêm một bài:

Từ Facebook Tony Nail: “Kính thưa gia đình Facebook, nhà em chỉ có khả năng dư 3 tầng lầu để cho bệnh nhân ăn ở và sinh hoạt miễn phí. Phòng ốc hiện trạng có gắn máy lạnh và giường tầng có nệm. Gia đình em cũng không phải khá giả gì, chỉ thấy mình chia sẻ được chút ít cho người nghèo qua những gì mình đang có. Vậy mà một số người đến thăm dò dưới con mắt soi mói thiếu thiện cảm và đòi hỏi nhiều cái phi lý. Như sao không gắn thang máy cho bệnh nhân, không nuôi các bệnh nặng liệt giường, rồi sao không nhận chăm sóc bệnh nhân, v.v… xin thưa rằng, gia đình em khả năng chỉ có bao nhiêu đó thôi ah. Chúng em không kêu gọi đóng góp hay vì mục đích tư lợi nào khác. Chúng em cũng phải làm 18 tiếng ngày để sống và mong dư chút ít chia sẻ cùng người nghèo hoạn nạn. Chứ công việc chăm sóc bệnh nhân không phải là trách nhiệm của chúng em. Nên mong những ai có tính xét nét, soi mói và nghi ngờ hãy mở lòng ra, bao dung hơn, quảng đại hơn để nhìn đời bằng ánh mắt tích cực và yêu thương. Em sẽ không tiếp những ai nghi ngờ đến để soi xét và xin ‘tham quan’ nhà. Chỉ nhận những người bệnh nhân nghèo thực sự cần đến tá túc trong thời gian chữa bệnh. Cảm Ơn sự quan tâm của mọi người.”

Cách đây vài năm, có ông cán bộ nào đó đòi kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mấy cái bình nước miễn phí vì sợ mấy bình đó bẩn, người ta uống vô chết. Cách đây vài tháng, có anh tài xế đi tù vì “vớt” đứa bé đi lạc giữa đường quốc lộ. Cách đây vài bữa, có anh thanh niên bị đâm chết tại bệnh viện vì đưa một đứa trẻ đi cấp cứu. Ai đó đã nói, “một cánh én không làm nên mùa Xuân”.

Nhưng khi lọt thỏm giữa bộn bề dối trá, xấu xa, chỉ cần thấy một tia sáng nhỏ nhoi của sự nhân bản thôi cũng đủ khiến con người “giựt” lại được chút xíu “mùa xuân” cho cuộc sống. Nhưng, lại nhưng, khi cầm nắm, ôm ấp “mùa xuân” đó chán chê, rất nhiều người quay lại hoài nghi luôn cái mà mình mới nhìn thấy, sờ thấy, cảm thấy. Rồi tự hỏi: “Liệu nó có phải là sự thật không?” Rồi thở dài: “Thời bây giờ, còn tin ai được nữa?”. Bản thân tôi cũng rất nhiều lần như vậy! Ðôi khi, cánh én rất nhiều, nhưng không có mùa Xuân!


Du Uyên

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2019 lúc 11:16am

Mùi của Mẹ by NVAnh & Hungduong  <<<<<


Image%20result%20for%20Mùi%20của%20Mẹ%20by%20NVAnh%20&%20Hungduong


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Aug/2019 lúc 11:17am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2019 lúc 3:28am

Cần Thăm Nom và Săn Sóc Nhau Lúc Còn Sống 


Trong văn chương Việt, bài thơ “Khóc Bạn” của Nguyễn Khuyến đã lột được sự ân cần và quí mến bạn hết lòng trong khi bạn còn sống. Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê với tất cả tâm hồn và bằng tận cùng của sự mến thương luyến tiếc:
“Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.”
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
Giường kia treo những hững hờ.
Đàn kia gảy những ngẩn ngơ tiếng đàn.”
Khóc như thế mới là khóc, thương như thế mới là thương! Khi sống chúng ta đối đãi với nhau chân tình và để ý săn sóc nhau hết lòng thì khi bạn chết, việc khóc than, viếng đám ma, chia buồn, và an ủi của chúng ta đối gia đình của bạn mình mới có ý nghĩa.

1. Sự Đời
Ngày nay, ở hải ngoại này, có một số người vì bận rộn với danh quyền lợi, họ đã để cho tình cảm gia đình và nghĩa bằng hữu bị nguội lạnh phai mờ. Khi cha mẹ, anh em, và bạn bè còn sống, họ chẳng chăm nom thăm hỏi nhau mà còn lấy cớ này lý nọ để bào chữa, chẳng hạn như:
“Bố tôi ghét tôi, mẹ tôi thiếu bổn phận, anh tôi hư hỏng, em tôi không nghe lời, bạn tôi ở xa quá, tôi bận rộn mà lại ở xa họ quá, v..v.. nên tôi không đến thăm họ được!”

Có những trường hợp khi cha mẹ già yếu, con cái đã tìm cách đưa các cụ vào viện dưỡng lão. Đây cũng là việc thông thường ở Bắc Mỹ này. Tuy nhiên, trừ trường hợp giữ các cụ ở nhà sẽ gây ra nguy hiểm đến tính mạng cho các cụ, cho gia đình, và cho hàng xóm thì không kể, nếu các cụ vẫn tỉnh táo hay người nhà còn có thể trông nom săn sóc được mà đưa các cụ vào sống trong “Nursing Home” thì thật tội nghiệp cho các cụ.

Đã có những trường hợp cha mẹ vì già yếu và bệnh hoạn phải nằm trong nhà thương, con cái cả tuần mới tới thăm được một đôi lần. Các cụ nằm “chết khô” không có người con nào ngó tới. Thế mà khi cha mẹ qua đời, con cái tổ chức đám ma thật to, kẻ phúng người điếu nhộn nhịp, khóc than kể lể hết lời, mua loại hòm (quan tài / săng) cho thật sang, xây mộ cho lớn, đắp bia cho đẹp, và làm lễ cầu siêu cho linh đình tốn đến cả mấy chục ngàn đô-la. Có phải đây là cách để gột rửa sự tệ bạc của mình đối với cha mẹ lúc còn sinh tiền và che mắt thế gian không?

Có trường hợp, người đã chết được cả tháng trời mới thấy bản tin phân ưu của bạn bè ở cùng một địa phương xuất hiện trên mặt một tuần báo. Sự gần gũi lui tới thăm nhau có thắm thiết lúc còn sống không? Bản tin phân ưu này có giá trị gì ngoài sự mua danh lấy tiếng?

Có người khi còn sống bị ngay cả bạn thân của họ chê là kẻ có thủ đoạn, thế mà khi chết, họ cũng được bè bạn đăng lời phân ưu. Vì “nghĩa tử là nghĩa tận,” người ta thường tha thứ và rộng lượng với người chết nên cố nhờ đăng vài lời phân ưu để được tiếng là cao thượng. Đôi khi người ta đăng lời phân ưu là để đạt một mục đích khác nữa. Thật là một trò hề và giả đạo đức!

Có người khó tính và chán chường cho sự giả dối của loại người nói ở trên đã thốt ra một câu thật chí lý giống như lời Chúa Jesus đã viết trên cát trong truyện “Ném Đá,” “Bọn Giả Dối!”

Ở Bắc Mỹ này, tình gia đình và bè bạn không được thắm thiết như ở Á Đông ta nên người ta đã tự lo cho cái chết của họ một cách thật đầy đủ, chẳng hạn như mua bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance) để khi chết gia đình có tiền sinh sống và trang trải ma chay, nào đóng tiền trước cho nhà quàn (Funeral Home) để họ lo đám ma của mình (Prepaid Funeral Cost) mà khỏi cần nhờ đến ai. Thật là tiện lợi hết chỗ nói.

Khi sống, người Bắc Mỹ đã được hưởng mọi thứ tự do thật xứng đáng với nhân phẩm con người. Khi chết họ cũng thoải mái vì không phải lo cảnh “xẩy đàn tan nghé” hay làm phiền lụy ai.
Ngoài ra, vì người dân Bắc Mỹ có đóng thuế và đóng tiền hưu nên chính phủ có trách nhiệm lo đám ma cho người dân. Chính vì thế, những người dân nghèo đã có cơ quan xã hội (Social Services) ở địa phương lo đầy đủ cả lúc sống cũng như khi chết. Khi nhà có người nằm xuống, nếu thân nhân nộp đơn xin tiền trợ cấp để lo đám tang thì cơ quan xã hội sẽ cấp cho họ một khoản tiền đủ để chi dụng trong việc này.

Đối với những người có đi làm và có đóng tiền hưu thì khi chết họ được hưởng tiền tử tuất, tối đa khoảng 3 ngàn đồng tùy theo số năm đi làm và số tiền đóng cho quỹ hưu trí. Tiền tử tuất này do cơ quan “National Health & Welfare, Income Security Programs” cấp nếu thân nhân hay người đại diện nhà quàn đứng tên xin.  

Ở Bắc Mỹ này không ai phải bó chiếu đem chôn một cách âm thầm như người dân sống dưới chế độ Cộng Sản tại Việt Nam. Mặc dầu người dân được bọn Cộng Sản tôn vinh là “nhân dân làm chủ,” nhưng trong thực tế, người dân bị bọn Việt Cộng đối xử rất tệ, thậm chí không bằng con vật ở Bắc Mỹ này.

2. Tại Sao Người Ta Phải Tổ Chức Đám Ma Cho Linh Đình?
Có đám ma được gọi là “Quốc tang” do triều đình hay chính phủ đứng ra lo. Lá cờ quốc gia được phủ lên quan tài trong khi đưa đám. Đây là nghi lễ chôn cất của chính phủ dành cho những người chết có công đánh trận hay tử nạn trong khi phục vụ quốc gia. Ngoài ra, lá cờ của quốc gia còn được kéo lên nửa chừng cột cờ ở khắp nơi trong nước, gọi là cờ rũ hay cờ tang. Đây là biểu hiệu để tang người quá cố đã có công đối với dân tộc.

Có đám ma làm theo nghi lễ tôn giáo hay phong tục cổ truyền để tôn vinh người chết về công lao của họ đối với đạo pháp và dân tộc.
Có đám ma được tổ chức linh đình và trọng thể do dân chúng và các đoàn thể đứng ra tổ chức để tỏ lòng nhớ ơn người chết đã vì họ mà hy sinh, và luôn thể để biểu dương thế lực phản đối nhà cầm quyền đương thời đã gây ra cái chết này.

Có những đám ma rất linh đình do thân nhân, bằng hữu, và những người mến mộ tổ chức dành cho nhà báo, kịch sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, cầu thủ, võ sĩ, và nhà giáo, v..v.. Trong đám ma này người ta đọc điếu văn (bài văn đọc trong đám tang để tỏ lòng nhớ ơn và thương tiếc người quá cố) phát biểu những kỷ niệm đã có với người chết, và nói lên những công đức của người quá cố trong lúc còn sinh tiền, v..v.. Sau đám ma, người ta còn tổ chức các buổi cầu nguyện và các buổi tưởng niệm để vinh danh công đức người quá cố cho mọi người lấy đó làm gương.

Có những đám ma của loại người giầu có để khoe của, khoe danh, khoe sang vì quen biết các ông to bà lớn, và để dễ dàng cho con cháu sinh sống và làm ăn sau này.

3. Tại Sao Người Ta Hay Tỏ Ra Quan Tâm và Ân Cần Đối Với Một Người Khi Họ Sắp Chết và Sau Khi Họ Chết Hơn Lúc Còn Sống.
Thường thì vào dịp Tết, lúc năm cùng tháng tận, người ta hay rộng lượng với nhau. Họ bỏ đi các dị biệt cùng các xích mích đã có để cùng nhau tổ chức Tết để đón mừng xuân và hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn trong năm mới. Cũng trong chiều hướng này, khi biết tin thân nhân và bạn bè hấp hối hay đã qua đời mà trước đó có khi cả hằng năm chẳng bao giờ họ liên lạc với nhau, người ta nghĩ rằng lúc này họ nên bỏ ra chút thì giờ để đến thăm người hấp hối, nhìn mặt người chết một lần chót, hay gửi đăng đôi lời chia buồn trên báo chí để chuộc lại thái độ lạnh nhạt trước kia. Đây là một cử chỉ đẹp, biết ăn năn hối cải, và độ lượng nhưng ý nghĩa chẳng có bao nhiêu vì lúc sống đã chẳng ra gì thì còn kể chi khi đã chết.

Có trường hợp người ta đi phúng điếu là để trả nợ vì trước đây người mà nay qua đời hay bà con của người này đã đi phúng điếu thân nhân của họ. Trong một số trường hợp khác, có những người cùng làm chung một sở hay ở cùng một nơi với nhau; khi ở cơ quan hay hàng xóm có người qua đời, bạn bè và người hàng xóm rủ họ đi phúng điếu thì họ đi, chứ chưa chắc họ thực sự muốn đi. Danh sách những người đăng trong mục tin phân ưu cũng vậy; có nhiều trường hợp, bạn bè hay tòa soạn tưởng mình chơi thân với người quá cố nên họ tự động thêm tên mình vào.

Một số người đã đối đãi tệ hại với bạn bè, họ tưởng rằng nói vài lời an ủi với người hấp hối coi như chuộc lại cả một thời gian dài không một lần thăm viếng hỏi han. Họ đến phúng điếu và chia buồn với tang quyến chỉ là tỏ thiện chí làm lành và gột rửa sự lạnh nhạt hay hiềm khích với gia đình người quá cố trước đây. Đây cũng là một việc tốt nhưng chưa đủ.

Có nhiều trường hợp, con cái tệ bạc với cha mẹ và đối với cha mẹ không ra gì, nhưng khi cha mẹ sắp qua đời, họ quây quần bên giường bệnh lúc cha mẹ hấp hối để tỏ ra mình lo lắng và thương tiếc cha mẹ một cách tự nhiên phát sinh tự đáy lòng. Ngoài ra, họ còn quây quần bên giường bệnh lúc cha mẹ hấp hối với mục đích để xem cha mẹ có dặn dò (trối) cho mình tiền của gì không.

Những người con có hiếu thường tổ chức đám ma cho cha mẹ rất linh đình cốt để tỏ lòng hiếu kính một cách chân tình. Nhưng cũng có trường hợp, các con làm đám tang cho cha mẹ một cách linh đình để gột rửa sự bạc bẽo của họ đối với cha mẹ trước đây.

Đối với những người đến phúng điếu, có nhiều trường hợp người ta đến phúng điếu chia buồn với tấm lòng thành. Thái độ của họ nói lên tấm lòng sẵn sàng giúp đỡ cho tang gia bất cứ lúc nào và bất cứ cái gì khi cần đến. Đời vẫn có những người tốt thực sự và vô vị lợi. Có người đến phúng điếu vì họ đã từng ngưỡng mộ và tôn kính người quá cố mà không có dịp nào được gặp tận mặt hay nói trực tiếp được một lời trong lúc người ấy còn sống. Có trường hợp, người ta thân nhau nhưng lười liên lạc nên khi nghe tin nhau bị bệnh hay qua đời họ đã cố gắng đến an ủi hay chia buồn.

Một số người thân nhau, họ không để ý đến nhau khi còn sống và cho đây là sự bình thường. Trường hợp này cũng giống như người có tự do sẵn rồi thì không thấy tự do là quan trọng. Đến khi mất tự do, họ mới thấy tự do là quí. Đối với mười ngón tay của ta, khi bình thường ta không thấy ngón nào là ngón quan trọng. Nếu vì lý do gì mà bị cụt đi một ngón, ta mới thấy thiếu thốn và bất tiện như thế nào. Chính vì lý do này người ta mới ân cần thăm nhau khi bị bệnh, hay thương tiếc nhau vô cùng khi đã mất nhau.

Nói chung, đám ma có linh đình hay không, lễ cầu siêu có lớn hay không, và phần mộ có to và đẹp đẽ hay không, tất cả đều dành cho người sống và đều làm rạng rỡ cho người còn sống. Chết là hết. Sau này có mâm cao cỗ đầy hay không cũng chỉ là dành cho người sống. Việc đối đãi với nhau khi còn sống mới là quan trong. Cần đùm bọc thương yêu và săn sóc nhau lúc sống chứ đừng để đến khi thân nhân hay bằng hữu chết mới tỏ lòng thương tiếc.
Nhiều người tin rằng cần tụng niệm Phật A Di Đà để cầu xin vãng sanh (qua kiếp trần gian) về cõi Tây Phương Cực Lạc. Thật ra Cõi Tây Phương Cực Lạc đã ở tại trong lòng mình. Không có đất Phật ở đâu bên ngoài. Lục Tổ Huệ Năng đã dạy:
“Kẻ mê muội thì niệm Phật cầu vãng sanh về cõi bên kia, người tỉnh ngộ chỉ làm cho tâm mình được thanh tịnh. Người phàm phu không hiểu rõ tánh Phật của mình, chẳng biết rằng Tịnh Thổ hay Tịnh Độ, tức là đất Phật, đã có sẵn nơi tâm mình và ngay tại nơi mình đang ở, nên cứ lo cầu Đông nguyện Tây. Còn người đã giác ngộ rồi thì biết rằng đâu đâu cũng là Tịnh Thổ, tức là chỗ nào cũng có Phật ở đó cả. Con người khi còn sống nên giữ tâm mình cho thanh tịnh để biết bổn tâm nhận rõ bổn tánh thì sẽ giác ngộ thành Phật, chẳng cần phải cầu vãng sanh làm gì vì lòng ta là đất của Phật rồi.
Hãy trân trọng thời gian được sống gần nhau, hãy tu tâm dưỡng tánh khi mình còn sống chứ đừng cầu vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.”

4. Quan Niệm Của Một Số Người Về Việc Ma Chay
Chính vì thấy sự phiền hà khi thân nhân phải tổ chức đám ma mà rất nhiều người khi sắp chết họ đã trối lại là không nên làm đám ma linh đình, miễn phúng điếu, miễn thăm viếng. Họ không muốn làm phiền ai và chỉ yêu cầu thân nhân làm đám ma thật đơn giản mà thôi.

Một số người thì chú trọng vào việc ăn ở tốt với nhau lúc còn sống, sẵn sàng giúp đỡ nhau, và sẵn sàng lo sống chết cho nhau trong mọi hoàn cảnh. Sống sao cho tình nghĩa vẹn toàn để khi không còn có nhau nữa, họ không có gì phải hối tiếc. Đám ma lớn nhỏ không thành vấn đề nữa. Phúng điếu hay không cũng vậy. Họ không vì người đã chết mà làm phiền hà người khác hay để cho người ta kiếm ăn trên xác chết của mình. Một số người khác tự lo trước cho cái chết của mình để khi nằm xuống họ không làm phiền người nhà.

Có những người, vì lợi ích chung của nhân loại, họ đã ký giấy hiến thân xác mình sau khi chết cho các cơ quan nghiên cứu để làm phương tiện cho sinh viên trường thuốc học hỏi. Ma chay trong trường hợp này không thành vấn đề nữa. Không còn phải sợ cảnh “ma chê cưới trách.”  Đây là một hành động thật là cao thượng và vị tha. Thật đáng được thán phục! Có những người thực tế hơn đã làm điếu văn cho cha mẹ, vợ chồng, hay bạn bè ngay khi những người này còn sống (Sinh Điếu). Làm “Sinh Điếu” kiểu này thật là có ý nghĩa vì khi còn sống mà được nghe thân nhân hay bằng hữu khóc mình, ta mới thấy cảm động và thú vị vô cùng. Có những nhà thơ đã làm điếu văn khóc vợ lúc vợ còn đang chung sống với mình. Sau khi nghe bài sinh điếu, có bà đã khóc mùi mẫn vì sung sướng. Thật là cảm động một cách chân thành đầy ý nghĩa và tuyệt vời.

5. Kết Luận
Nếu khi chúng ta còn sống mà không thăm nom và săn sóc nhau thì những hành động làm ma chay (lễ tống táng người chết) cho linh đình, phúng điếu, và phân ưu dành cho nhau khi có người qua đời, tuy có cần thiết, nhưng vẫn mang tính cách lừa dối người và lừa dối chính bản thân ta, nó không có một chút ý nghĩa nào cả.

Hãy thăm nom, săn sóc, và giúp đỡ nhau lúc còn sống mới thật là có ý nghĩa và hữu ích. Có như thế thì việc làm ma chay, phúng điếu, và phân ưu mới có ý nghĩa. Chết là hết. Ta nên nhớ rằng tất cả những gì người sống làm cho thân nhân hay bạn bè đã qua đời chỉ vì những người còn sống và giúp cho những người sống yên lòng mà thôi.

Tuy nhiên, ta vẫn phải làm đám tang cho người qua đời, nhưng chỉ nên làm giản tiện và làm những gì cần thiết mà thôi.

Khải Chính Phạm Kim Thư
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2019 lúc 3:34am

Nhớ Nhà


Ðôi dòng về tác giả
Bác Sĩ Nguyễn Sơ Ðông là:
– Học sinh tại trường Ch***eloup Laubat và trường Ðại Học Y Khoa ngày xưa.
– Ra trường và đi lính. Làm Y Sĩ Trưởng Sư Ðoàn 25.
– Sau 75, đi tù CS. Khi về cùng vợ con liều mạng vượt biên qua ngả Biển Ðông và định cư tại Mỹ.
– Con trai thứ của BS Ðông là Bác Sĩ Nguyễn Ðông Quan, giáo sư giải phẫu Nhãn Khoa Ðại Học John Hopkins, đã làm chủ tịch Y Sĩ Ðoàn Hoa Kỳ trong 2 nhiệm kỳ. Trong thời kỳ làm chủ tịch Y Sĩ Ðoàn, BS Ðông Quan – cùng với BS Jonathan Lâm – đã thành lập chương trình Amb***ador Health mỗi năm về các vùng hẻo lánh của quê hương ta, giải phẫu, điều trị cho nhiều ngàn người bệnh thiếu phương  tiện điều trị – hay không có tiền nong đút lót để được nhập viện điều trị tại Việt Nam. Thành quả nhân đạo BS Ðông Quan & Jonathan Lâm và bạn hữu đã gặt hái được, là một điểm son cho thế hệ thứ 2 của cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
***
Pourquoi le prononcer ce nom de la patrie?
Dans son brillant exil mon coeur en a frémi
II résonne de loin dans mon âme attendrie,
Comme les pas connus ou la voix d’un ami.

Tôi muốn đổi chữ “brillant” thành “douloureux” vì trốn chui, trốn nhủi, vượt biên còn thua con chó đói, thì có gì là “brillant.” Sợ mang tội với Lamartine, lại thừa một “pied.”

Tôi là thằng “lăn chai,” lúc nhỏ suốt ngày ở ngoài đồng, lội hết mương nầy đến rạch kia. Tôi không phải đi chăn trâu, nhưng tôi cỡi trâu “nghề lắm.” Leo lên lưng trâu đâu có dễ. Tôi mới sáu, bảy tuổi, đứng vừa qua khỏi ngang nửa bụng trâu, mà trâu đâu có “mọp” xuống như voi cho mình leo lên. Vậy mà thằng tui phóng lên ngang hông trâu cũng được, kẹp “đầu gối” (trâu) trước cũng xong, phăng lên bằng đầu gối sau cũng “phẻ” mà kéo đuôi cũng yên. Trâu tốt hơn “người ta”: không khi nào “đá giò lái,” không “đá ngược” bạn bè.
Nắng, mưa tôi có coi ra gì đâu? Mưa xối xả, mưa nặng hột,… tắm mưa càng vui. Tắm đến chừng da tái mét, run lập cập mới thôi. Một lát có khi cả giờ nữa, nắng lên, khô queo,… thì lội nữa.
Tụi chăn trâu “nhà nghề” chỉ tôi đủ thứ hết: làm sao “cột dàm” con nghé để nó khỏi ăn mạ. Người ta vác chổi chà mà đập mầy đó (không đập trâu đâu, vì chổi chà có thắm thía gì nó). Nhìn dấu ở cửa hang là biết có cua ở trỏng hay không, cua lớn hay cua “nghé” (cua con, kẹp đau lắm). Bắt cá bống kèo thì phải dùng một chân chận cái ngách nó lại, câu cá trê phải sửa soạn mồi trước: đập mấy con ốc bươu, để qua bữa sau có mùi hôi hôi là cá trê nó đớp nhanh lắm, xúc cá ròng ròng coi chừng bị cá mẹ táp cẳng, vì bênh con (ròng ròng là cá lóc con, cỡ 1/2 ngón tay út, kho tộ mặn mặn, cay cay… ngon hơn caviar nữa. Mà tôi có bao giờ được ăn caviar đâu mà xạo vậy!). Bọt trắng nhuyễn trên mặt “mương,” nhưng bọt nào là ổ cá chìa vôi, chả làm gì được hết, bọt nào là ổ cá “xiêm,” loại cá lia thia xanh mun, đá chết bỏ chứ nhứt định không chạy.

Lên Saigon, “lội” gần hết “hang cùng ngõ hẹp” của quận Tư (sau nầy là quận Năm, dành tên quận Tư cho bên Khánh Hội), chui vào Ðại Thế Giới coi hát “cọp,” băng cầu chữ Y, qua giang sơn của ông Bảy (Bảy Viễn), đi chen lấn giựt cái “lưỡi” ông Tiêu cúng rằm Tháng Bảy.
“Nắng Saigon, anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông”

Tôi có biết lụa là gì đâu? Hà Ðông ở đâu? Thôi, tôi xin phép Nguyên Sa mà sửa lại:
“Nắng Saigon, tui đi mà chẳng ngán
Bởi vì da mốc thích “đui then” rồi.

Ra Ch***eloup, đến mùa me chín, leo lên “rung” mạnh. Me rụng đầy đầu tụi ở dưới đất. Thằng nào ở “trển” vậy? Thằng Ðông chớ ai vô đây.
Trước Bộ Y Tế có hai cây gừa, trái tròn, ngọt, cây chót vót, lại cũng thằng Ðông leo. (Sau 75, tôi vẫn còn thấy hai cây nầy, già lão rồi, có ai để ý tới làm chi)
Vào lính, theo đơn vị hành quân, nhớ từng con suối nhỏ, từng gò mối, từng cây cầu khỉ,… nhứt là những nơi “đụng” nặng. Lính tử trận. Quan cũng đền nợ nước. Thứ Hai, người vợ trẻ đưa chồng lên Ðức Hòa. Thứ Bảy, đã chít khăn tang. Nhưng tôi vẫn thương vẫn nhớ cái quận “nắng bụi, mưa bùn”… nghèo xơ nghèo xác nhưng đầy ấp tình người. Hoàng hôn xuống, nghe ễnh ương, nhái bầu, nhái bén, cả bao nhiêu thứ côn trùng hòa tấu “symphonie pastorale” nghe mà rụng rún.
Giờ đây, lưu lạc xứ người, muốn nghe… có đâu mà nghe.
“Lòng quê đi một bước đường một đau” (Kiều)
Tâm trạng nhớ nhà là vậy
Tôi không dám “nghĩ” hoặc “đoán” tình cảm của ai khác. Riêng với tôi thì: tình đầu, tình đuôi, tình giữa… gì gì, thì với thời gian cũng sẽ khuây khỏa, rồi phai, rồi tàn và rồi thuộc về dĩ vãng, dù nó “apporte chaque jour tout le bien, tout le mal.”
Nhưng, nhớ nhà thì hoàn toàn khác, lạ. Như một định luật tự nhiên, “tên” nào “lội” nhiều, lăn lóc với “đất nước” nhiều,… khi về già, nhớ nhà càng ray rứt, càng nhức nhối.
Cái khổ là càng muốn quên, càng lại nhớ. Có những đêm thức giấc, nhớ quá, không tài nào ngủ lại được. Nhớ ai, ai đâu mà nhớ. Nhớ NHÀ!

Lúc ở Ch***eloup, đọc sách tả Tour Eiffel, Montparn***e, Les Invalides, Chateaux de la Loire… náo nức muốn xem lắm. Giờ xem qua rồi thì “thôi.” Nó không “thấm” vào xương, vào tủy, vào tim, vào óc như cái nhớ nhà.
“…Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương.
(Làng Tôi – Chung Quân)

Chắc tại tôi là đứa “chả giống ai.” Thôi đành chịu vậy.
Mấy trang viết nầy không đầu, không kết, ý tứ lung tung, “à bâtons rompus,” “du coq – à – l’âne.” Bà con có xem thì “xính xái,” từ bi hỉ xả giùm. Thiện tai, thiện tai.
Thôi thì cứ xem như “mémoires d’outre tombe” của tôi vậy.
Trước sau gì, cát bụi cũng sẽ về cát bụi
Quando Satis Dixisti, Peristi
(Quand tu auras dit ***ez, tu seras mort)
(St Augustin)
“Mai đây trong chuyến tàu vạn cổ
Nếu có người thương đến tiễn đưa
Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ
Chút tình hệ lụy núi sông xưa”
(Giang Hữu Tuyên)
Ðúng, hệ lụy núi sông xưa!
“Objets inanimés, avez vous donc une âme
Qui s’attache à notre âme et la force d’aimer“

Thôi đành
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng thử nhân sầu”

Thôi Hiệu
Vậy, tôi đã làm được gì?
*Gia Ðình: Trả hiếu?
– Má tôi mất sớm quá, tôi có nhớ gì đâu, nhứt là mấy tháng cuối cùng, mỗi lần tôi muốn tới gần Má tôi, thì các dì, cô, cậu… (đều ở nhà tôi để săn sóc má tôi) bảo: “Con ra ngoài chơi đi, để má con ngủ,” ngủ yên… Yên giấc ngàn thu.
– Tôi có làm được gì giúp Ba tôi đâu. Chưa xong Y khoa, niềm an ủi duy nhứt của tôi là: tôi đã cố hết sức nghe lời Ba tôi, dĩ nhiên, đôi lần chuyện nầy, chuyện nọ, chuyện “đâu đâu” làm Ba tôi không vui.
– Tôi rất mừng là đã cùng vợ tôi quyết định “sinh tử”: chết thì chết chung, không thể sống với VC được. Tụi nó không lương tâm, không tim, không óc, không cả tình người. Ít nhứt, dung thân ở xứ lạ, không ai ngăn cấm con tôi: “Mầy là con sĩ quan ngụy, không được lên cấp ba.” Ðó là nguyên văn của tên “giám hiệu” trường Petrus Ký (tôi không muốn nhắc tên mới của trường) khi đứa con trưởng của tôi học xong lớp 9 (cl***e de 3è) không được lên lớp 10 (cl***e de seconde). Ðuổi học.
*Tổ Quốc: xin cho tôi mượn hai câu thơ của một nhà văn “gốc lính”
“Cúi đầu tạ với quê hương
Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh.”

Tôi đã đội trên đầu sáu chữ: Danh Dự, Tổ Quốc, Trách Nhiệm. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
Je ne fléchirai pas! Sans plainte dans la bouche,
Calme, le deuil au coeur, dédaignant le troupeau,
Je vous embr***erai dans mon exil farouche,
Patrie, ô mon autel! Liberté, mon drapeau!

Victor Hugo (ultima Verba)
Thay lời cuối
Những dòng sau đây, tôi:
– Kính dâng quý trưởng thượng, niên trưởng đã rời Việt Nam trước 30.04.1975
– Gởi đến thế hệ trẻ, những người chưa “nếm” mùi VC.
Tôi dạy Vạn Vật ở Petrus Ký từ năm 1963. Lúc bấy giờ, thi Tú Tài 1 và 2 còn vấn đáp. Chưa khi nào tôi hỏi lý lịch thí sinh trước khi cho điểm. Nói chung, trong suốt lịch trình thi, tất cả giáo sư đều xử sự như thế.
Tết Mậu Thân, con đường tiếp liệu (y dược, y cụ…) của đơn vị tôi bị VC (đã chiếm Vinatexco, Vifon, và các hãng kế cận) đóng chốt. Tôi phải liên lạc với cố vấn đơn vị tôi, trình với cố vấn trưởng (cố vấn cho tư lệnh sư đoàn) cho phép tôi dùng trực thăng riêng của ông về căn cứ 73 tồn trữ y dược, nhứt là bông, băng, băng cá nhân, nước biển và trụ sinh.
Trớ trêu thay: người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển “nóng hổi” vừa được trực thăng mang về là một VC.

Trong hơn bốn năm trấn ở Ðức Hòa, tôi đã gọi tản thương bằng trực thăng về Tổng Y Viện Cộng Hòa ít nhứt là mười VC bị thương nặng. Không tản thương thì chắc chắn 100% chúng đi “chầu bác” rồi.
Dù mưa, dù nắng, một giờ khuya, hai giờ sáng,… chưa lần nào phi hành đoàn hỏi tôi tản thương lính nào vậy? QLVNCH hay VC. Tất cả đơn vị Quân Y QLVNCH đều làm như thế.
Tôi muốn viết thật rõ, hét thật to, ý nghĩ thật trong sáng: Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là Tôn Trọng Con Người, cách hành sự chứa đầy tình người.

Sau Tháng Tư 1975, bọn khát máu chóp bu VC đã ra lệnh phá tan nát xã hội miền Nam, mà nền tảng là gia đình. Bao nhiêu gia đình sĩ quan QLVNCH, viên chức VNCH bị gây áp lực đến đổ vỡ.
Bao nhiêu dân miền Nam bị lừa gạt, rồi bị ép tử, bỏ cho chết, chết đói, chết vì bệnh tật,… ở những khu gọi là kinh tế mới.
Bao nhiêu thanh thiếu niên “con ngụy” bị ép buộc qua Cambodia làm bia đỡ đạn cho VC.
Bao nhiêu trăm ngàn người VNCH đã thiệt mạng trên đường tìm tự do, thoát ách VC.
Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lần nào mà người dân Việt Nam, vốn rất gắn bó với “quê cha đất tổ,” với “mồ mả ông bà” liều chết, bỏ nước ra đi tìm tự do đông đến số triệu.
Tôi viết để quý vị trưởng thượng và thế hệ trẻ hiểu được mức độ khát máu, tàn ác, vô nhân đạo, đầy thú tính của VC.

Riêng cá nhân tôi, tôi không thù hằn VC vì:
1- Tôi đã hấp thụ nền giáo dục nhân bản miền Nam
2- VC không xứng đáng để tôi thù hằn, vì VC đã mất hẳn tính và tình người.
Tôi rất cám ơn, thương mến, kính yêu “bà xã” tôi đã chịu bao nhiêu cay đắng, cực khổ tảo tần giữ vững gia đình, lo cho bốn đứa con tôi.
Hiện giờ, chúng là công dân đơn thuần (simple citoyen) của quốc gia tạm cư, không là “quan to, quan bé” gì hết. Nhưng, người ta đã đối xử với chúng tôi rất ấm áp tình người.

Bác Sĩ Nguyễn Sơ Ðông
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2019 lúc 8:02am

Hai Người “Ngốc” Nhất Thế Gian


Cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta nên người, hy sinh tất cả cho chúng ta. Hai người “ngốc” nhất trên thế gian chính là cha và mẹ!

Họ có thể không có tiền, nhưng sẽ không bao giờ để cho chúng ta bị đói.
Họ có thể không có thế lực, chỉ là những người bình thường, nhưng họ sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ chúng ta không bị ức hiếp
Họ có thể không quá tài giỏi, nhưng sẽ cố gắng bươn chải cuộc sống để chúng ta được sống thoải mái.
Dù cho có rách nát, cha mẹ cũng phải lo cho chúng ta được ăn no, không để chúng ta bị lạnh.

(Ảnh: Shutterstock)

Cha mẹ là những người “ngốc” nhất trên thế gian

Còn nhớ ngày bé, mẹ thường mua đồ ăn vặt cho chúng tôi ăn lót dạ sau khi tan học về để không phải đợi mẹ nấu cơm quá lâu mà bụng bị đói. Sau khi lớn lên tôi mới biết những món đồ ăn vặt đó là món mẹ thích nhất, nhưng mẹ không tiếc để dành cho chúng tôi.
Cha mẹ thường rõ ràng rất thích ăn một thứ gì đó, nhưng lại không ăn, là bởi vì phải để dành những thứ ngon cho các con của mình.
Thứ mà cha mẹ rất thích, họ cũng sẽ không nỡ mua, là bởi vì phải dành tiền để mua cho các con.
Cha mẹ làm lụng vất vả cả đời, đến khi về nhà nên được hưởng thụ cuộc sống thì cha mẹ lại vẫn ăn uống dè xẻn để dành cho con cháu.

Cha mẹ là người vất vả nhất trên thế gian

Cha mẹ làm lụng vất vả cả đời, ăn uống dè xẻn, mặc cho ngày hay đêm, dù cho lưng đau chân mỏi cũng cắn răng chịu đựng vì các con.
Cha mẹ không than thở kể khổ, không cầu mong đền đáp, theo thời gian con người ta dần già đi, chúng ta vẫn cứ là báu vật bé bỏng của cha mẹ.
Có một bài hát thiếu nhi hát rằng: “Thế gian có mẹ là tốt nhất, con có mẹ giống như báu vật, nhào vào lòng mẹ, hạnh phúc không thôi. Còn cha là mái nhà chở che, không có cha thì căn nhà sẽ đổ. Cha mẹ sẵn lòng ‘làm trâu là ngựa’ vì gia đình, dù cho có phải lên núi đao xuống chảo lửa cũng không từ nan. Vì vậy, hai người vất vả nhất trên thế gian chính là cha và mẹ”. Những lời này thật sự không hề sai chút nào.

Cả cuộc đời này, người mà chúng ta có lỗi nhất chính là cha và mẹ

Có câu rằng: Con muốn chăm sóc mà cha mẹ chẳng còn.
Có đôi khi, chúng ta đều biết rằng phải hiếu thảo với cha mẹ, nhưng chúng ta thường xuyên bận rộn nhiều việc trong cuộc sống mà vô tình bỏ quên cha mẹ, thật ra chúng ta nợ cha mẹ rất nhiều.
Người ta nói: Ơn sinh thành, ơn dưỡng dục, ơn của song thân không bao giờ báo đáp được hết.

Quản giáo là yêu, nghiêm khắc là thương, nhưng chúng ta đã thật sự hiểu lòng cha mẹ? Tình yêu thương của cha mẹ bao la như biển cả, sự hy sinh của cha mẹ là không cầu mong được báo đáp. Những gì cha mẹ cho con, họ chưa từng oán thán. Cha mẹ hy sinh cho chúng ta tất cả mà chẳng hề tính toán.


Duyên phận kiếp này với cha mẹ rất ngắn ngủi

Hãy biết trân trọng, bởi vì kiếp sau có lẽ chúng ta sẽ không còn được gặp lại cha mẹ nữa. Có gặp lại cũng chẳng nhớ là ai nữa rồi!

An Nhiên
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.493 seconds.