Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Dec/2019 lúc 8:32am

Người Bạn Bên Đường


mh%20bus%20stop%2001Từ lâu rồi tôi đã quen xem nó là người bạn thầm lặng của tôi, ở góc đường nơi gần đó có một trạm xe bus, mỗi tuần lễ tôi có 5 ngày, mỗi ngày có ít nhất 10 phút để gửi cho nó những tâm sự vẩn vơ của mình, khi không dễ tìm được ai đó biết nghe những điều mình muốn kể.

Mỗi buổi sáng bất cứ thời tiết nào, trạm xe bus này luôn luôn có một đám hành khách quen thuộc chờ xe đi làm, gần như đều biết mặt nhau và câu chào ngắn nhất là "Hi!" mỗi lần gặp. Theo thói quen, tôi thích ra khỏi nhà sớm hơn mười phút, đứng chờ xe mà cũng để tựa người vào gốc thông ven đường, gửi cho người bạn thầm lặng dễ thương vài điều suy nghĩ của mình trước những đổi thay của thời tiết, một biến động nào đó trong tâm hồn, hay những gì tôi bắt gặp trong đời sống xung quanh.

Những khuôn mặt hành khách thường xuyên gặp gỡ nhau trên một đoạn đường nào đó, bỗng làm cho mọi người dễ gần gũi nhau hơn, hôm nào vắng cũng cảm thấy hơi thắc mắc. Người ta có thể làm bạn với nhau từ những chuyện nhỏ nhặt như vậy. Isabel sau này là bạn đồng hành với tôi trên một quãng đường, và ngay cả Bob, ông tài xế da đen tôi tưởng là rất khó thương kia cũng có một tâm hồn dễ thương hơn màu da của ông nhiều lắm.

Tôi có thói quen đêm nào cũng đọc sách trước khi ngủ, hôm ấy khi mò đến cái kính thì không biết là mình đã đánh rơi ở đâu. Tôi nghĩ đến chuyện hôm sau phải đi mua cặp kính khác, nhưng sáng hôm sau khi lên xe, ông tài xế sau khi bấm thẻ, đã giơ ra trước mặt tôi cái bao kính màu nâu. Thật ngạc nhiên, thì ra ông tuy có vẻ lầm lì như không thèm biết những khách quen đi xe mỗi ngày, vẫn chưa hẳn là người không tử tế. Đứa bé gái chưa đầy năm rất bụ bẫm được mẹ bế tới nhà trẻ trước khi đi làm, ngày nào cũng nhoẻn miệng cười có vài chiếc răng sữa trắng nõn với những người hành khách ngồi gần mẹ nó, nụ cười trẻ thơ rất hồn nhiên như ly cà phê nóng, như chiếc "donut" tươm đầy mật gửi cho những người xung quanh một chút vui tươi, an bình cho một ngày vật lộn vì sinh kế.

Tối qua trời lạnh, gió rền rĩ trong những vòm cây trong vườn, gió gào thét trên mái nhà rồi luồn vào mái hiên , khiến tôi nghĩ đến cái tổ chim sẻ bằng cỏ khô, vẫn liếp chiếp mượn mái hiên nhà tôi làm tổ ấm. Trời rét, gió thổi rung bần bật những thân cây trong vườn, chắc người bạn thầm lặng là cây thông bên đường của tôi cũng quằn quại chống trả với cơn gió mùa đông khắc nghiệt. Sáng nay gió đã rủ nhau đi xa, trời lại yên tĩnh với cái rét ngọt luồn vào xương tủy. Đứng nép sau gốc thông là ông già râu bạc, người khách quen của chuyến xe bus, mỉm cười chào tôi, cả khuôn mặt trốn kỹ trong chiếc mũ len chỉ thò ra đôi mắt, cái miệng có chòm râu bạc. Ngày nào ông cũng đợi chuyến xe đi vào "down town", chẳng biết ông làm gì nhưng rồi có một ngày tôi cũng biết, khi bắt gặp ông với tấm bảng giấy đứng bên lề đường, giữa dòng xe cộ qua lại đông đúc. Hóa ra ông là một người "homeless" sống ở dưới cái gầm cầu nằm trong khu ngoại ô ít xe qua lại, tôi đã nhìn thấy ông ở một góc đường trong " down town", với mảnh giấy carton viết xiên xẹo mấy dòng chữ.

Mỗi sáng ông chịu khó đón xe đi vào một nơi không ai biết ông là ai, để trốn tránh một hiện tại đau khổ. Không một mái nhà, không gia đình, hình như có hôm đi dạo quanh khu nhà, tôi đã nhìn thấy một người homless sống dưới gầm cầu, che chắn kỹ lưỡng chỗ ngủ của mình bằng những mảnh thùng cứng chất xung quanh một cái xe lấy ở khu chợ nào đó. Không hiểu có phải ông già râu bạc đã chui từ dưới gầm cầu lên để nhập vào đám hành khách mỗi ngày trên chuyến xe lúc bảy giờ sáng.

Ông thường ngồi ở hàng ghế phía sau con bé con chưa đầy năm, để được nhìn ánh mắt trong veo và cái miệng toe toét cười của nó dành cho ông. Con bé thỉnh thoảng nhoai người xuống để cười với ông, giơ bàn tay bụ bẫm bé xíu ra như muốn nắm lấy ngón tay thô kệch của người đàn ông nghèo khổ đang ngoắc ngoắc nó, nhưng ông không bao giờ dám chạm vào bàn tay non nớt của đứa bé thiên thần, chỉ vì đâu đó có một khoảng cách mà ông tự cảm thấy toát ra trong đôi mắt của mọi người xung quanh.

Năm nào tôi cũng nhận được nhiều tấm thiệp Giáng Sinh, hình ảnh và màu sắc tươi vui từ bằng hữu xa gần gửi đến, kèm theo những lời chúc tuyệt vời cho mùa Lễ đẹp nhất trong năm. Tôi nghĩ đến ông già râu bạc, đến người con gái Mễ Tây Cơ hay bấm chuông cho tôi xuống khi xe sắp đến trạm, người mẹ bế đứa con thơ, bà Mary hay ngồi ở hàng ghế đầu cạnh cửa đi lên đi xuống, hay người tài xế da đen quen thuộc trên chuyến xe quen mỗi ngày. Sáng hôm đó trước khi lên xe, tôi đã hỏi thầm điều đó với người bạn thầm lặng của mình, nghe tiếng reo vi vu trong gió, chắc chắn là đã đồng cảm về dự định của tôi trong mùa Giáng Sinh năm nay, đó là chuyện sao không gửi cho những người bạn mỗi ngày của mình một tấm thiệp Giáng Sinh đơn sơ mua ở một tiệm 99 cents phía bên kia đường, với câu chúc đẹp nhất trong mùa Giáng Sinh.

Vài ngày trước lễ Giáng Sinh, những tấm thiệp đã được tôi gửi đến từng người bạn đồng hành thân thiết của tôi trên chuyến xe buổi sáng, tôi nhận thấy nét hân hoan cảm động trên khuôn mặt mỗi người, và nụ cười với hàm rắng trắng bóng của người tài xế da đen bỗng dễ thương hơn, ông ta đang huýt sáo một bản nhạc giáng sinh có âm điệu vui tươi. Ông già râu bạc vẫn nháy mắt cười với đứa bé nằm trong nôi, con bé hôm ấy được mẹ quấn thêm lớp chăn mới rất ấm. Ông có vẻ xúc động khi nhận tấm thiệp giáng sinh của tôi, hàm râu bạc rung rung khi đôi môi muốn nhếch một nụ cười mà lại méo xệch đi vì cảm động, rồi khi nhìn thấy tờ giấy mười đồng tôi gấp nhỏ trong lòng tấm thiệp, dường như đôi mắt ông mờ đi dưới màn lệ mỏng. Dù không nói ra nhưng chắc ông đã hiểu hết tâm tình của tôi khi gửi đến ông món quà nhỏ bé ấy, như cây thông bên đường, người bạn thầm lặng của tôi, tôi chỉ âm thầm kể cho nó nghe những gì ấp ủ trong lòng mình, rồi khi gió reo vi vu những cung đàn êm ái từ ngọn thông xanh, đấy có phải là câu trả lời dịu dàng nhất mà tôi nhận được.

Buổi chiều trước tuần lễ Giáng Sinh, tôi trở về nhà với một nỗi buồn ngổn ngang nặng trĩu trong lòng. Bao giờ cũng thế, những buổi chiều đông nhạt nhòa ẩm lạnh cũng làm tâm hồn gây gây một nỗi buồn không duyên cớ. Đi ngang ngôi nhà thờ nhỏ đã thấy người ta giăng đèn sáng trưng, chỉ một màu trắng lung linh trên cây thánh giá. Vẳng trong chiều tà là tiếng chuông trong trẻo vang lên trong ngôi giáo đường thơm mùi gỗ thông, gợi cho tôi nhớ đến những mùa Giáng Sinh thời trẻ tuổi. Bên này đường, người bạn dễ thương của tôi vẫn lặng lẽ trong bóng tối của buổi chiều tà, khi đi qua tôi không bao giờ quên sờ vào thân gỗ xần xùi của nó, một mảnh vỏ bé xíu rơi vào tay tôi để lại một mùi thơm hăng hắc mà dễ chịu vô cùng. Tôi nhìn lên ngọn thông, chào nó và đi về nhà với mùi hương của miếng vỏ thông còn vương trên những ngón tay, như ngày xưa thời hoa mộng, mùi hương của buổi hẹn hò vẫn còn vương vấn trong lòng người thiếu nữ.

Sáng nay, trước khi lên xe tôi đã đứng chờ khá lâu nơi gốc thông ven đường, không thấy ông già râu bạc chờ xe như thường lệ, tự nhiên tôi lại băn khoăn chờ đợi. Bà Mary đã nghỉ sớm để sửa soạn nhà cửa mừng lễ Giáng Sinh với đứa con ở xa về, chuyến xe hôm đó chỉ có cô bé Mễ Tây Cơ luôn miệng kể chuyện, người phụ nữ trẻ vẫn bế đứa bé gái lên xe đúng giờ, rồi khi xe sắp chạy mà vẫn chưa thấy bóng ông già râu bạc. Isabel nhanh miệng tỏ ý thắc mắc về người bạn đồng hành già nhất đã vắng mặt trong chuyến xe, rồi lại quên ngay khi quay sang hỏi tôi về cách nấu món "soup" phở mà cô đã thưởng thức một lần ở quán ăn Việt Nam.

Buổi tối về nhà trong căn phòng ấm áp, cây thông nhỏ ở góc bàn vẫn thi nhau chớp lên những tia sáng nhiều màu thật đẹp, hắt lên khuôn mặt xinh xắn của con búp bê tật nguyền đứng trong tủ sách một vẻ đẹp huyền ảo. Con búp bê tật nguyền mà tôi luôn mang theo đời mình từng chặng đường đời, vẫn là một kỷ niệm Tình yêu Giáng Sinh đẹp nhất trong đời tôi. Mỗi năm, gần bốn mươi năm rồi nhỉ, năm nào tôi có lúc như một đứa trẻ con , say sưa may cho con búp bê tật nguyền một cái váy đẹp, thắt một cái nơ cùng màu áo lên mái tóc xác xơ của nó. Ngày xưa con búp bê xinh đẹp như một thiếu nữ tuổi mười lăm, lành lặn và duyên dáng trong bàn tay của tôi ở tuổi hai mươi, đã bị mấy đứa trẻ con nghịch ngợm dành giựt đến nỗi một chân của nó bị kéo lìa ra và không còn trở lại được tình trạng cũ. Nó vẫn đứng đó với khuôn mặt kiều diễm không bao giờ thay đổi, đôi mắt to và hàng mi cong nhìn tôi như thuở ban đầu .Con búp bê vẫn thế, chỉ khác là cái chân bị tật nguyền nên dáng đứng hơi lệch lạc, còn tôi, tôi không phải tôi của những năm tháng cũ.

Ôi kỷ niệm! Dường như con người hay mang theo trong đời mình những kỷ niệm, mặc dù kỷ niệm đẹp nhưng với thời gian bao giờ cũng trở thành kỷ niệm buồn. Tôi cũng không vượt qua được điều đó dù tiếng chuông trong trẻo mùa Giáng Sinh của hiện tại, vẫn gieo vào lòng tôi nỗi khắc khoải sầu muộn. Tôi vẫn chỉ kể cho người bạn thầm lặng bên đường toàn những nỗi buồn vu vơ, để rồi nghe tiếng lá reo trên khoảng trời mênh mông, tôi nhận lại làm niềm vui mỗi ngày của đời mình. Dưới gốc thông ấy có bao nhiêu người dừng chân ở đó, họ có bao giờ nghĩ nó như một người bạn thầm lặng bên đường? Ông già cựu chiến binh râu bạc vào mùa Đông cũng hay nép vào đó trốn gió, có khi nào ông cảm nhận được sự chia xẻ của nó qua tiếng lá reo trên khoảng không bát ngát?

Đêm đã khuya mà tôi vẫn trằn trọc khó ngủ, cảm thấy thiêu thiếu một điều gì trong khoảng không gian quạnh vắng. Tôi nghĩ đến những bản nhạc Giáng Sinh qua tiếng đàn của Clayderman, trong cái CD người bạn gửi tặng. Tiếng đàn dương cầm của người nhạc sĩ tài ba lan lan, bồng bềnh theo giấc ngủ, ở đó có một mùa Giáng Sinh và những bức tượng Thánh trong ngôi giáo đường xa tít tắp, lâu lắm rồi tôi đã bỏ quên trong ký ức. Tôi còn hình dung ra khuôn mặt say sưa của người nhạc sĩ và đôi tay của ông đang lướt trên phím đàn, đêm trôi đi như một dòng sông. Tiếng dương cầm của Clayderman dìu dặt thánh thót đưa những cung bậc của âm nhạc trong đêm khuya làm tim tôi chảy ra những giọt lệ . . .

Buổi sáng tôi dậy sớm, dù đêm ngủ không ngon giấc, lại nghĩ đến người đàn ông râu bạc hôm qua không thấy đón xe đi về down town, làm người hành khất đứng bên lề đường với tấm carton viết lộn xộn những hàng chữ. Ông ta có đau ốm gì không, cuộn mình trong cái túi ngủ dưới gầm cầu có đủ ấm trong mùa đông, những mảnh thùng giấy có đủ sức che được những hạt mưa và gió lạnh lùa vào tấm thân khốn khổ của kiếp không nhà? Bao nhiêu câu hỏi cứ chờn vờn trong óc tôi với một sự so sánh đơn giản thế nào là hạnh phúc và không hạnh phúc. Tôi định rằng sáng nay, một buổi sáng áp lễ Giáng Sinh, tôi sẽ đón xe sớm hơn bình thường để thủ thỉ với người bạn bên đường nỗi trăn trở của mình , và cũng muốn biết hôm nay ông già râu bạc có đến trốn gió sau cây thông để đi "down town" như mọi ngày không?

Buổi sáng áp lễ Giáng Sinh năm nay tự nhiên trời ấm áp và ít gió, thật là một điều may mắn hạnh phúc cho ông già râu bạc ở gầm cầu. Tôi linh tính như ngày hôm nay mọi điều đều tốt đẹp hơn cho mình, kể cả cây thông bên góc đường gần trạm xe bus. Đúng như tôi nghĩ, ông già râu bạc đã lấp ló đứng sau gốc thông, thấy tôi đi tới ông toe miệng còn vài chiếc răng sún ra cười, và điều ngạc nhiên hơn cả là nơi gốc thông, có một vòng nơ quấn quanh gốc cây, lại thêm chùm trái châu lóng lánh bạc gắn lên chiếc nơ đỏ. Món quà Giáng Sinh mà ông già râu bạc nghèo khổ đã mang đến cho người bạn bên đường, cây thông của chúng tôi, tôi bỗng chợt nhận ra hạnh phúc là niềm vui mà mọi loài có thể chia cho nhau lại từ những nhỏ nhoi nhất.

                                                                                                                                                            Nguyên Nhung
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Dec/2019 lúc 8:02am

Tại sao tôi thích Cộng Hòa

BM

Một buổi trưa năm 1982 tại Tòa Bạch Ốc. Vị chánh văn phòng bầu dục mở cửa , Tổng Thống Reagan bước ra, áo sơ mi trắng quần đen, trên môi mỉm cười với ánh mắt chân thành rực sáng. Bà Khúc Minh Thơ đứng bật lên trong tư thế bối rối xúc động, TT Reagan bước đến, bà bước đến... ông đưa tay ra bắt tay bà. 

 _ Xin lỗi đã để cô chờ lâu... TT mở lời.

Cảm xúc trào dâng, bà nghẹn ngào ấp úng ...
       
_ Thưa Tổng Thống, xin TT hãy cứu giúp người lính VNCH và gia đình họ, đang bị đọa đày trong lao tù cộng sản...!

TT Reagan nhìn thẳng vào ánh mắt rưng rưng của bà ...

_ Nhân danh TT Hoa Kỳ, tôi hứa với cô sẽ làm mọi cách trong quyền hạn của tôi để mang họ đến đây sớm, hôm nay tôi nói với cô... họ là những anh hùng ...!

Bà KMT òa lên khóc, TT Reagan ôm bà vổ nhẹ trên lưng ánh mắt rưng rưng cảm xúc ...       

BM
  
Đứng bên cạnh bà, cựu Thiếu Tướng Wesley ( Đặc sứ phụ trách vấn đề POW và chương trình HO của TT Reagan ) cũng xúc động cúi đầu im lặng ...!         

Một buổi tối năm 1988 , thằng bạn tôi gọi từ San Rafael (anh chàng này là người VN duy nhất, đặc trách giao tế quốc tế của Hội Đồng Liên Tôn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc)

_ Sáng thứ Bảy này mày có rảnh không, tao có hẹn với Thiếu Tướng Wesley ăn phở ở San Francisco từ 1-2 tiếng, qua cuộc điện đàm, ông có những vấn đề cần xác minh không thể nói trên phone.

_ Mày đi một mình hay với ai khác không (?) tao thì bận quá không đi được, thật tiếc !  Sau cuộc gặp, mày kể lại tao nghe !

BM
  
Tướng Wesley nói rằng bản dự thảo của chương trình HO sẽ trải qua 8 đến 10 năm để thực hiện, đến nay không có gì trở ngại, chỉ có giai đoạn đầu dự thảo được bên Cộng Hòa đưa ra khi tiếp nhận hồ sơ thỉnh nguyện của bà Khúc Minh Thơ và cộng đồng người Việt quốc gia, thì bên đảng Dân Chủ có vài vị Thượng Nghị Sĩ không tán thành ...! 

Tướng Wesley nhìn thằng bạn tôi, hạ giọng..." anh nghĩ thế nào khi có một TNS Dân Chủ không tán thành chương trình HO mà đề nghị hãy để họ ( Sĩ Quan QLVNCH ) ở lại đó, cho mỗi người $10,000 ( mười ngàn đôla ) để họ sống được rồi ! ".

Thằng bạn tôi bổng giận dữ, mặt đỏ gay!

"Trời đất! ông ạ, không phải đồng tiền cứu mạng họ được, vấn đề là sinh mạng của họ và tương lai con cái họ trong tay bọn quỷ dữ, họ sẽ chết dần trong căm lặng bởi tính thù hận dưới chủ nghỉa CS, mà vì tai tiếng thế giới CS không thể tiêu diệt chúng tôi cùng một lúc như tụi Khờ-Me Đỏ, ông hiểu không? và ông Nghị Sĩ nào đề nghị quái ác như vậy? " 

BM
Bill Clinton &  Edward Kennedy
  
Tướng Wesley bình thản ..." Đó là  Edward Kennedy  "Nhưng cũng vì một nguyên nhân lớn lao khác đã là nhân tố sâu xa tác động vào những chương trình nhân đạo mà không những Hoa Kỳ mà các quốc gia khác đều tích cực hưởng ứng cứu giúp, đó là Cuộc bỏ phiếu lịch sử của hàng triệu con người VN trốn chạy khỏi chế độ CS và đã có hàng trăm ngàn người lỡ hẹn với Tự Do ( chôn vùi đưới đáy biển sâu ! )        

BM
  
Bây giờ thời đại Donald Trump, thằng bạn tôi nói ..." Nếu giả sử ở vào thời TT Bill Clinton hay Obama, chưa chắc đã có chương trình HO ! Bởi trong tư tưởng của họ, VNCH là thứ ăn hại, bòn rút tiền của công sức của nhân dân Hoa Kỳ…Phải chăng?

BM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2020 lúc 9:56am

HAI CHUYẾN XÍCH LÔ

Image%20result%20for%20XÍCH%20LÔ%20rain

Dạo đó đất nước tuy có chiến tranh nhưng ở tận đâu đâu xa lắm, còn ngay thành phố Huế tôi ở vẫn thanh bình và yên ổn. Mạ tôi có một gian hàng vải ở chợ Đông Ba. Khi tôi còn nhỏ, mạ hay dẫn ra chợ ở chơi với mạ cả ngày trong lúc mạ bán vải. Mỗi lần có dịp theo mạ ra chợ như vậy là một niềm vui vô cùng. Tôi tha hồ được bay nhảy khắp nơi, và được cho ăn hàng chợ mệt nghỉ. Không phải chỉ có mạ cho, mà những bà bạn hàng chung quanh mạ đều thương và tranh nhau cho tôi ăn nữa đó.

Nhưng tôi thích nhứt là được đi xích lô những khi tan chợ ra về trời mưa.
Mỗi khi trời mưa đi xích lô về nhà, bên ngoài trời mưa càng lớn càng thích. Mưa nặng hạt, gió rít từng cơn, nhưng bên trong xe tôi hoàn toàn khô ráo nhờ tấm tent dầy trùm kín. Tôi thích lắm cái cảm giác ngồi bên trong lắng nghe tiếng mưa rơi lụp bụp lên xe đang chạy, được ngồi ép sát vào mạ thật ấm áp. Cái cảm giác được mạ che chở, ấp ủ, và truyền hơi ấm cho thật là dễ chịu và sung sướng.
Một lần đó mạ và tôi đang đi xích lô dưới cơn mưa xối xả. Xe chạy được nửa đường bỗng nghe một tiếng “Bộp” thật lớn vang lên khiến chiếc xe xiêu vẹo làm mạ hoảng hồn, nhưng bác xich lô đã vội vàng trấn an, và cho xe tấp vào lề. Quả nhiên một cái bánh xe bị nổ lốp và bẹp dí. Xe không chạy được nữa trong khi đoạn đường về nhà còn khá xa không thể đi bộ. Hơn nữa trời dang mưa dầm dề, hai mạ con đành phải xuống xe trú mưa dưới hiên nhà người chờ xe khác.
Trú mưa một chút thì may sao có chiếc xích lô trề tới làm chúng tôi ai nấy đều mừng rở, nhất là bác xích lô này. Chuyện bể bánh xe xảy ra hoàn toàn ngoài ý muốn nhưng bác có vẻ bức xúc lắm. Mạ tôi trả tiền cho bác trước khi lên xe mới. Bác cẩn thận nói với mạ rằng tiền xe như vậy là đã xong hết rồi, cuốc sau không phải trả thêm tiền nào nữa. Tiền công bác xích lô sau bác sẽ tính hai người với nhau vì họ vốn quen biết.
Khi xe về đến nhà, tôi thấy mạ lại móc tiền trả thêm một lần nữa. Tưởng mạ quên, tôi nhắc bác hồi nãy nói mình khỏi trả. Chú xích lô này cũng nói vậy, nhưng mạ nói tiền hồi nãy cứ để hết cho bác xích lô đó. Còn tiền chú chạy nữa đoạn đường sau mạ cũng trả chú bằng như vậy. Hoá ra chuyến xe này mạ trả gấp đôi ? Sao mạ mình...dại vậy? Chú xích lô không nhận, nhưng mạ nói thêm gì đó cuối cùng chú ấy cũng nhận tiền.
Tôi thắc mắc lắm hỏi mạ tại sao phải trả tiền hai lần ! Mạ nói với tôi rằng:
“Mấy bác xích lô ni nghèo lắm. Họ đạp xe kiếm cơm từng bữa. Bữa ni trời mưa chắc không ai ra đường đi mô hết. Hai bác ấy chắc chắn bị ế khách. Họ sẽ không có đủ tiền đem về cho gia đình thật tội nghiệp. Nhất là bác lúc nãy bị bể bánh xe không thể đạp thêm kiếm tiền, mà lại tốn tiền sửa xe. Cho nên mạ trả thêm giúp đỡ họ chứ không phải mạ quên. Mạ nói tôi sau này phải học theo mạ. Mình may mắn trời phật cho đủ ăn đủ mặc, nhưng còn biết bao người khốn khó chung quanh nên để ý giúp ai được lúc nào thì giúp. Ở hiền gặp lành nhớ nghe con”
Bài học “Ở hiền gặp lành” mạ dạy con trong một ngày mưa ở Huế với hai bác xích lô đó mãi mãi in sâu trong đầu.
./.
ThaiNC

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Jan/2020 lúc 10:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2020 lúc 11:33am

Người Chạy Xe Ôm Bến Ninh Kiều


           
        
   

Khoảng gần ba giờ chiều tôi rời khách sạn Ninh Kiều, cuối đường Hai Bà Trưng, nhìn ra sông Cần Thơ. Trời hanh nóng và đứng gió. Giấc ngủ trưa dài sau bữa ăn nhẹ, khiến tôi tỉnh táo và phấn chấn hẳn lên. Hãy còn sớm, hai giờ nữa tôi mới có hẹn với bà xã đi gặp gia đình người bạn thân thiết của bà ấy ở nhà hàng Hoa Sứ. Thời gian đủ để tôi dạo chơi và ghé chợ Cần Thơ tìm mua một vài thứ đồ lưu niệm. Bà xã thì trưa nay đã theo mấy đứa cháu gái đi “làm đẹp”: làm tóc gội đầu, móng tay và cả m***age. Nghe nói những loại dịch vụ này gần đây rất phổ biến và giá cả rất phải chăng, các bà tha hồ mà chăm sóc mặt mày, tóc da… Vài cơn gió nhẹ mang theo hơi nước từ dòng sông thổi dọc theo công viên thật dễ chịu. Bến Ninh Kiều ngày nay thật khang trang và đẹp. Đi dọc mé sông, từ đây tôi có thể nhìn thấy chiếc cầu treo Cần Thơ sừng sững, hiện đại. Phía trước khách sạn là nhà hàng nổi và không xa là chiếc du thuyền nhà hàng lộng lẫy về đêm. Du khách vừa ăn tối vừa dạo cảnh quanh sông và có cả chương trình văn nghệ thật đặc sắc của miền Tây sông nước. Bến nước Ninh Kiều còn có một đội ngũ đò máy cho khách du lịch thăm viếng chợ nổi Cái Răng, những khu sinh thái nhà vườn và các cù lao, cồn vùng lân cận... Trong tiếng động của nhịp sống chung quanh tôi thấy thật gần gũi, quen thuộc nhưng cũng có chút gì đó ngập ngừng, bỡ ngỡ. Trên đường ồn ào xe máy, dưới sông rộn ràng ghe đò tạo khu công viên bến Ninh Kiều mang hình ảnh đặc trưng của một thành phố đô thị miền Tây.
Loáng thoáng đã gần bốn mươi năm, tôi trở lại nơi này. Trưa ngày mùng bốn Tết năm 1978 là lần đầu tiên tôi ghé Tây đô. Mùi hương khói tỏa, màu vàng của những chậu cúc và mai vàng vẫn còn cùng khắp những con đường. Bến đò Ninh Kiều thưa thớt, trống vắng vào mấy ngày mùng. Không khí Tết tuy trầm mặc nhưng vẫn phảng phất đâu đó cuộc sống đời thường đang trỗi dậy chung quanh. Tôi tìm đến bến đò đi về thị xã Vị Thanh, để gặp người anh thứ Ba của nàng. Như đúng lời hẹn ước, anh ấy đón tôi xuôi dòng kinh xáng Xà-No để gặp cô em gái mình trên mảnh đất mà họ đã cùng nhau lớn lên. Khu gia binh ngày nào bây giờ đã giải tỏa chỉ

           
                                 Hình ảnh bến Ninh Kiều ngày xưa

còn khoảng đất trống, lau sậy mọc hoang “giậu đổ bìm leo”. Hai anh em K.H đưa tôi đi qua căn nhà bên dòng kinh xáng, mấy quán cà-phê dọc theo hồ sen nằm giữa lòng thị xã, chợt ngậm ngùi tiếc nuối cho ngày tháng thoáng trôi.

*** *** ***

            -“Ông anh đi xe ôm hông?... Tui lấy giá thiệt hữu nghị…”
Tiếng mời hỏi quanh đây, kéo tôi trở về thực tại. Tôi quay lại, người đàn ông khắc khổ đội chiếc nón vải, cười nhe cả hàng răng cái mất cái còn. Tôi chưa kịp lắc đầu từ chối, người đàn ông nói vội:
            -“Cả ngày ế ẩm… ông anh đi một cuốc giúp tui nghen”.
Thật là khó đoán tuổi của người chạy xe ôm. Không trẻ hơn và cũng không quá già hơn tuổi tôi, dù trên khuôn mặt anh in hằn nhiều vết nắng gió bụi đường. Mấy món đồ lưu niệm để chập tối hoặc mai mua cũng còn kịp. Nhưng nhớ lời “căn dặn” nhiều lần của bà xã, “đi đâu phải bằng taxi, nhất định không được đi xe ôm. Rất nguy hiểm”. Nếu biết tôi liều mạng, không “nghe lời” chắc chắn là bà ấy sẽ giam lỏng tôi suốt chuyến đi còn lại. Nhìn ánh mắt, khuôn mặt người đàn ông chạy xe ôm, lòng tôi lại thương cảm. Thôi đành dối vợ lần này, nhưng bây giờ thì tôi chưa biết phải đi đâu? Tôi ngập ngừng, nói thật:
            -“Muốn đi giúp anh… Nhưng thiệt tình tui hổng biết đi đâu?”
            -“À… nhìn là biết ông anh là khách du lịch. Để tui chở ông anh đi vòng quanh Cần Thơ cho biết. Tui lấy rẻ 110 thôi”.
            Mắc hay rẻ tôi nào biết, chỉ gật đầu cười. Thoáng ánh vui mừng trong mắt, anh đưa tôi chiếc mũ bảo hiểm. Cũng như anh, chiếc xe không mới cũng không cũ. Người và xe cứ như hai đôi bạn dạn dày mưa nắng của thời gian.
            -“Tui chở ông anh đi đại lộ Hòa Bình, qua tòa nhà ủy ban nhân dân tỉnh, công viên Lưu Hữu Phước. Lòng vòng đường Lý Tự Trọng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Đình Chiểu… rồi mình qua khu dân cư Hưng Phú, nam đô thị mới của thành phố Cần Thơ… cho biết”.
            -“Dạ… Anh cứ chạy tới chỗ nào đẹp, nổi tiếng của Cần Thơ là được… Anh chạy xe ôm lâu chưa dzậy? Vợ con, gia đình anh ở đâu?”. Tôi bắt chuyện, khi chiếc xe ôm rời khỏi bến Ninh Kiều.
            -“Chạy xe ôm cũng tầm 10 năm rồi ông anh. Nhà cửa tui ở bên kia Xóm Chài. Hai vợ chồng tui có ba đứa, hai gái một trai. Tụi nó lớn hết rồi…”
Rồi anh chuyển qua giới thiệu cảnh quang hai bên đường. Thành phố Cần Thơ như khoắc lên người chiếc áo mới, vừa lộng lẫy lại vừa vừa lem nhem đến lạ lùng. Những con đường chen chúc con người, xe cộ ngột ngạt mà hầu hết là thế hệ trẻ, dưới tuổi bốn mươi. Chạy lòng vòng một lúc, khi qua khỏi công viên Lưu Hữu Phước, hướng về ty bưu điện thì trời đang nắng bỗng lất phất mưa. Anh hỏi tôi có cần áo mưa không, sẽ dừng lại. Tôi nói không cần, nhưng cảm thấy chừng như anh run nhè nhẹ và sôi bụng. Anh đang đói hoặc ăn quá ít bữa trưa? Nói anh ghé vào quán ăn nào đó dọc đường, tôi làm như mình cũng đói và tìm chút gì lót dạ. Anh liền cho xe vào con đường nhỏ (hình như là Ngô Văn Sở) có nhiều hàng quán dọc bên đường. Tôi mời anh vào ăn chung cho vui, có bạn.

Một dĩa cơm thịt nướng bì trứng và chén canh cải ngọt cho anh, tô bún nước lèo cho tôi. Lúc này thì không còn e ngại nữa, anh ăn thật ngon lành. Tôi nhìn anh rõ hơn, ốm cao và ngoài hàm răng chiếc còn chiếc mất, khuôn mặt anh rắn rỏi đường nét. Tóc nhiều cứng dợn cao, đôi mắt sâu dù có mờ sương gió vẫn còn đó nét sáng rạng chập chùng. Tôi nghĩ, lúc còn trẻ chắc chắn anh rất sáng sủa, đẹp trai.
            -“Rồi vợ con anh làm gì? Mấy cháu có gia đình con cái gì chưa anh?”
            -“Vợ tui trước làm phụ nấu cho nhà hàng, lương cũng khá lắm. Có lần qua phà vấp té, bể xương hông chậu, nay bả đi đướng khó khăn nên nghỉ làm”!
Bên ngoài trời đổ cơn mưa lớn…  Anh xuất thân con nhà nghèo ở Xóm Chài, năm lớp 10 phải nghỉ học đi làm phụ giúp gia đình.  Gặp chị, vừa đẹp vừa là con gái nhà buôn bán khá giả ở Phụng Hiệp. Hai người yêu nhau thắm thiết. Ba má chị ngăn cấm vì thấy anh nghèo, không tương lai. Nhưng chị quyết tâm một lòng yêu thương anh, về làm dâu Xóm Chài mặc cho gia đình quay lưng từ bỏ… Giọng anh kể ngập ngừng, khó nhọc.
            -“Tui làm mọi nghề, đụng đâu làm đó. Đến nay vẫn chưa lo cho bả được một lần ăn ngon mặc đẹp. Nói thiệt với ông anh, nhiều khi tui hổng dám về nhà nhìn mặt vợ con”.
Tôi thấy đôi mắt anh đượm buồn, sũng nước. Ly trà đá trong tay anh cũng run nhẹ. “Thấy tui làm quần quật, bả đòi đi làm nhưng cả nhà đều cản. Sợ có chuyện lần nữa, tiền đâu lo thuốc thang… Tháng trước bả nhận đan giỏ bện lục-bình tại nhà. Hổng bao nhiêu tiền nhưng cũng đở tù túng tay chân…”, mắt anh Nhân (tên anh) dù buồn nhưng tràn ngập yêu thương mỗi lần nhắc đến vợ. Không hiểu sao, tôi muốn được nắm tay và ôm anh với lòng ngưỡng mộ. Có lẽ đã lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy được ánh mắt, được tấm chân tình của tình yêu. Tình yêu thật đẹp và quý giá có thật, đang hiệu hữu trước mặt tôi, của người chạy xe ôm ở bến Ninh Kiều.
            -“Thằng con trai lớn làm thợ hồ chánh công trường, lương hướng rất khá. Mấy năm trước bị đá đè, gãy một chân mặt. May mà người ta thương, vẫn còn cho nó làm bảo vệ. Lương ít ỏi nhưng vẫn hơn thất nghiệp nằm nhà”.     
Sợ anh chạnh lòng nhiều hơn, tôi hỏi lãng sang chuyện khác: “mỗi ngày chạy xe ôm anh kiếm được bao nhiêu?”. “Thời taxi đầy đường, trừ xăng dầu tiền bến kiếm được sáu, bảy chục là mừng. Nhằm bữa ế ẩm, chạy xe không còn lỗ cả tiền xăng…”, anh cho biết. Lúc trước anh còn ráng chạy thêm ban đêm, nhưng mấy tháng trở lại đây hổng dám nữa vì nạn cướp bóc hoành hành. Nhiều bạn chạy xe ôm ban đêm, mất tiền mất xe và đôi khi mất cả luôn mạng. Rồi anh tâm sự tiếp về hoàn cảnh gia đình mình:
            -“Đứa con gái kế làm công nhân ở Bình Dương, đủ ăn đủ mặc. Lâu lâu cũng gửi dzề vợ chồng tụi chút đỉnh. Còn con út tui thì lấy chồng xa… Được cái, mấy đứa nó thương vợ chồng tui lắm…”  
Bên ngoài trời cũng bớt mưa, tôi hỏi anh thức ăn ở đây có ngon không? Anh cười, “cơm chỗ này là nhứt rồi”! Tôi gọi thêm 3 phần cơm để anh mang về. Anh ngại ngùng từ chối, rồi cũng nhận với lời lúng túng cám ơn.    
            -“Chắc ông anh là Việt kiều phải hông?”
            -“Hông… tui là dân buôn bán trà ở Đà Lạt”, tôi đành phải nói dối anh cho qua chuyện. Điện thoại di động của tôi rung liên hồi trong túi. Chắc bà xã đang gọi, gần năm giờ rồi. Tôi nói anh Nhân chở tôi trở lại bến Ninh Kiều. Trên đường về anh trầm ngâm và ít nói hơn. Sau cơn mưa không khí những đường phố Cần Thơ trở nên dễ chịu và thơm mùi đất mới. Có lẽ cũng như tôi, anh đang cố sắp xếp lại câu chuyện anh và tôi gặp gỡ, để về kể lại cho vợ con nghe. Rồi chừng như tôi cũng ngồi im lặng phía sau không biết nói gì thêm. Chiếc xe ôm chạy rong ruổi trên những mặt đường, còn tôi và anh đang bên nhau chạy mênh mông trên những mặt đời nghiệt ngã.   
           
                                                Hình ảnh bến Ninh Kiều ngày nay

Tôi nhắc anh để tôi xuống hơi xa khách sạn, phòng khi bà xã bất ngờ bắt gặp. “Ông anh cho bao nhiêu cũng được… Hổng cần trả cũng hổng sao…”, anh nói lí nhí khi tôi đưa lại chiếc mũ bảo hiểm. Tôi nhìn anh cười nhẹ, rồi móc túi quần gom hết món tiền bà xã đưa tôi dằn túi nhét trọn vào tay anh, “anh Nhân nhớ lấy tiền mua cho chị nhà vài bộ đồ mới cho đẹp nghen”! Anh nhìn tôi ngẩn người. Không để anh khó xữ, tôi định quay đi, thì nghe anh nói nhanh:
-“Dạ, cảm ơn ông anh thiệt nhiều. Nhưng chắc hổng dám lấy tiền mua quần áo đẹp cho bả được đâu..!”. Giọng anh nghèn nghẹn, xót xa:  “Đứa con gái út, tui nói nó lấy chồng xa… Thiệt ra nó đi lấy chồng Đài Loan, rồi chết vì tai nạn giao thông bên đó. Vợ chồng tui phải chắt mót dành dụm, để trả nợ số tiền mang hài cốt nó về nhà mấy tháng trước…”

Tôi khựng người, chợt nghe trái tim mình như đang bị ai bóp nghẹn. Không dám quay lại nhìn anh, tôi cố bước chân đi thẳng và thấy lòa nhòa công viên màu nắng tắt. Số phận đời người sao cứ như cơn gió thoảng vô tình...
Rồi anh sẽ qua chiếc phà về bên kia Xóm Chài, với cuộc đời mỏi mòn còn lại. Rồi tôi sẽ trở về bên kia xứ lạ, một đời đầy vơi kiếp sống tha hương. Anh có thể quên tôi, một người khách trên chuyến xe ôm giữa muôn vàn dòng người tất bật. Nhưng chắc chắn tôi sẽ không thể quên anh, chuyến xe chở cả một trái tim sâu thẳm, một cuộc đời có thật của người đàn ông chạy xe ôm ở bến Ninh Kiều. Buổi chiều như một nốt nhạc trầm buồn, chảy vàng vọt trên dòng sông quê hương tôi muôn thuở…

Durham, North Carolina
Nguyễn Ngọc Hoàng  
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2020 lúc 10:05am

Bài Toán Cuối Năm

Related%20image

Thằng Cu Tí ra check hộp thư và chạy vào nhà mừng ríu rít:
- Có thư Việt Nam bố ơi!
Anh Bông giật mình, nghi ngờ:
- Con có nhìn lộn không hả?
Thằng Cu Tí hớn hở khoe tài:
- Cái thư màu xanh xanh, có ghi chữ Việt Nam. Con 13 tuổi rồi, con biết đây là chữ Việt Nam mà. Chắc thư của bà ngoại hả bố?
Thôi chết rồi, con anh nói đúng. Anh gắt:
- Có thế mà con cũng mừng reo lên như trúng số. Đưa thư đây.
Anh uể oải mở lá thư ra đọc, vì kinh nghiệm bấy lâu cho anh biết rằng đọc lá thư từ Việt Nam gởi sang sẽ nặng đầu và nặng lòng lắm, hơn cả người ta vác bao gạo một tạ trên lưng.
Thằng cu Tí vẫn đứng bên cạnh ngong ngóng chờ hóng chuyện, vì nó cũng kinh nghiệm, mỗi lần có thư Việt Nam là có một biến cố gì đó đã xảy ra cho người thân của mẹ nó.
Thấy bố đọc xong không nói gì, nó sốt ruột hỏi:
- Có phải bà ngoại lại bệnh hay bác Ba phải vào bệnh viện mổ ruột dư nữa không bố?
- Không phải đâu con ơi… Anh đáp như rên rỉ.
- Vậy sao mặt bố vẫn buồn thế? Đáng lẽ bố phải mừng vì bà ngoại và bác Ba không bệnh nữa chứ.
- Nhưng… dì Út của con mới bị giựt hụi, phải cầm cố nhà cửa để trả nợ kia kìa...
- Nghĩa là hết tiền, là nhà nghèo hở bố?
- Đúng thế. Tóm lại dì Út đang cần nhà mình giúp đỡ.
Cu Tí ngạc nhiên:
- Sao bên ngoại xui quá vậy bố? Thư nào gởi sang cũng có tin buồn, hết bà ngoại mắc bệnh, tới chú, bác, cô dì…
Anh Bông được dịp tuôn trào:
- Chưa hết đâu con, bên phía họ hàng gần xa cũng “xui” luôn. Bà con của mẹ con ở dưới quê thỉnh thoảng viết thư sang hỏi thăm sức khỏe nhà mình rất nhiệt tình, nhưng phần tái bút mới là quan trọng, không bao giờ họ quên báo cáo tình hình mùa màng, ruộng lúa thì mất mùa, vườn rau trái bị sâu rầy. Dưới ao thì cá không lớn nổi vì thiếu tiền mua thực phẩm, trên bờ gà vịt bị toi, bị dịch…
Thằng cu Tí lại kêu lên sửng sốt:
- Sao toàn bộ gia đình, họ hàng bên Việt Nam của mẹ đều xui hết vậy ? Sao họ bất hạnh quá vậy? Nhưng nhà mình đâu phải hội từ thiện mà họ xin tiền hoài vậy?
Anh Bông lại bực mình gắt:
- Sao con hỏi nhiều qúa vậy?
Thấy thằng bé tiu nghỉu, anh chuyển đề tài:
- Trong thư bà ngoại cũng kêu nhà mình về Việt Nam ăn Tết như năm ngoái đấy.
Cu Tí sáng mắt lên như vừa khám phá ra một kho tàng:
- Lạ lắm bố ạ, năm ngoái về Việt Nam, con thấy bà ngoại và bác Ba vẫn béo mập, khỏe mạnh, không có ốm đau, nghèo khổ như trong thư họ viết. Nhà nào cũng ăn Tết tưng bừng nhiều món, họ cười nói sung sướng lắm mà bố?
Anh đáp cho xong chuyện:
- Thì coi như họ mới khỏi bệnh, nên họ ăn Tết và ăn mừng luôn.
Chị Bông vừa đi đâu về, anh đưa lá thư Việt Nam cho vợ. Đọc xong chị chép miệng:
- Tội nghiệp dì Út qúa, chắc mẹ kêu mình về Việt Nam trước là ăn Tết, sau là an ủi, giúp đỡ dì Út cho đỡ tủi? Anh tính sao?
- Em trả lời mẹ đi “Xuân này con không về”.
- Sao nghe quen quen, giống như tên một bản nhạc nào đó vậy anh?
- Là bản nhạc Duy Khánh thường hát mỗi khi Xuân về, có câu: “Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm?”. Thà rằng để mẹ buồn, chứ tiền đâu mà về? năm ngoái về rồi, năm nay về nữa thì qua Mỹ bán nhà luôn, trắng tay có ngày.
Chị Bông than thở:
- Kinh tế khó khăn, làm ảnh hưởng đến mình, vật giá leo thang, đi chợ cứ như bị ai móc túi anh ạ. Tiền xăng, tiền điện nước cũng lên giá.
- Cả gia đình về Việt Nam hao tốn tiền máy bay, xe cộ đã nhiều, mà tiền biếu tặng, tiêu xài bên Việt Nam càng nhiều hơn. Đi một chuyến như một người vừa trải qua cơn bệnh thập tử nhất sinh, đâu dễ phục hồi ngay được. Em hiểu chưa?
- Em hiểu rồi, nhưng mẹ em… chưa hiểu. Cũng sắp tới ngày mình gởi qùa Tết cho thân nhân ở Việt Nam rồi, em sẽ giải thích cho mẹ hiểu “Xuân này con không về” đúng như ý anh. À, mà anh ơi, mình có nên tái bút hẹn Xuân sau con sẽ về không? Cho mẹ mừng.
- Ấy chết, em chớ dại dột hứa ra một điều mà chính mình cũng còn nghi ngờ. Chắc gì năm sau mình sẽ có tiền về Việt Nam ăn Tết hở em?
Chị thở dài:
- Ước gì mình giàu có như nhà Bill Gates, nhà Hilton, thì tha hồ đi chơi và tiêu xài anh nhỉ?
- Nhưng con nhỏ Paris Hilton sắp sửa “nghèo” rồi đấy, ông nội cô ta đã tuyên bố sẽ để 97% gia tài cho hội từ thiện mang tên ông cố nội nó, em vừa lòng chưa? Vì mỗi khi nhà mình đi chơi xa, em nhất định không chịu vô khách sạn Hilton dù tiện đường tiện lối, em ghét con nhỏ thừa kế ăn chơi đỏng đảnh Paris Hilton, không muốn góp phần làm giàu thêm cho gia tài nhà nó.
Chị thán phục:
- Nhiều người Mỹ rộng lượng không ngờ, họ miệt mài làm giàu và cống hiến tài sản cho xã hội, cho người nghèo. Em mà giàu như thế thì chia hết cho con cái, cha mẹ, anh em và dòng họ nội ngoại gần xa không xót một ai, chứ ngu gì cho người dưng.

***************

Trong số những bản nhạc thời xưa anh Bông chỉ thích hai bản: “ Sầu Đông” và “Xuân này con không về” vì thích hợp với tâm trạng của anh.
Chỉ nghe câu mở đầu của bản nhạc “Sầu Đông” là: “ Chiều nay gió Đông về…” anh đã… ớn lạnh tới xương sống.
“Gió Đông về…” có nghĩa là những ngày lễ Tết cuối năm cũng đang ùn ùn kéo về, bao nhiêu là món nợ phải trả, bao nhiêu là quà cáp phải biếu tặng gởi đi.
Cảnh shopping đã là cơn ác mộng, hai vợ chồng anh đã phải chen chân trong mall đông người, vào các hàng đồ chơi, quần áo, giày dép ngắm nghía, lựa chọn, cân nhắc giá cả. Rồi túi lớn túi nhỏ, hộp to hộp bé, tay xách nách mang ra tới bãi đậu xe là tối sầm cả mày mặt, phải ngồi nghỉ vài phút anh mới tỉnh người để lái xe về nhà an toàn.
“Gió Đông về…” có nghĩa là tiền thuế nhà, bảo hiểm nhà, và bảo hiểm xe cộ cũng về theo. Xong phần “giao lưu” với xã hội bên ngoài, tới phần họ hàng, con cháu trong nhà, viết thiệp và gởi quà Giáng Sinh rụng rời cả tay và xót cả ruột gan.
Ông bưu điện năm nào cũng lỗ vài tỉ, lên giá tem hoài mà chẳng cứu vãn được tình thế, bởi quanh năm ế ẩm vì cell phone và email là những phương tiện liên lạc nhanh nhất, thuận tiện nhất, nhân dịp cuối năm mới được tận dụng nghề nghiệp, bận rộn nối nhịp cầu cho thiên hạ.
Phe gia đình anh Bông đều ở Mỹ, mỗi người ở một phương trời nên quà gởi qua gởi lại như trò chơi rượt đuổi nhau, nhộn nhịp đến chóng cả mặt.
Ngay cả khi anh Bông nhận được gói quà mà chính anh đã đóng gói và gởi cho đứa cháu nào đó, vòng vo tam quốc thế nào nó lại lù lù quay về nhà anh, dĩ nhiên với tên của một người gởi khác, mà anh cũng không hề hay biết, nếu không có thằng cu Tí đã phát hiện ra và mừng rỡ kêu lên.
Bao nhiêu đứa cháu là bấy nhiêu gói quà, và con anh cũng nhận lại bấy nhiêu lần. Chỉ tổ làm giàu cho các hãng sản xuất và những chủ tiệm.
Còn phải kể đến phần quà biếu cho bạn bè thân, những người ân nghĩa. Tiền trong bank thì có hạn mà tình nghĩa thì không kể xiết và không thể lãng quên ai.
Sau “cú trời giáng” lễ Giáng Sinh và Tết Tây, anh Bông chưa kịp hoàn hồn thì tới Tết ta Việt Nam . Lần này là phe bên vợ, nhẹ nhàng êm ái mà thiệt hại sâu xa.
Những lá thư lẻ tẻ trong năm vẫn đều đều từ Việt Nam gởi sang, hết mẹ vợ, anh chị em vợ, tới họ hàng gần xa bên vợ. Họ truyền nhau địa chỉ nhà anh như truyền một bửu bối, một kho tàng, chỉ cần gõ cửa như trong chuyện cổ tích thần thoại với câu thần chú: “Vừng ơi mở cửa” là cánh cửa sẽ mở ra, không ít thì nhiều họ cũng có quà.
Mấy người bạn của anh Bông cũng tương tự như anh, họ than thở:
- Nhà mình cứ như là trung tâm tiếp nhận những đau thương mất mát bên Việt Nam, chưa khi nào mình nhận thư mà họ hí hởn khoe nhà tôi đang ăn nên làm ra, giàu tiền lắm bạc, ...tôi chỉ viết thư này thăm hỏi sức khỏe anh chị, miễn gởi quà, gởi tiền cho tôi nhé. Được vậy tôi sẽ ăn mừng.
- Ai bảo mấy ông bà Việt kiều về Việt Nam nổ tung trời như car bomb nổ ở Iraq, họ xài tiền thả giàn, khoe tài sản và công ăn việc làm ở Mỹ, những điều mà không ai kiểm chứng nổi.
- Lại có Việt Kiều xưa ở Việt Nam chẳng mấy tử tế với ai, bây giờ trở về bỗng nhiên thay đổi tính nết, nói toàn chuyện phước thiện, thương người, thì ai chả náo nức xúm vào Việt Kiều để xin chút tình nhân ái đó, họ đâu biết rằng nhiều Việt kiều cũng đang hưởng lòng nhân ái của nước chủ nhà, trợ cấp nhà cửa, thuốc men, tiền bạc…
Chỉ còn một tháng nữa là Tết Việt Nam, vợ chồng anh Bông cùng ngồi tổng kết danh sách thân nhân từ gần tới xa để gởi quà. Chủ yếu chị Bông gởi quà cho mẹ và các anh chị em ruột, bà con họ hàng thì mỗi hộ một món tiền nhỏ gọi là chung vui ba ngày tết, đôi khi có vài gia đình họ hàng xa lơ xa lắc, qúa tầm tay với, nhưng nghe hoàn cảnh quá nghèo khổ, chị cho họ ít tiền cứu... đói. Thế là từ đó, mỗi năm khi “Chiều nay gió Đông về…” anh chị lại nhận được thư họ gởi sang thăm hỏi, như để nhắc nhở anh chị rằng: “Tôi vẫn còn hiện diện trên cõi đời này, Tết đến xin đừng quên tôi nghe”.
Chẳng lẽ họ nghèo đến thế, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, đã “hi sinh” tốn mấy chục ngàn đồng tem thư để thăm hỏi mình, mà anh chị không có gì cho họ coi sao được?
Và cứ thế, món nợ ân tình vẫn tiếp tục, không biết bao giờ mới dứt điểm?
Anh chị Bông làm đủ kiểu toán, hết cộng trừ, tới nhân chia, thêm đầu này, bớt đầu kia, sao cho tương xứng với hoàn cảnh từng người và hợp lý với túi tiền của anh chị. Dì Út mới bị giựt hụi nên đứng đầu danh sách ưu tiên. Nhìn một dãy dài danh sách tên họ thân nhân bên nhà vợ, anh Bông muốn nổ con ngươi, nhưng anh đâu dám cằn nhằn, vì danh sách phe nhà anh ở Mỹ trong dịp Giáng Sinh và New Year vừa qua cũng đâu có ít ỏi gì.
Cơn “Sầu Đông” đã qua, những ngày tết Việt Nam đang đến, vợ chồng anh quay cuồng vì lễ Tết, rồi khi trở lại với nhịp sống bình thường hàng ngày hai vợ chồng lại ky cóp tiền vô bank để cuốn sổ đời lại mở ra tính toán mỗi dịp cuối năm và Tết đến.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2020 lúc 3:48pm
TÌNH CHA

Tôi là một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhưng ơn Chúa, Người đã cho tôi có một gia đình đầm ấm đầy ắp yêu thương. Đó là gia đình ba má nuôi của tôi. Papa tôi, ông Charles-Théodore Millot, một thương nhân người Pháp.
Biến cố bất ngờ xảy đến với tôi vào một ngày Thu của Hà Nội năm 1855, khi tôi mới 5 tuổi. Mẹ mất năm nào thì tôi không nhớ, nhưng khi đó cha tôi làm nghề đánh giày, ngày ngày dắt tôi đi quanh những con phố nhỏ của Hà thành. Hồi ấy có mấy ai đi giày, chỉ có những thương nhân Châu Âu hoặc những người Việt Nam giàu có theo Tây học mới có giày thôi. Đánh giày cho họ cũng chẳng dám nói giá, cứ xin họ cho đánh là tốt rồi. Đánh xong, họ muốn cho bao nhiêu là tùy họ. Tuy thế, tiền công đánh giày cũng tạm đủ cho cha con tôi hai bữa qua ngày. Hôm nào cha tôi đánh được dăm ba đôi, được ông Tây bà Đầm nào cho thêm cho vài xu, là tôi lại có quà.
Hôm ấy, vừa được khoản bo, cha bảo tôi đứng bên này đường và chạy vội sang bên kia mua cho tôi chiếc bánh bao. Lúc quay trở về, một chiếc xe ngựa chạy vút qua đã làm cha con tôi xa nhau mãi mãi. Tôi lao ra ôm lấy cha khóc lóc gào thét, nhưng một ông cai đội kéo tôi dậy để người ta đưa xác cha tôi đi. Vừa lúc đó, ba má nuôi tôi đi qua. Hai ông bà đã ngoài bốn mươi mà chưa có con, chứng kiến cảnh đau lòng ấy, bèn nhận nuôi tôi.
Đêm đầu tiên ngủ ở nhà mới, cuộc sống thay đổi hoàn toàn, tôi không thể nào ngủ được. Mama dẫn tôi vào một phòng lớn, ga gối đệm trắng tinh, bà ra hiệu cho tôi nằm xuống, hôn lên trán tôi rồi ra hiệu cho tôi ngủ. Nhưng tôi chưa hề phải ngủ một mình. Dù phòng trọ chật chội tối tăm thì mùa hè vẫn có cha nằm bên cạnh phe phẩy quạt, mùa đông thì đắp chung chiếc chăn mỏng và cha ôm chặt để truyền hơi ấm cho tôi. Sự ôm ấp ấy làm tôi yên tâm và ngủ ngon lành. Nay nằm trong chăn gối trắng tinh, nhưng phải ngủ một mình, lại nhớ cha, tôi cứ ôm gối khóc rưng rức. Mama phải gọi chị sen vào vỗ về tôi, đọc chuyện cổ tích cho tôi nghe, mãi mới dỗ được tôi chìm vào giấc ngủ.
Sáu tuổi, tôi bắt đầu đi học với tên Leonardo Millot. Ở lớp, bọn bạn chỉ gọi tôi là Leo. Lớp học của tôi hầu hết là con các thương nhân Tây phương, một số ít là con nhà giàu người Việt. Tôi nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới. Đồng phục của học sinh rất đẹp. Đầu giờ, học sinh xếp hàng từ ngoài đi vào trường, các chị bán hàng rong, ông xe kéo, ông đánh giày, chị bán hoa quả, cứ đứng đằng xa nhìn, ngưỡng mộ.
Mama tuy là vợ thương nhân giàu có nhưng có lòng trắc ẩn, rất thương người. Mỗi bữa ăn, bà thường bắt tôi ăn món nào hết món đó, không được để thừa. Món nào không thích, bà để nguyên, gói cẩn thận, bảo tôi đưa ra cổng cho những người ăn xin. Tôi làm nhiệm vụ này một cách thích thú vì mỗi lần đưa thức ăn ra, những người ăn xin mắt sáng lên rạng rỡ hạnh phúc.
Thấm thoắt mười ba năm học cũng trôi qua, tôi đậu Tú tài loại ưu. Đã đến lúc phải xa ba má nuôi, tôi lên đường đi Pháp học đại học. Tôi thích làm bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo, và tôi cũng thích làm linh mục để an ủi cho những linh hồn khốn khổ. Papa bảo tôi không thể làm cả hai thứ đó trong đời. Ông khuyên tôi để hai năm đầu học khoa học cơ bản rồi ba năm sau chuyên về thần học.
Ngày lên đường, papa đưa tôi xuống Hải Phòng để đáp tàu thủy đi Pháp. Mama, chị sen và một số người làm công trong nhà ra cổng tiễn tôi lên đường. Tôi cũng ngạc nhiên khi ngoài cổng còn có một đoàn người khác đứng xem. Họ thấy lạ, tò mò muốn xem hay là họ cũng biết tôi sắp đi xa lâu ngày nên muốn tiễn?
Năm năm sau tôi tốt nghiệp Cử nhân Thần học, lại được Tòa thánh Vatican cho sang Roma tu nghiệp. Sau ba năm chăm chỉ học tập, nghiên cứu ở Roma, tôi có bằng Tiến sĩ. Vatican sẵn sàng bố trí cho tôi một vị trí tương xứng ở tòa thánh, nhưng tôi xin về Việt Nam.
Sau tám năm xa cách, cuộc gặp lại ba má nuôi thật là đặc biệt. Tôi rưng rưng trong vòng tay của mama và thật cảm động với sự sắp xếp hướng dẫn của papa trên đường đời. Ông ôm hôn tôi nhẹ nhàng rồi đẩy tôi ra để ngắm nhìn tôi: “Chà! Một vị Tiến sĩ. Ta tự hào vì con, con ạ”.
Sau khi tôi về nước ít lâu thì đức Giám mục Paul-Francois Puginier đến thăm và làm việc với papa. Ngài là Tổng Giám mục địa phận Tây Đàng Ngoài, bao gồm các giáo phận Bắc kỳ và bắc Trung kỳ. Ngài đến để cám ơn papa về việc đã giúp đỡ để giáo hội có khu đất đẹp để xây nhà thờ.
Nguyên khu đất này trước kia là thuộc chùa Bảo Thiên, một ngôi chùa cổ kính được xây từ thời nhà Lý. Nhưng sau một tai nạn hỏa hoạn đã trở thành hoang phế. Lúc này Bắc kỳ đã là xứ bảo hộ, Đức Giám mục đến nhờ Thống sứ Bonal can thiệp để Nam triều cấp đất cho giáo hội, nhưng ngài Bonal nói việc đó không thuộc thẩm quyền của ngài. Papa tuy không có chức vụ chính thức nhưng giao thiệp rộng, rất có ảnh hưởng với bên Nam triều, người đã vận động để Tổng đốc Nguyễn Hữu Độ lấy lý do ngôi chùa đã đổ nát và không tìm thấy hậu duệ của người thành lập nên đã cho phá sập và chuyển nhượng khu đất cho nhà thờ. Đức Giám mục đã cho xây một nhà thờ bằng gỗ để giáo dân có chỗ làm lễ hàng tuần.
Lần này, Ngài đến đề nghị ba tôi vận động cho mở vài kỳ xổ số để lấy tiền xây dựng thành nhà thờ gạch khang trang và bền vững cho mai sau. Ba nói người sẵn sàng ủng hộ và mời đức Giám mục nghỉ lại ăn trưa.  Trong bữa ăn, ba giới thiệu tôi với đức Giám mục. Ngài Giám mục phấn khởi, nói:
- Thế thì còn chờ gì nữa? Đây rồi. Tôi đã tìm được người kế vị. Một Tiến sĩ Thần học tài năng, trẻ tuổi, hào hoa phong nhã như thế này, không chọn thì còn chọn ai? Tôi sẽ đề nghị trước hết là truyền chức Phó Tế cho cậu nhà, rồi giao cậu điều khiển, trông coi việc xây dựng nhà thờ. Xây dựng xong sẽ truyền chức Linh mục cho cậu, và cậu sẽ thay mặt tôi quản nhiệm nhà thờ này. Tôi tin rằng trước sau thì Tòa thánh Vatican sẽ cho tách ra khu vực Hà Nội và các vùng lân cận thành một giáo phận riêng. Khi đó cậu nhà sẽ thăng tiến lên giám mục phó, rồi giám mục Chính tòa. Con đường tiến lên Hồng Y của cậu nhà là chắc chắn, thưa ngài.
Tiếp đó, hai ông còn thảo luận thêm nhiều chi tiết nữa. Tưởng là phải tổ chức ít nhất là dăm kỳ xổ số, nhưng không ngờ dân chúng hưởng ứng nhiệt liệt. Mới phát hành được hai kỳ, tiền thu được đã đủ để xây nhà thờ mới. Về danh nghĩa, Giám mục Puginier tự tay thiết kế và điều hành việc xây dựng, nhưng thực tế là tôi đảm nhiệm tất cả những công việc cụ thể. Cả ngài và tôi đều thống nhất rằng nhà thờ này phải là một Notre Dame Paris thu nhỏ. Hai tháp chuông và mái vòm phải y hệt để thoạt nhìn người ta đã nghĩ đến Notre Dame Paris rồi.

                 Photo: de.vietnamitasenmadrid.com
Xây dựng trong ba năm, đến năm 1884 nhà thờ được hoàn thành. Mọi người ngưỡng mộ, nhận ra ngay kiến trúc Gô tích trung cổ Châu Âu giữa lòng Hà Nội.  Xây dựng xong, tôi được bổ nhiệm quản nhiệm nhà thờ. Tên của nhà thờ là Nhà thờ thánh Giuse, nhưng dân chúng thường gọi là Nhà thờ lớn Hà Nội.
Tôi chăm sóc các con chiên, tổ chức các hoạt động đối ngoại của nhà thờ. Còn việc trông coi trong nhà thờ là do sơ Maria. Nhiều giáo dân, già trẻ, ngày nào cũng tình nguyện vào phục vụ việc quét dọn nhà thờ, lau chùi đồ lễ… giữ cho mọi thứ lúc nào cũng sáng bóng. Một bà già rất phúc hậu và nhanh nhẹn đến bữa đem thức ăn lên cho tôi. Còn nấu ăn là một ông già thọt chân, kín tiếng, làm món rất ngon. Từ mấy chục năm nay tôi toàn ăn đồ Tây, nhưng từ ngày về ở hẳn trong căn nhà dành riêng cho linh mục đằng sau nhà thờ, thỉnh thoảng bà già lại mời tôi ăn vài món dân dã, như bánh cuốn, bánh bao, bánh giò, là những món quà thời thơ ấu.
Một lần, bà già đưa lên mời tôi một chiếc bánh, nhưng không đưa ngay mà cứ rào trước đón sau:
- Thưa cha, cha tha lỗi nếu có gì không phải. Con muốn cha thử món bánh sắn dân dã này, nhưng chỉ sợ cha giận vì mời cha thứ bánh quá rẻ tiền.
Tôi cười thân thiện:
- "Con cảm tạ Chúa ban cho con có thức ăn hằng ngày và con sẽ không quên những người đang đói khổ. Bà đừng lo. Đây là thứ quà quý mà ngày bé tôi rất thích đấy."  Và tôi ăn ngon lành. Tôi không muốn kể cho bà biết bánh sắn là kỷ niệm đặc biệt đối với tôi. Lần ấy, mấy ngày liền chẳng gặp khách, cha thì chỉ còn một xu, mà tôi thì đói quá. Ông hỏi: “Cha chỉ đủ tiền mua chiếc bánh sắn thôi, có được không con?”. Tôi nói “được”, và quả là chiếc bánh sắn hôm ấy ngon thật. Đó là chiếc bánh làm tôi nhớ nhất và cảm thấy ngon nhất trong đời.
Ông già tàn tật thọt chân (tôi cũng không để ý nhớ tên ông) rất ít nói. Cứ làm xong việc là ông chui ngay vào căn phòng nhỏ dành cho người làm của nhà thờ, vì ông không có nhà riêng. Nhưng thường vào bữa ăn của tôi, ông lại hay đứng chực ở phòng ăn. Tôi nhắc ông: “Thôi đủ rồi, tôi không cần gì nữa đâu, ông về phòng nghỉ đi”, nhưng ông vẫn luẩn quẩn quanh đấy xem tôi có cần gì không. Có hôm tôi phải sai bảo một điều gì đó như kiểu: “Lấy giùm tôi quả ớt” thì ông mới yên tâm làm xong về phòng.
Sau một năm quản nhiệm nhà thờ tôi được truyền chức linh mục. Buổi thánh lễ truyền chức linh mục rất trang trọng. Ba má nuôi của tôi rất hài lòng và hạnh phúc. Cuộc sống tưởng như đã an bài. Tôi sống giữa lòng Chúa và có một gia đình ba mẹ nuôi đầy ắp yêu thương.
Nhưng một sự kiện đã làm xáo động tất cả. Hôm ấy sơ Maria bẩm với tôi rằng ông già tàn tật ốm rất nặng, không dậy được. Tôi bảo sơ đưa ông vào nhà thương, và nhớ trả tiền cho việc chăm sóc ông, chứ đừng đưa vào nhà thương làm phúc, bởi vì ông đã phục vụ nhà thờ suốt mấy năm ròng, ông xứng đáng được trả tiền cho việc chữa bệnh. Căn dặn thế, tôi coi như đã xong phận sự và có tình có nghĩa với ông. Nhưng một tuần sau thì sơ Maria báo tin ông già đã mất, đã an táng cho ông xong xuôi. Có vài món đồ tư trang lặt vặt nhà thương đưa lại và sơ muốn trình tôi xem. Lúc đầu tôi gạt đi, bảo sơ cất vào đâu đó chứ tôi xem làm gì. Nhưng sơ bảo có cái này lạ lắm, cha cứ nhìn qua xem sao.
Cái mà sơ thấy lạ là chiếc mặt dây chuyền tôi vẫn đeo trước đây. Đó là ảnh của tôi năm 6 tuổi ba má nuôi gắn trong hộp nhỏ mạ vàng đeo vào cổ cho tôi suốt bao năm. Hôm tôi được tấn phong linh mục, ba má nuôi lại trao tặng một sợi dây chuyền mới với cây thánh giá. Tôi cởi sợi dây chuyền cũ để trong nhà tắm. Mấy ngày sau, tôi tìm lại để cất đi thì thấy mất chiếc hộp có ảnh. Nghĩ rằng nó bị rơi ở đâu đó, chứ ai mà có tính gian tham thì họ lấy cả sợi dây chuyền vàng chứ sao lại chỉ lấy nguyên cái ảnh. Tôi cũng không để ý nữa. Thế mà nay, sơ phát hiện ra là ông già đã đánh cắp và giữ làm của riêng suốt mấy năm qua.
Xem thêm mấy thứ nữa thì tôi giật bắn mình. Tư trang của ông già lại có con quay gỗ mà ngày trước tôi thường chơi ở vỉa hè khi cha tôi đánh giày cho khách. Hai bộ quần áo của tôi hồi nhỏ. Lại nữa, máy bay giấy với các hình tôi vẽ ngày mới đi học. Một quyển vở nháp hồi trung học. Và đôi giày thể thao đã vẹt gót, há mõm mà tôi chắc chắn rằng chính tay tôi đã mang ra trước cổng bỏ vào thùng rác trước nhà.
- Trời ơi! Chẳng nhẽ ? … Chẳng nhẽ ? … Thôi đúng rồi! … Cha ơi!
Tôi vội đến đồn cảnh sát nhờ lục tìm hồ sơ lưu trữ những vụ tai nạn giao thông lúc cha tôi mất. Ơn trời, họ cũng ghi chép cẩn thận. Có một vụ tai nạn giao thông, người cha tưởng đã chết, đứa con được nhận nuôi. Xe chở người cha vào nhà xác thì ông tỉnh lại, chỉ bị thương ở chân. Vậy là, sau trận tai nạn ấy, cha tôi đã hỏi thăm và biết tôi được ông bà Tây danh giá nhận nuôi. Ông không đến nhận con, xin lại đứa con trai duy nhất của ông để dắt theo trên hè phố nữa. Ông chấp nhận sống cô đơn để dành cuộc sống ấm no đầy đủ cho đứa con của mình. Hóa ra, ông vẫn đứng đằng xa nhìn tôi khi tôi đem thức ăn ra cho những người ăn xin. Ông vẫn tới cổng trường đứng đằng xa nhìn tôi xếp hàng vào lớp. Và ông cũng đến tiễn tôi khi cùng ba nuôi lên xe đi Hải Phòng để xuống tàu đi Pháp. Ông đã săn sóc tôi với những chiếc bánh bao, bánh giò, bánh sắn như những ngày thơ ấu. Ông lấy cắp chiếc ảnh để đêm đêm tưởng như tôi vẫn nằm ngủ trong lòng ông thuở nào.
Mọi kỷ niệm về cha tràn về. Tôi lang thang trên phố vắng Hà Nội để tìm lại những nơi cha con tôi đã từng đi qua. Tôi mong trời mau sáng để được đến trước mộ cha mà cất lên tiếng gọi: Cha ơi!
                                 

                                      ***
Thưa các bạn, chuyện này do bạn Anna Nguyệt, một giáo dân nhà ở phố Ấu Triệu cạnh nhà thờ lớn Hà Nội, kể lại cho tôi. Gia đình bạn ấy nhiều đời tình nguyện vào phụng sự trong nhà thờ. Cụ tổ của bạn có một người con gái là là sơ Maria, người đã được đọc những dòng ghi chép trên và đã chứng kiến đêm hôm ấy, một đêm mùa đông lạnh buốt và ướt át, cha Leonardo Millot đi lang thang suốt đêm ngoài phố.
Ít lâu sau, đức cha nhận được tin mẹ nuôi đã mất tại Paris, người cha nuôi của ngài là Charles-Théodore Millot còn lại một mình đang rất cô đơn. Đức cha làm đơn xin từ nhiệm để về Paris chịu tang và chăm sóc cha nuôi. Với đức cha, tình yêu thiêng liêng của cha đẻ cũng như tình yêu lý trí của cha nuôi đều cần được đền đáp. Vì thế ngài không tiếp tục sự nghiệp và bàn giao cho đức cha Pierre-Marie Gendreau.


Những ngày này, nhiều người vẫn còn thổn thức, tiếc nuối chưa có dịp được đến thăm nhà thờ Đức Bà Paris, thì đây, nhà thờ lớn Hà Nội, một phiên bản của nhà thờ Đức Bà Paris vẫn còn đó. Hy vọng câu chuyện về một tình yêu cha con thiêng liêng photo:porlapazdelecamo.org
trong lòng Chúa sẽ dẫn dắt các bạn đến thăm nhà thờ này. Hàng ngày nhà thờ vẫn mở cửa đón du khách thập phương đến tham quan. Còn nếu hỏi câu chuyện trên đây có thật hay không, thì xin hỏi bạn Anna Nguyệt. Người viết truyện này không dám cam đoan.

Người kể: Anna Nguyệt
Người viết: Pháp Vân
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2020 lúc 9:10am

SỰ THA THỨ.



Related%20image

Từ một câu chuyện có thật:

Tại một quán ăn ở San Jose, có một cô hầu bàn phụ trách mang thức ăn lên cho chúng tôi, nhìn cô ấy trẻ trung tựa như một chiếc lá non.
Khi cô ấy bê cá hấp lên, đĩa cá bị nghiêng. Nước sốt cá tanh nồng rơi xuống chiếc cặp của tôi đặt trên ghế. Theo bản năng, tôi muốn nhảy dựng lên, nộ khí xung thiên. Thế nhưng, khi tôi chưa kịp làm gì thì đứa con gái yêu của tôi bỗng đứng dậy, nhanh chóng đi tới bên cạnh cô gái hầu bàn, nở một nụ cười dịu dàng tươi tắn, vỗ vào vai của cô bé và nói: “chuyện nhỏ thôi, không sao đâu”.
Cô hầu bàn vô cùng ngạc nhiên, luống cuống kiểm tra chiếc cặp của tôi, nói với giọng lúng túng: “Tôi… để tôi đi lấy khăn lau … ”.
Không thể ngờ rằng, con gái tôi bỗng nói: “Không sao, mang về nhà rửa là sạch thôi. Chị đi làm việc của chị đi, thật mà, không sao đâu.”
Khẩu khí của con gái tôi thật là nhẹ nhàng, cho dù người làm sai là cô hầu bàn.
Tôi trừng mắt nhìn con gái, cảm thấy bản thân mình như một quả khí cầu, bơm đầy khí trong đó, muốn phát nổ nhưng không nổ được, thật là khốn khổ.
Con gái bình tĩnh nói với tôi, dưới ánh đèn sáng lung linh của quán ăn, tôi nhìn thấy rất rõ, con mắt của nó mở to, long lanh như được mạ một lớp nước mắt.
Tối hôm đó, sau khi quay trở về khách sạn, lúc hai mẹ con nằm lên giường, nó mới dốc bầu tâm sự…

Con gái tôi phải đi học ở London 3 năm và để huấn luyện tính tự lập cho nó, chồng tôi quyết định không cho nó về nhà vào kỳ nghỉ, anh ấy muốn nó tự lập kế hoạch để đi du lịch, đồng thời cũng muốn nó thử trải nghiệm tự đi làm ở Anh Quốc.
Con gái tôi hoạt bát nhanh nhẹn. Khi ở nhà, mười đầu ngón tay không phải chạm vào nước. Những công việc từ nhỏ tới lớn cũng không đến lượt nó làm. Vậy mà khi rơi vào cuộc sống lạ lẫm tại Anh Quốc, nó lại phải đi làm bồi bàn để thể nghiệm cuộc sống.

Ngày đầu tiên đi làm, nó đã gặp phải rắc rối.
Con gái tôi bị điều đến rửa cốc rượu trong nhà bếp. Ở đó có những chiếc cốc thủy tinh cao chân trong suốt, mỏng như cánh ve, chỉ cần dùng một chút lực nhỏ là có thể khiến chiếc cốc bị vỡ, biến thành một đống vụn thủy tinh.
Con gái tôi thận trọng dè dặt, như bước đi trên băng, không dễ dàng gì mà rửa sạch hết một đống lớn cốc rượu. Vừa mới thả lỏng không chú ý, nó nghiêng người một chút, va vào một chiếc cốc, chiếc cốc liền rơi xuống đất, “xoảng, xoảng” liên tục những âm thanh vang lên. Chiếc cốc hoàn toàn biến thành đống thủy tinh vụn lấp lánh trên mặt đất.
“Mẹ ơi, vào thời khắc đó, con có cảm giác bị rơi xuống địa ngục.”… giọng nói của con gái tôi vẫn còn đọng lại sự hồi hộp lo lắng.
“Thế nhưng, mẹ có biết người quản lý ca trực đó phản ứng thế nào không? Cô ấy không hề vội vàng mà bình tĩnh đi tới, kéo con lên và nói: “Em gái, em không sao chứ?”
Sau đó, cô ấy quay đầu lại nói với những người khác: “Các bạn mau đến giúp cô gái này dọn dẹp sạch đống thủy tinh nhé!”

Đối với con, ngay đến cả nửa câu trách móc cũng không có!”
Lại một lần nữa, khi con rót rượu, không cẩn thận, làm đổ rượu vang nho lên chiếc váy trắng của khách, khiến cho chiếc váy trở nên loang lổ. Cứ tưởng vị khách đó sẽ nổi trận lôi đình, nhưng không ngờ cô ấy lại an ủi con: “không sao đâu, rượu ấy mà, không khó giặt.”. Vừa nói, vừa đứng lên, nhẹ nhàng vỗ vào vai con, rồi từ từ đi vào phòng vệ sinh, không nói toang lên, cũng không làm ầm ĩ, khiến con tròn mắt như con chim yến nhỏ vì quá đỗi ngạc nhiên.
Giọng nói của con gái tôi, mang đầy tình cảm: “Mẹ à, bởi vì người khác có thể tha thứ lỗi lầm của con trước đây, nên mẹ hãy coi những người phạm sai lầm kia như con gái của mẹ, mà tha thứ cho họ nhé!”
Lúc này, không khí trở nên tĩnh lặng như màn đêm. Tròng mắt của tôi ướt đẫm lệ…

Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết:
“Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thân thiết của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
…..
Các bạn thân mến của tôi,
Chúng ta cảm động khi được người khác tha thứ. Điều đó khiến chúng ta có thể thay đổi hành vi và lời nói của chính mình. Hãy để những thiện ý này lưu truyền mãi về sau … như thế, mỗi ngày của chúng ta, sẽ là mỗi ngày hạnh phúc và may mắn!

THA THỨ, không dễ lắm đâu, nhưng hãy cố gắng bạn nhé!


st.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Jan/2020 lúc 9:16am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jan/2020 lúc 10:23am

Ký Ức Chiều Ba Mươi Tết 


Hôm nay, được tin bà vợ ông Bách vừa mới được đưa từ bệnh viện về nhà. Nghe nói, kỳ này chắc không qua khỏi. Vì hình như là bác sỹ chạy rồi. Mấy cụ trong xóm bảo nhau:

- Đã ung thư rồi thì khó mà qua lắm !

Đó là một người đàn bà mà tôi nhớ mãi trong đời.
*** 
Mẹ tôi vẫn ngồi đó, cái thớt vẫn còn nằm lọt trong cái trẹt, nom cũng cũ kỹ lắm rồi. Hai hàng nước mắt của mẹ cứ chảy dài xuống má. Tôi đứng nhìn mẹ mà không biết nói gì. Chỉ biết là thương mẹ lắm ! Nhưng tính tình tôi, vốn hay rụt rè. Ít khi thể hiện tình cảm ra ngoài, bằng những cử chỉ, hành động mà chỉ biết im lặng quan sát - Lúc đó, nước mắt của mẹ cũng làm tôi rưng rưng.

Sáng ba mươi tết, nhìn thấy sợi giây lạc treo cục thịt heo trên đầu bếp, mấy anh em tôi vui mừng đến sướng rơn cả người. Mẹ nói là không có tiền mua sắm quần áo Tết cho chúng tôi thì cũng .... hơi buồn chút chút.

Nhưng nỗi buồn đó cũng qua thật nhanh, khi biết là không có quần áo mới thì dù gì nhà mình cũng còn có thịt để ăn. Thằng em út tôi mới hai tuổi rưỡi, nhưng cũng rất khoái món thịt kho với trứng của bà mợ tôi. Mỗi khi cúng giỗ, cậu mợ thường mang sang cho nhà tôi một ít - Và thể nào mẹ tôi cũng để dành cho nó.. Út được mẹ cưng ghê lắm.

- Út oi mà !
Mẹ hay nói thế mỗi lần ôm hôn Út. 
Tháng Tết này, gà trong nhà tôi đẻ cũng được vài ba chục trứng. Nhưng mẹ đem bán hết - chỉ chừa lại cũng tròn mươi quả. Tưởng tượng tới món thịt kho trứng trong mấy ngày tết là mấy anh em tôi quên ngay mọi cái thiếu thốn khác mà cứ là …... sướng rơn trong bụng.
Ôi ! cái mùi thịt, mẹ kho thì mới tuyệt làm sao ! Chỉ nghĩ tới, tôi cũng đã chảy cả nuớc miếng.

Trưa đến hơn đứng bóng mẹ mới xong việc chợ đò. Vừa gánh cái gánh về đến nhà là mẹ tay xắn áo, xắn quần lau dọn nhà cửa & làm đủ thứ việc. Ấy là ở nhà đã có mấy cha con dọn dẹp tổng vệ sinh nhà cửa, giặt mùng, giặt mền trước đó mấy hôm rồi. Vậy mà không biết việc đâu ra ….. mà mẹ cứ quần quật suốt.
Cũng tới lúc, mẹ đem thịt ra chặt kho. Tôi đang ở ngoài vườn cùng các em tôi. Mấy đứa này đúng là …chỉ thích nghịch đất - mà cũng đúng thôi, con nhà nghèo như anh em chúng tôi có cái thứ trò chơi gì khác đâu. Không nghịch đất, em tôi chơi cái trò gì cơ chứ.


Có tiếng người gọi ngoài cổng.. Mấy em tôi còn đang nghịch đất ngoài vườn. Tôi là chị lớn nên hay phụ mẹ lo la rầy, nhắc nhở và tắm rửa cho các em. Không biết mẹ và người đàn bà đó nói gì với nhau. Một lát sau, người đàn bà ấy đi ra và tay xách cái xâu thịt mà ba tôi treo trên bếp khi sáng. Tôi và các em tôi ngơ ngác không biết chuyện gì xảy ra với mẹ. Chỉ thấy mẹ ngồi đó, nước mắt đâu mà mẹ cứ tuôn ra & tuôn ra hoài thế …. không biết ! Các em tôi ngây thơ không hiểu gì. Đứa út thấy mẹ khóc nên cứ cuống quýt gọi :

- Mẹ ơi ! mẹ ơi !....

Mẹ tôi ôm đứa Út vào lòng & không nói gì. Cứ thế mà nước mắt tuôn trào. Còn tôi thì cứ đứng ngây người ra đó và nước mắt cũng tuôn theo. Tuy không biết gì nhiều, nhưng tôi cũng lờ mờ đoán hiểu ….. có lẽ là bà ấy đến xiết nợ mẹ tôi. Làm ăn buôn bán quanh năm trên mảnh đất nghèo nàn này, mẹ nuôi chúng tôi lớn lên mỗi ngày như thế này cũng đã là quá vất vả.. Năm hết tết đến, nợ nần chỗ thì khất được - chỗ thì không ! Mẹ không oán trách người đàn bà ấy mà chỉ thương các con không còn thịt thà gì trong ngày Tết nữa …..

Lúc đó, không có ba ở nhà. Ba vừa đi đâu đó. Hình như là có bác bên hàng xóm, gọi qua phụ bác làm tiệc Tất niên. Nhìn mẹ khóc, lòng tôi thật sự rất đau. Tôi không hiểu lắm chuyện người lớn nói gì với nhau. Nhưng lúc đó, tôi đã học lớp năm nên tôi cũng biết thương mẹ. Tôi hiểu lòng mẹ. Mẹ vất vả vì chúng tôi quá nhiều. Đời mẹ gian khổ, chẳng sao ! Nhưng mẹ ước muốn cho con cái có miếng thịt trong ngày Tết mà cũng không thể. Mẹ ngồi yên trước cái trẹt cũ mà gương mặt buồn rười rượi. Tôi luôn để mắt tới mẹ. Gió từ cửa bếp thổi vào làm tóc mẹ bay phất phơ. Hơn bốn mươi tuổi mà hình như lúc này, tôi thấy tóc mẹ trắng đi rất nhiều. Nhìn mẹ ôm em Út tôi vào lòng, tôi thương em tôi quá và thương mẹ càng nhiều hơn.

Một lát lâu sau đó, mẹ tôi vẫn chưa đứng dậy, cứ ngồi thừ ra trước tấm thớt không còn miếng thịt nữa. Trông mẹ già hẳn đi nhiều lắm.
Lại có tiếng người đàn bà khi nãy, ở ngoài cửa trước. Chuyện gì nữa đây? Tôi lo lắng ! Không biết bà ấy sẽ làm gì mẹ tôi nữa. Mẹ đã khóc nhiều rồi. Nhưng không, bà ấy đi xăm xăm vào nhà, rồi đi thẳng xuống bếp. Và khi tới gần cái trẹt vẫn còn đó của mẹ, bà thả cục thịt “cái bạch” xuống ngay tấm thớt gỗ. Bà nhìn mẹ tôi với vẻ hơi bực dọc một chút nhưng ….. trong ánh mắt bà ấy là cả một sự thương cảm, không nỡ tâm ….. Chắc là trên đường về, bà ấy đã suy nghĩ thế nào - rồi quay ngược trở lại nhà tôi.

Mẹ tôi rối rít cảm ơn bà ấy. Nhưng bà không thèm nghe và cũng không nhìn mẹ mà cứ thế một mạch đi ra khỏi cửa ….. Mẹ ôm em tôi hôn liên tiếp mấy cái rồi lại ngồi chặt thịt tiếp.

Mẹ vui, vì chúng tôi vẫn có thịt để ăn Tết. Nhưng trong ánh mắt xa xăm của mẹ, tôi nhìn thấy một nỗi buồn vời vợi …..

Đám tang bà vợ ông Bách, cả tôi và ba tôi đều đến.

Tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh của bà ấy - lúc xách xâu thịt đi ra khỏi bếp nhà tôi - hơn ba mươi lăm năm về trước.

Nhưng mà sao, tôi không hề oán ghét bà, lúc đó cũng như bây giờ. Khi mà giờ đây, bà đã nằm yên bất động và chuẩn bị đi vào lòng đất !
Tôi cũng đã thầm cảm ơn bà. Vì dù sao lúc đó, bà cũng đã quay trở lại nhà tôi với xâu thịt trên tay.
***
Con người sống chết là thế đấy ! Có những việc làm mà sau bao nhiêu năm người ta vẫn còn nhớ đến.
Đó là ký ức mà trong đời tôi chẳng thể nào quên !
Và có lẽ trong cuộc sống thường ngày, khi chứng kiến sự lớn lên và trưởng thành của chúng tôi, lòng bà không hề phải ray rứt - vì cảm thấy mình đã làm rất đúng.
Tôi đưa tay lên ngực mình & bắt đầu cầu nguyện.
Tôi cầu cho bà ra đi được thanh thản !
Gió mùa thu hiu hiu buồn và lòng tôi cũng man mác một nỗi buồn.
Con người sống chết vô thường quá !
Thế mới cần phải biết là: nên ăn ở với nhau như thế nào trên cõi đời này!

Ngưng Thu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jan/2020 lúc 11:30am

Gia đình không phải chiến trường, đâu cần phải xét thắng thua?   <<<<<


Related%20image



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Jan/2020 lúc 12:41pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Jan/2020 lúc 7:09am

Còn Thấy Đâu Đây Tình Người! 


Mình có thằng bạn thân cùng tuổi, nó nhỏ hơn mình một tháng. Mình thì Đà Nẵng còn nó ở Quảng Nam thị xã Vĩnh Điện, Điện Bàn. Khi hai thằng còn ở Quảng Nam và Đà Nẵng. Cuối tuần là hai thằng gặp nhau không tại Đà Nẵng thì cũng tại Quảng Nam để lai rai với nhau vài ly bia hoặc ly cà phê và kể cho nhau nghe những điều tào lao xịt bộp trên trời dưới đất. Rồi cuộc sống cơm áo gạo tiền, nó phải đành rời xa quê hương vào Sài Gòn mưu sinh đã hơn mười năm nay. Kể từ đó hai thằng chỉ được gặp nhau vào những ngày cuối năm nó về quê ăn tết hoặc tôi có việc vào Sài Gòn.

Trước khi vào Sài Gòn và có ý định ở lại Sài Gòn một thời gian dài. Tôi gọi điện cho nó, nó mừng lắm. Ngày mà tôi vào Sài Gòn, vừa bước ra khỏi cửa nhà ga sân bay là vợ chồng tôi thấy nó dơ tay vẩy vẩy gọi to " tao nè Điệp " làm cho mọi người đang chờ đón người thân phải quay qua nhìn nó. Nó cười hì hì.
Thế là hai thằng lại gần và gặp nhau như lúc xưa. Rảnh là nó chạy qua tìm tôi cùng uống ly bia hay ly cà phê.

Hôm bữa cuối tuần. Nó ghé qua chở tôi đi làm ly bia. Hai thằng vừa nhậu vừa kể chuyện đời, chuyện Facebook thì đã hơn 10h đêm, thế là vội vàng tính tiền ra về. Đang chạy trên đường Phạm Văn Đồng, nó nhìn thấy bên kia đường có một người đàn ông đang dẫn bộ chiếc xe máy, vậy là nó quay đầu xe lại chạy ngược chiều một đoạn để đến người đàn ông đang dẫn bộ chiếc xe máy đó. Vừa tiếp cận được người đàn ông đang dẫn bộ xe là nó hỏi ngây
- Xe bị gì vậy ông anh?
Người đàn ông tỏ vẻ lo ngại và e dè nói
- Xe tui hết xăng. Dẫn bộ hơn 1km rồi mà chưa thấy trạm xăng
Nó cười hì hì nói
- Ông anh đừng có lo. Hai thằng tui không phải ăn cướp đâu. Mở cốp xe ra đi, tui đổ cho một lít mà chạy về.
Nó liền quay qua bảo tôi bước xuống và nó mở cốp xe lôi một đoạn ống dẫn, xong, nó quay qua lấy cái can 5 lít đựng xăng luôn để phía hông xe của nó, rồi nó truyền qua xe người đàn ông đó. Xong đâu vào đấy, người đàn ông đó cảm ơn ríu rít và xin được trả tiền mà nó không lấy. Lúc này thì tôi mới nhớ ra là lúc nào bên hông xe của nó luôn có can 5 lít đầy xăng, có hỏi nó vài lần mà nó không trả lời. Hôm nay tôi phải hỏi cho được vụ can xăng này. Nó không để người đàn ông đó nói thêm nữa nó hối hôi leo lên xe rồi rồ ga chạy. Và tôi bất đầu hỏi về vụ can xăng
-May có bán thêm xăng lẻ ở nhà hả?
Nó cười hiền trả lời
-Đâu có. . .
Tôi thắc mắc
-Vậy mua xăng làm gì vậy, chạy hết thì ra cây xăng đổ tiếp chứ đê xăng như này ở nhà nguy hiểm lắm
Cũng giọng cười hiền đó, nó trả lời
-Tao luôn mua để sẵn như thế này, đi đường thấy ai hết xăng thì đổ cho người ta chứ tội
Tôi càng thắc mắc
- Nhưng sao lúc nảy mày không lấy tiền xăng lại?
Với giọng hơi chùng xuống một chút nó nói
-Tao đổ cho người ta chứ lấy tiền chi mi
Nghe nó nói vậy, tôi cũng thấy vui, thở dài nói
- Như thế có nghĩa là mày đang làm từ thiện, nhưng mày đâu có giàu có cho lắm mà làm vậy là quá tuyệt vời ông bạn tôi ah.
Nó cười buồn nói
-Từ thiện chi mi ơi. . . Như mi đã biết chuyện của vợ chồng tao rồi đó. . .Mi cứ hỏi tao chuyện can xăng này, thôi thì hôm nay tao kể hết nguyên nhân cho mi nghe

Sau khi vào Sài Gòn làm ăn được một thời gian, nhờ trời đãi ngộ mà nó lên như diều gặp gió và mua được căn nhà trong hẻm đường Lạc Long Quân, rồi nó cưới vợ. Cưới nhau năm năm mà không có con, hai bên họ hàng khuyên vợ chồng nó đi chữa hiếm muộn. Ngày mà vợ chồng nó đi chữa hiếm muộn cũng là ngày vợ chồng nó sụp đổ hoàn toàn. Bác sĩ phát hiện ra vợ nó bị ung thư tử cung. Từ đó, nó bỏ tất cả mọi việc đưa vợ đi khắp nơi chữa chạy, nghe ai giới thiệu ở đâu là nó dẫn vợ đến ngây. Dần dần tài sản nó cạn kiệt, căn nhà để ở duy nhất nó cũng bán để lo cho vợ.
Sau bao năm chữa chạy, nhưng rồi vợ nó cũng bỏ nó ra đi. Giọng buồn buồn nó nói với tôi
- Tao nhớ mãi buổi trưa hôm đó, tao không bao giờ quên. Cái ngày mà vợ tao bỏ tao lại trên cõi đời này để về với thế giới bên kia. Hôm đó. Thấy vợ chợp mắt nên tao chạy về tranh thủ tắm rửa và nấu cho nàng miếng cháo. Về đến nhà trọ, tao vừa cởi chiếc áo ra định đi tắm thì điện thoại đổ chuông cầm máy lên thì đầu dây bên kia giọng bác sỹ nói rất gấp " anh vào bệnh viện nhanh, chị nhà có biểu hiện rất là".

Linh tính có chuyện không lành, tao liền vội quay ra lấy xe chạy gấp đến bệnh viện mà không kịp mặc chiếc áo mới vừa cởi ra. Ông trời lại một lần nữa thử thách tao. Đang chạy nữa chừng, xe tắt máy, kiểm tra thì xe hết xăng. Lúc đó trong túi không còn một đồng để mà đổ một lít xăng. Tao gào kêu ba tiếng trời, nước mắt lưng tròng, cứ thế tao đẩy bộ xe chạy và miệng luôn khấn vái Trời Phật cho vợ tao qua cơn nguy kịch, còn nếu có mệnh hệ gì thì cũng chờ tao đến để gặp nhau lần cuối. . .

Bổng, nó im bật không nói nữa, ngồi sau lưng nó, tôi thấy hai vai nó rung nhẹ lên một cái. Hai vai nó rung không phải vì cái lạnh về khuya của những ngày giao mùa, mà tôi biết nó rung là bởi nó đang thổn thức của sự hoài niệm đang ùa về. Tôi im lặng để cho những cảm xúc của nó tuông trào. Một lúc sau nó mới nói tiếp
- Tao vừa chạy vừa đẩy được một đoạn. Tao định vứt chiếc xe chạy cho nhanh thì có một chú em tầm khoảng 25 26 tuổi chạy tới nói " xe anh hết xăng phải không. Anh leo lên xe đi em đẩy đến cây xăng " tao làm theo như một cái máy. Vừa tới cây xăng tao vội móc cái điện thoại cùi bắp ra đưa cho cô nhân viên cây xăng và nói " tui không có tiền, cô cầm cái này rồi đổ cho tôi 20k xăng" lát tôi đến chuột lại. Tui có việc gấp lắm". Chú em lúc nảy đẩy tao tới đang định quay đầu xe đi nghe tao nói với cô nhân viên cây xăng vậy liền dựng xe xuống đi đến cô nhân viên rồi nói "đổ cho ảnh đầy bình đi, tui trả tiền".

Nói xong chú em đó móc ra tờ 200k đưa cho cô nhân viên và nói tiếp " chị cứ đổ đầy bình, tiền thừa thì chị đưa cho ảnh giúp em". Nói rồi chú em đó lên xe đi mất, còn tao như kẻ mất hồn, lúc đó tao không mở miệng cảm ơn chú ấy lấy một tiếng. . . Xong, tao chạy ào tới bệnh viện vứt vội xe, bay ào lên phòng bệnh thì thấy vài bác sỹ đang đứng bên giường bệnh vợ tao.
Thấy tao, bác sỹ trưởng khoa trực gọi tao lên phòng trực nói tao hãy đưa bà xã tao về kẻo còn kịp để vợ tao trút hơi thở cuối cùng tại nhà. . . Trên đường về, nằm trong xe cứu thương vợ tao dặn dò tao phải vững tâm, bình tĩnh đừng khóc thương mà có hại cho sức khoẻ. Cố gắng hết sức Nói nhiêu đó là cô ấy trút hơi thở cuối cùng trên tay tao
Hai vai nó lại rung lên. Mắt tôi cũng cay xè. Nó nghẹn ngào nói tiếp
- Cũng nhờ chú em đó cho tao mấy lít xăng nên tao mới kịp gặp vợ tao lần cuối. Sau khi ma chay cho vợ xong. Một thời gian sau nhớ lại mọi việc và mong được gặp chú em đó, nhưng biết đâu mà tìm. . . Và sau này đi đâu tao cũng cầm theo can xăng này, gặp ai dẫn bộ thì tao dừng lại đổ cho người ta một ít để họ còn chạy về nhà. Biết đâu trong những người dẫn xe bộ vì hết xăng đó, có người trong túi họ không có một đồng như tao lúc đó, biết đau có người đang chờ họ về. . .

Nói xong, nó thở dài một tiếng nghe não ruột. Tôi liền lồng hai tay về trước ôm chặc lồng ngực nó vào lòng. Có vài người đi đường họ nhìn thấy liền quay lui nhìn hai thằng tui và cười mĩm. Chắc họ nghĩ hai thằng tôi đang yêu nhau

Huỳnh Văn Điệp Chia Sẻ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.547 seconds.