Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2020 lúc 8:51am

Câu Chuyện Cảm Động: "Người Chồng Mù"


Có một cặp vợ chồng trẻ đang sống vô cùng hạnh phúc, người vợ rất xinh đẹp và người chồng rất mực yêu thuơng vợ mình.
Một thời gian sau, trong khi người chồng đi làm việc xa, người vợ tình cờ phát hiện ra mình đang bị một căn bệnh da kỳ lạ. Những đốm đỏ nổi lên từ vai rồi nhanh chóng lan ra khắp mặt mũi toàn thân. Cô lập tức đến gặp nhiều bác sĩ, nhưng họ cho biết căn bệnh này cực kỳ hiếm và cũng không có cách chữa trị.
Người vợ xinh đẹp vô cùng đau khổ, khuôn mặt cô đã trở nên xấu xí nhanh chóng, cô nghĩ mình sẽ mất tình thuơng yêu từ chồng và cuộc đời cô kể như chấm hết.
Rồi cô nhận được hung tin, xe của chồng cô gặp tai nạn khi anh đang làm việc xa nhà, và anh vẫn còn hôn mê sau nhiều ngày cấp cứu. Khi anh hồi tỉnh, cô cũng được các bác sĩ báo tin đôi mắt anh đã mù vĩnh viễn.
Người chồng mù trở về, và dĩ nhiên, anh không nhìn thấy sự thay đổi của vợ. Anh vẫn một mực yêu thuơng vợ như ngày nào, và dĩ nhiên cô cũng yêu anh không thể nói hết. Người vợ vẫn thuờng dắt chồng đi dạo trong thị trấn, cô quàng chặt tay anh và người chồng mù đeo cặp kính đen dùng chiếc gậy dò đường vừa đi vừa trò chuyện hạnh phúc.
Ít lâu sau, người vợ trượt chân ngã từ trên cầu thang xuống đất, cô đã không qua khỏi vì vết chấn thuơng ở đầu quá nặng. Người chồng đau khổ tột cùng trong ngày đưa tang vợ, khiến cư dân trong thị trấn không khỏi xót thương ..
Khi tang lễ chấm dứt, một người hàng xóm hỏi anh dự định thế nào trong những ngày sắp tới. Người chồng mù cho biết anh sẽ đi xa khỏi thị trấn này, nơi luôn gợi anh nhớ lại người vợ yêu thương cùng những tháng ngày hạnh phúc. Một người khác hỏi: "Anh đi đâu bây giờ khi không nhìn thấy gì cả, và biết làm gì khi không còn vợ bên cạnh như trước đây?".
Người chồng mù từ từ tháo cặp kính đen ra và chậm rãi trả lời: "Tôi chưa bao giờ mù, nhưng tôi luôn giả vờ mù trong những năm qua. Bởi vì nếu tôi nhìn thấy tất cả, vợ tôi còn đau đớn hơn căn bệnh quái ác kia đã tàn phá cô ấy. Tôi chỉ muốn vợ mình luôn hạnh phúc ...".
---------
Bạn ơi ,
Có những lúc trong cuộc đời mình cần phải giả mù để giữ gìn hạnh phúc. Đừng nhìn thấy những điều nhỏ nhặt,  sẽ giúp cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn phải không ? 

Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Jul/2020 lúc 8:12am

Đi Xa Để Thấy Nhớ Nhà


Có ai đó nói quê hương là nơi đi xa thì nhớ mà ở gần thì yêu thích luyến lưu, tôi nghĩ điều này đúng với những người có nguồn gốc Việt Nam nhưng đã sinh ra và lớn lên ở một đất nước khác, hoặc khi họ ra đi cùng gia đình theo dòng di tảthì tuổi thơ của họ còn quá bé nhỏ để cảm nhận sự háo hức đọng lại trong hình ảnh của con diều lộng gió trên bầu trời cao, hay con cá lia thia đủng đỉnh trong cái keo thủy tinh trên kệ tủ. họ không có khái niệm gì về vùng đất xa xôi “ chôn nhao cắt rún” của cha mẹ ông bà, mà đôi khi họ cũng có gởi ở đó một chút thịt da của lúc lọt lòng. Cũng có những người ra đi khi tuổi thanh xuân vừa chớm, cái tuổi 18-20 nhựa sống tràn trề để mơ về phương trời rộng mở phía trước mà vô tình quên hẳn lũy tre làng.

Tôi có ông anh họ du học qua Pháp khi vừa đậu Tú Tài, rồi ra trường thành danh ở xứ người, lấy một cô đầm tóc vàng da trắng, sinh ra mấy đứa con giống mẹ hơn giống cha, và ông đã sống ở đó hơn 60 năm. Lúc cuối đời ông dẫn bà đầm về quê “ cho biết Việt Nam” Họ như hai người khách du lịch trên một đất nước xa lạ, ông cũng rất chân tình bày tỏ: 
“  Anh quên hết làng xóm, anh không có kỷ niệm gì để lưu luyến, bạn bè không còn ai, nhà cửa phong cảnh thay đổi, anh không còn thuộc về nơi này nữa, dù anh đã sinh ra ở đây. Nếu có chết thì anh vẫn muốn mình được chôn ở quê hương thứ hai mà anh đã gắn bó gần hết cuộc đời, không nhất thiết phải về quê cha đất tổ, chỉ là cái tên gọi thôi nên đâu có gì ràng buộc đối với anh..”

Nghĩ cho cùng, đó cũng là một sự chọn lựa, người ta có thể chọn lựa cái nhà để ở, miếng đất để chôn, và ngay cả quê hương để gắn bó lâu dài, miễn điều đó không làm ai bị tổn thương, phẫn uất. Tự Do bao gồm cả những điều mình thích làm mà không ảnh hưởng tới luật pháp, không đụng chạm với tha nhân.

Hồi mới qua Mỹ tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy hai người phụ nữ trẻ chừng 35-40 tuổi nói chuyện bằng tiếng Mỹ suốt cả buổi, thậm chí họ còn cãi nhau bằng ngôn ngữ ngoại quốc khi họ đích thị là dân Việt Nam, họ ở trong ngôi nhà có cha mẹ Việt Nam, bữa cơm của họ có cả canh chua cá kho và chén nước mắm dầm ớt!   Vậy tại sao họ không nói tiếng Việt Nam cho dễ? Lâu dần tôi hiểu ra họ thuộc thế hệ sinh ra ở đây, nhưng có nhiều cha mẹ chỉ muốn con mình hội nhập để giống như người Mỹ.

À ra thế! Có một chút hụt hẫng trong tôi, giống như ngày tuyên thệ để được trở thành công dân Mỹ, tôi mang tâm trạng vừa vui vừa buồn, vui vì mình được cái mà mình muốn và buồn vì cái mà mình mất. Cứ nao nao trong bụng như trẻ con bổng chốc bị đứt dây diều chới với pha chút nuối tiếc. Biết rằng “ăn cây nào rào cây nấy” nhưng làm sao mình quay lưng để quên cội nguồn cho đành, quên tô ba khía, chén mắm chưng, cái nón lá che nghiêng, cầu tre lắc lẻo, câu vọng cổ buồn não nuột..Quên hết những kỷ niệm đớn đau để chọn cuộc sống bình yên trên đất nước này. Biết rằng bài học hội nhập đầu tiên là phải tập quên để khỏi bận tâm, ray rức. Thật lòng tôi không nghĩ mình đã thuộc bài!

Nhớ ngày đầu con bé đi làm thêm, ai hỏi chuyện này kia là nó hay kể “ hồi ở bên bển” bằng cái giọng hào hứng, bà chủ biết nó mới qua nên còn tâm trạng hoài cổ, bà khuyên “ Qua được đây rồi, từ bây giờ con nên quên chuyện ở bên bển đi, hiện tại và tương lai của con là cái xứ Mỹ này nè, ráng học giỏi thành đạt bác sĩ kỷ sư để khỏi làm nghề nails vất vả này nè” Nghe nó kể lại mà tôi thở dài “ ừ, bà chủ của con nói đúng!”

Có rất rất nhiều người cố gắng để quên, quên trong vô tình hay cố ý lại là một chuyện khác, có câu nói nghe bâng quơ mà tôi cứ để bụng hoài, hai ông bạn già lâu ngày gặp nhau, ông kia hỏi ông nọ “ tôi hổng nhớ anh người Huế hay Đà Nẳng?” “tôi người Mỹ” câu trả lời gọn lỏn và gương mặt lạnh tanh không có chút khôi hài nào của người bạn cũ khiến ông khách ngẩn ngơ, lẽ nào người ta có thể quên quá khứ như quên cái áo rách liệng bỏ bên đường.


Tôi có ông bạn lần đầu tiên gặp nhau, biết tôi bên Mỹ qua Paris, thay vì thăm hỏi xã giao như thường tình ông lại tuôn ra một hơi phàn nàn về ai đó viết trên mạng nói những cái dở của Paris dưới góc nhìn của dân du lịch, chuyện không có gì lớn như thiếu nhà vệ sinh công cộng, mà có thì phải trả tiền, nhiều con đường đầy rác và kít chó, đôi khi phải bị ngửi mùi khai ngấy từ mấy bậc thang trong trạm Metro, thức ăn không có gì ngon mà giá mắc v .v .” Anh ta biết gì mà nói, du lịch lướt qua như cỡi ngựa xem hoa, trong khi tôi sống ở đây mấy chục năm”  giọng ông hằn học như gặp đúng tác giả làm tôi bất ngờ

Thì ra cái tinh thần tự hào dân tộc của ông bạn chuyển thể qua quê hương thứ hai này rồi, đụng chạm đến là không yên đâu nhe. Thật tình tôi cũng có một chuyện nhỏ thật nhỏ để nhìn thấy cái thiếu ở Pháp là miếng giấy mỏng Cover Seat lót trên bồn cầu, trong khi bên Mỹ “ của tôi” thì đầy!Nhưng thôi, không đáng phải bàn cãi, mặc dù dân mình có thói quen thích tranh luận hơn thua, ông bạn tôi cũng có cục tự ái to đùng. Phải chi ổng dành sự phẩn nộ đó trút lên cái bảng viết bằng tiếng Việt treo trong các siêu thị bên Nhật “ Xin đừng lấy hàng, chúng tôi có camera”. Còn nỗi  nhục nào hơn thế Việt Nam ơi!

Đ
ất nước người ta đa chủng tộc, đa văn hóa, con khác cha khác mẹ nhưng sống chung hòa bình hữu nghị, thỉnh thoảng cũng có những xung đột sắc tộc, màu da gây ra bạo loạn ở vài nơi của một số người kỳ cục, nhưng điều đó không làm đảo điên trật tự xã hội đã được xây dựng từ ngày lập quốc.

Ai đâu như nước mình, con chung trong bọc trăm trứng nở ra mà chia phe uýnh nhau ì xèo, thậm chí hận thù còn muốn ăn tươi nuốt sống đối phương bằng những chiêu trò gian manh độc ác của một thể chế chính trị đang nắm quyền sinh sát trong tay như hiện nay, nên nếu có cải nhau lặt vặt chỉ là chuyện nhỏ, đâm chém chết người đôi khi cũng không phải là chuyện lớn. Chưa bao giờ sinh mạng con người Việt Nam rẻ rúng đến như vậy. Đất nước rồi sẽ ra sao ? Câu hỏi cứ đau đáu trong lòng.

Đi xa rồi mới biết tại sao người Việt mình sống ở Mỹ lâu năm, có chút tiền rủng rỉnh thích đưa con cái đi du lịch đây đó ở nước ngoài (kể cả Việt Nam cũng là nước ngoài) nhưng chỉ thời gian ngắn thôi là mấy đứa nhỏ cứ nằng nặc đòi “ Go home” .Ừ thì về, du lịch Việt Nam có gì vui hơn chỗ khác đâu, muỗi cắn, nóng nực, ăn uống bụi bặm dễ bị Tào Tháo rượt chạy tóe khói, chưa kể những rủi ro từ trên trời rơi xuống như cán đinh hay sụp ổ gà, bị lật xe tử vong lãng nhách.

Cái từ “Quê Nội Quê Ngoại”chỉ còn là khái niệm mơ hồ đối với tụi nhỏ, nó chỉ còn trong cổ tích thôi, mà không chắc gì tụi nhỏ hình dung nổi “Quê hương là gì hả Mẹ?”
Quê là cây dừa, cây bưởi, trái ổi trái bần. Quê là dòng sông con đò, cầu khỉ, cầu tre, là chuồn chuồn, con dế. Quê là dề lục bình, đám mạ non, là lũy tre xanh, là mái đình ngói đỏ. Quê là cái gì đó thật gần gũi thân thương mà ông bà Nội Ngoại của chúng phải rưng nước mắt khi nhắc tới.

Chúng nó không thể nào cảm nhận được sự háo hức của cái từ “về quê” như thời bọn tôi 
còn nhỏ đâu, mấy tháng Hè được về quê là điều thú vị vô cùng. Ôi cái thời đó sao mà êm đềm quá.
Bây giờ Quê có đâu mà vềTụi nhỏ không lo là Quê còn hay đã mất, nhưng mà tôi lo!

Chuyện 
hồi năm nào rần rần bên Tây là có một lũ người Tàu mua miếng đất lớn ở ngoại ô Paris để thành lập khu tự trị và gọi là vùng đất của Tộc Kinh gì gì đó. Nếu chỉ có vậy thì kệ họ, nhưng đằng này bọn chúng lại dám rêu rao là người Việt xưa của mình (An Nam) thuộc sắc tộc Kinh trong 56 sắc tộc của Tàu hiện đang sống rải rác khắp nơi trên thế giới, và việc mua đất thành lập đặc khu này là muốn kêu gọi những người Việt (tộc Kinh) quay về với nguồn cội của mình.(!?)

Dĩ nhiên ai mà tin nổi câu chuyện hoang đường  mang màu sắc chính trị lếu láo này của bọn Tàu khựa, nhưng mà tôi tức giận khi nhớ lại sau ngày miền Nam bị cưỡng chiếm, mọi người đều bị khai lý lịch để Cộng Sản kiểm soát và đến phần dân tộc thì buộc ghi vào là Kinh, lúc đó tôi cũng mơ hồ chữ Kinh này chỉ để phân biệt với người Thượng, Nùng, Mèo... dân tộc thiểu số của VN thôi. Ai dè đây là âm mưu của bọn bành trướng Bắc Kinh và tay sai bán nước trong kế hoạch đô hộ ngàn năm của kẻ thù phương Bắc, nên dù bao lâu chúng vẫn đợi thời cơ để gom cái tộc Kinh này về một mối. Tôi thật sự đau lòng khi nghĩ đến cái ngày dân tộc mình, đất nước mình không còn chổ đứng nào tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Khi mà con cháu mình bây giờ nói tiếng Pháp như người Pháp, nói tiếng Mỹ như người Mỹ, nói tiếng Nhật tiếng Đức như dân bản xứ và nói tiếng Việt như.. người ngoại quốc. Ôi buồn làm sao!

Thỉnh thoảng tôi cũng bỏ nước Mỹ đi giang hồ vặt cả tháng, lang thang qua những thành phố lạ, những con đường ngập lá thu vàng, những khung trời mù sương lãng mạn hữu tình, những đền đài lăng miếu cổ kính hàng mấy trăm năm mà vẫn giữ nguyên tàng tích cũ. Đi để thấy mình bé nhỏ trong mênh mông của đất trời vô tận, để thấy thế giới thật bao la , để có dịp so sánh cái hay của nơi này , cái dở của nơi kia mà buồn rầu, hụt hẫng, để có lúc nào đó chợt nghe tiếng cơm sôi mà cồn cào nỗi nhớ và nôn nao chỉ muốn trở về nhà, dù biết ngôi nhà không có bà Mẹ quê của tôi trong đó. Cái ông nhạc sĩ ĐTQ dám nói “ Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một Mẹ thôi”Thật ra không hẳn vậy, người ta có thể thêm nhiều Mẹ khác như Mẹ nuôi, Mẹ đở đầu, Mẹ ..ghẻ. Cũng như tôi bây giờ có một nơi chốn để nhớ, để mong được trở về, yên ấm nương thân. Đi xa rồi mới thấy cái câu “ Home Sweet Home” thiệt đúng, cũng có nhiều người nhận xét như vầy “sống ở đâu rồi cũng không bằng sống ở nước Mỹ” Thật ra ở đâu quen đó thôi, không hẳn nơi nào tốt hơn nơi nào, tùy theo sự cảm nhận và độ gắn bó của mình đối với cái nơi chốn gọi là thân thương lưu luyến ấy Nhưng có điều chắc chắn ai cũng thuộc lòng câu này trong sách Quốc Văn Giáo khoa thư hồi xưa ”Quê hương bao giờ cũng đẹp hơn cả”

Tôi chịu ơn bà Mẹ Mỹ rộng lượng và tôi chọn nơi này làm quê hương mặc dù tôi không phải là người Mỹ, cho dù tôi có nhuộm tóc vàng hay mang đôi guốc cao hai tấc, sửa cái mũi thẳng tắp thì tôi vẫn không thể thành người Mỹ, Bả biết tôi không phải là con ruột nhưng vẫn dung chứa trong nhà bởi vì lòng bao dung của một dân tộc biết đề cao sự Tự Do và coi trọng con người.


Ngọc Ánh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Jul/2020 lúc 8:30am

Kỷ Vật Cho Người Ở Lại…


ER%20hospital


Chuyện xảy ra gần 20 năm trước, khi tôi còn làm y tá của một bệnh viện trong một thành phố nhỏ ở tiểu bang Arizona.

Tối hôm đó, bệnh viện của tôi nhận một nhóm nạn nhân của một tai nạn xe hơi thảm khốc.
Trên xe là bốn em học sinh đều ở lứa tuổi 17-18, cùng đi về với nhau sau bữa tiệc.
Người lái xe 18 tuổi, say rượu và chạy xe quá tốc độ, lạc tay lái tông vào một chiếc xe tải đang đậu bên lề đường.


Nhờ có thắt dây an toàn, người lái và em ngồi cạnh tuy bị thương nặng nhưng không nguy hiểm tính mạng.
Riêng hai em ngồi sau, 1 nam 1 nữ bị thương rất nặng vì không thắt dây an toàn.
Em trai bị chấn thương sọ não và chết ngay sau khi xe chở đến bệnh viện. Em gái hôn mê bất tỉnh phải mổ gấp, không biết có cứu được hay không?

Thật đáng buồn, em trai tử vong là một em Việt Nam, 17 tuổi, vừa tốt nghiệp trung học và đang sắp rời nhà để vào một trường đại học danh tiếng. Các em còn lại đều người ngoại quốc.

Lúc đó tôi đang làm tại khu ICU (Intensive Care Unit). Bệnh nhân tôi được giao đêm đó là em gái 17 tuổi của tai nạn vừa kể trên.
Một cô bé người ngoại quốc, đẹp hay không thì tôi không biết vì cả khuôn mặt lẫn cái đầu tóc vàng của em đều tím bầm, sưng to như trái dưa hấu vì những cú va chạm kinh khiếp. Em đang được mổ não khẩn cấp trong phòng mổ.

Tôi được (hay bị) kêu vào phòng họp gấp để nhận một nhiệm vụ quan trọng.
Sau khi được biết nhiệm vụ của mình là gì, tôi nhăn nhó phản đối, “Tại sao lại là tôi? Đây là nhiệm vụ của bác sĩ mà!”

“Tôi biết, nhưng người nhà của bệnh nhân không biết tiếng Mỹ rành lắm, cô đi theo thông dịch cho bác sĩ, và ráng van xin họ giúp chúng tôi,” bà y tá trưởng năn nỉ.
Sau một hồi bàn qua tính lại, tôi lê bước đi theo ông bác sĩ đến phòng chứa xác của em trai Việt Nam mới tử nạn, với nhiệm vụ là cùng bác sĩ, năn nỉ gia đình người chết hiến tặng những bộ phận còn tốt trong cơ thể của em cho bệnh viện.

Một em trai 17 tuổi đang khỏe mạnh nhưng chết vì tai nạn, là một ứng cử viên tuyệt vời để làm người hiến tặng, vì hầu hết các bộ phận trong cơ thể em còn rất khỏe, rất trẻ, rất thích hợp để cứu sống các bệnh nhân đang chờ đợi để được thay các bộ phận trong người.
Đó là lý do bệnh viện hết sức cầu xin gia đình.

Thời gian đó, đối với người Việt mình, khái niệm hiến tặng bộ phận cơ thể còn rất mới mẻ. Nếu không là cho người thân trong gia đình, hầu như rất ít ai hiến tặng cho những người không quen biết.
Huống hồ gì, chuyện cha mẹ đồng ý hiến tặng các bộ phận trong cơ thể của con thì hình như chưa hề xảy ra. Có cha mẹ nào mà nỡ lòng nào làm như thế? Mất con đã đau đớn lắm rồi…

Chúng tôi gặp cha mẹ nạn nhân trong phòng đợi, trong khi người con đang được chờ quyết định để rút tất cả ống support bên trong, tôi bắt đầu trình bày lý do.
Quả như tôi lường trước, cho dù có van xin, nài nỉ, giải thích cách mấy, bác sĩ và tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu quầy quậy, ánh mắt oán ghét, và những lời xua đuổi…
Tôi lắp bắp xin lỗi rồi bước nhanh như chạy ra khỏi phòng.

Phòng ICU rất vắng lặng vì ở đây toàn những ca rất nặng. Những y tá cùng trực với tôi đêm đó ai cũng bận rộn với bệnh nhân của mình nên chỉ có một mình tôi ngồi tại nurse station.
 Thường thì ở ICU, mỗi y tá lãnh hai bệnh nhân trong một ca. Nhưng đêm nay tôi chỉ có một, vì một bệnh nhân mới chuyển sang phòng thường.
Bệnh nhân còn lại là cô gái đang trong phòng mổ, nên tôi cũng khá rảnh rỗi, cho đến khi ca mổ xong.

Bỗng nhiên tôi thấy hơi nhức đầu nên cúi gục vào lòng bàn tay một chút cho đỡ mỏi mắt. Khi tôi ngẩng đầu lên thì vụt một cái, thoáng có một bóng người mặc áo trắng lướt thật nhanh qua mặt.
Tôi đảo mắt nhìn quanh.
Không có ai cả !

Tôi vẫn thường thấy lao đao như vậy lắm, có lẽ vì tôi bị chứng bịnh thiếu máu kinh niên. Tôi dụi mắt nhìn kỹ lại một lần nữa, lần này thì thật sự có một bóng áo trắng đang từ từ tiến lại gần tôi.
Tôi dợm đứng dậy để nhìn cho rõ thì thấy có một cậu thanh niên Á Châu rất trẻ, gương mặt xanh xao mệt mỏi đang đi lại phía tôi ngồi.
Cậu đi nhẹ nhàng như lướt trên không vậy, xuất hiện trước mặt tôi mà không gây nên một tiếng động.
Cậu nhìn tôi, đôi mắt nâu hiền và ngây thơ đến nao lòng. Có vẻ như cậu đang bị lạc đường. Chắc là cậu đi nuôi người nhà bệnh và lạc từ khoa khác sang.

Thấy cậu đứng yên lặng không nói gì, tôi hỏi bằng tiếng Mỹ, “Em cần gì, tôi có giúp được gì cho em không?”
Lạ thay, cậu trả lời bằng tiếng Việt, “Em đi kiếm đồ!”
Giọng của cậu nhỏ và thanh, nghe văng vẳng như từ một nơi xa xôi nào đó vọng về.
“Em bị mất cái gì à?”
“Em làm rớt cái ví trong xe. Trong đó có một món đồ rất quan trọng. Chị kiếm dùm em nghe chị. Nhớ nghe chị…”
Không đợi tôi trả lời, cậu quay lưng đi thật nhanh và khuất bóng sau góc quẹo…

Tự nhiên tôi cảm thấy lạnh buốt, cái lạnh từ trong xương lạnh ra. Tôi rùng mình. Lạ thật, Tháng Sáu Mùa Hè ở cái xứ sa mạc này nóng cả trăm độ. Cho dù máy lạnh có mở cũng chỉ vừa đủ. Chưa bao giờ tôi cảm thấy lạnh cóng bằng cái lạnh của hiện tại.
Đầu óc tôi quay cuồng và tiếp tục nhức. Chắc mình sắp bịnh rồi, tôi tự nhủ. Sao tự nhiên lại cảm thấy lạnh và nhức đầu quá.
Tôi đứng lên định đi theo cậu bé nhưng rồi lại choáng váng ngồi phịch xuống một chiếc ghế.

Vừa lúc đó, một cô bạn đồng nghiệp từ đâu đi tới. Nhìn thấy sắc mặt tôi, cô la lên, “Oh my God! Trời ơi sao cái mặt cô xanh lè xanh lét thấy ghê quá. Are you OK?”
“Tôi thấy lạnh quá, cô lấy dùm tôi một cái áo lạnh được không?”
Cô bạn nhanh chóng đi lấy cho tôi một cái áo labcoat mới được giặt ủi và hấp nóng.
 Tôi mặc áo vào, ngồi co ro mà thấy vẫn còn lạnh, mồ hôi rịn ra hai bên thái dương.

Tôi uống thêm hai viên Tylenol. Một lúc sau, tôi thấy từ từ dễ chịu, và lại nghĩ đến cậu bé hồi nãy. Cậu ta là ai, làm sao biết cậu ở đâu, đi kiếm cái xe gì, và cái ví gì nữa chứ?
Cả khu ICU này có 6 phòng. Hiện giờ đang có năm bệnh nhân, mỗi người nằm một phòng. Tôi coi lại danh sách bệnh nhân viết trên bảng treo trên tường. Không có bệnh nhân nào người Việt. Vậy cậu từ khoa nào đi sang đây?

Tôi đi lòng vòng với hy vọng gặp lại cậu bé, nhưng hỏi thăm những nhân viên quanh đó xem có ai gặp một cậu bé người Á châu không, ai cũng lắc đầu không biết.
Thất vọng, tôi trở về khoa đúng lúc bệnh nhân của tôi đã được giải phẫu xong và chuyển về phòng ICU.
 Bác sĩ bảo em được cứu sống nhưng đôi mắt sẽ bị mù vĩnh viễn vì chấn thương quá nặng.
Chỉ có một hy vọng duy nhất là được thay đôi mắt khác em mới có thể thấy lại ánh sáng.

Ba mẹ em ngồi bên giường trong khi em vẫn đang nằm thiêm thiếp. Ông bà yên lặng chắp tay cầu nguyện. Tôi không biết làm gì hơn là ngồi xuống bên cạnh và góp lời cầu nguyện trong lòng.
Người mẹ buồn rầu nói, “Tội nghiệp chúng quá. Rồi đây Jane sẽ ra sao khi tỉnh dậy và biết là người yêu của nó đã chết?”
“Người yêu của Jane là anh Việt Nam ngồi chung xe hả bà?” tôi hỏi.

“Đúng vậy, chúng nó yêu nhau lắm. High school sweethearts mà. Hai đứa đều học giỏi và có tương lai. Thế mà, chỉ qua một đêm, một đứa ra đi vĩnh viễn, một đứa trở nên mù lòa.” Bà sụt sịt khóc.
Tôi ngập ngừng, “Bác sĩ nói con bà còn có hy vọng thấy lại ánh sáng, nếu…”
“Vâng tôi biết! Nhưng ở đâu ra có cặp mắt để thay kia chứ? Nếu đó là cặp mắt của một người còn sống cho con tôi, tôi biết chắc chắn nó sẽ không chịu nhận.
Nó là cô gái rất tốt, không bao giờ muốn làm khổ ai.”

“Nhưng nếu đó là cặp mắt của một người vừa mới mất thì hoàn toàn có thể dùng được, chỉ có điều…” tôi bỏ dở câu nói vì tôi biết chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Đừng bao giờ nên hỏi cha mẹ cậu bé Việt Nam thêm một lần nữa.

Như đọc được ý nghĩ của tôi, bà mẹ thở dài, “Cô y tá ạ, tôi biết nỗi đau của người mẹ mất con nó khủng khiếp như thế nào. Tôi không dám đòi hỏi gì thêm. Số phận con gái tôi bị mù thì tôi sẽ hết lòng chăm sóc cho nó. Con gái tôi có nghị lực lắm, tôi tin nó sẽ vượt qua…”

Xót xa nhưng cũng rất xúc động trước những lời nói của bà, tôi nhẹ nắm lấy tay bà.
Vừa lúc đó, một ông cảnh sát đang rảo bước tới, trên tay cầm một bọc giấy. Ông hỏi tôi, “Người ta chỉ cho tôi là có một cô y tá người Việt ở đây. Cô nói được tiếng Việt chứ?”
“Dạ được. Ông cần gì không?”

“Tôi muốn nhờ cô đi với tôi đến gặp gia đình người tử nạn trong tai nạn xe chiều nay. Chiếc xe bị total lost. Trước khi xe tow kéo xe đi, chúng tôi kiểm tra trong xe và tìm thấy chiếc ví này rớt trong xe.
Nó thuộc về người đã chết. Tôi muốn giao lại kỷ vật này cho thân nhân của cậu.”

Ví, xe, người tử nạn… những mảnh rời rạc của chiếc hình puzzle tự nhiên ráp nối lại với nhau một cách có trật tự.
Tim tôi đập thình thịch và cổ họng tự dưng tắc nghẽn. Chân tôi bắt đầu run lập cập và tay thì nổi da gà. Sao giống y hệt những điều cậu bé kia vừa nói?
Không lẽ mình vừa gặp ma sao?

Tôi lắp bắp hỏi ông Cảnh sát, “Ông có thể cho tôi xem qua chiếc ví được không?”
Ông ngần ngừ một chút rồi nói, “Cũng được, nhưng trong ví không có gì quý giá hết, chỉ có tấm bằng lái xe và một ít tiền mặt vậy thôi!”
Tôi tần ngần mở chiếc ví ra. Thật vậy, trong ví ngoài một ít tiền nhỏ chỉ có tấm bằng lái xe.
 Tôi tò mò nhìn vào tấm bằng lái và hoảng sợ làm rơi chiếc ví xuống đất. Trên tấm bằng là hình của cậu bé vừa đến gặp tôi ít phút trước đây. Với gương mặt gầy và cặp mắt nâu trong vắt thơ ngây như đang nhìn xoáy vào tôi, như muốn nói một điều gì.

Vậy ra cậu chính là người đã chết đó sao?
Một luồng khí lạnh chạy dọc theo sống lưng của tôi. Tôi thầm thì, nhắc lại lời của cậu bé khi nãy: “Trong ví này có một vật rất quan trọng…”
“Cô nói gì?”
Tôi lượm chiếc ví lên, mở ra xem lại và lật tới lật lui. Quả thật không có gì khác ngoài vài tờ giấy $10 và $5, cùng tấm bằng lái.
Tai tôi văng vẳng nghe tiếng của cậu bé, “chị nhớ giúp em nghe chị, nhớ nghe chị…”
Tấm bằng lái!

Tôi nhìn kỹ lại tấm bằng lái lần nữa. Đây rồi, vật quan trọng mà tôi cần tìm chính là tấm bằng lái này đây.
Trên bằng lái có tên, tuổi và hình chụp của cậu bé.
Còn nữa, nằm ngay ngắn ở góc phải của tấm bằng là cái sticker nhỏ màu hồng, trên có dòng chữ “DONOR” màu đen in đậm nét.

Tim tôi đập thình thịch. Như vậy là, chính cậu đã run rủi cho sở cảnh sát tìm thấy chiếc ví rơi trong gầm xe trước khi xe bị kéo đi; chính cậu đã tìm đến tôi, và đưa đẩy cho ông cảnh sát gặp tôi để mọi người có thể biết được ý nguyện của cậu.

 

Thì ra ngay từ khi mới có bằng lái, cậu đã quyết định là nếu có điều gì xảy ra cho mình, cậu sẽ sẵn sàng hiến tặng những bộ phận còn tốt trong người cho tất cả ai đang cần chúng nên đã tình nguyện ghi tên làm người DONOR.
Có phải cậu đến tìm tôi vì biết tôi là người chăm sóc cho người bạn gái thương yêu của cậu đêm nay và muốn nhờ tôi tìm cách để trao tặng cho cô gái đôi mắt của cậu như một kỷ vật cuối cùng?

Tôi chỉ vào chữ “DONOR” và nhờ vị cảnh sát xác minh lại với DMV. Sau khi xác nhận là cậu bé Việt Nam chính thực đã ghi danh làm người “DONOR”, nhưng đồng thời vị cảnh sát cũng thông báo rằng theo luật pháp, vì cậu bé mất khi cậu chưa đủ 18 tuổi, nên quyết định cuối cùng, cho hay không, cũng vẫn là quyết định của cha mẹ.

Phái đoàn gồm các bác sĩ, cảnh sát cùng với tôi sau khi đưa chiếc ví lại cho cha mẹ cậu và thông báo về tất cả những sự việc trên cho họ.
Trong khi chờ gia đình cậu bé bàn thảo với nhau, chúng tôi đều lui ra ngoài đứng chờ.

5 phút, 10 phút trôi qua. Một bầu không khí yên lặng đến nghẹt thở.
Rồi cha mẹ cậu bé cũng bước ra. Người mẹ ôm mặt khóc, trong khi người cha nghẹn ngào nói với chúng tôi: “Thôi thì con tôi nó đã muốn như vậy, chúng tôi xin nghe theo ý nguyện của cháu. Xin bệnh viện giúp cháu làm tròn tâm nguyện, hãy giúp đỡ tất cả những ai đang chờ được giúp.”

Tôi bật khóc vì quá xúc động. Tất cả những người có mặt lúc đó đều khóc và cảm ơn cha mẹ cậu bé đã làm quyết định đau đớn và khó khăn nhưng rất cao cả này.
Cảm ơn ông bà, tôi thầm thì. Trên cao kia, tôi biết cậu bé đang nhìn xuống và mỉm cười.

Những ngày sau đó, có ít nhất là cả chục bệnh nhân đang chờ thay thận, gan, tim, v.v… đã được cứu sống nhờ được ghép những bộ phận trong cơ thể cậu bé.
 Cô bạn gái cũng đã nhận được cặp mắt của cậu. Trên gương mặt trắng bóc và mái tóc vàng hoe, đôi mắt nâu trong veo luôn tỏa những tia sáng ấm áp dịu dàng.
Đôi mắt như biết nói những lời yêu thương đến mọi người. Cậu bé đã ra đi mãi mãi, nhưng tình yêu quảng đại của em vẫn tiếp tục tồn tại.

Ngay sau cái đêm “gặp ma” trong bệnh viện đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi về bàn với chồng, và vợ chồng tôi đã cùng đi đến quyết định là ra DMV để ghi tên tình nguyện làm người “DONOR.”
Nếu một mai có người nào phải ra đi trước, chúng tôi không muốn người thân mình ở lại phải suy nghĩ để làm những quyết định đau lòng thế cho mình…
Cát bụi rồi sẽ trở về với cát bụi. Thế thì tiếc làm chi các xác thân tạm bợ này!
Nếu sau khi mình ra đi mà vẫn còn có ích cho người khác thì đó chính là một niềm an ủi và hạnh phúc vô biên cho mọi người chúng ta rồi.*

* Đó là lý do tại sao trong ‘Driver’s License’ của tôi có biểu tượng trái tim màu đỏ “DONOR”

Diễm Vy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jul/2020 lúc 8:17am

Những Anh Hùng Thầm Lặng 


Bức thư gởi con:
Con trai của bố mẹ, mười sáu năm trôi qua! Câu chuyện xẩy ra vào năm 2004, bố không nhớ rõ ngày tháng, nhưng nếu chịu khó tìm lại hồ sơ thì cũng ra thôi. Nhưng để làm gì? Tha cho bố chi tiết thiếu sót đó! Tuy nhiên, nếu không nhắc lại chuyện này cho con, bố sẽ trở thành người vô ơn và điều đó không chấp nhận được.
Buổi sáng sớm, khoảng 05:00 bố thức dậy, chuẩn bị đi làm, thì con gọi điện thoại. Không làm gì con gọi sớm như thế, chắc là chuyện không vui? Ra phòng khách nói chuyện để tránh khuấy động giấc ngủ của mẹ.
– Bố ơi, con đang ở nhà thương, và chuẩn bị mổ. Bác sĩ yêu cầu bố đến ký giấy cho phép, và phải mổ ngay trong vòng hai tiếng!
Thật là tin sét đánh! Từ nhà đến thành phố Eugene nơi con đang học, lái xe nhanh nhất cũng hai tiếng! Bố cho mẹ biết, và nhanh chóng lên đường. Mới ngày hôm qua con còn mạnh khoẻ, thế mà chỉ vài tiếng đồng hồ sau đã ra nông nỗi này! Không phải tai nạn lái xe, con không uống rượu, chỉ qua một cơn nhức đầu, nhức đến muốn nổ tung ra. Và người bạn roomate vội chở vào cấp cứu, bác sĩ cho biết con sẽ phải giải phẫu… Trước đó vài ngày con đi nha sĩ, theo bác sĩ con bị nhiễm trùng nặng “severe bacterial infection” và đưa lên óc, làm tắc mạch máu.
Chưa bao giờ bố lái xe nhanh như thế, trên xa lộ liên bang I-5 kim tốc độ chỉ quá mức cho phép, nhưng sao vẫn thấy chậm? Khi gần đến nơi, xe bị cảnh sát Eugene đón đầu, có lẽ họ được thông báo trước bởi cảnh sát trên đường đi qua? Người cảnh sát rất lịch sự, dùng loa phóng thanh yêu cầu không được ra khỏi xe, và tốn khoảng gần 5 phút cho ông ta check trên máy vi tính. Chao ơi, 5 phút đúng là thiên thu!
– Bạn có biết là lái xe quá vận tốc cho phép không?
– Dạ thưa biết! Nhưng xin ông cho tôi trình bầy nhanh chóng.
– OK..
Sau khi nghe câu chuyện, vẫn chưa tin cho lắm. Ông ta hỏi, bố có biết tên bệnh viện sẽ đến không? Dĩ nhiên là biết. Cẩn thận hơn, còn hỏi tên và DOB của con, để xác nhận với nhà thương.
– Sacred Heart Medical Eugene, thưa ông. Lại thêm một thời gian để ông ta xác nhận với bệnh viện. Bố chỉ biết ngồi gục trên tay lái cầu nguyện ơn trên.
Sau khi gọi máy, người cảnh sát hỏi bố có biết đường đến đó không? Làm sao biết được! Bố chỉ biết trường con học thôi. Thế là viên cảnh sát không những không phạt, mà còn nói:
– Xin lỗi tôi đã làm mất thời gian của anh! Bây giờ anh hãy chạy ngay sau xe tôi. Xe cảnh sát hú còi, đèn cấp cứu mở, và xe bố cứ thế mà theo, vượt qua mọi đèn đỏ, chỉ vài phút sau đến bệnh viện.
Hình ảnh đẹp quá phải không con? À một chi tiết quan trọng khác, trên đường đưa bố đi, ông ta đã gọi, cho bệnh viện biết bố của con đang đến. Nếu thời gian chậm, bác sĩ cứ việc tiến hành ca mổ và bố sẽ ký giấy tờ sau vài phút nữa. Nhờ vậy con mới được đưa vào phòng mổ kịp thời.
Bố không có thời giờ và tâm hồn đâu để xin tên người Cảnh sát tuyệt vời đó. Nhưng bài viết này xin để vinh danh tất cả các anh/chị cảnh sát Hoa Kỳ, với tấm lòng biết ơn của gia đình chúng ta.
 II.
Con tốt nghiệp University of Oregon, thêm hai năm sau đại học tại Parsons The New School For Design, 16 năm cư dân New York. Con biết, nếu không vào bệnh viện mổ kịp, không trải qua vài tháng phải đeo ống trực tiếp truyền penicilline vào tim, thì giờ này chúng ta đã không còn bên nhau trong cuộc đời này.
Ai đã gọi điện thoại báo bệnh viện cứ đưa con vào mổ, và bố sẽ ký giấy tờ sau? Nếu không phải là anh nhân viên Cảnh sát? Lúc đó, bố còn hồn vía đâu mà nói chuyện với bệnh viện? Chưa kể, dễ gì họ tin? Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu bố đến không kịp trong hai giờ đó? Đành rằng con người ta sống chết có số! Nhưng con ơi, Thượng Đế đã gửi người Cảnh sát đó đến đúng lúc để cứu con khỏi tay tử thần!
Con của bố mẹ,
Bố mẹ biết con còn trẻ dù đã gần 40, với bố mẹ, thì lúc nào con cũng vẫn là bé nhỏ. Bố mẹ biết con không thích chính trị, ham mê thể thao, nhưng có lẽ con học tại những ngôi trường liberal, cho nên không thích Tổng thống Donald Trump. Bố mẹ tôn trọng suy nghĩ của con. Nhưng, bài viết này không phải để thuyết phục con bỏ phiếu cho Tổng thống Trump. Bố mẹ tôn trọng quyền tự do của con.
Trong những ngày gần đây, qua cái chết không mong muốn của một người da đen, anh George Floyd, và mới đây lại thêm một nạn nhân khác tại Goergia anh Rayshard Brooks. Nước Mỹ dưới sự xách động của một nhóm người trẻ, cực tả, biểu tình, đốt phá, thậm chí chiếm đoạt cả một khu phố 6 blocks ở Seattle. Họ đòi giải thể, cắt giảm ngân sách dành cho cảnh sát… Bố không thể ngồi im mà không viết. Dù phải chết, bố cũng sẵn sàng. Mục sư Martin Luther King để lại cho chúng ta lời khuyên vàng ngọc, “Bi kịch lớn nhất không phải sự áp bức và tàn ác của kẻ xấu, mà chính là sự im lặng của người tốt“. (The ultimate tragedy is not the oppression and cruelty by the bad people, but the silence over that by the good people). Không dám nhận mình là người tốt, nhưng dù là người bình thường cũng không thể câm lặng!
III.
Nhiều người trên nước Mỹ đang là nạn nhân! Nhất là những người trẻ, giòng nhiệt huyết trong họ đã bị bọn “kên kên chính trị” lợi dụng. Mọi nguyên tắc công bằng đều bị đảo ngược! Một người có thành tích không mấy tốt đẹp, nhưng anh ta chết đúng giờ hoàng đạo (giờ tốt), lại thêm mầu da đen, ngay trong mùa bầu cử. Thế là nhanh chóng được phong thánh, ứng cử viên Tổng thống 2020 Joe Biden quỳ lạy; cựu Tổng thống Obama quỳ lạy; đương kim Chủ tịch Quốc hội Nancy Pelosi quỳ lạy, một đống Dân biểu, Thượng nghị sĩ Dân chủ quỳ lạy. Đúng là trò hề của đám diễn viên kệch cỡm. Con hãy tự hỏi, bao nhiêu quân nhân Mỹ hy sinh trên chiến trường Afghanistan, bỏ mình nơi Iraq, có ma nào đến quỳ lạy đâu? Ngay trên nước Mỹ, đám tang của những cảnh sát hy sinh vì nhiệm vụ cũng rất âm thầm, ngoài những giọt nước mắt của thân nhân, người goá phụ nức nở ôm lá quốc kỳ phủ áo quan, con thơ đứng chào vĩnh biệt! Giá trị về anh hùng ngày hôm nay, chẳng khác gì một hài kịch trên sân khấu!
– Ứng cử viên Joe Biden ví von cái chết của anh George Floyd ảnh hưởng đến thế giới còn nhiều hơn cả chuyện cố Mục sư Martin Luther King bị ám sát! So sánh không một người công chính nào có thể chấp nhận được! Nữ Bác sĩ Alveda Celeste King, là cháu ruột của cố Mục sư Martin Luther King, đã nói về trình độ và tư cách Joe Biden như sau, “Ông ta xa rời với thực tế, khi so sánh cái chết của George Floyd trong tuần qua, tạo ra một ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới, hơn cả chuyện cố Mục sư Martin Luther King bị ám sát năm 1968! (Out of touch with reality,when he suggested that the impact George Floyd’s death has made on the world in recent weeks had perhaps been greater than that of the 1968 ***asination of Dr. Martin Luther King!)
Trong bất cứ một xã hội nào, cũng đều có người tốt kẻ xấu. Cảnh sát cũng thế, 99.09% là những người tốt, làm việc ngày đêm để bảo vệ cho chúng ta. Tại sao lại chọn một hành vi quá tay, đáng tiếc, của 0.1% mà đòi loại bỏ toàn bộ đơn vị? Trật tự xã hội sẽ bị đảo điên, cái vô lý và mất chính nghĩa của những cuộc biểu tình ồn ào hôm nay chỉ là tạm thời. Mọi người sẽ tỉnh thức sau cơn mộng du!  
* Rồi đây ai sẽ bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta? Bản tin trên tờ Daily Mail, ngày Thứ tư 17/6/20 ghi nhận, “Trong 28 ngày qua ở Thành phố New York có 38 nạn nhân bị giết, tội phạm gia tăng” (Murders in New York city continue to surge with 38 killings in the past 28 days). Đừng quên, thành phố nơi con ở ông Thị trưởng Bill de Blasio vừa đề nghị sẽ cắt giảm 1 tỷ đô la trong ngân sách cảnh sát!
Nhật báo Wall Street Journal, trong mục “Today” ký giả Dan Henninger viết, “Trong ba tháng qua rõ ràng mô hình đô thị tiến bộ thất bại về chính trị và thiếu tính liên tục… Kết quả đáng buồn các người trẻ, những người về hưu khá giả bỏ đi, thành phố càng ngày càng trở nên chia rẽ… Giữa những người khá giả có thể chi trả cho sự bất tài về chính trị và cư dân nghèo sẽ bị tụt lại phía sau”. (In just three months it has become clear that modern urban progressivism is politically incompetent and intellectually incoherent… The unhappy result as young families and well-off retirees leave is that these cities will increasingly become more divided… Between upscale progressive singles able to afford the political incompetence and the residents of the inner-city neighborhoods that will fall further behind). Đúng như thế, người giầu sẽ có cuộc sống bình yên, không cảnh sát họ sẽ thuê an ninh riêng, nhưng lấy ai bảo vệ người nghèo? Trộm cướp, tệ nạn xã hội sẽ mọc lên như nấm sau cơn mưa!
Tựa đề đăng trên CNN ngày 16/6/20, ký giả Christina Maxouris viết “Trong những ngày gần đây,nhiều cảnh sát trên nước Mỹ bỏ việc” (Police officers across the US have quit their jobs in recent days). Chúng ta hãy xem con số do CNN cung cấp:
– Thành phố Minneapolis ít nhất có 7 sĩ quan cảnh sát từ chức. Hằng chục sĩ quan khác đang làm thủ tục nghỉ việc.
– Thành phố Atlanta có 8 sĩ quan xin nghỉ việc, riêng trong năm 2020 mỗi tháng có khoảng 2 đến 6 cảnh sát viên rời nhiệm sở.
– South Florida, có 10 cảnh sát viên trong lực lượng đặc nhiệm SWAT rút lui. Họ không thể chấp nhận ngành cản sát bị chính trị hoá bởi đám “kên kên chính trị”. Họ cũng rất bất mãn về việc Cảnh sát trưởng ra quỳ gối cùng đám biểu tình.
 – Buffalo, New York, có 57 cảnh sát viên từ chức. Họ bất mãn về việc xử phạt hai đồng nghiệp trong khi làm nhiệm vụ, cảnh sát đẩy một người đàn ông 75 tuổi chống lại lịnh rời bỏ vị trí biểu tình, người đàn ông này ngã xuống đường vì bị đẩy.
 IV.
Người Mỹ có câu, “Mọi việc xẩy ra đều có nguyên nhân” (Everything happens for a reason). Thần Công lý trên đất nước Hoa Kỳ hình như đi vắng lúc này? Bọn “kên kên chính trị” đã cướp đi chân lý, chúng gào thét đòi công bằng qua những đòi hỏi bất công. Chúng đòi đập phá toàn bộ ngôi nhà chỉ vì một lỗi nhỏ. Nhưng chỉ riêng trong năm bầu cử này thôi, xáo trộn xã hội là đồng minh của kẻ biết trước là mình sẽ thua. Người Việt chúng ta có câu, “Ăn không được thì phá!”
Mỗi người công dân chân chính hãy luôn nhớ: Nếu vì bất cứ lý do gì chúng ta bị cảnh sát bắt, xin đừng quên pháp luật yêu cầu mọi người không được chống đối. Nếu cảnh sát làm sai, sẽ có luật sư đưa họ ra toà. Chống đối người thi hành công vụ là việc làm sai trái ngay từ khởi đầu. Lý do xẩy ra thảm trạng nằm ngay ở điểm quan trọng này. Xem lại video chiếu cảnh anh Rayshard Brooks, bị bắt tại Georgia vừa qua, chúng ta thấy rõ ràng, anh ta có nồng độ rượu quá mức cho phép, chống đối khi bị cảnh sát còng tay, hai bên vật lộn, cướp súng điện của cảnh sát, bỏ chạy, và chĩa súng điện về phía cảnh sát… Không thấy ai nói gì về điều này cả. Họ chỉ tập trung vào chuyện cảnh sát hạ sát anh Rayshard Brooks. Chọn lựa quá dễ cho các chính trị gia hèn mạt, cảnh sát cô đơn vì sau lưng nạn nhân là một tập thể lớn những cử tri sẽ đi bầu! Bỏ một vài cảnh sát vào tù, đổi lại một nhiệm kỳ cho mình an phận, quá rẻ! Nhân danh công lý, nhân danh bình đẳng, sẽ là chiếc mặt nạ che dấu cho sự khốn nạn tận cùng của những con “kên kên chính trị”.
Dân biểu Doug Collins (R-Ga) tuyên bố, “Kết tội cảnh sát tại Atlanta trước khi có kết quả điều tra của GBI là một quyết định chính trị, không dựa theo luật pháp” (Charging an Atlanta police officer with felony murder before the completion of the GBI’s investigation was a political decision, not a legal one). Giá đừng rơi vào năm bầu cử, phải chi nạn nhân Rayshard Brooks là một người da trắng, bọn “kên kên chính trị” đã không làm dữ, và mọi việc sẽ chìm trên báo chí sau một bản tin ngắn gọn! Những vị tổ phụ của đất nước chúng ta nhìn xa trông rộng, đòi hỏi luật pháp không được xét xử dựa trên mầu da, chủng tộc, giới tính. Các vị dân cử đảng Dân chủ luôn miệng nói “Không ai được đứng trên luật pháp” (Nobody above the law). Vâng! họ không đứng, họ chỉ ngồi trên luật pháp mà thôi.
Những ai ồn ào kết tội cảnh sát, xin đừng quên định luật phản hồi của Newton “Mọi việc làm hay hành động, đều nhận lại một phản ứng trái ngược tương ứng” (For every action, there is an equal opposite reaction). Cảnh sát cũng là người, không phải thánh. Họ không được phép hay tự nhiên đánh người tuân theo luật lệ. Tai nạn xẩy ra, toàn là do nạn nhân bạo động trước! Làm việc trong môi trường căng thẳng, trời nóng cũng phải mặc áo giáp bên trong, thần kinh căng hơn giây đàn, một tíc tắc phản ứng chậm có thể mất đi mạng sống. Tại sao không ai nhìn vào yếu tố tâm lý này?
Nếu mình không có tiền án, không vi phạm pháp luật, thì việc gì phải đánh cảnh sát và bỏ chạy? Ngay cả phạm luật, chạy xe quá tốc độ cho phép. Nhưng biết tôn trọng người cảnh sát, giải thích rõ lý do cho họ hiểu, hoặc nhận lỗi, chấp nhận đóng phạt thì có ai đánh mình, đè xuống mặt đường đâu? “Tin tưởng và Tôn trọng” (Mutual Trust & Respect) là phương châm mọi công dân cần phải học. Pháp luật không thể là một chiều! Tiếc thay, những người đứng đầu đảng Dân chủ tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm nay họ đang chọn con đường một chiều, nhưng không phải bất cứ ai theo đảng Dân chủ đều như thế. Hãy chờ xem kết quả bầu cử ngày 3/11 tới đây. Cơn bão trên đường phố Mỹ hôm nay sẽ quét sạch những rác rưởi chính trị vào ngày bầu cử 3/11/20.
Chúng ta không thể phản bội những cảnh sát viên ngày đêm hy sinh mạng sống cho xã hội bình yên. Trong đêm, khi mọi người yên giấc, trên cả nước có bao nhiêu người cảnh sát âm thầm lái xe đi tuần khắp đường phố, nơi mỗi ngã rẽ, mỗi bóng tối có thể là một ổ phục kích! Khi điện thoại 911 gọi, vài phút sau người cảnh sát đã có mặt, và không ai biết chuyện lành hay dữ sẽ xẩy ra? Súng có thể nổ, cảnh sát có thể trở thành nạn nhân, gia đình thân nhân họ mất đi một người con thân yêu! Sẽ không làm gì có đám tang to lớn, sẽ không có chính trị gia nào đọc diễn văn, sẽ không có biểu tình trên đường phố… Đa số anh hùng đều ra đi trong thầm lặng!
Đêm an lành của triệu triệu gia đình Mỹ, có thể đã phải đổi giá bằng chính mạng sống của những người cảnh sát trừ gian diệt bạo? Sáng nay, anh/chị cảnh sát hôn người thân trong gia đình trước khi đi làm, chiều về, anh/chị đã trở thành tội phạm chỉ vì nhiệm vụ bảo quốc an dân! Bọn dân cử như một vài tên Thị trưởng, Hội đồng Thành phố, Luật sư trưởng quận hạt (District attorney), vì lá phiếu và chỗ ngồi của họ có thể nhanh chóng kết tội anh/chị một mức án nặng nhất chưa bao giờ có.
Khi chúng ta tỉnh thức, bên ly cà phê, có biết đâu tại một ngõ ngách, hang cùng nào đó nơi New York, Minneapolis, Wahshington D.C, Seattle, Portland, Oregon… đã có người cảnh sát ra đi, bỏ lại vợ con gia đình và nước mắt? Chuyện thường thôi! cái chết của anh, chị không đem thêm lá phiếu nào cho bọn “kên kên chính trị!” Có phong trào nào nổi lên với khẩu hiệu “All Lives Matter”? Quên chuyện đó đi, lúc này ai cũng để ý đến “Black Lives Matter” cả! Khi một mầu da được đề cao, có nghĩa là tất cả những mầu da khác đều là công dân hạng hai! Là công dân Mỹ, dưới chân tượng Nữ thần Tự do, tất cả chúng ta dù mầu da nào cũng đều bình đẳng trước Thượng Đế.
Trên những con đường đầy âm vang giận dữ của những người trẻ tuổi bị kích động, họ như những người điên sau khi dùng ma tuý! Tấn công cảnh sát, ném những viên gạch lớn vào đầu cảnh sát, hò hét “Giải tán cảnh sát“. Và xã hội trở nên mù quáng, báo chí truyền thông tô đậm những thành tích bất hảo. Anh hùng trở thành tội phạm và tội phạm lên ngôi thành anh hùng!
Chúng ta sẽ trở về thời kỳ hoang dã nếu xã hội không có luật pháp. Vắng cảnh sát bảo vệ thì luật pháp không khác gì tờ giấy vệ sinh. Hãy vững tin rằng nước Mỹ sẽ tốt đẹp hơn sau cơn bão quái đản này, dân Mỹ sẽ thông minh hơn để loại bỏ những con “kên kên chính trị” đội lốt người qua thùng phiếu ngày 3/11. Triết gia Frederick Nietzche từng nói, “Điều gì không giết được chúng ta, sẽ khiến chúng ta vững mạnh hơn” (That which does not kill us makes us stronger).
Từ nay trở đi, mỗi khi gập người cảnh sát trên đường phố, chúng ta sẽ nói lời cám ơn đến họ. Sự hy sinh của các anh/chị sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Con muốn bỏ phiếu cho ai là quyền của con. Nhưng con ơi, đừng bao giờ xuống đường với khẩu hiệu “Cắt giảm ngân sách cảnh sát” (Defund The Police) hay “Loại bỏ sở cảnh sát” (Abolish The Police). Đừng bao giờ quên người cảnh sát vô danh nào đó của 16 năm trước đã cứu mạng con. Amen!

Nguyễn Tường Tuấn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jul/2020 lúc 8:42am

Trời Đất Bao La (Dư Âm Của Bài Hát Ngày Xưa)


Định cư ở Nauy hơn ba năm, sau khi ổn định công việc làm ăn và việc học hành cho mấy đứa con, tôi tổ chức một chuyến Âu du bằng xe hơi. Chiếc xe Ford của tôi vừa cũ kỹ vừa nhỏ, không thể nào vượt qua một chặng đường trên dưới mười ngàn cây số khứ hồi, và dĩ nhiên cũng không đủ chỗ cho một gia đình lớn nhỏ tám người. Lại nghe mấy người bạn tới trước hù, bảo là trên xa lộ Âu châu vào mùa hè, chạy một cái xe cũ có thể bị giữ lại giữa đường và nộp tiền phạt vì cái tội làm trở ngại giao thông. Tôi mướn một cái xe mới toanh mười hai chỗ ngồi, có máy lạnh và kính mát đàng hoàng. Tôi không muốn bất cứ điều gì làm mất cái hứng thú cho cuộc hành trình đầu tiên của chúng tôi trên những đất nước mà trước đây tôi đã từng một thời mơ ước nhưng chẳng bao giờ nghĩ là có một ngày được đi qua. Tôi và đứa con trai lớn vừa mới đủ tuổi lấy bằng lái xe, thay nhau làm tài xế. Bà xã và cô con gái lớn chịu trách nhiệm xem bản đồ và theo dõi lộ trình.

Tuần lễ đầu tiên, chúng tôi rất thích thú khi đi qua những vùng đất xa lạ, mà ngày trước tôi chỉ biết mơ hồ qua sách vở. Sau một ngày, băng qua hai đất nước hiền hòa Thụy Điển, rồi Đan Mạch, chúng tôi sang Hamburg, thành phố lớn cực bắc của Tây Đức. Thời gian này nước Đức còn chia đôi, nên vừa mới đến ranh giới là không khí đã căng thẳng. Cảnh sát với súng ống dầy người, trông mặt người nào cũng đằng đằng sát khí làm tôi nhớ tới hình ảnh của Hitler trong bộ phim dài chiếu mỗi tuần trên truyền hình Nauy. Vừa mới thoát ra cảnh chiến tranh tù đày ở quê nhà, lại được định cư tại một quốc gia ban phát giải Nobel Hòa bình, tôi không muốn phải ngộp thở trên quê hương của ông Hitler, nên sau khi qua khỏi Frankfurt, tôi rẽ sang Hòa Lan. Một đất nước mà tôi nghe như huyền thoại: nằm dưới mặt nước biển trung bình, có một con đập dài nhất thế giới, cũng là một xa lộ băng qua biển. Chạy xe trên con đập này, tôi cứ ngỡ mình đang lái tàu chạy giữa biển khơi. Xứ sở của hoa Tulip, với vườn hoa lớn và đẹp nhất thế giới, những chiếc quạt gió cùng những con kênh đào thơ mộng.

Ở thủ đô Amsterdam, có một nơi dành cho những người nghiện đến nhận thuốc phiện miễn phí của chính phủ; nguyên cả một khu phố lớn dọc theo bờ sông thơ mộng lại là một khu dành cho mấy cô gái điếm đủ sắc dân. Đây là một cơ sở kinh doanh, có đóng thuế cho nhà nước, nên dược cảnh sát bảo vệ. Trước mỗi nhà là một cái tủ kiếng, bày hàng thật cho khách bốn phương chiêm ngưỡng. Hàng thật là một hay hai cô gái thoát y 90%, dĩ nhiên phải là đẹp, đứng như những pho tượng nữ thần Hy lạp. Chúng tôi ghé thăm gia đình mấy ngưòi bạn cùng quê, sống rải rác khắp nơi. May mà đất nước Hòa Lan này không rộng lắm, lái xe từ bắc xuống nam chỉ mất khoảng bốn tiếng đồng hồ. Dừng lại nhà một người bạn ở Bergen op Zoom, thành phố biển phía nam chúng tôi tha hồ ăn sò huyết và những con “hàu”. Mấy loại này ở đây chỉ cần lội xuống biển mười phút là mang lên cả thùng nướng ngay tại chỗ. Hôm sau, chúng tôi sang Bỉ, Lục Xâm Bảo, và cuối cùng chúng tôi đến Pháp.

Điểm đến cuối cùng cũng là nơi quan trọng nhất mà chúng tôi muốn đến. Tôi dành một nửa thời gian, hai tuần lễ còn lại, cho cái xứ sở mà lúc còn nhỏ, khi học lịch sử thì tôi thù ghét, nhưng khi học văn chương thì tôi lại mê thích nó. Nào là tháp Eiffel bên dòng sông Seine tình tự, nào là nhà thờ Notre Dame cổ kính mà tôi mơ hồ thấy trong phim Thằng Gù ở nhà thờ Đức Bà, nào là vườn Luxembourg, nơi hẹn hò của bao cặp tình nhân. Tôi bắt gặp đâu đó những đứa trẻ trong Sans Famille của Hector Malo, những người đàn bà trong Les Misérables , và cả những bến tàu có cảnh tiễn đưa trong Oceano Nox của Victor Hugo. Chúng tôi ở trong khách sạn của một người Hà Nội, sang Pháp lập nghiệp từ hơn 50 năm trước. Khách sạn nằm trên con phố chính trong quận 13, nơi có đông ngưòi Việt Nam sinh sống.

Hơn một tuần ở Paris, chúng tôi xuôi về miền Nam nước Pháp. Thành phố Nice nằm bên bờ Đại Tây Dương, gần thành phố Cannes nơi qui tụ những tài tử điện ảnh hằng năm, và không xa đất nước Monaco với những sòng bài và những chuyện tình nóng bỏng của mấy nàng công chúa. Mười ngày nằm trên thành phố biển này, tôi tạm quên những bất hạnh trong quá khứ và những gì đang xảy ra trên quả đất có quá nhiều phiền muộn này.

Rời Nice, chúng tôi trở lại Paris trước khi về Nauy.Trời mùa hè đang nóng, bà xã và mấy cô con gái của tôi đề nghị chạy ban đêm, vừa cho mát vừa được ngắm những thành phố rực rỡ trong ánh đèn. Nhìn trên bản đồ, tôi thấy trên đường đến thành phố Lyon, mình có thể dừng lại Grenoble rồi rẽ sang Genève của Thụy Sĩ,, xem thử nơi đã cho ra đời cái hiệp định làm khốn khổ quê hương mình ra sao. Như được trở lại thời trận mạc xa xưa, tôi gọi cả bầu đoàn thê tử lại để ban bố ” lệnh hành quân”. Chúng tôi không đi theo xa lộ 85 mà chọn con tỉnh lộ nhỏ trực chỉ Grenoble. Tôi đích thân xem bản đồ hướng dẫn cho cậu con trai làm tài xế.Rời Nice lúc 7 giờ tối.Sau hơn ba giờ từ “tuyến xuất phát”, tôi mới biết là mình đã sai lầm khi xử dụng con đuờng tắt này.Vì chúng tôi bắt đầu chạy qua một khoảng rừng và những đồng lúa mì mênh mông, không thấy một bóng người.

Đang mơ màng thì nhìn thấy phía đầu xe bốc khói. Tôi ra dấu cho đứa con trai dừng lại, bảo cả nhà xuống xe gấp. Khói trước xe vẫn còn bốc lên mờ mịt. Tôi tái mặt , vì bao nhiêu năm nay, từ lúc còn ở Việt nam cũng như sang đây, ngoài việc cầm vô- lăng và đổ xăng ra tôi có biết gì về xe cộ nữa đâu. Chờ cho khói tan hết và rờ vào nắp xe thấy không còn nóng, tôi mở nắp xe lên bảo cậu con trai rọi đèn pin vào máy nhìn thử. Đến đường cùng thì làm như phản xạ tự nhiên vậy thôi, chứ tôi có biết cái gì trong máy đâu mà xem. Nhìn quanh một chập, tôi cảm giác có điều gì lạ lạ. Cuối cùng tôi mớí phát hiện là sợi dây cu-roa không còn nữa. Nước trong bình đã bốc hơi không còn một giọt. Thấy tôi xách đèn pin trở lại, bà vợ và đám con gái đang nằm trên bờ cỏ ruộng lúa mì, ngồi bật dậy. Nghe tôi ra lệnh ” đóng quân tại vị trí ” vì xe hư không biết khi nào mới chạy được, bà vợ xỉ vả cho tôi một trận, bảo hèn chi ngày xưa ông đánh giặc thua là phải, đừng có đổ thừa tại tụi Mỹ nó phản bội bỏ miền Nam.

Tôi bảo đám đàn bà con gái lên xe nằm và khóa cửa lại cẩn thận, vì biết đâu khu này có thú dữ. Đàn bà coi dữ vậy chứ nhát gan, ríu rít tuân lệnh. Tôi và thằng con trai đi vòng vòng xem có nhà cửa gì không. Nhưng tất cả đều tối om, tĩnh mịch. Đến gần một giờ sáng, khi tôi đang nằm mơ màng trên ruộng lúa, thì nghe có tiếng động. Dường như là tiếng của một loại động cơ nào đó, càng lúc càng gần hơn.Một lúc sau, tôi thấy có ánh đèn từ khu ruộng lúa chay ra.Một chiếc máy cày. Ai đi cày ruộng vào giờ này ?Chưa kịp tìm câu trả lời cho thắc mắc của mình, chiếc máy cày đã dừng lại trước mặt tôi.

Ăn điểm tâm xong, anh đưa chúng tôi vào thăm phòng đọc sách. Một tấm bản đồ Việt nam thật to treo trên vách. Anh chỉ cho chúng tôi thành phố Đà Lạt mà mẹ anh thường kể cho anh và cô em gái nghe mỗi lần bà nhớ về quê mẹ.

Càng lúc chúng tôi càng thấy gần gũi và thân thiết với gia đình anh bạn trẻ có một chút gốc gác Việt Nam này. Anh bảo vợ anh đưa chúng tôi đi thăm khu nuôi bò sữa và vắt đem về vài lít sữa tươi để chúng tôi dùng thử, trong khi anh lấy xe chạy ra phố tìm mua sợi giây cu-roa để thay cho xe chúng tôi. Mấy cô con gái của tôi rất thích thú khi được cô chủ nhà chỉ cho cách vắt sữa bò. Sau đó chúng tôi vào thăm một vườn nho.

Khi trở về, thì anh ta đã sửa xong cái xe và đang cho máy nổ thử. Thấy chúng tôi, anh cười đưa ngón tay cái lên báo hiệu là xe đã tốt. Anh tắt máy xe và giao chìa khóa lại cho tôi. Tôi chưa kịp trả tiền sợi giây cu-roa và nói lời cám ơn thì anh đã vỗ vai mời chúng tôi ở lại chơi với gia đình anh vài hôm. Anh bảo là lâu lắm anh mới gặp được những người đến từ quê ngoại. Thấy ông bà chủ hiếu khách, phong cảnh ở đây hữu tình, lại có sẵn sữa tươi và rượu nho, bà xã và mấy cô con gái cười nheo mắt nhìn tôi. Tôi hiểu ý và nói với anh là chúng tôi chỉ có thể ở lại một đêm. Trưa ngày mai chúng tôi phải lên đường.

Ăn cơm chiều xong, trời dịu mát, anh đề nghị chúng tôi đi thăm khu vườn cam nằm trên ngọn đồi. Vào vườn cam chúng tôi có cảm tưởng như lạc vào một chốn thiên thai nào đó. Những hàng cam thẳng tắp, trĩu vàng những quả, mùi hoa cam tỏa ra thơm cả một góc trời. Giữa vườn cam là một công viên nhỏ, trồng đủ các loại hoa. Bên kia công viên, ngay giữa đỉnh đồi là khu nghĩa trang nhỏ của gia đình. Vợ chồng anh mời chúng tôi đến thăm mộ của ba má anh và cô em gái. Ba ngôi mộ xây đơn giản, nhưng lại có nét đẹp cổ kính. Trên mỗi mộ bia đều có một tấm ảnh lồng trong khung kiến. Đến trước từng ngôi mộ, tôi cung kính cúi đầu, chấp hai tay trước ngực và đọc thầm từng tên khắc đậm trên bia..

Khi đọc đến tên người mẹ: JACQUELINE CUVÉRO GAULTIER – tôi bỗng giựt mình.

Cái tên này tôi thấy quen lắm. Bà mất lúc tròn 50 tuổi. Nhìn tấm ảnh thật lâu, tôi nghĩ đến một người.

Khi về nhà, tôi ngỏ ý muốn xem những tấm ảnh lúc cha mẹ anh còn trẻ. Anh bạn chủ nhà mang đến cho chúng tôi mấy quyển album. Bà xã và mấy cô con gái thì tranh nhau xem quyển album lúc ông bà làm đám cưới và nức nở khen mấy cái áo của cô dâu. Riêng tôi dành lấy tập album cũ với những tấm ảnh đen trắng mà nhiều cái đã ngã màu vàng. Bỗng tôi lạnh người khi xem những tấm ảnh của mẹ anh thời con gái, đặc biệt là tấm ảnh có mái tóc cắt ngắn giống ca sĩ Sylvie Vartan thời cô ta đang nổi tiếng. Chẳng lẽ lại là nàng ? – Không thể nào ! Tôi lắc đầu nói thầm trong miệng.

Năm học lớp đệ nhất trường Võ Tánh, Nha Trang, dù học không giỏi nhưng tôi cũng cố gắng để được trở thành một thằng sinh viên, dù chỉ là loại sinh viên hạng bét, và cũng để khỏi phụ lòng thương yêu, lo lắng của cha tôi, suốt một đời làm gà trống nuôi con. Vậy mà tôi bị một lúc hai cái tai ương. Tự dưng có một nàng con gái, mà lại là con gái đẹp, yêu tôi. Đang ngụp lặn trong tình yêu thì ông Trời phạt tôi: phận nhà nghèo mà lại đèo bồng yêu người đẹp, nên giáng cho tôi một cơn bệnh thập tử nhất sinh. Vì vậy khi bạn bè vác lều chỏng đi thi, thì tôi đang nằm bất động ở nhà thương tư của bác sĩ Thạch ở đường Trần Quí Cáp. Ba tháng sau, khi vừa xuất viện về tiếp tục điều trị tại nhà, tôi nhận được bức thư tạ từ. Người đẹp đi lấy chồng. Tôi bỏ thành phố Nha Trang, bây giờ với tôi là thành phố buồn, vào Sài gòn lang thang kiếm việc làm thuê để có tiền đi học tiếp. Nhưng rồi cũng chẳng có ai chịu thuê một thằng thư sinh nhà quê như tôi. Vừa buồn vừa không có tiền trả tiền cơm cho bà Cả Đọi, tôi đăng vào lính.

Khi chân ướt chân ráo vào Sài gòn, tôi chẳng có ai quen, ngoài một bà cô họ xa, trước lấy chồng Tây. Chồng chết, bà ở với mấy đứa con mang hai dòng máu ở sau khu tiệm phở Tàu Bay, Tàu Thủy, trên đường Lý Thái Tổ. Tôi không ngờ trong khu này đa số là những gia đình có con lai Pháp, trắng có đen có, được tòa đại sứ Pháp cưu mang lo lắng từ việc sinh sống tới việc học hành. Hầu hết đều mang quốc tịch Pháp và được theo học ở các trường Tây Sài gòn, Đà lạt. Những ngày cuối tuần tôi thường ghé lại đây chơi. Đang cô đơn ngơ ngác thì được mấy người con của bà cô họ giới thiệu cho tôi nhập bầy với đám Tây lai này. Họ cũng dễ thương và dĩ nhiên là có phong cách Tây lắm. Chiều cuối tuần họ thường tụ tập để ăn uống và nhảy đầm. Anh con cả của bà cô họ tôi là trưởng nhóm, chỉ định một cô bé tóc vàng, có mái tóc ngắn và đôi mắt thật dễ thương dạy tôi nhảy đầm và cũng làm partner cho tôi khi có tiệc tùng. Nghe mọi người trong nhóm gọi cô là Sylvie Vartan, tôi cũng gọi theo, nhưng biết vì khuôn mặt và mái tóc của cô giống người ca sĩ Pháp đang được ái mộ này nên bè bạn gọi đùa, chứ đó không phải là tên thật của cô.


Chỉ đi chơi với nhóm một vài lần gì đó, thì tôi vào quân trường Thủ Đức. Hôm lễ gắn Alpha, thấy anh em mời thân nhân bạn bè nhiều quá, tôi cũng tủi thân. Gia đình tôi và một số bạn bè thân ở tận Nha Trang, còn ở Sài Gòn này thì tôi tứ cố vô thân. Cuối cùng tôi nghĩ đến ba người con lai Tây của bà cô họ và mời họ đến dự lễ gắn Alpha, rồi sau đó cùng đi dự tiệc với tôi. Hôm ấy cả ba người đều đến và còn dẫn theo nàng con gái Sylvie Vartan. Họ rất thích thú với khung cảnh quân trường và sinh hoạt của lính. Ai cũng chụp chung với tôi một tấm ảnh có mang cầu đai Alpha.

Sau đó, trong những lần về phép ngắn ngủi, tôi cũng có ghé thăm họ một đôi lần. Đêm ra trường, họ cũng đến dự. Sau đó đưa tôi về Sài gòn, họ làm một buổi tiệc chia tay tôi. và lần này tổ chức tại nhà cô gái có tên Sylvie Vartan. Gia đình cô không ở trong khu Lý Thái Tổ mà có một biệt thự riêng, khá xinh, nằm trên một con hẻm lớn trên Tân Định.

Tôi không gặp ai trong gia đình của cô hôm ấy, chỉ xem tấm ảnh người cha ruột của cô chụp với mẹ cô khi còn rất trẻ, và cả tấm ảnh chụp gia đình cô bây giờ, với ông cha Việt Nam, một người em gái cũng lai Tây như cô và hai người em nhỏ cùng mẹ khác cha. Mẹ cô có nhan sắc, nên ông chồng mới sau này thuộc loại nhà giàu. Tôi nghĩ như thế.

Tới hơn hai giờ sáng, tiệc mới tàn. Khi nói lời chia tay, không hiểu vì xa họ không biết khi nào gặp lại hay vì nghĩ đến đời lính chiến nay mai trên rừng núi cao nguyên mà tôi chạnh lòng, muốn khóc. Nàng cũng nhìn tôi nghẹn ngào. Khi mọi người đi tìm áo khoác và mang giày, nàng kéo tôi ra phía sau, tặng tôi một tấm ảnh, rồi bất ngờ hôn tôi trên má.

Ngồi trên máy bay ra trình diện đơn vị, tôi bất chợt nhớ đến nàng, mở xách tay ra tìm lại tấm ảnh. Nàng có mái tóc thật dễ thương, nhìn kỹ đúng là giống cô ca sĩ Sylvie Vartan. Sau tấm ảnh nàng viết một câu ngắn ngủi: À toi, avec tout mon coeur. Phía dưới cô chỉ ghi là người có mái tóc Sylvie Vartan.
Nhớ tới nụ hôn bất ngờ tối hôm qua, tôi đưa tay lên sờ má, thấy vẫn còn thoang thoảng một mùi hương. Tôi mỉm cười và nói thầm một mình: Đúng là lãng mạn như Tây.

Tôi ra đơn vị đúng vào lúc chiến trưòng cao nguyên bắt đầu sôi động, cùng lúc nhóm người Thượng Fulro nổi loạn, giết một số sĩ quan, viên chức hành chánh người Kinh, chiếm một vài nơi, đặc biệt là tỉnh Quảng Đức và một vài quận lỵ. Đơn vị tôi đang tiếp viện cho chiến trường Quảng Nhiêu còn mịt mờ lửa đạn ở bắc Ban Mê Thuột thì được lệnh di chuyển về phi trường Phụng Dực, xử dụng máy bay dân sự của hàng không Việt Nam để đáp xuống Nhơn Cơ, một phi trường bỏ hoang nằm cách tỉnh lỵ Quảng Đức khoảng 30 cây số, do một đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt mũ xanh của ta kiểm soát. Thằng trung đội trưởng mới ra trường như tôi làm sao có khả năng để ứng phó với một chiến trường nửa ta nửa địch, mà trong sách vở quân trường không hề nói tới. Lòng tôi thật băn khoăn. Nhưng cuối cùng thì mục tiêu cuộc hành quân Dân Thắng này cũng đạt được. Đơn vị tôi không hề tốn một viên đạn. Mấy lãnh tụ người Thượng thấy quân chủ lực bao vây bốn hướng, cộng với lời thuyết phục tài ba của vị chỉ huy nào đó, đã ra lệnh cho những lực lượng người Thượng buôn súng.

Nằm trong cái tỉnh khỉ ho cò gáy mà dân chúng sống rải rác trong các buôn làng hầu hết là người thượng, mấy thằng lính trẻ như tôi chỉ có buồn muốn khóc. Ai cũng mong sớm chuyển đi tỉnh khác Vậy mà riêng tiểu đoàn của tôi được lệnh nằm lại đây để giữ an ninh cho dinh điền Đạo Nghĩa nằm trong một thung lũng gần biên giới Cam Bốt. Một trong những dinh điền do Thổng Thống Ngô Đình Diệm ra lệnh sáng lập để thu hút di dân sau 1954, vừa là một trọng điểm chiến lược.

Ra trường đã hơn hai năm. Đời lính cao nguyên thật là vất vả và buồn. Nhiều lúc nằm giữa rừng già, nghe tiếng chim kêu vượn hú, tôi thường chạnh lòng nhớ tới thời còn đi học, và khuôn mặt những người quen. Đôi khi tôi cũng chợt nhớ tới cô con gái lai Tây và lấy tấm ảnh ra xem. Đến bây giờ tôi cũng không biết tên thật của nàng. Mà biết để làm gì. Vì giữa nàng với tôi là cả một thế giới cách biệt. Tôi, một thằng lính trận, gốc gác nhà nghèo, không biết sống chết ra sao. Còn nàng lại là một cô con gái lai Tây, xinh đẹp và quí phái. Nàng quen với tôi, thích tôi một chút, cũng là cái thích lãng mạn của một tiểu thư sống trong thành phố lâu ngày được bất ngờ ra thăm một vùng dân giả, thế thôi.

Ở Quảng Đức gần hai năm, đánh nhau một vài trận, tôi được mấy cái huy chương rồi lên làm đại đội trưởng. Trong mấy thằng đại đội trưởng, tôi là thằng trẻ nhất, và cũng nghèo kinh nghiệm chiến trường nhất. “Ra trường gần hai năm rồi mà trông mày vẫn cứ như thư sinh”. Ông tiểu đoàn trưởng bảo tôi như thế trước khi cho tôi dẫn đại đội “solo” xuống núi biệt phái cho Tiểu khu Lâm Đồng
Đoàn xe chở đại đội tôi vừa vào ranh giới Lâm Đồng, tôi nhận lệnh ông tiểu khu trưởng, trực chỉ đến khu cầu Đại Ngà để giữ an ninh cho công binh làm lại mấy cây cầu trên quốc lộ 20, từ Sài Gòn chạy lên Đà Lạt, vừa bị VC giựt sập hai đêm trước.

Đến vị trí, tôi phối hợp với một đại đội địa phương quân đã có mặt tại chỗ và một đơn vị công binh mới từ Đà Lạt xuống, bố trí quân theo nhu cầu. Riêng ban chỉ huy đại đội cùng trung đội vũ khí nặng nằm trên một đồn điền trà có cao độ tốt cho việc phòng thủ và yểm trợ hỏa lực. Phía duới khu đồn điền này là cầu Đại Ngà, cây cầu dài nhất vừa bị phá hoại.

Sau khi công binh làm xong mấy cái cầu tạm, lưu thông họat động trở lại. Do ứ động mấy hôm trước, nên ngày đầu tiên có khá nhiều xe đò từ Sài Gòn chạy lên Đà Lạt. Hơn nữa bây giờ đang là mùa hè, người Sài Gòn rủ nhau lên Đà Lạt nghỉ mát. Để bảo đảm an ninh, trước khi xe chạy vào khu quân sự, đều phải dừng lại, tất cả hành khách xuống xe để được kiểm soát giấy tờ. Trạm kiểm soát là một căn nhà bằng ván do công binh vừa mới dựng lên, toán quân báo của đại đội tôi phối họp cùng với ba nhân viên cảnh sát đảm trách. Mỗi ngày tôi lái xe đi kiểm tra các cây cầu và thường ghé lại ngồi nghỉ trong trạm kiểm soát này.

Buổi chiều, trời vừa tắt nắng, tôi định trở về vị trí đóng quân, thì một đoàn xe đò chạy tới. “Có lẽ đây là mấy cái xe cuối cùng từ Sàigon lên”. Anh cảnh sát bảo với tôi như thế. Trong số những hành khách xuống xe bước qua cái cổng chắn làm bằng kẻm gai dã chiến, tôi để ý tới một cô gái tóc vàng, mặc một cái jupe màu vàng sậm. Khi cô móc ví lấy giấy tờ, ngước mặt lên nhìn anh cảnh sát, tôi thấy thật quen và vội chạy ra
– À, cô Sylvie Vartan, cô lên đây làm gì ?
Tôi hỏi bất ngờ, rồi quay sang bảo anh cảnh sát: cô này là người nhà của tôi. Anh cảnh sát trao lại cho tôi tấm thẻ căn cước bằng tiếng tây mà anh chưa kịp hiểu.
Cô nhìn tôi cười rạng rỡ :
– Anh là anh Ninh, phải không ? Mấy năm rồi tụi mình không gặp. Em lên Đà Lạt đón cô em về Sài Gòn nghỉ hè. Nó học trên Lycée Domaine de Marie
– Tôi đóng quân trong đồn điền trà nằm trên đồi cao kia. -Tôi vừa nói vừa chỉ tay về hướng đồn điền -. Đẹp lắm, và ông chủ hình như cũng là người Pháp. Mời cô ghé lại chỗ tôi chơi. Tôi sẽ đón chuyến xe sau gởi cô về Đà Lạt.
Cô ngần ngừ một chút rồi gật đầu. Tôi đưa cô lại xe lấy túi hành lý và nói với anh tài xế:
– Cô này là người nhà của tôi, cô ở lại đây chơi với tôi rồi lên Đà Lạt sau.
Anh tài xế trẻ, nhìn tôi nhoẻn miệng cười.
Tối hôm ấy nàng ở lại với tôi. Có lẽ nàng cũng biết là chuyến xe của nàng là chuyến cuối cùng. Chẳng còn có chuyến sau nào để tôi gởi nàng lên Đà Lạt, như lúc tôi hăm hở nói với nàng, mà không biết là mình đang nói dối.

Giữa cảnh núi rừng, nàng đẹp rực rỡ như một bông hoa. Không biết nàng đã nói gì vơí ông chủ người tây, ông dành riêng cho cô một phòng ngủ và mời chúng tôi dùng bữa cơm chiều với ông. Bữa cơm đầy đủ hương vị tây, mà chai rượu chát ông khoe đã gởi mua từ bên Pháp. Sau bữa cơm, tôi đưa nàng đi dạo trong đồn điền trà.

Bây giờ đang là mùa hè, bầu trời trong vắt, ánh trăng tỏa vàng xuống cả một đồi trà. Đêm cao nguyên trời bắt đầu lành lạnh, thơ mộng như một muà thu. Chúng tôi nắm tay nhau bước tung tăng dưới ánh trăng, nghe từng nhịp đâp của trái tim giữa một vùng đất trời tĩnh mịch. Nàng kể cho tôi nghe về một ước mơ của nàng: muốn có lần trở về quê cha, thăm ngôi mộ của người và bà nội già còn đang sống ở đó với mấy người cô. Quê nội nàng đẹp lắm lại là một đất nước với nhiều thi ca lãng mạn. Chúng tôi đã xuống cuối chân đồi, nghe tiếng nước chảy từ một con suối nhỏ. Nàng bảo tôi dừng lại và dìu tôi đến ngồi xuống một bãi cỏ. Bên kia con suối là một cánh đồng cỏ rộng mênh mông
– Anh có thấy gì lạ không ?
Tôi đang ngơ ngác, thì nàng chỉ cho tôi mấy hàng cây bên kia bờ suối
– Bây giờ là mùa hè, mà sao có nhiều lá vàng đang rơi. Anh không thấy sao?
Nàng âu yếm dựa sát vào tôi và hỏi tôi có biết bài thơ Les feuilles mortes của Jacques Prevert không ?
– Lúc học Littérature Francaise, anh có học, nhưng lâu quá, anh chỉ còn nhớ một đôi câu. Bài thơ thật hay và cảm động.
Tôi đã đổi cách xưng hô tự lúc nào không biết.
Nàng cất tiếng khe khẽ hát bài thơ Les Feuilles Mortes được phổ nhạc. Hát xong bài hát nàng chậm rãi đọc lại mấy câu :
Mais la vie sépare ceux qui s’aiment
Tout doucement, sans faire de bruit
Et “le vent” efface sur la “plaine”
Les pas des amants désunis.

Tôi hỏi sao nàng dám đổi lời một bài thơ hay của tác giả. Nàng không trả lời mà ôm tôi hôn thật lâu. Trong say mê tôi cảm thấy có cái gì lành lạnh trên gò má. Tôi sờ tay lên mân mê: nước mắt.

Nàng ôm tôi ngồi khóc, nàng bảo là nàng có nhiều bạn bè, nhưng nàng có cảm tình thật nhiều với tôi từ khi nhìn tôi mặc áo lính. Nàng thấy ở tôi có cái gì khác lạ so với mọi chàng trai lai Pháp mà nàng quen. Và cũng ở nơi tôi nàng được thấy lại hình ảnh của cha nàng. Cũng làm lính cả một thời trai trẻ, rời quê hương, rồi chết sớm ở xứ người bỏ laị mẹ và hai chị em nàng.“Những người con gái mang hai dòng máu. Buồn lắm phải không anh ?” mấy lần nàng hỏi tôi như thế.

Đêm hôm ấy nàng không ngủ trong căn phòng sang trọng mà ông chủ đồn điền đã dành sẵn cho nàng. Nàng ra ngồi trong căn lều phủ poncho của tôi cùng uống trà tươi mà tâm sự thâu đêm. Nàng rủ tôi ngày mai cùng nàng lên Đà Lạt vài ngày để nàng làm thủ tục đón cô em gái về và đưa nàng đi thăm các thắng cảnh thơ mộng ở đây.

Sáng hôm sau, tôi lên máy gọi về trung tâm hành quân tiểu khu Lâm Đồng gặp ông tiểu khu trưởng, xin ông cho ba ngày phép và được xử dụng chiếc xe jeep của Tiểu Khu biệt phái, đón người vợ sắp cưới vừa mới lên Đà Lạt. Tôi tả oán thêm là cả một năm nay, phải tham dự nhiều cuộc hành quân, nên hai đứa chưa được gặp nhau. Ông tiểu khu trưởng tốt bụng, vui vẻ chấp thuận, và dặn dò tôi phải bàn giao công việc thật kỹ càng cho anh đại đội phó.


Ba ngày ở Đà Lạt là ba ngày thần tiên nhất trong đời lính của tôi. Sau khi đưa nàng đến trường thăm cô em gái và làm một số thủ tục cần thiết, chúng tôi lấy phòng ở khách sạn Palace nằm trên một ngọn đồi cao gần hồ Xuân Hương và cách khu phố Hòa Bình không xa lắm. Ban ngày chúng tôi đi tắm ở thác Cam Ly, thăm hồ Than Thở, cởi ngựa ở sân Cù, bơi thuyền trên hồ Xuân Hương. Buổi tối đi ăn bê thui, uống rượu vang, rồi ra nhà Thủy Tạ ngồi tâm tình đến khuya. Ngày hôm sau, chúng tôi rời thành phố. Sau khi thuởng thức cà phê Tùng, chúng tôi chạy về hướng thác Prenn. Nàng chỉ đường cho tôi tìm đến một hotel nằm trên núi, ông chủ cũng là một người Tây. Lấy phòng và gởi hành lý xong, chúng tôi đi bộ xuống thác Prenn, nằm không xa phía dưới. Nàng kéo tôi xuống tắm dưới dòng thác.


Thác Prenn Đà Lạt

Hai đứa ôm nhau trong cái lạnh của nước từ trên núi cao đổ xuống. Nàng dắt tôi chạy vào khu rừng phía sau để đùa với mấy con khỉ, con gấu và cả một con cọp nữa trong vườn bách thú. Rồi nàng đi trốn, giả vờ làm nàng Jane mắc nạn để bắt tôi làm Tarzan đi cứu. Nàng hò la và ôm tôi cười vang cả một khu rừng.

Trong ba ngày, nàng đã cho tôi tất cả những gì hạnh phúc nhất mà không đòi hỏi ở tôi bất cứ một điều gì. Hôm cuối cùng, tôi đưa nàng trở lại trường Domaine De Marie để gặp lại em nàng. Ngồi trên xe, nàng trầm ngâm không nói một lời. Đến cổng trường, nàng bảo tôi dừng lại. Nàng hôn tôi thật lâu. Tôi nghe tiếng nàng khóc. Tôi định nói một lời gì đó, nhưng nàng lấy một ngón tay để trên miệng tôi, không cho tôi nói, rồi bảo tôi ngồi yên trên xe chờ nàng. Hơn hai mươi phút sau nàng chạy ra, cầm tay tôi và trao cho tôi một tờ giấy nhỏ, rồi vụt chạy vào phía sau trường. Trên mảnh giấy nàng viết vội vàng bằng tiếng Việt.: “Xin cám ơn và tạm biệt anh ở đây. Em và đứa em của em sẽ về Sàigòn vào sáng sớm ngày mai. Anh hãy trở lại đơn vị, đừng chờ và cũng đừng tìm em nữa. Rồi có lúc nào đó và ở một nơi nào đó, mình sẽ gặp lại nhau. Hôn anh.”

Tôi vội vàng bước xuống xe, chưa biết gọi nàng bằng tên gì, thì nàng đã mất hút phía sau trường. Tôi ngồi trên xe nhìn thẫn thờ vào khu trường. Tất cả đều vắng lặng, chỉ nghe một vài tiếng lá rơi từ những hàng cây đứng chơ vơ im lìm trước cổng.

Tôi trở lại nhà Thủy Tạ, tìm lại bóng dáng và mùi hương của nàng. Buổi trưa, bốn bề yên lặng. Một con chim lạ, có dáng của một con hải âu, đậu xuống con thuyền bơi phía trước, kêu vài tiếng, vụt cánh bay sà xuống mặt hồ, rồi biến mất trong rừng thông. Cả một khung trời Đà Lạt nhạt nhòa trong nước mắt. Tôi không biết mình đã khóc tự bao giờ.

Tôi lái xe trở về đơn vị mang theo một nỗi buồn kỳ lạ, dường như trong lòng chỉ còn là một khoảng trống bao la.
Suốt đêm hôm ấy, tôi lang thang trong đồi trà, ngồi một mình bên bờ con suối nhỏ, nhìn mấy chiếc lá vàng rơi xuống và trôi theo dòng nước, bàng bạc dưới ánh trăng. Nửa đêm tôi trở về căn lều cũ, đun đầy một ấm trà tươi mà không uống.
Tôi ngủ vùi từ lúc nào không biết. Thức giấc, mặt trời đã lên cao. Tôi vội vã xách xe chạy xuống trạm kiểm soát. Ngồi suốt cả ngày hôm ấy, tôi vẫn không tìm thấy bóng dáng của nàng.

Hai ngày sau, khi thay bộ đồ trận ra giặt, thò tay vào túi áo lấy mọi thứ ra, bất ngờ tôi thấy tấm thẻ căn cước của nàng, viết bằng tiếng Pháp do tòa đại sứ cấp. Tôi nhớ anh cảnh sát đã giao tấm thẻ này cho tôi hôm ở trạm kiểm soát và tôi đã quên trả lại cho nàng. Đến bây giờ tôi mới biết được tên thật của nàng : Jacqueline Cuvéro.
May mắn trong tấm căn cước có cả địa chỉ. Tôi gởi trả lại nàng tấm thẻ căn cước, viết kèm theo bốn câu thơ trong bài thơ Les feuilles mortes mà nàng yêu thích.
Les feuilles mortes se ram***ent à la pelle
Les souvenirs et les regrets aussi
Mais mon amour silencieux et fidèle
Sourit toujours et remercie la vie

Tôi phập phồng chờ thư hồi âm, nhưng không thấy. Tôi viết thêm vài cái thư nữa cho nàng nhưng tất cả đều biệt vô âm tín. Ba tháng sau tôi xin bảy ngày phép thường niên về Sài Gòn. Trước khi tìm đến nhà nàng, tôi trở lại khu đường Lý Thái Tổ thăm gia đình bà cô và rủ người anh họ cùng đi. Anh bảo là nàng cùng cô em gái đã về định cư bên Pháp hơn hai tháng nay. Không biết khi nào mới trở lại Việt nam.
Tôi lang thang ở Sài Gòn hai ngày thì lấy xe đò về Nha Trang để thăm cha tôi. Nhưng ngày nào tôi cũng đi lang thang trên bờ biển, nhìn sóng đổ vào bờ cuốn theo tất cả mọi dấu chân mình trên cát, và nhớ đến nàng.

Tôi trở lại đơn vị, đúng vào lúc đại đội tôi nhận lệnh rời khỏi Lâm Đồng để di chuyển về Phan Thiết, tăng phái cho Tiểu khu Bình Thuận, hành quân phối hợp với một đơn vị thiết kỵ của Hoa Kỳ vừa mới đến Việt Nam, giải toả mật khu Lê Hồng Phong.
Kể từ ngày ấy, trên bảng tên may trên nắp áo lính, ngay phía dưới tên tôi, có thêu một chữ nhỏ : Jacqueline, màu vàng. Mấy chú lính bảo sao tôi lại có tên con gái. Tôi giả vờ : tại vì tao ái mộ bà vợ của tổng thống Kennedy.
******
Sáng ngày mai gia đình chúng tôi phải rời nông trại GAULTIER thơ mộng này để trở về Nauy. Vợ chồng anh chủ nhà cùng mấy cô con gái của tôi đang rượt bắt mấy con gà Tây. Anh muốn đãi chúng tôi một bữa ăn Tây truyền thống. Tôi đi lang thang khắp nơi trong khu nông trại, như để cố tìm ra những dấu tích của nàng.
Buổi chiều, khi bà xã và mấy đứa con đang ngồi ở phòng khách, say mê theo dõi một cuốn phim trên truyền hình, tôi một mình lặng lẽ ra vườn cam, rồi vào khu nghĩa địa.

Tôi ngồi trước mộ nàng rất lâu, hình dung lại hình ảnh của nàng trong những ngày cùng tôi trên đồn điền trà ở bên cây cầu Đại Ngà và tung tăng khắp nơi ở bờ hồ, thác Prenn và trong rừng thông Đà Lạt.
Một cơn gió xào xạc, mấy chiếc lá vàng trên tàng cây chầm chậm rơi xuống mộ nàng.
Tôi đưa tay sờ tấm ảnh nàng trên mộ bia, nói thì thầm trong gió :
Et la chanson que tu me chantais
Toujours, toujours je l’entendrai. !

( Và bài hát mà em đã hát cho anh nghe
Mãi mãi, mãi mãi, anh vẫn còn đang nghe đây!)


phạmtínanninh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jul/2020 lúc 7:20am

Cuộc Đời Vẫn Đẹp Sao!

 
+ Bạn giống như người kéo xe, trên có bố mẹ, dưới có vợ con. Chỉ cần một phút sơ xẩy, cả gia đình của bạn sẽ lâm nguy.
+ Có thể trong mắt người khác bạn chỉ là cỏ cây. Nhưng với gia đình, bạn là cả một bầu trời.
+ Làm một người đàn ông, sống là phải biết gánh vác !
+ Làm một người phụ nữ, sống phải biết yêu thương, chia sẻ !
+ Người đàn ông mệt, là bởi vì không có người phụ nữ ở đằng sau hỗ trợ đẩy xe.
+ Người phụ nữ mệt, là bởi vì không có người đàn ông kéo xe ở phía trước.
+ Bố mẹ mệt, là bởi vì không có con cái để cậy nhờ.
+ Con cái mệt, là bởi vì không có một mái ấm đủ đầy.
+ Đừng cảm thấy mình sống khổ sở, mệt mỏi mà chán nản. Mỗi một người sống trên đời vốn dĩ đã không phải chuyện đơn giản, dễ dàng, phải trải qua mọi cảm giác vui, buồn, sướng, khổ,... Vượt qua được thì cuộc sống mới có nhiều ý nghĩa.
+ Mệt mới phải, bởi chỉ có người chết mới không phải làm gì !
+ Khổ mới phải, bởi đời là bể khổ, sống là phải biết vươn lên !
+ Đàn ông có ba trách nhiệm lớn, đó là làm cho bố mẹ tự hào, làm cho vợ mình hạnh phúc và làm tấm gương sáng cho con...
+ Phụ nữ có ba trách nhiệm lớn, đó là cổ vũ, động viên chồng xây dựng sự nghiệp, chăm sóc gia đình và giáo dục nhân cách cho con cái và cuối cùng là làm cầu nối, gắn kết các mối quan hệ trong gia đình...
+ Có ba thứ rất dễ hủy hoại cuộc đời một con người, đó chính là sự nóng giận, sự tham lam và ích kỷ.
+ Ba thứ vô thường nhất, đó chính là thành công, tài sản và cơ hội.
+ Ba thứ vô giá nhất, đó chính là sức khỏe, lương thiện và tri thức.
+ Ba thứ có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ, đó chính là khát khao, nỗ lực và kiên trì.
+ Ba thứ có thể giúp chúng ta có thêm bạn tốt, đó chính là cởi mở, nhiệt tình và chính trực.
+ Ba thứ cần phải hoàn thiện, đó chính là kỹ năng, tư duy và thái độ.
+ Và cuối cùng, ba thứ giúp chúng ta luôn vui vẻ, hạnh phúc, đó là tình yêu thương, sự cho đi và biết đủ đầy...

Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Aug/2020 lúc 7:28am

Con Ruồi 

flies-3%20-%20Corkys%20Pest%20Control%20Services%20&%20Termite%20Services%20in%20San%20...

Con ruồi nhỏ, nhỏ xíu, vậy mà cái nhỏ xíu đó đôi khi lại là nguyên nhân của những việc tày đình. Rất có thể hai vợ chồng đâm đơn ra tòa ly dị nhau chỉ bởi một con ruồi. Ai mà lường trước được những việc thần kỳ đó!

Tôi ốm. Ðiều đó vẫn thỉnh thoảng xảy ra cho những người khỏe mạnh. Và vợ tôi pha cho tôi một ly sữa. Tôi nốc một hơi cạn đến nửa ly và phát hiện ra trong ly có một con ruồi. Con ruồi đen bập bềnh trong ly sữa trắng, “đẹp” kinh khủng!
Thế là mọi chuyện bắt đầu.

Tôi vốn rất kỵ ruồi, cũng như gián, chuột, nói chung là kỵ tất thảy các thứ dơ bẩn đó. Tôi đang nằm mà nghe tiếng chuột bò sột soạt trong bếp là tôi không tài nào nhắm mắt được. Thế nào tôi cũng vùng dậy lùng sục, đuổi đánh cho kỳ được. Bằng không, thì cứ gọi là thức trắng đêm.

Vậy mà bây giờ, một trong những thứ tôi sợ nhất lại nhảy tót vào ly sữa tôi đang uống, và đã uống, nói trắng ra là nhảy tót vào mồm tôi. Biết đâu ngoài con ruồi chết tiệt trong ly kia, tôi lại chẳng đã nuốt một con khác vào bụng. Mới nghĩ đến đó, tôi đã phát nôn.
Thấy tôi khạc nhổ luôn mồm, vợ tôi bước lại, lo lắng hỏi:
– Sao vậy anh?
Tôi hất đầu về phía ly sữa đặt trên bàn:
– Có người chết trôi kia kìa!
Vợ tôi cầm ly sữa lên:
– Chết rồi! ở đâu ra vậy cà?

– Còn ở đâu ra nữa? Ố! Tôi nhấm nhẳng: Ố! Chứ không phải em nhặt con ruồi bỏ vào ly cho anh à?

Vợ tôi nhăn mặt:

– Anh đừng có nói oan cho em! Chắc là nó mới sa vào!
– Hứ, mới sa hay sa từ hồi nào, có trời mà biết?
Vì tôi đang ốm nên vợ tôi không muốn cãi cọ, cô ta nhận lỗi:
– Chắc là do em bất cẩn. Thôi để em pha cho anh ly khác.
Tôi vẫn chưa nguôi giận:
– Em có pha ly khác thì anh cũng đã nuốt con ruồi vào bụng rồi.
Vợ tôi trố mắt:
– Nó còn trong ly kia mà!
– Nhưng mà có tới hai con lận. Anh uống một con rồi.
– Anh thấy, sao anh còn uống?
– Ai mà thấy!
– Không thấy sao anh biết có hai con?
Tôi tặc lưỡi:
– Sao lại không biết? Uống vô khỏi cổ họng, nghe nó cộm cộm là biết liền.
Vợ tôi bán tín bán nghi. Nhưng vì tôi đang ốm, một lần nữa cô ta sẵn sàng nhận khuyết điểm:
– Thôi, lỗi là do em bất cẩn! Ðể em…
Tôi là tôi chúa ghét cái kiểu nhận lỗi dễ dàng như vậy. Do đó, tôi nóng nảy cắt ngang:
– Hừ, bất cẩn, bất cẩn! Sao mà em cứ bất cẩn cả đời vậy?
Vợ tôi giật mình:
– Anh bảo sao? Em làm gì mà anh gọi là bất cẩn cả đời?
– Chứ không phải sao?
– Không phải!
A, còn bướng bỉnh! Tôi nheo mắt:
– Chứ hôm trước ai ủi cháy cái quần của anh?
– Thì có làm phải có sai sót chứ! Anh giỏi sao anh chẳng ủi lấy mà cứ đùn cho em?
– Ái chà chà, cô nói với chồng cô bằng cái giọng như thế hả? Cô nói với người ốm như thế hả? Cô bảo tôi lười chảy thây chứ gì? Cô so sánh tôi với khúc gỗ phải không? Ái chà chà…
Thấy tôi kết tội ghê quá, vợ tôi hoang mang:
– Em đâu có nói vậy!
– Không nói thì cũng như nói! Cô tưởng cô giỏi lắm phỏng? Thế tháng vừa rồi ai làm cháy một lúc hai cái bóng đèn, tháng trước nữa ai phơi quần áo bị đánh cắp mà không hay? Cô trả lời xem!
Vợ tôi nhún vai:
– Anh lôi những chuyện cổ tích ấy ra làm gì? Hừ, anh làm như anh không bất cẩn bao giờ vậy? Anh có muốn tôi kể ra không? Tháng trước ai mở vòi nước quên tắt để cho nước chảy ngập nhà? Anh hay tôi? Rồi trước đó nữa, ai làm mất chìa khóa tủ, phải cạy tủ ra mới lấy được đồ đạc?
Tôi khoát tay:
– Nhưng đó là chuyện nhỏ nhặt! Còn cô, năm ngoái cô lấy mấy ngàn bạc cho bạn bè mượn bị nó gạt mất, sao cô không kể luôn ra?
– Chứ còn anh, sao anh không kể chuyện anh đi coi bóng đá bị mất xe đạp? Rồi năm ngoái, ai nhậu xỉn bị lột mất đồng hồ?

Cứ như thế, như có ma quỷ xui khiến, hai vợ chồng thi nhau lôi tuột những chuyện đời xửa đời xưa của nhau ra và thay nhau lên án đối phương, không làm sao dừng lại được. Tôi quên phắt là tôi đang ốm. Vợ tôi cũng vậy. Chúng tôi mải mê vận dụng trí nhớ vào việc lùng sục những khuyết điểm từng từng lớp lớp của nhau. Và thật lạ lùng, có những chuyện tưởng đã chìm lấp từ lâu dưới lớp bụi thời gian, tưởng không tài nào nhớ nổi, thế mà bây giờ chúng lại hiện về rõ mồn một và chen nhau tuôn ra cửa miệng. Từ việc tôi ngủ quên tắt radio đến việc vợ tôi mua phải cá ươn, từ việc tôi bỏ đi chơi ba ngày liền không về nhà đến việc vợ tôi đi dự sinh nhật bạn đến mười hai giờ khuya, v.v…và v.v… chúng tôi thẳng tay quậy đục ngầu quá khứ của nhau và vẽ lên trước mặt mình một bức tranh khủng khiếp về đối tượng.

Trời ơi! Thế mà trước nay tôi vẫn sống chung với con người tệ hại đó! Thật chẳng thể tưởng tượng nổi! Tôi cay đắng nhủ thầm và bùng dậy quyết tâm phá vỡ cuộc sống đen tối đó. Tôi đập tay xuống bàn, kết thúc cuộc tranh cãi:
– Thôi, tra khảo hành hạ nhau thế đủ rồi! Tóm lại là tôi hiểu rằng tôi không thể sống chung với cô được nữa. Tôi ngán tới tận cổ rồi!
Vợ tôi lạnh lùng:
– Tùy anh!
Câu đáp cộc lốc của vợ không khác gì dầu đổ vào lửa. Tôi nghiến răng:
– Ðược rồi! Cô chờ đấy! Tôi làm đơn xin ly hôn ngay bây giờ.
Tôi lập tức ngồi vào bàn và bắt đầu viết đơn. Ngòi bút chạy nhoáng nhoáng trên giấy với tốc độ 100 km/giờ. Viết và ký tên mình xong, tôi đẩy tờ đơn đến trước mặt vợ. Cô ta cầm bút ký rẹt một cái, thậm chí không thèm liếc qua xem tờ đơn viết những gì.

Thế là xong! Tôi tặc lưỡi và thở ra, không hiểu là thở phào hay thở dài. Cuộc đời cứ như xi-nê-ma, nhưng biết làm thế nào được?
Ký tên xong, vợ tôi đứng lên và cầm lấy ly sữa.
– Cô định làm gì đấy?
– Ðem đổ đi chứ làm gì?
– Không được, để ly sữa đấy cho tôi! Tôi phải vớt con ruồi ra, gói lại, đem đến tòa án làm bằng cớ.
Ðặt ly sữa xuống bàn, vợ tôi lẳng lặng đi vào phòng ngủ, đóng sập cửa lại. Trong khi đó, tôi hùng hục lấy muỗng vớt con ruồi ra.

Tôi ngắm con ruồi nằm bẹp dí trên đầu muỗng và có cảm giác là lạ. Tôi đưa con ruồi lên sát mắt, lấy tay khảy nhẹ và điếng hồn nhận ra đó là một mẩu lá trà.

Nguyễn Nhật Ánh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Aug/2020 lúc 12:38pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2020 lúc 12:45pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Aug/2020 lúc 10:18am

Một Chiến Sĩ Đã Gục Ngã Trong Nhiệm Vụ Bảo Vệ Sức Khỏe Cho Cộng Đồng...

Một chiến-sĩ đã gục ngã trong nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng & Một câu-chuyện bi thương đã xảy đến cho gia đình anh ta - BS. Nguyễn Ngọc Lan-Châu - Dịch giả: DS. Nguyễn Ngọc Lan


Sau 6 tuần chiến đấu với một kẻ thù vô hình trong thầm lặng và đau đớn để được sống còn, người anh họ của tôi, Thông Nguyễn mà chúng tôi đã gọi một cách thân thương là Toutou, cha của 2 đứa con và là một cán sự y tế (préposé aux bénéficiaires) tại BV Jean Talon từ 17 năm qua, đã phải bỏ mạng vì Covid-19 vào ngày 11/06/2020 lúc 11:55, giờ mà các máy móc để hỗ trợ sự sống cho anh đã bị tháo gỡ ra…

Thứ Sáu ngày 01/05, Thông gọi cho tôi và cho biết là anh có triệu chứng đau cơ bắp và sốt mà thuốc Tylénol đã vô hiệu quả. Lúc nầy thì không thấy phát hiện triệu chứng gì về hô hấp cả, nhưng anh cảm thấy ớn lạnh sau khi tắm douche trong một lần hết ca làm việc ở bệnh viện (BV), và anh hỏi xem tôi coi có ý kiến gì không vì tôi là bác-sĩ…Tôi đã trả lời rất có thể là do bị nhiễm Covid-19 và khuyên anh nên cách ly gia đình bằng cách xuống ở tầng hầm dưới (sous sol) và hãy thông báo cho người quản lý (supervisor) của anh trong BV biết là anh không thể đi làm việc được.

Thứ hai ngày 04/05, tức 2 ngày sau, anh đi thử máu thì là dương tính (positif)…Ngay sau đó, vợ và 2 con anh (16 và 18 tuổi) cũng phải tự cách ly ở tầng trệt.

Đêm sau đó, trong lúc thức giấc đi vệ sinh, vợ anh nghe có tiếng ho dữ dội phát ra từ tầng hầm, đó cũng chính là dấu hiệu báo cho biết rằng sự chiến đấu chống lại Covid-19 của chồng chị sẽ bắt đầu…
Chị nhận thấy anh đã bị suy hô hấp trầm trọng và gọi liền xe cứu thương. Người ta đưa anh vào BV Maisonneuve – Rosemont ngày 06/05, họ nhận thấy phổi anh chỉ còn 34% không khí bảo hòa, anh liền được đặt ống thở và được đưa vào khu cấp cứu đặc biệt (phải biết rằng muốn được sống còn thì con người cần phải có khoảng 90% không khí bảo hòa trong phổi)… Trong khu cấp cứu, ngoài đặt ống thở, các BS còn làm đủ cách nhưng phổi anh đã quá sưng để làm nhiệm vụ của nó.

Ngày 13/05, anh lại được chuyển vào CHUM (Centre Hospitalier de l’Université de Montréal) và ngày hôm sau anh được trị bằng phương pháp ECMO (Extra Corporeal Membrane Oxygenation), một phương pháp cuối cùng, đó là một phương pháp mà sự tuần hoàn được thực hiện ngoài cơ thể qua màng ngoại bào, máu được đưa ra ngoài để oxy hóa rồi được đưa trở vào lại cơ thể, và trong khi đó hệ thống tim + phổi của anh sẽ được tạm nghỉ ngơi để chờ ngày hồi phục của chúng…Các BS đã rất tự tin vì họ nghĩ rằng anh còn trẻ và lại nữa không có một vấn đề bệnh trạng nào cả…

Cũng đã 2 tuần rồi từ khi Toutou ở trong tình trạng mê man do ảnh hưởng của thuốc gây mê và ở trong tình trạng bất động giả tạo để người ta có thể dễ kiểm soát hệ thống tim - phổi - mạch cho anh.
- 1 ống trong cổ họng,
- 1 ống trong xoang mũi thông xuống bao tử để nuôi sống anh,
- 1 ống sonde cho sự tiểu tiện,
- những ống catheters ở mỗi đầu tay & chân,
- cuối cùng là 1 băng couche vệ sinh.
Và đó cũng là tất cả “khí giới” mà người ta cung cấp cho anh để anh có thể chống chọi lại virus Covid-19.

Trong khi đó, vợ anh, mà tôi gọi là “Chị Lan” (Chị là tiếng mà người Việt dùng để gọi người chị lớn trong gia đình, Lan là tên của chị) thì lại chuẩn bị cho một trận chiến khác…
Trong lúc xe cứu thương đưa chuyển chồng chị vào CHUM, thì chị và các con phải tự cách ly ở tầng trệt trong một ngôi nhà 2 tầng duplex mà gia đình chị ở cùng với bà mẹ 78 tuổi đang ở tầng trên một mình… Ngày 12/05, chị nghe có tiếng động mạnh từ tầng trên… Không có dấu hiệu gì của mẹ từ những ngày qua, chị liền gọi cháu gái chị ở gần đó đến để xem sự tình, cháu chị nhìn thấy mẹ chị nằm bất động trên nền nhà và miệng thì sùi bọt mép… Cháu chị facetime cho chị xem, chị liền lập tức rời khỏi khu cách ly ở tầng trệt để chạy lên thăm mẹ mình, vì là y tá trong CHUM, chị đã làm đủ mọi phương pháp có thể để cấp cứu cho bà mẹ nhưng vô ích… Nguyên nhân của cái chết đột ngột là do nhồi máu cơ tim (infarctus de myocarde) và nghi là do Covid-19.

Chị Lan và gia đình đã chịu cảnh tang tóc trong cô lập vì không thể tổ chức một tang lễ theo truyền thống VN và cũng không có được một sự thăm viếng nào của bà con vì do lệnh hạn chế + cách ly + khoảng cách… Covid-19 đã làm tan tác một gia đình đang êm ấm!

Trong thời gian nầy thì con trai chị, Olivier, biểu hiện những triệu chứng suy hô hấp nhẹ và sốt, nhưng đã bình phục được lại sau đó… Còn con gái chị, Aurélie, lại có những triệu chứng suy hô hấp khá nặng: cháu thở khò khè dồn dập và sốt. Aurélie được đưa vào bệnh viện Sainte -Justine để chăm sóc đặc biệt, sự suy hô hấp nầy cũng do Covid-19… Chị Lan phải ở trong bệnh viện cùng với con gái 1 tuần lễ, còn con trai chị, Olivier đã phải ở nhà một mình trong ngôi nhà 2 tầng mà bây giờ không còn một bóng người… Cuối cùng thì Aurélie cũng được trở về nhà cùng với mẹ sau nhiều màn xét nghiệm và cũng bình phục lại được.

Sau khi trở về nhà, Chị Lan đã bị choáng ngợp với bao là cảnh trái ngang, vừa lo tang lễ cho mẹ, vừa lo cho chồng rồi đến phiên Chị cũng bị test + với Covid-19… Chị bị suy sụp nặng nề về thể xác lẫn tinh thần… Sự giúp đỡ về vật chất và nhất là về tinh thần thì cũng chỉ qua những cuộc gọi (appels) hay những tin nhắn (textos)…Thật là đau đớn biết bao khi phải chịu đựng cảnh mẹ mình đã ra đi đột ngột, chồng thì đang trong tình trạng trầm trọng nằm ở khu cấp cứu đặc biệt mà không một ai được thăm viếng, và Chị còn phải lo cho sự an toàn cho 2 con và luôn cả cho chính mình, rồi phải lo chuẩn bị trở lại nhiệm sở CHUM vào vài tuần tới, v.v…
Cũng đã hơn 6 tuần mà Toutou rời khỏi tổ ấm và không một ai còn trông thấy anh nữa.
Cứ một ngày anh bị đặt một ống tube thì sau đó anh sẽ phải cần một tuần để hồi sức lại…
Ôi, trận chiến với Covid-19 sẽ thật là dài và kinh hoàng biết bao!

Cổ họng và khí quản bị rạch ra để đặt ống; phổi thì xơ cứng dưới áp suất nhân tạo của không khí; các mạch máu đơ cứng với những ống và ống; đầu não bị hư hoại nặng nề vì những chất hóa học cũng như những chất gây mê; cơ bắp thì tê liệt do nằm bất động trong một thời gian dài…

Tôi hình dung, một khi mà anh Toutou được tháo gỡ tất cả các ống ra, thì anh sẽ phải mất cả năm trời để chỉ lấy lại được một phần nào cho sự bình phục mà thôi.
Tôi tưởng tượng sẽ mời anh đến nhà tôi để khoe cái nhà của tôi đã được tân trang lại và sẽ làm BBQ với tất cả mọi người trong gia đình sau khi lệnh cách-ly được giải tỏa.
Tôi lại tưởng tượng anh sẽ vui mừng biết bao khi hay tin con trai anh, Olivier đã được nhận vào ngành Y-Khoa của trường Đại-Học Laval.

Sáng hôm qua, Chị Lan gọi và báo cho tôi là Chị đang cùng các con lấy xe điện ngầm (métro/subway) để đến bên giường bệnh của chồng… Các BS đã báo cho Chị biết là sự tàn phá của virus quá trầm trọng nên sự sống còn của anh rất là mong manh trong giai đoạn nầy…

Xoang màng phổi của anh Toutou bị đầy khí (pneumothorax) từ 2 ngày nay. Phổi anh thì ngập đầy máu, các BS đã lấy ra 500ml máu trong lồng ngực của anh và anh cũng đã nhận lại được 4 viên máu, nhưng dấu hiệu của sự sống còn rất là hạn hẹp...Đây là trận chiến cuối cùng của anh. Thân thể của anh không thể chịu đựng thêm một vết thương nào nữa…Những cú giáng xuống tiếp tục của kẻ thù vô hình đã làm cho anh ngã gục… Một trận chiến trong vô-thức thầm-lặng + cô-độc trong suốt 6 tuần!

Kẻ thù nầy đã chọn đúng được một đối thủ tầm cỡ: một thanh niên khỏe mạnh; một thầy Judo; một con ngưòi nhân hậu, giàu tình cảm, yêu gia đình; và là một chiến-sĩ ở hàng đầu tuyến đã từng tận tụy săn sóc bệnh nhân trong 17 năm qua.
Anh đã chọn làm ca đêm để có thể có mặt ở nhà cho các con khi chúng còn quá nhỏ. Anh đã nhận làm thêm giờ phụ trội để có thêm thu nhập cho gia đình.
Có thể nào: Sự làm việc quá nhiều đã làm cho anh yếu sức đi chăng? Dụng cụ dùng để bảo vệ cá nhân chưa có đủ hiệu quả chăng? Hay là hệ thống bảo vệ cho các chiến-sĩ áo-trắng ở tuyến đầu trong chiến-dịch phục vụ sức khỏe cho cộng-đồng chưa có đủ hiệu lực chăng?

Toutou đã được giữ lại 6 tuần, tâm hồn anh đã chìm sâu trong im lặng, nặng nề bởi những chất gây mê, thân xác anh rã rời vì chịu đựng quá nhiều các vết nội và ngoại thương.
Tôi đoán là trong anh, anh mong có ngày nào đó anh tỉnh lại để vui mừng nhìn thấy ngày sinh nhật 19 tuổi của Olivier đứa con trai mình vào ngày 13/06 sắp tới, để thấy lại mặt vợ và con gái mình, và cũng như để đến thăm mẹ cha và em trai mình.
Tôi chắn trong anh cũng mong ước có một ngày nào đó anh sẽ có khả năng biểu hiện được một dấu hiệu tốt nào đó để các BS có thể giúp cho anh tỉnh lại…

Anh Toutou thân mến,
Anh đã chết đơn độc trong im lặng, nhưng bức thư nầy sẽ gieo vào lòng những người đọc nó một thương cảm vô biên cho một cuộc chiến-đấu dũng-cảm mà anh đã thi-hành trong nhiệm-vụ của mình.
Cám ơn anh đã cho tất cả, anh thân mến, anh sẽ không bao giờ bị lãng quên./.
Nữ Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Lan-Châu
(12/06/2020) 



Thư của Bà Tổng Trưởng Bộ Y Tế & Xã Hội Québec (Canada)
(ngày 16/06/2020 lúc 9:00 AM)
Chào Bác Sĩ,
Thật là đau buồn biết bao khi hay tin sự mất mát một người anh họ của Bác Sĩ.
Sự chứng kiến của Bác Sĩ đã chứng minh được rằng anh của BS là một người có tinh-thần trách- nhiệm, giàu lòng nhân-ái và đầy nhiệt-huyết trong nhiệm-vụ của mình.
Tôi cũng thông cảm cho vợ anh, các con anh cùng tất cả các phần tử khác trong gia đình BS.
Chúng ta cần phải vinh-danh cho tất cả những người đứng ở hàng đầu chiến đấu và đã gục ngã trong trận chiến nầy cùng với những người đã hy sinh sự sống của mình cho những người già và khuyết tật.
Cám ơn BS đã chuyển bức thư nầy cho tôi, và tôi cũng đã chuyển cho Bà Marguerite Blais, tổng trưởng trách nhiệm về “Người Già và Khuyết Tật” (Ainés & Proches aidands)
Tôi cũng xin chân thành chia buồn với BS về sự ra đi của bà mẹ vợ của người anh họ Bác Sĩ,
Danielle McCann,
Tổng Trưởng Bộ Y Tế & Xã Hội

Un guerrier meurt au service de la santé et l’histoire tragique de sa famille
Dre LAN C NGUYEN, MD
Après 6 semaines de combat silencieux et agonisant contre un ennemi invisible, mon cousin Thong Nguyen affectueusement nommé « Toutou », père de 2 enfants et préposé aux bénéficiaires à l’hôpital de Jean Talon depuis plus de 17 ans , succombe à la Covid-19 le 11 juin 2020 à 11h55, heure à laquelle il a été débranché de l’appareil qui le maintenait en vie.

C’était en prenant de ses nouvelles le vendredi 1er mai qu’il me décrit avoir des douleurs musculaires et faire une fièvre qui ne descendait pas avec Tylenol. Il avait peu de symptômes respiratoires à ce moment là. Il était convaincu avoir pris froid en prenant une douche après la fin de son quart de travail à l’hôpital et me demande conseils car je suis médecin. Je lui dit qu’il a probablement la Covid-19, de s’isoler du reste de sa famille dans son sous-sol et d’annoncer à son superviseur qu’il ne rentrera pas au travail. Le lundi, il p***a le test pour la Covid-19 et reçut un résultat positif. Suite à ce résultat, sa femme et ses 2 enfants (16 ans et 18 ans) furent aussi mis en quarantaire. Dans la nuit de jeudi sa femme, en se réveillant pour aller à la salle de bain, entend du rez-de-chaussée des bruits de grognements forts provenant du sous-sol. C’était le début du combat pour son mari. Elle constata qu’il était en détresse respiratoire sévère et appela l’ambulance. Il fut transporté à l’hôpital Maisonneuve Rosemont le 6 mai où on constata une saturation à 34% à l’air ambiant et fut immédiatement intubé et admis aux soins intensifs. Pour vivre, un être humain doit saturer minimum à 90%...

Aux soins intensifs, on tenta différents manœuvres thérapeutiques mais sa saturation ne s’améliora pas malgré l’intubation, ses poumons étant trop enflés pour permettre les échanges d’air. Il fut transféré au CHUM le 13 mai et le lendemain, il subit un traitement de dernier

3
recours : l’ECMO (oxygénation par membrane extra-corporelle). Au lieu de pousser de l’oxygène dans les poumons, le sang est détourné à l’extérieur du corps par des gros cathéthers pour se faire oxygéner par une machine et réintroduit dans le corps. Son cœur et ses poumons furent donc mis en pause en attendant que ses poumons guérissent. Les médecins sont confiants qu’il p***era à travers ce soin critique vue son jeune âge et puisqu’il n’avait aucun problème de santé connu.

Voilà seulement 2 semaines depuis l’apparition des symptômes que Toutou demeura dans un état inconscient par la forte sédation et paralysé artificiellement pour que les appareils puissent
prendre le contrôle de son système cardiorespiratoire. Un tube d’intubation enfoncé dans sa gorge, un tube nasogastrique dans son nez descendant jusqu’à son estomac pour le nourrir, une sonde pour l’urine, des cathéthers dans chaque extrémités, une couche : voilà son armure finale pour affronter la Covid-19.

Entre-temps, sa femme que je prénomme « Chi Lan » (en vietnamien grande sœur) se prépare pour une autre bataille. Durant le transfert de son mari au CHUM, elle et les enfants restèrent en quarantaine au rez-de-chaussée dans le duplex qu’ils partagèrent avec sa mère de 78 ans. Le 12 mai, elle entendit un bruit venant de l’étage. Sans signe de nouvelles de sa mère depuis les derniers jours, elle appela sa nièce pour aller vérifier à l’étage. Celle-ci la retrouve par terre, inconsciente et l’écume à la bouche. Elle fit facetime à Chi Lan pour lui montrer la scène et celle-ci sortit de sa quarantaine pour accourrir auprès de sa mère. Travaillant comme infirmière au CHUM, Chi Lan exécuta les manœuvres de réanimation mais en vain. Le constat de décès indiqua : Infarctus du myocarde, suspicion de la Covid-19. Chi Lan et sa famille firent leur deuil en isolement, sans possibilité de faire des obsèques traditionnelles et sans possibilité de recevoir les condoléances de leurs proches vue les mesures de quarantaine et de distanciation. La Covid-19 réussit à faire ravage même après avoir éliminé sa proie…

Durant cette période, les enfants de Chi Lan furent eux aussi atteints de la Covid-19. Son fils Olivier présenta des symptômes respiratoires légers avec fièvre et finit par récupérer. Sa fille Aurélie 16 ans manifesta des respirations rapides et bruyantes avec fièvre. Elle fut admise à l’unité des soins intensifs de Sainte-Justine pour détresse respiratoire secondaire à une pneumonie à Covid. Les médecins diagnostiquent également un affaissement de la base de ses poumons liés à l’infection. Chi Lan resta auprès de sa fille à l’hôpital pendant 1 semaine, laissant son fils seul en quarantaine prolongée dans le duplex ou tout le monde est parti…Aurélie eut finalement congé après de nombreux tests et récupéra à la maison.

De retour chez elle, Chi Lan dép***ée par tout ce qui lui arrivait et portant le deuil récent de sa mère, fut diagnostiquée à son tour positive pour la Covid-19. Elle fut lourdement affaibli physiquement et psychologiquement, le support moral de ses proches n’étant fait que par les appels et les textos. Quelle tristesse incroyable de perdre sa mère subitement, de savoir que son

4
mari est sous soin critique, sans visite de quiconque, de craindre pour la santé de ses enfants et la sienne. Elle guérit lentement de son infection et se prépara pour retourner travailler au CHUM la semaine prochaine.

Cela fera 6 semaines que mon cousin est parti de chez lui et que personne ne l’a vu depuis. Pour chaque jour que Toutou p***era intubé, il lui faudra une semaine pour récupérer par la suite. La bataille post-Covid sera longue et pénible elle aussi. Gorge et trachée lacérées par l’intubation, poumons fibrosés sous la pression constante de la poussée artificielle d’air, vaisseaux meurtris par tous les tubes, le cerveau bousillé par un cocktail chimique constant de sédation, les muscles fondus par l’alitement prolongé.J’imaginais mon cousin une fois extubé, prendre du mieux à petits pas en réadaptation pendant 1 an. Je l’imaginais venir chez moi pour lui montrer mes rénovations et faire un BBQ familial avec tout le monde réuni une fois la distanciation ***ouplie. Je l’imaginais inondé de joie en apprennant que son fils Olivier vient d’être accepté en médecine à l’Université Laval.

Hier matin, Chi Lan m’appela. Elle était dans le métro avec les enfants pour se rendre au chevet de son mari. Les médecins lui ont annoncé que les dommages étaient trop importants pour espérer une survie à ce stade-ci. Toutou présentait un pneumothorax depuis 2 jours. Ses poumons sont noyés de sang. Les médecins ont drainé 500 ml de sang de sa cage thoracique. Il reçoit 4 culots de sang mais ses signes vitaux s’affaiblissent. Il est à sa dernière bataille. Son corps ne peut plus supporter les blessures multiples, ces coups d’épée infligés par un ennemi invisible. Une bataille dans l’inconscience et la solitude depuis 6 semaines. Cet ennemi a choisi un tout un adversaire: un homme fort, maître en Judo, résilient, généreux, affectueux tant pour sa famille que les patients qu’il a pris dans ses bras depuis 17 ans. Il a choisi de faire les quarts de nuit pour pouvoir êtres présents le jour pour ses enfants lorsqu’ils étaient petits. Il acceptait des heures supplémentaires pour pouvoir faire des économies. Le surmenage l’a-t-il affaibli? L’équipement de protection était-il adéquat? Le système a-t-il prit des mesures suffisantes pour protéger ses soldats de première ligne contre l’ennemi invisible?

Il a tenu bon pendant 6 semaines, son âme enfouie profondément dans le silence d’une lourde sédation, son corps meurtri de multiples blessures internes. Je le devine de l’intérieur en train de lutter du bout de son âme dans l’espoir de se réveiller à temps pour célébrer l’anniversaire des 19 ans de son fils le 13 juin, pour revoir sa femme et sa fille, pour aller visiter ses parents et son frère. Qu’il puisse avoir une autre journée pour donner de bons signes cliniques aux médecins pour qu’on puisse le réveiller…

Cher cousin, tu es mort seul et en silence mais que cette lettre puisse semer dans les cœurs de ceux qui le liront un cri d’affection et de comp***ion pour le combat héroique que tu as mené dans l’exercice de ton travail. Merci pour toujours Toutou bien aimé. Tu ne seras jamais oublié.
Dre Lan C Nguyen, MD
https://www.ctvnews.ca/vide UlTyG8o?clipId=1980750&jwsource=fb&fbclid=IwAR1iQb2KtK5UmHlBGies1mi_sWmpo3w4Tr0hZCYux8Clwnh7fSqB-
THÔNG NGUYEN (TOUTOU) Le père de 48 ans a lutté un mois pour sa vie aux soins intensifs à Montréal https://www.journaldemontreal.com/2020/06/12/covid-19--le-virus-fait-une-autre-victime-chez-les-preposes-au-beneficiaires
LETTRE DE RÉPONSE DE MME LA MINISTRE DE LA SANTÉ & DES SERVICES SOCIAUX – QUEBEC / CANADA
(16/6/2020 9am)

Chère Dre Nguyen,
C’est avec une grande tristesse que j’ai appris la mort de votre cousin. Votre témoignage à son égard démontre bien qu’il était un homme de cœur, dévoué et au service des autres.
Je compatis énormément avec sa conjointe, ses enfants et toute votre famille. Nous devons honorer la mémoire de tous ces anges gardiens tombés au combat et qui ont donné leur vie au service des aînés. Nous ne les oublierons pas.
Merci de nous avoir transmis cette lettre que j’ai aussi remise à Mme Marguerite Blais, ministre responsable des Aînés et des Proches aidants. Je tiens aussi à vous offrir mes sympathies pour le décès de la belle-mère de votre cousin.

Danielle McCann
Ministre de la Santé et des Services sociaux
1075, chemin Sainte-Foy, 15 e étage  

FIN


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Aug/2020 lúc 10:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.468 seconds.