Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: SÀI GÒN NĂM XƯA Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Chủ đề: SÀI GÒN NĂM XƯA
    Gởi ngày: 08/Jun/2011 lúc 3:56pm
 
 
Cô Tư Nhị
 
 
 
Cô Tư Nhị là gái làng chơi hạng sang, có nhan sắc đậm đà và hoang dã hơn Yvette Trà; chỉ thích làm tình nhân của những ai giàu có, dám chi tiền không tiếc.


Theo cuốn Các giai thoại Nam kỳ lục tỉnh, cuộc đời của Marianne Nhị là một chuỗi những ngày ăn chơi trác táng, những cuộc truy hoan thâu đêm, không biết giữ gìn sức khoẻ và cũng không biết ngày mai.

Đứa con hai dòng máu

Marianne Nhị là “đứa con hai dòng máu”, cha gốc Khơ-me, mẹ Việt (quê Sa Đéc), gia đình sinh sống lâu năm ở Nam Vang. Lớn lên, Nhị về Việt Nam, một mình dấn thân vào chốn đô hội ở Sài Gòn với hai bàn tay trắng. Để có chỗ nương thân, Nhị lúc đầu xin làm em nuôi dưới trướng của chị Ba Phò và sống ở khu vực chợ Thái Bình.


Có thể nói, chỉ đến ngày gặp Yvette Trà, đời cô Tư Nhị mới lật sang trang mới. Trong hồi ký, cô Ba Trà viết: Một đêm Trà đến xem phim tại rạp xi-nê Cầu Muối, nửa chừng trong bóng tối, bỗng nghe tiếng nói nhỏ nhẹ của một cô gái ngồi hàng ghế sau mời Trà điếu thuốc để… làm quen. Khi bị Trà từ chối, Tư Nhị nói: “Thôi mà cô Ba. Hút cho em một điếu để làm quen mà! Tại cô chưa biết em, chớ em đã biết cô từ lâu. Má em thường nhắc đến tên cô hoài và thường dạy em: Thà làm đĩ, ra chơi bời như cô mới đáng gọi là gái ngoan”.


Theo lời Trà, khi hết phim, ra xe, cô gái ấy đi theo nói một câu bất ngờ: “Thưa cô Ba, nhà cô Ba ở đâu cho em về theo với”. Yvette Trà vừa ngạc nhiên, vừa chăm chú nhìn cô gái bạo gan, bạo miệng kia, thì thấy quả là một cô gái đẹp, rất trẻ và có thân hình hấp dẫn. Vốn tính phóng khoáng, cởi mở, lại dễ dàng thông cảm với hoàn cảnh của những người không một mái nhà như mình từng trải qua nên Trà đồng ý để cô ấy về Nguyệt tiên cung.


Nhanh chóng trở thành gái hạng sang

Tư Nhị có tên Tây Mariane Lê Thị Nhị là do Franchini lấy tên của nữ minh tinh màn ảnh Marianne để ghép với tên Nhị, thành Marianne Nhị. Từ lúc được Yvette Trà dìu dắt, Marianne Nhị lao vào cuộc chơi với giới thượng lưu Sài Gòn và nhanh chóng trở thành tình nhân của Fanchini, một trùm giang hồ gốc đảo Corse chuyên buôn thuốc phiện toàn cõi Đông Dương và tậu được một căn biệt thự khang trang ở đường Verdun (tức đường Cách Mạng Tháng Tám bây giờ).


Thế nhưng, vì không muốn kém cạnh Yvette Trà, kết hợp bản tính man dại, Marianne Nhị lao vào các cuộc chơi như một con thiêu thân. Nhị lúc nào cũng tự phụ tự mãn với với bộ ngực nở nang khêu gợi, cặp môi luôn đỏ, đôi mắt ươn ướt, gương mặt đẹp lộ vẻ “sẵn sàng yêu”…


Công tử Gò Đen tới Nguyệt Tiên Cung chơi, đã “cảm” Tư Nhị, đề nghị đưa Trà 10,000 đồng, rồi dẫn Nhị đi lập tổ uyên ương; mua cho Tư Nhị một căn phố trệt, có đầy đủ bàn ghế, nằm ở góc đường Verdun và Richaud, tức góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt trước năm 1975. Tuy vậy, Tư Nhị đâu muốn làm người vợ hiền và an phận với cuộc sống.


Ngựa quen đường cũ, chỉ được ít tháng, Tư Nhị chán công tử Gò Đen, cặp bồ với người khác; trong đó phải kể tới chuyện lùm xùm giữa giai nhân với công tử Như Bích, con một đại điền chủ ở Bạc Liêu và một đại gia người Hoa ở Chợ Lớn… Chưa kể, bắt chước “mốt” ăn chơi của các tài tử điện ảnh bấy giờ, Tư Nhị cũng ngậm ống điếu thật dài, để tạo ra một phong cách thanh lịch và quý phái. Nhiều đêm, cô ngả bên bàn đèn, mơ màng tận hưởng sự khoái lạc của “nàng Phù Dung”. Nhiều ông huyện trẻ, cũng đến nạp tiền cho cô, để được gần người đẹp cho biết mùi đời…


Ngửa tay hành khất xin ăn

‘Thú” thay người tình xoành xoạch và hút thuốc phiện đã nhanh chóng đẩy Marianne Nhị vào bi kịch. Vào giữa thập niên 1940, Nhị bỗng dưng biến mất khỏi chốn ăn chơi trác táng của Sài Gòn xưa. Ông Ba Quan, một tay chơi lịch duyệt trong giới cầm ca, người duy nhất gặp lại cô Tư kể lại: vào một buổi sáng năm 1945 hay 46 gì đó, tại một quán ăn ở đường George Guynemer, sau bữa điểm tâm, trả tiền xong định quay về, bỗng nghe tiếng gọi: “Anh Ba!”.


Giật mình quay lại, không thấy ai cả, trừ năm ba người hành khất dơ dáy, định bước đi, rồi nghe một giọng nói tiếp theo: “Anh Ba, em là Tư Nhị đây!”


Quan nhìn không ra vì đứng trước mặt là một người đàn bà ăn mày, không còn hình thể con người. Hai chân sưng và băng bó bằng lớp vải máu mủ, ruồi bu đầy, mặt đổi sắc, môi thâm đen. Quan không dám ngó lâu, rút tờ giấy 20 đồng, đặt nhẹ vào lòng bàn tay, rồi đi thẳng một nước.


Sau cuộc gặp cuối cùng ngắn ngủi đó của Ba Quan, không hiểu dòng đời tiếp tục xô đẩy “Đóa Phù Dung” Marianne Nhị vào chốn nào, nhưng một thực tế đau lòng là bi kịch ăn chơi trác táng đã biến hoa khôi số hai của Sài Gòn ngày ấy thành kẻ ăn mày.


 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 19/Jun/2011 lúc 10:44pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2011 lúc 10:42pm
.
 
Một tài liệu về một người đẹp xưa

 
 
CÔ BA TRÀ
 

Cô Ba Trà đẹp lắm, đẹp đổ quán xiêu đình nên làm mê hoặc, khuynh đảo bao nam nhân lẫy lừng cùng thời, từ những vị thiếu gia miệt tỉnh đến các quý ông học vị học hàm thành thị, văn nhân đa tình…

Kỳ 1: Đẹp đổ quán xiêu đình
Được các nhà văn, nhà báo tiền bối mô tả như Ngôi sao Sài Gòn, Huê Khôi Nam Kỳ, sắc đẹp của Cô Ba Trà (Trần Ngọc Trà) đã trở thành niềm mơ ước của tất cả người Sài Gòn, Lục tỉnh. Nhà văn, hoạ sĩ lão thành Phạm Thăng kể rằng: "Hồi trước tôi có được xem một tấm hình huê khôi Ba Trà, là một thiếu nữ đẹp tuyệt trần, đài các như một bà hoàng, quần áo lụa cùng màu, có quàng khăn voan mỏng, ngồi trên xe mui trần lượn trên đường phố Sài Gòn, đăng trên bìa một tờ báo, lâu quá không nhớ tên".

Sắc đẹp của Cô Ba Trà (Trần Ngọc Trà) đã trở thành niềm mơ ước của tất cả người Sài Gòn, Lục tỉnh.

Cũng vì chót mang phận “hồng nhan đa đoan”, cuộc đời của giai nhân Sài Gòn một thuở quả là bảy nổi ba chìm, lên voi xuống vịnh. Trong quãng thời gian 20 năm làm người đàn bà đẹp, cô đã có không biết bao nhiêu mối tình mà chính cô cũng không nhớ hết; còn cuộc sống thì như thực như mơ, khi nghèo mạt rệp, khi lại cầm tiền vảy như trấu; có lúc không xu teng dính túi, có khi cầm 150 ngàn đồng trong taỵ.
"Đốn ngã" hàng loạt tay chơi hào hoa
Cô ba Trần Ngọc Trà còn được mệnh danh bà hoàng vũ trường, sòng bài Sài gon hồi cuối thế kỷ XIX. Những bậc “máu mặt” đều biết rất rõ, cô Ba Trà chỉ thích chia cho mỗi ngưòi một mảnh tình gặm chơi đỡ buồn, chứ đừng ai mong lấy được Ngôi sao Sài Gòn làm của riêng hay làm người yêu vĩnh viễn vì cô Ba đã lập gia đình vài ba lần và rồi tan vỡ.
Với nhan sắc hiếm có cộng với trí thông minh của mình, cô không chỉ lần lượt "đốn ngã" hàng loạt những tay chơi hào hoa giàu có bậc nhất Sài Gòn, mà cả Nam Vang , Băng Cốc. Bộ sưu tập người tình của cô gồm các đại điền chủ, đại công tử Cậu Tư Phước Georges (biệt hiệu Bạch Công Tử), con trai của quan Đốc Phủ Sứ Lê Công Sủng, chủ nhân Cù Lao Rồng ở Mỹ Tho; cậu Ba Qui (biệt hiệu Hắc Công Tử), con trai của đại điền chủ Trần Trinh Bạch ở Bạc Liêu, mà Thống Đốc Nam Kỳ gọi bằng Papa (Bố); công tử Bích chủ nhà băng Đông Pháp (chi nhánh Cần Thơ), một người dám cho Cô Ba 70 000 đồng trong lúc lúa 2 cắc 1 gia. Chưa kể, những tay trí thức, máu mặt chốn quan trường thời Pháp thuộc cũng “anh hùng khó qua ải mỹ nhân”, như quan toà Trần Văn Tỷ, thầy Kiện Dương Văn Giáo , bác sĩ Lê Quang Trinh , Nguyễn Văn Áng, vua Cờ Bạc chủ các sòng bạc Sài Gòn là Sáu Ngọ…
“Những ai được quen biết hay cô hạ cố giao thiệp đều xem đó là một niềm vinh dự để chứng minh đẳng cấp, đủ để hiểu ngoài việc xinh đẹp cô còn là một thương hiệu hiếm có, có lẽ do thông minh và hiểu tâm lý đàn ông… Cô Ba Trà , đệ nhất Huê khôi ở Nam kỳ, một người đẹp sắc nước hương trời từng làm say mê biết bao công tử miền Nam. Họ bao quanh cô, tranh nhau vung tiền qua cửa sổ. Bao nhiêu tiền bạc, của cải cha mẹ để lại, các công tử ấy ăn xài, bao gái không tiếc”, cuốn Sài Gòn tả pí lù của Vương H ồng Sển ghi.
Tuổi thơ cay đắng
Khác với cô Ba xà bông con thầy thông Chánh, cô Ba Tr ần Ngọc Trà, sinh năm 1906, đã có một tuổi thơ cay đắng, bị đánh đập hắt hủi từ lúc mới lên 5 tuổi.
Chuyện là vào thời điểm đó, ba Trà (quê ở Cần Giuộc, làng Phước Khánh) trong một cơn ghen đem lòng nghi vợ không chung thủy và không nhìn Trà là con ruột. Ông giận đến nỗi thổ huyết qua đời. Bà nội Trà quá đau xót trước cái chết của con trai nên khi vừa liệm xong ba Trà, cũng đột ngột mất theo.
Viện cớ lúc hấp hối ba trối rằng Trà không phải con của mình, người bác ruột đã liên tục sĩ nhục, buộc mẹ Trà chịu không nổi, phải bế con ra khỏi nhà, về quê ngoại. Rồi dường như “đau thương giằng xé”, mẹ Tra bị khủng hoảng tinh thần; mỗi lần lên cơn, mẹ lại lấy cô bé Trà ra "gỡ gạc" bằng cách nện những trận đòn roi, đấm đá, củi gậy lên người, với  lời mắng nhiếc "đánh cho tiệt nòi cái giống đoản hậu".
Và Có lẽ, chính những trận đòn “tra tấn” của mẹ đã hằn lên nếp gấp bi thương trong lòng cô bé Trà , có sức tác động đến sự hình thành một tính cách sau này của Huê khôi Nam kỳ: coi đời "lạnh như băng"…
Ly kỳ Hoa khôi Sài Gòn 'sát' công tử: Coi đời lạnh như băng! (kỳ 2)
Cập nhật lúc :6:51 A M, 22/05/2011

  Cô Ba Trà không lúc nào vắng người yêu. Cô vẫy tay một cái là có hàng lô chạy tới xin "yết kiến nữ hoàng" - đông đến nỗi phải lấy số chờ đợi.

Kỳ 2: Coi đời lạnh như băng!
Vốn coi đời “lạnh như băng”, cô Ba Trà một lúc cặp kè với ba đại công tử, đang hôn người này, người kia đến, bỏ người này đi với người kia… vì chính cô cũng không biết mình yêu ai, hoặc không yêu ai cả. Rồi thậm chí, có tình, có tiền, Huê khôi Nam kỳ vẫn chưa thỏa mãn...
 
Cô Ba Trà và Hắc công tử

Sắc đẹp "khuynh nước khuynh thành" của cô Ba Trà đã gây ra cuộc đối đầu của hai tay chơi nổi tiếng khi đó là Bạch công tử (tức Lê Công Phư ớc hay còn gọi là George Phước), con trai của đốc phủ Lê Công S ủng, tỉnh Mỹ Tho và Hắc công tử (tức công tử Bạc Liêu Tr ần Trinh Huy) - ai cũng tranh nhau phá của cha mẹ để lại để cung phụng người đẹp. Chuyện kể rằng, không cần cô Ba Trà mở lời, hễ Bạch công tử nghe nói Hắc công tử tặng cô Ba Trà món đồ gì quý, ông hỏi giá và tìm mua cho kỳ được món quà đắt hơn để tặng. Đến lượt Hắc công tử cũng làm tương tự, vì vậy cô Ba Trà sở hữu không biết bao nhiêu quà tặng quý giá của hai ông, từ túi xánh tay, quần áo hàng hiệu, dây chuyền, nhẫn hột xoàn, nhà cửa, xe cộ…

Trong việc “giành gái” là cô Ba Trà , có giai thoại được nhắc đến nhiều nhất là cuộc thi đốt tiền, không phải 1 lần, mà đến 2 lần. Bạch công tử là người bị động, không tham gia, chính Hắc công tử đã chứng tỏ là người sành đời, đã tung độc chiêu hạ gục đối thủ. Cụ thể, nội dung thách đấu là mỗi người dùng giấy bạc, đốt từng tờ nấu nồi chè 1kg đậu xanh, ai nấu nồi chè sôi trước người ấy thắng. Địa điểm được tổ chức là trước sảnh nhà củ a H ắc công tử và người làm chứng là cô Ba Trà.

Lửa của tiền giấy rất kém nhiệt, chỉ cháy nhỏ, vì thế nấu chè rất lâu trong sự căng thẳng của nhiều người chứng kiến. Cuối cùng, nồi chè của Bạch công tử sôi trước, Công tử Bạc Liêu đành thua cuộc nhưng ông tuyên bố là đã thua trong danh dự. 

Theo tính toán của nhiều người, để nấu sôi được nồi chè có 1kg đậu xanh, trong thời gian gần 1 giờ, mỗi công tử đã đốt gần 100 tờ giấy bạc. Nếu Hắc công tử đã đốt toàn giấy 50 đồng trở lên, thì chí ít ông cũng phải đốt 5 ngàn đồng Đông Dương, số tiền có thể mua được 3 ngàn giạ lúa lúc đó, tương đương với khoảng 300 triệu đồng hiện nay.
 
Bạch công tử  Lê Công Phước.
Lại nói về Georges Lê Văn Phư ớc - đã sang Pháp du học, về nước không theo đường công danh hoạn lộ, chỉ thích ăn chơi bay bướm, người lại trắng trẻo hào hoa nên được giới phong lưu thời ấy tặng cho mỹ danh là Bạch công tử. Với phong độ đang lên, Bạch công tử không thiếu gì người đẹp vây quanh nhưng vẫn thấy hụt hẫng vì đeo đuổi bao lâu mà chưa chinh phục được hoa khôi Trần Ngọc Trà.
Lúc bấy giờ Trà đã nắm trong tay sức mạnh kim tiền lẫn nhan sắc trời cho đang vào độ "mãn khai" và đã trở thành bà hoàng trong các sòng bạc thâu đêm và được gọi bằng một cái tên rất Tây ghép với tên một nữ tài tử nổi tiếng trên màn bạc thành: Yvette Trà. Để được gần gũi Yvette Trà, một bữa Georges Phước lái một chiếc xe bốn bánh thuộc loại lộng lẫy đương thời đến rước Trà xuống Cần Thơ đổi gió.
Khi hai người vào khách sạn Bungalow, Georges Phước lột chiếc nhẫn kim cương trị giá hơn 3.000 đồng (thời đó vàng chỉ 60 đồng một lượng) đặt lên bàn để vào phòng tắm. Khi bước ra thấy Yvette Trà đang lấy chiếc nhẫn của mình đeo thử vào tay ngắm nghía, Georges Phước liền buột miệng nói chiếc nhẫn coi vừa ngón tay Trà quá, vậy Trà đeo luôn đi. Chỉ trong nháy mắt, chiếc nhẫn kim cương "nặng ký" kia đổi chủ nằm ôm ngón tay thon đẹp của Ngôi sao Sài Gòn.
Biết chuyện, công tử Bạc Liêu Tr ần Trinh Huy, cũng đang theo đuổi Yvette Trà, liền đến gặp và tặng cô một chiếc nhẫn khác trị giá gấp đôi chiếc nhẫn của Georges Phước. Thế nhưng, cô Ba Trà không chọn chiếc nào để đeo hết, mà "lạnh lùng" ném chúng vào một cuộc chơi. Cô cầm cố, rồi bán tháo cả hai món quà, trút sạch vào trận bài bạc đỏ đen.
Tưởng chỉ Hắc – Bạch công tử mới gặp sự cố như vậy? Trên thực tế, nhiều món quà có trị giá lớn của những tay chơi đa tình trong giới phong lưu Sài Gòn, Nam Vang , Băng Cốc tặng cô, cũng chóng "đến và đi" như thế. Cô đánh bài, khi ăn bạc vạn, khi thua cháy túi… nhưng thản nhiên như không. Mỗi lần đứng lên, phủi tay rời sòng bạc, cô Ba Trà lại nói: tiền của như bụi đất - tình nghĩa mới thiên thu… Thế nhưng, tại sao Hắc công tử và Bạch công tử chân tình đến vậy, đổ rất nhiều tiền chinh phục trái tim của Yvette Trà đến vậy, mà cuối cùng không ai sở hữu được đóa hoa rực rỡ nhất Nam kỳ thời đó?
 
Ly kỳ Hoa khôi Sài Gòn 'sát' công tử: Sống làm vợ khắp người ta (kỳ 3)
Cập nhật lúc :5:01 A M, 23/05/2011
 "Sống làm vợ khắp người ta; hại thay thác xuống làm ma không chồng...”, thầy tướng Vị Kính Trang, một trong số những người đoán mệnh số nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa, đã nói về cuộc đời hồng nhan của cô Ba Trà.
Kỳ 3: Sống làm vợ khắp người ta…
Phần lớn các công tử, giới ăn chơi tới “tổ quỷ” của Yvette Trà, dù không được gần cô, vẫn khoe rằng "đã ngủ với Huê khôi Nam kỳ", để tỏ ra mình là kẻ ăn chơi sành điệu.
Vào đời ở tuổi 14
Ở tuổi 14, cô Ba Tra đẹp như một đóa hàm tiếu, đã bị má ruột vội vã đem gả cho một quan ba người Pháp tuổi trên 30. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân đầu đời ép uổng đã sớm tàn nhanh khi anh quan ba mãn hạn về Pháp ngay năm sau, không đoái hoài gì đến Trà nữa. Vậy là ở tuổi 15, Trà trải qua "một đời chồng".
 
Con tem có in hình người đẹp Nam Bộ mà một số nhà sưu tập cho là hình của hoa hậu Sài Gòn xưa: cô Ba Trà hoặc cô Ba xà bông.
 
Trở về ở lại với má, Trà tiếp tục bán hàng rong trên chuyến xe lửa Sài Gòn đi Phan Thi ết và sau đó gặp Toàn - con trai tỷ phú đất Phan Rang. Lúc đó, Toàn tình cờ gặp Trà đang bươn bả ngoài phố đã ngẩn ngơ trước sắc đẹp của cô hoa khôi tương lai nên nhiều lần viết thơ tỏ tình nhờ người đưa tới. Và rồi, vì quá si mê Trà nên chỉ trong vòng đôi tuần sau cuộc gặp lần đầu, Toàn đã cùng ba má đem lễ vào Sài Gòn làm đám cưới và thế là Trà lại sang ngang một lần nữa ở tuổi trăng rằm. Nhưng cũng chỉ được 2 năm, Toàn bắt đầu bồ bịch lăng nhăng, Trà đã bỏ đi vì can chồng không được.
Chua xót vì cuộc tình tan vỡ với Toàn, Trà đã kết thân với bác sĩ Trần Ngọc Án và trở thành phu nhân của ông khi bước sang tuổi 18. Song, vì sai lầm giao cô hoa khôi vào cửa ăn chơi của dì Tư Ăng-lê, mà vị bác sĩ này mất vợ.
Sau ngày chia tay với Án, Trà sống tự do phóng khoáng, không ràng buộc dưới một mái ấm nào cả; trở thành người sành điệu, giao du rộng rãi với giới phong lưu ở Sài Gòn, những tay ăn chơi vượt rào từ Lục tỉnh…; và ngày càng lấn sâu vào chiếu đỏ - đen. Yvette Trà cũng bổ sung thêm vào bộ sưu tập ông chồng thứ 4 là một nhà triệu phú trẻ tuổi làm "trung gian thương mãi" ở Chợ Lớn…
Chủ “tổ quỷ” hành lạc nhứt dạ đế vương
Trong lịch sử ăn chơi Đông Tây kim cổ nước ta, chưa có người nào có thể so sánh với cuộc đời cô Ba Trà. Trong khi sở phí Đông Pháp lữ quán càng cao, nợ nần càng nhiều, cô Ba Trà muốn giải nghệ thì chính là lúc các công tử Ba Qui, cậu Tư Phước George mê cô và một nhà triệu phú trẻ tuổi khác làm "trung gian thương mãi" họ Lương đã bỏ tiền ra để cô trả nợ, rồi thuê riêng một căn phố lầu sang trọng định xây tổ uyên ương, ăn đời ở kiếp với cô - được đặt tên Nguyệt Tiên Cung - là cái “tổ quỷ" hành lạc nhứt dạ đế vương của bọn công tử, nhà giàu tới ve vuốt Trà.
Không có điều lệ thành văn, nhưng lâu ngày thành thói quen nhứt định, khách hào hoa muốn vô Nguyệt Tiên Cung phải nạp 1000 đồng lệ phí, gọi là "đi lễ".  Số tiền ấy phải gồm 10 tờ giấy xăng bộ lư (giấy 100 đồng có in hình bộ lư), đựng trong bao thơ, đặt trên một cái mâm do một cô xẩm bưng lên lầu để "xin ra mắt cô Ba".
Sau khi được tiếp đãi, nghe xẩm, ăn uống, nếu may mắn, khách được ôm ấp người đẹp Yvette Trà trong một phòng ngủ sang trọng như nữ hoàng. Rồi, vì tiếng đồn Nguyệt Tiên Cung, nhiều ông nhà giàu trọng tuổi, còn hảo ngọt, từ Hậu Giang, đã bán mấy ghe chài lúa, lên Sài Gòn ăn chơi huy hoắc với cô chỉ hơn một tháng mà lúc trở về còn tay không.

Phong tình là vậy, Trà không thể nhớ nổi mình đã ban bố tình cảm và ngủ với bao nhiêu người đàn ông. Thế nhưng, sau này, khi kể cho một vị có tiếng trong làng văn Sài Gòn nghe, cô Ba Trà đã tự bạch: "Tôi gặp không biết bao nhiêu (người đàn ông) mà đếm, nhưng anh Toàn, tôi còn nhớ mãi không quên".
Với cô Ba Trà , đó là mối tình đầu đúng nghĩa!
 
Ly kỳ Hoa khôi Sài Gòn 'sát' công tử: Bài bạc đỏ đen… tàn tạ (kỳ cuối)
 Vướng vào con đường cờ bạc, cô Ba Trà thường lui tới các sòng bài ăn thua lớn như sòng bài của thầy Sáu Ngọ ở Chợ Lón, thầy Sáu Nhiều, thầy Bảy Phương ở đường Caribelli…

Kỳ cuối: Bài bạc đỏ đen… tàn tạ
Từ thời điểm bác sĩ Trần Ngọc Án gửi gắm Trà cho dì Tư Ăng-lê coi sóc, Hoa khôi Sài Gòn bắt đầu bị lây và ngày càng lậm sâu hơn vào "vòng đổ bác".
Từ chủ sòng…
Giã từ Đông Pháp lữ quán, Cô Ba Trà được “quái nhơn” tung tiền, bỏ vốn cho xây động Nguyệt tiên - không chỉ được mệnh danh là tổ quỷ hành lạc nhứt dạ đế vương, mà còn là điểm bài bạc đỏ đen của chính cô với giới công tử, nhà giàu khắp Sài Gòn, Lục tỉnh.
Vương Hồng Sển đã viết trong cuốn Sài Gòn tả pí lù: “Ở Nguyệt tiên cung còn có phòng đánh bạc, chơi các thứ bài ăn thua lớn và con bạc thường không thiếu những người có máu mặt trên thương trường, cũng không loại trừ những công chức người Việt lẫn người Pháp giấu tên, cần bảo mật, nên những nơi ra vào đều đặt tín hiệu báo động để tránh bị bố ráp, lục xét bất ngờ”.
 
Lại nói thời kỳ ở Nguyệt Tiên Cung, vừa được đức ông chồng Lương mái chính cung phụng, vừa là người tình của các công tử phong lưu như cậu Tư Phước George , cậu Ba Qui, cậu Bích, Trà sống trong “đống tiền”, nhan sắc thêm phần lộng lẫy và cũng điên loạn mê mệt cờ bạc. Mỗi ngày cô mặc một bộ đồ khác nhau, ngây thơ như nữ sinh trong trắng, con nhà lành.  Có lúc cô lăng xê mốt mặc quần và áo dài cùng một loại hàng mỏng, thứ đắt tiền, cùng màu. Trên cổ cô choàng một khăn voan lụa, ngồi xe du lịch mui trần và thường xuyên lui tới các sòng bài ăn thua lớn như sòng bài của thầy Sáu Ngọ ở Chợ Lón, thầy Sáu Nhiều, thầy Bảy Phương ở đường Caribelli…
… Đến con nợ
Chỉ một thời gian tấp nập khách phong lưu, Nguyệt Tiên Cung bắt đầu vắng khách vì ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế đến Nam Kỳ mạnh mẽ nhứt vào năm 1932. Chỉ trừ một số ít công tử còn phong độ, hầu hết các nhà giàu đều sa cơ. Cậu Tư Phước George đã lập gánh hát Huỳnh Kỳ để làm người tình của các cô đào kiều diễm, lưu diễn khắp miền Lục tỉnh. Cậu Ba Qui, sau một thời gian theo Trà, cũng chán, tìm các cô gái nửa chợ nửa quê nhưng có thân hình rắn chắc để bắt bồ. Lương mái chính, sau khi phát hiện tổ uyên ương Nguyệt tiên là chỗ hành lạc của bọn công tử, nhà giàu, chứ nào phải của mình, đã tạm biệt cô Ba Trà ra đi…
Nợ ngập đầu lại không còn “mạnh thường quân” và cũng chẳng ai cho vay tiền, Yvette Trà chợt nhớ tới chị bạn có chồng ở Xiêm - nghĩ là cứu tinh nên quyết qua đó trốn nợ. Nhưng nào ngờ, rủi ro về giấy tờ, Trà bị bắt; song may mắn gặp ông Đỗ H. giúp đỡ, giai nhân lộn về Sài Gòn - đến khách sạn Hôtel des Nations thuê phòng lánh mặt. Cô sợ người ra vào khách sạn, sợ bị dòm ngó, phát hiện, hễ cơm nước xong lúc nào là rút về phòng nằm giấu kỹ tông tích đến đấy.
Lúng túng cùng đường, bỗng bất ngờ nhận được bao thơ đựng tiền dày cộm do một người không quen biết tên Lâm K ỳ Xuyên gửi biếu, gọi là chút lễ "ra mắt" hoa khôi. Thế là, một lần nữa, sắc đẹp của Trà có ma lực vô hình lôi cuốn thêm một "trái tim tỉ phú". Về sau chả hiểu giữa hai người đậm đà thắm thiết ra sao, chứ thời gian đầu, Lâm tự nguyện làm người tình không chăn gối để phụng hiến cho Trà những món tiền kếch xù ngay khi chưa cầm được bàn tay hoặc nói một lời âu yếm, vợ chồng. Nhờ đó, cô hoa khôi đương hồi xuống dốc đã có đủ sức trang trải nợ cũ, vực dậy Nguyệt tiên cung đang cơn hấp hối và đường đường quay lại những sòng bài hạng nhứt Sài Gòn. Có bữa, cô đánh thua to ở chiếu bạc mở trong nhà của chủ tiệm vàng Năm Hy trên đường Bonard (nay là đường Lê L ợi), cô không trực tiếp mà sai em út gọi điện thoại đến ngân hàng Cần Thơ cho Lâm K ỳ Xuyên để Lâm chi gấp... 5.000 đồng (tức hơn 80 cây vàng lúc ấy).
Tiền đều đều tuôn đầy túi như triều cường, song cũng ra khỏi tầm tay Trà nhanh hơn nước rút. Cô Ba lại lâm cảnh trắng và tự thân lặn lội xuống Cần Thơ hỏi Lâm K ỳ Xuyên giúp 40.000 đồng (trị giá thời bấy giờ hơn 660 cây vàng). Vừa cất tiền xong, bỗng thấy Bạch công tử Georges Phước xuất hiện, Trà và Georges Phước sà vào lòng nhau, âu yếm, tình tứ... Rồi tình cờ, Kỳ Xuyên thêm lần nhìn thấy Trà cùng vua cờ bạc Sáu Ngọ tung tăng trên phố, chua chát biết mình chỉ là người đứng bên lề "tình sử" của Trà, đã về Cần Thơ biền biệt..
Cứ thế, "tình - tiền - đỏ đen" đeo bám, dệt nên đoạn kết tàn tạ của hoa khôi Ba Trà. Năm 1936, người ta bắt gặp Trà làm công ở một tiệm tồi tàn trong Chợ Lớn. Cô đã già, tròm trèm 60 tuổi, mặt mày tiều tuỵ, nhưng sống mũi vẫn còn thanh tú, mắt vẫn còn đen láy và loang loáng ánh gương..
 
( H-TN )
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 19/Jun/2011 lúc 10:42pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2011 lúc 12:17am
  

TRONG BÀI KHÔNG HIỆN HÌNH ẢNH 
MỜI VÀO LINK SAU XEM RÕ HÌNH ẢNH :

http://maivantran.wordpress.com/2011/09/11/du-hanh-tren-tuy%E1%BA%BFn-tau-x%C6%B0a-go-v%E1%BA%A5p-sai-gon/


***

Du hành trên tuyến tàu xưa Gò Vấp-Sài Gòn

***
 Y Nguyên-Mai Trần

Thàng Cưng, lực lưởng nhanh nhẹn so với số tuổi của nó, khoảng 9, 10 tuổi gì đó mà được lái xe…bò. Mấy thằng bạn đàng em của nó lúc nào củng tìm cách leo xe bò đi với nó cho vui. Gia đình thẳng Cưng củng thuộc loại khá thời đó, nhà gạch có chái, gian gìữa nhà cũng có bàn thờ tỗ tiên khảm xa cừ đặt  sau một bàn gổ đen với sáu cái ghế và luôn luôn một bình trà  đựng trong vỏ trái dừa để giử ấm.

Ba nó không biêt làm nghể chuyên chở bằng xe bò từ lúc nào nhưng người trong xóm gọi ông là chú Tư xe bò – Cụ Phó-một nhân vật được mọi người kính nể trong xóm, cụ vào Nam từ Nam Định, nghe nói cụ đã từng giữ chức ông Phó cho hảng tàu đi đại dương của Pháp Charguer Reunis- không hiểu sao lại gọi ông với một danh từ dí dỏm  ông Tư “pilot” xe bò. Ba thằng Cưng thỉnh thoảng cho nó lái xa bò ở nhửng khúc đường vắng khi xe không chở gì, chú Tư sống bằng nghề chở vật dụng xây nhà vì đồ nặng không tiện dùng xe ba bánh.

Khi rảnh rối thằng Cưng hay rủ bạn đi tắm sông ở cầu Bình Lợi, trong những nhánh sông nhỏ bao quanh là những rặng dừa nước, nhìn ra phiá xa thì thấy sông Saigon. Sông khúc gần cầu Bình Lợi nước chảy xiết, nhiều chổ nước xoáy , thỉnh thoàng có nghe nguời chêt mà người ta gọi là bị ma da kéo. Mấy đám nhỏ thường rủ nhau chơi đá banh ở sân vận động Lê văn Duyệt (giờ không còn nửa) thỉnh thoảng lại lén nhà đi tắm sông luôn, phần đông đứa nào cũng biết lội lại dùng bập dừa để nổi nên cũng khá an toàn. Tắm xong chạy về nhà thì quần khô hết nên gia đình không hay biết.


Figure 1  Tuổi thơ  trong xóm

Figure 2 Xe bò trên đường Lê Lợi cuối thế kỹ 20

Thằng Cưng thỉnh thoàng theo ba nó “lái xe bò ra đến Khăn Đen Suối Đờn -một khu xóm đối diện với trường Vỏ thị Sáu bây gìờ (Lê văn Duyệt củ), thấy xe “lửa” đậu ở ga Xóm Gà cho người lên xuống là nó ước ao một ngày nào đó nó sẻ lái xe lửa, xe bò chậm quá. Thỉnh thoảng nó đưa má nó ra ga Xóm Gà giúp má nó mang trầu-cây nhà lá vườn”  ra chợ Bà Chiểu bán, nhưng thường thì má nó đi xe thổ mộ

Đường làng  15 (đường Lê Quang Định)  lúc bấy gìờ hầu hết chỉ có người đi xe đạp, thỉnh  thoảng có vài chiếc mobylette hay xe nhà binh của Pháp chạy qua,  lẩn tiếng xe thổ mộ lóc cóc trên đường. Khoảng đầu thập niên 50, phưong tiên di chuyển chính là thổ mộ. Xe thỗ mô (xe làm bằng gổ có hai bánh cũng bằng gổ hai  bên thùng xe, thường sơn màu nâu đậm rất thịnh hành ở vùng Bà Điểm, Hóc  Môn, Chợ Cầu, Gó Vấp, Bà Chiểu, chợ Đất Hộ (Đakao) Tân Định ra tận đến Sài Gòn, xe nào  cũng có 4 cái mốc, mổi bên hai cái bên hông xe để người đi treo dép hoặc gồng gánh. Ai đi xe thổ mộ củng phái ngồi xếp bằng, co ro trong thùng xe, xe chật dỉ nhiên chuyện cọ sát với nhau là thường, anh nào còn trai tráng thường phải ngồi phía sau, hoặc ngồi phiá trước đối diện với anh lái xe thổ mộ.

Người đi thường là bạn hàng mang hàng xuống từ Hóc Môn, Bà Điểm, chợ Cầu, trái cây, hoa, rau , trầu cau,  thuốc rê Gò Vấp.

Thằng  Cưng ngoài tắm sông lén, thỉnh thoảng xuống Gó Vấp đi  xem “hát bóng”  ở rạp Lạc Xuân, rạp này bên hông chợ Gò Vấp, thường hát phim củ nên thỉnh thoảng bị đứt  phim, nhưng tiền vé rẻ. Mùa nóng xem phim mà cứ đợi nối phim , thiên hạ thường la ó.  La thì la vậy chớ đi xem vẩn đi vì rẻ cho dân địa phương.

Truóc khi tới quận lỵ Gò Vấp, có ga xóm Thơm (tên địa phương, nhưng cũng gọi là tên ga Gò Vấp). Ga Gò Vấp là một ga nối vì từ ga này đi ra các tỉnh miền Trung, Nha Trang, đi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, dỉ nhiên đi ra Sàigòn (ngừng tại ga xe lửa Mỹ (Mỹ Tho, cũng gọi là ga Sàigòn, bây giờ là công viên 23/9 gần chợ Bến Thành)-rồi từ ga Saigon đi Chợ Lớn Bình Tây hay đi Mỹ Tho.
Tuyến đường Gò Vấp Saigon được đưa vào xử dụng ngày 7/9/1897, lúc đầu chạy bằng nưóc sau bằng điện, từ năm 1913.

Cũng từ sau 1913 các tuyến đường khác được xây dựng từ Gò Vấp đi Hóc Môn, Gò vấp đi Lái Thiêu-Thủ dầu Một. Từ chợ Bình Tây Chợ Lớn đi Phú Nhuận-Dakao-Tân Định

 

Figure 3  Ga Xóm Thơm (Gó Váp Xưa, đầu thế kỷ 20)

Figure 4 Chợ Gò Vấp đầu thế kỹ 20

Figure 5 Chợ Gò Váp cuối thập niên 1950

Tuyến xe di từ Gò Vâp ra Saigon qua Ga Đông Nhì, lúc rạp Đông Nhì (cùng chủ với Đại Đồng Nguyển văn Học và Đai Đồng Cao thắng, Bàn cờ, cũng là chủ rạp Đại Đồng Hà Nội di cư vào Nam, có tài liệu cho biết Đại Đồng Hà Nội là rạp chiếu bóng đầu tiên của người Việt Nam cho người Việt Nam )
Rạp Đông Nhì là rạp bình dân, chiếu toàn phim củ nhưng mới hơn Lạc Xuân, có đặc điếm hát thường trực, lúc nào mua vé vào xem  và xem bao lâu cũng được.

Rời Ga Đông Nhì thì đến ga Xóm Gà , ga này có mái che và xây bằng gạch nằm trưóc tiệm tạp hóa chú Xi . Chú Xi , gia đình ngườì Tàu sang Viet Nam đã lâu nên con cái chú ăn mặc theo kiếu Viêt Nam và các con nói tiếng Nam rành rọt, tiệm chú Xi bán tạp hóa nên cái gì cũng có kể cà nước mào (nước đường nấu lên cho có màu nâu đen dùng để kho thịt hay cá,xin đọc bài viết về Xóm Gà trong Blog http://maivantran.wordpress.com)

Sau khi bỏ khách xuống thì xe điện chạy đến ga Bình Hòa, ga này  nằm đối diện với cây xăng Bình Hòa hiện tại vẩn còn, mổi lần xe lửa chạy là có cây chắn ngang hạ xuống chận lưu thông trên đường Nguyển Văn Học, xe điện tiếp tục chạy qua khu chợ Ngả Tư Bình Hòa, dọc theo đường làng 15-đường Lê quang Định  ra Bà Chiếu.

Trước 1960, nơi đây vẩn còn dấu vết ga Bình hòa trên tuyến đường Gò Vấp-chợ Bến Thành

Chợ Bình Hòa tuy nhõ nay vẩn còn, nhưng mang lại cho Nguyên  biết bao kỹ niệm. Bà Nguyên có một chổ bán trầu cau, rất nổi tiếng trong chợ, chổ bà là chổ duy nhất, mằc dù thỉnh thoảng vẩn có cạnh tranh, ngưới ta gọi bà là “bà Mười bán trầu cau” bà là ngườì rộng lượng và biết cách chìu đải khách hàng, người buôn bán với bà rất trung thành với bà, có chuyện, bà nghỉ thì họ vào tận nhà để mua. Bà quê Hóc Môn, sản phẩm  “mười tám thôn vườn trầu”  nên bà có móc nối mua cau, trầu tươi từ Hóc Môn Bà Điểm,  mua thuốc lá từ Gò Vấp và cau khô từ những tiệm đại lý ở Chợ Lớn đem  vể nhà sàng lọc , sắp xếp rồi đem ra chợ.  Nguyên  thỉnh thoảng đến thăm bà ngoài chợ, bà hay đưa cho Nguyên  đem đồ ăn về nhà và mua bánh trái gần đó cho Nguyên ăn, nhất là những món ăn đặc biệt chỉ có bán hôm đó. Có lần chiếc xe đạp của Nguyên  đậu gần bà mà cũng bị mất cắp-Chiếc xe đạp với “ghi đông” cao đầu tiên của Nguyên!

Lúc chợ tan, những người bạn hàng bán không hết đồ gạ bán cho bà, trái cây đủ loại, cá cua, rau cải, có khi họ đem tới nhà để đổi trầu cau! Nhà Nguyên vì thế củng ăn thêm món cua luộc hẩu như 2, 3 lần  một  tuần.

Bà Nguyên hay nuông chiều cháu trai đầu lòng, nên nếu Nguyên bị ba má rầy la thì bà can ngăn, nhưng Nguyên cũng sợ bà vì bà đánh đau lắm.

Bà Nguyên cả đời hy sinh, trong hoàn cảnh luân lý đạo đức khắc nghiệt ngày xưa,  bà ở một mình không tái giá mà chẳng có bồ bịt  gì từ  năm 21-22  tuổi cho đến lúc mất  đi đươc 88 tuổi . Niềm an ủi của bà là ba Nguyên và cô Côi-cô có tên Côi vì khi ông Nội Nguyên chết thì cô còn nằm trong bụng mẹ, cô  Côi người có đầu óc phóng khoáng, mạo hiểm rồi cũng sang ở luôn bên Pháp năm 1954. Bà mất trong hoàn cảnh cơ cực của gia đình sau cuộc đổi đời 75  không thấy lại Nguyên cũng như cô Nguyên.  Một nén hương lòng và sự khâm phục vô bờ của một người cháu ở phương xa

Từ Ngà tư Bình Hòa, nếu ta đi trên đường Nơ trang Long (Nguyển văn Học) hướng về Thủ Đức và Bình Dương sẻ phải qua ngả Năm Bình Hoà nơi đây đả xày ra cuộc oanh tạc khốc liệt của máy bay trực thăng năm Mậu Thân 68,   Ngả năm là giao điểm của hai đường Nơ Trang Long và Phan văn Trị và một đường đi vào xóm Lò Vôi thẳng ra luôn tới rạch nước mà bây gìờ gọi là rạch Bến Bôi.  Từ Ngả Năm đưòng Nơ Trang Long đi thẳng qua câu Băng Ky đến Cầu Bình Lợi.

Đường Nguyễn Văn Học đoạn gần cầu Bình Lợi trước 75 có hảng Vissan-Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản-” sản xuất sản phẩm gia súc theo đường lối dây chuyền và xưởng kỷ nghệ mền len Sakymen (Sài-gòn Kỹ nghệ Mền Len). Từ Nguyền văn Học quẹo trái vê Phan Văn Trị hướng Gò Vấp có công ty lớn may dệt Vinatexco.

Đường Phan văn Trị có hai ngôi chùa với đồng mả bao quanh, chùa Thập Phước (Tập Phước) và chùa Bảo An. Hai chùa này cổ này gìờ vẩn còn tuy nhiên đồng mả bao quanh không còn nửa và đất chùa bị thu hẹp rất nhiều. Ngày xưa, ban đêm ít ai đến vùng này vì nghe tiếng nhiều ma.  Má tôi kể lại chuỵện ngay cả ban trưa, chú tiểu thường thấy bóng người  đưa võng cho mình ngủ mà chùa thì vắng lặng chỉ có một mình.

Figure 6 Xe hơi sắp sang Cầu Bình Lợi.

Đường Nơ trang Long (Nguyển văn Học củ)  đi về hướng  trường Vẻ, sau này lại đổi nhiều tên khác như Mỹ nghệ thực hành, Cao Đẳng Mỷ Nghệ rồi sau 75 là trường cao đẳng Mỹ Thuật nằm ngay cuối đường Nơ trang long-trên đường Phan Đăng Lưu (Bạch Đằng). Đường Nguyển văn Học đầu này này có hàng điệp, phượng vỉ xen lẩn với me. Mùa hè đoạn đường rất đẹp vì Điệp, Phượng nở đỏ.

Trên đường này có sân vận động Lê Văn Duyệt (không còn nữa, tiếc thay!) kế đó khu vực nhà thương Nguyển Văn Học,  trước 75, khu bịnh viện được xây dựng lại với Viện Ung Thư và bịnh viện Nguyển Văn Học Gia Định. Khoảng năm 64, khu đất kế bên được người Mỹ giúp xây theo mô hình hiện đại làm trung tâm thực tập Y khoa cho Đại học Y khoa Sàigòn, trang bị máy móc tối tân để dạy và trị bệnh, sau đổi thành bệnh viện Gia Định-sau 75 có tên là bệnh viện Nhân dân Gia Định. Viện Ung Thư là cơ quan y tế  chuyên về ung thư cho cả nước. Viện Ung Thư nay gọi là Viện Ung Bướu đang trong tình trạng quá tải, nên người dân nói vào cửa trước, ra cửa sau thẳng vào nhà Xác. Thật sự phía sau các bệnh viên này là nhà Xác chung.

Gần sân Vận Động Lê Văn Duyệt, thì có rạp chiếu phim Đại Đồng

Figure 7  Rap Đai Đồng không còn chiếu phim nữa, bây giờ là nhà in

Cạnh  rạp Đại Đồng có cả một khu hồ bơi, rất nổi tiếng thời này, có nhiều hồ bơi kích thước khác nhau cho đủ mọi hạng người và cả các quán ăn nhỏ. Khu này đúng ra là một địa điểm giải trí  Khi xưa- hơn cả hồ tắm Chi Lăng, nếu ai còn nhớ.

Figure 8  Khu bơi lội vẩn còn-nhưng đầy nhà cửa

Figure 9 Đai Đồng đường Cao Thắng

Đầu đường Lê Quang Định đối diện với chợ Bà Chiểu, ở góc đường  trường Nam Tỉnh lỵ, có lúc  tên là trường Trương Tấn Bửu, những ngày đầu mới khai sinh trường nử sinh Lê Văn Duyệt tá túc ở trường này và trường Hồ Ngọc Cẩn trước khi chuyển đến vị trí hôm nay-trên đường Đinh tiên Hoàng (trước 1975 là Lê văn Duyệt) với cái tên xa lạ Vỏ Thị Sáu.

Figure 10 Trường trung học Hồ Ngọc Cẩn, sau 75 trường tiểu học Nguyển Đình Chiểu

Xe lửa chạy dọc Lê Quang Định ra Bà Chiểu rồi ngừng cho khách lên xuống, tấp nập. Kẻ đi Đât hộ (Dakao), Saigon , người xuống chợ Bà Chiểu, đi thăm Lăng Ông, đi  xin xâm vì tin rằng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt  hiển linh.

Figure 11 Ga Bà Chiểu năm 1913

Cuối Lê Quang Định, đối diện chợ Bà Chiểu quẹo trái  đi vào đường Hàng Xanh (sau là Bạch Đằng) để đi Thị Nghè hoặc Cầu Sơn Bình Qưới. Nếu đi thẳng là đường Bùi Hửu Nghỉa (xưa là đường Nhà Thờ (Rue de L’Eglise))

Figure 12 Xe điện chạy dọc theo đường Bùi Hửu Nghỉa Gia Định

Rời ga Bà Chiểu xe lửa chạy dọc hông chợ theo đường Bùi Hửu Nghỉa (l’Eglise) , qua khu nhà thờ BàChiểu qua cầu Sắt tới Đất hộ (Đa kao) thuộc quận nhất.

Figure 13 Toà Bố-Toà Tham Biện- Gia Định khoảng đầu thế kỷ 20 sau Toà Hành Chánh Gia Định

Cuối đường Lê Quang Định quẹo phải đi đến Toà Bố (Uỷ ban ND Quận Bình Thạnh bây giờ) , đối diện với tòa bố là  cửa sau Lăng Tả Quân Lê văn Duyệt, kế đó là chợ Bà Chiểu.  Đường  Chi L ăng (bây giờ là Phan đăng Lưu) đi ngang trường vẻ  (Mỹ Nghệ Thực Hành) đi về hướng Phú Nhuận ngày xưa gọi là đường hàng Keo vì đường này có trồng hàng cây keo và cũng nổi tiêng vì bót công an Hàng keo và trường trung học tư thục Đạt Đức.

Đường Bạch Đằng có tên là Hàng Xanh đi ra hướng Thị Nghè, Cầu Sơn. khúc Cầu Sơn, Bình Qưới xưa là đồng ruộng it ngưới ở chỉ có hảng sắt  kỹ nghệ  của ông Vỏ Hồng Nho (một thời bầu gánh cải lương Trăng Mùa Thu với cô đào chánh Bích Sơn, em cô Bích Thuận) thông ra đến sông Sài gòn. Bây giờ mùa mưa, vùng Thanh Đa, Cầu Sơn, Bình quới thường bị ngập là chuyện khó tránh, vì nước không có chổ thoát.

Trên đường Bạch Đằng có rạp chiếu bóng Cao Đồng Hưng, rạp này sinh sau đẻ muộn so với rạp Huỳnh Long trên đường Châu Văn Tiếp (nay Vủ Tùng) , gần  cửa chính của Lăng Ông. Rạp Cao Đổng Hưng trang bị toàn ghế bằng sắt có lổ nhỏ, phía sau gần cửa vào thì có cả vài hàng ghếcây,  học trò Hồ ngọc Cẩn rất  “thân quen” với rạp này,đói với Nguyên kỹ niệm là rệp cắn, vì lần ấy rạp CĐH được biến đổi để hát cải lương, vì cô tôi quen với bầu đoàn Thủ Đô nên được mời ngồi hang ghế đầu, suốt buổi em gái tôi cứ cựa quậy , ngồi không yên, một số  người ngối gần có vẻ không vui, tôi hỏi em thì em nói tại rệp cắn,  vì em mặc “jupe” , em còn nhỏ nên chả biết gì về cải lương nên cứ ngọ ngậy bắt rệp, rồi tôi cũng thấy rệp cắn, thế là anh em tôi xin phép ra về sớm. Lý do cũng dể hiểu vì, không ai ngồi hàng ghế đầu khi xem phim, thế là rệp tha hồ làm ổ, chổ nào đánh hơi có thịt người là …làm luôn.

Figure 14 Rạp Cao Đồng Hưng bây giờ là tiệm sách.

Lăng Ông


Figure 15 Lăng Ông 1954,  bên phải trước cổng là cây thốt nốt

Cửa chính vào lăng nằm trên đường Chu Văn Tiếp (nay Vũ Tùng) với đặc điểm có trổng hàng cây thốt nốt

Figure 16 Lăng Tả Quân 1970

Figure 17  Mộ Tả quân Lê Văn Duyệt và Phu Nhân Đổ Thị Phần

Figure 18  Lăng Ông Tết Tân Mão 2011

 

Đi xa hơn cổng lăng về hướng chợ Bà chiểu thì sẻ thấy rạp Huỳnh Long, Đây là một rạp hát bình dân, hay chiếu phim Việt Nam và Ấn Độ. Rạp này lúc chiếu phim Tề Thiên Đại Thánh họ cho đốt nhang ở một góc trước màn chiếu có lẻ vì trong phim có xuất hiện phật bà Quan Âm và Đường Tam Tạng.

Nếu các bạn muốn biết vế Lăng Tả Quân xin vui long xem video

http://www.youtube.com/watch?v=fhMzSpmqf98&feature=mfu_in_order&list=UL

Phía Lăng Ông hướng về Đakao, trước khi đến Cầu Bông có một khu vực có cái tên rầt huyền hoặc “Khăn đen Suối đòn”

Đây là khu xóm ngày xưa đối diện với trường Lê văn Duyệt. Khu xóm này kéo dài đến gần Cầu Bông , chiều ngang từ ranh giới đường Lê  Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng) đến đường Bùi Hửu Nghỉa. Cả khu này và khu trường Lê Văn Duyêt nằm trong khu đất ruộng nên có nhiều cầu ván để đi, chính trường Lê Văn Duyệt cũng nằm trên khu dất bồi để giảm  thiểu chuyện ngập nước thhường xảy ra trong mùa mưa và do thuỷ triều của rạch Thị Nghè- mà người địa phương vẩn gọi là sông Cầu Bông. Người xưa cho biết nơi đây là nơi buôn bán loại khăn đen làm ở Suối Đờn, tên một khu du lịch nồi tiếng thời trước 1945 ở Thủ Dầu Một (Bình Dương). Loại Khăn Đen Suới Đờn này được dân Nam ưa chuộng, họ đến đại lý  ở đây mua hàng, lâu dần truyền khẩu thành khu Khăn Đen Suối Đòn, chớ không có điển tích gì đặc biệt cà.

 

Figure 19 Trường nử trung học Lê Văn Duyệt 2011

Trường Lê Văn Duyệt lúc mới xây xong giống nằm trên một hòn đảo vì  hầu như xung quanh trướng là ruộng nước.  Một hai năm đầu trường chưa cất phải tá túc với trường Nam Tỉnh lỵ (rồi Trương Tấn Bửu) và Hồ Ngọc Cẩn.

Tên Cầu Bông bắc ngang rạch Thị Nghè, nhưng đối với dân xưa ai cũng gọi là sông Cầu Bông không biết do đâu mà có, nhưng có thể ngày xa xưa người ta tụ tập ở bến sông buôn bán  bông?  Ai là người Saìgòn  xưa có lẻ còn nhớ bài này,  nhại theo bài Trăng Rụng Xuống Cầu, một thời nổi tiếng với đôi danh ca  cũng là cặp vợ chồng ngoài đời Ngọc Cẩm-Nguyển Hửu Thiết

“Ai đang đi trên cầu Bông,

Té xuống song ướt cái quần ni lông

Vô  đây  em dù trời khuya anh vẩn đưa em về “

Cho tới bây gìờ không ai biết xuất xứ của nó và vì sao. chỉ có điều nặng mùi Nam rặt, bình dân giáo dục nhưng hậu ý tốt.

Qua khỏi cầu Bông là vào quận Nhất khu Đakao

Đất Hộ-Đa kao

Đa Kao còn gọi là Đất Hộ, thuộc quận nhất Sàigòn, Đakao có rất nhiều trường tư thục nổi tiếng như Huỳnh Khuơng Ninh (Đường Huỳnh Khương Ninh) giờ vẩn còn, Huỳnh thị Ngà (đường Trần Nhật Duật), Les Lauriers sau đổi tên Tân Thịnh (đường Đinh Công Tráng), Văn Hiến, Việt Nam Học Đường (đường Đặng Tất) , trên đường Phạm Đăng Hưng bây giờ là Mai Thị Lựu ngày xưa có trường chuyên dạy Anh Ngữ Trần Gia Độ, có lẽ mở cùng thời với trường dạy Anh Văn Ziên Hồng của hai anh em Lê Bá Kông Lê Bá Khanh ở đường Kỳ Đồng

Xuống dốc  cầu Bông trước khi đến Trần quang Khải có tiệm thịt quay, heo, gà vịt vẩn còn mở đến ngày nay, nhìn  xuống sông khoảng thập niên 50s có trại cưa Trần Pháp. Quẹo phải vào đường Trần Quang Khải , phía bên trái có đình thờ với hình ông cọp trên tường và cây da bên trong sân, đối diện xéo một chút là bót TQK và đường hẽm đi vô xóm Vạn Chài, phía ngoài đầu hẽm có trường tư thục Văn Hiến (hiệu trường là Phan Ngô). Kế đó là rạp Văn Hoa và tiệm cà phê Văn Hoa rất thanh lịch kế bên. Râp Văn Hoa sang trọng, có máy lạnh và hệ thống âm thanh tối tân, màn ảnh lớn nhưng gía rẻ hơn Eden hay Rex.

TQK quẹo  vào Nguyển huy Tự là chơ Dakao , gần chợ có con đường nhỏ Trương Hán Siêu nơi đây có đền thờ của cụ Phan Chu Trinh, đi thẳng PCT băng qua Đinh Tiên Hoàng thì gặp bánh cuốn Tây Hồ , thực sự không có gì đặc biệt  mhưng gía bình dân, nơi đây có bán dầu cà cuống.

Nối dài Nguyễn Huy Tự là Phạm đang Hưng bây giờ là Mạc thị Lựu, trên đường này có một chùa cổ, chùa Đakao hay là chùa Ngọc hoàng http://vnexplore.net/destination/253

Figure 20 Chùa Đakao -Ngọc Hoàng Xưa

Figure 21 Chùa Ngọc Hoàng 2011

 

Nguyển Huy Tự quẹo trái sẻ vào đường Bùi Hửu Nghỉa qua cầu Sắt về Bà Chiểu. Quẹo phải sẻ gặp đường Nguyển văn Giai băng qua Đinh Tiên Hoàng, gần cuối Nguyển văn Giai là trường Huỳnh Khương Ninh cuối Nguyển Văn Giai là Phan Liêm, chạy dọc theo Nghỉa Địa Mạc Đỉnh Chi (bây gìờ là công viên Lê Văn Tám)

Đoạn Đ T Hoàng giới hạn bởi Phan Đình Phùng (Nguyển Đình Chiểu) và Phan Thanh Giản  (điện Biên Phủ) có nhà ăn Pháp rất nổi tiếng như Chez Albert, La Cigale và hai quán café nổi tiếng Hân và Duyên Anh

Casino Đakao

Figure 22 Casino Dakao

Figure 23
Casino Saigon  không cón nửa : bây giờ chỉ là tiệm bán buôn

Chè Hiển Khánh

Trưoc 75, nêu ai có đen vùng này nhất là đám sinh viên, học sinh lớn ngày xưa chắc đã đến thăm thường Thạch chè Hiển Khánh, tiệm này nằm sát Casino Đakao, chuyên bán thạch sợi nhỏ trắng với đá bào,chè đậu xanh nấu đặc , chè thạch đựng trong chén nhỏ, nên đôi khi phải gọi chè thạch mới đả. bánh xu xuê, bánh gai. Mùa nóng đi đâu về ghé đây là tuyệt, chủ người Nam trung niên lịch sự với khàch (đả lâu rồi không nhớ tên được.) Sau 75 có tiệm chè thạch Hiển Khánh ra mắt bà con -goị là Thạch chè nhưng nơi đây bán đủ bánh chè và cũng không phải là chủ xưa.

Qua khỏi Casino Đakao về phía đường Hiền Vương (bây giờ  Vỏ thị Sáu) rồi quẹo phải vào Nguyển phi Khanh, nơi đây có một quán cơm tấm bì chả nổi tiếng sau có tiêm bán bún than Như Ý, đặc biệt có dầu cà cuống.  Chỉ cần nhỏ môt hai giọt tinh dầu cũng đủ hương vị  Mùi cà cuống khá mạnh nên không được thông dụng.  Cà cuống là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7-8 cm, có con lên đến 10-12 cm.

Khi còn non cà cuống giống như con gián, mình dài khoảng 7-8cm, rộng 3cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.

Cà cuống có một bộ máy tiêu hóa dài khoảng 45cm, gồm có một ống đầu trên nhỏ là cuống họng, đầu dưới phình to chứa một thứ nước có mùi hôi. Sát ngay bầu chứa nước nầy là hai ngòi nhọn mà con cà cuống có thể thò ra thụt vào được. Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Nhưng chỉ có con đực mới có tuyến này phát triển.

Tinh dầu cà cuống nhẹ hơn nước, cho thoảng ra một mùi đặc biệt gần giống như mùi quế.

(theo Wikipedia)

Figure 24 Nguồn : Wikipedia

Nếu ai muốn thử đến tiệm bánh cuốn Tây Hồ trên góc đường Đinh Tiên Hoàng-Huỳnh Khương Ninh. Bánh cuốn nơì đây được làm tại chổ nên đông khách. Quán Tây Hồ có từ lâu, trước ở trong khuôn viên đền thờ cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh, nên người Đa Kao gọi là Bánh cuốn Tây Hồ.

Củng đặt tên như vậy, tiệm mì nổi tiếng Cây Nhản, lấy tên cây nhản được trồng trong sân rộng dùng làm tiệm mì đối diện với khu trường tiều học Đakao.

Phía đầu đuờng Hiền Vương trước khi đến ngh ía trang Mạc Đỉnh Chi (nay Công Viên Lê Văn Tám) Đa kao có đền đức thánh Trần.  Những dịp Tết hay giổ ông ngươì ta đổ xô vào lê,  gây trở ngại lưu thông trên đường huyết  mạch dẩn vào Ngả Sáu -Công Trường Dân Chủ- Theo các nhà kh ảo cổ, Công Trường Dân Chủ là vùng Mả Ngụy- Mồ chôn tập thể của những người theo Lê Văn Khôi 1833-1835 (ref  http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A3_ng%E1%BB%A5y).

Figure 25  Đền đức thánh Trần

  • Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh năm 1231tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nguyên quán ở làng Tức Mặc, ­­­­­­­­huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

Vốn có tài quân sự mà cũng không màng ngôi vua mặc dú được thôi thúc bời  thân sinh Trần Liểu  . Ông giúp các vua Trần ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, Đặc biệt  những lần chống Nguyên – Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên – Mông ra khỏi đất nước.

Sau khi kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 3 thành công. Đất nước thanh bình Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui về sống ở Vạn Kiếp. Ông đã dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc là trung tâm để lập thành phố, bản doanh làm phòng tuyến chiến lược giữ mặt Đông Bắc của  Đại Việt. Ông là một anh hùng đởm lược, được nhân dân trong vùng tôn vinh, qúy mến. Muà thu tháng 8, ngày 20 năm Canh tý, Hưng Long thứ 8, tức ngày 5-9-1300 ông mất. Theo lời dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ. Sau khi ông mất triều đình phong tặng là Thái sư Thượng Phụ quốc công Tiết chế Nhân Võ Hưng Đạo Vương. Nhân dân vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ Ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Dân ta kính trọng vinh danh Ông là Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương lập đền thờ Đức Thánh Trần ở nhiều nơi.

Từ  đến đức thánh Trần , quẹo trái vào đường Phan Tôn bên hông Nghiã Địa Mạc Đỉnh Chi.  Đường Mạc Đỉnh Chi ngày xưa có trạm xe đìện

Figure 26  Xe điện trên đường Mạc Dỉnh Chi , nhìn từ  Nghỉa trang Mạc đỉnh Chi trên đường Phan Thanh Giàn (giờ là Điện biên Phủ)

Hội Việt Mỹ-bây giờ dùng làm trụ sở Mặt trận Tổ quốc

Figure 27 Địa điểm Hội Việt Mỹ xưa, nay Mặt trận Tổ Quốc TPHCM

Trên đường Mạc Đỉnh Chi còn có Hội Việt Mỷ dạy tiếng Anh từ lớp 1 dén lớp 12 để lấy Certificate of Effiency in English. Trụ sở Hội Việt Mỹ bây giờ là Mặt Trận Tổ Quốc thành phố HCM.

Song song với đường Mạc Đỉnh Chi có đường Phùng Khắc Khoan có tư gia tòa Đại Sứ Mỹ. Đây là con đường đẹp với nhiều dinh thự, hai bên đường có hàng me to.

Khu Dakao, trên đường Nguyển Bỉnh Khiêm có Thảo Cầm Viên và hai trường trung học nối tiếng Vỏ Trường Toản (nam) và Trưng Vương (nữ).

Figure 28 Trường Trưng Vương

Figure 29 Trường Vỏ Trường Toản

Trên đường Đinh Công Tráng bây gìờ nổi tiếng môn bánh xèo, trước có trường tư thục Tân Thịnh (trước nửa là Les Lauriers) , tiệm chụp hình nổi tiếng Văn Minh và Duy Hy  (không còn nửa)

Xe điện rời ga Đất Hộ (Đakao) chạy dọc theo đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyển Đình Chiểu)   rồi quẹo vào đường Mạc Đỉnh Chi (rue de Bangkok) ra đường Thống Nhất (Norodom thời Pháp, nay lê duẩn) rôí dọc theo Cường Để , Bến Bạch Đằng (nay tôn đức thắng) rồi quẹo vào Hàm Nghi (de la Somme về chợ Bến Thành.

Ngày xưa dường Phan Đình Phùng nằm cuối khu vực Nguyễn Bỉnh Khiêm ( kho đạn cũ, sau lưng đài phát thanh Quân Đội ) và kéo dài ra đến đường Lý Thái Tổ (nay  Nguyển đình Chiểu)  Sô 3 Phan Đình Phùng là đài phát thanh Sàigòn

Đường Đinh Tiên Hoàng bắt đầu từ đường Hồng Thập Tự (bây gìờ là Nguyển thi Minh Khai + Sô Viết Nghệ Tỉnh) về phiá Đakao có sân  vận động Hoa Lư, về phía đường Thống Nhất (Lê Duẩn) có khu đại học trước là thành lính Pháp rôi thành của Lử Đoàn Phòng Vệ  Phủ Tổng Thống.


Figure 30  Lối vào thành lính Pháp 1873 xây trên thành cổ Gia định (xây 1790) trên đường Cường Để-Đinh Tiên Hoàng

Đường thẳng vào cửa chính là Cường Để (thời Pháp Boulevard Luro, sau 75 là Tôn Đức Thắng, phía trước là đường Norodom -Thống Nhất- sau Lê Duẩn,  Kiến trúc bên trái sau 1963 xây dựng lại thành Đại Học Dược Khoa, bên trái là Văn khoa, phía sau hai kiến trúc này là  Cao Đẵng Nông Lâm Súc có lúc đổi tên là Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp. Nơi đây người ta sẻ tìm thấy sinh họạt chính trị và văn nghệ sôi nổi cúa một thời sinh viên thập niên 60 và đầu thập niên 70, chúng ta sẻ thấy Khánh Ly , Hoàng oanh, Thanh Lan,  Trịnh Công Sơn và các tay lành đạo tổng hội Sinh Viên Saigon.

Figure 31  Đại Học Dược Khoa, Cao Đẵng Nông Lâm Súc

Xe điện chạy dọc theo Cường Đề qua xưởng Ba Son.  xưởng đầu tiên ở Sài Gòn, do Nguyễn Ánh lập ra đề đóng chiến thuyền. Xưởng Ba Son nằm trên ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Sài Gòn và rạch Thị Nghè, có diện tích 26 hecta, có đường ven sông 2000m, trong đó có 6 cầu cảng tổng cộng 750m.Ngày xưa nơi đây vùng sình lầy nước đọng nên thường được dùng làm nơi đậu tàu và sửa chữa tàu. Sau khi chiếm được Sài Gòn – Gia Định, năm 1861 Pháp cho làm ụ tàu trên thủy xưởng đã có, tức là mảnh đất Ba Son bây giờ.
Ngày 28/4/1863, Pháp chính thức thông qua dự án xây dựng thủy xưởng Ba Son tại Sài Gòn trực thuộc Bộ Hải quân Pháp. Năm 1884, Pháp cho đào và xây ụ lớn bằng đá, chi phí gần 8 vạn quan. Nhiều công nhân người Việt, trong đó có thợ máy Tôn Đức Thắng đã làm việc ở đây. (http://thodia.vn/xuong-ba-son-ho-chi-minh.html)

Figure 32  Xưởng Ba son thời Pháp-sau là Hải Quân Công Xưởng thời VNCH

Xe điện sau khi rời đường Cường Để (Luro thời Pháp, nay Tôn Đức Thắng)  đi dọc theo Bến Bạch Đằng, thời Pháp Le Myre de Vilers, nay Tôn Đức Tháng) , Công trường Mê Linh, công trường này thời Pháp khoảng 1910 có tượng của Đô đốc Rigault de Genouilly  và Doudard de L’Agree)  Thờii VNCH có tượng Hai bà Trưng. Đây là địa điểm hẹn hò,  hóng gió mát từ sông Sàigòn của dân trẻ.

Figure 33 Công Trường Mê Linh , thời Pháp Rigault de Genouilly

Figure 34 Công trường Mê Linh khoảng 1910 có tượng của Đô đốc Rigault de Genouilly

Figure 35 tượng Hai bà Trưng thời đệ nhất cộng hòa bị phá xập sau 11/1963

N ếu xuống xe điện trạm Mạc Đỉnh Chi bước ra đường Norodom phía  rạch Thị  Nghè -Thảo Câm Viên th ì gặp Bào Tàng Viện thời Pháp Thuộc nằm trên đường Norodom gần phía đại học dược khoa trước 75

Figure 36

Figure 37 Bào Tàng Viện thới Pháp thuộc nằm trên đường Norodom (nay le duan)

Con đường lịch sử, tráng lệ và quan trọng nhất miến Nam: Thống Nhất, thời Pháp thuộc gọi là Norodom (nay lê duẩn)

Figure 38  Đường  Norodom  khoảng 1876

Ở hai đầu đường này là Dinh Toàn Quyền và Sở Thú-Thảo Cầm Viên

Figure 39  Dinh Toàn Quyền 1882-xây từ 1868 đến 1875 theo kiểu Baroque thời Napoleon I I I

Figure 40  Đường Norodom hậu cảnh là Dinh Toàn quyền và tượng Gambetta -thống đốc Nam Kỳ 1906

Figure 41 Nơi có tượng Gambette bây giớ là Bồn Hoa sau lưng nhà thờ Đức Bà 2011

Figure 42 Dinh Toàn Quyền 1908

Figure 43 Dinh Toàn Quyền 1942

Figure 44 Dinh Toàn Quyền 1945

Figure 45 Dinh Toàn Quyền 1948

Figure 46  Dinh Độc Lập bị dội bom 1962- Bà Nhu (vợ Ngô Đình Nhu) đang quan sát thiệt hại sau cuộc dội bom của Phạm Phú Quốc và Nguyển văn Cử

Figure 47 Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vả chính phủ VNCH xây cất lại 1971

Figure 48 Tấm biển này gắn trên tường của dinh Tổng Thống (nay HT Thống Nhất)

Công Viên Tao Đàn-Vuờn Bồ Rô

Sau lưng dinh Đôc Lập nay là Hội trường Thống Nhất là công viên Tao Đàn, người xưa gọi là vườn ông Thượng hay là vuờn Bồ Rô. Ngày xưa cà dinh và vướn nằm trong khuôn viên dinh Toàn Quyến. Năm 1869 người Pháp cho xây con đường Miss Clavell (đường Huyền Trân Công Chúa)  cong Chua)  tách khu vườn khỏi Dinh. Ba mặt còn lại là rue Ch***eloup-Laubat (trước 75 là Hồng Thập Tự) về  phía bắc, rue Verdun  (Trần Cao Vân) về phía tây, và rue Taberd ( Nguyển Du) về  phía nam.  Người Pháp gọi khu vườn  là “Jardin de la Ville”  hay Jardin Maurice Long (toàn quyền Pháp)

Trong khuôn viên vườn có khu Câu lạc bộ Thể thao (Cercle Sportif Saigonais) năm 1902 gồm sân đá banh (túc cầu hay bóng đá), hồ bơi, và sân quần vợt. Sân đá banh đó lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn đón những đội banh ngoại quốc đến, người viết đả có dịp xem trận đá đèn giũa đội AJS Saigon và đội banh người Áo  (Austria) , lâu quá không còn nhớ đến kết quả nhưng kỹ niệm này vẩn hằng sâu trong tâm tưởng.

Tiện đây cũng nên biết trường trung học đầu tiên được pháp xây dựng gọi là Ch***eloup-Laubat nằm trên đường Ch***eloup Laubat (trước 75 Hồng Thập Tự, sau 75 Nguyển thị minh Khai) sau đổi thành Jean Jacques Rousseau rời Lê Quý Đôn tới ngày nay.

Figure 49 Trường Ch***eloup-Laubat thời Pháp

Figure 50 Trường Lê Quý Đôn năm 2009

Tưởng cũng nên nhắc lại trên đường Phan Đình Phùng (nay Diện Biên Phủ) có trường nữ trung học đầu tiên ở Saigon-trường Gia long được xây cất 1913 , xưa gọi là trường áo tím, vì nử sinh mặc áo dài máu tím đi học.  Trường thay đổi nhiều tên chính thức nhưng người Việt luôn gọi là trường Gia Long

Figure 51 Trường Gia Long đầu thập niên 1920

Figure 52 Trường Nguyển thi minh Khai 2011

Đi về phía Đông Nam (phiá đường Lê Lợi) la 2 hai toà nhà lịch sử quan trọng.  Pháp Đình Saigòn- còn gọi là toà thượng thẩm Saigon nằm trên đường Công Lý (nay Nam Kỳ Khởi Nghỉa)

Figure 53 Pháp Đình Saigòn trên đường Công Lý (nay Nam Kỳ Khởi Nghỉa)

Góc đường Công Lý và Gia long  có dinh Gia long , nơi đây là chổ ở dành cho thượng khách viếng thăm VNCH, trước đó là dinh thự của Thủ Hiến Cochinchina

Figure 54 dinh Gia Long thời Pháp

Figure 55 Trước 75, dinh Gia Long được dùng làm trụ sở Tối Cao Pháp Viện

Thảo Cầm Viên-Sở Thú

Sở Thú nằm trên đường Nguyên Bỉnh Khiêm, cuối đường Thống Nhất (le duan) về phía Đông , đối diện với dinh Toàn Quyến,

Figure 56 Bên trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên có Viện Bảo Tàng Quốc Gia và đền thờ Hùng Vương

Figure 57 Thảo Cầm Viên cạnh rạch Thị Nghè (Arroyo de l’Avalance)

Figure 58 Chuồng Gấu- Sở Thú thời Pháp thuộc 1912

Figure 59 Voi trong sở thú

Figure 60 Đèn Thờ Vua Hùng Vương trong Thảo Cầm Viên thập niên 60

Figure 61 Bảo tàng Viện trong Thảo Cầm Viên thập niên 60

Trên đường -Thống Nhất- lê duẩn về phía dinh Độc Lập (nay Hội trường Thống nhất) có nhà thờ Đức Bà được bắt đầu xây dựng năm 1877 và được khánh thành 1880, nhưng mải đến năm 1895 mới xây thêm hai tháp chuông.

Phía trước nhà thờ Đức Bà người Pháp cho xây tượng đồng Giám Mục Pigneau de Béhaine (Adran) và hoàng tử Cảnh .

Figure 62 Nhà thờ đức Bà

Figure 63  Quang cảnh Nhà thờ đức Bà

Nhà Thờ Đức Bà thập niên 1940- Garage Jean Comte nằm trên đường Norodom sau đối thành Saigon Xe hơi công ty. Ngày nay là tòa nhà  thương mãi Diamond Plaza

Figure 64 Saigòn xe hơi công ty trước 75.

Bên hông nhà thờ là Bưu Điện Saigòn thời Pháp.

Figure 65  Phía trước nhà thờ Đức Bà có Tượng Bá Đa Lộc  (giám mục D’ Adran) và Hoàng tử Cảnh hướng về đường Tự Do (nay Đồng Khởi) được đặt tại đây 1902, bên tay phải giơ bản hiệp ước Versailles 1787, bảo đảm viện trợ của nước Pháp cho vua Gia Long.

(http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/ba-111a-loc/).

Phiá sau nhà thờ Đức bà có bùng binh và tượng Gambetta

Figure 66  Bùng binh và tượng Gambetta trên đường Norodom

Tượng Gambetta trên đường Norodom , mặt quay về phía sau lưng của nhà thờ Đức bà , phía sau lưng của Gambetta là  đường Duy Tân (nay Phạm Ngọc Thạch). Con Đường “trả lại em yêu” Duy Tân cây dài bóng mát của một thời sinh viên thơ mộng, mơ mộng. Nơi đây có hồ Con Rùa, có Viện Đại Học Saìgon, đại học Luật khoa nơi Tô Lai Chánh đả từng làm chủ tịch sinh viên Liên khoa trong biến cố đau buồn của lịch sử Việt Nam 1963

Figure 67 Hồ Con Rùa thời Pháp thuộc đầu thế kỹ 20

Figure 68 Hồ Con Rùa 1968

Figure 69 Hồ con Rùa 2010

Sau khi  ghé thăm con đường lịch sử Norodom-Thống Nhất , chúng ta trở lại trạm xe điện trên đường Mạc Đỉnh Chi để ra chợ Bến Thành,

Xe điện chạy dọc theo Cường  Để ,  dọc theo bến Bạch Đằng(nay T ĐT) quẹo phải vào đường  Hàm Nghi (De La Somme ), chạy ngang trước chợ Bến Thành rồi về ga Saìgòn

Figure 70 Ga Sài Gòn 1881

Figure 71 Đường xe lửa trước  chợ Charner tiền thân của chợ Bến Thành (thập niên 1880) nằm trên đường Nguyển Huệ (Charner)

Figure 72 Bên trong ga Saigon khoảng  thập niên 1910

Figure 73 Đường rầy  xe điện trước chợ Bến Thành  và sở Hỏa Xa Đông Dương


Figure 74 Xe lửa chạy trên đường Hàm Nghi (de La Somme) vào trước chợ Bến Thành rồi quẹo trái vào ga Saigon, bây giờ là khu công viên 23/9

Figure 75 Đường xe điện trước chợ Bến Thành

Figure 76 Dấu tích đường xe điện trên đường Trần Hưng Đạo  thời đệ nhất Cộng Hoà trước 1963  (nhìn về phía chợ Bến Thành )

Figure 77 Từ ga Saigon cũng có tuyến đường chạy đến chợ Phú Nhuận, Chợ Tân Định. Đường rầy xe điện trong ảnh đi cạnh tòa nhà Quốc Hội trước 75, chạy từ đường Nguyển Huệ (Charner) Bonnard )

Figure 78 Xe điện quẹo mặt vào đường Nguyển Huệ từ Bến Bạch Đằng (Tôn Đức Thắng)

Từ ga Saigon còn gọi là ga xe lưả Mỹ ) đi Mỷ Tho) có tuyến đường đi Chợ Lớn –Bình Tây, đi Mỹ Tho

Figure 79 Từ ga Chợ Lớn đi về ga Saigon

Figure 80 Đường rầy xe lửa-lớn nhỏ trên đường Hàm Nghi

Figure 81 Một góc cạnh khác của tuyến đường Hàm Nghi, là tramway (xe điện nhỏ)l chạy quanh từ chợ Saigon dọc Hàm Nghi xuống bến Bạch Đằng qua công trường Mê Linh sau tòa Nhà Quốc Hội  (nhà Hát Thành Phố bây giờ) dọc theo đường Lê Lợi (Bonnard).

Figure 82 Đường rầy ở công trường Mê linh

Figure 83 Chạy ngang nhà hát thành phố

Figure 84  Xe điện chạy từ  đường Lê Lợi  (Bonard) ra chợ Bến Thành khoảng 1901

Xuống ga Saigon đi về đường Lê Lợi, con đường tình sử, con đường xưa em (anh) đi, con đường của những buớc chân chiều chủ nhật và thành ngữ bát phố . Chiếu cuối tuần nào cũng thế là chiều của riêng minh, của học sinh sinh viên, của em hậu phương  anh tiền tuyền , của những tà áo như cánh bướm muôn màu, của những bộ đồng phuc chải chuốt,  của mọi người không phân biệt giai cấp của quán kem Mai Hưong, Bạch Đằng, Pole nord , của nước miá Viển Đông hay chỉ một vòng ngắm cảnh.

Trưóc 75, cơ sở nghĩ từ trưa thứ bảy , chiều nào thiên hạ cũng đổ xô ra đường, mổi người tìm vui trong cái ồn ào náo nhiêt cho riêng mình  Thú vui tùy túi tiền, ngay cả hoà mình vào dòng người bát  phố chỉ cần một cây kem hay môt ly nước mia, kẻ vào nhà hàng Thanh Thế , Kim sơn , Thanh Bạch , kẻ giàu sang có máu mặt vào Continental, Caravelle, kẻ ngắm nhìn mẩu hàng mới trong P***age Eden để ước mơ, để ước gì mua được tặng nàng.

Figure 85 thời Pháp Thuộc, địa điểm nhà hàng Caravelle là khách sạn Terr***e

Figure 86 Nhà Hàng Continental thời Pháp Thuộc 1931

Cũng có những người tìm vui trong sách vở với nhà sách Khai Trí, Vỉnh Bảo  trên đường Lê Lợi , hay nhà sách Xuân Thu đường Tự Do. Nhà sách này chuyên bán những loại sách đặc biệt, sách ngọại quốc , nhà sách có gắn máy lạnh, giá cao, khách lai vảng thường là người ngoại quốc hoặc dân sang, thời Pháp thuộc nơi đây là tiệm thuốc Tây Pharmacie Normal.  Sinh Viên học sinh có chút vốn Anh ngử thì vào thư viện Abraham Lincoln ở góc đường Nguyển Huệ và Lê Lợi vừa thoải đọc sách vì thư viện có gắn máy lạnh.  Vào thời pháp chổ này là hảng vừa bán và sửa xe hiệu Citroen Bannier (1930)

Figure 87 tiệm thuốc Tây Pharmacie Normal (nay nhà sách Xuân Thu đường Tự Do)

Figure 88 Thư viện Abraham Lincoln góc Nguyển Huệ-Lê Lợi, trước đó nhà bán và xửa xe Citroen Bannier

Figure 89 Công Ty Bannier trưng bày xe , gần sát bên là rạp Rex truớc 75 , bây giờ là khu khách sạn Rex

Cùng phía băng qua đường thì có thương xá GMC sau là thương Xá TAX

Figure 90 Thương Xá Tax thời Pháp trước  1948

Figure 91 Thương xá TAX khoảng 1966 với tiệm kem có máy lạnh Pole Nord

Đầu đường Nguyển Huệ (Charner) có dinh Xả Tây-sau 1954 gọi là Tòa Đô Chánh

Figure 92 Dinh Xả Tây khoảng đầu thế kỷ 20.

Figure 93 Dinh Xả Tây 1908

Figure 94 Toà Đô Chánh 1955

Toà Đô Chánh 1955 và ông Trần Văn Hương là vị Đô Trưởng đầu tiên . Cũng nên nhắc lại cụ Trần văn Hương là chính trị gia sanh ở Vỉnh Long nổi tiếng thanh liêm va trong sạch, Trần Văn Hương (19021982) là cựu thủ tướng hai lần (1964–1965 và i 1968–1969), sau đó phó tổng thống (thời tổng thống Nguyển văn Thiệu (1971-1975, và rồi  tổng thống 7 ngày 21/4/75 đến 28/4/75.  Sau 30/4/75 Ông nhất định ở lại Saigon , không chịu xuất ngoại tỵ nạn chính trị và chêt ở Saigon năm 1982.

Figure 95 Tòa Đô Chánh (nay Uỷ Ban Nhân Dân TPHCM) 2011

Từ tòa Đô Chánh nhìn ra bồn nước, bên trái có rạp chiếu bong Eden, bên phải có rạp Rex

Với sành điệu , ký giả người lịch lảm thì vào Givral ở góc đường Lê Lơi Tự Do hoặc Brodard trên đường Tự Do (đồng Khởi) hay La pagoda góc đường Tự Do Lê Thánh Tôn

Figure 96 Brodard thập niên 60

Figure 97  Nay là cà phê Gloria Jeans 2011;

Quán Brodard trước ở Góc đường Tự Do (nay Đồng Khởi) và Nguyển Văn Thinh (nay Mạc Thị Bưởi), sau này dời vào Mạc thị Bưởi không còn giữ được danh tiếng ngày xưa (bánh không ngon như xưa. Địa điểm ở góc đường bây gìờ là Gloria Jeans )

Figure 98 Pharmacie principale Solirene, nay là Givral 2009

Địa điểm Pharmacie principale Solirene  là tiêm thuóc Tây đầu tiên ở Saigon,  về sau là nhà hàng Givral, cùng với nhà hàng khách sạn Continental , hai địa điểm nằm ở góc đường Tự Do và Lê Lợi, nổi tiếng trên thế gìới ví đây là nbửng nơi lai vảng của bao nhiêu danh nhân, ký giả, những nguời lịch lảm khắp nơi ghé bến Saigon, thời ấy được mệnh danh là Hòn Ngọc Viển Đông.

Figure 99 Givral khoảng 2000, nay 2011 đả bị phá hủy để làm trung tâm thương mại

Góc Tự Do –Lam Sơn (Place Garnier) có Khách sạn nổi tiếng Caravelle khánh thành 12/1959, thời Pháp  gọi làTerr***e hotel,  thập niên 1960 thời VNCH nơi đây là toà Đại sứ Úc, Tân Tây Lan và trụ sở của NBC, ABC và CBS hảng truyền hình Mỹ.

Figure 100 Terr***e hotel thời Pháp  nay Caravelle

Figure 101  Khách sạn Caravelle khánh thành 12/1959

Figure 102 Nhà hàng La Pagode góc đường Tự Do Lê Thánh Tôn

Trước mặt Givral là toà nhà hát thành phố thời Pháp xây năm 1900 được VNCH dùng làm Quốc Hội  Hạ Viện nơi đã chứng kiến bao cảnh thăng trấm của một chế độ dân chủ phôi thai

Figure 103 Hạ Viện thời VNCH, thời Pháp Opera de ville

Phía trưóc Hạ Viện (nhà hát thành phố) có một vườn hoa (thời Pháp gọi là Place Francis Garnierm công trường Lam Sơn), thời VNCH có bức tượng đài tưởng niệm Thủy Quân Lục Chiến, nhưng bị phá hủy sau 30/4/75

Figure 104 đài tưởng niệm Thủy Quân Lục Chiến

Đi  qua khỏi vườn hoa, trở lại đường Nguyển Huệ, ngày xưa đường này là kinh đào có  tên là Kinh Lớn chạy từ sông Saigòn đến phía trước cùa dinh Xả Tây

Figure 105 Kinh đào nằm trước Chợ Charner, gọi là Kinh Lớn vận chuyển cung cấp thực phẩm hàng hóa cho Saigon được xây năm 1860

Figure 106 Kinh Lớn phía trước chợ Charner, chạy dài đến trước dinh xã Tây góc trên trái

Figure 107 Năm 1887 Kinh Lớn bị lấp đi thành đường Kinh Lấp, sau đó đổi tên thành đuờng Charner

Figure 108 Chợ Charner vào thập niên 1890

Chợ Charner vào thập niên 1890 có đường xe lửav chạy bằng hơi nước đi qua, địa điểm nằm giữa đường Ngô Đức Kế và Hải Triều (ngày xưa người Quảng Đông buôn bán tập trung ở đây đông)

Figure 109 Quang cảnh chợ Mới-chơ Sài Gòn Bến Thành

Thay thế chợ Charner , người Pháp cho xây dựng chợ Bến Thành từ năm 1912-1914  ở địa điểm ngày nay, xưa là một vùng ao xình lầy được lấp, ảnh trên chụp khoảng thập niên 1920. Phía trước là quảng trường Cuniac (tên ngưới Pháp lo chuyện lấp ao lập chợ) nguời Saigon thường gọi chợ này là chợ Saigon và bùng binh Saigon mặc dù cũng gọi chợ Bến Thành nhưng không gọi bùng binh Bến Thành bao giờ.

Figure 110Chợ Bến Thành 1922

Figure 111 Việt Minh đốt cháy Chợ Bến Thành tháng 3 năm 1950

Figure 112 Chợ Saigon-Bến Thành ngày nay.

Chuyến xe điên chuyên chở ký ức cùa một thời tràn đấy kỹ niệm, tôi không biết Saigon cùa bạn cùa những người đền Saigon dung thân. Saigon đến với tôi như người mẹ rộng lượng dù có biết bao người con đã làm mẹ phiền lòng. Saigon trong trí  nhớ với những con đường với hai hàng sao với những bông sao quay tròn như bong vụ những khi trời trở gió, của những muà hé có tiếng ve kêu trên hàng cây điệp, phượng vĩ nở đỏ.

Saigon mưa nắng hai mùa, mưa như có hẹn đến những buối chiều rồi lại đi , rửa sạch thành phồ cho gió mát thổi về đón mừng Saigon nhộn nhịp về đêm. Thỉnh thoảng có chút  lạnh, sưong sáng những ngày về cuối năm với những đống ung buông khói nhẹ lên mây theo cánh én. Saigon của tôi có đàn én sếp thành hàng bay lúc màn đêm lón lén về thành phố, những chim sẻ ngụp lặn trong vũng nước mưa. Saigon của những bước chân chiều thứ bảy, chủ nhật bát phố ăn kem Lê Lợi, nước mía Viển Đông của những hang quán la liệt trên vỉa hè, trên đường Lê Lợi, Nguyển Huệ, Tự Do, Lê Thánh Tôn. Saigon của nhừng khu nhộn nhịp sinh hoạt  sinh viên như khu Duy Tân, khu đại học Cường Để, cùa những đêm đặc biệt như đêm Kiến trúc với những ước mơ không bao gìờ thành tựu.

Saigon với những địa danh mộc mạc  nhửng xóm bình dân xen lẫn khu của những toà nhà tráng lệ của giai cấp giàu sang ít người gôc Việt,  người Việt  phần đông sống vùng ven như Phú Nhuận, Gia Định, Gò Vàp vào Sài Gòn làm việc.

Xóm tôi mùa hè có đom đóm bay, có những em bé bắt bỏ vào chai cho chiếu sáng, có nhửng xe mì dạo gỏ lóc cóc khi chiêu đến, , có xe đá bào nhận,  có chú ba Tàu “đổ”  xí ngầu bò viên, có bánh ướt tôm khô, bò bía,  có những người đội đầu bán rao  bánh cam bánh vòng, chị bán chè rao trong đêm “ai ăn chè đậu xanh nước dừa đường cát hôn”  hay “ai ăn tàu hủ hôn”…. Saigon sáng sớm với tiếng hát Hoàng Oanh, ban đêm thi văn Tao Đàn của Thi sỉ Đinh Hùng với giọng ngâm Hồ Điêp, Quách Đàm, Hoàng Oanh.  Đêm Saigon có vủ trường, có đại nhạc hội, có nhừng đoàn cái lương, có nhừng con đường ăn uống .

Rôi chiến tranh mang đến cho bao nhiêu đau thưong, xụp đổ của chia ly của những mảnh tình vừa chớm nỡ đả chết đi.

Rồi cuộc đổi đời có trăm người vui có vạn người buồn. Saigon không còn gìới nghiêm, đông đảo nhộn nhịp,  không ánh hỏa châu như xưa nhưng sao cảm thấy xa xôi . Saigón của Nguyên vẩn còn chút gí để nhớ nhưng nhiều chuyện đẻ quên, tìm đâu đôi chút an lành trong công viên, trong vận đông trường, trong khuôn viên đại học trong nụ cười anh màt của môt tà áo bay theo gió heo may. Tất cả hối hà đi tìm …sống.

Những chuyến xe điện đả ngừng hoạt đông khoảng đầu năm 1957, nhưng hình ảnh của nhừng đường rấy,những con đường xưa vần còn trong tâm khảm.  Dầu gì thì Nguyên vẩn được cơ hôi đi về Saigon xưa trong tuyến xe ký ức.  Hồi ký này hy vọng sẽ là bản đồ nhỏ  cho Nguyên và bạn,những ai  đi tìm lại Saigon, một thời được mệnh danh là Hòn Ngọc Viển Đông


Mai Trần . Tháng Tám 2011


http://maivantran.wordpress.com/2011/09/11/du-hanh-tren-tuy%E1%BA%BFn-tau-x%C6%B0a-go-v%E1%BA%A5p-sai-gon/




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Sep/2011 lúc 5:37pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2011 lúc 4:49pm




Notre%20dame%20saigon.jpg
Mặt tiền nhà thờ (năm 2007)


Mặt sau nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.



Nhà thờ
Tên chính Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
Tôn giáo Công giáo Rôma
Chức năng Nhà thờ chính tòa
Quốc gia Việt Nam
Vùng Tổng Giáo phận TP.HCM
Thành phố ************
Địa chỉ Công trường Công xã Paris
Kiến trúc
Thiết kế J. Bourad
Phong cách Kiến trúc Roman
Cao 57 mét (đỉnh thánh giá)



http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_%C4%90%E1%BB%A9c_B%C3%A0_S%C3%A0i_G%C3%B2n


nhà thờ Đức Bà



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2011 lúc 4:59pm


TRƯỜNG GIA LONG






Thành Lập Trường

    Trước thế kỷ thứ 20, nền giáo dục khoa bảng tại Việt Nam ít quan tâm đến việc giáo dục nữ sinh. Vào năm 1908, một số nhà giáo dục và trí thức Việt Nam khởi ý đề nghị và gửi thư yêu cầu chính quyền địa phương thành lập một ngôi trường đa cấp (mẫu giáo, tiểu học và trung học) dành riêng cho nữ sinh.
    Ðơn thỉnh nghị được chấp thuận vào năm 1909 nhưng vì không đủ ngân khoảng nên việc xây cất chỉ được khởi xướng vào năm 1913. Ngôi trường tọa lạc trên một khoảng đất rộng trên đường Legrand de la Liraye, thuộc thành phố Sài Gòn.

Photo%20by%20Doan%20Duc%20MinhKhai Giảng Trường
    Công trình xây cất kéo dài khoảng hai năm. Thống đốc Roume đã cắt băng khánh thành và tuyên bố khai giảng niên học đầu tiên vào năm 1915. Hội Ðồng Quản Trị của trường đã chọn tà áo dài màu tím - tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt Nam - làm đồng phục cho nữ sinh của trường. Kể từ ngày đó, trường được gọi là “Trường Nữ Sinh Áo Tím”.

 Niên Học Ðầu Tiên


    Trường có 42 nữ sinh trong niên khóa đầu. Các nữ sinh này đều cư ngụ tại thành phố Sài Gòn hoặc các vùng lân cận. Sau này trường mới mở thêm cư xá nội trú cho các nữ sinh đến từ các thành phố khác. Trường có nhiều cấp, từ lớp mẫu giáo đến những lớp cao cấp hơn. Học sinh phải thi lấy Chứng Chỉ Căn Bản Giáo Dục sau khi tốt nghiệp các lớp cao cấp.

Mở Mang TrườngPhoto%20courtesy%20of%20Duong%20Thi%20Lich
    Năm 1918, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của học sinh, một tòa nhà thứ hai được xây song song với tòa nhà thứ nhất. Tầng dưới của tòa nhà mới này được dùng làm nơi nội trú cho các nữ sinh ở xa nhà. Phía sau là một ngôi nhà trệt trong đó có bệnh xá, phòng giặt và nhà bếp. Các lớp nữ công gia chánh và thêu thùa cũng được giảng dạy ở nơi này.

Khai Giảng Bậc Trung Học Ðệ Nhất Cấp


    Vào tháng 9 năm 1922, Thống Ðốc Albert Sarraut chính thức khai giảng lớp đầu tiên của bậc Trung Học Ðệ Nhất Cấp. Một bảng đá bằng cẩm thạch với danh hiệu “Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ” được khắc trước cổng trường. Tuy nhiên tên này không được thông dụng bằng tên Trường Nữ Sinh Áo Tím. Vị hiệu trưởng đầu tiên của trường nữ trung học này là cô Lagrange, người Pháp. Những nữ sinh muốn theo học bậc trung học đệ nhất cấp phải qua khóa thi căn bản giáo dục và kỳ thi tuyển vào trường.

Photo%20courtesy%20of%20Duong%20Thi%20Lich    Học sinh bắt đầu học Pháp Văn từ cấp lớp căn bản. Pháp ngữ là sinh ngữ chính thức được dùng trong việc giảng dạy các lớp bậc trung học đệ nhất cấp. Nữ sinh chỉ được dùng Pháp ngữ để đàm thoại trong trường. Tiếng Việt chỉ được dạy mỗi tuần hai giờ trong giờ Việt Văn.


Tham Gia Hoạt Ðộng Chính Trị


    Năm 1926, liệt sĩ Phan Chu Trinh, thuộc phong trào Duy Tân, qua đời. Học sinh toàn quốc, từ Bắc chí Nam, kể cả nữ sinh trường Áo Tím, đã nghỉ học để tỏ lòng ủng hộ Cụ. Ðáng tiếc thay, nguyên nhân này đã đưa đến việc một số nữ sinh bị cầm tù và bị đuổi học vĩnh viễn.


Thời Kỳ Ðệ Nhị Thế Chiến


    Mùa hè năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng trường. Vì vậy trường phải tạm dời về trường tiểu học Ðồ Chiểu tại vùng Tân Ðịnh. Ngay sau khi quân đội Nhật trao trả lại ngôi trường thì quân đội Anh Quốc lại tiếp thu trường dùng làm trại lính cho đến năm 1947. Lúc ấy trường bị hư hại nhiều và vị hiệu trưởng lâm thời đã phải kêu gọi mạnh thường quân đóng góp tài chính để tu sửa trường.

Photo%20courtesy%20of%20Duong%20Thi%20LichMở Mang Trường
    Vào năm 1949, trường lại được nới rộng hơn. Một tòa nhà hai tầng được xây trên đường Bà Huyện Thanh Quan và sát nhập vào trường để đáp ứng sỉ số nữ sinh theo học ngày một gia tăng.


Hiệu Trưởng Người Việt


    Niên khóa 1950-1951 là một niên khóa đáng ghi nhớ trong lịch sử của trường vì Cô Nguyễn thị Châu, cựu học sinh Áo Tím, được bổ nhiệm làm vị hiệu trưởng người Việt Nam đầu tiên của trường. Kể từ năm 1952, hệ thống giáo dục bắt đầu thay đổi. Chương trình Pháp được đổi dần qua chương trình Việt. Trong hệ thống giáo dục mới, Pháp và Anh ngữ là những ngoại ngữ được giảng dạy và là môn học bắt buộc cho các nữ sinh Trường Áo Tím.

Thay Ðổi Ðồng Phục và Tên Trường


    Năm 1953, đồng phục áo dài tím được thay thế bằng chiếc áo trắng với phù hiệu của trường - đóa mai vàng - khâu lên trên áo. Sau khi giành được độc lập từ Pháp, chính quyền Việt Nam đã chọn tiếng Việt làm tiếng quốc ngữ trong việc giáo dục. Sau đó trường được đổi tên là Trường Nữ Trung Học Gia Long (Tên của vị vua đầu tiên triều Nguyễn).

Photo%20courtesy%20of%20Duong%20Thi%20LichSự Bành Trướng Của Trường


    Qua những chương trình khuếch trương, trong trường được xây thêm thư viện (1965), phòng thí nghiệm vật lý và hóa học (1966), và hồ bơi (1968).

    Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng Hoà bị sụp đổ vào cuối tháng 4 năm 1975, trường Gia Long lại một lần nữa đổi tên thành Nguyễn Thị Minh Khai.

Danh Sách Các Vị Cựu Hiệu Trưởng

    Danh Sách Các Vị Cựu Hiệu Trưởng  (từ lúc sáng lập cho tới năm 1975)

- Cô Lagrange                         1914-1920
- Cô Lorenzi                            1920-1922
- Cô Pascalini                          1922-1926
- Cô Saint Marty                     1926-1942
- Cô Fourgeront                      1942-1945
- Cô Malleret                          1945-1947
- Cô Dubois                            1947-1950
- Cô Nguyễn Thị Châu            1950-1952
- Cô Huỳnh Hữu Hội               1952-1963
- Cô Nguyễn Thu Ba               1963-1964
- Cô Trần Thị Khuê                 1964-1965
- Cô Trần Thị Tỵ                     1965-1969
- Cô Phạm Văn Tất                 1969-1975


http://www.gialong.org/history.html


***


.

Ao%20tim


Áo tím em bay chiều phố thị
Anh về thương mãi dáng thu xưa
Em đi từng bước hồn anh úa
Chiếc lá nào rơi rụng cuối mùa

(Thơ Lưu Trần Nguyễn)







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Sep/2011 lúc 5:30pm
mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Dec/2011 lúc 9:41am
Saigon - Khung trời quá nhiều Kỷ Niệm
http://saigonecho.com/main/giaitri/hinh-nh-p-vui-l/31592.html


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 09/Dec/2011 lúc 9:42am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/May/2012 lúc 8:14pm
Rất quý, phim Saigon 1945<<<



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 23/May/2012 lúc 8:14pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Oct/2012 lúc 4:53am

Xem Lại Hình Ảnh Sài Gòn -Hòn Ngọc Viễn Đông Trước 75  <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Oct/2012 lúc 4:56am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Nov/2012 lúc 8:57am
Người đẹp Sài Gòn xưa: Chiếc Solex và tà áo dài 
 
Xin mượn tạm danh hiệu ‘Người đẹp Bình Dương’ của nữ minhtinh một thời nổi tiếng, Thẩm Thúy Hằng, để đặt tên cho đoạn viết này về Người Đẹp Sài Gòn. 
Theo nhận định có phần chủ quan của tôi, những người đẹp Sài Gòn vào thời 60scó những nét đẹp mà các cô gái ngày nay không thể nào sánh bằng. Hãy tưởngtượng một hình ảnh người đẹp Sài Gòn qua thơ Nguyên Sa mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miênđã phổ nhạc: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Áo dài may từ lụa Hà Đông thướt tha, mềm mại. Đẹp nhất là cảnh những cô gái mặc áo dài đi trên chiếc xe Velo Solex, loại xe của Pháp có gắn động cơ phía trước. 
Tưởng cũng nên có đôi dòng về chiếc Solex của thời Sài Gòn những năm 1960. ĐiSolex là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo vì phía đầu xe rất nặng. Ấy thếmà những cô gái Sài Gòn vẫn tha thướt trên chiếc Solex trước những cặp mắt mê mẩn của cánh đàn ông.

Người đẹp & Velo Solex
Vào những năm đầu thập niên 60, hình ảnh những nữ sinh ngồi trên chiếcxe Solex đen bóng có lẽ vẫn luôn là những ấn tượng không thể nào quên của một thế hệ thanh niên thời đó. Solex cũng là biểu hiện của sự sang trọng vì nữ sinhcó xe solex thường thuộc con nhà khá giả. Nói chung, Solex là sự duyên dáng, phô trương kín đáo của người phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài mà vạt sau được gài trên yên xe, không che kín toàn vẹn.
 
Nữ sinh Sài Gòn với chiếc Velo Solex bên phải và chiếc Mobylette bên trái
Thật gợi cảm khi hai chân cô nữ sinh khép nép đặt trên chỗ để chân nằmchính giữa thân xe Solex. Dáng ngồi thẳng lưng, hai cánh tay duỗi dài đến tậnguidon và phía sau là vạt áo dài tung bay theo gió. Ngoài giới nữ sinh trunghọc, hình như các giới nữ khác ít dùng đến loại xe gắn máy này. Có điều lạ,cũng là xe gắn máy, nhưng nhìn một cô gái ngồi trên chiếc Solex thấy rõ sự khácbiệt với cô gái ngồi trên chiếc Mobylette. Hình như có đôi nét thanh tao, duyên dáng ở Solex mà ở Mobylette thì dứt khoát không có. Cũng vì lý do đó mà Sài Gòn thời ấy phụ nữ ít đi xe Mobylette.
 
Solex trên đường phố Sài Gòn
Đối với tôi, không cần nhìn mặt mũi, chẳng cần chiêm ngưỡng dung nhancủa người ngồi trên xe. Chỉ cần nhìn thoáng qua hình ảnh người con gái mặcchiếc áo dài màu rêu đá, chiếc quần satin đen, bộ ngực căng phồng lướt gió vàmái tóc tung bay theo tà áo… cũng đủ cho những chàng trai si tình như tôi cảmthấy trái tim mình rung động. Nếu người Nhật có kimono, người Hàn có hanbok thìchắc chắn người Việt Namcó áo dài để hãnh diện. Từ thập niên 1930, họa sĩ Cát Tường (còn có tên Tây làLe Mur, bức tường!) đã thực hiện một cuộc cách tânquan trọng trên chiếc áo tứthân để biến nó chỉ còn lại hai vạt, trước và sau. Đó là một bước cải tiến quantrọng của chiếc áo dài ngày nay với các kiểu cách phong phú trong việc chiết eovà trong cả khoét cổ. Thôi thì đủ kiểu: cổ thuyền, cổ lá sen, cổ cao, cổ tráitim, phỏng theo áo đầm dạ hội của Pháp.
 
Áo dài, nón lá trên chiếc Solex
Sang đến thập niên 1960, nhà may Dung ở Dakao đưa ra một kiểu may áo dàimới với cách ráp tay ‘raglan’ để hóa giải những nếp nhăn thường xuất hiện haibên nách áo. Với cách ráp tay này, áo ôm sít thân hình người mặc từ dưới náchđến eo và chiếc áo dài tăng thêm tính thẩm mỹ khi phô bày những đường cong củaphụ nữ. Tiếp đến thời kỳ ‘mini-raglan’, với tà áo dài rút ngắn lại giống nhưtrào lưu mini-jupe của các cô gái Sài Gòn. Phiên bản này được áp dụng rộng rãicho nữ sinh, mang đậm chất hồn nhiên và ngổ ngáo của tuổi trẻ. Tà áo được xẻhơi cao ở hai bên, hở lườn tí xíu để vừa đủ… gợi cảm. Có người đã thi vị hóa đólà ‘tam giác gợi cảm’ trên chiếc áo dài Việt Nam và người phương Tây khen là‘gợi cảm trong sự kín đáo, trang nhã’.
 
Tà áo dài và ‘tam giác gợi cảm’ 
 Người ta kể lại câu chuyện một anh lính Mỹ bị mê hoặc bởi chiếc áo dàiViệt Namnên cũng đặt may một chiếc rồi gửi về nhà cho vợ. Cô vợ cũng thích chiếc áo dàinên mặc đi dự dạ hội rồi chụp ảnh gửi cho chồng. Anh chồng tá hỏa khi nhìnhình: vợ anh quá sexy trong chiếc áo dài mà anh quên đặt may chiếc quần đi kèmvới áo! Chiếc quần để mặc với áo dài cũng qua nhiều cải tiến, từ kiểu cẳng quèqua đáy giữa, lưng từ to bản luồn giải rút đổi sang lưng nhỏ luồn dây thun rồiđổi qua gài nút bấm, và sau cùng là khóa kéo (fermature) kiểu Tây phương. Trongkhi đó, ống quần cũng theo thời, theo mode: khi thì ‘chân voi’ lúc lại ‘ống túm’....
 
Cuối thập niên 60, nhà may Thanh Khánh ở Dakao đưa ra những mẫu hàngthêu hoa lá cành để may áo dài. Kế đến, tiệm Saigon Souvenirs khu Thương xá TaxSài Gòn lăng xê những mẫu hàng vừa vẽ vừa thêu trên lụa rất quý phái, lịch sự.Ba nhà may nổi tiếng tại Sài Gòn trước 75hiện đã chạy ra nước ngoài làm ăn: nhà may Thanh Khánh mở tại Paris, nhà may Dung Dakao và nhà may ThiếtLập Pasteur mở tại Mỹ. 

Một đặc điểm ít người để ý đến là mỗi chiếc áo dài chỉ may riêng cho chủ nhâncủa nó và phải trải qua giai đoạn thử áo để chỉnh sửa trước khi hoàn chỉnh. Mặcáo dài của người khác thế nào cũng lộ ra những chi tiết không chính xác về nitấc của vòng ngực, vòng eo. Áo dài cũng kén người mặc. Ốm quá hay mập quá khimặc áo dài đều ‘thất bại’ vì áo càng ôm càng… phản chủ! 

Người đọc có lẽ cũng thắc mắc không hiểu tại sao tôi lại viết nhiều về áo dài?Số là tôi có thời gian ở nhà bà cô số 158 đường Cống Quỳnh (đường D’Ar*** cũ),đối diện với trường Hưng Đạo của Giáo sư Nguyễn Văn Phú. Căn nhà này hồi đótreo bảng hiệu Đức Thành, chuyên sửa máy may, nhưng cũng là nơi bà cô chuyênmay áo dài. Khách đến may đều là khách quen, thuộc đủ mọi thành phần xã hội,nên ngày một đông dù tiệm không chưng bảng hiệu! Chuyện ‘thâm cung bí sử’ củaáo dài cũng xuất phát từ đây. Ngay từ thời thanh niên tôi đã có cái thú… lẽođẽo theo các cô. Nhất là những cô ăn mặc hợp với ‘gout’ của mình: áo dài chiếteo làm căng phồng bộ ngực hoặc chiếc mini jupe cao quá đầu gối để lộ cặp chân,cặp đùi nõn nà mời gọi. Cứ lẽo đẽo theo mà chẳng nói một lời, y như một ‘mốitình câm’! Nếu người đẹp dừng bước để ghé vào đâu đó thì đành ‘cắt đuôi’… rồilại tiếp tục ‘săn lùng’ cô khác. Một cuộc săn lùng người đẹp của cậu trai mớilớn, không phải để tán tỉnh mà chỉ để nhìn ngắm cho thỏa con mắt.

Những tà áo dài thập niên 1960s
Tôi cũng khoái những phụ nữ tóc dài, nhưng không phải là mái tóc thề, màlà tóc uốn lọn lớn, xỏa kín bờ vai. Cho đến lúc này, tuổi đã gần 70 mà sở thíchcũng vẫn không thay đổi (xin đừng gán cho tôi danh hiệu… ‘Yamaha’ mà tộinghiệp). Bắt gặp một mái tóc xỏa xuống bờ vai tôi có cảm giác như mình bị đắmchìm trong làn suối tóc. Chỉ đơn thuần một mái tóc đẹp nhìn từ phía sau lưng vìnếu nhìn rõ khuôn mặt có thể người ta sẽ bị… vỡ mộng. Biết bao lần tôi đã gặpcảm giác hụt hẫng đó và cứ tự trách mình tại sao lại tham lam nhìn khuôn mặt đểphải thất vọng.
Đối với tôi, mái tóc phụ nữ là quan trọng hơn cả. Người ta thường nói ‘Cáirăng, cái tóc là góc con người’, nhưng với riêng tôi, chỉ mái tóc dài thướt thacũng đủ nói lên vẻ đẹp hấp dẫn của người phụ nữ chứ không cần hàm răng trắngngọc. Ngày xưa, những tiệm uốn tóc của các Chú Ba (Tầu) – những hiệu mang tênnhư Chú Dzìn, Chú Coóng, thậm chí cả tên Chú Lìn (!) – các bà, các cô năng luitới để làm đẹp. Hình như tên các chú càng xấu thì tay nghề lại càng cao? Không hiểu tại sao người Tầu lại có khiếu làm tóc ngoài năng khiếu lũng đoạn nền kinh tế bằng nghề như mở chành gạo, làm ‘đại lý độc quyền’ lương thực của cả miền Nam? 
Hồi đó, trước cửa tiệm uốn tóc thường gắn một cái hộp hình trụ, dài, bên trong là những đường sọc đỏ trắng. Khi cắm điện, các sọc sẽ quay nhờ một moteur nên nhìn từ xa người ta biết ngay là tiệm uốn tóc. Đến 1975,không hiểu tại sao những hộp đèn này lặng lẽ rút lui. Có lẽ vì sợ tốn điện? Đến năm 2001, có dịp sang Hàn Quốc tôi sững sờ khi gặp lại những hộp đèn tương tựcủa Sài Gòn ngày nào đang quay tít giữ thủ đô Seoul. Tôi nghĩ, chắc hình thức hộp đèn này đã trở thành một thông lệ quốc tế nên khẳng định với người bạn Hàn Quốc: “Chắc đây phải là tiệm uốn tóc?”.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 28/May/2013 lúc 10:27am
 
 



Ngôi trường cổ nhất
Trường Lê Quý Đôn được xây dựng vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi đổi thành Collège Ch***eluop Laubat. Năm 1954, trường mang tên Jean Jacques Rousseau. Năm 1967, trường được trả cho người Việt quản lý mang tên Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ năm 1975 đến nay đổi tên là trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Hơn một thế kỷ qua trường vẫn giữ được kiến trúc ban đầu. 

Nhà máy điện xưa nhất

Nhà máy điện Chợ Quán xây dựng năm 1896, máy phát điện chạy bằng hơi nước có 5 lò hơi với 150m2, cung cấp dòng điện 3 pha, công suất chưa tới 120MW. Máy phát điện chính công suất 1000A/h. Hiện nay, nhà máy đã được trang bị hiện đại với 7 máy phát điện, hòa với lưới điện quốc gia cung ứng phần quan trọng cho lưới điện thành phố. Nhà máy toạ lạc tại số 8 Bến Hàm Tử, quận 5. 

Bệnh viện cổ nhất

Bệnh viện Chợ Quán xây dựng năm 1826 do một số nhà hảo tâm đóng góp, sau đó hiến cho nhà nước. Năm 1954-1957 giao cho Quân đội gọi là Viện bài lao Ngô Quyền. Năm 1974, đổi thành Trung tâm Y tế Hàn Việt có 522 giường. Tháng 9/1975, mang tên Bệnh viện Chợ Quán. Đến ngày 5/9/1989 chuyển thành Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Hiện nay có 610 Cán bộ-Công nhân viên và 550 giường bệnh. 

Nhà hát cổ nhất

Nhà hát thành phố do kiến trúc sư người Pháp xây dựng hoàn tất vào ngày 17/1/1900. Các phù điêu bên trong được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ XIX. Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Năm 1956, Nhà hát được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện chế độ cũ; tháng 5/1975 trở thành Nhà hát thành phố với 750 chỗ ngồi. Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn–TP.HCM toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài Nhà hát được phục chế lại như nguyên mẫu ban đầu. 

Khách sạn cổ nhất
Khách sạn Continental tọa lạc tại 132-134 Đồng Khởi, xây dựng năm 1880 do Kiến trúc sư người Pháp thiết kế, tên khách sạn có ngay từ những ngày đầu. Sau ngày giải phóng miền Nam đổi thành Hải Âu. Đến năm 1989, khách sạn được nâng cấp, chỉnh trang và lấy lại tên cũ Continental có diện tích 3430m2, cao 3 tầng, nơi đây đã từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng. Ngày nay, khách sạn Continental là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế góp phần cho ngành du lịch TP.HCM ngày càng phát triển. 

Nhà thờ cổ nhất

Nhà thờ Chợ Quán tọa lạc tại số 20 Trần Bình Trọng, P.2, Q.5 xây dựng từ năm 1674 là nhà thờ cổ nhất tại TP.HCM và cổ nhất ở miền Nam. Ngôi thánh đường nằm ở vị trí trung tâm, có kiến trúc kiểu phương Tây, lợp ngói đỏ, có thể chứa khoảng 1000 người. Ngoài việc sinh hoạt tôn giáo, Họ đạo Chợ Quán tích cực tham gia công tác xã hội giúp đỡ người nghèo. Trải qua hơn 3 thế kỷ Nhà thờ Chợ Quán đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay, nơi đây có phòng khám và phát thuốc từ thiện dưới quyền quản lý của Hội Chữ thập đỏ Quận 5

Ngôi đình cổ nhất

Một trong những ngôi đình cổ nhất của đất Gia Định xưa và xưa nhất Nam Bộ là đình Thông Tây Hội, xây dựng vào khoảng năm 1679, là chứng tích còn nguyên vẹn nhất của thời kỳ dân Ngũ Quảng kéo vào khai khẩn vùng Gò đất có nhiều cây Vắp (từ đó trở thành tên địa phương là Gò Vấp). Đình lúc đầu là của thôn Hạnh Thông–thôn khởi nguyên của Gò Vấp–sau đổi thành Thông Tây Hội (do sự sáp nhập của thôn Hạnh Thông Tây (thôn Mới) và thôn An Hội). Đình Thông Tây Hội có vị Thành Hoàng rất độc đáo. Hai vị thần thờ ở đình là hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ, do tranh ngôi với thái tử Vũ Đức nên bị đày đi khai hoang ở vùng cực Nam tổ quốc và trở thành “Thủy tổ khai hoang” trong lịch sử Việt Nam; hai vị thần đó là: Đông Chinh Vương và Dục Thánh Vương. Ngôi đình còn giữ được khá nguyên vẹn về quy mô và kiến trúc, kết cấu, với những chạm khắc đặc trưng Nam bộ. Đình Thông Tây Hội thuộc P.11, Gò Vấp. 

Nhà văn hóa cổ nhất

Cung Văn hóa Lao Động. Năm 1866, với tên gọi Cèrcle Spertif Saigonnais được xây dựng làm sân thể thao của quan chức người Pháp với những hồ bơi, sân quần vợt, phòng đấu kiếm và phòng nhảy đầm. Thời Mỹ chiếm đóng, sân chơi được mở rộng hơn phục vụ cho cả giới quý tộc. Tháng 11/1975, Ủy ban Quân quản Sài Gòn–Gia Định trao toàn bộ cơ ngơi này cho Liên đoàn Lao động Thành phố để cải tạo xây dựng thành nơi tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao và vui chơi giải trí cho công nhân lao động, lấy tên là Câu lạc bộ Lao Động, sau đổi thành Nhà văn hóa Lao Động, và rồi là Cung Văn hóa Lao Động. Diện tích 2,8ha, với 132 năm hình thành và phát triển, Cung Văn hóa Lao Động là Nhà văn hóa cổ và lớn nhất của TP.HCM. 

Công viên lâu đời nhất

Thảo Cầm Viên do người Pháp xây dựng năm 1864, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp Louis Pierre làm giám đốc đầu tiên. Mục đích xây dựng Thảo Cầm Viên để ươm cây giống trồng dọc các đại lộ Sài Gòn, đồng thời là nơi nuôi trồng những động thực vật vùng nhiệt đới mà các Thảo Cầm Viên của Pháp chưa có. Năm 1865, chính phủ Nhật đã hỗ trợ khoảng 900 giống cây quý như: Chizgnamat, Goyamtz, Acamatz, Coramatz, Kayanoki, Kayamaki, Enoki, Maiki, Asoumaro, Sengni, Momi, Cashi, Kiaki, Inoki… Động vật của Thảo Cầm Viên khá phong phú như: gà lôi, sếu, cu gáy, hồng hoàng, công, hưu, nai, cọp, khỉ, chồn hương, tắc kè, rùa, cọp xám, đóm đen, gà lôi xanh, chim cú lợn… Đến năm 1989, Thảo Cầm Viên được cải tạo, mở rộng và nhập thêm nhiều giống thú mới, trồng thêm cây quý. Hiện nay, có 600 đầu thú thuộc 120 loài, 1823 cây gỗ thuộc 260 loài và nhiều loại cây kiểng quý trên diện tích 21.352m2. Năm 1990, Thảo Cầm Viên là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á. Thảo Cầm Viên đã tròn 134 tuổi, số lượng động thực vật ngày càng tăng, nơi đây đã gắn bó với từng bước đi lên của thành phố và là một trong những công viên khoa học lớn nhất Đông Dương. 

Ngôi nhà xưa nhất

Ngôi nhà có tuổi thọ lâu đời nhất còn hiện diện tại TP.HCM nằm trong khuôn viên Toà Tổng Giám Mục TP.HCM-180 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3. Năm 1790, Vua Gia Long cho cất ngôi nhà này ở gần Rạch Thị Nghè làm nơi ở cho Linh Mục Bá Đa Lộc và làm nơi dạy học cho Hoàng tử Cảnh. Ngôi nhà được xây dựng bên bờ sông Thị Nghè trong địa phận Thảo Cầm Viên bây giờ. Năm 1799, Bá Đa Lộc chết, ngôi nhà được giao cho linh mục khác. Từ năm 1811 đến năm 1864 ngôi nhà bị đóng cửa vì chính sách cấm đạo của triều đình Huế. Sau khi vua Tự Đức ký hòa ước với Pháp, ngôi nhà được trao lại cho Tòa Giám Mục và được di chuyển về vị trí đường Alexandre de Rhodes hiện nay. Sau đó năm 1900 Tòa Giám Mục được xây cất tại 180 đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) thì ngôi nhà gỗ lại được dời về đây làm nhà thờ của Tòa Giám Mục. Ngôi nhà 3 gian 2 chái, lợp ngói âm dương, sườn, cột bằng gỗ, khung cửa và các khung thờ đều được chạm trỗ công phu hình hoa, lá, chim thú, hoa văn. Trong các di vật còn lại của ngôi nhà có một di vật có giá trị lịch sử lớn, đó là đôi liễn gỗ có tám chữ triện khảm xà cừ là tám chữ vua Gia Long ban tặng giám mục Đá Ba Lộc, một bên là “Tứ Kỳ Thịnh Hy”, một bên là “Thần Chi Cách Tư”. Ngôi nhà được tu sửa vào năm 1980, cách tu sửa có tính chất vá víu, cốt giữ lại những gì có thể giữ được. Trải qua hai thế kỷ ngôi nhà không giữ được nguyên trạng nhưng đây là một di tích kiến trúc mang dấu ấn lịch sử, tôn giáo và văn hóa nghệ thuật. Đây là một tài sản có giá trị mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta, không chỉ là truyền thống- bản sắc dân tộc mà còn là bộ mặt quá khứ mang tính văn hóa kiến trúc, một khía cạnh văn minh tại một vùng đất mới mọc lên từ đầm lầy, kênh rạch. 

Ngôi chùa cổ nhất

Ngôi chùa có cảnh trí đẹp nhưng nằm ở địa điểm không tiện đi lại nên được ít người biết đến là chùa Huê Nghiêm, tọa lạc ở 20/8 Đặng Văn Bi, Thủ Đức. Chùa được thành lập năm 1721 do Tổ Thiệt Thùy (Tánh Tường) khai sáng. Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Đây là chùa cổ xưa nhất trong các chùa ở TP. HCM nên còn gọi là Huê Nghiêm Cổ Tự. Những ngày đầu là một ngôi chùa nhỏ được xây cất trên vùng đất thấp cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên pháp danh Liễu Đạo hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang như hiện nay. Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 mặt tiền chùa ngày nay mang dáng vẻ kiến trúc của chùa hiện đại nhưng các gian phía trong vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ truyền, mái gian mặt tiền được cấu trúc gồm 3 lớp, nhỏ dần về phía trên. Các đường gờ mái chạy dài xuống cuối đầu đăng đều trang trí bằng hoa văn hình cánh sen đối xứng, giữa là hình bánh xe luân pháp, đặt trên hoa sen. Mái lợp ngói ống màu đỏ, đường viền mái ngói màu xanh. Vườn chùa có nhiều cây xanh bóng mát, có 9 ngôi tháp cổ với nhiều kiểu dáng khác nhau như những cánh sen vươn lên. Những hàng cột gỗ trong chùa được khắc nổi các câu đối bằng chữ Hán màu đen kết hợp với việc chạm khắc mô típ “long ẩn vân” dùng trang trí. Chùa Huê Nghiêm là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống đạo và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật pháp, có đạo hạnh và có đạo đức. Chùa cũng là bằng chứng về trình độ kiến trúc và phong tục tập quán của người Việt trên vùng đất mới khai phá, mở ra nền văn minh trên vùng đất hoang sơ. 

Đường sắt đầu tiên ở thành phố

Tuyến đường sắt đầu tiên ở nước ta là đoạn đừơng sắt Sài Gòn–Mỹ Tho dài 71km, xây dựng năm 1881. Ga chính trước chợ Bến Thành, văn phòng đường sắt là tòa nhà 2 tầng chiếm cả khu đất bao bọc bởi 3 đường Hàm Nghi–Huỳnh Thúc Kháng–Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nay là Xí nghiệp Liên hợp đướng sắt khu vực 3. Xe lửa chạy bằng máy hơi nước phải dùng than củi đốt nồi súp-de nên xe chạy khá chậm. Vì không cạnh tranh nổi với xe đò trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách, đường xe lửa Sài Gòn–Mỹ Tho ngưng hoạt động từ lâu. Sau năm 1975, Ga xe lửa Sài Gòn được dời về Ga Hoà Hưng. Trên nền Ga Sài Gòn cũ ngày 8/8/1998, khởi công xây dựng Trung Tâm Văn Hoá Thương Mại Sài Gòn. 

Người Việt đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp

Ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Năm 1859, Pháo hạm Pháp bắn vào cửa biển Đà Nẵng và thành cũ Gia Định, triều đình nhà Nguyễn bắt buộc chấp nhận mở cửa đất nước cho tư bản thực dân Pháp xâm nhập. Trong giai đoạn lịch sử mới, người Việt Nam từng bước tiếp xúc với ngôn ngữ và văn minh mới. Trương Vĩnh Ký là một trong những người sớm tiếp xúc và hấp thụ ngôn ngữ văn hoá phương Tây đã trở thành học giả có nhiều sáng tác nhất bằng cả tiếng Pháp và tiếng Hán–Việt. Ông là người Việt Nam đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Cuốn “Giáo trình lịch sử An Nam” đã được xuất bản gồm hai tập dày 462 trang. Đây thực sự là một công trình bác học biên soạn công phu dưới ánh sáng của một phương pháp luận khoa học tiến bộ so với đương thời. 

Tờ báo bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên

Tờ “Gia Định Báo” là tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta ra đời tháng 4/1865. Tờ báo đăng những thông tin nghị định của nhà nước và những tin kinh tế xã hội, lời bàn về thời cuộc, luân lý, lịch sử. Báo ra hằng tháng. Sau 4 năm phát hành, chính quyền thuộc địa cho phép báo phát hành hàng tuần bằng quyết định số 51 ngày 18/3/1869. 

Tờ báo đầu tiên của Phụ nữ Việt Nam

Ngày 1/2/1918 tờ báo chuyên về Phụ nữ đầu tiên ra đời là tờ “Nữ Giới Chung” nhằm nâng cao trí thức, khuyến khích công nông thương, đề cao người Phụ nữ trong xã hội, chú trọng đến việc dạy đức hạnh, nữ công, phê phán những ràng buộc đối với Phụ nữ, đánh đổ mê tính dị đoan, động viên Phụ nữ quan tâm đến việc “Nữ quyền”. Muốn có vị trí ngang hàng với nam giới ngoài việc tề gia nôi trợ phải am hiểu “tình trong thế ngoài”. Chủ bút tờ báo là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, con gái nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vốn có lòng yêu nước, yêu thương đồng bào như thân phụ nên khi làm báo Bà có ý muốn làm diễn đàn để tỉnh thức lòng yêu nước trong dân chúng. Tuy chỉ tồn tại được hơn 6 tháng nhưng “Nữ Giới Chung” cũng đã gióng lên một hồi chuông nữ quyền còn vang mãi đến ngày nay. 

Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên

“Đại Nam Quốc Âm Tự Vị” là cuốn từ điển tiếng Việt quốc ngữ Latinh của Huỳnh Tịnh Của gồm hai tập: Tập I xuất bản năm 1895, tập II xuất bản 1896 tại Sài Gòn. Bộ từ điển chứa nhiều từ ngữ xưa, thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ về thảo mộc, cầm thú của Việt Nam và của miền Nam. Bộ từ điển này trở thành Từ điển Bách khoa toàn thư đầu tiên về Nam Bộ. 

Người kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên

Ông Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) người làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông theo đạo Thiên Chúa, ông giỏi chữ Nho, thông hiểu Ngũ Kinh Tứ Thư, học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp với các giáo sĩ. Ông được giám mục Gauthier đưa sang Paris năm 1858. Ông am hiểu chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật. Năm 1861 ông trở về nước, tàu ghé Sài Gòn thì nơi đây đã đổi chủ, ông buộc phải làm phiên dịch cho người Pháp. Trong lúc ở Sài Gòn, ông đã đứng ra xây cất tu viện dòng thánh Phao lô (số 4 Tôn Đức Thắng). Đây là công trình xây dựng theo kiến trúc Châu Âu do người Việt Nam thực hiện tại Sài Gòn. Công trình được xây dựng từ tháng 9/1862 đến 18/7/1864 hoàn thành gồm nhà nguyện với ngọn tháp nổi bật trên cao xây theo kiểu Gôtic, một tu viện, một nhà nuôi trẻ mồ côi và một tháp chuông. Công trình xây dựng này là kết quả nghiên cứu kiến trúc châu Âu của Nguyễn Trường Tộ khi ông ở Hồng Kông. Qua nhiều lần sửa chữa trùng tu, ngày nay tu viện thánh Phao Lô vẫn giữ được đường nét kiến trúc xưa, chứng tỏ tài năng kiến trúc của Nguyễn Trường Tộ không thua gì các kiến trúc sư người Pháp. 

Người Việt Nam đầu tiên vẽ bản đồ địa lý và đồ họa Sài Gòn theo phương pháp phương Tây

Ông Trần Văn Học, sinh quán ở Bình Dương, giỏi Quốc ngữ, Latinh và tiếng Tây Dương, được giới thiệu làm thông ngôn cho Nguyễn Ánh. Ông phụ trách việc dịch sách kỹ thuật phương Tây, đồng thời kiêm việc chế tạo hỏa xa, địa lôi và các loại binh khí. Năm 1790, Nguyễn Ánh xây thành Bát Quái. Trần Văn Học phụ trách “phác họa đường xá và phân khu phố phường”. Ông rất có tài vẽ địa đồ, họa đồ và kỹ thuật bản đồ như: tỉ lệ, trắc địa, và vẽ gần như chính xác các thành trì và công trình. Ông được coi người đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn - Gia Định theo phương pháp phương Tây.
 
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.135 seconds.