Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Phiếm luận về câu đối Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Chủ đề: Phiếm luận về câu đối
    Gởi ngày: 02/Jun/2007 lúc 1:06am
Bính Nguyễn
 
Câu đối là lối chơi chữ áp dụng trong những dịp quan hôn tang tế họăc trong những lúc trà dư tửu hậu. Thật vậy, bất cứ về dịp nào khi nguồn cảm hứng dâng lên, người ta cũng có thể làm câu đối được cả. Dịp vui có câu đối chúc mừng chia vui, dịp buồn có câu đối viếng thăm chia buồn. Mỗi độ xuân về có câu đối vui Tết hưởng Xuân. Lễ sinh nhật, Đáo tuế, Trung Thọ, Thượng Thọ… có câu đối chúc thọ. Thương người cũng làm câu đối; ghét người, hận người cũng làm câu đối được. Chốn đình trung, nơi chùa miếu có cấu đối, thì ở nhà riêng dù giàu dù nghèo cũng có câu đối. Giữa anh em bè bạn chơi đùa cũng có câu đối trêu cợt nhau, có khi chỉ vì một câu đối mà mất hòa khí thậm chí đánh nhau đến vở đầu.

            Vậy thế nào là một câu đối? Theo định nghĩa của nhiều tác giả, câu đối là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý, chữ và luật bằng trắc những câu ấy đối xứng với nhau. Cho nên trong cách đối, phải làm sao cho vừa ý, lại vừa đối chữ với nhau.

            Đối ý là tìm hai lý tưởng cân xứng nhau đặt thành hai câu sánh đôi nhau. Như trong bài thơ  “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, hai câu: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú” – “Lác đác bên sông, rợ mấy nhà” có hai cảnh cân xứng nhau, đem đặt thành hai câu đối nhau: một bên là cảnh mấy

chú tiều phu lom khom dưới núi, một bên là cảnh mấy nhà người Thượng lác đác bên sông.

            Đối chữ thì phải đối về thanhlọai của chữ. Về thanh thì bằng đối với trắc, còn trắc đối bằng. Về lọai thì hai chử đối với nhau phải cùng thuộc về  một tự lọai: danh từ đối danh từ, tỉnh từ đối với tỉnh  từ, động từ thì đối với động từ, trạng từ đối với trạng từ v.v. Thí dụ: trong hai câu thơ nói trên, lom khom và lác đác là động từ đối với nhau; dưới và trên là trạng từ đối với nhau; núi và sông, tiều và rợ, chú và nhà đều là danh từ đối với nhau; còn vài và mấy  là mạo từ đối với nhau.

            Một câu đối có hai câu đi sóng đôi nhau, mỗi câu được gọi là một vế đối. Nếu câu đối ấy tự một người làm ra thì một vế gọi là vế trên, một vế gọi là vế dưới. Nếu một người làm ra một vế để người khác làm vế kia, thì vế của người làm ra trước là vế xuất hay vế ra, còn vế người làm sau là vế đối.

            Trên đây là đại cương về câu đối mà có nhiều sách vở đề cập tới, cũng như đã có nhiều tác giả sưu tập rất nhiều câu đối trong sách vỡ và các câu đối được truyền tụng trong dân gian từ xưa đến  nay. Ở đây tôi chỉ muốn góp nhặt thêm một ít câu đối mà tôi nhận chưa thấy có sách nào nói đến.

Dưới đây là các câu đối tôi muốn đóng góp:

2)Khi Nhà Nho chơi chữ…

            Ngày xưa có một Nho sĩ kia không màng lợi danh, sống đời ẩn dật. Nhà có một hàng rào tre bao quanh, cách ly với các nhà khác trong vùng. Trước cổng ra vào, ông viết một câu đối như sau:

            Đình trực thiên can trúc = Trước sân có ngàn hàng tre

            Gia tàng vạn quyển thư = Trong nhà chứa muôn quyển sách

            Qua một đêm, sáng hôm sau hàng rào tre trước nhà ông đã bị kẻ nào đó chặt gảy gập thấp xuống. Ông bình tỉnh xách bút ra viết vào vế trên thêm chữ Đoản và vế dưới thêm chữ Trường. Câu đối bây giờ là:

            Đình trực thiên can trúc đỏan = Trước sân có ngàn hàng tre ngắn

            Gia tàng vạn quyển thư trường = Trong nhà chứa muôn quyển sách dài

            Qua đêm sau, kẻ nào đó đã chặt tre sát mặt đất, không còn ló chút nào lên trên. Ông lại đem bút mực ra thêm vào vế trên chữ và vế dưới chữ Hữu. Câu đối trở thành:

            Đình trực thiên can trúc đỏan vô = Trước sân ngàn hàng tre ngắn không

            Gia tàng vạn quyển như trường hữu = Trong nhà muôn quyển sách dài có

            Thế là kẻ nào đó đã chào thua và câu đối của Nhà Nho hiên ngang tồn tại.

3)Những câu đối..đặc biệt:

            Hai người bạn rủ nhau đến xóm chị em ta để giải trí..không lành mạnh.  Thế nhưng dọc đường, hai người uống rượu quá nhiều, nên khi đến nơi cả hai đều “xỉn” không làm ăn gì được. Trên trường trở về, lại bị té lăn bò càng, một anh tức quá, bèn ra vế đối:

            Đi động Đông Đào, đớp đế đã đời đâu đ…được,

Anh kia không chịu thua, đối lại:

            Đến đò Đập Đá, đo đường đụng đất động đau đầu.

Đúng là ngôn ngữ của bợm ve chai, gợi nhớ câu đối của làng nhậu sau 1975:

            Đế quốc lủi, đế quốc doanh, các thứ đế, đế nào cũng đế

            Say bò càng say bò lết, bọn người say, say đếch chịu say.

Câu đối trên đây “nhái” theo câu đối giữa Ngô Thời Nhiệm và Đặng Trần Thường thời xưa:

            Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế

            Ai công hầu, ai khanh tướng, trên trần ai ai dễ biết ai.

                                                            *

Một tay có máu cờ bạc, đầu  năm mới lại thua cháy túi, muốn xoay xở mong gở gạc, bèn đến nhà bà chị đang ở chung với bà mẹ, làm bộ chúc Tết với vế đối:

            Tết tiết túng tiền tiêu, tính tóan tui tìm tay tử tế

Bà chị biết rành cái tẩy cậu em, nên hạ quay vế dưới:

            Mới me mừng mẹmạnh, mánh mung mi mở miệng màu mè.

Làm cho anh chàng cụt hứng, cút thẳng.

 

            4)Những câu đối xưa được truyền tụng:

            Người ta thường nhắc đến những cuộc đối đáp giữa Cổng Quỳnh và bà Đòan Thị Điễm. Tương truyền rằng qua những lần so tài giữa hai nhân vật nầy, lần nào Cống ta củng ở vào thế hạ phong.

            Một lần khác, Quỳnh ăn diện bảnh bao, cởi ngựa đẹp, oai vệ dừng trước cửa hàng tơ lụa của Điểm, hách dịch gọi tên cô hàng bảo đem lụa nào đẹp nhứt ra mua (nghĩa bóng là mua người đẹp). Hồng Hà Nữ Sĩ thách đối, nếu đối xứng thì cho không, chớ không phải mua. Quỳnh bằng lòng.

            Lúc bấy giờ, có con gà mái phía sau nhà vừa đẻ xong, nhảy khỏi ổ cục tác luôn ba tiếng. Bà Điểm tức cảnh ra luôn vế đối:

            Kê ký tam hào: viết tác, viết tác, viết tac!

            Quỳnh bí, ngồi trên yên ngựa suy nghĩ mãi, trong khi Điểm cứ luôn miệng thúc giục. Bổng Quỳnh nghĩ ra được một cách, liền ngó xuống chỉ con ngựa và nói:

            Mã hành thiên lý….

Tới phiên Điểm đâm lo vì “Mã hành thiên lý” rất xứng với “Kê ký tam hào”.

Tuy nhiên không có cách gì đối xứng với “viết tác” được, Quỳnh đành dùng tiểu xảo, quất con ngựa bo roi, con ngựa đau quá chạy vọt tới, miệng hô lớn ba tiếng: lon bon, lon bon, lon bon! để chạy luôn. “Viết tác” là chữ Nho lấy từ trong Kinh Thi: “Kê ký tam hào: nhứt viết tác thiên, nhị viết tác địa, tam viết tác nhơn.” Còn “lon bon” ngòai tiếng lục lạc ngựa, không nghĩa gì cả, chỉ là mượn dịp để để quất ngựa chạy luôn.

            Một lần khác, Quỳnh lại mon men đến quán Điểm thách đối nữa. Điểm ra điều kiện: hể Điểm ra một chữ, Quỳnh phải đối một chữ, ra hai chữ phải đối hai chữ v.v.. Quỳnh bằng lòng. Điểm ra: Canh khuya, Quỳnh đối: Buổi sáng- Điểm: gà gáy, Quỳnh: heo kêu – Điểm: ó o, Quỳnh: ột ột – Điểm: Trò Nho, Quỳnh: Cô Quán – Điểm: thức dậy, Quỳnh: nẳm ngủ - Điểm: mà lo, Quỳnh: để liệu – Điểm: học hành, Quỳnh: buôn bán. Sau khi ráp lại, vế ra của Điểm là: “Canh khuya gà gái ó o, - Trò Nho thức dậy mà lo học hành”. Còn về đối của Quỳnh là: “Buổi sáng heo kêu ột ột, - Cô Quán nằm ngủ để liệu buôn bán”. Vế đối của Quỳnh chẳng ra gì cả. Lại một phen bị người đẹp hạ… “đo ván”!

            5)Một cuộc thi câu đối.

            Nhơn Hội Tết Giáp Tuất năm 1994 do Liên Hội Người Việt miền Bắc California tổ chức, có t chức một cuộc thi câu đối. Hai câu đối của hai tác giả sau đây được chấm Giải Nhất đồng hạng:

    * Ông Hòai Vân Hoàng ngọc Văn, với câu:

Đất khách tha hương, Tết đến đau lòng thương nước Việt,

Quê người lưu lạc, Xuân về xót dạ nhớ non Nam.

* Ông Mai Hiên, với câu:

Chiêu Thống dẩn giặc về, trọn kiếp không quên Xuân Kỷ Dậu

Quang Trung xua quân tiến, ngàn năm vẫn nhớ Tết Tây Sơn.

Ban Giám Khảo cuộc thi nầy gồm tòan quí vị Thị Văn Sĩ tên tuổi ở Hải Ngọai cả.

           Sau khi đọc báo, biết kết quả cuộc thi câu đối như trên, chúng tôi và vài người bạn thân đã thấy làm ngạc nhiên, vì câu đối của ông Hoài Vân có vế trên và vế dưới đồng nghĩa như nhau, chớ có đối…điếc gì đâu mà được chấm Giải Nhất?! Nầy nhé: “Đất khách tha hương” và “Quê người lưu lạc” có khác gì nhau? Tết đến cũng giống như Xuân về - Đau lòng chắc “same same” với Xót dạ - Thương nước Việt là “anh em song sanh” với Nhớ non Nam, có phải không quí vị?

           Những câu đối lọai như vậy, chúng tôi gọi là đối kiểu “nửa đêm, giờ Tí, canh ba” (Nửa đêm, giờ Tí, canh ba – Sanh đặng nam tử, rỏ là con trai) tức là…không đối gì cả! Chúng tôi hòan tòan không quen biết với ông Hòai Vân và ông Mai Hiên, nhưng chúng tôi thấy câu đối của ông Mai Hiên mới đáng được chấm trúng giải. Về câu đối của ông Hòai Vân, ông bạn tôi có óc tếu, nói: nếu đối theo kiểu “Bà Điểm – Cống Quỳnh” như đã nhắc ở trang (3) thì ông bạn sẽ đối lại vế dưới còn “có vẻ đối” hơn “nửa đêm, giờ Tí, canh ba” như vế dưới của ông Hòai Vân. Thế rồi ông bạn làm liền: Đất khách, đối: Quê nhà – tha hương, đối: bản xứ - Tết đến = Lễ về - đau lòng = dài cổ - thương nước Việt = ngóng cờ Hoa. Ráp lại câu đối như sau:

           Đất khách tha hương, Tết đến đau lòng thương nước Việt

           Quê nhà bản xứ, Lễ về dài cổ ngóng cờ Hoa 

 

 

 

 

 

 

 




Chỉnh sửa lại bởi gocong - 02/Jun/2007 lúc 1:06am
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.163 seconds.