Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Mưa nắng Sài Gòn Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 13 phần sau >>
Người gởi Nội dung
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 01/Nov/2014 lúc 11:09am
Thương Bạn Đi Xa

Vẫn biết thì rồi sẽ phải xa,
Hồng ơi, sao mắt lệ vẫn nhòa ?
Tháng sáu từ đây còn đâu nữa...
Bạn đã rời xa mãi bọn ta !

Nhớ hoài nhỏ bạn ngày xưa ấy,
Bích Hồng rạng rỡ nét kiêu sa.
Đôi mắt thẳm sâu đầy mơ mộng
Nụ cười thánh thiện đẹp hiền hòa.

Định mệnh cách chia bọn chúng mình,
Người đi, kẻ ở chuyện tử sinh.
Làm sao san sẻ cơn đau đớn?
Cầu Chúa ban cho bạn phúc lành.

Xót xa giây phút cuối...làm sao
Một lần mình được siết tay nhau ?
Lại thấy nụ cười trên môi nhỏ,
Thương quá Hồng ơi, giọt lệ trào!

Từ đây tháng sáu ngày họp lớp
Phút mặc niệm cho bạn đi xa.
Lớp mình tất cả thương nhớ nhỏ...
Hồng vẫn ngồi bên cạnh bọn ta.

Thương nhớ Bích Hồng

thanhcanh 23/10/2014
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2014 lúc 11:57pm
Nhớ Bích Hồng

Nghiêng nghiêng bóng ngã đường chiều
Người đi kẻ ở xót xa nhiều.
Nội trợ tề gia tròn bổn phận
Lưu tâm bè bạn rõ thương yêu.
Chồng con đó ấm êm hạnh phúc
Bạn hữu đây thân ái bao điều.
Giờ đây bỗng thấy đau xót quá
Nước mắt còn đâu tuổi xế chiều.

Viếng bạn Bích Hồng
Phạm Khắc Ngữ & Lê Thị Hội
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 21/Nov/2014 lúc 8:46pm
Mồ hoa chút nghĩa tình người
Hương lòng bàng bạc, ngát trời yêu thương
Rong rêu khóc đóa vô thường
Trời Tây sen nở, mười phương sáng lòa

Thệ Hồng Ân
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 13/Dec/2014 lúc 8:48pm
ANH ĐƯA CÔ GIÁO VỀ

Ai đón đưa người tình
Không mong đường xa mãi ?!
Hạnh phúc cứ rập rình
Quanh đi rồi quẩn lại

Anh đưa cô giáo về
Học trò nhìn thắc mắc
- “ Ý cô giáo mình đi “
“ với ông thầy, lạ hoắc !”

Anh đưa cô giáo về
Ngang qua nhà cô trọ
Thiên hạ bàn xù xì
Thích, nhưng vờ mắc cở

Anh đưa cô giáo về
Lắm ông thầy bí xị
Nụ cười điểm não nề
Trên hai vành môi xệ

Anh đưa cô giáo về
Đường xa lơ xa lắc
Cây cỏ cũng đam mê
Xôn xao cùng gió cát

Anh đưa cô giáo về
Trời đổ mưa ướt xủng
Mưa đầu mùa lê thê
Cả hai đều lạnh cóng

Anh đưa cô giáo về
Lòng vui như hoa nở
Con đường tình trắc trở
Tuyệt vời chúng ta đi !

Thệ Hồng Ân


Chỉnh sửa lại bởi cao the - 14/Dec/2014 lúc 3:31am
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2014 lúc 2:46pm
Nhân duyên

Rùa mù, cây gổ mục
Biển, duyên gặp khó cầu
Vầng trăng cùng đáy nước
Gặp, mà không gặp nhau

Nước hoà trong biển nước
Tướng nhập vào tánh không
Tàng thức nào mơ ước
Trở thành một xác thân ?!

Chim Ca lăng tần già
Lá hoa trời Phương Ngoại
Giảng nói pháp hằng sa
Mừng em, về nơi ấy !

Nổi chìm trong sinh tử
Thao thức bạc mái đầu
Một lần rồi muôn thuở
Nghiệp dẫn ta về đâu ?!

Thệ Hồng Ân
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2015 lúc 6:38am
THUYỀN TRĂNG
( Đêm trăng bơi thuyền chở Hồng trên vàm kinh Kế Sách, Cần Thơ )

Bãi xa ngủ giữa hai bờ
Nghe Bìm bịp gọi ngẩn ngơ nước về
Nhấp nhô từng gợn lê thê
Hai bờ vồn vã bốn bề bủa trăng
Khoan thai rãi bạc hai hàng
Mái chèo khuấy nước, rung trăng giữa trời
Nghĩ chi em nhoẻn miệng cười
Hằng Nga chợt xuống thuyền ngồi bên anh

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 02/Feb/2015 lúc 11:13pm
EM NẰM ĐÓ

Em nằm đó, ngủ vùi trong quên lãng
Cát bụi nào khóc tiếc phận phù du !
Chút nghĩa ân, áng mây chiều lơ đãng
Dần rã tan theo năm tháng mịt mù

Em nằm đó, ghì bóng anh thương nhớ
Cỏ xanh rêu, lối cũ nhạt bên đời
Một lần đi, lạc đàn về bở ngở
Đường Hằng Sa lơ lửng kín chân trời !

Em nằm đó, nghe lời anh trăn trở
Buồn mênh mong, sâu lắng đọng tim đời
Cõi Phù Hoa, chợ người mua vui khổ
Anh lang thang nhặt nhạnh nụ em cười

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2015 lúc 9:59pm
NHẠT NHOÀ

Nắng đã phai dần trên lối cỏ
Mộng đậm đà dệt tiếp giấc mơ xưa
Em yêu ơi, thương biết mấy cho vừa ?
Ngày tháng cũ tràn đầy trong tim nhớ !

Em là hoa , đoá hoa lòng muôn thưở
Không tàn phai bên nắng lửa mưa dầu
Anh lặng chết, ngắm dáng chiều tan vỡ
Bổng dưng buồn … bụi cát ngủ mồ sâu !

Hứa với em ngày mới sẽ bắt đầu
Nhưng ngày cũ tim anh chưa lắng xuống !
Nắng ban mai phải về, dù rất muộn
Rủ chim trời rãi tiếng hót trong veo

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 04/Aug/2015 lúc 10:25pm
MỘT THỜI RONG CHƠI CA MÚA
----o0o----

Đôi lời tự tình
Bổng dung đang sống ung dung trong Thế Giới Tự Do đột ngột chuyển sang xã hội Không gì quý hơn … tự do, toàn thể dân miền Nam được thăng cấp lên làm chủ, vì xã hội quý Tự Do hơn cả kim cương cho nên không ai có được tự do trong đó có tôi
Viết để nhớ những ngày tháng giao thoa không thể nào quên, khơi chuyện riêng tư không hiểu xúc phạm nhau ? Sau 30 năm lịch sử người ta còn công khai, chuyện vui thấu trời xanh như thế này của chúng ta 37 năm rồi, kể ra công khai cũng được ! nếu vị nào khó ở trong người, xin hảy nói ra sẽ điều chỉnh và mong được thứ lỗi.

Cao Thệ

Đã quen dần sống trong cái xã hội gọi là : xã hội chủ nghĩa! Trên đất nước Việt Nam không gì quý hơn … TỰ DO ?!
Máu nghệ sĩ nổi lên anh em tìm đến thăm nhau, ban đầu hẹn hò giả bộ thăm bạn bệnh, con đau, đi chùa, sinh nhật, ăn giổ … sau dần dà hú hí gặp nhau thường hơn, rượu trà tâm sự nay nhà này mai nhà kia, lúc tụ tập ở Chùa đôi khi ngồi quán xá.
Uống trà uống rượu máu văn nghệ nổi lên đánh đàn ca hát ngâm thơ, để nhớ tưởng ngày xưa. Nhóm chúng tôi
Ban nhạc có :
- Tô Kiều Ngân thổi sáo, ít xuất hiện thường đi với Đoàn Yến Linh
- Nhạc Sĩ Tuấn Khanh đàn Violon, chỉ đàn ở nhà anh chị Thanh Quỳnh
- Thạch Cầm đờn tranh
- Nhạc sĩ Trương Quang Ngọc, anh này ít đi đâu chỉ xuất hiện ở nhà Anh chị Thanh Quỳnh
- Nhạc sĩ Đức Thành ghita chồng Ca Sĩ Huyền Trân
- Đức Thành đàn bầu ( Nghệ sĩ Thuý Nga, thời gian này là sinh viên Bắc vào Sài Gòn được trường cấp chổ ở sau miếu trên đường Yên Đổ gần cư xá Air Việt Nam học nhạc dân tộc , chỉ đàn mỗi khi nhóm tụ tập tại nhà của Nhà Văn Nguyễn Thị Vinh hoặc được chị mời. )
Ngâm thơ :
- Nghệ sĩ Hồ Điệp
- Nghệ sĩ Đoàn Yến Linh
- Nghệ sĩ Vân Khanh
- Nhà thơ, nhà văn người yêu của lính, Lý Thuỵ Ý
Hát :
- Ca Sĩ Huyền Trân ( Huyền Trân hợp với Đoàn Yên Linh thành một đoàn hát, mỗi vị có thể đóng vai 5, 6 giọng Bắc Trung Nam khỏi chê ! )
Nhóm chúng tôi khoảng 20 người hai vị lớn tuổi nhất ngang bằng nhau xem như là trưởng tràng :
- Anh Hai Hoạ Sĩ Vũ Hối, Trưởng tràng như chức “ Chủ Tịch ”
- Anh Cả Thi Sĩ Trụ Vũ tương đương chức “ Bí Thư ”

HOẠ SĨ VŨ HỐI
Vũ Hối là tên thật, sinh quán tại Quảng Nam
- Khôi Nguyên Hội Họa Quốc Tế năm 1962.
- Có tên trong danh sách 5000 Danh Nhân Thế Giới
- Tự Điển Văn Học có tên anh ( Trước năm 1975 )
- Vũ Hối có chân trong Hội Văn Bút Quốc Tế
Tướng người cao dong dõng phải trên 1,75 mét, từng được vào Nhà Trắng vẽ chân dung Tổng Thống Kenedy, thuở ấy anh thường đi xe đạp cuộc, , anh hiền lành vui vẻ hoà đồng, chưa thấy mặt đã nghe cười.
Nhà anh lúc đó ở phía sau Nhà Thờ Vườn Xoài trên đường Trương Minh Giãng cạnh trường học ồn ào không xiết, anh vẫn ung dung sáng tác
Anh vốn đa tài, hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, thư pháp, làm thơ, trồng lan … ngành nào cũng nổi tiếng
Anh giao thiệp rộng
Nhóm chúng tôi thường rủ rê nhau đến nhà Anh Thanh chị Quỳnh nằm trên đường Lê văn Sỹ phía sau Bệnh Viện Quốc Tế Chấn Thương Chỉnh Hình hiện nay.
Còn muốn thoải mái thì đến nhà Anh Trụ Vũ, quanh co trong ấp Đông Ba ngồi trước xưởng in hoặc trước nhà dưới tàn me mát rượi tự do hát ca ăn nhậu, mệt thì mời lên gác bên xưởng in làm một giấc rồi về.
Trong một ngày uống rượu tại nhà anh Thanh chị Quỳnh, gồm Anh Vũ Hối, Anh Trụ Vũ, Đoàn Yên Linh, Thạch Cầm, Chị Trúc Hạnh đệ tử ruột Thầy Thích Thông Bữu trụ trì chùa Quan Âm trưởng tử ngài Thích Quảng Đức , anh Thường Quân nhà thơ Đường độc chiêu dòng dõi hoàng tộc
Quay quần bên bàn tiệc ngồi nói chuyện dong dài, ly rượu đến ai người ấy phải làm thơ viết vào trang giấy cứ thế xoay vòng. Thạch Cầm đàn Đoàn Yến Linh ngâm nga những câu thơ rượu.
Hơn 12 giờ trưa tiệc tan, khi chia tay ra về tôi và anh Vũ Hối đi cuối cùng vì đến sớm xe nằm trong kẹt, vừa qua khỏi cổng nhà chưa kịp lên xe thì hai tên lạ mặt tiến lại đề nghị cho xem giấy tờ, tôi đưa ra xem qua loa hắn bảo:
- Đi đi
Đến anh Vũ Hối, chúng nói chuyện rất lâu.
Trước đây cùng với Bác Sĩ Cường đến nhà thăm Thầy Doãn Quốc Sỹ hay tin Thầy đã bị bắt, giờ đến anh Vũ Hối, anh Thường Quân và một số bạn khác cũng đã vào Phan Đăng Lưu. Trong tù anh bị đánh đập tra khảo đến mù mắt .
Sau mấy năm đi học anh ra tù, được Thượng Nghị Sĩ Bob Dole thuộc đảng Cộng Hòa bảo lãnh sang Mỹ, hiện ở bang Maryland với cháu Vũ Quốc.
Khi qua Mỹ chúng tôi thỉnh thoảng liên lạc thăm hỏi nhau. Cũng giọng cười chẳng thể lẫn vào ai được, 37 năm rồi không quên !

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 07/Aug/2015 lúc 7:24am
Lão Thi Sĩ Tiền Bối Trụ Vũ

Trần Đại Bính là tên thật của Nhà thơ Trụ Vũ, thành viên Hội Văn Bút Quốc Tế
Thời 75 ông đã là đại thụ của Thơ Việt Nam, tướng người nhỏ thó tương đương với nhà văn Sơn Nam nhưng trí hiểu biết mênh mong, hai vị này chung chí hướng với nhau, nhà anh ở Ấp Đông Ba, Xã Phú Nhuận trước 75 tại đây có lập nhà in nghe nói cũng là nơi liên lạc gì đó !.
Nhiều buổi sáng Chúa Nhật qua nhà anh Trụ Vũ tôi gặp Chú Sơn Nam ngồi đẩy đưa với cô chủ quán xéo xéo trước nhà, ông già móm mém đeo cặp kiếng cận dầy tôi nghĩ khoảng cả phân, nổi bật trên hai chân mày cái cao cái thấp, ăn nói có duyên quá xá !. Tôi xà xuống chú cháu vừa nói chuyện vừa lai rai, quê Rạch Giá ông kể chuyện Miền Tây, chuyện nào tôi cũng chẳng biết. Qua người bạn tôi quen con gái ông Cô Hằng lúc nhà còn ở trong hẻm, sau cất nhà mặt tiền gần ngã ba đường Ấp Bắc với Lý Thường Kiệt thành phố Mỹ Tho. Anh Nghị chồng cô Hằng học Phú Thọ cũng dòng tộc với lãnh đạo chóp bu thời này, Nghị Hằng kinh doanh ngành vật liệu xây dựng giàu hết biết, trong khi cuộc sống chú Sơn Nam rất hạn chế, bệnh tật, sống long bong. May mắn khi ông qua đời con gái xây cho nhà lưu niệm hoành tráng hết hồn !
Nhà Trụ Vũ tuy trong hẻm sâu, nhưng bạn bè tấp nập. ngồi dưới gốc me trước nhà anh hoặc bên xưởng in lai rai rượu đế thật tuyệt.
Thơ như có sẳn trong người, rượu vào lim dim đôi mắt, thơ tự trào ra , lời thơ man mác cõi nào, ý thơ chuyển tải Đạo Pháp cao rộng tuyệt vời.
Ngành cỗ học cũng chẳng vừa cầm cái chén nhìn, bún cái beng ông nói ngay vanh vách xuất xứ. Tôi đã từng nghe hai cao thủ nói về đồ cổ tại nhà Cụ Vương Hồng Sển ở Gia Định thật phúc đức cho tôi. Ông có gian hàng đồ cỗ trên khu Tự Do cháu Thiên Ân trong coi.
Ông và Vũ Hối là hai vị thủ lãnh Thư Pháp ở Việt Nam lúc đó, hai trường phái khác nhau.
Bút Pháp của Ông có chút lã lướt của nghệ sĩ, hơi khó đọc nghiêng về nội tâm thể hiện Thiền Lực ?
Vũ Hối là Hoạ Sĩ nên bút pháp nghiêng về cái đẹp, dể đọc, bay bướm, trong chử lại có tranh.
Tôi được Ông tặng một bức thư pháp viết bài Bát Nhã Tâm Kinh, đưa cho người bạn rất nổi tiếng vị ấy xem rồi chê. Không chê sao được !
Khác với Vũ Hối đặc biệt thư pháp ông ít tặng cho bạn bè, thường tặng thơ.
Trong buổi họp mặt tại nhà chị Nguyễn thị Vinh, tôi được ông tặng cho mấy câu, như bắt được vàng, đầu óc quây cuồng như say rượu :
“ Nhớ Cao Thiện Thệ vô cùng “
“ Nổi thăm thẳm, của mắt trùng dương xanh …..”
Anh thường mặc quần áo Bà Ba cách điệu một chút, như là cư sĩ, như là không, Tư thái từ tốn khoan thai, nói năng chậm rãi, ông giao thiệp rộng, quen biết nhiều, nhất là các vị Cao Tăng khi gặp nhau chấp tay xá dài
Những năm đầu tiên, tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa, nhớ có năm nào trời lạnh thấu xương ông ngồi trên chiếc xe Suzuki màu đen, ( thời đó có tiền chưa chắc có xăng mà chạy, sử dụng tem phiếu ), cổ quấn chiếc mền gió bay bay như anh chàng Batman đi cứu khổn phò nguy tỉnh bơ chạy giữa đường phố Sài Gòn.
Còn nhớ một đêm nhóm chúng tôi đến nhà người bạn trên đường Lý Thường Kiệt đêm về ngang qua Chùa Vô Ưu, nghe tiếng tụng kinh của Ni Sư, anh hỏi:
- Mấy chú uống Cà phê không ?
Tụi tôi đồng thanh nói :
- Uống
- Theo anh
Cả đoàn quây xe đạp trở lại, vào Chùa
Anh khiêm cung chấp tay cúi chào ….
Sư Cô tụng kinh, chúng tôi uống trà ngồi chờ ….chưa được tuần trà
Sư Cô chào rất thân tình, anh Trụ Vũ thưa:
- Đêm trăng chúng tôi có việc đi ngang qua Chùa, nghe tiếng tụng kinh, không gian đẹp quá viết vội mấy câu thơ đề tặng. Sư Cô lấy giấy viết, anh phóng bút:

“ Giọng vàng tán Phật trong trăng “
“ Nghe như tiếng hót Ca Lăng Tần Già “
“ Hỏi thăm Đức Phật Di Đà “
“ Phải chăng giọng ấy từ Hoa Ưu Đàm “

“ Hỏi rồi chẳng tiếng âm vang “
“ ( quên )…Bóng nguyệt lại càng tròn gương “
Sư Cô rất vui, anh nói liền:
- Xin Sư Cô 5 đồng, dẫn anh em uống cà phê
Nói gì 5 đồng, 50 đồng cũng được
Tôi thấy câu kết hơi kỳ kỳ , hỏi anh, anh chỉ cười !
Bác Sĩ Trương Thìn, giám đốc bệnh viện Y Học Dân Tộc, thời sinh viên tôi biết ông vào những năm tháng biểu tình phá nhà quậy nước nhưng không quen. Nhà Ông trên đường Lê Lợi, Gò Vấp, căn nhà nhỏ và xinh, trang trí toàn cỗ vật. Một bửa nọ ông mời Trụ Vũ đến nhà uống rượu, anh nhắn gọi dẫn chúng tôi đi theo, trên chiếc bàn tròn xinh xinh bày toàn chén tách cỗ đắc tiền, Bác Sĩ Trương Thìn và ông bạn ( có giới thiệu nhưng 30 năm rồi xin lỗi không nhớ tên ) đã ngồi sẳn lai rai. Người bạn Bác Sĩ ăn mặc giản dị, bộ đồ bà ba màu nâu, nhìn vào tôi đoán ông này cũng thuộc trưởng lão Cái Bang hai, ba túi gì đây, thấp hơn Bùi Giáng nhiều cấp, không bụi như Minh Trần Đới ngủ ké Chùa Kỳ Viên phái Nam Tông, tầm tầm với Cư Sĩ Long thường đánh cờ tướng với Thầy Tuệ Hải, Trụ Trì Chùa Pháp Hoa.
Thường rượu vào thơ ra, lai rai với thầy Trụ Vũ, ông thường đề nghị chúng tôi làm thơ xây vòng, ly rượu đến ai người đó viết câu thơ xong cạn chén, cứ thế bài thơ tràng giang đại hải. Sau đó thì Đoàn Yên Linh, Vân Khanh … diển ngâm, Thạch Cầm đàn tranh thế là đủ bộ.
Buổi tiệc nào cũng vậy, nhưng đêm nay nhà chật đèn mờ mờ ảo ảo thì cũng không thoát ra ngoại lệ đó, anh lại chế ra mỗi người đến tua phải kể chuyện hoặc ca, hát, ngâm thơ gì đó cho hợp với không gian. Khởi đầu là Bác sĩ Trương Thìn ông hát bài ca suy tôn Hải Thượng Lãn Ông do anh sáng tác, xong đến phiên bạn của Trương Thìn.
Bạn của Trương Thìn ngâm bài thơ tốn khoản hơn cây vàng thời đó, đủ đóng cho 5 thằng đi vượt biên, tôi biết Bác Sĩ đau lòng lắm nhưng vẫn cười. Số là đến ông phải hát ngâm hoặc kể chuyện vui gì đó, ông săn tay áo đứng lên khoanh tay oai phong giống như tượng Thủ Khoa Huân đặt ở vườn hoa Lạc Hồng trên Thành Phố Mỹ Tho, lủ chúng tôi lim dim mắt chờ đợi, một phút…hai phút trôi qua tiếng đàn tranh Thạch Cầm bay bổng. Chợt nghe Rầm tiếp theo là lẻng kẻng, mở mắt ra cá thịt rau quả văng đầy, chén dĩa ly tách trên bàn thi nhau rơi xuống đất toàn là đồ cỗ quý hiếm, vợ Bác Sĩ trong phòng chạy ra nhìn thấy nói cười vui vẽ lăng xăng dọn dẹp như không thật đáng kính phục, Bác Sĩ có Bà vợ trên cả tuyệt vời !.
Thì ra trước khi ngâm ông bạn hít hơi định thần tập trung đưa nội lực vào hai bàn tay vổ xuống bàn cái rầm mới ra nông nổi này, gương mặt ông lạnh lùng như không, ai làm gì cũng mặc, như kẻ đang lên đồng phô diển nội công thâm hậu và ông bắt đầu ngâm :

Đại trượng phu
Không hay xé gan, bẻ cật
Phù cương thường
Há tất tiêu dao . . . . . . .
Thì ra bài Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác, chốc bổng thành bài đoạn trường của Bác sĩ Trương Thìn.
Anh Trụ Vũ thường dẫn chúng tôi đi thăm ông này bà nọ cho quên ngày quên tháng, đoàn chúng tôi ít khi nào đầy đủ quân số. Đoàn Yến Linh thì trên giỏ xe lúc nào cũng chở túi thơ, Thạch Cầm lận theo chai rượu mini, người đẹp ngồi sau lưng quải đàn Tranh … thế là lên đường.
Loanh quanh mãi trong thành phố hoài cũng chán, một ngày đẹp trời trực chỉ đi chùa Nam Tông ngoài Thị trấn An Lạc, Huyện Bình Chánh, thăm Thầy Hộ Giác.
Thầy Hộ Giác trước đây thường thuyết pháp tại chùa Pháp Quang bên Gia định những ngày thầy thuyết giảng phật tử tham dự rất đông, nhất là mấy bà bán hàng ở chợ Cầu Ông Lãnh … những ngày tháng lu bu biểu tình bãi khoá tôi cũng được biết Thầy !
Con đường trước khi vào Chùa phải vòng vèo qua nghĩa trang, tại đây người sống chen chúc trên và trong những ngôi mộ thật đau lòng, hầu hết họ là những người bị cọng sản tuyển chọn để cưởng chiếm nhà cửa rồi đày đi làm kinh tế mới, chịu không thấu bỏ trốn về sống vất vưởng quanh đây !
Chùa Nam Tông được xây dựng hơi khác các chùa thuộc phái Nguyên Thuỷ chút chút, một dãy dài thẳng băng hình chữ I.
Tiếp chúng tôi nói chuyện thăm hỏi … rồi cũng hết chuyện, thầy đề nghị một màn văn nghệ bỏ túi, Đoàn Yến Linh mở túi thơ lấy ra một tập giấy quây Roneo, thế là “ Thị Mầu đi Chùa “ tái xuất hiện tại chùa Nam Tông. Ca Sĩ Huyền Trân cùng Đoàn Yến Linh nhập vai đã là hơn một đoàn hát, thế mà cũng kéo chúng tôi vào…buổi văn nghệ bỏ túi kết thúc phật tử hoan hô quá mạng !
Những ngày gần cuối năm 1981 tôi lon ton trên chiếc xe đạp bên đường Phan Thanh Giản gần Tháp Nước thì chiếc xe hơi chở Thầy do sư Thiện Nhân lái dừng lại, tôi đến chào hai thầy trò nói chuyện sau đó Thầy nói lời chia tay
- Thầy không thể nào có mặt trong nhóm Phật Giáo Thống Nhất giao nọp ấn tín cho Phật Giáo Việt Nam vì vậy thầy phải ra đi trước ngày này !
Tôi nhớ hoài câu Thầy đã nói, nhưng nghĩ cho cùng Phật Giáo Việt Nam với Phật Giáo Thống Nhất ở miền Nam trước đây của quý Thầy nào có khác gì nhau chỉ khác thành phần lãnh đạo ?!
Khi Thầy Hộ Giác vượt biên, Thầy Siêu Việt lên thay.
Thầy Siêu Việt sinh ra và lớn lên trên Cambode . Năm 1970, cùng với Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Giới Nghiêm về Việt Nam truyền bá giáo lý Nguyên thủy.
Thầy Siêu Việt kể cho chúng tôi nghe, mẹ thầy ngày trước do nghề nghiệpthường lột da con Đồi Mồi, bao tải dệt bằng dây đay để trong chảo lá sen nấu sôi vớt ra trùm lên mai, con Đồi mồi đau đớn những cái vi thò ra ngoài bơi bơi còn đầu co rút sâu vào bên trong … sau đó lột mai Đồi Mồi ra . Vì gieo nhân như thế nên bà mỗi năm da bong tróc một lần đau nhức khôn cùng !
Thầy rất yêu kính mẹ, con đường tu Thầy rất đáng ngưởng mộ!
Sau này về Bạc Liêu làm việc tại công ty Duyên Hải, Công Ty tổ chức đi chùa Xiêm Cáng tôi gặp các Thượng Toạ người Cambuchia nói chuyện quý sư trụ trì cũng biết nhiều về thầy với lòng kính phục !
BÙI GIÁNG
Nhiều lần anh dẫn chúng tôi ghé Chùa Long Huê trên đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp, thăm Thầy Bùi Giáng. Chùa Long Huê là ngôi chùa nổi tiếng trước đây vì liên quan rất nhiều đến Nhà Nguyễn, sau này là đám đệ tử nhà hồ !
Anh dặn dò chúng tôi mỗi người chỉ nên hỏi hoặc nói với Thầy ba lần, lần thứ tư xẩy ra điều gì ráng chịu bản thân anh cũng thế, anh nói vậy chứ tôi thấy hai vị rất thân tình nhau.
Năm sáu lần ghé thăm nhưng chỉ gặp ông được hai ba lần gì đó, thời gian nói chuyện cũng không bao lâu . Một lần không gặp ông hỏi thăm, Thầy trụ trì nói :
- Khoảng hơn năm nay thỉnh thoảng vài ba ngày cả tuần ông ghé qua, chứ không thường xuyên như trước
Quần áo Thầy Bùi Giáng rất bụi, Trưởng lão cái bang mà ! phong thái khác người nhưng ánh mắt Thầy linh hoạt khi nhìn ai như điện xẹt, lạnh người !
Tôi thích thơ của cả hai vị theo để nghe nhưng hai vị Tổ sư nói toàn chuyện mưa nắng chẳng ăn nhập gì về văn chương thi phú! Im lặng ngồi nghe, đôi khi lời nói lãng òm, khoa tay lãng xẹt chẳng đâu vào đâu, nhưng hai vị rất tâm đắc ?!
Tôi dạy ở trường Đại Học Công Nghiệp hiện nay, hằng ngày thường gặp Thầy đứng bên chợ Gò Vấp đoạn nằm trên ngã ba đường Nguyễn Thái Sơn Nguyễn Văn Bảo, không bị ngoại cảnh chi phối chuyện mình mình làm, tay ông tung rồi hứng con chim Bồ Câu ra ràng chân bị cột sợi nhợ, sợi nhợ cột vào cổ tay của ông cứ thế mà tung miết thật tội nghiệp cho chú chim hòa bình bị cột cẳng!
Nhiều khi thấy ông đứng trầm ngâm bên cây đa cận bô rác trên dốc cầu Trương Minh Giảng mắt đăm đăm nhìn qua bên kia đường là Trường Đại Học Vạn Hạnh ngày xưa, do được gặp gở và nói chuyện mấy lần tôi chào ông, mắt sâu thẳm nhìn xa xăm như chẳng thấy, chẳng biết gì !
May mắn cho tôi một buổi tối ( ít gặp Ông vào buổi tối lắm ) trên đường Kỳ Đồng thấy ông đi giữa đường , thời ấy ít xe đi giữa đường cả buổi cũng được tôi gật đầu chào, ông thấy như chẳng thấy gì, xe đi qua bổng nghe gọi tên tôi, mừng như bắt được vàng xuống xe đến bên ông chào:
- Thưa Thầy gọi con !
Ung dung Ông cứ đi, đôi mắt tinh anh thoáng nhìn tôi đọc liền 2 câu thơ
“ Hay cho cái Ông Phạm Tuân “
“ Bổng dưng ông lại nhảy tưng lên trời “
- Cám ơn Thầy
Mới câu thứ nhất thôi mà ông quây mặt dửng dưng như không biết chuyện vừa rồi ! Thì ra buổi tối hôm ấy người ta ăn mừng cái ông Phạm Tuân nào đó, được cho làm thành viên Phi Hành Đoàn thực hiện chuyến quá giang Liên Sô đem bèo Hoa Dâu lên trời thay mặt đảng kính yêu biếu chị Hằng làm thức ăn cho Thỏ Ngọc. Tính dân tộc cao hết biết !
Sau cái vụ bổng dưng ông Phạm Tuân nhảy tưng lên trời, dân gian đẻ ra vô số chuyện cười ra nước …” mắc “.
Thiên hạ nói Bùi Giáng điên, ban đầu tôi cũng nghĩ vậy, nhưng nhờ Tiền Bối Trụ Vũ được diện kiến ông mấy lần nhất là từ buổi tối hôm đó tôi hiểu khác về ông, một Bậc Thức Giả tu giữa đời thật đáng kính !
Chùa Pháp Vân
Một lần duy nhất chúng tôi đến Chùa Pháp Vân của Thiền sư Nhất Hạnh trên quận Tân Phú nơi dung chứa nhóm “ Thanh niên phụng sự xã hội”
Vào những năm chiến tranh khói lửa mịt mờ, vâng lệnh thầy túa ra hành hiệp.
Chùa đơn sơ xây dựng bằng tre nứa, phong cảnh rất hữu tình, tôi nhớ như vậy !
Tôi thích cách trang trí nơi thờ tự đơn giản mà thanh nhả không chùa nào có được, Chùa chỉ có duy nhất tranh Đức Phật giác ngộ ngồi ngắm dòng sông.
Khác với ngày trước các thanh niên phụng sự xã hội dập dìu, bây giờ các đồng chí đi nhận nhiệm vụ mới, chùa hoang vắng yên tỉnh ! Sau mấy tuần trà giới thiệu thăm hỏi nhau … rồi ra về !
Anh thường dẫn chúng tôi đi chùa khi thì tịnh xá Trung Tâm gặp Tha Phương Khách bút hiệu Thượng Toạ Giác Toàn, sau này thấy bút hiệu cải lương quá bèn chuyển đổi là Trần Quê Hương ! giao tình giữa Thượng Toạ Giác Toàn cùng Lão Tiền Bối Trụ Vũ rất thân thiết !
Phái Khất Sĩ do Tổ Sư Minh Đăng Quang khai sáng được chế biến trên nền tảng Phật Giáo Nam Tông , người tu đi chân đất, ăn chay, không đọc kinh tiếng Pali mà sử dụng tiếng Việt
Chùa gọi bằng Tịnh Xá. Tịnh xá buổi đầu được lợp lá hoặc tôn, luôn luôn nắm ở rìa hoặc ngoài hàng rào Ấp Chiến Lược, hiện nay thành phố phát triển nên tịnh xá nằm lọt vào khu thị tứ.
Tên Tịnh xá khởi đầu bằng chữ Ngọc và ghép tên địa phương vào
Thí dụ: Tịnh xá trên thành phố Mỹ Tho tỉnh Định Tường ngày xưa, được gọi là Tịnh Xá Ngọc Tường
Chánh điện xây bàn thờ 4 mặt quay về bốn hướng Bắc Nam Đông Tây trên đỉnh là tượng Phật Thích Ca, cạnh bên đặt bàn thờ Tổ. Phật tử đi chùa lạy Phật ở chánh điện sau đó qua lạy Tổ ở bàn thờ kế bên. Lúc Minh Đăng Quang bị nạn do Tướng Trần Văn Soái biệt danh Năm Lửa nói ngài là Việt Cọng bắt dẫn đi, đệ tử nghĩ là bị Năm Lửa giết chết từ ấy bàn thờ được thấp hương, nhiều năm sau đệ tử bảo chưa chết vì có người gặp Tổ tu trong núi, từ đấy bàn thờ không thấp nhang nữa đổi lại thấp đèn cho đến nay
Giác Nhiên được phật tử dắt đi vượt biên, Thượng toạ Giác Toàn con liệt sĩ lên thay ông cho hệ phái được dựng tượng Quan Thế Âm, Tôn Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Khất sĩ bước thêm bước nữa vào vùng đất Đại Thừa.
Những chùa anh Trụ Vũ đưa chúng tôi đến, sư thầy chúng tôi gặp, đa phần liên quan nhiều đến hoạt động của bọn cọng sản nằm vùng !
Tám con đường duy nhất dẫn đến đạo, Đức Phật dạy cho các đệ tử, đầu tiên là:
- Chánh kiến
Các thầy này không có được Chánh Kiến cứ loay hoay mãi Phật Giáo Thống Nhất với Phật Giáo Việt Nam chẳng biết về đâu, đó là Vô Minh !

Cao Thệ
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 13 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.174 seconds.