Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Tiếng Việt dễ mà khó, khó mà dễ!!! Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Chủ đề: Tiếng Việt dễ mà khó, khó mà dễ!!!
    Gởi ngày: 09/Nov/2011 lúc 10:03pm
Tiếng Việt dễ mà khó, khó mà dễ!!!


Ngày xưa tôi cứ nghĩ là Tiếng Việt không có gì khó, vì đối với tôi cái khó khăn nhất là không biết được chữ nào có dấu hỏi hay dấu ngã thì tôi đã có cách tránh né, mỗi khi viết thay vì bỏ dấu hỏi hoặc dấu ngã rõ ràng, dấu ngã nằm ngang, dấu hỏi thẳng đứng , tôi viết dấu nằm nghiêng, nghĩa là một dấu nằm lưng chừng giữa hai dấu hỏi, ngã, thế là xong, người đọc tự hiểu lấy! Không ngờ từ ngày có máy điện tính, người ta không viết tay nữa, gõ chữ trên bàn phím không có cái dấu lơ lững giữa dấu hỏi và dấu ngã! Bó tay, ân hận đã không chịu học hành đàng hoàng, bây giờ vừa viết vừa tra tự điển!

Ngôn ngữ là do con người tạo nên, theo thời gian, không gian và theo nhu cầu của con người mà biến đổi không ngừng, , thay vì sáng tạo chữ mới dễ hiểu, chính xác hơn, ngày nay người ta không những làm một việc trái ngược, lại còn sử dụng những chữ này một cách bừa bãi, vì vậy nếu không theo dõi thì khó mà hiểu những chữ nghĩa mới.

Thí dụ như chữ “bức xúc” tôi đọc thấy hàng ngày trên các bài báo không hiểu ý người viết muốn chuyển đạt điều gì.

Trích:
- Uyên Linh xuất hiện trong trang phục áo ba lỗ và quần rách, khiến nhiều người bức xúc. ... Nhưng
- Đến trưa cùng ngày, ông Đức tử vong. Người nhà ông Đức cho rằng các y, bác sĩ đã lơ là, tắc trách nên đã bức xúc chửi bới, đuổi đánh các y, bác sĩ trong kíp trực.
- Tôi bức xúc vì nhiều phụ huynh nghĩ sai về giáo viên lớp 1 (17/09) ...
- Qua những bức xúc về tấm ảnh này có người đã nhắc lại chuyện những tấm ảnh xuất hiện vào năm 2010,lễ kỷ ...
- Phật giáo đã tỏ ra đáp ứng tích cực những đòi hỏi bức xúc của dân tộc trong ...


Trước 1975 chúng ta biết:

Bức: Ép buộc, uy hiếp (cưỡng bức, bức bách, ép bức)
Xúc: Vội vã, thúc giục, thôi thúc, ( đốc xúc, xúc tiến)

Ngày nay hai chữ này được ghép chung và được tự điển “dịch” nghĩa như sau:

Bức xúc: Thôi thúc, bứt rứt, hoang mang, bực tức.
Bức xúc: Dồn nén, bực tức. (Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu)

Mời mọi người đọc thử một đoạn trích đăng trên báo coi tác giả muốn chia sẻ những cảm xúc nào với người đọc.

Trích:
….....
Bức xúc với tình trạng chợ cóc tự phát xâm lấn khu dân cư
Đơn kiến nghị bày tỏ bức xúc của người dân trong khu vực chợ tự phát xâm lấn gửi các cơ quan chức năng.

Chị Nguyễn Thị Lan, một người dân trong khu dân cư bị ảnh hưởng bức xúc: “Một buổi sáng, chúng tôi chợt bị đánh thức bởi những âm thanh chợ búa huyên náo. Mở cửa nhà thì giật nảy mình không biết từ đâu hàng chục các quầy hàng từ đâu đổ đến xếp kín dọc các ngõ phố. Khi chúng tôi phản đối việc họ ngang nhiên xếp hàng ngay trước cửa nhà tôi bày bán thì có người dẹp né sang một bên rồi ngồi ì lại, một số người con quay sang to tiếng chửi bới. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều là công chức nhà nước nên không muốn đôi co với những người buôn bán nên dù bức xúc cũng đành đóng cửa im lặng”.

Đặc biệt, điều khiến những hộ dân trong các khu dân cư bị xâm lấn bức xúc nhất là khu dân cư vốn yên bình, hiếm bao giờ có sự to tiếng với nhau vậy mà chỉ từ khi xuất hiện chợ tự phát từ sáng đến trưa, khu phố yên tĩnh bị phá vỡ bởi những tiếng văng tục, cự cãi inh ỏi. Sau buổi họp chợ, rác rưởi bủa vây ngập ngụa các ngõ phố. Ô tô thì toát mồ hôi không lách được vào trong khiến các vụ va chạm liên tục xảy ra.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Trí Anh - Phó chủ tịch UBND phường Ô Chợ Dừa cho biết: “UBND phường Ô Chợ Dừa đã nhận được những kiến nghị bày tỏ bức xúc của người dân về tình trạng chợ cóc tự phát xâm lấn ảnh hưởng đến đời sống của người dân.


Chúng ta có rất nhiều chữ để diễn tả chân thật tình trạng vui, buồn, giận như: Lo lắng, bối rối, ưu tư, bực bội, trăn trở rất nhiều, dằn vặt, bức rứt, khó chịu, bồn chồn, không an tâm, đau lòng , đau đớn, lo âu, xót xa, xót dạ, căm giận, giận dữ, phẫn uất, chê trách, phiền hà, áy náy, căng thẳng, e ấp, háo hức, ngậm ngùi, ngột ngạt, trăn trở, mừng, lo ,sợ, nôn nao, thôi thúc, thúc giục, gấp gáp, cần kíp, cần giải quyết gấp, v.v.

Cảm xúc thay đổi tùy theo tình huống, tùy theo tính khí của mỗi người, người viết thay vì tùy lúc, tùy việc, tùy người mà sử dụng những từ ngữ phù hợp các tình huống, ở đây cả ½ bài viết ai ai, lúc nào cũng chỉ có một cảm xúc “bức xúc” như nhau. Phải chăng ngày nay người ta có xu hướng dùng một chữ chung chung cho mọi cảm xúc, con người ngày nay đã biến thành người máy (robot) hết rồi sao mà mọi người chỉ có cùng một phản ứng giống nhau vậy???

Cứ theo cách này thì tiếng Việt thật là dễ, thay vì phải biết phân biệt, đắn đo chữ nghĩa để diễn tả uyển chuyển cái cảm xúc của người trong cuộc một cách rõ ràng, ngày nay chỉ cần một chữ lập đi lập lại. Theo đà tiến triển nầy một ngày nào đó chữ nghĩa chỉ còn lại khoảng chừng vài chục ngữ vựng, khỏi sợ lỗi chính tả cũng chẳng cần đến tự điển nữa, và chúng ta sẽ có (một đoạn của) bài hát “Giọt Mưa Trên Lá” như sau:

……
Giọt mưa trên lá bức xúc, bức xúc,
Bức xúc, bức xúc , em (anh) biết yêu lần cuốị
Giọt mưa trên lá bức xúc, bức xúc ,
Bức xúc, bức xúc, anh (em) biết yêu lần đầu
Giọt mưa trên lá thấp thoáng, bức xúc
Bức xúc, đợi chờ, xa cách nhau vài giờ
Giọt mưa trên lá dĩ vãng xa xôi
Sớm tối bức xúc , xa cách nhau một đờị
Ù u u ú ! Ù u u ú !
Ù u u ú ! Ù u u ú !

Bản chính:
….
Giọt mưa trên lá bối rối, bồi hồi,
Ráo riết, miệt mài, em (anh) biết yêu lần cuốị
Giọt mưa trên lá bỡ ngỡ, xôn xao,
Cuống quít, dạt dào, anh (em) biết yêu lần đầu
Giọt mưa trên lá thấp thoáng, bơ vơ
Khép nép, đợi chờ, xa cách nhau vài giờ
Giọt mưa trên lá dĩ vãng xa xôi
Sớm tối bùi ngùi, xa cách nhau một đờị
Ù u u ú ! Ù u u ú !
Ù u u ú ! Ù u u ú !



- Tiếng Việt khó hay dễ, phong phú hay nghèo nàn,?
- “Bức xúc”!

nguồn TVTC

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 09/Nov/2011 lúc 10:14pm

Tạp Ghi – Lẩm Cẩm Về Chữ Và Nghĩa

Chữ nghĩa tiếng Việt ngày nay theo nhu cầu và nhất là theo trào lưu mới có nhiều chữ được/bị thay đổi, thêm, bớt, và có nhiều chữ mới lạ ...

Nhiều người viết có những từ ngữ riêng, ngữ pháp riêng, đối với những người không thường tiếp xúc với những chữ này, đôi khi không khỏi bỡ ngỡ, thắc mắc, không biết dựa vào quy tắc, tiêu chuẩn nào để hiểu ý, hiểu lời, tìm tài liệu tra cứu thì năm người, mười ý …

Người viết bài đưa lên đây vài trường hợp tình cờ góp nhặt được đó đây, ghi lại vài ý nghĩ lẩm cẩm của mình coi như là tham gia sinh hoạt cùng mọi người cho vui chứ không hề có ý định chỉ trích, phê bình ai hoặc điều gì. Những điều thắc mắc, lẩm cẩm này có thể sai lầm, hoặc còn sơ sót, vì vậy mong được quí vị, các bạn góp ý, chỉ dẫn thêm.

~ o O o ~

Tuổi = năm tuổi?

Ngày nay người ta thường thấy có nhiều người viết như:

“Bé gái 9 tháng tuổi bị mẹ đẻ đánh đến nhập viện”
“Bé gái 22 tháng tuổi chết vì bị bỏ quên trên xe”
“Trường mầm non New Star Kids (phố Chùa Hà, Hà Nội) chia các bé từ 18-60 tháng tuổi thành các lớp…”
“... vị cán bộ lão thành cách mạng gần 90 năm tuổi đời, 70 năm tuổi Đảng ...”
Ba khối đá hình trống đồng không thể hơn 1.000 năm tuổi.”
Chợ nổi vàm Cái Bè ra đời khá sớm so với các chợ nổi ở ĐBSCL. Đến nay, chợ trên sông vàm Cái Bè đã trên 200 năm tuổi.”
“Khai quật ngôi mộniên đại 3000 năm tuổi


Theo tự điển:

Tuổi (tiếng Nôm):
- Mỗi năm trong đời sống: Sống trăm tuổi (1 năm có 12 tháng)
- Từng năm trong 12 Chi(con giáp): Tuổi Khỉ (Thân)
- Quãng đời già trẻ: Tuổi xuân (trẻ, xanh); Tuổi già (thọ)
- Mức đo độ tinh khiết của quý kim: Vàng mười tuổi (ròng)

"Tuổi" đồng nghĩa với tiếng Hán Việt : tuế, niên (năm) , niên kỷ (tuổi tác).


Ngoài ra tôi nhớ có sự phân biệt nho nhỏ:

Tuổi (tây): Con người kể từ ngày sinh ra, sau đó đúng 1 năm được gọi 1 tuổi. Những ngày, tháng lẻ có thể kể kèm theo. Thí dụ:

- “Em bé (được) mấy tuổi?”
- “6 tháng 10 ngày.” hoặc “ Em được 2 tuổi rưỡi/ 2 tuổi 6 tháng.”
- Nhận giữ trẻ em từ 3 tuổi.


Tuồi (ta): Con người ngay từ ngày sinh ra, được coi có 1 tuổi (có lẽ được tính 9 tháng 10 ngày trong khi còn trong bụng mẹ), sau đó đúng 1 năm được gọi 2 tuổi. Trên cáo phó, thiệp báo tang, mộ bia đôi khi được cộng thêm 1 (?) tuổi, có ý nghĩa như là thêm tuổi thọ, hoặc giả cho rằng người chết vẫn còn quanh quẩn trên dương thế cho đến ngày xả tang mới được coi như ra đi thật sự?

Chữ “tuổi” có nghĩa là “năm”, trong đó bao gồm “ngày, tháng”. Vậy thì những chữ “năm / tháng” đi kèm theo chữ “tuổi” ở đây có phải là sự lập lại như hình thức "lấp láy"? Đúng? Sai? Vì sao có sự thay đổi này? Người viết đoán mò có lẽ từ cách nói của ngôn ngữ Âu Mỹ và người ta đã bắt chước theo từng chữ mà không dịch theo nghĩa câu nói. Thí dụ:

Tuổi: age, year of age
- I am 5 year old! (Tôi được 5 năm tuổi).

Điều này có thể tạm hiểu được nếu đó là những thế hệ trẻ sinh sống, lớn lên ở nước ngoài, ở Mỹ, do đó chịu ảnh hưởng lối nói thường ngày, nhưng những bài viết trong nước, tự điển, đôi khi của những người viết bài/báo chuyên nghiệp cũng viết như vậy, trong cùng một bài viết có khi dùng cả 2 cách, y như là cả 2 cách đồng nghĩa đúng như nhau. Phải chăng đó trào lưu mới, ngữ pháp mới? Hay đó là kiểu nói chữ “lấp láy” mới, điều đó có hợp lý, hợp tình không? Tôi thấy nó có vẻ giống như lối nói cùa những người thích “nói chữ” vậy! Ngày nay có nhiều người viết như vậy, đọc ai cũng hiểu, vậy thì bàn cãi “Chữ & Nghĩa”có cần thiết không? Ý kiến của quý vị,các bạn như thế nào?
Trước hết xin cám ơn Dã Tràng đã nói lên cái mà tui muốn nói. Cái chuyện rất là hiện thực. Mình phải làm sao đây?
Sau là xin lỗi Thư Viện tui cố ý viết trật, không nghĩ đến chánh tả khi gõ cái bài này.
hdl

----------

- Chơi gì kỳ vậy cha!

Đã bao lần trong gần sáu mươi năm tại thế tui đã bực tức mà thốt lên cái câu đó. Lý do tự sự thì nhiều, nhiều lắm! Từ những chuyện nhỏ nhặt như ngày xưa có bao nhiêu đồng tiền còm cỏi bỏ ra bao em ăn đậu đỏ bánh lọt, còng lưng trên con ngựa sắt mà đèo em đi khắp phố phường chưa kịp có được một lần mò cua bắt ốc trên khe suối nhỏ thì bổng dưng bị nghe bài hát tạ từ trong đêm.
Hay là to lớn trầm trọng hơn nửa như gần đây tự dưng thấy số vốn liếng cắt ca cắt cũm dành dụm đóng góp bao năm trong 401k đã bốc hơi một sáng mù sương.
Kỳ quá ha!
Nhưng cái mà tui bực nhứt là cái chuyện chữ nghĩa tiếng Việt Nam. Học hành cho cả một đời người để rồi bây giờ...tất cả lộn tùng phèo.
Tui chẳng "bít" cái gì "hit" ráo!

Ừ thì có người bảo là phải dùng tiếng Việt trong sáng, người thì kêu phải viết như trước 75 nếu không thì sẽ được tặng cho một vài chồng nón đội quẹo cổ. Rồi có chỗ thì lại bảo tiếng đó xưa rồi Diễm, bây giờ ở quê nhà mình sài tiếng khác. Hoặc là bây giờ thì không còn mấy ai viết như thế nữa, mình nên tập theo đa số.

Mà sao biết là đa số? Hỏng lẻ phải so sánh, cộng trừ nhân chia khi muốn viết lên một chữ. Lại nửa có phải đa số hôm nay là tích lủy của thiểu số ngày qua?
Và ngược lại thì cái thiểu số ăn nói bậy bạ, viết trật lên trật xuống hôm nay biết đâu sẽ trở thành đa số ngày mai? Xin hảy xem chữ nghĩa ở VN hôm nay thì sẽ biết.

À ha, sai đúng mà mần chi, miển sao hiểu nhau là được. Bàng cải làm gì cho mất thì giờ vàn bạt. Thấy chưa? Vẫn hiểu phải không? Dà có sao đâu?
OK, vậy thì cần chi học hỏi, cần gì tự điễn, có cần cái từ ngử "chánh tả" nửa hay không?
Ai sao tui vậy thì cũng chẳng có chết con ma nào, đở phải tốn công ngồi ngẩm nghĩ hỏi hay ngã, có G hay không này nọ.
Nhưng mà ... vẫn còn có cái chi bực tức uất hờn lảng vảng đâu đây.
Đó là...
Vậy chớ bao lần bị quỳ gối dang tay, tòn ten 2 lon nước trên vỏ mít vì viết thiếu một cái gạch nối, bị kêu lên bảng viết đi viết lại hàng trăm lần một chữ vì sai một cái dấu hỏi ngả thì tính sao đây?

- Chơi gì kỳ vậy cha?

Hoàng Duy Liệu & DT nguồn TVTC



Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 09/Nov/2011 lúc 10:18pm
Cám ơn Hoàng Duy Liệu tiếp tay, góp ý.

(^.^)

Chia sẻ (không phải chia "xẻ")?


Tình cờ đọc lại các bài sưu tầm của các bạn trong CLB Viết Văn mà tôi đã đảm nhận đưa bài ra phòng “Chữ và Nghĩa”, trong baì có đoạn viết làm tôi thắc mắc:
http://tvvn.org/forum/showthread.php...0u-T%E1%BA%A7m
#3) “Nguyên tắc bỏ dấu trong tiếng Việt.

“ …
Những chữ thường hay bị viết sai: sợi dây (không phải sợi "giây"), giây phút, chia sẻ (không phải chia "xẻ"), sử dụng (không phải "xử" dụng).
Tôi thành tâm khẩn cầu các đại văn sĩ (và cả các vị thầy Cò) làm ơn viết cho đúng chính tả …”
Tôi ngạc nhiên với câu viết khẳng định nầy, vì 2 chữ nầy độc lập với nhau, diễn đạt một hành động; ý nghĩa khác nhau làm sao lại nói “chia sẻ” là đúng và “chia xẻ” là viết sai chính tả? Phải chăng tác giả cho rằng chỉ có thể sử dụng chữ “chia sẻ” vì chữ “chia xẻ” không đúng ngữ vựng tiếng Việt?

Trên mạng đã có nhiều tranh luận về việc sử dụng 2 chữ nầy. Có nhiều lối diễn giải: lỗi phát âm “x / s”, về từ nguyên, ngữ pháp …Rất nhiều người giải thích và cho rằng “chia xẻ” là đúng, có thống kê 2/3 bài viết dùng chữ ”chia xẻ” và bác bỏ chữ “chia sẻ”, một số it người nói rằng chữ “chia sẻ” đúng chính tả, cũng có một ít người cho biết đó là 2 chữ có nghĩa khác nhau, thậm chí có người còn cho rằng:

... "chia sẻ" hay "chia xẻ" không quan trọng lắm khi viết; miễn sao người đọc hiểu thì thôi, cũng như có người nói: "viết thơ" và "viết thư" vậy. Đó là thói quen...nếu có sai chút đỉnh người đọc cũng hiểu = viết một bức thư để gữi cho người nào chứ không ai hiểu là "làm thơ!" …

Cuối cùng là câu than vãn “chúng ta không/chưa có một Hàn Lâm Viện …!!!”. Tình cảnh thật “đáng thuơng” cho những “đầu óc” ” như vậy trong chúng ta!

Tại sao vậy? Vì trong những quyển tự điển xưa và nay có quyển chỉ có cắt nghĩa chữ “chia xẻ” mà không có chữ ”chia sẻ”, quyển khác thì ngược lai, nhưng cũng có quyển có cả 2 chữ. Khi tra tìm trong tự điển có lẽ có người không để ý đến sự khác biệt nhỏ giữa 2 chữ này, nên vội cho đó là một chữ đã viết sai chính tả? xu hướng chỉ sử dụng chữ có trước 75, hay là xu hướng ngày nay chỉ muốn dùng “chung chung” một chữ cho mọi trường hợp; thí dụ như sự lạm dụng chữ “bứt xúc” ngày nay được dùng để diễn đạt hầu hết mọi cảm xúc vậy?

Trích vài câu có đăng trên mạng: (Xin phép BAN/BĐH cho giữ nguyên bản phần trích đăng ).

- Vietmaths sưu tầp và muốn chia sẽ cùng bạn đọc khắp nơi. Các bạn có ...

- Chia sẻ kiến thức và phần mềm máy tính ...

- Có 2 bài thơ hay muốn chia sẽ cùng mọi người?‎

- Nhà báo/nhà hoạt động Nguyễn Phương Hùng chia xẻ kinh nghiệm riêng về ngày 30/4/1975.

- Bài Đọc Hằng Tuần; Chia Xẻ Lời Chúa; Thành Kính Phân Ưu ...

- Đặt câu hỏi chia xẻ vể LÀM ĐẸP

- Tóm lại là phải chia xẻ hài hòa lợi ích của sông Mekong, bảo vệ môi trường và hạ du, đồng thời ...

- chia xẻ cho anh em những bản nhạc Sáo TQ+VN hay



Với mọi sự dè dặt, tôi ghi lại ý nghĩa những chữ nầy để mọi người cùng suy luận cho vui trong lúc chúng ta chưa có “Hàn Lâm chữ nghĩa”.

Chia(đt): phân ra nhiều phần.

Sẻ (đt):
- Nhường một phần: Chia cơm sẻ áo .
- Nhận lấy một phần: Chia sẻ nỗi buồn .

Sẻ: chim sẻ, bắn sẻ.

Sẽ: sắp, hãy

Xẻ(đt): mổ, cắt ra, phân chia

chia sẻ : chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ một phần phí tổn. (Chia ngọt sẻ bùi, chia cơm sẻ áo).

Chia sẻ: san sẻ, tự nguyện nhận lãnh, chia bớt điều không hay ( chia sẻ sự đau buồn với gia đình người quá cố), hoặc chia bớt điều tốt, cần thiết cho người khác (chia sẻ cơm áo cho người nghèo).

chia xẻ: chia xẻ lực lượng (Chia năm, xẻ bảy )

Hai câu thơ này phân biệt rất rõ nghĩa của chia xẻ và chia sẻ:

"Chia ngọt sẻ bùi tình cố cựu
Chia năm xẻ bảy mộng công hầu "

Các bạn nghĩ sao về 2 câu nói nầy, đúng hay sai? Câu nào đúng, câu nào sai? Xin vui lòng giải thích. Mời mọi người góp ý cho vui.

1- Trong buổi tiệc, chủ nhà “chia xẻ” bánh sinh nhật cho mọi người.
2- Trong buổi tiệc, chủ nhà “chia sẻ” bánh sinh nhật cùng mọi người.

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 09/Nov/2011 lúc 10:22pm
Cám ơn Dã Tràng đã phân tích và giảng giải rõ ràng minh bạch! Hay tuyệt cú mèo.
Xưa giờ tui chỉ viết và nói mà không bao giờ nghĩ đến.

Tui vừa làm xong một cái “homework”, xin mạn phép chia sẻ.

- Mấy bà đó cùng nhau chia sẻ một ông chồng - Đúng ha?

Còn nếu viết:

- Mấy bà đó cùng nhau chia xẻ một ông chồng- Thì sẽ thấy có vẻ gì dao kéo lắm nhưng có thể cũng chẳng có sai. Tùy theo cái hoàn cảnh của ông chồng...

Đúng hong Dã Tràng và bà con?

Hoàng Duy Liệu

Câu hỏi của bạn thật khó trả lời, không biết bà con nghĩ sao chứ tui không/chưa ở trong hoàn cảnh này nên không dám trả lời đúng hay sai.

- Học sử sách, đọc truyện có kể ngày xưa bà hoàng hậu phải chia sẻ ông vua với mấy ngàn phi tần. Ngày nay theo tin tức trong nước, mấy bà có máu ghen, không muốn chia sẻ ông chồng với ai hết, nhưng ông chồng lại đi chia sẻ lung tung, kết quả là mấy bà ra tay chia xẻ … và rồi chia sẻ nó với hồ cá tra …

Trich tin trong nước 7/2011:

""Sự việc ông T. bị vợ “tùng xẻo …” chỉ là một trong hàng chục trường hợp chồng bị vợ “cắt …” xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long ...

… bà C. … phăng phăng chạy ra cầu cá tra sau nhà vứt tõm xuống ao.""


- Ngoài ra tui nhớ Hoạn Thư (Truyện Kiều) cũng vì không muốn chia sẻ Thúc Sinh với Thúy Kiều, nên sau khi “mua” Kiều về … đã lập kế chia xẻ hai người này vĩnh viễn mà không cần đến dao kéo.

Nói lòng vòng như vậy hy vọng góp ý được phần nào câu hỏi!

Chờ coi có bạn nào muốn vào chia sẻ nữa không!

nguồn TVTC

HH sưu tầm

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 10/Nov/2011 lúc 9:40am

"HÁT" HAY KHÔNG "HÁT"?
 


NGUYỄN DƯ


Tuy bảng mẫu tự của tiếng Pháp chỉ có một chữ h nhưng mẹo văn phạm lại phân biệt «h câm» ( h muet), và «h kêu» (h aspiré).

- «H câm» chỉ có mặt lấy lệ. Có miếng chứ không có tiếng. 

- «H kêu», gọi là kêu nhưng thực tế thì cũng im hơi lặng tiếng như… «h câm»! 

Chuyện người Pháp không phát âm chữ h đứng đầu một từ thì ai cũng biết rồi, mắc mớ gì phải đem ra phân bua với người Việt? Xin lỗi hơi dài dòng. Ai nóng tính hãy khoan bực mình. Các cụ có câu  Câm hay nói, què hay đi. Câm như La baie d’Along thì Vịnh Hạ Long cũng hết chỗ nói. Chịu thua. Tiếng Pháp «hát» như vậy mới chướng tai người Việt.

Bây giờ xin qua chuyện… đáng nói. Nói về vài địa danh của nước ta. 

-  Ải Vân

Đi bộ thì khiếp Ải Vân 

Đi thuyền thì khiếp sóng Thần hang Dơi. 

(Nguyễn Văn Ngọc,  Tục ngữ phong dao (1928), Mặc Lâm tái bản, 1967).

(Nguyễn Lân,  Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn Hóa, 1989).

Trong sách  Người Việt đất Việt (xuất bản năm 1967, Đại Nam in lại) Cửu Long Giang và Toan Ánh cũng viết mũi Ải Vân, đèo Ải Vân (tr. 12).

Vũ Ngọc Phan ( Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, in lần thứ tám, Nxb Khoa học Xã hội,1978) và nhiều tác giả khác viết là Hải Vân.

Ải Vân và Hải Vân, tên nào đúng tên nào sai? 

Lại phải… Trước đèn xem truyện Tây, Ta! 

Sách  Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn (Lê Quý Đôn toàn tập, tập 1, Phủ biên tạp lục (1776), Đỗ Mộng Khương dịch, Đào Duy Anh hiệu đính Nxb, Khoa Học Xã Hội, 1977), khi nói đến vùng đất nằm giữa Thuận Hóa và Quảng Nam, thường dùng tên Ải Vân (tr.75,106), núi Ải Vân (tr.51,72), đèo Ải Vân (tr.78), cửa biển Ải Vân (tr.113,218). Trừ một chỗ, Lê Quý Đôn chép «núi Hải-vân ở Hải-vân quan huyện Tư-vang, dưới xuống sát bờ biển, trên chọc tầng mây, là giới hạn của hai xứ Thuận-hóa Quảng-nam, có cửa ải đặt binh canh giữ. Tự đấy theo đường núi đi hơn một ngày là địa phận Quảng-nam» (tr.95).
Lê Quý Đôn dùng 7 lần tên Ải Vân, 2 lần Hải Vân. Chẳng lẽ Lê Quý Đôn lại viết tùy tiện, không thống nhất như vậy sao? Nhưng Lê Quý Đôn không phải là trường hợp duy nhất. Năm 1821, Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Dư địa chí, Ngô Hữu Tạo dịch, Cao Huy Giu hiệu đính, Nxb Sử Học, 1960) cũng viết Ải Vân (tr.131,132,135), và Hải Vân (tr.132). Phan Huy Chú còn «liều lĩnh» hơn Lê Quý Đôn. Câu «núi Hải-vân ở Hải-vân quan huyện Tư-vang» của Lê Quý Đôn được Phan Huy Chú chép «núi Hải-vân ở cửa quan ải Ải-vân, thuộc Ân-vinh» (tr.132)! Phan Huy Chú tự mâu thuẫn và lúng túng trong một câu viết ngắn! Tổ biên dịch Viện Sử Học (1960) chú thích: «Bản chữ Hán trên chép Ải-vân, dưới chép Hải-vân. Đại Nam nhất thống chí toàn chép Hải-vân. Tiếng Ải-vân là tiếng nhân dân quen gọi vì trên núi ấy có cửa ải». Ải-vân là tiếng nhân dân quen gọi. Nếu vậy thì Ải-vân chưa chắc đã là ngôn từ của nhà Nho, của quan biên tu Quốc Tử giám Phan Huy Chú dùng để viết sách dâng vua. Câu văn «Cửa quan ải Ải-vân…», vừa cửa vừa quan, vừa ải vừa Ải, chắc chắn không phải của Phan Huy Chú.

Hai vị khoa bảng Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú không thể «phạm trường quy» như vậy được! Cũng may, có vài bằng chứng để «bào chữa» cho hai vị. 

-  Phủ biên tạp lục gọi người Hòa Lan (Hollande) bằng 2 tên: Hoa Lang (tr.64), Ô Lan (tr.55). Hoabị «câm hóa» thành Ô. Giống trường hợp Nam Hoa bị «câm hoá» thành Nam Ô. Chép sai như vậy chỉ xảy ra khi thực dân Pháp đô hộ nước ta.

- Người Pháp phiên âm Hải thành Ai. Hồng Hải biến thành Hongai. Hải Vân thành Ải Vân là chuyện dễ xảy ra. 

- Đại Nam thực lục (chép chuyện các chúa và các vua Nguyễn) của Quốc sử quán triều Nguyễn, và Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục (Bản dịch của Hoàng Văn Lâu, Văn Học, 2003) chỉ chép núi Hải Vân, đèo Hải Vân, cửa biển Hải Vân. Không có tên Ải Vân.

Có thể khẳng định rằng  Phủ biên tạp lục và Lịch triều hiến chương loại chí đã bị người sống dưới thời Pháp thuộc sao chép sai. Núi, đèo, cửa biển nước ta tên là Hải Vân.

-  Nam Ô

Nam Ô, một làng chài lưới, chuyên làm nước mắm, thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ngày nay. 

Sau khi chiếm được Việt Nam thực dân Pháp đã nhìn thấy tầm quan trọng của Đà Nẵng và nghĩ ngay đến việc mở đường giao thông giữa Huế và Đà Nẵng. Họ đã tốn nhiều tiền bạc và cả xương máu để làm đoạn đường này (ngày xưa gọi là đường cái quan, ngày nay là Quốc lộ số 1). Năm 1885, đại úy Công binh Besson được cử đi thăm dò, vẽ bản đồ vùng núi Hải Vân. Cùng năm, Camille Paris, một nhân viên của ngành bưu điện, bắt đầu nghiên cứu việc thiết lập đường giây điện báo ( ligne télégraphique) Huế - Đà Nẵng.

Ngày 13/1/1886, Besson viết thư báo với đại úy M***on rằng: (tạm dịch) «Ngày mai tôi sẽ thám hiểm, mục đích tìm một đường bộ đi từ Lăng Cô tới Nam Ô (một trạm chuyển giấy tờ của triều đình Việt Nam trước kia), tránh khỏi phải qua đèo Hải Vân…». Ít lâu sau, Besson bị nghĩa quân Việt Nam giết tại Nam Chơn. Ni- cod được giao trách nhiệm tiếp tục công việc. Nicod không dùng các kết quả đo vẽ của Besson để lại, tự mình thám hiểm vẽ một đường khác. Nhưng, công việc chưa xong thì Nicod bị bệnh. Ông chết trên chuyến tàu trở về Pháp… Đại úy Clavez, đại úy Lesage, trung úy Lafon và đại úy Bois được chỉ định tiếp tục công trình. Đoạn đường bộ và đường xe lửa Huế - Đà Nẵng hoàn thành năm 1918. (H. Cosserat,  La route mandarine de Tourane à Hué, (BAVH), 1-1920 và Le drame de Nam-Chơn, (BAVH), 2-1925).

Hai bài viết của Cosserat chứa đựng nhiều tài liệu, thư từ của các nhân chứng đương thời. Có nhiều đoạn viết liên quan đến Nam Chơn và Nam-Ô, hai trạm chuyển thư từ của triều đình Việt Nam thời trước. Nam-Ô còn được gọi, được ghi trên mấy tấm bản đồ là Nam-Hô, Nam-Ho, Nam-O, Namo. 

Vị trí của Nam Chơn và Nam-Ô, được các nhà thám hiểm cho biết khá rõ ràng: 

- Nam Chơn nằm tại chân đèo Hải Vân, phía Đà Nẵng. 

- Nam Ô cách Nam Chơn tám cây số. Phải qua ba chuyến đò. 

Trạm Nam Chơn ngày xưa nằm tại vùng vụng Nam Chơn ngày nay. 

Còn trạm Nam Ô (hay Nam-Ho) ngày xưa là trạm nào? 

Sách  Đại Nam thực lục chép:

Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), đổi định tên các trạm từ Quảng Đức trở vào đến Hà Tiên trở ra đến Sơn Nam.

(…) Quảng Nam có 7 trạm: Nam Chân, Nam Hoa, Nam Giản, Nam Phúc, Nam Ngọc, Nam Kỳ, Nam Vân.

(…) Nam Hoa sau đổi là Nam Ổ.

(Quốc sử quán triều Nguyễn,  Đại Nam thực lục, tập 2, Giáo Dục, 2004, tr. 234-235).

Trạm Nam-Ô (hay Nam-Ổ) ngày xưa tên là Nam Hoa.  Đại Nam thực lục không nói rõ việc đổi tên xảy ra năm nào. Có thể suy đoán được không?

Năm 1822 vua Minh Mệnh mới đặt tên Nam Hoa. 

Sách  Đại Nam thực lục, đệ nhị kỉ (thời Minh Mệnh) được Phan Thanh Giản soạn xong năm1861 (dưới thời Tự Đức). Trong sách có chép câu Nam Hoa sau đổi là Nam Ổ. Như vậy thì Nam Hoa được đổi thành Nam Ổ trong khoảng 1822 - 1861. Kết luận cần được bàn thêm.

Ngày 3 tháng 3 năm 1886, thiếu tá Touchard viết thư cho tướng Prudhomme: (dịch) 

“Trung uý Malglaive đang đóng tại Nam Tung (Nam Chơn) dưới sự bảo vệ của tàu “Pluvier”. Chiều nay, tôi cho 30 người đi theo trung úy Gimard đến ngủ tại Nam-Ho để sáng mai cùng quan của Tourane đi thăm dò và điều tra tại mấy làng lân cận”. ( BAVH, 2-1925).

Cùng năm 1886, bác sĩ Hocquard cũng tổ chức một chuyến đi từ Tourane (Đà Nẵng) ra Huế. Dọc đường ông có ghé nghỉ tại trạm «Nam-Ho». Tên Nam-Ho được Hocquard dùng 5 lần. Philippe Papin chú thích Nam-Ho là làng Nam Ổ (ngày nay gọi là Nam Ô) nằm về phía tây vịnh Đà Nẵng. (Docteur Hocquard,  Une campagne au Tonkin, Édition présentée et annotée par Philippe Papin, Arléa, 1999, tr. 572-574).

Thư từ của thiếu tá Touchard, của tướng X***, một tấm bản đồ của ngành Cầu Đường ( Service des Ponts et Chaussées), (BAVH, 1-1920, tr. 106-107), và ghi chép của Hocquard là những tài liệu chính xác để khẳng định rằng năm 1886 tên Nam-Ho vẫn còn được dùng. Nhưng cùng lúc, Besson và mấy người khác lại dùng tên Nam-Ô. Vậy, Nam-Ho và Nam-Ô, tên nào đúng, tên nào sai? Như đã nói ở phần trên, người Pháp rất ít khi phát âm chữ h đứng đầu một từ. Cũng vì thế mà không bao giờ người Pháp lại viết thêm chữ h vào một từ vốn đang không có. Besson và nhiều người khác không phát âm chữ h. Nam-Ho trở thành Nam-Ô là điều dễ hiểu, thường xảy ra. Ngược lại, Hocquard, Touchard, bản đồ, viết thừa chữ h vào tên Nam-Ô, khiến Nam-Ô trở thành Nam-Ho, là điều không thể xảy ra.

Nói tóm lại, mấy tài liệu của Touchard, của Tướng X***, và của Hocquard là bằng chứng đáng tin để kết luận rằng năm 1886 tên trạm Nam Hoa vẫn còn. Nam Hoa bị phiên âm sai, viết sai thành Nam-Ho. Besson viết sai thành Nam Ô. Người Pháp phát âm Nam-Ho và Nam-Ô giống nhau. Chỉ vì “h câm”. 

Sách  Đại Nam thực lục được soạn xong năm 1861. Tức là 25 năm trước khi Besson đưa ra tên Nam-Ô. Vì vậy, câu Nam Hoa sau đổi là Nam Ổ chắc chắn không phải là của Phan Thanh Giản. Câu này đã được người đời sau (thời Pháp cai trị) thêm vào.

Ngán cho cái mũi vô duyên 

Câu thơ Thi Xã, con thuyền Nghệ An 

Người ta chế diễu con thuyền Nghệ An nặng mùi nước mắm. Nhưng chưa thấy ai khen con thuyền Nam Ô đậm mùi… văn hoá Pháp! 

-  Hòn Gai

Hòn Gai (Từ điển  Larousse (1986) viết là Hôn Gai, Hongay) thuộc tỉnh Quảng Ninh, được nhiều người biết tên từ ngày có Công ti than Bắc kì của thực dân Pháp (Société Française des Charbonnages du Tonkin) đến khai thác than đá.

Tên Hòn Gai rất quen thuộc này gốc gác ra sao? 

Nước ta nằm cạnh Thái Bình Dương, có rất nhiều đảo, cù lao, hòn… vô số hòn. Hòn Chồng, hòn Chén, hòn Phụ Tử, hòn Vọng Phu, hòn Khoai Lang, hòn Con Trâu, hòn Mái Nhà… Thông thường thì hòn là một hòn đảo hoặc một hòn núi nhỏ. Trừ vài hòn như Hòn Gai, Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang), không phải là đảo, cũng không phải là núi. 

Tên Hòn Đất bình dân như Cục Đất hay Viên Đất. Dễ hiểu. Không có gì để bàn. Còn Hòn Gai? Chẳng lẽ lại lấy gai kết thành hòn để chơi như trò đánh còn, đánh phết hay… đá cầu mây? Mù mờ hơn nữa là Hòn Gai có lúc còn được gọi là Hồng Gai. Cụ Phan Khôi có bài thơ  Hồng gai(Hồng nào hồng chẳng có gai, Miễn đừng là thứ hồng dài không hoa…) nhưng Hồng gai của Phan Khôi không dính dáng gì với thành phố Hồng Gai. Hòn Gai hay Hồng Gai dứt khoát không có nghĩa là một mớ gai được kết thành… hòn, hay một cái gai màu hồng. Vậy Hòn Gai là cái gì?

Báo  L’Illustration, ngày 28 tháng 4 năm 1883, có bài viết về tình hình tại Bắc Kì, cho biết quyết tâm của Henri Rivière: «La position de Hong-Hay, dans la baie de Along dut également être occupée». Vị trí Hong-Hay trong Vịnh Hạ Long cũng cần phải được chiếm đóng). (Les grands dossiers de L’Illustration, Le livre de Paris, 1993, tr. 60).

Bản đồ ngày xưa do người Pháp vẽ ghi là Hong Hạ. Hòn Gai cũng nằm trong Vịnh Hạ Long. Vậy, Hong-Hay hay Hong Hạ có phải là Hòn Gai không? 

Câu hỏi này được Eugène Langlet trả lời một cách gián tiếp: Hongay:  hông: rose, rouge ; hai: mer -- endroit où la mer est rouge. (Hongay là Hồng Hải, nơi đây nước biển màu đỏ). (Eugène Langlet, Le peuple Annamite, Berger-Levrault, 1913, tr. 297).

Giải thích của Langlet thật bất ngờ. Hongay tiếng Việt là Hồng Hải. Tiếc rằng Langlet không cho biết hai điều: 

- Địa danh Hồng Hải (báo  L’Illustration viết là Hong-Hay) có hay không?

- Nếu địa danh này có thì tại sao Hồng Hải (Hong-Hay) lại trở thành Hongay? 

1- Thành phố Hạ Long ngày nay có phường Hồng Hà, phường Hồng Hải và phường Hồng Gai ( Tập bản đồ hành chính Việt Nam (nxb Bản Đồ, 2003, tr. 22). Rõ ràng Hồng Hải là một địa danh có thật. Ngày xưa đã được Langlet nói đến và ngày nay vẫn còn tồn tại. Phường Hồng Hà nằm tại cửa sông. Nơi đây nước sông màu hồng. Giống nước sông Hồng của Hà Nội. Phường Hồng Hải nằm cạnh bờ biển. Nơi đây nước biển màu hồng, màu đỏ như Langlet cho biết. Hồng Hải được báo L’Illustration viết là Hong-Hay, bản đồ ghi là Hong Hạ.

2- Địa danh Cao Hải được người Pháp phiên âm là Koua-Hay, Koua-Ha, Kau-Ai. Chữ Hải được phiên âm là Hay, Ha, Ai (hiện tượng h câm) ((H. Cosserat,  La route mandarine de Tourane à Hué, Bulletin des Amis du Vieux Hue (BAVH), 1-1920). Hồng Hải được phiên âm là Hong-Hay, Hong-Ai.

3- Tiếng Pháp đa âm. Người Pháp có thói quen hay ghép liền nhiều từ Việt Nam có hai âm tiết như Hano, Hạphong, Danang, Sạgon, cagna (cái nhà), conga (con gái), v.v.. Vì thế mà Hong-Ai được ghép liền thành Hongai. 

Năm 1883, Hồng Hải được báo  L’Illustration viết khá đúng là Hong-Hay. Tuy nhiên, Hong-Hai hay Hong-Hay phải «hát» trước, «hát» sau. Hát hai bè khó quá. Chi bằng bỏ một chữ h, rồi ghép liền hai từ thành Hongai hay Hongay. Dễ dàng mà lại… du dương. Thông thường, từ Hải phiên âm ra tiếng Pháp phải viết bằng chữ i tréma (như Hạ của Hải Phòng). Để tránh phiền phức, có thể tạm thay i tréma bằng y. Như trường hợp Yên Bái được viết là Yen-Bay, Móng Cái là Mong-Cay. Có người muốn tiếng Việt nói là Yên Báy, Móng Cáy cho đúng… như Tây!

Người Pháp gọi sai, viết nhầm Hồng Hải thành Hongai. Người Việt đương thời lại lầm tưởng Hongai là tiếng Pháp, đã nhanh nhảu… phiên âm sang tiếng Việt thành Hòn Gai (chữ g của Hong bị đưa sang từ sau), thậm chí thành Hồng Gai (chữ g thay cho chữ h câm). Tên Việt bị Pháp bóp méo đã đành. Tên Pháp lại được người Việt sửa sai… sai thêm một lần nữa. Thế là…  lợn lành chữa thành lợn què. Chính người Việt đã tiếp tay thực dân, nhào nặn Hồng Hải thành Hòn Gai, Hồng Gai.

Hồng Hải là tên cha ông ta đặt ra. Một địa danh bị thời cuộc làm cho biến tướng. Cũng may là ngày nay tên Hồng Hải vẫn còn, vẫn giữ được bản sắc Việt Nam. Nhờ có phường Hồng Hải chúng ta mới biết Hồng Gai là… một phường Tây lai. 

Cứ đinh ninh phen này chỉ  vác ngà voi giùm cho lịch sử, địa lí. Không ngờ lại vác cho cả ca dao! Trẻ con đôi khi bị người lớn dạy «hát» sai.

«Hát» hay không «hát»? Câu hỏi thật là… dấm dớ!


                                                                                      

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 10/Nov/2011 lúc 9:47am

"Ca" "hát" lung tung

Nguyễn Dư
(Lyon, 2011)

Kết quả của cuộc giao lưu văn hoá bất đắc dĩ này là nhiều địa danh nửa tây nửa ta được ra đời.

Nghe mấy ông cô-lô-nhần, tây thuộc địa hát (h) sai tiếng Việt, người Việt nào chả bực mình. Nhưng vẫn chưa khó chịu bằng nghe người Việt a dua theo Pháp, trọ trẹ thêm một lần nữa. Kết quả của cuộc giao lưu văn hoá bất đắc dĩ này là nhiều địa danh nửa tây nửa ta được ra đời. Hồng Hải trở thành Hòn Gai, Nam Hoa thành Nam Ô, Hải Vân thành Ải Vân, vân vân...(xem bài "Hát" hay không "hát" ?). Có người đùa dai, nửa nạc nửa mỡ : tây hát (h) sai nhưng ca (k) thì sao ? Câu hỏi thật sáng giá, đáng đồng tiền... phật lăng ! Tội gì không đem ra...bàn suông :


Miền Nam hát (h) khá hơn miền Bắc, miền Trung. Nhưng tài tử đờn ca (k) cũng có khi hơi lạc điệu. Chẳng hạn như bài "Kỳ Hoà hỗn chiến Chí Hoà" đầy ai oán.

Sử của ta cho biết :

Năm 1790 Nguyễn Ánh sai Ông Tín (Olivier de Puymanel) xây thành Gia Định, theo kiểu cách của Vauban. Năm 1832, Minh Mạng bỏ tên thành Gia Định, đặt tên mới là thành Phiên An.

Năm 1833, Lê Văn Khôi nổi lên chống lại triều đình, chiếm thành Phiên An. Mãi đến năm 1835, sau khi Lê Văn Khôi bị bịnh chết, quân triều đình mới chiếm lại được thành. Minh Mạng hạ lệnh đốt thành Phiên An cho hả giận. Năm sau (1836) xây thành khác. Thành mới nhỏ hơn thành Phiên An, không có tên riêng. Sử gọi là thành tỉnh Gia Định. Sách báo của tây gọi thành xây thời Minh Mạng này là Citadelle de Saigon, ta dịch là thành Sài Gòn.

Ngày 17-2-1859, thành Sài Gòn bị Pháp đánh chiếm. Ba tuần sau, ngày 8-3-1859, đô đốc Rigault de Genouilly ra lệnh đốt phá, san bằng thành Sài Gòn.


Sách Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn chép :

- (Năm 1859, tháng giêng) quân của Tây dương vây đánh thành tỉnh Gia Định (thành Sài Gòn). Khi ấy quân của Tây dương đã liền mấy ngày (từ ngày 11 đến ngày 14) bắn phá các đồn ven sông, rồi thẳng đến bến sông tỉnh thành (ngày 15) hướng vào thành bắn súng. Lại một toán lên bộ, quanh thành đánh sấn vào. Quan quân tan chạy cả, thành bèn bị vỡ...(1).

Hai năm sau...
- (Năm 1861, tháng giêng) quan Tây dương đánh phá đồn lớn và chỗ tỉnh đóng tạm của Gia Định, quân quan lui về đóng ở tỉnh Biên Hoà (...) (2).
Đồn lớn là đồn nào, tên là gì ? Đại Nam thực lục không cho biết.

Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép rõ hơn :
- (Năm 1861) Ông Nguyễn Tri Phương cùng với quan tham tán đại thần Phạm Thế Hiển vào xếp đặt ở Gia Định một cách rất có qui củ, đắp dãy đồn Kỳ Hoà (người Pháp gọi là dãy đồn Chí Hoà) cũng hợp qui thức, để chống nhau với quân của đại tá d'Ariès. Hai bên đã từng đánh nhau hai ba trận, đều bị thiệt hại cả (3).

Sực nhớ ngày xưa được nghe thầy kể trận tây đánh đồn Kỳ Hoà. Hôm nay để ý, mới biết thêm chi tiết : tên Kỳ Hoà của Việt Nam, người Pháp gọi là Chí Hoà. Nôm na toạc móng heo thì Kỳ Hoà được người Pháp ghi âm thành Chí Hoà. Hân hạnh cho khám Chí Hoà. Được tây xây, tây đặt tên. Tây từ trong ra đến ngoài. Thật là bất ngờ. Bất ngờ đến độ... khó tin.
- Gớm nhỉ, nghi ngờ cả sử à?
- Thưa thầy, ngày xưa học sử với thầy để... đi thi. Hôm nay, thầy nghỉ hưu rồi, mới dám hỏi thầy... Kỳ Hoà, Chí Hoà tên nào là ta, tên nào là tây? Tên nào đúng, tên nào sai ?

Ôi ! Giang sơn gấm vóc! Hương hoa đất nước! Tha hồ... ta về ta tắm ao ta. Ta cùng nhau đi... nhờ các sử gia, các nhà nghiên cứu của ta trả lời giùm câu hỏi. Tiếc rằng bộ Đại Nam thực lục đồ sộ đã bỏ rơi không đả động gì đến Kỳ Hoà hay Chí Hoà. Chính sử của ta, ta không cần chép... chuyện của tây. Đại Nam dư địa chí ước biên cũng không ghi chép gì về "6 tỉnh Nam kỳ đã thuộc nhượng địa"(4). Không chơi với tây. Mất cho mất luôn. Thật oái oăm cho đời sau, phải dựa vào tài liệu của tây để... tìm hiểu chuyện của ta. Loanh quanh, luẩn quẩn như đèn cù. Có lẽ vì vậy mà các nhà "Gia Định học" vẫn chưa đồng ý với nhau. Người thì chép là đại đồn Kỳ Hoà(5)(6), người thì chép là chiến luỹ Chí Hoà (đại đồn Phú Thọ) (7), hay đại đồn Chí Hoà(8).

Hàng thật, hàng giả khó phân biệt.

"Bì bõm ao ta" coi bộ không xong. Thôi đành phải "quờ quạng hồ tây" vậy!
Báo L'Illustration(9) có hai bài phóng sự chiến trường viết về chiến dịch Pháp đánh chiếm tỉnh Gia Định. Bài thứ nhất, của phóng viên V. Paulin, tường thuật trận tấn công thành Sài Gòn (Citadelle de Saigon), ngày 17-2-1859. Bài báo có tranh vẽ cửa chính thành Sài Gòn. Tài liệu do thư kí của đô đốc Rigault de Genouilly cung cấp. Bài thứ nhì, của phóng viên F. Roux, tường thuật trận đánh đại đồn Kỳ Hoà (Grand Fort de Ki-Hoa), diễn ra trong hai ngày 24 và 25-2-1861. Bài báo có bản đồ hành quân, địa hình khu vực.


So sánh bản đồ của bài báo với bản đồ do Pháp vẽ năm 1795, và bản đồ thành phố ************ ngày nay, thì thấy : Trong cùng khoảng thời gian xây thành Gia Định(1790), Olivier cho đắp thêm một dãy luỹ (Mur d'enceinte). Luỹ dài khoảng 10km, chạy dọc theo rạch Thị Nghè, từ Cầu Bông đến Ngã tư Ông Tạ. Đồn lớn (đại đồn Kỳ Hoà, Grand Fort de Ki-Hoa) do Nguyễn Tri Phương xây đắp năm 1861 nằm cạnh dãy luỹ của thời Gia Long, trải dài từ Ngã tư Ông Tạ đến Ngã tư Bảy Hiền. Bản đồ khu vực đại đồn Kỳ Hoà của báo L'Illustration không ghi lại vết tích của dãy luỹ. Điều này cho phép suy đoán rằng Minh Mạng đã cho phá huỷ toàn bộ hệ thống thành Phiên An, kể cả dãy luỹ.

Ngoài báo L'Illustration, H. de Bizemont (10), Paul Bonnetain (11) cũng cho biết nhiều chi tiết về trận đánh đại đồn Ki-Hoa.
Các tài liệu (bản đồ, sách, báo) đương thời đều cho thấy vào những năm đầu của cuộc xâm chiếm Việt Nam (giai đoạn 1860-1890), người Pháp ghi âm các địa danh của nước ta còn tuỳ tiện, thiếu chính xác. Chẳng hạn như Nam Định thì ghi là Name Digne, An Cựu là Ane-Keuou , Chợ Lớn là Cho-len v.v.. Tuy nhiên, khi nói đến trận đánh chiếm tỉnh Gia Định thì các tài liệu đều chép là Ki-Hoa.

Sang đầu thế kỉ 20, người Pháp bắt đầu nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam. Dần dần, các địa danh được viết theo lối phát âm của tiếng Việt. H-L Jammes nhiều lần nói đến làng Chí Hoà và đồn luỹ Chí Hoà(12). Trong bài biên khảo về Đồn điền và bài viết về Tổng đốc Thuận Khánh Trần Bá Lộc, George Dürrwell cũng nhiều lần dùng địa danh Chí Hoà (13).

Làng Chí Hoà ngày xưa ở gần trường đua ngựa, khoảng góc đường Thuận Kiều và Général Lizé (14). (Đường Thuận Kiều sau đổi thành Lê Văn Duyệt, ngày nay là Cách Mạng Tháng Tám. Đường Lizé đổi thành Phan Thanh Giản, ngày nay là Điện Biên Phủ).

Nếu không để ý đến năm tháng của các bài viết thì có thể nói rằng chính người Pháp đã lẫn lộn Kỳ Hòa và Chí Hoà... trước người Việt. Nhạc trưởng Tây đã hướng dẫn ban nhạc "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" chơi bài "Kỳ Hoà hỗn chiến Chí Hoà" !
- Bà thấy chưa ? Hồ tây đâu có hơn gì ao ta. Tui chịu thua mấy ông... học giả.
- Chuyện gì mà kì cục vậy. Tui học thiệt, ông còn không coi ra gì. Bây giờ lại chịu thua cả mấy thằng... học giả sao ?
Chu choa, đến nước này thì phải nhờ trạng mẹo giúp một tay mới xong!
- Thông thường thì ch của tiếng Pháp được phát âm [s], giống chữ s của tiếng Việt miền Trung, miền Nam (miền Bắc phát âm sai chữ s).
Chien (siêng, con chó). Chat (sa, con mèo). Cochon (cô-sông, con heo). Chocolat (sô-cô-la). Cochinchine (cô-sanh-sin, Nam kì)...
- Nhưng, nhiều khi ch lại được phát âm [k], giống chữ k của tiếng Việt.
Chaos (ka-ô, hỗn độn). Choléra (kô-lê-ra, dịch tả). Orchidée (O-ki-đê, hoa phong lan). Chiromancie (ki-rô-măng-xi, xem tướng tay)...
- Tiếng Pháp không có âm ch của tiếng Việt.
Con chiên của ta không phải là con chó tây. Rượu chát không phải là... rượu con mèo Dubonnet.
Cháu chắt của mấy vị sáng chế ra chữ quốc ngữ bị lúng túng với ch của tiếng Việt. Cái thuở ban đầu lơ láo và vênh váo ấy, có người hiến kế : mang cách đọc ch thành k của tiếng Pháp áp dụng cho tiếng Việt. Diệu kế! Không cần oong đơ gì cả, mấy ông Lang Sa liền rủ nhau ghi âm ch của tiếng Việt bằng chữ k.
Thí dụ điển hình là Chí Hoà của ta được nhà báo, nhà văn Pháp ghi âm thành Ki-Hoa. Tuy không hoàn toàn đúng, nhưng... "cười gượng còn hơn mếu".

Bây giờ xin bàn thêm về câu nói của Trần Trọng Kim.

- Nếu Kỳ Hoà là tiếng Việt, như Trần Trọng Kim nghĩ, thì người Pháp chỉ việc chép lại là Ky-Hoa. Vừa đúng chữ vừa đúng âm. Pháp Việt ca (k) giống nhau. Và chắc chắn người Pháp sẽ không vặn vẹo viết là Ki-Hoa.
- K (Việt) hoàn toàn khác ch (Pháp). Không bao giờ người Pháp lại chọn giải pháp "lợn lành chữa thành lợn què", ghi âm Kỳ Hoà thành Chi-Hoa (Si-Hoa). "Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm". Vừa rắc rối, vừa sai!
Nói rằng Kỳ Hoà của ta được người Pháp ghi âm thành Chí Hoà là vô căn cứ, là sai.
Trần Trọng Kim và những người bắt chước ông, đã đặt cái cày trước con trâu. Địa danh Chí Hoà của Việt Nam bị mấy ông cô-lô-nhần bóp méo thành Ki-Hoa (Kí Hoà). Người Việt nhanh nhảu thêm mắm thêm muối (các đại gia thời tây gọi là thêm bơ thêm ma-di) kéo dài chữ i, xoay dấu sắc sang dấu huyền. Rốt cuộc, Ki-Hoa bị sửa sai, sai thêm một lần nữa, thành Kỳ Hoà.
Trên đây chỉ là một trường hợp tây ta đồng ca (k)... lạc điệu. Ngoài ra, đó đây thỉnh thoảng lại ngân lên điệp khúc Bắc Kạn, Đa Kao, K. K. tùm lum! Lỗi tại các vị cố đạo ! Tại sao khi sáng chế ra chữ quốc ngữ, các vị không chỉ rõ cách phân biệt cu (q), ca (k), xê ©. Dân cày sâu cuốc bẫm vùng Bắc Kạn lo xoay xở chống khô cạn, dân Đa Kao lo vác đồ lên cao ngừa ngập lụt, ai hơi đâu để ý ca (k) cho đúng, xàng xê © cho hay, cái mớ chữ như lăng quăng của các vị.
Cũng may, người Việt vốn dễ tính. Ca (k), hát (h), trọ trẹ lâu ngày cũng thành quen tai. Ai không thích thì... đừng nghe.

Trên nền cũ của thành Sài Gòn, Pháp cho xây Caserne du Onzième Régiment de l'Infanterie Coloniale, viết tắt 11è R.I.C. (Trại Bộ Binh Thuộc địa, đội thứ mười một). Pháp đi, 11è R.I.C. trở thành Thành Cộng Hoà. Rồi thành Cộng Hoà cũng thành bình địa.
Xưa kia, khám Chí Hoà của Sài Gòn nổi tiếng không thua gì Hoả Lò của Hà Nội. Thế rồi, trời đất nổi cơn gió bụi.Hoả Lò được dập tắt. Đống tro tàn hoá thân thành khách sạn đẳng cấp. Máy lạnh mát rượi. Trong khi Chí Hoà vẫn trơ trơ với cái nóng nung người. Trước sau vẫn "lòng ta sắt đá, há lung lay". Dửng dưng với cây xanh, bóng mát của công viên Kỳ Hoà gần bên. Thế à! Thiệt sao? Kỳ Hoà được nằm cạnh Chí Hoà ! Tình tứ, lãng mạn hết chỗ chê.
Chí Hoà, Kỳ Hoà tuy gần nhau nhưng vẫn chưa được... đề huề bên nhau. Có lẽ vì đàn còn ngang cung, ca (k) còn lạc điệu.

 

 
__________________________________________
Chú thích :

(1)(2) - Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 7, Giáo dục, 2006, tr. 594, 699.
(3) - Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Bộ Giáo Dục, tập 2, Miền Nam, tr. 258.
(4) - Cao Xuân Dục, Đại Nam dư địa chí ước biên, bản dịch của Hoàng Văn Lâu, Văn Học, 2003, tr. 17.
5) - Phạm Văn Sơn, Việt sử toàn thư, Khai Trí, 1960, tr. 634, 635.
(6) - Cao Tự Thanh, Đoàn Lê Giang, Tác phẩm Nguyễn Thông, Sở Văn Hoá và Thông Tin Long An, 1984, tr. 18).
(7) - Sơn Nam, Đất Gia Định xưa, nxb Thành Phố ************, 1984, tr. 112.
(8) - Ca Văn Thỉnh, Bảo Định Giang, Nguyễn Thông, con người và tác phẩm, nxb Thành Phố ************ 1984, tr. 24.
(9) - Les Grands Dossiers de l'Illustration-L'Indochine (1843-1944), Le Livre de Paris, 1987, tr. 18-23.
(10) - H. de Bizemont, L'Indo-Chine Française, Paris, Librairie de la Société Bibliographique, 1884, tr.28.
(11) - Paul Bonnetain, L'Extrême Orient, Paris, Maison Quantin, 1887, tr. 108.
(12) - H-L Jammes, Souvenirs du pays d'Annam, Challamel, 1900.
(13) - George Dürrwell, Ma chère Cochinchine, Paris, La Renaissance du Livre, 1911.
(14) - Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, Khai Trí, 1968, tr. 78.
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Nov/2011 lúc 8:35pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Hoa Hạ

Tiếng Việt dễ mà khó, khó mà dễ!!!


Ngày xưa tôi cứ nghĩ là Tiếng Việt không có gì khó, vì đối với tôi cái khó khăn nhất là không biết được chữ nào có dấu hỏi hay dấu ngã thì tôi đã có cách tránh né, mỗi khi viết thay vì bỏ dấu hỏi hoặc dấu ngã rõ ràng, dấu ngã nằm ngang, dấu hỏi thẳng đứng , tôi viết dấu nằm nghiêng, nghĩa là một dấu nằm lưng chừng giữa hai dấu hỏi, ngã, thế là xong, người đọc tự hiểu lấy! Không ngờ từ ngày có máy điện tính, người ta không viết tay nữa, gõ chữ trên bàn phím không có cái dấu lơ lững giữa dấu hỏi và dấu ngã! Bó tay, ân hận đã không chịu học hành đàng hoàng, bây giờ vừa viết vừa tra tự điển!

Ngôn ngữ là do con người tạo nên, theo thời gian, không gian và theo nhu cầu của con người mà biến đổi không ngừng, , thay vì sáng tạo chữ mới dễ hiểu, chính xác hơn, ngày nay người ta không những làm một việc trái ngược, lại còn sử dụng những chữ này một cách bừa bãi, vì vậy nếu không theo dõi thì khó mà hiểu những chữ nghĩa mới.

Thí dụ như chữ “bức xúc” tôi đọc thấy hàng ngày trên các bài báo không hiểu ý người viết muốn chuyển đạt điều gì.

Trích:
- Uyên Linh xuất hiện trong trang phục áo ba lỗ và quần rách, khiến nhiều người bức xúc. ... Nhưng
- Đến trưa cùng ngày, ông Đức tử vong. Người nhà ông Đức cho rằng các y, bác sĩ đã lơ là, tắc trách nên đã bức xúc chửi bới, đuổi đánh các y, bác sĩ trong kíp trực.
- Tôi bức xúc vì nhiều phụ huynh nghĩ sai về giáo viên lớp 1 (17/09) ...
- Qua những bức xúc về tấm ảnh này có người đã nhắc lại chuyện những tấm ảnh xuất hiện vào năm 2010,lễ kỷ ...
- Phật giáo đã tỏ ra đáp ứng tích cực những đòi hỏi bức xúc của dân tộc trong ...


Trước 1975 chúng ta biết:

Bức: Ép buộc, uy hiếp (cưỡng bức, bức bách, ép bức)
Xúc: Vội vã, thúc giục, thôi thúc, ( đốc xúc, xúc tiến)

Ngày nay hai chữ này được ghép chung và được tự điển “dịch” nghĩa như sau:

Bức xúc: Thôi thúc, bứt rứt, hoang mang, bực tức.
Bức xúc: Dồn nén, bực tức. (Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu)

Mời mọi người đọc thử một đoạn trích đăng trên báo coi tác giả muốn chia sẻ những cảm xúc nào với người đọc.

Trích:
….....
Bức xúc với tình trạng chợ cóc tự phát xâm lấn khu dân cư
Đơn kiến nghị bày tỏ bức xúc của người dân trong khu vực chợ tự phát xâm lấn gửi các cơ quan chức năng.

Chị Nguyễn Thị Lan, một người dân trong khu dân cư bị ảnh hưởng bức xúc: “Một buổi sáng, chúng tôi chợt bị đánh thức bởi những âm thanh chợ búa huyên náo. Mở cửa nhà thì giật nảy mình không biết từ đâu hàng chục các quầy hàng từ đâu đổ đến xếp kín dọc các ngõ phố. Khi chúng tôi phản đối việc họ ngang nhiên xếp hàng ngay trước cửa nhà tôi bày bán thì có người dẹp né sang một bên rồi ngồi ì lại, một số người con quay sang to tiếng chửi bới. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều là công chức nhà nước nên không muốn đôi co với những người buôn bán nên dù bức xúc cũng đành đóng cửa im lặng”.

Đặc biệt, điều khiến những hộ dân trong các khu dân cư bị xâm lấn bức xúc nhất là khu dân cư vốn yên bình, hiếm bao giờ có sự to tiếng với nhau vậy mà chỉ từ khi xuất hiện chợ tự phát từ sáng đến trưa, khu phố yên tĩnh bị phá vỡ bởi những tiếng văng tục, cự cãi inh ỏi. Sau buổi họp chợ, rác rưởi bủa vây ngập ngụa các ngõ phố. Ô tô thì toát mồ hôi không lách được vào trong khiến các vụ va chạm liên tục xảy ra.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Trí Anh - Phó chủ tịch UBND phường Ô Chợ Dừa cho biết: “UBND phường Ô Chợ Dừa đã nhận được những kiến nghị bày tỏ bức xúc của người dân về tình trạng chợ cóc tự phát xâm lấn ảnh hưởng đến đời sống của người dân.


Chúng ta có rất nhiều chữ để diễn tả chân thật tình trạng vui, buồn, giận như: Lo lắng, bối rối, ưu tư, bực bội, trăn trở rất nhiều, dằn vặt, bức rứt, khó chịu, bồn chồn, không an tâm, đau lòng , đau đớn, lo âu, xót xa, xót dạ, căm giận, giận dữ, phẫn uất, chê trách, phiền hà, áy náy, căng thẳng, e ấp, háo hức, ngậm ngùi, ngột ngạt, trăn trở, mừng, lo ,sợ, nôn nao, thôi thúc, thúc giục, gấp gáp, cần kíp, cần giải quyết gấp, v.v.

Cảm xúc thay đổi tùy theo tình huống, tùy theo tính khí của mỗi người, người viết thay vì tùy lúc, tùy việc, tùy người mà sử dụng những từ ngữ phù hợp các tình huống, ở đây cả ½ bài viết ai ai, lúc nào cũng chỉ có một cảm xúc “bức xúc” như nhau. Phải chăng ngày nay người ta có xu hướng dùng một chữ chung chung cho mọi cảm xúc, con người ngày nay đã biến thành người máy (robot) hết rồi sao mà mọi người chỉ có cùng một phản ứng giống nhau vậy???

Cứ theo cách này thì tiếng Việt thật là dễ, thay vì phải biết phân biệt, đắn đo chữ nghĩa để diễn tả uyển chuyển cái cảm xúc của người trong cuộc một cách rõ ràng, ngày nay chỉ cần một chữ lập đi lập lại. Theo đà tiến triển nầy một ngày nào đó chữ nghĩa chỉ còn lại khoảng chừng vài chục ngữ vựng, khỏi sợ lỗi chính tả cũng chẳng cần đến tự điển nữa, và chúng ta sẽ có (một đoạn của) bài hát “Giọt Mưa Trên Lá” như sau:

……
Giọt mưa trên lá bức xúc, bức xúc,
Bức xúc, bức xúc , em (anh) biết yêu lần cuốị
Giọt mưa trên lá bức xúc, bức xúc ,
Bức xúc, bức xúc, anh (em) biết yêu lần đầu
Giọt mưa trên lá thấp thoáng, bức xúc
Bức xúc, đợi chờ, xa cách nhau vài giờ
Giọt mưa trên lá dĩ vãng xa xôi
Sớm tối bức xúc , xa cách nhau một đờị
Ù u u ú ! Ù u u ú !
Ù u u ú ! Ù u u ú !

Bản chính:
….
Giọt mưa trên lá bối rối, bồi hồi,
Ráo riết, miệt mài, em (anh) biết yêu lần cuốị
Giọt mưa trên lá bỡ ngỡ, xôn xao,
Cuống quít, dạt dào, anh (em) biết yêu lần đầu
Giọt mưa trên lá thấp thoáng, bơ vơ
Khép nép, đợi chờ, xa cách nhau vài giờ
Giọt mưa trên lá dĩ vãng xa xôi
Sớm tối bùi ngùi, xa cách nhau một đờị
Ù u u ú ! Ù u u ú !
Ù u u ú ! Ù u u ú !



- Tiếng Việt khó hay dễ, phong phú hay nghèo nàn,?
- “Bức xúc”!

nguồn TVTC




Hoa Hạ ơi,
Lang thang du ngoạn lâu nay chắc vui lắm ?
Chào mừng Hoa Hạ  "dzìa" nhà  !
Cám ơn những bài sưu tầm giá trị của Hoa Hạ . Tình trạng văn chương...văn hóa...văn học, v.v...  tại VN hiện nay , với chủ đề của Hoa Hạ "
Tiếng Việt dễ mà khó, khó mà dễ !!! " , có lẽ MK phải chọn ... 1 vế thôi (hỏng được nói "người ta" cực đoan à nha Tongue) :

"Dễ mà khó...quá !" .

Thân ái,

mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 04/Jun/2013 lúc 10:44pm
 
 

Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam

 
Tác giả bài viết Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam, Ông Cao Chánh Cương. Ông có nói " Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung. Ông cho biết, ông là người miền Trung.
Mời cùng học... cho vui.
 
 
Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngàn mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.

Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau : Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính tri... , nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn.
 
Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa  dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén.
 
Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung (người viết bài này là người miền Trung).May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi...
 
Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài qui luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta.
 
Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.
 
A. LUẬT BẰNG TRẮC
 
Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.
 
1. Luật lập láy
 
Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả.

Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...
 
2. Luật trắc
 
Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).
 
Thí dụ:
 
Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang,...
 
3. Luật bằng
 
Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).
 
Thí dụ:
 
Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.
Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...
 
B. CHỮ HÁN VIỆT
 
Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ,... tất cả đều do chữ Hán mà ra.
 
Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:
 
Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, các chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.
 
Thí dụ:
Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.
Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.
Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.
Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.
Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.
Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...
 
Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:
 
"Dân Là Vận Mệnh Nước"
 
để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.
 
C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC

1. Trạng từ (adverb)
 
Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.
 
Thí dụ:
 
Thôi thế cũng được.Trạng từ cũng viết với dấu ngã.
Xin anh đừng trách em nữa.Trạng tự nữa viết với dấu ngã.
Chắc anh đã mệt lắm rồi.Trạng từ đã viết với dấu ngã.
 
2. Tên họ cá nhân và quốc gia
 
Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.
 
Thí dụ:
Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...
Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.
Nước Mỹ, A phú Hãn,...
Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.
 
3. Thừa trừ
 
Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.
 
Thí dụ:
Anh bỏ em đi lẻ một mình.Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loimà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.
 
Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.
 
D. KẾT LUẬN
 
Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề.
 
Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thuộc vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam.Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.
 
CAO CHÁNH CƯƠNG
 
Trích tài liệu khóa Tu nghiệp Sư phạm 1991 Của các Trung tâm Việt ngữ Miền Nam
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 04/Jun/2013 lúc 10:46pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2013 lúc 8:27am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2013 lúc 8:32am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.