Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Góc Nhỏ Về Khoa Học Huyền Bí Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2012 lúc 9:25am
Dư Âm Ngày Tết

Tết là một danh từ được rút ngắn từ “Tiết Nguyên Đán” hay là “Ngày Hội Đầu Năm”, chính là một tục lệ đón Xuân.Tết hay năm mới (Tân Xuân).Tết là một danh từ được rút ngắn từ “Tiết Nguyên Đán” hay là “Ngày Hội Đầu Năm”, chính là một tục lệ đón Xuân.



Thật vậy, Tết là dịp mà người Việt Nam mừng theo âm-lịch, thường nhằm vào tháng Giêng hay tháng Hai dương-lịch.
Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp và người mình cho rằng sự tái sinh của vạn vật trong mùa Xuân diễn tiến rất từ tốn và chậm rãi. Vì thế, mừng Xuân không thể là một việc gấp rút. Và rằng tục ngữ ta có câu: “Tháng Giêng ăn Tết ở nhà” !

Đành rằng không ăn Tết cả tháng, người ta vẫn dành riêng nhiều thời giờ, ngay cả trong hoàn cảnh vội vã của Việt Nam thời nay, để sửa soạn đón Tết hàng mấy tuân lễ trước và mừng đón Xuân về bằng cách thăm viếng chùa chiền, cúng quẩy, cờ bạc, ăn uống cùng thăm viếng bạn bè thân hữu hàng mấy ngày liền.

Ngay cả bây giờ, Tết vẫn còn là một dịp có thể xem tương đương với lễ Giáng sinh và đầu năm Tây (dương-lịch) và nhiều lễ khác chung gộp lại.

Cuộc chuẩn bị để đón mừng ba ngày Tết thật là chu đáo và bắt đầu từ nhiều ngày trước. Nhiều gia đình dành dụm suốt năm để có tiền tiêu trong dịp Tết.

Nhà cửa được giọn dẹp ngăn nắp sạch sẻ hoặc quét vôi hay sơn lại tường vách thật là chu đáo và bắt đầu từ nhiều ngày trước.
Những câu đối viết bằng chữ Nho trên giấy hồng-điều ghi những lời chúc đảp đẽ đầu năm Phúc-Lộc-Thọ được trưng tại những nơi trang trọng

Ở miền quê, người ta thường hay trồng một cây nêu bằng tre ở trước sân nhà, trên có dán bùa để trừ tà ma và treo cờ để rước mời hương linh tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

Bàn thờ tổ tiên được thiết lập tại hầu hết mọi nhà. Lư đỉnh và các đồ đồng thờ cúng được đánh bóng sáng loáng.
Ngưười ta cũng đến nghĩa trang thăm mộ ông bà, quét giọn sach sẽ.
Quần áo mới được mua sắm.

Bánh chưng hay bánh tét được gói và nấu chín. Ngoài ra còn các thứ bánh khác hay mứt đã được làm để cúng kiến và sau đó để ăn.Thực phẩm cũng được lo liệu sẵn để dùng trong mấy ngày Tết. Thường thì nhà nào cũng có dưa hành, củ kiệu đế ăn dặm với bánh chưng hay bánh tét hay một nồi thịt kho.

Những người đi làm việc ở xa nhà đều cố gắng trở về nhà để xum họp gia đình.
Mặc dù tục ăn Tết khác nhau tùy theo từng địa phương và truyền thống gia đình, nhưng các tập tục đại chúng hầu như nơi nào cũng có.

Lễ tiễn đưa ông Táo.

Lễ này nhằm ngày 23 tháng Chạp âm-lịch để cúng vị thần linh cai quản trong nhà. Đó là ông Táo (ông bếp).
Người ta tin rằng vị thần nầy ngự ở trong bếp và có phận sự ghi chép bất cứ điều gì xẩy ra trên thế gian nầy trong suốt cả năm.
Vào đúng ngày 23 vị thần phải lên thiên-đình (trời) báo cáo tất cả những gì thấy được trong năm qua.

Lễ tiễn đưa gồm có hoa quả và trái cây tươi với những món ăn đặc biệt được bày ra. Xong người ta đốt hương, trầm và cầu khẩn cho vị thần thượng lộ bình an.Có nơi để một con cá chép sống vào chậu nước, ngụ ý để vị thần cỡi lên chầu trời.
Khi lễ chấm dứt, người ta mang cá đó thả xuống ao hồ hay sông rạch gần đó, và sau đó cả gia đình ngồi quây quần ăn uống.

LOL

Những thứ hoa sau đây được nhiều người hưởng ứng chọn để trưng bày trong những ngày Tết :
- Hoa Anh Đào tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.
- Hoa Mai tượng trưng cho sự đài các, tâm hồn cao thượng.
- Hoa Thủy Tiên tượng trưng cho sự liêm khiết, trong trắng và có tâm hồn văn nhân.
- Hoa Cúc tượng trưng cho sự trường thọ.
- Cây quất tượng trưng cho sự hợp quần, vuông tròn đông đúc.

Pháo.

Đến Tết, khi những vị thần tốt đã lên Trời chầu Ngọc Hoàng thì hai vị thần xấu càng lộng hành và gây nhiều khó khăn cho dân chúng.Dân chúng biết là Nã-Ông và Nã-Bà rất sợ ánh sáng và tiếng động, cho nên người ta thắp đèn sáng trong nhà và đốt pháo để đuổi những vị thần xấu nầy đi chỗ khác.

Người ta tiếp tục đốt pháo và thắp đèn sáng liên miên cho đến khi Tết đã hết và những vị thần tốt bảo vệ dân từ Trời trở về.
Ngày này, người ta dùng pháo để đón Giao-Thừa năm mới. Có một sự thay đổi trong ý nghĩa của truyền thống nầy. Tiếng pháo vui mừng được coi như biểu hiệu của hạnh phúc hơn là một cách để đuổi hung thần đi nơi khác

Việt Nam ta có rất nhiều thứ pháo. Chẳng hạn như pháo tống, pháo xiết, pháo chuột, pháo nổ chậm, pháo thăng thiên, pháo đôi, pháo hoa …
Ngày xưa là vậy, còn ngày nay với nhiều lý do, tập tục đốt pháo ở nước ta đã được xóa bỏ. Duy chỉ còn pháo hoa là được nhà nước ta tổ chức rất hoành tráng, đốt vào đêm giao thừa ở các thành phố lớn và được truyền hình trực tiếp cho mọi người chiêm ngưỡng.

Cây Nêu.

Cây Nêu là một trong những biểu tượng của dân gian.
Người chặt một cây tre, róc hết các đốt và lá; chỉ chừa một nắm lá ở ngọn. Trên ngọn đó đính nhiểu thứ: đặc biệt là một cái bùa bát quái và một miếng giấy màu đỏ có vẻ tám hướng.

Tâm điểm của bùa bát quái là một vòng tròn. phân chia bởi một đường cong với hai chấm Âm-Dương hai đầu tượng trưng cho nguyên tắc Tạo Dựng và Duy-Trì vạn vật được quân bình. Tám hướng và các hình vẻ bên trong tượng trưng cho sự thay đổi trong vũ trụ.

Ngoài ra, còn có một cái giỏ nhỏ đựng trầu cau để dâng lên thần thánh.
Một vài nhạc khí như lục lạc hay sáo cũng được treo trên cây nêu để phát ra tiếng nhạc.

Đặc biệt còn có một tấm phên nhỏ bằng tre hay nứa để tượng trưng cho việc ngăn cách ma quỉ không được lai vãng. Có khi còn đính thêm một lá phướn ngũ sắc. Chỉ ngũ sắc để trừ ma quỉ.

Treo bùa là cốt để xua đuổi ma quỉ. Còn lễ vật trong giỏ cốt để dâng cúng thần linh, cầu xin ơn phước.
Người ta dựng nêu trễ lắm là ngày 30 tháng Chạp và để đến chậm nhất là mồng 7 thì mới hạ nêu.

Đón mừng năm mới.

Để đón mừng năm mới người ta có thói quen là hôm 30 tắm gội sạch sẽ với mục đích sạch sẽ, mát mẻ và thanh cao đế đón mừng năm mới.Cùng một quan điểm nảy, tất cả mọi hận thù, ghen ghét nên được xóa bỏ, tha thứ để tâm hồn lắng đọng.
Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, lúc 12 giờ, người ta đón GiaoThừa. Đánh dấu sự chuyển mình của năm cũ chuyển sang năm mới. (Đêm trừ tịch).

Để thanh toán mọi việc, người ta phải cố gắng làm hết những công việc còn lại cho xong.
Đêm Giao Thừa, một số người còn giữ thói quen đến các đền chùa để hái lộc, cầu xin phúc lành cho gia đình.

Ngày mồng Một nên dắt vợ con đến mừng tuổi ông bà, cha mẹ.
Ngày mồng Hai đi thăm bà con anh chị em.
Ngày mồng ba đi thăm bạn bè.
Sau đó, những ngày kế tiếp đi thăm bằng hữu

Chính vào không giờ (qua 12 giờ khuya) là qua Năm Mới, người ta thi nhau đốt pháo hàng loạt để đón mừng Xuân sang, đồng thời cũng để xua đuổi ma quỉ. Người ta gọi là “Tống cựu, Nghênh tân”.

Một cái bàn được đặt ngay trước bàn thờ để có chỗ thức ăn và thức uống để cúng tổ tiên, ông bà . Người gia trưởng thay mặt con cháu đốt trầm hương trên bàn thờ tổ tiên và thỉnh hương linh tổ tiên, ông bà về chơi vui cùng con cháu, rồi lần lượt mọi người trong gia đình thắp hương lạy tạ trước bàn thờ.
Trong ba ngày Tết người ta cử nói xàm, vì nói xàm sẽ mang lại xui xẻo.

Người xông Đất (nhà)

Người Việt Nam tin tưởng ở sự liên quan giữa con người và huyền bí, may mắn nên người ta chọn người để xông nhà. Nếu người xông đất là người vui vẻ thì chủ nhân sẽ có một năm vui vẻ, hạnh phúc. Ngược lại, gặp người thô lỗ cọc cằn, rượu chè, hút xách, cờ bạc thì năm đó chắc chắn sẽ gặp nhiều chuyện không may, rắc rối.

Để tránh các điều trên, người ta thường chọn mặt gửi vàng, nghĩa là chọn trước người xông đất, nếu là người quen thân thì điều đình trước để có sự phối hợp. Thông thường người được lựa chọn xông đất thường là người có đạo đức, có gia đình hạnh phúc, sức khoẻ cường tráng.

Ngũ quả.

Ngũ quả là năm thứ quả để cúng như mẳng cầu (na), xoài, cam quýt hoặc, bưởi, hồng, và dưa hấu. Dưa Hấu có ý nghĩa là giàu sang,con cháu đầy đàn. Dưa Hấu còn tượng trưng cho phì nhiêu, phồn thịnh, may mắn vì ngày xưa An-Tiêm đã biến một hoang đảo cằn cổi thành một miếng đất trồng dưa hấu sai trái, được mùa và phồn thịnh.

Những phong tục ngày Tết


Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc Tết, du xuân, mừng thọ…. Từ già đến trẻ ai cũng biết, ngày tết trong nhà ít nhất cũng phải có cành hoa, bánh chưng, chai rượu…


Tống cựu nghinh tân

Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, cùng hàng xóm vệ sinh nhà thờ, đường xóm, tắm giặt, mua sắm quần áo mới và mọi thứ thức ăn, vận dụng trong ngày tết…

Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi, không cãi cọ nhau, không vứt rác bừa bãi, không nghịch ngợm, trách phạt nhau…. Đối với hàng xóm láng giềng, trong năm cũ có điều gì không hay không phải đều xuý xoá hết, tất cả mọi người dù lạ dù quen, sau phút giao thừa đều niềm nở, vui vẻ và chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi

Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ tiến bộ, thành đặt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến càng sớm càng tốt, nhưng nhiều nhà chủ tự đi hai lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn nghiêm trang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người “nhẹ vía” mà mình thích đến xông nhà.

Đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ra ít khách, không ai dám đi đến nhà khác sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình “nặng vía”, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. ông bà, cha mẹ cũng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm làng giềng, bạn bè thân thích, đồng thời chúc nhau những lời chúc tốt đẹp. Người nào thích điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất, luôn hướng tới sự tốt lành và kiêng nói tới những điều rủi ro hoặc xấu xa.

Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại hỏi thăm nhau, nhân ngày lễ tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm. Nhiều nhà, hễ đến chúc tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mới vui lòng, năm mới từ chối sợ bị “ giông” cả năm.

Quà tết, lễ tết

Việc biếu quà tết có ý nghĩa tỏ ân nghĩa tình cảm, con rể tết bố mẹ vợ, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc… Quà biếu, quà tết đó không đánh giá theo giá trị thị trường, nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không dám đến.

Lễ mừng thọ

Ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở nước ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần…. tính theo tuổi mụ. Ngày tết, ngày xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ấn, học trò sẽ khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở cửa hàng lấy ngày. Sau ngày mồng Một, tất cả “ Tứ dân bách nghệ” đều chọn ngày “khai nghề”, nếu mồng Một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu, riêng khai bút thì giao thừa xong chọn giờ hoàng đạo thì bắt đầu.

Kiêng không hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết

Tục này nguyên từ bên Tàu, trong “ Sưu thần kỳ” có chuyện người lái buôn tên là Ân Minh được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu lên. Một hôm nhân ngày mồng Một tết, Ân Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Ân Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày tết, ta bắt chước và đến nay vẫn nhiều người theo tục này.

Cúng giao thừa ngoài trời

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.

Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả… ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới để mong các quan phù hộ cho một năm mới mọi sự tốt lành.




Điềm Lành và kiêng Kỵ Trong Ngày Mùng 1 Tết

- Hoa mai: Sau Giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may.


“Điềm%20lành”%20và%20“Kiêng%20kỵ”%20trong%20ngày%20mùng%201%20Tết

Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh.

- Chó lạ vào nhà: Tục ngữ Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang.

- Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.

- Cây quất: Nếu cây có nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc. Nếu có đủ Tứ quý: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn và thành đạt cả năm.

- Đầu năm mọi nhà đều mua muối để cầu may mắn đến. Vẫn có câu là Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.

Kiêng kỵ

Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, do đó, người Việt có một số kiêng kỵ như sau:

- Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

- Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm.

Trường hợp chết đúng ngày mùng 1 Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.

- Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió…

- Kiêng cho nước đầu năm vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc.

- Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.

- Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay.

- Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này bào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.

- Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

- Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.

- Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành.


HH sưu tầm



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 06/May/2012 lúc 2:08am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2012 lúc 11:12pm

Cây cảnh khai vận may mắn trong năm mới

Theo phong thủy, có nhiều loại cây được xem là “cây cát tường”, tức là cây có thể mang lại may mắn và sức khoẻ của gia đình.


Cây Quất, Quýt:



Phát âm Hán của chữ “quất” gần giống với âm của từ “cát”, cây quất thường được chọn để trang trí nhà vào ngày Tết. Mọi người chọn những cây lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống. Do đó mỗi khi tết đến xuân về, nhà nhà đều bày trí cây Quất với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình.


Trong kinh doanh, đặt cây Quất ở văn phòng hoặc cửa hàng sẽ đem lại cát khí lớn lao, sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc. Cây Quất còn là biểu tượng của sức khoẻ, bình an trường thọ và sự may mắn trong tình duyên.


Cây Xuân:



Cây xuân có sức sống rất lâu, dân gian thường gọi là “vua của các loài cây”, có nơi rất thịnh hành phong tục trồng cây xuân. Theo truyền thuyết thì trong đêm Trừ Tịch (đêm Giao Thừa) thì trẻ con sẽ sờ vào cây xuân rồi đi vòng quanh cây xuân mấy vòng với hy vọng sẽ chóng lớn.


Cây Hòe:



Được gọi là cây “lộc”, là một trong ba loại cây được người xưa coi trọng nhất. Họ luôn coi đó là biểu tượng của sự giàu sang phú quý. Theo điển tích Trung Hoa, ở trước triều môn mà trồng 3 cây hòe là tượng trưng cho chức Tam Công trong triều đình, vì thế nhân gian thường hay trồng hòe trước cửa nhà với ước mong con cái thành danh sau này. Nếu trồng Hòe phía sau nhà thì lại bị coi như bế tắc công danh.


Cây Cọ:



Trong phong thủy thì cây Cọ có tác dụng sinh tài, giữ của. Vì thế, rất nhiều gia đình đã trồng những cây Cọ cảnh bên hiên nhà hoặc ở lối đi vào nhà vừa tạo bóng mát vừa mong muốn ăn nên làm ra.


Cây Đào:


Được xem là tinh hoa của Ngũ Hành, theo phong thủy cây này có thể trị bách quỷ, do đó khi đón năm mới mọi nhà hay trồng Đào trước cửa nhà. Hoa Đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Ở Trung Quốc, hoa đào còn là biểu tượng cho lễ cưới.


Những ai độc thân nếu treo một bức tranh cây đào có quả trong phòng riêng thì người đó sẽ may mắn trong đường tình duyên. Cũng có thể đặt một bức tượng hình cây đào ở hướng Tây Nam để có vận may trong tình duyên.


Cây Trúc:



Cây Trúc ngụ ý trời đất trường xuân, trời đất dài rộng. “Trúc” gần âm với “chúc” có ý chỉ chúc phúc tốt đẹp. Theo phong thủy Trung Quốc thường cho rằng, trước và sau nhà có Trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình. Loại cây này tượng trưng cho sự mảnh mai, thanh nhã, rất thích hợp với nhiều không gian và phong cách thiết kế khác nhau.


Cây Tre:


Cây Tre cũng mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng. Cây Tre là biểu tượng của tuổi thọ bởi luôn xanh tươi quanh năm trong bất cứ thời tiết nào và vẫn có thể phát triển trong những điều kiện rất khó khăn. Treo một bức tranh vẽ theo lối truyền thống hình dáng cây Tre lá xanh tươi trong phòng học hay văn phòng có thể gặp may mắn về việc học hành và công việc kinh doanh.


Cây Bách:



Có ý chỉ đức độ. Trong quan niệm dân gian, đồng âm với “bách” là “bách” (100) là số cao nhất, nhiều và toàn vẹn, có ý chỉ đại cát.


Theo phong thủy, cây Bách còn là loại cây mang lại sự trường tồn, cuộc sống dài lâu. Vì vậy, loại cây này rất thích hợp để làm quà biếu tặng cho những người lớn tuổi.


Cây Quế:



Còn gọi là cây Mộc, hoa Quế thường nở vào dịp Hè. Phong thuỷ quan niệm, hoa quế là cây tốt lành, nếu trồng cây quế trong nhà sẽ có đường làm quan phát tài, vinh hoa phú quý.


Cây Ngô Đồng:



Được coi là “cây linh”, có khả năng ứng nghiệm. Truyền thuyết cho rằng cây ngô đồng có thể hấp dẫn loài phượng hoàng đến ở, là con vật thần kỳ khác lạ. Vì vậy khi trồng cây ngô đồng trước sân nhà sẽ mang lại bình yên, may mắn tốt lành cho gia chủ.


Thạch Lựu:


Trong phong tục tập quán, cây Thạch Lựu được xem là “thạch lựu bách tử”, là tượng trưng của “đa tử đa phúc” (nhiều con nhiều phúc). Trên thực tế hoa và quả thạch lựu màu đỏ như lửa, quả lại có thể giải khát chống say, có giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng, vì vậy trở thành cây được trồng trong vườn của nhiều nhà. Không chỉ trong phong thuỷ mà ở dân gian, các gia đình đều trồng những cây Lựu trước nhà bởi họ tin rằng, cây Lựu luôn đem đến điềm may và tin tốt lành cho gia chủ.

Hồ Lô:


Trong phong thủy quan niệm, cây Hồ Lô là loài thực vật có thể xua đuổi phiền muộn; cổ nhân thường dùng những đồ đựng hình dáng “bảo hồ lô” có thể ngăn chặn được sự nhiễm các loại sóng và bức xạ.


Hồ Lô là vật khí không thể thiếu để hoá giải hung khí và tăng cường sức khoẻ. Dùng quả hồ lô treo bên cạnh giường ngủ hoặc trong phòng ngủ sẽ mang lại bình yên và sức khoẻ cho gia chủ, tránh được rất nhiều bệnh tật. Nó còn là công cụ giúp tình cảm vợ chồng thêm đằm thắm. Quả Hồ Lô đặc biệt thích hợp dùng cho nhà có trẻ nhỏ hay quấy khóc, hãy treo nó bên cạnh chiếc nôi của trẻ, sẽ tránh được đau bệnh và tật khóc dạ đề cho trẻ. Hồ Lô cũng là quà tặng đầy ý nghĩa cho những gia đình có người ốm đau hoặc có người già với hy vọng mang lại sức khoẻ và trường thọ.


Trúc hạnh vận:


Còn gọi là trúc phú quý, người ta thường trồng một bồn trúc hạnh vận và chăm sóc bằng nước sạch sẽ giúp cho ngày càng cao lớn, có tác dụng thúc đẩy vận mệnh rất tốt đối với những người thi đại học hoặc thi cao hơn nữa.


Hoa Mai:


Cây%20cảnh%20khai%20vận%20may%20mắn%20trong%20năm%20mới



Màu vàng của hoa Mai thuộc Thổ trong Ngũ Hành, theo quan điểm của người Việt, Thổ luôn nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng và phát triển. Mai đã từng được Trung Quốc coi là quốc hoa, ngày nay là Mẫu Đơn.


Mai nở hoa lúc đông xuân giao mùa, “độc thiên hạ nhi xuân” nên còn có tên là “hoa báo xuân”. Do mọi người cho rằng năm cánh hoa của nó là năm thần cát tường, tượng trưng ngũ phúc: vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình. Do đó, có bức tranh “mai khai ngũ phúc” cũng phù hợp với âm dương Ngũ hành: Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, thể hiện mong muốn gia đình được may mắn, hạnh phúc trọn vẹn.


Hoa Cát Tường:




Hoa Cát Tường lại nhỏ bé xinh xắn, quanh năm xanh tốt, nó rất dễ sinh trưởng trong bùn lầy hay trong nước, tượng trưng cho “cát tường như ý”.


Linh Chi:



Cây Linh Chi là biểu tượng cho sự trường thọ. Trong những bức tranh tốt lành thường thấy miệng con hươu hay mỏ con hạc ngậm cành linh chi. Những bức tranh đó thường được dùng làm lễ vật chúc thọ và mang lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.


Hoa Sen:


Sau khi nhà Đường tôn Phật Giáo thành quốc giáo, hoa Sen được mọi người rất tôn kính. Quê hương Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni trồng rất nhiều sen, vì vậy Phật môn thường tự ví mình với hoa Sen.


Ở Trung Quốc, hoa Sen được tôn sùng tượng trưng cho quân tử. Khi trồng Sen trong vườn hoặc cắm hoa Sen trong nhà sẽ làm cho không khí gia đình thoải mái hơn, êm ấm hơn.


Mẫu Đơn:


Mẫu Đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng và phồn vinh. Nó còn gọi được là “vua hoa” hay “hoa phú quý”. Mẫu Đơn có màu đẹp và ngụ ý cát tường. Do đó, khi làm vườn thường được kết hợp với đá thọ tạo thành “trường mệnh phú quý”, cùng hoa trường xuân kết hợp thành “phú quý trường xuân”. Mọi người thường trồng hoa Mẫu Đơn trong nhà với mong muốn gia đình luôn thịnh vượng, hạnh phúc và có nhiều con cháu.


Cây hoa Hồng:


Hoa giữ được lâu, còn có tên là Nguyệt Nguyệt Hồng. Vì hoa nở bốn mùa nên dân gian coi là điều tốt, chỉ bốn mùa bình an. Hoa Hồng và Thiên Trúc kết hợp có ý chỉ “tứ quý trường xuân”.


Cây Nho:


Dây Nho quấn quýt đan xen vào nhau, tượng trưng cho sự hòa hợp.


Nho thường trồng thành giàn. Vào mùa hè, giàn Nho cho cảm giác đặc biệt mát mẻ, thoải mái. Nho tượng trưng cho cuộc đời gắn bó, hạnh phúc.


Hải Đường:



Theo phong thủy dân gian quan niệm, khi hoa Hải Đường nở sẽ mang lại phú quý cho gia đình.


Loài hoa còn tượng trưng cho anh em hòa hợp, cuộc sống vui vầy.


(Theo: Lục Bảo)


Theo quan niệm của phong thủy, một số cây cảnh có tác dụng phong thủy như hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa lan…


Trồng những loại cây đó trong nhà sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho gia đình trong năm mới.

Hoa mai

Hoa mai thích hợp với khí hậu ở miền Trung và miền Nam nước ta. Mai vàng tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang. Trong ngày Tết, mọi người thường mua cây (hoặc cành) mai vàng nhiều lộc bởi theo quan niệm của phong thủy.

Hoa mai nở đúng lúc giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc sẽ đến với gia đình trong năm đó.

Hoa đào


Nếu miền Nam chuộng hoa mai trong ngày Tết thì miền Bắc nước ta lại thường mua những cành đào để trang trí cho căn nhà vào những ngày đầu Xuân.

Hoa đào không chỉ có tác dụng xua đuổi tà ma mà còn có thể mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh và bình an trong năm mới.

Hoa cúc

Ngày Tết, người ta thường thấy xuất hiện hoa cúc trong nhà, đặc biệt là hoa cúc vàng và đỏ… Bởi vì theo phong thủy, hoa cúc là biểu tượng của sự sống, tăng thêm phúc lộc cũng như sự hoan hỉ đến nhà.

Trồng những chậu cúc nhỏ hay cắm hoa cúc có thể giúp ổn định phúc khí trong nhà. Cũng lưu ý rằng, hoa cúc nên đặt nơi có nhiều ánh sáng trong nhà để sự may mắn thêm mạnh mẽ và rực rỡ.


Cây quýt (quất)

Cây quất (hoặc quýt) tượng trưng cho sự thu hoạch và cũng là một khởi đầu tốt đẹp. Vì thế, vào đầu năm mới, ta thường thấy mỗi gia đình thường mua một cây quất (quýt) quả vàng xum xuê, lá xanh tốt với mong muốn khởi đầu một năm mới tốt đẹp, giúp gia tăng tiền tài và vận may cho các thành viên trong gia đình.

Hoa thủy tiên

Hoa thủy tiên được xem là loài hoa thanh tao, quyền quý. Trồng hoa thủy tiên có tác dụng khử tà, mang lại cát tường như ý cũng như tăng thêm tài khí cho gia đình.

Hoa thủy tiên là loại hoa rất khó trồng, hoa thường được trồng trong nước, hình dáng giống như củ hành tươi. Trước khi mua về, bạn nên tìm hiểu cách chăm sóc để cây hoa có thể sống thật lâu trong nhà.

Cây sung cảnh

Cây sung là loại cây khá dễ trồng và dễ sống. Chọn một cây sung có dáng đẹp và nhiều quả trang trí trong nhà vào ngày Tết cũng có thể mang đến sự no đủ và nhiều điều tốt lành cho năm mới.

Hoa đồng tiền

Cây hoa đồng tiền còn gọi là cây kim tiền. Trong những dịp đầu xuân năm mới, nếu trồng hoa hoặc cắm hoa đồng tiền sẽ mang đến nhiều tài lộc và tiền của cho gia đình.





Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 06/May/2012 lúc 4:46am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2012 lúc 10:36am


Nghi thức Cúng Sao


Hàng năm vào ngày rằm tháng giêng thường gọi là Lễ Thượng Nguyên, đa số người Việt Nam chúng ta thường cúng sao tại chùa hay tại nhà để cầu giải trừ tai ương, tật bệnh trong năm .

Nhân dịp năm củ sắp qua, năm mới sắp đến chúng ta sẽ tìm hiểu về nghi thức Cúng Sao gọi theo danh từ nhân gian.  Trong Nghi Lễ Phật Giáo Việt Nam thường gọi là Lễ Dược Sư Nhương Tinh Giải Hạn.  Đây là một thực tế, chúng ta sẽ tìm hiểu về nghi thức của lễ nầy.

 Theo sách Phật Giáo Đại Tạng kinh Trường Tế Mục Lục có ghi một số kinh sách liên quan đến “Sao” như sau:

             Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Cập Chư Thiên Sở Thuyết Cát Hung Thời Nhật Thiện Ác Tú Diệu Kinh, Chư Tinh Mẫu Đà La Ni Kinh, Phật Thuyết Thánh Diệu Mẫu Đà La Ni Tinh, Tú Diệu Nghi Quỹ, Bắc Đẩu Thất Tinh Tụng Niệm Nghi Quỹ, Bắc Đẩu Thất Tinh Hộ Ma Bí Yếu Nghi, Phật Thuyết Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mệnh Kinh, Thất Diệu Nhương Tai Quyết, Thất Diệu Tinh Thần Biệt Hành Pháp, Bắc Đẩu Thất Tinh Hộ Ma Pháp… Ngoài ra trong sách Nhị Khóa Hiệp Giải, khi nói đến 16 vị Đại Đệ Tử của Phật trong kinh Di Đà cò hai ngài liên quan đến tinh tú đó là Ngài Ly Bà Đa và ngài Kiếp Tân Na và rải rác trong nhiều kinh sách khác như kinh Ma Đăng Già, Xá Đầu Luyện Thái Tử Nhị Thập Bát Tú, Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương. . .

            Tinh tú có quan hệ và ảnh hưởng như thế nào đến con người?

            Lẽ dĩ nhiên là mọi vật chung quanh chúng ta, hay xa hơn như mặt trăng, mặt trời, tinh tú v.v… đều có ảnh hưởng đến mỗi một chúng ta. Theo phép thiên văn Ấn Độ ngày xưa tinh tú còn gọi là tú diệu trong đó phân chia ra Nhị Thập Thất Tú (27 ngôi sao), Thập Nhị Cung (12 Cung), Cửu Diệu (9 sao) và Thất Tinh (7 sao). Riêng Trung Quốc lại có 28 sao (Nhị Thập Bát Tú: Thêm sao Ngưu). Mọi sự việc của cõi Trời và cõi người thường phản ánh lẫn nhau, hiện tượng dữ, lành đều hiện ra nơi tinh tú. Các phép dự đoán hiền dữ, tốt xấu theo tinh tú, như trong kinh Tú Diệu Ngài Bồ Tát Văn Thù đã nói với chúng ta rằng: giờ, ngày, tháng, năm sinh của mỗi một con người cùng theo sự biến hóa của sao ở trên trời, lịch pháp theo đường Hoàng Đạo thời tiết cũng thay đổi, vận hàng của mặt trời và mặt trăng cũng thay đổi.  Cho nên khí lực, thể lực, vận mạng cùng sự tốt xấu, may rủi, tai kiếp, vinh lộc, tài vận, sức khỏe, cảm tình, con cái, cháu chắt, sự nghiệp v.v…của con người đều tương quan chặt chẽ vơí nhau.  

Đây là một vấn đề liên quan đến thiên văn, tôn giáo và cả tín ngưỡng nhân gian nữa, nên chỉ xin trình bày tổng quát để người Phật tử chúng ta có một khái niệm về việc cúng Sao mà thôi.  

1.  Nhị thập thất tú tức là 27 sao gồm: Tinh, Trương, Dực, Chẩn, Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh. Quỹ, Liễu. (Riêng Trung Quốc lại có thêm sao Ngưu là 28 nên gọi là nhị thập bát tú). Phật Giáo Việt Nam chỉ thấy dùng Nhị Thập Bát Tú trong Đàn Giải Oan Bạt Độ vào những năm cuối thập niên 90 đến nay, còn trước năm 1995  không thấy mặc dù trong nghi thức có ghi, đây cũng là vì đáp ứng nhu cầu của nhân gian theo mỗi thời đại và dân tộc.

            2. Theo Mật giáo, Kim Cương Bộ viện vị trí ở ngoài Mạn Đà La của Thai Tạng Giới, chia làm hai phần: Thái dương có: cung Sư Tử, cung Nữ, cung Xứng, cung Yết, cung Cung, và cung Ma Yết.  Thái âm có: cung Bảo Bình, cung Ngư, cung Bạch Dương, cung Kim Ngưu,  cung Nam Nữ, và cung Giải.  Phân theo phương hướng có:  Hướng Đông:  Cung Nam Nữ, cung Bạch Dương, cung Kim Ngưu.  Hướng Tây: Cung Xứng, cung Yết, Cung Cung.  Hướng Nam: Cung Bảo Bình, cung Ngư, cung Ma Yết.  Hướng Bắc: Cung Giải, cung Sư Tử, Cung Nữ. 12 cung nầy so với Thiên văn học ngày nay chỉ khác một ít tên gọi còn đa số là giống nhau.

            3.  Cửu Diệu: (Diệu là ánh sáng chói lọi, long lanh), là 9 thứ phát ra ánh sáng mạnh ở trên trời, tục gọi là 9 sao hay còn gọi là cửu chấp.  Trong Đại Nhật Kinh Sớ nói: Chấp có 9 loại gồm có 9 sao là: 1. Nhật (mặt trời = Thái dương), 2. Nguyệt (mặt trăng = Thái âm), 3. Thủy = Thủy diệu, 4. Hỏa ( Hỏa tinh = Vân Hớn), 5. Mộc (Mộc đức), 6. Kim (Thái Bạch), 7. Thổ (Thổ tú) 8. Sao La Hầu, 9. Sao Kế Đô.  Riêng Phật Giáo nếu xét về bản địa thì:

- Nhật là Quan Âm hoặc Hư Không Tạng.

- Nguyệt là Đức Thế Chí hoặc Thiên Thủ Quan Âm.

- Thủy là Đức Vi Diệu Trang Nghiêm Thân Phật hoặc Thủy Diệu Quan Âm.

- Mộc là Đức Dược Sư Phật hoặc Mã Đầu Quan Âm.

- Kim là Đức A Di Đà hoặc Bất Không Quyến Sách.

- Thổ là Đức Tỳ Lô Giá Na Phật hoặc Thập Nhất Diện Quan Âm.

- La Hầu là Đức Tỳ Bà Thi Phật.

- Kế Đô là Ngài bất không Quyến Sách.

            4.  Thất Tinh: Thất tinh là 7 vì sao ở hướng Bắc và hình như cái đấu (đẩu) thường gọi là Đại Hùng Tinh,  Trong kinh “Phật Thuyết Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mệnh Kinh” chép rằng: Tại cung Trời Tịnh Cư (Tịnh Cư Thiên cung), ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thỉnh cầu đức Phật giải thích về ảnh hưởng của 7 ngôi sao tức Bắc Đẩu Thất Tinh.  Đức Bổn Sư trả lời rằng: tên 7 vì sao đó là Thánh hiệu của 7 vị Cổ Phật như sau:

            1. Tham Lang là Đông Phương Tối Thắng Thế Giới Vân Ý Thông Chứng Như Lai.

            2. Cự Môn là Đông Phương Diệu Bảo Thế Giới Quang Âm Tự Tại Như Lai.

            3. Lộc Tồn là Đông Phương Viên Châu Thế Giới Kim Sắc Thành Tựu Như Lai.

            4. Văn Khúc là Đông Phương Vô Ưu Thế Giới Tối Thắng Cát Tường Như lai.

            5. Liêm Trinh là Đông Phương Tịnh Trụ Thế Giới Quảng Đạt Trí Tuệ Như lai.

            6. Võ Khúc là Đông Phương Pháp Ý Thế Giới Pháp Hải Du Hý Như Lai.

            7. Phá Quân là Đông Phương Mãn Nguyệt Thế Giới Dược Sư Lư Ly Quang Như Lai.

            Ngoài ra còn có 2 vị Nội phụ và Ngoại bật là:

            8. Động Minh Ngoại Phụ Tinh Quân tức Tây Phương Diệu Hỷ Thế Giới Hoa Tạng Trang Nghiêm Bồ Tát.

            9. Ẩn Quang Nội Bật Tinh Quân tức Tây Phương Diệu Viên Thế giới An Lạc Tự Tại Bồ Tát.

            Đức Phật dạy tiếp: Nếu có Thiện nam, Tín nữ cứ mỗi năm, tháng giêng ngày mồng 8, tháng 7 ngày mồng 7, tháng 9 ngày mồng 9 sắm sửa hương hoa, nước sạch, cắm đèn theo hình Thất Tinh, thay y phục sạch sẽ cúng dường trước Tinh Tượng (hình ảnh của Thần Sao) tức 7 vị Cổ Phật trên, tùy tâm sở cầu, sẽ có cảm ứng. 

Bảy vị Phật trên là Thất Phật Dược Sư tức là Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai, bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, Vô Ưu Tối Thắng cát Tường Như Lai, Pháp hải Lôi Âm Như lai, Pháp Hải Thắng Tuệ Du Hý Thần Thông Như Lai và Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.  Như vậy là 7 vị Phật Dược Sư đã hóa thành Hộ Pháp Tinh Quân của Đạo Giáo Trung Quốc.

            Trên đây là tóm tắt những sự liên hệ trong các kinh điển giữa Sao và Phật giáo.

Việc cúng “Sao” thường bị coi như là không chánh pháp. Như vậy có đúng không?

 Nếu cung hành bất cứ một lễ gì mà không đúng nghi thức đều sai chánh pháp. Bởi vì trong thời gian mạt pháp nầy ranh giới giữa tín ngưỡng nhân gian và Phật giáo rất khó phân biệt cũng vì đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng nhân gian một cách quá mức độ như trong chùa có bói toán hay xin xăm v.v… Do đó mà trở thành xa chánh pháp.  Người Phật tử ai cũng hiểu được muốn có kết quả cho những lời cầu nguyện của mình, chính mình phải qui hướng về chánh pháp, dùng sự tu thiện tích phước, sám hối, tụng kinh, niệm Phật để đạt được mục đích cầu nguyện. Còn tín ngưỡng nhân gian lại dùng hành vi mua chuộc,  hối lộ Thần Thánh để hy vọng thỏa mãn ý nguyện của mình. Chúng ta hãy trở lại nghi thức cúng “Sao”, ai cũng biết rất rõ có hai cách cúng: tại chùa và tại tư gia. Nếu theo đúng nghi thức mà nghi lễ Phật giáo Việt nam đã có từ xưa đến nay thì đúng chánh Pháp, làm trái lại thì sai chánh pháp bởi vì theo định nghĩa, Nghi Thức là sự tác pháp ( Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện: “Nghi thức thuyết pháp của chư Phật ba đời”. Ví dụ: Nghi Thức Tiến Linh theo Phật giáo hoàn toàn khác với nghi thức Cúng Giỗ của dân tộc.  Do đó mà cung hành không đúng Nghi thức sẽ không đạt mục đích tối hậu của Phật Giáo là âm siêu, dương thái.

Trước khi nói đến Nghi Thức cúng “Sao” tôi xin nhắc lại: như đã trình bày ở trên, Thập Nhị cung, Cửu Diệu, Thất Tinh đều là danh hiệu cũng như hóa thân của chư  Phật và Bồ Tát để cứu giúp chúng sanh khỏi tai ách. Cho nên chúng ta cúng dường lên chư Phật, chư Bồ Tát là hợp lý không có gì trái cả. Hơn nữa công năng của kinh, chú Phật giáo thường dùng cũng như sự linh nghiệm hữu cầu tất ứng của chư Phật chư Bồ Tát theo đại nguyện của các Ngài như: Sự cứu chửa bệnh hoạn của đức Phật Dược Sư, đức A Di Đà được tôn xưng là Vô Thượng Y Vương, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng.v.v… với đại nguyện rộng lớn có cầu đều được đáp ứng, ánh sáng hào quang của các Ngài không gì sánh bằng được. Huống gì là ánh sáng của “sao” chắc chắn là không thể nào hại được chúng ta khi mà chúng ta đã ở trong vùng ánh sáng của các Ngài che chở.  Hơn nữa trong lục đạo cũng có một đạo thường hay quấy nhiễu chúng sanh, đó là các vị A Tu La, nên chư Phật và Bồ Tát mới hóa thân để cứu chúng sanh và hộ trì Phật Pháp vì lòng đại từ, đại bi của chư Phật. Sau đây tôi xin trình bày tóm tắt về Nghi Thức Lễ Dược Sư Nhương Tinh Giải Hạn theo Phật Giáo Việt Nam.

            Theo cuốn Nghi Lễ Phật Giáo của Hòa Thượng Giải Năng, nghi thức cúng Sao Hội ( tức cúng chung tất cả mọi người) như sau:

-         Niêm hương bạch Phật - Đảnh lễ Tam Bảo – Tán bài Dương Chi.

-         Điểm đăng tức thắp đèn ( cắm theo hình Thất tinh như đã nói ở trên, hoặc đèn Dược Sư)

-         Thỉnh Đế Thích Ngọc Hoàng ( Ngọc Hoàng Phật Giáo gọi là Thích Đề Hoàn Nhân) mà chúng ta thường gặp trong kinh..

-         Thỉnh Đẩu Tinh Giáo Chủ tức Ngài Tiêu Tai Xí Thạnh Quang Vương Phật.

-         Tụng chú Đại Bi – Tuyên sớ - Tụng Nhương Tinh kệ.

-         Đại chúng lạy trùng hiệu trong Sám Dược Sư (24 lạy)- Tụng chú Tiêu Tai

-         Hồi Hướng - Phục nguyện –

-         Tam Tự Quy - Lễ Tất.

Còn nghi thức cúng tại tư gia được chia làm hai loại: Loại thứ nhất hoàn toàn giống như trên. Còn loại thứ hai dùng một ít kinh, chú ngữ của Phật giáo nhưng nghi thức thuộc về tín ngưỡng nhân gian, chúng tôi xin miễn bàn ở đây.

            Hôm nay chắc chắn có một số vị sẽ không tin là kinh Phật lại nói về sao, vận mạng v.v… Vậy Phật tử chúng ta có cách nào để phân biệt được đúng là Kinh Phật hay không?  Theo lời hướng dẫn của Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm trong cuốn Phật Học Quần Nghi như sau: “… tốt hơn hết nên tra cứu đối chiếu với mục lục trong Đại Tạng Kinh.  nếu có ghi trong mục lục ở phần NGHI NGỤY , vẫn có thể tin, có thể đọc.  Còn như không có trong Kinh Lục, thì phải xét xem nó có trái với nguyên tắc căn bản của Phật Pháp hay không.  Lại nữa, ngoài những sách dùng giáo nghĩa Phật Pháp để giải thích Kinh Phật có tên Kinh rõ ràng, và sách thuật lại phát minh của cổ đức với thái độ thuật nhi bất tác (nghĩa là chỉ noi theo ý của cổ nhân rồi thuật lại, mà không sáng tác theo ý riêng mình) như Khổng Tử đã nói.  Tóm lại, tốt nhất không nên xem những Kinh sách còn chưa xác định rõ là chân hay ngụy.

 

BẮC ĐẨU THẤT TINH PHÙ

(1)                  (2)                 (3)                (4)                               (5)                  (6)                  (7)

 

1.  Phá Quân Tinh,        2.  Võ Khúc Tinh,         3.  Liêm Trinh Tinh,        4.  Văn Khúc Tinh

5.  Cự Môn Tinh,         6.  Tham Lang Tinh

 

Trúc Viên




Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 06/May/2012 lúc 2:14am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2012 lúc 10:21pm
 

Phép%20xem%20Thập%20nhị%20Long%20hình

Phép Xem Thập nhị Long Hình

Tìm năm người chết theo Thập nhị Long hình trong sách Cao Ly Đồ Hình lập

ra, để coi khi ông bà cha mẹ từ trần có sự ảnh hưởng tốt xấu cho con cháu.


Hoặc con cháu chọn được năm tốt trong Thập nhị Long hình để cải táng mộ phần cho người thân…

Khi cha mẹ chết, coi về CUNG TỬ thấy tốt, coi qua bàn tay này cũng tốt, đó là Đại kiết, còn một bên tốt một bên xấu, đó là Bán kiết bán hung (nửa tốt, nửa xấu), còn cả hai đều xấu thì là Đại hung, con cháu nếu không tu nhân, tích đức, sẽ bị lụn bại, suy vong.

Phép này căn cứ theo 12 Địa Chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và gọi theo tuổi của người chết là: “THẬP NHỊ LONG HÌNH”.

Dùng 12 phần hình thể của con Rồng để tượng trưng:

1- Thần. 2- Tề. 3- Mục. 4- Vĩ. 5- Tảng. 6- Phúc. 7- Giác. 8- Nhĩ. 9- Yêu. 10- Túc. 11- Tỷ. 12- Trường.

Phép xem thì không luận là Nam hay Nữ đều căn cứ theo Tam Hợp của tuổi người chết, như tuổi người chết là:

A- Thân, Tý, Thìn thì khởi THẦN tại Thìn.

B- Dần, Ngọ, Tuất thì khởi THẦN tại Tuất.

C- Tỵ, Dậu, Sửu thì khởi THẦN tại Sửu.

D- Hợi, Mão, Mùi thì khởi THẦN tại Mùi.

Rồi đếm theo chiều thuận, mỗi cung mỗi chữ: Thần, Tề, Mục, Vĩ, Tảng, Phúc, Giác, Nhĩ, Yêu, Túc, Tỷ, Trường. Đến năm chết của người đó thì dừng lại, xem vào chữ gì để định tốt, xấu.

Ví dụ: Người tuổi Hợi, chết trong năm Mão vào chữ gì?

Căn cứ theo Tam Hợp của tuổi người chết là: “Hợi,Mão,Mùi”, ta khởi THẦN tại Mùi, Tề tại Thân, Mục tại Dậu, Vĩ tại Tuất, Tảng tại Hợi, Phúc tại Tí, Giác tại Sửu, Nhĩ tại Dần, Yêu tại Mão, thì dừng lại. Vì Mão là năm của người chết.

Như vậy người tuổi Hợi chết vào năm Mão là vào chữ Yêu trong THẬP NHỊ LONG HÌNH.
(Người chết là Đàn Bà cũng xem như đàn Ông)

Sau đó muốn biết chữ Yêu tốt hay xấu thì xem bài giải sau.

Ý nghĩa 12 bộ vị Huỳnh Long:

1- Thần: Môi Rồng. 2- Tề : Rốn Rồng. 3- Mục: Mắt Rồng. 4- Vĩ: Đuôi Rồng. 5- Tảng: Trán Rồng. 6- Phúc: Bụng Rồng. 7- Giác: Sừng Rồng. 8- Nhĩ: Tai Rồng. 9- Yêu: Lưng Rồng. 10- Túc: Chân Rồng. 11- Tỷ: Mũi Rồng. 12- Trường: Ruột Rồng.

Phép giải:

Thần, Giác chi niên sự bất tường
Nhĩ, Tề tất định chủ hồi hương
Mục, Yêu gia phá nhơn dâm đảng
Vĩ, Túc ca du loại cổ phường
Tỷ, Tảng tử tôn hưng thôn ấp
Phúc, Trường hốt kiến cận quân vương.

Giảng nghĩa:

Thần, Giác: là năm lắm bất tường
Nhĩ, Tề: chắc được lúc hồi hương (thi đỗ)
Mục, Yêu: nhà nát vợ con hỏng
Vĩ, Túc: phiêu linh hát vệ đường
Tỷ, Tảng: cháu con nhà, lẫm rộng
Phúc, Trường: gần gũi bậc quân vương

1. Thần: Môi Rồng.Hung.Chủ về kiện tụng.
2. Tề : Rốn Rồng.Cát.Chủ về đỗ đạt.
3. Mục: Mắt Rồng.Hung.Chủ về bất hạnh
4. Vĩ: Đuôi Rồng.Trung cát.Chủ về thiên ry.
5. Tảng: Trán Rồng.Cát.Chủ về tử tôn.
6. Phúc: Bụng Rồng.Cát.Chủ về quan lộc.
7. Giác: Sừng Rồng.Hung.Chủ về quan sự.
8. Nhĩ: Tai Rồng.Cát.Chủ về danh giá.
9. Yêu: Lưng Rồng.Hung.Chủ về ly tán.
10. Túc: Chân Rồng.Cát.Chủ về thành đạt.
11. Tỷ: Mũi Rồng.Cát.Chủ về giàu sang.
12. Trường: Ruột Rồng.Cát.Chủ về quan lộc.

Xem cung Tử:

Cung tử là cung của người chết. Tìm cung người chết để biết tốt xấu vì người chết phạm phải năm tốt hay xấu có ảnh hưởng đến con cháu người còn sống được hưng vượng hay bị suy vi.
Muốn tìm cung tử xem theo bàn tay dưới đây mà tính:

Phép%20xem%20Thập%20nhị%20Long%20hình

CÁCH TÍNH:

Người chết năm ấy được bao nhiêu tuổi, cứ lấy số tuổi đó mà tính. Nữ khởi tại cung KHÔN đếm theo chiều nghịch. NAM khởi tại cung CẤN đếm theo chiều thuận, Đại số và Tiểu số đều liên tiết, hết số chục tới số lẻ, tới tuổi của người chết đến cung nào, lấy cung đó mà tính tốt xấu.

Ví dụ: Người chết 62 tuổi, coi Nam cung gì? Nữ cung gì?

CUNG NỮ:

Bấm tay tại cung KHÔN (theo bàn tay trên) đếm 10, theo chiều ngịch, 20 tại cung Ly, 30 tại cung Tốn, 40 tại cung Chấn, 60 tại cung Khảm, 61 tại cung Càn, 62 tại cung Đoài. Bà 62 tuổi chết tính vào cung ĐOÀI.

CUNG NAM:

Bấm tay lên cung CẤN theo chiều thuận đếm: 10 tại CẤN, 20 tại CHẤN, 30 tại TỐN, 40 tại LY, 50 tại KHÔN, 60 tại ĐOÀI, 61 tại CÀN, 62 tại KHẢM. Ông 62 tuổi tính vào cung KHẢM.

Muốn biết cung nào tốt xấu ra sao thì xem bài thơ dưới đây, tên cung viết chữ thường là xấu, còn viết chữ IN HOA là tốt.

Càn ngộ hung thần gia chủ nguy.
KHẢM
phùng vạn sự đắc giai kỳ
CẤN
cung an ổn bình thường sự
CHẤN
tích kim ngân lợi khả tri
Tốn ngộ quan tài tam mang một
Ly sinh khẩu thiệt, tử tận su
KHÔN
ngộ quý nhân, quan chức trọng.
Đoài quy tản tộc hữu trùng bi.

Bài này có nhiều chỗ chép, chữ dùng không giống nhau, nhưng chỉ là đại đồng tiểu dị không đáng kể, đại khái thì bốn cung: KHẢM, CẤN, CHẤN, KHÔN là bốn cung tốt, còn Càn, Tốn, Ly, Đoài là bốn cung xấu.


Nguồn sưu tầm trên Internet



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 05/May/2012 lúc 7:25pm

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 04/May/2012 lúc 4:19am
" Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có hơn ai ....".NCT

Chắc cũng có những lúc chúng ta vấp phải tảng đá hay đạp nhầm gai nhọn.  Khi thấy công việc làm ăn thất bại, thân thể yếu đuối, và tinh thần suy nhược, hình như không còn khả năng đứng vững trên đường đời.... Hầu như mọi người ai cũng từng trải qua những giai đoạn như thế này. Đây là biểu hiện tinh hoa của TINH - KHÍ -THẦN bị cạn kiệt.- bạn sẽ cảm thấy năng lực, năng lượng và nhiệt tình trước đây giảm đi đáng kể - HH mách với bạn một vài việc làm nho nhỏ, để giải buồn vừa để tạo lại một vùng không gian mới trong phòng làm việc của riêng mình .

HH


SẮP ĐẶT LẠI BÀN LÀM VIỆC


Hầu như những cảm giác như thế này gây ra là do ảnh hưởng một phần bởi vùng không gian trực tiếp làm việc của chúng ta. Khi bạn thấy thất bại, thường điều này gây ra bởi một số biến cố làm chất xúc tác.

Những biến cố này có thể là do sự từ chối, bác bỏ, thất bại, thất vọng, bị la mắng, phê bình, hoặc bị đối xử không công bằng. Thế thì mọi vật quanh bạn sẽ làm tăng thêm cảm giác tuyệt vọng.

Vào những lúc như thế, bạn hãy sử dụng PHONG THỦY để nâng đỡ tâm hồn bạn và khơi dậy lòng tự tin. Hãy xem bàn giấy của bạn là một tiểu vũ trụ của biểu tượng thái cực, là đại diện cho khí âm vũ trụ và tinh hoa của khí dương được biểu hiện trong biểu tượng bát quái. Chia mặt bàn thành chín ô vuông bằng nhau như ma trận vuông. Điền tên các hướng vào những ô vuông này.

Máy vi tính hướng đến một hướng tốt, căn cứ vào việc sử dụng quái số.

Hồ sơ được đặt ở hướng đông.

- Bắt đầu ở đâu ??

- Hãy sắp xếp các đồ vật trên bàn như sau:

Đặt máy tính ở bên phải, hoặc ở hướng Tây hoặc Tây Bắc. Nếu không, hãy chọn một nơi mà bạn có thể đối diện với một trong những hướng tốt (dựa trên công thức Quái số).

- Đặt hồ sơ ở ô hướng Đông hoặc Đông Nam. Điều này giúp bạn đạt được hiệu quả khi xử lý những vấn đề có trong hồ sơ.

- Đặt khay đựng hồ sơ ở hướng Tây để đảm bảo rằng bạn sẽ được bảo vệ, bất kể những quyết định của bạn.

- Bài trí đèn ở hướng Nam để đạt được sự công nhận của cấp trên. Một cây nến nhỏ ở đây cũng khá mạnh, hoặc đặt một cái đèn để bàn.

- Để cục dằn giấy bằng thủy tinh ở hướng Tây Bắc để kích hoạt sự may mắn. Điều này sẽ làm ông chủ / sếp ngưỡng mộ bạn. Đặt một miếng pha lê tròn trên bàn ở góc Tây Bắc sẽ luôn luôn tạo ra sự tài trợ.

Theo First News - Trí Việt

HH  sưu tầm


Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 05/May/2012 lúc 7:23pm

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 05/May/2012 lúc 7:22pm
2**

Treo đồng hồ để xem thời gian, để trang trí làm đẹp không gian và đem lại may mắn cho cả nhà

Những%20lưu%20ý%20khi%20sử%20dụng%20đồng%20hồ%20treo%20tường%20theo%20thuật%20phong%20thủy

Cùng với tranh ảnh, đồng hồ cũng được xem là vật trang trí mang lại nét đẹp tinh tế cho ngôi nhà. Tuy nhiên, khi treo đồng hồ cũng cần lưu ý đến những điều được xem là “không nên” trong khoa KHAM DỰ để có được một tổ ấm hạnh phúc và bình an.

Theo quan niệm của PHONG THỦY phương Đông, tất cả đồ vật có thể động thì đều có ảnh hưởng đến Phong Thủy trong nhà. Kim đồng hồ luôn di chuyển không ngừng, vì thế khi bài trí trong nhà cần lưu ý đến mấy điểm sau:

1. Có thể bài trí đồng hồ tại hướng CHU TƯỚC ( phía trước nhà ), bởi vì hướng Chu Tước phía trước thuộc di động. Bên cạnh đó, bài trí và treo đồng hồ tại hướng Thanh Long. Theo phong thủy, hướng Thanh long là hướng cát, vì thế bên trái của phòng có thể treo đồng hồ.

2. Không được treo hoặc bài trí hướng Bạch Hổ bởi vì hướng này là hướng hung nên bên phải phòng không được treo đồng hồ.

3. Không được bài trí đồng hồ tại hướng Huyền Vũ, bởi vì hướng này là phía sau nên tĩnh không nên động.

4. Phía trên sofa không nên bài trí đồng hồ sẽ dễ gây áp lực về tâm lý cho người ngồi phía dưới.

5. Không nên chọn đồng hồ có góc nhọn hay những hình thù có nhiều sắc cạnh sẽ gây nhiều bất lợi và rối loạn luồng khí tốt khi di chuyển vào nhà.

6. Không nên để mặt đồng hồ quay vào trong nhà mà nên quay ra cửa và ban công. Đồng hồ thuộc động nên khi trong nhà vắng người vẫn có thể khiến căn phòng tràn đầy sức sống.

7. Không nên treo đồng hồ hướng vào những thứ giống hình dáng của nó hoặc hình Bát quái, bài trí như vậy sẽ khiến tinh thần của gia chủ dễ bị ức chế và bực bội.

8. Ở phòng ngủ, kỵ nhất là treo đồng hồ ở đầu giường hay vị trí đối diện với giường ngủ gây nên không khí ảm đạm, buồn bã.


HH sưu tầm


Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 09/May/2012 lúc 9:38pm

3 * THỜI VẬN


Đời người thường xảy ra biết bao thăng trầm nhưng cơ hội để bạn có được hạnh phúc lại không nhiều. Vì vậy nếu bạn biết phối hợp thời kỳ tốt đẹp của cuộc đời vào những công việc trọng đại như hôn nhân, xin việc, chuyển ngành, mở mang cơ nghiệp mới thì cuộc sống của bạn sẽ khá hơn.

 

Thời vận đỏ chính là thời kỳ khí số của bạn sung mãn nhất. Nếu bạn biết nắm bắt lấy nó, như vậy bạn đã nắm bắt được hạnh phúc của mình ở mức độ cao hơn.

Người ta thường nói đến thời vận lúc trẻ, thời vận lúc thanh niên, thời vận lúc trung niên và thời vận khi về già. Tổng hợp cả bốn loại thời vận trên, chúng ta hãy gọi là “bốn loại thời vận”, trong bốn loại thời vận ấy, thời vận thời nào của bạn rực rỡ nhất?
Mối quan hệ rất mật thiết giữa mùa sinh của một người với bốn loại thời vận:
Người sinh vào mùa Xuân (từ tháng Một đến tháng Ba) thuộc loại sơ niên vận (từ khi sinh ra đến năm 20 tuổi) vận số cực thịnh.
Người sinh vào mùa Hạ (từ tháng Tư đến tháng Sáu) thuộc loại thanh niên vận (từ 20 đến 35 tuổi) vận số cực thịnh.
Người sinh vào mùa Thu (từ tháng Bảy đến tháng Chín) thuộc loại trung niên vận (từ 35 đến 50 tuổi vận số tốt đẹp).
Người sinh vào mùa đông (từ tháng Mười đến cuối tháng Mười hai) thuộc loại vãn niên vận (từ 50 tuổi trở lên vận số tốt đẹp). Nếu thời gian vận số tốt nhất của cả đời đến với bạn mà bạn biết nắm lấy cơ hội thì bạn sẽ gặt hái thành công.
Ví dụ bạn là người cầm tinh con Ngựa, được sinh vào mùa Hạ. Những người cầm tinh con Ngựa sinh vào mùa Hạ thuộc loại vận số tốt nhất vào độ tuổi thanh xuân. Người sinh năm Ngọ có số vận đỏ vào năm Dần và năm Mùi.
1. NGƯỜI SINH VÀO MÙA XUÂN
Một năm được chia ra làm bốn mùa. Mùa Xuân tứ đầu tháng Một đến cuối tháng Ba. Mỗi mùa là ba tháng.

Những người sinh vào mùa Xuân thuộc loại sơ niên vận.
Bởi vì mùa Xuân là mùa mà vạn vật hân hoan tiến vào thời kỳ phồn vinh, hoa lá đua nhau khoe sắc, o¬ng bướm rập rờn, cây cối đâm chồi nảy lộc mọi thứ trên đời đều như trẻ lại. Đồng thời vào xuân, băng tuyết đã bắt đầu tan chảy, khắp nơi hoa nở, chim hót rộn ràng và các loại động vật ngủ đông cũng đã bắt đầu thức giấc. Vạn vật đều tràn trề sức sống. Chính vì vậy ông cha ta đã gọi cuộc sống của mỗi con người thời trai trẻ là “tuổi thanh xuân”. Và vận số loài người cũng bị ảnh hưởng bởi niềm hân hoan bước vào thời kỳ phồn vinh ấy. Những người sinh vào mùa Xuân ngay từ lúc còn nhỏ đã được ông trời ưu đãi, quá trình trưởng thành của họ chẳng khác gì hình vẽ của một ngọn núi lửa
Bạn trẻ có thể trưởng thành nhanh chóng hay không đều dựa vào trạng thái tinh thần của bậc làm cha, làm mẹ. Tức là tinh thần của họ cũng được thoải mái , thư thái trong không khí của mùa Xuân và sinh ra đứa con với tinh thần thư thái ấy. Những đứa con này lớn mạnh nhanh chóng, đó là lẽ đương nhiên.
Trong không khí hân hoan tiến tới sự phồn vinh ấy, lại được cha mẹ nuôi dạy, chăm sóc, yêu thương khi trong lòng họ tràn đầy sắc xuân, vận số của đứa trẻ ấy từ khi được sinh ra cho tới năm hai mươi tuổi vốn được ông trời đặc biệt ưu đãi. Mà cái gọi là “được ông trời đặc biệt ưu đãi” ấy không phải chỉ thỏa mãn về phương diện vật chất mà còn có cả tình yêu thương của cha mẹ nữa. Nó còn bao hàm tổng hợp tất mọi ưu đãi trong đời sống, môi trường.
Vì vậy, đứa bé có được nhân tố tuyệt với để trưởng thành có thể nói là những đứa bé sinh vào mùa Xuân đều có đầy đủ. Vì vậy, đối với những đứa trẻ được sinh vào mùa Xuân, trong quãng thời gian “Sơ niên vận” của mình vốn là thời kỳ vận số tốt. Nếu chúng biết nắm bắt lấy thời điểm “vận số tốt” ấy thì ngay từ lúc còn trẻ chúng đã có thể xuất đầu lộ diện, tiến lên cao, cả đời thuận buồm xuôi gió.
Những người sinh vào mùa Xuân cần phải lưu ý đến vận xấu của mình ở độ tuổi trung niên.
Những người sinh vào mùa Xuân cần phải đặc biệt chú ý đến những năm hạn.
Vì vậy nếu bạn được sinh vào mùa Xuân, bạn nên cố gắng vươn lên ngay trong thời kỳ rực rỡ nhất “Sơ niên vận” của mình, cố gắng nắm lấy thời vận lúc đang lên, đồng thời cũng phải lưu ý đến độ tuổi trung niên là lúc thời vận của mình đang xuống, phải thật cẩn thận trong lời ăn tiếng nói và công việc.
Bạn nên thận trọng khi làm một việc lớn mới vào năm vận hạn. Những người sinh vào mùa Xuân nếu có sự cạnh tranh, tranh chấp xảy ra vào độ tuổi trung niên tức là lúc vận hạn của mình thì dù bạn không sai nhưng người gánh chịu phần thua thiệt vẫn chính là bạn.
2. NGƯỜI SINH VÀO MÙA HẠ

Mùa Hạ vào khoảng tử đầu tháng Tư đến cuối tháng Sáu. Nếu bạn là người sinh vào mùa Hạ thì vận số cả đời của bạn, thuộc loại “Thanh niên vận” Đối với nhùng người sinh vào mùa Hạ thì vận số của họ thịnh nhất vào khoảng lúc tuổi thanh niên. Bất kể họ làm việc gì đều tự do tự tại. Đồng thời, nếu bạn biết vận dụng tốt quãng thời gian có vận số thịnh nhất của mình thì cuộc đời của bạn sẽ phát triển tốt.
Vào mùa Hạ mặt trời rực rỡ, chiếu rọi khắp nơi, mọi vật đều tràn đầy sức sống. Trong thời gian này lúa đang trổ bông, phấn hoa lan tỏa khắp không gian để chuẩn bị kết trái. Mùa Hạ là mùa mà vạn vật vận động mạnh mẽ nhất trong bốn mùa. Mùa Hạ chính là ngưỡng cứa của mùa Thu, là mùa thu hoạch. Nếu dùng bốn mùa để ví với cuộc sống của một đời người thì đó là mùa mà người ta có nhiều biến động lớn nhất. Nếu nói theo màu sắc thì biểu tượng của mùa Xuân là màu xanh lục còn màu đỏ là biểu tượng của mùa Hạ.
Những người sinh vào mùa Hạ cần phải biết nắm lấy vận đỏ vào độ tuổi thanh niên của mình.
Nếu bạn là người được sinh vào mùa Hạ thì đến khi về già, quay đầu nhìn lại vận mệnh cả đời của mình, nhất định bạn sẽ thấy vận mệnh của mình phát triển rực rỡ nhất vào độ tuổi tứ 25 đến 30 của mình.
Nếu bạn là người sinh vào mùa Hạ, dù cho thửa nhỏ của bạn trôi qua không được êm đềm cho lắm nhưng tuyệt đối bạn chớ nên nhụt chí. Những người thành công đều là những người đã vượt qua được thử thách của hoàn cảnh, ngay từ nhỏ đã theo đuổi mục tiêu của cuộc đời, biết dũng cảm tiến lên phía trước, luôn nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi.

còn tiếp

HH sưu tầm


Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 09/May/2012 lúc 9:43pm


3. NHỮNG NGUỜI SINH VÀO MÙA THU


Ai cũng biết rằng mùa Thu có ba tháng, kéo dài từ đầu tháng Bảy đến cuối tháng 9.

Các bạn thử hình dung lại mùa Thu ở vùng ngoại ô xem sao. Đầu tiên, mùa thu chính là mùa thu hoạch. Lúa hay các loại hoa mầu khác đều được thiên nhiên ban thưởng hậu hĩnh, cuối cùng cũng đã tới lúc chín muồi, tạo cho người nông dân cảm giác vui vẻ khi thu hoạch mùa màng về nhà. Vùng ngoại ô miền núi cũng khoác lên mình nét đẹp rực rỡ. Đó chính là một trong những đặc trưng cua mùa Thu. Thế nhưng sau khi mùa màng đã được thu hoạch xong, khung cảnh ngoài đồng lại khiến người ta có cảm giác cô tịch, vắng lặng, không thể che giấu nổi nỗi buồn mang mác của mùa. Thu trước phong cảnh tiêu điều, cô tịch của vạn vật.
Những người sinh vào mùa Thu - Vốn bị ảnh hưởng của mùa thu hoạch. Như biểu đồ đã chỉ, vào độ tuổi trung niên - Độ tuổi chín chắn của cuộc đời vận số thịnh nhất sẽ đến với họ.
Vận số của bạn có chiều hướng đi xuống vào độ tuổi trước trung niên. Các bạn chớ ngại khi liên tưởng đến cây lúa, trước khi trổ bông kết trái đã phải trải qua sự khảo nghiệm của mưa gió. Tức là vào mùa Hạ, nhưng đợt gió mạnh thổi qua làm thân cây nghiêng ngả, rập rờn. Như vậy cây lúa mới có được điều kiện thụ phấn giữa hoa đực và hoa cái, mới có được vụ thu hoạch vào mùa Thu. Cũng giống như đạo lý trên, những người sinh vào mùa Thu trước khi bước vào cuộc tranh thắng phụ đều phải trải qua các cuộc khảo nghiệm kỹ lưỡng.
Có vượt qua được các cuộc khảo nghiệm ấy hay không, điều này phụ thuộc bởi vận mệnh của những người sinh vào mùa Thu.
Những ngườii sinh vào mùa Thu phải biết cần cù cố gắng ở độ tuổi thanh niên.
Ngoài ra còn một vấn đề cần phải nói nữa là giống như tranh minh họa ở trang trước đã hiển thị, cuộc sống nửa trước của cuộc đời họ đa số đều trải qua một cách bình lặng. Do đó, thông thường mà nói, họ không đủ lòng kiên nhẫn để đợi cho qua kỳ ngủ đông này, thường có những hành vi khinh xuất manh động, tự đào mồ chôn mình hay oán trời chẳng chiều người, cảm thấy vô cùng thất vọng trong cuộc sống, có rất nhiều người vứt bỏ mọi sự cố gắng của mình đi. Kết quả là dù vận số cực thịnh thời trung niên của họ có tới , không những họ không biết nắm lấy, thậm chí họ để nó trôi đi một cách tự nhiên còn mình thì chết dần trong sự buồn bực.
Ngược lại, những người biết nuôi hy vọng cho tương lai của mình trong thời kỳ ngủ đông này, vẫn liên tục cố gắng một cách không biết mệt mỏi tất đến độ tuổi trung niên họ sẽ thu được thành quả mĩ mãn của mình.
Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa. Đối với những người sinh vào mùa Thu, làm việc vất vả thời thanh niên nhất định sẽ được dền bù xứng đáng về sau này. Hơn nữa tôi cũng muốn khuyên những người sinh vào mùa Thu một điều là: Chớ nên theo người của mình. Nếu bạn làm được như vậy, bất luận bạn theo đuổi sự nghiệp gì, qua độ tuổi 35 của mình, nhất định bạn sẽ gặt hái được thành công. Còn đối với công việc chuyên ngành hay đổi sang công việc mang tính tự do thì bạn vẫn cần phải cẩn trọng trong thời thanh niên, tuyệt đối chớ nên manh động.
Ví dụ như những người cầm tinh con Hổ vốn rất hay thay đổi công việc, chính vì vậy mà không ít người đã để thời điểm vận số cực thịnh của mình qua đi một cách phí phạm. Nhưng nếu những người sinh vào mùa Thu có khuynh hướng ấy, thời thanh niên họ liên tục thay đổi công việc, kết quả giành cho họ là trăm điều hại mà chẳng có lấy một chút lợi nào, trở thành kẻ thất bại của cuộc đời.
Nhưng nếu họ thay đổi công việc vào thời kỳ vận số thịnh nhất ở độ tuổi trung niên của mình, rất có thể họ sẽ đạt được những thành tích khiến người khác phải ngưỡng mộ, từ đó tạo ra một cuộc sống phát triển mạnh mẽ, hoàn toàn mới của mình.
Cũng giống như việc thay đổi ngành nghề vậy. Trên phương diện hôn nhân, đa số những người sinh vào mùa Thu nếu kết hôn muộn sẽ có cuộc sống gia đình, hạnh phúc. Nếu họ kết hôn sớm thì không tốt, dễ thay đổi.
Bội thu ở độ tuổi từ bốn mươi đến năm mươi.
Tóm lại, những người sinh vào mùa Thu sẽ có vận số cực thịnh ở độ tuổi trung niên của mình. Dù nhắc đến những nhân vật thành danh thì họ đều thuộc số những người bắt đầu phát ở độ tuổi từ ba mươi đến bốn mươi, đến độ tuổi trung niên họ bắt đầu gặt hái thành công to lớn.


4. NGƯỜI SINH VÀO MÙA ĐôNG


Mùa Đông dài ba tháng, vào khoảng từ đầu tháng Mười đến hết tháng Mười hai. Nếu bạn sinh vào mùa Đông, như vậy vạn số của bạn sẽ thuộc loại “Vãn niên vận”.
Bởi bạn được sinh vào mùa Đông, hoa cỏ tàn tạ phải gánh chịu gió lạnh tuyết rơi và cũng là mùa ngủ đông của các loài động vật. Đó chính là cách tự bảo tồn của các loài động, thực vật để vượt qua mùa Đông lạnh lẽo, chờ đợi mùa Xuân ấm áp.
Tức là nhùng người sinh vào mùa Đông như bạn vốn trời ban cho số vừa phải ẩn mình đợi đến mùa Xuân, vừa phải dưỡng thần, tích luỹ nhuệ khí, vốn có sức nhẫn nại lớn vô cùng. Dù bạn gặp phải bất cứ nghịch cảnh gì, bạn đều có thể điềm nhiên chấp nhận. Và bạn cũng có khả nàng tự khắc phục cực kỳ siêu việt. Vì vậy, so với những người sinh vào các mùa khác, vào độ tuổi trung niên trở về trước thì bạn không bằng được họ nhưng vì bạn biết dựa vào tính nhẫn nại và khả năng khắc phục chính mình nên lúc về già có thể bạn sẽ thành danh, cuộc sống dễ chịu.
Phải chăng vận số của những người sinh vào mùa Đông không tốt bằng “sơ niên vận”, “thanh niên vận” , “Trung niên vận” ? Chưa hẳn đã thế. Như trên đã nói, dù quãng thời gian vận số cực thịnh của cuộc đời họ đến muộn nhưng vẫn có những năm vận số tốt đều đặn đến với họ theo một chu kỳ nhất định. Và nếu can chi của họ có vận số tốt (ví dụ như người cầm tinh con Rồng, Hổ, Rắn, Khỉ, Lợn vốn là những con vật có vận số mạnh hơn những loài khác trong mười hai địa chi) lại kết hợp với thời gian sinh, thậm chí với cha mẹ bạn học có duyên số tốt thì bạn cũng có thể có vận tốt may mắn đến.
Những người sinh vào mùa Đông đã giành được đại thắng nhờ tính nhẫn nại và công phu chờ đợi của mình.
Dù bạn nắm bắt được vận tốt vào độ tuổi thanh niên nhưng vận số lúc ấy của bạn vẫn chưa phải là vận số thực sự. Xét theo một khía cạnh khác thì vận số đó không có một chút tính chắn chắn nào. Tức là dù bạn có thể xuất đầu lộ diện từ lúc bạn còn trẻ nhưng e rằng bạn khó có thể giữ nó lại cho đến lúc bạn già.
Những người sinh vào mùa Đông dường như phải đợi đến lúc về già mới nắm bắt được hạnh phúc thực sự của mình. Vì vậy vào độ tuổi thanh xuân dù luôn gặp phải nghịch cảnh có tài mà không được trọng dụng, không nắm được vận đỏ thì bạn cũng chớ lấy đó làm bi quan. Hãy vui vẻ thoải mái, bình tâm tĩnh trí đợi đến khi thời cơ đã chín muồi.

Nguồn: PTTH

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 16/May/2012 lúc 7:31pm
  4 * Cách bố trí phòng làm việc của lãnh đạo cơ quan và công ty.

Tránh xa “Xung Sát”.

Phía trước, xung quanh phòng làm việc chỗ cửa hoặc cửa sổ nếu như có một con đường lớn xuyên thẳng, hoặc có cột điện, trạm biến áp, ống khói lớn, các góc nhọn của vật kiến trúc đó gọi là “Xung Sát”.


Nếu như sự “Xung Sát” không lớn khoảng cách lại xa thì cũng không cần ngại lắm. Nếu như tại cửa sổ, cửa phụ thì chúng ta có thể dùng rèm cửa che đi. Nếu như ở cửa lớn thì vấn đề nghiêm trọng hơn, nếu có thể chuyển cửa ra vị trí khác là tốt.

Nếu không thể thì nên dùng các vật phẩm PT hóa giải.

- Chọn lựa hàng xóm tốt.

Phong Thủy Học cho rằng, môi trường xung quanh có lực ảnh hưởng đến thân thể con người. Bởi vậy chỗ phòng làm việc nên tránh thật xa các khu vực chùa miếu,bệnh viện, trại giam, tòa án đó là nơi có âm khí, oán khí, bệnh khí rất thịnh không có lợi cho công việc lãnh đạo.

- Lấy “Ta” làm trung tâm.

Phong Thủy Học có một câu rất kinh điển “Sơn Hoàn Thủy Bão Hữu Tình”, có thể lấy các vật kiến trúc cao lớn làm Sơn, đem đường đi lối lại, chỗ nhìn hơi thấp làm Thủy, Sơn và Thủy cần ôm vòng bảo vệ xung quanh ta, hình thành ra khái niệm Tứ Tượng trong các cục đẹp của Phong Thủy Học:

Tiền Chu Tước (Phía trước là chim Khổng Tước Đỏ), Hậu Huyền Vũ (Sau là Rùa Thần Đen), Tả Thanh Long (Trái là Rồng Xanh), Hữu Bạch Hổ (Phải là Hổ Trắng).

Nói một cách khác phía trước hơi xa nơi làm việc cần có chỗ hơi thấp rộng rãi, phái sau hơi xa một chút có chỗ cao lên; bên phải có đường xá đi lại quanh co uốn khúc; bên trái cần có vật kiến trúc nhô cao hơn ta chút chút.

Còn như ngay tại chỗ làm việc của mình phía trước lại có vườn hoa nhỏ, hoặc hồ nước phẳng lặng trôi nhẹ. Ấy tức là thượng Phong thượng Thủy vậy.

- Tàng Phong Tụ Khí.

Phòng của lãnh đạo tốt nhất là ở vào phía trong, bên ngoài là các phòng nhân viên giúp việc. Các phòng nhân viên giúp việc cần nhỏ (Hoặc phòng lớn chia cho nhiều người), đây không phải vấn đề phân biệt đẳng cấp mà chính là để Tụ Nhân Khí tạo sự gắn kết giữa các nhân viên.

Cửa giữa gian ngoài và gian trong không nhất thiết mở ở giữa, mà nên bố trí sao cho tất cả đều có thể vào phòng “Sếp” một cách nhanh nhất nhưng từ một bên cạnh. Nó làm cho Tài Khí từ phòng của “Sếp” không bị tiết thoát ra ngoài, lại ứng với cách cục Phong Thủy “Uốn lượn là có Tình”.

Bên ngoài phòng nhân viên giúp việc sẽ là phòng của các bộ phận chuyên môn trước tiếp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. ở vị trí này học có thể nắm bắt dễ dàng các biến động, chu trình của xí nghiệp mà xử lý kịp thời.

Trong phòng của nhân viên giúp việc nên bày hoa cảnh, bể cá non bộ, làm cho Khí trong phòng luôn tươi mát, khiến cho người người qua lại đều hài lòng. Bức tường giữa phòng sếp và nhân viên giúp việc nếu có thể bố trí Kính Pha Lê đẹp sáng thì càng tốt, tuy nhiên cần được che kín. Nó tạo cảm giác hơi “thần bí” càng tốt.

- Ánh Sáng Tốt Đẹp.

Phòng làm việc của Sếp hai bên cần có cửa sổ kính, nhưng ánh sáng quá mạnh quá thông lại không tốt, nó làm cho người ở trong phòng dễ bị suy nhược thần kinh hoặc cảm thấy mệt mỏi. Nếu như ngoài cửa sổ là các cảnh sắc không đẹp thì nên lấy rèm che đi.

Về cung vị thì cửa sổ quay về các hướng Đông, Nam, Tây đều được duy chỉ không nên quay về Bắc. Bởi Bắc là thuộc cung Khảm, chủ về mệt mỏi, vất vả (Khảm – Hãm). Âm Khí quá thịnh, Dương Khí khó phát triển, áp lực cho công việc sẽ rất lớn.

Nếu như là bất khả kháng thì cửa sổ không nên mở quá lớn, hoặc không nên ngồi quá gần. Các vật dụng trong phòng như giá sách, bàn làm việc nên dùng mầu sắc ấm áp để chống lại âm khí.

- Cách Bố Trí Cần Thể Hiện Khí Chất Và Phẩm Chất Của Lãnh đạo.

Cách bố trí Phong thủy của phòng làm việc và nhà ở không giống nhau. Phòng làm việc cần thể hiện được uy quyền một cá nhân, nó là văn hóa của doanh nghiệp, nó tạo ra lợi thế cho quyết sách cùng các cuộc thương thảo của bản thân Sếp và doanh nghiệp.

Âm thanh, treo tranh, bày đồ cần có Khí Lực, sao cho khách đến không thể không khâm phục Sếp về cả trình độ lịch lãm cũng như uy quyền. Tất cả đều dựa trên mệch lý Bát Quái (thể chất) của vị Sếp ấy mà sắp đặt.

- Hướng Ngồi Và Bàn Làm Việc.

Bàn làm việc của sếp không thể đối diện cửa phòng vào, phía sau lưng cũng không thể có cửa mở thông, như phạm phải thì cái đó Phong Thủy Học gọi là “Lục Sát”. “Lục Sát” tức là sự mâu thuẫn tuyệt đối (Theo 6 hào trong quẻ kép Kinh Dịch) mọi sự đều khó thành.

Nếu ánh sáng quá nhiều thì bàn làm việc nên tránh xa cửa sổ một chút, ánh sáng yếu thì ngược lại. Bàn làm việc lớn hay nhỏ cần căn cứ theo sự lớn nhỏ của Phòng, cũng cần theo khuôn khổ thân hình của Sếp mà định, cần có tỷ lệ đẹp.

Tất cả cách bố trí vật phẩm sử dụng trong phòng đều phải thay đổi cho phù hợp với mình. Đó là nguyên tắc tối thượng. Thế cục hình thành một vòng cung hướng ra ngoài, bàn làm việc của Sếp cần được đặt trong vòng cung bảo vệ đó, tất cả cần hình thành một lực hướng tâm bảo vệ, tăng cường ích lợi cho Sếp.

Nguồn:PTTH




Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 16/May/2012 lúc 7:32pm

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 16/May/2012 lúc 7:52pm

5 * ĐỊA HÌNH BÊN NGOÀI


Một ngôi nhà được coi là thịnh vượng, đem đến sự thoải mái an toàn cho gia chủ không phải chỉ có kiến trúc đẹp, trang thiết bị hiện đại là đủ, mà còn phải có điều kiện môi trường xung quanh cũng tốt.

Nếu điều kiện của địa hình bên ngoài không tốt thì kiến trúc bên trong cho dù có chăm chút đến mấy cũng là không đủ, thậm chí khó tránh khỏi sự suy giảm về sức khỏe, tài lộc và công việc.

 

 Địa hình bên ngoài ngôi nhà chính là một trong những yếu tố rất quan trọng. Trong khoa học gọi là yếu tố cần cho sự thịnh vượng của những người sống trong nhà.

Nhà đâm ngõ

Một trong những ảnh hưởng không tốt của địa hình bên ngoài đối với một ngôi nhà là bị đường lộ hoặc ngõ hẻm đâm vào. Cửa nhà nằm trực diện với đường lộ lớn, xe cộ và người qua lại luôn thẳng hướng đi tới, tạo cảm giác luôn có thể xảy ra tai nạn vào bất cứ lúc nào, từ đó sẽ gây tâm lý bất an. Cư trú lâu ngày trong ngôi nhà như thế dễ bị suy giảm sức khỏe, sinh ra bệnh tật, dễ làm nảy sinh những quyết định sai lầm ảnh hưởng tới cuộc sống, sự nghiệp.

Đối với trường hợp là ngõ hẻm nhỏ, hoặc khe hở hẹp giữa hai tòa nhà đối diện (gọi là xung thiên sát) mà nhỏ hơn so với cửa nhà hoặc bề mặt đối diện của ngôi nhà thì càng tạo ra xung khí mạnh cuốn theo không khí, gió, bụi, tạp âm tác động đến gia chủ. Sự tác động đó có thể ví như dòng chảy xiết và những ảnh hưởng xấu càng diễn ra nhanh hơn. Trường hợp này, xây cất cửa hàng cửa hiệu để kinh doanh cũng không tốt.

Trên đây là 2 trường hợp nên tránh khi xây dựng một ngôi nhà. Vì, nếu chỉ chú trọng đến phương hướng, bố cục, cách bài trí của ngôi nhà mà không quan tâm đến cấu trúc tốt xấu của địa hình bên ngoài, chính là chỉ chăm chút phần ngọn mà bỏ qua phần gốc.

Theo Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. 


Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.369 seconds.