Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 134
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23749
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/May/2025 lúc 3:05pm

BÀ MẸ GIO LINH | PHẠM DUY | DUY

QUANG   <<<<<<

THÁI%20THANH%20-%20BÀ%20MẸ%20GIO%20LINH%20%28PHẠM%20DUY%29%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/May/2025 lúc 3:32pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23749
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/May/2025 lúc 10:35am

Làm Mẹ

Điều%20khó%20khăn%20nhất%20khi%20làm%20mẹ%20-%20Lời%20khuyên%20từ%20các%20bà%20mẹ%20Medela%20|%20Medela

Bây giờ chưa hết tháng ba nhưng mỗi tối từ chợ về, dì Diệu đã tranh thủ ngồi may đồ cho em bé. Đã biết là con gái nên bộ nào dì cũng dún bèo cổ, bèo tay, bèo lai áo . . . coi rất dễ thương ngộ mắt. Ban ngày, dì ra sạp vải, lúc nào có khách thì lo buôn bán, đo cắt, lúc nào rảnh dì ngồi đơm nút, vắt khuy. Tay dì tẩn mẩn xỏ từng đường kim tí xíu. Dì vừa làm vừa mủm mỉm cười một mình, rồi vui quá xá là vui, một mình vui không hết, dì Diệu khoe: 

- Tui sắp có con gái rồi nghen. 

Một người dòm lom com vô cái eo thon thả của dì rồi cười: 

- Nói chơi hoài, có thấy bầu bì gì đâu? 

Dì Diệu cười ngặt nghẽo, cười đến khi cái mũi thon thon xinh xẻo của dì ửng đỏ lên: 

- Bốn mươi mấy tuổi rồi, bầu bì gì nữa. Tui xin con nuôi. 

Mấy bà bạn bàn ra bàn vô, nói chuyện tò vò nuôi con nhện, chuyện con quạ nuôi tu hú nhằm lung lạc dì, nhưng dì Diệu vẫn khăng khăng chắc lòng chắc dạ, làm như dì đã thấy ràng ràng một tương lai chắc chắn rồi vậy. Thấy dì Diệu cười cười hoài, kiểu “chuyện của tui, chị em sao biết được”, thấy tức chết.

 

Đó thật sự là một bí mật của dì Diệu. Đứa bé sắp sinh ra là máu thịt của chú Đức, chồng dì Diệu. Chú Đức làm giám đốc văn phòng đại diện một công ty điện tử ở Cần Thơ. Chú làm việc xa nhà nhưng chưa bao giờ chú làm chuyện có lỗi với dì Diệu. Là vì chú Đức hiền hậu, chừng mực, mà cũng vì dì Diệu cực kỳ đáng yêu. Dì là loại người ít lo nghĩ, lúc nào cũng trẻ con, non nả. Dì ít giận ai mà có giận cũng mau quên. Chú Đức hay lấy tay ngoáy tóc dì, cười bảo: 

- Em như con nít. Tới chừng anh lụ khụ rồi em vẫn chưa già.


Suốt nửa đời, dì chỉ buồn là không còn được có con. Năm chú cưới dì, dì khám bịnh phát hiện ra mình có một khối u nhỏ ở buồng trứng. Dì vốn không lo mấy, không biết ngày nó càng lớn lên. Đến lúc sực nhớ trong bụng mình có bịnh thì là lúc đã đau quặn lên rồi. Đi bệnh viện, bác sĩ bảo cắt, dì nhoẻn cười, thì phải cắt, cắt để sống với chồng chớ. Rồi dì lạc quan lên bàn mổ. Không ai nói cho dì biết trước là sau ca mổ vĩnh viễn dì không thể có con được nữa. Dì nằm trong phòng hồi sức, nước mắt chảy về hai phía đuôi mắt ròng ròng, len vào tóc, ướt gối. Hồi nhỏ, em dì đông, tuổi thơ cơ cực, dì Diệu bồng em chai hông, có lần dì ra ngoài đình, dì than, dì ghét con nít lắm. Có phải vì vậy mà trời phạt gì không hỏng biết. Dì Diệu buồn như ai rứt ruột, dì khóc, biểu chú Đức thôi dì đi, sống chung mà không có con chỉ buồn thêm thôi. Chú Đức tỏ ra cứng lòng cứng dạ, cười xòa, chú sẽ ở bên dì suốt đời cho dù vợ chồng có con hay không có con. “Tìm đâu trên đời nầy một người vợ non nhuốt và trong trẻo như em để cho anh chở che mà em biểu bỏ nhau”, chú Đức nói vậy. Rồi từ từ dì Diệu cũng nguôi đi. Dì lại cười lại nói. Nhưng lạ cái, chuyện gì dì cũng mau quên, nhưng chuyện nầy rõ ràng quên không được. Trẻ con đi qua cửa lòng dì quặn lại, rối nùi, rát như muối xát vào vết thương đang mở miệng. Chú Đức an ủi dì bằng cách mỗi lần về tặng cho dì một món quà. Có lần chú đem về cho dì một con sáo, nó ẽo ẹt: 

- Má ơi, nhà có khách.

Mèn ơi, dì Diệu nghe tiếng má mà nghe lịm ngọt trong lòng. Dì bảo dì không cần món quà nào khác ngoài một đứa con. Chú Đức tưởng dì nói chơi, cười sùi sụt:

- Trời đất, sao có được? 

Dì Diệu tỉnh rụi: 

- Mướn đẻ. Em đọc báo thấy người ta mướn đẻ nhiều lắm. 

- Rồi làm sao anh còn dám nhìn mặt em nữa? – Nhìn vẻ mặt chú Đức rối rắm, dì Diệu cười:

- Em thương anh hoài. Anh đâu có làm gì có lỗi với em. Kỹ thuật mới mà. 

Rồi dì te tái xách mấy tờ báo cho chú Đức coi, dì nói thiệt dứt khoát: 

- Lần này mà anh không chịu, em thôi thiệt. Anh thì công tác xa, em ở nhà có một mình, nghĩ tới con nít buồn đứt ruột.


Đó là mở đầu một câu chuyện được bàn bạc rất lâu, dài, căng thẳng. Chú Đức mất bốn ngày nghĩ ngợi, năm đêm thức trắng. Lần đầu tiên chú chiều vợ vượt quá sức mình. Chú tin là dì Diệu sẽ thu xếp chuyện sau nầy thật chu đáo, nhưng trong lòng cắn rứt vì nghĩ mình đã làm một chuyện trái lương tâm. Dì Diệu nằm kê đầu lên tay chú thở đều, ngủ ngọt lịm. Thì dì có gì nữa đâu, người mà dì muốn mướn cũng đã có sẵn rồi: Chị Lành. 

Chị Lành lỡ thời, mập mạp, hịch hạc. Chị sống trong khu nhà dì Diệu cất cho sinh viên thuê, nhưng chị không phải sinh viên, chị gánh nước mướn. Hai bên vai chị thâm xám, vai gồ lên. Một ngày chị gánh non trăm đôi nước. Chị gánh dẻo như múa, đường dài, hẻm nhỏ mà không chao một giọt nước ra ngoài. Dì Diệu chọn chị Lành bởi vì chị hiền. Dì tin rằng người mẹ hiền sẽ đẻ con hiền. Mà, chị Lành cũng rất cần tiền để gởi về xứ. Má chị biên thư xuống bảo nhà chị bây giờ mối ăn gần sụm bà chè rồi, lúc này mưa, nước dội ngay bàn thờ ba, rầu thúi ruột. Má nói làm sao bắt thằng em út chị Lành viết y chang như vậy. Chị Lành đắn đo hoài. Chị cần tiền nhưng sợ chuyện sau này, sợ những mối thâm tình ràng buộc mình không tròn lời hứa với dì Diệu. Lại nữa sợ bà con người ta dị nghị, không chồng mà lại có con, bởi chuyện nầy, ai cũng muốn giấu cho thật sâu kín. Chị coi chuyện mình cần tiền với một đứa con như hai cánh tay. Cánh tay nào cũng quan trọng, biết chọn làm sao bây giờ. Nhưng khi chị nhìn thấy những giọt nước mắt rớt lộp độp xuống áo dì Diệu, chị cầm lòng không đậu, chị gật đầu. Hồi nào giờ có bà chủ nhà nào tốt với chị như Dì Diệu đâu.


Cuối cùng thì chị Lành cũng đã trở thành người nhà dì Diệu. Dì thương chị như em gái ruột của mình. Mà, không thương sao được, nghe xóm giềng xầm xì chuyện chị Lành không chồng mà lại có con, lòng dì Diệu đau lắm, dì nghĩ, vậy là tai tiếng, khổ sở cả một đời con gái người ta. Không thương sao được, khi chị Lành thay dì chịu hết cơ cực khi có con. Mới hai tháng, khắp mình chị đã nổi sẩy sần như giề cơm cháy. Hai bên gò má da bắt đầu nám xạm đi. Chị không ăn được gì nhưng lại thèm đủ thứ. Dì Diệu biểu chị muốn ăn cái gì dì Diệu sẽ mua cho. Chị thèm thịt trâu luộc cơm mẻ, dì Diệu mới đem về tằng lăng tíu líu trong bếp, chị Lành đã bắt mùi cơm mẻ ói sấp ói ngửa. Dì Diệu thương tới rơi nước mắt. Tận đáy lòng chị Lành biết rằng dì Diệu thương chị thiệt tình như một con người với một con người chứ không phải vì đứa bé chị mang trong bụng. Dì Diệu bắt đầu chuẩn bị cho một đứa con ra đời. Dì mua mấy tấm hình em bé về dán trong căn nhà chị Lành. Đứa nào đứa nấy ú na ú nần, thấy cưng không chịu được. Dì biểu chị Lành phải siêng nhìn để sinh con ra nó sẽ xinh đẹp như thế. Chị Lành thắc mắc:

- Giống trong hình làm chi, giống ba giống má nó là được rồi. 

Dì Diệu ngẩn người, ờ, dì bắt đầu nghĩ, đứa bé sinh ra sẽ giống ai, giống chú Đức đẹp người, giống dì trong trẻo, trẻ trung hay giống …? 

- Nó sẽ giống cả ba người. 

Dì chắc chắn như vậy. 

Chị Lành thường lén trốn dì Diệu đi gánh nước. Hồi chưa có bầu thì gánh đầy, bây giờ gánh lưng thùng. Chị muốn gởi về cho má nguyên số tiền đó mà không mẻ một đồng nào. Bây giờ, có con, chị thương má nhiều thiệt nhiều. Dì Diệu có hôm dọn hàng về sớm, thấy chị Lành vắt vẻo đôi thùng trên đường mà lòng xót xa:

 - Con của chị em mình giờ là cục máu mỏng manh lắm, em làm vậy không được đâu.

 Chị Lành rân rấn nước mắt cái câu “con của chị em mình”. Dì Diệu dỗ, “em mà khóc hoài, em bé sinh ra mặt sẽ buồn cho mà coi”. Rất nhẹ và dịu dàng, lòng hai người đàn bà tự dưng chỉ nghĩ về chỗ đứa con.

Dì Diệu bắt đầu mua sắm, từ cái núm vú da cầm tay tới bình ủ sữa, chiếu manh, nệm trẻ con, mùng chụp. Rảnh rỗi, dì ngồi mơn man mấy món đồ tưởng như đã thấy được đứa bé con ngo ngoe hai bàn chân nhỏ trên cái trường kỷ nhà dì. Chú Đức mỗi lần về lại thấy một mớ đồ trẻ con chất ngồn ngộn ở trong phòng. Chú đọc trong mắt dì Diệu một niềm khát khao hườm chín. Chú thấy mình vơi đi mối bận tâm trong lòng, đôi lúc chú cũng thèm muốn chết một đôi chân lẫm đẫm của trẻ con. Chỉ mỗi một chuyện, chú ngại gặp chị Lành. Chị cũng mắc cỡ khi gặp chú. Cho dù không đụng chạm gì nhau để có con nhưng suy tận cùng, cái quý giá, kín đáo của chú Đức đã nằm trong bụng chị. Trời đất ơi, mặt mũi nào mà nhìn người ta. Chị Lành vẫn còn nguyên con gái đó chớ. 

Và khi tháng Ba đi qua, đứa bé bắt đầu báo hiệu sự sống. Chị Lành khoe:

- Nó đạp rồi, chị Diệu, nó đạp đây nè. 

Dì Diệu hớn hở vén bụng chị Lành lên, dưới làn da căng mẫn, đứa bé con chòi đạp rối rít. Chị Lành cười giòn: 

- Nó mạnh quá chị ha?. 

Dì Diệu cười, rồi làm như một cơn gió từ đâu xộc tới, tim dì riết lại một nỗi đau. Dì thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che chở cho một sinh linh sống trong mình, để được thèm tới cùng, tới chảy nước dãi món ngọt, món chua, để có thể cảm nhận từ trái tim chứ không phải bằng bàn tay đôi bàn chân bé bỏng quẩy đạp bụng mình thon thót. Đó là những thứ cảm giác thiêng liêng không vay mượn, thuê mướn được: cảm giác làm mẹ. Dì bắt đầu lo lắng, mình đã làm một việc đúng không. 

Chỉ còn một tháng hai mươi ngày nữa, đứa bé sẽ ra đời. Dì Diệu tính từng ngày, từng bữa. Chị Lành tính từng ngày từng bữa. Người trông cho mau, người trông đừng bao giờ đến. Dì Diệu cố quên cái vẻ mặt buồn bã, van nài của chị Lành. Chị biết, khi đứa bé khóc ngoe ngoe cất tiếng khóc chào đời, là chị với nó sẽ phải chia lìa. Hợp đồng đã ghi rõ ràng như vậy. Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu. Chị rối rít ăn, rối rít ngủ vì biết rằng mai nầy rồi chẳng còn nhau . . . 

Một sáng, chị Lành biến mất. 

Dì Diệu kêu chú Đức về, nước mắt ròng ròng khi thấy bóng chồng qua cửa. Chú đau lòng bảo thôi bỏ đi, dì Diệu cãi, “em bỏ không đành, anh à”. Chú cũng thấy rằng bỏ không được. Máu mủ ruột ràng mình mà bỏ sao được. Hai người đi tìm xơ bơ xấc bấc. Không có, không gặp. Dì Diệu về quê, bà mẹ già chị Lành tay run bẩn, vừa đau vừa xót.

- Vậy ra nó không nói gì với cô sao? Tui hay tin nó hư hỏng, tôi từ nó rồi, tui tính bỏ nó luôn, nhưng thiệt tình tui thương nó lắm, phải nó về, tui cũng nuôi. 

Dì Diệu lau nước mắt cho mẹ chị Lành, lòng nghĩ, làm sao mình lại để ra nông nỗi nầy. Dì không tiếc tiền của, sông sức, dì cũng không tiếc tình thương dồn đắp cho chị Lành, dì chỉ cảm thấy xót xa cho mình “làm người thì ai lại đi giành con với người ta”, dì luôn dằn vặt vậy. 

Dì Diệu bỏ sạp vải tối ngày chạy xe long rong ngoài đường để may ra tìm được bóng người … 

Khi đã không trông chờ gì, một ngày, khi mở cửa, dì Diệu nhìn thấy chị Lành đang ngồi ngoài hàng ba và khóc. 

Những người có tình có nghĩa, dễ gì bỏ được nhau. 

Dì Diệu cắn cho môi vằn đỏ dấu răng, dì ôm chị Lành vào lòng rất chặt. Dì cảm nhận được từ trái tim bàn chân bé bỏng của đứa bé đang lòi chòi. Nó háo hức nằm giữa hai tấm lòng của hai bà mẹ. 

Dì Diệu đi lấy tờ hợp đồng ra và đốt cháy thành một tờ tro mỏng. Đôi khi người ta hay bày chuyện nầy chuyện nọ để làm xao động cuộc đời đang hết sức yên bình, lãng nhách vậy đó..../.


Nguyễn Ngọc Tư



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/May/2025 lúc 11:11am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23749
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/May/2025 lúc 11:32am


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/May/2025 lúc 11:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23749
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/May/2025 lúc 12:19pm

Người MẸ KHÔNG QUEN BIẾT .

5463%201a%20NgMeKhgQuenBietNTTD5463%201%20NgMeKhgQuenBietNTTD

       Người đàn bà lớn tuổi nhếch nhác tay cầm chiếc nón lá tay xách cái ba lô bộ đội màu đã cũ. Bà ghé vào một nhà hỏi thăm:

- Cô ơi cho tôi hỏi nhà ông bà Minh Vũ, họ đi đâu cả rồi?

Nhà ông Minh Vũ sát nách nhà cô hàng xóm, sáng nay ông bà đi vắng nên cổng đã khoá.

Cô nhìn qua cách ăn mặc người đàn bà và nghe giọng nói cũng đoán được:

-  Bác từ ngoài Bắc vào thăm ông bà Minh Vũ hả, ông bà vừa đi vắng chốc nữa mới về.

-  Ôi, thế thì tôi phải đợi thôi… tôi đáp tàu hỏa từ bắc vào đây cô ạ.

-  Vậy thì mời bác vào nhà cháu ngồi chơi đợi ông bà Minh Vũ về.

Cô rót một ly nước trà mời bà khách của nhà hàng xóm. Bà khách bắt chuyện::

-  Cô ở đây lâu chưa? Ý tôi là cô hàng xóm với ông bà Minh Vũ lâu chưa?

-  Lâu lắm rồi bác, cháu chơi với Minh Tâm con út ông bà Minh Vũ từ ngày còn bé đến giờ. Tình hàng xóm giữa bố mẹ cháu và ông bà Minh Vũ rất thân thiết…

Bà khách hỏi lại :

-  Thế thằng Minh Tâm cũng ở đây với bố mẹ từ ngày ấy đến giờ nhỉ?

-  Dĩ nhiên rồi, hai ông bà Minh Vũ đều thương yêu và cưng chiều Minh Tâm lắm, chưa ai sung sướng bằng Minh Tâm, con út mà cứ như con một ấy..

Người đàn bà thoáng đăm chiêu im lặng, Cô hàng xóm chẳng biết nói gì thêm

-  Cô thấy thằng Minh Tâm thế nào? Nó giống bố hay mẹ?

-  Cháu thấy Minh Tâm giống ông Minh Vũ ở cái cao ráo.

Bà khách nửa đùa nửa thật:

- Thế cô thử nhìn xem Minh Tâm có giống tôi tí nào không?

       Bây giờ cô hàng xóm mới nhìn người đàn bà kỹ hơn, Minh Tâm giống bà ở đôi mắt mí lót và cái miệng hơi rộng nhưng không kém phần duyên dáng dễ mến. Bà này tuổi trẻ chắc có một thời nhan sắc:

-  Vâng, Minh Tâm có vài nét giống bác. Vậy bác là họ hàng về phía ông hay bà Minh Vũ?

Bà khách Bắc lấp lửng:

-  Họ hàng xa ấy mà…

Ông bà Minh Vũ về đến nhà thế là người đàn bà vội cám ơn và từ giã cô hàng xóm để sang bên ấy..

      Ông bà Minh Vũ có 3 người con, một trai một gái lớn đã lập gia đình ở riêng, cả hai sự nghiệp vững vàng và giàu có chỉ còn hai ông bà với cậu con trai út Minh Tâm, bà ở nhà quán xuyến một cửa hàng tạp hóa ngay gian nhà trước, ông làm công chức nay đã nghỉ việc, kinh tế gia đình khá giả, cậu út tha hồ được bố mẹ cưng chiều.

       Cậu út cũng thành đạt như anh chị, Minh Tâm tốt nghiệp bác sĩ y khoa xin được làm ngay tại bệnh viện đa khoa Bà Chiểu chẳng phải xa cha mẹ ngày nào. .

Bà Minh Vũ thường hãnh diện nói với hàng xóm:

- Thằng Minh Tâm có hiếu lắm nó bảo sẽ ở với bố mẹ cả đời, cô nào lấy nó phải chấp nhận điều kiện ấy.

       Minh Tâm đẹp trai học giỏi như thế, cha mẹ nhà cao cửa rộng như thế thì cô nào dám từ chối điều kiện thường tình ấy.. Nghe đâu Minh Tâm đang yêu một cô gái là ái nữ một bác sĩ chuyên khoa nổi tiếng ở Sài Gòn.

Chuyện nhà ông bà Minh Vũ đẹp toàn vẹn như trong tiểu thuyết.

       Cả ông bà Minh Vũ đều ngạc nhiên khi thấy người khách lạ bước vào nhà. Vài phút sau ông Minh Vũ vẫn còn ngờ ngợ:

-  Có phải bà là… bà Thi?

Bà Minh Vũ đã nhận ra:

-  Chào bà Thi, mời bà vào nhà…

Bà khách chậm rãi lên tiếng:

-  Vâng, tôi xin chào hai ông bà…

       Bà khách kín đáo ngắm nghía quanh nhà, ngôi nhà cao ba tầng lúc nãy đã làm bà choáng bây giờ vào bên trong nội thất trang trí lịch sự sang trọng càng làm bà khách choáng thêm. Bà cay đắng nghĩ thầm: “ Sao mà số họ cứ mãi giàu có sung sướng thế nhỉ…”

Bà Minh Vũ hỏi:

-  Chắc bà vào  Nam thăm người thân họ hàng và ghé thăm chúng tôi luôn thể, chúng tôi mừng thấy bà vẫn khỏe mạnh.

-  Tôi chẳng có tiền bạc và thời gian đi vào tận đây thăm họ hàng nào cả..

Bà khách buông câu nói lửng lơ dường như để cho chủ nhà thấm thía rồi mới nói thêm:

-  Nghe người làng vào Sài Gòn về kể ông bà khá gỉa, thằng Minh Tâm làm bác sĩ tôi mừng lắm, tôi không ngờ cuộc đời tôi lại có được người con tài giỏi như thế nên tôi mới lặn lội đường xa vào thăm con để xem mặt mũi nó ra sao…

       Ông bà Minh Vũ cùng nhìn nhau, cùng một câu hỏi trong đầu không biết bà Thi vào thăm con hay vì mục đích gì qua câu nói vừa rồi…

       Khách bắc vào thăm nhà ông bà Minh Vũ như những nhà khác sau năm 1975, bà ở tại nhà ông bà Minh Vũ vì không có họ hàng nào khác, họ tiếp bà như một người làng và hơn thế nữa như một người thân trong họ.

       Ông Minh Vũ xưa là công tử con nhà giàu nhất làng, học giỏi nhưng cũng giỏi ăn  chơi bay bướm, cha mẹ cưới cho ông một bà vợ con nhà gia giáo hiền thục để kềm giữ bước chân hoang đàng của ông nhưng không hiệu quả gì, ăn ở với vợ hai mặt con ông Minh Vũ vẫn chứng nào tật ấy, ông  mê đánh bạc và mê đàn bà, ông Minh Vũ đã gặp bà Thi trong một chiếu bạc, hai người  kề vai tựa má nhau trong chiếu bạc mà nên tình.. Mối tình  đắm say cả làng đều biết.

       Bà Thi có thai đẻ ra thằng con trai, bà một mực bắt ông Minh Vũ cưới bà làm thê thiếp nhưng cha mẹ ông Minh Vũ đời nào chấp thuận một người đàn bà bị chồng bỏ vì ăn chơi bạt mạng rồi lang chạ với hết người này đến người kia về làm dâu con trong nhà mình dù là ngôi vị dâu thứ không chính thức.

       Thế là bà Thi đem đứa con còn đỏ hỏn đến giao cho ông Minh Vũ, bà Minh Vũ đã giúp chồng, bà chấp nhận nuôi đứa trẻ thơ vô tội, bà cảm kích tình cảnh đứa trẻ bị mẹ bạc đãi, đã xem con chồng như con chính mình đẻ ra .

       Năm 1954 ông bà Minh Vũ và các con di cư vào  Nam. Bà Thi biết trước, biết mình sẽ mất đứa con trai nhưng bà không phản ứng gì.

Thế mà hôm nay bà Thi lại vào  Nam tìm thăm đứa con bà đã bỏ rơi.

Khi Minh Tâm đi làm về bà Minh Vũ giới thiệu bà khách với con:

-  Đây là dì Thi họ hàng bên mẹ. Dì Thi từ Bắc vào thăm gia đình chúng ta.

Minh Tâm đã quen với những khách từ bắc vào thăm gia đình mình, nào người thân bên họ cha lại người thân bên họ mẹ nên chàng vui vẻ nhã nhặn :

-  Cháu chào dì Thi đến chơi

       Minh Tâm vô tư bao nhiêu thì bà Minh Vũ lo âu bấy nhiêu. Bà Minh Vũ cứ luẩn quẩn bên con, bà sợ sẽ mất con, bà Thi sẽ làm điều gì đó với thằng Minh Tâm của bà.

      Ông Minh Vũ bây giờ không còn là ông Minh Vũ ngày xưa nữa, ông đã là người chồng người cha tốt. Gặp lại người xưa bệ rạc ông cảm thương dù trong thâm tâm ông vẫn oán trách bà Thi trong quá khứ đã lợi dụng đứa con làm tiền ông và đã phủi tay ruồng bỏ đứa con không thương tiếc.

       Mỗi buổi sáng ông bà Minh Vũ đều đưa bà Thi ra hàng quán ăn điểm tâm, tiếp đãi lịch sự nay món này mai món khác. Sáng nay sau khi đi ăn phở ở đầu phố về thì cả ba người lại ngồi vào bàn hàn huyên chuyện trò, bà Thi đã kể chuyện đời mình::

-  Cái số tôi lận đận chẳng ra gì, sau dạo chia tay ông Minh Vũ thì thời cuộc đến, giá mà tôi cũng di cư vào Nam như ông bà thì đỡ khổ thân tôi. Sau đó tôi lấy chồng, trời quả báo hay sao ấy thằng chồng này dữ dằn vũ phu, tôi chán nó mà không làm gì được nó, không dám bỏ nó, vợ chồng với 3 đứa con sống nghèo khổ trong căn nhà tềnh toàng, vất vả cực nhọc ruộng nương mà cũng chỉ ngô khoai vào bụng..

Bà Minh Vũ bùi ngùi:

-  Thế rồi các cháu khôn lớn có khá hơn không?

-  Tài thánh gì má khá lên được hở bà!  3 đứa con tôi có đứa nào được đi học đến cấp hai đâu, chữ nghĩa chỉ một rúm thì chỉ có đi làm ruộng, làm thuê, đời cha mẹ nghèo đời con cháu cũng nghèo theo, căn nhà vẫn nghèo xấu nhất làng…

Bà Thi than thở xong và thay đổi ngay thái độ:

-  Nhưng hôm nay tôi đến đây không để nhận những lời an ủi suông của ông bà đâu nhé. Tôi có việc đấy…

Bà Minh Vũ giật mình:

-  Bà nói thế là ý gì?

-  Tôi chẳng có nhiều thì giờ mà ở đây quanh co, nói toạc ra là tôi cần ông bà… giúp đỡ một món tiền về làm vốn…

 Ông Minh Vũ nghiêm nét mặt:

-  Bà muốn gì? Bà đang làm tiền chúng tôi đấy hả?

Bà Thi lạnh lùng:

-  Ông bà có tất cả những gì mà cả đời tôi không có, hạnh phúc và tiền bạc, thì cũng nên chia cho tôi hưởng chút ít phước đức của ông bà chứ. Hãy đưa tôi một món tiền thì không đời nào thằng Minh Tâm cũng như hàng xóm láng giềng của ông bà biết nó là đứa con già nhân nghĩa non vợ chồng trên chiếu bạc thâu đêm của tôi và ông Minh Vũ. Minh Tâm vẫn mãi là con yêu quý của bà Minh Vũ và tôi mãi là bà dì họ như bà Minh Vũ đã giới thiệu.

Ông Minh Vũ tức giận:

-  Bà đã bỏ rơi nó, đã tống của nợ cho tôi, nếu không có nhà tôi thì tôi không biết xoay sở ra sao. Vậy mà hôm nay …

Bà Minh Vũ ngắt lời chồng:

-  Kìa ông, chuyện cũ đã qua bao nhiêu năm rồi…

-  Nhưng nghĩ lại tôi vẫn còn hận lắm…

Bà Minh Vũ suy nghĩ một lúc lâu rồi ôn tồn nói với bà Thi:

-  Tiền bạc là mồ hôi nước mắt của chúng tôi, nhưng tôi đồng ý, sẽ bàn với nhà tôi đưa bà một món tiền, trước xem như giúp đỡ hoàn cảnh nghèo khó gia đình bà sau là gia đình tôi đang êm ấm không bị xáo trộn, tôi không muốn thằng Minh Tâm bị cú “sốc”, bị tổn thương. Tội nghiệp nó.

Bà Thi hả hê:

- Vậy ông bà quyết định nhanh đi. Khi có tiền trong tay tôi sẽ rời khỏi nhà ra ga xe lửa về bắc ngay và hứa không bao giờ trở lại. Tôi đã ở đây ăn hại nhà ông bà mấy ngày, ông bà tiếp đãi tử tế lắm tôi cám ơn.

Bỗng Minh Tâm xuất hiện, chàng đang từ thang lầu bước xuống làm ông bà Minh Vũ và bà Thi cùng giật mình sửng sốt:

-  Con chào bố mẹ, chào… dì Thi..

Bà Minh Vũ lắp bắp:

- Kìa con... con… chưa đi làm sao?

- Vâng, sáng nay con mệt nên nghỉ ở nhà…

Bà Minh Vũ càng bối rối và lo lắng:

- Mẹ sơ ý qúa cứ tưởng con đã đi làm. Thế con... con... đã nghe những gì rồi?

 - Tình cờ khi con vừa bước xuống vài bậc thang lầu nghe cha mẹ và dì Thi nói chuyện con càng tò mò nghe thêm và hiểu hết câu chuyện.

       Không ai bảo ai cả ông bà Minh Vũ và bà Thi cùng nín lặng chờ đợi Minh Tâm nói tiếp, chàng hướng về phía bà Thi:

- Thưa dì, tôi xin lỗi phải gọi thế dù bây giờ tôi đã biết dì là ai, nhưng tôi khó có thể gọi dì là mẹ khi bỗng dưng một người mẹ không quen biết xuất hiện đã làm tôi ngỡ ngàng và cáng làm tôi ngỡ ngàng đau đớn khi người mẹ ấy đem tôi ra làm vật đổi chác bằng tiền. Ngày xưa dì còn trẻ, hư hỏng và nông nỗi bỏ rơi tôi, hôm nay dì đã bỏ rơi đứa con của dì thêm một lần nữa, vô tâm hơn, tàn nhẫn hơn…

Chàng xúc động nghẹn lời, mãi mới nói tiếp được:

- Bây giờ dì có ra ngoài đường hét to lên cho cả khu phố hay cả thế giới này biết tôi là đứa con nhân tình nhân ngãi của dì với cha tôi ngày xưa cũng không làm tôi xấu hổ hay đau đớn thêm nữa.

Minh Tâm lấy lại bình tĩnh hơn:

- Nhưng thưa dì, tôi vẫn thương cảm cảnh ngộ cuộc đời của dì. Ngoài bố mẹ tôi, tôi cũng sẽ giúp đỡ dì một món tiền để dì sửa chữa lại căn nhà.

Chàng đi lên lầu lấy tiền và mang xuống đưa cho bà Minh Vũ:

- Mẹ đưa số tiền này cho dì Thi giùm con. Bây giờ con phải đi làm còn hơn ở nhà con sẽ buồn thêm và mệt mỏi thêm.

Minh Tâm quay qua bà Thi:

- Chào dì. Chúc dì về nhà bình an.

       Bà Minh Vũ gom số tiền của ông bà và Minh Tâm gói mảnh giấy báo và bỏ vào bịch ni lông gói ghém, cột lại cẩn thận trước khi trao tận tay bà Thi. Ngoài món tiền bà Minh Vũ còn mua mấy bộ quần áo mới làm quà cho con cháu bà Thi. Cái ba lô cũ của bà Thi lúc mới đến lèo tèo vài bộ quần áo cũ nay đã căng đầy lại thêm một túi xách đầy quà của chủ nhà.

Ăn bữa cơm trưa vội vã xong bà Thi giã từ ra về.

       Khi bà Minh Vũ vào dọn dẹp lại căn phòng của bà Thi thì thấy gói tiền bọc trong bao ni lông vẫn nằm giữa giường. Tưởng bà Thi bỏ quên nhưng bên cạnh là một mẩu giấy ghi vài hàng:

       “Tôi xấu hổ quá, có lẽ cuộc sống nghèo khổ và cái xã hội thiếu tình người bao nhiêu năm nay đã biến tôi thành con người xấu xa đê tiện, tôi ghen tức khi thấy ông bà hạnh phúc sung sướng, tôi tham lam mờ mắt khi thấy ông bà nhà cao cửa rộng.

       Minh Tâm, con cho phép mẹ được một lần xưng hô với con thế này. Con đã được ông bà Minh Vũ nuôi dậy thành người tử tế, con tử tế gấp trăm, gấp nghìn lần mẹ. Hãy tha lỗi cho mẹ.

Tôi để lại món tiền này, vì tôi đã nhận món qùa khác, một món quà vô giá từ ông bà Minh Vũ và Minh Tâm. Đó là lòng tử tế, bao dung.”

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23749
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jun/2025 lúc 11:37am

Quê Hương Trên Đôi Vai Gầy

5472%201a%20QHTrenDoiVaiGayTungThi5472%201b%20DoiVaiGayTungThi

       Sài Gòn bây giờ có thể đã vắng nhiều những tiếng rao, nhất là về đêm. Không thiếu gì người bán hàng rong vẫn quang gánh kĩu kịt từng con hẻm quanh co nhưng tiếng rao của họ đã bị vô số tiếng ồn xe cộ, TV, âm nhạc lấn át.  

       Ngày trước, mỗi khi nghe tiếng rao quen thuộc là người Sài Gòn có thể biết giờ mà khỏi cần coi đồng hồ. Tiếng rao trở thành thân thuộc đến nỗi vắng nó một vài hôm đã khiến người ta lo lắng cho sức khoẻ của người bán dạo. Để rồi khi được nghe lại tiếng rao thì bồi hồi như thể vừa gặp lại người quen! Tiếng rao Sài Gòn có sắc thái riêng. Bây giờ, tiếng rao có khi được thay bằng những thanh âm khác: tiếng lóc cóc của xe mì gõ lúc nửa đêm, hay tiếng xoành xoạch của anh chàng đấm bóp…

Sài Gòn xưa: Quê hương trên đôi vai gầy

5472%202a%20HuTieuGoTungThi5472%202b%20HuTieuGoTungThi

Hủ tiếu gõ.

       Với những người tỉnh lẻ lên Sài Gòn ở trọ vài năm thì chắc chắn những tiếng rao của cái đô thị này đã ngấm vào ký ức. Sài Gòn là vậy, hối hả, ồn ào nhưng rất dễ thương dễ nhớ. Nhớ tiếng rao, là một phần hồn của Sài Gòn, ai đã đến rồi đều mang theo khi tạm biệt. Đó là một phần đặc trưng, một phần bản sắc của Sài Gòn vậy!

       Sáng tinh mơ Sài Gòn đã quen với tiếng rao “bánh mì nóng giòn…”, “báo mới đây…”. Sau những “thức điểm tâm” đó là một ngày làm việc với: “ve chai, đồ điện hư cũ bán hông…” vào buổi trưa; “bánh bò bánh tiêu bánh cuốn”, “xôi khúc bánh tét bánh giò” vào buổi chiều kéo tận đến khuya. Đêm Sài Gòn không thể thiếu tiếng lóc cóc của đội quân xe mì gõ suốt hai mùa mưa nắng… Gần đây, dân nhập cư, nông nhàn đổ về thành phố ngày càng đông. Tiếng rao cũng “phong phú” nhiều mặt hàng hơn: ve chai, khoai lang, khoai mì, đậu phộng nấu, bắp nấu…

     Sài Gòn về đêm làm cho người ta ít nhiều có những ký ức mông lung gợi nhớ… Những tiếng rao đêm như xói vào lòng người. Xe mì gõ nơi góc đường bốc hơi nghi ngút toả hương thơm cả một quãng phố dài. Tiếng gõ lóc cốc của thằng bé bán mì vang đi khắp xóm. Tiếng gõ nhịp vang lên trong từng con hẻm – như một tiếng rao đêm nhẹ nhàng mà da diết – khi mọi người đã say trong giấc ngủ thì có ai còn thao thức bởi những con người này không? Sài

      Cuộc sống Sài Gòn như đầy đặn hơn trong những con hẻm nhỏ. Chỗ này là quán cà phê cóc, kế bên là quán cơm bình dân, đối diện là quán bún bò nằm cạnh quán phở… Ăn uống ở những quán này, giá cả rất bình dân mà chất lượng cũng… chấp nhận được! Bước trên đường phố Sài Gòn náo nhiệt và sống động, ta có thể nghe thấy khắp các đường, hẻm những tiếng rao “tiếp thị”. Đường phố thì ồn ào, nhà ở thì cao tầng, tiếng rao dường như không còn ngân nga như trước. Người rao cố vươn dài cổ, hét thật to để át đi những âm thanh hỗn độn của cuộc sống.

Sài Gòn xưa: Quê hương trên đôi vai gầy

      Tiếng rao Sài Gòn tựa như một bài hát có âm, có điệu, có vần nghe thật hấp dẫn. Nhưng đằng sau những âm thanh đó là nếp sinh hoạt người dân chốn thị thành từ lâu đời, chống chọi với gian khổ để giành lấy cuộc sống bản thân!

Tiếng lóc cóc của những xe hàng rong đi qua
Mùi thơm đánh thức cả con hẻm nhỏ
Náo nức những tiếng rao buổi sáng
“Báo đê… ê… , bánh mì nóng, xôi vò đê…ê!”
(Thành phố buổi sáng – Thơ: Trương Trọng Nghĩa)

      Sài Gòn hôm nay có những tiếng rao mới: “Thịt ngon, cá tươi, rau xanh các bác ơi!”… Đó là âm thanh của tiếng rao vào sáng sớm trong các khu phố bình dân. Người rao là những cô gái trẻ quê phía Bắc.

       Các cô cột hai cái rổ sắt hai bên yên sau chiếc xe đạp, chứa vài thứ thực phẩm tươi sống: thịt, cá, rau củ quả… Thật tiện lợi, mang chợ đến tận nhà! Đi theo “sau lưng” các cô là những anh chàng mà tiếng rao được “hiện đại hoá” bằng băng c***ette, phát ra liên tục, đều đều: “Bánh mì Sài Gòn đặc ruột thơm bơ một ngàn một ổ”… Xen kẽ theo “bánh mì đặc ruột”, là các cô, các bà cưỡi xe đạp, chở phía sau một nồi xôi rất… Bắc Kỳ và cất tiếng rao: “Xôi khúc đây!”.

       Rồi tiếng rao buổi sáng trên các hẻm hóc Sài Gòn sẽ được nâng lên “cao trào” khi xuất hiện những anh chàng đạp xe, cùng chiếc loa phát ra lời rao lanh lảnh từ máy c***ette: “Keo dính chuột sản xuất bằng công nghệ hóa màu đã được kiểm nghiệm cực kỳ khoa học, không gây độc hại cho người!”… Keo dính chuột có thể không gây hại, nhưng tiếng rao oang oang của anh ta có thể đã lập tức gây “ngộ độc” màng nhĩ của bà con trong xóm! Rồi sẽ xuất hiện từ đầu hẻm một người đẩy chiếc cân sức khỏe, cao nghễu nghện đi vào với lời rao tự động: “Cân nặng 55 kg, chiều cao 1m60, sức khỏe tốt…”.

      Buổi trưa và chiều Sài Gòn những tiếng rao vẫn tiếp tục cất lên nhằm “giới thiệu sản phẩm”: bò bía, bột chiên, hủ tiếu gõ, trái cây… cả tiếng rao mài dao mài kéo!

Sài Gòn về đêm vẫn còn ẩn chứa biết bao điều…

      Ngồi trên căn gác xép, người Sài Gòn đêm đêm lại nghe văng vẳng đâu đó một mớ âm thanh hỗn độn: tiếng rao đêm, tiếng chổi của những người quét rác, tiếng bước chân người qua lại, tiếng gõ phát ra từ những xe hủ tiếu mì… Những âm thanh ấy ngày càng nhỏ dần và rơi vào khoảng không vô tận, hun hút của màn đêm. Trong đó có lẫn tiếng rao của những người mẹ – tiếng rao nuôi lớn cuộc đời những đứa trẻ nghèo thành thị.

Có thể bây giờ phố không còn trẻ đâu
Tiếng rao đêm đã khàn hơn một chút
Chiếc xe già nua mõi hơn thời trước
Người đạp xe quen gọi tóc muối tiêu
Nhớ thật nhiều và quên cũng thật nhiều
Không thể quên phần ba ly cà fé đậm
Trong mưa khuya nhớ thương lời rao sáng
Giữa nắng ngày thương nhớ tiếng rao đêm
(Sài gòn trong khúc nhớ quên – Thơ: Trần Kiêu Bạc, California

       Đêm càng khuya, tiếng rao càng nhỏ, nhưng lại vang xa, ngân dài từ đầu phố đến cuối phố, nhẫn nại và chậm chạp. Tiếng rao nối những con phố dài vắng lặng hun hút ánh đèn, làm cho đêm như sâu hơn. Tiếng rao đêm lanh lảnh của ai kia văng vẳng vọng về. Bên ngoài kia còn biết bao người lam lũ vất vã…

       Thành phố phát triển có những đổi thay xa lạ với chính nó. Điều này quá hiển nhiên như bây giờ ít được nghe tiếng rao đêm của người bán ăn khuya vì ở ngã tư kia giờ đã có hàng quán sáng ánh điện suốt đêm, ký ức thỉnh thoảng vẫn vọng lại tiếng rao đêm, ánh đèn dầu….

Có tiếng rao như lời Mẹ tôi, như lời chị tôi
Mang quê hương trên đôi vai gầy
Những trái ổi sẻ, những trái me
Ðậu phộng luộc, đòn gánh tre
Ai mua, ai không mua, ai mua
(Tiếng rao – Lời ca khúc: Võ Thiện Thanh)

Tùng Thi
Theo Người Viễn X

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23749
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jun/2025 lúc 11:00am

Bà Mẹ Chồng Bản Lãnh

         

Hình minh họa


Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên mẹ chồng đón tôi vào cửa, bà hàng xóm đối diện nói vọng sang rõ to: “Dâu mới trông xấu gái thế!”. Mẹ chồng tôi điềm tĩnh mang nắm muối ra rắc và cười bảo bà hàng xóm: “Cô về bón cơm cho thằng con 40 tuổi ế vợ đi kìa, cháu thấy nó kêu đói nãy giờ đấy”.

Về sau tôi mới biết bà hàng xóm đó chuyên chọc ngoáy gia đình chồng mình. Song hơn 20 năm sống gần nhau bà ấy chưa từng cãi thắng mẹ chồng tôi lần nào cả. Mọi người xung quanh kể là mẹ chồng tôi không bao giờ chửi bậy, không bao giờ gây sự động chân tay với ai. Chỉ với tài ăn nói sắc sảo thôi mà mẹ chồng dẹp yên bao nhiêu miệng lưỡi bên ngoài, còn khiến người ta nể phục vì sự khéo léo.

Mẹ chồng không bắt tôi làm gì nhưng cũng không tỏ ra quá chiều chuộng. Mẹ bảo tôi muốn làm gì thì làm, cơm nước dọn dẹp thích phụ mẹ thì cứ chủ động. Còn không thì quan điểm của mẹ là con dâu không phải osin, chẳng ai có quyền bắt ép tôi phải làm gì hết.

Mẹ chồng nói vậy xong tôi rất kính phục. Bảo sao gia đình chồng hòa thuận vui vẻ như thế, tất cả là nhờ tài đối nhân xử thế khéo léo của mẹ. Chiêu lạt mềm buộc chặt của mẹ chồng tôi chưa bao giờ thất bại. Việc gì bà cũng dùng sự mềm mỏng để ứng biến chứ không cứng rắn áp đặt, thành ra mọi người trong nhà đều thoải mái nghe theo.

Sống với mẹ chồng 4 tháng thôi mà tôi học được vô số thứ hữu ích. Mẹ dạy tôi các mẹo làm bếp nhanh gọn, mẹo dọn dẹp sạch sẽ tiết kiệm thời gian. Cả chuyện cân đối chi tiêu mẹ cũng chia sẻ với tôi rất thú vị, giúp tôi ngộ ra cách dùng tiền bạc hợp lý.

Sang ngoại chơi tôi toàn kể về mẹ chồng. Khen nhiều đến nỗi mẹ ruột phải than “Không biết ai mới là người đẻ ra con bé này nhỉ”. Tuy giọng mẹ hơi dỗi nhưng tôi biết bà mừng ở trong lòng, vì con gái đã được gả đúng chỗ.

Được mẹ chồng thương yêu theo cách riêng nên tôi cũng luôn chú ý cư xử phải phép. Chưa khi nào 2 mẹ con gặp chuyện phải tranh cãi, song mẹ chồng hay góp ý khi thấy tôi nóng nảy với người ngoài.

Công việc của tôi là bán hàng online nên thường xuyên phải trả lời khách trên mạng. Ai làm nghề này cũng biết không tránh được sự cố xảy ra. Nếu không phải là hàng hóa ship đi có vấn đề thì là khách gây sự với mình vô lý. Khách phản hồi đúng thì tôi nhận lỗi ngay, sẵn sàng bù đổi hàng mới cho khách. Song nhiều ca khách hãm không chịu được, cứ nợ tiền mãi không trả hoặc kiếm cớ chửi bới nọ kia làm tôi phải tăng xông.

Những lúc như vậy mẹ chồng thường đem cho tôi cốc trà mát rồi bảo kể mẹ nghe đầu đuôi câu chuyện. Kể xong tôi cũng dần bình tĩnh lại, gặp tình huống khó xử còn được mẹ chồng chỉ cho cách giải quyết. Thế là việc làm ăn của tôi suôn sẻ hơn, lấy được cảm tình khách và tôi cũng bớt khó chịu khi bán hàng.

Đợt rồi tiện kỳ nghỉ lễ dài trùng với giỗ cụ ở quê nên tôi theo cả nhà chồng về đó. Mẹ chồng tôi đặt sẵn phòng khách sạn gần biển, cách quê cụ chỉ vài cây số nên đi lại nghỉ ngơi cũng tiện.

Chơi chán ở khu du lịch bãi biển xong thì cả nhà lái xe về ăn cỗ. Lần đầu tiên về quê cụ của chồng nên tôi choáng váng khi thấy họ hàng đông như kiến! Chẳng biết ai với ai, vai vế thế nào nên tôi chào đại. Kiểu già thì gọi ông bà, trung niên kêu chú bác. Mẹ chồng ghé tai nói nhỏ rằng toàn họ hàng xa nên thôi không cần biết hết. Chỉ cần nhớ ông bà nội và mấy người bác ruột của bố chồng là được.

Cỗ bàn nấu từ sớm nên buổi trưa khi nhà tôi đến nơi đã xong xuôi hết rồi. Tôi chỉ kịp xắn tay vào phụ mọi người mang bát đũa ra. Gần 20 cái chiếu to trải ở sân đình, kín cả ao làng nữa. Mỗi mâm tầm 8-10 người, tính sơ sơ cũng gần 200 nhân khẩu. Tôi không hiểu sao họ hàng bên nội sinh đẻ nhiều thế. Bọn trẻ con hò hét khóc lóc đau hết cả đầu.

Mẹ chồng kéo tôi ngồi chung mâm với đám thanh niên trong họ, ngay cạnh mâm phụ nữ của bà. Tôi dị ứng với lạc và nghệ nên nhiều món không ăn được, chỉ gặm mỗi gà luộc, ít xôi và rau xào.

Mẹ chồng liên tục gắp miếng ngon cho tôi và còn cẩn thận nhặt hết hành tỏi ra ngoài. Mấy bà dì bà thím trông thấy liền cao giọng chê “gái thành phố đỏng đảnh”. Tôi chưa kịp thanh minh thì mẹ chồng đã nháy mắt bảo cứ ăn đi, kệ người ta nói gì nói.

Chồng tôi phải lái xe nên không uống tí rượu bia nào. Bị người lớn trong họ mời nhiều quá nên anh phải trốn ra ngoài mương. Tôi ăn xong cũng đi cùng anh dạo mát. 2 đứa đang ngắm cảnh thì mấy bà chị họ gọi tôi về rửa bát, giục ầm ĩ như kiểu cháy nhà.

Nhìn mớ bát đĩa ngồn ngộn mà tôi toát mồ hôi. Lâu nay lên mạng đọc cả đống chuyện rửa bát khi ra mắt nhà người yêu, giờ tôi mới thấy éo le khi mình trở thành nhân vật chính.

Mà điều sốc nhất không phải là số lượng bát đĩa. Có mấy chục người phụ nữ ở trong đám giỗ mà ai cũng xúm vào bảo “Dâu mới về quê thì rửa bát cho quen”. Họ cười đùa ầm ĩ, khoanh tay đứng nhìn tôi ngồi một mình giữa núi bát bẩn.

Tôi bối rối nói rằng sức mình không thể xử lý hết chỗ bát đũa này được, nhờ mọi người hỗ trợ một phần. Song ai cũng lơ đi như không nghe thấy. Họ còn đứng bàn luận trêu chọc, văng hết cả nước bọt lên đầu tôi.

Sắp khóc đến nơi thì mẹ chồng bỗng dưng lao tới kéo tôi đứng dậy. Bà bảo tôi rửa tay cho sạch sẽ, đi ra ngoài để mẹ giải quyết. Mọi người nhao nhao phản đối, có người còn túm tôi lại không cho đi. Nhưng mẹ chồng bình thản đáp trả khiến đám cô dì chị em im phắc.

- Con dâu tôi không phải con hầu. Cháu nó ở nhà bố mẹ đẻ thì rửa bát từ nhỏ đến lớn, gả sang nhà tôi cũng rửa phụ mẹ chồng mỗi ngày. Tôi đưa nó về quê chơi ra mắt, nó được quyền làm khách ăn một bữa cơm. Cậy đông bắt nạt cháu nó như thế, 19 mâm bát nó cắm đầu rửa đến ngày kia cũng không xong! Có phải hội dì ghẻ đâu mà đè đầu con Tấm thế. Mọi người cùng lười thì để nhà tôi bỏ tiền ra thuê người đến rửa hộ, chứ trên thành phố tôi mua hẳn máy rửa bát để không ai phải hầu ai cơ ạ.

Mẹ chồng nói xong liền chào một lượt từ trên xuống dưới rồi xin phép về thẳng. Tôi sợ bị mất lòng nên bảo thôi mẹ cứ để con phụ rửa một lát, kẻo họ hàng lại chê trách gia đình mình. Bà liền đáp rằng muốn rửa thì mai về lau dọn bếp hết một lượt cho mẹ. Còn muốn gãy lưng thì xách cái ghế lùn mẻ một góc chân mà ngồi ở bờ ao.

Chồng tôi vừa lái xe vừa tủm tỉm cười suốt từ quê lên thành phố. Anh khen mẹ “ngầu” hết sức, bênh con dâu mà mấy chục con người không ai cãi lại được. Không nhờ mẹ thì còn lâu tôi mới thoát được kiếp nạn rửa 19 mâm cỗ. Đúng là có phúc mới được làm con dâu của mẹ.🤪👍

Mốt mới ..


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23749
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jun/2025 lúc 12:22pm

Quay Về 

120+%20Hình%20ảnh%20quê%20hương%20Việt%20Nam%20đẹp%20nhất%20gợi%20tuổi%20thơ

Sau hơn 30 năm gắn bó với cuộc sống ở Mỹ, ông Hải và bà Lan quyết định về hưu và bắt đầu một chương mới của cuộc đời. Quyết định này, mặc dù bất ngờ với những người xung quanh, lại xuất phát từ một ước mơ giản dị, sống những ngày cuối đời an nhàn tại quê hương. Hai ông bà đã dành dụm được một khoản lương hưu kha khá, cộng thêm số tiền đầu tư từ kế hoạch lương hưu 401k, đủ để họ cảm thấy có thể an tâm sống thoải mái ở Việt Nam.

Ban đầu, ông bà chưa từng nghĩ đến việc quay lại Việt Nam để sống những năm tháng còn lại của cuộc đời kể từ khi rời quê hương. Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu, cuộc sống ở Mỹ bắt đầu dần trở nên xa lạ và trống vắng. Thời gian cứ thế trôi qua, và họ dần cảm thấy như không còn chỗ đứng. Đặc biệt, đứa cháu út của bà Lan giờ đây đã lớn, học trung học và lái xe đến trường một mình mà không cần sự giúp đỡ của ông bà như trước. Cảm giác bị lãng quên trong ngôi nhà rộng lớn của con trai khiến ông bà nhận ra rằng mình không còn là phần quan trọng trong gia đình nữa. Và chính điều đó đã khiến họ cảm thấy buồn và cô đơn.

Sự trống vắng ấy khiến ông Hải và bà Lan nghĩ về một cuộc sống mới, một nơi mà họ có thể cảm thấy mình hữu ích, có thể hòa mình vào nhịp sống của quê hương, nơi những ký ức thời thơ ấu vẫn còn nguyên vẹn. 

Và thế là, sau những cuộc trò chuyện về những năm tháng nghỉ hưu, họ quyết định về Việt Nam. Mặc dù không dễ dàng để từ bỏ cuộc sống đã gắn bó suốt bao năm, nhưng đối với họ, việc quay về là một lựa chọn để tìm lại sự yên bình và niềm vui đơn giản trong những ngày tháng cuối đời.


Để chuẩn bị cho cuộc sống hồi hương, ông bà đã nhờ đứa em út ở Việt Nam tìm mua mảnh đất cách xa thành phố vài chục km. Họ muốn tránh xa sự xô bồ, náo nhiệt của thành phố, tìm về một không gian yên tĩnh, nơi có thể tận hưởng những ngày tháng an nhàn, tận hưởng sự tĩnh lặng của làng quê.

Cuối cùng, mảnh đất mà ông bà tìm mua đã trở thành nền tảng cho một giấc mơ lâu dài. Sau vài tháng miệt mài xây dựng, ngôi nhà nhỏ của ông Hải và bà Lan, tuy không xa hoa nhưng đầy ắp yêu thương, cuối cùng cũng hoàn thiện. Đây chính là tổ ấm mà họ đã mơ ước suốt bao nhiêu năm tháng. Khi ngôi nhà đã hoàn thành, người em út ở Việt Nam không kìm nổi niềm vui, chụp những bức ảnh, quay video và gọi Facetime để chia sẻ thành quả với ông bà. Những hình ảnh ngôi nhà hiện lên qua màn hình khiến đôi mắt ông bà sáng ngời hạnh phúc, khóe miệng không thể ngừng cười. Họ đã chờ đợi giây phút này suốt bao năm, và giờ đây, giấc mơ ấy đã thành hiện thực, trong niềm vui trọn vẹn và xúc động.


Để chuẩn bị cho cuộc sống mới, ông bà mua vé máy bay một chiều về Việt Nam, dự tính sẽ sống thử vài tháng qua hết mùa đông trước khi chính thức từ bỏ quốc tịch Mỹ để sống hẳn ở quê nhà.

Dịp lễ Giáng Sinh vừa qua, ông bà đã ghé qua khu thương mại Eden để nhờ dịch vụ mua vé máy bay. Niềm vui trong họ không thể diễn tả hết bằng lời, khi họ nhận ra rằng chuyến trở về quê hương, nơi họ sẽ có một ngôi nhà nhỏ để an hưởng tuổi già, đã sắp sửa thành hiện thực. Suốt cả cuộc đời, ông bà chưa bao giờ có được một tổ ấm thực sự, vì thế, ước mơ này đối với họ càng trở nên đặc biệt và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Chuyến đi này không chỉ là sự trở về, mà là sự kết thúc của một hành trình dài, mang theo niềm hy vọng và hạnh phúc mà họ luôn khao khát.

Ngày ông bà đặt chân về Việt Nam, cảm giác đầu tiên khi nhìn thấy căn nhà mơ ước là sự bất ngờ và hạnh phúc. Căn nhà cấp bốn, mái ngói đỏ, với những cửa sổ gỗ mộc mạc, thật sự không quá sang trọng nhưng lại mang đến sự ấm cúng, bình yên của một ngôi nhà tại làng quê. Ngôi nhà có một khu vườn nhỏ mà bà Lan dự định sẽ trồng cây ăn trái và những khóm hoa mà bà yêu thích như hoa cúc, hoa mười giờ, hoa lài, hoa hồng… Bao nhiêu năm xa quê, bà Lan mơ về những ngày tháng được tự tay chăm sóc vườn tược, nhìn những cây hoa nở rộ. Nhưng... thực tế lại không giống như bà tưởng.

Một tháng trôi qua, bà Lan đã nhận ra rằng những ước mơ về cuộc sống bình yên ở làng quê đang dần bị thay thế bởi những lo lắng và bất an. Mặc dù căn nhà nhỏ vẫn đẹp đẽ như ngày đầu, nhưng cảm giác hạnh phúc mà bà tưởng sẽ đến từ sự giản dị ấy dường như không còn nữa. 

Mỗi buổi sáng, khi thức dậy, thay vì cảm thấy phấn chấn với công việc trong vườn như bà vẫn mơ ước, bà lại phải đối diện với những điều không lường trước. 

Nước từ giếng khoan vẫn không thể sử dụng được, bà Lan đành phải bỏ tiền ra thuê người chở nước từ những nơi khác về dùng. Đôi khi, khi chưa mua được nước, bà cảm thấy bức rức, khó chịu vì cuộc sống không còn tiện nghi như trước. Qua một thời gian, bà mới nhận ra rằng, dù đã trở về quê hương, cuộc sống vẫn không dễ dàng như bà tưởng.


Khách khứa vẫn đến thăm hai vợ chồng bà Lan không ngừng. Ban đầu, bà Lan nghĩ rằng đây là dấu hiệu của sự thân thiện, là cách mà bà con xóm làng bày tỏ sự quan tâm. Nhưng khi khách đến không chỉ thăm mà còn yêu cầu ủng hộ tiền bạc cho những dự án cộng đồng, cho các hội đoàn, chùa chiền, từ thiện... làm bà bắt đầu cảm thấy chán nản. Cứ mỗi lần có người đến, bà lại cảm thấy như mình là mục tiêu của những lời cầu xin không ngừng nghỉ.Thậm chí có những lúc bà chỉ mong yên tĩnh, nhưng lại không thể tránh khỏi những người tìm đến, với những lý do không thể từ chối.

Hàng xóm cũng không ngừng dòm ngó. Những ánh mắt tò mò, những câu hỏi vồn vã về cuộc sống ở Mỹ, về việc ông bà có thể giúp gì cho họ, khiến ông bà cảm thấy bức bối. Những lần đi ra ngoài, dù chỉ là đi bộ ra chợ, họ đều cảm nhận được cái nhìn của những người xung quanh. Ông Hải dù cố gắng mỉm cười và làm quen, nhưng sự chú ý quá mức khiến ông cảm thấy không thoải mái. Ông đã tưởng rằng, ở một nơi yên bình như thế này, họ sẽ có được những khoảnh khắc riêng tư, tĩnh lặng. Nhưng thực tế lại không như vậy. 

Vào những buổi sáng, ông Hải ngồi ở hiên nhà, với ly cà phê trên tay, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Tuy nhiên, thay vì cảm nhận được sự bình yên của làng quê, ông lại cảm thấy một nỗi cô đơn, một khoảng trống không thể lấp đầy. Tiếng gà gáy, tiếng trẻ con chơi đùa ngoài ngõ không còn mang đến niềm vui, mà chỉ là những âm thanh làm nổi bật sự vắng lặng trong tâm hồn ông. Những ký ức về những buổi sáng ở Mỹ, với không gian rộng lớn và những buổi sáng không có ai làm phiền, lại trở về khiến ông nhớ thương.

Bà Lan thì lại cảm thấy càng lúc càng bối rối. Những khóm hoa bà đã ước ao trồng, những cây ăn trái bà đã mong chờ chăm sóc, đều không thể thực hiện. Nước không sạch và những mối quan hệ với hàng xóm làm bà mệt mỏi. Bà bắt đầu nhớ những tiện nghi mà cuộc sống ở Mỹ đã mang lại. Cảm giác tự do, không có ai quấy rầy, không có những yêu cầu từ người lạ làm bà cảm thấy bình yên hơn rất nhiều.

Dần dần, cả ông Hải và bà Lan nhận ra rằng cuộc sống ở Việt Nam, dù rất đẹp, nhưng không phải lúc nào cũng như những gì họ mong đợi. Họ bắt đầu nhớ sự tĩnh lặng của cuộc sống ở Mỹ, những mối quan hệ xã hội mà họ đã xây dựng, và những tiện nghi mà họ đã quen thuộc. Bất chợt, họ nhận ra rằng mình không còn trẻ nữa, và có lẽ tuổi già không phải lúc nào cũng dễ dàng thích nghi với những thay đổi như vậy.

-oOo-

Hai tháng trước Tết Nguyên Đán, khi mùa hoa cúc bắt đầu trồng bán cho chợ Tết, ông Hải và bà Lan cảm nhận rõ rệt những bất tiện trong cuộc sống ở làng quê. Những người hàng xóm xung quanh trồng hoa cúc để bán, và mỗi sáng thay vì mở cửa sổ để đón không khí trong lành của miền quê, ông bà lại phải chịu đựng mùi phân hóa học và thuốc trừ sâu được phun liên tục trên các cánh đồng hoa. Bà Lan, người vốn dễ bị dị ứng với các loại hóa chất, cảm thấy ngột ngạt khi hít thở không khí nặng mùi hóa chất. Mỗi lần mở cửa sổ, thay vì hít thở không khí trong lành, bà lại phải nhanh chóng đóng cửa lại để tránh sự khó chịu và tác động của những mùi hóa chất độc hại. Sự khó chịu này dường như đã phá hỏng những giây phút bình yên mà họ mong đợi.

Cảm giác thất vọng dần dâng lên trong lòng bà Lan. Mặc dù ngôi nhà mơ ước vẫn đẹp đẽ trong tim, nhưng thực tế lại không như bà tưởng. Những khó khăn không ngờ đến, từ mùi hóa chất nồng nặc trong không khí đến những vấn đề về môi trường xung quanh, khiến bà càng cảm thấy bối rối và không thể sống tiếp trong điều kiện này. Những gì bà hy vọng sẽ là một cuộc sống an nhàn và bình yên lại trở thành một chuỗi những thử thách không lường trước. Tình cảm của bà và ông Hải cũng dần phai nhạt khi họ nhận ra rằng nơi đây không phải là nơi mà họ tưởng mình sẽ tìm thấy hạnh phúc.


Sau hơn hai tháng sống trong căn nhà mơ ước, khi Tết Nguyên Đán sắp đến gần, ông Hải và bà Lan quyết định quay lại Mỹ. Quyết định này đến như một điều tất yếu. Họ đã thu xếp mọi thứ và nhờ người em út bán ngôi nhà cùng mảnh đất ở quê. Tuy nhiên, sau khi bán đi, ông bà chỉ nhận lại được hơn nửa số tiền đã bỏ ra. Dù vậy, bà Lan không trách móc, thay vào đó bà tự an ủi rằng dù mất mát, nhưng ít ra cũng còn được một phần, còn hơn là trắng tay. Họ trích một phần để trả công cho người em út và chuẩn bị quay lại với cuộc sống quen thuộc, tại Mỹ.

Mặc dù biết cuộc sống ở Mỹ không phải là hoàn hảo, nhưng ông bà nhận ra rằng đôi khi hạnh phúc không phải ở nơi mình sinh ra, mà chính là ở nơi mình cảm thấy bình yên và hạnh phúc. Ông Hải bà Lan cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi trở lại Mỹ, nơi mọi thứ đã trở nên quen thuộc, không có sự bức bối hay mối quan hệ xã hội khiến họ cảm thấy căng thẳng. Những kỷ niệm về Việt Nam vẫn còn đọng lại trong lòng họ, nhưng sự ổn định và niềm vui trong cuộc sống cũ khiến họ cảm thấy hạnh phúc thực sự.

Qua tất cả, ông Hải và bà Lan nhận ra rằng, mỗi người đều có một nơi để thuộc về. Đó có thể là những ký ức, những nơi chốn, và những người thân yêu. Và đối với họ, "nhà" không chỉ là nơi sinh ra, mà là nơi họ tìm thấy sự an yên thực sự. Dù không phải là nơi họ đã mơ ước lúc đầu, nhưng họ đã tìm lại được sự bình yên trong cuộc sống của mình, nơi họ cảm thấy thực sự thuộc về.


Võ Phú 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23749
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2025 lúc 3:48pm

Mùa Ấu Quê Nhà 


Hằng năm, cứ đến mùa nước nổi là đồng ruộng ở khu vực ĐBSCL lại ngập tràn ấu, một trong những loại cây nhiều người dân chọn trồng nhằm tăng thu nhập trong mùa lũ.

Cây ấu có thể sống được quanh năm, nhưng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao vào mùa mưa. Bởi thế, cứ đến mùa nước nổi, trong lòng mỗi người con xa xứ lại nhớ về mùa ấu quê hương.

Từ lâu loại cây thủy sinh này đã gắn bó với quê tôi – một vùng đất trũng hay bị ngập nước và thường xuyên có lũ về. Không biết ai là người đầu tiên tìm được loại cây trồng thích hợp như ấu để giúp bà con tăng thu nhập cho gia đình trong mùa nước nổi, ai là người đầu tiên thấy được cái trắng trong tinh khiết trong những trái ấu xù xì mộc mạc nép mình khiêm tốn dưới những lớp lá non.

Có người gọi trái ấu, có người gọi củ ấu, cách nào cũng được, cũng là ấu mà thôi.

Ca dao có câu:

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

Đó chính là đặc điểm của trái ấu. Dù vẻ ngoài đen đúa, méo mó, gai góc nhưng bên trong lại trắng nõn, ngọt bùi. Có rất nhiều loại ấu: ấu Đài Loan, ấu gai… nhưng ở quê tôi trồng phổ biến ấu sừng trâu vì loại này dễ trồng lại cho rất nhiều trái.


Từ tháng 6 đến tháng 11 âm lịch, nhất là mùa nước về, những chiếc lá ấu như hàng ngàn bàn tay bé xíu xanh mướt đang xòe ra đón ánh nắng mặt trời, những chiếc lá ấu tươi tốt báo hiệu một mùa ấu bội thu. Với trẻ con, mùa này vui lắm. Thích nhất là lúc rủ nhau ra ruộng ấu hái những trái ấu non, đứa nào cũng hào hứng. Đứa trên bờ nhặt ấu, đứa xuống ruộng hái. Ban đầu còn đứng trên bờ, sau đó lội luôn xuống ruộng ấu. Vỏ ấu non rất mềm và dễ tách, không cứng như ấu già nên chúng tôi rất thích.

Nói vậy chứ hái ấu vất vả lắm, phải lội trong nước cả ngày, đôi khi còn bị gai ấu đâm vào tay tứa máu. Bà con quê tôi vẫn hay đùa “hái ấu riết mặt cũng đen như trái ấu”, vậy mà không ai nỡ bỏ cái nghề trồng ấu này. Ba má tôi cũng như bà con trong vùng đều sống bằng nghề trồng ấu từ lâu lắm rồi. Dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, những ruộng ấu tốt tươi đã cùng bao người dân vượt qua khó khăn vất vả. Nhiều người còn tận dụng những ao nước, ruộng ngập nước trong mùa lũ để trồng. Cứ nhà này thu hoạch thì nhà kia đến giúp không phải trả tiền thuê mướn. 

Mùa ấu đến cũng là lúc má tôi vất vả nhất, vừa thu hoạch bán ấu, vừa lo cơm nước gia đình nhưng má không quên dành phần cho chúng tôi nồi ấu luộc đầu mùa ngọt lịm. Và cũng đến mùa ấu là nhà tôi lại có nhiều món ăn được chế biến từ loại trái đặc biệt này. Nào là ấu luộc, ấu nấu chè, ấu non ăn sống… nhưng tôi thích nhất là món canh trái ấu. Có lẽ má muốn đãi cả nhà một bữa thật ngon bù lại những ngày vất vả và mừng ấu trúng mùa.

Bữa cơm gia đình đầm ấm chan chứa thương yêu thoang thoảng mùi hương ấu đầu mùa mãi là ký ức đẹp trong tuổi thơ tôi và cái âm thanh lốp cốp của những trái ấu già va vào thành nồi đã trở thành quen thuộc.

Với trẻ con vùng đất ấu như chúng tôi, mùa này ngày nào cũng được ăn ấu, ăn mãi thành ghiền, có khi chúng tôi còn lấy cọng dừa xâu ấu lại thành chùm như một chùm sừng trâu ngộ nghĩnh rồi đọ xem xâu ấu của đứa nào kết được dài hơn. Ấu luộc khoảng 30 phút là chín, lúc đó vỏ ấu lại chuyển sang màu đen như những cái sừng trâu, đúng như tên gọi của nó: ấu sừng trâu.


Ba thường dạy chúng tôi đừng đánh giá việc gì hay nhận xét một con người chỉ qua vẻ bề ngoài. Cũng như trái ấu vậy, bề ngoài trông méo mó, đen đúa, xù xì vậy mà bên trong lại trắng ngần, rất bùi, rất thơm. Những gai góc đắng cay đã theo ba suốt bao năm trời để cho chúng tôi có được cái ngọt, cái ngon trong cuộc đời này.

 

Đức Ngôn

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23749
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Hôm nay lúc 9:23am

Cháu Bà Nội Tội Bà Ngoại 

Hình: Sỏi Ngọc


Nghe con dâu báo tin đi làm lại khi thằng cháu nội mới 10 tháng tuổi, bà ngoại cháu và tôi đều lo lắng hỏi nhau “ai sẽ trông cháu?” con trai tôi nói:

-Hồi đó mẹ nói mẹ có thể canh cháu hai ngày một tuần mà? Còn bà ngoại thì bảo trông bao nhiêu cũng được?… Tụi con muốn cho cháu đi nhà trẻ khi bé 18 tháng, chứ bây giờ còn nhỏ quá chưa biết gì, lại dễ bị lây bệnh của các cháu nhỏ khác.

Tôi mới về hưu non, định sẽ đi du lịch khắp nơi trên thế giới, sẽ để dành thì giờ viết lách, làm những thứ riêng của mình, thế nhưng bây giờ con cháu nhờ chả lẽ mình lại từ chối, tôi đành chấp nhận, và tự an ủi “thôi còn ba ngày trong tuần và hai ngày cuối tuần cho mình thoải mái thì cũng được rồi.”

Còn bà ngoại thì chiều con gái út nên yêu luôn thằng cháu bé, bà nói chắc nịch:

-Khi nào con cần mẹ trông thì cứ gọi, mẹ sẽ tới ngay!

Tôi thầm nghĩ “mẹ con người ta sống vì gia đình như thế chứ, có ai như mình ích kỷ chỉ lo bản thân, tung tăng đi chơi, con cháu thì mặc kệ lại còn đùn đẩy nữa, phải học theo cách sống của bà sui mới được.”

Bà sui hơn tôi mười mấy tuổi, dáng người đẫy đà, một người đầy nhiệt huyết, niềm vui của bà là nhìn thấy con cháu sống hạnh phúc, nên bà sẵn sàng hy sinh hết ngày giờ cho con cháu, gia đình, thỉnh thoảng mới đi nghỉ hè riêng với gia đình nhỏ của bà mà thôi.

Bé Bamby là cháu đầu tiên của hai gia đình nội ngoại, nên được cưng ghê lắm, một tiếng khóc của nó làm mọi người quýnh hết cả lên, bỏ công chuyện đang làm để vào bế, nhất là bà ngoại đã chờ đến tuổi này, xấp xỉ 80, mới được bế cháu đầu tiên, thành ra tôi “đành” nhường!

Những ngày cuối tuần vợ chồng hai đứa thường về nhà ngoại ăn uống để ông bà chơi với cháu, nhân tiện chúng nó gởi con để đi chợ búa; còn vợ chồng tôi đã book đi Châu Âu 12 ngày từ cả năm trước, vừa về đến phi trường, đã thấy mấy cú gọi lỡ của con trai Kay.

Tôi gọi lại:

-Kay hả? chuyện gì không con?

-Mẹ đang ở đâu vậy? đã về đến nhà chưa?

-Ah mẹ đang chờ taxi để về đây, các con ok chứ?

-Con bực mình quá nên muốn phone tâm sự với mẹ thôi.

Kay là con trai út của tôi, mới lập gia đình được hai năm, năm nay đã có thằng cu Bambi được 10 tháng tuổi, từ bé bất cứ điều gì cũng hay tâm sự với mẹ; tôi ngồi vào taxi một tay cầm phone và tay kia bấm địa chỉ vào máy Gps cho tài xế đưa tôi về nhà:

-Ừ nói đi!

-Mẹ biết không, bà ngoại thằng Bambi kỳ cục ghê, bà cắt cái vú của chai sữa to ra để thằng bé bú cho nhanh, làm thằng nhỏ bị sặc, ói ra hết trơn sau khi nó bú xong đó…

-Sao kỳ cục vậy!… Mà thôi con đừng nói gì nhé, cứ để vợ con nói chuyện với bà cho dễ, con nói mất công lại có chuyện đó!

-Bởi vậy nên con tức quá, không biết phải kể cho ai nên mới phone mẹ đó, bà cắt cái lỗ to mà mình còn muốn sặc thì làm sao thằng bé không bị ói chứ; mẹ không biết đâu hôm nọ bà còn lén tụi con cho Bambi ăn miếng nho còn vỏ, thằng bé bị hóc, mặt đỏ rần lên, bà sợ quá gọi con, con chạy lại móc họng nó, miếng nho rơi ra đó. Con giận ghê mà cũng phải nuốt cho trôi. Bà giải thích là bà đã cắt miếng nho nhỏ ra rồi, nhưng không bóc vỏ, bà tưởng nó có 8 cái răng tự nhai được, ai ngờ lại bị hóc; bà còn kể là con bé cháu gái nào đó bạn của bà có tám cái răng, đồ ăn con bé đó tự nhai nên mình chỉ cần cắt sơ thôi là được, không cần băm nhỏ ra.

-Thôi không sao con à, con nít ăn rồi ọe là chuyện thường, mình đừng bắt bẻ làm gì cho mất tình thân nhe, con bỏ qua đi đừng nói với vợ con, nó lại cằn nhằn bà ấy mất vui.

-Con không cần nói đâu, vợ con cũng đã thấy hết rồi, cổ đâu có rời mắt khỏi Bambi, nên cổ đã lầu bầu bả rồi, con kể cho mẹ nghe để cho mẹ thấy là bà hay tự ý làm đủ thứ chuyện mà không hỏi tụi con là thằng nhỏ có ăn được không!

***

Một ngày cuối tuần tôi mời bạn bè đến ăn cơm chiều, đang xào nấu khói bay nghi ngút, mở cái fan để hút khói lên nên tiếng động ồ ồ, mãi mới nghe tiếng phone của Kay :

-Mẹ xin lỗi nhé, mẹ đang xào nấu đồ ăn nên không nghe con gọi, tiếng thằng con xấn ngang :

-Con phải kể cho mẹ nghe để mẹ còn nói con phải ráng chịu đựng hay bỏ qua nữa không nhé…

-Lại chuyện gì nữa? cãi nhau với vợ hả?

-Không phải mà là bà ngoại Bambi thấy cháu đi poo poo không chịu thay tã cho nó ngay mà bà nói phải chờ cho nó đầy thêm mới thay cho đỡ phí, bây giờ mông nó bị xưng tấy đỏ lên, mỗi lần rửa nó đau rát khóc quá trời thật tội nghiệp!

-Rồi vợ con có nói chuyện với bà chưa?

-Con muốn nói thẳng với bà, nhưng con lại sợ làm bà giận nên mới nói cho mẹ nghe trước, con bực mình quá, thà tụi con bỏ cháu vào nhà trẻ còn hơn để cho bà giữ, bà làm theo ý bà, mình nói gì cũng thật khó, sợ bà giận, bà mà không giữ cháu nữa ngay lúc này thì tụi con không thể nào tìm được chỗ gởi. Chúng con nhất định cho cháu đi nhà trẻ sớm hơn dự định vì mẹ thì còn phải có cuộc sống sinh hoạt riêng, không muốn giữ cháu 7/7, còn bà ngoại thì lớn tuổi, bà nghĩ gì làm đó, nạn nhân là thằng bé chưa biết nói, chả lẽ tụi con cứ phải đi theo canh bà hoài hay sao… Nếu con mà lên tiếng thì chắc lại mất hết cả tình… Mà cố chịu đựng thì tội cho thằng bé quá!

-Bà ngoại thương con cháu lắm, nên hãy nói với vợ con tìm cách nói chuyện với bà cho bà đừng giận…

-Không được mẹ ơi, mình nói gì bà cũng tìm cách phản hồi lại theo ý nghĩ của bà, rồi bà nói « mẹ tưởng…mẹ tưởng » … nước mắt ngắn dài kể công hồi xưa nuôi con bao cực nhọc mà bây giờ lớn lên lại nặng nhẹ với bà.

Rồi chuyện đâu cũng vào đấy, vợ chồng con tôi cũng nể bà ngoại, nên lại để bà trông cháu chiều theo ý nguyện của bà, nhưng lúc nào cũng để mắt theo dõi. Tôi không còn thấy thằng Kay phone lại bực tức điều gì nữa, nên cũng mừng, sinh hoạt với những thú vui riêng của tôi.

***

Đang tụ tập ca hát ăn uống nhà bạn, tôi nghe phone reng, thằng Kay gọi:

-Mẹ ơi, tuần tới và mãi về sau, mẹ canh Bamby luôn dùm tụi con có được không?

Tôi ngần ngừ lo lắng:

-…Tại sao thế? Bà ngoại đâu?

-Chúng con không còn tin bà ngoại nữa… Vợ con đang giận lắm luôn!

-Chuyện gì vậy?

-Con kể chuyện được không?… Hay chờ mẹ về nhà con mới kể?

-Ừm… để… sáng mai mẹ gọi lại con nhé, bây giờ chắc mẹ phải ở đây… chơi đến 12 giờ đêm!

-Sáng mai sao? Sợ trễ quá vì sáng mai mẹ phải đến con, trông cháu…

-… Sao gấp thế?

-Vì gấp nên con mới gọi mẹ giờ này, để mẹ còn sửa soạn…

-Hum… thôi được rồi, để mẹ sẽ về sớm và sáng mai đến con sớm trông cháu nhe.

-Vâng, con cám ơn mẹ.

Tôi ngồi lại nhà bạn tiếp tục cuộc ca hát nhưng trong lòng vẫn không yên, không biết chuyện gì xảy ra cho chúng nó mà tôi lại phải mang “gánh nặng” này vài tuần lễ đây. Tôi nghĩ chắc bà sui bị té hay đầu gối, bả vai bà bị lên cơn arthrose hành hạ đau đớn mà không bế thằng bé để ru ngủ được nên mới cần đến tôi.

***

Sáng sớm 6:30 khi mới mở cửa bước vào nhà, thấy hai vợ chồng đang hấp tấp người sửa soạn một bình sữa đầy cho cả ngày để tôi chỉ san vào chai mỗi lần cho cháu bú, kẻ thì làm cơm lunch để đi làm, chúng vừa làm vừa chạy nhặng lên xung quanh cái bàn bếp, lấy thứ này bỏ thứ kia.

Tôi chưa kịp lên tiếng hỏi cháu bé đâu, thì đã nghe tiếng nó khóc ré trong phòng mới thức dậy, tôi vội vàng lên tiếng:

-Các con cứ sửa soạn đi làm đi, tất cả để mẹ lo, mẹ sẽ thay tã, cho Bambi bú, đánh răng rửa mặt cho cháu…

Tôi vào phòng ngủ để bế cháu ra, mới nhìn thằng bé với mái tóc lởm chởm ngắn ngủn, chỗ lồi chỗ lõm thật tức cười, khuôn mặt ngố ra nhưng rất dễ thương, hai má bầu của nó nhô ra vì tóc cắt quá ngắn, tôi vừa cười vừa hỏi vọng ra bên ngoài:

-Các con mới cắt tóc cho Bambi đó hả, nhìn mặt nó…

Chưa kịp hết câu, Kay đã xuất hiện ngay ngưỡng cửa phòng, tức tối diễn tả:

-Mẹ thấy chưa, con gởi thằng Bambi cho ngoại trông để đi chợ, đã căn dặn bà tất cả mọi thứ, không ai có thể ngờ được là khi về nhà đã thấy đầu thằng nhỏ bị cắt trụi tóc rồi! Tụi con không muốn cắt tóc nó, muốn giữ tóc baby của nó đến một tuổi, vậy mà bà đã cạo trụi lơ, đã thế con cũng sợ rất nguy hiểm, bà cầm kéo một mình không ai trông nó lỡ đâm vào mắt nó thì sao chứ! Sao bà chả nói gì với tụi con hết mà tự ý làm thằng bé như thế, vợ con tức quá khóc um sùm, còn con thì sẽ không bao giờ nhìn mặt bà ấy nữa!

Tôi ái ngại, không biết nói gì hơn, chỉ an ủi con trai:

-Tóc con nít mau dài lắm, sẽ dài ra lại, chỉ sợ con nói không nhìn bà ngoại nữa thì …sau này ai sẽ trông cháu?

-Mẹ trông tạm thời vài tuần rồi chúng con sẽ tìm nhà trẻ cho cháu vào ạ.

Tôi lầm bầm:

-Vài tuần sao? Tức là mẹ phải ngủ ở đây đến vài tuần hả?

-Vâng!

Khi chúng ra khỏi cửa, một mình tôi ở nhà lo cho cháu, thằng bé ư ơ, hóng chuyện ghê lắm, cứ đứng trong cũi của nó gọi bà ơi ới mỗi khi tôi đi ngang qua phòng nó. Tiếng chuông điện thoại vang lên, đầu dây bên kia là tiếng khóc tủi thân xụt xịt của bà sui vì nhớ cháu, bà phân trần:

-Em coi đó, chị cắt tóc cho thằng nhỏ vì tóc đàng sau dài quá cổ, còn đàng trước thì gần đâm vào mắt, cho cháu ăn thì nó bốc đồ ăn chà lên đầy đầu hết, dính bết vào tóc, nên chị mới cắt lên cho nó sáng sủa, gọn ghẽ, với lại tóc baby phải cắt đi thì nó mới mọc dầy hơn được… Em thấy đâu quá ngắn đâu, mà tụi nó la hét um sùm, đứa thì khóc, đứa thì giằng phắt thằng bé trên tay chị lại, đôi mắt chúng nhìn chị đanh lại như kẻ thù, lại còn bảo không cho chị trông cháu nữa… Thật chị buồn quá, con cái đối xử bất hiếu với bố mẹ!

Tôi từ tốn giảng giải:

-Chị ơi, tụi nó nhờ mình trông cháu và cho ăn, thì mình chỉ làm việc đó thôi, chứ chị cắt tóc thằng bé thì em thấy… hơi hơi kỳ đó!

-Hồi xưa mình nuôi tụi nó từ nhỏ xíu, mình nói cái gì, làm bất cứ điều gì cho tụi nó tốt thì mình làm thôi, mà cắt tóc có gì là ghê gớm đâu chứ, nó sẽ mọc lại, tại sao đối xử với tôi như thế chứ, đồ con cái bất hiếu!

-Tụi nó được sanh ra lớn lên bên này, cái gì riêng của tụi nó là mình không được tự ý chạm vào nếu không có sự cho phép của tụi nó, chị nghĩ chúng là con cháu mình, muốn làm gì cũng được là không phải rồi. Chị biết không, thằng Kay nhà em phòng của nó em cũng chỉ vào dọn khi nó mở cửa thôi đó, chứ không bao giờ tự động xé thư của nó xem, hay vào phòng nó vứt đồ đạc theo ý muốn của mình được, cho dù mình thấy ngổn ngang dơ bẩn cũng không dám vứt…

-Tôi không thể tưởng tượng được chúng lại trừng phạt tôi, không cho tôi gặp thằng Bambi, không cho tôi trông nó, tôi đã lớn tuổi rồi, sống không biết còn bao lâu nữa, nếu tôi có “sao” thì hãy đừng đến viếng tôi luôn! Đúng là con cái mất dậy!

-Em sẽ từ từ khuyên chúng chị nhé, chị đừng buồn, hãy nghỉ ngơi cho khỏe, em sẽ cho chị biết tin sau ạ.

Biết bà sui là người có tâm tốt, muốn làm điều thiết thực cho con cháu, nhưng sự suy nghĩ của bà không còn hợp với lối sống của giới trẻ hiện nay; khi lập gia đình chúng đã ra riêng là vậy, muốn có cuộc sống riêng, tự lập của mình, cho dù làm cha mẹ cũng không thể ép con theo ý mình như thời phong kiến cổ xưa. Nhiều lúc họp mặt gia đình đông đủ, tôi thấy bà ngoại bế cháu nhét cho thằng bé ăn những thứ từ miệng bà, cho cháu bú buổi tối bằng vú của bà để nó đỡ khóc đòi mẹ, và tập cho nó quấn quít với bà như với mẹ nó vậy! Những điều này tôi thấy rõ nhưng không dám hở môi sợ gây xích mích phiền phức, cũng định bụng chọn thời cơ nói cho bà biết, chưa gì hết mà chuyện cắt tóc đã rùm beng cả hai họ.

***

Con trai và dâu tôi nói là làm, chúng nó đã đăng ký được một nhà trẻ ngay trước cửa nhà, nơi đây họ canh khoảng sáu cháu bé từ mười tháng đến bốn tuổi. Ban đầu chúng muốn để cháu hai tiếng một ngày cho quen, rồi từ từ mới tăng dần số giờ lên.

Ngày đầu đưa cháu vào nhà trẻ, thằng bé được dụ chơi đồ chơi với các bạn, con dâu và tôi từ từ rút lui khỏi đó không cho cháu biết. Vừa bước được vài bực cầu thang đã nghe tiếng hét khóc ré thất thanh của nó, tiếng cô giữ trẻ vỗ về cháu, tiếng khóc nức nở đau khổ lần đầu tiên ở ngôi nhà lạ một mình, xa mẹ …làm tôi và con dâu không thể nào cầm được nước mắt. Đứng trước cửa một lúc tiếng khóc cháu vẫn không ngưng, chúng tôi đành phải bấm bụng bỏ về nhà mà lòng bồn chồn lo lắng khôn nguôi.

Hai tiếng trôi qua, cô giữ trẻ phone gọi chúng tôi đến đón, thằng bé mặt mày đỏ au, mũi dãi thòng lòng, mắt xưng lên vì khóc không ngừng, cô ta nói:

Phải chịu như thế trong vòng một hai tuần đầu, rồi các cháu sẽ quen với môi trường, bạn bè mới, chứ giữ ở nhà lâu ngày quá thì khi lớn lên sẽ rất khó cho chúng đi học trường, ra ngoài xã hội… Hy vọng ngày mai sẽ bớt khóc hơn.

Từ ngày cháu Bambi được gởi nhà trẻ, tuy chỉ có hai tiếng một ngày thôi, cũng làm hai vợ chồng Kay suy nghĩ lại về tình mẫu tử, tôi phân tích thêm vào:

-Bà ngoại rất yêu cháu, vì quá yêu nên bà muốn làm từ việc nhỏ đến việc lớn cho cháu, ví dụ mua giày dép, quần áo, làm đồ ăn cho cháu, giã gạo nấu cháo, hầm gà với khoai tây cà rốt gởi cho mẹ đem tới, sợ thằng bé không cao bằng những đứa bản xứ nên bà cứ căn dặn mẹ phải ép cho Bambi ăn những thứ bà làm mới đủ chất bổ. Mẹ biết bà có làm lỗi cắt tóc thằng bé khi không nói trước cho các con, nhưng chả lẽ vì lỗi ấy mà các con từ bà ấy luôn hay sao?

Con dâu tôi nói:

-Không phải từ bà đâu, mà con muốn để cho mẹ con có thời gian suy nghĩ về chính mình, vì từ lúc con sanh ra đến giờ, cái gì của con tức là của bà, tất cả mọi thứ bà đều muốn quán xuyến, nhúng vào; bây giờ con đã có gia đình của con, con của con, con có quyền quyết định chứ không phải là bà nữa, con muốn bà phải có cái suy nghĩ ấy nên mới ngưng nói chuyện với bà một thời gian, chứ con cũng bỏ qua rồi chuyện cắt tóc thằng bé.

-Mẹ nghĩ bà cũng đã hiểu ra nhiều, mẹ đã nói chuyện với bà, bà không muốn xa con cháu thì bà phải thay đổi theo lối sống của các con thôi. Ngày mai là sinh nhật của ba của con, hãy về nhà, coi như không có chuyện gì xảy ra cả, đem thằng Bambi theo, đã lâu bà chưa nhìn cháu, chắc bà sẽ vui mừng lắm đấy!

***

Tôi nhận được cái clip ngắn qua messenger do Kay gởi: cháu bé Bambi đang ngồi trên hai chân bà ngoại, bà đưa nó lên cao lại hạ xuống thấp, tiếng thằng bé cười giòn tan, nó thích chí cứ ơi ơi vỗ tay, bắt bà phải làm cái cầu dập dình đưa lên đưa xuống cho nó mãi.

Tôi biết cái đầu gối bà bị arthrose đau lắm, nhưng vì “tương tư” thằng cháu Bambi cả tháng nay nên bà đã phải cắn răng chịu đau.

Bà xiết lấy Bambi:

-Thằng chó! Cả tháng nay bà chật vật, nhớ mày còn hơn nhớ người yêu của bà hồi xưa nữa đấy!

Tay bà ẵm cháu ngủ ngoan,
Ru câu mộc mạc chứa tràn ước mong.
Mai sau cháu lớn thành công,
Chữ hiền cháu viết… là lòng bà trao.


Sỏi Ngọc

(Montreal, 2025)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 134
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.486 seconds.