![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Chuyện Linh Tinh | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 108 |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23665 |
![]() ![]() ![]() |
Đánh Cho Mỹ Cút Ngụy Nhào
Hôm nay mời quý vị cùng theo dõi bài “Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam” của tác giả Nguyễn Doãn Đôn trên Facebook cá nhân vào ngày 30 tháng tư, 2021. Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam. Nhân dịp ngày 30 tháng 4, tôi muốn gửi tới bạn đọc một bài thơ vừa bi vừa hài, được sáng tác từ ba tác giả. Chúng ta biết rằng ông hồ chí minh trong một bài thơ chúc mừng năm mới năm 1968 là năm Mậu Thân, có lần ông viết: “Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào, Bắc Nam sum họp, Xuân nào vui hơn.” Dựa vào hai câu thơ này thì nhà thơ Bùi Giáng đã nhại loại thành hai câu thơ sau: “Đễnánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào, đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam.” Sau đó, một nhà thơ có tên là Bob Nguyễn khai triển thành một bài trọn vẹn như sau: "Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, * Hai câu đầu là thơ Bùi
Giáng. (Blog ViSa: https://nguyenngoctusg.blogspot.com/2018/09/su-that-ve-mot-bai-tho-cua-bui-giang.html) |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23665 |
![]() ![]() ![]() |
Thảm Sát Mỹ Lai Và Bộ Ảnh Góp Phần Thay Đổi Cục Diện Chiến Tranh Việt NamRonald Haeberle (trái) và những bức ảnh về cuộc thảm sát Mỹ Lai ngày 16/3/1968 1 tháng 5 2025 Những bức ảnh màu do Ronald Haeberle chụp đã phơi bày sự thật về vụ thảm sát Mỹ Lai tháng 3/1968, thổi bùng làn sóng phản chiến tại Mỹ và góp phần thay đổi cục diện Chiến tranh Việt Nam. Ronald Haeberle, một phóng viên ảnh của quân đội Mỹ, đã có mặt và chứng kiến vụ thảm sát Sơn Mỹ - còn gọi là thảm sát Mỹ Lai - vào ngày 16/3/1968, khi đó ông 27 tuổi. Đã gần 60 năm trôi qua nhưng những gì xảy ra tại Sơn Mỹ (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) trong bốn tiếng đồng hồ hôm đó vẫn không bao giờ mờ đi trong ký ức của Haeberle. Do công bố những bức ảnh chấn động đó mà Ronald đã bị cho là kẻ phản bội quân đội Mỹ - nơi ông phục vụ. "Tôi tự rửa phim. Tự chọn ảnh. Tôi cứ nhìn chúng, cố tìm hiểu tại sao – từng chút một. Từng chi tiết nhỏ về ngày hôm đó lần lượt ùa về nhờ những bức ảnh. Và bụng tôi nhộn nhạo, trào lên cảm giác kinh tởm. Tại sao? Tôi tự hỏi chính mình. Tôi muốn biết lý do." "Tôi muốn cho người dân Mỹ biết chính xác những gì đã xảy ra ngày hôm đó. Và đó là cách tôi phản đối chiến tranh trong im lặng. Tôi cũng muốn để họ nghe những câu chuyện khác từ những người lính, về các bức ảnh chụp cảnh giết chóc ấy," ông Haeberle, nay đã 84 tuổi, nói với BBC. Ronald Haeberle Một người lính Mỹ với khẩu súng trường M16 gần Mỹ Lai vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 Cuộc xả súng kinh hoàngVào rạng sáng ngày 16/3/1968, Haeberle được tin có một chiến dịch truy quét lính Việt Cộng diễn ra và sẽ là một trận đánh lớn. Với óc tò mò và máu nghề của một phóng viên chiến trường, ông đã tự nguyện tham gia cùng Đại đội Charlie. Bên cạnh đó còn có trung sĩ, phóng viên của Phòng Thông tin Công cộng thuộc Lữ đoàn 11 - Jay Roberts. "Tôi được giao nhiệm vụ chụp ảnh ngày hôm đó và chúng tôi nghĩ mình sẽ chạm trán với Tiểu đoàn 48 của Việt Cộng. Tôi thuộc chuyến đổ quân thứ hai và nhập nhóm với Đại đội Charlie, chuyến bay chỉ chừng 10-15 phút và tôi nghe qua radio là chiến trường đang "rất nóng". "Nghĩa là giao tranh rất ác liệt, chúng tôi nghe được tiếng súng xen lẫn tiếng cánh quạt vù vù của máy bay. Ngay khi hạ cánh, tôi nghe vẫn thấy tiếng đạn nã liên hồi không ngớt. "Chúng tôi nhảy xuống một cánh đồng từ trực thăng và cúi rạp người trong vài phút đầu. Nhưng tiếng súng vẫn nổ rất dữ dội. Lúc sau, tôi nhận ra không có viên đạn nào bắn về phía chúng tôi, không có phát súng nào bắn từ trong làng ra," ông Haeberle kể lại. Các trực thăng của Mỹ đã đưa lính của Đại đội Charlie đến ngay trước khi xảy ra vụ thảm sát Sau đó, ông cùng nhà báo Jay Roberts được phân vào Trung đội 3 để tiến xuống đường lộ 521 (đường làng Sơn Mỹ). Lúc đó tầm 9 giờ sáng, khi chỉ mới đến rìa làng thì cả hai đã chứng kiến lính Mỹ nã đạn không ngớt vào thường dân, những người mặc đồ bà ba đang đi trên đường, đang làm ruộng. Trên đường đến địa điểm được chỉ định, cả hai chứng kiến liên tiếp những vụ tàn sát bừa bãi với nạn nhân là thường dân. "Họ không phải là du kích cộng sản, chỉ là phụ nữ và trẻ em. Sau đó, chúng tôi lại chứng kiến những vụ giết chóc vô tội vạ, cho đến khi gần tới rìa ngôi làng, tôi nhìn thấy Đại úy Ernest Medina, chỉ huy Đại đội Charlie." "Chúng tôi cố tiến lại để nói với ông về vụ tàn sát và hỏi vì sao lại như vậy. Tôi còn nhớ lúc đó có một trung sĩ người Việt tên là Minh, anh ấy đã rất đau lòng và giận dữ. Anh ấy cũng muốn tới để hỏi Đại úy Medina tại sao lại giết dân, tại sao lại tàn sát người Việt. "Nhưng Đại úy Medina đang bận chỉ huy trên bộ đàm nên chúng tôi không thể nói chuyện được đành phải tự nhủ sẽ kiếm ông ta sau," Haeberle kể lại. Một lính Mỹ đang châm lửa đốt những ngôi nhà tranh của dân làng trong cuộc thảm sát ở Mỹ Lai vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 Khi đi qua ngôi làng, ông nhìn thấy những túp lều bằng tranh bị đốt phá, những xác người phơi trên đường, trên đồng ruộng. "Có một hình ảnh tôi còn nhớ, đó là một lính Mỹ nhảy lên lưng một con trâu rồi rút lưỡi lê ra, vừa cưỡi vừa đâm con vật ấy. Tôi không bao giờ quên lời bình luận của Jay ngay sát bên cạnh: 'Thật ghê rợn, mấy con trâu này thật lì đòn.' "Tình cảnh rất rối ren, rất siêu thực, tôi không thể tin được những gì mình đang chứng kiến, cả hai chúng tôi đều bị sốc. Chúng tôi cố gắng lý giải điều gì đang xảy ra. Người chết như rạ trên đường là các bà, các mẹ, những đứa trẻ," Haeberle nhắm mắt hồi tưởng. Nhưng đó không phải là hình ảnh kinh hoàng nhất buổi sáng 16/3/1968. Haeberle cầm theo hai chiếc máy ảnh khi tác nghiệp ngày hôm đó, một chiếc Leica của quân đội cấp và một chiếc Nikon F của riêng ông. Ông đã chụp tổng cộng 60 bức hình, ghi lại diễn biến của cuộc tàn sát, trong đó, 18 tấm có màu sau này được công bố là từ chiếc máy Nikon của ông. Trong số này, có một tấm ảnh chụp một người phụ nữ lớn tuổi bận đồ bà ba, gương mặt mếu máo, người co rúm đang đứng dưới một bụi tre. Một cô gái nấp phía sau ôm chặt bà cụ. Cạnh bên là những đứa trẻ được bồng hoặc đang ôm chặt lấy người lớn, nét mặt hốt hoảng. Sau khi bức ảnh được chụp, tất cả những người này đều bị giết. Haeberle kể lại với BBC, lúc đi ngang qua nhóm người, ông tưởng họ đang bị tra khảo và ông nghe có một lính Mỹ hét lên: "Ê, coi chừng, có phóng viên ảnh kìa." Và rồi toán lính Mỹ lùi lại để ông tiến lên chụp ảnh, ông cũng nghe rõ ràng lệnh ngừng xả súng nên ông cứ tưởng nhóm người này sẽ không sao. "Nhưng chúng tôi vừa rời đi, hai khẩu M-16 tự động đã nổ – họ giết sạch nhóm người đó. Sau này tôi biết được có một đứa trẻ còn sống sót, nó bò qua những xác người để tìm mẹ và rồi cũng bị bắn chết. Quá kinh khủng, họ chỉ toàn phụ nữ và trẻ em, không có bóng dáng lính cộng sản, không có cuộc đọ súng nào." Cụm từ "giết bất cứ thứ gì còn cựa quậy" đã trở thành mệnh lệnh được thốt ra từ miệng một số chỉ huy Mỹ trong chiến tranh, những người đã chỉ đạo thuộc cấp tiến hành các cuộc thảm sát trong khu vực họ kiểm soát, không chỉ ở Sơn Mỹ mà còn ở Bến Tre, Quảng Trị và nhiều nơi khác trong suốt cuộc chiến. Nhiếp ảnh gia Ronald Haeberle về thăm lại Sơn Mỹ vào năm 2016, nơi ông đã chụp những bức ảnh lịch sử 'Tìm và diệt'Vụ thảm sát Mỹ Lai này do Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn bộ binh số 11, Sư đoàn bộ binh số 23 của Lục quân Hoa Kỳ gây ra. Trên bản đồ quân sự, Mỹ Lai 1 cùng các thôn lân cận như Mỹ Lai 2, 3 và 4 đều thuộc xã Sơn Mỹ, một khu vực đông dân cư với hàng chục xóm làng, được tô màu đỏ do mật độ dân số cao - từ đó có tên gọi "Pinkville" (Làng Hồng). Họ tiến vào Pinkville để thực hiện chiến dịch "tìm và diệt", khu vực này khi đó được tuyên bố là vùng được phép nổ súng tự do (free fire zone). Haeberle nói với BBC rằng thông tin lính Việt Cộng ẩn náu trong làng là sai, nhưng rốt cuộc thì điều đó chẳng còn quan trọng. Cho đến nay, vẫn còn nhiều nguồn khác nhau đưa các con số khác nhau về số nạn nhân của vụ thảm sát. "Không có Việt Cộng, chỉ thấy phụ nữ mang thai, trẻ con. Đó là địch à? Đó là Tiểu đoàn 48 Việt Cộng sao? Không. Thật đau lòng, 504 thường dân bị giết. "Trong đó, theo số liệu tôi có được, Mỹ Lai: 392 người, Bình Tây: 15 người đều do Đại đội Charlie thực hiện. Mỹ Khê: 97 người, do Đại đội Bravo. Có 182 phụ nữ, trong đó có 17 thai phụ, hơn 170 trẻ em." "Tôi nghĩ họ làm vậy là vì một điều thôi: trả thù. Khi Đại đội Charlie mới đến Việt Nam, họ đã mất 1/4 lực lượng trong các chiến dịch do bị dính mìn, bị bắn tỉa mà không giết được ai, và vì thế, không có thành tích. Mà trong chiến tranh, thành tích dựa trên việc đếm xác - quan trọng là giết được bao nhiêu người." Những người dân nằm phơi thây trên đường làng, bức ảnh này sau đó được đăng trên báo The Plain Dealer và tạp chí LIFE Lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam với khẩu hiệu là "giành lấy trái tim và khối óc" nhưng thực chất họ gần như chỉ tập trung vào một thước đo duy nhất để đánh giá thành công tại Việt Nam: số xác kẻ thù trong giao tranh. Phương pháp body count (đếm xác) này là một chỉ số gây tranh cãi gắn liền với tên tuổi với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara. Haeberle kể rằng khi mới đến Việt Nam vào năm 1967, Đại đội Charlie cũng thân thiện, hòa nhã với dân làng nhưng rồi họ mất dần đồng đội nên họ trở nên chai sạn, thù hằn với dân làng vì không thực sự biết kẻ địch là ai. Theo thống kê, Đại đội Charlie đã mất khoảng 28 người và chỉ còn chừng 100 người dù chưa có cuộc chạm trán nào. "Ngày 16/3, một nhóm lính đi trúng bãi mìn và họ mất đi viên trung sĩ mà họ yêu quý nhất. Tất cả thù hận dồn nén trong lòng những người lính ấy," ông Haeberle nói. Haeberle cũng kể thêm, chính Đại tướng William Childs Westmoreland - Tổng chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam - từng phát biểu rằng người Việt Nam không phải là con người, không có cảm xúc. Sự tuyên truyền mang tính từ trên xuống này có lẽ đã giúp lính Mỹ "xuống tay" dễ dàng hơn. Sau khi thực hiện xong cuộc "tìm và diệt" ở Mỹ Lai, Đại úy Medina được lệnh quay lại kiểm đếm chính xác số người chết nhưng ông ta đã không làm. "Khi ấy đã quá muộn nên họ để thi thể nằm ở đó. Lính Mỹ rút đi mà không có sự chôn cất nào," ông Haeberle thuật lại. Lúc trở về đơn vị, Ronald Haeberle và Jay Robert đã thống nhất với nhau rằng sẽ kể lại toàn bộ sự việc ngày hôm đó, không chút giấu diếm nếu có bất kì cuộc điều tra xảy ra. "Nhưng chúng tôi không muốn là người đầu tiên phơi bày câu chuyện. Nếu làm vậy, chúng tôi coi như xong đời ở Việt Nam," Haeberle nói với BBC. Những bức ảnh thay đổi cuộc chiến tranh Mãi hơn một năm sau, lúc đó Haeberle đã về lại Mỹ thì ông mới ghép được những mẫu khác của bức tranh ngày hôm đó. Vào tháng 8/1969, có một nhóm điều tra từ Cục Điều tra Hình sự (CID) của quân đội đến tìm ông vì biết có một phóng viên ảnh đã làm nhiệm vụ ngày hôm đó. Haeberle đồng ý cung cấp những bức ảnh màu mà ông đã chụp để phục vụ điều tra, nếu được biết chuyện gì thực sự xảy ra ngày 16/3/1968. "Những gì thanh tra trưởng nói vượt xa sức tưởng tượng của tôi. Các bé gái, phụ nữ bị hãm hiếp tập thể, bị bắn chết rồi bị rạch vùng kín, cắt xẻo bộ phận cơ thể người. Những gì ông ta kể khiến tôi cảm thấy kinh tởm và làm tôi đau lòng hơn. "Thực sự kinh hoàng. Tôi không thể nào chịu nổi những điều mình nghe, nhất là khi nhớ lại hình ảnh những đứa trẻ bị bắn chết. Tôi nghĩ mình cần làm gì đó, người Mỹ cần biết sự thật về những gì đã xảy ra ở Mỹ Lai," Haeberle nói với BBC. Haeberle sau đó đã tìm tới một người bạn là biên tập viên làm cho tờ The Plain Dealer. Lúc đầu, người này không tin những gì Haeberle nói dù đã được cho xem những bức ảnh. "Nhưng sau khi anh ta gọi cho Đại úy Aubrey Daniels ở căn cứ Fort Benning – người phụ trách vụ truy tố Trung úy William Calley [một trong những người trực tiếp chỉ huy vụ thảm sát] để hỏi thì quân đội lập tức yêu cầu không đăng ảnh và đây là minh chứng rằng câu chuyện tôi nói hoàn toàn là sự thật," Haeberle nhớ lại. Sau đó, The Plain Dealer đã công bố các bức ảnh vụ thảm sát vào ngày 20/11/1969, số báo ngày hôm đó bán hết sạch đến nỗi phải in thêm. Mọi kênh tin tức sau đó đều viết về vụ Mỹ Lai. Những bức ảnh về vụ thảm sát được đăng trên trang nhất nhật báo The Plain Dealer ngày 20/11/1969 đã gây rúng động nước Mỹ Khi vụ việc được đưa ra ánh sáng, dư luận Mỹ chia rẽ sâu sắc. Có người cho rằng đó là bản chất của chiến tranh, nhưng hầu hết người Mỹ đều đang đặt câu hỏi cho chính phủ rằng Mỹ thực sự đang làm gì ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng cuộc chiến đã làm những người lính trẻ mất đi nhân tính và đã đến lúc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam. "Tôi nghĩ nó làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiếp sức cho phong trào phản chiến, nhất là khi báo chí liên tục đăng ảnh lính Mỹ tử trận – có ngày tới 50 người chết và mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát. "Trong khi đó, chính phủ vẫn nói Mỹ đang thắng thế. Toàn lời dối trá. Người Mỹ không hề thắng. Cuộc chiến này, xét cho cùng, là không thể thắng nổi," ông Haeberle nói với BBC. Mười tám bức ảnh màu do Haeberle chụp sau đó xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạp chí lớn như Time, LIFE và Newsweek, biến ông trở thành một nhân chứng quan trọng trong vụ bê bối bậc nhất lịch sử quân đội Mỹ. Chính nhờ những bức ảnh ấy mà sự thật dần được phơi bày và nhiều binh lính Mỹ bắt đầu lên tiếng kể lại những gì đã xảy ra ngày hôm đó. Tạp chí LIFE số ra ngày 5 tháng 12 năm 1969 đã công bố những bức ảnh của Haeberly và phơi bày vụ thảm sát Haeberle cũng bị triệu tập đến làm chứng cho hai phiên tòa điều tra về vụ thảm sát. Tuy là người phanh phui vụ việc bằng những tấm ảnh do chính mình chụp, Haeberle nói ông vẫn cảm thấy tội lỗi vì đã che giấu, không lên tiếng bất cứ điều gì vào thời điểm đó mà tới tận hơn một năm sau ông mới hành động. "Tôi có lỗi vì đã im lặng. Jay Roberts và tôi đều thừa nhận là đã che giấu. Nếu gọi đó là một sự che đậy, thì nó là sự che đậy từ dưới lên đến tận chính phủ Hoa Kỳ thời đó. Họ đều biết chuyện đã xảy ra," ông Haeberle khẳng định. Vụ thảm sát Mỹ Lai được coi là một trong những khoảnh khắc tăm tối nhất trong lịch sử quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nó góp phần làm bùng lên phong trào phản chiến ở Mỹ, khi quân đội Mỹ không đạt được những chiến thắng như mong đợi. Nhiếp
ảnh gia Ronald Haeberle, tại nhà chứng tích Sơn Mỹ, Quảng Ngãi năm
2016, đang kể về ngày ông chụp những bức hình minh chứng cho cuộc thảm
sát. Nhiều bình luận cho rằng, vụ thảm sát này cũng trở thành một trong những yếu tố dẫn đến sự triệt thoái của quân đội Mỹ khỏi Việt Nam, khởi đầu bằng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" từ năm 1969. Cuối cùng, cuộc chiến kết thúc khi chính phủ miền Nam Việt Nam sụp đổ, Việt Nam thống nhất dưới chế độ cộng sản. Những bức ảnh đã thay đổi cục diện Chiến tranh Việt Nam đó cũng đã thay đổi cuộc đời của Ronald Haeberle theo hướng khiến ông không ngừng tìm hiểu chuyện gì thực sự đã xảy ra. Haeberle đã quay trở lại Sơn Mỹ tổng cộng bảy lần, trong nhiều vai trò: là nhiếp ảnh gia, là khách du lịch, là nhân chứng lịch sử để nói chuyện với những người sống sót. "Tôi không ngồi yên để tự dằn vặt, tôi luôn hành động, đó là cách tôi giải tỏa những ký ức đau buồn khi chứng kiến cuộc thảm sát," ông Haeberle chia sẻ với BBC. Bức ảnh Anh che đạn cho em do Ronald Haeberle chụp vào ngày 16/3/1968 ghi lại khoảnh khắc của hai anh em Trần Văn Đức và Trần Thị Hà. Về
sau, Haeberle và ông Đức trở thành bạn bè thân thiết. Haeberle sau đó
đã trao tặng ông Đức chiếc máy ảnh Nikon F mà ông từng dùng để ghi lại
những hình ảnh kinh hoàng trong vụ thảm sát Mỹ Lai. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23665 |
![]() ![]() ![]() |
VẪN CÒN NƯỚC MẮTNgười bên thắng trận có triệu người vui, nhưng thật ra trong niềm vui cũng có chất chứa sâu kín nỗi buồn. Hàng ngàn thanh niên miền Bắc sinh Bắc tử Nam, đã đi và không về cho một chiến thắng cuối cùng. Họ nằm lại và cho đến giờ, cuộc chiến tranh chấm dứt đã 43 năm, gần nửa thế kỷ qua rồi, thịt xương của họ đã thành cát bụi, đã hoà lẫn với đất cát, tro than, cây cỏ. Người thân của họ vẫn trông chờ, tìm kiếm trong vô vọng. Những bà mẹ miền Bắc chiều chiều vẫn ngóng về Nam, thắp nén nhang gọi hồn con về. Cắm nén nhang lên bàn thờ nhiều khi chỉ là khung ảnh trống không có hình, nhiều khi chỉ ghi một cái tên, cũng có khi là chân dung của một người rất trẻ. Họ ra đi trong chiến tranh và không trở về trong ngày hoà bình, thân xác của họ được vùi vội vàng đâu đó và bây giờ không còn dấu tích. Bạn bè, đồng đội trở về nhưng họ không về. Có người cho đến giờ vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ. Và hàng ngày những bà mẹ già buồn bã vẫn đợi tin con. Ngày lễ chiến thắng nhiều người vui nhưng mẹ lại buồn dù con mẹ là người lính của đoàn quân thắng trận. Một người không về là nỗi đau không riêng người mẹ, nó là nỗi xót xa, khổ đau của cha, của anh em và còn là nỗi đau của người vợ mất chổng, những đứa con lớn lên không biết mặt cha. Chiến tranh đi qua như một con lốc dữ, để lại những nỗi đau không lấp được. Hàng dãy mộ bia trùng trùng điệp điệp ở Trường Son, ở các nghĩa trang liệt sĩ, nhiều đến không còn nước mắt để khóc thương. Người ta có thể tung hô, hùng hồn đọc diễn văn, vui chơi với ngày chiến thắng. Nhưng những bà mẹ, người cha, người vợ làm sao vui khi vẫn chưa tìm thấy hài cốt người thân của mình, hay chỉ thấy con, cháu mình chỉ còn là nấm mồ hiu quạnh. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, trong tất cả các cuộc chiến tranh kể từ sau năm 1945 (bao gồm Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh biên giới Tây Nam, Chiến tranh biên giới Việt-Trung và một số chiến dịch chống thổ phỉ và FULRO), cả Việt Nam có trên 1.140.000 liệt sĩ. Theo tài liệu thống kê của cổng thông tin điện tử ngành chính sách quân đội - Cục chính sách - Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng thì đến năm 2012, toàn quốc có 1.146.250 liệt sĩ và khoảng 600.000 thương binh, trong đó có 849.018 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.(Wikipedia) Bên thua cuộc là hàng triệu người buồn. Họ bị mất nhiều thứ: công việc, nhà cửa, tương lai không biết về đâu? Là chia ly, là ly tán, là những bất hạnh dồn dập. Họ cũng có những người thân cầm súng chết trong cuộc chiến. Và cũng có rất nhiều người không về. Trong cơn hoảng loạn của tháng ba, cả tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến bị kẹt lại ở biển Thuận An, pháo dội, súng nổ, nhiều người đã chết và vùi thây trong hố chôn tập thể. Trên con đường từ Phú Bổn về trong những ngày cuối tháng tư, bao nhiêu xác người đã nằm lại bên đường, họ nằm đó và cát bụi thời gian phủ thây họ, gia đình bặt tin và lấy ngày đó làm ngày giỗ. Những ngày cuối của cuộc chiến, xác người vẫn ngã xuống và nhiều người bây giờ cũng không tìm thấy xương cốt mộ bia. Rồi khi lá cờ của bên chiến thắng tung bay trên những thành phố, hàng trăm ngàn người vào trại cải tạo, và hàng ngàn người cũng không trở về, họ chết và thân xác được chôn vội vàng giữa vùng đồi núi xa lạ hoang vu. Người thân của họ đi tìm mà mấy người tìm gặp. Con số 220.357 binh sĩ VNCH tử trận được Lewy dẫn từ tài liệu lưu trữ của Bộ quốc phòng Mỹ, tính từ năm 1965 đến năm 1974. Cộng thêm con số tử trận trong giai đoạn 1974-1975 và trước đó cho ra ước tính khoảng 300.000 tử trận. Nhà sử học R.J. Rummel đưa ra con số ước tính cao nhất có thể lên tới 313.000 tử trận. Theo thống kê chi tiết của Jeffrey J. Clarke thì tính từ năm 1960 tới 1974, Quân lực Việt Nam Cộng hòa có 254.256 lính tử trận. Cộng thêm con số tử trận trong các năm 1956-1959 và năm 1975 thì số lính Việt Nam Cộng hòa tử trận ước tính là khoảng 310.000 người. Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Riêng ở Sài Gòn có 443.360 người ra trình diện, trong số đó có 28 viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sĩ quan cấp uý, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình báo, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, và 9.306 người trong các “đảng phái phản động”. Hàng trăm ngàn người đi về phía biển, hàng triệu người bất chấp hiểm nguy đi ra biển và hàng trăm ngàn người chôn vùi thân xác dưới đáy đại dương. Hàng trăm, hàng ngàn người đàn bà bị hãm hiếp trên con đường đi về phía biển ấy, có người bị chết xác quăng xuống biển, cũng có người đi được đến nơi và sống đến bây giờ, nhưng dấu tích của vết thương theo suốt đời họ, không xoá được. Có hàng trăm, hàng ngàn cô gái bị bắt đi và mấy chục năm rồi không tin tức, có thể họ chết lần mòn trong những căn nhà chứa ở Thái Lan. Theo thống kê của cơ quan Tị nạn Liên Hiệp quốc thì có khoảng 500.000 người vượt biên đã bỏ xác ở biển Đông. Thế giới cho rằng đó là cuộc di dân tồi tệ nhất của lịch sử. Nỗi đau tức tưởi đó làm sao quên, nên tháng tư đối với họ là tháng nước mắt. Như thế, trong ngày chiến thắng của bên thắng cuộc, cả hai phía vẫn còn những nỗi đau khó xoá. Cả hai phía đều vẫn còn nước mắt. Nước mắt khóc cho một dân tộc bất hạnh có cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ hai mươi. Một cuộc chiến tranh giữa anh em mà đã 43 năm rồi vẫn chưa hàn gắn được. Thời gian đã trôi qua, cuộc chiến tranh đã lùi xa, nhưng VẪN CÒN NƯỚC MẮT. DODUYNGOC Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/May/2025 lúc 11:51am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23665 |
![]() ![]() ![]() |
Cuộc Đời 50 Năm Nhớ Lại
Năm 2025 đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, 50 năm Việt cộng xua quân tấn chiếm miền Nam Việt Nam, đã đưa tôi trở về với ký ức của 50 năm về trước. Ngày 30/4/1975, khoảng 140 ngàn người Việt Tị Nạn[1], trong đó có tôi, đã lênh đênh trên các con tầu buôn mong manh, trên các chiến hạm của Hải Quân VNCH, và Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ để tiến tới vùng biển của Phi Luật Tân. Sau buỗi Lễ Hạ Quốc Kỳ VNCH đầy nước mắt, tên của các chiến hạm Hải Quân VNCH đã được sơn phết để tẩy xóa những vết tích cũ, cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được dương lên, và đoàn tầu đã được cặp bến Subic Bay. Tiếp theo những thủ tục căn bản, chúng tôi mỗi người được cấp phát cho hai bộ quần áo dân sự, được tắm đ tẩy sạch bụi trần của cuộc hải trình gian khổ gần 10 ngày từ Vũng Tàu tới Subic Bay. Sau đó, chúng tôi được chuyển lên một thương thuyền để tới đảo Guam. Ở Guam, những căn lều vải, trạm xá, nhà ăn, văn phòng làm việc đã được công binh Hoa Kỳ dựng lên để đón tiếp nhóm người tị nạn. Hàng ngày chúng tôi đứng xếp hàng để lãnh đồ ăn sáng, trưa, tối. Những cơ quan thiện nguyện cũng đã vào trại để giúp đỡ người tị nạn trong nhiều lãnh vực khác nhau. Ở Guam khoảng một tháng, tôi được chuyển qua trại tị nạn Indiantown Gap, Pennsylvania, và sau đó được nhà thờ St. Luke tại thành phố McLean, tiểu bang Virginia bảo lãnh vào ngày 1 tháng 7 năm 1975. Liên tiếp từ 1975-1996, hàng triệu người Việt đã vượt biên, vượt biển tới các trại tị nạn vùng Đông Nam Á. Hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên biển cả và tại biên giới Thái Lan, Cam Bốt. Theo ước tính có gần nửa triệu người tị nạn đã đến trại tị nạn Palawan (Philippine First Asylum Center)[2] và trại chuyển tiếp Bataan (Philippine Refugees Processing Center)[3] trong giai đoạn đau thương ấy. Năm 1996, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tuyên bố chấm dứt tài trợ cho Chương Trình Tị Nạn Đông Dương. Các nước trong vùng Đông Nam Á bắt đầu áp dụng chính sách cưỡng bức hồi hương, chỉ riêng Phi Luật Tân là quốc gia duy nhất cho phép người Việt Tị Nạn ở lại, do ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo tại xứ sở này.[4] Vào tháng 10 năm 2009, khoảng 2500 người Việt cuối cùng sống trên đất Phi trong nhiều năm trời đã được chính phủ Canada đón nhận qua chương trình Freedom At Last[5], do sự tranh đấu của tổ chức VOICE[6] và cộng đồng người Việt hải ngoại. Ngày 30/6/1975, ban quản trị của khu 6, trại tị nạn Ft. Indiantown Gap, tại tiểu bang Pennsylvania gọi tôi lên văn phòng, và cho biết tôi đã được nhà thờ St. Luke tại tiểu bang Virginia bảo trợ. Họ trao cho tôi một vé xe bus và một phong bì do Red Cross tặng, rồi yêu cầu tôi về thu xếp hành lý để sáng mai lên văn phòng lúc 9 giờ sáng. Tại đây, sẽ có người chở tôi ra bến xe Bus đi Washington, D.C, và đại diện nhà thờ sẽ đón tôi ở đó. Tôi bước vội về barrack thông báo cùng bạn bè. Ai ai cũng mừng cho tôi, và lo cho thân phận mình, vì trong cảnh tranh tối tranh sáng của cuộc đời, không biết ngày mai sẽ ra sao? Tối hôm đó, một buổi văn nghệ bỏ túi đã được bạn bè tổ chức để tiễn tôi đi, có sự hiện diện của nhạc sĩ Đỗ Đình Phương, Hoàng Quốc Bảo, thi sĩ Du tử Lê, và một số bạn văn nghệ. Chúng tôi uống trà, cà phê, và ca hát tới gần nửa đêm mới “vãn tuồng”. Đêm hôm đó, tôi trằn trọc không ngủ được, không biết tương lai mình sẽ đi về đâu nơi xứ lạ quê người? Gia đình còn kẹt lại ở Việt nam bây giờ như thế nào? Việt cộng sẽ làm gì những người miền Nam thua cuộc? Cái cảm giác đau đớn của kẻ thất trận và nỗi niềm chia ly làm tôi ray rứt. Sáng hôm sau, ngày mùng 1 tháng 7 năm 1975, tôi dậy từ hồi 6 giờ sáng, thu xếp hành lý, bao gồm vài bộ quần áo do trại tị nạn phân phát cho, những giấy tờ quan trọng, vé xe bus, và phong bì đựng 5 Dollars do Red Cross tặng. Loay hoay pha ly cà phê buổi sáng, bước ra sau barrack, châm điếu thuốc, ngồi tư lự, lòng nửa vui nửa buồn. Vui vì không còn bị gò bó trong trại tị nạn; buồn vì sắp sửa phải xa bạn bè. Một số bạn đã cùng đi với tôi từ Guam qua Indiantown Gap, một số khác, tôi tình cờ gặp lại trong trại tị nạn này. Đúng 8 giờ sáng, bằng hữu đã tụ tập tại barrack của tôi, trong số đó có vài bóng hồng. Tôi ghi vội số phone của người quen, trao cho bạn bè. Hy vọng khi ra khỏi trại, họ sẽ liên lạc, và chúng tôi lại có dịp gặp nhau. Chúng tôi bịn rịn chia tay, những cái bắt tay xiết chặt, những lời chúc may mắn; các cô nghẹn ngào xúc động, nước mắt lưng tròng. Sau đó, cả nhóm đi cùng tôi lên văn phòng quản trị trại. Tại đây, lại những lời ly biệt, chúc tụng, và những giọt nước mắt. Tôi nhìn từng người bạn, cố thu trọn hình ảnh họ vào tâm khảm. Miệng tôi cười như … mếu. Xe từ từ chuyển bánh. Tôi quay lại nhìn các bạn lần cuối. Indiantown Gap xa dần, nhạt nhòa, và … mất hút. Bà Nancy Urbanczyk và bà Elise Siebentritt, đại diện nhà thờ St. Luke Catholic Church, đón tôi tại bến xe bus Greyhound, Washington, D.C. Bà Elise cho biết nhà thờ bảo lãnh tôi, và gởi tôi cư ngụ tại nhà bà. Gia đình bà cùng giáo dân của nhà thờ sẽ giúp tôi làm quen với đời sống mới và sẽ hổ trợ tôi tìm kiếm việc làm. Khả năng Anh ngữ của tôi lúc đó thuộc loại ấm ớ, mà hai bà lại nói liên tục để chào mừng và trấn an tôi. Tôi không hiểu nhiều, đành chỉ nhe răng ra cười, những nụ cười rất ngu ngơ. Gia đình Siebentritt cư ngụ tại thành phố McLean, cách thủ đô Hoa thịnh Đốn 45 phút lái xe. Bà Elise mở cửa đưa tôi vào nhà, giới thiệu mọi nơi trong căn nhà 7 phòng ngủ của họ. Họ dành cho tôi một căn phòng nhỏ đầy đủ tiện nghi với closet chứa quần áo rất rộng, chiếc giường trải khăn đẹp đẽ, và phòng tắm riêng với khăn tắm trắng muốt treo sẵn trong phòng. Thêm vào đó, một bàn viết gọn gàng đặt trước cửa sổ nhìn xuống khu vườn đầy bóng mát và hoa cỏ. Bà Elise cho biết ông Carl Siebentritt là một cựu chiến binh trong thế chiến thứ hai, đã góp phần giải phóng Âu châu khỏi Đức Quốc Xã. Hiện ông là Khoa học gia làm việc cho bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Bà Elise là y tá, làm việc lâu năm cho một nhà thương trong vùng. Gia đình họ có 6 người con: người con trai trưởng 18 tuổi, vừa tốt nghiệp trung học và sắp vào đại học tại tiểu bang M***achusetts. Con gái kế, 16 tuổi. Tiếp đó là hai cậu con trai 14, 12, và hai cô con gái út 10, và 3 tuổi. Sau khi giới thiệu về căn nhà và gia đình, bà Elise cho biết trong vài ngày nữa, ngày mùng 4 tháng 7, sẽ có một buổi họp mặt để những người trong nhà thờ có dịp gặp tôi. Tôi đóng cửa phòng, đặt chiếc xách tay chứa ba bộ quần áo vào closet. Nằm xoải tay trên chiếc giường nệm êm ấm. Bao ưu tư lo lắng cho số phận tạm lắng xuống, tôi từ từ nhắm mắt tận hưởng giây phút êm đềm, và chìm vào giấc ngủ. Ngày mùng 4 tháng 7 năm 1975, gia đình ông bà Siebentritt tổ chức buổi liên hoan mừng Lễ Độc Lập, và cũng để giới thiệu tôi với ban quản trị nhà thờ, cùng một số giáo dân và bằng hữu của họ. Từ sáng sớm, mọi người trong gia đình Siebentritt đã sửa soạn nấu nướng, cắt cỏ, tỉa cây, hốt lá, kê bàn ghế ngoài vườn để đón khách. Mới chân ướt chân ráo ra khỏi trại tị nạn được ba ngày, tôi cũng nhào ra góp sức, làm thợ bê, thợ vịn. Khoảng 5 giờ chiều, hơn 100 người đã hiện diện tại khu vườn. Họ mang theo đủ loại thức ăn, bia rượu, trái cây, bánh ngọt. Tay bắt mặt mừng, họ cười nói ỏm tỏi, vui như Tết. Trước khi nhập tiệc, ông Siebentritt nói vài lời phi lộ chào mừng mọi người. Sau đó ông giới thiệu tôi, một nạn nhân của chiến tranh Việt Nam vừa được nhà thờ bảo trợ, tạm cư tại nhà ông. Tôi ngượng ngùng bối rối đứng lên, không biết nói gì, chỉ nở một nụ cười, và cúi đầu chào mọi người. Sau đó, bà Barbara, thay mặt nhà thờ, chào mừng tôi đến được bến bờ tự do. Bà cám ơn gia đình Siebentritt đã cung cấp cho tôi chỗ ở, dưới sự bảo trợ của giáo dân nhà thờ. Bà cho biết ban quản trị nhà thờ đã thu xếp được người lái xe đưa tôi đi học Anh ngữ buổi tối; đã kiếm cho tôi việc làm dọn dẹp, lau chùi tại một vườn trẻ; và cũng có vài người muốn thuê tôi cắt cỏ, tỉa cây cho họ cuối tuần. Ông bác sĩ Larry tình nguyện khám bệnh cho tôi miễn phí; bà nha sĩ Linda sẵn sàng chữa răng cho tôi; ông Bill sẽ cho tôi mượn chiếc xe đạp để đi làm cho tới khi tôi lấy được bằng lái xe… Sau đó, họ bắt đầu nhập tiệc. Mọi người vui vẻ xếp hàng, lấy đồ ăn, thức uống. Tiếng cười nói vang vọng không ngớt. Tôi ngắm nhìn những sinh hoạt của nhóm người này với lòng tri ân và cảm phục. Họ là những người có trái tim nhân ái, giúp đỡ tha nhân vô vị lợi. Họ làm việc cật lực để có được một đời sống tốt đẹp; sẵn sàng mở lòng giúp đỡ người khốn khó, và thoải mái chấp nhận những dị biệt của người khác chủng tộc. Quốc gia này quả thật đẹp đẽ, thanh bình, phú cường, và đầy tình người. Tôi tự hứa với lòng mình: sẽ làm việc hết sức mình để trả lại công ơn đất nước đã cưu mang tôi; sẽ góp tay xây dựng và bảo vệ đất nước này; sẽ luôn trau dồi kiến thức để thăng tiến trong xã hội. Và sẽ theo gót những ân nhân của tôi, để giúp đỡ những người kém may mắn hơn tôi trong kiếp nhân sinh này. “Dù xây chín bậc phù đồ Không bằng làm phước cứu cho một người” Cũng như những người Việt Tị Nạn của thế hệ thứ nhất khác, tôi đã làm việc miệt mài và trau dồi trí tuệ để tìm cách vươn lên trong miền đất mới. Con đường Old Dominion tại vùng McLean, Virginia, gần Great Falls, 50 năm về trước trông thật đìu hiu, hút gió, đầy đồi cao, dốc sâu. Ngày ngày, có một chàng trai trẻ dong duổi đạp xe đạp lên đồi, xuống dốc để đi làm những công việc tạp nhạp, thỉnh thoảng chàng lại huýt sáo líu lo, hoặc hát những bài hùng ca, quân ca vang trời. Sau 4 tháng, tôi kí cóp để dành được $700. Tháng 11/1975, tôi đã mua chiếc xe hơi đầu tiên giá $450, và bảo hiểm xe $200 một năm. Chiếc xe Volkswagen Beetle, đời 1962 bé nhỏ xinh xinh. Dù hình dáng và nhan sắc em Beetle đã tàn tạ, phai mầu theo năm tháng, nhưng đối với tôi, em vẫn đẹp nhất! Tôi say mê và chăm sóc em rất cẩn thận. Tôi đã tự học thay dầu mỡ, bu-gi, bố thắng, và thỉnh thoảng còn hút bụi, đánh bóng để “điểm phấn tô son” cho em có thể “nở với nhân gian một nụ cười”. Khi có xe, tôi bắt đầu tìm tòi và ngỏ ý muốn học lớp chuyên viên điện tử tại một công ty huấn nghệ. Nhà thờ đồng ý tiếp tục giúp tôi ở với gia đình Siebentritt cho tới tháng 12/1976 khi tôi tốt nghiệp lớp học này. Tiền học phí, tôi sẽ trả góp khi ra trường. Trong thập niên 1970s ngành điện tử rất thông dụng và dễ kiếm việc ở Mỹ. Cuối năm 1976 cũng là lúc bắt đầu cuộc sống tự lập của tôi trên nước Mỹ. Không thể nào quên được! Sau 20 tháng bỏ nước ra đi, đến một bến bờ xa xôi, hít thở không khí Tự Do và được sống bình an trong vòng tay nhân ái của những người xa lạ, tôi đã đứng vững chãi trên đôi chân của mình. Tôi ra trường và may mắn kiếm được việc ngay với hãng American Electronic Labs. Họ trả tôi $5/giờ mà mức lương tối thiểu lúc bấy giờ chỉ khoảng $2/giờ. Có việc làm, tôi thuê một appartment tại Arlington và dọn ra khỏi nhà ông bà Siebentritt trong tháng 12/1976. Tôi rất quý gia đình ông bà bảo trợ và ông bà cũng thương mến tôi, coi tôi như một người con nuôi của gia đình. Bao năm qua tôi vẫn đều đặn liên lạc thăm viếng gia đình họ. Con cái ông bà cũng đã trưởng thành, còn ông bà thì già theo năm tháng và đều qua đời vào năm 2019. Tưởng cũng nên ghi lại một mẩu chuyện vui khi tôi đi phỏng vấn tại hãng American Electronic Labs. Khi ấy tôi mới quen với nhà tôi, nên đi đâu chúng tôi cũng hay đi với nhau. Hôm được gọi phỏng vấn, tôi vì mới lần đầu tiên đi xin công việc chuyên nghiệp nên quá nhà quê và ấm ớ, đã chở nàng đi cùng. Chúng tôi ngồi chờ ở lobby của hãng. Ông Hiring Manager ra gặp tôi, và ngạc nhiên khi thấy có bóng hồng ngồi cạnh tôi. Tôi vội vàng giới thiệu: Đây là bạn gái của tôi. Nếu ông mướn tôi, cô ta sẽ trở thành vợ tôi. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ: sau khi phỏng vấn, ông ta đã mướn tôi. Và thế là sau đó… tôi có vợ! Tôi bắt đầu vừa làm việc full-time với hãng American Electronic Labs, vừa làm part-time với một hãng Electronic nhỏ gần đấy từ 5 giờ chiều cho tới 9 giờ tối. Một năm sau, ông chủ hãng tôi làm part-time đã giúp tôi khai thuế, và khuyên tôi nên mua nhà để khỏi phải trả nhiều thuế. Tôi nói: tôi là dân tị nạn mới qua Mỹ được hai năm, tôi đâu có tiền để mua nhà! Ông ta nói: tôi sẽ cho cậu mượn tiền down payment. Vậy là ông cho tôi mượn ngay 10 ngàn dollars, số tiền bằng cả một năm lương tôi làm lúc ấy để mua căn nhà đầu tiên tại Springfield, VA. Sang tới năm 1978, tôi vào làm việc cho hãng computer Burroughs Corporation. Tôi xin nghỉ làm part-time, trả hết số tiền nợ ông chủ đã cho mượn, và bắt đầu đi học đại học về computer buổi tối và weekends. Thuở ấy, ngành Computer còn phôi thai, chỉ có mainframe và chưa có PC và Microsoft Windows. Năm 1982, Microsoft đã cùng IBM chế tạo ra PC, và Microsoft Windows sau đó. Tôi may mắn làm việc trong ngành computer đúng thời điểm nên cứ thế học hỏi và vươn lên. Tôi đã là một trong những nhân vật chính của nhóm biến đổi máy đánh chữ của Bộ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ qua Office Automation với Word Processing, Email, Telecommunications, Systems và Network. Tôi cũng làm việc 10 năm trong nhóm tiêu chuẩn hóa Systems và Network cho Citigroup, công ty mẹ của Citibank. 30/4/2025 đánh dấu 50 năm ngày tôi xa rời Việt Nam lưu vong nơi xứ người, ký ức lại hiện về dạt dào cảm xúc… Nhìn lại cuộc đời sau 50 năm sống tại quê hương thứ hai này, tôi cảm thấy vui vì đã thực hiện được những điều tự hứa với bản thân trong ngày 4 tháng 7 năm 1975, tại buổi tiệc tiếp đón tôi tại nhà ông bà Siebentritt. Lớp người Việt tị nạn đi trước đã hết sức phấn đấu làm việc, học hỏi, và đã đóng góp không nhỏ cho sự hưng thịnh của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Họ đã dồn hết nỗ lực để gầy dựng và hướng dẫn con cái; tạo điều kiện cho thế hệ thứ hai có số vốn kiến thức và khả năng, để cùng tiến bước, sát cánh bên người bản xứ trong mọi lãnh vực. Ngày hôm nay, thế hệ thứ nhất của người Việt tị nạn đã vào tuổi xế chiều; một số lớn đã vĩnh viễn ra đi. Con cháu của người Việt tị nạn nay đã trưởng thành, đang bước những bước vững chắc đi vào giòng chính. Họ đang tiếp nối truyền thống mà cha anh đã miệt mài gầy dựng, và nhận lãnh trách nhiệm xây dựng đất nước, cộng đồng, làm vẻ vang dân tộc Việt. Sáng nay, một buổi sáng mùa Xuân ấm áp, tôi ngồi một mình sau vườn, uống ly cà phê, nhìn ngắm hàng cây lá bung ra xanh mướt, muôn hoa nở rộ, bên tiếng chim hót líu lo. Hồi tưởng lại chặng đường dài trải qua trong suốt 50 năm, những kỷ niệm của ngày xưa tràn về, tôi xin đội ơn Chúa, nước Mỹ, và các ân nhân đã cho tôi cơ hội để học hỏi, thăng tiến, và một cuộc sống đầy đủ, bình an ở tuổi về chiều.
Phạm Xuân Thái |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23665 |
![]() ![]() ![]() |
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu giã từ trần thế <<<<<<![]() Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/May/2025 lúc 11:26am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23665 |
![]() ![]() ![]() |
Đinh Công Chương: Người Tù Kiệt Xuất
Mỗi lần tâm tư tôi giao động vì những biến cố liên quan đến nước nhà, tôi lại phải ngẫm nghĩ đến một nhân vật chống Cộng khi xưa lúc tôi còn bị đám CSVN giam giữ với cái tên rất là nhân đạo: “cải tạo!” Phải nói rằng tâm tư tôi giao động: có nên chống Cộng nữa hay không, hay mình nên hòa hợp hòa giải cho xong chuyện. Tôi là ai mà cứ phải mãi chống Cộng chứ? Biết bao người đã từng bạo phổi tuyên bố này nọ, vậy mà cuối cùng cũng đã bị “Việt Cộng” chiêu hồi, làm cho chính nghĩa của chúng ta có lần đã phải điêu đứng. Gần đây nhất có những quân nhân đã từng khắc vào tay hai chữ “sát Cộng”, nhưng cũng bị đám Cộng Sản Việt Nam chiêu dụ. Họ đã mệt mõi rồi chăng? Chẳng những thế, những người đó đã về lại cái đất tự do này tuyên truyền cho cái chủ trương hòa hợp hòa “giái” ấy! Trước những sự kiện ấy, đương nhiên là lòng tôi bị chao đảo thật sự. Tôi biết tôi chưa từng mò lên được cái chức vụ hàng đầu là phó tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, cũng chưa từng làm một nhà báo nổi tiếng, một kịch sĩ trứ danh đã khóc lóc thê thảm như cha chết mẹ chết vậy trước sự tuyên truyền láo khoét của Việt Cộng! Tôi chỉ biết tôi là thằng thằng bé thuộc loại nobody của Miền Nam Việt Nam chưa từng được diễm phúc vào học trường “Quốc Gia Nghĩa Tử” để được hun đúc ý chí chống Cộng. Tôi chỉ biết tôi là một thằng con trai có cha bị Việt Cộng cắt cổ lôi đi mất xác, có chú bị Việt Cộng trụng nước sôi thảm tử! Tôi chỉ biết tôi là một thằng bé tiểu chủng sinh đã từng lượm một lưỡi kiếm hoen rỉ tại một nghĩa địa tại Qui Nhơn mang về mài sáng chiều trong 3 tháng hè cho nó trắng toát ra với quyết tâm sẽ đi đòi mạng những kẻ đã giết cha, chú của mình! Tôi chỉ biết tôi là một quân nhân QLVNCH có nhiệm vụ bảo vệ đồng bào chống lại sự tàn ác của Cộng Nô, đã từng làm cái nhiệm vụ “sống để bụng chết mang theo!” Nghe đâu giờ đây cái khẩu hiệu ấy đã chỉ còn có một ý nghĩa thôi. Đó là đơn vị của tôi, một đơn vị lúc nào cũng tiếp tục chiến đấu, cho dù đó là thời bình hay thời chiến. Chúng tôi còn những người anh em vẫn còn bị nguy hiểm nếu kẻ thù biết được danh tánh của họ. Vậy mà có những kẻ đã cố làm cho nó lộ ra, vỗ ngực xưng tên của mình vì sợ rằng có những kẻ không biết đến mình! Họ có bao giờ nghĩ đến sinh mạng của những anh em khác đang bị đe dọa không? Tôi chỉ biết tôi là một tên tù “cải tạo” của các “trường cải tạo” của chúng với một lập trường rõ ràng trong sáng, từng được những anh em cùng chung lập trường chống Cộng thương yêu. Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều nhân vật, từ những nhân vật đã từng nắm nhiều chức vụ then chốt của chính quyền VNCH, những cấp sĩ quan cao cấp trong QLVNCH, đến những người lính, những Cảnh Sát Viên mà nếu có ai nhắc tên cũng chẳng ai biết đến. Nhưng phải nói một sự thật đau lòng là càng nắm những địa vị cao, những vị này càng tỏ ra yếm thế, nếu không nói là khiếp sợ không dám nói năng gì cả khi đối diện quân thù. Tôi không cố ý vơ cả đũa, vì trong số những người đó cũng có những vị rất anh hùng. Những người dám chống đối lại bọn chúng, phần lớn là những người rất tầm thường, những nghĩa quân, cảnh sát viên quèn, những viên trung sĩ hoặc những viên sĩ quan cấp úy! Giờ đây chính những người ấy và con cái của họ tiếp tục con đường chống cộng còn dang dỡ. Có người gợi ý tôi nên hỏi xem đâu rồi các cấp lãnh đạo một thời đó hoặc con cái của họ, thế hệ một rưỡi, thế hệ hai của họ. Sao họ không ra mặt đấu tranh chung với những người thuộc lớp hạ tầng như chúng ta? Xin thưa chung chung rằng: quý vị hãy tiếp tục đấu tranh đi rồi khi nào thành công sẽ thấy họ hoặc con cái họ đứng lên cầm cân nãy mực cho chúng ta. Lo gì chứ? Chúng ta là những viên đá ba-lông, những viên đá móng, những viên gạch nằm dưới của một ngôi nhà Việt Nam. Chúng ta có nhiệm vụ phải quyết tử cho tổ quốc quyết sinh! Chúng ta là nền móng. Chúng ta không phải là thượng tầng của ngôi nhà. Nên chi chúng ta không cần phải xem thượng tầng kiến trúc là ai. Lúc ngôi nhà được hoàn thành, cái mái nhà ấy sẽ xuất hiện thôi. Họ là những người được sinh ra chỉ để cho các cương vị lãnh đạo, không phải để chiến đấu, để hy sinh như chúng ta. Vậy thì xin quý vị đừng có hỏi xem họ hiện đang ở đâu và làm gì? Họ vẫn ở đó, lẩn quẩn quanh chúng ta thôi. Không chừng họ còn đang chén cha chén chú với kẻ thù chúng ta cũng chưa biết chừng. Rồi một ngày nào đó khi cỗ bàn đã dọn ra, quý vị sẽ thấy họ ngồi đầy ra đó. Lúc đó họ sẽ tha hồ mà tuyên bố vung vít! Xa rồi mấy chục năm kềm kẹp. Xa rồi những loài khỉ mà chúng ta được dạy phải gọi là ông là bà. Chúng ta, những người tù, những người họ “Phạm” bất đắc dĩ, đã tạo ra một loại súc vật mới, loại “ông bà”!Đám súc vật này đã cố tình hạ nhục chúng ta, gọi chúng ta là “đồng bọn” đối lại “đồng chí” của bọn chúng. Thế nhưng chúng ta đã không ngã quỵ; chúng ta đã không gục ngã, mặc dù có một số kẻ đã mất niềm tin, đã cam tâm làm ăng ten, làm tay sai nối giáo cho giặc. Tuy vậy, thỉnh thoảng chúng ta cũng có được những người anh hùng. Trong các trại tù của bọn chúng, những vị anh hùng đó đều có mặt. Họ đã làm cho đám vuốt đuôi ấy có phần hoảng sợ! Gương những người hùng ấy vẫn còn đó, vẫn không làm sao xóa mờ được. Họ là những mẫu người đã giúp tôi sống kiên cường, không mất phương hướng. Hôm nay, ngẫm nghĩ lại, tôi xin đưa cho quý vị một mẫu người hùng như thế. Trước kia, tôi chưa từng biết Đinh Công Chương là ai. Thật ra tôi không biết anh cũng phải, vì anh là người dân Bình Khê, thuộc đất Bình Định, còn tôi hoạt động vùng Quảng Ngãi. Tuy trước đó tôi đã hoạt động ở Bình Định được trên 4 năm, nhưng phạm vi hoạt động của tôi cũng chỉ lẩn quẩn bên trong Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn. Tôi thuộc Biệt Đội 5 Quân Báo cạnh Sư Đoàn Mãnh Hổ nên hoạt động của chúng tôi vì thế bị rất nhiều hạn chế, không quen biết nhiều với các đơn vị địa phương thuộc tỉnh Bình Định. Vã lại, vì anh cũng chỉ là một nobody như tôi, một nhân viên Cảnh Sát sắc phục tầm thường không tên tuổi thuộc quận Bình Khê, nên làm sao mà tôi biết đến anh được.Tôi hân hạnh được biết đến anh nhờ tôi ở chung trại cải tạo với anh, trại Nghĩa Điền thuộc K18 Kim sơn, và nhờ một cơ duyên. Nhắc đến cơ duyên ấy tôi bỗng rùng mình. Nếu lỡ ngày ấy mình chết thật.... Năm 1978, tôi bị bệnh kiết lỵ amibe; cứ 5 phút là phải đi cầu. Chẳng có gì cả, toàn là đờm thôi. Tôi bị cho vào phòng “cách ly” chung với một số người cùng mắc chung bệnh. Đây không phải là bị “nhốt ô” hoặc khám tối, không có cùm kẹp gì cả. Đây chỉ là một căn trại đóng kín suốt ngày dành riêng cho những người mắc những chứng bệnh truyền nhiễm chờ chết nếu không có ai chữa được. Và đợt này dành cho những người bị bệnh kiết lỵ amibe. Và quả thật, sau khi vào đó một vài ngày đã có một số người đã thật sự “thoát tù”! Họ tử vì bị vi trùng amibe bào thủng ruột của họ. Tôi nghe Bác Sĩ Nguyễn Công Trứ, vị bác sĩ phụ trách, nói thế. Bác Sĩ Trứ là một Bác Sĩ Quân Y thuộc QLVNCH đã chịu hy sinh ở lại bệnh viện Qui Nhơn để chăm sóc các thương bệnh binh còn nằm điều trị tại đây lúc Việt Cộng chiếm thành phố khoảng đầu tháng 4 năm 1975. Ông là người có công đã chôn cất cố Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, cùng 47 anh em tử sĩ thuộc Trung Đoàn 42/ Sư Đoàn 22 Bộ Binh tại Qui Nhơn lúc Qui Nhơn thất thủ. Sau một thời gian ngắn bị lợi dụng khi chưa đủ bác sĩ điều trị, vị bác sĩ này đã bị cho đi “câu gô” như những anh em khác. Xin mở ngoặc khi tôi đề cập đến chữ “câu gô” ở đây. Không biết chữ này có phải là một “từ của Việt Cộng” hoặc một chữ do anh em tù chúng ta đặt ra, nhưng theo tôi hiểu thì “câu gô” mang một nghĩa nhất định: bị tù tội dưới chế độ Cộng Sản. Ở chế độ tự do, người tù đâu có đến nỗi đói khát phải “cải thiện”, một từ khác của Việt Cộng chỉ việc kiếm thêm chút đỉnh rau rác gì đó để nhét cho đầy cái bụng xẹp lép của mình! Đó là việc dùng một cái lon guigoz, sau này là một cái xoong nhỏ có quai thép tự chế, câu chung quanh lò hoàng cầm để ăn thêm!!! Tôi cũng như một số anh em khác trong trại đã được Bác Sĩ Trứ cứu sống nhờ một sáng kiến táo bạo của anh. Anh đã đi gõ cửa từng trại của các anh em họ “Phạm” xin một số lọ streptomycine, một trong những lọ thuốc quý mà trạm xá của anh không bao giờ có. Thay vì chích, anh đã hòa với nước cho anh em trực tiếp uống. Sáng kiến phi trường lớp này của anh rốt cuộc đã cứu sống số anh em bị bệnh còn lại, trong đó có tôi. Trong thời gian bị nhốt chúng với nhau, chúng tôi có dịp “nói khó” với nhau, kể cho nhau nghe những chuyện anh hùng “chống Cộng Sản cứu đồng bào”! Tôi đã gặp đám anh em nghĩa quân Bình Khê, những trung đội trưởng nghĩa quân. Những anh em này đã kể lại những chiến công hiển hách của họ quanh khu vực lăng Mai Xuân Thưởng. Họ đã chỉ cần có 60 trái mìn claymore thôi đã diệt hầu như toàn bộ các sĩ quan cao cấp của Sư Đoàn Nông Trường Ba Sao Vàng Bắc Việt, làm cho họ phải án binh bất động một thời gian dài để bổ sung quân số, làm cho vị tư lệnh sư đoàn 22 BB phải khiển trách thuộc hạ vì đã để lỡ mất cơ hội lập chiến công cho mình, làm cho vị tư lệnh Sư Đoàn mãnh Hổ Đại Hàn bực tức phải đuổi vị trung đoàn trưởng Thiết Kỵ của mình về nước cũng vì lý do trên. Có lẽ một số quý vị không hiểu tại sao nghĩa quân Bình Khê lại làm được một chiến công hiển hách như thế mà không tốn một sinh mạng trong khi 2 sư đoàn chủ lực thiện chiến lại bỏ mất cơ hội đáng tiếc ấy. Thật ra chuyện ấy cũng đơn giản thôi. Vùng trách nhiệm chiến thuật (TAOR) của 2 sư đoàn trùng lập với nhau. Vì thế cả 2 sư đoàn đều nhượng nhau ở đường ranh giới trách nhiệm ngang qua lăng Mai Xuân Thưởng. Lợi dụng cơ hội đó, Cộng Sản đã dùng con đường này làm đường giao liên phát xuất từ Núi Bà xuống vùng ven tỉnh lỵ. Hôm đó quả có một phái đoàn sĩ quan cao cấp của Sư Đoàn Nông Trường 3 Sao Vàng Bắc Việt xuống vùng ven tỉnh lỵ Qui Nhơn để gắn huy chương cho bộ đội của chúng. Nghĩa quân Bình Khê nhờ may mắn bắt được tin ấy và thế là họ đã tạo nên chiến thắng có một không hai như “xi nê của Cộng Sản” ấy, một trận sát địch mà chỉ có tổn thất nặng cho phe địch. Đúng là hay không bằng hên! Trong lúc điểm danh những chiến sĩ anh hùng của Bình Khê, anh em vô tình có nhắc đến Đinh công Chương, một nhân viên cảnh sát rất nhỏ nhưng lòng căm thù Cộng Sản rất lớn, hiện đang bị án 20 năm và giam giữ tại trại 1 Kim Sơn, K18. K18 có nhiều phân trại, trại chính là trại 1. Các phân trại gồm có trại 2, trại nữ, và trại Nước Nhóc. Trại 2 và Trại Nữ cách trại 1 không xa, nhưng trại Nước Nhóc ở một vùng núi rất xa. Rất tiếc là tôi chưa từng được đưa đến đây nên chỉ kể sơ như thế thôi. Tôi được nghe anh em kể chuyện về anh Đinh Công Chương và ao ước muốn gặp được anh một lần để làm quen với người anh hùng sát cộng ấy! Nhưng anh lại ở mãi trại 1. Biết bao giờ tôi mới hân hạnh được gặp con người lừng danh ấy. Nhưng sự đời có nhiều việc không ngờ. Phong trào phản động trong nước lại bùng lên. Có phải vì việc đó hay không, tôi không biết, chỉ biết một lần nữa chúng tôi lại phải dời trại. Trại 2 Kim Sơn bị hủy bỏ và toàn bộ trại bị dời sang Nghĩa Điền, một trại sâu xa trong núi. Tại đây tôi may mắn được cái điều tôi luôn luôn tìm kiếm. Một bộ phận tù nhân có trọng án cũng được chuyển đến trại Nghĩa Điền từ trại 1 Kim Sơn. Qua sự giới thiệu của bạn bè gốc Bình Khê, tôi dần dần quen biết với Đinh Công Chương. Anh là một người bảnh trai, với nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Qua lời kể lại của những người đã từng quen biết anh, anh là một võ sĩ có tầm cở, tuy anh chưa bao giờ lên đài cả. Tất cả những võ sĩ tôi gặp trong tù đều cho rằng họ đều không phải là địch thủ của anh nếu phải đối địch. Anh học võ chỉ vì anh có một mối thù truyền kiếp với Việt Cộng. Anh cần phải đòi nợ những kẻ đã giết cha anh. Vì thế anh đã gia nhập vào lực lương cảnh sát Bình Khê. Mặc dù anh không phải là Nhảy Dù hoặc Thủy Quân Lục Chiến với dấu xăm “sát cộng” trên cánh tay nhưng anh đã là một sát thủ thứ thiệt. Anh rất căm ghét đám Cộng Sản nằm vùng địa phương. Bộ đội Bắc Việt anh có thể tha, vì nghĩ rằng họ bị bắt buộc phải nhập ngũ. Nhưng cái thứ ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản, các cán bộ, bộ đội, du kích địa phương thì anh không thể nào tha thứ được, vì họ là chính phạm đã làm tan nát gia đình anh. Bắt được những người này là anh bắn ngay không cần phải hỏi han gì cả. Chẳng những thế, anh còn bắn chết những tù binh do các đơn vị bạn, các đơn vị đồng minh bắt. Theo luật pháp lúc bấy giờ, anh có thể bị truy tố ra tòa và đi tù vì tội giết tù binh. Nhưng vì thương tình anh là một chiến sĩ chống cộng, nên các cấp chỉ huy không đưa anh ra tòa, chỉ tướt súng anh thôi. Mặc dù không còn súng nữa, anh vẫn giết Việt Cộng như thường bằng tay không. Chỉ cần cho anh bắt gặp, nạn nhân sẽ bị vặn đầu trật khái khế ngay. Sau ngày 30 tháng 4, 1975, anh bỏ trốn vô Sài Gòn. Nếu anh bị bắt ngay từ đầu, có lẽ anh đã không còn mạng để trở về. Anh đã may mắn là chỉ bị bắt khi luật pháp của CSVN đã được ổn định trở lại. Do đó anh đã lãnh án 20 năm. Biết rằng tôi vẫn còn giữ vững lập trường quốc gia với cái tên cúng cơm là H. T15, anh hay qua lại nói chuyện với tôi trong những khi rảnh rổi. Anh thường than phiền rằng có lẽ anh sẽ phải chết rục trong tù. Để an ủi anh, tôi khuyên anh nên nhẫn nại. Tôi cũng chỉ biết nói vậy thôi, chứ bản thân tôi, tôi cũng chẳng biết tương lai của mình ra sao nữa. Có nhiều lúc, tôi cũng nghĩ đến chuyện trốn trại, nhưng tôi cho là vô ích, vì không lẻ trốn về nhà để bị bắt lại. Tôi chia sẻ với anh những gì tôi suy nghĩ trong đầu với mục đích để an ủi anh. Bây giờ cả đất nước là của họ rồi, còn đi đâu nữa? Không ngờ những ý tưởng đó lại làm cho anh có một quyết tâm mới. Thà trốn trại còn hơn chết rục trong tù. Anh lên một kế hoạch trốn trại táo bạo. Một sáng Chủ Nhật, trong lúc nói chuyện với anh em chúng tôi, thừa lúc không ai để ý anh nói nhỏ với tôi: “Tôi đến đây để từ giã anh. Lòng tôi đã quyết. Tôi phải đi thôi!” Tôi nói: “Anh đã tính kỹ chưa? Đã biết bao cuộc trốn trại từ Nghĩa Điền đều thất bại. Gần đây nhất có cuộc trốn chạy của một số anh em người Thượng vùng Sơn Hà. Họ rành đường núi. Nhưng rồi Đinh Giàu và Đinh Văn Ôn đã bị bắn chết, còn Đinh Nía bị chết rục trong ô.” Anh cười: “Tôi mà đi, tôi sẽ không đi như mấy anh đó đâu! Tôi phải có gì trong tay tôi mới đi. Mà đi là phải vượt biên chứ không về nhà! Tôi chả dại để bị bắt lại lần nữa.” Tưởng anh chỉ nói để mà nói, không ngờ anh đi thật! Anh thuộc toán nhổ mì do tên cán bộ Nhường phụ trách. Thật ra, trong số các cán bộ quản giáo, tên Nhường dễ chịu nhất, không đến nỗi phải tới số. Nhưng biết làm sao được khi anh Chương lại không có một đường lựa chọn tốt hơn.Tên Nhường đã chọn ra khoảng15 người từ phòng trọng án. Đa số có án 20 năm, có thể lực tốt. Lúc đầu, theo giữ toán nhổ mì còn có 1 tên lính quản chế đi kèm, mỗi ngày 1 tên khác. Sau một thời gian sinh hoạt, dần dần tên Nhường mất cảnh giác đi,không cần có lính quản chế khác nữa. Thật ra cũng chẳng phải hắn ta tốt bụng gì đâu. Hắn ta muốn mua chuộc anh em tù nhân dưới quyền của hắn để làm việc riêng cho hắn đó thôi. Lúc đó đang có một chiến dịch tăng gia sản xuất trong hàng ngũ của bọn chúng. Mỗi cán bộ “quản giáo” hoặc “quản chế” phải trực tiếp thực hiện. Mỗi tên được cấp cho một sào đất để canh tác. Tên Nhường lợi dụng cảm tình của anh em dành cho hắn cứ mỗi Chủ Nhật vào nhận một số anh em ra để làm việc cho hắn. Mỗi lần như thế, hắn ta cho anh em được mua thêm một ít khoai mì hoặc gạo của dân chúng bên ngoài để “bồi dưỡng”. Như thế hắn vừa được việc vừa chẳng tốn công tí nào. Hắn lại không muốn trên cơ quan biết đến mưu mô của hắn. Do đó hắn tìm cách bớt đi tên lính quản chế để chúng khỏi biết được những việc làm đen tối của hắn. Ngày thứ bảy định mệnh năm ấy, có lẻ năm 1980 hoặc 1981 tôi không còn nhớ rõ, như thường lệ, toán nhổ mì do anh Đinh Công Chương làm trưởng toán được tên cán bộ Nhường dẫn đi nhổ mì như thường lệ. Đây là một vùng núi rất sâu về phía Tây có lẻ thuộc Quận Hoài Ân. Sau khi vượt qua một số ngọn đồi, anh em đến một đám mì thuộc hàng cố nội.Nhìn những cây mì này anh em thấy phát ngán vì chúng rất to, cây nào cây nấy to cao có thể mắc võng nằm được.Có lẻ đám mì này là một trong số những đám mì đã trồng trước năm 1975 bị bỏ hoang. Vì biết công việc hôm nay sẽ rất nặng, anh em bắt tay vào việc ngay, hy vọng sẽ hoàn thành được công việc trước khi trời tối: mỗi người phải đào cho được một gánh đầy. Anh em chia làm hai toán, một toán lo đi phát những sợi dây leo vướng mắc. Không phát những dây leo chằng chịt này sẽ không cách nào len vào được chứ đừng nói đến chuyện nhổ mì. Toán thứ hai dùng cuốc bàn cuốc sơ quanh gốc để cho dễ nhổ. Sau đó anh em bắt đầu chia 3 người một tổ xúm nhau nhổ mì. Vì là đất núi rất cứng nên tuy đã đào sơ quanh gốc, nhưng không phải vì thế mà dễ nhổ. Anh em phải hè nhau vừa lắc vừa tìm thế để nhấc nó lên. Nếu có củ nào bị sót, thì đã có xà beng để nạy. Mì hàng chục năm nên củ nào củ nấy to bằng cái đầu nên anh em hì hục cả buổi sáng mà chưa nhổ được mấy cây cả. Anh em nhìn nhau ngao ngán. Không “đạt” thế nào tối nay cũng sẽ bị kiểm điểm nặng! Trong lúc giải lao 15 phút, anh Đinh Công Chương đại diện anh em đến xin tên Nhường cho một số anh em vào làng mua thêm gạo để “bồi dưỡng”, vì nếu anh em ăn không no thì không thể nào làm tiếp được. Tên cán bộ cũng đã quan sát và biết việc anh em xin cũng là điều hợp lý, nên đồng ý cho 2 người đại diện đi mua sắm. Khi bắt tay làm việc lại, bỗng nhiên anh Chương đưa ra một ý kiến. Anh bảo mọi người hãy chờ anh một chút để xem anh biểu diễn sức mạnh. Mọi người đều biết anh Chương mạnh, nhưng mạnh như thế nào thì không một ai biết. Anh đi giữa hai hàng cây, giang hai cánh tay ra, mỗi tay nắm lấy một thân cây và nhổ một cách nhẹ nhàng hai cây một lúc giữa tiếng reo hò cỗ võ của anh em trong toán. Họ không ngờ anh lại quá mạnh như thế. Và cứ như thế, anh cứ tiếp tục đi và nhổ. Anh em chỉ việc dùng rựa để cắt ra từng củ một và cho vào thúng. Chẳng bao lâu gánh nào gánh nấy đều đầy cả. Anh em nghỉ mệt để ăn uống. Vì đó là công của một ngày nên sau buổi ăn trưa anh em không phải làm gì nữa cả, chỉ việc đợi đến chiều là đi về thôi. Trong thời gian rảnh rổi này, một số anh em đi loanh quanh hái lá cây rừng để “bồi dưỡng” thêm. Anh em bỗng phát hiện một chú “cheo” chạy lạc đến. Anh em thận trong dí cho nó chạy ra ngoài trống để dễ đuổi bắt. Trong lúc anh em lo rượt đuổi con cheo, anh Chương chẳng làm gì cả. Anh cứ ngồi đó vấn thuốc hút, hết điếu này đến điếu khác. Bất ngờ, con cheo chay ngang qua chỗ anh đang ngồi. “Nè Chương, chận con cheo ấy lại, không thì nó sỗng mất!” Anh Chương không cần phải được nhắc lại lần thứ hai. Lúc con cheo vừa tầm anh dùng ngay cái cuốc bàn quật vào đầu con cheo một phát, giết nó ngay tại chỗ. Bữa hôm đó anh em được một bữa bồi dưỡng đúng đắn. Tuy không nhiều nhưng ít ra anh em trong toán ai nấy cũng được một ít thịt tươi trong bụng. Chẳng bao lâu đã đến buổi chiều. Tên cán bộ Nhường cho lệnh về trại. Anh Chương là người trưởng toán nên anh đi sau cùng. Anh em theo con đường mòn quen thuộc để xuống núi. Đó là một đoạn suối khô đầy đá. Anh em trong toán cố gắng xuống triền núi thật nhanh để chờ đợi. Anh Chương vừa đi vừa kể chuyện tiếu lâm cho anh em nghe. Vì thế anh đi không nhanh lắm. Do đó chẳng mấy chốc bị anh em bỏ rơi lại phía sau. Không một ai biết đó là chủ ý của anh. Anh biết tên Cán bộ Nhường cũng khoái nghe anh kể chuyện vì hắn đã nghe anh kể chuyện tiếu lâm nhiều lần. Lúc đó trên đoạn suối khô ấy chỉ còn có một người đi trước anh, và tên cán bộ Nhường đi sau anh thôi. Càng lúc tiếng kể chuyện của anh càng nhỏ dần. Vì để nghe cho rõ hơn, tên cán bộ đã cố đi cho thật gần để nghe tiếp câu chuyện hấp dẫn. Anh chỉ chờ có thế. Khi tên cán bộ vừa tầm, anh ném ngay cái gánh mì xuống đất và trở cán cuốc trên vai bổ ngang một phát ra sau. Cái cuốc bàn định mệnh lúc sáng đã quật chết con cheo giờ cũng đã đập vào đầu tên cán bộ làm cái sọ não của hắn bể ra óc phọt trắng xoá! Không một tiếng la, chỉ có một tiếng “bốp” thôi. Người đang gánh mì đi trước giật mình xoay lại xem. Anh hoảng quá khi trông thấy tên cán bộ ngã quỵ. Mặt xanh như tàu lá, anh này cũng ném nhanh gánh mì trên vai chạy ngay xuống triền núi nơi anh em đang đợi. Lúc anh vừa chạy đến chỗ anh em cũng vừa lúc chiếc nón cối vàng của tên cán bộ cũng lăn theo xuống. Cái nón cối chỉ còn cái vành còn nguyên thôi. Phần còn lại méo mó với một ít tóc, máu và óc trong đó. Cả toán mì sững sờ. Lại sắp có một vụ trốn trại nữa. Lần này không như những vụ trốn trại trước. Lần này có án mạng, một vụ giết cán bộ cướp súng. Cả toán im lặng, một sự im lặng đáng sợ! Không một ai dám phản ứng! Họ chờ đợi người đó xuất hiện trước khi họ có sự phản ứng nào. Quả thật, anh Đinh Công Chương không phí thời gian để xuất hiện. Anh từ từ bước xuống, một tay cầm khẩu carbine M2 của tên cán bộ, tay kia vắt chiếc áo mưa vàng của công an vì hôm đó trời có mưa lất phất. Không một ai dám nhìn thẳng vào mặt anh cả. Gương mặt của anh tái ngắt; đôi mắt anh đỏ lên, cái đỏ của một sự hận thù. Những cái đó chưa hề xuất hiện trên mặt anh. Anh như đã biến thành một người khác, không còn là một anh chàng đẹp trai với nụ cười trên môi nữa. Vẻ mặt anh toát lên một khí thế của một chiến binh đang ra trận. Họ có người đã từng là quân nhân. Họ quá rành về những vẻ mặt như thế. Bằng một giọng từ tốn nhưng rắn rỏi, anh lên tiếng: “Sự việc đã như vậy rồi. Không thay đổi được nữa. Anh em chỉ còn có một đường binh thôi là hãy đi theo tôi. Ở lại thế nào cũng bị chúng đánh chết. Thế nào anh“Bảo”? Có đúng vậy không? Anh em cứ việc cho ý kiến!” “Bảo” là tên của một người có án 20 năm, từng ở trong mặt trận “Phục Quốc”. Thường ngày khi nói chuyện với anh em, anh này cũng lên tiếng cứng rắn lắm về lập trường của mình. Nhưng hôm nay, đứng trước một quyết định đi hay ở, anh là một người thiếu dứt khoát nhất. Người anh run run, hai tay anh chắp lại, khom mình xuống lạy anh Chương: “Anh Chương hãy tha cho tôi đi. Tôi còn phải sống cho vợ con tôi ở nhà. Tôi không thể theo anh được”. Anh Chương cười gằn: “Vậy mà cũng đòi làm phản động! Đi thì may ra còn chút hy vọng. Còn ở lại thì... Chắc anh cũng đoán được rồi đó. Còn những anh em khác, có ai dám theo tôi không?” Nghe vậy tất cả mọi người đều run rẫy lạy lục anh Chương như tế sao: “Thôi mà anh Chương, tha cho chúng tôi đi. Anh nói sao cũng được, nhưng chúng tôi xin anh.” Anh Chương nhìn anh em thở dài: “Thôi được! Tụi mày chỉ chống cộng bằng miệng thôi. Tao hy vọng tụi mày sẽ qua khỏi cái truông này.” Anh nói tiếp: “Được rồi! Anh em hãy đưa tất cả các thùng quẹt đây. Gạo mua lúc sáng cũng không được mang về trại. Và hãy về nhắn với bọn cán bộ trong trại rằng thằng Chương đi hướng này đây. Tụi nó nếu có đứa nào muốn chết thì hãy lên đây tìm tao!” Anh thu lấy tất cả các hộp quẹt, dồn tất cả số gạo đã mua lúc sáng vào một bao lớn, và từ từ xoay lưng đi chậm chầm theo hướng cũ. Chờ sau khi anh Chương đi khuất, toán mì mạnh ai nấy ù té chạy, vì sợ anh Chương sẽ đổi ý bắn theo. Nhưng không, anh không làm vậy. Anh không bắn ai cả. Quả vậy, đúng như lời anh Chương đã báo trước, ngay khi báo cáo cho vọng gác về tình hình trốn trại cướp súng của anh Chương, anh em đã bị một số bộ đội quản chế cho ăn những đòn thù. Sau những hồi kẻng báo động, toàn bộ trại viên bị nhốt vào phòng, mặc dầu có nhiều toán lao động chưa về kịp. Anh em nhìn nhau, có kẻ xanh mặt, có người điểm nụ cười kín đáo. Chẳng cần ai bảo, anh em đều biết có vụ trốn trại, tuy chưa biết là ai. Phòng giam của tôi nằm sát vòng rào nơi có con đường các toán lao động thường đi nhất, nên những gì đang xãy ra, chúng tôi đều thấy. Trừ mấy tên lính canh ra, toàn bộ bọn Cộng Sản còn lại đều lần lượt đi qua, tên nào tên nấy đều trang bị đầy đủ với Carbine M2, Ak 47 và M.16. Chúng chạy rầm rập như khi đụng phải quân địch mạnh. Khoảng 7 giờ tối, có một toán quay trở lại, trong đó có tiếng phụ nữ than khóc. “Ác chi mà ác dữ vậy nè! Đã đập chết, còn lấy mấu rựa bằm nát mặt, và lột hết quần áo! Tui mà bắt được nó tôi phải bằm nó ra từng khúc, ăn gan nó mới hả giận!” Bọn chúng đang võng tên Nhường về. “Tên này là tên thật nguy hiểm,” tiếng của một tên trong bọn vang lên. “Nó không có trốn một cách bình thường, nó còn nấn ná lại để ra đòn thù nữa. Không biết có đồng chí nào bị thương không.” Thật ra, bọn bộ đội không dám truy kích lên núi. Sau lúc lấy được xác của tên Nhường, bọn chúng biết được lòng hận thù và quyết tâm của anh, nên không dám theo truy kích. Chúng chỉ kích theo bìa rừng hy vọng sẽ tìm gặp anh. Đêm đó bọn chúng không thành công. Sáng ra, nhìn vẻ mặt phờ phạc của đám bộ đội truy kích, anh em trong trại hiểu ngay là chúng đã thất bại. Trong phòng anh em tù đoán già đoán non về tung tích của anh Đinh Công Chương. “Gớm thật, dám thách thức bộ đội bằng cách chỉ hướng đi của mình, trừ Đinh công Chương, chẳng có ai dám như thế cả.” Sáng Chủ Nhật, các phòng giam được mở như thường lệ để cho tù đánh răng súc miệng tuy trễ hơn một tiếng. Hôm đó, tuy được mở cửa, anh em không ùa ra đi giành cầu như thường lệ. Anh em cứ tụm thành từng nhóm trước cửa phòng của mình, mắt đăm đăm nhìn về khu “kỷ luật” nơi toán nhổ mì đã bị nhốt từ chiều qua. Nhìn vẻ mặt hận thù của mấy tên cán bộ, bộ đội, anh em đoán được một bầu không khí sát phạt sắp diễn ra. “Thế nào bọn chúng cũng không để yên cho toán mì đâu. Tụi nó muốn dằn mặt đám tù còn lại.” Quả thật, đúng 8 giờ sáng, một toán cán bộ với súng ống đầy đủ lặng lẽ đi vào cổng. Chúng tôi đã quá rành kiểu này của bọn chúng. Tên chỉ huy lớn tiếng: “Ai về phòng nấy!” Bọn chúng nhanh nhẹn tản ra để lùa đám tù nhân hiếu kỳ vào phòng và khóa cửa lại. Anh em hỏi nhau:“Chợ trời chăng?” “Chợ trời” trong tù không mang ý nghĩa giống như một chợ trời bình thường. Đó là một danh từ mang một ý nghĩa nhất định. Nhất định ở đây không mang ý nghĩa “nhất định” của Cộng Sản đâu nha. “Nhất định” của CS có nghĩa là một cái gì đó, không nhất thiết phải là cái gì. Nhất định theo cách dùng của chúng ta là “duy nhất”. Đó là tổng kiểm soát! Từng phòng sẽ được mở ra cho tất cả người trong phòng mang đồ đạc của mình ra ngoài sân và bày ra giống như chợ trời để bọn cán bộ “thu mua”, một từ khác của CS mà người tù ám chỉ việc tịch thu những đồ gì chúng không muốn cho trại viên sở hữu, hoặc chúng muốn dùng làm của riêng cho bọn chúng. Vì thế anh em trại viên rất ngán cái màn chợ trời này. Không, hôm nay không phải là “chợ trời”, mà là một biến cố khác. Sau khi đóng xong các cửa phòng giam, bọn chúng tập trung lại và vào khu kỷ luật. Anh em toán mì từ từ được gọi ra sắp thành một hàng ngang đối diện với đám cán bộ quản chế. Theo một hiệu lệnh của tên chỉ huy, đám cán bộ nhào vào đám tù nhân xông xáo như sói giữa bầy chiên, vận dùng hết những kỷ năng của chúng, đá dọc đá ngang, lên gối, kiềng ngang, kiệng dọc, đủ cả. Anh em trong phòng chỉ còn nghe được những tiếng thét kêu đau của anh em toán mì, những tiếng than vãn xin tha mạng, những tiếng cười dã man của bọn quỷ dữ đang hành hạ tội nhân. Rõ ràng là bọn chúng làm theo chỉ thị của ban giám thị, chứ chẳng phải vì hận thù cá nhân! Đã có nhiều người bị đánh té đái, phọt phân trong quần! Thật không may, trong số những nạn nhân này có hai anh em vì không chịu nổi những đòn thù đó đã chính thức “thoát trại” hai ngày sau đó! Người ta bị đánh mà mình cảm thấy nóng mặt. Dù gì cũng là những người tù với nhau. Họ cảm thấy như chính mình bị những đòn thù ấy! Tôi chứng kiến cảnh ấy với vẻ mặt bình thản! Quý vị đừng hỏi tại sao! Anh Đinh Công Chương đã cho chúng tôi nghỉ mấy ngày. Những ngày ấy bộ đội bận đi kích dọc theo bìa rừng. Họ không dám vào rừng vì nghĩ rằng anh Chương vẫn còn ở đó, chưa đi đâu cả. Quả vậy, trong hai ba ngày đầu, anh vẫn còn trong rừng đợi bọn chúng đến. Bằng chứng là vào tối thứ hai, trong khi bọn chúng đang kích ở triền núi, anh Chương đã quay trở lại cơ quan của chúng lấy đi gạo và một ít đồ dùng. Đúng là gan cùng mình! Có lẽ anh đã bỏ đi sau đó vì không ai thấy anh xuất hiện nữa. Đúng như anh đã từng nói với tôi, anh đã không trở về nhà, mặc dù vùng này không xa Bình Khê mấy. Anh em Bình Khê được gia đình cho biết là bộ đội đã rình rập chung quanh nhà anh cả tháng, nhưng không thấy anh đâu cả. Tuy vậy, mọi người cũng được biết chút ít tin tức về đường đi của anh. Trên đường, anh đã giết 7 tên bộ đội và du kích đã đi theo anh và tịch thu súng ống đạn dược và lương thực của họ.Theo lời 1 tên cán bộ quản chế cho biết: Cơ quan đã thuê 2 viên trung úy người Thượng, những tên rất gan dạ và có thành tích để theo dấu anh. 1 tuần sau, có kẻ đã gặp họ trong rừng, mặt bị bằm nát và treo lủng lẳng trên cây! Cho đến ngày chúng tôi được cho về nhà: một số với nửa trang giấy lệnh tha; số khác như tôi chẳng hạn, vì cho rằng có “nợ máu với nhân dân” đã được cho về địa phương bằng quyết định quản chế tại địa phương. Tôi đã cố tìm hiểu xem anh có thoát được không.Nhưng anh như con cá đã vượt xa ra biển, không một tin tức. Cầu mong rằng số phận của anh sẽ không đến nỗi nào! Song Long |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23665 |
![]() ![]() ![]() |
CON TÙ "CẢI TẠO" Em ơi hãy ngủ giấc dài, Nhà mình Cộng sản tịch thu, Vùng kinh tế mới, là đâu? Mẹ tần tảo, mẹ để dành... Trần Quốc Bảo |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23665 |
![]() ![]() ![]() |
Một Lần Đi
Nén hương kính dâng lên anh linh của đồng bào đã tử nạn trên đường tìm Tự Do, cùng tưởng nhớ Ba, Mẹ, anh Hai, em Sáu của nhà tôi. ************* Có tiếng xuồng ghe chạm bên hong tàu, tôi ngưng tay cuốn vòng dây neo, xoay lại thì thấy Hải vừa cặp xuồng vào, nó ngước nhìn tôi cười thật tươi: - Chạy chưa anh Vinh? Vinh là tên của em tôi. Tôi dùng tên này lúc ẩn trốn trên tàu. Tôi làm thằng Vinh, dân lao động, phụ việc trên tàu chở hàng với Vũ. Chúng tôi hầu như chân không, áo quần bê bết dầu máy. Mấy lúc được rảnh rỗi, thấy thèm nhớ sách báo lắm, nhưng không dám chứa trên tàu và tẩn mẩn ngồi đọc. Hải liếng thoắng mai mối: - Dạ, có hai dì này xin có giang tàu... Dì Năm hướng về người đàn bà đang ngồi vịn chặt thành xuồng, dáng như chưa quen sóng nước lắm, tiếp lời: - Tui với thím Bảy đây có giang ra ngoài xóm trạm nghen mấy chú. Cho bà con có giang tàu là việc bình thường, tôi mời khách: - Lên, lên tàu đi hai dì, tàu phải chạy đi lấy nước đá bây giờ… Đang kiểm máy móc, nghe lời qua tiếng lại, Vũ đứng lên trên nấp hầm máy, nhóng người qua khung cửa trổ lên mui để xem. Thấy Hải, Vũ hỏi thăm: - Ê Hải, mấy đứa bây sáng nay nay đâu hết rồi, có đứa nào muốn vác nước đá hong vậy? - Tụi nó chèo lợi đẳng trước hết rồi anh Vũ ơi, tui thì mắc chở hai dì này lại đây nè! Hải đã quen nghề rồi, miệng nói tay lần chiếc xuồng ra sau đuôi tàu cho thấp, và giúp khách lên tàu. Dân đi buôn có giang tàu xuống xóm trạm, tức là cái xóm nhỏ có chợ quán ở quanh đồn công an biên phòng, để mua lỉnh kỉnh các thứ tôm khô, cá khô... về bán lại kiếm chút lời. Chạy không cũng phí, miễn là tàu còn chỗ trống, ai cần chúng tôi cho lên tàu hết. Dì Năm đi buôn thuờng, tôi biết bà dì này, nhưng người bạn của dì thì tôi chưa từng gặp. Nhìn Vũ và dì Năm cùng giúp cho người đàn bà này lên tàu thì khó mà tin bà là bạn đi buôn, là dân chuyên nghiệp hay theo ghe tàu. Bộ dạng thanh nhả và nhút nhát sóng nước như thế này, thì chắc bà là dân chỉ quanh quẩn nơi thành thị mà thôi, tôi ngẫm nghĩ. Khách rời xuồng xong, không cần hỏi han hay ai kêu bảo, Hải đã xếp xuôi đôi chèo lên xuồng, leo gọn lên tàu. Nó vòng dây quấn vào móc sau đuôi tàu để giòng chiếc xuồng của nó theo, khỏi mất công chèo đến hãng nước đá. Thấy mọi người đã yên chỗ, tôi cuốn lẹ tay cho xong dây neo, rồi nới lỏng sợi dây cột mũi tàu. Tôi ngó Vũ đang đứng chờ trên hầm máy: - Cho máy chạy đi anh Tư! Trong gia đình thì Vũ thứ Tư. Vũ là một trong 8 đứa ăn cơm chung một mâm với nhau, suốt những năm còn trọ học ở Ký Túc Xá. Năm 72, tôi gặp lại Phát (U.N.P.), cùng chung Đại Đội 32 Khoá Sinh, không ăn chung "bốn người một mâm", nhưng chung... Nhà Bàn. Rồi Vũ cũng vào quân đội, bảo trì trực thăng. Khi tôi đi tù về, gặp lại nhau thì Phát và Vũ đều có vợ và bồng con; tôi tôn lên làm đàn anh hết, gọi Vũ là anh Tư. Cái máy dầu cặn gầm lên khởi động, rồi bắt trớn ngoan ngoãn chạy ngay. Tiếng máy nổ ấm, nhịp nhàng thật dễ thương. Động cơ tàu được lấy ra từ chiếc máy cày hiệu John Deer cũ, ráp vào tàu được gần 2 năm nay rồi. 8 máy đẩy chiếc tàu trọng tải 15 tấn cũng không quá tệ. Hồi tháng trước đây thì cái head gasket bị cháy, neo tàu cả tuần để chờ xoay kiếm đồ phụ tùng. Theo bạn ghe đồn chỉ, Vũ mò sang Vĩnh Long và tìm được người biết làm gasket. Dựa theo tấm giấy mà chúng tôi đồ theo hình dạng có đủ vị trí lỗ ốc rãnh trong máy, kèm với miếng gasket đã bị cháy, người thợ già chế biến cái mới cho chúng tôi. Khó tính đến đâu, thấy miếng gasket sáng bóng, gồm nhiều lớp nhôm mỏng đã cuốn ép thật tỉ mỉ, cũng phải thán phục tài khéo tay của ông. Trong tình trạng khan hiếm phụ tùng lúc này, quả thật, ông chính là vị cứu tinh, là đại ân nhân; còn việc có bền được bao lâu thì đành chịu phó thác cho thời vận. Vũ đặt làm luôn 3 miếng, để phòng hờ trên tàu. Cầu mong sao, ngày ra đi, cái máy nó vẫn thương giúp chúng tôi, chạy thật ngoan như hôm nay. Điều khiển tàu còn chút lượm thượm, trông quê mùa, nhưng che được âm mưu vượt biên, ít bị lưu ý. Cho nên, khi rời và cặp bến, cần có người đứng gần máy sử dụng clutch để đổi số, vô số giống như lái... máy cày vậy! Vũ giỏi về máy, đứng bên dưới lo phần chạy máy, sang số. Người giữ tay lái trên mui, thì chỉ có cái cần gia giảm tốc độ mà thôi. Lúc lái tàu rời bến nhà là có định trốn đi, nhưng toán đưa đón người bị thất lạc nhau, chậm trể, âm mưu vượt biên bất thành. Đem tàu quay trở về bến nhà thì bị bắt, chỉ còn cách là ẩn náu quanh quẩn nơi đây. Chúng tôi di chuyển tàu từ bờ này sang bến khác, và ráo riết làm quen ghe tàu xung quanh tìm mối chở hàng ngày, để tránh tai mắt của tụi công an địa phương và kiếm cơm cháo sinh sống chờ cơ hội khác may mắn hơn. Chở hàng nào cũng có cái sướng và cái khó riêng của nó. Chở cá khô cho hợp tác xã thì nhẹ nhàng, khuân vác khoẻ re! Đến chừng giao hàng xong, dọn rửa ghe thì mới trắng mắt ra! Y hệt như là cái giống cộng phỉ; giòi ăn bám, đụt khoét, rút trốn trong khô rồi thừa cơ hội yên tĩnh chúng nó theo nhau ló đầu ra, lễnh nghễnh trắng lòng tàu và chui len lỏi cùng khắp kẻ kẹt dưới khoan. Dọn rửa tàu, thở hụt hơi, ngán ngẩm cái giống giòi bọ bẩn thỉu! Từ đó, chán ngán đến nổi cứ thấy mặt lũ cộng nô và cái đám đón gió trở cờ súc sinh, là lại thấy đám giòi bò lúc nhúc. Tôi thà uống rượu khan, nhất định không cắn răng vào miếng khô của hợp tác xã. Chở cây rừng, bốc vác nặng và trầy dập người chỉ là việc nhỏ, còn thua xa cái thời bị tù đày, đói mệt bơ phờ hốc hác mà mỗi chiều tối còn phải vác cây rừng, lội về trại. Cái khó là chở ít thì trông không giống ai, không giống ghe tàu cùng chạy trong đoàn, bị trạm biên phòng nghi là tàu đi dọ đường để vượt biên. Để bị xét hỏi tới người trên tàu, thì chắc chắn là tôi bị bắt và anh em chung tàu bị liên lụy, nên đành phải chở cho giống như... dân làm ăn! Tàu chở khẳm nặng và người lái thì toàn là dân "a-ma-tơ" mới kinh nghiệm sông biển. Canh sóng gió, canh con nước trở, canh neo... sơ suất là chìm tàu ngay. Lo sợ mất ăn mất ngủ! Xong chuyến cây, mừng vô cùng. Vũ sắp ngay hương hoa cúng tạ ơn thủy thần đất trời, nhớ danh xưng nào van vái tạ ơn hết và chẳng dám đi làm chuyến thứ hai. May sao, chúng tôi chạy lo được cái mối chở hàng cho công ty xuất cảng. Công ty yêu cầu phải làm thêm mui lá để che tôm cá và nước đá trên khoan. Thêm được một cái may, có lý do để che khoang tàu, sau này sẽ giúp rất nhiều cho việc che giấu người lúc trốn đi. Tàu có 3 người. Anh Ba, anh của Vũ, về quê nhà thăm gia đình, nên mấy hôm nay tàu chỉ còn hai đứa. Vũ đứng máy và sang số, tôi lái và chịu mũi. Chờ cho máy chạy đều tốt một lát, Vũ đứng ló người lên trên mui, vịn cần sang số và gọi vọng ra ngoài mũi tàu: - Chạy, bác tài! Nghe gọi, tôi tháo hẳn dây, lấy sào chống xoay mũi hướng ra ngoài sông, rồi chạy lẹ trên miếng be của thành tàu xuống đuôi, để leo lên mui giữ cần lái. Chuyến đi, tàu đến hãng nước đá, lấy nước đá chở ra trạm ở ngoài biển. Chuyến về, xuống tôm cá đã ướp nước đá xây, chạy về giao cho công ty ở tỉnh. Cần từ 4 đến 6 giờ chạy từ sông ra biển, để ra đến trạm. Khi hải sản từ trạm về tới công ty, giai đoạn kiểm hàng và lên hàng, có nhanh cũng phải hơn 2 tiếng. Hàng lên xong, dù là 2 hay 3 giờ sáng cũng phải lo rửa tàu cho sạch, không thì nước tôm nước cá chảy ra đã nằm ứ trong khoang cả ngày rồi, sẽ sình thối lên. Không thể làm biếng! Mỗi chuyến, 3 anh em chúng tôi xuống khoảng 150 cây nước đá. Cây nước đá có phần nhẹ hơn bao xi-măng, nhưng hơi phiền khi đi trên cái miếng ván gác dài từ trên bờ đến mũi tàu. Miếng ván bị nhồi lên sụp xuống bất chừng theo nhịp đi của nhiều người, và sóng thì cứ lắc lư con tàu. Cây nước đá vừa trơn lạnh, vừa cứng, sút tay rớt cấn lên bàn chân trần trụi không giày dép thì cũng ngán lắm. Thấy vậy, vác nước đá riết rồi quen, hết ngán. Mấy đứa chèo xuồng như Hãi vác nước đá rất nghề. Nước đá, khi giao cho trạm thì nhân viên chỉ đếm kiểm đầu cây. Cây đá dài ngắn, họ dư biết, nhưng có ăn nhậu giao thiệp với nhau, thì họ dễ dãi bỏ qua hết, miễn đừng làm gì quá đáng. Có cớ vác tiếp nước đá, thì Hải và bè bạn vào trong tàu chặt nước đá, đem bán kiếm thêm tiền nuôi gia đình. Hải ngồi thòng chân đong đưa với những cuộn sóng vòng lên sau đuôi tàu, trông chừng chiếc xuồng con của nó, than vãn: - Mấy anh biết hông, chuyến rồi, tụi tui chia nhau hỏng tới đâu hết, kỳ này... - 3 đứa tụi bây, chặt hết bốn năm khúc nước đá mà mày dám than là hỏng tới đâu. Cho tao nửa khúc của tụi bây thôi, 3 anh em tao có hủ tiếu, có cà phê sữa đá và còn chơi cả thuốc ba số 5, tụi mày xạo tổ mẹ. Tới... thấy bà, chớ mà hỏng tới, mậy! Bị Vũ ngắt lời, Hải cười hề hề, rồi lại kèo nài thêm: - Hôm nào lên tôm, anh cho tui vô hốt một mớ, cho bà nội tui bồi dưỡng nghen anh. - Ừ, mày lên kêu Ba Tơ xuống đây hốt tao với thằng Vinh luôn cho gọn. Giỡn mặt hoài mậy! Bộ mày hỏng thấy mấy đứa áp tải, nó đứng thò lõ cặp mắt kiểm hàng à! Ba Tơ coi bộ phận chuyên chở, ký giấy phép cho ra biển, ký sổ hàng của tàu chở hàng, dĩ nhiên là phải theo nguyên tắc phổ thông ''đầu tiên'', tức là tiền đâu. Cơ quan nào cũng thế, quan nào cũng vậy, biết điều có phong bì, quà biếu thì có chuyến đi; không thì neo tàu, húp cháo, nằm ngó sóng nước. Công việc thì chỉ có vậy, nhưng Ba Tơ thích đeo cây K54, xuống bến tàu, la hét thị oai xua đuổi đám xuồng đưa khách, như Hải, không cho lảng vảng gần tàu chở hàng cho công ty, trông rất uy quyền từ cái văn phòng trên công ty xuống tới dưới bến cảng. Hắn rất hăng say, làm cả những công việc không phải của hắn như chiều chiều xách súng đi theo tàu công an tìm bắt tàu vượt biên. Cơ hội để vừa lập công, thêm thành tích, mà lại thêm tiền vàng ăn cướp từ những nạn nhân vượt biên bị bắt. - Ê Hải, bây giờ tao không có tôm tươi, tao có nồi mực kho nè, chịu thì vô đây làm miếng cơm với tao cho vui. Nghe Vũ gọi, Hải lẹ làng lau khô chân, chui tọt vào trong mui, quên mất phải trông chừng chiếc xuồng của nó, miệng ngọt xớt: - Để đó em, để em dọn cơm cho anh Vũ! Hải sống với bà nội ở bên kia sông, chúng tôi chưa nghe mà cũng không ai hỏi thêm về cha mẹ của Hải. Cùng trang lứa 14, 15 tuổi, Hải và bè bạn đã nhiều năm mưa nắng chèo xuồng đưa khách sang sông, lúc ế khách thì la cà trên bến, xin khuân vác phụ việc. Mấy đứa nó khôn lanh, lẹ làng, chịu khó, nhưng lắm lúc vẫn còn vướng vất nét thẻ thơ rất tội nghiệp. Tôi giảm tốc độ cho bớt sóng và ngó cầm chừng chiếc xuồng hộ Hải. Đã gần 9 giờ sáng rồi mà trời vẫn còn u ám, có lẽ trời sắp mưa. Sáng sớm, tiết trời cuối năm se lạnh, lại mưa, lại phải vác nước đá! Ngó chân trời, tôi mong cho đám mây đen chậm kéo tới, chờ xuống nước đá xong hãy mưa. May là sáng nay, hãng chỉ có 100 cây nước đá, nên khi xuống xong thì mưa mới bắt đầu lâm râm. Vũ và tôi đứng nghỉ tay hút thuốc, rồi phụ nhau che khối cây nước đá trên tàu. - Ra biển mà mưa, tao chán quá. Vũ lầu bầu, để tấm ny-long lên đống nước đá: - Còn một tấm, mày đậy luôn giùm tao cho rồi. Giờ này không thấy mấy đứa trên công ty, chắc là không có đứa nào đi theo rồi. Kệ, tao phóng lẹ lên quán lấy một lít phòng hờ. - Xách vài ba lít đi! Lát nữa tới trạm biên phòng, tụi nó đi theo tàu, mầy có mà đổ cho tụi nó đi kiếm chỗ ngủ, tao đở phải nghe lải nhải ba cái đồ "hồ hởi" "phấn khởi", xốn lỗ tai lắm. - Ráng nhịn, mày! Vũ vỗ vai tôi: - Tụi mình còn bà con đang trông cậy. Đừng để hư bột, hư đường, mậy... Tao đi mua rượu rồi mình dông. Vũ thay cho người chú, trông coi tàu để chờ cơ hội mang gia đình đi. Thân với nhau từ lớp 8. Nhờ Vũ thương bè bạn và dám che chở cho thằng bạn tù trốn quản chế, tôi mới có được chỗ ẩn náo trên tàu để chờ dịp trốn đi. Xuống đây, nhằm tháng ba, "bà già đi biển", vậy mà chiếc tàu chưa ló mũi được tới cửa biển. Đã biết bao lần ra vào cửa biển như hôm nay, vẫn chưa biết bao giờ sẽ là lần vượt trốn. Lo lắng, mong chờ, nhưng phải tùy thuộc vào gia đình chú của Vũ. Sống gần cửa biển, tất nhiên có nghe thấy thảm cảnh của đồng bào vượt biên. Biết mà không giúp được cho đồng bào bị thảm hại, cái uất ức cứ vương vấn hành hạ lương tâm mình. Đêm nghe tiếng súng ngoài biển, thảng thốt ngồi bật dậy nhìn đêm đen, tôi nghe có tiếng trách hờn, xót đau lắm. Trời cuối năm thường không mưa nặng hạt và dai dẳng, nhưng tàu hướng ra biển, chỉ thấy trời âm u thôi, đúng như Vũ nói, cũng chán thiệt ! Nước sông đang đổ ra biển, mực nước ròng thấp xuống khá nhiều. Khi nước lớn đầy sông, những cây cọc đáy bị gãy đứng ngầm bên dưới mặt nước đón lườn tàu, bây giờ chúng đâm đầu lên nhấp nhô trên mặt sóng. Tôi giữ tay lái xem chừng để tránh và ôn nhớ vị trí tất cả cọc đáy dọc theo sông. Đây là một trong 3 tuyến đường tôi cần ghi nhớ, để đêm trốn đi, tàu sẽ phải chạy ra cửa biển mà không được dùng đèn rọi để tìm tránh cọc đáy, ngán nhất là các cọc đáy ngầm. Phía trước có chiếc xuồng đang hướng ra chợ. Cô gái nghe tiếng máy tàu phía sau, từ xa đã ngưng tay chèo, nép xuồng sát vào bờ. Thấy vậy, tôi cũng hạ thấp tốc độ máy, cho bớt dậy sóng, khi tàu chạy ngang qua. Cánh áo đã bạc màu, sắc tím lan đây đó phơn phớt, mộc mạc như đóa hoa lục bình ven sông. Cho tàu chạy thật chậm, nhẹ lướt qua chiếc xuồng. Ngó sang, thấy xuồng chở đầy dưa hấu, tôi lên tiếng chào hỏi: - Cô ơi, dưa đã có mối chưa cô? Trong màn mưa lất phất, có đôi mắt ngước nhìn lên e dè: - Dạ, có rồi... biếu... chú một trái ăn Tết cũng được. - Chúng tôi xin mua một cặp được không cô? Cô gái kéo nón che đôi mắt, ấp úng: - Dạ... má... rầy! Tôi nhìn vói theo xuồng đang xa dần ra phía sau: - Cám ơn cô! Cô cho tôi kính lời thăm má, sang năm mới mua may, bán đắt nhé! Bên dưới vành nón lá, nụ cười bẽn lẽn còn mọng ướt hạt nước mưa. - Ê, Làm một điếu cho ấm đi. Nghe gọi, tôi xoay lại, thấy Vũ đưa cho điếu thuốc đã mồi sẵn. Tôi cám ơn Vũ, cầm xoay điếu thuốc vấn vào trong che mưa, để đóm lửa con con sưởi ấm lòng bàn tay. Điếu thuốc rê, hơi khói nặng đặc quánh. Thà vấn thuốc rê mà hút, tôi ghét căm cái nhãn hiệu thuốc hút có cái tên rất là dị hợm: Sài Gòn giải phóng. Chẳng cần biết thuốc hút ngon hay dở ra sao, tôi ghét chữ "giải phóng" của chúng nó, đâm ra ghét lây gói thuốc thế thôi. Thà nhịn thèm, tôi ghét hút cái thứ có chữ "giải phóng" quỉ quái đó. Hồi trước, nhằm lúc mới lãnh lương, dừng quân có chợ quán là tôi tìm mua một gói Pall Mall. Tôi mê nhớ điếu thuốc có dáng thon dài,thơm nồng nàn, thật tuyệt! Bây giờ, tôi ước gì có được điếu thuốc Bastos Quân Tiếp Vụ! Trên mui, trống thoáng, gió đùa khói thuốc tạt qua thật nhanh, tôi nói với Vũ: - Sắp tết rồi! Bao nhiêu cái Tết, tôi không về với gia đình? Tết trong rừng bụi, Tết trong tù và thêm 1 năm nữa, một cái Tết lưu lạc lẩn trốn trên chiếc tàu này. Rồi khi tôi rời quê hương, bao giờ thì hết loài quỷ đỏ, để được cùng đồng bào tôi đón Tết, mừng xuân quê hương! Tiếng Vũ trầm buồn: - Ừ, mau quá! Tôi nhìn Dì Năm và bà bạn đang ngồi trước mũi tàu, áy náy: - Hai bà này ngồi dầm mưa trông kiếm cái gì đó bên kia sông? - Tao mời vào trong này cho đỡ gió mưa, rồi cũng trở ra ngồi miết ngoài ấy. Mày xem, mình để ý hỏi thì mấy bà có bao giờ dám nói cho người lạ như tụi mình nghe đâu, nhiều khi còn làm cho mấy bà lo ngại. Mà, cũng gần tới xóm trạm biên phòng rồi, hai bà cũng lên trên bến đó. Thôi, tao xuống chuẩn bị giấy tờ để đi trình ra biển. - Ừ, chỉ qua cái vàm lục bình đàng trước! Tôi chợt nhớ ra, ngó theo hướng nhìn của hai người khách, cho tàu chạy chậm lại và áp sát bờ hơn. Phía vàm lục bình, đất bồi nên cạn lài ra, tàu chở nặng, không thể chạy quá gần. Dọc theo bờ sông, dãy lục bình đang lao xao đón làn sóng gợn đưa vào. Trên thảm lá xanh mướt sau cơn mưa, sắc hoa tím điểm nhụy vàng trông càng tươi thắm. Những mầm sống này trôi dạt lững lờ từng mảng theo giòng nước; như có hẹn nhau, chúng gom tụ vào đoạn sông gần cửa biển này, rồi nấn níu nhau, không chịu rời đi nơi nào khác. Không rõ từ hôm nào, bên dãy lục bình dày đặc, mấy ngày nay lại thấy nổi phập phìu một phần lưng áo sơ-mi ngắn tay có sọc vuông màu nước biển. Cái quần nâu sậm gần cuối lưng, không rõ là do vướng đất phù sa hay là vết máu. Mặt nạn nhân nằm úp xuống nước, nên khó định được dạng tuổi. Sau những lần nghe tụi biên phòng rượt bắn tàu vượt biên, thì thỉnh thoảng lại thấy có xác người nổi lên, trôi dạt và thường vướng vào đoạn sông này. Lũ man rợ muốn như thế, cứ để thi thể trôi nổi hay bị cuốn ra biển khơi mặc tình; để đe dọa những người đang mưu toan vượt trốn, và rình chờ thân nhân đến nhận xác để ăn tiền, ăn trên xác chết của nạn nhân. Hôm nay, đã sắp qua khỏi vàm lục bình rồi, mà sao tôi vẫn không thấy màu áo sọc xanh nữa. Để tàu chậm chậm chạy theo giòng nước, tôi thẫn thờ nhìn theo những vệt sóng phía sau vẫn còn đang nối nhau chạy vào bờ rì rào tìm kiếm. Ngoài mũi tàu, Dì Năm kín đáo vỗ về người bạn đang gục đầu cố nén giấu tiếng khóc trong đôi bàn tay. Dáng thân gầy guộc của người đàn bà bất hạnh giờ chùn rũ xuống, run rẫy, chơi vơi; trông thật tội tình với những mất mát đớn đau, mà thời gian sẽ không bao giờ mang lại được an lành. Không biết thi thể của người đàn ông vương ven bờ, bây giờ đang trôi chìm nơi đâu? Mùa xuân hy vọng mà ông đi tìm, đã vĩnh viễn theo ông chìm vào hư vô. Rồi đây, mùa xuân có còn trở về trong nước mắt của những người thân thương còn sót lại? Hay mỗi năm xuân đến, ngày Rước Ông Bà về vui xuân, chỉ còn là mâm cơm chiều để nhớ ngày giỗ kỵ và ánh nến trắng tang thương vẫn đốt cháy thiệp xuân hồng. Tôi thấy mắt mình cay xót, nghẹn đắng lời và giòng nước đổ ra biển đang cuộn dậy, sôi sục sóng uất hờn. Đêm thật dài, giấc ngủ chập chờn chóng vánh theo thân tàu đang nương theo sóng. Tôi khẽ trở mình trên hai miếng ván ghép lại làm băng ghế ngồi lái tàu, và cũng là chỗ ngủ của tôi. Trên băng ghế có mái che nhỏ, đủ che nắng và sương. Hôm nào không mưa to, tôi ngủ trên mui. Tuy phải chui vào nóp để tránh muỗi, nhưng nằm trên này trống khoáng, nghe thấy được tình hình lùng xét của công an từ xa, nhanh lẹ hơn là nằm trong mui kín bít bùng. Rờ lớp đệm làm nóp đã thấm hơi sương lạnh ướt, tôi đoán chừng chắc cũng gần sáng rồi. Hồi tối, Vũ rót hết phần rượu trong chai vào chén đẩy sang tôi: - Hết mẹ nó rồi! thôi, tao với mày... chia hai nghen mậy, mai mà không mắc sửa máy, tao... tao đi kéo thêm chai nữa mới đã phải hong mậy! Như phần rượu còn sót lại, bạn bè chia nhau uống lần này, biết đâu cũng là lần sau cùng. Hôm nay không phải là ngày sửa máy. Vũ cố ý mượn rượu giả say nói lớn tiếng cho các ghe tàu đậu kế cận nghe để họ không lưu ý dòm ngó khi chúng tôi bỏ chuyến, nằm bến cả 2 ngày. Theo dự tính, sáng hôm nay từ chuyến xe đò rời bến sớm nhất, gia đình và thân hữu sẽ tuần tự đi đến các điểm hẹn, rồi sẽ xuống tàu theo từng nhóm nhỏ và phương cách khác nhau. Trưa hôm qua, anh Ba, anh rể của Vũ đóng vai chủ tàu và là tài công chính, đi báo với phòng vận chuyển là máy tàu bị hư, không nhận đi chở hàng. Với cớ máy hư, anh Ba nói là phải về thành phố tìm mua đồ phụ tùng, để về thu xếp đem vợ và hai con đi theo. Dưới tàu, phần Vũ và tôi tháo nấp máy, bày biện dụng cụ và đồ phụ tùng, tạo cảnh máy hư. Thỉnh thoảng, chúng tôi tay lem luốc dầu máy, thay nhau đi tìm mượn dụng cụ ở các ghe đậu quanh, như đang lo sửa máy. Thực ra, chúng tôi chỉ kiểm điểm lần chót tất cả hệ thống bơm nước và vận chuyển từ máy ra ngoài chân vịt, để sẵn sàng cho chuyến vượt đại đương. Sau những tháng ngày dài ngấm ngấm tìm tạo điều kiện, tìm cơ hội để vượt thoát, chú của Vũ đã quyết định ngày đi. Tối nay, chiếc tàu 3392 này sẽ làm 1 chuyến vận chuyển mà không bao giờ trở lại quê hương yêu dấu. Tôi trăn trở, đi là trốn lánh, xa rời quê hương, bỏ lại đồng đội chiến hữu. Rời bỏ quê hương là bỏ mất những gì cao quý nhất. Một lần đi, có lần trở lại? Nhưng ở lại thì tiếp tục bị tròng cổ, trói tay, cùm chân trong cái lao tù mới, chúng nó gọi là quản chế. Ngày lại ngày, đường tương lai bí cùn, đen thẩm và là chuỗi ngày dài gánh nặng âu lo của gia đình. Nỗi thương nhớ ba mẹ và các em ray rứt trong lòng, gia đình đã hy sinh cho tôi rất nhiều để có được cơ hội vượt thoát như hôm nay. Từ khi ra đơn vị, chỉ một lần về phép. Ngày đi đường, chưa trọn ngày còn lại với gia đình. Thăm mừng chưa xong đã đến lúc từ biệt. Trở lại đơn vị, Chuẩn Úy Tuyết thay tôi dẫn đơn vị đi đổ toán, đạp mìn cụt chân trái. Chỉ 4 ngày trước khi Tuyết đi phép kết hôn! Thiếu người, tôi phải theo toán đi ngay, không kịp đi thăm Tuyết, trước khi bệnh viện chuyển Tuyết đi. Lần đi phép duy nhất, gia đình thấy mặt, rồi tôi lại biệt tăm. Ba mẹ trông mong tin tức, không biết tôi còn sống sót hay bỏ xác nơi đâu. Khi tụi cai tù "quản giáo" cho gởi thư thì gia đình mới biết là tôi đã bị bắt từ trưa ngày 30 tháng Tư và đang bị tù đày. Tháng Tư Đen là địa ngục trần gian! Là tang tóc đổ lên đầu dân Việt! Hôm nay, nhìn lại đã gần 2 năm ẩn náo trên tàu. Nhớ hôm đạp xe vào ruộng, từ giã ba mẹ để xuống tàu ẩn náo và tìm cách vượt biên với Vũ, ba ân cần đưa cho tôi non chục trứng gà: - Con mang xuống tàu cho mấy anh em lai rai. Từ khi ba tôi bất cộng tác, không chịu giảng dạy học trò theo giáo điều của bọn cộng phỉ, bỏ trường lớp về nông thôn làm ruộng, ba mẹ tôi sống chật vật lắm. Đi tù về, thân phận tôi, tôi lo còn chưa xong, nói gì đến việc đáp đền ơn sinh thành dưởng dục Thái Sơn. Trứng gà còn hơi ấm, ba mới lấy ra từ ổ trứng đang ấp, tài sản rất lớn của ba mẹ tôi trong lúc này. Tôi cố cầm giữ xúc động: - Con cám ơn Ba và Vú. Ba cho phép con đưọc để trứng lại, để gà mẹ ấp tiếp tục, tội nghiệp công của gà mẹ lâu nay. Hoàn cảnh nhà mình sa sút, anh em đều biết. Ba và Vú tha lỗi cho con đã không phụ giúp mẹ cha trong ngày cao tuổi và lúc gặp khó khăn. Mẹ tôi quay đi, bước vội vào nhà bếp. Mẹ đi tránh giấu nước mắt khi nghe tin phân ly; dù mẹ đã từng hối thúc tôi tìm đường vượt biển và biết trước sẽ có lúc tôi phải đi. Tình mẫu tử suối nguồn dạt dào. Mới những năm vừa qua, mẹ đã bao lần lội ruộng, băng rừng, ngủ vất vưởng qua đêm chờ sáng vào thăm con. Bây giờ, con lại ra đi, lần này từ biệt hay là lần vĩnh biệt. Ba quen trầm tỉnh nhận giữ mất mát: - Con chỉ cần lo sao cho các em sớm đoàn tụ là Ba và Vú mãn nguyện lắm rồi. Anh em dưới tàu cũng thừa biết, có thời gian nên tính toán cho thận trọng, làm một lần cho thành công. Ba hay nói đi nói lại câu nói của anh hùng Nguyễn Thái Học, con ghi nhớ: "Không Thành Công, cũng Thành Nhân". Ba đưa tay cho tôi bắt. Tôi ngạc nhiên, cầm lấy bàn tay của Ba và nhìn ánh mắt nghiêm nghị của Ba: - Con xin hứa! Cám ơn Ba rất nhiều. Xin Ba và Vú giữ sức khoẻ chờ con. Con thoát được thì gia đình mình sẽ đoàn tụ. Nghe tiếng tôi bước vào gọi tìm, Mẹ gạt nhanh nước mắt, nhìn tôi cười cho tôi yên tâm: - Củi còn ướt, khói quá, làm cay mắt Vú... Thấy cũng chiều rồi, Vú tính làm miếng cơm, cho cha con ăn. Ba khuyên nên để con đi sớm, không nên nấn ná trong xóm này lâu. Thôi, con đi với anh em mạnh giỏi! Đến lúc này, tôi nghẹn lời, nhìn mẹ tôi giữ nụ cười qua màn nước mắt. Tiếng dân chúng chở hàng ra chợ buôn bán nghe nhộn nhịp hơn, tôi hé nóp nhìn những ngọn đèn dầu trên ghe xuồng, lung linh nhấp nhô theo nhịp bơi chèo ngoài sông. Không ngủ thêm được, nằm cũng không yên, tôi chui ra khỏi nóp, quấn mền ngồi đốt thuốc hút. Sáng sớm, bến tàu thật yên tỉnh. Hàng đèn vẫn còn đó, ánh sáng vàng buồn quen thuộc trong đêm đen; thân gầy guộc đứng gục đầu nhìn sóng nước, tiếc sao mình không được làm một con tàu, như những chiếc đang cột chen chút nhau quanh bến, biết đâu sẽ có một ngày nào đó, được cùng thuyền nhân vượt thoát đến bến bờ Tự Do. Hôm nay trời không mưa, gió lặng, sóng nước thật yên bình. Tôi nhìn ra hướng cửa biển, bâng khuâng lo lắng, thầm cầu nguyện ơn trên cho yên bình đến tất cả thuyền nhân, với chuyến ra khơi của chúng tôi. Có tiếng động bên dưới mui tàu, chắc Vũ cũng không ngủ được, đã thức dậy sớm. Tôi ngồi nán lại, hút cho hết điếu thuốc. Muỗi ở đây trông như như đã quen hay cũng ghiền khói thuốc. Mới ngồi dậy đốt xong điếu thuốc thì chúng nó ào ào kéo nhau bâu bám khắp nơi có da thịt. Lấy tay đuổi chỗ này, chúng đáp vào nơi khác. Tôi bất cần, bỏ mặc chúng châm chích, cứ ngồi thưởng thức điếu thuốc đầu ngày, nghe chúng vi vo bên tai: - Như thế này là nhất rồi, hồi bị tống vào trong connex làm gì có nóp, có mùng mền.Nhìn cái bụng con muỗi phình to tròn mà vẫn cấm chúi đầu đâm hút trên tay tôi: - Lũ ruồi muỗi chuột bọ chúng mày y hệt như loài súc sinh cộng phỉ, hở ra là bâu vào cắn hút máu mủ để sống! Vũ hé nấp mui tàu, gọi tôi trở về với thực tại: - Ê! Vinh! Cà phê, mậy!Lấy mền quạt mạnh xua đám muỗi bay cho xa, tôi thả người tuột lẹ xuống mui rồi đậy nấp mui lại. Ghe tàu đậu kế cạnh còn yên ngủ. Như phòng chung vách ván, chúng tôi dùng bút viết để bàn tính thêm những việc cần thiết cho chuyến đi hôm nay. Chưa được 2 năm, nhưng mong đợi làm ngày tháng thấy dài đăng đẳng, rồi đến ngày ra khơi thì lắm việc phải làm cho kịp với thời gian. Cảnh tượng đồng bào vượt biên đã phải trả cái giá cho ước vọng tự do bằng oằn người chịu đựng trận đòn thù tra tấn, bằng sinh mạng của mình, tất cả uất hận nằm trong ký ức, giờ trỗi dậy, nghe xót đau chừng như mới vừa hôm qua..... Đã qua gần nửa thế kỷ, hình ảnh "thuyền nhân" Vinh vượt tuyến tìm Tự Do trong phim "Chúng Tôi Muốn Sống", từ giữa thập niên 1950, cùng tất cả các chứng tích và tội ác man rợ của chế độ cộng sản hãy còn đó, âm vang oán hờn. "Chúng Tôi Muốn Sống" vẫn là hiện thực, vẫn tiếp nối nhau tái diễn từ Bắc vào Nam. Hàng triệu "thuyền nhân" Vinh từ sau tháng tư năm 1975, may mắn thoát khỏi bọn cướp "cạn" cộng phỉ man rợ, còn phải đối đầu với bọn cướp biển dã man. Không ai có thể đếm được bao nhiêu triệu "thuyền nhân" Vinh đã đi mà không đến được bến bờ Tự Do như mong ước! Tôi nhìn đồng hồ, ngày đã khởi đầu và vụt qua mất 6 giờ. Một ngày trọng đại khởi đầu cho chuổi ngày định mệnh. Định mệnh của con tàu 3392 này và sinh mạng nó sẽ mang theo. Đến lúc này, lo lắng trách nhiệm đã lấn át mọi sợ hãi. Một lần đi, là mãi mãi thương đau! Đã biết rằng, ra đi là chấp nhận cái chết, thuyền nhân của chiếc 3392 chỉ còn con đường duy nhất: phải vượt thoát!
BK Bùi Đức Tính 323 |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23665 |
![]() ![]() ![]() |
Những Ngày Mới TớiHình
chụp ở cầu Jetty vài ngày trước khi rời đảo Pulau Bidong tháng 4 năm
1980. Từ con nít tới người lớn, ai cũng đăm chiêu tư lự trước tương lai
mịt mờ Lời người viết: Ngày 20/5 vừa qua là ngày gia đình chúng tôi tới nước Úc định cư 45 năm về trước. Kính mời quý bạn đọc lại câu chuyện Những Ngày Mới Tới" được viết đã lâu nhưng chắc có nhiều bạn chưa đọc. ******* Sau sáu tháng dài đăng đẳng “holiday” ở trại tị nạn Pulau Bidong, sau sáu tháng trời "Phiền Lo Bi Đát" và hai chục ngày tắm nắng ở trại chuyển tiếp Sungei Beise, thứ nắng như thiêu như đốt của mùa hè xứ Mã Lai khiến ai cũng đen thui như Miên như mọi, gia đình chúng tôi gồm hai vợ chồng, một đứa con gái nhỏ mới lên bốn và thằng em 12 tuổi đã đuợc chính thức đi định cư ở Úc trên chiếc boeing 747 rộng lớn, sang trọng, mở màn cho một cảnh đời mới tươi sáng, tràn trề hy vọng tương lai sau hơn bốn năm trời sống ngột ngạt, hồi hộp, căng thẳng trong trại tù khổng lồ tập thể của bọn cộng sản vô nhân luật rừng. Rời
Mã Lai chiều 19/5/80, hừng sáng hôm sau chúng tôi tới Úc đại lợi.
Trước khi phi cơ hạ cánh, một phụ nữ trung niên người Úc có nét mặt phúc
hậu đi cùng chuyến bay ngồi bên cạnh chỉ ra cảnh vật bên ngòai nói với
ông xã tôi:
- Anh hãy nhìn kìa, bên dưới là Sydney, thành phố chính của tiểu bang
New South Wales. Nước Úc là một đất nước giàu có, rộng lớn mênh mông,
nhiều tài nguyên, lại là một xứ sở thanh bình, người dân rất hiếu khách,
cởi mở, tốt bụng. Anh chọn nơi này để định cư thật đúng nơi đúng chỗ,
như người Jew khi xưa đã chọn Israel làm đất hứa, là một may mắn lớn
trong đời cho anh. Chúc gia đình anh mọi sự tốt đẹp may mắn trên quê
hương thứ hai này. ̣ Ông
xã tôi bắt tay nói cám ơn bà người Úc rồi cùng gia đình theo nhóm
người tị nạn xuống sân bay. Tương lai thì chưa biết ra sao nhưng qua
cuộc sơ ngộ với một người bản xứ đầy thiện cảm nhân hậu này, chúng tôi
đã có một dấu ấn thật đẹp về người Úc, về một xứ sở mà rồi đây mình sẽ
nhận là nhà. Bao nhiêu hoang mang lo lắng từ lúc lên phi cơ bỗng chốc
tiêu tan nhường cho một sự phấn chấn, một niềm tin yêu hy vọng rộn lên
trong lòng. Theo
sự hướng dẫn của nhân viên Bộ xã hội, đòan người tị nạn được một chiếc
xe bus đưa đến bệnh viện Lidcomb để khám sức khỏe tổng quát. Thuở ấy,
vào đầu thập niên 80, dân cư nhà cửa còn rất thưa thớt hoang vu, nhứt là
mới hừng đông rạng sáng, đường sá im lìm vắng tanh, thỉnh thỏang mới
gặp một chiếc xe chạy ngược chiều, còn người thì không mảy may một bóng
dáng. Từ phi trường Mascot đi tới Lidcomb, chiếc xe bus như một người
còn ngái ngủ, chạy cà rịch cà tang mất cả tiếng đồng hồ, trên xe ai nấy
đều mệt mõi, nét mặt người nào cũng trĩu nặng nỗi ưu tư về một viễn ảnh
tương lai thật mơ hồ. Xuống
xe bus rồi, mọi người mới cảm nhận ra cái lạnh thấu xương của thời tiết
sắp lập đông ở xứ bốn mùa. Từ Việt Nam sang Mã Lai, ở một xứ nóng quanh
năm, ai ai cũng chỉ mặc phong phanh một chiếc áo cánh, một chiếc quần
mỏng, dép thì hở gót hở đầu. Thình lình vù một cái qua tới Úc, khí hậu
trái ngược hòan tòan như hai thái cực khiến người nào người nấy như muốn
đóng băng, chân tay tê cóng không biết dấu vào đâu, nhấc chân đi không
muốn nổi. Đòan
người lần lượt đi vào bên trong. Chúng tôi đi sau cùng. Bỗng đâu một
người đàn ông ăn vận lịch lãm bước đến bên chúng tôi chìa tay ra bắt
tay ông xã tôi gợi chuyện: - Chào anh, anh khỏe không? Anh đi một mình hay với gia đình? Chắc anh là người Việt Nam? Ông xã tôi cung kính đáp:
- Dạ phải, cám ơn ông hỏi thăm. Tôi đi với vợ con và thằng em vợ.
Chúng tôi là thuyền nhân chạy nạn cộng sản, trốn từ Việt Nam sang Mã Lai
tị nạn và được phái đòan Úc chấp nhận cho định cư . Người đàn ông gật gù bảo:
- Hoan nghênh anh tới Úc. Đây là một đất nước tự do, qua tới đây rồi
anh đừng lo lắng gì nữa cả. Mọi sự sẽ có người hướng dẫn dìu dắt lúc ban
đầu. Trông anh rất đạo mạo, xin lỗi tôi hơi mạo muội, anh có thể cho
tôi biết tên và nghề nghiệp của anh không? Ông xã tôi từ tốn đáp:
- Dạ, tôi là giáo chức, dạy sinh ngữ Pháp và Anh. Tôi tên thánh Pierre,
nhưng nói theo tiếng Anh là Peter. Từ khi miền nam chúng tôi mất vào
tay cộng sản thì thành phần học thức là thành phần ngoan cố đáng sợ đối
với bọn chúng. Chúng tôi không còn tòan quyền thực thi thiên chức nhà
giáo như xưa. Mỗi giờ dạy chúng tôi đều bị giám sát gắt gao và báo cáo.
Người dân không còn một chút tự do nhân quyền, cuộc sống trở thành địa
ngục nên ai cũng tìm cách thóat thân với hy vọng có thể làm lại cuộc
đời, nhứt là cho tương lai con cái. Ông nở một nụ cười như hài lòng về sự nhận xét không sai của mình:
- Thảo nào, nhìn anh có vẻ trí thức. Tôi là bác sĩ giám đốc y tế phụ
trách vùng phía tây Sydney (Regional Health Director of the Western
metropolitan area of Sydney). Hôm nay nhân đến đây thanh tra bệnh viện,
tình cờ gặp được anh, coi như ý Chúa. Anh cứ xem tôi là người bạn đầu
tiên trên đất nước xa lạ mới mẻ này nhé. Trước lạ sau quen, rồi một ngày
anh cũng sẽ trở thành công dân Úc như tôi thôi. Rút tấm danh thiếp trong ví ra, ông nói tiếp:
- Đây là danh thiếp của tôi, Tôi tên Chris, từ nay có chuyện gì cần tôi
giúp, anh cứ phone cho tôi. Thôi xin tạm biệt anh. Anh vào trong khám
sức khỏe với mọi người đi . Hẹn gặp lại anh một dịp khác. Ông
xã tôi cầm lấy tấm danh thiếp nói cám ơn mà trong lòng nửa cảm kích,
nửa ngỡ ngàng. Nhìn ông ta rồi nhìn lại vợ chồng con cái mình, đứa nào
đứa nấy xác xơ tái mét, ăn mặc thì xốc xếch ống thấp ống cao, chân cẳng
tím lịm không vớ không giày. Vậy mà một người có địa vị cao sang như ông
ta lại chịu ghé mắt ân cần hỏi han. Dân Úc này quả thật có lòng nhân
đạo biết bao, chẳng những không kỳ thị chủng tộc, lại cũng không phân
chia giai cấp sang hèn, biết cúi xuống với những kẻ lỡ vận không may. Sau
thủ tục khám sức khỏe, nhóm người tị nạn được đưa về một hostel, nơi
tạm cư ăn ở miễn phí cho những người di dân và dân tị nạn từ khắp nơi
trên thế giới trong lúc chờ học tiếng Anh, chờ tìm việc hay mướn nhà
họặc chờ thân nhân sắp xếp đón về. Những ai thuộc diện “mồ côi” thì chờ
giáo hội bảo lãnh. Sau hai ngày lưu trú ở đó, gia đình chúng tôi và ba
gia đình khác nữa được thông báo là tuần sau sẽ rời hostel để đi về một
vùng quê nơi có một nhóm giáo hội sẵn sàng bảo trợ. Biết được số phận
của gia đình, sực nhớ đến ông bác sĩ đã gặp ngày đầu tiên, chúng tôi
muốn báo tin và nói lời từ giã với ông ta nhưng trong túi không có một
cắc bạc nào (lúc đó muốn gọi phone công cộng chỉ cần bỏ 10 cents). Lúc ở
trại tị nạn Mã Lai, ông xã tôi chỉ biết làm thông dịch viên cho các
phái đòan nói tiếng Anh và Pháp giúp đồng bào khi được gọi phỏng vấn, vả
lại dân thầy giáo như ông xã tôi đầu óc thẳng băng, có biết mánh mung
hay làm cách gì ra tiền hơn ngòai nghề dạy học ở xứ mình. Có chiếc nhẫn
cưới và đôi bông tai của tôi thì chúng tôi đã bán mất ở đảo để mua
rau tươi ăn cầm hơi chờ định cư chớ ăn đồ hộp mỗi ngày thành khô đét.
Thế nên khi đi định cư, gia đình chúng tôi chỉ xách võn vẹn một túi
hành trang nhẹ hững nhẹ tưng được may bằng bao nylon đựng đường mà
trong đó mỗi đứa chỉ có một bộ đồ mỏng dánh. Bất đắc dĩ, chúng tôi phải
mượn 10 cents của một người trong nhóm để phone cho ông bác sĩ. Tưởng
rằng chỉ từ giã ông Chris rồi thôi, nào dè ông hẹn chiều đó sau giờ làm
việc ông sẽ tới hostel đón về nhà ông chơi và dùng cơm tối. Đối với một
gia đình tị nạn vừa mới đặt chân lên xứ người vài ba hôm mà được người
chiếu cố đưa đón như vậy quả là một niềm vui khôn tả và là một vinh
hạnh lớn lao bất ngờ. Buổi
chiều, khi ông Chris đến rước thì trước khi đưa về nhà, ông chở cho đi
một vòng ra city tới Botanical garden đứng bên này nhìn qua bên kia
Opera House xem phong cảnh. Nhưng lúc đó có đứa nào trong bọn biết đâu
là đâu và trời trăng mây nước ở hướng nào. Văn phòng ông thì ở
Parramatta, phía tây Sydney, từ đó ông chạy lại Villawood là vùng tây
nam rước chúng tôi chở ra city coi cho biết. Rồi từ city đưa về nhà
ông ở Chastwood là vùng phía Bắc. Ăn tối xong sẽ từ Chastwood chở về
trả lại hostel rồi ông mới chạy trở về nhà. Về sau, khi chúng
tôi đã rành rẽ đường đi nước bước và các khu vực đông tây nam bắc, nghĩ
lại thấy ông thật quá là tử tế, tốt bụng vô cùng. Gia đình chúng tôi
đâu mắc mớ gì với ông, đã không cùng chủng tộc, khác màu da ngôn ngữ,
lại xa lạ hòan tòan mà ông vẫn bỏ công sức thời giờ để đem niềm vui ấm
áp đến cho chúng tôi, những kẻ lưu vong lạc loài nơi đất khách. Về
đến nhà ông, phu nhân của ông nghe bấm chuông vội chạy ra mở cửa và
Welcome từng người bằng cái hôn thân mật làm chúng tôi ai cũng cảm thấy
ngại ngùng. Bà có đứa con gái bằng tuổi con gái chúng tôi nên bảo cô
bé mang đồ chơi ra để hai đứa chơi chung. Ông Chris sau khi thay đồ ra,
ông vào bếp chòang cái apron đứng làm bếp. Ông nói ông có từng làm
việc ở Trung quốc vài tháng nên cũng biết xào nấu theo kiểu Á châu. Bà
đã nướng sẵn honey chicken, ông làm thêm món thịt bò xào nấm đông cô xắt
sợi chung với giá và cần tây. Đặc biệt, giá là do bà tự làm lấy ở nhà.
Sau mấy ngày ăn đồ hostel ớn tới cổ, hôm nay chúng tôi mới tìm lại được
một chút hương vị cơm gia đình Á châu. Trong
buổi ăn, ông xã tôi kể chuyện mất nước, chuyện cộng sản, chuyện vượt
biên. Hai ông bà bác sĩ tỏ ra rất xúc động thương cảm cho sự bất hạnh
của người Việt Nam trong một đất nước triền miên chinh chiến, nhứt
là người cùng một nước nhưng không cùng chính thể để xảy ra
cuộc tương tàn oan khiên. Khi ra về, ông bà còn biếu cho hai trăm
dollars để phòng thân trong lúc chờ tiền phúc lợi của chính phủ. Ông xã
tôi cố từ chối nhưng ông Chris nói khéo là coi như ông cho mượn trước
rồi sau này trả lại. Vì từ này về sau, nơi đây là quê hương thứ hai của
chúng tôi, trước sau gì chúng tôi cũng phải lập nghiệp ở đây vĩnh
viễn, ông không sợ mất đi đâu cả. Thế là không nhận không được, bất đắc dĩ chúng tôi phải cầm lấy.
Đưa ra cửa, bà bác sĩ còn trao cho tôi và con gái mỗi người một chiếc
áo ấm mặc dầu tôi nói là giáo hội Vincent de Paul đã có phát cho mọi
người trong ngày đầu khi tới hostel. Khi đưa chúng tôi về tới hostel,
ông bác sĩ dặn dò nhớ liên lạc cho biết tin tức và nếu có dịp trở lại
Sydney thì hãy đến thăm ông. Chúng tôi vô cùng cảm kích trước lòng tốt
của ông bác sĩ nhưng biết làm gì hơn là nói tiếng cám ơn trong niềm xúc
động sâu xa tận đáy lòng. Chúng tôi nhìn theo ông với cái nhìn của một
Benhur lúc sa cơ, trên đường bị giải đi làm tù binh súyt chết khát đã
được Chúa nâng đầu lên đổ vào miệng cho gáo nước cứu tỉnh. Số mệnh con
người quả là kỳ diệu, một khi đã tới thời gặp quý nhân thì dù muốn tránh
cũng không tránh được, không muốn mang ơn cũng phải thọ ơn. Cuối
tuần đó, chúng tôi và những người bạn đồng cảnh được đưa về một vùng
quê cách thành phố Sydney về phía Bắc 500 km. Khi máy bay đáp xuống phi
trường Port Macquarie thì đã có một nhóm khỏang hai chục người trong
hội bảo trợ đang quây quần đứng đón. Và cạnh bên họ còn có phóng viên
nhà báo địa phương với chiếc máy ảnh trên tay. Những người bảo trợ niềm
nở trao cho mỗi gia đình một bó hoa chào mừng và những vòng tay thân ái
. Ông phóng viên vội vàng làm nhiệm vụ, chụp ảnh từng gia đình để mai
này đăng lên báo nhà với đề tài Welcome the first refugees to Wauchope.
Nghĩ thấy thật tức cười. Dân cố cựu ở đây cả đời chưa chắc có ai đã được
lên báo, tự nhiên một đám tị nạn da màu lạ huơ lạ hoắc từ đâu lưu lạc
tới lại được đón rước linh đình như đại sứ, con rồng cháu tiên quả thật
có khác, vừa oai mà cũng vừa… quê quê làm sao!. Sau
đó họ chở mọi người trên những chiếc xe riêng của họ đi về quận hạt
Wauchope, một timbertown cách Port Macquarie 21 km, chỉ có 4000 cư dân
mà đa số là người lớn tuổi và những người trẻ còn trong lứa tuổi đến
trường. Về đến nhà thì đã 3 giờ rưởi chiều. Họ đã chuẩn bị sẵn một tiệc
trà với bánh ngọt, sandwiches và cà phê. Họ mướn hai căn nhà lớn cho bốn
gia đình chia nhau ở, mỗi căn bốn phòng với đầy đủ tiện nghi căn bản.
Sau một hồi chào hỏi giới thiệu lẫn nhau, họ dẫn đi chung quanh nhà chỉ
phòng này phòng nọ. Đến nhà bếp, một bà mở tủ lạnh chỉ thức ăn tươi để
sẵn trong tủ cho buổi cơm chiều, một con cá snapper thật to, một dĩa
thịt ức gà, một bụi cần tây, nửa bắp cải, mấy trái cà chua, vài cái
củ hành, hai hộp trứng, một gói bánh mì, cheese và sữa tươi v.v. Họ
còn khoe rằng họ biết người Việt Nam thích ăn cơm nên cũng chuẩn bị sẵn
một ít gạo. Tôi thắc mắc hỏi vậy chớ gạo để ở đâu vì tôi cứ đinh ninh rằng gạo là phải được chứa trong một cái khạp hay thùng gì ít nhứt cũng khỏang chục ký, đã bảo là biết người Việt phải ăn cơm mà sao không thấy lu gạo đâu hết. Ai ngờ bà bảo trợ chỉ lên một cái hộp cở hai lít trên kệ cao nói gạo để trong đó. Với tính thật thà chân chất tôi nghĩ ngay trong đầu một ý nghĩ ngộ nghĩnh nhưng rất thực tế rằng nếu gạo mà để trên đó thì chắc ăn chiều nay là ngày mai phải lo “chạy gạo” nữa rồi. Ở xứ mình dân khổ nhứt là chạy gạo, khổ cực biết bao mới qua được tới đây lại phải chạy gạo nữa sao trời! Nhưng
may thay sự lo lắng của tôi không phải kéo dài lâu vì nhóm người bảo
trợ trước khi ra về, họ hẹn ngày hôm sau sẽ trở lại hướng dẫn thủ tục
xin trợ cấp và đưa mọi người đi shopping coi cần mua sắm gì thì họ sẽ
ứng trước. Vậy là yên chí lớn. Chiều đó tôi thái con cá ra lấy thịt xào
rau cần và chiên mấy quả trứng với hành tây, còn mấy miếng thịt gà đem
nấu nồi canh cải bắp. Hơn sáu tháng trời ở Bidong ăn tòan đồ hộp của Cao
ủy phát, qua tới Úc ở hostel một tuần thì ngày nào cũng nghe mùi thịt
trừu và ăn cơm sống, đứa nào cũng mất hai ba ký lô. Hôm nay mới chính
thức được ăn lại bữa cơm đúng khẩu vị thuần túy của mình do chính mình
nấu nên tôi rất hăm hở lên tinh thần. Cũng may trước khi rời Sydney,
những người Việt Nam ở hostel đã bày cho chúng tôi mua hai chai nước
mắm mực mang theo chớ không thôi bây giờ nấu ăn chỉ có muối không làm
sao ngon cho được. Sáng
hôm sau và những ngày hôm sau nữa, liên tiếp hai tuần lễ, mỗi ngày
những người bảo trợ đều đến để chỉ dẫn giúp đỡ bất cứ chuyện gì.Trước
tiên thì đưa cả đám đến phòng thất nghiệp làm hồ sơ xin trợ cấp trong
lúc chưa có việc làm, kế đến đi ngân hàng mở sổ bank để chính phủ gởi
tiền vào đó. Và họ thay phiên mỗi người một ngày dạy Anh ngữ đàm thọai
cho người lớn. Còn trẻ em thì họ ghi danh sắp xếp cho vào các trường
trung, tiểu học tùy lứa tuổi. Cuối tuần họ chở đi Port Macquarie
picnic họặc du ngoạn ở những vùng lân cận. Sau
một tháng trời ăn ở không đi lỏng nhỏng, mọi người đều thấy “ngứa tay
ngứa chân” sẵn sàng săn tay áo để làm việc nhưng ở một vùng nông thôn
sàng dã, đời sống nhàn hạ không cần giành giựt bon chen thì làm gì có
việc cho làm. Hảng xưởng không có, công sở thì le hoe, đâu đó đã đủ nhân
viên. Riêng ông xã tôi, sau một buổi được một trường trung học mời
thuyết trình cho lớp 11 và 12 về nguyên nhân đi tị nạn của dân tộc
mình, ông hiệu trưởng đã nhiệt tình khuyên ông xã tôi nên đem gia đình
trở lại Sydney vì Wauchope này không có cơ hội cho những người muốn
khởi sự làm lại cuộc đời, lại càng không có tương lai cho con cái. Và
sau đó, ông hiệu trưởng liên lạc với giáo hội tin lành ở Sydney giới
thiệu chúng tôi với họ và hẹn ngày được gặp họ ở Sydney. Trước tiên,
ông xã tôi trở lại Sydney một mình để gặp gỡ và trình bày hòan cảnh của
mình với một người đại diện trong hội. Có nơi ăn chốn ở xong xuôi ông
xã tôi mới về Wauchope tạ ơn hội bảo trợ, xin từ giã họ và rước gia
đình về thành thị. Chúng tôi là nhóm tiên phong đi trước để rồi
những người bạn cùng hội cùng thuyền sau đó cũng nối gót chúng tôi lần
lượt giã từ timbertown dọn đi nơi khác lập nghiệp. Nếu Việt Nam là quê
mẹ ruột thì Wauchope là quê mẹ nuôi để về sau, mỗi khi có cơ hội, đàn
con tị nạn lại trở về thăm viếng như một hình thức nhớ ơn nơi đã cưu
mang chúng tôi những ngày đầu trên bước đường định cư. Vạn
sự khởi đầu nan, cuộc đời ai cũng phải trải qua những giai đoạn khó
khăn lúc ban đầu. Có gặp gian khó thì mới ló được cái khôn. Khổ nhứt
cho tôi vì từ nhỏ tới lớn tôi quen được bảo bọc trong vòng tay cha mẹ.
Khi lấy chồng thì gặp được người chồng tốt rất mực chăm sóc gia đình nên
tôi không từng biết bôn ba. Bây giờ lưu lạc đất khách quê người, tôi
phải phụ giúp chồng lo sinh kế, như một người không biết lội rớt xuống
sông tôi thật chới với, không biết bám vào đâu, chỉ biết cậy trông nơi
đấng thiêng liêng, Đức Mẹ hằng cứu giúp. Nhớ thuở ban sơ mới tới bờ Vai tựa chồng tay dắt con thơ Lẻo đẻo theo sau thằng em nhỏ Nắm chặt nhau sợ lạc bất ngờ Thuở nhỏ quen sống cha mẹ lo Đến khi xuất giá được chồng phò Tới ngày mất nước đi tị nạn Một mình bốn mạng mới biết lo Ở
xứ người, nghề chọn người chớ người không thể chọn nghề nên lúc bắt đầu
ai cũng như ai, đụng đâu làm đó chẳng câu nệ gì. Có chút tiền dằn túi
trước rồi muốn gì mới tính sau. Thế nên, sĩ nông công thương, thầy hay
thợ, quân tử hay tiểu nhân, cùng đinh hay trí thức, những tâm hồn lớn
hay nhỏ gì cũng có thể ngồi chung một chuyến thuyền, cùng chung một mục
đích là kiếm tiền. Có lâm vào hòan cảnh thất sở thân sơ trôi nổi quê
người như vậy mới thấy rằng thiên tử cũng đồng hạng với thứ dân. Tay làm
thì hàm mới nhai. Có no ấm bản thân rồi mới nghĩ đến thù nhà nợ nước,
ngồi bên tây đánh giặc bên tàu không mỏi miệng. Nhưng dẫu sao, ở một đất
nước tự do chan chứa tình người như nước Úc này thì dù khổ cực bao
nhiêu cũng chẳng thấm thía gì so với mấy chục triệu đồng bào còn kẹt lại
nơi quê nhà, đang ngày ngày sống vất vưởng đọa đày trong địa ngục cộng
sản, không biết đến bao giờ mới được giải thóat đầu thai... ![]() |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 108 |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |