NGƯỜI TÌNH- L'amant - the Lover
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Quê Hương Gò Công
Forum Discription: Những cảm xúc về quê hương Gò Công
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=1845
Ngày in: 14/Jul/2025 lúc 2:38pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: NGƯỜI TÌNH- L'amant - the Lover
Người gởi: lo cong
Chủ đề: NGƯỜI TÌNH- L'amant - the Lover
Ngày gởi: 25/Jul/2009 lúc 8:54pm
Cách đây ít năm có một anh bạn cầm đến cho tôi một tấm hình mà anh đã chụp trước đó lâu lắm và nói hình nầy làm anh ta nhớ lại phim "Người Tình" mà anh đã xem rồi.
Tôi cũng nhớ là đã xem qua phim "L'amant" quay phỏng theo tiểu thuyết cùng tên do tác giả bà Marguerite Duras, người đàn bà Pháp đã sống bên Việt Nam viết và đã được một giải thưởng Văn chương rất quan trọng của nước Pháp.
Đó là chuyện thật của thời niên thiếu của tác giả lúc bà còn sống bên Việt Nam. Là một chuyện về mối tình giữa tác giả và một người Tàu rất giàu có. Hai người nầy gặp nhau lần đầu tiên trên chuyến phà từ Sa đéc đi Saigon.(Tôi đã có một lần viết trên diễn đàn nầy nói về bắc Cầu Nổi cũng có nhiều chuyện vui như vậy).
Gần đây tôi được biết là nhân vật chánh trong chuyện lại là một người "Rể Gò Công".
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Trả lời:
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 31/Jul/2009 lúc 10:23pm
Đây là hình bìa của phim "NGƯỜI TÌNH"
Vào web "Gò Công ngày củ" sau đây:
http://edu.net.vn/forums/t/55868.aspx?PageIndex=33 - http://edu.net.vn/forums/t/55868.aspx?PageIndex=33
đọc bài của Đặng Phương Nam viết rất rõ ràng.
Xem phim nầy thấy cử chỉ ông Tàu lúc mời thuốc cô đầm, tay run run và nhất là lúc ngồi trên xe về Saigon bàn tay khều khều mà nhớ lại thời xưa thấy "quê" quá đó nha !!!!
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 01/Sep/2009 lúc 10:01am
Marguerite Duras
Nghe nói hai trường trung học Pháp (Lycées français) tại Saigon được đặt tên một trường là Colette và một trường tên là Marguerite Duras tác giả cuốn tiểu thuyết (và phim) NGƯỜI TÌNH. Có nhiều người không đồng ý lắm với tên Marguerite Duras nên kêu là trường Marguerite Du Rasoir (dao cạo). Ông hiệu trưởng (le proviseur) trường nầy cũng ở trong nhóm người phản đối đó.
Vui thật......... hi hi hi   
M. Duras, 15 tuổi lúc còn ở Việt Nam (không đội cái nón như trong phim)
Nhà ở Sa đéc trong phim NGƯỜI TÌNH
Sông Cửu Long (thời đó)
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 14/Jan/2011 lúc 12:39am
.
Ông Tàu, nhân vật chánh trong phim "Người tình" tên là Huỳnh Thủy Lê, về sau đem gia đình sang sống bên Pháp . Trong các con ông có người còn sống bên Pháp và một vài người khác sang Mỹ sống với bà mẹ. Bà mẹ cũng mới mất bên Mỹ cách đây mấy năm thôi, thọ trên 90 tuổi.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 03/Sep/2011 lúc 12:18am
Tôi xin chép lại bài của Đặng Phuỏng Nam trong "Gò Công Ngày Củ" vì có một lúc trang nầy bị "khóa".
http://edu.net.vn/forums/p/55868/415726.aspx#415726"> http://edu.net.vn/members/DANGPHUONGNAM/default.aspx - DANGPHUONGNAM http://edu.net.vn/forums/p/55868/413879.aspx#413879 - Phúc đáp cho 05-25-2009 9:30
http://edu.net.vn/login.aspx?ReturnUrl=%2fforums%2ft%2f55868.aspx%3fPageIndex%3d33">
TỪ PHIM “L’AMANT” NGƯỜI TÌNH
ĐẾN CHUYỆN CŨ GÒ CÔNG
PHẦN 1: PHIM L’AMANT
THE LOVER, L’AMANT (Người Tình)
http://s220.photobucket.com/albums/dd201/thsacp31/?action=view¤t=AMANT.jpg">
Đạo diễn : Jean-Jacqué Annaud Diễn viên : Jane March Sản xuất : Renn Productions Kịch bản : Jean-Jacqué Annaud Thể loại : Tâm lý Xuất bản : 1991 Độ dài : 112 phút
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 03/Sep/2011 lúc 12:22am
Bài thứ hai
http://edu.net.vn/forums/p/55868/415727.aspx#415727"> http://edu.net.vn/members/DANGPHUONGNAM/default.aspx - DANGPHUONGNAM http://edu.net.vn/forums/p/55868/415726.aspx#415726 - Phúc đáp cho 05-25-2009 9:33
http://edu.net.vn/login.aspx?ReturnUrl=%2fforums%2ft%2f55868.aspx%3fPageIndex%3d33">
http://s220.photobucket.com/albums/dd201/thsacp31/?action=view¤t=AMANT2.jpg">
Nội dung:
Câu chuyện về cuộc tình giữa một cô gái người Pháp 15 tuổi và một chàng trai Trung Quốc 36 tuổi vào cuối những năm 1920 tại Đông Dương.
Kết thúc kỳ nghỉ hè, cô gái nhỏ quay trở lại Sài Gòn, với ký túc xá quen thuộc của trường trung học. Trên chiếc phà qua sông Mekong, cô gái chống khuỷu tay lên thành phà và lơ đễnh ngắm dòng nước. Một người đàn ông giàu có và lịch lãm chú tâm quan sát cô từ phía chiếc xe limousine. Rồi anh ta tiến lại, làm quen và đề nghị được chở cô về Sài Gòn. Trong vòng một năm rưỡi từ sau giây phút đó, hai người sống với nhau trong một mối quan hệ thể xác mãnh liệt. Một mối quan hệ xuất phát từ khát khao nhục dục và sự đau khổ. Một mối quan hệ bị cấm đoán và chỉ trích.
“Đó là khung cảnh trên dòng sông Mekong. Hình ảnh trôi qua theo dòng nước. Tôi lúc ấy mới 15 tuổi rưỡi. Không hề có sự phân mùa ở khu vực này, chỉ có một mùa duy nhất, nóng, đơn điệu, không có mùa xuân tươi mát.
Tôi đang trở lại Sài Gòn. Buổi sáng hôm đó, tôi đi theo chuyến xe từ Sa Đéc nơi mẹ tôi làm hiệu trưởng một trường nữ sinh. Chuyến xe dành cho người bản xứ xuất phát từ bến chợ Sa Đéc. Cũng như mọi khi, mẹ đưa tôi ra xe và tin cậy giao con gái cho tài xế. Bà luôn luôn làm thế mỗi khi tôi đi những chuyến xe Sài Gòn, phòng trường hợp có tai nạn xảy ra: một đám cháy, một vụ xâm hại, một vụ cướp hay phà bị chìm. Và cũng như mọi khi, người tài xế để tôi ngồi cạnh ông, chỗ được dành cho khách du lịch.
Lúc đó phà đang đi trên một nhánh của dòng Mekong, giữa Vĩnh Long và Sa Đéc, phía nam vùng đồng bằng Nam Bộ, vùng đất của những loài chim.
Tôi xuống xe, đi về phía thành phà và đứng ngắm dòng sông. Mẹ tôi luôn nói rằng tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy một con sông nào đẹp như con sông này. Nó lớn biết bao, và cũng hoang dã biết bao với các nhánh sông đều hướng ra biển.
Tôi mặc một chiếc váy lụa đã sờn, gần như có thể nhìn xuyên qua được. Trước đây, nó là của mẹ tôi, nhưng bà không dùng tới nữa khi thấy nó đã trở nên quá mỏng nên đưa lại cho tôi. Chiếc váy không có tay, màu nâu xám nhưng tôi thấy nó hợp với mình. Ngày hôm đó tôi đi một đôi giày cao gót đính kim tuyến màu vàng rất đẹp. Đó cũng là đôi giày tôi thường dùng để đến lớp.
Trên phà, bên cạnh chiếc xe khách là một chiếc limousine lớn màu đen với người tài xế mặc bộ quần áo bằng vải coton màu trắng. Trong xe là một người đàn ông rất lịch lãm đang nhìn tôi. Đó không phải là một người da trắng. Anh ta mặc đồ âu, một bộ trang phục bằng thứ lụa đắt tiền của những tay chủ ngân hàng giàu có ở Sài Gòn. Anh ta vẫn đang nhìn tôi. Tôi thì đã quá quen với việc người khác ngắm nhìn mình. Người ta hay để ý tới người da trắng có mặt tại thuộc địa.
Người đàn ông lịch lãm ấy đã ra khỏi xe, anh ta hút một điếu thuốc của Anh. Ngắm nhìn cô gái nhỏ đội chiếc mũ phớt của đàn ông và đi đôi giày óng vàng. Anh từ từ đi về phía cô. Đầu tiên, anh mời cô một điếu thuốc với bàn tay run run. Đó là bởi anh không phải người da trắng. Cô gái nói cám ơn nhưng cô không hút thuốc và không nói gì thêm cũng như không hề bảo anh để cô một mình. Vì thế anh đỡ run hơn. Rồi anh nói rằng anh tin vào những giấc mơ. Không trả lời, cô gái chờ đợi.
Chàng trai nhắc lại rằng thật đặc biệt khi được gặp cô trên chuyến phà này, vào một buổi sớm như thế, với một cô gái da trắng trên chiếc xe của những người bản xứ”…
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 03/Sep/2011 lúc 12:25am
Bài thứ ba
http://edu.net.vn/forums/p/55868/415730.aspx#415730"> http://edu.net.vn/members/DANGPHUONGNAM/default.aspx - DANGPHUONGNAM http://edu.net.vn/forums/p/55868/415727.aspx#415727 - Phúc đáp cho 05-25-2009 9:46
http://edu.net.vn/login.aspx?ReturnUrl=%2fforums%2ft%2f55868.aspx%3fPageIndex%3d33">
http://s220.photobucket.com/albums/dd201/thsacp31/?action=view¤t=l_amant_1991_diaporama_portrait4.jpg">
Tất cả những gì xảy ra sau đó giữa hai con người hoàn toàn xa lạ duy nhất là niềm đam mê mãnh liệt với thú vui thể xác. Tình yêu ư, có lẽ có nhưng dường như họ không đủ thời gian để nhận ra, để nắm bắt và gìn giữ. Về tuổi tác, chàng hơn nàng tới 20 tuổi, một khoảng cách quá lớn để nhen nhóm và thổi bùng những tình cảm sâu sắc thực sự giữa hai con người ấy khi họ còn ở bên nhau. Chỉ đến sau này, lúc đã vuột mất nhau, họ mới nhận ra những điều quý giá xuất phát từ sâu thẳm con tim. Nhưng tất cả đã quá muộn...
Trước khi được chuyển thể thành công sang phiên bản điện ảnh, Người tình là một kiệt tác văn học. Một cuốn tự truyện của nữ nhà văn Marguerite Duras vào năm 1984, trong đó bà đã tiết lộ mối quan hệ của mình trong thời niên thiếu với một chàng trai người Trung Quốc giàu có ở Sài Gòn. Đoạt được giải thưởng Goncourt ngay khi vừa xuất bản, cuốn sách đã được dịch ra 43 thứ tiếng và trở thành một cuốn bestseller với hơn 2 triệu bản đã được bán.
Rất nhanh nhạy, đạo diễn kiêm nhà sản xuất Claude Berri đã mua lại bản quyền và chuyển thể sang phim điện ảnh. Để thực hiện nó, ông nghĩ tới Jean-Jacques Annaud khi biết rằng đạo diễn này rất muốn làm một bộ phim lớn về tình yêu của người phụ nữ.
Sau khi xác định những địa điểm quay phim ở Việt Nam, Annaud bắt đầu tìm kiếm nữ diễn viên sẽ đóng vai chính. Ông đã phải tuyển diễn viên ở cả Paris, London, New York và Los Angeles, xem những cuốn băng ghi hình của khoảng 500 cô gái và gặp mặt trực tiếp hơn 100 cô. Nhưng không một ai trong số họ khiến ông thực sự hài lòng cho tới ngày ông tình cờ đọc một tạp chí dành cho tuổi mới lớn và nhìn thấy tấm ảnh của Jane March. Bị ánh mắt của cô gái 17 tuổi hút hồn, ông đã cho gọi cô đến phim trường để thử vai. Sau đó, Annaud đã mời nam tài tử Lương Gia Huy vào vai chàng tình nhân người Trung Quốc bởi vẻ tinh tế và ngoại hình bắt mắt hoàn hảo cho nhân vật.
Vào tháng 1/1991, bộ phim bắt đầu được bấm máy tại Việt Nam và một số khung cảnh đã được tái hiện lại chính xác phong cách của những năm 1920. The Lover được hoàn tất vào tháng 5 sau gần 96 ngày thực hiện và được trình chiếu vào năm 1992.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 03/Sep/2011 lúc 12:27am
Bài thứ tư
http://edu.net.vn/forums/p/55868/415731.aspx#415731"> http://edu.net.vn/members/DANGPHUONGNAM/default.aspx - DANGPHUONGNAM http://edu.net.vn/forums/p/55868/415730.aspx#415730 - Phúc đáp cho 05-25-2009 9:49
http://edu.net.vn/login.aspx?ReturnUrl=%2fforums%2ft%2f55868.aspx%3fPageIndex%3d33">
PHẦN 2: CHUYỆN THỰC HIỆN PHIM Ở VIỆT NAM
TẢN MẠN QUANH PHIM TRƯỜNG L’AMANT”
Thứ ba, 11 Tháng một 2005, 21:48 GMT+7
Tags: Jacques Annaud, Dương Minh Hiển, Kim Liên, Việt Nam, Jane March, Catherine Deneuve, Nhà thờ Đức Bà, nhà hàng nhỏ, liên quan đến, chưa bao giờ, Bộ phim, phim trường, ngôi nhà, tản mạn, làm phim…..
Tại số 33, Quảng trường Maubert, quận 5, Paris - nơi không cách xa mấy Nhà thờ Đức Bà - có một nhà hàng nhỏ nhắn với cái tên rất thuần Việt - Kim Liên. Nổi danh với món bún bò, gà nướng xiên đũa tre và cả vịt quay, vịt luộc chấm nước mắm. Lại thêm một điều khá lý thú khác - chủ quán chưa bao giờ cho thực khách biết nơi đây từng đón các ngôi sao gạo cội cỡ Catherine Deneuve, Daniel Auteril, Sandrine Bonnaire. Và trên tất cả, là những câu chuyện liên quan đến phim L’amant.
Hóa ra, khi thực hiện bộ phim nổi tiếng này, để giúp Jean-Jacques Annaud "thấm đẫm" văn hóa Việt bà Marguerite Duras đã dẫn ông đến nơi này. Và cũng chính Annaud sau đó đã dẫn Brat Pitt đến nơi này để hiểu hơn về văn hóa phương Đông trước khi đi Tây Tạng.
Lan man như thế, vì người viết chợt nghĩ đến một nơi mà Jean-Jacques Annaud từng đến và hơn thế - nơi này đã từng là phim trường của bộ phim lừng danh L’amant với những tên tuổi Jane March (cô gái trẻ người Pháp), Lương Gia Huy (anh chàng Hoa kiều) cùng bối cảnh làng quê Việt Nam năm 1929 vô cùng huyền bí, lãng mạn. Đó là ngôi nhà cổ 130 tuổi tại làng Bình Thủy, Cần Thơ với vị chủ nhân Dương Minh Hiển vốn là cháu
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 03/Sep/2011 lúc 12:29am
Bài thứ năm
http://edu.net.vn/forums/p/55868/415732.aspx#415732"> http://edu.net.vn/members/DANGPHUONGNAM/default.aspx - DANGPHUONGNAM http://edu.net.vn/forums/p/55868/415731.aspx#415731 - Phúc đáp cho 05-25-2009 9:50
Poster phim L"amant của đạo diễn Jean-Jacques Annaud gửi tặng ông Dương Minh Hiển (ảnh tư liệu)
...là cháu nội ông Dương Chấn Kỷ - một địa chủ đã có công khai phá vùng quê Nam Bộ những năm đầu thế 20. Quả là Jean-Jacques Annaud đã có con mắt tinh đời khi chọn ngôi nhà cổ này để làm phim trường khi lối kiến trúc của nó chứa đựng nhiều bí ẩn của buổi giao thời giữa hai thế kỷ 19 - 20 và là chứng tích của sự giao lưu văn hóa Đông -Tây. Hỏi về những ngày tháng đoàn làm phim của Jean-Jacques Annaud đến đây, ông Dương Minh Hiển đã thốt lên: "Thiệt là hết sức vĩ đại". Nhiều chi tiết mà ông còn nhớ, tỷ như chuyện cơm nước cho đoàn làm phim, họ đã nhọc công tốn 4 chiếc xe đông lạnh chở thức ăn và nước suối từ... bên Pháp sang (!). Tính ra nội tiền nước suối đã đủ cho Việt Nam làm hẳn một bộ phim khá hoành tráng. Chi phí cho mỗi ngày nghe đâu lên đến 100 triệu đồng. Họ cũng mời hẳn nhà văn Sơn Nam đi theo để sắp xếp lại bàn thờ trong ngôi nhà cho phù hợp bối cảnh phim, hay để tư vấn một loại vải gấm để may màn. Nhưng vẫn chưa đáng nói bằng việc mời diễn viên đóng vai ông chủ Hoa kiều - cha của nhân vật mà Lương Gia Huy thủ diễn. Đoàn phim đã dò hỏi khắp khu Chợ Lớn để thuê cho bằng được một ông già Tàu nghiện á phiện thiệt thụ... (!). Hoặc để thực hiện bối cảnh một đêm mưa trắng trời trắng đất - đêm mà chàng trai Hoa kiều quỳ lạy cha mình xin lấy bằng được cô gái Pháp - họ đã căng vải trắng lên toàn bộ khu vườn rộng mấy mẫu đất rồi dùng vòi rồng phun nước lên. Kết quả là khung cảnh thơ mộng não lòng mà khán giả đã nhìn thấy trên phim.
Nhưng hóa ra, L"amant vẫn chưa phải là bộ phim đầu tiên lấy ngôi nhà 130 tuổi này làm phim trường. Bộ phim đầu tiên là Bão U Minh vào năm 1985 của đạo diễn Lâm Mộc Khôn, quay phim Đường Tuấn Ba. Ông Dương Minh Hiển nhớ hồi đoàn làm phim về cả xóm cứ chạy lại coi mặt diễn viên rần rần. Thấy cảnh cậu Hai trong phim chạy xe Jeep, cảnh Việt Minh ám sát cậu Hai bằng súng ru-lô dân tình lại xuýt xoa, chộn rộn y như thật. Và sau đó là một loạt phim khác khi đạo diễn Trần Phương chọn làm bối cảnh cho Bẫy ngầm, Đội nữ biệt động mùa thu, Dòng sông hoa trắng. Rồi hàng loạt các phim khác như: Những nẻo đường phù sa, Công tử Bạc Liêu, Vòng hoa Chôm pay... hay loạt phim chuyển thể tác phẩm Hồ Biểu Chánh như Nợ đời, Con nhà nghèo của Hãng phim TFS hoặc Chuyện cổ tích Việt Nam của Hãng phim Phương Nam. Cái lý của họ khi chọn nơi đây vẫn là vì nó mang đậm dấu ấn văn hóa xưa. Riêng vị chủ nhân lại vô cùng ý nhị, lịch lãm khi tiếp đón. Ông không biết cách ra giá về thù lao khi chỉ biết tính theo tiền phòng khách sạn, một ngày khoảng vài ba trăm ngàn gì đó cho... toàn bộ phim trường và cả trăm nỗi phiền toái khi hàng chục, thậm chí hàng trăm người lạ mặt sục sạo từng ngõ ngách ngôi nhà. Ngay cả bộ phim L"amant với chi phí 27 triệu USD cũng chỉ phải trả cho ông có 4 triệu đồng Việt Nam cho 10 ngày quay.
Lại quay về bộ phim L’amant. Quá hài lòng về những bối cảnh tuyệt vời cho bộ phim, quá xúc động trước tấm thịnh tình vô vụ lợi của chủ nhân ngôi nhà, Jean-Jacques Annaud đã ướm hỏi món quà gì mà ông Dương Minh Hiển thích nhất. Thật hóm hỉnh, Dương lão gia đã liếc mắt về Jane March - Annaud cười phá lên mà rằng - ô là la, làm sao ông có thể đủ tiền để đảm bảo cuộc sống vương giả cho một cô đào. Đùa vui một chút và Annaud đã lấy mảnh màn cửa bằng gấm nơi Jane March từng lướt qua để tặng cho Dương lão gia như để lưu một chút mùi hương của mỹ nhân (!). Và sau đó không lâu, khi bộ phim ra mắt, Annaud đã tặng cho Dương lão gia một tấm áp-phích bộ phim kèm theo những dòng thư rất nhiều tính từ.
"Je suis ébloui par la splendeur spectaculaire de cette sublime demeure. J’espère pouvoir, grâce au cinéma, la faire connaitre autour de la Terre ! Mercci de votre accueil délicieux" - JJ. ANNAUD 27 Mars 1990.
Và cũng như chủ nhà hàng Kim Liên tại Paris, ông Dương Minh Hiển rất ít khi kể ai nghe những câu chuyện này, mặc dù chính Annaud thú nhận, ông ta đã choáng mắt trước sự tráng lệ, kỳ vĩ của ngôi nhà và Annaud muốn nhờ vào điện ảnh để khiến khắp hành tinh biết đến nơi đây.
NET TỔNG HỢP
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 03/Sep/2011 lúc 12:33am
Tiếp theo:
PHẦN 3: TÁC GIẢ QUYỂN TIỂU THUYẾT L’AMANT
NHÀ VĂN MARGUERITE DURAS (1914 – 1996)
Tác giả của hơn 60 tác phẩm, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết “Người tình” (L’Amant) xuất bản năm bà 70 tuổi, đoạt giải Goncourt 1984 và đã được dựng thành phim.
Marguerite Duras sinh ngày 4/4/1914 tại Gia Định, cha mẹ đều là giáo viên dạy tiểu học ở miền Nam Việt Nam. Tên khai sinh là Marguerite Donnadieu, khi bắt đầu viết văn (1943) bà lấy tên là Duras – một địa danh ngoại ô Paris, nơi cha bà dưỡng bệnh những ngày cuối đời rồi chết (1918).
Mẹ Duras là bà Marie Legrand khi ấy đã dùng toàn bộ tiền dành dụm tậu một khu đất tại Cam-pu-chia định lập đồn điền kinh doanh. Về sau bà mới biết mình đã nhầm vì mảnh đất này hàng năm bị ngập nước 6 tháng liền. Phá sản, cuộc sống gia đình khó khăn hơn bao giờ hết – kết cục bi thảm ấy đã ảnh hưởng đến Marie và các con.
Sau 17 năm ở Việt Nam, Duras về Paris đi học rồi tốt nghiệp khoa luật và chính trị trường đại học Sorbon. Từ năm 1935 đến 1941 bà làm thư ký cho Bộ Thuộc địa Pháp. Tại đây bà quen rồi lấy ông Rober Antelme (năm 1939), người quản lý Phòng Tư liệu tình báo thuộc địa. Tám năm sau họ ly dị.
………………………………………………………………………………………………………………………….
Duras bắt đầu viết văn từ năm 1943, với tiểu thuyết đầu tay “Lũ trâng tráo”. Cuốn “Đập chắn Thái Bình Dương” (Barrage contre le Pacifique) (1950) phản ánh cuộc sống nghèo khổ thời thơ ấu của bà ở Việt Nam. Nhiều tiểu thuyết khác lấy đề tài là thực tế xã hội Đông Dương. “Thủy thủ từ Gibraltar” (1952) và các tác phẩm khác của bà chứa nhiều hình ảnh và đối thoại, về sau đều được cải biên thành kịch bản phim. Duras được coi là nhà văn trường phái tiểu thuyết mới, vì trong các tiểu thuyết như “Con ngựa nhỏ Tarquinia” (1953), “Giai điệu êm dịu (Moderato Cantabile)” (1958), … bà đã mạnh dạn bỏ lối văn kể chuyện truyền thống mà hòa trộn hiện thực với hư cấu làm một. Tác phẩm của bà thường phản ánh sự đối lập giữa giàu với nghèo, nói lên các khát vọng của con người.
Duras gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực kịch bản sân khấu và điện ảnh, từng xuất bản 3 kịch bản vào các năm 1965, 1968, 1984, và được tặng giải thưởng lớn về sân khấu của Viện Hàn lâm Pháp. Các kịch bản điện ảnh xuất sắc như “Mối tình Hiroshima” (1960), “Biệt ly” (1961) đem lại cho bà tiếng vang lớn. Từ 1965, bà tự đạo diễn làm phim. Từ phim “Bài ca Ấn Độ” (1974) trở đi, năm nào bà cũng dàn dựng 1-2 bộ phim, một số phim từng được giải thưởng lớn quốc tế.
Tổng cộng Duras đã sáng tác được hơn 60 tác phẩm, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết “Người tình” (L’Amant) xuất bản năm bà 70 tuổi. Cuốn sách nửa tự truyện này kể lại một cách vô cùng cởi mở hồi ức của Duras về mối tình đầu giữa một thiếu nữ Pháp 16 tuổi với một người đàn ông Trung Quốc khi họ cùng sống ở Nam Việt Nam. “L’Amant” nhanh chóng được dịch ra 43 ngôn ngữ, là sách tiếng Pháp bán chạy nhất năm đó (phát hành hơn 2,5 triệu bản) và được tặng giải văn học Goncourt 1984. Duras trở thành nhà văn viết tiếng Pháp nổi tiếng nhất đương thời.
Nghe nói sau khi được tin người bạn trai đầu tiên của mình qua đời, năm 1991 bà đã viết lại “Người tình” dưới cái tên mới “Người tình phương Bắc Trung Quốc” (L’Amant de la Chine du Nord), với ngòi bút tả thật khiến bạn đọc vô cùng ngạc nhiên. So với “Người tình” thì thiên truyện viết lại này mô tả rất chi tiết về mặt sinh lý của ông bạn người Hoa. Các đoạn đặc tả về hành vi loạn luân, luyến ái đồng tính trần trụi tới mức kinh khủng. Có điều, suốt cuốn tiểu thuyết chưa bao giờ bà để lộ họ tên các nhân vật chính, chỉ dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba chỉ nhân vật nữ, và dùng “người Hoa” để chỉ tình nhân của mình. Có lẽ bà muốn mãi mãi giấu bí mật này.
http://s220.photobucket.com/albums/dd201/thsacp31/?action=view¤t=DURAS.jpg">
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 03/Sep/2011 lúc 12:35am
http://edu.net.vn/forums/p/55868/415782.aspx#415782"> http://edu.net.vn/members/DANGPHUONGNAM/default.aspx - DANGPHUONGNAM http://edu.net.vn/forums/p/55868/415781.aspx#415781 - Phúc đáp cho 05-26-2009 5:20
Nhưng một nhân vật từng nghiên cứu kỹ hồ sơ cá nhân của Duras là ông Adlai lại nói mẹ Duras làm việc ấy là để lấy tiền mua ma túy cho người con trai cả của bà ! Có thể nhận thấy sự thật đau lòng này qua những dòng viết trong “L’Amant”, cũng như các bức ảnh và cuốn phim của Duras. Từ đó người ta hiểu được tại sao Duras lại thân thiết với em trai mình như thế, …………….. trong khi đó cả hai chị em lại vô cùng căm ghét người anh cả cùng mẹ khác cha của họ. Với việc viết lại “Người tình”, Duras muốn trả thù mẹ mình. Qua đây ta thấy Marguerite Duras có cuộc sống nội tâm vô cùng cô đơn. Để giải sầu, mỗi ngày bà uống tới 5 lít vang đỏ, uyt-ki cùng các loại rượu mạnh khác, nhiều lần rượu làm bà hôn mê và liệt chân tay. Quãng đời thơ ấu buồn thảm và việc bà mẹ bắt mình bán trinh khiến Duras luôn luôn cảm thấy mình bị kẻ khác bóc lột và lừa dối. Suốt đời bà so bì tị nạnh từng tý một, tằn tiện đến mức khó hiểu, kể cả khi đã giàu có.
Cuối thập niên 50, Duras dùng tiền thù lao cải biên thành phim tiểu thuyết “Đập chắn Thái Bình Dương” tậu một tòa nhà cũ tại ngoại ô Paris rồi ở đây cho tới ngày qua đời (3/3/1996). Mấy năm cuối, bà sống chung với Andrea, một người đàn ông kém bà 39 tuổi. Ông này biến mất ngay sau tang lễ Duras. Tòa nhà ấy hiện do con trai bà là Jean sở hữu, nhưng vẫn giữ nguyên trạng như khi Duras còn sống.
Sau khi Duras qua đời, nhiều tác phẩm của bà vẫn tiếp tục được xuất bản. Những tập bản thảo, thư tín và tài liệu, cùng hàng trăm ấn bản tiếng nước ngoài tác phẩm của bà xếp đầy trong phòng khách, phòng ăn. Các phát biểu của bà trên đài phát thanh truyền hình qua chỉnh lý được ghi vào đĩa CD dài tới 5 giờ đồng hồ.
Jean là con trai duy nhất của Duras, hai mẹ con cùng sống bên nhau 49 năm, tình cảm rất sâu sắc. Jean nói, mẹ ông để lại cho ông một tài sản quan trọng nhất, đó là tính cách không chịu khuất phục; bà đã dạy con lòng yêu tự do, không bao giờ để mất niềm tin. Đúng thế, không ai có thể làm Duras thay đổi ý kiến. Trong suốt 20 năm liền từ khi bà bắt đầu sáng tác văn học (1943), chưa ai coi bà là nhà văn, mỗi tác phẩm của Duras chỉ được in vài trăm bản. Thế nhưng bà chưa bao giờ ngừng sáng tác, ngày nào cũng viết chừng 4-5 giờ đồng hồ, coi đó là một sở thích. Mãi 40 năm sau, khi cuốn “Người tình” nhận giải Goncourt, bà mới trở thành một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Pháp và thế giới.
Có nhiều tiền nhưng Duras vẫn tằn tiện. Có người chê bà bần tiện gàn dở, chỉ vì tiền mà viết đi viết lại một đề tài. Bà mặc rất giản dị: quanh năm vận một chiếc váy ống, đội mũ đen, đi đôi ủng ngắn mùa đông ! Có bộ quần áo bà mặc suốt 15 năm trời. Duras phân vua: “Thực ra chẳng cần khoác lên người những thứ quần áo đẹp làm gì, vì tôi suốt ngày chỉ vùi đầu vào viết lách thôi mà”. Thủa trẻ bà rất đẹp, nhưng sắc đẹp ấy bị nghèo túng làm cho xấu đi, về sau lại bị rượu giết chết.
Suốt đời Duras sống trong hồi ức, hoài niệm; khi ấy mọi thứ của quá khứ đều sống động như nước chảy trong dòng sông. Nhưng những hồi ức đẹp nhất thì bà lại chưa hề viết ra !
Theo các báo nước ngoài
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 03/Sep/2011 lúc 12:36am
http://edu.net.vn/forums/p/55868/415783.aspx#415783"> http://edu.net.vn/members/DANGPHUONGNAM/default.aspx - DANGPHUONGNAM http://edu.net.vn/forums/p/55868/415782.aspx#415782 - Phúc đáp cho 05-26-2009 5:23
http://edu.net.vn/login.aspx?ReturnUrl=%2fforums%2ft%2f55868.aspx%3fPageIndex%3d33"> 0 người đánh giá
PHẦN 4: ĐỘC GIẢ PHÁP VỚI QUYỂN L’AMANT
Marguerite Duras
http://s220.photobucket.com/albums/dd201/thsacp31/?action=view¤t=l_amant_fichefilm_imagesfilm5.jpg">
http://www.amazon.fr/exec/obidos/ASIN/2707306959/qid%3D1073565728/sr%3D1-1/lesiteoffic05-21 - L'amant (Editions de Minuit, 1984, 145 pages)
I.
L'Amant est un livre que j'ai aimé p***ionnément, éperduement, je l'ai lu deux fois et je sais très bien que je vais le relire. En fait c'est le film qui m'a fait connaître le livre. Et j'ai tellement aimé le film que je suis allée m'acheter le livre aussitôt.
C'est une histoire d'amour extraordinaire entre une jeune fille qui vit en Indochine et un jeune chinois issu d'une très riche famille. La jeune fille est une adolescente de 15 ans, sa famille est française, son frère aîné est complètement givré. Elle est pensionnaire dans un collège. Le Chinois aime l'adolescente p***ionnément. Ils vivent leur amour voluptueusement dans un studio anonyme derrière les persiennes closes. Une histoire d'amour impossible, tout les sépare, le Chinois doit épouser une femme de son milieu, la jeune fille doit rentrer en France, elle veut devenir écrivain.
Je vous suggère très très fortement ce livre. Un livre qui fait parti de ma liste, trop courte, de ceux qui restent...
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 03/Sep/2011 lúc 12:38am
http://edu.net.vn/forums/p/55868/415785.aspx#415785"> http://edu.net.vn/members/DANGPHUONGNAM/default.aspx - DANGPHUONGNAM http://edu.net.vn/forums/p/55868/415783.aspx#415783 - Phúc đáp cho 05-26-2009 5:27
http://www.amazon.fr/exec/obidos/ASIN/2707306959/qid%3D1073565728/sr%3D1-1/lesiteoffic05-21 - L'amant (Editions de Minuit, 1984, 145 pages)
II.
Marguerite Duras fait le récit de son enfance et de son adolescence en Indochine à la fin des années 20 qui, à cette époque là, était occupée par les Français. Le point capital du roman est l'amour fou entre la jeune fille de 15 ans avec un homme chinois deux fois plus âgé qu'elle et riche. Ils connaîtront, pour elle, son premier plaisir, pour lui, son premier vrai moment d'amour. Leur relation est plutôt ambiguë: il affirme l'aimer, mais ne peut en faire sa maîtresse et l'épouser (on n'épouse qu'une jeune fille vierge), il est d'ailleurs déjà promis à une femme riche et chinoise.
J'ai adoré le style de Marguerite Duras! Ce n'est pas une écriture facile et elle peut sembler pour certains un peu décousue, une idée en amenant une autre et un souvenir se reliant à l'autre par une simple ***ociation. Les scènes remontent par bouffées, les plus importantes se répètent plusieurs fois, on part dans le futur, on repart en arrière. Cet épisode dans la vie de Duras s'éclaire par touches et par tableaux. Un paragraphe à un autre elle a dix-huit ans, puis dix-sept et encore après quinze. J'ai trouvé le mélange des temps et le manque de chronologies original. Chaque paragraphe est une histoire, une description, une personne différente. Le dialogue se cantonne toujours dans l'extériorité: les personnages restent opaques et gardent leur mystère.
Si vous accrochez à son charme vous dévorerez le roman - l'essentiel est que les mots et les phrases appellent une image et de l'émotion car l'histoire est très intéressante et au fur et à mesure qu'on avance dans la lecture, on en apprend de plus en plus sur sa famille qui au départ paraît normale et qui finalement s'avère être ***ez monstrueuse. Elle parle de son amour pour sa mère qu'elle adore et hait à la fois, une mère dont on ne peut jamais se déprendre, qui se montre d'une affreuse injustice envers elle. Elle nous entraîne dans ses confidences, se déroulant sans fin, proposant plusieurs images sans qu'il y en ait une qui soit plus vraie que les autres. Tout ça prenant comme décor la très exotique Indochine française des colons, et le choc des cultures et traditions qui s'y rattachent.
Dans L'Amant, l'imagination de Marguerite Duras se mêle à la mémoire pour dévoiler les "périodes cachées" de sa jeunesse telles que son alcoolisme. Elle se montre critique envers son propre comportement de l'époque, mais reste sur ses réserves. C'est un livre fort, puissant. On se sent vraiment emporté en Asie dans cette atmosphère tropicale. Alors de ce roman au départ, on appréciera le vécu de la grande dame, son p***é exotique et houleux, scandaleux et risqué. Puis on louera l'auteure elle-même qui a su si bien décrire l'adolescence et ses pertes, ses crises qui peuvent perdurer, tourmenter et scinder l'esprit adulte.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 09/Sep/2011 lúc 9:41pm
“Mời các thân hữu đi vào “Giấc mơ hồng” đầy lãng mạn, diễm tình và liêu trai… của một Người Tình viết cho Người Tình trong mơ…”
Giấc mơ hồng
*Viết cho người tình.
M.T
Xa người hay ta xa tình nhân,
Sao nghe thương tiếc đến vô ngần !
Mai kia về lại quê hương đó,
Còn một chút gì với cố nhân ?
Là giấc mơ thôi em có biết.
Kiều My ơi xa cách muôn trùng…
Bao giờ mình đến bên nhau đuợc,
Để rót thật đầy chén thủy chung …
Sương khói chiều nay phủ mặt hồ,
Thu vàng giăng lối Chicago …
Rồi đây cho đến bao thu nữa,
Ta đếm làm sao hết ước mơ ?
Ta muốn tìm em từ thuở trước,
Tóc huyền buông xỏa áo Gia Long…
Gót son mềm dấu trên thềm cỏ.
Là vạn lời ru giấc mộng hồng…
Ta muốn đưa em vào quán nhỏ
Có chút phong lưu ấm rượu nồng…
Có khối tình si cao chất ngất,
Mặc ngày mai dù có hay không…
Ta sẽ cùng em về xứ lạnh.
Bên hồ Than Thở khóc ly tan…
Làm bóng trăng tà khua đáy mộ,
Cùng ta thức dậy hỡi tình nhân !
Kiều My ơi …đôi bờ ngăn cách.
Mà dấu thời gian đâu xóa mờ!
Sao buộc hồn nhau bằng sợi tóc,
Cho đời còn mãi một trời mơ…
Mặc Thủy
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 10/Sep/2011 lúc 3:08pm
.
Mời vào đây xem một khúc phim "NGƯỜI TÌNH" :
http://www.youtube.com/watch?v=apdgsxdlZhw - http://www.youtube.com/watch?v=apdgsxdlZhw
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 11/Sep/2011 lúc 10:03pm
.
Mời xem một đoạn khác:
http://www.youtube.com/watch?v=cI160aYU70E&feature=related - http://www.youtube.com/watch?v=cI160aYU70E&feature=related
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/May/2012 lúc 6:32pm
Người tình - L'Amant - The Lover
http://www.youtube.com/watch?v=KOni8fKSNes -
http://www.youtube.com/watch?v=KOni8fKSNes - Dựa trên tiểu thuyết của Marguerite Duras, bộ phim là một câu
chuyện tình kỳ lạ giữa cô nữ sinh trung học người Pháp mới 17 tuổi và
một người đàn ông Trung Quốc đã 32 tuổi. Tình yêu xen lẫn đam mê và
vật chất của họ diễn ra trong thời kỳ Pháp còn chiếm đóng Việt Nam,
khung cảnh là Sài Gòn xưa rất thơ mộng. Tình cảm đó liệu có vượt qua
được định kiến và chênh lệch tuổi tác để mà kết thúc tốt đẹp hay không?
Ngôi nhà cổ của ông
Huỳnh Thủy Lê, nhân vật trong tiểu thuyết "Người tình" nổi tiếng của nữ
văn sĩ Marguerite Duras (Pháp) giờ trở thành điểm tham quan hút khách
nước ngoài tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
 |
Mặt ngoài ngôi nhà cổ có kiến trúc phương Tây pha trộn kiểu Hoa. Chủ
nhân trước đây là ông Huỳnh Thủy Lê, từng là người tình của nữ văn sĩ
Marguerite Duras thời trẻ, khi bà sống tại Việt Nam. | |
 |
Nhiều loại vật liệu xây nhà như gạch, kính được nhập từ Pháp. Sau
chiến tranh, ngôi nhà đã được nhà nước Việt Nam tiếp quản, sử dụng là
trụ sở cảnh sát. 3 năm gần đây, nơi này mới được mở cửa phục vụ khách du
lịch. | |
 |
Gian giữa ngôi nhà được chạm trổ cầu kỳ, sơn son thếp vàng tạo vẻ uy
nghi của những gia đình giàu có người Trung Quốc thời xưa. Ông Huỳnh
Thuận, cha của Huỳnh Thủy Lê vốn là đại gia nổi tiếng ở Sa Đéc. | |
 |
Gian giữa đặt một khám thờ Quan Công rất lớn như hầu hết gia đình Hoa ở Việt Nam. | |
 |
Chữ "Trung Tây Cộng Hưởng" được treo trang trọng ở chính giữa, nêu bật tính cách của gia đình ông Huỳnh Thủy Lê. | |
 |
Chiếc đồng hồ thời Pháp của gia đình đến nay vẫn còn hoạt động. | |
 |
Bộ bàn ghế, sập cổ nơi ông Huỳnh Thuận, cha của Huỳnh Thủy Lê từng nghỉ ngơi. | |
 |
Những đồ dùng trong gia đình như tivi, tủ rượu, giá sách... | |
 |
...hay những bộ ấm, bình, đèn vẫn được lưu giữ đến ngày nay. | |
 |
Hai phòng ngủ trong ngôi nhà cho con trai và con gái nay được đưa
vào phục vụ khách du lịch. Trả 700.000 đồng mỗi đêm, du khách được trải
nghiệm cảm giác sống trong ngôi nhà quý tộc thời xưa. | |
 |
Hình ảnh của nữ văn sĩ Marguerite Duras thời trẻ và lúc về già được
lưu giữ tại ngôi nhà. Theo một hướng dẫn viên tại đây, năm 2011 đã có
18.000 du khách đến tham quan ngôi nhà cổ này. | |
 |
Hình ảnh ông Huỳnh Thủy Lê và vợ thời trẻ. Sau khi chia tay với
Marguerite Duras, ông Huỳnh Thủy Lê lấy vợ người Việt theo sự tác thành
của hai gia đình, sinh ra 5 người con. | |
| PHIM NGƯỜI TÌNH :
http://www.youtube.com/watch?v=KOni8fKSNes&feature=youtube_gdata_player - Người tình - L'Amant - The Lover ( Full )
------------- mk
|
|