Print Page | Close Window

Đau lòng !!!

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Tâm Tình
Forum Discription: Giải bài tâm sự về gia đình, xã hội hay chính mình về điều gì đó.
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2250
Ngày in: 28/Jul/2025 lúc 3:10am
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: Đau lòng !!!
Người gởi: mykieu
Chủ đề: Đau lòng !!!
Ngày gởi: 11/Jan/2010 lúc 12:33am


'Bài binh bố trận' canh giữ phố hoa đêm

Thứ năm, 31/12/2009, 08:06 GMT+7


Để bảo vệ lễ hội hoa Hà Nội, Ban tổ chức đã huy động lực lượng an ninh hùng hậu, gồm: cảnh sát, bảo vệ, cựu chiến binh, thanh niên tình nguyện, dân phòng...

Chuẩn bị cho lễ khai mạc, phố hoa được huy động hàng trăm nhân viên an ninh.
Người đứng một chỗ, người đi đi lại lại sẵn sàng bảo vệ những cánh hoa.
Các anh công an với những chiếc dùi cui dài đứng gần những chậu hoa.
Lực lượng dân phòng túc trực với chiếc loa bên người.
Bác Chiến, một trong nhiều cựu chiến binh cũng được huy động làm nhiệm vụ.
Thanh niên tình nguyện cũng sẵn sàng hỗ trợ.
Mỗi nhân viên an ninh đứng cách nhau chỉ vài mét.
Xe đi tuần xung quanh khu vực lễ hội kêu gọi mọi người đi lên vỉa hè.
Còi liên tục được hoạt động.
Hai toa tầu mỗi bên 4 anh bảo vệ.
Màn đêm buông xuống, các anh vạ vật ngồi canh.
Người cảnh sát mỏi lưng, anh bảo vệ ngáp ngủ.

Hoàng Hà

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/12/3BA1742D/page_2.asp





Tả tơi phố hoa giữa Hà Nội

Cập nhật lúc 19:49, Thứ Sáu, 02/01/2009 (GMT+7)


 - Lần đầu tiên, người dân Hà Nội được thưởng ngoạn không gian Lễ hội phố hoa thông qua nghệ thuật sắp đặt hoa và các sản phẩm thủ công truyền thống của Hà Nội. Nhưng ngay sau đêm khai mạc tối 31/12, phố hoa đã tan nát.

Phố hoa tan nát từ khâu tổ chức

Sau đêm chiến thắng của đổi tuyển bóng đá Việt Nam thì sáng 29/12 các nghệ nhân mới “dám” bắt tay vào khâu trưng bầy, lắp đặt các tác phẩm hoa tham dự Lễ Hội phố hoa dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ. Như vậy là thời gian chỉ còn chưa đầy 3 ngày cho đến giờ cắt băng khai mạc Lễ hội phố hoa tối 31/12 - quá ngắn để có sự chuẩn bị cho một lễ hội thành công.

Ngay trong tối khai mạc, dòng người đổ về lễ hội hoa đã phải chen chân cùng ôtô dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng


Ngay trong buổi tối cắt băng khánh thành mặc dù Ban tổ chức đã có hợp đồng bảo vệ với công an và 300 bảo vệ của công ty bảo vệ Trường Sơn nhưng cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ trước dòng người như thác đổ về lễ hội phố hoa. Sau màn cắt băng khánh thành đến lúc các đại biểu đi thăm phố hoa cũng chen chân, xô đẩy với người dân để cho phóng viên cố có 1 tấm hình lãnh đạo thăm phố hoa.

Những quầy hàng tạp hóa vỉa hè sát phố hoa cũng không thấy lực lượng chức năng và ban tổ chức dẹp bỏ


Điều đáng nói là trước dòng người đổ về Lễ hội đông như vậy nhưng Ban tổ chức không cho phân luồng giao thông nên xe đạp, xe máy thậm chí cả ôtô cùng chen chân vào đường Đinh Tiên Hoàng với người đi bộ, gây ra cảnh hỗn loạn, thậm chí là xô đẩy, chà đạp lên nhau.


Khi lễ cắt băng khai mạc phố hoa chưa diễn ra thì đã có người đã ăn trộm cả hoa lẫn bình măng về nhà (ảnh chụp tối 31/12/2009)



Khi trong sân khấu đang diễn ra lễ khai mạc dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ thì bên ngoài phố hoa, lợi dụng lực lượng bảo vệ mỏng đã có nhiều người thiếu ý thức lấy trộm cả hoa lẫn chậu mạng về, thêm vào làn “sóng” người đang chen chân trong lễ hội đã xô đổ hàng rào, đè nát các tác phẩm hoa đang trưng bày.

Vậy là khâu tổ chức kém của Ban tổ chức đã “đẩy” thêm một phần vào sự tan nát của Lễ hội phố hoa Hà Nội.



“Đói”… văn hóa làm tan nát phố hoa

Một cụ già sống trên phố Đinh Tiên hoàng tâm sự với phóng viên VietNamNet: “Nói không quá, một phần nhỏ người dân Hà Nội đang “đói” các sự kiện văn hóa diễn ra trên địa bàn nên hầu như các sự kiện văn hóa nào cũng thu hút được nhiều người dân tham gia, cộng thêm với việc thiếu ý thức của người dân khi tham gia vào các sự kiện đó nên đã phá hỏng các sự kiện và làm mất đi hình ảnh đẹp của người dân Hà Nội thanh lịch”.

Vậy có thực sự một phần nhỏ người dân Hà Nội “đói” văn hóa? Chỉ biết rằng ngay sau khi ánh đèn sân khấu đêm khai mạc vụt tắt thì cảnh tượng kinh hoàng diễn ra, mạnh ai người nấy cướp hoa, khiến lực lượng bảo vệ vốn đã mỏng lại càng không kịp trở tay. Trước ánh mắt kinh ngạc của nhiều người nước ngoài tham gia lễ hội, nhiều người ngang nhiên bước ra khỏi phố hoa cùng chiến lợi phẩm trên tay.

Đến sáng 1/1 lực lượng bảo vệ đã căng dây làm hàng rào bảo vệ phố hoa



Từ khi lễ khai mạc diễn ra thì lực lượng bảo vệ đã canh gác 24/24 cho các tác phẩm hoa. Chiều 2/1, có mặt trên lễ hội phố hoa vẫn là cảnh tan tác, hoa lá bị bầm dập. Thậm chí, các cành hoa trang trí ở cổ 2 con rồng dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ cũng bị vặt trụi “lông”.

Thêm vào sự tàn phá của con người là thời tiết hanh khô đã làm cho hầu như tất cả các tác phẩm tham gia lễ hội phố hoa bị héo. Còn các nam thanh nữ tú, có người mặc nguyên đồng phục, vẫn nhanh chân nhanh tay tranh thủ ngắt hoa, bẻ cành khi bảo vệ không để ý tới.



Tan nát lễ hội phố hoa Hà Nội

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200901/original/images1689594_IL0U6659.jpg"> http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200901/original/images1689596_IL0U6580.jpg">
Ai đến Lễ hội phố hoa cũng cố chụp một tấm hình làm kỷ niệm.

và ai cũng muốn được sờ tận tay vào các tác phẩm hoa đang trưng bầy

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200901/original/images1689602_IL0U6644.jpg"> http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200901/original/images1689606_IL0U6675.jpg">
Không chỉ có học sinh, ngay cả những người già cũng góp "công" vào việc tàn phá lễ hội phố hoa
Và cả những đôi bạn trẻ cũng nhẩy qua hàng rào lúc không có bảo vệ để chụp ảnh

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200901/original/images1689612_IL0U6691.jpg"> http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200901/original/images1689616_IMG_2292.jpg">
Những bàn chân cố ý, hay vô tình đều đã làm nát Lễ hội phố hoa Hà Nội

Những chiếc lồng chim trong một tác phẩm sắp đặt đã bị cướp ngay trong đêm khai mạc lễ hội

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200901/original/images1689624_IL0U6695.jpg"> http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200901/original/images1689628_IL0U6591.jpg">
Và lực lượng bảo vệ mỏng đã bất lực trước những người thiếu ý thức.

Thời tiết hanh khô cũng làm cho các tác phẩm hoa tàn tạ

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200901/original/images1689632_IL0U6585.jpg"> http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200901/original/images1689636_IL0U6596.jpg">
Những cành hoa, bông lau bị cướp mất trở nên tan hoang thế này...

2 bảo vệ trông một tác phẩm trong lễ hội  phố hoa "căng" người làm việc hết công xuất cũng không ngăn cản được những người thiếu ý thức khi đến với lễ hội.

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200901/original/images1689648_IMG_2228.jpg"> http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200901/original/images1689650_IMG_2213.jpg">
Những chậu hoa đã bị héo khi mà hết ngày 5/1 Lễ hội phố hoa mới kết thúc.

Tan nát một Lễ hội phố hoa của người Hà Nội

http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/01/821835/


-------------
mk



Trả lời:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Jan/2010 lúc 12:37am




Thứ năm, ngày 07 tháng một năm 2010


http://travelblog.skydoor.net/2010/01/hoi-hoa-tan-nat-duoi-tay-nguoi-ha-noi.html - Hội hoa tan nát dưới tay người Hà Nội


Đọc báo thấy tin này đáng chú ý, liên hệ tới Việt Nam quê hương một thời của tôi, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.


“Lại thêm một lễ hội Hoa ở Hà Nội vừa kết thúc. Kết quả của lễ hội này hơi khác với những lễ hội những năm trước là người ta không cướp phá hoa ngay khi đang triển làm mà đợi tới lúc hết triển lãm mới cướp. Ðây là sự tiến bộ được ghi nhận của lễ hội năm nay so với các năm trước.

“Lễ Hội Hoa Hà Nội bên Hồ Gươm kết thúc trong cảnh nhốn nháo, hỗn loạn như chợ vỡ. Ðến nỗi có vị khách nước ngoài đi qua lắc đầu, buông: Crazy!”

Báo Tiền Phong tường thuật như thế ngày 5 tháng 1 năm 2010 về lễ hội hoa kéo dài 5 ngày, từ 30 tháng 12 năm 2009 đến 3 tháng 1 năm 2010 với chủ trương “Chào mừng 1000 năm Thăng Long”.

Theo sự tường thuật của tờ Tiền Phong “Sáng 4 tháng 1, trước khu tượng đài Lý Thái Tổ, rất đông người dân xông vào cướp các rọ hoa khi ban tổ chức Lễ Hội Phố Hoa Hà Nội đang thu dọn sau lễ bế mạc. Hàng trăm chậu hoa, cây cảnh bị giẫm đạp đổ nát trước sự bất lực của lực lượng an ninh. Thật đáng buồn là những người tham gia cướp hoa lại có cả những cụ ông, cụ bà và nam thanh nữ tú”.

Một người xưng tên Ðức Ngọc của Ðại Học Y Hà Nội kể trên tờ Tiền Phong là anh ta “được chứng kiến một cuộc tranh giành, cãi vã giữa các thành viên ban tổ chức (BTC), giữa BTC với công nhân công ty Công viên cây xanh; giữa người dân với những cảnh vệ, công an làm công tác giữ gìn trật tự...” “Nguyên nhân cũng chỉ vì số hoa, cây cảnh thu gom lại sau lễ hội được phân phát có vẻ không công bằng (?!).”

Theo lời kể này “Số hoa tuy-líp Hà Lan được mọi người chú ý nhất, ai cũng muốn tranh lấy vài chậu. Khi thấy người của BTC, người của công ty Công viên cây xanh, những cảnh vệ, công an làm công tác giữ gìn trật tự tranh nhau xí phần, nhiều người dân đã đổ xô vây quanh để xin lấy vài chậu hoa. Lúc này việc cãi vã diễn ra chẳng khác nào cái chợ vỡ.

Người dân xin không được, bởi những người của BTC giải thích, số hoa này dùng để biếu các cơ quan nhà nước. Thế nhưng, trên thực tế những người của BTC vẫn giành lấy những chậu hoa ưng ý nhất. Lễ hội hoa đã kết thúc bằng cảnh hỗn loạn chẳng khác nào cái chợ vỡ trước tượng đài Lý Thái Tổ tôn nghiêm.”


Theo tin tức loan báo trước khi có lễ hội “Lễ Hội Hoa 2010, dự kiến thu hút 1,000 nghệ nhân, nhân công tham gia phục vụ lễ hội. Riêng chương trình khai mạc có 300 nghệ sĩ, diễn viên, thiếu nhi và lực lượng người mẫu tham gia”.

Lễ Hội Hoa Hà Nội năm ngoái, dù ngày 4 tháng 1 năm 2009 mới kết thúc, đêm 31 tháng 12 năm 2008, người đi xem hoa đã tranh nhau cướp, phá, đập gần như toàn thể cả cái Lễ Hội Phố Hoa Hà Nội dù “đã có sự trợ giúp của lực lượng công an và thanh niên tình nguyện, nhưng hơn 300 nhân viên bảo vệ của công ty bảo vệ Trường Sơn đã phải làm việc cật lực”, theo tin của VOV.

Trước đó, tháng 1 năm 2008, khi Tòa Ðại Sứ Nhật tổ chức triển lãm Hội Hoa Anh Ðào, giới thiệu lễ hội truyền thống văn hóa của người Nhật tại thủ đô Hà Nội, người đi xem cũng đã “vặt sạch” các cành anh đào trước sự ngẩn ngơ kinh ngạc của các người khách Nhật Bản.

“Ðến phần cuối lễ hội, điều bất ngờ cho những vị khách Nhật Bản lẫn nhiều người Việt Nam là hàng loạt những thanh niên thiếu ý thức cả nam lẫn nữ đã tràn vào bẻ cành để lấy hoa anh đào về. Những cành hoa được lắp ghép công phu, phút chốc đã được những ‘bàn tay nõn nà’ thi nhau giành giật. Những người bẻ được hớn hở như nhặt được chiến lợi phẩm, những người chậm chân cũng cố chen vào để bẻ nốt và 3 cây hoa anh đào, kể cả hoa thật và giả đã bị vặt trụi chỉ trong ít phút.” Báo Ðại Ðoàn Kết ngày 10 tháng 4 năm 2008 kể.

Giải thích về lý do dẫn tới các hành vi “thiếu văn hóa” của người Việt, báo Lao Ðộng đi hỏi ý kiến một số người và đi đến kết luận là “Thờ ơ, ích kỷ, không được dạy dỗ”. Riêng chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý thì nói rõ hơn: “Gia đình, nhà trường ngày càng lơi lỏng việc dạy dỗ”.”".


(Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106460&z=2%29 - http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106460&z=2)

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/6130301 - http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/6130301


http://travelblog.skydoor.net/2010/01/hoi-hoa-tan-nat-duoi-tay-nguoi-ha-noi.html





-------------
mk


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 11/Jan/2010 lúc 11:49am
Đúng đó Mỹ Kiều . Không những đau lòng mà còn xấu hỗ và tội nghiệp .
Thương quá những cánh hoa và tấm lòng của những người muốn dùng hoa làm đẹp cho đời.


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: ut13
Ngày gởi: 13/Jan/2010 lúc 11:33am

Đau lòng?????. Đó chỉ là kết quả của "Trăm năm trồng người".



Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 13/Jan/2010 lúc 1:18pm
 
 
   Út 13,
 
  Gởi gấp cho anh bài thơ theo dịa chỉ email, trươc chúa nhật tuần nầy, được không?


-------------
kb


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Jun/2010 lúc 8:18pm
 
CryCryCry
mk
 
 
BAY QUA SÔNG !
 
 
http://www.youtube.com/watch?v=G692XP49Ou0 - http://www.youtube.com/watch?v=G692XP49Ou0


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Jun/2010 lúc 11:01pm
 
 
 
 

Những bí mật hoảng hồn của dừa xiêm

( http://eva.vn/ - Eva.vn ) - Rất ít người biết: Những quả dừa xiêm ngọt lịm đã bị tiêm thêm đường hoá học và vẻ trắng phau kia là nhờ dung dịch chuyên dùng để… tẩy vải.
 

“Công nghệ” làm ngọt dừa

 

Giống như nhiều người, điểm dừng quen thuộc của chị Nhung là một trong những quán giải khát tấp nập trên một con phố nọ. Khu vực này bán khá nhiều loại dừa Thái Lan đã bóc vỏ sẵn - một loại quả khá phổ biến trong vài năm trở lại đây.

 

Theo chị Nhung, đây là cách giải khát rất an toàn bởi trong vô vàn thứ hoa quả đang bán trên thị trường, dừa thuộc dạng lành (không thuốc trừ sâu mà cũng chẳng chất bảo quản…).


Ai cũng nghĩ ăn dừa là an toàn nhất...

 

Quả thực, với giá thành không quá đắt (10 - 12 nghìn đồng/quả) các quán bán dừa xiêm này thu hút không ít người đến uống nước dừa tại chỗ hoặc mua đem về, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Với những quả dừa trắng phau, khách chỉ việc cắm ống hút vào lỗ mầm quả dừa là có thể thưởng thức nước dừa mát lạnh, ngọt lừ.

 

Thế nhưng theo lời tiết lộ của anh Thanh, một đầu mối chuyên giao dừa cho nhiều quán giải khát: loại dừa xiêm mà các chủ quán vẫn gọi là dừa Thái Lan thực chất được trồng ở Bến Tre. Loại dừa này có vị ngọt và thơm ngon và được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, do sức tiêu thụ trên thị trường khá lớn nên thường xuyên không đáp ứng được nhu cầu.

 

Không bỏ lỡ cơ hội, nhiều hàng giải khát đã mua loại dừa có chất lượng kém hơn hẳn với giá khá rẻ (1 - 3 nghìn đồng, tuỳ thời điểm) rồi “phù phép” biến chúng thành “dừa Thái” bán cho khách. Phương pháp thực hiện khá đơn giản, người bán hàng chỉ việc lóc vỏ quả dừa sao cho chỉ còn một lớp vỏ mỏng ngà rồi thêm đường hoá học bằng cách tiêm qua lỗ mầm trên đầu quả dừa. Vậy là loại nước dừa non có vị chua chua sẽ trở nên ngọt lừ và được bán với giá gấp 6 - 8 lần giá trị thực của nó.


...nhưng sự thật đôi khi không "êm ái" như vậy (ảnh minh họa)

 

Để giữ cho vỏ dừa trắng phau cả ngày, không bị thâm đen do chảy nhựa, nhiều người bán hàng dùng phương pháp ngâm quả dừa trong nước phèn chua đặc. Nhưng cách này tỏ ra không mấy hiệu quả nên sau đó họ đã dùng một cách vừa nhanh vừa rẻ tiền là ngâm dừa bằng nước có pha thêm thuốc tẩy Javen - loại chuyên dùng tẩy trắng vải. Với một lượng nhỏ thuốc tẩy pha vào thùng nước, một lượng lớn quả dừa sẽ trắng phau suốt cả ngày. “Công nghệ” này còn được áp dụng để làm trắng măng. Đó cũng là lý do tại sao măng tre bán ở chợ hiện nay cứ trắng phau chứ không vàng vàng, thâm thâm như ngày xưa!

 

Theo khảo sát, ở Hà Nội có một số khu vực tập trung đông các quán giải khát như phố Tây Sơn, Phan Đình Phùng, Hàng Hành, Kim Liên có loại dừa “Thái” này và được khá nhiều người ưa chuộng.

 

Độc hại dừa tiêm đường hóa học

 

Theo Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM, đường hóa học (hay là chất ngọt tổng hợp) là chất không có trong tự nhiên, thường có vị ngọt gấp 200 lần so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường) và tuyệt nhiên không hề có một giá trị dinh dưỡng nào khác và thường được chỉ định đối với người mắc bệnh tiểu đường.


Rất nhiều nguy cơ ẩn chứa trong những quả dừa xiêm bị tiêm đường hóa học

 

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay vẫn đang tồn tại rất nhiều những chất tạo ngọt có gốc hóa học là sodium cyclamate - một loại đường hóa học không hề có trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam. Nguyên do là loại đường hóa học này có thể gây ra ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền...

 

Hơn nữa các chất chuyển hóa của cyclamate như mono và di cyclohexylamin còn độc hại hơn cả cyclamate (chỉ cần 0,7% đã có tác dụng kích thích và gây ung thư cho chuột). Từ những nguy cơ gây bệnh khi sử dụng lâu dài, hiện nhiều nước trên thế giới (trong đó có VN) đã không cho phép sử dụng cyclamate làm phụ gia thực phẩm.

 

Tuy nhiên, do đặc tính tạo ngọt cao, giá thành lại khá rẻ nên đường hoá học vẫn thường được bán ở tất cả các sạp hành khô trong chợ. Chỉ 1 viên đường hoá học (500 - 1.200đ) là đủ làm ngọt hàng chục quả dừa.


Thuốc tẩy Javen được không ít hàng bán dừa dùng để tẩy dừa nếu dùng ở nồng độ cao khi vào đường tiêu hóa sẽ gây bỏng nặng, có thể làm loét, thủng dạ dày, thậm chí tử vong

 

Về vấn đề một số người bán hàng vì muốn bán được nhiều hàng để tăng lợi nhuận mà dùng nước tẩy để làm trắng củ, quả, ông Nguyễn Xuân Lãng, trưởng phòng Phân tích và Kiểm tra môi trường, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam cho biết: Chất tẩy Javen vốn dĩ chỉ dùng trong công nghiệp, nếu dùng để tẩy thực phẩm sẽ gây clo hoá các chất hữu cơ, sinh độc và dần dần ảnh hưởng đến cơ thể người. Thậm chí, thuốc tẩy Javen nồng độ cao khi vào đường tiêu hóa sẽ gây bỏng nặng, có thể làm loét, thủng dạ dày, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

 

Theo kinh nghiệm của một người bán giải khát: để phát hiện quả dừa xiêm bị tiêm đường hoá học cần để ý đến phần cuống (mỏm) của quả dừa đó. Nếu phần mỏm này sùi bọt nước thì đích thị quả dừa đó bị “tiêm”.  Tuy nhiên, những quả dừa đã tiêm đó đã được để vào trong tủ lạnh thì cũng đành “bó tay”, không phân biệt được.

Chính vì vậy, cách tốt nhất để có được quả dừa an toàn, là người mua nên chọn loại quả dừa chưa bị bóc vỏ, còn nguyên ở chùm. Khi muốn uống nước dừa tại chỗ, hãy yêu cầu người phục vụ chặt tại chỗ, tuyệt đối không ngâm không rửa gì. Hãy bằng lòng với hình ảnh khi vạt vỏ ra xong, vỏ dừa sẽ thâm đen, đó chính nhựa do vỏ dừa tiết ra.

Để tránh bị lừa khi mua dừa xiêm, hãy chọn mua ở các quầy hàng đảm bảo hoặc trong những siêu thị có uy tín chuyên cung cấp hoa quả tươi.

http://eva.vn/gia-ca-thi-truong/nhung-bi-mat-hoang-hon-cua-dua-xiem-c2a32098.html - http://eva.vn/gia-ca-thi-truong/nhung-bi-mat-hoang-hon-cua-dua-xiem-c2a32098.html




-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/Jul/2010 lúc 9:19pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu

 
CryCryCry
mk
 
 
BAY QUA SÔNG !
 
 
http://www.youtube.com/watch?v=G692XP49Ou0 - http://www.youtube.com/watch?v=G692XP49Ou0
 
 
Xem cảnh "bay qua sông" của người dân và các em học sinh ,
Rồi đọc bài " Lát đá quanh Hồ Gươm... "
Sao lại có thể phung phí hàng bao nhiêu chục tỷ đồng , trong khi người dân quá nghèo khổ và đời sống còn lạc hậu !!!
mk
 
 
 
'Lát đá quanh hồ Gươm
chẳng khác nào sơn lại tháp Rùa'
 
 
"Hồ Gươm trong tâm trí người dân là hình ảnh cổ xưa. Việc lát đá xanh chẳng khác nào sơn lại tháp Rùa, từng bị người dân phản đối vì khôi hài", đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng nhận xét.

Bên hành lang Quốc hội, giáo sư Nguyễn Lân Dũng, ủy viên Ủy ban Đối ngoại, đã trao đổi với báo giới về việc Hà Nội tân trang lại các tuyến phố, thay đá lát xung quanh hồ Gươm.

- Ông nhìn nhận thế nào về việc Hà Nội đồng loạt thay đá vỉa hè ở các tuyến phố để chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội?

- 1000 năm Thăng Long là sự kiện lớn của đất nước. Hôm trước Ủy ban Đối ngoại có gặp lãnh đạo Hà Nội và tôi đã phát biểu tại cuộc gặp đó. Tôi hỏi trong 10 ngày đầu tháng 10 tổ chức quá nhiều sự kiện, có lẽ hôm ấy tôi phải ngồi nhà vì ra đường chắc là không đi được. 78 đoàn quốc tế vào, nhiều buổi văn nghệ, triển lãm..., nhưng sau đó là để lại cái gì, phải đánh dấu một cái gì đó? Lãnh đạo Hà Nội trả lời rằng tất cả công trình làm gần đây là để đánh dấu sự kiện này. Thực ra những cái ta đang làm không thể gọi là ghi dấu được, vì không để lại ấn tượng gì.

Dân mình nghèo, người ta xếp mình vào nước nợ thế giới rất lớn. Trong hoàn cảnh còn nhiều người nghèo như thế, chi đồng tiền phải rất thận trọng. Hà Nội, nhất là Hà Nội mở rộng còn nhiều trường học khó khăn, thiếu thốn cơ sở vật chất. Việc xây dựng nhiều công trình trên đất Hà Nội mở rộng đồng nghĩa sẽ đẩy khu vực dân cư rất đông phải di chuyển. Họ sẽ mất đất trồng lúa, việc này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh lương thực mà còn tác động đến đời sống của biết bao nông dân. Vậy mà thành phố lại chủ trương thay vỉa hè, không chỉ xung quanh hồ Gươm mà trên diện rộng, rất lãng phí.

1668055891_Lan_Dung1
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng phát biểu tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy. Ảnh: TTXVN.

- Ông bình luận gì về việc bỏ gạch cũ xung quanh hồ Gươm để thay bằng loại đá xanh Thanh Hóa?

- Việc lấy đá của Thanh Hóa ra lát hồ Gươm là rất sai lầm về mặt khoa học. Đá xanh rất trơn, rêu dễ mọc, lại không thoát nước. Gạch lát quanh hồ Hoàn Kiếm hiện nay rất đẹp, 1000 năm Thăng Long là cần cái cổ kính, việc thay đá xanh chẳng khác nào sơn lại tháp Rùa. Đã một lần người ta sơn tháp Rùa màu hồng, bị người dân phản đối kịch liệt vì trông rất khôi hài. May mà mình là nước nhiệt đới, mưa nhiều nên tháp nhanh chóng bị rêu phong.

Tôi sang Osaka (Nhật Bản) thấy vỉa hè của họ làm rất đặc biệt. Gạch đó là phụ phẩm công nghệ sau xử lý nước thải. Ưu điểm rất lớn thấm nước, vỉa hè của Osaka vì thế không bao giờ có nước đọng sau mưa. Ở các nước khác, vỉa hè được làm bằng đá đen vĩnh cửu, không trơn.

- Nhiều người cho rằng việc làm mới vỉa hè, lát đá xanh xung quanh hồ Gươm là thể hiện bệnh hình thức, chỉ chú ý vẻ đẹp bên ngoài. Ông nghĩ sao về ý kiến này?

- Tôi không nghĩ đó là bệnh hình thức, vì thực ra có làm đẹp hơn cho vỉa hè hay xung quanh hồ Gươm đâu. Ngay trước cửa nhà tôi (đầu phố Trần Thánh Tông) lát hai loại gạch đỏ và vàng, còn đang rất tốt, nhưng mấy hôm trước đơn vị thi công đến bóc đi, lát loại gạch mới. Đến hôm nay mới được mấy ngày gạch mới đã bong. Việc này cho thấy bệnh dự án, tư duy dự án. Có dự án thì mới có tiền.

- Hiện dự án lát đá xanh quanh hồ Gươm đã phải dừng lại để xin ý kiến nhân dân. Theo ông, giải pháp cho công trình này là gì?

- Phải ngừng ngay dự án này, bóc đoạn đá xanh mới lát đi làm lại như cũ. Vì hồ Gươm trong tâm trí người dân là hình ảnh cổ xưa, 1000 năm Thăng Long là phải nghĩ tới cái cổ xưa. Đổi mới cái cổ xưa thì tôi nhắc lại không khác gì quét vôi lại tháp Rùa, rất lố bịch.

840530496_da1
Những khối đá xanh được chuyển đến chuẩn bị cho việc thay mới. Ảnh: Đoàn Loan.

- Ông từng nói 1000 năm Thăng Long là phải để lại dấu ấn, vậy theo ông đó là dấu ấn gì?

- Thứ nhất, người dân Hà Nội phải phấn khởi, chất lượng cuộc sống được cải thiện. Đơn giản như chuyện rau, hiện nay đi chợ không biết mua rau gì cho an toàn. Hà Nội chưa có rau sạch, trong khi Hải Phòng và TP HCM bắt đầu có rau bảo đảm (rau có bao bì, địa chỉ sản xuất và người sản xuất chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự an toàn). Hà Nội có dự kiến, nhưng chưa làm rau sạch. Đây là vấn đề cấp bách, liên quan đến hàng triệu người dân thủ đô, nhưng tại sao không làm?

-Thứ hai, thành phố phải sạch đẹp, chứ hiện nay rác Hà Nội kinh khủng, nhiều tuyến đường bụi mù mịt.

-Thứ ba, giao thông thông suốt, giảm tối đa tắc đường. Biện pháp ngăn ngã ba, ngã tư hiện nay rất bất hợp lý. Lãnh đạo thành phố nói nghĩ kỹ rồi mới làm, nhưng thực tế thấy rằng làm thế không được. Khi ôtô quay đầu ở con đường hẹp là chắn ngang đường, gây tắc nghẽn. Không nước nào làm như ta cả.

Rồi vấn đề kỷ luật giao thông. Đôi khi tôi thấy những thanh niên đầu trọc, phóng bạt mạng, tôi hỏi họ nói công an không dám đụng đến. Tôi chất vấn Bộ trưởng Công an kỳ này, được trả lời tụi này có thể đâm xe vào cảnh sát giao thông, vậy là bỏ qua.

Theo VnExpress
 
http://top1.vn/lat-da-quanh-ho-guom-chang-khac-nao-son-lai-thap-rua-nv194507.html - http://top1.vn/lat-da-quanh-ho-guom-chang-khac-nao-son-lai-thap-rua-nv194507.html
 
 
 


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/Jul/2010 lúc 3:19pm
 
 
Đà Lạt biến dạng(1)
“Bức tử” hồ Tuyền Lâm!
 
Thứ hai, 26/07/2010 | 00:32GMT+7
javascript:void%280%29 -  
 

Từng được ngợi ca là “thành phố mộng mơ”, “thành phố trong rừng”, “thành phố ngàn hoa”... một trong những “thiên đường du lịch” của Việt Nam với những rừng thông bạt ngàn xanh ngắt nhưng nay Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã không còn là chính mình và “thiên đường” này đang biến dạng thảm hại vì sự phát triển đô thị du lịch quá “nóng”

> http://nld.com.vn/20100727105426944P0C1077/tu-danh-mat-minh.htm - Tự đánh mất mình
> http://nld.com.vn/20100726111547187P0C1077/du-lich-giet-rung-thong.htm - Du lịch “giết”... rừng thông
Cách trung tâm TP Đà Lạt 5 km về phía Nam, khu vực hồ Tuyền Lâm là địa điểm thu hút nhiều du khách. Nơi đây khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh, cảnh quan tự nhiên (rừng, núi, hồ, suối, thác,...) đa dạng, quyến rũ và có nhiều yếu tố nhân văn hấp dẫn.
 
Thế nhưng, nhiều du khách hiện nay không khỏi bất ngờ trước hàng loạt biệt thự to đùng đang mọc lên như nấm, xé nát cảnh quan khu vực quanh hồ.
 

Những biệt thự đang mọc lên vây chặt hồ Tuyền Lâm

 
Đại công trường trong khu di tích
 
Theo tài liệu lưu trữ, năm 1930, ông Farraut – một người Pháp sinh sống lâu năm ở Đà Lạt – đã thuê gần 3.000 ha (khu vực hồ Tuyền Lâm bây giờ) làm nông trại.
 
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, khu vực suối Tía và núi Voi là căn cứ quan trọng nhất của phong trào cách mạng TP Đà Lạt, thường gọi là chiến khu Suối Tía hay chiến khu Quang Trung.
 
Khu căn cứ này là nơi Thị ủy Đà Lạt chỉ đạo các phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang của quân - dân thị xã Đà Lạt, nơi dừng chân tập kết, huấn luyện các lực lượng vũ trang, các đội công tác, là bàn đạp để các lực lượng tấn công vào Đà Lạt và cơ động đánh địch ở các mặt trận trong tỉnh Tuyên Đức.
 
Ngày 30-8-1998, Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định số 1811/QĐ/BT công nhận hồ Tuyền Lâm là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
 
Những tưởng với một bề dày lịch sử và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như vậy, khu vực này sẽ được bảo tồn và phát triển theo một định hướng bền vững.
 
Nhưng không, hàng loạt dự án mang “mác” du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái đã và đang được triển khai ồ ạt ở khu vực hồ Tuyền Lâm, biến khu vực này trở thành một đại công trường.
 
Những tuyến đường mới mở từ việc xẻ đồi, bạt núi đang được trải nhựa, hai bãi gỗ lớn với toàn những cây thông cỡ một người ôm vừa được chặt, với những dòng nhựa còn đặc quánh nằm ngổn ngang ở bìa rừng...
 
Dư luận không khỏi hoài nghi. Phải chăng người ta bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa,  di sản thiên nhiên bằng cách xâm phạm những cánh rừng thông nguyên sinh rộng 3.000 ha?.
Những căn biệt thự mọc lên, bủa vây hồ Tuyền Lâm.
 Ảnh nhỏ: Và những cây thông ngã xuống... Ảnh: TƯỜNG NGUYÊN
 
Triệt hạ rừng để... xây biệt thự!
 
Đầu tháng 7-2010, chúng tôi đi thuyền trên lòng hồ và cuốc bộ xuyên những quả đồi để được mục kích gần như toàn bộ những hoạt động xây dựng tại nhiều dự án trong khu vực hồ Tuyền Lâm.
 
Xót xa nhất là khu vực Nam Sơn Resort với  diện tích khoảng 15 ha của Công ty TNHH Maico (doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đồ gốm mỹ nghệ ở Bình Dương).
 
Dự án này được khởi công vào tháng 11-2007, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2011.
 
Người dân nơi đây cho biết cả một quả đồi trước đây toàn là thông với tuổi đời từ vài chục năm đến cả trăm năm bị đốn hạ để phục vụ cho dự án.
 
Cách đó không xa, ngay bờ hồ là dự án khu Bình An Village Đà Lạt do Công ty Cổ phần Làng Bình An (trụ sở đặt tại Đà Lạt) làm chủ đầu tư với diện tích hơn 7 ha.
 
Hiện dự án này đã xây dựng hàng loạt nhà nghỉ, khách sạn “chiếm lĩnh” cả một khoảng không gian rộng lớn của lòng hồ. Không những vậy, hàng chục dự án khác đang triển khai rầm rộ trên những quả đồi nơi đây.
 
Điều chúng tôi không khỏi đau xót khi nhìn thấy hàng trăm cây gỗ thông vừa mới bị chặt hạ, trong đó có những cây đường kính từ 40 cm đến 60 cm, thậm chí có cây lên đến 80 cm, dài hàng chục mét đang nằm tại hai bãi gỗ được tập kết ở bìa rừng.
 
Sâu vào rừng, hàng chục quả đồi lớn với diện tích lên đến hàng chục hecta toàn rừng thông đã bị san phẳng để xây dựng sân golf 18 lỗ do Công ty Cổ phần Sacom làm chủ đầu tư.
 
Dự án mọc lên, những cánh rừng thông ngã xuống, cả những khu rừng nguyên sinh và rừng nằm trong các khu phòng hộ xung yếu. Hàng loạt quả đồi bị băm xẻ, lở lói trơ màu đất bazan. Hồ Tuyền Lâm, một thắng cảnh du lịch, đang dần bị bức tử.
 

Siêu dự án 264 ha

 
Công ty Cổ phần Sacom được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp hai giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện hai dự án thành phần tại khu vực hồ Tuyền Lâm, bao gồm: Dự án sân golf Tuyền Lâm với diện tích 74 ha, gồm sân golf 18 lỗ, một khách sạn 4 sao với 150 phòng và 230 biệt thự cho thuê dài hạn.
 
Kế đến là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp 194 ha với một khách sạn 5 sao 400 phòng, khu trung tâm mua sắm và câu lạc bộ du thuyền, khu vui chơi giải trí và hoạt động thể thao, khu resort 170 căn.
 
Bài và ảnh: Tường Nguyên
 
http://nld.com.vn/20100725104024908P0C1077/buc-tu-ho-tuyen-lam.htm - http://nld.com.vn/20100725104024908P0C1077/buc-tu-ho-tuyen-lam.htm


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/Jul/2010 lúc 3:23pm
 
 
Thứ ba, 27/07/2010 | 00:00GMT+7
javascript:void%280%29 -    javascript:void%280%29 -    http://nld.com.vn/20100726111547187P0C1077/du-lich-giet-rung-thong.htm#comment -
ĐÀ LẠT ĐANG BIẾN DẠNG (2)
Du lịch “giết”... rừng thông

Hàng chục ngàn cây thông đã và sẽ bị đốn hạ để lấy mặt bằng xây biệt thự và các công trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

> http://nld.com.vn/20100731014318941P0C1077/lam-dong-de-nghi-xu-ly-tinh-trang-chat-thong.htm - Lâm Đồng: Đề nghị xử lý tình trạng chặt thông
> http://nld.com.vn/2010072910473326P0C1042/cuu-lay-rung-thong-da-lat.htm - Cứu lấy rừng thông Đà Lạt
> http://nld.com.vn/2010072911429472P1002C1003/noi-buon-da-lat.htm - Nỗi buồn Đà Lạt
> http://nld.com.vn/20100729012950565P0C1077/khong-con-nhan-ra-da-lat-.htm - Không còn nhận ra Đà Lạt !
> http://nld.com.vn/20100727105426944P0C1077/tu-danh-mat-minh.htm - Tự đánh mất mình
> http://nld.com.vn/20100725104024908P0C1077/buc-tu-ho-tuyen-lam.htm - “Bức tử” hồ Tuyền Lâm!
Hiện chưa có một số liệu thống kê cụ thể là bao nhiêu diện tích rừng thông đã bị đốn hạ nhưng với những số liệu và những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được, chắc chắn phải có hàng trăm hecta rừng thông đã phải “nhường” mảnh đất sống của mình cho các tuyến đường giao thông, những công trình biệt thự, nhà nghỉ, khách sạn... đang “mọc” lên ngày càng nhiều hơn xung quanh khu vực hồ Tuyền Lâm.
 

Hàng loạt cây thông ở Đà Lạt đã bị đốn hạ để nhường chỗ cho các công trình du lịch

 
Tận thu... rừng tự nhiên!
 
Vừa bước vào trụ sở UBND phường 4 - TP Đà Lạt (một trong hai phường quản lý hành chính khu vực hồ Tuyền Lâm), đập vào mắt chúng tôi là tấm bảng lớn dán những thông tin mới nhất liên quan đến thủ tục hành chính.
 
Tuy nhiên, hai thông tin được chúng tôi chú ý nhất, đầu tiên là thông báo số 226 về việc “tận dụng lâm sản trên khu vực chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái của Công ty Cổ phần Đầu tư Gia Tuệ, tại tiểu khu 162B” do ông Phạm Văn Dân, Phó Giám đốc Ban Quản lý khu du lịch hồ Tuyền Lâm, ký ngày 24-5-2010.
 
Theo đó, tổng diện tích tận dụng gỗ là 2,69 ha, trong đó rừng tự nhiên là 2,59 ha và rừng trồng là 0,1 ha. Tổng trữ lượng gỗ tận dụng là 358,6 m3, trong đó sản lượng thương phẩm là 249 m2 (gỗ lớn 149,8 m3). Tổng số cây khai thác là 629.
 
Còn thông báo số 225 cũng do ông Phạm Văn Dân ký về việc “khai thác tận dụng lâm sản trên tuyến đường giao thông thuộc dự án làng văn hóa APU của Công ty TNHH Phát triển Giáo dục APU”.
 
Theo đó, sẽ tổ chức khai thác tận thu, tận dụng lâm sản tại các nhánh N1, N2 và N3 thuộc một phần tiểu khu 157, tổng diện tích tận dụng gỗ là hơn 1 ha, đa phần là rừng tự nhiên. Tổng trữ lượng gỗ tận dụng là 387,9 m3, tổng số cây khai thác là 596.
 
Ngoài ra, để thực hiện dự án kỳ quan thế giới và du lịch nghỉ dưỡng cao cấp do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình Haco thực hiện có diện tích 45 ha, chủ đầu tư cho rằng cần phải “giải phóng” gần 4.568 cây thông (thực chất là đốn hạ - PV).   
  
Mâu thuẫn quan điểm?
 
Theo Ban Quản lý khu du lịch hồ Tuyền Lâm, đến nay đã có 33 dự án đầu tư vào khu du lịch này, trong đó 2 dự án mới có chủ trương đầu tư.
 
Trong đó, hiện có 2 dự án cơ bản hoàn thành là khu Nam Sơn Resort  của Công ty TNHH Maico và vườn hoa lan kết hợp tham quan du lịch Thanh Quang của Công ty TNHH Hoa lan Thanh Quang đã đưa vào hoạt động. Hai dự án thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2011.
 
Như vậy, còn gần 30 dự án sẽ được triển khai ở khu du lịch này trong thời gian tới, đồng nghĩa với hàng loạt cây thông sẽ bị đốn hạ.
 
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Ban Quản lý khu du lịch hồ Tuyền Lâm, ước tính sơ bộ từ năm 2005 đến nay, tổng số gỗ tận thu ở khu vực này hơn 2.666 m³.
 
Với cách giao dự án ồ ạt như trên, không chỉ có nguy cơ xâm phạm di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của hồ Tuyền Lâm mà còn đi ngược quan điểm phát triển do chính UBND tỉnh Lâm Đồng đưa ra trong Quyết định 2117/QĐ-UBND ngày 17-7-2006 về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu du lịch hồ Tuyền Lâm, trong đó khẳng định: “Bảo tồn và tôn tạo các yếu tố tự nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước và rừng. Bảo vệ nghiêm ngặt đa dạng sinh học của khu vực...”!?
 
Tường Nguyên
 
http://nld.com.vn/20100726111547187P0C1077/du-lich-giet-rung-thong.htm - http://nld.com.vn/20100726111547187P0C1077/du-lich-giet-rung-thong.htm
 
 


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/Jul/2010 lúc 3:26pm
 
 
 
Thứ tư, 28/07/2010 | 00:31GMT+7
javascript:void%280%29 -    javascript:void%280%29 -    http://nld.com.vn/20100727105426944P0C1077/tu-danh-mat-minh.htm#comment -
ĐÀ LẠT ĐANG BIẾN DẠNG(3) 
Tự đánh mất mình
 

Việc phát triển du lịch quá “nóng” ở khu hồ Tuyền Lâm và cả Đà Lạt nói chung khiến những di tích, thắng cảnh có nguy cơ trở thành phế tích khi không còn bản sắc riêng

> http://nld.com.vn/20100731014318941P0C1077/lam-dong-de-nghi-xu-ly-tinh-trang-chat-thong.htm - Lâm Đồng: Đề nghị xử lý tình trạng chặt thông
> http://nld.com.vn/2010072910473326P0C1042/cuu-lay-rung-thong-da-lat.htm - Cứu lấy rừng thông Đà Lạt
> http://nld.com.vn/2010072911429472P1002C1003/noi-buon-da-lat.htm - Nỗi buồn Đà Lạt
> http://nld.com.vn/20100729012950565P0C1077/khong-con-nhan-ra-da-lat-.htm - Không còn nhận ra Đà Lạt !
> http://nld.com.vn/20100726111547187P0C1077/du-lich-giet-rung-thong.htm - Du lịch “giết”... rừng thông
> http://nld.com.vn/20100725104024908P0C1077/buc-tu-ho-tuyen-lam.htm - “Bức tử” hồ Tuyền Lâm!
Những năm gần đây, du khách đến Đà Lạt và ngay cả người dân địa phương đều có cùng nhận xét rằng “TP ngàn thơ” ngày càng nóng dần.
 
Ngoài nguyên nhân được lý giải là do tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, một “hung thủ” khác được đề cập là việc có quá nhiều rừng thông bị đốn hạ.
 
Hàng loạt dự án đầu tư resort, biệt thự du lịch ở  Đà Lạt do việc kêu gọi đầu tư tràn lan
khiến nhiều di tích,  thắng cảnh có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề
 
Khí hậu “tráo trở”
 
Chính những rừng thông đã giúp cho Đà Lạt thêm phần mát mẻ và tạo ra một bản sắc riêng cho TP du lịch nổi tiếng này.
 
Do ảnh hưởng độ cao và được rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới với nhiệt độ trung bình 18ºC - 21ºC, cao nhất chưa bao giờ quá 30ºC và thấp nhất không dưới 5ºC; có hai mùa rõ rệt...
 
Thế nhưng, khí hậu độc đáo của Đà Lạt đang mất dần. Đà Lạt giờ không còn nhiều sương mù lãng đãng hay cảnh người đi đường co ro trong áo ấm...
 
Những người sống lâu năm ở Đà Lạt than phiền: “Không còn nhận ra Đà Lạt nữa, bởi thời tiết quá khác thường, khi thì nóng cháy da, lúc lại lạnh khủng khiếp”.
 
Một cán bộ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Lâm Đồng cho rằng sự thu hẹp nhanh hơn rừng nội ô ở TP Đà Lạt, việc “bê tông hóa thiên nhiên” (xây dựng công trình ồ ạt), cộng với hiện tượng biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến chuyện khí hậu ngày càng tồi tệ ở Đà Lạt.
 
Chưa hết, việc phá rừng, phân lô bán đất, lấp nhanh nhà cửa vào núi đồi, mở đường cao tốc... cũng khiến thời tiết “tráo trở” hơn.
 
Nếu như năm 1923, khi đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt mới có 1.500 dân thì đến năm 2009, dân số TP này đã lên tới trên 256.000 người.
 
Cũng trong năm 2009, UBND TP Đà Lạt đã triển khai đề án điều chỉnh quy hoạch đô thị với nội dung chính là điều chỉnh hệ thống vành đai, tăng diện tích khu nội ô lên gấp hai lần hiện nay - từ 2.730 ha lên 5.104 ha.
 
Nội đô TP Đà Lạt sẽ được mở rộng đến hệ thống đường vành đai ngoài và được quy hoạch thêm 4 khu trung tâm nữa trên diện tích được mở rộng 2.374 ha này.
 
Trong đó, hai hướng phát triển khiến nhiều người lo ngại nhất chính là khu vực phía Nam TP - lấy hồ Tuyền Lâm làm tâm điểm nối với Quốc lộ 20 về TPHCM và khu vực phía Tây Đà Lạt - mở rộng TP lên hướng núi Lang Bian với nhiều dự án lớn như khu du lịch tổng hợp DanKia – Đà Lạt, sân bay Cam Ly, khu du lịch Cam Ly – Măng Lin... và kết nối với đường Đông Trường Sơn.
 
Người ta lo ngại vì sự phát triển này sẽ phạm vào những khu rừng còn nguyên vẹn lớn nhất của Đà Lạt. Việc phát triển du lịch quá “nóng” ở khu hồ Tuyền Lâm và cả Đà Lạt nói chung khiến những di tích, thắng cảnh có nguy cơ trở thành phế tích khi không còn bản sắc riêng.
 
“Bội thực” dự án 
 
Trong cuộc hội thảo tìm kiếm giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng tổ chức hồi tháng 3-2010, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Lâm Đồng Nguyễn Trọng Hoàng (hiện đã nghỉ hưu) cảnh báo nguy cơ “bội thực” dự án đầu tư resort, biệt thự du lịch ở TP do việc kêu gọi đầu tư tràn lan.
 
Theo ông Hoàng, với 235 dự án “đầu tư du lịch” đã được cấp phép hoặc đã cho chủ trương đầu tư, dự tính số biệt thự xây cất tại Đà Lạt sẽ lên đến 45.000 căn.
 
Ông Hoàng cho rằng số dự án du lịch - địa ốc - biệt thự đồ sộ đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên của Đà Lạt.
 
Tại buổi hội thảo này, nhiều đại biểu cũng chỉ ra hiện trạng các dự án du lịch nghỉ dưỡng quá nghiêng về mục tiêu bất động sản, chưa hướng trọng tâm vào chức năng du lịch, vui chơi giải trí... nhằm phục vụ đông đảo người dân.
 
Nhiều ý kiến đề nghị Lâm Đồng không nên thu hút đầu tư vào du lịch một cách tràn lan, “mơ hồ”; nên mạnh dạn loại những dự án nhỏ, nghèo nàn về sản phẩm, không tạo ra giá trị cho tương lai du lịch Đà Lạt mà còn góp phần băm nát cảnh quan cũng như môi trường.
 
Theo bà Đỗ Thị Hồng Xoan, Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Bộ Văn hóa – Thể thao  và Du lịch, ngành du lịch Đà Lạt cần hướng đến việc phát triển bền vững, cụ thể là chỉ cần tập trung thu hút một số dự án đầu tư du lịch thật lớn, có chất lượng cao, thực sự vì du lịch.

 

 Phải tuyệt đối bảo vệ di tích

 
Nhiều ý kiến cho rằng cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cần rà soát lại việc xây dựng tại hồ Tuyền Lâm. Theo điều 32 Luật Di sản văn hóa, các khu vực bảo vệ di tích gồm: khu vực 1 - di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải bảo vệ nguyên trạng; vùng bao quanh khu vực 1 - có thể xây dựng công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của nó.
 
Ngoài ra, trong Công văn 1811 ban hành ngày 24-5-2005 về thỏa thuận dự án xây dựng khu du lịch tại di tích thắng cảnh hồ Tuyền Lâm, Bộ Văn hóa - Thông tin cũng đã lưu ý việc khai thác tiềm năng du lịch cần phải tuyệt đối bảo vệ di tích theo Luật Di sản văn hóa; các công trình xây dựng trong dự án phải thể hiện phong cách kiến trúc truyền thống địa phương và hài hòa với môi trường tự nhiên; mật độ xây dựng không quá dày đặc, nên sử dụng các công trình có quy mô vừa phải xen lẫn các thảm cây xanh...

T.Hợp

Bài và ảnh: Tường Nguyên
 
http://nld.com.vn/20100727105426944P0C1077/tu-danh-mat-minh.htm - http://nld.com.vn/20100727105426944P0C1077/tu-danh-mat-minh.htm
 
 


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/Jul/2010 lúc 3:30pm
 
 
Thứ sáu, 30/07/2010 | 00:42GMT+7
javascript:void%280%29 -    javascript:void%280%29 -    http://nld.com.vn/2010072911429472P1002C1003/noi-buon-da-lat.htm#comment -
Nỗi buồn Đà Lạt
 

Năm 1978, lần đầu tiên tôi đến Đà Lạt, đi từ hướng Ninh Thuận lên thị trấn Đơn Dương, qua đèo Dran, đến đỉnh ở Cầu Đất để đổ đèo về TP Đà Lạt, cao nguyên Langbian mê hoặc tôi hoàn toàn. Càng lên cao, đèo Dran càng đẹp, cái đẹp thần sầu của những cánh rừng thông bạt ngàn, những đồi chè thơm ngát, những nông trường cà phê Arabisca có tuổi trăm năm. Và gió, càng lên cao càng phóng túng, lãng mạn, tinh khiết, lẫn trong mây, trong sương

> http://nld.com.vn/20100731014318941P0C1077/lam-dong-de-nghi-xu-ly-tinh-trang-chat-thong.htm - Lâm Đồng: Đề nghị xử lý tình trạng chặt thông
> http://nld.com.vn/2010072910473326P0C1042/cuu-lay-rung-thong-da-lat.htm - Cứu lấy rừng thông Đà Lạt
> http://nld.com.vn/20100729012950565P0C1077/khong-con-nhan-ra-da-lat-.htm - Không còn nhận ra Đà Lạt !
> http://nld.com.vn/20100727105426944P0C1077/tu-danh-mat-minh.htm - Tự đánh mất mình
> http://nld.com.vn/20100726111547187P0C1077/du-lich-giet-rung-thong.htm - Du lịch “giết”... rừng thông
 

Cầu Đất là địa danh nổi tiếng mà bác sĩ Alexandre Yersin trong chuyến thám hiểm lần thứ ba đến Đà Lạt đã gọi là “Langbian nhỏ”. Sức hấp dẫn của cao nguyên này làm ông Yersin chợt nhớ đến câu ngạn ngữ Latin: “Dat aliis laetitian aliis temperriem” (cho người này niềm vui, cho người khác sự mát dịu). Như một sự tình cờ, 5 mẫu tự đầu tiên của câu ngạn ngữ này ghép lại thành Dalat! Đà Lạt bắt đầu hình thành nên một TP nghỉ dưỡng từ đó.

 
Đà Lạt hấp dẫn bất cứ ai bởi cảnh quan thiên nhiên, khí hậu ôn đới - lạnh nhất cũng chỉ ở 5°C, nóng nhất không quá 30ºC, nhiệt độ trung bình 18ºC - 21ºC nhưng bây giờ đã khác.
 
Mùa hè này, bạn tôi đưa gia đình đi nghỉ mát ở Đà Lạt phải ngủ máy lạnh. Đà Lạt đang biến dạng để dần đi đến chỗ biến mất những thế mạnh du lịch thuộc về di sản của thiên nhiên và đã trở thành TP đô thị loại 1.
 
Đà Lạt đang bị biến dạng vì sự phát triển du lịch quá nóng. Du lịch đang “ăn” vào di sản thiên nhiên chứ không phải lợi dụng ưu thế thiên nhiên để làm du lịch. Đà Lạt mộng mơ, Đà Lạt sương mù, Đà Lạt thơ... sẽ “biến mất” nếu như những cánh rừng thông mất đi, nhường chỗ cho những biệt thự bê tông cốt thép, những công trình phục vụ khách du lịch đồ sộ, ồn ào, náo nhiệt làm phá vỡ cảnh quan vốn cô tịch của TP sương mù.
 
Những cánh rừng thông mất đi, kéo theo nhiệt độ của Đà Lạt tăng lên. Những đám mây lãng du không còn leo cửa sổ vào phòng du khách.
 
Đầu thế kỷ trước, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã viết Đà Lạt trăng mờ. Bây giờ, nếu bạn đến Đà Lạt, những cảnh như Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt gần như biến mất. Đà Lạt thiếu sương và trăng sẽ sáng vằng vặc! Năm 1987, nhà thơ Thanh Thảo trong dịp về Đà Lạt, chứng kiến những cảnh phá rừng tàn bạo đã viết bài thơ Những cây thông kêu: Những cây thông ùa vào tỉnh ủy/ Xin đừng đốn chúng tôi…
 
Hai mươi mấy năm qua, lời kêu cứu ấy vẫn văng vẳng bên tai những người yêu Đà Lạt. Bao nhiêu số phận những cây thông trăm tuổi đã bị hóa kiếp và sẽ còn tiếp tục bị hóa kiếp. Hồ Tuyền Lâm tuyệt đẹp như vậy mà giờ có người ví nó như một cô gái bị tạt acid thì sự tàn phá rừng đã đến mức độ khủng khiếp đến dường nào!
 
Đà Lạt đang bị biến dạng vì thiếu tầm nhìn quy hoạch, dù đã có nhiều hội thảo về vấn đề này. Đồi Cù từ lâu đã không còn là nơi chốn của tình yêu, nó đã biến thành sân golf nhưng Đan Kia, Suối Vàng, Lạc Dương, Đơn Dương... vẫn còn là những nơi chốn của thiên nhiên kỳ diệu. Nếu không đủ tầm quy hoạch, những cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ biến mất.
 
Chúng ta không chỉ “mất” Đà Lạt mà còn mất cả “niềm vui” và “sự mát dịu” của thiên nhiên ban tặng. Đó chính là nỗi buồn mang tên Đà Lạt!
Lưu Nhi Dũ
 
http://nld.com.vn/2010072911429472P1002C1003/noi-buon-da-lat.htm - http://nld.com.vn/2010072911429472P1002C1003/noi-buon-da-lat.htm
 
 


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Aug/2010 lúc 9:19pm
 
Nói hoài nói mãi cũng thế !
Càng nói càng đau lòng !
Không nói lại đau lòng gấp bội !!!
 
ÔI ! DALAT VỚI BẠT NGÀN THÔNG REO THUỞ NÀO !
 
Cry
mk
 
 
 
 
Thứ sáu, 6/8/2010, 8:59 Sáng

Đua nhau chặt thông!

Theo http://nld.com.vn/20100806122850314P1002C1005/dua-nhau-chat-thong.htm - Người Lao Động
 

Năm 1978, diện tích rừng thông của toàn TP Đà Lạt là 30.000 ha, nay chỉ còn 14.000 ha. Đà Lạt không còn thông có còn là Đà Lạt?

 
 
Theo số liệu chúng tôi có được, từ năm 1960 đến 1966, diện tích rừng thông của toàn bộ Đà Lạt  trên dưới 90.000 ha, thế nhưng con số này sụt giảm nhanh chóng theo tốc độ đô thị hoá của thành phố này. Nếu năm 1978, diện tích này còn 30.000 ha thì 20 năm sau chỉ còn 16.200 ha.
 
Hai năm sau giảm tiếp 2.000 ha, do vậy theo số liệu mới nhất, đến nay toàn bộ diện tích thông của Đà Lạt chỉ còn tròm trèm 14.000 ha.

 
Thông nội đô cạn dần

 
Tốc độ đô thị hoá nhanh lại không tuân thủ quy hoạch cùng với tình trạng di dân tự do, xây dựng nhà cửa trái phép đã hạ sát dần những tán thông trong nội đô Đà Lạt.  Thủ đoạn chính của những “sát thủ thông” là “ken” cây (dùng rìu, rựa vạt một phần gốc cây, sau đó lấy lửa đốt vào chỗ bị chặt) và chờ gió quật ngã cây rồi đến dọn dẹp hoặc đào xung quanh gốc thông rồi cho muối hoặc hoá chất vào làm thông chết.
 
Sau khi cây “lìa đời”, hung thủ sẽ tận thu cây về làm chất đốt hoặc có thêm đất sử dụng để canh tác hay xây dựng nhà cửa! Nhiều cánh rừng thông tuyệt đẹp ở các thắng cảnh, dinh thự,  trục phố chính như thác Cam Ly, hồ Than thở, Dinh I, Dinh III, Đa Thiện, Thái Phiên, Nam Hồ, đường Trần Hưng Đạo, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân dần dần bị xoá sổ.
 
Những khu vực thông bị triệt hạ nhiều nhất là đèo Prenn, lăng Nguyễn Hữu Hào, Dinh III, đèo Mimosa, Thung lũng Tình yêu... Ngay cả thông sau lưng trụ sở UBND tỉnh cũng chung số phận và nơi đây cả một rừng thông già đã biến mất, thay vào là một “khu phố văn hoá” thuộc phường 3 (!?).

 
Qua số liệu thống kê của cơ quan chức năng, trước năm 1997, diện tích rừng tập trung trong khu vực nội ô của TP Đà Lạt là 356,5 ha với gần 10.000 cây thông  phân tán trên khắp địa bàn. Nhưng trong một báo cáo mới đây của HĐND TP Đà Lạt, từ năm 1988 đến nay, rừng nội ô Đà Lạt đã “biến mất” hơn 70 ha, trong đó có hơn 35 ha rừng tự nhiên, 35 ha rừng tập trung và khoảng 3.380 cây thông phân tán bị chặt hạ.
 
 
Đua%20nhau%20chặt%20thông!
Biết bao cây thông đã bị triệt hạ để nhường chỗ cho những biệt thự mọc lên?
 
 
Như vậy đến nay, nội đô Đà Lạt chỉ còn khoảng 6.500 cây, một lượng cây không nhỏ đã bị triệt hạ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, diện tích rừng thông và lượng cây thông phân tán bị chặt hạ và lấn chiếm trong thời gian qua lớn hơn nhiều so với số liệu nêu trên. Một trong những vụ “sát hại” thông mới nhất đang được cơ quan chức năng TP Đà Lạt hứa sẽ điều tra để xử lý nghiêm là vụ tàn phá bộ mặt Đà Lạt xảy ra sau Dinh I.
 
Đầu tháng 7-2010, các cơ quan chức năng của TP Đà Lạt đã vào cuộc để điều tra giai đoạn hai, làm rõ vụ phá rừng thông và huỷ hoại đất rừng tại Tiểu khu 156 (phía sau Dinh I) thuộc rừng đặc dụng Đà Lạt (do Ban Quản lý rừng Lâm Viên quản lý).
 
Trước đó, ở giai đoạn một, cơ quan chức năng của TP Đà Lạt từ  ngày 18 đến 27-6 đã kiểm tra hiện trường Tiểu khu 156 và phát hiện tại đây một vụ bạt đồi, san ủi đất và ngang nhiên chặt thông của Doanh nghiệp tư nhân Thành Danh Phát (2/5 - Quang Trung, P.10, Đà Lạt). Căn cứ vào hiện trường đã bị tác động (gần 5.000 m2) thì số lượng thông đã bị chặt phá lên đến gần 1.000 cây...

 
Ngoại ô: “Hạ sát” có giấy phép

 
Cùng chung số phận với thông ở nội đô, các khu vực rừng ngoại ô bị gãy đổ hàng loạt bởi vấn nạn khai thác nhựa hoặc đục thân cây thông để lấy ngo dầu. Diện tích này sẽ càng giảm thêm khi hàng loạt dự án du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, bất động sản... đang được triển khai ồ ạt.
 

Sẽ đốn hạ thông trên đèo Prenn?

Không chỉ có việc chặt cây, mới đây nếu không phát hiện sớm thì gần 400 cây thông trong dự án khu Nam Sơn Resort  đã bị triệt hạ bởi hành vi cố tình đắp đất vào gốc thông (đây là cách có thể làm thông chết - PV) của Công ty Maico, kết quả đơn vị này bị phạt 30 triệu đồng.

Mới đây, một “hung tin” đang được nhiều người dân Đà Lạt bàn tán xôn xao là một đồ án quy hoạch nếu được phê duyệt thì hai hành lang đèo Prenn sẽ được tiếp tục giao cho các nhà đầu tư bê tông hoá để làm các khu biệt thự nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái... và hàng chục ngàn cây thông đứng trước nguy cơ bị tận diệt.

Theo số liệu của UBND TP Đà Lạt, tổng số dự án về biệt thự và căn hộ cao cấp đã và sắp triển khai trên địa bàn thành phố này hiện đã lên đến con số xấp xỉ 70 dự án với tổng vốn đầu tư lên đến trên 13.000 tỉ đồng, tổng diện tích đất được đưa vào sử dụng khoảng 3.000 ha, trong đó nhiều dự án nằm trong khu vực rừng phòng hộ và nguyên sinh. 

 
Sau 5 năm triển khai (từ 2005 đến 2009) trong 47 dự án đầu tư vào khu du lịch hồ Tuyền Lâm, đến nay chỉ mới có 8 dự án triển khai, 11 dự án bị thu hồi, 1 dự án nằm ngoài khu du lịch, 5 dự án xin trả lại. Hiện chỉ có 2 dự án cơ bản hoàn thành là khu Nam Sơn Resort  của Công ty TNHH Maico và vườn hoa lan kết hợp tham quan du lịch Thanh Quang của Công ty TNHH Hoa lan Thanh Quang đã đưa vào hoạt động.
 
Hai dự án thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2011 gồm: dự án sân golf 18 lỗ của Công ty Cổ phần Sacom, hiện đang triển khai xây dựng các đường golf và các công trình thuộc phần đất trên địa bàn TP Đà Lạt. Còn dự án khu Thanh Nhựt Resort của Công ty TNHH Nhựt Phát đã triển khai xong công tác chặt hạ cây theo giấy phép.
 
Dự án thuộc Công ty TNHH Xây dựng và Giao thông Tiến Lợi hiện đang thi công và hoàn thiện nhà tiếp tân, đang thực hiện thủ tục xin phép để có thể xây dựng 10 căn biệt thự trong tháng 9-2010, song song đó tiến hành làm đường giao thông nội bộ... Tính sơ bộ từ năm 2005 đến nay, tổng số gỗ tận thu hơn 2.666 m3 với số tiền thu được hơn 3,4 tỉ đồng, trong đó nộp ngân sách hơn 1 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo giới đầu tư, nhiều dự án có dấu hiệu xí phần để chuyển nhượng lại kiếm lời, nhưng rừng thông thì cứ chặt trước cho chắc ăn.

 
Ngoài các dự án trên, còn có 24 dự án thi công và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2012 và 2013, trong đó, một số dự án đã và sắp chặt cây để làm đường hoặc xây dựng công trình. Đó là dự án Công ty Cổ phần Thiên Nhân, đang tiến hành thi công đường giao thông nội bộ, đang thuê tư vấn tiến hành định vị các căn biệt thự để thực hiện thủ tục chặt hạ cây và xin phép xây dựng các căn biệt thự; dự án Công ty TNHH May thêu thương mại Lan Anh đã chặt hạ cây xong phần đường giao thông; dự án Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức đang tiến hành chặt hạ cây theo giấy phép, sau đó sẽ xây dựng đường giao thông nội bộ... và còn nhiều dự án khác nữa. Theo sau đó là hàng ngàn cây thông bị hoá kiếp!

 

Kỳ tới: Cân nhắc hiện đại hoá Đà Lạt

http://tintuc.xalo.vn/001367323921/dua_nhau_chat_thong.html - http://tintuc.xalo.vn/001367323921/dua_nhau_chat_thong.html
 
 


-------------
mk


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 05/Aug/2010 lúc 9:43pm
 
Như vậy thì "Đồi thông hai mộ" bây giờ ra sao rồi!!!!!
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Aug/2010 lúc 11:10pm
 
~::Trích Dẫn nguyên văn từ lo cong

 
Như vậy thì "Đồi thông hai mộ" bây giờ ra sao rồi!!!!!
  
 
 
 
 
Kính chào anh LoCongMuoiLam,
 
Mời anh LoCongMuoiLam vào tuần tự 4 links (hoặc các bài viết ) bên dưới , chuyện tình Đồi Thông Hai Mộ và... "số phận" di tích Đồi Thông Hai Mộ tương đối đầy đủ.
 
Enjoy,
mk
 
 
Link 1
 
  http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=227 - http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=227
 
 
Link 2
 
http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=894 - http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=894
 
 
 
 

Link 3

http://vn.360plus.yahoo.com/zulya-zulya/article?mid=11793&fid=-1 - http://vn.360plus.yahoo.com/zulya-zulya/article?mid=11793&fid=-1

 
http://vn.rd.yahoo.com/blog/mod/art_title/*http://vn.360plus.yahoo.com/zulya-zulya/article?mid=11793 - Chuyện về Đồi Thông Hai Mộ - Đà Lạt
 
Đăng ngày: 11:03 01-04-2010
 

 


tamtay.vn%20-%20photo%20-%20Themes%202%20


Mấy ngày nay, Sài Gòn oi bức với cái nắng rực lửa... Không có giọt mưa nào. Thế là mình tìm đến Đà Lạt cho đỡ nóng. Không khí ở đây lạnh lạnh... Sương phủ ướt cả tóc. Mình đã đi chơi rất nhiều nơi ở Đà Lạt. Mình đã rất hiếu kì nên ghé vào ngôi nhà được biệt danh là :"Ngôi nhà ma". Ở ngôi nhà này lạnh lẽo thật... Chỉ có cặp vợ chồng và những đứa con sinh sông trong ngôi nhà này... Mình cảm thấy lạnh dọc sống lưng khi có luông gió thổi lành lạnh qua người...

Nơi mình cảm thấy thật sự mũi lòng là địa điểm Đông Thông Hai Mộ. Nhìn nấm mồ giờ đây chỉ còn một, trên bia đá thì vẫn còn son sắc hai từ "mệnh chung"... Nơi đây làm cho mình thấy thương xót. Mình lúc nào cũng thế, cũng dễ xao lòng, cảm động với một người xấu số nào... Câu chuyện mà mình nghe được từ cô bán trà Atiso ven đường:


Ở tại đà lạt, có hai người yêu nhau. Người con gái tên Lê Thị Thảo là giáo viên của trường cấp 3 Bùi thị Xuân. Người con trai tên Võ Công Tâm hoc ở trường võ bị quốc gia Đà Lạt, hai người yêu nhau say đắm. Một hôm thì anh Tâm dăt Thảo về quê mình chơi và vì Thảo nhà wá nghèo , lại theo đạo Thiên chúa giáo và mồ côi cha me, còn anh Tâm thì ngươc lai nhà đạo Phật gia đình tương đối khá giả. Vì mẹ anh Tâm có tư tưởng môn đang hộ đối và trong thời gian đó thì dạo Phật và Thiên chúa giáo đối lập với nhau nên me anh Tâm không đồng ý con mình quen với Thảo. Nhưng vì thương nhau, sau khi quay về Đà lạt thì hai người vẫn tiếp tục yêu nhau .

Đến một ngày nọ thì anh Tâm nhận được tin ở dưới quê lên là mẹ bệnh , anh vội vã trỡ về quê thì anh phát hiện ra đó không phải là sự thật mà thay vào đó là gia đình anh đã sắp đặt 1 đám cưới cho anh cùng 1 cô gái khác con nhà khá giả trong lòng . Tuy không muốn lấy cô gái này làm vợ nhưn g vì me anh nói nếu anh bỏ đi thì mẹ anh sẽ tự tử cho nên giữa chữ hiếu và chữ tình anh đành phải chấp nhận lấy vợ để vẹn toàn đạo hiếu với mẹ. Tuy cưới vợ nhưng trong lòng anh luôn nghĩ về cô Thảo và cô vợ đó chỉ trên danh nghĩa.

Còn cô Thảo ở trên Đà Lạt, nghe được tin anh Tâm đã lấy vợ rồi nghĩ là anh Tâm đã phụ tình mình cho nên cô Thảo đã ra hồ Sương Mai ( nay là hồ Than Thở) để ngồi suy tư về nhiều chuyện , và đã xé nửa tà áo dài trắng và viết đề lại 2 câu thơcho người yêu,  sau đó là gieo mình xuống hồ tự tử.

Tà áo trắng nay tình ta đã hết
Chút tình này xin trả lại cho nhau...

Đến nay, mỗi khi đọc lại 2 câu thơ này, chắc ai cũng không cầm lòng được. Tiếc cho 1 cô gái tuổi thanh xuân nhiều hoa mộng, giờ chỉ còn là một nấm đất lạnh lẽo..

Sau một thời gian, anh Tâm quay về Đà lạt hay được tin Thảo đã chết vì mình.Anh rất đau lòng muốn tự tử theo nhưng được sự khuyên răng của bạn bè nên anh Tâm đã ra mộ của cô Thảo và nói :

"Nếu sống không được chung 1 mái nhà , thì chết nhất định sẽ chung một nắm mồ "

Sau đó anh ra trận và bị thương nhưng lại không muốn chữa trị. Thảo mất vào ngày 15/03/1956 và 7 tháng sau thì anh Tâm qua đời. Trước lúc wa đời anh có trăn trối lại rằng nếu anh có chết thì chôn cạnh mộ Thảo và bạn bè của anh cũng làm theo lời anh và làm một cái cầu nối 2 ngôi mộ và lập 1 tấm bia đôi, trên đó có khắc nhưng câu thơ :

Non xanh nước biếc dù thay đổi

Cuộc tình chung thủy Thảo trong Tâm

Chiều chưa xuống mà nắng vàng đã vội tắt

Đêm chưa về mà khói đã đẫm sương

Cả núi rừng ngấm lệ tiếc thương

Cho mối tình ngang trái uyên ương không thành.

Cha me anh Tâm nghe được tin này thì cũng rất đau bùn và hối hận và đồng thời cũng chấp nhận được đặt mộ anh Tâm lại Đà Lạt, 3 ngày sau khi an táng, cô vợ của anh Tâm thì nổi lòng ghen tức:"Tại sao mình là vợ được cưới về đường đường chính chính, mà chỉ là vợ chồng trên danh nghĩa, đến khi chết rồi lại muốn nằm cạnh người tình xưa!". Thế là cô định đập tan cây cầu nối và tấm bia đôi, đòi bốc hài cốt của anh Tâm về nhưng cha me anh Tâm khuyên là khoan hãy để một thời gian sau đã.

Sau đó một thời gian thì cô ta đã bốc hài cốt của anh Tâm về. Thảo và Tâm chỉ được ở gần nhau có 3 năm. Từ đó đồi thông 2 mộ chỉ còn lại 1 mộ nhưng người ta vẫn tin rằng 2 người vẫn luôn bên nhau nên đã lập lại mộ tượng trưng cạnh bên cạnh mộ cô Thảo. Vì lẽ đó,ngày nay, du khách viếng Đà Lạt ngang Đồi thông vào Hồ Than Thở chỉ thấy trơ trọi nấm mồ của Thảo. Bên kia là hồ Than Thở xao sóng lăn tăn như nước mắt của cô gái Đà Lạt gửi về chàng trai Gò Công thương nhớ.

Ngày nay, ở đồi thông 2 mộ vẫn còn bia đá của hai người với 2 bài thơ bất hủ nhưng nằm dưới ngôi mộ đó chỉ còn một mình Thảo cô đơn lạnh lẽo mà thôi. Vì Thảo mồ côi cha mẹ nên cũng không họ hàng gì hết nên có lẽ suốt đời suốt kiếp này cô vẫn nằm yên đó mà thôi..

Được biết ngôi mộ của cô giáo Thảo đã bị đập bỏ hoàn toàn trước 8 năm sau Giải phóng 1975. Hiện nay ngôi mộ này đã được dưng lên để nhớ về người quá cố và một câu chuyện tình thiêng liêng.

Chuyện Đồi Thông Hai Mộ là có thật !

Sau khi mộ của chàng trai bị bốc về quê thì cô Thảo có đi lang thang trong những đêm tối...Vì có người đã từng gặp nên mới kể lại.
Vơi nhiều tiếng đồn cô Thảo rất linh thiêng nên đã có thêm mấy ngôi mộ mới nữa xây gần bên, về sau thì người ta không còn thấy cô Thảo đi lang thang nữa.
 
http://vn.360plus.yahoo.com/zulya-zulya/article?mid=11793&fid=-1 - http://vn.360plus.yahoo.com/zulya-zulya/article?mid=11793&fid=-1
 
 
*
**
Link 4
 
http://blog.yume.vn/xem-blog/doi-thong-2-mo-khong-con-la-an-so-bi-mat.phongdalat.35CAFB98.html - http://blog.yume.vn/xem-blog/doi-thong-2-mo-khong-con-la-an-so-bi-mat.phongdalat.35CAFB98.html
 
 
 

Đồi thông 2 mộ -

không còn là ẩn số bí mật

Chủ nhật, 13/09/2009 16:22 pm

 
 
 
Đến đà lạt du khách từ xưa vẫn vấn thường nhắc đến đồi thông hai mộ, nhưng hiếm thấy có trong hành trình các tour du lịch đà lạt bởi tính bí ẩn đồn thổi và một phần còn hoang dã của nó.


hoa dã quỳ bên đồi thông hai mộ

Đồi thông hai mộ là thắng cảnh du lịch trực thuộc khu du lịch hồ Than thở, được tham quan tự do. Tọa lạc tại một khu đồi cao, 100% diện tích trước đây là thông ba lá, ngút ngàn và hoang sơ, tuy nhiên một vài năm gần đây, người dân đã khai phá sử dụng một phần diên tích để trồng rau và sinh sống nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến di thắng này.

đồi thông 2 mộ ngút ngàn thông

Thắng cảnh đồi thông hai mộ thường được nhắc đến với nhiều truyền thuyết, sự tích ly kì, tuy nhiên có một câu chuyện được cho là có tính trung thực nhất được kể: Người con trai tên là Tâm, con một của một đại điền chủ ở Gò Công. Được cha mẹ hết sức cưng chìu, vì môn đăng hộ đối và chữ hiếu làm đầu nên đã tạo nên thiên tình sử có một không hai

Vì là con một nên cha mẹ bắt có vợ sớm để có con nối dõi. Chàng vì chưa muốn có gia đình mà lại không muốn làm cha mẹ buồn nên lén đầu quân vào trường Võ Bị Đà Lạt. Thời gian học ở đây, chàng có quen một người con gái gia đình là công chức, cô gái tên Thảo .

Hai người tâm đầu ý hợp, yêu nhau tha thiết, hẹn biển thề non. Ra trường, Tâm về xin cha mẹ trầu cau cưới hỏi ...nhưng gặp phải sự cản trở quyết liệt của gia đình .Cha mẹ chàng bắt chàng đi cưới người con gái mà chàng không hề yêu mến ..vì lẻ đó Tâm đã xin chuyển đến một vùng tuyến đầu lửa đạn để tìm quên ...


sương mù giăng ngang đồi

Từ khi Tâm rời trường Võ Bị ra chiến trường, Thảo vô cùng đau khổ khi biết cha Mẹ Tâm không chấp nhận chuyện của hai người ...và còn thêm nổi buồn lo cho người yêu đang vì mình mà lao vào tuyến đầu lửa đạn nên dù cha mẹ hết lòng khuyên lơn, dù không biết bao nhiêu người mối mai dạm hỏi, nàng cứ một mực đợi chờ chàng trở lại ...và những cánh thư từ chiến trường gửi về bây giờ là niềm vui, là lẽ sống của nàng .

Cho đến một ngày kia, nàng nhận được tin báo tử từ chiến trường gửi đến .Quá buồn rầu nàng lâm trọng bệnh và mất. Trước khi mất nàng xin người nhà chôn nàng trên đồi thông , nơi mà trước kia khi chàng còn là Sinh viên của trường võ Bị mổi tuần được ra trường hai người thường hẹn nhau tâm sự ..........

Nhưng thật thì Tâm chưa chết - người ta đã nhầm khi báo tử và khi trở về Tâm mới hay Thảo đã chết và được chôn trên đồi thông vi vu gió ngàn. Vì quá đau buồn, Tâm xin trở vào vùng lửa đạn và đã hi sinh trong một trận giao tranh ác liệt.


ngôi mộ hai người xấu số

Tuy nhiên câu chuyện thì vẫn là câu chuyện, được biết hai ngôi mộ hiện nay là không phải thật vì nó nó đã được đập phá hoàn toàn sau khi giả phóng 1975. Sau đó có nhiều người dân sống gần đó (hoặc có lẽ thân nhân của hai người xấu số) đã cho xây lại, một phần để tưởng nhớ, một phần để hấp dẫn thị hiếu du lịch.

Bên cạnh hồ than thở thơ mộng
Vài năm gần đây vô số sự kiện ly kì, gựt gân xảy ra tại đồi thông này, mở đầu là có một chàng du khách chụp hình bên mộ cô Thảo, tấm hình được rừa ra có một bóng ma lấp ló phía sau, tấm hình nhanh chóng được lan truyền trên các phương tiện thông tin và thêu dệt nhiều câu chuyện về chàng du khách đã chết khi nhìn thấy tấm ảnh.


Sau sự kiện đó là một loạt chuyện tự tử, cắt cổ, đâm chém, cướp xe tại khu vực này, chuyện rùng rợn nhất là một đôi học sinh yêu nhau nhưng bị phản bội, chàng trai tên Việt đã rủ nàng ra đây và đâm chết người yêu mình, rạch mặt, cắt thịt một cách dã man và thú tính.


Người ta cho rằng tất cả những câu chuyện này đều do "ma xui quỹ khiến", cũng chính những câu chuyện này mà thắng cảnh đẹp thường được nhắc đến với những chết chóc, ma quái.

Tuy nhiên theo mình, một người đã từng gắn bó với đà lạt và thắng cảnh này nhận định - đến đồi thông này, các bạn có thể giải trần thoát tục những muộn phiền lo lắng, xung đột của bản thân bởi không gian rộng và vi vút thông, trong lành, mát mẻ, một nén nhang cho người xấu số sẽ làm bạn thấy thanh thản và hạnh phúc như được sẻ chia và đồng cảm.


Nếu bạn đi tập thể có thể chọn hình thức cắm trại tại đây cũng rất lý tưởng, trước đây mình thường thấy các bạn học sinh đà lạt cúp học ra mò ốc dưới hồ than thở sau đó đem lên đồi nướng ăn, vui và thú vị lắm, chẳng có chết chóc hay ma quỹ gì nhát cả đâu!

 

XEM THÊM CHO...VUI Smile

http://www.youtube.com/watch?v=DhL_iTlIQYo&feature=player_embedded - http://www.youtube.com/watch?v=DhL_iTlIQYo&feature=player_embedded #! 

 

 
 
 


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Aug/2010 lúc 8:28am
 
 

Nhan sắc Đà Lạt đã tàn phai

Cập nhật lúc 1:10' ngày 05/08/2010
 
 

Người Đà Lạt bây giờ cũng thèm sương, thèm chính cái mà họ không bao giờ thiếu. Sương mù sắp thành hàng hiếm, vậy Đà Lạt còn gì?

Rất dễ nhận ra bóng dáng trầm mặc của những ngọn thông vươn thẳng trong nội ô đã vắng đi nhiều. Tôi lân la hỏi về một Đà Lạt ngày xưa, nhiều người cao tuổi chép miệng lắc đầu rồi buông một câu hững hờ: “Đà Lạt bây giờ…”. Không hững hờ sao được khi diện mạo Đà Lạt đang khác đi từng ngày, như một cô sơn nữ e ấp sắp trở thành cô gái thị thành diêm dúa. 

 
 

Khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt trang bị hệ thống máy điều hòa. Khách đến đây thường mở chế độ lạnh cho bớt ngộp và đỡ… nóng!

 
Mất dần phong vị
 
Đà Lạt trong ký ức của nhà Đà Lạt học Nguyễn Hữu Tranh là “nhỏ và xinh lắm”. Ông bảo hồi xưa cái gì cũng nhỏ nhỏ xinh xinh, đồi cỏ, rừng thông và hồ xanh ngăn ngắt. Ngày bé đi học mẹ phải thoa vaseline lên má ông cho khỏi rát vì lạnh, phải mang găng tay, đội mũ len giữ ấm. Hầu như buổi sáng nào đi học trời cũng mù mịt sương, đến nỗi xe hơi chạy ban ngày còn phải bật đèn pha. Hình ảnh ông nhớ nhất là mẹ ông mỗi lần đi chợ đều mặc áo dài trắng. Mấy o bán hoa hồng, hoa cúc, bán đậu hũ ngoài chợ cũng vận áo dài trắng. Sương mù bảng lảng và áo dài trắng quyện vào nhau hư hư thực thực. Ông bảo mỗi lần nhớ lại hình ảnh đó luôn có một cảm xúc dịu dàng dâng lên trong lòng ông. Còn bây giờ, kiếm đâu ra hình ảnh tà áo dài trắng thấp thoáng trong sương mù vì trời vừa sáng, làn sương mù mỏng dính đã tan nhanh.

Ông Đoàn Văn Quỳnh, sống ở Đà Lạt từ năm 1966, nhớ lại: Đà Lạt lúc đó là một thành phố nhỏ -  một tiểu Paris chìm trong sương mù, trong ngàn thông reo và cái lạnh gai gai da thịt. Tuổi thanh xuân của ông đã bắt đầu ở nơi này khi công danh sự nghiệp chưa có gì, chỉ có đầy ắp những mộng mơ tuổi trẻ. Ông bảo, khí chất của Đà Lạt làm cho con người ta hiền hòa hơn, thơ hơn. Đà Lạt ngày xưa của ông lão chạy xe ôm ở góc đường Lê Hồng Phong – Trần Phú ùa về qua ánh mắt rưng rưng: “Tôi chỉ yêu Đà Lạt ngày xưa thôi”. Ông kể hồi đó trời lạnh lắm, sương mù dày đến nỗi nhìn mặt nhau cũng khó, đôi lúc ngay đầu rãnh mái tôn giọt nước còn bị đóng băng. Ông thường đi tha thẩn vào sớm tinh sương để ngắm nhìn những ngôi biệt thự khuất sau những gốc thông, rất huyền ảo và… xa xỉ. Bây giờ, ông vẫn nhìn về hướng những ngôi biệt thự ít ỏi còn sót lại nhưng ông bảo, không làm sao tìm lại được “mùi vị” của ngày xưa. Có lẽ do sự biến mất của lớp sương huyền ảo và những gốc thông xù xì mà ông từng tựa lưng.

Không nói nhiều về tình yêu Đà Lạt, người con của đồng bằng sông Cửu Long Lưu Vĩnh Phước chỉ cho biết rằng từ năm 9 tuổi, ông đã theo cha – vốn bị “hớp hồn” trong một lần lên Đà Lạt nghỉ mát – đến mảnh đất này và không thể ở chỗ nào khác nữa dù đã vài lần khăn gói bỏ đi, rốt cục cũng trở về Đà Lạt vì quay quắt nhớ những sớm mù sương ở nơi này. Ông cười đưa ngón tay lên, kêu: “Đà Lạt là số một!”.

…Và một Đà Lạt “xấu xí”
 
Đà Lạt phát triển. Phình to. Hiện đại, nhưng chỏi lỏi với những gì đang có. Họa sĩ Vi Quốc Hiệp – người yêu Đà Lạt đến từng ngọn cỏ, ngọn thông – than rằng, Đà Lạt đang “đi” nhanh quá, không hợp với Đà Lạt chút nào. Đà Lạt thay cái áo màu xanh của rừng thông thành cái áo đủ màu bê tông sắt thép. Những người yêu Đà Lạt nhất lại là những người chê Đà Lạt nhất. Chê. Đau. Và bất lực. Ông T.N.Thắng, gia đình có 40 năm làm nghề bán báo ở khu Hòa Bình, bảo ngay cả cỏ trong Đồi Cù bây giờ cũng không đẹp, không xanh mướt như cỏ ngày xưa. Ông quả quyết cỏ ngày xưa có 3 màu, lúc mưa xuống cỏ xanh màu mạ non, một thời gian sau cỏ chuyển màu xanh sẫm, khi cỏ ra đọt non chuyển sang màu tím phơn phớt.

 Kiến trúc sư Lữ Trúc Phương cho rằng những dãy nhà dân tự xây kiến trúc rất chắp vá, không đồng bộ. Ông ví von, kiến trúc ở Đà Lạt giẫm từ cái sai này sang cái sai kia. Những khoảng trống bất kiến tạo đáng lẽ phải được để dành, nay lại bị tận dụng triệt để. Nhà Đà Lạt học Nguyễn Hữu Tranh lại cho rằng nhà ống nhà hộp có lợi thế tận dụng được quỹ đất nhưng chính sự trộn lẫn loại nhà này trong khu quy hoạch cũ đã làm Đà Lạt biến dạng. 

 Cái lạnh vẫn còn nhưng cái ôn hòa đã mất. “Khí hậu Đà Lạt vốn được ca tụng là mùa thu bất tận, nhưng bây giờ là mùa gì không biết”, ông Thắng than phiền. Khí hậu “đỏng đảnh” đã làm một lão nông như ông Quỳnh đôi lúc cũng phải… bó tay vì đoán trật lất thời điểm cây ra hoa. Ông lắc đầu: “Thời tiết thất thường làm cây ra hoa bất thường theo, có năm nở rộ có năm chỉ trổ lác đác, hồi xưa chỉ che lưới 50% nhưng giờ phải che lưới lên 70% mà vẫn còn sáng quá”. Ông bảo rằng bây giờ nhiều người cũng như ông, chỉ mặc áo lạnh theo thói quen từ xưa chứ không hẳn vì lạnh.

Trước đây, nói đến chuyện gắn máy điều hòa hoặc quạt máy ở Đà Lạt chẳng khác nào bị “hâm” nhưng bây giờ mọi chuyện đã khác. Cách đây vài tháng, ông Thắng phải “rinh” về cái quạt máy để mỗi trưa cả nhà quây quần ăn cơm đem ra quạt cho đỡ nóng. Lạ hơn là trường hợp nhà ông Phước (số 8 Phù Đổng Thiên Vương) đã được gắn quạt trần từ hồi năm 1998, ông bảo trời nóng mới gắn! Quạt máy cũng hiện diện trong rất nhiều hàng quán ở Đà Lạt. Ít thì một cái, nhiều thì ba cái. Thậm chí, một số khách sạn lớn đã bắt đầu gắn máy lạnh để “phòng hờ” như khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt, Bệnh viện Hoàn Mỹ…

 
 
Sẽ ra đi như một cuộc tình
 
Rõ ràng Đà Lạt đang đi theo quy trình ngược, những chuyện rất lạ đã trở thành quen, còn những chuyện quen đã trở thành lạ. Sương mù và thông là hai thứ đặc trưng của Đà Lạt, vậy mà cũng sắp trở thành “hàng hiếm” vì sương mù lâu lâu mới có một đợt, còn thông ở trong nội ô thì cứ biến mất từng ngày, một phần vì bị đốn hạ, một phần bỗng dưng lăn ra chết!
 
Đà Lạt mất thông là mất đi một nửa hồn. Đà Lạt mất sương mù là mất đi nửa hồn còn lại. Liệu Đà Lạt sẽ ra sao khi chỉ còn là cái xác không hồn mà cũng không hoàn toàn lành lặn? Nói như ông thợ chụp ảnh Trần Ngọc Vinh: “Đà Lạt rồi sẽ ra đi như một cuộc tình”!
 
 
http://dalatclub.org/2010/08/nhan-s%E1%BA%AFc-da-l%E1%BA%A1t-da-tan-phai/ - http://dalatclub.org/2010/08/nhan-s%E1%BA%AFc-da-l%E1%BA%A1t-da-tan-phai/
 
 
 


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Sep/2010 lúc 4:31pm
 
 

 

  Bức ảnh kinh hoàng

http://aa.rd.yahoo.com/vn/news/partners/logo/SIG=115lbsmlv/**http%3A%2F%2Fwww.tuoitre.com.vn%2F -
Tuổi Trẻ Online - Thứ Hai, 6/9

http://vn.news.yahoo.com/tto/20100906/twl-buc-anh-kinh-hoang-5727bc2.html?printer=1 -  

http://vn.news.yahoo.com/tto/20100906/img/pwl-buc-anh-kinh-hoang-37ca-8df86510bdbd0.html -  Bức ảnh kinh hoàng

TT- – TTO - Đó là bức ảnh gây xúc động hơn bất kỳ một số liệu nào về những mất mát mà người dân ở Pakistan đang phải gánh chịu sau lũ lụt.

Hình ảnh bốn đứa trẻ nằm lả đi trên tấm chăn dơ bẩn, một trong số các em ngậm một bình sữa rỗng không, giữa một bầy ruồi nhặng bu khắp người. Bức ảnh được chụp bởi phóng viên AP Mohammad Sajjad đã gây sốc trên toàn thế giới.

>> Pakistan: đau thương "mùa nước mắt" >> Pakistan nợ giữa lũ lụt >> Bán đảo Nam Á và lũ lụt >> Hàng triệu người dân Pakistan bị đói

Cậu bé với bình sữa không trong bức ảnh là Reza Khan, hiện đang sống trong một khu trại tạm bợ ven đường ở Azakhel, cách thành phố Peshawar khoảng 32km. Khu vực này, nằm sát Afghanistan, chưa bao giờ được bình yên bởi các phiến quân hoạt động rất mạnh tại đây.

Khu trại gồm khoảng 24 túp lều được cứu trợ bởi nhiều tổ chức khác nhau, nhưng không có ai quản lý. Những người ở đây phải tự bảo vệ lấy bản thân, và sống nhờ vào lòng thương của những người qua đường. Có khoảng 19 gia đình ở đây, tất cả đều là người gốc Afghanistan -những người đã mất nhà cửa vì chiến tranh - lại một lần nữa bơ vơ sau trận lũ kéo dài cả tháng trời.

Khi phóng viên của Guardian đến thăm Reza, cậu bé đang ở cùng với mẹ, chị Fatima, cùng với 6 trong số 7 anh chị em của bé. Gia đình của cậu Reza đến từ Butkhak, gần Kabul, thủ đô Afghanistan. Tất cả đều chen chúc trên một tấm mền xanh trải trên lớp bùn đất nhầy nhụa. Reza vẫn đang ngậm chặt bình sữa. Chiếc bình rỗng không.

Fatima đang cố gắng dỗ dành Reza đang khóc i ỉ cả ngày, và cả cậu em song sinh Mahmoud. Chị che chắn cho ba đứa nhỏ khác bằng một tấm vải mùng bẩn thỉu và thủng lỗ chỗ, xin được từ một người đi đường. Đứa con lớn nhất của chị, cô bé 9 tuổi tên Sayma, nhìn xa xăm về phía trước mặt, có vẻ lơ đãng với mọi thứ xung quanh. Em bị câm.

Ruồi bu đen kín những chiếc khăn hiếm hoi trên sàn, và cả trên những đứa trẻ. Có rất ít thứ đáng giá trong chiếc lều - một cái nồi, vài cái gối và một ít quần áo trẻ em. Mùi hôi của phân người và phân thú bốc lên nồng nặc giữa không khí ẩm mốc. Không có khái niệm vệ sinh ở đây, chỉ có những hố chất thải lộ thiên, thu hút hàng đàn ruồi muỗi.

“Hôm nay chúng không có gì ăn” - Fatima vừa nói vừa đuổi ruồi cho con. “Nó khóc vì đói đấy, cả tháng trời nó chưa có miếng sữa nào”. Trong khi đó Aslam - cha của Reza - đang ở bệnh viện cùng với con gái 8 tuổi, cả 2 đều mắc bệnh ngoài da do điều kiện thiếu vệ sinh.

Reza và các anh em của bé cũng đang nổi mẩn đỏ khắp người, và rụng tóc vì thiếu dinh dưỡng. “Chúng tôi đã ở đây một tháng, một tháng rồi! - Fatima nói - Chúng tôi đã quá mệt mỏi vì lũ ruồi và vì đói ăn. Trước khi lũ tới thì chồng tôi có việc làm. Chúng tôi nghèo nhưng ít ra vẫn còn no bụng”. Việc làm mà Fatima nói tới là bán gà để kiếm sống, mỗi ngày Aslan kiếm được 2 USD.

Gia đình 10 người này sống trong một căn nhà gạch nhỏ, giữa 23.000 người tại trại Azakhel dành cho người tị nạn Afghanistan. “Trước đây có bếp, và có vòi nước sạch ở gần nhà. Còn giờ thì đây là tất cả những gì còn lại” - Fatima vừa nói vừa sửa lại số quần áo rách rưới còn sót lại.

Gia đình này là một trong 8 triệu người Pakistan đã mất nhà cửa trong trận lũ, và phải lang thang ngoài đồng suốt 5 ngày, tìm kiếm bất cứ thứ gì ăn được. Việc sống dựa vào các trại cứu trợ gần đó cũng không dễ dàng, bởi theo Fatima: “Họ đòi giấy chứng minh là người Pakistan, nhưng chúng tôi là người Afghanistan cơ mà”.

“Chúng tôi đang phải chạy theo miếng ăn, không có tổ chức cứu trợ nào đến phát cho chúng tôi” - Fatima cay đắng nói. Hiện các con của cô được ăn một bữa một ngày vào buổi chiều, bởi người ta đang phát không bữa ăn trong tháng chay Ramadan. Nhưng tháng chay Ramadan sẽ chấm dứt vào cuối tuần này. “Tôi chỉ muốn hỏi mọi người là, không có cách nào cho chúng tôi một ít thức ăn sao? - Fatima vừa nói vừa chỉ vào hai đứa nhỏ đang ngủ trong lòng chị: Làm ơn đi, các con tôi đang chết dần vì đói”.

XUÂN TÙNG (theo Guardian)

http://vn.news.yahoo.com/tto/20100906/twl-buc-anh-kinh-hoang-5727bc2.html - http://vn.news.yahoo.com/tto/20100906/twl-buc-anh-kinh-hoang-5727bc2.html
 
 
 


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Sep/2010 lúc 7:08pm
 
 
Sep 23, 2010

"Bỗng dưng muốn khóc" với thành Nhà Mạc ở Tuyên Quang


Nguyễn Thúy Quỳnh

Lần đầu tôi đến Tuyên Quang là năm 1987. Quyên chở tôi bằng xe đạp đi qua tường thành rêu phong khuất lấp sau những rễ si tua tủa đầy vẻ cổ kính, kiêu hãnh giới thiệu: Thành nhà Mạc đấy!

Quyên sinh ra và lớn lên ở Tuyên nên tự hào về cái thị xã xinh đẹp này lắm. Mà hình như tất cả những người Tuyên tôi gặp đều giống Quyên. Thành nhà Mạc là một phần niềm tự hào của họ.

http://nguyenthuyquynh.vnweblogs.com/gallery/1580/thanh%20nha%20Mac.jpg">




http://www.5vietnam.com/index.php?option=com_content&view=article&id=6390 - được xây dựng từ thời nhà Mạc vào khoảng năm 1552, còn gọi là thành Tuyên Quang. Thành được xem là một biểu tượng lịch sử của vùng đất Tuyên Quang, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Những năm sau đó, tôi còn nhiều dịp trở lại thị xã Tuyên Quang, và nhìn thành nhà Mạc với cái nhìn của bạn tôi, thành kính ngưỡng mộ một thời lịch sử mà nhờ nó một phần của cái thị xã bé nhỏ này có một cái tên rất ấn tượng : Thành Tuyên.

http://nguyenthuyquynh.vnweblogs.com/gallery/1580/thanh%20nha%20Mac%202.jpg">



Hôm qua trở lại, tôi và những người cùng đi bất ngờ đến sửng sốt trước cái vật thể này:




http://nguyenthuyquynh.vnweblogs.com/gallery/1580/thanh%20nha%20Mac%204.jpg">




Được biết chúng là một phần của công trình tôn tạo trị giá 9,8 tỉ đồng từ  http://www.baotuyenquang.com.vn/Page2.asp?lang=V&func=newsdetail&newsid=19746&CatID=142&MN=142 - - nguồn vốn của  http://www.baotuyenquang.com.vn/Page2.asp?lang=V&func=newsdetail&newsid=19746&CatID=142&MN=142 - Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp.  Sau nhiều tháng thi công, đã kịp chào mừng thị xã Tuyên Quang được nâng cấp lên thành phố, tháng 7 vừa qua.

Mấy văn nghệ sĩ Tuyên Quang đi cùng gọi là cái lò gạch. Dấu ấn cổ kính nhất của thành Tuyên hơn 450 năm tuổi bây giờ là cái "lò gạch" 1 tuổi.

Bao giờ được 450 năm nữa để nó bằng tuổi nó của... năm ngoái?

Quyên bây giờ theo chồng, không còn ở Tuyên nữa. Lướt blog của mình, nhìn thấy mấy cái ảnh này, Quyên có "bỗng dưng muốn khóc" không nhỉ? (xin lỗi nhé, lười nghĩ nên mượn cụm từ này!)

Chả lẽ tại mình dân trí thấp nên nhìn gà hóa cuốc thế, vì người ta bỏ gần chục tỉ chắc phải dự án dự iếc ngon lành lắm, chứ di tích quốc gia, ngân sách nhà nước, niềm tự hào của địa phương... có phải chuyện "oẳn tù tì ra cái gì ra... cái lò" đâu.

Chẳng biết hay dở, đúng sai thế nào...Chỉ thấy mình "bỗng dưng" muốn... post cho Quyên xem!

Nguồn:  http://nguyenthuyquynh.vnweblogs.com/post/1580/254584 - .


http://www.blognhanh.com/entry/BO_VAN_HOA_TT_DL_PHA_THANH_NHA_MAC_TUYEN_QUANG/2199610 - http://www.blognhanh.com/entry/BO_VAN_HOA_TT_DL_PHA_THANH_NHA_MAC_TUYEN_QUANG/2199610



-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Oct/2010 lúc 6:47pm
 
Thứ Hai, 11/10/2010 - 16:37 

Lâm Đồng:

Dinh Bảo Đại có nguy cơ… “biến mất”
 
(Dân trí) - Đến Đà Lạt mộng mơ, ai cũng mong muốn được chiêm ngưỡng những điều kỳ lạ ở 3 Dinh Bảo Đại. Thế nhưng, 2 trong 3 Dinh bị khóa chặt cửa và kiến trúc dần đổ nát theo thời gian.

Có dịp ngao du trên phố núi, tôi lọ mọ đến tham quan Dinh 1 Bảo Đại. Hình ảnh trước mắt tôi thật thất vọng, khi cánh cổng Dinh 1 khép kín. Buồn hơn là cảnh hoang tàn, sắp bị đổ nát. Nếu được cho vào tham quan, chắc tôi chỉ dám nhìn từ xa.

Cổng Dinh 1 Bảo Đại khóa chặt, không cho du khách vào tham quan

Dinh 1 Bảo Đại được xây dựng theo lối kiến trúc tân cổ điển của Châu Âu, do nhà triệu phú Robert Clément Bourgery (viên chức người Pháp) xây dựng khoảng năm 1940, tọa lạc trên ngọn đồi có độ cao 1.550m so với mực nước biển và rừng thông bao quanh. Tổng diện tích sử dụng trong khuôn viên khoảng 60ha. Khi Bảo Đại lên nắm quyền vào năm 1949, ông thấy yêu thích kiến trúc ngôi biệt thự này, cùng với sự yên tĩnh và mát mẻ nên mua lại vào tháng 8/1949.

Thời kỳ Bảo Đại thoái vị, Dinh 1 do quan chức chế độ cũ sử dụng. Sau năm 1975, Dinh 1 dùng làm nhà khách Trung ương. Hôm nay, sự đồ sộ của Dinh 1 chỉ còn lại là cảnh hoang tàn và rách nát. Hiện Dinh này do công ty DRI về du lịch quản lý và sử dụng.

Dinh 1 như "biệt thự tử thần"
 
Rong rêu và tường mục nát bám dày đặc bên hông Dinh 1
 
Cận cảnh mái gói bị bong tróc ở Dinh 1

Tại Dinh 2 Bảo Đại, cánh cổng sắt cũng bị khóa lại. Nỗi thất vọng của những người đến tham quan càng nặng trĩu hơn. Bao quanh ngôi biệt thự là những cây thông che chắn tầm nhìn. Và Dinh 2 Bảo Đại cũng dần bị biến hóa thành hoang phế như Dinh 1.

Dinh 2 nằm trên ngọn đồi có độ cao 1.539m so với mực nước biển. Được xây dựng năm 1937, do kiến trúc sư A.Léonard, P.Veyssere và A.T.Kruze thực hiện. Tòa lâu đài này xây dựng theo kiến trúc tân cổ điển của Châu Âu, nằm trên tổng thể 26ha.

Cổng Dinh 2 Bảo Đại cũng bị khóa chặt
 
May thay, ở Đà Lạt mộng mơ vẫn còn sử dụng Dinh 3 Bảo Đại, để du khách vẫn còn thấy chuyến du ngoạn có ý nghĩa.
 
Du khách ngắm nhìn phòng làm việc của vua Bảo Đại ở Dinh 3

Hiện vẫn chưa có cơ quan chức năng nào nhận trách nhiệm trùng tu Dinh 1 và Dinh 2 Bảo Đại. Nếu không sớm có kế hoạch quản lý, bảo vệ địa danh lịch sử này thì nguy cơ "xóa sổ" Dinh Bảo Đại chỉ còn là vấn đề thời gian.

                                                                                               Hồng Long

 
  http://dantri.com.vn/c20/s20-428786/dinh-bao-dai-co-nguy-co-bien-mat.htm - http://dantri.com.vn/c20/s20-428786/dinh-bao-dai-co-nguy-co-bien-mat.htm
 
 


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Oct/2010 lúc 10:21am

Mê tín

http://aa.rd.yahoo.com/vn/news/partners/logo/SIG=115lbsmlv/**http%3A%2F%2Fwww.tuoitre.com.vn%2F -
Tuổi Trẻ Online - Thứ Bảy, 16/10

http://vn.news.yahoo.com/tto/20101015/tpl-me-tin-ef16c59.html?printer=1 -  

TT- – TT - 16 dân làng đã đồng lòng giết chết một người vô tội chỉ vì tin rằng người này có bùa chú thư yểm. Chuyện không thể tin được này xảy ra đầu năm nay ở xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.

"Xã các bị cáo ở là xã vùng sâu, gần biên giới, trình độ văn hóa thấp, người dân rất mê tín dị đoan. Khi nói đến vụ án mạng này, ngay cả một vài cán bộ của xã vẫn còn tin rằng chuyện bùa ngải là có thật, có người còn nghĩ nên tha bổng cho các bị cáo..."

Ông DANH BÉ (phó trưởng Ban dân tộc tỉnh Kiên Giang, hội thẩm nhân dân của phiên tòa)

Anh T.S. ở xã Tân Khánh Hòa khi có rượu thường hay khoe mình từng học gồng, học bùa. Đầu năm 2010, mẹ của anh S. bệnh chết. Kế đến em và cha của Tiên Qui - một người cùng ấp với anh S. - qua đời.

Qui và những người địa phương cho rằng anh S. đã làm bùa ngải thư chết người.

Ngay cả ông Tiên Xem là cha của anh S. cũng tin vậy nên nhóm của Qui xin ông Xem cho phép giết S. để trả thù cho những người đã mất, đồng thời trừ họa cho dân làng. Ông Xem đồng ý.

Ngày 14-1-2010, thấy anh S. đang cắt cỏ, 15 người với dao, búa, cây tre, cây tràm... đầy sát khí ào đến.

Anh S. hoảng hốt bỏ chạy vào nhà người dân gần đó, đóng chốt cửa bên trong.

Nhóm Qui rượt theo dùng cây tre đâm vào vách, phá tung cửa, xông vào lôi anh S. ra ngoài. Cả nhóm xúm lại dùng dao, búa, cây... chém đâm túi bụi vào người anh S..

Sợ nạn nhân sẽ dùng bùa sống dậy trả thù nên họ tiếp tục dùng dây trói tay, trói cổ kéo lê nạn nhân trên đường kênh dẫn nước, rồi lại chém, đánh anh S..Do bị kéo lê và đánh đập dã man nên quần áo anh S. bị sút ra hết, trần truồng nằm trên ruộng.

Gây án xong, Qui báo cho ông Xem rằng đã giết chết S.. Ông Xem bảo: “Coi nó chết thật hay giả”. Qui trả lời: “Chết thật”. Ông Xem nói: “Nếu ai có đến bắt, tao ở tù cho”.

Những con người tăm tối

16 bị cáo đứng chen chúc trước vành móng ngựa trong phiên tòa sơ thẩm ngày 28-9-2010 tại TAND tỉnh Kiên Giang với tội danh “giết người”.

Nghe mô tả hành vi, tưởng chừng như họ là những tên sát nhân máu lạnh, nhưng những gì diễn biến tại phiên tòa cho thấy họ là những nông dân chất phác, do mê tín, trình độ thấp nên mới có những hành động hết sức tàn nhẫn như vậy.

Trước tòa, tất cả bị cáo đều cho rằng không có mâu thuẫn hay gây gổ gì với anh S.. Lúc đánh anh S. cũng thấy tội nghiệp nhưng “nếu không giết S. thì S. sẽ tiếp tục dùng bùa chú giết hết cả làng”.

Khi tòa hỏi có chứng cứ không, toàn bộ nói rằng chỉ nghe lời đồn, vả lại chính S. đã từng khoe mình biết bùa chú. Chủ tọa thẩm vấn Qui: “Tại sao bị cáo lại giết anh S.?”. Bị cáo trả lời: “Do bị cáo rất tức giận vì cha và em ruột bị S. thư chết nên mới giết S. trả thù, cũng để cứu nguy cho mọi người”.

Chủ tọa hỏi: “Thế bị cáo có biết anh S. dùng bùa giết người như thế nào không?”. Qui đáp: “Bằng cách bỏ trứng gà, lưỡi lam vào trong bụng khiến người đó chết”. “Thế bị cáo có tận mắt chứng kiến không?”. “Tuy không thấy nhưng bị cáo nghĩ là S. có làm”.

Chủ tọa thở dài: “Việc đó là do bị cáo suy diễn vô căn cứ, chứ có ai thấy anh S. thư người khác đâu”.

Vị đại diện viện kiểm sát hỏi bị cáo Xem: “Tuy bị cáo không trực tiếp giết chết con mình nhưng chính bị cáo đã hỗ trợ đắc lực về mặt tinh thần cho các bị cáo khác. Tại sao bị cáo lại đồng ý cho Qui giết chết S.?”. Bị cáo Xem nói: “Chính S. đã dùng bùa thư chết mẹ nó. Nó còn thư làm tui bệnh, nên tui mới đồng ý cho Qui giết nó”.

Khi được tòa hỏi, người vợ của nạn nhân trình bày mong tòa xử nhẹ các bị cáo, bù lại các bị cáo phải trả giùm 50 triệu đồng mà gia đình chị nợ người ta. Tất cả các bị cáo, kể cả thân nhân, đều đồng loạt giơ tay hùn tiền trả nợ giùm cho chị, để đổi lại việc không phải ở tù.

Vị chủ tọa phiên tòa phân tích: luật không cho phép dùng tiền trả để khỏi tội. Đây là tội hình sự nên ngoài việc phải chịu hình phạt tù, các bị cáo còn phải bồi thường cho thân nhân bị hại. Số tiền đó do tòa quyết định chứ không phải các bị cáo muốn hùn tiền trả bao nhiêu thì hùn.

Chắc có lẽ đến lúc đó các bị cáo mới lờ mờ hiểu ra ít nhiều. Bởi khi gây án, họ đã tin rằng giết “kẻ ác” trừ hại cho xóm làng chắc không đến nỗi bị tội. Nhưng đến khi nghe hội đồng xét xử phân tích, rồi tiếng người dự khán chắc lưỡi, ồ lên kinh sợ trước hành động quá dã man và vị đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án lần lượt từ 7-16 năm tù, các bị cáo mới hốt hoảng, lo sợ.

Khi được nói lời sau cùng, 16 bị cáo đồng loạt xin giảm án để sớm về đoàn tụ với gia đình.

Tương lai mịt mờ

Trong khi tòa nghị án, tôi đến hỏi ông Xem: Tính tình anh S. thế nào, có hỗn hào với vợ chồng ông không? Tại sao ông cứ khăng khăng khẳng định con mình dùng bùa giết người và anh S. thư chết người để làm gì?

Giọng ông Xem quyết liệt: “Tính nó ít nói, nó cũng không có mắng chửi tui, nhưng nó rất ác bởi nó thư chết mẹ nó. Có lần nó cho tui ăn bánh, rồi tui bị sình bụng, tui đi coi thầy, thầy lang nói là chính nó thư tui. Giết nó, cái lòng tui cũng xót, nó là con tui mà. Tui đã nhiều lần la mắng nó đừng làm thế, nó vẫn không nghe. Bà con xóm làng ai cũng sợ nó hết. Để nó sống nó sẽ thư hết cả xóm...”.

Thân nhân các bị cáo đều ủng hộ việc các bị cáo làm! Họ nói S. dùng bùa thư rất nhiều người nhưng may mắn đều qua khỏi, chỉ có ba người chết. Bị cáo Tiên Chia còn nói: “Lần đó S. thư tui, khiến người tui nóng ran, bứt rứt, khó chịu, may mà tui qua khỏi. Xóm có đám tiệc, S. mà ngồi bàn nào là người ta dạt ra hết, không dám ngồi cùng bàn vì sợ bị thư chết”.

Tòa tuyên án 16 bị cáo, người cao nhất là Tiên Qui lãnh 15 năm tù, người thấp nhất là bị cáo Tiên Xem bị phạt 7 năm tù.

Những tiếng khóc vỡ òa ra. Đa số các bị cáo đều nghèo, lại là trụ cột của gia đình nên thời gian thụ án lâu chừng nào thì chắc chắn gia đình điêu đứng đến chừng đó và con cái sẽ bỏ học. Riêng anh S. chết ở tuổi 38, để lại bốn đứa con, đứa lớn nhất 16 tuổi, nhỏ nhất 6 tuổi.

Hôm nghe cha bị giết, cô con gái lớn rất sợ, ngồi co rúm trong góc nhà. Em mếu máo: “Cha rất hiền. Chỉ khi có rượu cha mới la nhưng cha rất ít uống rượu”. Vợ anh S. khóc: “Mấy người đó ở tù rồi cũng được ra. Còn chồng tui không sống lại”.

Khi còn sống, ngoài việc chăm sóc 3 công ruộng, anh S. còn đi làm thuê nên cuộc sống không đến nỗi túng quẫn. Giờ gánh nặng dồn trên đôi vai người vợ. Chị cùng con gái lớn làm lụng vất vả để nuôi ba đứa nhỏ tiếp tục đến trường. Nhưng sức phụ nữ có hạn nên giờ nợ nần chồng chất.

Ông Trương Thành Đức, trưởng Công an xã Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Nạn nhân và thủ phạm đều là những nông dân nghèo chân chất, siêng năng chuyện đồng áng, chỉ vì mê tín mới gây ra câu chuyện thương tâm như thế”.

MINH TÂM

http://vn.news.yahoo.com/tto/20101015/tpl-me-tin-ef16c59.html - http://vn.news.yahoo.com/tto/20101015/tpl-me-tin-ef16c59.html
 
 


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Jan/2012 lúc 5:49pm

Bao giờ VN mới chấm dứt những chuyện bất nhân , vô lương tâm tồn tại công khai và lâu dài như thế này !?!?
Thật ĐAU LÒNG !!!

Bravo các anh phóng viên báo Tuổi Trẻ , Thanh Niên ...
Khi nào Công An Kinh Tế ... ra tay !?!?
mk




 Có một số hình không xem được . Mời vào link này xem rõ :

http://tintuchangngay.info/2012/01/16/v%E1%BA%A5n-n%E1%BA%A1n-xang-t%E1%BA%B7c-moc-tui-dan-bao-nhieu-t%E1%BB%89-d%E1%BB%93ng/

Vấn nạn “xăng tặc” móc túi dân bao nhiêu tỉ đồng?

16/01/2012
  http://tintuchangngay.info/author/tintuchangngay4/ -

Văn Quang

T/g gửi tới  TTHN
-
“Hiện nay, có nghi vấn t́nh trạng pha trộn xăng A92, A95 với xăng máy bay để hưởng chênh lệch giá. Điều này là cực kỳ nguy hiểm. Bởi tính chất xăng máy bay là tạo nhiệt lớn, giữ nhiệt lâu, dễ phụt hơn xăng xe. Nếu pha với tỷ lệ lớn, ban đầu xe khó khởi động, nhưng khi chạy trong thời gian dài th́ì rất “bốc”, động cơ rất nóng, thậm chí cả khi đă tắt máy động cơ vẫn c̣òn nổ”

Như bạn đọc đă biết, ở VN hiện nay có hai “ông lớn” độc quyền, nắm giữ phần xương sống và huyết mạch toàn xă hội là ông nhà đèn (tức Tổng công ty Điện Lực – hay c̣n viết tắt là EVN) và ông cung cấp xăng dầu (tức Tổng Công ty Xăng Dầu VN – hay c̣n gọi là Petrolimex).

Trong bài kỳ trước, tôi đă bàn đến chuyện độc quyền và oai quyền của ông nhà đèn. Kỳ này, xin tiếp tục bàn đến chuyện của ông xăng dầu. Điều đáng quan tâm là chính phủ VN đang có quyết tâm đưa điện lực và xăng dầu trở thành cơ chế thị trường, hy vọng người dân sẽ được mua bán ṣòng phẳng, đúng giá, đúng tiêu chuẩn với hai món tiêu dùng thiết thân này. Nhưng bao giờ và làm như thế nào lại là chuyện khác. Khó mà có thể đưa ra một lời giải đáp thỏa đáng về thời gian cũng như cách thức chuyển đổi cách đầu tư sao cho thích hợp với hoàn cảnh hiện nay. Cho nên trong khi chuyển sang cơ chế thị trường th́ người dân vẫn phải chung sống với độc quyền. Phần thiệt tḥi sẽ thuộc về người tiêu dùng. Giá cả một đằng, sản phẩm một nẻo, dù chất lượng ra sao th́ người dân vẫn phải cắn răng chịu đựng.

Cú “đánh úp” về giá điện váo cuối tháng 12-2011 và câu chuyện ông nhà đèn Kiến An ra oai cúp điện ngang xương của công ty May Hai ở Hải Pḥng chỉ v́ “cái tội” dám hỏi “thượng cấp” thời gian cúp điện là một trong những minh chứng rơ ràng nhất cho cái sự độc quyền tai hại như thế nào.
Nhưng những “khám phá” mới nhất trong tuần này lại cho thấy một điều tệ hại hơn của ông xăng dầu VN. Có thể nói đó là hệ thống “xăng tặc” hoành hành trong ṿng “bí mật” từ bao năm nay rồi.
Những mánh lới ăn cắp trắng trợn nhất giữa ban ngày.

Cần phải nói thẳng ra rằng, từ lâu lắm rồi người mua xăng dầu tại VN vẫn nghi ngờ ḿnh bị ăn cắp, bị lừa bằng nhiều thủ đoạn khác nhau nhưng không thể biết chắc chắn đó là mánh lới ǵ và chính xác là như thế nào. Ghé cái xe hơi hay cái xe gắn máy vào cây xăng, bị đổ thiếu chừng vài ngàn đồng trong 1 lít hay hơn một chút th́ cũng đành nhắm mắt bỏ qua cho được việc. Xăng có bị pha chế, không ai biết đấy là đâu, miễn là xe chạy được th́ thôi. Mà có muốn làm ra chuyện cho rành mạch cũng mất quá nhiều th́ giờ, chưa biết chừng c̣n mất tới cái ǵ nữa ngoài thời gian và tiền bạc. Dân vẫn là thứ thấp cổ bé miệng so với các “ông lớn xăng dầu”, thế nên cứ đành chấp nhận sống chung với nạn bị rút ruột, bị ăn cắp. Cái “thói quen” ấy như đă thành một “sự tự nhiên” trong xă hội, cũng như nhiều ‘thói quen chịu đựng” khác.

Ở đây chúng ta không bàn đến những chuyện lỉnh kỉnh đă làm tốn khá nhiều giấy mực về xăng lên giá xuống giá, ông độc quyền lỗ hay lăi. Xin bàn đến chuyện mới toanh trong tuần về cái sự ăn cắp trong ngành xăng dầu. Một tổ chức ăn cắp “vĩ đại”.

Trước tiên phải thẳng thắn khen ngợi mấy anh phóng viên của báo Tuổi Trẻ đă có công  vào tận xào huyệt của bọn ăn cắp để phanh phui tường tận những thủ đoạn gian lận của cả một hệ thống ăn cắp, không khác gì ăn cướp trên đầu trên cổ người dân. Sau đó xin cùng bạn đọc t́m hiểu xem thủ đoạn này liên hệ tới những ai và cơ quan nào phải chịu chung trách nhiệm với “tập đoàn ăn cắp” này. Chúng ta sẽ bàn đến ở đoạn sau.


Một chiếc xe máy bỗng dưng bốc cháy giữa cầu Chương Dương

Băi đáp bí mật trên đường đi của xăng dầu

Ở TP Sài G̣n, muốn có xăng bán cho khách hàng, các hăng buôn bán xăng phải dùng xe tải chuyên dùng chở từ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè về các cây xăng hoặc nhà máy, xí nghiệp. Thế nhưng, tại TP Sài G̣òn, những xe bồn sau khi lấy hàng ở Tổng kho xăng dầu Nhà Bè đă rẽ ngang vào các “trạm pha chế” bí mật.

Những xe bồn sau khi nhận hàng từ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, khi đến khu vực vắng vẻ, thưa thớt dân cư tại các con đường Hoàng Quốc Việt, Đào Trí, Huỳnh Tấn Phát… (Q.7) đều  nhanh chóng quẹo xe ghé qua những “trạm” này với hành tung bí hiểm.
Một đặc điểm chung của những băi đáp này là rất kín cổng cao tường, phía trước cũng không hề ghi địa chỉ hay tên doanh nghiệp. Trước cổng ra vào luôn có một số thanh niên mặt mày bặm trợn canh gác, đi qua đi lại, láo liên quan sát không cho bất cứ người lạ nào có cơ hội đến gần. Khi thấy xe bồn quen vừa trờ tới, những người này nhanh chóng mở cổng để xe chạy thẳng vào trong và cánh cổng được đóng lại gần như ngay lập tức.

Chỉ trong một buổi sáng, phóng viên (PV) đă chứng kiến hàng loạt xe bồn ghé vào “trạm pha chế” với các thủ thuật tương tự. Chẳng hạn các xe 57K-7617, 57H-2316, 51E-003.28, 57M-0456 (trực thuộc Petrolimex), 57K-9343 (thuộc Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải hàng hóa H.P), các xe 51E-024.90, 57K-5052, 57K-5660… Trong hơn nửa tháng theo dơi “trạm pha chế” này, trong khi các xe khác cách ngày hoặc vài ngày mới ghé một lần, th́ riêng xe 57K-8275 của Công ty cơ khí xăng dầu ngày nào cũng vào đây pha chế.

Thông thường, cứ tầm 8 giờ sáng các ngày trong tuần, trừ chủ nhật, từng đợt xe bồn sau khi nhận hàng từ tổng kho liên tục đổ về đây. Khi c̣n cách băi đáp không xa, tài xế gọi điện thoại di động thông báo cho người canh gác để chuẩn bị mở cổng. Cứ vậy, xe bồn ghé vào các trạm này chỉ trong 15 – 20 phút, lâu nhất là nửa tiếng, rồi những cánh cổng lại nhanh chóng được mở để các xe này tiếp tục hành tŕnh chở xăng dầu đến các cây xăng đại lư. Sau khi xe bồn vừa phóng đi, cũng là lúc xuất hiện một lực lượng khác chở lỉnh kỉnh đủ thứ thùng, can nhựa… và chỉ vài phút sau họ đă nhanh chóng rời khỏi với những can nhựa đầy ắp xăng dầu. Trong nhiều ngày quan sát phóng viên đă ghi nhận xe bồn của các hăng xăng dầu lớn như Tổng công ty xăng dầu VN (Petrolimex), Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu (trực thuộc Petrolimex), lẫn xe bồn của các doanh nghiệp vận tải được thuê để chở xăng dầu cho các cây xăng như H.P, H.N, T.P, N.B… đều ghé các băi đáp này một cách bất thường.

Quy trình tráo xăng sạch thành xăng dởm

Các băi đáp đều được canh pḥòng cẩn thận, có lẽ ông chủ của các băi đáp này đều là các “đại gia” và đă có sự tính toán kỹ lưỡng để tránh mọi sự ḍm ngó. Hơn chục địa điểm được phát hiện không chỉ kín cổng cao tường, lau sậy um tùm che khuất mọi tầm nh́n, mà xung quanh cũng không có nhà cao tầng nào để có thể phóng tầm mắt quan sát các hoạt động bên trong. Xung quanh các trạm này hầu hết là đầm lầy, tiếp đến là tường cao 3m. Khi PV lọt được vào bên trong một “trạm biến chế”, quan sát thấy toàn bộ khuôn viên bên trong rộng vài trăm mét vuông, chất đầy thùng phuy, bồn chứa, can nhựa, máy bơm nước…

Những chiếc xe bồn, kể cả xe của Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu, trực thuộc Petrolimex và xe chở thuê của các doanh nghiệp tư nhân, nhanh chóng tiến vào tháo niêm ch́, mở nắp bồn làm công việc rút xăng sạch, pha xăng dởm. Tôi không dài ḍng mô tả chi tiết về thủ đoạn gian lận này. Mỗi xe có 4 khoang, nhưng họ chỉ pha chế 2 khoang, c̣n 2 khoang để nguyên, đó là cách đánh lừa khi bị kiểm soát.

http://www.thanhnien.com.vn/pictures20121/athanh/61/phaxangdom.jpg;pv19b0f5c9bededfdc
                                   Tài xế bơm chất lỏng vào bồn xăng

Toàn bộ quy trình trên diễn ra rất nhanh, thao tác của những người này cũng hết sức thuần thục, kể cả thời gian xe bắt đầu vào đến khi ra khỏi “trạm pha chế” chỉ mất 15 – 20 phút. Sau khi “làm bùa” tại các “điểm pha chế”, xe bồn công khai chở xăng dỏm đến giao hàng tại các cây xăng của TP Sài G̣n và các tỉnh lân cận. Bởi vậy bất cứ nơi nào cũng có xăng dởm.


http://www.thanhnien.com.vn/pictures20121/hthang/2.jpg;pv2cca11ffff81c165
                                    Pha trộn xăng rất thành thạo và nhanh chóng

Có lẽ ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc cũng không ngoại lệ, chỉ có điều chưa khám phá ra mà thôi. Hệ thống “xăng tặc” ở Sài G̣n mới chỉ là điển h́nh, chỉ là khám phá đầu tiên. Các đại gia khi đă làm ăn được ở miền Nam, giữa TP Sài G̣n th́ khó ḷng bỏ qua ở những nơi khác. Nếu không th́ cũng truyền nghề cho các đại gia ở các nơi khác trước món mồi béo bở nảy. Đường đi nước bước chắc cũng giống như ở Sài G̣n mà thôi. Màn lưới bao che chắc chắn cũng khá dầy. May ra một ngày nào đó cũng được phơi bày ra ánh sáng.

Người dân bị “xăng tặc” móc túi một số tiền khổng lồ

Chỉ tính riêng khu vực Huỳnh Tấn Phát – Hoàng Quốc Việt – Đào Trí (Q.7- TP Sài G̣n) với hàng chục chuyến xe bồn, mỗi xe chứa được 16.000 lít, đem đi pha chế, tráo đổi mỗi ngày, ước tính cứ một ngày có đến hàng trăm ngàn lít xăng “bẩn” được tung ra thị trường, bán hợp pháp tại các cây xăng. Thử hỏi từ Nam chí Bắc, trong bao nhiêu năm tháng con số xăng dởm đă mang về cho các “đại gia” bao nhiêu tiền của dân?

Phân tích sâu hơn, sẽ thấy mánh làm ăn gian lận này đă mang lại món lợi khổng lồ cho tài xế và doanh nghiệp vận tải (DNVT). Với mức “rút ruột” mỗi xe từ 400 – 500 lít, sau đó bán rẻ lại cho các “điểm pha chế” với giá 16.000 – 17.000 đồng một lít, cứ mỗi chuyến, tài xế có thể ung dung đút túi 7 – 8 triệu đồng. Nếu chạy thường xuyên, số tiền bất chính thu được có thể lên đến hàng trăm triệu đồng một tháng. Riêng các DNVT tư nhân được “ăn” đến 2 lần lợi nhuận. Bởi cùng với lợi nhuận từ hợp đồng vận tải xăng dầu cho khách hàng, các DNVT này đồng thời hưởng lợi bất chính từ việc “rút ruột” xăng dầu của những khách hàng đă bỏ tiền thuê ḿnh chở hàng.

T́nh trạng “rút ruột” xăng dầu không chỉ diễn ra bên trong các điểm dịch vụ mà c̣n được thực hiện ngang nhiên ngoài đường. Đôi ngay cả người dân cũng chứng kiến cảnh các tài xế xe bồn ngang nhiên “rút ruột” xăng dầu ngoài đường kiểu này.

Cùng với chiêu tráo đổi, rút ruột, việc cân đong thiếu cho khách là chuyện không lạ qua những con chip điện tử ở các cây xăng gian lận đă từng bị phanh phui. Nhưng người dân chỉ biết “lầm bầm” phản đối rồi lại vẫn phải tiếp tục đổ xăng để chịu ba bốn lần móc túi.

Tổng kết lại, trong bao nhiêu năm tháng đă qua, người dân đă bị bọn trộm này móc túi bao nhiêu tỉ đồng? Một con số khổng lồ, không thể tính hết được. Dù có tịch thu cả gia tài những tên ăn cắp và đồng phạm này cũng không thể đền bù lại với nỗi mất mát của người dân.

Dầu DO và FO cũng bị pha chế

Ngoài xăng bị làm dởm, đến dầu DO, FO, cũng bị pha chế. Đầu tư băi pha chế dầu bẩn với quy mô lớn, một số doanh nghiệp vận tải đă xây dựng cả một “quy trình” tái chế, sang chiết, pha chế dầu “bẩn” hoạt động ồn ào suốt ngày đêm.

Không chỉ gây nguy hại trực tiếp cho xe cộ bằng cách phá hủy nhanh chóng động cơ, máy móc, dầu bẩn c̣n gây ra những hậu quả khôn lường cho môi trường, v́ trong khi nấu, pha chế sẽ liên tục thải ra bầu không khí những khói thải độc hại mà không hề qua bất kỳ hệ thống sàng lọc chất thải nào. Chưa kể, số dầu bẩn sau đó được đem chạy xe hoặc dùng trong các ḷ đốt, lại tiếp tục gây nguy hại cho môi trường hơn rất nhiều so với sử dụng dầu sạch.


Kiểm tra quá tŕnh pha trộn dầu –
Ảnh: Phương Thanh – Trần Hơn
Các xe chờ bơm dầu bẩn để giao hàng


Xe xả dầu vào bồn chứa để nấu, pha chế

Bơm dầu vào xe sau khi “làm bùa”

Được biết, bãi nấu dầu lậu này đă tồn tại nhiều năm. Dù hoạt động tấp nập, chưa kể các dấu hiệu dễ nhận biết như khói cuộn mù mịt và tiếng máy phát ́ ùng bất kể ngày đêm, song không hiểu sao vẫn có thể “qua mặt” các lực lượng chức năng Q.7 suốt một thời gian dài? Câu hỏi này cần được trả lời.

Nghi vấn xăng xe pha xăng máy bay rút trộm

Gần 40 vụ xe máy và xe hơi bỗng bốc cháy, xảy ra trong năm 2011 khiến dư luận xôn xao, người đi xe cảm thấy bất an. Nhiều nghi vấn về nguyên nhân cháy nổ đă được đề cập, phân tích nhưng nguyên nhân cuối cùng vẫn chưa t́m thấy. Một nghi vấn khác được đặt ra, có phải v́ trộn xăng máy bay với xăng thường?

Gần đây, một nhân vật trong giới kinh doanh xăng dầu tiết lộ về t́nh trạng tài xế “rút ruột” xe bồn chở xăng máy bay (Avgas). Theo một viên chức từng làm chỉ huy kho xăng dầu trong sân bay, trước đây việc vận chuyển xăng cho máy bay thông qua 2 đường ống (một cho quân sự và một cho dân sự) vừa an toàn vừa có chi phí thấp. Nhưng về sau, đường ống bị hỏng mà không được sửa chữa nên phải dùng xe bồn chuyên chở. Cách vận chuyển này nếu kiểm soát lơi lỏng, tài xế rất dễ “rút ruột” xăng để bán hưởng lợi.

Dù giá nhập khẩu cao hơn các loại xăng khác, nhưng do tính chất đặc biệt chỉ có thể dùng cho máy bay (không thể dùng cho máy móc khác, thậm chí cũng không thể đem đốt ḷ), nên sau khi rút trộm xăng máy bay, tài xế thường bán lại cho các đầu nậu với giá rất rẻ. Hiện nay, có nghi vấn t́nh trạng pha trộn xăng A92, A95 với xăng máy bay để hưởng chênh lệch giá. Điều này là cực kỳ nguy hiểm. Bởi tính chất xăng máy bay là tạo nhiệt lớn, giữ nhiệt lâu, dễ phụt hơn xăng xe. Nếu pha với tỷ lệ lớn, ban đầu xe khó khởi động, nhưng khi chạy trong thời gian dài th́ rất “bốc”, động cơ rất nóng, thậm chí cả khi đă tắt máy động cơ vẫn c̣n nổ. Điều này tương đối khớp với một số trường hợp đă dừng xe, tắt máy nhưng khi quay ra thấy xe bị bốc cháy như vừa qua. Tuy nhiên, nguyên nhân đó vẫn chỉ là nghi vấn. Chỉ có điều ngay cả xăng máy bay bị rút ruột là có thật.

Kết quả kiểm nghiệm chưa đúng với thực tế

Chiều 12-1 vừa qua, ông Hoàng Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường, chất lượng khu vực 3 (Trung tâm 3) cho biết đă có kết quả kiểm nghiệm mẫu xăng lấy từ cây xăng do xe bồn “ăn cắp” xăng chở đến. Kết quả, mẫu xăng không có dấu hiệu bất thường. Trước đó, các mẫu xăng này do Chi cục hàng hóa miền Nam lấy từ các cây xăng trên đường Bạch Đằng, Q.B́nh Thạnh và Q.Thủ Đức (TP. Sài G̣n) vào ngày 10-1-2012.

Với kết quả trên, các chuyên gia Trung tâm 3 nghi ngờ có thể mẫu được lấy đem đi phân tích không đúng như ý muốn.

Theo chuyên gia Pḥòng Nghiệp vụ 2 nói trên, một khi các cây xăng đă “dám” móc túi người tiêu dùng th́ì sẽ sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn tinh vi để đối phó với cơ quan chức năng. Nhất là chuyện phanh phui trên các báo đă đăng trước đó 1 ngày, ngày hôm sau mới đi lấy mẫu kiểm nghiệm th́ không cây xăng dởm nào dại dột đưa mẫu xăng dởm cho “cơ quan chức năng” xét nghiệm. Vị này nhận định: “Khả năng các cây xăng này dùng xảo thuật để đánh lừa cơ quan chức năng bằng cách thiết kế bể chứa xăng nhiều vách ngăn. Trong đó có chứa cả xăng dỏm và xăng xịn. Tương tự, với cột bơm xăng, cũng có cột bơm xăng xịn và xăng dỏm. Kết quả chỉ chính xác khi lấy được mẫu dung dịch pha vào xăng tại các trạm pha chế. Một khi chất lỏng đă được pha vào xăng, rất khó có thể phát hiện được trong đó có những ǵ”. Nói tóm lại chuyện phân tích để t́m ra đích danh thủ phạm không dễ. Nếu nó c̣n được bao che bởi một thế lực ngầm nào đó, càng khó hơn.

Cần phải làm thật rõ trách nhiệm của từng người và tịch thu tài sản

Ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thẳng thắn thừa nhận, chuyện ăn cắp gian lận xăng dầu, dù đă tăng cường giám sát, nhưng rất khó tránh khỏi. Trước đây, Petrolimex đă từng “xử lư” nhiều trường hợp nhân viên ăn cắp xăng dầu dưới nhiều h́nh thức và đă xử phạt ở mức cao nhất, buộc thôi việc, nhưng chưa phát hiện trường hợp nào nhân viên tự ư pha chế các chất lỏng khác vào xăng. Ông Dung nói: “Chuyện ăn cắp xăng ở xe bồn là hiện tượng xă hội, con sâu bỏ rầu nồi canh. Chúng tôi đă báo cáo Bộ Công Thương và đây không phải là lần đầu tiên, trước đây chúng tôi đă phát hiện xử lư nhiều rồi”.

Như bạn đọc đă thấy, quy tŕnh ăn cắp xăng dầu đã h́ình thành một hệ thống gian lận với hàng trăm tài xế, với hàng ngàn nhân viên túc trực giúp việc, với những bộ phận kiểm tra thường xuyên, với những cơ ngơi đồ sộ hoạt động ồn ào suốt ngày đêm từ nhiều năm nay. Một hệ thống được tổ chức quy mô như thế không thể tồn tại nếu không được bao che, nếu không được dung túng. Có thể ngay cả những quan chức cấp cao có trách nhiệm của Petrolimex cũng h́nh dung ra được con đường từ Tổng kho đến các đại lư như thế nào. C̣n những cơ quan ở địa phương, cảnh sát kinh tế, môi trường , quản lý thị trường và hàng chục thứ ban bệ khác nữa không hề biết đến những hiện tượng lạ này sao? Không thể chỉ nhận trách nhiệm khơi khơi rồi lại hứa hẹn “chúng tôi sẽ xử lý”, “chúng tôi báo cáo với cấp trên” là xong việc. Không chỉ có buộc thôi việc và phạt nội bộ dù ở mức cao nhất mà phải đưa ra trước pháp luật, phải bồi thường thiệt hại cho dân.

Cần phải làm thật rõ tội trạng của từng người trong cái “hệ thống xăng tặc” này. Từ anh tài xế truy ra các “ông chủ”, từ “ông chủ” nhỏ truy ra “ông chủ lớn” ở phía sau, kể cả những nhân viên, những viên chức của công ty từ địa phương đến cả cái hệ thống dọc của Đại Công Ty có trách nhiệm. Nếu thật sự họ có tội, phải tịch thu gia sản để người dân đỡ phải đưa lưng ra chịu gánh nặng tăng giá xăng.


Văn Quang
14-1-2012.


http://tintuchangngay.info/2012/01/16/v%E1%BA%A5n-n%E1%BA%A1n-xang-t%E1%BA%B7c-moc-tui-dan-bao-nhieu-t%E1%BB%89-d%E1%BB%93ng/







-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Feb/2012 lúc 6:07pm

TẠI VIỆT NAM, CHUYỆN NÀY ĐÂU PHẢI LẦN ĐẦU.
VÀ, CHẮC CHẮN KHÔNG PHẢI LẦN CUỐI !
MẠNG NGƯỜI QUÁ ...RẺ !?!?!? Angry
MK



Người phụ nữ chết thảm dưới cống công trình

Theo http://phapluattp.vn/2012022106035816p1015c1074/nguoi-phu-nu-chet-tham-duoi-cong-cong-trinh.htm - phapluattp.vn - 22-2-2012


Công trình ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn đường Hoàng Sa, phường 7, quận 3, TP HCM) không có rào chắn nên một phụ nữ lọt xuống cống thoát nước sâu hút.

Người%20phụ%20nữ%20chết%20thảm%20dưới%20cống%20công%20trình

Miệng cống thoát nước, nơi nạn nhân bị lọt xuống. Ảnh: An Nhơn

Tai nạn đã xảy ra hai ngày nhưng người dân ở khu vực ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn gần cầu Lê Văn Sĩ) vẫn nhớ như in lúc chị Huỳnh Thị Ngọc Hiển (44 tuổi, ngụ phường 7, quận 3, TP HCM) bị lọt xuống cống thoát nước.

Khoảng 21h tối 18/2, trong lúc đi ra bờ kênh, chị Hiển đã bị lọt xuống hố sâu hoắm. Chứng kiến sự việc, nhiều người đang ăn uống ở các quán ven kênh chạy ra tìm cách cứu. "Lúc đó chị ấy ngoi ngóp dưới hố cống, đưa hai tay cầu cứu. Nhưng miệng cống nhỏ và sâu hút, bên dưới lại có nước nên không ai dám xuống", ông Nguyễn Như Ngọc, tổ trưởng khu phố kể.

Lực lượng cảnh sát cứu hộ thành phố nhanh chóng có mặt tại hiện trường để đưa nạn nhân lên. 30 phút sau, chị Hiển được đưa lên bờ song đã tắt thở.

Nơi chị Hiển tử nạn là miệng cống thoát nước sâu khoảng 4 m, bên dưới đầy nước, xung quanh là công trình ngổn ngang. Sau khi xảy ra tai nạn thương tâm, công trình đã được rào chắn và gắn biển cảnh báo "Hố sâu nguy hiểm".

Theo ông Ngọc, trước khi tai nạn xảy ra, miệng cống có nắp bêtông nhưng xe tải chạy ra vào công trình đã cán bể. "Thấy miệng cống mở nguy hiểm quá tôi đã báo với công nhân làm việc ở đây. Họ đã cho đậy tạm các tấm ván ép mỏng, còn khu vực xung quanh thì không có rào chắn hay biển cảnh báo. Chị Hiển bước lên miệng cống làm gãy tấm ván và rơi xuống hố", ông tổ trưởng nói.

Công trình đang thi công tại đây là dự án thuộc gói thầu N1, cải tạo mặt đường, xây dựng vỉa hè, thoát nước bờ Nam kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn từ cầu Lê Văn Sĩ đến cầu Kiệu. Chủ đầu tư là Khu quản lý giao thông đô thị số 1. Đơn vị thi công là Công ty TNHH Xây dựng Công trình Hùng Vương.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Anh Minh, Chỉ huy trưởng của công trình cho biết: "Công ty Hùng Vương chỉ thi công mở rộng mặt đường Hoàng Sa lên 9 m, còn hố cống thoát nước của ban vệ sinh môi trường do đơn vị khác thi công. Hai đơn vị thi công song song với nhau", ông Minh khẳng định.

Người%20phụ%20nữ%20chết%20thảm%20dưới%20cống%20công%20trình

Xung quanh công trình hiện được rào chắn cẩn thận. Ảnh: An Nhơn

Ông Minh cho biết, sau khi xảy ra tai nạn thương tâm, công ty đã cử người đến thăm viếng, đưa tiễn và chia buồn với gia đình nạn nhân. "Đơn vị thi công Hùng Vương đã tiến hành rào chắn và gắn biển cảnh báo nguy hiểm sau khi được Ban quản lý dự án và UBND phường yêu cầu. Còn trách nhiệm chính thuộc về ai thì chờ cơ quan chức năng làm rõ", ông Minh nói.

Bà Nguyễn Thị Kim Vàng, cô của nạn nhân cho biết: "Tôi chỉ mong muốn các công trình thi công phải có rào chắn cẩn thận để không còn những tai nạn đau lòng xảy ra như cháu tôi".

Hơn 3 năm trước, ngày 1/1/2009, người dân sống gần công trình bờ kè, khu vực thi công dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè (đoạn từ cầu Trần Khánh Dư đến chân cầu Kiệu (quận Phú Nhuận) cũng phát hiện dưới hố ga của công trình thi thể một bé trai.

Quá trình điều tra xác định, nạn nhân là cháu Ngô Hoàng Võ (7 tuổi, ngụ quận 1) làm nghề diễn xiếc dạo. Đêm trước đó, do bất cẩn Võ đã ngã vào một trong hàng loạt các hố ga không có rào chắn của công trình, tử vong.

Theo An Nhơn (VNE)

http://tintuc.xalo.vn/00227972228/Nguoi_phu_nu_chet_tham_duoi_cong_cong_trinh.html#top -


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 23/Jun/2012 lúc 5:41pm
 
Chưa đi chưa biết 
(Sửa lại một chút )
 
 
Chưa đi chưa biết Gò Công,
Nếu đi sẽ thấy dân không còn gì.
Trên cạn bị lãnh đạo đì,
Dưới biển Trung Cộng nó đì mạnh hơn.
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Mar/2013 lúc 10:52pm


Tổ chức bán đàn bà Việt Nam cho Trung Cộng


Hãy vào đây để thấm đau nỗi nhục nhã :
 
http://www.youtube.com/embed/wXq2RmaJ0WU?feature=player_embedded -  
Xin chuyển một bài về phóng sự trên đài truyền hình Pháp, tối hôm qua, nói về chuyện tổ chức bán đàn bà VN cho người Tầu. Thú thực, tôi không dám coi hết ,như không có đủ can đảm nhìn vết thương nhầy nhụa trên thân thể mình.
Phóng sự chiếu trên TV cùng ngày với đám tang ông Stéphane Hessel ( Tổng thống Phap chủ tọa ) , tác giả cuốn Indignez-vous ! ( Hãy Nổi Giận ).

Nếu cùng với việc bán nước, chuyện bán đàn bà cho người Tàu không làm chúng ta nổi giận, chắc chúng ta sẽ chấp nhận bất cứ sự sỉ nhục nào.
Chính quyền Việt Nam làm gì hay chỉ biết im lặng, đồng lõa, làm nô lệ cho Trung Hoa, đem bán dân mình cho bọn Tàu Cộng ???
 
Hy vọng các đài truyền hình Việt nam hải ngoại có cơ hội trình chiếu thiên phóng sự.
Bạn có thể coi phóng sự trên website của FRANCE TELEVISON, đài FRANCE 2, chương trình ENVOYE SPECIAL, ngày 07 03 2013.
Người Pháp kinh ngạc trước màn ảnh truyền hình vì tưởng rằng chế độ nô lệ đã chấm dứt trên thế giới.
( Trần công Sung – Paris )
 
+++++++++++++++++++
+++++++++++++++++++


Không ưng được đổi lại như một món hàng

(mời vào coi phóng sự trên website của FRANCE TELEVISON, đài FRANCE 2, chương trình ENVOYE SPECIAL, ngày 07- 03- 2013) :

http://www.youtube.com/embed/wXq2RmaJ0WU?feature=player_embedded -
Khán giả ti vi ở Pháp sẽ được coi một chương trình đặc biệt vào tối ngày mai, một phóng sự hình ảnh về đề tài về nạn mua bán đàn bà Việt Nam đưa sang Trung Quốc (Les Branches esseulées : Trafic de femmes vietnamiennes en Chine). Tựa đề “Les Branches esseulées” dịch nguyên văn hai chữ Hán (光 棍) mà người Tầu phiên âm là “Guang-gun,” đọc lối Hán Việt là “Quang Côn.” Quang là sáng, cũng nghĩa là trống trải, như khi ta nói “phong quang, quang đãng”. Côn là cây gậy, có thể dùng để đánh nhau, “Côn quyền ra sức lược thao gồm tài” (Truyện Kiều). Quang côn là cây gậy trơ trụi, là cành cây không lá không hoa. Trong từ điển Hán Việt ghi nghĩa thông dụng nhất của từ này: Quang côn là đàn ông con trai chưa có vợ, độc thân, thường gọi là ế vợ.
 
Hai nhà báo công ty truyền thông CAPA, Patricia Wong và Gaël Caron, đã bỏ mấy tháng trời theo dõi một chàng trai người Trung Hoa đi mua vợ ở tận vùng gần Sài Gòn, Việt Nam, cách xa làng anh ta 3,500 cây số. Tên anh ta là Xiao Lu, 30 tuổi, chưa có vợ bao giờ. Anh làm công nhân đồn điền trà, ở một làng tên là Ting Xia. Tìm trong các mạng ở Trung Quốc thấy có làng trồng trà có tiếng tên là Thôn Đình Hạ (亭下村). Chương trình Quang Côn này sẽ được chiếu trên đài France 2 vào tối Thứ Năm ngày 7 tháng Ba 2013 này. Hai nhà báo đi theo anh Xiao Lu trên con đường thiên lý tầm thê đó. Nhưng bài phóng sự cũng mô tả chung nạn mua bán đàn bà con gái từ các nước Việt Nam, Lào, Miến Điện và Indonesia, đưa sang Tàu.
Trước đây đã nhiều nhà báo viết về nạn buôn phụ nữ Việt Nam bán sang Tàu, như trên tờ Wall Street Journal đã kể câu chuyện một cô quê ở Nam Định bị bán sang Quảng Đông. Cô phải sống ở một làng miền núi, bị gia đình chồng và cả hàng xóm của họ canh giữ nghiêm ngặt không cho trốn đi. Sau cố lén gửi được thư cho gia đình tại Việt Nam, rồi một người anh trai lặn lội đi tìm được làng cô ở và bày mưu cứu cô về. Năm 2004 hai tác giả Valerie Hudson và Andrea den Boer viết cuốn sách tiếng Anh mang tựa đề “Bare Branches,” Cành Trụi, dịch sát hai chữ Quang Côn, trình bầy tình trạng nhiều đàn ông ở nước Tầu ế vợ, do nhà xuất bản Đại học MIT in.
 
Bản tin loan báo chương trình Quang Côn, Les Branches esseulées, cho biết những “cô dâu” được “nhập khẩu” qua Tàu, trên nguyên tắc để làm vợ cho các quang côn, những cành cây trụi lá; nhưng họ được đem bán như bán nô lệ. Sớm muộn họ sẽ chạm mặt với thực tế phũ phàng, khác hẳn những gì được ông chồng tương lai hứa hẹn. Họ sẽ lao động cực nhọc ở các làng quê hẻo lánh, ngoài việc lo sinh đẻ. Nhiều cô dâu đã tìm đường trốn đi, nhiều cô đành chịu đựng số phận.
Hai nhà báo Patricia Wong và Gaël Caron bắt đầu chương trình với cảnh mua vợ của Xiao Lu tại vùng phụ cận Sài Gòn. Các quang côn được tập trung tại một khách sạn; họ bị ngăn cản không cho đi đâu, vì bọn lái buôn đã tịch thâu giấy thông hành, hộ chiếu của họ. Rồi họ được đi xem mặt hàng, là các cô gái Việt Nam tuổi ở 20. Một chuyến đi mua vợ như vậy tốn khoảng 5,000€, đồng euro, vào khoảng US$8,000, đô la Mỹ; những cô còn trinh được trả giá cao hơn. Giống như các siêu thị và cửa hàng bách hóa lớn ở Mỹ, khách tiêu thụ không hài lòng với các “món hàng” này có thể đem đổi lấy món hàng khác tương đương, “échangeable” trong nguyên văn. Bọn buôn người gồm cả người Tàu và người Việt.
 
Trong gian phòng khách sạn, nhà báo quay cảnh Xiao Lu gặp cô dâu tên là Thu Yến, một cô gái quê sợ sệt, nhút nhát. Hai người không thể nói chuyện gì với nhau cả vì ngôn ngữ bất đồng. Tất nhiên không ai mở miệng nói đến chữ “yêu.” Mấy ngày sau, họ về làng của cô gái ở vùng đồng bằng sông Cửu Long làm lễ cưới, một nghi lễ không có giá trị pháp lý. Sau đám cưới, bà mối người Tàu tên là bà Vương (Wang) đưa cho Thu Yến hộ chiếu với visa nhập cảnh Trung Quốc. Mấy ngày sau, Thu Yến về đến nhà chồng, ở một làng trong một thung lũng hẻo lánh; mọi người chung quanh nói thứ tiếng cô không hiểu được.
Trung Quốc có rất nhiều đàn ông ế vợ, một phần vì chính sách của Mao Trạch Đông chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng có một đứa con, áp dụng cho phần lớn nhưng không phải tất cả dân Trung Hoa. Vì mong có con trai nối dõi, nhiều người đã giết chết các trẻ sơ sinh con gái, nhiều nhất là ở miền quê; gây ra cảnh trai thừa gái thiếu hiện nay.
Theo báo Nhà Kinh tế (The Economist, March 6, 2010), đầu năm 2010 Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (C***) đã tiên đoán trong mười năm nữa ở nước Tầu cứ năm (5) thanh niên đến tuổi cưới vợ sẽ có một chàng không thể tìm được cô nào để “rước về.” Con số này tính ra dựa trên tỷ lệ số trẻ em trai và gái sinh ra trong khoảng từ 5, 10 năm trước. Vào năm 2020 trong lớp tuổi 19 trở xuống, sẽ có từ 30 đến 40 triệu thanh niên “thặng dư” so với số phụ nữ độc thân cùng tuổi, nghĩa là họ không thể nào có vợ – trừ khi nhập cảng phụ nữ hoặc xuất khẩu đàn ông!
 
Để độc giả thấy rõ con số đó lớn hay nhỏ ra sao, báo Economist đã so sánh: Con số 40 triệu này lớn bằng tất cả số thanh niên cùng tuổi ở nước Mỹ vào năm 2020, có vợ hoặc chưa có vợ. Trong lịch sử loài người, trong thời gian không có chiến tranh, chưa bao giờ một nước nào trên thế giới lại “chứa” một lực lượng đàn ông độc thân và ế vợ cao đến thế. Nếu so sánh với Việt Nam thì con số 40 triệu đó cũng sấp sỉ một nửa dân số nước ta, tức là gần bằng tổng số người đàn ông, con trai người Việt, kể từ trẻ sơ sinh tới các cụ già.
 
Trong các xã hội bình thường, cứ 100 trẻ em gái sinh ra thì có từ 103 đến 106 trẻ sơ sinh con trai. Vì trẻ em con trai dễ bị chết yểu hơn con gái, cho nên khi chúng lớn lên đến tuổi lập gia đình thì số trai gái cao sấp sỉ bằng nhau. Nhưng tại nhiều nước hiện nay tỷ lệ 100 gái /105 trai không còn nữa. Trong những năm từ 1985 đến 1989, tỷ lệ nam nữ ở Trung Hoa đã chênh lệch thành 100/108, tức là 100 bé gái thì có 108 bé trai. Trong những năm từ 2000 đến 2004, tỷ lệ càng nghiêng lệch thêm, 100 bé gái sinh ra thì sinh 124 bé trai. Tại nhiều tỉnh ở miền Nam và Trung nước Tầu, tỷ lệ này lên tới 100/130 hay 140.
Tỉnh Quảng Đông, ở sát nước ta, là nơi cứ 100 em gái ra đời thì có 120 em trai. Đến năm 2025, 2030, cứ 100 cô gái sẽ có 120 cậu trai muốn cưới làm vợ. Nếu trong mươi năm tới ở tỉnh trù phú nhất Trung Quốc này, mà có độ dăm, mười triệu thanh niên ế vợ, thì có ảnh hưởng gì tới xã hội Việt Nam hay không?
 
Chương trình ti vi trên đài France 2 chắc sẽ làm các khán giả người Pháp kinh ngạc. Nhưng đối với khán giả người Việt Nam thì chắc đó cũng là một mối sỉ nhục. Trong lịch sử nước ta chưa bao giờ có cảnh phụ nữ được đem bầy hàng để bán, với điều kiện “không hài lòng thì đổi” để tận tình phục vụ người tiêu thụ. Chỉ dưới chế độ “ưu việt” kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay mới biến các cô gái thành hàng hóa xuất khẩu như vậy. Nhưng sau khi cảm thấy tủi nhục, người Việt Nam còn lo ngại nữa.
 
Có một quy luật dân số học, trong quá khứ, nhận thấy rằng các nước nhiều thanh niên ế vợ thường hay gây chiến với lân bang. Khi dân số nước đó tăng lên nhanh hơn khả năng sản xuất, số thanh niên trai tráng nhiều hơn, đa số trong tuổi lao động bị thất nghiệp, quá nhiều người không thể nào kiếm được vợ vì thừa trai thiếu gái, thì chiến tranh có thể giúp giải quyết cả ba vấn đề một lúc: thất nghiệp, dân số đông, và đàn ông ế vợ. Chính quyền một quốc gia quá đông “quang côn” thấy đó là một cách giải quyết số đàn ông thặng dư. Nếu không, đám thanh niên “bức xúc” và bất mãn đó sẽ dùng thời giờ không làm việc để gây tội ác, hoặc quay ra làm cách mạng, nổi loạn chống chính quyền. Không phải cuộc chiến tranh nào cũng xẩy ra vì quá nhiều thanh niên ế vợ; nhưng trong một xã hội mà số đàn ông thặng dư đông quá thì, khi kinh tế suy yếu, người cầm quyền thường gây chiến.
 
Ở Trung Quốc ông Tập Cận Bình mới nhậm chức đã gia tăng ngân sách quân sự, tỷ số gia tăng lớn quá đến nỗi Bắc Kinh phải lên tiếng giải thích, khi nhiều quốc gia tỏ ý lo ngại. Ông Tập Cận Bình tăng ngân sách quốc phòng chỉ để mua chuộc các tướng lãnh Trung Quốc? Hay ông đang lo trước vấn đề do 35 triệu quang côn sẽ gây ra trong mươi năm sắp tới?
 
Ngô Nhân Dụng



-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Aug/2013 lúc 8:39am


Cầu rộng nhất Việt Nam lại xuất hiện lún nứt kéo dài

http://vnexpress.net">VnExpress.net VnExpress.net – 5 giờ trước


Được sửa chữa cách đây không lâu nhưng Vĩnh Tuy (Long Biên-Hà Nội), cây cầu được coi là rộng nhất Việt Nam tiếp tục bị sụt lún, nhiều vết nứt chằng chịt kéo dài tại khu vực đường dẫn phía nam, khiến phương tiện qua lại khó khăn.

Cầu Vĩnh Tuy dài 3.690m, rộng 38m, khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 9/2009, với tổng vốn đầu tư 5.500 tỷ đồng. Mặt cầu rộng 19m song đang được mở rộng lên đến 30m (được coi là cầu rộng nhất Việt Nam). Cây cầu có kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất, đúc hẫng dài và chiều dài cầu chính, cầu dẫn bằng bê tông và bê tông cốt thép dự ứng lực dài nhất...
Đưa vào sử dụng, cây cầu này đã góp phần giải quyết ách tắc giao thông ở cửa ngõ phía đông bắc thủ đô....tuy nhiên hoạt động được không lâu cây cầu liên tục xuống cấp...
Giữa tháng 5, VnExpress.net phản ánh ở cây cầu này xuất hiện nhiều vết sụt lún và vết nứt nhằng nhịt kéo dài ở phía đầu nam hướng về đường Minh Khai và Trần Nhật Duật, tuy nhiên sau đó không lâu những đoạn này đã được khắc phục bằng một lớp nhựa mới...
Cho đến nay tại khu vực đầu cầu, đường dẫn phía Nam của cầu, giáp với đường Minh Khai xuất hiên những vết nứt rộng vài cm, sâu khoảng 5cm chạy chằng chịt ngang cầu.
Những vết lún với rãnh sâu từ 10-20cm kéo dài khoảng 20m trên phía đường dẫn phía Nam của cầu.
Đại diện Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn (chủ đầu tư dự án) lý giải những vết lún nứt này là do địa điểm thi công nhịp dẫn nằm trong khu vực nền đất yếu, hơn nữa khu vực này có mật độ dân cư đông đúc nên không thể sử dụng các biện pháp gia cố, sửa chữa kịp thời như phía đường dẫn đầu Bắc.

Vị đại diện này cũng khẳng định trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiến hành đo đạc, đánh giá mức độ sụt lún, hư hại và sớm có kế hoạch duy tu bảo dưỡng, tạo thuận lợi cho các phương tiên lưu thông lên cầu.

Phương Sơn


http://vn.news.yahoo.com/c%E1%BA%A7u-r%E1%BB%99ng-nh%E1%BA%A5t-vi%E1%BB%87t-nam-l%E1%BA%A1i-xu%E1%BA%A5t-hi%E1%BB%87n-073052260.html







-------------
mk


Người gởi: Nam Map
Ngày gởi: 08/Aug/2013 lúc 5:57am
Tự Hào Việt Nam.

Có một thủ tướng học lớp ba
Thêm cha chủ tịch mặt như ma,
Bị gậy đi ăn mày đế quốc
Nịnh tàu, bợ mỹ, luồn trôn nga.

Cộng sản là gì? Đồ dốt đặc
Cộng sản nghĩa là hốt đô la,
Mai cờ phất lại tao dông mất
Rể con đã có sẳn cửa nhà... (ở California... hà hà hà!)


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Aug/2013 lúc 8:21pm

!!!
Angry



Rơi dầm thép cầu vượt ngã tư Daewoo


http://vnexpress.net">VnExpress.net VnExpress.net – Thứ bảy, ngày 10 tháng tám năm 2013


Hơn 3h sáng nay, khi đang được 2 cần cẩu đưa lên trụ cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã (Hà Nội), thanh dầm thép nặng hàng chục tấn được cho là đứt cáp, rơi xuống đường. Tuy nhiên, Sở Giao thông phủ nhận điều này.


Hiện, công trình cầu vượt này đã được một nhịp cầu với 4 thanh dầm, đoạn đối diện công trình Lotte mới lắp được một thanh và trong quá trình lắp thanh dầm thứ 2 thì xảy ra sự cố. Ảnh: P.S


Một số nhân chứng cho hay, đang ngủ bỗng nghe tiếng động lớn, rung chuyển đồ đạc. Chạy ra xem, họ thấy một thanh dầm rơi xuống đất. Tuy nhiên, ngay sau đó hai chiếc xe đầu kéo được đưa tới chuyển thanh dầm đi nơi khác.

Vụ tai nạn khiến hai chiếc cẩu hư hỏng, đoạn dải phân cách bị xô lệch, một biển báo bị gẫy. Vụ việc xảy ra lúc sáng sớm nên không ảnh hưởng tới người đi đường. Đơn vị thi công vội vàng cẩu thanh dầm lên xe hai xe chuyên dụng để đưa ra khỏi hiện trường. Ôtô của lực lượng thanh tra giao thông chạy phía sau.


Xe đầu kéo vận chuyển thanh dầm bị rơi đi về hướng đường trên cao. Ảnh: P.S


Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho hay, chưa nhận được thông tin dầm thép rơi khiến một công nhân bị thương và "sẽ sớm kiểm tra sự việc".

12 tiếng sau sự cố, trong báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Phó giám đốc Sở Giao thông Phạm Hoàng Tuấn cho hay, 3h sáng, khi đang tiến hành cẩu để lao dầm vào vị trí thiết kế thì "cáp ròng rọc của cẩu đứng bị rối kẹt và đứt nên không thể tiếp tục cẩu dầm được". Sau đó, dầm được vận chuyển về bãi để "đảm bảo giao thông".

"Sự cố xảy ra không gây ảnh hưởng đến dầm, không có bất kỳ thương vong nào đối với công nhân, cán bộ đang có mặt tại hiện trường và không có chuyện dầm rơi và lao xuống đường như một số báo đã nêu", lãnh đạo Sở Giao thông báo cáo.

Theo ông Tuấn, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công đã họp rút kinh nghiệm và thống nhất đêm 12/8 sẽ lao lắp dầm này, đồng thời chuẩn bị phương tiện, thiết bị dự phòng đầy đủ và đảm bảo yêu cầu cao nhất về an toàn.

Ngày 12/1, Hà Nội khởi công cầu vượt ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã (nút giao Daewoo) dài 276 mét, rộng 17 mét, với tổng đầu tư hơn 300 tỷ đồng. Dự kiến cầu vượt được hoàn thành dịp Giải phóng Thủ đô 10/10.

Để phục vụ thi côngSở Giao thông, ngày 25/7 Hà Nội đã đóng nút giao Daewoo và dự định ngày 25/7 sẽ mở lại. Tuy nhiên, quá thời hạn trên, Sở Giao thông lại cho hay tiếp tục bịt ngã tư này đến 30/8 để lao lắp dầm cầu.

Phương Sơn




-------------
mk


Người gởi: Nam Map
Ngày gởi: 16/Aug/2013 lúc 7:45am
Việt Kiều?

Đầu hai thứ tóc thua khỉ rừng sâu,
Kỳ nhông, cắt ké lại đổi màu,
Đỉ điếm, vượt biên, đồ phản động,
Giờ lượm đô mỹ, lụy cộng giàu.

Tư bản đỏ chiếm hết mặt tiền,
Dân tình đói khổ hận triền miên.
Tiền hồ tiền cáo sao không đếm,
Lại đếm đồng đô hởi kẻ điên?

Thiên tai…? Nhân loại nặng u hoài,
Nhân nghĩa…? Buồn trông lủ bất tài.
Rác rưởi đổ đùn cho dân hửi,
Đô xanh chặc túi để dành mai…

Bay ra nước Mỹ, hưởng lộc trời,
Con cháu tao đã sắp sếp rồi.
Bọn đỉ năm xưa đang trải thảm,
Vênh vênh… vác mặt chó vào ngồi…

Sáng mắt ra đi hởi các bà,
Các ông phản động, chẻ đầu ra.
Vượt biển, vượt biên, đời lử thứ,
Rửa mặt thúi tha, nhục quá mà.


Người gởi: Nam Map
Ngày gởi: 04/Sep/2013 lúc 8:31am
VN: Trộn Đất Đá Vào Nho, Cà Phê, hạt Tiêu Để Kiếm Lời, Bơm Nước Bẩn Vào Bò, Heo Để Gia Tăng Trọng Lượng Thịt
(09/04/2013) (Xem: 397)Viet Bao.




VIETNAM -- Có phải vì nghèo quá mà dân Việt trong nước làm ra nhiều chuyện bất nhân thất đức, hay vì đạo đức dưới chế độ CSVN quá lụn bại đến độ người dân có thể làm bất cứ điều gì để kiếm tiền như trộn đất vào hột tiêu, cà phê, trộng hóa chất1 vào tôm, bỏ đá vào trái nho, v.v... như bản tin của trang mạng Vietnamnet đăng ngày 4 tháng 9 nam 2013 cho biết.

Bản tin Vietnamnet viết rằng, “Tiêu được trộn đất, tưới nước, cà phê trộn từ đậu nành và hóa chất rồi bơm tạp chất vào tôm, độn đá vào nho Ninh Thuận… Thương lái đang độn đủ thứ bẩn thỉu, độc hại vào thực phẩm để thu lợi bất chính. Lấy đá độn vào nho, lấy nho hỏng trộn lẫn với nho chất lượng nhằm kiếm lợi bất chính, đang là cách của nhiều người bán hàng nho Ninh Thuận lên trên các chuyến tàu, xe Bắc – Nam.”

Bản tin Vietnamnet kể chi tiết những gian xảo để kiếm tiền như sau: “Trước khi đưa ra thị trường nho được phân loại, đóng gói, với những thùng nho loại I thì chùm nho còn nguyên, màu quả chín đều giá bán không dưới 20.000 đồng/kg Còn nho loại II, loại III là những túm nho bị xé lẻ, những chùm nho thưa thớt màu xấu giá chỉ còn bằng một nửa so với nho loại I. Để bán được nho loại II, loại III người ta phải dùng dây để xâu chuỗi những túm nho rời thành nho loại I nhìn bên ngoài sẽ khó phát hiện đâu là nho loại I, đâu là nho “thải”. Thậm chí có người còn lấy cả đá độn vào giữa chùm nho để có cân nặng hơn so với thực tế. Tại ga Tháp Chàm có khoảng trên dưới 10 người chuyên mang nho loại này lên tàu bán, nếu bán trót lọt 20kg nho độn thì có thể thu về 200.000 – 300.000 đồng. Hiệp hội nho Ninh Thuận bức xúc trước kiểu bán hàng chụp lợi ảnh hưởng đến thương hiệu nho Ninh Thuận nhưng để giải quyết vấn đề này thì không hề dễ dàng.”

Còn nữa, bản tin Vietnamnet kể những người buôn bán hạt tiêu đã trộn đất, ngâm nước cho hạt nặng cân. Bản tin viết rằng, “Hạt tiêu được nông dân thu hoạch, phơi khô, sàng lọc rất sạch, độ ẩm đạt 10%. Nhưng thương lái sau khi mua tiêu khô từ nông dân, lại làm ướt lại bằng nước, sau đó trộn với đất bột đã phơi khô, đất sẽ thấm nước dính kết vào hạt tiêu. Đất bao quanh hạt tiêu vừa tăng được khối lượng vừa qua mặt được máy kiểm nghiệm chất lượng và độ ẩm.”

Chưa hết, Vietnamnet cũng tường thuật chuyện một cơ sở cà phê đã trộng hạt đậu nành và hóa chất vào cà phê rồi đem đi bán. Bản tin viết tiếp rằng, “Một công nhân tại cơ cơ sở rang xay cà phê Thông Phát (số 108 - lô 4 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú) cho biết, tại cơ sở không có bất cứ hạt cà phê nào nhưng mỗi ngày vẫn xuất ra thị trường hàng tấn cà phê. Theo tiết lộ, 3 cái máy rang tại đây có công suất 250 kg/mẻ/cái. Đầu tiên, đậu nành hạt được cho vào lò rang cho cháy đen, rồi đổ vào một thùng nhựa lớn. Sau đó, đổ vào thùng nhựa một hỗn hợp hóa chất màu đen đã được pha sẵn (tùy theo yêu cầu của khách hàng mà chủ cơ sở tẩm mùi vị đậm đặc hay nhẹ hơn). Toàn bộ đậu nành và hóa chất được cho tiếp vào lò quay đều để hóa chất thấm vào từng hạt đậu. Đậu nành trộn xong được đổ ra một cái khay lớn làm bằng tôn đặt dưới nền đất, một số công nhân xúm vào dùng xẻng đập, trộn liên hồi, dùng quạt sấy khô không cho dính cục. Lúc này, hạt đậu nành biến thành màu đen giống hệt màu hạt cà phê, dù không phải cà phê nhưng thơm mùi cà phê đến sặc cả mũi… Tiếp theo, công nhân dùng ca nhựa múc thứ nước màu đen pha sẵn đổ vào đậu nành. Để có được hỗn hợp màu đen này, công nhân pha trộn nhiều loại hóa chất khác nhau, có những hóa chất lấy từ can nhựa không có nhãn mác.”

Ngay cả tôm sú cũng bị bơm tạp chất vào để nặng ký. Vietnamnet kể chuyện này như sau: “Tạp chất mà dân buôn dùng để bơm vào tôm nguyên liệu là loại bột trắng có tên CMC (phụ gia được dùng để nén thuốc viên) và Aga. Chất này được pha với nước thành dung dịch sệt, hút vào ống tiêm và dùng hơi bình xịt (bình xịt thuốc trừ sâu) nén vào thân tôm. Cứ 1 kg chất CMC, Aga (giá khoảng 60.000-70.000 đồng/kg) được pha thành 50 lít dung dịch, bơm cho 500 kg tôm. Như vậy trọng lượng lô hàng đã được gia tăng lên 10%, kích cỡ tôm cũng tăng lên khoảng 20%. Nếu tính bình quân giá tôm nguyên liệu ở thời điểm hiện tại (150.000 đồng/kg) thì phần lợi bất chính trên 500 kg tôm đã là trên 20 triệu đồng.”

Vietnamnet còn cho biết nay cả có người còn bơm nước bẩn vào bò, heo để làm cho trọng lượng gia tăng. Bản tin viết rằng, “Ngày 27/8, Chi cục Thú y TP.Đà Nẵng kiểm tra cơ sở giết mổ gia súc do bà Hoàng Thị Minh Huy (60 tuổi) ở phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, phát hiện 2 trường hợp chủ bò bơm nước vào bò để gia tăng trọng lượng. Trong khi đó, tại cơ sở giết mổ gia súc thuộc Hợp tác xã phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, với tang vật hàng chục mét ống nước cỡ lớn dùng để bơm nước vào miệng bò. Lãnh đạo Chi cục Thú y TP.Đà Nẵng cho hay chủ bò thường “cưỡng bức” bò uống nước bằng ống từ chiều đến khuya để tăng trọng 20%, tương đương tăng lợi nhuận 2 - 3 triệu đồng/con bò. Trước dó, tại Cà Mau, Sở NN-PT-NT đã bắt quả tang lò mổ của ông Nguyễn Quốc Tuấn (ngụ ấp Tân Bữu, xã Tân Hưng Đông, H.Cái Nước bơm nước vào heo hơi trước khi mổ bằng cách heo được khớp miệng treo lên, phía trên là thùng nước được đặt ống truyền nước thẳng vào heo. Theo đó, heo có trọng lượng 100 kg, nếu không bơm nước, số lượng thịt cho ra sau khi giết mổ khoảng 84 kg, còn khi bơm nước vào thì số lượng thịt sẽ tăng lên hơn 90 kg. Bằng hình thức này, các chủ cơ sở kinh doanh thu lợi từ 400 đến 500.000 đồng/con. Thịt của heo bị bơm nước sẽ giảm chất lượng và sẽ sớm bị hư hỏng, hôi thối hơn”.”

Thật là kinh khủng cho người dân sống trong thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Sep/2013 lúc 10:19pm



   
Sự thật về "băng sex" khiến nữ ca sĩ Triều Tiên bị xử tử



Một đoạn video về ba phụ nữ Triều Tiên mặc quần áo bó sát đang nhảy theo nhạc nước ngoài được cho là bằng chứng kết tội nữ ca sĩ nổi tiếng Hyon Song-wol, người bị xử tử vì sản xuất phim khiêu dâm.

Đoạn video dường như vô hại này cho thấy ba cô gái đội mũ cao bồi và mặc váy tua-rua đang nhảy trên nền nhạc của bài Aloha Oe do nam ca sĩ người Mỹ Elvis Presley trình bày.
 
Tuy nhiên, các báo cáo từ Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Triều Tiên, cho rằng đoạn video này là bằng chứng khiến nữ ca sĩ Hyon Song-wol và 11 nghệ sĩ khác từ dàn nhạc Unhasu và ban nhạc Wangjaesan Light Music bị kết án tử hình.

  http://www.youtube.com/watch?v=53IG4BDFBIs - http://www.youtube.com/watch?v=53IG4BDFBIs

Họ bị buộc tội sản xuất và tiêu thụ phim khiêu dâm, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc hôm 28/8 dẫn nguồn tin từ Trung Quốc đưa tin.
 
Một người sử dụng YouKu- trang chia sẻ video nổi tiếng tại Trung Quốc - đã đăng tải đoạn video về ba phụ nữ đang nhún nhảy và nói rằng đoạn video này được cho là "băng sex", tờ Daily Dot cho biết.
 
Đoạn video đã nhanh chóng thu hút được 700.000 lượt xem.
 
Trang web tổng hợp tin tức của Trung Quốc này nói rằng một trong những vũ công trong đoạn video là Hyon.
 
Sầm Hoa(Theo Daily Mail)

 
(1) Chẳng những hai vợ chồng nạn nhân nữ ca sĩ Hyon Song-wol và 11 nghệ sĩ trong ban ca vũ nhạc đều bị xử bắn mà gia đình hai họ đều phải tập trung cải tạo lao động dài hạn theo luật "tru di tam tộc" bất thành văn ở Bắc Hàn.


Mời xem V.Cip :


http://www.youtube.com/watch?v=53IG4BDFBIs - http://www.youtube.com/watch?v=53IG4BDFBIs



..


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Mar/2014 lúc 11:07pm


Xem video clip chui vào túi nilông để... qua suối dạy học

http://www.youtube.com/watch?v=n5iSEZ28F5s - http://www.youtube.com/watch?v=n5iSEZ28F5s

17-3-2014, Tuổi Trẻ Videos

Các cô giáo chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô bơi vượt qua suối.

Trong câu chuyện về điểm trường “Tháng ba biên giới” được xây dựng ở
bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Ngôi trường mới ở Sam Lang), chúng tôi đã nhắc tới cung đường dài 18 cây số từ trung tâm xã Nà Hỳ vào bản.

Nhưng ấn tượng của cung đường này không chỉ là những con dốc dựng đứng, những vực sâu hun hút mà sơ sẩy một chút có thể đánh đổi cả sinh mạng mình.

Thầy giáo Lò Văn Chiến dù quá quen với cung đường này song không ít lần khiến tôi thót tim khi ngồi sau chiếc xe máy của thầy.

Nhất là những đoạn dốc dựng đứng mà đất dưới nền đường đã vụn thành một lớp bột mịn như rây, dày cả tấc.

Bánh xe không bám được vào nền đường, cứ thế trượt dài trong mớ bột đất tơi mịn dù đã đạp thắng xe hết cỡ, trong khi bên vệ đường là vực sâu hun hút.



Liều mình vượt suối


Khi gặp cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang, nhắc lại chặng đường vừa đi từ Na Hỳ vào Sam Lang và bày tỏ sự khâm phục với “tay lái lụa” của các cô giáo khi hằng tuần đi về trên chặng đường này, cô Minh cười bảo:“Các anh đi hôm nay trời khô ráo, quá sướng, vào đây mùa lũ thì các anh phải xem cái này!”.

Nói rồi cô Minh mở điện thoại cho chúng tôi xem một đoạn clip cảnh vượt suối đến trường vào mùa lũ mà tôi tin chắc chưa ở đâu trên thế giới này có kiểu qua suối kỳ lạ như thế.


Chui%20vào%20túi%20nilông%20để...%20qua%20suối%20dạy%20học
Chui%20vào%20túi%20nilông%20để...%20qua%20suối%20dạy%20học
Chui%20vào%20túi%20nilông%20để...
%20qua%20suối%20dạy%20học

Trong chiếc điện thoại của cô giáo Tòng Thị Minh,
đoạn clip quay cảnh các cô giáo đứng bên bờ suối, nước xiết cuồn cuộn.



Rồi các cô chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô - lúc này nằm im trong túi nilông ấy - để bơi vượt qua suối. Một tay túm miệng bao, một tay sải nước bất chấp con suối mùa lũ đang băng băng chảy xiết.

Tất nhiên các cô giáo nằm im và nín thở khi nằm trong cái “phao túi bóng” ấy. Nói dại, nước thì xiết, cái túi nilông mỏng manh, nhỡ tuột tay hay các cô cựa quậy vì ngộp làm cái túi mỏng manh kia rách thì tính mạng các cô giáo sẽ thế nào giữa dòng suối ấy đây?

Thấy chúng tôi quá quan tâm tới đoạn phim quay cảnh vượt suối mùa lũ có một không hai này, cô Minh bảo: “Ôi chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”.

Con suối cô Minh quay cảnh tượng “rùng rợn” kia là suối Nậm Pồ, đoạn giáp ranh giữa hai bản Lai Khoang và Sam Lang, trên trục đường từ trung tâm xã vào tận đường biên giới Việt - Lào.
Cô Minh bảo: “Hồi tháng 9-2013 em bắt đầu chuyển từ Nà Bủng về điểm trường này. Lần đầu gặp lũ không biết làm thế nào để đi qua thì thấy dân bản đều “vượt lũ” bằng cách này nên cũng liều mình làm theo”.

Hôm đó cô Minh đi cùng với cô giáo Huệ, dạy ở Nậm Chua. Cô Huệ nhìn thấy thế hơi hãi không dám qua, vậy là cô Minh đánh bạo chui vào bao và nhờ dân bản đưa qua suối.
Qua tới bờ bên kia, cô Minh vừa gọi với sang động viên cô Huệ, trong clip còn có tiếng của cô Minh:“Chui vào đi, chui vào đi, chị to hơn em mà còn chui được vào cơ mà...”.

Vừa gọi cô vừa lấy chiếc điện thoại quay cảnh cô Huệ qua suối trong túi nilông làm kỷ niệm vì quá... ấn tượng. Nhìn cô Huệ vừa được đưa qua suối, chừng ngộp thở bởi bị nhốt kín trong bao, nét mặt thất thần.


Chiếc cầu treo còn trong mơ ước


Nhìn nguy hiểm chết người như thế, nhưng khi đã qua được rồi thì những lần sau gặp lũ dâng ngập cầu các cô cứ bình tĩnh chui vào bao nilông rồi nhờ dân bản vừa bơi vừa kéo cái túi qua suối.
“Em thấy cũng bình thường như... cân đường hộp sữa thôi mà!” -cô Minh hài hước.
Chui%20vào%20túi%20nilông%20để...%20qua%20suối%20dạy%20học
Cô giáo Tòng Thị Minh và học sinh của mình tại bản Sam Lang
Ảnh: Ngọc Quang




Cô còn một đoạn clip khác quay cảnh vượt suối của học trò, bởi không chỉ các cô giáo, nhiều phụ huynh cũng đưa con vượt suối đến trường bằng cách ấy.

Tất nhiên các em còn bé nên chuyện để các em vào bao nilông xem ra dễ dàng hơn. Trong clip, những ông bố cứ đặt con vào bao rồi tóm lấy miệng túi nhấc bổng và kéo ra suối, bất chấp dòng nước xiết chảy băng băng.

Nằm gọn trong chiếc túi, qua bên kia suối vẫn khô ráo áo quần. Thật tình, so với cảnh “đu dây” trong câu chuyện về đường đến trường của các em học sinh miền tây Quảng Bình làm xôn xao dư luận mấy năm trước, chuyện qua suối bằng cách nằm trong những túi bóng ở Sam Lang nằm ngoài sự tưởng tượng.

Rời Sam Lang, trên đường trở lại Nà Hỳ chúng tôi đã dừng lại bên chiếc cầu được ghép bằng những mảnh ván gỗ bắc mỏng manh qua suối Nậm Pồ.

Mùa khô lòng suối trơ cạn, nhưng mùa mưa lũ thì như bao con suối trên những địa hình chia cắt bởi nhiều đồi núi dốc, chỉ một trận mưa nguồn là dòng suối trở nên mênh mông cuồn cuộn nước.

Những người dân bản nói đến mùa lũ chiếc cầu lại được tháo đoạn giữa ra, kéo về hai phía, mùa khô đến lại kéo cầu ra. Và từ Nà Hỳ vào Sam Lang, dù Nậm Pồ là con suối lớn nhất nhưng những con suối còn lại cũng khiến chuyện đi lại của dân bản càng cam go hơn.

Bao giờ thì có những cây cầu treo dân sinh vượt suối trên tuyến Nà Hỳ - Sam Lang cho các thầy cô và học sinh có thể an tâm tới trường, cho người dân bình an lên nương?

Chúng tôi nghĩ chắc sẽ còn lâu mới có thể xây ở đây những cây cầu vượt suối. Bởi ngay trục đường chính nối từ tuyến đường Mường Chà đi Mường Nhé chạy vào huyện lỵ Nậm Pồ còn chưa được thi công tử tế thì chuyện làm cầu treo vào bản chắc còn phải rất lâu nữa!

Và vì rất lâu nên không thể biết các thầy cô giáo và học sinh nơi đây sẽ có thêm cách nào khác để qua suối mùa lũ.


Nguy hiểm như thế thì liệu sẽ xảy ra hậu quả gì hay không? Chắc tất cả lại áp dụng “sáng kiến” chui vào bao nilông rồi dìu bơi qua suối đầy nguy hiểm và hơi rùng rợn như những gì bạn có thể xem trong đoạn phim trên.

Theo Tuổi Trẻ.

http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&cad=rja&uact=8&ved=0CDEQFjAB&url=http%3A%2F%2Fwww.youtube.com%2Fwatch%3Fv%3Dn5iSEZ28F5s&ei=_6cnU83NM--XiQf6zYHIAQ&usg=AFQjCNFKOWiLoUPhzEsP020SzHcPhHYV_w&sig2=R3GIgNZuPuKngVw8ONobGA&bvm=bv.62922401,d.aGc - Xem video clip chui vào túi nilông để qua suối dạy học - http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&cad=rja&uact=8&ved=0CDEQFjAB&url=http%3A%2F%2Fwww.youtube.com%2Fwatch%3Fv%3Dn5iSEZ28F5s&ei=_6cnU83NM--XiQf6zYHIAQ&usg=AFQjCNFKOWiLoUPhzEsP020SzHcPhHYV_w&sig2=R3GIgNZuPuKngVw8ONobGA&bvm=bv.62922401,d.aGc -

http://www.youtube.com/watch?v=n5iSEZ28F5s - http://www.youtube.com/watch?v=n5iSEZ28F5s


-------------
mk


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 14/Apr/2014 lúc 7:11pm
 
Trần truồng !

Nhìn hình con khóc sưng mắt trước khi ra khơi con mần bài thơ con cóc hơi buồn hy vọng cô thầy đọc xong sẻ khóc theo tội nghiệp cho trẻ thơ nghèo khó ở Việt Nam sống dưới chế độ lừa lọc dã man độc tài đảng trị tham nhủng ... hy vọng trời cao có mắt gồi họ phải trả một giá rất đắt cả tính mạng very soon ...

Trần truồng !
Khi mà thất đức ................ chiếm ngôi vua
Thắng đại vào Nam ............. cướp vét vùa
"Thống nhứt" sao nhìn toàn mặn đắng ?!
"Hòa bình" chỉ thấy lắm ...... cay chua ?!
Bé thơ bùn lấm .................... đi mò ốc ?!
Trẽ nhỏ trần truồng ..........lội bắt cua ?!
Chú bác cô dì ........ dòm muốn khóc ?!
Đau lòng xót dạ ......... nát hồn chưa ?!
Tím


Thay vì được ăn no ngủ kỹ, em bé phải lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, san sẻ một phần lo lắng với bố mẹ.

Ngày hôm nay (3/4), trên mạng xã hội đã xuất hiện một bức ảnh rất cảm động về một em bé được cho là ở Điện Biên.

Bức ảnh đã lột tả rất chân thực về nỗi kham khổ của trẻ em nghèo. Tuy tuổi đời còn rất nhỏ (khoảng 3,4 tuổi – PV) nhưng đứa bé đã sớm phải xuống ruộng để mò cua bắt ốc phụ giúp gia đình. Trên người em không có lấy mảnh vải che thân, thứ duy nhất bao bọc lấy đứa bé chỉ là lớp bùn lầy nhớp nháp, bẩn thỉu.

Cánh tay nhỏ nhắn của em đang cố siết chặt sợi dây thừng được nối với chiếc rọ, điều mà phần lớn những đứa trẻ sẽ không thể nào làm được nếu không có sự giúp đỡ của người lớn. Có thể đối với em bé, đó chỉ là hành động thường ngày nhưng với những người xem ảnh, điều này thực sự khiến họ cảm thấy chua xót.
 


Rớt nước mắt với cảnh em bé cởi truồng mò cua bắt ốc
Bạn Trần Tuấn Nam xúc động: Tuổi còn nhỏ thế kia mà đã phải lam lũ, thương thay cho những trẻ em vùng cao, còn quá nhiều thiếu thốn. Nhìn cảnh đứa bé phải vùi mình trong ruộng bùn thử hỏi có ai là không động lòng. Ở ngoài kia vẫn còn quá nhiều mảnh đời cần được giúp đỡ. Mong rằng mọi người sẽ hiểu thêm được giá trị nhân văn phía sau bức ảnh này”.

Nỗi vất vả của những người nghèo khó, trẻ em không có điều kiện để đến trường, người già phải bon chen cực khổ trong xã hội để có được miếng cơm manh áo…
Đó là những hình ảnh xúc động đến rơi lệ của hàng nghìn cư dân mạng muốn thông qua đó nhằm truyền tải thông điệp ý nghĩa đến mọi người



-------------
Lộ Công Mười Lăm



Print Page | Close Window

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info