Cách Dạy Dễ Mà Học Sinh Mau Đọc Được Chữ Quốc Ngữ
Giáo
viên và Phụ Huynh học sinh chắc ai cũng muốn biết cách làm sao dạy dễ
mà học sinh và con em của mình mau đọc được chữ quốc ngữ, tức chữ Việt
chúng ta đang dùng.
Xin thưa, muốn được vậy thì giáo viên và PHHS phải thấu hiểu cách cấu tạo chữ Việt. Tôi
bỏ ra 6 năm để tìm hiểu, nghiên cứu chữ quốc ngữ theo cách nhìn hoàn
toàn Việt Nam. Kết quả có thể tóm gọn một phần trong bài viết nầy:
I.- Vài định nghĩa: 1 - Chữ cái: còn gọi là mẫu tự, ký tự, con chữ, là những ký tự la-tinh a, b, c, d……
2 - dấu âm là những dấu thêm vào một số chữ cái la-tinh để tạo thêm chữ cái quốc ngữ, ă, â, ơ, ô, ê, ư, đ.
3 - Chữ lời, giới ngôn ngữ gọi là từ, là chữ ghi được 1
lời nói. Đó là một hay nhiều chữ cái ráp lại để ghi được 1 lời nói.
Chữ Việt (quốc ngữ) có khoảng trên 6,000 từ đơn và 3 – 4 chục nghìn từ
kép. Theo nhu cầu phát triển, người ta vẫn tiếp tục tạo thêm từ kép.
4 - Chữ gốc (ngữ căn) của chữ Việt là chữ chưa có dấu giọng. (đề nghị của tôi) 5 - chữ ráp thanh là chữ có đánh dấu giọng sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.
6 - dấu giọng là những dấu đánh trên hay dưới ngữ căn để tạo thêm chữ lời (từ)
II.- Mẫu tự trong hệ thống chữ Việt.
Chữ Việt là loại chữ
ghi âm, mượn mẫu tự la-tinh làm gốc, chế thêm một số chữ cái nữa, rồi
thiết lập một bộ mẫu âm, đủ để theo những qui tắc nhất quán mà tạo ra
những từ ghi lại tiếng nói của người Việt.
Vậy từ đơn Việt là 1
hoặc một tập hợp chữ cái ghi lại 1 tiếng nói của người Việt. Nhìn 1 từ
Việt (chữ lời), người ta phát ra được 1 tiếng đúng với tiếng mà người
viết muốn ghi lại.
Mượn mẫu tự la-tinh, nhưng người sáng tạo chữ quốc ngữ không lấy hết, mà bỏ bớt 4 chữ cái f, j, w và z, chỉ lấy 22 chữ cái gồm:
6 chữ cái nguyên âm a, e, i, o, u, y, và 16 chữ cái phụ âm b, c, d, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
Như vậy không đủ âm căn bản để ghi hết được tiếng nói Việt Nam. Người
ta bèn tìm cách chế biến thêm các chữ cái khác. Đầu tiên người ta chế
biến thêm một chữ cái phụ âm, bằng cách thêm dấu âm, gạt đầu d để có thêm đ, rồi thêm râu, đội mũ cho một số chữ cái để có thêm một số chữ cái chánh âm nữa là: ă, â, ê, ô, ơ, ư.
Như vậy, đếm lại, ta thấy có tất cả 29 chữ cái, gồm: 12 chữ cái chánh âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y, và
17 chữ cái phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x. [Chú thích:
Tôi
không lấy ngữ âm học, xem cách phát âm của chữ cái, để xác định chữ cái
nào là chánh âm, chữ cái nào là phụ âm, mà tôi quan sát vai trò
chánh/phụ của chữ cái. “Chánh
âm là âm phải có trong một chữ ghi được 1 tiếng nói. Có bao nhiêu chữ
cái ráp lại mà thiếu một chánh âm thì ‘tổ hợp chữ cái’ đó cũng không tạo
thành được 1 chữ, như định nghĩa ‘chữ lời’ nêu trên”. Qua khảo sát chữ quốc ngữ, chúng ta thấy, thiếu 1 trong 12 chữ cái a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y nầy thì có ráp bao nhiêu chữ cái khác vào cũng không tạo ra được 1 chữ lời tiếng Việt. Do đó, tôi gọi a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ,
u, ư, y là chánh âm. Trước kia gọi là nguyên âm, nay tôi gọi là “chánh âm” để ngược nghĩa với “phụ âm”
17 chữ cái phụ âm còn được gọi là tử âm, vì chúng không phát ra âm khi ráp với chánh âm, dù chính phụ âm định đoạt tiếng phát ra của một chữ lời. Thí dụ âm của chữ “ta” khác với âm của chữ “cha” là do phụ âm “t” khác phụ âm “ch”, chứ âm chính “a” giống nhau. Giáo sư Phạm Văn Hải còn gọi phụ âm là “âm kề”, ý của ông là phụ âm luôn luôn phải đứng kề chánh âm, hoặc trước hoặc sau, hoặc kề cả trước lẫn sau]
III.- Mẫu Âm (âm căn bản) trong hệ thống chữ Việt.
Trong quốc ngữ có 29 chữ cái, lý ra chỉ có 29 âm căn bản. Nhưng 29 âm
căn bản không đủ, nên người ta đã tìm cách tạo thêm âm mới, đủ để ghi
lại lời nói của dân tộc Việt Nam. Người ta dùng đến biện pháp ghép 2 chữ cái lại để có thêm âm mới, ghép iê, uô, ươ để tạo thêm chánh âm (bán chánh âm kép); ghép ch, gi, ng, nh, ph, qu, th, tr để tạo thêm phụ âm.
Do đó, quốc ngữ có tất cả 39 âm căn bản (q đứng một mình chưa là 1 một âm, không có vai trò gì trong quốc ngữ. Nó phải có u ráp vào mới là phụ âm qu, “quơ”) Phân tích ra như sau:
A.- Chánh âm: Có 15 chánh âm, gồm: a. 10 chánh âm: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y
b. 2 bán chánh âm đơn: ă, â. c. 3 bán chánh âm kép: iê, uô, ươ.
[Chú thích: 1) Gọi là chánh âm, vì chúng có 4 chức năng tạo chữ: đứng một mình, đứng đầu, đứng giữa và đứng cuối chữ; gọi là bán chánh âm, vì chúng chỉ có 2 chức năng tạo chữ, đứng đầu và đứng giữa chữ. Ă, â, iê, uô, ươ chỉ có 2 chức năng tạo chữ: ăn chắc, ân hận, uống nước, ước suông, yên tiếng. (chữ yên gốc là iên, nhưng tuân thủ qui tắc “iê đứng đầu chữ thì i đổi thành y”.Tất cả các chữ yểm (trợ), yết (kiến)…đều tuân theo qui tắc nầy).
2) Trước
đây, những nhà ngữ học dùng từ “bán nguyên âm” để chỉ cái âm bị mất
phân nửa của nguyên âm khi nguyên âm nầy ráp với nguyên âm kia. Thí dụ a ráp với i ra âm ai, người ta dùng ngữ âm học tây phương để phân biệt vai trò của a và của i trong âm ai. Người ta thấy a có đủ âm a, còn i chỉ có ½ âm i trong âm ai mới tạo ra. Thí dụ ngược lại, lấy âm i ráp với âm a, thì i có đủ âm i, còn a chỉ có ½ âm a. Thế là
người ta phán “trong tổ hợp có 2 nguyên âm thì nguyên âm sau là bán nguyên âm”. Gặp trường hợp o ráp với a, với e để có âm oa, âm oe hoặc u ráp với ê, với y để có âm uê, âm uy, thì theo ngữ âm học, người ta thấy ngược lại, nguyên âm đầu là bán nguyên âm, nguyên âm sau là nguyên âm (o và u là bán nguyên âm, còn a, e, ê, y là
nguyên âm). Những nghiên cứu như vậy làm rối trí mọi người. Cùng 1
chữ cái nguyên âm, mà khi thì là nguyên âm, khi lại là bán nguyên âm.
Chỉ khi nó đứng một mình mới chắc nó là nguyên âm. (G/s Phạm Văn Hải còn
gọi các bán nguyên âm theo cách nghiên cứu
nầy là âm lướt). Phát biểu như vầy thì có thể chấp nhận được “Khi 2 nguyên âm ráp với nhau để tạo chữ vần, nếu tạo ra vần hợp âm như ai, ia, oi, ui, ưu,…
thì nguyên âm đầu có đủ âm, nguyên âm sau chỉ phát ra ½ âm, hay là âm
lướt; trái lại nếu tạo ra chữ vần hoà âm, thì nguyên âm đầu là âm lướt
hay chỉ phát ra ½ âm, còn âm sau có đủ âm.”
3) Xưa kia thầy cô từ bậc tiểu học chỉ dạy tới 12 nguyên âm a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y, khi tôi xem xét lại chữ quốc ngữ, mới đọc thấy một bài của Giáo Sư Nguyễn Đình-Hoà cho biết iê, uô, ươ là
nguyên âm kép. Tôi nhận xét thấy đây là một phát kiến mới, rất quan
trọng cho việc nghiên cứu chữ quốc ngữ, trong phần cấu tạo của chữ quốc
ngữ.]
B.- Phụ âm: Có 24 phụ âm, gồm (k đồng âm với c, nên kể là một. Tôi coi k là biến thể của c. Do vậy, tính theo âm thì mất đi 1 phụ âm, chỉ còn 24 phụ âm)
a. 15 phụ âm đơn: b, c (+k), d, đ, g (+gh), h, l, m, n, p, r, s, t, v, x (không có q) b. 9 phụ âm kép: ch, gi, kh, ng (ngh), nh, ph, qu, th, tr.
Xét về mặt công dụng (hay chức năng) trong việc thành tạo chữ, thì 25 phụ âm chia làm 3 nhóm: a. 17 phụ âm đầu, chỉ đứng đầu chữ thôi: b, d, đ, g, gi, h, k, kh, l, ph, qu, r, s, th, tr, v, x.
b. 1 phụ âm cuối, chỉ đứng cuối chữ thôi: p c. 7 phụ âm lưỡng dụng, có 2 công dụng, đứng đầu và cuối chữ: c, ch, m, n, ng, nh, t .
Một số rất nhiều người không phân biệt được tên của mẫu tự với âm của mẫu tự đó, mà đã được qui ra mẫu âm, nên gây ra ngộ nhận chuyện phát âm theo VNCH hoặc theo VC.
IV.- Bảng đối chiếu tên mẫu tự và mẫu âm
Nhân dịp nầy tôi xin giải toả minh bạch vụ nầy qua bảng đối chiếu sau đây:
Số thứ tự |
Chữ cái |
Tên Chữ cái |
Âm căn bản |
Tên âm |
1 |
a |
A |
a |
A |
2 |
ă |
Á |
ă |
Á |
3 |
â |
Ớ |
â |
Ớ |
4 |
b |
Bê |
b |
Bơ |
5 |
c |
Xê |
c, k |
Cơ |
6 |
ch |
Xê-Hát |
ch |
Chơ |
7 |
d |
Dê |
d |
Dơ |
8 |
đ |
Đê |
đ |
Đơ |
9 |
e |
E |
e |
E |
10 |
ê |
Ê |
ê |
Ê |
11 |
g |
Giê |
g, (gh) |
Gơ |
12 |
gi |
Giê-I |
gi |
Giơ |
13 |
h |
Hát |
h |
Hơ |
14 |
i |
I |
i |
I |
15 |
iê |
I-ê |
iê |
I-ê |
16 |
kh |
Ca-hát |
kh |
Khơ |
17 |
l |
En-lờ |
l |
Lơ |
18 |
m |
Em-mờ |
m |
Mơ |
19 |
n |
En-nờ |
n |
Nơ |
20 |
ng |
En-nờ-Giê |
ng, (ngh) |
Ngơ |
21 |
nh |
En-nờ-Hát |
nh |
Nhơ |
22 |
o |
O |
o |
O |
23 |
ô |
Ô |
ô |
Ô |
24 |
ơ |
Ơ |
ơ |
Ơ |
25 |
p |
Pê |
p |
Pờ |
26 |
ph |
Pê- Hát |
ph |
Phơ |
27 |
q |
Cu |
qu |
Quơ |
28 |
r |
E-rờ |
r |
Rơ |
29 |
s |
Ết-sờ |
s |
Sơ |
30 |
t |
Tê |
t |
Tơ |
31 |
th |
Tê-hát |
th |
Thơ |
32 |
tr |
Tê-E-rờ | tr
| Trơ
|
33 |
u |
U |
u |
U |
34 |
uô |
U-ô |
uô |
U-ô |
35 |
ư |
Ư |
ư |
Ư |
36 |
ươ |
Ư-ơ |
ươ |
Ư-ơ |
37 |
v |
vê |
v |
Vơ |
38 |
x |
It-xờ |
x |
Xơ |
39 |
y |
Y dài |
y |
Y |
Chú thích:
1) Tất cả các chữ cái chánh âm tên sao thì âm cũng là vậy. Còn các chữ cái phụ âm có tên khác với âm của chúng
2) Đánh vần chính tả, đọc tên CHỮ CÁI. Đánh vần phát âm, đọc tên ÂM liền nhau để ra tiếng Việt mà chữ lời ghi lại.
V.- Cách tạo chữ Việt.
Tiếng Việt có trên
6,000 từ đơn (chữ lời đơn), trong đó có chưa đủ 60 từ do 1 âm tạo
thành. Còn lại hơn 6,000 từ đơn khác đều do 2 âm ráp lại.
Do đó nguyên tắc chủ đạo để thành tạo mỗi từ đơn tiếng Việt là HAI ÂM RÁP LẠI TẠO THÀNH MỘT ÂM MỚI.
Đây là một nguyên tắc nhất quán, áp dụng để thành tạo cho tất cả từ đơn
tiếng Việt, từ chữ lời đơn giản đến chữ lời phức tạp nhứt.
Ban đầu, người sáng tạo thiết
lập ra 39 âm căn bản, để dùng từng cập 2 âm ráp lại, mà tạo ra âm mới,
tức tạo ra các từ đơn đơn giản, như: - phụ âm ráp với chánh âm (ba, má, cô, chú, dì…);
- chánh âm ráp với phụ âm (anh, em, ăn, uống…); - chánh âm ráp với chánh âm (ai, ia, oi, ôi, ua, uê, uy…)
Khi có một âm mới rồi, người ta có thể lấy một mẫu âm (chánh âm
hoặc phụ âm) ráp với âm mới đó mà tạo ra một âm mới khác, tức một từ
mới khác nữa. Thí dụ: Có âm an, lấy phụ âm t ráp với âm an, sẽ có được âm tan, tức chữ (từ) tan = t+an.
Có âm anh, lấy chánh âm o ráp với âm anh sẽ có được từ oanh = o+anh.
Có âm ai, lấy phụ âm m ráp vào sẽ có từ mai = m+ai, hoặc lấy chánh âm o ráp vào sẽ có từ oai = o+ai…
Với những từ phức tạp hơn, người ta lấy âm vần xuôi ráp với âm vần ngược sẽ tạo ra một từ mới. Thí dụ: Lấy âm vần xuôi kho ráp với âm vần ngược an sẽ có từ mới khoan = kho+an.
Lấy âm vần xuôi ngu ráp với âm vần ngược yên sẽ có từ mới nguyên = ngu+yên…
Cứ 2 âm ráp lại thì sẽ tạo ra một âm mới, tức tạo ra từ mới, chữ mới. Cứ như vậy mà ta tạo được toàn bộ chữ lời
đơn tiếng Việt. Theo
nghiên cứu của tôi, tôi phân chữ Việt ra làm 3 loại chữ. Có 12 cách
tạo ra 3 loại chữ đó, từ đơn giản đến phức tạp, như sau:
1) chữ âm, tức chữ chỉ có một nguyên âm: à. ồ, ò, ó, o, í, ý, u, ù, ừ... 2) chữ vần hay chữ ráp âm, tức chữ do 2 mẫu âm ráp lại, trong đó phải có 1 chánh âm:
an ủi, ăn uống, yên ổn... (uống do bán chánh âm kép uô ráp với phụ âm kép ng; yên do bán chánh âm kép yê ráp với phụ âm n)
thủ thỉ, ta và chú, cô, dì,... (thỉ do phụ âm kép th ráp với chánh âm i; chú do phụ âm kép ch ráp với chánh âm u)
3) chữ ráp vần, nghĩa là đã có một vần rồi, đem vần đó ráp với một mẫu âm nữa hoặc ráp với một vần khác: thỉnh thoảng vang lên tiếng chim oanh hót thảnh thót.
Thỉnh: vần inh ráp với phụ âm th phía trước
Thoảng: vần xuôi tho ráp với vần ngược ang (2 vần ráp với nhau)
Tiếng: vần iêng ráp với phụ âm t phía trước.
Oanh: vần anh ráp với nguyên âm o phía trước.
Theo ông Đòan Xuân, từ đơn tiếng Việt có chừng trên 6.000. Nhiều như vậy, nhưng tất cả trên 6.000 chữ lời đơn tiếng Việt chỉ nằm trong 3 loại chữ đó mà thôi.
VI.- Áp dụng nghiên cứu vào việc dạy vỡ lòng tiếng Việt:
A) Đánh vần: Day tiếng Việt có cần dạy đánh vần không? Xin trả lời ngay là cần.
Có hai cách đánh vần: Đánh vần chính tả và đánh vần phát âm 1) Đánh vần chính tả là
đọc tên chữ cái từ trái sang phải, để học sinh viết đúng chính tả. Gặp
chữ dấu hỏi dấu ngã phải đọc tên dấu giọng nữa. Gặp các phụ âm kép
phải đọc rời ra từng chữ cái, gh không đọc gơ, mà đọc rời ra là giê, hát; ngh đọc rời ra en-nơ, giê, hát.
Thí dụ. đánh vần chữ nguyễn là đọc ra tên từng chữ cái có trong chữ là en-nơ, giê, u, y dài, ê, en-nơ ngã = N,G,U,Y,Ê,N, ngã.
2) Đánh vần phát âm (Dạy trong thời kỳ học sinh học vỡ lòng cho
đến khi chúng đọc thông được hết chữ Việt). Từ xưa tới nay có rất nhiều
cách đánh vần phát âm. Áp dụng cách nghiên cứu “hai âm ráp lại thành một âm”,
như trình bày ở trên, tạo ra cách đánh vần tân tiến nhất và dễ nhất để
phát ra âm chuẩn nhất. Đó là đọc ráp 2 âm liền lại với nhau. Nên nhớ
phụ âm là tử âm, nghĩa là không phát thành tiếng khi đánh vần, nghĩa là
sửa soạn phát ra âm, nhưng chưa ra tiếng thì ráp ngay chánh âm vào.
Thí dụ, đánh vần chữ ba là ngậm miệng lại, chớm phát ra tiếng bơ, nhưng chưa ra tiếng bơ ráp ngay âm a vào thì đương nhiên ra ngay tiếng ba. Đánh vần chữ mô là ngậm miệng lại, sửa soạn phát ra tiếng mơ, nhưng chưa ra tiếng mơ ráp âm ô vào thì đương nhiên ra tiếng mô.
Dạy đánh vần như vậy chừng 5 – 10 chữ vần xuôi, thì học sinh sẽ tự suy
ra và đọc được tất cả chữ vần xuôi. Tự nhiên chúng sẽ bỏ đánh vần mà
không hay. Tôi cho rằng dạy 1 mà học sinh biết 10 là như vậy. Chúng
rất mau đọc được chữ Việt.
Riêng vần ngược thì hơi khó
hơn một chút, vì đọc liền chánh âm với phụ âm (không ra tiếng) có vần
đương nhiên ra được tiếng đúng như mình muốn, nhưng có vần không đương
nhiên ra tiếng như mình muốn, mà mình phải áp đặt ra một âm như mình
muốn.. Thí dụ, Đánh vần các chữ am, em, om, ôm…(chánh âm ráp với phụ âm m, n) thì phát âm ra tiếng chánh âm rồi ráp vào phụ âm (không phát ra tiếng) thì đương nhiên sẽ ra tiếng am, em, om, ôm…(an, en, on, ôn). Đánh vần các chữ ac, ach, ap, anh… phát ra tiếng chánh âm rồi ráp với tiếng phụ âm dợm phát ra thì không chắc ra đúng âm ac, ach, ap, anh…, mà mình phải buộc học sinh
phát ra tiếng mình muốn, ác, ách, áp, anh…
Vần ngược với bán chánh âm ă, â, nhứt là bán chánh âm kép iê (yê), uô, ươ càng khó hơn. Đánh vần không đương nhiên ra tiếng mình muốn, mà phải áp đặt ra tiếng mình muốn.
Còn vần hợp âm ai, ia, oi, ơi, ôi, ui, ưi…thì dạy đánh vần là đọc nguyên âm đầu rõ, nguyên âm sau đọc lướt thì gần như đương nhiên ra âm mình uốn. Một số ít vần hoà âm oa, oe, uê, uy, thì ngược lại, đọc lướt nguyên âm đầu rồi đọc rõ nguyên âm sau thì đương nhiên ra âm trộn lộn 2 nguyên âm tạo ra vần đó.
Áp dụng nghiên cứu “hai âm ráp lại tạo ra âm mới”, thì khỏi dạy theo lối cũ 31 vần xoắn môi chúm miệng sau đây: OAC,
OACH, OAI, OAM, OAN, OANG, OANH, OAT, OAY, OĂC, OĂN, OĂNG, OĂT, UÂC,
UÂN, UÂNG, UÂT, UÂY, OEC, OEO, OEN, OENG, OET, UÊCH, UÊNH, UYA, UYÊN,
UYÊT, UYNH, UYT, UYU.
Những vần nầy rất khó
dạy, trẻ con học cũng rất khó, phát âm trật mãi, không chuẩn. Gọi là
vần, nhưng thực ra không phải là vần, mà phải chính danh gọi là “chữ ráp vần” (chánh âm ráp với vần ngược, chánh âm ráp với vần hợp âm):
OAI = O+AI (OAI do chánh âm O ráp với vần hợp âm AI);
OAN = O+AN (OAN do chánh âm O ráp với vần ngược AN);
UYÊN = U+YÊN (UYÊN do chánh âm U ráp với vần ngược YÊN).
Cứ phân tích như vậy
thì ta sẽ xoá hết những vần phức tạp rất khó dạy, mà chỉ cần dạy 4 loại
vần rất đơn giản, dễ dạy, dễ học mà thôi. Bốn vần đơn giản trong chữ
Việt là: vần xuôi, vần ngược, vần hợp âm, vần hoà âm (như trình bày ở trên).
Học xong 4 loại vần đó
rồi, thầy cô giáo chỉ cần chỉ cách cho học trò cắt chia chữ hoà âm (chữ
có 2 vần) ra làm 2 phần, rồi đọc vần xuôi liền với vần ngược thì đương
nhiên ra tiếng của chữ đó. Thầy cô giáo không cần sửa gì cả. Học sinh
không cần uốn vặn đôi môi, mà cũng phát ra được tiếng rất đúng giọng
chuẩn. Sau đó, học sinh gặp một chữ lạ, phức tạp tới đâu, chúng cũng
phân tích ra được thành 2 âm để đọc ráp 2 âm đó lại để phát ra tiếng của
chữ đó, đọc đúng giọng chuẩn và viết đúng chính tả.
Những chữ loại nầy bắt đầu bằng nguyên âm o hay u, hoặc bắt đầu bằng vần xuôi có o hay vần xuôi có u: (Gió) thoảng, thuyền (lướt sóng). Tho+ảng, thu+yền.
Dạy và học theo cách
nầy chừng 5 – 7 chữ thì học sinh sẽ tự học được những chữ mà chúng chưa
từng được dạy, nghĩa là chúng sẽ đọc được những chữ chưa từng thấy trước
đó bao giờ. Tôi gọi là học một biết mười.
Nhẹ dạy phần nầy là
rất nhẹ cho giáo viên lớp Một, cũng rất nhẹ cho học sinh trong việc tập
đọc đúng giọng chuẩn. Sau nầy chúng lại giỏi chính tả về các chữ phức
tạp nầy.
Tôi từng đọc thấy chừng 20 lần nhà văn, nhà báo, vi hữu (netter) viết sai chữ huênh hoang, khuếch đại, rỗng tuếch. Những vị đó viết huyênh hoang, khuyếch đại, rỗng tuyếch. Nếu lúc bé được dạy phân tích chữ 2 vần thì chắc không sai các loại chữ nầy. Chữ Việt không có vần ngược yêch, yênh, mà chỉ có vần ngược êch, ênh. Các vần xuôi
có u như hu, khu, tu ráp với vần ngược ếch, ênh sẽ ra hu+ênh = huênh; khu+ếch = khuếch; tu+ếch = tuếch...
Tóm lại, khi thấu hiểu nguyên tắc căn bản và nhất quán trong cách thành tạo chữ quốc ngữ, “HAI ÂM RÁP LẠI TẠO THÀNH MỘT ÂM”,
và đem áp dụng vào việc dạy học vỡ lòng cho học sinh Mẫu giáo và lớp
Một, thì kết quả sẽ nhanh và dễ ngoài tưởng tượng, so với lối dạy thuở
trước.
Đem áp dụng dạy tiếng Việt & chữ Việt cho người nước ngoài, nhứt là người lớn, kết quả càng nhanh và càng dễ hơn.
Kính chúc quí vị thành công trong việc dạy tiếng Việt & chữ Việt cho
học sinh và cho con cháu trong nhà, trong lúc sống xa quê hương. Kính,
Nguyễn Phước Đáng. Viết thêm:
Trong bài trên, tôi hai lần viết câu “dạy một biết mười”. Thật
ra, công việc dạy trẻ chữ Việt, không phải tất cả đều dạy 1, bọn trẻ
đều biết 10, có những giai đoạn dạy một biết 1, dạy bao nhiêu chỉ biết
bấy nhiêu thôi:
1) Giai đoạn dạy đọc tên 10 chánh âm a, e, ê, i, o, ơ, ô, u, ư, y thì dạy chữ nào trẻ chỉ biết chữ đó. Cũng như dạy đọc ra tiếng các phụ âm bơ, cơ, dơ, đơ, gơ (ghơ), hơ, lơ, mơ, nơ, ngơ (nghơ), pơ, phơ, quơ, rơ, sơ, xơ cũng dạy một biết một mà thôi. Cho tới lúc dạy đọc phụ âm không ra tiếng thì có thể dạy 1 chúng biết 10.
2) Giai đoạn đánh dấu
thanh trên nguyên âm, có thể dạy một chúng biết 2, 3. Dạy đánh dấu
thanh chừng 5 nguyên âm thì có thể chúng biết được cả 10 nguyên âm:
Bảng liệt kê 60 chữ âm trong tiếng Việt
Chữ gốc |
sắc |
huyền |
hỏi |
ngã |
nặng |
a |
á |
à |
ả |
ã |
ạ |
e |
é |
è |
ẻ |
ẽ |
ẹ |
ê |
ế |
ề |
ể |
ễ |
ệ |
i |
í |
ì |
ỉ |
ĩ |
ị |
o |
ó |
ò |
ỏ |
õ |
ọ |
ơ |
ớ |
ờ |
ở |
ỡ |
ợ |
ô |
ố |
ồ |
ổ |
ỗ |
ộ |
u |
ú |
ù |
ủ |
ũ |
ụ |
ư |
ứ |
ừ |
ử |
ữ |
ự |
y |
ý |
ỳ |
ỷ |
ỹ |
ỵ |
3) Giai đoạn dạy vần ngược ráp với n, m, có thể dạy 1 biết 5 – 10, nhưng vần ngược ráp với các phụ âm c, t, ch, ng, nh, p thì dạy tới đâu biết tới đó mà thôi:
Bảng liệt kê các vần ngược (*)
P.âm>
N.âm |
c |
ch |
m |
n |
ng |
nh |
p |
t |
Số vần |
a |
ac |
ach |
am |
an |
ang |
anh |
ap |
at |
8 |
e |
ec |
- |
em |
en |
eng |
- |
ep |
et |
6 |
ê |
- |
êch |
êm |
ên |
- |
ênh |
êp |
êt |
5 |
i |
- |
ich |
im |
in |
- |
inh |
ip |
it |
6 |
o |
oc |
- |
om |
on |
ong |
- |
op |
ot |
6 |
ơ |
- |
- |
ơm |
ơn |
- |
- |
ơp |
ơt |
4 |
ô |
ôc |
- |
ôm |
ôn |
ông |
- |
ôp |
ôt |
6 |
u |
uc |
- |
um |
un |
ung |
- |
up |
ut |
6 |
ư |
ưc |
- |
- |
ưn |
ưng |
- |
- |
ưt |
4 |
y |
không |
có |
chức |
năng |
tạo |
vần |
ngược |
|
|
ă |
ăc |
- |
ăm |
ăn |
ăng |
- |
ăp |
ăt |
6 |
â |
âc |
- |
âm |
ân |
âng |
- |
âp |
ât |
6 |
iê |
iêc |
- |
iêm |
iên |
iêng |
- |
iêp |
iêt |
6 |
uô |
uôc |
- |
uôm |
uôn |
uông |
- |
- |
uôt |
5 |
ươ |
ươc |
- |
ươm |
ươn |
ương |
- |
ươp |
ươt |
6 |
|
|
|
|
|
Tổng |
cộng |
số |
vần |
80 |
Tới đây, tôi thấy có 3 giai đoạn dạy 1, trẻ có thể biết 10: 1) Dạy vần xuôi: Có chừng 200 vần xuôi gốc, nhưng chỉ cần dạy chừng 5-10 vần là học sinh có thề đọc được hết các vần xuôi còn lại:
Bảng liệt kê các vần xuôi (*)
|
a |
e |
ê |
i |
y |
o |
ô |
ơ |
u |
ư |
b |
ba |
be |
bê |
bi |
- |
bo |
bô |
bơ |
bu |
bư |
c |
ca |
- |
- |
- |
- |
co |
cô |
cơ |
cu |
cư |
k |
ka (1)
|
ke |
kê |
ki |
ky |
- |
- |
- |
- |
- |
ch |
cha |
che |
chê |
chi |
- |
cho |
chô |
chơ |
chu |
chư |
d |
da |
de |
dê |
di |
- |
do |
dô |
dơ |
du |
dư |
đ |
đa |
đe |
đê |
đi |
- |
đo |
đô |
đơ |
đu |
đư |
g |
ga |
- |
- |
- |
- |
go |
gô |
gơ |
gu |
gư |
gh |
- |
ghe |
ghê |
ghi |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
gi |
gia |
gie |
giê |
gii |
- |
gio |
giô |
giơ |
giu |
giư |
h |
ha |
he |
hê |
hi |
hy |
ho |
hô |
hơ |
hu |
hư |
kh |
kha |
khe |
khê |
khi |
- |
kho |
khô |
khơ |
khu |
khư |
l |
la |
le |
lê |
li |
ly |
lo |
lô |
lơ |
lu |
lư |
m |
ma |
me |
mê |
mi |
my |
mo |
mô |
mơ |
mu |
- |
n |
na |
ne |
nê |
ni |
ny (1)
|
no |
nô |
nơ |
nu |
nư |
ng |
nga |
- |
- |
- |
- |
ngo |
ngô |
ngơ |
ngu |
ngư |
ngh |
- |
nghe |
nghê |
nghi |
- |
- |
- |
- |
|
- |
nh |
nha |
nhe |
nhê |
nhi |
- |
nho |
nhô |
nhơ |
nhu |
như |
p |
- |
- |
- |
pi (1)
|
- |
- |
- |
- |
- |
- |
ph |
pha |
phe |
phê |
phi |
- |
pho |
phô |
phơ |
phu |
- |
qu |
qua |
que |
quê |
qui |
quy |
quo |
- |
quơ |
- |
- |
r |
ra |
re |
rê |
ri |
- |
ro |
rô |
rơ |
ru |
rư |
s |
sa |
se |
sê |
si |
sy |
so |
sô |
sơ |
su |
sư |
t |
ta |
te |
tê |
ti |
ty |
to |
tô |
tơ |
tu |
tư |
th |
tha |
the |
thê |
thi |
- |
tho |
thô |
thơ |
thu |
thư |
tr |
tra |
tre |
trê |
tri |
- |
tro |
trô |
trơ |
tru |
trư |
v |
va |
ve |
vê |
vi |
vy |
vo |
vô |
vơ |
vu |
- |
x |
xa |
xe |
xê |
xi |
xy (1)
|
xo |
xô |
xơ |
xu |
xư |
2) Dạy chữ ráp vần:
Khi trẻ đã biết 4 loại vần rồi thì gần như chúng cũng đọc được chữ ráp
vần, nghĩa là chỉ cần dạy chừng 10 chữ ráp vần thì chúng sẽ tự biết cách
đọc được chữ ráp vần, chúng biết còn hơn 10 – 20 lần mình dạy.
3) Dạy chữ hoà âm: Mình chỉ cần dạy cách tách làm đôi chữ phức tạp hoà âm ra thành âm của vần xuôi có o hay âm của vần xuôi có u với
âm của vần ngược hay vần hợp âm, rồi dạy đọc liền 2 âm đó lại. Chỉ
chừng vài lần thì học sinh sẽ tự học được và đọc được tất cả các chữ
Việt.
Dạy theo nghiên cứu “HAI ÂM RÁP LẠI TẠO THÀNH MỘT ÂM MỚI” chúng ta sẽ tránh được cách dạy từ chương, bắt học trò đánh vần dài ê a mà
chúng chẳng biết gì cả. Dạy cách nầy chúng ta tập cho học sinh vận
dụng trí óc để hiểu biết và tự học, mở mang nghĩ suy của chúng. Chúng sẽ
không chán nãn khi học, mà tự thấy phấn khởi và nhớ dai.
Nguyễn Phước Đáng,
-- Caroline Thanh Hương http://catbuicarolineth.blogspot.fr/
------------- mk
|