Trước tháng 11/2002 tôi còn chưa
biết Thy Lan Thảo là ai,và thơ văn của anh như thế nào, mặc dù có nghe tên
anh.Vậy mà bây giờ, chỉ sau một thời gian ngắn,tâm hồn tôi dường như thay đổi
hẳn, tim óc tôi lúc nào cũng vương vấn một vài ý thơ đẹp đẽ, chân tình và đầy
xúc động của anh.
Bài thơ đầu tiên của anh mà tôi
đọc là bài ‘Nghĩa Tình Vẫn Nhớ ‘. Chính
lời đề tặng ‘Gửi tặng Minh Kẽm... ‘ đã gợi sự
chú ý của tôi,vi`đó là hỗn danh của một người cùng quê Gò công. Thật là môt sự
ngạc nhiên thích thú :
..Lá sả, lá gừng, lá me chua
Luộc mấy trự ốc bươu làm mồi
Ớt hiểm chanh đường pha nước mắm
Ba thằng ngồi nhắc kể sự đời...
Tôi đã email bài thơ này cho chị
tôi ở xa cùng đọc . Từ hôm ấy,hai chị em chia nhau tìm thêm thơ Thy Lan Thảo để chuyển cho nhau xem, vì đối
với chúng tôi,thơ anh có một sức thu hút lạ lùng. Chúng tôi thường tự hỏi người
này là ai mà có những sở thích, kỷ niệm, tâm tư và cả thời niên thiếu nữa cũng
giống hệt như một người trong gia đình
mình vậy.Những bài thơ của anh làm cho chúng tôi tự nhiên cảm thâý gần gũi với
tác giả mặc dù chưa hề quen biết hay gặp mặt.
Thy Lan Thảo làm thơ dễ dàng, tự
nhiên như ăn, như thở, nhưng lời thơ rất đẹp, rất dễ thương, đầy ắp kỷ niệm và
cảm tính nên rất dễ làm xao xuyến, rung động lòng người .Thơ như ve vuốt, như
vỗ về, an ủi những tấm lòng thương nhớ quê hương:
-Canh chua so đũa, tôm xóm Cội
Muối ớt tươi màu, gạo Sóc Nâu
Em nhắc cho anh thèm muốn khóc
Đất lạ quê người tìm nơi đâu…
-Đây Thung lũng Hồng xác bạn ta
Chia nằm rải rác súng chen hoa
Mắt cay ướt nhớ Tăng nhơn Phú
Mà mộng thanh bình thật xót xa
Tâm hồn mẫn cảm của anh nhìn thấy
cái hay,cái đẹp trong những cái rất tầm thường.Trong thơ anh,những vật vô tri,
hèn mọn cũng có linh hồn.Anh thổi vào chúng
một làn hơi ấm áp, thương yêu, làm chúng hồi sinh, khởi sắc,sống động:
Trái đậu rồng xanh tươi nét non
Bên gìàn mới hái, gạo hương thơm
Mắm tôm chà béo tình quê mẹ
Ớt hiểm bên vườn cay rất ngon
Thy LanThảo có biệt tài diễn tả
các món ăn quê hương bằng lời thơ kích thích vị giác, nhắc cho người đọc thèm
nhớ hương vị quê nhà, gợi lại nỗi nhớ nhà,nhớ gia đình,làng quê yêu dấu.Tình
quê trong thơ anh đậm đà quá,thiết tha quá khiến cho người ta lắm khi trào nước
mắt vì nhớ:
Con cá rô mề kho củ cải
Dĩa rau dền luộc, ớt sừng trâu
...Trời mưa ướt đất cây đơm trái
Cơm buồi chiều hôm ấm ngọt ngào
Nhà thơ ra đi đem theo vớí anh cả
quê hương xóm làng.Niềm thương nhớ của anh vẫn luôn canh cánh bên lòng không
phút nào nguôi.Mười năm sống trên đất ngườI là mười năm trăn trở, hoài vọng về
quê hương .Trong từ điển thơ của Thy Lan Thảo không có chữ ‘định cư ‘ hoặc ‘
quê hương thứ hai’.Đối với anh, có lẽ Houston mãi mãi chỉ là đất tạm dung, một
nơi tạm dừng bước chân lữ thứ, là một thứ sân ga mà ở đó, con tàu vẫn náo nức
bồn chồn không yên , chỉ mong ngóng cái phút giây được hú còi, lăn bánh trở về
chốn cũ:
Nhiều lúc muốn quên,yên đời xa xứ
Nhưng tâm tình đâu dễ xóa như mây
Ai dễ quên,lòng của ta vẫn nhớ
Lối cũ đường xưa,mưa gió tháng
ngày
Thơ Thy Lan Thảo có những bài rất
buồn,rất não nuột,nhất là những đoạn cực tả thực trạng đất nước,nhưng không
phải vì đó mà thành bi lụy ,yếm thế.Trái lại, thơ anh luôn ánh niềm hy vọng,tin
tưởng vào một ngày vui sẽ tới,ngày Việt Nam quang phuc:
Anh hẹn em anh sẽ trở về
Một ngày nắng đẹp ấm tình quê
Cờ vàng phất phới bay kiêu hãnh
Mình sẽ bên nhau trọn ước thề
Đọc thơ Thy Lan Thảo,ta thấy trái
tim nhà thơ dàn trải trong từng lời thơ.Nhưng rõ nét và cảm động nhất là trong những bài viết về Me..Một bà mẹ mà
tình yêu đã tưới đẫm lòng anh ,theo anh khôn lớn ra đời,ra nơi trận mạc, vào cả
chốn lao ngục tối tăm cũng như dõi theo anh nơi xứ người, ngay cả sau khi bà
khuất núi .Bà mẹ hiền ấy chắc đã không thể ngờ tình yêu dấu nồng nàn của bà đã
đóng một dấu ấn sâu đậm vào tâm hồn đứa con từ lúc hãy còn thơ dại. Cậu con
trai út bé bỏng tối ngày quẩn quanh lúc thúc bên bà đó,hơn nửa thế kỷ sau vẫn
còn nhớ như in từng lời nói ,cử chỉ,việc làm của mẹ,vẫn mãi hoài tiếc nuối,khát
khao được sống lại chuỗi ngày thơ bé thần tiên bên người hiền mẫu,được nếm lại
những món ăn ngon thắm đậm tình cảm gia đình:
-Hình như có chút hơi tay mẹ
Trăn trở con khô giữa nắng hè
-Bây giờ đất lạ trờ xa lạ
Đủ mặc đủ ăn chỉ thiếu tình
Thương yêu mà mẹ dành cho trẻ
Hiểu được lòng con, mẹ hiển
linh...
Có người trách sao Thy Lan Thảo
sau 10 năm lưu vong vẫn còn cứ đắm chìm trong nỗi nhớ nhà,nỗi đớn đau mất
nước,không hướng về tương lai.Riêng tôi chỉ thấy nhà thơ đang làm những chuyện
phải làm,kể những chuyện cần được kể lại ,để nhắc nhở chính mình cũng như mọi người
đừng bao giờ quên nỗi khổ ải oan khiên của dân tộc Việt Nam qua cuộc đổi đời bi thảm.Tâm sự của
anh là tâm sự của Câu Tiễn ngày xưa mỗi đêm nằm trên tấm nệm gai và mỗi ngày
mỗi nếm túi mật đắng treo trong nhà để cho mình không quên được mối thù phải trả.Thơ
Thy Lan Thảo chính là túi mật đắng của anh và của chính chúng ta nữa,của tất cả
những người Việt Nam còn dòng máu Tiên
Rồng luân lưu trong huyết quản.Những vần thơ đáng được trân trọng,được ưu ái
cất giữ trong mỗi người chúng ta:
-Nay đất hình cong chữ S còn
Phần tư thế kỷ nát giang sơn
Giặc cày hoang phế bao đền miếu
Đói khổ bần dân trí kiệt mòn
-Trong tay giặc ,cuộc đòi và sinh
mệnh
Rẻ như bèo ai xa xót tiếc thương
Tiếng than van - uất nghẹn nỗi
căm hờn
Quên sao được - hận thù cao chất
ngất
-Mẹ biết lòng con rực lửa thù
Mắt nhìn cờ đỏ hận nghìn thu
Quê mình nghèo lắm nên xơ xác
Tổ quốc lầm than cảnh ngục tù
Nhà thơ là nhân chứng sống của những ngày cuối tháng Tư đen,của cuộc
triệt thoái tan hàng oan ức của một quân đội nức tiếng anh dũng,kiêu hùng .Anh
đã tận mắt chứng kiến bao nhiêu cảnh
thảm tử của đồng đội trong trận chiến sau cùng,cũng như của vô số thường dân vô
tội trước họng súng cùa quân thù tàn độc dã man.Làm sao mà xóa nhòa trong trí
nhớ những hình ảnh bi thảm tận cùng đó ?
Là nhà thơ,anh chỉ còn cách ghi
lại từng nỗi đớn đau,ức uất,căm hờn trong những dòng thơ bi tráng :
-Từng tấc đầt,mất dần từng tấc
đất
Máu căm hờn ướt đẫm bước lui binh
Tướng với quân quyết một còn một
mất
Giữa trận tiền thề quyết tử hi
sinh...
--Đại lộ kinh hoàng không bút mực
Văn chương nào kể hết đau thương
-Giặc xem sinh mạng dân như kiến
Người chết đạn vương cả chục lần
...
Từ niềm cảm thông vói nỗi tiếc
thương quá khứ tươi đẹp hào hùng bên bạn đồng đội của tác giả,người đọc khó
ngăn được giọt nước mắt tiếc thương ,tủi hận khi đọc những dòng thơ bi thiết
này:
-Vai xưa ta móc dây ba chạc
Súng thắt lưng,tay giữ bản đồ
Hôm nay vai gánh đầy đôi nước
Áo vá quần tưa thân xác xơ
-Cũng gọi giờ cơm,biết goị sao
Bo bo mì bắp đắng lòng nhau
Gánh gồng lao động như trâu ngựa
TớI bữa ăn đói nhục lệ trào
-Chữ nghiã vội vàng nhai chưa
nuốt
Thì tóc tai đẫm ướt gió mưa
Tuổi mùa xuân ngắm trăng Việt Bắc
Tám năm tù nằm nhớ chuyện xưa...
Nỗi ám ảnh đau thương trong những
năm dài đọa đày trong ngục tù Cộng sản
vẫn còn theo mãi nhà thơ ra nơi xứ người .Cuộc sống yên lành nơi đây không đủ
làm cho anh quên đi quá khứ.Anh nhớ mãi nó cũng như nhớ mãi chốn quê nhà nay đã
cách biệt muôn trùng :
Đất tạm dung bước đời như đại
mộng
Nắng tự do ấm áp đẹp tình người
Nhưng trong lòng anh được mấy khi vui
Vẫn nhớ mãi quê nhà còn đen
tối...
Ngày thường đã vậy,những ngày cuối
năm,giáp Tết lại càng là thời khắc đau đớn,xót xa nhất với Thy Lan Thảo .Cũng
như đối với mọi người tha hương,nỗi nhớ
nhà càng trở nên quặn thắt,mãnh liệt trong lòng nhà thơ hơn bao giờ hết trong
đêm giao thừa:
-Đêm cuối năm lòng như chợ tan
Xuống ca bước rảo rất vội vàng
Lên xe lòng hướng về quê cũ
Lăng lắc trời xa tiếng thở
than...
-Nghe làm sao được pháo giao thừa
Trời chuyển mùa xuân lại gió mưa
Nửa đêm biết có ông bà đến
Hay chỉ mình ta nhớ chuyện xưa...
Không đâu,không phải có mình anh
mà còn rất nhiều đồng hương của anh qua những lời thơ anh ân cần nhắc nhở sẽ
cùng anh ngậm ngùi nhớ về quê hương dấu yêu,nơi chất chứa bao nhiêu là kỷ
niệm buồn vui,nơi cất giữ thời xuân xanh
thơ mộng của mọi người,.Một nơi mà tất cả chúng ta,những người con xa lìa xứ sở
đều thiết tha mong muốn,đợi trông có ngày được trở về đường đường chính chính
để hưởng hạnh phúc đoàn viên, trùng
phùng và nối lại những thân tình bấy lâu cách biệt.
PHAN THỊ
DIÊN HỒNG
CANADA-Tháng giêng ,2003
------------- Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
|