Cải bẹ xanh chửa bịnh gout
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Khoa Học - Kỷ Thuật
Tên Chủ Đề: Sức Khỏe - Y Tế
Forum Discription: Các Bài Viết Hay Bài Thuốc về Sức Khỏe và Các Vấn Đề Y Tế
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2170
Ngày in: 18/Jul/2025 lúc 12:12am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Cải bẹ xanh chửa bịnh gout
Người gởi: mykieu
Chủ đề: Cải bẹ xanh chửa bịnh gout
Ngày gởi: 15/Dec/2009 lúc 5:25pm
Cải bẹ xanh chửa bịnh gout
Mua
cải bẹ xanh (lá cải có vị nhẩn nhẩn mà người ta gọi là cải đắng, thường
được dùng để cuốn bánh xèo ăn, ngon hơn là cuốn bánh xèo với lá xà
lách) Cải bẹ xanh vị nhẩn nhẩn chứ không phải là cải ngọt, xin hãy phân
biệt đúng. Mỗi ngày đều nấu cải bẹ banh này để uống thay nước thì cơ
thể sẽ thải ra ngoài chất acid uric là chất gây nên bệnh gout để ta sẽ
không còn bị bệnh gout này hành hạ nữa. Kiên trì nấu uống mỗi ngày, còn
xác cải thì ăn để khỏi phí. Vẫn tiếp tục dù thấy bệnh đã khả quan. Tiếp
tục uống nước cải bẹ xanh này để chất acid uric không có cơ hội tái tạo
và tích tụ lại trong cơ thể nữa. Rất nhiều người Á Châu ở Mỹ & Canada đã chữa lành được bệnh gout bằng phương pháp rất đơn giản và rẻ tiền này.
MaiHuong
http://peda67francais.blogspot.com/2009/12/phuong-thuoc-chua-tri-benh-gout-rat-on.html - http://peda67francais.blogspot.com/2009 ... at-on.html
------------- mk
|
Trả lời:
Người gởi: sonlu
Ngày gởi: 15/Dec/2009 lúc 6:34pm
Cám ơn Maihuong,đã post lên bài thuốc hay và tiện. Tôi cũng muốn đóng góp kinh nghiệm về bệnh này chút xíu.là ở phái nam thường bệnh gout là két quả của thời kỳ đầu của tuyến tiền liệt. vì khi tuyến này bắt đầu trương lên làm cho hệ thống tiểu bị kém lại và gây ra gout,nhưng lúc này chưa bị phát hiện. nên muốn trị căng là nên trị tuyến này ngay.
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Dec/2009 lúc 8:10pm
Tìm hiểu về bệnh "gút Trước
đây người Việt Nam chỉ ăn nhiều cơm rau, ít thịt cá (chính chế độ dinh
dưỡng như vậy lại là rất hợp lý), nhưng hiện nay, chúng ta có điều kiện
để chọn thực phẩm chứa nhiều năng lượng hơn dưới dạng gluxit, prôtit...
Sự dư thừa năng lượng dạng này khiến những bệnh "no đủ" như bệnh gút
ngày càng trở nên phổ biến.
Bệnh gút
(tiếng Anh: gout; tiếng Pháp: goutte hay podagre; tiếng Đức: gicht) đã
được biết đến từ lâu ở châu Âu. Ngay ở Trung Quốc, bệnh này cũng được
biết đến với cái tên thống phong . Còn ở châu Á, nhất là Việt Nam chúng
ta, không có thói quen ăn nhiều thịt như châu Âu nên bệnh này không phổ
biến, nên cũng ít người biết đến nó chăng? Trong khi đó, ngay từ thế kỷ
17, ở Đức đã xuất bản một cuốn sách của D.P. Mertz (nay đã được tái bản
và bổ sung đến lần thứ 6) viết về bệnh gút.
Đặc trưng của bệnh gút
Bệnh gút có hai dạng đặc trưng: cấp
tính và mãn tính. Ở dạng cấp tính, người bệnh đột ngột nhận thấy cơn
đau ghê gớm ở khớp, đặc trưng nhất là khớp ngón chân cái, nhưng cũng có
thể ở các chi khác, hay các khớp khác: đầu gối, chân, tay, thậm chí vai
hay cổ.
Bệnh gút hình thành do một sự rối loạn về chuyển hóa
chất, nguyên nhân là nồng độ axít uric quá cao trong máu và các chất
dịch khác trong cơ thể. Xét về nguyên nhân, bệnh gút hoàn toàn tương tự
với bệnh tiểu đường. Nguyên nhân gây hyperuricaemia (tăng axít uric
huyết) là do thận gia tăng tạo thành axít uric hay giảm quá trình thải
nó. Khi nồng độ axít uric trong các dịch cơ thể vượt quá một trị số
nhất định, các tinh thể axít uric sẽ được tạo thành ở các khớp, gây ra
viêm khớp cấp tính (đau đớn cực độ) và về lâu về dài gây ra tổn thương
mãn tính vì các tinh thể axít uric còn tập trung lại ở các sụn, khớp và
xương, ở các hoạt dịch nang, gân, mô liên kết và thận. Hậu quả của việc
tạo thành tinh thể axít uric là gút cấp tính ở khớp và sỏi thận gút.
Nam
giới ở tuổi trưởng thành dễ mắc bệnh gút, đặc biệt tuổi càng cao càng
dễ mắc hơn: 3% nam giới trên 65 tuổi mắc bệnh gút. Phụ nữ chỉ sau khi
mãn kinh mới bắt đầu có thể mắc bệnh và tỷ lệ không đáng kể so với nam:
5% vậy có thể nói đó là bệnh của nam giới.
Bệnh thường mang
tính di truyền, nếu trong nhà có người bị thì đàn ông nên chú ý ngay.
Nên phân biệt giữa dạng tăng axít uric huyết nguyên phát và thứ phát.
Thứ phát là do các bệnh khác gây ra, chẳng hạn bởi các bệnh về đường
huyết hay thận, còn nguyên phát là do sai sót di truyền về chuyển hóa
chất.
Cũng nên lưu ý rằng thời điểm phát sinh và mức độ bộc lộ
bệnh gút phụ thuộc chủ yếu vào chế độ ăn uống. Cả tăng axít uric huyết
nguyên phát và thứ phát đều dẫn tới gút.
Trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh gút thì từ nhiều năm trước đã có gia tăng rõ rệt nồng độ axít uric trong máu.
Trong
giai đoạn đầu này của bệnh gút, bệnh nhân chưa có cảm giác đau đớn gì,
tuy nhiên đã có nhiều tinh thể axít uric kết tinh trong các mô và dẫn
tới những sự hủy hoại sớm trong cơ thể (khớp và xương, thận...). Tuy
nhiên trong phần lớn trường hợp, dấu hiệu đầu tiên vẫn là viêm cấp tính
ở một khớp và gây đau đớn vô cùng. Nhưng khi cơn đau gút cấp tính này
đi qua (sau một vài ngày), khớp lại hoạt động bình thường và chịu được
tải trọng, tuy nhiên sau vài lần đau cùng ở một khớp và với thời gian,
khớp đó sẽ hỏng, khi đó sẽ là bệnh gút khớp mãn tính.
Sự kết
tinh axít uric ở xương làm giảm chức năng đệm đỡ của xương và gây biến
dạng xương, được gọi là tophi (nổi u mụn). Kết tinh axít uric ở trong
mô dưới da gọi là tophi da, mà dạng đặc biệt là ở vành tai. Lâu dài dẫn
tới việc tinh thể axít uric đâm qua da và dẫn tới u gút.
Kết
tinh axít uric trong thận dẫn tới viêm thận mãn tính, còn gọi là gút
thận, hậu quả thường là cao huyết áp dẫn tới xơ cứng động mạch. Sỏi
thận bởi tinh thể axít uric gây cơn đau thận dữ dội, gây ra nhiễm trùng
niệu đạo. Nếu một viên sỏi chặn đường niệu đạo, nước tiểu không thoát
đi được gây hỏng thận. Những cơn đau thận bởi sỏi thận cũng báo hiệu
cơn đau gút cấp tính.
Nếu bệnh nhân gút không được điều trị
sớm, tỷ lệ dẫn tới nhồi máu cơ tim ở nhóm này cao hơn nhóm người thường
rất nhiều. Cơn đau gút và cơn đau thận gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân,
đồng thời những hậu quả ẩn của sự gia tăng nồng độ axít uric trong dịch
cơ thể còn nguy hiểm hơn nhiều bởi chúng gây ra sự biến dạng xương mãn
tính, gút thận và dẫn tới xơ cứng động mạch.
Các bệnh nhân béo
phì, tiểu đường hay bị bệnh trao đổi mỡ cũng dễ bị tăng nồng độ axít
uric huyết và có nguy cơ mắc bệnh gút. Nguyên nhân của bệnh gút nguyên
phát là do sai lệch trao đổi chất bẩm sinh, hậu quả của sai lệch này
càng được khuếch đại bởi chế độ dinh dưỡng sai, đặc biệt là ăn quá
nhiều chất có purin và uống rượu.
Cơn đau gút cấp tính thường
xuất hiện sau bữa tiệc rượu, nhưng có khi xuất hiện ngay cả khi ăn
kiêng hoàn toàn. Làm việc quá sức, tai nạn, mổ xẻ gây nguy cơ cơn gút
cấp tính. Uống quá ít nước, đặc biệt vào mùa hè ra nhiều mồ hôi, gây
gia tăng nồng độ axít uric, nguy cơ kết tủa tinh thể axít uric và gút
thận, sỏi thận. Vậy người bị bệnh gút nhất thiết phải uống nhiều nước
(khoảng 2 lít/ngày).
Axít uric thuộc nhóm các chất có chứa
nhân purin, đó là những hợp chất hai vòng chứa carbon và nitơ. Chất
purin đơn giản nhất có công thức C5H4N4 còn chất purin thường gặp nhất
trong cơ thể sống là adeninvà guanin. Các purin là nhân cơ bản cho các
tế bào của người, động và thực vật. Khi các tế bào cũ trong cơ thể liên
tục chết đi và thay bằng tế bào mới, các purin được giải phóng thành
axít uric. Ở người, axít uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao
đổi chất, được thận thải ra trong nước tiểu.
Axít uric tạo bởi
purin có sẵn trong cơ thể, còn gọi là nội sinh, đạt lượng
300-400mg/ngày. Thêm vào đó, khi ăn thêm các tế bào động và thực vật
chứa trong thực phẩm tức là thêm một lượng purin, cơ thể còn tạo thêm
một lượng axít uric nữa, gọi là ngoại sinh. Cả axít uric nội lẫn ngoại
sinh đều sẽ được thận thải ra ngoài, lượng nội sinh tương đối ổn định,
nhưng lượng ngoại sinh sẽ do chế độ ăn uống chi phối.
Nồng độ
axít uric trong dịch cơ thể đơn giản và dễ lấy nhất là máu, ở người
khỏe mạnh là dưới 6,5mg/100ml. Nếu ở người khỏe, do ăn nhiều chất chứa
purin, lượng axít uric ngoại sinh là lớn hơn thì sẽ bị cơ thể người
khỏe thải ra ngoài mà không gây nguy hại tới việc hình thành bệnh gút.
Nhưng ở người có xu hướng bị bệnh gút nguyên phát, khả năng thận thải
axít uric ra ngoài đã bị suy giảm.
Như vậy, với sự tạo thêm
axít uric ngoại sinh (hãn hữu cũng có khi do axít uric nội sinh), nồng
độ axít uric trong dịch cơ thể gia tăng. Hậu quả là kết tinh axít uric
trong mô, khớp và nước tiểu. Lượng axít uric kết tủa này trong cơ thể
người bị bệnh gút cao hơn lượng axít uric trong cơ thế người khỏe
nhiều.
Chế độ dinh dưỡng với người bệnh
- Tránh những thực phẩm giàu purin
như nội tạng động vật (tim, gan, bầu dục, lòng...) hay hải sản. Ngoài
ra nên ăn bù prôtít bằng các sản phẩm của sữa. Chú ý là các loại rau
quả như đậu, măng tây, rau cải bó xôi... cũng chứa nhiều purin chẳng
kém thịt.
- Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng dự tạo axidt uric trong gan và ngăn cản thận thải axít uric.
- Tránh ăn cho đến khi đạt thể trọng lý tưởng:
Khi ăn nên thay số lượng bằng chất lượng. Giảm trọng không chỉ giảm
lượng axít uric mà nói chung cũng tác động tốt đến cơ thể. Nhưng trái
lại không được giảm trọng đột ngột, nhất là nhịn ăn vì khi đó cũng ngăn
cản thận thải axít uric.
Nguyên tắc quan trọng nhất ở đây là
không phải cấm ăn thịt cũng như uống rượu mà phải điều độ. Tránh ăn
nhiều quá hoặc nhịn đói, cũng như phải uống nhiều nước. Chẳng hạn một
miếng thịt 200g đã chứa 300mg axít uric, đó là lượng axít uric mà một
người bị bệnh gút cả ngày được tiếp nhận. Vậy bữa thịt đó, anh ta chỉ
được ăn 100g mà thôi, vì các loại rau quả ăn kèm cũng chứa axlt uric.
Một số điều cần lưu ý:
- Cà-phê, chè,
ca-cao và sôcôla không hề bị cấm vì các loại purin chứa trong đó không
bị chuyển thành axít uric, tuy nhiên nên lưu ý rằng sôcôla rất dễ gây
béo vì chứa nhiều năng lượng.
- Giữa "thịt trắng" và "thịt đỏ" không có khác biệt đáng kể về lượng purin.
- Ngoài lượng cồn có hại ra, bia còn chứa những loại purin chuyển thành axít uric nên người bị bệnh gút chỉ được uống hãn hữu.
- Fructose trong đường có thể gia tăng lượng axít uric trong cơ thể, nhưng dùng đường lượng nhỏ là được.
- Ăn chậm và trước khi ăn uống một cốc đầy nước!
- Hằng ngày cố gắng giữ mức ăn ở 1.000 kcal, chỉ có như vậy mới giảm cân được, hàng tuần nên cân để kiểm tra!
- Khi đang điều trị mà
vẫn lên cơn đau gút, bệnh nhân nhất thiết phải ăn ít đi, phải uống
nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng, chè và nước quả. Đặc biệt trước
khi đi ngủ phải uống đủ nước.
Theo Thế giới mới
http://www.benhgout.net/index.php?option=com_content&task=view&id=85&Itemid=77
http://mocay.org/forum/report.php?f=126&p=6584">
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Dec/2010 lúc 9:46pm
 
http://www.canhthep.com/ - Cánh Thép
| |
Thân Gửi - Tác Giả Bài
"Cải Bẹ Xanh Trị Bệnh Gout" |
Subject: Thân Gửi - Tác Giả Bài "Cải Bẹ Xanh Trị Bệnh Gout"
Một Niên trưởng KQ ẩn danh, nhờ tôi gửi bức thư sau đây trên Cánh Thép để cám ơn anh ngavnaf đã đăng bài "Cải bẹ xanh trị bệnh Gout"
***
Thân kính gửi ông bạn nào viết bài về dùng rau cải xanh chữa bệnh Gout
Tôi là một “lão gia“ KQ, vừa bước qua ngưỡng cửa U80, tuổi đời cao thì như chiếc xe hơi cũ rích, chạy đã quá nhiều miles vì vậy nó muốn hư lúc nào thì hư, không hẹn trước, hết chuyện này tới chuyện khác chẳng làm sao tránh được.
Gần như ngày nào rảnh rỗi tôi cũng ghé mắt vào “Cánh Thép" đọc lai rai, thế rồi cách đây hai hôm thấy mục chữa bệnh gout bằng nước luộc rau cải xanh (cải đắng), chẳng chú ý gì đặc biệt nhưng sáng hôm sau khi ngủ dậy bỗng thấy ngón chân cái ở bàn chân phải bị đau, đi phải lết, lẽ dĩ nhiên là không còn khả năng đi giầy đuợc nữa. Lại computer mở “Google“ và đánh chữ Gout và thấy ngay mình dính cái bệnh khá phổ biến là Gout vì symtom đầu là đau ngón chân cái bên phải, và phải nói là đau lắm. Mở lại tờ CT tìm mục chữa bệnh gout bằng rau cải bẹ xanh. Tôi bèn nhờ bà xã chạy ra chợ mua ít bó cải xanh về rửa sạch, thái nhỏ và luộc kỹ mấy mớ rau, xong là vội vã uống ngay ít ly. Sáng hôm sau thấy kết quả ngay là chân đã bớt đau rất nhiều, đã cử động được mấy ngón chân khá dễ dàng, nghiã là nước rau luộc có effect đấy và vẫn tiếp tục uống, bây giờ chân gần như bình thuờng rồi. Thật là “thần diệu” và chỉ tốn có mấy đồng bạc, vậy tôi xin viết vài dòng để trước là cám ơn người đã đăng bài thuốc rẻ mà hiệu nghiệm, sau là để gây thêm sự chú ý của người đồng cảnh ngô.
Nhưng “bánh ít đi thì cũng nên có bánh quy lại” chứ. Vậy tôi xin ghi lại một vài căn bệnh nhỏ tôi bị và hoặc do bạn bè chỉ, hoặc tự chữa do tình cờ mà nên.
1. Bệnh mất thăng bằng, phải chống gậy lúc di chuyển. Cách đây hai, ba năm gì đó người tôi lúc đang đi hoặc kể cả lúc đứng, thỉnh thoảng bị như có ai đẩy khẽ mình làm loạng quạng mất thăng bằng đôi chút, thế là phải bắt một chiếc gậy để đi đâu cho vững, nhưng trông cũng không hay ho gì cho lắm, có vẻ “ lão gia “ quá. Chẳng vậy mà có một cụ bà, già đã trên 90, mẹ nuôi một người bạn, vậy mà cụ sống một mình trong một căn phòng dành cho những người cao niên, chưa cần người giúp đỡ nhiều. Có lần tôi nói đại là: “ Bác ơi, sao bác không mua cái gậy chống để di chuyển vững vàng hơn?” Cụ bèn trả lời là: “Anh ơi, chống gậy đi trông thảm hại quá….” Và tôi hết ý kiến.
Bỗng một hôm khi tôi nói chuyện với một người bạn , cũng là một “ lão gia KQ “ sống ở Cali và hai ông bà vẫn đi tập lớp “ Hành Trường “ chi đó và tôi than là đi đâu cứ phải chống thêm gậy cho vững chân hơn, hắn chẳng nói gì chỉ an ủi đôi chút cho có nhẽ. Mấy hôm sau chính anh ta gọi và hỏi tôi : “Có phải mày bị tự nhiên đôi khi mất thăng bằng phải không, nếu chỉ tự nhiên mất thăng bằng thì tao chữa cho mày đuợc vì trong bài tao vừa học qua có cái mục liên quan đến, vậy mày cứ thử xem sao, nhưng nói trước là mất thăng bằng vì tuổi già, chứ cái loại mật thăng bằng vì liên quan đến hệ thống thính giác thì tao thua đấy…..” và anh ta bảo tôi mỗi ngày bỏ ra ít phút học lại bài “căn bản thao diễn số 1” nghiã là tập đứng nghiêm, mỗi ngày vài lần. Tôi thử làm theo thì sau hơn một tuần tôi đi không cần gậy nữa và hiện nay vẫn cố gắng tập và vẫn OK trong vấn đề di chuyển không cần gậy.
2. Bệnh Ợ Chua “, Cũng lại cái xe cũ này dính một chuyên khác. Cách đây cũng có đến trên 4 năm tôi thỉnh thoảng bị ợ chua sau bữa ăn độ1,2 giờ và ợ chua làm mình khó chịu lắm nhất là khi ăn thức ăn spicy hoặc nhiều mỡ màng. Mỗi lần bị vậy là tôi nhai một viên “ Pepcid “ và cơn ợ chua hết……Bỗng một hôm có việc đến chơi nhà một người bạn họ mời ăn cơm, sau đó 1,2 tiếng thì cơn ợ chua xẩy đến mà hôm đó tôi lại quên mang theo thuốc và chịu trận và trên bàn có một điã nho đỏ dùng tráng miệng, buồn mồm và thò tay ngắt mấy trái và bỏ vào mồm nhai, nuốt và….khi miếng nho vừa trôi qua cổ họng tôi bèn thấy cơn ợ chua ngừng ngay cứ như khi nhai pepcid vậy. Tôi nói với anh bạn là có lẽ trong quả nho có chất gì làm hết cơn ợ chua chăng? Và từ đó sau mỗi bữa ăn tôi cũng cố gắng nhai thêm vài trái nho, nhiều khi không có nho tươi tôi làm thử bằng nho khô và….. cũng Ok các bạn ạ.
Vậy tôi cố gắng viết ra đây để có ai bị giống tôi thì thử coi sao, tôi cũng đã chỉ cho một vài người khác cách chữa không mất tiền mà lại work…..Còn một món chữa bệnh bụng to và mập lúc về già do huấn luyện viên thể dục ở club tôi tập hàng ngày chỉ cho cũng giúp tôi xuống đuợc 12 lbs và một nấc thắt lưng ( sau 10 tháng tập tành ) đấy các bạn nhé, nhưng cái này phải chỉ tại chỗ thì mới dễ theo mà tập.
Hy vọng mấy dòng trên đây sẽ giúp một vài bạn làm đuợc…..như ông già này….
--- Article sent via Cánh Thép http://www.canhthep.com/ - http://www.canhthep.com/ | | | | | |
------------- mk
|
Người gởi: demsaoroi88
Ngày gởi: 16/Jan/2011 lúc 11:18pm
Một bài thuốc đơn giản có thể dùng hàng ngày mà lại khỏi bệnh thật là hay
----------------------------- http://babi.vn/ - babi http://babi.vn/ - thoi trang tre em http://babi.vn/ - quan ao tre em
(¯`v´¯) .`·.♥.·´ .¸.·´¸.·´¨)¸.·*¨) (¸.·´ (¸.·´ .·´(¸¸.·¨¯`*·.→ ღ .:: Chúc Năm Mới tràn đầy hạnh phúc đến mọi nhà ::. ღ ←.
|
|