Print Page | Close Window

HAPPY FATHER DAY- 2010

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Tổng Quát
Tên Chủ Đề: Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ
Forum Discription: Chia sẻ vui buồn giữa các thành viên
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2578
Ngày in: 19/Jul/2025 lúc 7:33am
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: HAPPY FATHER DAY- 2010
Người gởi: mykieu
Chủ đề: HAPPY FATHER DAY- 2010
Ngày gởi: 14/Jun/2010 lúc 8:00pm
 
 
HAPPY FATHER DAY 
 2010
 
 
 
 
 
 
 
MỪNG NGÀY CỦA CHA
(Hai Le)
 
 
Lời mở đầu: Một vài ngày nữa Ngày lễ của Cha lại trở về. Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó!” Tình cha nhiều người cho rằng không đằm thắm bằng tình mẹ, có lẽ chỉ vì người cha ít chịu diễn tả mà thôi. Thật ra tình cha như nền móng của căn nhà, giá trị của nó là phần nằm sâu dưới mặt đất. Nhiều người còn ví tình cha như miếng cam thảo, phải ngậm lâu mới ra chất ngọt.
 
Riêng người Việt ly hương chúng ta, Ngày Của Cha (Father's Day) thường rơi đúng vào ngày kỷ niệm Quân Lực VNCH 19 tháng 6 mỗi năm. Nhớ lại hình ảnh những người trai thời chinh chiến, vừa làm người lính ôm súng gìn giữ quê hương, vừa phải lo cho gia đình chu toàn bổn phận làm cha. Nên người cha trong đất nước khói lửa, hầu như phải hy sinh tình nhà nhiều. Nhưng không vì thế mà tình cha không đậm đà. Nhân ngày Quân Lực và Ngày Của cha, Hải Lê xin đóng góp một câu chuyện nhỏ kể theo Angie Kucer, nhằm vinh danh những người cha bất hạnh, hy sinh nhiều, nhưng nhận... chẳng có bao nhiêu! Nhất là những người đã nằm xuống để vợ con, đồng bào mình được sống mãi mãi.

 

BỐ TÔI, NGƯỜI LÍNH VNCH

Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.
Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.
Sau này tìm hiểu thì tôi biết, bố tôi là một lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lãnh theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế. Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đã lập gia đình với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong ký ức trẻ thơ, tôi có hình dung được hình ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, vì luôn luôn bà đi với một người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.
Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xã hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi thì hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ gì. Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông còn thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay vì ở trạm xe , cách xa nhà tôi 4 dãy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và còn thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh hình cây thông, Valentine có hình trái tim..vv...
Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu thương dành cho con nít của bố, vì sợ chúng bạn trêu chọc. Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực mình.
Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho mình. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi. Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài hình vẽ nhỏ, khi thì căn nhà, khi thì dòng suối, ngọn núi, chim cá và hình trái tim với dòng chữ “I Love You Tammy!” Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những dòng chữ triều mến “Bố thương con nhiều”. Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui.
Tôi thường lén ăn trưa một mình để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu. Một hôm, một đứa bạn tình cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn phòng cho mọi người xem. Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất.
Bữa hôm đó tôi về, đã làm mặt giận với bố tôi và “cấm” ông ấy không được viết, vẽ “bậy bạ” trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào phòng đóng cửa.
Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này thì trống trơn, không có dòng chữ hay hình vẽ gì cả. Nhìn mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ tình thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng. Lúc đó lòng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố. Tôi vội về làm lành với bố, và những giòng chữ, những hình vẽ yêu thương lại tiếp tục.
Những năm còn lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín.
Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt. Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng vì những cử chỉ biểu lộ tình cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua hình thức khác.
Ở cấp đại học, dĩ nhiên không còn thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, vì thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi.
Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường thì sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu.
“Này Tammy”
Tôi thường trả lời “Dạ, gì thế bố?”
“Bố thương con nhiều.”
“Con cũng thế. I Love You!”
Hình như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu. Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắc là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. Còn số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.)
Nhiều lúc bên ngoài bì thư, địa chỉ được viết bằng bút chì và tiếp theo đó là những lá thư có hình con mèo và con chó của gia đình tôi, có vẽ những hình tháp nhiều từng, hình cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước. Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v...
Sau chuyến du lịch ấy, tôi tìm hiểu về Việt nam nhiều hơn, nhất là cuộc chiến tranh trước 75, tôi bắt đầu thấy thương bố nhiều, ông là người lính bại trận, nhưng quân lực ấy đã chiến đấu dũng cảm cho tự do, cho hạnh phúc của người dân miền Nam trong suốt 20 năm. Nếu không bị đồng minh bán đứng, cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai.
Thư đến và được phát mỗi ngày sau buổi ăn trưa. Tôi thường đi nhận thư và mang theo mỗi khi đi uống cà phê. Tôi nhận thấy chẳng cần phải giấu giếm làm gì nữa, bởi bạn cùng phòng tôi là những đứa bạn hồi còn trung học, chúng nó biết rất rõ về những chiếc bao giấy, khăn ăn. Và rồi trở thành như một tập tục, tôi đọc thư, còn bì thư và hình vẽ thì được chuyển khắp bạn bè, thư từ bố tôi thành niềm vui của cả phòng.
Trong năm cuối cùng đại học, bố tôi bị căn bịnh ung thư hành hạ. Mỗi khi tôi không nhận được thư vào ngày thứ sáu, tôi biết ông ốm nặng, không thể viết được. Ông thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể ngồi trong nhà yên tĩnh nắn nót viết những lá thư. Nếu không kịp cho đợt phát thư vào thứ sáu, thì chỉ sau đó, một hai ngày, thế nào rồi thư cũng đến. Bạn bè tôi bình bầu ông là “Người cha thương con nhất trên thế giới này!”
Ngày lễ cha, Father's Day, chúng nó gởi một tấm thiệp phong tặng ông danh hiệu đó và tất cả đều ký tên trên tấm thiệp. Tôi tin rằng ông đã dạy cho tất cả chúng tôi về tình phụ tử, bạn bè tôi bắt đầu nhận những tấm khăn ăn giống như tôi từ gia đình chúng nó, với những lời để lại ấn tượng mà sẽ thôi thúc họ hãy biểu hiện tình thương của họ với con cái sau này.
Suốt thời gian đại học, những lá thư và những cú điện thoại như một chu kỳ đều đặn.
Ngày ra trường, tôi quyết định chọn công việc làm gần nhà, để được ở cạnh bố tôi, vì căn bệnh bố càng ngày càng nặng. Thời gian được ở gần bố không còn bao nhiêu lâu nữa.
Đó là những giây phút khó khăn, đau khổ nhất cuộc đời tôi phải trải qua.
Tôi ở bên cạnh bố tôi một vài ngày trong bệnh viện trước khi ông mất. Vài giờ trước khi hấp hối, ông nắm tay tôi bảo “Bố nhờ con một điều, con về nhà lấy cho bố cái hộp gỗ mà bố để trên đầu tủ, đây là hộp chứa đựng những kỷ niệm đời lính mà bố yêu thương nhất. Bố muốn nhìn nó lại một lần.”
Tôi lái xe về nhà, và cũng tìm ra ngay chiếc hộp phủ đầy bụi thời gian. Có gì bên trong? Tôi tò mò mở nắp hộp. Mắt tôi bắt đầu cay cay nhòa lệ, khi nhìn thấy những tấm hình của bố tôi còn trẻ, trong những bộ quân phục thật oai phong. Có những tấm cầm súng đằng sau chiến trường còn bốc mùi lửa khói. Lật ra đàng sau, những ngày tháng cũ, 68, 70, 71, 72... với những địa danh xa lạ: An Lộc, Bình Long, Đồng Xoài, Khe Sanh... Dưới đáy hộp là căn cước quân nhân, giấy giải ngũ và những tấm huy chương, bộ lon gắn trên cổ áo khi ông mặc những bộ quân phục.
Bây giờ thì tôi mới hiểu hết, không còn mặc cảm hình ảnh có ông bố tàn tật chỉ biết lo việc “nội trợ”, ngược lại là đàng khác, Bố tôi đã một thời là một người lính chiến oai hùng, đổ máu hy sinh một phần thân thể mình cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ quê hương.
Rõ ràng bố tôi chăm sóc tôi, vui vẻ làm những việc của người phụ nữ bao nhiêu năm nay, chỉ vì tình thương con mà thôi. Ông thật là người cha tuyệt vời
Tôi ôm cái hộp, chạy gấp lại bệnh viện, định nói lời xin lỗi với người cha thân yêu của mình, nhưng đã trễ! Người y tá trực cho biết, bố tôi vừa trút hơi thở cuối cùng. Rồi người y tá trao cho tôi chiếc khăn giấy nhà thương, với giòng chữ cuối cùng run rẩy của một người cha dành cho con “Tammy, ba thương con nhiều! Vĩnh biệt!”
Nước mắt tôi trào ra như suối, cầm tấm khăn giấy trong tay áp vào ngực, tấm khăn giấy cuối cùng, mà cả cuộc đời mãi mãi không còn nhận được nữa.
Lúc liệm xác, tôi bỏ theo chiếc hộp kỷ niệm đời lính vào hòm cho bố, còn những chiếc khăn giấy tôi sẽ giữ mãi bên cạnh cả cuộc đời tôi.
Bây giờ thì những chiếc khăn giấy đã đổi màu vàng khè, nhưng tình tôi dành cho người bố càng ngày càng thấm thiết, bất diệt, muôn đời không thay đổi.

Happy Father's Day
Mừng Ngày Của Bố
Mừng ngày Quân Lực 19/6/2010

Hai Le
http://www.haingoaiphiemdam.com/tin-cong-dong/M%E1%BB%AANG-NG%C3%80Y-QU%C3%82N-L%E1%BB%B0C-M%E1%BB%AANG-NG%C3%80Y-C%E1%BB%A6A-CHA.php - http://www.haingoaiphiemdam.com/tin-cong-dong/M%E1%BB%AANG-NG%C3%80Y-QU%C3%82N-L%E1%BB%B0C-M%E1%BB%AANG-NG%C3%80Y-C%E1%BB%A6A-CHA.php
 
 


-------------
mk



Trả lời:
Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 18/Jun/2010 lúc 3:09pm
Ngày 20-6 năm nay là lễ Father's Day ở Mỹ.
Chỉ có 1 ngày CHA thôi , nên PT xin mượn ngày này cầu chúc tất cả các người cha của Gò Công Forum :
 
 
Một ngày Father's Day thật thoải mái , vui vẻ và đầm ấm bên gia đình.
 
 
 
Happy%20Fathers%20Day!


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Jun/2010 lúc 5:54pm

 

Moi cac  cac ban xem slide show va nghe Paul Anka hat tren YouTube.
 
 
 
http://www.youtube.com/watch?v=QZ6LwbmlZ-E&feature=related - - YouTube - Papa (lyric)- Paul Anka.

( http://www.youtube.com/watch?v=QZ6LwbmlZ-E&feature=related - http://www.youtube.com/watch?v=QZ6LwbmlZ-E&feature=related )

 
 
http://xa.yimg.com/kq/groups/13461025/870768344/name/NGAY%20CUA%20CHA.pps - NGAY CUA CHA.pps http://mc/compose?to=nguyendaile@hotmail.com&subject=FW:%20HAPPY%20FATHERS%20DAY - -


-------------
mk


Người gởi: Phương Vy
Ngày gởi: 20/Jun/2010 lúc 5:31am

Happy Father's day đến tất cả những người Cha của Hội Thân Hữu Gò Công :

Một ngày "Lễ Phụ Thân" tràn đầy niềm vui, hạnh phúc ấm cúng bên những người thân yêu...
 
 
 


-------------
Có một lời ta chưa nói thành chữ... như đã nghe nhiều lắm ở trong tim
"anh cất rồi, em giữ kỹ làm tin... nên chưa nói mà như mình đã nói!"


Người gởi: ranvuive
Ngày gởi: 20/Jun/2010 lúc 8:01am
 
 
 

http://www.ngo-quyen.org//images/upload/Article/2010/6/12/634119410148353750_384x284.JPG">


TƯỞNG NHỚ VỀ CHA

                                         

Tháng Sáu lễ Father’s Day

Trong lòng nao nức đến ngày giổ Cha

Nỗi niềm thương nhớ thiết tha

Con nhìn di ảnh xót xa lệ sầu

 

Tim con quặn từng cơn đau

Trước bao kỷ vật hôm nào còn đây

Cuộc đời hụt hẫng niềm vui

Mất Cha con kể mất rồi niềm tin

 

Tình Cha cao đẹp... vô ngần

Con nguyền giữ mãi trong tâm kính thờ

Xa cha từ tuổi ấu thơ

Đến nay đã mấy chặng đời kinh qua

 

Tóc con nay đã sương pha

Công ơn dưỡng dục chẳng nhoà nhạt phai

Thương Cha con nhớ từng lời

Những câu dạy bảo nên người mai sau

 

Cuộc đời ngày tháng qua mau

Tình thâm nghĩa nặng cao sâu đất trời

Nén hương tưởng nhớ không nguôi

Khói lên tan giữa cõi trời tịnh yên

 

Cách xa con vẫn... hằng đêm

Nguyện cầu Cha mãi vui miền Bồng Lai

 

Hoàng Ánh Nguyệt



-------------



Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 20/Jun/2010 lúc 9:46am
Ngày lễ "Người Cha" của các nước trên thế giới:
 
Dates around the world

The officially recognized date of Father's Day varies from country to country. This section lists some significant examples, in order of date of observance.

Gregorian calendar
Definition Sample dates Country

January 6

http://en.wikipedia.org/wiki/Serbia">Serbia http://en.wikipedia.org/wiki/Serbia - Serbia ("Paterice")*

February 23

http://en.wikipedia.org/wiki/Russia">Russia Russia ( http://en.wikipedia.org/wiki/Defender_of_the_Fatherland_Day - Defender of the Fatherland Day )*

March 19

http://en.wikipedia.org/wiki/Andorra">Andorra http://en.wikipedia.org/wiki/Andorra - Andorra (Dia del Pare)
http://en.wikipedia.org/wiki/Bolivia">Bolivia http://en.wikipedia.org/wiki/Bolivia - Bolivia
http://en.wikipedia.org/wiki/Honduras">Honduras http://en.wikipedia.org/wiki/Honduras - Honduras http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-9 - [10]

http://en.wikipedia.org/wiki/Italy">Italy http://en.wikipedia.org/wiki/Italy - Italy (Festa del Papà)
http://en.wikipedia.org/wiki/Liechtenstein">Liechtenstein http://en.wikipedia.org/wiki/Liechtenstein - Liechtenstein

http://en.wikipedia.org/wiki/Portugal">Portugal http://en.wikipedia.org/wiki/Portugal - Portugal (Dia do Pai)
http://en.wikipedia.org/wiki/Spain">Spain http://en.wikipedia.org/wiki/Spain - Spain (Día del Padre, Dia del Pare, Día do Pai)
http://en.wikipedia.org/wiki/Antwerp_%28province%29">Antwerp%20%28province%29 http://en.wikipedia.org/wiki/Antwerp - Antwerp ( http://en.wikipedia.org/wiki/Belgium - Belgium )

Second Sunday of May

May 10, 2009
May 9, 2010
May 8, 2011

http://en.wikipedia.org/wiki/Romania">Romania http://en.wikipedia.org/wiki/Romania - Romania http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-romania-10 - [11] ( http://ro.wikipedia.org/wiki/Ziua_Tat%C4%83lui - Ziua Tatălui )

May 8

http://en.wikipedia.org/wiki/South_Korea">South%20Korea http://en.wikipedia.org/wiki/South_Korea - South Korea ( http://en.wikipedia.org/wiki/Parents_Day - Parents' Day )

Third Sunday of May

May 17, 2009
May 16, 2010
May 15, 2011

http://en.wikipedia.org/wiki/Tonga">Tonga http://en.wikipedia.org/wiki/Tonga - Tonga

http://en.wikipedia.org/wiki/Ascension_Day - Ascension Day

May 21, 2009
May 13, 2010

http://en.wikipedia.org/wiki/Germany">Germany http://en.wikipedia.org/wiki/Germany - Germany

First Sunday of June

June 7, 2009
June 6, 2010
June 5, 2011
June 3, 2012

http://en.wikipedia.org/wiki/Lithuania">Lithuania http://en.wikipedia.org/wiki/Lithuania - Lithuania (Tevo diena)

June 5

http://en.wikipedia.org/wiki/Denmark">Denmark http://en.wikipedia.org/wiki/Denmark - Denmark http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-fars-dag-dk-11 - [12] (also http://en.wikipedia.org/wiki/Constitution_Day_%28Denmark%29 - Constitution Day )

Second Sunday of June

June 14, 2009
June 13, 2010
June 12, 2011

http://en.wikipedia.org/wiki/Austria">Austria http://en.wikipedia.org/wiki/Austria - Austria
http://en.wikipedia.org/wiki/Belgium">Belgium http://en.wikipedia.org/wiki/Belgium - Belgium

Third Sunday of June

June 21, 2009
June 20, 2010
June 19, 2011
June 17, 2012

http://en.wikipedia.org/wiki/Antigua_and_Barbuda">Antigua%20and%20Barbuda http://en.wikipedia.org/wiki/Antigua - Antigua
http://en.wikipedia.org/wiki/Argentina">Argentina http://en.wikipedia.org/wiki/Argentina - Argentina http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-diariocritico-12 - [13]
http://en.wikipedia.org/wiki/The_Bahamas">The%20Bahamas http://en.wikipedia.org/wiki/Bahamas - Bahamas
http://en.wikipedia.org/wiki/Bahrain">Bahrain http://en.wikipedia.org/wiki/Bahrain - Bahrain
http://en.wikipedia.org/wiki/Bangladesh">Bangladesh http://en.wikipedia.org/wiki/Bangladesh - Bangladesh
http://en.wikipedia.org/wiki/Barbados">Barbados http://en.wikipedia.org/wiki/Barbados - Barbados
http://en.wikipedia.org/wiki/Belize">Belize http://en.wikipedia.org/wiki/Belize - Belize
http://en.wikipedia.org/wiki/Bermuda">Bermuda http://en.wikipedia.org/wiki/Bermuda - Bermuda
http://en.wikipedia.org/wiki/Brunei">Brunei http://en.wikipedia.org/wiki/Brunei_Darussalam - Brunei Darussalam
http://en.wikipedia.org/wiki/Bulgaria">Bulgaria http://en.wikipedia.org/wiki/Bulgaria - Bulgaria
http://en.wikipedia.org/wiki/Canada">Canada http://en.wikipedia.org/wiki/Canada - Canada
http://en.wikipedia.org/wiki/Chile">Chile http://en.wikipedia.org/wiki/Chile - Chile
http://en.wikipedia.org/wiki/Peoples_Republic_of_China">Peoples%20Republic%20of%20China http://en.wikipedia.org/wiki/Peoples_Republic_of_China - People's Republic of China **

http://en.wikipedia.org/wiki/Colombia">Colombia http://en.wikipedia.org/wiki/Colombia - Colombia
http://en.wikipedia.org/wiki/Costa_Rica">Costa%20Rica http://en.wikipedia.org/wiki/Costa_Rica - Costa Rica http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-costa_rica_aciprensa-13 - [14]
http://en.wikipedia.org/wiki/Cuba">Cuba http://en.wikipedia.org/wiki/Cuba - Cuba http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-14 - [15]
http://en.wikipedia.org/wiki/Cyprus">Cyprus http://en.wikipedia.org/wiki/Cyprus - Cyprus
http://en.wikipedia.org/wiki/Czech_Republic">Czech%20Republic http://en.wikipedia.org/wiki/Czech_Republic - Czech Republic
http://en.wikipedia.org/wiki/Ecuador">Ecuador http://en.wikipedia.org/wiki/Ecuador - Ecuador
http://en.wikipedia.org/wiki/Ethiopia">Ethiopia http://en.wikipedia.org/wiki/Ethiopia - Ethiopia
http://en.wikipedia.org/wiki/France">France http://en.wikipedia.org/wiki/France - France
http://en.wikipedia.org/wiki/Ghana">Ghana http://en.wikipedia.org/wiki/Ghana - Ghana
http://en.wikipedia.org/wiki/Greece">Greece http://en.wikipedia.org/wiki/Greece - Greece

http://en.wikipedia.org/wiki/Guyana">Guyana http://en.wikipedia.org/wiki/Guyana - Guyana
http://en.wikipedia.org/wiki/Haiti">Haiti http://en.wikipedia.org/wiki/Haiti - Haiti http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-15 - [16]
http://en.wikipedia.org/wiki/Hong_Kong">Hong%20Kong http://en.wikipedia.org/wiki/Hong_Kong - Hong Kong
http://en.wikipedia.org/wiki/Hungary">Hungary http://en.wikipedia.org/wiki/Hungary - Hungary
http://en.wikipedia.org/wiki/India">India http://en.wikipedia.org/wiki/India - India
http://en.wikipedia.org/wiki/Afghanistan">Afghanistan http://en.wikipedia.org/wiki/Afghanistan - Afghanistan
http://en.wikipedia.org/wiki/Republic_of_Ireland">Republic%20of%20Ireland http://en.wikipedia.org/wiki/Republic_of_Ireland - Ireland
http://en.wikipedia.org/wiki/Jamaica">Jamaica http://en.wikipedia.org/wiki/Jamaica - Jamaica
http://en.wikipedia.org/wiki/Japan">Japan http://en.wikipedia.org/wiki/Japan - Japan
http://en.wikipedia.org/wiki/Malaysia">Malaysia http://en.wikipedia.org/wiki/Malaysia - Malaysia
http://en.wikipedia.org/wiki/Malta">Malta http://en.wikipedia.org/wiki/Malta - Malta
http://en.wikipedia.org/wiki/Mauritius">Mauritius http://en.wikipedia.org/wiki/Mauritius - Mauritius

http://en.wikipedia.org/wiki/Mexico">Mexico http://en.wikipedia.org/wiki/Mexico - Mexico http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-16 - [17]
http://en.wikipedia.org/wiki/Burma">Burma http://en.wikipedia.org/wiki/Burma - Burma
http://en.wikipedia.org/wiki/Namibia">Namibia http://en.wikipedia.org/wiki/Namibia - Namibia
http://en.wikipedia.org/wiki/Netherlands">Netherlands http://en.wikipedia.org/wiki/Netherlands - Netherlands
http://en.wikipedia.org/wiki/Nigeria">Nigeria http://en.wikipedia.org/wiki/Nigeria - Nigeria
http://en.wikipedia.org/wiki/Pakistan">Pakistan http://en.wikipedia.org/wiki/Pakistan - Pakistan
http://en.wikipedia.org/wiki/Panama">Panama http://en.wikipedia.org/wiki/Panama - Panama http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-17 - [18]
http://en.wikipedia.org/wiki/Paraguay">Paraguay http://en.wikipedia.org/wiki/Paraguay - Paraguay
http://en.wikipedia.org/wiki/Peru">Peru http://en.wikipedia.org/wiki/Peru - Peru http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-18 - [19]
http://en.wikipedia.org/wiki/Philippines">Philippines http://en.wikipedia.org/wiki/Philippines - Philippines http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-19 - [20]
http://en.wikipedia.org/wiki/Puerto_Rico">Puerto%20Rico http://en.wikipedia.org/wiki/Puerto_Rico - Puerto Rico
http://en.wikipedia.org/wiki/Saint_Lucia">Saint%20Lucia http://en.wikipedia.org/wiki/Saint_Lucia - Saint Lucia
http://en.wikipedia.org/wiki/Saint_Vincent_and_the_Grenadines">Saint%20Vincent%20and%20the%20Grenadines http://en.wikipedia.org/wiki/Saint_Vincent_and_the_Grenadines - Saint Vincent and the Grenadines

http://en.wikipedia.org/wiki/Singapore">Singapore http://en.wikipedia.org/wiki/Singapore - Singapore
http://en.wikipedia.org/wiki/Slovakia">Slovakia http://en.wikipedia.org/wiki/Slovakia - Slovakia
http://en.wikipedia.org/wiki/South_Africa">South%20Africa http://en.wikipedia.org/wiki/South_Africa - South Africa
http://en.wikipedia.org/wiki/Sri_Lanka">Sri%20Lanka http://en.wikipedia.org/wiki/Sri_Lanka - Sri Lanka
http://en.wikipedia.org/wiki/Switzerland">Switzerland http://en.wikipedia.org/wiki/Switzerland - Switzerland
http://en.wikipedia.org/wiki/Trinidad_and_Tobago">Trinidad%20and%20Tobago http://en.wikipedia.org/wiki/Trinidad_and_Tobago - Trinidad and Tobago
http://en.wikipedia.org/wiki/Turkey">Turkey http://en.wikipedia.org/wiki/Turkey - Turkey
http://en.wikipedia.org/wiki/Ukraine">Ukraine http://en.wikipedia.org/wiki/Ukraine - Ukraine
http://en.wikipedia.org/wiki/United_Kingdom">United%20Kingdom http://en.wikipedia.org/wiki/United_Kingdom - United Kingdom

http://en.wikipedia.org/wiki/United_States">United%20States http://en.wikipedia.org/wiki/United_States - United States
http://en.wikipedia.org/wiki/Venezuela">Venezuela http://en.wikipedia.org/wiki/Venezuela - Venezuela
http://en.wikipedia.org/wiki/Zambia">Zambia http://en.wikipedia.org/wiki/Zambia - Zambia
http://en.wikipedia.org/wiki/Zimbabwe">Zimbabwe http://en.wikipedia.org/wiki/Zimbabwe - Zimbabwe

June 17

http://en.wikipedia.org/wiki/El_Salvador">El%20Salvador http://en.wikipedia.org/wiki/El_Salvador - El Salvador http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-20 - [21] http://en.wikipedia.org/wiki/Guatemala">Guatemala http://en.wikipedia.org/wiki/Guatemala - Guatemala http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-21 - [22]

June 21

http://en.wikipedia.org/wiki/Egypt">Egypt http://en.wikipedia.org/wiki/Egypt - Egypt http://en.wikipedia.org/wiki/Lebanon">Lebanon http://en.wikipedia.org/wiki/Lebanon - Lebanon http://en.wikipedia.org/wiki/Jordan">Jordan http://en.wikipedia.org/wiki/Jordan - Jordan http://en.wikipedia.org/wiki/Syria">Syria http://en.wikipedia.org/wiki/Syria - Syria http://en.wikipedia.org/wiki/Uganda">Uganda http://en.wikipedia.org/wiki/Uganda - Uganda

June 23

http://en.wikipedia.org/wiki/Nicaragua">Nicaragua http://en.wikipedia.org/wiki/Nicaragua - Nicaragua http://en.wikipedia.org/wiki/Poland">Poland http://en.wikipedia.org/wiki/Poland - Poland

Second Sunday of July

July 12, 2009
July 11, 2010
July 10, 2011

http://en.wikipedia.org/wiki/Uruguay">Uruguay http://en.wikipedia.org/wiki/Uruguay - Uruguay

Last Sunday of July

July 26, 2009
July 25, 2010

http://en.wikipedia.org/wiki/Dominican_Republic">Dominican%20Republic http://en.wikipedia.org/wiki/Dominican_Republic - Dominican Republic

Second Sunday of August

August 9, 2009
August 8, 2010
August 14, 2011

http://en.wikipedia.org/wiki/Brazil">Brazil http://en.wikipedia.org/wiki/Brazil - Brazil
http://en.wikipedia.org/wiki/Samoa">Samoa http://en.wikipedia.org/wiki/Samoa - Samoa

August 8

http://en.wikipedia.org/wiki/Republic_of_China">Republic%20of%20China http://en.wikipedia.org/wiki/Republic_of_China - Taiwan

First Sunday of September

September 6, 2009
September 5, 2010
September 4, 2011

http://en.wikipedia.org/wiki/Australia">Australia http://en.wikipedia.org/wiki/Australia - Australia
http://en.wikipedia.org/wiki/Fiji">Fiji http://en.wikipedia.org/wiki/Fiji - Fiji
http://en.wikipedia.org/wiki/New_Zealand">New%20Zealand http://en.wikipedia.org/wiki/New_Zealand - New Zealand
http://en.wikipedia.org/wiki/Papua_New_Guinea">Papua%20New%20Guinea http://en.wikipedia.org/wiki/Papua_New_Guinea - Papua New Guinea

Bwaako Mukh Herne Din बुवाको मुख हेर्ने दिन (कुशे औंशी)

August 20, 2009

http://en.wikipedia.org/wiki/Nepal">Nepal http://en.wikipedia.org/wiki/Nepal - Nepal http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-nepal-22 - [23]

First Sunday of October

October 4, 2009
October 3, 2010
October 2, 2011

http://en.wikipedia.org/wiki/Luxembourg">Luxembourg http://en.wikipedia.org/wiki/Luxembourg - Luxembourg

Second Sunday of November

November 8, 2009
November 14, 2010
November 13, 2011

http://en.wikipedia.org/wiki/Estonia">Estonia http://en.wikipedia.org/wiki/Estonia - Estonia
http://en.wikipedia.org/wiki/Finland">Finland http://en.wikipedia.org/wiki/Finland - Finland
http://en.wikipedia.org/wiki/Iceland">Iceland http://en.wikipedia.org/wiki/Iceland - Iceland

http://en.wikipedia.org/wiki/Norway">Norway http://en.wikipedia.org/wiki/Norway - Norway
http://en.wikipedia.org/wiki/Sweden">Sweden http://en.wikipedia.org/wiki/Sweden - Sweden

December 5

http://en.wikipedia.org/wiki/Thailand">Thailand http://en.wikipedia.org/wiki/Thailand - Thailand

December 26

http://en.wikipedia.org/wiki/Bulgaria">Bulgaria http://en.wikipedia.org/wiki/Bulgaria - Bulgaria

Islam calendar
Definition Sample dates Country

13 http://en.wikipedia.org/wiki/Rajab - Rajab

June 18, 2008

http://en.wikipedia.org/wiki/Iran">Iran http://en.wikipedia.org/wiki/Iran - Iran http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-23 - [24] http://en.wikipedia.org/wiki/Fathers_Day#cite_note-24 - [25] http://en.wikipedia.org/wiki/Pakistan">Pakistan http://en.wikipedia.org/wiki/Pakistan - Pakistan

*Officially, as the name suggests, the holiday celebrates people who are serving or were serving the http://en.wikipedia.org/wiki/Russian_Armed_Forces - Russian Armed Forces (both men and women). But the congratulations are traditionally, nationally accepted by all fathers, other adult men and male children as well.[ http://en.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Citation_needed - citation needed ]
**In China during Republican period prior to 1949, Father's Day on August 8 was first held in Shanghai in 1945.

 



-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 20/Jun/2010 lúc 10:08am
 
Happy Father's Day!!!

Nhân ngày lễ CHA GIÀ , xin tặng những người CHA và người CON clip video sau đây:


Mời click dzô đây:
http://www.youtube.com/watch_popup?v=mNK6h1dfy2o - http://www.youtube.com/watch_popup?v=mNK6h1dfy2o
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Jun/2010 lúc 5:21pm
(Tường Chinh)

-------------
mk
 
 
  Xuan2006.asp -

- Father's Day, nhớ về Bố,

chưa bao giờ gặp mặt
Friday, June 18, 2010  http://www.addthis.com/bookmark.php?v=250&pub=quangp -



Mẹ đặt tên con, xin an lành cho Bố

(Tường Chinh)



Mẹ tôi kể rằng, bà đặt tên con là Tường Chinh vì “Tường” là lành, “Chinh” là chinh chiến. Mẹ muốn bố trở về nguyên vẹn hình hài. Bố tôi mất trong trận Quảng Trị, cũng là thời điểm mẹ tôi mang thai tôi. (Hình: Tác giả cung cấp)

Mẹ tôi và tôi, những ngày xa xưa. (Hình: Tác giả cung cấp)

“Bố tôi là ai? Tại sao tôi không có bố để được thương yêu và chiều chuộng như những đứa trẻ bình thường khác?” Ðó là những suy nghĩ cứ ám ảnh suốt thời thơ ấu của tôi.

Có một lần, tôi hỏi mẹ rằng: “Tại sao con không có bố?” Tôi thấy gương mặt mẹ chùng xuống, ánh mắt mẹ đăm chiêu và buồn buồn làm sao ấy. Mẹ tôi kể rằng: “Ba con mất tích trong trận Quảng Trị, ba con là một người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày bố con ra Quảng Trị là ngày mẹ biết đang mang thai con.” Cái tên “Tường Chinh” của con cũng xuất phát từ ý tưởng an lành: “Tường” có nghĩa là lành, “Chinh” có nghĩa là chinh chiến.

“Mẹ đặt tên này cho con, mong ước cuộc chiến Mùa Hè Ðỏ Lửa năm ấy được sớm chấm dứt!” Và đến mãi tận bây giờ, tôi mới thực sự hiểu rằng: Bố tôi đã chết. Một cái chết thật lặng lẽ, không mộ bia, không ai biết hài cốt của bố tôi ở đâu. Cũng như tôi chưa hề một lần gặp mặt bố!

Sài Gòn sụp đổ năm 1975, lúc đó tôi mới chỉ là cô bé lên ba. Tôi không được biết gì đến cuộc chiến mà bố tôi đã tham dự và hy sinh. Mẹ tôi vì quá bận rộn mưu sinh và nuôi nấng tôi, hay vì những lý do khác nữa, không bao giờ nhắc đến những điều đã xảy ra trong quá khứ.

Riêng tôi, tôi lớn lên với những mâu thuẫn trong đời sống. Tôi thật sự không hiểu tại sao tôi phải được mẹ di chuyển chỗ ở nhiều đến như vậy. Thậm chí có khi cả nhà tôi phải trốn chạy ra Long An, lúc thì Mỹ Tho, khi thì Bạc Liêu... và sống chui rúc trong những căn nhà đất chật hẹp, dơ bẩn, có khi chứa tới gần 50-60 người, bao gồm cả người lớn và trẻ con. Sau này tôi mới hiểu, mẹ tôi dẫn tôi đi vượt biên nhiều lần nhưng không thành. Có lúc tôi hỏi mẹ: “Tại sao mình phải đi vượt biên vậy mẹ?” Mẹ tôi bình thản trả lời: “Vì mẹ muốn con có một tương lai tốt đẹp hơn mẹ!” Lúc đấy, tôi rất ấm ức vì không hiểu điều gì đã, đang, và sắp xẩy ra với gia đình mình, và tại sao mình không có bố bên cạnh? Tại sao mình không được tình thương yêu và gần gũi của bố mẹ như những đứa trẻ khác?!

Thậm chí, khi tôi đến tuổi đi học, mẹ tôi phải “tranh đấu” để tôi được giữ cái tên cúng cơm của tôi. Bà kể rằng: Giữa năm 1975, khi mẹ lên công an phường để làm lại giấy khai sinh cho con. Một viên chức nhà nước bảo mẹ phải đổi tên của con. Vì tên “Tường Chinh của con gần giống tên của một thủ tướng Cộng Sản Việt Nam.” Tôi vội vàng hỏi mẹ: “Vậy mẹ có đồng ý không?” “Tất nhiên là không, vì tên của con là tên mẹ đã tâm huyết đặt cho con. Ông ấy chỉ là tên giả, chứ không phải tên thật.” Lúc đó, tôi rất ngưỡng mộ mẹ tôi. Tôi đã học từ bà sự can đảm, sự tự tin, và nghị lực sống của bà. Kể từ ấy, mẹ tôi mang hình ảnh của bố tôi.

Cuộc sống thầm lặng và khổ nhọc khiến mẹ trở nên rất khó hiểu. Tôi không bao giờ hiểu hết về mẹ. Về những gì mẹ tôi đã thực sự trải qua. Ngay cả về cuộc tình của bố mẹ tôi. Giữa tôi và mẹ luôn có một khoảng cách rất kỳ lạ, và đôi khi tôi có cảm giác sự ra đời của tôi là sự cản trở cho tương lai hạnh phúc của mẹ. Và tôi luôn thầm ước: “Giá như tôi có bố, thì mẹ tôi sẽ thương tôi hơn và cuộc sống của gia đình tôi sẽ hạnh phúc hơn!”

Khi bước vào tuổi dậy thì, tôi thường tự hỏi: “Nếu như tôi có bố - tôi sẽ thương ai hơn?! Ai sẽ là thần tượng của tôi để tôi có thể học hỏi và dựa dẫm mỗi khi vấp ngã trong đời sống?” Sau những lần vượt biên thất bại, mẹ tôi quyết định làm lại từ đầu và muốn tôi có được một cuộc sống ổn định hơn. Bà kể với tôi, có lúc bà nghĩ rằng “có lẽ ông Trời không muốn cho mẹ con mình đi vượt biên rồi con ạ!” Kể từ đó, mẹ tôi dốc hết tâm trí và thời gian vào công việc dạy may vá để nuôi tôi đi học.

Trong tâm trí tôi, mẹ như là hình ảnh của một người bố. Vì tôi thường hay tìm hiểu và quan sát những người bạn lớn lên cùng tuổi của tôi, hầu hết ai cũng có bố, có mẹ. Mỗi ngày, bố của họ đi làm, mẹ của họ ở nhà nấu cơm, chăm sóc nhà cửa. Gia đình tôi thì khác. Mẹ tôi ra tiệm may từ sáng sớm đến tận khuya mới về nhà. Nhiều lúc cận Tết, mẹ tôi hầu như thức trắng đêm để may kịp quần áo giao cho khách. Phương tiện duy nhất để tôi trao đổi với mẹ là viết giấy để lại cho mẹ. Vì khi mẹ thức dậy thì tôi đã đến trường đi học. Khi mẹ tôi về nhà, thì tôi đã đi ngủ sớm để ngày mai đi học. Ngày nào tôi cũng bưng tô cơm ăn một mình. Muốn ăn lúc nào thì ăn, buồn ngủ thì lăn ra ngủ một mình. Hình ảnh được mẹ âu yếm, vuốt ve, và chăm chút cho tôi trong đời sống tinh thần, chỉ diễn ra trong giấc mơ.

Không có bố, tôi dồn hết tình thương vào mẹ; vì tôi đã hiểu được là vì mẹ quá bận rộn; vì không có bố nên mẹ phải thay bố một mình nuôi dưỡng tôi. Dù vậy, mắt tôi vẫn thấy cay cay mỗi khi nhìn thấy đám bạn trong xóm có bố và mẹ.

Lớn lên trong sự thiếu thốn tình thương của bố khiến tôi mạnh mẽ hơn. Tôi rất ít có dịp bày tỏ tâm sự của mình, dù là với mẹ. Tôi thường viết lách và giam mình đọc sách mỗi khi tôi cảm thấy đơn độc và buồn chán. Tôi tìm đến nghề viết lách như là cách để bộc lộ tâm sự riêng của mình.

Tôi đã từng viết về những đề tài mồ côi, trẻ em nghèo, bịnh tật, và bất hạnh trên một số báo trong nước từ năm 1994-1996. Vào nghề báo lúc đó, tôi chưa hoàn tất chương trình đại học. Càng viết nhiều, tôi càng gặp nhiều khó khăn và bế tắc về cách viết và những điều muốn viết. Cuối cùng, tôi hiểu ra một điều: Tôi cần phải hoàn tất việc học và rời bỏ công việc hiện tại của mình, vì nơi đây tôi sẽ không có cơ hội tiến thân và viết những điều mình muốn viết!

Tôi ghi danh sang Mỹ theo diện du học vào Mùa Thu năm 1996. Khi đặt chân đến khu Little Saigon, tôi nhìn thấy cờ Mỹ bên cạnh lá cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ mà ngẩn người ra. Một người chú đỡ đầu hỏi tôi: “Cháu nhìn gì vậy?” Tôi vội hỏi: “Lá cờ nước nào vậy chú?” Chú V. liền đùa: “Chắc chú không dám đứng gần cháu quá - đúng là ngố như... Việt Cộng.” Từ đó, qua chú V., tôi hiểu nhiều về giá trị của lá cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ. Sự ra đi biệt tăm của bố tôi, sự ra đời của khu Little Saigòn, động lực thúc đẩy mẹ tôi phải đưa cả nhà đi vượt biên, đều có dính dáng, nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, đến lá cờ này!

Tôi đã trưởng thành và lớn lên không có bố. Khi rời Việt Nam sang Mỹ du học, tôi một lần nữa sống không có bố, lẫn mẹ. Số tiền mà mẹ tôi rất vất vả mới dành dụm được qua việc dạy và may vá cũng nhanh chóng hết vì đóng học phí cho tôi. Hơn mười năm đi học ở Mỹ, mỗi ngày tôi đều nghĩ đến bố và mẹ, điều đó giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và thử thách của đời sống. Cuộc sống tự lập và thiếu vắng hình ảnh của bố và mẹ đã giúp tôi mạnh mẽ hơn, chững chạc hơn.

“Không có bố” là điều bất hạnh và buồn nhất của đời tôi. Nhưng qua đó, tôi đã hiểu ra một điều rằng, không có gì có thể thay thế được tình thương yêu của bố mẹ mình, và giá như tôi có bố thì mẹ tôi đã không vất vả đến thế. Hơn thế nữa, mẹ đã không mất đi những giây phút an ủi, động viên, và vỗ về tôi mỗi khi tôi vấp ngã trong đời sống.

Tình cảm gia đình, tình cảm thiêng liêng và quan trọng nhất đời tôi, là điều tôi thiếu vắng trong suốt thời thơ ấu của mình!




Print Page | Close Window

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info