Print Page | Close Window

Quốc Văn Giáo Khoa Thư

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Lịch Sử - Nhân Văn
Forum Discription: Lịch sử và các phong tục Tập quán
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=4340
Ngày in: 29/Mar/2024 lúc 9:26am
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: Quốc Văn Giáo Khoa Thư
Người gởi: lo cong
Chủ đề: Quốc Văn Giáo Khoa Thư
Ngày gởi: 06/Feb/2011 lúc 12:37pm

 

 
 
Một trong những cuốn sách giáo khoa được nhiều người biết đến là cuốn "QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ".
 
 
 
 
 
 
 
 
Cuốn sách nầy ngày xưa được dùng để dạy "tập đọc" (lecture) trong lớp ba (cours élémentaire ). Bậc tiểu học thời đó bắt đầu từ lớp năm hay lớp chót ( cours enfantin ), rồi đến lớp  ( cours préparatoire ), rồi đến lớp ba (cours élémentaire ). Học xong lớp nầy đi thi "Sơ Đẳng Tiểu học", gọi la` bằng TIỂU HỌC . Sau đó đến lớp nhì ( cours moyen). Có một thời có hai lớp nhì ( lớp nhì 1 và lớp nhì 2 ). Cuối cùng là lớp nhứt ( cours supérieur ). Học xong lớp nầy được đi thi bằng "Sơ Đẳng Pháp Việt" ( Cerificat d'études primaires franco-indigenes), về sau đổi lại là "Cao Đẳng Tiểu học" (certificat d'études primaires supérieures indochinoises, CEPSI), gọi tắc là bằng SƠ HỌC.
Người nào có bằng Sơ học được thi vào các trường Trung học công. Tuy nhiên vì một lý do nào đó (tuổi tác,...) phải học thêm một năm ở lớp tiếp liên ( cours des certifiés ) rồi mới thi lên trung học.
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm



Trả lời:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Feb/2011 lúc 6:21pm

 

Hay quá !

Cám ơn anh LC15 đã cho thế hệ chúng em sau này biết chương trình giáo dục tại VN ngày xưa.
 
 


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Feb/2011 lúc 7:37pm
 
Bài học từ thầy giáo dạy môn Giáo dục công dân
(Theo PLXH)
 
Trong quãng đời học sinh, tôi coi môn Công dân là một môn phụ nên không cần học bài nhiều, tôi hầu như không tập trung vào môn này. Tôi học môn này chỉ mong sao đủ điểm không bị mất danh hiệu HS giỏi thôi. Nhưng…

Một năm xa trường tôi bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm cũ, kỉ niệm của một thời học sinh tinh nghịch. Nỗi nhớ về bạn bè, thầy cô,
http://www.vietgiaitri.com/tag/truong-lop/ - trường lớp khiến tôi nhiều đêm phải suy nghĩ. Ba năm học cấp 3 có rất nhiều kỉ niệm, tôi không thể nhớ hết những kỉ niệm vui với lớp, những kỉ niệm buồn giận hờn vu vơ, nhưng có một lời nói của thầy dạy môn Công dân mà làm tôi suy nghĩ hoài…

Bây giờ khi xa trường rồi, tôi có nhiều thời gian để suy ngẫm lại lời thầy nói, tự nhiên tôi thấy thương thầy, thương cái môn giáo dục làm người mà đa số teen đều cho đó là môn phụ. Tôi không hiểu sao thầy có thể chọn môn đó để dạy, có thể là một lý do nào đó. Lúc học cấp 3 tôi cứ đơn thuần nghĩ rằng môn đó là môn nhẹ nhàng, dễ dạy nên thầy đã chọn. Nhưng bây giờ tôi nghĩ lại, thầy chắc có một lý do nào đó nên mới chọn dạy môn này. Năm nay tóc thầy đã lốm đốm bạc, có nghĩa là thầy đã gắn bó với môn này hơn 30 năm. Thầy đã trải qua cái thời bao cấp khó khăn, nhưng vẫn kiên trì đi theo nghề nhà giáo với đồng lương ít ỏi. Tôi khâm phục thầy.

http://img.tintuc.vietgiaitri.com/2010/10/4/VietGiaiTri.Com-fa727cbe.jpg">
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Quãng đời học sinh của mình, tôi coi môn Công dân là một môn phụ nên không cần học bài nhiều, tôi hầu như không tập trung vào môn này. Tôi học môn này chỉ mong sao đủ điểm không bị mất danh hiệu HS giỏi thôi. Nhưng năm lớp 12 dường như lại là bước ngoặt để tôi thay đổi cái nhìn về bộ môn này.

Thầy đứng đó, giảng cho chúng tôi hiểu cách sống và đạo lý làm người. Những trang giáo án đã phai màu thời gian nhưng thầy vẫn giữ, mỗi tiết học của thầy, tôi khám phá ra nhiều điều thú vị mà trước đây đã từng bỏ qua. Tôi biết thầy vẫn luôn cập nhật thông tin thời sự hằng ngày để đưa vào bài giảng. Những đứa bạn của tôi thường rất hứng thú với những câu chuyện thầy kể nhưng lại bỏ qua những triết lý, những
http://www.vietgiaitri.com/tag/bai-hoc/ - bài học sau mỗi câu chuyện. Lâu lâu tôi nhìn thầy, tôi thấy ánh mắt thầy rất buồn, một nỗi buồn xen lẫn sự thất vọng.

Tôi nghe cô tôi kể, không ít giáo viên dạy môn Công nghệ, Công dân, Sử, Địa ngoài việc dạy chuyên môn ở trường thì ngoài giờ vẫn đi dạy thêm những môn "chính" như Toán, Lý, Hóa. Tôi thấy buồn vì
http://www.vietgiaitri.com/tag/thay-co-giao/ - thầy cô giáo trẻ ít quan tâm đến cách dạy của mình hơn so với thầy tôi cùng nhiều giáo viên có tuổi khác. </p>
Những tiết học cứ mờ nhạt trôi đi, chẳng lẽ học sinh bây giờ lại thích thầy cô đọc cho chép hơn là nghe giảng từ kinh nghiệm sống như thầy tôi đã làm? Khi so sánh môn Công dân với những môn đang được dạy thì tôi thấy môn này tuy bị coi là môn "phụ" nhưng lại có tầm quan trọng trong việc giáo dục hình thành nếp sống của con người. Thầy tôi đã cố gắng chọn lọc từng chi tiết hay, từng kinh nghiệm quý báu của mình để truyền đạt cho thế hệ sau nhưng có rất ít người chú tâm vào
http://www.vietgiaitri.com/tag/bai-hoc/ - bài học .

Trong một lần tình cờ, tôi được nghe thầy kể lại lý do chọn Giáo dục công dân. Khi thầy quyết tâm theo nghề nhà giáo và chọn môn không-có-cơ-hội-dạy-thêm, thầy đã bị gia đình phản đối rất nhiều. Thầy chọn môn này là vì lời hứa với cô giáo của thầy, một người đã dẫn dắt thầy đến với tương lai. Những bài học từ cô giáo đã ăn sâu vào trong máu thịt. Những đạo lý từ xa xưa, những bài học làm người, những trải nghiệm từ cuộc sống đã giúp thầy chọn nghề giáo viên dạy Công dân.

Thầy nói rằng thế hệ trẻ ngày nay tuy rất năng động nhưng lại chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc làm người. Chính vì thế mà buổi học cuối cùng thầy đã không nhận bó hoa của cả lớp, vì nghĩ rằng mình đã không làm tròn trách nhiệm dạy chúng tôi. Trước sự ngỡ ngàng và hối hận của chúng tôi, thầy đã nói: “Chừng nào bộ môn Công dân vẫn được các em cho là môn phụ thì tôi vẫn chưa làm tròn trách nhiệm của tôi”.

Câu nói của thầy đã làm chúng tôi suy nghĩ rất nhiều, mặc dù chúng tôi đã xin lỗi thầy nhưng tôi biết thầy vẫn rất buồn. 30 năm đi dạy nhọc nhằn, môn GDCD vẫn bị học sinh cho là không quan trọng. Và phải chăng, thế hệ học sinh sau này vẫn sẽ nghĩ về môn Giáo dục công nhân như vậy…

Theo PLXH
 
http://diendan.vietgiaitri.com/chu-de/bai-hoc-tu-thay-giao-day-mon-giao-duc-cong-dan-115229.vgt - http://diendan.vietgiaitri.com/chu-de/bai-hoc-tu-thay-giao-day-mon-giao-duc-cong-dan-115229.vgt
 
 


-------------
mk


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 08/Feb/2011 lúc 2:53pm
.
Đây, gởi cho mykieu và cả nhà xem văn bằng ngày xưa:
 
Bằng Tiểu học(sau lớp ba), năm 1930.
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Feb/2011 lúc 6:13pm
 
Cám ơn anh LC15 , sao anh còn giữ văn bằng này hay quá.
Em nghe Má em nói, ngày xưa, học xong lớp ba là giỏi lắm.
Má em cũng học xong lớp ba , nhưng văn bằng giờ này không biết.... nơi đâu ? có lẽ bị cháy trong trận hỏa hoạn trong thời chiến tranh . Khi đó nguyên khu vực nhà Cố em bị phóng hỏa .
Nếu xong lớp ba , muốn học lên, Gò Công có lớp ? hay phải lên Saogon ?
 
Má em xem văn bằng này chắc thích lắm.
Cám ơn anh LC15 lần nữa nhé.
Kính,


-------------
mk


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 09/Feb/2011 lúc 5:48pm

.

 
Chào mk,
Cách đây 2 năm tôi có về Gò Công tìm lại giấy tờ của anh Ba tôi ( thầy Bích ). Thấy các tài liệu hay đem về để lần lần scan ra giữ vào máy vừa ít tốn chỗ vừa an toàn vì có một số đã bị mối ăn! Tôi có tìm được Bản đồ điền thổ (plan cadastral) xóm Cầu Huyện vẻ năm 1882 mà tôi đã đưa lên diễn đàn rồi.
Bằng cấp rồi của anh Ba tôi bằng tiếng Việt nhưng thời đó là do chánh phủ Pháp cấp cho. Nếu Bác Gái học cùng thời đó thì chắc là văn bằng cũng tương tự như vậy.
Đầu thập niên 50 Gocong có lớp đến hết tiểu học, tức là đến lớp tiếp liên. Sau đó phải thi lên trung học ở Saigon (Pétrus Trương Vỉnh Ký) hay Mỹ tho ( le Myre de Vilers . Thời anh Ba tôi học thì chỉ được thi lên trung học Mỹ tho thôi.
Sở dĩ tôi nói dong dài về hệ thống học lúc đó là vì cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư có ghi là cho lớp élémentaire (lớp ba) để xác định trình độ của cuốn sách nầy. 
 
Bây giờ tôi xin đưa lên đây vài trang của cuốn sách nầy.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Feb/2011 lúc 6:58pm

 

Cám ơn anh LC15. Thật vô cùng quý khi những trang sách cũ thời đó còn lưu giữ .

Em nghe Má kể lại, lúc nhỏ , thường đi học chung với các Cậu ( anh bà con của Má & bạn của các Cậu ) , chỉ có Má là gái . Một hôm, đi học về , hai nhóm con trai : các Cậu và nhóm khác đánh lôn. Má đứng ngoài xem , sợ quá, nhất là khi thấy "phe đối phương" đông và mạnh hơn , Má chơt nghĩ ra cách giải cứu "phe ta"  : lấy cặp của phe kia liệng xuống sông (hay kinh ? ) , phe kia hết hồn, vội vàng nhảy xuống sông lượm cặp. Phe mình chạy thoát về nhà.
 
Em hỏi "qua hôm sau đi học, mấy Cậu phe bên kia có đón đuòng đánh Má không ". Má nói "không có ".
Em nghĩ, ngày xưa học sinh được giáo dục hay quá , CON TRAI KHÔNG ĐÁNH BẠN GÁI . Nếu bây giờ , eo ơi ! em chưa biết chuyện... dễ sợ gì sẽ xảy ra khi có "một con nhỏ" dám lấy cặp của mình quăng xuống nước  !?!?
 
Ngày xưa... ngày xưa.... bao giờ cũng đẹp anh LC15 nhỉ ?
 
Kính,


-------------
mk


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 11/Feb/2011 lúc 11:07am
.
 
 
 
 
Mời mk và các bạn đọc tiếp mấy bài tập đọc của cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư sau đây:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 12/Feb/2011 lúc 7:57pm

 

Hôm rồi tôi nói về các lớp học trường tiểu học trong thập niên 30 và 50 chỉ viết đến lớp ba rồi thi tiểu hoc.

Bây giờ nói thêm là sau lớp ba lên lớp nhì rồi đến lớp nhứt. Sau đó thi bằng Sơ học ( Certificat d'études primaires franco-indigenes ) là văn bằng cuối cùng của bậc tiểu học. Sau đây là văn bằng Sơ học năm 1933 :
 
 
 
 
Lẽ dỉ nhiên là thời đó người Pháp quản lý giáo dục ở Việt Nam nên văn bằng cũng viết bằng tiếng Pháp. Ít năm sau thì văn bằng được viết bằng hai thứ tiếng Pháp Việt (đề huề) như sau :
 
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 13/Feb/2011 lúc 11:18am
 
 
 
Đọc một bài "truyện ngắn-tùy bút chọn lọc" mà PT vừa gởi lên thấy câu "Gia đình anh còn có một bà già mù, mang váy nâu, đầu quấn khăn mỏ quạ, răng nhuộm đen, trên mắt có che miếng vải đen, gợi tôi nhớ rõ hình vẽ trong cuốn sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư mà ngày còn bé tôi hay đọc." làm tôi nhớ lại mời quý bạn đọc thêm vài trang của cuốn sach nầy.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 14/Feb/2011 lúc 12:26am

 

 

Thêm vài bài nữa đây

 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 15/Feb/2011 lúc 10:13pm
.
 
Tiếp theo
 
 
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 21/Feb/2011 lúc 8:27pm
.
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 21/Feb/2011 lúc 8:46pm
.
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Feb/2011 lúc 11:28pm

 

 Những bài tập đọc mang ý nghĩa giáo dục thật hay .

Cám ơn anh LC15 ,


-------------
mk


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 14/Mar/2011 lúc 2:24pm
 
.
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 18/Mar/2011 lúc 8:49pm
.
 
 
 
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 21/Mar/2011 lúc 3:40pm
.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Mar/2011 lúc 7:33pm
 
Kính tặng anh LC15 và DĐ hình ảnh mk vùa nhận được sáng nay.
Cám ơn anh LC15 , những trang'Quốc Văn Giáo Khoa' gợi lại một thời giáo dục VN xa xưa , vô cùng ý nghĩa !
 
 
 


http://i299.photobucket.com/albums/mm315/banhien_forums/tour/la_thu.jpg
(From : Khanh/CN  ;"LÁ VÀNG" )
 
 
 
 
 


-------------
mk


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 26/Mar/2011 lúc 9:00am
.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 30/Mar/2011 lúc 7:13pm
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 05/May/2011 lúc 5:14pm

 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 07/Jun/2011 lúc 10:22pm
.
 
 
.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 19/Jun/2011 lúc 10:24pm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 08/Aug/2011 lúc 8:41am

Waiting.


-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 08/Aug/2011 lúc 8:48am

chờ đọc tiếp Quốc văn giáo khoa thư


-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 08/Aug/2011 lúc 8:53am

Chờ đọc Quốc văn giáo khoa thư

Dài cổ, lưng tê, mắt mõi nhừ

Mong Lộ tiên sinh cho đọc tiếp

Bừng tỉnh vía hồn sướng ngất ngư



-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 17/Aug/2011 lúc 10:49pm
.
Trích Bài của HNH:
 
 

Chờ đọc Quốc văn giáo khoa thư

Dài cổ, lưng tê, mắt mõi nhừ

Mong Lộ tiên sinh cho đọc tiếp

Bừng tỉnh vía hồn sướng ngất ngư

 
----------------------------------------------------------------------------------------
 
Thân gởi Đồng nghiệp, giảng sư Hoàng Ngọc Hùng,
 
Thành thật cám ơn GS Hùng đã nhắc tôi gởi tiếp mấy trang chót của quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Vì bận rộn nhiều chuyện nên tưỡng là mình đã gởi hết các bài quyễn sách giáo khoa nầy rồi.
Vậy xin gởi tiếp 6 trang chót Của cuốn sách nầy:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 07/Sep/2011 lúc 10:24am
 
 
 
Được Lộ tiên sinh cho đọc tiếp

Bừng tỉnh vía hồn sướng ngất ngư



-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 07/Sep/2011 lúc 10:33am

TINH THẦN QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ

 

Nguyễn Quí Định

 

Xuân đi học coi người hơn hở

Gặp cậu Thu đi ở giữa đàng…

 

Gần một thế kỷ trước, chúng ta giờ như những lá vàng của cây cổ thụ Rừng Việt Nam…hớn hở cặp sách đi học với những quyển Quốc Văn Giáo Khoa thư. Nhà văn Sơn Nam tả chúng ta lúc ấy như sau:

 

“Nhớ nhớ ! Làm sao mà quên được! Hồi nhỏ tôi hớt tóc “ca rê”, tay xách tòn ten bình mực tím đi học ở trường làng.Hồi đó, tri óc mình sáng suốt, nhớ dai lắm. Bây giờ lớn tuổi rối, đầu bạc hoa râm, đi làm rày đây mai đó, nhớ nhà, nhớ trường học nhớ làng xưa”. Bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGK) là bộ sách gồm các quyển luân lý, Quốc Văn Giáo Khoa thư (lớp Đồng ấu), Quốc Văn Giáo Khoa thư ( Lớp Dự bị), Quốc Văn Giáo Khoa thư ( Lớp Sơ Đẳng), do học giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận biên soạn, được chính thức sử dụng ở các trường tiệu học Đông Dương trong những thập niên nửa đầu thế kỷ 20. Nhiều thế hệ học trò, thuở ấy còn để tóc trái đào, ba giá, nay đã thành những lão nhân, như những chiếc lá vàng bay khắp chân trời góc biển. Họ có thể đọc thuộc vanh vách những bài học thuộc lòng trong Quốc Văn Giáo Khoa thư. Giá trị sư phạm, văn học và hiệu quả còn tồn đọng trong tâm hồn trẻ thơ từ trước đến nay. Những công trình biên soạn hiên tại, chưa có bộ sách giáo dục nào sánh kịp. Thầy Mẫn Tử Khiêm, mẹ mất sơm, dì ghẻ hất hủi. vẫn kiên gan tòi chí học hành. Đến lời khuyên con: con ơi muốn nên thân người, lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.

 

QVGK còn trích dẫn Gia huấn ca của Nguyễn Trãi: Thấy người hoạn nạn thì thương, thấy người tàn tật lại càng chăm nom.

 

Một thế kỷ trước, QVGK đã dạy dỗ chúng ta: Không nên hành hạ loài vật, không phá tổ chim. Đến giai đoạn trưởng thành thì thảnh lính thú đời xưa: ngang lưng thì thắt bao vàng. Đầu độ nón dấu, vai mang súng dài… Trong QVGK các soạn giả còn dấu những tâm tư thầm kín chống ngoại xâm, thực dân:

 

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

 

QVGK chỉ cho chúng ta trong bài chốn quê hương đẹp hơn cả. Người đi xa về, làng xóm hỏi: ông đi du sơn du thủy có gì lạ không? Người du lịch trả lời: từ cái bụi tre ở xó vườn cho đến con đường, khúc khủy trong làng, cái gì cũng gợi cho tôi những mối cảm tình chứa chan. Tình cảm quê hương ngàn đời vẫn vậy.Hình ảnh QVGK thư là lúc những anh chàng đều khăn đóng áo dài. Chỉ có cậu bé chăn trâu cầm roi: ai bảo chăn trâu là khổ không, chăn trâu sướng lắm chứ…

 

Dạy con em chúng ta: Chọn bạn mà chơi; thói thường gần mực thì đen. Hình ảnh cha chỉ ngón tay con đứng khoanh tay cúi đầu nghe lời cha dạy. Giờ đây, ta không còn thấy nữa!

 

Văn chương QVGK đã làm cảm động lòng người qua những hình ảnh ông già đẩy xe bò lên dốc, có hai ba cậu học trò kéo dây tiếp sức…và cụ già khuân tảng đá… Trời nhá nhem, chạng vạng tối, tôi thấy một ông già hì hục khuân một tảng đá để người khác đi qua không vấp phải. Ngoài ra, bộ QVGK còn chú tâm đến học thêm, sử ký, địa dư, khoa học thường thức. Coi trọng nhà nông, lễ giáo. Tiên học lễ hậu học văn. Trong đầm gì đẹp bằng sen…gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Dạy chúng ta tình thầy, nghĩa bạn qua các bài ông Đào Duy Từ, Lưu Bình Dương Lễ.

 

Mong sao những nhà giáo dục, mô phạm của Việt Nam đương đại nên trích những bài hay của QVGK thư vào những bài tập đọc cho cấp tiểu học hiện nay.

 

 

 



-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 07/Sep/2011 lúc 10:35am

Tái bản Quốc văn giáo khoa thư

http://evan.vnexpress.net/news/tac-gia/?id=1000000863 -  

"Quốc văn giáo khoa thư", bộ sách được dạy song hành trong các trường tiểu học VN suốt những thập niên đầu thế kỷ 20, vừa được NXB Trẻ tái bản. Theo đúng bản gốc, bộ sách được tách làm hai phần "Quốc văn giáo khoa thư" và "Luân lý giáo khoa thư".  

Từ đầu thập niên 1990, Quốc văn giáo khoa thư đã được NXB Trẻ tái bản khoảng 5 lần, nhưng đây là lần đầu tiên, bộ sách được làm sống lại gần y như bản gốc (theo bản in từ năm 1938-1948 của Nha học chính Đông Pháp).

Luân lý giáo khoa thư.

NXB cũng giữ đúng nguyên tác từ các bản in của Việt Nam Tiểu học Tùng thư, kể cả phần minh họa khắc lên bản gỗ. Ngoại trừ một số bài mang dấu ấn chính trị rõ rệt của thời Pháp thuộc hoặc thời phong kiến đã được loại bỏ, những gì luôn được xem là phần hồn của bộ sách đều được phục hiện chính xác.  

Quốc văn giáo khoa thưLuân lý giáo khoa thư gồm nhiều câu truyện ngắn gọn, cô đọng, giản dị nhẹ nhàng mà hết sức sâu sắc. Tuy ngôn ngữ và cách kể chuyện của sách đã lỗi thời nhưng những bài học đạo đức mà sách nêu ra vẫn giữ nguyên ý nghĩa thiết thực, hữu ích cho việc giáo dục nhân cách con người từ nhỏ.

Quốc văn giáo khoa thư.

Bộ Quốc văn giáo khoa thư xuất bản lần đầu tiên đã hơn nửa thế kỷ. Đó là khoảng thời gian đủ dài để lớp độc giả của thế hệ mới hoàn toàn không biết đến giá trị của bộ sách, trong khi nhiều lớp độc giả cũ vẫn luôn giữ mãi "tình nghĩa Giáo khoa thư" sâu đậm trong tâm tưởng. NXB Trẻ cho biết, lần tái bản nào sách cũng bán rất chạy.

Vân Anh


-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 07/Sep/2011 lúc 10:39am

Tái hiện những phần ưu tú nhất của QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ vang bóng một thời .

Cuối cùng, nhóm Cánh Buồm, dưới sự chủ trì của nhà giáo gạo cội Phạm Toàn, tức nhà văn Châu Diên, cũng biên soạn xong bộ sách lớp một. Họ tự tin bộ mới “đúng hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn, dễ thực hiện hơn“ và, nhất là, hiện thực hoá giấc mơ tái hiện những phần ưu tú nhất của Quốc văn Giáo khoa Thư vang bóng một thời .

Trong quá trình biên soạn, Cánh Buồm kế thừa các kết quả thực nghiệm công nghệ giáo dục do TS Hồ Ngọc Đại dốc lòng thiết kế và tổ chức chu đáo hàng chục năm qua. Toàn bộ bản thảo được chuyển tới Nhà Xuất bản (NXB) Tri thức. Nhân dịp này, NXB Tri Thức  mời nhóm Cánh Buồm dạy mẫu một số tiết theo đúng sách giáo khoa do chính họ dày công biên soạn để giới thiệu trên truyền hình, trên mạng internet, như mộtquảng cáo trực quan.

 

 

Bộ sách lớp một do nhóm Cánh Buồm biên soạn. Ảnh: L.L.

 

Học thuộc lòng - Cũ mà vẫn mới

 

Thế là  mơ một  Quốc văn Giáo khoa Thư (QVGKT) ngày xưa. Đương nhiên, không ai dại gì lại vác nguyên xi chúng ra làm làm sách giáo khoa cho học trò thời đại hôm nay. Mơ ở đây là mơ một chừng mực biên soạn cùng phương pháp của các thày giáo giỏi lại hết lòng vì học trò thân thương của mình hồi đó gồm Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, và Đỗ Thận.

 

Nhà giáo thâm niên Phạm Toàn hôm nay cho rằng “Sách ta này cũng dùng văn chương để chuyên chở ngữ pháp, cũng dùng chủ điểm để cung cấp từ ngữ và, qua phần văn chương, kết hợp đem đến cho học sinh các kiến thức lịch sử, đạo đức, địa lý, khoa học thường thức hoặc văn hoá“.

 

Ở thời đó, một sách giáo khoa tiếng Việt  như thế quá  tuyệt vời, phải không !Về phương pháp học, nhà giáo Phạm Toàn trích nguyên xi bài khoá số 51: “Thằng Bút…đọc cả bài ngụ ngôn – văn vần hai ba lượt, rất có ý và nhận nghĩa cho thật hiểu. Nó đọc câu đầu, rồi không nhìn vào sách đọc lại không sai chút nào. Nó học sang câu thứ hai. Thuộc rồi, đọc lại cả với đầu. Rồi nó học luôn như thế cho đến câu cuối cùng. Sau, Bút đọc lại cả bài năm bảy lần. Lúc bấy giờ, gấp sách lại, đọc làu làu…“Cách học thuộc lòng như rứa lại bị các nhà sư phạm hiện đại ngày nay lên án là “tầm thường và  sai lầm tai hại về khoa học“.

 

Trong khi đó, nhà giáo -  ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo lại một mực coi học thuộc lòng ca dao,  tục ngữ là cách thích hợp nhất với trẻ nhỏ. Không học thuộc lòng, trẻ làm sao học nói được đây. Với lại, cách học ngoại ngữ tiên tiến và hiệu quả hiện nay không gì khác vẫn là  học thuộc lòng những câu mẫu, và chưa cần biết văn phạm, cú pháp là gì.

 

Hơn một lần, Cao Xuân Hạo chỉ ra rắng: “Trong mấy năm đầu tiểu học, nhiệm vụ của nhà trường là dạy cho bọc sinh biết đọc và biết viết. Thích hợp nhất với mấy năm đầu học chữ chính là kho tàng ca dao, tục ngữ, chứa đựng trăm nghìn áng văn đẹp nhất, hay nhất, bổ ích nhất…Trẻ cần thuộc lòng để thấm nhuần những mẫu mực về hành văn chứa đựng linh hồn tiếng Việt dưới hình thức giản dị và súc tích nhất“.

 

Đánh vần a bờ cờ - Cũ lại càng cũ

 

Học thuộc lòng các bài ca dao, tục ngữ khác hoàn toàn với việc bắt trẻ học chữ thông qua đánh vần rối rắm a bờ cờ hôm nay. Đánh vần là lối học lạc hậu,  thế giới  đã bỏ từ lâu. Đố ai  học tiếng Pháp, tiếng Anh lại bắt đầu từ đánh vần đấy. Trong tiếng Pháp, o, oh, au, eau, aux, eaux, haut…đọc ráo là ô tất.

 

Vô địch chung kết Đường lên Đỉnh Olympia 2010 bị  nghi vấn. Đáp án thợ sửa ông nước plumber là đúng, nhưng đọc theo kiểu đánh vần tiếng ta thành “plâm bơ“ là sai, vì b ở đây câm, tức không đọc, không phát âm; đọc đúng từ ấy phải là “plâmơ“

 

Với cách dạy a bờ cờ hôm nay, các sách giáo khoa tiếng Việt lại cứ thể như đoạn tuyệt ca dao, tục ngữ không bằng. Vì sao vậy?

 

Một là, ca dao, tục ngữ không cho phép máy móc áp ngữ pháp châu Âu để phân tich văn phạm đâu là chủ ngữ đâu là vị ngũ.

 

Hai là, trong ca dao, tục ngữ của ta, lại không thấy  các thời của động từ như “đã, đang, sẽ“ như các ngôn ngữ hệ Ấn – Âu. Cũng như nhiều tiếng trong vùng Đông Nam Á, tiếng ta là một ngôn ngữ  không có thời (a tenseless language).

 

Cái hay, cái đẹp của ca dao tục ngữ luôn được tự hào là hàm ý, hàm ngôn. Không chỉ không phân tích theo các tiêu chuẩn ngôn ngữ Ấn – Âu được, mà còn rất khó diễn  nghĩa.

 

Ví dụ, “Ăn vóc học hay“ không phải ai cũng hiểu ngay được là ăn cho có sức vóc, học để hiểu để biết, để hay. Tương tự với câu “Rắn mai tại lỗ, rắn hổ về nhà “ là bị rắn mai cắn, chết ngay tại chỗ, còn bị rắn hổ mổ, còn lết được về nhà…

 

Chính nhà giáo Phạm Toàn cũng phải đặt câu hỏi thắc mắc là vì sao QVGKT lại thành công đến thế: “Nhiều người là học trò thời QVGKT chỉ được học tiếng Việt trình độ cỡ thằng Bút. Lên tiếp bậc trung học, họ học toàn tiếng nước mẹ (tiếng Pháp). Vậy tại sao  có nhiều người sau này giỏi tiếng Việt  đến vậy”.

 

Rõ ràng là từ cái gốc cơ bản học QVGKT mà yêu tiếng Việt, rồi tự trau dồi mà thành. Vậy ra điều cốt yếu của sách giáo khoa là làm sao cho học trò hứng thú học, học chăm, học giỏi để  cất cho  mình  lâu đài kiến thức, văn hoá, đạo đức,  đặng lớn lên làm người văn minh, bác ái.

 

Quốc văn Giáo khoa Thư gồm những tập cho lớp đồng ấu-enfantin (lớp một), dự bị-préparatoire (lớp hai), sơ đẳng-élémentaire (lớp ba). Bộ sách được xuất bản  năm 1935, với nội dung tương thích thời nước ta còn tăm tối  thuộc Pháp. Thực tế, nó phải xếp sau sách học tiếng Pháp ở trường tiểu học dành cho trẻ con thuộc địa như Le Livre Unique de Francais.

Theo Lê Lành



-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 07/Sep/2011 lúc 8:46pm
.
 
 
Cám ơn GS Hùng.
Nhân dịp đoc lại mấy bài QVGKT thấy thiếu hai trang 92 và 93 xin gởi lên đây:
 
 
 
 
 
 
 
Thành thật cáo lỗi!
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm



Print Page | Close Window

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info