ỶThiên ĐồLongKý-TriệuMinh&ChỉNhược
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Tâm Tình
Forum Discription: Giải bài tâm sự về gia đình, xã hội hay chính mình về điều gì đó.
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=4520
Ngày in: 26/Jul/2025 lúc 1:15am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: ỶThiên ĐồLongKý-TriệuMinh&ChỉNhược
Người gởi: mykieu
Chủ đề: ỶThiên ĐồLongKý-TriệuMinh&ChỉNhược
Ngày gởi: 23/Feb/2011 lúc 6:05pm
Tình cờ đọc được bài viết dí dỏm và...sâu sắc (?) này.
Mời cả nhà cùng đọc và suy gẫm.... cho vui.
mk
*****
Ỷ Thiên Đồ Long ký
Triệu Minh và Chỉ Nhược : Đàn bà dễ có mấy tay
http://my.opera.com/valkyrjas/blog/index.dml/tag/%C4%90%C3%A0n%20%C3%B4ng%20c%C3%A1c%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20l%C3%A0%20v%E1%BA%ADy - "Đàn ông các người là vậy , http://my.opera.com/valkyrjas/blog/index.dml/tag/l%C3%BAc%20%E1%BB%9F%20b%C3%AAn%20c%E1%BA%A1nh%20th%C3%AC%20ko%20bi%E1%BA%BFt%20tr%C3%A2n%20tr%E1%BB%8Dng - lúc ở bên cạnh thì ko biết trân trọng , http://my.opera.com/valkyrjas/blog/index.dml/tag/huynh%20h%C3%A3y%20c%E1%BA%A9n%20th%E1%BA%ADn - huynh hãy cẩn thận , http://my.opera.com/valkyrjas/blog/index.dml/tag/s%E1%BA%BD%20c%C3%B3%20ng%C3%A0y - sẽ có ngày , http://my.opera.com/valkyrjas/blog/index.dml/tag/mu%E1%BB%99i%20c%E1%BB%91%20t%C3%ACnh%20r%E1%BB%9Di%20xa%20huynh - muội cố tình rời xa huynh , http://my.opera.com/valkyrjas/blog/index.dml/tag/%C4%91%E1%BB%83%20huynh%20nh%E1%BB%9B%20mu%E1%BB%99i%20su%E1%BB%91t%20%C4%91%E1%BB%9Di - để huynh nhớ muội suốt đời"
Bài viết của Rhett:
Một nửa của Quận chúa Mông Cổ Triệu Mình là Vô Kỵ Một nửa của Chưởng môn Nga My cũng là Vô Kỵ Trương Vô Kỵ là gã đàn ông nào mà diễm phúc đến vậy? Đó là giáo chủ Minh Giáo tuổi trẻ tài cao, thừa võ công nhưng thiếu quyết đoán. Trước hai người đẹp, chàng thấy khó lòng ngần ngại. Nàng nào cũng... hoàn cảnh, chàng bỏ thì thương vương thì tội! Ngồi bên Chỉ Nhược chàng luôn nhớ đến Triệu Minh.
Ở cạnh Triệu Minh chàng lại thấy có lỗi với Chỉ Nhược (bó tay chàng luôn!) Làm thân đàn ông (thời nào cũng vậy), có trên hai người đàn bà đã có thể gọi là... khổ rồi. Huống gì hai mỹ nhân của chàng lại không phải hạng nữ nhi tầm thường. Triệu Minh thông minh sắc sảo (có phần độc ác), Chỉ Nhược thâm trầm khó đoán (có phần bí hiểm). Nàng nào cũng đáng sợ. Còn chàng coi bề ngoài mạnh mẽ như tùng như bách vậy chứ tâm tính yếu mềm tựa liễu tựa hoa, gió lay là đổ. Mà lòng dạ đàn bà trong cơn ghen có khác chi bão tố cuồng phong! Ai cũng muốn kéo chàng về phía mình:
... Chỉ Nhược đâm chàng một nhát kiếm suýt mất mạng, Triệu Minh cho chàng sụp hầm không có đường ra. Hai khúc dạo đầu lãng mạn ấy luôn khiến chàng lạc hồn mất vía mỗi khi hồi tưởng... ... Triệu Minh đòi theo chàng ra Linh Xà đảo tìm nghĩa phụ Tạ Tốn, giữa đường Chỉ Nhược đột ngột xuất hiện. Tưởng thế đã yên, nào ngờ lên tàu lại gặp Tiểu Siêu và ra đảo thêm Hân Ly góp mặt. Chàng không biết các nàng có... sướng không chứ chàng thấy chuyến đi đó là khổ ải nhất! ...Chỉ Nhược giết Hân Ly, đoạt cả đao lẫn kiếm rồi giá họa cho Triệu Minh. Chàng lúc ấy không rõ thực hư nên tin, còn thề độc sau này đối với Triệu Minh sẽ "gặp đâu giết đó". Nhưng khi gặp lại, nghe nàng thỏ thẻ vài câu chàng lại xiêu lòng, chẳng những không giết mà còn cứu nàng thoát khỏi tay đám Cái bang ... Thấy chàng và Triệu Minh thân thiết, Chỉ Nhược phẫn uất...tự vẫn. Cứu được nàng rồi (chàng tưởng thế), chàng hối hận quá nên ngỏ ý muốn lấy nàng để bảo bọc phần đời còn lại.
Nàng Triệu Minh "bó tay sao được"! ...Khi phu thê chuẩn bị giao bái thì Triệu Minh đột ngột xuất hiện. Đi một mình. Nàng ngang nhiên tiến về phía Vô Kỵ, xòe tay cho chàng xem một vật gì đó và yêu cầu...hủy hôn lễ. Sau đó nàng ung dung bỏ đi. Ván cờ này nàng nắm chắc phần thắng vì vật nàng cầm trên tay đối với Vô Kỵ có ý nghĩa hơn tất cả mọi thứ trên đời. Đó là tóc của Tạ Tốn. Dĩ nhiên là Vô Kỵ phải bỏ tân nương đuổi theo nàng! Chỉ Nhược đứng chết lặng. Mưu sâu kế rộng của nàng hóa ra không thoát khỏi lòng bàn tay của quận chúa Triệu Minh. Ngay khi con người đó xuất hiện, nàng biết, mình đã thua. Mạnh mẽ, dứt khoát, nàng tháo tấm khăn cưới xuống, cũng là lột bỏ luôn lớp á hiền thục nết na. Bản chất nàng không phải là người yếu đuối, sao lại phải tỏ vẻ ngoan hiền trước đấng nam nhi! Bắt đầu từ đây, nàng đã là một con người khác, độc ác và thủ đoạn, tàn nhẫn với chính bản thân mình! Phải chăng trong cái lỗi lầm của Chỉ Nhược, có một phần là do Vô Kỵ mà ra? tại chàng thiếu quyết đoán trong chuyện tình cảm nên đã làm lỡ dở cuộc đời nàng. Nàng vì yêu quá hóa hận, càng hận càng sai. Nào phải nàng không biết quay đầu là bờ, nhưng có ai chờ đợi nàng ở nẻo đường đơn độc đó! Nên nàng cứ dấn thân bước tới. Sai lầm thì phải trả giá, đó cũng là lẽ thường tình. Nàng thừa bản lĩnh gây ra thì cũng đủ can đảm để gánh chịu. Về điều này thì Vô Kỵ còn lâu mới với tới được bản lĩnh mạnh mẽ dứt khoát của hai nàng. Bởi vì so với cái tính khẳng khái trong tình yêu của Chỉ NHược và Vô Kỵ, chàng hóa ra...rất tầm thường. Chàng luôn do dự. Làm thân nam nhi trai tráng mà không biết khi nào thì cầm lên, khi nào thì bỏ xuống!
...Một đêm gió lớn trăng mờ, khi tàn cuộc chiến trên phái Thiếu Lâm, Triệu Minh đột nhiên mất tích. Giữa lúc chàng đang hoang mang rối trí cùng cực thì Chỉ Nhược xuất hiện. Trước trời đất, trước nàng, nàng muốn chàng thành thật với lòng. Trong 4 người nàng, Triệu Minh, Hân Ly và Tiểu Siêu, chàng yêu ai? Câu hỏi này chàng đã tự vấn nhiều lần!!!
... Với Hân Ly, chàng chỉ có tình huynh muội. Khi Hân Hy chết, chàng thấy đau xót nhưng vẫn có thể tiếp tục sống... ...Với Tiểu Siêu, chàng chỉ có lòng trắc ẩn. Khi Tiểu Siêu về Ba Tư, chàng rất buồn nhưng rồi cũng nguôi ngoai... ...Với Chỉ Nhược, chàng dành rất nhiều tình cảm. Khi thấy nàng đi vào con đường lầm lạc, chàng tiếc là không thể khuyên nàng quay lại... ... Riêng với Triệu Minh, thật ra lòng chàng từ lâu đã có câu trả lời. Nhưng vì những khác biệt về thân phận, những hiểu lầm giữa đôi bên nên chàng còn ngại ngần chưa dám bước tới. Nay khi mọi sự đã an bài, bão đã tan, mưa đã tạnh, giang hồ đã lặng sóng thì chàng mới soi rọi được lòng mình: chàng yêu Triệu Minh. Nàng là tất cả lẽ sống của nàng!
...Trong bóng tối, có một người mỉm cười sung sướng. Câu nói của Vô Kỵ như làn gió mát xua tan những bực dọc nàng phải gánh chịu khi vô cớ bị Chỉ Nhược điểm huyệt bắt đến đây. Trước mắt Chỉ Nhược, nàng không ngại ngần, ngã vào vòng tay của Vô Kỵ đang mở rộng. Hạnh phúc làm sao khi được ở cạnh người mình yêu!
Một lần nữa, Chỉ Nhược đứng chết lặng. Ván cờ trước nàng dày công sắp đặt nhưng vẫn bị Triệu Minh phá vỡ. Ván cờ này nàng không đánh mà thua. Sao cuộc đời nàng cứ phải thảm bại dưới tay người phụ nữ này! Đành rằng trong tình yêu, những toan tính từ lý trí cuối cùng rồi cũng sẽ nhường chỗ cho tiếng nói của con tim. Nhưng đến bao giờ trái tim mới lên tiếng! Có người bỏ cuộc giữa chừng trong mòn mỏi, cũng có kẻ kiên nhẫn đeo đuổi đến cùng mới hóa ra chỉ là chạy theo ảo ảnh phù du. Hạnh phúc trong tình yêu nào phải từ trên trời rơi xuống! Muốn có phải tự tranh đấu chứ ngồi đó "há miệng chờ sung" thì e rằng "nợ" chưa đến mà "duyên" đã bị kẻ khác cướp đi!
Thật ra Chỉ Nhược lợi thế hơn Triệu Minh rất nhiều. nàng thông minh, xinh đẹp, vừa có tuyệt học võ công lại vừa được lòng danh môn chánh phái. Nhưng trong cuộc chiến ...giành Vô Kỵ, nàng thua. Vì nàng không hiểu tâm lý đàn ông! Cũng là thủ đoạn đấy nhưng với Triệu Minh thì Vộ Kỵ thấy yêu còn với Chỉ Nhược chàng chỉ có cảm giác kính sợ!
Tất cả những gì có thể làm để níu giữ một người đàn ông, nàng đều đã thực hiện. Đâm chàng một nhát kiếm khắc cốt ghi tâm trên Quang Minh đỉnh, giả vờ yếu đuối cần chàng chở che, tự đả thương mình trên đảo Linh Xà để được chàng săn sóc, bày kế tự vẫn khiến chàng hối hận quay về... Khi hạnh phúc tưởng đã trong tầm tay thì lại bị Triệu Minh ...lấy mất. Nàng quận chúa thông minh đó tay không tấc sắt mà dám nhảy vào đại điện phá hôn lễ vì biết chắc bên Vô Kỵ, nàng được an toàn. Nàng hiểu Vô Kỵ! Hiểu rõ trong lòng chàng, nàng có chỗ đứng!
Cuộc đời con người, thành hay bại suy cho cùng đều không nằm ngoài chữ "biết". Tình yêu cũng không là ngoại lệ. Giành lấy tình cảm nhất thời của một người đàn ông từ tay người đàn bà khác, không khó. Nhưng để được cùng người mình yêu hưởng thứ hạnh phúc thiên trường địa cửu thì phải đau tim nhức óc tính toán chứ nào phải phó mặc cho hai chữ duyên phận!
...Bởi có người phụ nữ biết cách lèo lái tình yêu nên mới có gã đàn ông cam tâm tình nguyện giao cả cuộc đời cho nàng tùy nghi sử dụng. Gác kiếm giang hồ, gã cầm bút lên ..."...Từ đây về sau, ngày ngày Vô Kỵ này sẽ vẽ chân mày cho ái thê Triệu Minh..."!
from DAN
http://my.opera.com/valkyrjas/blog/show.dml/24313912 - http://my.opera.com/valkyrjas/blog/show.dml/24313912
------------- mk
|
Trả lời:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Aug/2013 lúc 9:28am
Đôi dòng cảm xúc về nhân vật Chu Chỉ Nhược
Ỷ Thiên Đồ Long Ký
Chu Chỉ Nhược - đáng thương hơn đáng giận

Chắc tất cả những ai đã từng đọc tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim
Dung thì không thể nào quên được nhân vật Chu Chỉ Nhược. Cũng có thể nói
đây là một trong những nhân vật gây cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc
nhất. Mặc dù có nhiều người khi đọc tác phẩm không thấy mấy thiện cảm
với nhân vật này, thậm chí là chán ghét và coi đây là một nhân vật phản
diện. Tôi đã từng thấy nhiều ý kiến của độc giả về nhân vật này như:
_ Đây là một con người ngụy quân tử, trước mặt Trương Vô Kỵ thì tỏ ra là
một cô gái ngây thơ, lương thiện, trong trắng nhưng thực ra là kẻ giết
người không ghể tay.
_ Lại có người bảo rằng vì nàng họ Chu nên cùng họ với Chu Nguyên
Chương, vậy nên cũng gian hùng như vị hoàng đế đầu tiên của triều Minh
này.
_ Thậm chí còn có người bảo rằng nàng là con người tham lam ích kỷ, vừa
muốn có quyền lực lại vừa muốn có tình yêu, bất chấp mọi thủ đoạn để
giành lấy cho bằng được.
Nhưng với tôi, tôi hoàn toàn không đồng ý với các ý kiến trên, tôi nghĩ
thực sự đây là một nhân vật đáng thương hơn đáng trách nhiều. Chúng ta
hoàn toàn nên có một cái nhìn cảm thông với nhân vật này.

Thực vậy nếu Chu Chỉ Nhược là người xấu xa thực sự tại sao tác giả lại
không để cho nàng có một kết thúc bi thảm như Nhạc Bất Quần hay Tả Lãnh
Thiền hoặc phát điên như Âu Dương Phong, Mộ Dung Phục. Hay chẳng nhẽ đến
đây nhà văn lại khiếm khuyết trong tác phẩm của mình. Nếu vậy sao các
lần sửa sau Kim Dung không sửa lại Chu Chỉ Nhược có một cái kết thúc bi
thảm hơn mà dường như lại sửa các kết thúc đối với nhân vật này có kết
quả đẹp hơn.Có thể có người cho rằng nàng có số phận giống như Chu
Nguyên Chương, tuy làm nhiều việc xấu xa nhưng lại không bị báo ứng, vậy
xin đính chính: Chu Nguyên Chương là nhân vật lịch sử, dù Kim Dung có
ghét nhân vật này đến đâu thì ông cũng không thể thay đổi được lịch sử
nhưng với Chu Chỉ Nhược thì khác, nhân vật này do chính Tra tiên sinh
dựng nên, vậy việc thay đổi số phận của nhân vật này là hoàn toàn có thể
chứ. Và ông đã làm như vậy 3 lần viết truyện Ỷ Thiên là 3 kết thúc khác
nhau với nàng Chu Chỉ Nhược. Lần đầu đó là cái chết của Chu Chỉ Nhược
khi nàng chịu thay cho Vô Kỵ phát tên của quân Mông Cổ ( ở bản Cô Gái Đồ
Long những năm 1970), ở đây ta chỉ thẩy một nàng Chu Chỉ Nhược bất hạnh
chịu nhiều đau khổ và cuối cùng là cái chết vì người mình yêu của nàng,
nhưng thực sự cuối cùng dù nàng có làm thế nào đi nữa thì Vô Kỹ vẫn
cưới Triệu Mẫn. Lần thứ 2, Tra tiên sinh đã cho nàng một kết thúc là cắt
tóc đi tu, nhưng cửa phật đâu phải là phải nơi là để trốn tránh mọi sự
đau khổ chứ, nàng đã hối hận về những việc mình làm thì hoàn toàn có thể
làm lại để sửa chữa những lỗi lầm đó chứ đâu nhất thiết cứ phải quy y,
thực ra lòng trần còn chưa dứt, nàng vẫn còn yêu Vô Kỵ tha thiết thì làm
sao có thể quy y cửa phật được. Kết thúc này dường như khá gượng gạo,
để rồi một lần nữa tác giả phải thay đổi kết thúc, có thể nói kết thúc
lần thứ 3 này cũng là kết thúc hay nhất mà tôi cảm thấy được, Tra tiên
sinh đã để cho bộ ba Vô Kỵ, Triệu Mẫn và Chỉ Nhược cùng xuất hiện và nói
chuyện tại một nơi nào đó, từ nay mai danh ẩn tích không còn tham gia
vào giang hồ sóng gió nữa. Với những người yêu thích nhân vật Chu Chỉ
Nhược thì có lẽ kết thuc này đối với họ chính là việc cả 3 con người
cùng chung sống với nhau như một gia đình nhỏ nhưng ấm áp và tràn đầy
hạnh phúc.

Tới đây ta đặt một câu hỏi tại sao tác giả lại đặt nhiều ưu ái cho nàng
Chỉ Nhược đến vậy. Theo ý kiến của mình thì tôi nghĩ nhân vật này bản
chất vốn không phải xấu xa, vì hoàn cảnh mà nàng ta mới phải làm những
việc trái với lương tâm của chính mình.

Thử nghĩ mà xem, Chỉ Nhược từ nhỏ đã mồ côi, không nơi nương tựa. Trương
Tam Phong đem nàng về gửi cho Duyệt Tuyệt Sư Thái nuôi nấng vậy nên với
nàng sư phụ cũng chính là cha mẹ của nàng, vậy những lời của sư phụ
nàng không nghe sao được. Thậm chí cả việc hi sinh tình yêu với Vô Kỵ,
có người bảo rằng Chu Chỉ Nhược không xứng đáng với tình yêu của Vô Kỵ
vì nàng không dám như Triệu Minh, bỏ cả cha anh để đi theo Vô Kỵ, sẵn
sàng đối lập với triều đinh.
Nhưng thử hỏi nếu bạn rơi vào hoàn cảnh của Chỉ Nhược liệu bạn có thể
làm thế không, nhất là với người á đông chúng ta thì chữ hiếu luôn được
đặt lên trên chữ tình.

Còn về tình yêu của nàng đối với Vô Kỵ thì theo tôi đó là một tình yêu
hoàn toàn trong sáng, không một chút vụ lợi. Trước đây lần đầu tiên gặp
Vô Kỵ, nàng đã tự tay đút cơm cho chàng, chỉ một lần gặp gỡ thoáng qua
đó những tưởng nàng có thể quên một cậu bé Vô Kỵ ốm yếu ngày nào, nhưng
không: Chỉ Nhược vẫn mang theo mối tình đó, mối tình ấp ủ trong lòng
mong một ngày gặp lại, dù sau này phải ngậm ngùi đau xót khi chấp nhận
Triệu Mẫn là kẻ chiến thắng hay lúc đành lòng mà phải trao duyên cho
Tống Thanh Thư, nhưng tình cảm của nàng với chàng giáo chủ đó vẫn không
thay đổi.Những tâm tư của riêng nàng nếu ai không từng trải qua thì cũng
không thể thấu hiểu được, và có hiểu được mới nhận thấy nàng đáng cảm
thương và tha thứ đến mức nào. Những hành động mù quáng khiến người đời
phải xúc mục kinh tâm mà Chu Chỉ Nhược gây ra không chỉ vì một chữ
“tình”, chính hoàn cảnh mới là điều khiến ta nuối tiếc nhất ! Nếu không
có sự ngăn cản của Diệt Tuyệt Sư Thái cùng với cái sự nghiệp “Ỷ Thiên -
Đồ Long” của bà ta, duyên tình giữa Chu Chỉ Nhược và Trương Vô Kỵ có lẽ
đã được hợp thành. Thật có quá nhiều đáng tiếc…

Nếu bảo bản chất của Chỉ Nhược là ác thì hoàn toàn không công bằng với
nàng một chút nào. Tuy nàng đã làm những việc xấu nhưng suy cho cùng vì
nàng vừa phải giữ lời hứa với sư phụ mà còn là vì nàng quá yêu Vô Kỵ,
luôn muốn có được trái tim chàng và trong nàng còn có cả chút ghen tuông
mù quáng của người phụ nữ. Tất cả những điều đó đã tạo nên những hành
động sai lầm của nàng. Có thể nói trong cả bộ truyện nhân vật Chu Chỉ
Nhược là nhân vật có cuộc đấu tranh nội tâm nhiều nhất:
+ Yêu Vô Kỵ nhưng lại phải luôn giữ những lời hứa với sư phụ.
+Bản chất nàng không phải xấu song lại phải làm những việc trái với
lương tâm, vậy nên lúc nào nàng cũng day dứt. Có lúc nàng chỉ mong được ở
lại hòn đảo hoang kia với Vô Kỵ, không về Trung Nguyên nữa để tránh xa
mọi sóng gió giang hồ, có một gia đình nhỏ hoàn toàn cách biệt với thế
giới bên ngoài. Nhưng rồi mong ước đó cũng không thành.
+Và đến lúc hận Vô Kỵ vì đã bỏ rơi mình, định trả thù chàng mà nàng cũng
không thể làm vậy vì trong trái tim đó đã in sâu hình bóng của Vô Kỵ
rồi.

Hơn nữa nếu bản chất của nàng xấu thật thì tại sao khi làm chưởng môn
Nga Mi phái nàng lại không giết Đinh Mẫn Quân. Đinh Mẫn Quân là người ám
hại nàng biết bao lần nhưng nàng vẫn tha thứ. Chỉ một chi tiết Chỉ
Nhược đứng ra chịu thay cho vị sư tỷ ác nghiệt của mình một chưởng của
Kim Hoa bà bà có thể thấy rõ bản tính lương thiện bên trong nàng rồi.
Người có thể tha thứ cho chính kẻ thù của mình liệu có phải là ác không?
Câu hỏi đặt ra mà dường như đã biết câu trả lời rồi.
Thật đáng tiếc lắm thay, nếu như năm xưa Trương Tam Phong đừng đưa nàng
cho Duyệt Tuyệt sư thái nuôi dưỡng mà giữ lại trên núi Võ Đang thì có lẽ
mối duyên tình giữa nàng và Vô Kỵ giờ đã thành. Thực sự trong thâm tâm
tôi nghĩ rằng nếu như thực sự Chỉ Nhược không phải làm đệ tử cho Duyệt
Tuyệt Sư Thái thì thực sự nàng chính là một người vợ hiền thục, một
người biết chăm lo cho gia đình và Vô Kỵ hoàn toàn có thể có một gia
đình hạnh phúc với nàng. Kết thúc cuối cùng mà Tra tiên sinh viết lại có
lẽ cũng chính là kết thúc hay nhất đối với tôi về truyện Ỷ thiên, âu
cũng là mà chút gì đó đền bù cho cuộc đời đầy đau khổ và bất hạnh của
nàng Chu Chỉ Nhược.
Tác giả: pices ______
* Hình chỉ mang tính chất minh họa
http://www.dienanh.net/forums/showthread.php/28926-Y-Thien-Do-Long-Ky-Chu-Chi-Nhuoc-dang-thuong-hon-dang-gian
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 19/Apr/2014 lúc 12:44am
Vẻ đẹp như tranh ở núi Nga Mi, Võ Đang
Nhạn
Môn Quan, Nga Mi, Võ Đang vốn rất quen thuộc với tín đồ tiểu thuyết Kim
Dung. Ngoài đời thật, đây là những địa danh nổi tiếng và có nhiều cảnh
quan đẹp như tranh vẽ !!
Mười
sáu trăm năm về trước, một du tăng Ấn độ đã tới Cinisthana, danh xưng
của Trung quốc được người Ấn gọi thời bấy giờ. Ông leo lên đỉnh Nga Mi
Sơn và bị choáng ngợp bởi phong cảnh kỳ vĩ , ông nói: Đây là đệ nhất
thắng sơn tại Cinisthana.
Nga Mi Sơn nổi lên như một ngọn tháp
xanh biếc về phía tây bình nguyên Thành Đô, thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Nhìn từ
xa, hình thế của ngọn núi trông giống như khuôn mặt một cô gái với đôi
mày thanh tú, vì thế được gọi là Nga Mi. Nga Mi Sơn vươn lên và trải dài
hơn 200 km trước khi tiếp giáp với Cung Lai Sơn, một phần của xương
sống Á Châu, hoặc dãy núi Côn Lôn. Nga Mi Sơn gồm 4 đỉnh Đại Nga, Nhị
Nga, Tam Nga, Tứ Nga. Đại Nga phong là
nơi tập trung những mỏm đá có hình thù quái dị và là nơi cảnh trí kỳ vĩ
tú lệ, di tích lịch sử thú vị, hấp dẫn nhiều du khách tới thăm viếng
nhất.
Trong tất cả các địa điểm lãm du tại Trung Quốc, Nga Mi Sơn
cao nhất. Vạn Phật đính là đỉnh cao nhất, 3099 mét so với mặt biển, cao
hơn Ngũ Linh Sơn rất nhiều: Thái Sơn ở Sơn Đông, Hằng Sơn ở Hồ Nam, Hoa
Sơn ở Thiểm Tây,Hành Sơn ở Sơn Tây và Tung sơn ở Hà Nam. Truyền thuyết
cho rằng Ngũ Linh Sơn là nơi có mặt của sự bất tử.
Triền núi nam
hiểm trở của Nga Mi Sơn chằng chịt suối khe và được bao phủ bởi cỏ cây
rậm rạp. Mặt bắc là vách đứng với thác nước điệp trùng tuôn đổ. Khí hậu
trên núi ấm và ẩm thấp với mưa và mù quá mức . Trong mùa xuân và mùa hè,
hoa lá sắc màu rực
rỡ chen nhau . Nhiều bậc trí giả của những triều đại xa xưa đã từng lui
tới viếng thăm và để lại nhiều bài thơ ca tụng phong cảnh kỳ thú này.
Đỉnh
Kim Đính Tường Quang cũng gọi đỉnh Phật Quang là vị trí đứng đầu trong
danh sách 10 nơi thú vị nhất của Nga Mi Sơn. Tín đồ PG nói đó là hào
quang toả ra từ trán Đức Phật, nhưng người khác thì cho rằng là hiện
tượng vật lý. Mặt trời chiều sau cơn mưa hay sau trận tuyết lúc sắp lặn
chiếu vào sương mù và mưa tạo thành một quần sáng 7 màu bởi sự phản
chiếu xuyên qua những hạt nước nhỏ như bụi trong sương mù. Người ta có
cảm giác rằng mình bị bắt gặp trong quầng sáng đó vì nó chuyển động một
cách đồng bộ với sự chuyển động của người đó như là một cái bóng của họ.
Hàng
thế kỷ nay, hiện tượng này bị bao phủ trong huyền bí và Phật tử tin
tưởng rằng viếng thăm Nga Mi Sơn và ngắm Phật Quang sẽ gặp nhiều may
mắn.
Nga Mi Sơn là một trong bốn ngọn núi nổi tiếng tại Trung
Quốc mà các truyền thống Phật Giáo Trung Quốc được hình thành . Ba ngọn
khác là Ngũ Đài Sơn ở Sơn Tây, Phổ Đà Sơn ở Triết Giang, Cửu Hoa Sơn ở
An Huy. Người ta nói Nga Mi Sơn là đạo tràng của Ngài Phổ Hiền Bố Tát,
một trong hai đệ tử chính của Đức Thích Ca, Ngài đã xuất hiện một cách
thần bí và khai sáng Phật pháp nơi đây.
Từ xa xưa, ngọn núi này
rất quan trọng đối với cả hai đạo Phật và Lão. Vào thời sơ khai Đông
Hán, dược phòng của một y phu trở thành ngôi chùa đầu tiên tại núi này.
Sau đó, từ đời nhà Tần đến Đường,
Tống, Minh, Thanh, Nga Mi Sơn có hơn hai trăm ngôi chùa và vài ngàn tu
sĩ.
Với sự phát triển của Phật giáo và sự suy thoái của Lão giáo
tại Trung Quốc, Nga Mi Sơn trở thành thánh địa Phật giáo, hiện nay, trên
núi có khoảng ba mươi ngôi tự viện là trú xứ của khoảng 300 tăng, ni .
Trong số này có Báo Quốc Tự, Vạn Niên Tự , Phục Hổ Tự, Tẩy Tượng Trì,
Kim Đính Hoa Tàng Tự, Tiên Phong Tự v.v…là nổi tiếng hơn cả, đa số đều
được liệt vào danh sách di tích lịch sử và được bảo tồn bởi các cơ quan
hữu trách chính phủ.
Người ta gọi Nga Mi Sơn là “ Tiên sơn Phật
quốc” “ Thực vật vương quốc”, “Động vật lạc viên” “ Địa chất bác vật
quán” v.v… vì tình hình sinh thái phong phú của của nó. Có khoảng 500
chủng loại thực vật, nhiều
hơn cả Âu Châu, kể cả hơn 29 giống hoa khác nhau thuộc họ Đỗ Quyên. Nga
Mi Sơn cũng là nơi sinh sống của hơn 2,300 giống động vật, côn trùng,
chim muông, kể cả giống bướm cánh lá sồi màu cam , gà lôi bạc, gấu
panda, chim ó mật v.v…Giống linh hầu thường hay xuất hiện đùa chơi với
du khách hoặc đứng bên đường xin ăn. Năm 1981, một tổ chức Thực Vật Học
quốc tế đặc biệt gồm các quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật và năm nước
khác đã khảo sát khu vực này và kết luận rằng Nga Mi Sơn là một công
viên quốc gia tú lệ, kỳ vĩ nhất thế giới, một kho tàng hiếm hoi về thực
vật, và là một thiên đường của người yêu chuộng thực vật.
|
Núi Nga Mi còn gọi là "Đại quang Minh sơn" nằm ở Trung Nam tỉnh Tứ
Xuyên, thuộc miền Tây Trung Quốc. Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là Vạn
Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3.099 m. |
|
Nga Mi cũng là ngọn núi có
nhiều chùa miếu và là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn của Trung Hoa,
bên cạnh núi Ngũ Đài, núi Cửu Hoa và núi Phổ Đà. |
|
Nhắc đến Nga Mi, bạn sẽ nhớ ngay đến những nhân vật nổi tiếng trong bộ truyện Ỷ thiên Đồ long ký của
nhà văn Kim Dung là Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái…Cũng theo bộ tiểu
thuyết võ hiệp này, võ lâm Trung Nguyên có ba phái lớn là Thiếu Lâm, Võ
Đang và Nga Mi. Sư tổ sáng lập ra võ phái Nga Mi là Quách Tương, con
gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung, 2 nhân vật trong bộ Anh hùng xạ điêu đã được ông sáng tác trước đó khá lâu. |
|
Chùa Vạn Niên trên núi Nga Mi có kiến trúc mang đậm dấu ấn của Đạo giáo. |
|
Trong chùa có bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát cao 7,35 m, nặng 62 tấn,
được xem là bức tượng Phật cao nhất thế giới, được đúc bằng đồng mạ 20
kg vàng bên ngoài và là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Nga Mi. |
|
|
Kim Đính hay còn gọi là Vạn Phật Đính, một trong những ngọn núi nổi
tiếng của Nga Mi. Điểm độc đáo khi đến đây là du khách có thể nhìn thấy
được 4 kì quan nổi tiếng của Nga Mi Sơn, gồm Nhật xuất (mặt trời mọc),
Vân hải (biển mây), Phật quang (hào quang của Phật) và Thánh đăng (đèn
Thánh). |
|
Trong đó Thánh đăng, hay còn gọi là Phật đăng, là hiện tượng kì bí
nhất: vào mỗi đêm tối không trăng, dưới địa danh “Xã thân nhai” thường
xuất hiện hàng vạn chấm tròn sáng màu xanh lục nhấp nháy như những chòm
sao dày đặc. Có nhiều lời giải thích khác nhau cho nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng này: do lửa lân tinh, hoặc do một loại nấm phát sáng mọc dày
đặc trên các thân cây. |
|
Núi Nga Mi còn là nơi tập trung nhiều chủng loại sinh vật phong phú cùng hệ thảm thực vật Á nhiệt đới. |
|
Hiện nay Núi Nga Mi có 242 loài thực vật cấp cao, 3.200 loài cây,
trong đó có hơn 100 loài đặc thù chỉ có ở núi Nga Mi và hơn 2.300 loài
động vật quý hiếm. |
|
Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi, trên lối vào Nga Mi sơn, đồng
thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động Phật giáo chính. Chùa này được
xây dựng vào thời nhà Minh (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17) còn có tên
gọi là " Hội Tông đường". Đến thời vua Khang Hi nhà Thanh đổi tên thành"
chùa Báo quốc". Chùa tọa trên diện tích 40.00 m2, bao gồm Sơn môn, điện
thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật, điện thờ Phổ Hiền và lầu
chứa kinh văn nhà Phật. |
|
Ngoài ra, khi đến thăm Nga Mi, du khách cũng nên đến tham quan Bức
tượng Đại Phật Lạc Sơn tạc trên vách núi lớn nhất thế giới, nằm ở ngọn
Thế Loan, đối mặt với Nga Mi sơn. Đại Phật Lạc Sơn cao 71m và được chế
tác trong 90 năm, kéo dài gần cả thế kỉ. Thân tượng Phật cao 59,98m, đầu
cao 14,6m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và độc đáo nhất là phần móng tay
của bức tượng, dù là bộ phận nhỏ nhất cũng đủ cho một người ngồi. Đại
Phật Lạc Sơn cùng với Nga Mi Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế
giới năm 1996. |
|
2. Nhạn môn quan
Nhạn Môn Quan, cửa ải của vạn Lý Trường Thành thuộc huyện Đại, tỉnh
Sơn Tây. Sở dĩ cửa ải mang tên này vì nơi đó có rất nhiều chim nhạn.
Nhạn Môn Quan nổi tiếng qua điển tích Chiêu Quân Cống Hồ.
Nhạn Môn Quan đã trở nổi tiếng hơn qua tiểu thuyết võ hiệp Thiên
Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. Nhân vật Kiều Phong, một đại anh hùng
võ công trác tuyệt, đã dùng chính sinh mạng của mình để đổi lấy sự bình
yên của nhân dân hai nước Tống-Liêu. Ông này tuy là người có dòng máu
nước Liêu nhưng lại trở giáo bắt và uy hiếp vua Liêu không được tấn công
Trung Quốc với lý do là vì nước Liêu. |
|
Đây cũng là nơi mà độc giả Thiên long Bát bộ đã phải nức nở
trước tình yêu trắc trở của Kiều Phong, cũng như ám ảnh với cái kết
buồn cho số phận của A Tử, một trong những nhân vật nữ được Kim Dung xây
dựng rất thành công trong bộ tiểu thuyết này. |
|
Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, cách thành phố
Hân Châu, tỉnh Sơn Tây 20 km về phía Bắc và là cửa ải trọng yếu của
Trường thành thời xưa. |
|
Do nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách núi dựng đứng với địa thế cực kỳ
hiểm trở, mà vùng đất này được đặt tên là Nhạn Môn Quan, hàm ý chỉ có
những con chim nhạn, chim én mới bay vượt qua được cửa ải hùng vĩ này.
  |
|
Vào thời xưa, có rất nhiều cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra ở Nhạn
Môn Quan. Vì vậy, ngày nay khi đến với điểm du lịch này, du khách không
chỉ thăm thú các danh lam thắng cảnh trong khu vực, mà còn được dịp tìm
hiểu về lịch sử thăng trầm rất thú vị của vùng biên ải. |
|
Hiện tại, cả 3 cửa ải của Nhạn Môn Quan vẫn được bảo tồn tốt và
địa danh này đã trở thành một di tích quân sự cổ quan trọng của tỉnh Sơn
Tây. |
|
Đồng thời, Nhạn Môn Quan cũng là một phần quan trọng của di sản văn
hóa thế giới và còn được biết đến với tên gọi “Trung Hoa đệ nhất quan”. |
|
3. Võ Đang
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, sư tổ sáng lập ra phái võ Đang nằm
trên ngọn núi cùng tên, là Trương Tam Phong hay còn gọi là Trương Quân
Bảo. Nhân vật này cũng là người sáng tạo Thái Cực quyền và Thái Cực
kiếm.
|
|
Tại đây, giữa vòng vây của các cao thủ võ lâm, Trương Tam Phong đã
truyền thụ bí quyết Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm cho Trương Vô Kỵ. |
|
Ngoài ra, tín đồ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung cũng đã rất quen
thuộc với phái Võ Đang, vì đây là 1 trong 3 môn phái lớn rất hay xuất
hiện trong tiểu thuyết của ông, ngay từ bộ Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ. Ngôi Cổ mộ của Tiểu Long Nữ cũng được Kim Dung mô tả có vị trí gần sát núi Võ Đang. |
|
Ngoài đời thật, núi Võ Đang
hay còn gọi là núi Thái Hòa, là một dãy núi nằm ở phía Nam thành phố
Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc với ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1612
m. |
|
Phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ nên thơ, là đất thánh của võ thuật
Đạo giáo với phái Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng được phát triển từ
thế kỷ 13. |
|
Đoạn đường dài 70 km từ chân núi đến đỉnh núi Võ Đang có đến 32
đền thờ Đạo Giáo chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà
Nguyên, Minh, Thanh. Đạo Giáo ở Võ Đang thịnh vượng nhất vào thời Minh.
Ngọn núi xinh đẹp này cũng được công nhận là Di sản thế giới vào năm
1994. |
|
Một kiến trúc độc đáo không thể bỏ qua khi đến thăm núi Võ Đang, đó
là tòa Trúc Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn,được xây
dựng từ năm 1416 trên đỉnh núi. |
|
Với không gian hùng vĩ, u tịnh, Võ Đang thu hút du khách gần xa
đến để không chỉ thưởng ngoạn mà còn là được đắm mình vào thiên nhiên
trong lành, không gợn chút bụi trần. |
Với những ai say mê thế giới
thần tiên của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, tìm về Võ Đang là cuộc
hành trình trải nghiệm lại thế giới nhân vật mà mình yêu thích qua hàng
loạt bộ tiểu thuyết nổi tiếng có đề cập đến địa danh này như Ỷ thiên Đồ long ký, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ…   |
 |
|
http://news.zing.vn/Ve-dep-nhu-tranh-o-nui-Nga-Mi-Vo-Dang-post405186.html
------------- mk
|
|