Ảnh Hưởng THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ / TG
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Lịch Sử - Nhân Văn
Forum Discription: Lịch sử và các phong tục Tập quán
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=7609
Ngày in: 18/Jul/2025 lúc 4:21pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Ảnh Hưởng THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ / TG
Người gởi: mykieu
Chủ đề: Ảnh Hưởng THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ / TG
Ngày gởi: 25/Jan/2012 lúc 7:32pm
THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN KINH TẾ , CHÍNH TRỊ VÀ CẢ HÒA BÌNH THẾ GIỚI. KÍNH MỜI ACE ĐỒNG HƯƠNG & THÂN HỮU THEO DÕI VÀ VUI LÒNG BỔ SUNG LOẠT BÀI MyKieu LƯỢM LẶT TRÊN INTERNET DƯỚI ĐÂY
ĐA TẠ, MK
NHỮNG EO BIỂN CHIẾN LỰƠC ẢNH HƯỞNG THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ
Hẹp như cái cổ chai, đó là những cái nút thắt, đóng vai trò chiến
lược trong vận chuyển dầu mỏ cung cấp cho thị trường thế giới. Theo Cơ
quan tin tức năng lượng Mỹ, năm 2011, tổng suất lượng dầu mỏ thế giới
đến 88 triệu thùng/ngày với hơn 1/2 trong số đó được vận chuyển bằng
tàu trên những tuyến hàng hải cố định... 1 – Eo biển Hormuz Phải
nói là những kẻ đầu óc chính trị cực đoan tối tăm mới nghĩ đến việc
phong toả cửa eo biển Hormuz. Chẳng lẽ thế giới Arập, chưa kể OPEC, có
thể ngồi yên nhìn một tên điên nào đó khóa chặt nguồn vận chuyển dầu
mỏ của họ? Tuy nhiên, nếu chẳng may xảy ra binh đao tại Hormuz, thị
trường dầu thế giới chắc chắn biến động mạnh. Nằm
giữa Oman và Iran, eo biển Hormuz nối vịnh Ba Tư với vịnh Oman và biển
Arập. Đây được xem là cái nút chai cung cấp nguồn dầu mỏ quan trọng
nhất thế giới. Năm 2011, mỗi ngày, gần 17 triệu thùng dầu đã đi qua cái
nút thắt Hormuz, tăng từ 15,5-16 triệu thùng/ngày năm 2009-2010. Hoạt
động vận chuyển dầu ngang Hormuz năm 2011 chiếm khoảng 35% tất cả
chuyến tàu dầu thế giới, hay gần 20% giao dịch dầu thế giới.
Trung bình, năm 2011, mỗi ngày có khoảng 14 tàu dầu thô đi ngang
Hormuz; trong khi hơn 85% nguồn xuất khẩu dầu thô này là được chuyển ra
Ấn Độ Dương và từ đó đến châu Á (cung cấp cho những thị trường khát
dầu nhiều nhất khu vực như Nhật, Trung cộng , Ấn Độ và Hàn Quốc).
Tại điểm hẹp nhất, Hormuz rộng 33,8km nhưng bề rộng cho phép đối với
hành lang di chuyển an toàn cho tàu – tính cả hai hướng (ra và vào) –
thì
chỉ khoảng hơn 3,2km (được cách nhau bởi vùng đệm dài hơn 3km). Tuy
nhiên, Hormuz đủ sâu và đủ rộng để cho thông thương những con tàu dầu
lớn nhất thế giới (2/3 tàu dầu thế giới thường có trọng lượng vượt quá
150.000 tấn). Con
đường vận chuyển dầu từ Trung Đông sang châu Á qua ngả Hormuz Với vị
trí chiến lược như vậy, một biến động chính trị nghiêm trọng tại Hormuz
luôn khiến thị trường dầu thế giới ảnh hưởng nặng nề. Lấy ví dụ “cuộc
chiến tàu dầu” giữa Iran và Iraq từ năm 1984 đến 1987, khi hai bên nã
pháo vào tàu dầu đối phương. Tỉ lệ “sát phạt” giữa hai bên là ngang
ngửa và cuộc chiến nhùng nhằng đã khiến nguồn dầu cung cấp bằng đường
biển tại vịnh Ba Tư giảm 25%, buộc Mỹ cuối cùng phải vào cuộc.
Do Oman, Iran và Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đều có chung
biên giới với Hormuz nên cả 3 nước đều đóng vai trò quan trọng trong
việc ổn định môi trường an ninh tại khu vực. Trong khi đó, Oman và UAE
là đồng minh Mỹ (Washington lâu nay vẫn viện trợ hoặc bán vũ khí cho
hai nước này trong đó có chiến đấu cơ F-15 và F-16). Ngoài ra, Mỹ ,
nhiều thập niên qua, luôn duy trì một lực lượng hải quân mạnh tại khu
vực… Cửa “thoát hiểm” duy nhất đối với nguồn dầu vịnh Ba Tư, nếu Hormuz
bị bít, là cảng Yanbu (thuộc Arập Xêút) tại Hồng Hải, nơi có thể xuất khoảng 4,8 triệu thùng/ngày.
Trên bộ, một hệ thống ống dẫn 1.199km, gọi là “Tuyến ống dẫn Đông –
Tây”, cũng có thể được tăng cường sử dụng nếu Hormuz bị khóa. Hệ thống ống dẫn dầu này băng ngang Arập Xêút, từ Abqaiq đến Hồng Hải, có thể chuyển được khoảng 5 triệu thùng/ngày. Hiện tại, UAE đang xây hệ thống ống dẫn Abu Dhabi (1,5 triệu thùng/ngày) băng ngang Abu Dhabi và đến cảng Fujairah, cũng được xem là cửa ngỏ thay thế nếu Hormuz bị phong toả… Hormuz - eo biển quan trọng chiến lược số một thế giới Kênh đào Suez chiếm 14% giao dịch thương mại thế giới
2 – Eo biển Malacca Nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, eo biển Malacca là tuyến hải trình ngắn nhất giữa Trung Đông với châu Á nói chung và các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương nói riêng.
Nằm giữa Indonesia, Malaysia và Singapore, Malacca là tuyến hải hành
quen thuộc của các con tàu buôn lẫn tàu dầu thế giới (với trung bình
khoảng 13,6-14 triệu thùng/ngày). Mỗi năm có hơn 60.000 lượt tàu đi
ngang Malacca. Khoảng 30% giao dịch thương mại thế giới và 80% nguồn
dầu xuất khẩu đến Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan đều chạy ngang Malacca. Nếu Malacca bị khóa, gần 1/2 các con tàu thế giới nói chung buộc phải đi vòng quanh bán đảo Indonesia, qua eo biển Lombok (nằm giữa Bali và Lombok) hoặc eo biển Sunda (giữa Java và Sumatra).
Với chiều dài 800km, Malacca uốn éo ,thụt vào phình ra với chỗ rộng
nhất là 320km và chỗ hẹp nhất chỉ vỏn vẹn 2,7km (tại nơi của cái “cổ
chai” Phillips Channel thuộc eo biển Singapore). Là
eo biển dài nhất thế giới được dùng cho hải hành quốc tế, trong nhiều
thế kỷ, Malacca đã là một phần của tuyến vận chuyển tàu buôn của giới
thương nhân Arập, nối Trung Đông với Đông Nam Á trong suốt chiều dài
lịch sử thương mại giữa thế giới Arập với châu Á.
3 – Kênh đào Suez Nằm tại Ai Cập, kênh đào Suez nối Hồng Hải và vịnh Suez với Địa Trung Hải. Trung bình mỗi ngày có khoảng 38 con tàu ra vào Suez, chiếm 14% giao dịch thương mại thế giới.
Tính đến tháng 11/2010 ( tin mới nhất có thể có), dầu (dầu thô lẫn sản
phẩm tinh chế từ dầu) và khí hóa lỏng chiếm từ 11-13% lưu lượng vận
chuyển trên Suez. Tổng lượng dầu được chở ngang Suez đạt khoảng 2 triệu
thùng/ngày (chiếm gần 5% giao dịch dầu bằng đường hàng hải thế giới năm
2010).  Với điểm hẹp nhất chỉ rộng hơn 300m,
kênh Suez không thể xử lý được những con tàu dầu khổng lồ. Tuy nhiên,
không vì thế mà tính chiến lược của Suez không quan trọng. Nếu Suez bị
đóng, các con tàu dầu buộc phải đi đường vòng qua điểm cực Nam châu Phi
(mũi Hảo Vọng), tức phải tốn tiền “đổ dầu” để chạy thêm một quãng lòng
vòng 9.656km nữa. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), việc đi vòng
qua châu Phi sẽ mất thêm 15 ngày mới đến được châu Âu và 8-10 ngày đến
Mỹ.Bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào tại Suez cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Người ta hẳn còn nhớ sự kiện năm 1956 khi Ai Cập quốc hữu hóa con kênh
đào dẫn đến việc Israel cùng Anh và Pháp mang quân đánh nước này. Phản
hồi, Ai Cập cho đánh chìm tàu trên Suez, khiến con kênh bị đóng cửa năm 1956 đến 1957. Thập niên 60 của thế kỷ trước, trong cuộc chiến Sáu ngày giữa Israel và Ai Cập, Suez cũng bị đóng cửa từ năm 1967-1975…
Với công nghiệp dầu hiện nay, nếu Suez bị đóng, tuyến ống dẫn thay thế
là SUMED (Suez-Mediterranea) dài hơn 320km (2,3 triệu thùng/ngày),
chạy từ Ain Sukhna ở bờ biển Hồng Hải đến Sidi Kerir thuộc Địa Trung Hải. SUMED
nằm dưới sự quản lý của Arab Petroleum Pipeline (liên doanh giữa Tập
đoàn dầu Ai Cập, Tập đoàn Saudi Aramco, Tập đoàn Dầu Quốc gia Abu Dhabi
và một số công ty dầu Kuwait).
4 – Eo biển Bab el-Mandab Bab el-Mandab - cánh cửa hẹp nối Hồng Hải với vịnh Aden Vào
năm 2008, eo biển Bab el-Mandab có thể “tải” 4 triệu thùng dầu/ngày;
chở đến châu Âu, Mỹ và châu Á. Nằm giữa Yemen trên bán đảo Arập,
Djibouti, Eritrea, Bắc Somalia, Bab el-Mandab là cánh cửa hẹp nối Hồng Hải với vịnh Aden. Nói cách khác, Bab el-Mandab là điểm nối chiến lược giữa Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải, qua Hồng Hải. Năm 2006, mỗi ngày có 3,3 triệu thùng dầu được chở ngang Bab el-Mandab. Eo biển này là cái nút cổ chai phức tạp. Khoảng cách giữa hai bờ từ Ras Menheli tại Yemen đến Ras Siyan tại Djibouti là 30km. Trong
khi đó, đảo Perim chia Bab el-Mandab thành hai eo nhỏ – phía đông được
đặt tên là Bab Iskender với chiều rộng chỉ khoảng 3km; và phía tây
được đặt tên là Dact-el-Mayun với chiều rộng chừng 25km.  Tính
chiến lược của Bab el-Mandab ở chỗ, nếu nó bị đóng, những con tàu dầu
từ vịnh Ba Tư không thể đến được kênh đào Suez mà phải đi đường vòng
qua cực Nam châu Phi.
5 – Eo biển Bosporus Eo biển Bosporus - nhát cắt tự nhiên mang tính huyết mạch giữa châu Âu và châu Á Tầm
quan trọng chiến lược của Bosporus đã được lịch sử chứng minh bằng
quyết định thành lập đại đô Constantinople của hoàng đế La Mã
Constantine Đại đế vào năm 330. Năm 1453, yếu tố chiến lược của
Bosporus một lần nữa lại thể hiện khi nó bị đế quốc Ottoman chinh phục.
Giữa thế kỷ XX, Liên Xô cũng từng muốn chiếm Bosporus để làm tiền đồ chiến lược.
Là ranh giới tự nhiên giữa lục địa châu Á và châu Âu, nhìn trên bản
đồ, Bosporus như một lằn ranh mà người ta có thể “sải một bước” sang
châu Âu từ châu Á (hay ngược lại). Dài 30km với điểm hẹp nhất chỉ
1km, Bosporus nối Hắc Hải với Địa Trung Hải, trở thành nút thắt huyết
mạch mang tính chiến lược cho các con tàu dầu tại khu vực.
Dù có thể xây ống dẫn để thay thế nhưng chi phí tốn kém và hiệu quả
kinh tế thấp nên cuối cùng người ta vẫn chọn Bosporus để thực hiện
những chuyến giao dịch dầu. Cụ thể, để chuyển dầu theo tuyến ống dẫn
Baku (Azerbaijan) – Ceyhan (Thổ Nhĩ Kỳ), chi phí cần trả là từ 1USD đến
2 USD/thùng; trong khi đó, vận chuyển dầu xuyên Hắc Hải, qua Bosporus,
chỉ tốn 20 xu (USD)/thùng. Mỗi
năm có khoảng 50.000 con tàu, trong đó có 5.500 tàu dầu, đi ngang
Bosporus. Việc chở dầu qua ngỏ Bosporus (trung bình gần 3 triệu
thùng/ngày) bắt đầu tăng vài năm gần đây, với sự phát triển các mỏ dầu ở
biển Caspian và khu vực Trung Á; biến Bosporus thành một trong những
nút thắt nhộn nhịp nhất (cũng như nguy hiểm nhất) thế giới, cung cấp
nguồn năng lượng cho Tây Âu và Nam châu Âu.
6 – Kênh đào Panama Dài 83km, kênh đào Panama là con đường tắt nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương; với tầm quan trọng tăng dần.Năm 1914, chỉ có khoảng 1.000 con tàu đi ngang kênh đào Panama; đến năm 2008, con số trên là 14.702.
Dù nơi hẹp nhất chỉ hơn 33m nhưng 1/5 lượng tàu lưu thông qua kênh đào
Panama đều là tàu dầu. Nếu con kênh này bị đóng, các con tàu phải chạy
vòng qua eo biển Magellan, Mũi Sừng và eo Drake (Mar de Hoces) ở cực
Nam châu Mỹ. Theo Ban Quản lý kênh đào Panama, mỗi ngày có 766.000
thùng dầu thô và sản phẩm dầu được chở ngang kênh đào Panama trong năm
tài khóa 2011. Với Mỹ, kênh đào Panama có tầm chiến lược đặc biệt bởi
nó là “đường tắt” ngắn nhất nối bờ Tây và bờ Đông nước này, “tiết kiệm”
được 13.000km (từ 21.000km xuống còn 8.000km). Tổng quát, kênh đào
Panama giúp giải quyết được khoảng 12% tổng giao dịch thương mại qua
đường biển của nước Mỹ.
7 – Khu vực eo biển Danish (Danish Straits) Người ta gọi đó là cụm eo biển bởi Danish Straits gồm ba eo biển nhỏ nối biển Baltic với Biển  Bắc,
qua hai vùng biển Kattegat và Skagerrak (Danish Straits không phải là
“eo biển Đan Mạch” nằm giữa Greeland và Iceland). Ba “con lộ” chính của
Danish Straits là Storeboelt (Vành đai Lớn), Lilleboelt (Vành đai Nhỏ)
và Oresund. Vài năm trở lại đây, tầm quan trọng Danish Straits bắt đầu
tăng dần, khi nó trở thành tuyến vận chuyển đưa dầu từ Nga vào châu Âu. Năm
2009, có khoảng 3,3 triệu thùng/ngày được vận chuyển từ các cảng
Baltic về hướng tây vào thị trường châu Âu, so với 2,4 triệu thùng/ngày
năm 2005. Ngoài ra, ước tính mỗi ngày có khoảng 0,3 triệu thùng dầu
thô, từ Na Uy, được vận chuyển về hướng đông cung cấp cho thị trường
Scandinavia.
M.Kim
http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2012/01/nhung-nut-that-chien-luoc-cua-tuyen-van-chuyen-dau-mo
------------- mk
|
Trả lời:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Jan/2012 lúc 7:36pm
http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2012/01/kich-ban-nao-cho-cuoc-chien-my-iran - Kịch bản nào cho cuộc chiến Mỹ – Iran? 8:49 sáng | Tháng Một 17, 2012 (Petrotimes)
- Hồ sơ hạt nhân Iran mấy ngày qua đã trở thành chủ đề thời sự nóng hổi
của báo chí. François Géré, Viện trưởng Viện Phân tích Chiến lược Pháp
mới đây có bài viết trên Báo Le Monde với tựa đề báo động: "Iran, kịch
bản cho một cuộc chiến có thể xảy ra". Và nếu cuộc chiến diễn ra, nguồn
cung cấp dầu hỏa cho châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ chờ tiếng súng mở màn? Kể
từ tháng 9/2011, căng thẳng giữa Mỹ và Iran ngày càng trầm trọng, trong
đó sự kiện gây căng thẳng nhất gần đây là việc Iran đe dọa sẽ cho phong
tỏa eo biển Hormuz nếu bị phương Tây cấm vận dầu hỏa. Đe dọa đó đối với
Mỹ như một động thái gây chiến, bởi ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến
đường vận chuyển khí đốt qua eo biển này. Tình hình ngày càng nghiêm
trọng, đến mức mà người ta thấy rằng, một cuộc chạm trán quân sự giữa
hai bên không phải là không thể. Nếu
chiến tranh xảy ra, lợi hại cho mỗi bên sẽ thế nào? Tác giả có lời giải
đáp khá tỉ mỉ. Trước tiên nói về cái lợi đối với Iran. Tình hình leo
thang hay thậm chí chiến tranh sẽ là cơ hội để các phe đối lập trong nội
bộ chóp bu Chính phủ Iran tranh thủ khẳng định mình, trong viễn cảnh
cuộc bầu cử tổng thống và Quốc hội năm 2013. Đó cũng sẽ là cơ hội để lực
lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran được có dịp thể hiện mình. Cuối
cùng, theo tác giả, một cuộc chạm trán quân sự trực tiếp sẽ giúp phá vỡ
thế cô lập ngoại giao trong khu vực, vốn luôn lo ngại vũ khí hạt nhân và
sự lớn mạnh của nhánh Hồi giáo dòng Sunni. Như vậy, đối với Iran, việc
chọn vị thế là nước duy nhất dám thách thức siêu cường Mỹ bỗng nhiên trở
nên có lợi. http://www.petrotimes.vn/wp-content/uploads/2012/01/my_iran.jpg?a23879 - - 
Liệu cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran sẽ diễn ra trong năm nay?
Về
phía Mỹ, Tổng thống Obama đang chịu sức ép của đảng Cộng hòa, thậm chí
nhiều nghị sĩ Dân chủ cũng mặn mà với việc bảo vệ đồng minh Israel. Bối
cảnh đó thuận lợi cho chính quyền Obama thể hiện sự cứng rắn hơn, thay
vì chỉ dùng lời nói. Từ đó, có thể trấn an được đồng minh trong khu vực
và tạo thêm sự vững chắc cho chiến lược mà Mỹ đã theo đuổi từ hai năm
nay – một chiến lược tập trung vào việc chuyển quân từ Iraq và
Afghanistan về phía bán đảo Arập, vào chính sách phòng thủ tên lửa và
vào mục tiêu hạn chế hạt nhân. Cuối cùng, căng thẳng giúp Mỹ có thể xoa
dịu phe hiếu chiến trong Chính phủ Israel. Bàn
về nguy cơ, tác giả cho rằng, giá dầu mỏ sẽ cùng leo thang với chiến
tranh. Kinh tế Mỹ đang thời buổi khó khăn, sẽ trở nên trầm trọng hơn và
các nước mới trỗi dậy cũng sẽ bị vạ lây. Mỹ muốn cấm vận Iran sẽ còn
phải vượt qua được sự phản đối quyết liệt của các nước bạn hàng dầu mỏ
của Iran như Trung Quốc, Nhật Bản hay Ấn Độ. Bên cạnh đó, căng thẳng sẽ
khiến cho các chính phủ thuộc dòng Hồi giáo cực đoan vừa được bầu trong
khu vực trở nên cực đoan hơn. Nguy cơ khủng bố sẽ tăng lên. Iran sẽ nhân
chiến tranh mà rút khỏi hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Nguy
cơ đối với Iran cũng không nhỏ. Nước này có thể rơi vào tình thế như
CHDCND Triều Tiên. Hơn nữa, trong tương quan lực lượng, nếu chiến tranh
xảy ra, Iran có thể bị thua. Trong bối cảnh đó, hai giải pháp có thể
chọn lựa cho cả hai bên. Một là tiếp tục cuộc đấu “võ mồm”, hai là triển
khai quân lực có giới hạn trong mục tiêu phô trương sức mạnh. Theo tác
giả, cách thứ hai có thể giúp thúc đẩy hai bên nối lại đàm phán mà không
bị mất sĩ diện. Tuy nhiên, một số nhà
phân tích lại cho rằng, mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran không chỉ là vấn đề
an ninh phi truyền thống giữa phổ biến và chống phổ biến vũ khí hạt
nhân, mà nhiều hơn là sự chuyển dịch quyền lực ở Trung Đông. Tức là Iran
tìm kiếm sự trỗi dậy tại vùng Vịnh, còn Mỹ và Israel lại cho rằng, lợi
ích đáng có của mình bị đe dọa, do đó tiến hành bao vây và kìm hãm toàn
diện đối với Iran. Sự trỗi dậy của
Iran trong khu vực là một xu thế lớn thu hút sự quan tâm ở Trung Đông
trong những năm gần đây. Đó cũng là kết quả của nhiều nhân tố khác nhau.
Xét về nội bộ, những năm gần đây, khả năng tự chủ nghiên cứu phát triển
của Iran không ngừng được tăng cường, thu được thành tựu không nhỏ
trong các lĩnh vực tên lửa đạn đạo, tàu chiến, hàng không vũ trụ, công
nghệ hạt nhân… Xét về lịch sử, sự
chuyển dịch quyền lực giữa nước lớn và nước lớn mới nổi chưa bao giờ lại
có chuyện chủ động nhường nhịn nhau. Hơn nữa, Trung Đông luôn được Mỹ
coi là khu vực liên quan tới lợi ích chiến lược sống còn của Mỹ. Một
trong những mục tiêu chiến lược quan trọng của Mỹ tại Trung Đông là đề
phòng sự trỗi dậy của nước lớn trong khu vực. Trong khi đó, Iran là một
quốc gia mang nhiều thuộc tính như có người Hồi giáo dòng Shi’ite, là
một chính giáo hợp nhất, chống Mỹ và là một quốc gia vùng Vịnh… Mỗi
thuộc tính này đều khiến Mỹ rất bất an, nhất là nếu Iran sở hữu vũ khí
hạt nhân sẽ làm đảo lộn hoàn toàn trật tự hiện hành ở Trung Đông, khiến
quyền lực tại Trung Đông xuất hiện sự chuyển dịch quan trọng – điều mà
Mỹ không thể cho phép xảy ra. Qua đó
rất dễ nhận thấy, tại sao những năm gần đây, Mỹ lại tiến hành vây hãm từ
mọi phía đối với Iran và gần như bằng mọi biện pháp (trừ tấn công quân
sự). Tính đến thời điểm này, những biện pháp của Mỹ vẫn không làm cho
Iran khuất phục. Mỹ gần như không còn ngón đòn nào khác ngoài tấn công
quân sự. Chính vì vậy, quan hệ Mỹ – Iran trong thời gian tới có thể sẽ
bước vào “thời kỳ nguy hiểm”. Có phân tích cho rằng, cuộc đối đầu
Mỹ-Iran chỉ chờ “tiếng súng mở màn” mà thôi. Châu Á sẽ bị vạ lây Đến
Bắc Kinh ngày 10/1/2012 với mục tiêu thuyết phục Trung Quốc về các biện
pháp cấm vận dầu mỏ đối với Iran, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Timothy
Geithner, đã không thu được kết quả gì đáng kể. Thứ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc phát biểu rất dứt khoát trước báo giới về
lập trường của Trung Quốc: “Iran là một đối tác cung ứng dầu mỏ lớn cho
Trung Quốc, vì thế chúng tôi hy vọng sự nhập khẩu (dầu mỏ từ Iran) của
Trung Quốc sẽ không bị phương hại, vì chúng tôi cần nó để phục vụ cho sự
phát triển của chúng tôi”. Mỹ không chỉ vấp phải sự phản đối của Trung Quốc, mà có thể cả của những nước đồng minh thân cận như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Tờ
Les Echos phân tích vấn đề qua bài viết: “Các đại gia châu Á lo ngại
cho việc mua dầu mỏ của mình”. Các nước lớn ở châu Á phản đối biện pháp
cấm vận dầu mỏ vì lo ngại kinh tế quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tờ
báo cho biết, giai đoạn 9 tháng đầu năm 2011, Iran xuất khẩu 2,53 triệu
thùng dầu thô mỗi ngày, trong đó 60% xuất đến Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ và Hàn Quốc. Riêng phần mình, Trung Quốc nhập từ Iran 550.000 thùng
mỗi ngày, chiếm 22% tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Iran. Nhật Bản
chiếm 13%, Ấn Độ 12% và Hàn Quốc 9%. Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn
Quốc lần này cũng buộc phải làm chuyện hiếm thấy, tức không làm theo ý
của đồng minh Mỹ. Tokyo đã chẳng ngại thừa nhận sự lệ thuộc của nước này
đối với vấn đề nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt, nhất là trong thời kỳ hậu
Fukushima. Trong bối cảnh hiện nay, Nhật Bản và Trung Quốc đang rục rịch
đến các nước vùng Vịnh để tìm nguồn hàng thay thế, trong trường hợp
thiếu nguồn cung từ Iran. Song Phương http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2012/01/kich-ban-nao-cho-cuoc-chien-my-iran
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Jan/2012 lúc 7:48pm
http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2012/01/chuyen-an-chia-trong-khai-thac-dau-mo - Chuyện ăn chia trong khai thác dầu mỏ 9:39 sáng | Tháng Một 20, 2012 (Petrotimes)
- Sự kiện một tiểu ban thuộc Phòng Thương mại quốc tế (ICC), vào đầu
tháng 1/2012, đã xử thắng cho Exxon Mobil trong vụ kiện đòi Chính phủ
Venezuela bồi thường (bởi vi phạm hợp đồng) khiến vấn đề quốc hữu hóa
công nghiệp dầu mỏ trở nên "nóng ran". Exxon
Mobil, theo phán quyết ICC, chỉ nhận được không đến 10% trong số tiền
đòi bồi thường, tức gần 908 triệu USD trong 10 tỉ USD, trong khi cục
diện giằng co pháp lý vẫn chưa ngã ngũ. Việc vụ kiện sẽ tiếp tục được
“kính gửi” lên Trung tâm giải quyết các tranh chấp đầu tư (ICSID, thuộc
Ngân hàng Thế giới) cho thấy quốc hữu hóa là một trong những vấn đề phức
tạp nhất lịch sử đầu tư khai thác dầu mỏ… http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2012/01/chuyen-an-chia-trong-khai-thac-dau-mo/attachment/1an-chia-trong-khai-thac-dau"> Thập niên 30, Tổng thống Mexico Lázaro Cárdenas đã gây sốc với chính sách quốc hữu hóa công nghiệp dầu Tại sao quốc hữu hóa? Venezuela
không chỉ đối mặt vấn đề pháp lý với Exxon Mobil mà còn với một công ty
dầu Mỹ nữa (ConocoPhillips). Cả hai vụ đều liên quan đến trường hợp
quốc hữu hóa Dự án Cerro Negro tại khu vực vành đai dầu Orinoco (nơi
được tin có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới). Riêng với trường hợp
Exxon Mobil, quyết định của ICC chỉ xoáy đến phần tranh chấp thương mại
giữa tập đoàn dầu này với công ty dầu nhà nước Venezuela PDVSA, cụ thể
là phần doanh thu mà Exxon Mobil bị mất, bởi hậu quả của việc bị “sang
tay”. Trong khi đó, Venezuela nói rằng họ bị “xử đểu” và chỉ trả 255
triệu USD trong gần 908 triệu USD mà ICC yêu cầu. Tất nhiên là Exxon
Mobil ấm ức và họ cho biết sẽ làm cho “ra trắng rõ đen”, bằng đơn kiện
quy mô hơn gửi lên ICSID (Ngân hàng Thế giới), với nội dung đòi bòi
thường phần tài sản bị Venezuela “ăn cướp trắng trợn”. Tháng
9/2010, Venezuela đã đưa ra cái giá bồi thường 1 tỉ USD cho phần tài
sản Exxon Mobil đầu tư vào nước họ và bị “sung công” nhưng Exxon Mobil
không đồng ý. Với hai hồ sơ kiện (dự kiến gửi lên ICSID), Exxon Mobil
đòi bồi thường đến 12 tỉ USD. Không biết kết quả vụ đáo tụng như thế
nào, nhưng quyết định ICSID về vụ này, có thể nhùng nhằng cho đến sau
năm 2012, chắc chắn sẽ là cơ sở cho các cuộc tranh chấp tương lai liên
quan quốc hữu hóa công nghiệp dầu. Cần nói thêm, Exxon Mobil đã thắng
một trận đấu nhỏ khi sử dụng công cụ tòa án quốc tế để phong tỏa khoảng
300 triệu USD mà Venezuela gửi tại các tài khoản Mỹ. Vụ
Exxon Mobil kiện Venezuela tất nhiên chẳng là lần đầu, liên quan vấn đề
quốc hữu hóa công nghiệp dầu hỏa. Trong suốt chiều dài lịch sử công
nghiệp dầu, những tranh chấp tương tự đã xảy ra như cơm bữa. Cần biết,
theo Hãng tư vấn công nghiệp dầu PFC Energy, hiện chỉ khoảng 7% trữ
lượng dầu – khí thế giới là nằm ở những nước cho phép các tập đoàn nước
ngoài kiểm soát gần như 100%. Trong khi đó, có đến 65% trữ lượng là nằm
trong tay công ty nhà nước, chẳng hạn, tập đoàn khổng lồ Saudi Aramco ở
Arập Xêút. http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2012/01/chuyen-an-chia-trong-khai-thac-dau-mo/attachment/4an-chia-trong-khai-thac-dau-2"> Thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, trong đó có công nghiệp khai thác dầu, là chiến lược đối ngoại của Venezuela Trước
khi phát hiện dầu, các nước Trung Đông trong đó có Iraq, Iran, Arập
Xêút và Kuwait đều nghèo. Rồi khi bất ngờ nhận biết mình vốn đang ngủ
trên đống vàng, họ vẫn chưa có trình độ kỹ thuật lẫn kiến thức để khai
thác. Thế là các hãng dầu phương Tây mò đến. Giàn khoan được kéo vào.
Những cái bắt tay được siết chặt. Hầu hết hợp đồng khai thác thời điểm
đó thường giới hạn thời gian, kèm theo vài yêu cầu đại loại công ty nước
ngoài phải bỏ vốn 100%; tự gánh chịu rủi ro trong khai thác, phải nộp
thuế cho quốc gia bản địa. Kết quả, dầu Trung Đông bắt đầu nằm trong tay
7 đại gia, gồm Chevron, Exxon, Gulf, Mobil và Texaco (đều của Mỹ);
British Petroleum của Anh; và Royal Dutch, Shell của Hà Lan (các hãng
trên sau này sáp nhập thành 4 tập đoàn lớn – Shell, Exxon Mobil, Chevron
và BP). Trước năm 1970, có 10 quốc
gia áp dụng chính sách quốc hữu hóa công nghiệp dầu: Liên Xô năm 1918;
Bolivia 1937 và 1969, Mexico 1938, Iran 1951, Iraq 1961, Miến Điện (nay
là Myanmar) và Ai Cập 1962, Argentina 1963, Indonesia 1963 và Peru 1968.
Lần hồi, nước bản địa nhận thấy họ đang bị chơi trên cơ, bị “ăn trên
đầu trên cổ”, khi nhận thức được rằng, tài nguyên họ đang bị trục lợi.
Sự nhận thức này, một phần, đến từ kết quả của phong trào ái quốc và dân
tộc chủ nghĩa đang bùng nổ thời điểm đó. Năm 1943, Venezuela bắt đầu
tăng thuế bản quyền, lên đến 50% tổng doanh thu của các công ty dầu nước
ngoài. Nói cách khác, tỉ lệ ăn chia đã bắt đầu rõ ràng và cụ thể hơn. Tuy
nhiên, các công ty dầu nước ngoài vẫn có thể né được các khoản thuế
bằng kỹ thuật gian lận sổ sách, bởi họ vẫn có thể hoàn toàn kiểm soát
giá cả lẫn chi phí sản xuất. Nói cách khác, họ có thể kiểm soát đầu vào
lẫn đầu ra. Các nước sản xuất dầu không biết rằng, công ty nước ngoài
lâu nay đã “làm giá” (thao túng giá dầu) bằng nhiều xảo thuật. Khi mọi
chuyện vỡ lở, họ phẫn nộ. Làn sóng quốc hữu hóa bùng phát, đặc biệt khi
mà kỹ thuật lẫn công nghệ khai thác không còn là bí mật độc quyền của
các công ty nước ngoài. Algeria là một trong những quốc gia đầu tiên ra
tay, khi quốc hữu hóa 51% các công ty dầu Pháp làm ăn ở nước mình. “Án
lệ” Algeria đã lan nhanh sang Libya, nơi quốc hữu hóa British Petroleum
năm 1971 rồi các hãng dầu nước ngoài khác năm 1974. Cơn
địa chấn quốc hữu hóa tạo ảnh hưởng mạnh đến khu vực. Đến năm 1976, gần
như mọi quốc gia sản xuất dầu tại Trung Đông, châu Phi, châu Á và Mỹ
Latinh đều áp dụng chính sách quốc hữu hóa công nghiệp dầu, toàn phần
hay một phần (tỉ lệ ăn chia được tính lại, với phần nhỉnh hơn nghiêng về
quốc gia sở tại). Cấu trúc thị trường dầu bắt đầu thay đổi, ảnh hưởng
toàn diện đến các hoạt động liên quan công nghiệp dầu, từ vận chuyển,
lọc, phân phối đến mua bán sản phẩm phụ chế tạo từ dầu… http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2012/01/chuyen-an-chia-trong-khai-thac-dau-mo/attachment/3an-chia-trong-khai-thac-dau"> Vành
đai Orinoco (dài khoảng 595km và rộng chừng 69km), nơi Cơ quan Địa chất
Mỹ cho biết có trữ lượng dầu khổng lồ với khoảng 513 tỉ thùng (hơn gần
gấp đôi Arập Xêút!)
Chính trị và quốc hữu hóa Trường
hợp Mexico là một trong những điển hình của vấn đề chính trị hóa vàng
đen. Năm 1938, sau nhiều năm bị “bóc lột”, Chính phủ Mexico bắt đầu
“chơi rắn”, với chính sách “expropiación petrolera” (truất hữu sự kiểm
soát dầu mỏ), bằng một tuyên bố gây sốc, rằng từ nay, tất cả mỏ dầu, cơ
sở sản xuất – khai thác lẫn công ty dầu nước ngoài đều thuộc quyền sở
hữu của nhà nước Mexico (không chỉ dầu, Tổng thống Lázaro Cárdenas cũng
ban lệnh quốc hữu hóa tất cả mỏ khoáng sản). Sự
kiện Tổng thống Cárdenas xuất hiện trên làn sóng phát thanh với tuyên
bố quốc hữu hóa công nghiệp dầu đã gây chấn động Mỹ Latinh. Đó là kết
quả của sự đấu tranh trong thời gian khá dài giữa các liên đoàn lao động
Mexico với giới chủ dầu nước ngoài. Cần biết, khi tuyên bố quốc hữu hóa
được loan ra, dân Mexico phấn khích đến mức kéo ùa ra đường cả trăm
ngàn người và họ còn tổ chức chương trình quyên góp, từ nữ trang đến
thậm chí gia cầm (!) để gây quỹ trả nợ (tiền bồi thường) cho các công ty
dầu nước ngoài. Ngày 7/6/1938, Tổng
thống Cárdenas ban bố sắc lệnh thành lập Công ty dầu nhà nước Petróleos
Mexicanos (PEMEX). Phản hồi, các công ty dầu Mỹ thực hiện chiến dịch kêu
gọi tẩy chay hàng hóa Mexico đồng thời vận động hành lang yêu cầu Chính
phủ Mỹ cấm vận kỹ thuật đối với Mexico. Kết quả, nhiều chính phủ nước
ngoài đã đóng cửa thị trường đối với dầu Mexico, hy vọng PEMEX sẽ “bị
nhấn chìm trong chính biển dầu” của họ. Từ năm 1938-1938, PEMEX xoay sở
bằng cách giao dịch với một số nước châu Âu theo chủ nghĩa phát xít.
Trong suốt Thế chiến thứ hai, Anh và Mỹ tiếp tục tìm cách ngăn cản xuất
khẩu dầu Mexico ra thị trường quốc tế… http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2012/01/chuyen-an-chia-trong-khai-thac-dau-mo/attachment/venezuelas-energy-and-mines-minister-ramirez-talks-to-the-media-at-a-hotel-in-b***eterre"> Bộ
trưởng Năng lượng - Khoáng sản Venezuela Rafael Ramírez cho biết PDVSA
sẽ được đầu tư 220,4 tỉ USD vào trước năm 2015, bất chấp sự ra đi của
nhiều tập đoàn dầu mỏ sừng sỏ phương Tây Đến
nay, Mexico vẫn là một trong những quốc gia kiểm soát gần như 100% công
nghiệp dầu bản địa. Tư nhân hóa công nghiệp dầu tại nước này vẫn chưa
xảy ra và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dầu vẫn đầy dẫy thủ tục khó
khăn. Hiện nay, PEMEX là một công ty khổng lồ, với tổng vốn khoảng 415
tỉ USD (lớn thứ hai thế giới, xét về các công ty không niêm yết thị
trường chứng khoán); và Mexico đã trở thành nước thứ sáu thế giới về sản
xuất dầu hỏa; thứ 10 thế giới về xuất khẩu dầu hỏa… Tương
tự người anh em phía bắc, Venezuela ở Nam châu Mỹ cũng nổi tiếng với
chính sách quốc hữu hóa công nghiệp dầu. Giữa thập niên 70, các công ty
dầu nước ngoài đã bắt đầu bị “siết cổ” bằng chính sách thuế cũng như
bằng nhiều hình thức “dã man” không kém, chẳng hạn buộc phải liên doanh
với Công ty dầu nhà nước PDVSA (Petróleos de Venezuela; thành lập năm
1976). Tất cả dự án khai thác dầu của công ty nước ngoài tại Venezuela
đều là những cục xương xẩu (đòi hỏi chi phí khai thác cao). Giữa thập
niên 90, trong tình hình khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, Tổng thống
Venezuela Rafael Caldera, vốn chủ trương thân Mỹ, bắt đầu mở cửa rộng
hơn cho các công ty dầu nước ngoài. Hơn
nữa, khu vực vành đai Orinoco lại khó khai thác, vượt qua khả năng kỹ
thuật của PDVSA. Exxon Mobil và ConocoPhillips là vài trong số tập đoàn
dầu phương Tây đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên, đến năm 2007, Tổng thống
Hugo Chávez tuyên bố quốc hữu hóa Orinoco. 7 trong 11 công ty nước ngoài
đang hoạt động tại Orinoco phải chấp nhận “chơi theo luật mới”, trong
đó có Chevron của Mỹ, BP của Anh và Total của Pháp. Phần Exxon Mobil,
ConocoPhillips, Petro – Canada và Opic của Đài Loan, họ không đồng ý và
quyết định rút khỏi nước này. Theo luật, Venezuela phải bồi thường, như
nói ở trên. Trò quốc hữu hóa Orinoco
của Venezuela thật ra là một đòn chính trị. Hugo Chávez hất cẳng phương
Tây để trống chỗ đưa Trung Quốc vào mới thật sự là “nội dung” chính của
lá bài quốc hữu hóa Orinoco. Giữa năm 2010, Venezuela đã đồng ý vay 20
tỉ USD từ Trung Quốc, và Caracas sẽ trả nợ Bắc Kinh bằng hình thức tăng
xuất khẩu dầu đến Trung Quốc, từ 200.000 thùng/ngày (năm 2006) lên mức
dự kiến 600.000 thùng/ngày. Cùng lúc, PDVSA cũng hợp tác với một công ty
nhà nước Trung Quốc (Hắc Long Giang tân lương – lương du tập đoàn) để
“phát triển nông nghiệp” tại vành đai Orinoco (PDVSA chiếm 70% vốn). Cần
nói thêm, mậu dịch Venezuela – Trung Quốc đã tăng từ chưa đến 500 triệu
USD khi Hugo Chávez đắc cử Tổng thống năm 1999 lên đến 7,15 tỉ USD vào
10 năm sau. Với Venezuela, trong bối cảnh hiện nay, việc “sang tay” một
phần công nghiệp dầu từ phương Tây sang Trung Quốc ẩn chứa nhiều nguyên
cớ hơn là thuần túy quốc hữu hóa theo đúng ý nghĩa cụm từ này và đúng ý
nghĩa của truyền thống quốc hữu hóa trong lịch sử công nghiệp dầu hỏa
thế giới… M.Kim
http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2012/01/chuyen-an-chia-trong-khai-thac-dau-mo
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Jan/2012 lúc 8:10pm
Trừng phạt Iran có thể khiến thị trường dầu mỏ biến động
(VOV) - Phương Tây nên cân nhắc kỹ lưỡng cái giá phải trả, đặc biệt là về kinh tế khi áp đặt trừng phạt Iran.
- http://vov.vn/Home/Phap-coi-vu-thu-ten-lua-cua-Iran-la-tin-hieu-xau/20121/196213.vov - Pháp coi vụ thử tên lửa của Iran là "tín hiệu xấu"
Việc Tổng thống Mỹ Obama vừa ký thông qua dự luật
quốc phòng, trong đó có các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ và chặt chẽ hơn
đối với Iran có thể dẫn tới việc Iran đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến
vận chuyển dầu mỏ có tầm quan trọng chiến lược trong khu vực, từ đó gây
ra những tác động đối với thị trường dầu mỏ thế giới.
 |
Iran đã bắn thử một tên lửa tầm xa ở bờ biển với tên gọi là Qader (hay Mighty) và
một tên lửa tầm xa ở mặt đất có tên là Nour (Ảnh: Tân Hoa xã)
|
Ngày 2/1, Iran kết thúc cuộc tập trận 10 ngày trên eo biển Hormuz với
việc phóng thử tên lửa tầm xa cùng một loạt tên lửa khác do nước này tự
sản xuất. Đây là động thái đầu tiên nhằm đáp trả việc Mỹ thông qua các
biện pháp trừng phạt nhằm vào Ngân hàng Trung ương Iran.
Thiếu tướng Hải quân Iran Habibollah Sayyari cho
biết: “Các cuộc tập trận đã cho thấy, an ninh eo biển Hormuz nằm trong
tầm tay của Iran và khu vực này đang nằm trong tầm kiểm soát của chúng
tôi. Song chúng tôi luôn muốn duy trì mục tiêu của cuộc tập trận là để
mang lại an ninh ổn định cho khu vực”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho
rằng, cuộc tập trận của Iran cũng như cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa
của Iran cho thấy nước này đang chịu áp lực từ các biện pháp trừng phạt
quốc tế chặt chẽ hơn. Ông Barak nói rằng: “Chúng ta đã thấy các thông
tin từ giới truyền thông về cuộc tập trận ở eo biển Hormuz và cả vụ
phỏng thử tên lửa của Iran. Theo quan điểm của tôi, điều này cũng phản
ánh sự lo ngại của Iran đối với các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn.
Tôi nghi ngờ việc Iran có thể đóng cửa eo biển Hormuz. Việc đóng cửa eo
biển này có thể sẽ làm cho dư luận quốc tế hướng sự quan tâm về phía
Iran”.
Mặc dù Iran nói rằng, họ không có ý định đóng cửa eo
biển có tầm quan trọng chiến lược đối với việc vận chuyển dầu mỏ này,
nhưng Iran đồng thời cũng cảnh báo có thể đóng cửa eo biển này nếu các
lệnh trừng phạt được áp dụng nhằm vào việc xuất khẩu dầu của Iran.
Giới phân tích cho rằng, các cuộc tập trận của Iran,
một trong những nguyên nhân đang khiến giá dầu tăng cao, là nhằm gửi đi
thông điệp rằng, phương Tây nên cân nhắc kỹ lưỡng đến cái giá phải trả,
đặc biệt là về kinh tế, khi áp đặt trừng phạt cứng rắn hơn với Iran.
Theo dự luật mới do Tổng thống Mỹ Obama ký ngày 31/12
vừa qua, bất kỳ công ty nước ngoài nào giao dịch với Ngân hàng Trung
ương Iran sẽ bị cắt quan hệ với hệ thống tài chính của Mỹ.
Động thái mới nhất của Mỹ có thể gây ra biến động
trên thị trường dầu mỏ, đặc biệt là trong tình hình kinh tế thế giới vẫn
còn nhiều bất ổn./.
Thùy Linh/Trung tâm tin
http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/vov.vn/Trung-phat-Iran-co-the-khien-thi-truong-dau-mo-bien-dong/7656240.epi
______________________________________________ ______________________________________________
______________________________________________
Dường như Mỹ và phương Tây cũng đồng quan điểm với ông Ehud Barak và tăng cường các biện pháp trừng phạt Iran.
Mặc dù Iran nói rằng, họ không có ý định đóng cửa eo biển có tầm quan
trọng chiến lược đối với việc vận chuyển dầu mỏ này, nhưng trước những
đe doạ của Mỹ và phương Tây về một lệnh cấm vận dầu mỏ của Iran, ngày
18/12/2011, ông Hossein Ebrahimi, Phó Chủ tịch Ủy ban chính sách đối
ngoại và an ninh quốc gia của Quốc hội Iran tuyên bố, nếu bị cấm xuất
khẩu dầu mỏ Iran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz và sẽ không cho nước khác
xuất khẩu dầu qua tuyến đường biển chiến lược này.
Đáp lại, Mỹ tuyên bố "bất cứ động thái nào cản trở hoạt động vận tải
qua Eo biển Hoócmút sẽ không được dung thứ". Dường như để thăm dò động
thái của Iran, ngày 29/12, bất chấp hải quân Iran đang tiến hành tập
trận và liên tục cảnh báo đóng cửa eo biên Hormuz, hai tàu chiến của
Mỹ, gồm tàu sân bay USS John C. Stennis và tàu tuần dương trang bị tên
lửa dẫn đường USS Mobile Bay, vẫn đi qua Eo biển Hormuz.
(Trích : http://xangdau.net/tin-tuc/thi-truong-xang-dau-the-gioi/neu-iran-bi-cam-van-xuat-khau-dau-mo-21126.html)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Jan/2012 lúc 8:43pm
Wednesday, January 25, 2012
'Cuộc chiến Vùng Vịnh 3' sẽ xảy ra ngày 30-1-2012 ?
Ngày càng nhiều tàu chiến mới của Mỹ và NATO kéo đến bờ biển Iran.
Năm mới, Mỹ và EU đã tuyên bố sẽ cấm mua dầu mỏ Iran, khiến Tổng
thống Iran Mahmoud Ahmadinejad dọa đóng cửa eo biển Hormuz, trong khi
hơn 40% dầu mỏ Cận Đông cung cấp cho châu Âu và Mỹ đi qua đây.
Ngay trước thềm năm mới, Mỹ đã phải điều động đến đây HKMH chiến đấu
do hkmh John Stennis dẫn đầu. Đầu tháng 1/2012, thêm một hkmh của Hải
quân Mỹ do USS Carl Vinson lại kéo đến biển Arab ở tây nam bờ biển
Iran. Trong đội hình của tàu này ngoài hkmh với 90 máy bay và trực
thăng trên khoang, còn có tàu tuần dương hoả tiển http://www.halseycg23.com/halsey1107chgs_3.gif và tàu khu trục hoả tiển USS Halsey. Ngày 10/1/2012, hkmh Abraham Lincoln cũng đến đó cùng tàu tuần dương hoả tiển USS Cape St. George. Trong đội tàu này còn có 2 tàu khu trục hoả tiển  USS Momsen và
USS Sterett. Ngoài ra, Hải quân Mỹ đã tung đến khu vực Vùng
Vịnh nhỏ tàu đổ bộ và một tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến viễn
chinh. Nhóm tàu này bao gồm tàu đổ bộ chở trực thăng vạn năng tối tân
USS Makin Island lớp Wasp, tàu vận tải đổ bộ  USS New Orleans, tàu
đổ bộ USS Pearl Harbor, một tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến , một nhóm
đặc nhiệm, một phi đội trực thăng tăng cường và một tiểu đoàn tiếp vận.
Các tàu đổ bộ vạn năng lớp Wasp được coi là những tàu lớn nhất thuộc loại này trên thế giới. Chúng được sử dụng để đổ bộ các đơn vị thuỷ quân lục chiến lên bờ biển không được chuẩn bị để đổ bộ.
Trên các boong tàu này có thể bố trí máy bay và trực thăng. Các tàu
này được trang bị các hệ thống hoả tiển phòng không, các hệ thống pháo
tầm gần và các hoả tiển có điều khiển. Thủy thủ đoàn gồm hơn 1.100
người. Tàu cũng có thể chở gần 1.900 thuỷ quân lục chiến .
|
Đại diện Hải quân Iran trả lời phỏng vấn báo chí về kế hoạch phòng thủ của nước này. |

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Tàu khu trục HMS Daring của Anh cũng
được cử đến Vịnh Persique. Nhiệm vụ chính của các tàu loại này là bảo
vệ hạm đội chống tấn công trên không. Hệ thống radar tân kỳ và hệ
thống hoả tiển phòng không PAAMS cho phép chúng phát giác và tiêu
diệt các hoả tiển và máy bay tiêm kích của đối phương với hiệu quả cao
gấp 5 lần các tàu cùng lớp của các nước khác. Tại
khu vực này, hiện tại có tổng cộng 9 tàu của Anh, trong số đó có 4
trục lôi hạm , 1 tàu tuần tra-thủy văn và 3 tàu vận tải tiếp vận.
Đài truyền hình tiếng Arab Al Arabiya đã đưa tin về việc Lục
quân Mỹ bắt đầu đưa tới Israel một đội quân nhiều nghìn lính. Theo site http://debka.com/ - debka.com của Israel chuyên về phân tích chính trị an ninh, đã có gần 9.000 lính Mỹ đến Israel.
Ngoài ra, tại Israel sẽ thành lập các sở chỉ huy của Mỹ, còn ở đại bản
doanh Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu đặt tại Đức sẽ bố trí các sở
chỉ huy của quân đội Israel. Mục đích là lập một lực lượng tác chiến
chung cho trường hợp xung đột lớn ở Cận Đông.  Sự cảnh cáo đối với IranTrong
bối cảnh đó, cuộc tấn công đang đến gần của liên minh phương Tây do Mỹ
cầm đầu xem ra gần như không tránh khỏi. Việc cấm vận xuất khẩu dầu mỏ
Iran thực tế là một thảm họa kinh tế đối với nước này. Sau khi bắt
đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt này, Iran đơn giản là không còn
cách nào khác là tìm cách dùng quân sự ngăn cản việc chuyên chở dầu mỏ
bằng đường biển từ các nước khác. Mà những
hành động đó có nghĩa là chiến tranh. Người Mỹ để làm việc đó đang huy
động các tàu chiến của mình và các đồng minh để giành ưu thế tuyệt đối
trước về các phương tiện chiến tranh.
Thời gian khai chiến tương đối người ta đã biết: nhiều chuyên gia
nêu ra ngày 30.1, khi mà tại phiên họp tiếp theo Ủy ban châu Âu của EU
dự định công khai tuyên bố áp dụng cấm mua dầu mỏ Iran. Đây sẽ là “sự
cảnh cáo” đối với Iran. Các hành động tiếp theo của Iran là rõ ràng - đó là đóng cửa eo biển Hormuz.
Phản ứng của Mỹ cũng có thể tiên liệu. Tiếp sau đó thì cái gì cũng có
thể xảy ra. Dẫu sao thì Hồ Cẩm Đào đã cảnh cáo nếu Mỹ hay một nước
nào khác tấn công Iran, Trung cộng sẽ áp dụng các biện pháp nhanh chóng và trực tiếp tham chiến?.
Trong một bài báo của Học viện quan hệ quốc tế đương đại mới đăng trên
tờ China Daily, có viết: “Dầu mỏ Iran chiếm tỷ lệ lớn trong nhập cảng
của Trung cộng. Iran là nhà cung cấp hydrocarbon lớn thứ ba cho thị
trường Trung cộng. Trung cộng hàng năm mua khoảng 20% toàn bộ dầu mỏ
Iran xuất cảng. Mỹ đã áp đặt quan điểm của mình cho cộng đồng quốc tế,
tuy nhiên, họ cần phải biết rằng, các nước trên thế giới cũng vì
quyền lợi của họ”.
http://hoangsaparacels.blogspot.com/2012/01/cuoc-chien-vung-vinh-3-se-xay-ra.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Jan/2012 lúc 9:28pm
Bản Án Treo Cổ Nguyễn Đạt Thịnh
Ahmadinejad: ME?
Barack Obama: YES, YOU!
Có thể không cố tình chạy đua với tổng thống George W. Bush, nhưng tổng
thống Barack Obama cũng vừa đoạt được thành tích treo cổ một tổng thống
Ả Rập: ông Mahmoud Ahmadinejad, tổng thống Iran.Độc hơn Bush, ông Obama
chọn Kailua, bãi biển đẹp nhất Hawaii, và chọn đêm giao thừa, thời điểm
yên bình nhất trong một năm, để ký lệnh treo cổ tử tội Ahmadinejad.  |  | Ahmadinejad: ME?
| Barack Obama: YES, YOU!
|
Đạo luật ông ký ấn định những biện pháp trừng phạt mọi tổ chức ngân
hàng, kể cả ngân hàng trung ương (ngân khố) của mọi quốc gia, nếu những
ngân hàng này trang trải, hay làm trung gian trang trải tiền mua dầu của
Iran.
Sở dĩ phải đánh giá đạo luật này là tàn độc vì chữ ký của
ông Obama bên dưới trang thứ 500 của đạo luật dầy 500 trang này, đột
ngột biến dầu thô, món hàng lúc nào cũng đắt hơn tôm tươi, lại trở thành
ế thiu, ế chẩy trên thị trường thế giới, nếu những thùng dầu đó bơm lên
từ giếng dầu Iran.
Chỉ cần hình dung một đạo luật khác cấm
không cho Trung Quốc bán mồ hôi người Trung Hoa là có thể hiểu chính xác
mức tàn độc của đạo luật "đêm giao thừa 2011"; tàn độc vì chỉ vài tiếng
đồng hồ trước, tổng trưởng Dầu Hỏa Iran, ông Rostam Qasemi, còn mạnh
miệng tuyên bố, "Nếu Hoa Kỳ phong tỏa dầu Iran thì hậu quả là giá dầu sẽ
vọt lên tới trần nhà, vọt cao hơn mức $200 mỗi thùng." Nhưng Qasemi đã
xủ quẻ trật lấc: giá dầu trước và sau đêm giao thừa 2011, vẫn nằm ở mức
$100 mỗi thùng.
Bí quyết: Hoa Kỳ đã yêu cầu và đã được Saudi Arabia cam
kết gia tăng bơm dầu trên mức sản xuất dầu của Iran, để thị trường vẫn
có đủ số lượng dầu như thường ngày.
Đạo luật của Hoa Kỳ còn dự
trù một ân hạn từ 2 tới 6 tháng miễn trừ không thi hành hình phạt, đối
với các ngân hàng trung ương của vài quốc gia có những liên hệ đặc biệt
trên thị trường dầu hỏa đối với Iran, nhưng những quốc gia này phải
chứng minh là họ đang giảm giao thương với Iran đến mức tối đa.Hình thức
trừng phạt những ngân hàng ngoan cố là họ sẽ bị tẩy chay ra khỏi thị
trường giao thương với Hoa Kỳ.
Hình phạt nghe "nhẹ như bấc"
nhưng lại "nặng hơn chì", vì xuất cảng sang Hoa Kỳ là lối sống của nhiều
quốc gia hiện nay; những nước kỹ nghệ như Trung Quốc, Nhật, Anh, hay
Pháp, không thể bất chấp luật "tẩy chay dầu Iran" vừa ký, dù Iran có đại
hạ giá, có rao to khẩu hiệu khuyến mãi "buy one, get one free".
Một
nhân vật khác, phó tổng thống Iran Mohammad Reza Rahimi, cũng không
nuốt trở vào được lời ông cảnh cáo là sẽ không cho một giọt dầu nào qua
lọt eo biển Hormuz, nếu Hoa Kỳ phong tỏa thị trường xuất cảng dầu Iran.
Đô
đốc Habibollah Sayyari, tư lệnh hải quân Iran, còn khoe , "Chúng tôi có
khả năng theo dõi hoạt động của hải quân Hoa Kỳ." Ý Sayyari nhắc lại
việc Iran cho trinh sát cơ bám sát mọi hoạt động của chiếc hàng không
mẫu hạm USS John C. Stennis khi chiến hạm này vào vùng biển Oman quan
sát cuộc thao dượt 10 ngày của hải quân Iran.
Tiếp xúc với
truyền thông, Sayyari nói, "ngôn ngữ Iran có câu 'dễ như uống ly nước'
để mô tả những việc làm không đòi hỏi nhiều nỗ lực; tôi muốn dùng câu
này để nói về việc phong tỏa eo biển Hormuz -việc không khó hơn uống ly
nước. Sở dĩ chúng tôi không phong tỏa Hormuz vì eo biển này cũng như
Vịnh Persian đều nằm trong khả năng kiểm soát của Iran."
Đô đốc
Sayyari muốn nói về khả năng quân sự, cái khả năng mà bọn cướp biển
Somalia cũng có khi chúng dùng vũ khí uy hiếp và bắt giam những chiếc
tầu chở dầu quốc tế để đòi tiền chuộc.
Phát ngôn viên George
Little của Ngũ Giác Đài tái khẳng định lập trường Hoa Kỳ "không tha thứ
việc Iran 'khóa biển'." Ông nói thêm, "...vấn đề không chỉ gói gọn vào
góc cạnh an ninh và ổn định của Trung Đông, mà vấn đề còn là cuộc sống
kinh tế của mọi quốc gia trong địa phương này."Lên tiếng nhân danh bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ, một phát ngôn viên khác, ông Mark Toner, nhận định là
các tướng lãnh Iran đang ... thả bong bóng thăm dò. Tất cả những giao
động đó đều xẩy ra trước đêm giao thừa, thời điểm tổng thống Obama đang
bơi lội, vui đùa với vợ con giữa những lớp sóng hiền hòa của biển Thái
Bình.
Phản ứng của Iran sau đạo luật Obama ký ngăn cấm các nước
khác mua dầu của Iran, vẫn chỉ giới hạn trên địa hạt chiến tranh ngôn
từ, đánh võ miệng.
Họp báo tại thủ đô Tehran, đô đốc Sayyari
vẫn chỉ trình diễn những tấm ảnh phô trương khả năng hỏa tiễn của hải
quân Iran - hỏa tiễn Shahab-3, tầm bắn 1,000 cây số, hỏa tiễn Ghadr-1,
tầm bắn 1,600 cây số, và hỏa tiễn Sajjil-2, tầm bắn 2,400 cây số. Báo
chí và truyền thanh, truyền hình Iran ra rả phổ biến những con số phô
trương sức mạnh của quân đội; một phóng viên của hãng thông tấn Pháp AFP
viết lại lời nhận xét của ông thương gia Mohsen Sanaie, 62 tuổi, cư dân
Tehran.
"Tôi đã chứng kiến cuộc chiến tranh giữa Iran với Iraq
trong thập niên 1980," Sanaie nói. Trước khi súng giao tranh nổ trên
chiến trường, thì nhạc quân hành cũng vang dội trên những làn sóng
truyền thanh, truyền hình như hiện nay."
Nghe và đọc những luận
điệu hiếu chiến của chính quyền, người Iran lo chiến tranh sẽ là điều
không tránh khỏi; và họ biết chiến tranh sẽ xẩy ra ngay khi Iran áp dụng
những biện pháp khóa eo biển Hormuz.
Trong khoảng hẹp nhất, eo
biển này rộng 34 cây số, chiều rộng không lấy gì làm rộng này giúp hải
quân Iran khóa biển "dễ như uống ly nước," nếu Hạm Đội 5 của Hoa Kỳ án
binh bất động. Nhưng phó đô đốc Mark I. Fox lại không được lệnh ngồi yên
nhìn Iran ngăn cấm việc tiếp tế dầu cho thế giới. Ông đô đốc có ria mép
và có nụ cười tống tình, đang quan sát màn ảnh radar, chờ đợi để phản
ứng ngay khi Iran có hành động khóa biển.
Chiến tranh có xẩy ra
hay không đang tùy thuộc vào thái độ của hải quân Iran. Hãng thông tấn
Iran ISNA phổ biến lời tuyên bố của phát ngôn viên hải quân, ông Mahmoud
Mousavi, "Ngay khi được lệnh, mọi đơn vị hải quân, gồm tầu nổi, tầu
ngầm, không lực hải quân sẽ dàn kín eo biển Hormuz, và từ phút đó, không
một tầu dầu nào vượt qua Hormuz được nữa."
Không khí căng thẳng đến nghẹt thở, và Iran nói là họ đã sẵn sàng. Sẵn
sàng là những căn cứ hỏa tiễn với tầm bắn được điều chỉnh trước, và sẵn
sàng còn là những hạm đội tuần dương, những giây thủy lôi dài hàng chục
cây số, chờ lệnh để giăng ra khóa kín eo biển Hormuz. Điều duy nhất
chưa sẵn sàng là lệnh của Teheran, phát động cuộc phong tỏa.
Lệnh
chỉ đến từ những nhân vật nắm giữ quyền lực tối cao của Iran, nhưng cả
giáo chủ Ali Khamenei lẫn tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đều không dám
tự chuyên quyết định; mọi người đều ý thức được hậu quả khiếp đảm của
một quyết định thiếu cân nhắc.
Không dám ra lệnh phong tỏa
Hormuz, nhưng họ cũng không thể ngồi đó, chết điếng, và không có phản
ứng trước việc Hoa Kỳ phong tỏa không cho Iran xuất cảng dầu.
Nuốt bồ hòn làm ngọt, tử tội Ahmadinejadadinejad đang ngồi thừ ra nhìn đoàn tầu dầu an toàn nối đuôi nhau vượt eo biển Hornuz.
Nhưng
Obama có biết nắm thời cơ để vươn tay dài ra thêm một đoạn nữa hầu dứt
khoát giải quyết nguy cơ Iran, một trong vài mối đe dọa cuối cùng của
nền hòa bình thế giới không?
Và nếu giải quyết được, ông có xứng
đáng lãnh giải thưởng Nobel hòa bình thêm một lần nữa vì ngón tối độc
chưởng ông đánh ra giết chết một người ngay vào đêm giao thừa, trong
cảnh vacation đề huề bên vợ, bên con, và bên bờ biển Thái Bình không? Nguyễn đạt Thịnh
http://forum4.aimoo.com/aitubinhdien/TH-I-CU-C-TH-I-S/B-n-n-Treo-C-_-Nguy-n-t-Th-nh-1-699636.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Jan/2012 lúc 9:50pm
Tuesday, January 10, 2012
NHỮNG EO BIỂN CHIẾN LỰƠC ẢNH HƯỞNG THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ
TRÁI ĐẤT HÌNH TRÒN:
HẢO VỌNG GIÁC? INDIAN? EO MAGELLAN? PACIFIC OCEAN?
Một lần nữa cám ơn Anh Trương về những tài liệu qúi giá cùng với những tấm bản đồ minh hoạ rất rõ ràng minh bạch. Nhân cơ hội này, xin lợi dụng những tấm bản đồ dưới đây để đóng góp với qúi vị một số kiến thức còn rơi rớt lại trong đầu.
http://chiensitudonews.blogspot.com/2012/01/nhung-eo-bien-chien-luoc-anh-huong-thi.html
Hôm nay, xin gỉai nghĩa về một vài tên gọi trên bản đồ thế giới: - Cap of good hope (Mũi Hảo vọng). - Indian (Người da đỏ). - Eo Magellan (ở cực nam châu Mỹ). - Thái Bình Dương. ( Pacific Ocean )
1- Mũi Hảo Vọng. Từ
xa xưa, người Âu Châu đã biết rằng ở phiá Đông Âu châu có các quốc gia
Ấn Độ và Trung Hoa. (Ấn độ nổi tiếng với các đồ gia vị, Trung hoa nổi
tiếng với tơ lụa). Rất nhiều người Âu Châu đã dùng đường bộ để tới Á
Châu. Nhưng vì chưa có kênh đào Suez nên tầu thuyền không thể đi từ Địa
Trung Hải, qua Hồng Hải để sang Ấn Độ Dương được. (Kênh đào Suez mới
đào xong vào năm 1869). Năm 1524, Vasco de Gama đã dùng đường bỉển, từ Bồ Đào Nha, đi vòng Phi Châu, để tới Ấn Độ (Spice Island). Từ
đó con đường hàng hải này trở nên rất tấp nập. Nhưng trước khi tới
được mũi đất ở cực nam Phi Châu, tầu bè phải băng ngang qua vùng biển
xích đạo phía Tây châu Phi, nơi mà thường có những cơn bão nhiệt đới rất
dữ dội và vô cùng nguy hiểm. Do đó các thủy thủ rất cầu mong làm sao
mau vượt qua được vùng biển này để tới được mũi đất ở cực nam Phi châu.
Vì vậy mũi đất đó mới có tên là Cap of Good Hope, Hảo Vọng giác.
2 – Indian nghĩa là Người Ấn Độ hay là Người Da Đỏ? Ngày
xưa, tại Âu châu cũng như tại Á châu, người ta đều tin rằng trái đất
hình vuông (Bánh giầy tượng trưng cho trời, hình tròn, bánh chưng tượng
trưng cho đất, hình vuông). Rất ít người dám đi tầu ra qúa xa bờ biển
vì sợ nếu đến cạnh…cái bánh chưng thì sẽ rớt xuống vực sâu thăm thẳm. Nhưng
đến khỏang giữa thế kỷ 15, nhiều khoa học gia tại Âu Châu tin rằng
trái đất hình tròn. Trong số đó có Christopher Columbus (Kha luân Bố). Sau khi Vasco de Gama tìm ra đường biển sang Ấn Độ (vòng Phi châu, qua Hảo vọng giác), Columbus lý luận rằng nếu trái đất hình tròn thì ông ta có thể đi tầu về hướng Tây và sẽ gặp Ấn Đô ở hướng Đông. Năm
1492, Columbus chỉ huy 3 chiếc tầu vượt Đại Tây Dương và đã gặp Châu
Mỹ. Nhưng ông tưởng rằng ông đã tới…Ấn Độ, nên ông đã gọi thổ dân Da Đỏ
tại Châu Mỹ là Indian (người Ấn độ). Quen miệng rồi, nên cho đến ngày hôm nay, mọi người vẫn gọi … sai như thế.
3- Eo Magellan. Sau
khi Columbus qua đời, các nhà hàng hải tiếp tục thám hiểm vùng đất “Ấn
Độ” của Columbus và họ khám phá ra rằng đó là một “Tân thế giới”,
chứ không phải là Ấn Độ (một trong các vị này có tên là America). Như vậy thì vẫn chưa chứng minh được trái đất hình tròn vì đi tầu về hướng Tây mới chỉ gặp “Tân thế giới” chứ chưa gặp Ấn Độ. Một
nhà hàng hải khác tên là Magellan đã chỉ huy một đoàn tầu đi dọc theo
bờ biển “Tân thế giới” xuống hướng Nam để tìm đường tới Ấn Đô. Vì chưa
có kêng đào Panama , nên chuyến xuôi Nam của Magellan gian khổ và tuyệt
vọng vô cùng. Sau đó ông mới tìm ra mũi đất ở cực nam “Tân thế giới”
có đường biển để tiếp tục đi. Sau này mũi đất đó được mang tên Ông, gọi
là eo Magellan.
4- Thái Bình Dương ( Pacific Ocean ). Vì
trong suốt cuộc hành trình băng ngang vùng biển mênh mông này, đoàn
tầu của Magellan không hề gặp một trân bão nào, nên ông đã đặt tên cho
nó nó là Biển Thái Bình, Pacific Ocean (Pacifix bởi chữ Pax, hòa bình). Magellan
đã tới Philippines và bị giết chết tại đó. Nhưng những người dưới
quyền ông đã tiếp tục lái tầu đi tới Ấn Độ, vòng qua Mũi Hảo Vọng và về
tới Bồ Đào Nha. Như vậy, Magellan và phái đoàn của ông đã chứng minh được trái đất hình tròn vì họ đã đi về hướng Tây rồi về nhà từ hướng Đông.
Còn hai ý nữa, nếu qúi vị thích, kỳ sau sẽ hầu chuyện tiếp: - Eo Malacca và vịnh Cam Ranh. - Có cần đổi tên South China Sea thành South East Asia Sea để giữ Hoàng Sa và Trường Sa hay không?
Vũ Linh Châu
http://chiensitudonews.blogspot.com/2012/01/nhung-eo-bien-chien-luoc-anh-huong-thi.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Jan/2012 lúc 4:02pm
Mẫu hạm Mỹ sẽ án ngữ Trung Đông
30/01/2012 17:41
(VTC
News) - Để đối phó với những căng thẳng tại Trung Đông như Iran, Al
Qaeda hay cướp biển Somali Lầu Năm Góc đang tăng cường các căn cứ di
động cho các lực lượng lính đặc nhiệm ở khu vực này.
Để
đáp ứng một yêu cầu của Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ, cơ quan giám sát các
hoạt động của quân đội Mỹ tại Trung Đông Hải quân Mỹ đã biến đổi một
chiếc tàu chiến cũ đã đến thời kì nghỉ hưu thành căn cứ di động cho các
lực lượng đặc biệt của họ.
Tuy
chưa có thể gọi là một chiếc mẫu hạm đúng tiêu chuẩn nhưng căn cứ di
động này cũng có thể tiếp nhận được một lúc tàu cao tốc và máy bay trực
thăng. Đây là những phương tiện di chuyển thường được sử dụng trong các
chiến dịch của lực lương SEAL thuộc Hải quân Mỹ.
Hoạt
động của các lực lượng đặc biệt là một phần quan trọng trong kế hoạch
thu nhỏ quy mô và vẫn giữ nguyên sức mạnh quân đội dưới thời ông Obama.
Nhất là khi quân đội Mỹ đang phải đối mặt với việc cắt giảm chi phí lên
đến 487 tỉ USD trong 1 thập kỉ tới.
Trung
úy Mike Kafka, người phát ngôn của Lực lượng Hạm đội Hải quân đã từ
chối giải thích về mục đích sử dụng của các căn cứ di động này cũng như
vị trí chính xác mà nó sẽ được triển khai tại Trung Đông. Trong khi đó
các quan chức Hải quân khác thừa nhận họ đã có một bước đi gấp gáp để
kịp đưa căn cứ di động vào phục vụ trong mùa hè tới.
 | Sau
41 năm phục vụ tàu chiến Ponce sẽ được xây dựng lại như một căn cứ di
động cho lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Mỹ tại Trung Đông. |
Theo
các tài liệu Hải quân thì rất có thể nó sẽ được di chuyển đến vùng Vịnh
để đối phó khi Iran đưa ra lời đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz, tuyến
đường huyết mạch trong vận chuyển dầu trên khắp thế giới. Theo một khảo
sát được tiến hành trên mạng bởi Hải quân Mỹ vào tháng 12 năm ngoái thì
đa số các bang đều đồng ý đưa căn cứ này đến vùng Vịnh.
Trong
một văn bản khác cũng không chỉ ra vị trí chính xác nhưng nói căn cứ
mới này sẽ có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp đối phó với các khu khai
mỏ. Mặc dù đã có 1 căn cứ quân sự lớn và 1 đến 2 nhóm tàu chiến thường
xuyên hoạt động tại vùng Vịnh nhưng sự có mặt của nhân tố mới này là một
bước tiến trong hoạt động bí mật của các lực lượng đặc biệt.
Việc
triển khai căn cứ di động mới cũng đánh dấu sự trở lại mặt nước của lực
lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ sau 1 thời gian dài chỉ hoạt động
trên mặt đất tại Afghanistan và Iraq.
Con
tàu chiến có tên Ponce sau 41 năm phục vụ trong quân đội đã được đưa về
chuyển sang sử dụng như một tàu mẹ cho các lực lượng đặc biệt. Nó sẽ
được xây dựng lại để có thể tiếp nhận nhiều tàu cao tốc và trực thăng
hơn phục vụ nhiệm vụ mới của mình.
Bình
thường các nhân viên SEAL xuất phát từ các tàu mẹ của lực lương Hải
quân tuy nhiên các tàu này thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ tuần
tra. Khi có các phương tiện mới như một căn cứ di động này nó có thể giữ
nguyên vị trí trong nhiều tuần giúp đỡ hết khả năng cho các lực lượng
khi làm nhiệm vụ.
Ngoài ra khi
có sự hỗ trợ của căn cứ di động này tầm hoạt động của các lực lượng đặc
biệt cũng được mở rộng một cách đáng kể và linh hoạt hơn trong hành
động. Nhất là khu vực Trung Đông nơi có các chi nhánh cũng nhưng tổ chức
liên kết với Al Qaeda yêu cầu phải tiến hành chiến dịch một cách nhanh
gọn.
Đặc biệt thuật ngữ tàu mẹ
cũng được dùng đối với hải tặc Somali. Sau khi tấn công và chiếm được
các tàu container chúng sử dụng những con tàu cỡ lớn này như một căn cứ
di động phục vụ các hoạt động tiếp theo của mình.
Tùng Đinh
http://www.vtc.vn/311-319734/quoc-te/mau-ham-my-se-an-ngu-trung-dong.htm
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Feb/2012 lúc 9:03pm
Tài-liệu
nầy phù-hợp với một trong 8 điểm cuả nhà Tiên-Tri thế-giới TRẦN-DẦN cho
biết cuộc chiến nơi đây sẽ diễn ra trước tháng 10/2012. Xin chờ xem.
http://www.tin247.com/25/01/2012.html - Cập nhật: 25/01/2012 - 10:50 - http://www.tin247.com/25/01/2012.html - Nguồn: VietNamNet.vn
Sóng dậy eo biển Hormuz
 |
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 882x600. |
 |
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x533. |   Từ trái sang phải: (trên) HKMH USS John C. Stennis
đang neo chờ trong vịnh Ba Tư, Tàu khu trục tàng hình HMS Daring của
Anh Quốc đang rẽ sóng tiến về eo biển Hormuz. (dưới) Iran với cuộc tập
trận Velayat-90
Iran
loan báo sẽ tiến hành “trò chơi hải chiến lớn nhất” vào đầu tháng 2
trùng với cuộc tập trận bắn tên lửa đánh chặn đại quy mô của Mỹ-Israel.
Liệu có xảy ra đại chiến?
Tình
hình ở eo biển chiến lược Hormuz, nơi mỗi ngày có 17 triệu tấn dầu thô
(tương đương với 20% nhu cầu thế giới) được chở qua, tiếp tục căng thẳng
trong mấy ngày qua. Những cuộc khẩu chiến và động thái quân sự giữa
Iran - Mỹ và các nước đồng minh phương Tây diễn ra liên tục và xen kẽ
cho thấy không bên nào chịu nhượng bộ.
“Thử thách Khắc nghiệt 12” (Austere Challenge 12) … (*)
Với cuộc tập trận Austere Challenge 12 , Israel và Mỹ cảnh báo cho Iran biết rằng họ đã sẵn sàng tấn
công
Truyền
thông phương Tây cho biết không chỉ có Mỹ và Israel điều động quân lính
và khí tài mà hải quân Anh cũng đã nhảy vào cuộc. Nhật báo Daily Mirror
hôm qua (7-1) cho biết tàu khu trục tàng hình HMS Daring của Anh trang
bị tên lửa đánh chặn tên lửa trị giá 1 tỉ bảng Anh đang trên đường đến
eo biển Hormuz. Giải
thích việc điều động tàu chiến hiện đại này, người phát ngôn Bộ Quốc
phòng Anh tuyên bố: “Hải quân hoàng gia đã có mặt liên tục ở phía Đông
kênh Suez trong nhiều năm liền. Việc triển khai chiến hạm HMS Daring đã
được dự trù từ lâu để thay
thế
một chiếc khu trục hạm cũ. Vì vậy, đây là chuyện bình thường”. Nói
bình thường nhưng ngày 5-1, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond lên
tiếng cảnh báo Iran rằng bất cứ âm mưu đóng cửa eo biển Hormuz là “bất
hợp pháp và sẽ thất bại”. Thậm chí ông còn dọa sẽ “trả đũa bằng quân sự
nếu cần”.
 Hàng ngàn TQLC Mỹ đang được triển khai đến Israel để chuẩn bị cho " trò chơi chiến tranh" Trong
một diễn biến khác, nhật báo Israel Jerusalem Post tiết lộ hàng ngàn
TQLC Mỹ đang được triển khai đến Israel một cách âm thầm. Báo chí phương
Tây nói chung im hơi lặng tiếng về cuộc điều động binh lính này. Được
hỏi việc triển khai quân có
nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận “Thử thách Khắc nghiệt 12” mà Mỹ và
Israel dự định sẽ tiến hành trong vòng vài tuần nữa, Trung tướng Tư lệnh
Mỹ Frank Gorec nhấn mạnh rằng “không chỉ tham gia diễn tập mà là một
cuộc triển khai quân với hàng ngàn quân lính ”.
 Trực thăng chiến
đấu và tàu cao tốc vũ trang Iran, chiến hạm trong cuộc tập trận “Velayat-90”. Ảnh: PRESSTV
Nguồn
tin Jerusalem Post cho biết thêm Mỹ sẽ lập các trạm chỉ huy mới ở
Israel. Ngay sau khi Iran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz nếu Mỹ gia tăng
cấm vận Iran vì chương trình hạt nhân của nước này, Mỹ đã triển khai
15.000 thủy quân lục chiến trong khu vực. Tháng 9 -2011, Bộ Tư lệnh Mỹ ở
Đức cũng đã triển khai một hệ thống ra-đa mới ở Israel. “Thử
thách Khắc nghiệt 12” được mô tả là cuộc diễn tập phản
công bằng tên lửa chung Israel-Mỹ lớn nhất từ trước tới nay. Trong cuộc
diễn tập này, hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD của Mỹ, hệ thống tên lửa
Arrow, Patriot của Israel sẽ được thử nghiệm và nâng cao cùng với hệ
thống Aegis đặt trên pháo hạm và máy bay không người lái Iron. Nhiệm vụ
của hàng ngàn lính Mỹ mới triển khai ở Israel được cho là nhằm “hỗ trợ”
cuộc tập trận. Đáng
chú ý là Israel loan báo cuộc tập trận đại quy mô nói trên chỉ 2 ngày
sau khi hải quân Iran kết thúc cuộc tập trận 10 ngày mang tên
“Velayat-90” tại eo biển Hormuz. Mặc
dù Israel khẳng định rằng cuộc tập trận
“Thử thách Khắc nghiệt 12” đã được lên kế hoạch từ lâu và không liên
quan đến những diễn biến mới đây ở eo biển Hormuz, nhà sử học quân sự
Martin Van Creveld giảng dạy ở Trường Đại học Hebrew, Jerusalem, nhận
định rằng mục đích thật sự của Mỹ-Israel là gây sức ép lên Iran: “Chống
lại một cuộc tấn công không thể hoàn thiện trong ngày một ngày hai… Cuộc
tập trận này báo cho Iran biết rằng Israel và Mỹ đã sẵn sàng tấn công”.
…đấu với “Nhà tiên tri Vĩ đại VII” Một
ngày sau khi kết thúc cuộc diễn tập “Velayat-90” của hải quân Iran, Bộ
trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi tuyên bố
sẽ tiếp tục những cuộc tập trận mới. Quyết định này đã được đưa ra
trong cuộc họp nội các hằng tuần của Chính phủ Iran. Lần này sẽ do hải
quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) tiến hành. Đây
là cuộc tập trận thường niên lần thứ 7 mang tên “Nhà tiên tri Vĩ đại
VII” dự kiến sẽ diễn ra trong tháng Bahman, tức tháng 2 dương lịch, tại
khu vực vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz. Trước
đây, cuộc tập trận “Nhà tiên tri Vĩ đại VI” được tiến hành trên bộ hồi
tháng 6-7 năm ngoái bao gồm phóng tên lửa từ hầm ngầm và thử nghiệm tên
lửa Fateh-10. Tư
lệnh hải quân IRGC, Đô đốc Ali Fadavi, nhấn mạnh rằng cuộc tập trận sẽ
chứng tỏ sức mạnh Iran và sẽ “khác” những lần trước nhưng khác như thế
nào thì ông không chịu nói rõ. IRGC là một lực lượng quân sự tinh nhuệ
của Iran có hải, lục, không quân riêng. IRGC cũng phụ trách chương trình
tên lửa, vũ khí mà Iran đang phát triển ồ ạt và gây lo ngại ít nhiều
cho nước láng giềng và “kẻ thù không đội trời chung” Israel.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Feb/2012 lúc 4:39pm
Tàu sân bay Mỹ vượt eo Hormuz, tiến sát tàu Iran
VnExpress.net – 15-2-2012
Các tàu chiến Mỹ vừa vượt qua eo biển Hormuz và tiến gần hơn đến bờ biển
Iran, ngay sau khi có tin Tehran đã chuẩn bị các tàu đánh bom tự sát.
http://vn.news.yahoo.com/iran-c%E1%BA%A3nh-c%C3%A1o-t%C3%A0u-s%C3%A2n-bay-m%E1%BB%B9-212700665.html - >> Iran cảnh báo tàu sân bay Mỹ http://vn.news.yahoo.com/m%E1%BB%B9-%C4%91%C6%B0a-th%C3%AAm-t%C3%A0u-s%C3%A2n-bay-%C4%91%E1%BA%BFn-v%C3%B9ng-025200792.html - >> Mỹ đưa thêm tàu sân bay đến vùng biển 'nóng'
 | Hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln. Ảnh: stragypage |
BBC cho
hay hôm qua, hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln, thuộc Hạm đội số 5
Mỹ, đã đi qua eo biển Hormuz với sự hộ tống của các khu trục và tuần
dương hạm. Hải quân Mỹ cho biết có lúc, tàu tuần tra của Iran hoạt
động chỉ cách tàu sân bay này 3 km. Trong khi các tàu Mỹ tuần tra đoạn
hẹp nhất của eo biển, rộng chỉ 40 km, tất cả các máy bay chiến đấu đều
đỗ trên tàu sân bay nhưng trực thăng thì bay lượn xung quanh tàu.
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/02/tau-san-bay-my-vuot-eo-hormuz-tien-sat-tau-iran/page_2.asp - Video: Tàu sân bay USS Abraham Lincoln vượt eo biển Hormuz Động
thái này của Mỹ diễn ra chỉ hơn một tháng sau khi Iran cảnh báo tàu sân
bay Mỹ USS John C. Stennis, hàng không mẫu hạm đến vùng Vịnh hồi tháng
giêng, không được quay lại khu vực "nóng" này. Iran đe dọa sẽ phong tỏa
eo Hormuz, tuyến đường biển vận chuyển một phần năm lượng dầu vận chuyển
trên thế giới, nếu phương Tây làm tê liệt ngành dầu mỏ Iran bằng các
lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, đô đốc Troy Shoemaker, chỉ huy của
nhóm tàu trên cho hay hoạt động của hải quân Mỹ tại vùng Vịnh không nhằm
gây thêm căng thẳng với quốc gia Hồi giáo. Ông nói sự hiện diện của hải
quân Mỹ ở đây nhằm mục đích duy trì sự thông suốt của tuyến đường huyết
mạch và hỗ trợ cho hoạt động ở Afghanistan. "Đây chỉ là hoạt động chuyên môn và thường xuyên của chúng tôi", ông nói. Trước
đó tư lệnh hạm đội 5 của Mỹ cho hay Iran đã tăng cường lực lượng hải
quân tại vùng Vịnh và chuẩn bị các tàu tấn công liều chết, nhưng hải
quân Mỹ vẫn có thể ngăn chặn tham vọng đóng cửa eo biển Hormuz của Iran.
Theo các chuyên gia quân sự, năng lực quân sự của Hạm đội số 5
hải quân Mỹ đang tuần tra vùng Vịnh hoàn toàn áp đảo hải quân Iran. Đơn
vị này luôn có ít nhất một tàu sân bay khổng lồ cùng hàng loạt máy bay
phản lực, tàu tuần dương và tàu khu trục.  | Vị trí hoạt động của các tàu hải quân Mỹ và hải quân hoàng gia Anh tại vùng Vịnh. Đồ họa: BBC |
Iran
mâu thuẫn với các nước phương Tây vì việc làm giàu uranium. Iran khẳng
định chương trình hạt nhân của nước này nhằm mục đích dân sinh nhưng
phương Tây nghi ngờ tham vọng sở hữu bom nguyên tử của quốc gia Hồi
giáo. Liên minh châu Âu (EU) tháng trước đã ngừng toàn bộ hoạt
động nhập khẩu dầu mỏ từ Iran, bên cạnh lệnh đóng băng tài sản chính phủ
Iran của Mỹ. EU và Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia trên thế giới áp đặt
lệnh trừng phạt tương tự với Tehran. Mỹ và các đồng minh tuyên bố sẽ đàm
phán với Tehran chỉ khi nước này đồng ý dừng chương trình hạt nhân.
Trong khi đó, Iran lại chỉ muốn ngồi vào bàn đàm mà không phải đáp ứng
điều kiện gì. Anh Ngọc http://vn.news.yahoo.com/t%C3%A0u-s%C3%A2n-bay-m%E1%BB%B9-v%C6%B0%E1%BB%A3t-eo-hormuz-ti%E1%BA%BFn-024000670.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Feb/2012 lúc 8:15am
Đạn đã lên nòng tại vùng Vịnh?
http://us.lrd.yahoo.com/_ylt=Ai8Pm3Z6ZaUNKwW3yfcN8uqyV8d_;_ylu=X3oDMTFiN2pzZDVyBG1pdANBcnRpY2xlIEhlYWQEcG9zAzEEc2VjA01lZGlhQXJ0aWNsZUhlYWQ-;_ylg=X3oDMTMxYjBqMTRwBGludGwDdm4EbGFuZwN2aS12bgRwc3RhaWQDMTM0ZjBkZGEtMzVlOC0zMTNjLWE2NmQtYTMxMTY2M2E4Nzg5BHBzdGNhdAN4w4No4buYaQRwdANzdG9yeXBhZ2UEdGVzdAM-;_ylv=0/SIG=116gdgbou/EXP=1330606838/**http%3A//tuoitre.vn/ - Tuổi Trẻ – 16-2-2012
TTCT - Trung tuần tháng 1, báo chí đồng loạt thông
tin về khả năng xảy ra cuộc chiến tại vùng Vịnh, trong khi Đài CNN của
Mỹ chạy tựa: “Iran, Mỹ cần một bệ phóng đến lối ra”. Từ đó đến nay chiến
tranh vẫn chưa bùng nổ. Câu chuyện thật sự như thế nào?  Tàu
sân bay Mỹ USS John Stennis (trái) và USS Abraham Lincoln trong vùng
biển Ả Rập ngày 19-1-2012. Tàu USS Abraham Lincoln đã vượt qua eo biển
Hormuz mà không gặp sự cố gì - Ảnh: Reuters
Lý do để cho
rằng “đạn đã lên nòng” là việc Mỹ triển khai 15.000 quân tại Kuwait để
“sẵn sàng đổ sang Iran”! Thế nhưng, nếu nhớ rằng Kuwait từng bị Iraq
“nuốt” chỉ trong vòng sáu ngày vào tháng 8-1990 thì sẽ thấy việc triển
khai quân Mỹ đó chẳng qua để phòng ngừa một kịch bản “Kuwait tập 2” khi
Kuwait chỉ cách Iran trong “gang tấc”. Chiến tranh vùng Vịnh
lần thứ nhất năm 1991 bùng nổ sau khi quân đội Iraq tràn sang tấn công
Kuwait hôm 2-8-1990 và biến quốc gia bé tí này thành “tỉnh lẻ” của Iraq. “Rung cây nhát khỉ" không thành! Tình
hình vịnh Ba Tư bắt đầu căng thẳng từ hôm 27-12-2011 sau khi Phó tổng
thống Iran Mohammad-Reza Rahimi tuyên bố: “Nếu thông qua các biện pháp
trừng phạt (thêm nữa) chống lại dầu hỏa Iran, không một giọt dầu nào sẽ
qua được eo biển Hormuz”. Đô đốc Habibollah Sayyari, tư lệnh hải quân
Iran, cũng lên truyền hình phát biểu rằng “đóng cửa eo biển Hormuz là
việc dễ như bỡn”. Ngay lập tức, tùy viên báo chí Bộ Quốc
phòng Mỹ George Little đáp trả: “Can thiệp vào việc đi lại của tàu bè
qua eo biển Hormuz sẽ không được dung tha”. Phát ngôn viên hạm đội 5 của
Mỹ đóng tại Bahrain bổ sung: “Hạm đội 5 vẫn đang hiện diện hùng hậu
trong khu vực này để ngăn chặn hoặc chống trả lại bất cứ hoạt động gây
bất ổn định nào” (1). Sang đến đầu tháng 1-2012, tướng Salehi,
chỉ huy trưởng quân lực Iran, lên tiếng cảnh cáo đầy thách đố: “Iran sẽ
phản ứng bằng sức mạnh nếu tàu chiến Mỹ phiêu lưu đến khu vực này. Chúng
tôi chỉ cảnh cáo một lần thôi, và sẽ không lặp lại cảnh cáo này” (2).
Kèm theo lời đe dọa đó là một đợt thử tên lửa rầm rộ của quân đội Iran
mà báo chí đã đưa tin trước tết. Thế nhưng, thực tế bốn tuần sau
đó lại “nhẹ nhàng” một cách bất ngờ. Hôm 23-1, phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Iran Ramin Mehmanparast gọi các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào
Iran là một “cuộc chiến tranh tâm lý”. Phát biểu này được đưa ra sau khi
bộ trưởng ngoại giao 27 nước EU thông qua một lệnh cấm vận dầu hỏa Iran
cùng các biện pháp tài chính nhắm vào Ngân hàng Trung ương Iran (3). Phát
biểu trên là phản ứng duy nhất từ phía Iran sau quyết định trừng phạt
mới của EU, thật ôn hòa so với phát biểu trước đó của Phó tổng thống
Rahimi. Nếu biết rằng cũng hôm 23-1 đó, tàu sân bay Mỹ USS
Abraham-Lincoln cùng một tàu tuần dương Anh và một tàu chiến Pháp đã ung
dung vượt qua eo biển Hormuz mà không gặp bất cứ cản trở nào, sẽ thấy
Iran ôn hòa “vô cùng tận” như thể chưa từng có bất cứ răn đe nào. Hóa
ra khởi động một cuộc chiến không hề dễ dàng là một quyết định nông
nổi, nhất là khi điều đó có thể dẫn đến thế chiến thứ ba vì những “dây
mơ rễ má” mỗi bên. Iran đã cân nhắc rất chính xác khi nhìn vào hải đội
đang vượt qua eo biển Hormuz: việc tàu chiến ra vào hải lộ quốc tế này
là chuyện thường tình, song cùng lúc ba chiếc tàu của Mỹ, Anh, Pháp nối
đuôi nhau tiến vào lại là một biểu thị quyết tâm bảo vệ hải lộ này. Trong
lịch sử Trung Đông từng nổ ra khá nhiều cuộc chiến bảo vệ các hải lộ,
khởi đầu là vụ xung đột kênh đào Suez năm 1956 sau khi Ai Cập quốc hữu
hóa kênh đào vốn là tài sản Anh - Pháp này. Liên quân Israel (175.000
người), Anh (45.000), Pháp (34.000) hè nhau tấn công 70.000 quân Ai Cập
để bảo vệ “huyết lộ” của nền kinh tế Anh - Pháp khi có tới 44% hàng hóa
hai nước này được vận chuyển qua kênh đào Suez (4). Ngay cả
trong vịnh Ba Tư, trong cuộc chiến tranh tám năm giữa Iran và Iraq
(1980-1988), Iran cũng từng muốn đóng cửa vịnh này bằng cách thả mìn
song không thành công. Đến năm 1988, hộ tống hạm USS Samuel B. Roberts
của hải quân Mỹ trúng mìn, Mỹ đã phản kích, hải quân Iran thiệt hại nặng
nề, dẫn đến kết thúc sớm cuộc chiến tranh dai dẳng Iran - Iraq (5). Eo
biển Hormuz nằm ở cửa vịnh Ba Tư (tên gọi cổ của Iran), giữa Iran và
Oman, chỗ rộng nhất khoảng 55km, hẹp nhất 34km, chính là “huyết lộ” dầu
hỏa của thế giới. Mỗi ngày có 17 triệu thùng dầu được vận chuyển qua
đây, tương đương 35% lượng dầu thô vận chuyển bằng đường biển của toàn
thế giới. Bảo vệ hải lộ huyết mạch Từ hôm 23-1 đến nay,
Mỹ và Anh đã tăng cường lực lượng hải quân ở trong và ngoài vùng biển Ba
Tư lên đến 36 chiếc, trong đó có ba tàu sân bay (USS Abraham Lincoln,
USS Carl Vinson và USS John Stennis). Mới đây nhất, Mỹ đã quyết định
điều động thêm một trong những tàu sân bay cũ kỹ nhất của mình là chiếc
USS Enterprise từ Đại Tây Dương đến khu vực vùng Vịnh (6). Để gây chiến?
Để răn đe bảo vệ hải lộ huyết mạch này thì đúng hơn. Trong thông
điệp liên bang tối 24-1, Tổng thống Barack Obama tuyên bố rất rõ: “Mỹ
quyết tâm ngăn ngừa Iran có vũ khí hạt nhân, và tôi không loại trừ giải
pháp nào để đạt mục đích này. Song một giải pháp hòa bình cho vấn đề này
vẫn còn là khả dĩ”. Ba ngày sau, hôm 27-1, tại Diễn đàn kinh tế
thế giới Davos, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tuyên bố yêu cầu
lập lại đối thoại giữa P5+1 (năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc cộng với Đức và Iran) vốn đã bị gián đoạn từ một năm qua.
Ông Ban Ki Moon nhấn mạnh: “Iran cần phải tự chứng tỏ rằng chương trình
hạt nhân của mình là vì mục đích hòa bình. Điều này Iran vẫn chưa thực
hiện”. Trước đó, Gary Sick, một cựu cố vấn trong Hội đồng an ninh
quốc gia Mỹ về Iran trong cuộc khủng hoảng con tin Mỹ bị giữ tại Tehran
năm 1979, đã bắn tiếng về một khả năng đàm phán: “Trong những ngày gần
đây, chúng ta được Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta nhắc rằng Iran hiện
vẫn chưa quyết định chế bom nguyên tử. Cùng lúc đó, Ngoại trưởng
Hillary Clinton cũng mạnh mẽ kêu gọi Iran quay trở lại bàn đàm phán. Điểm
khởi đầu tốt nhất sẽ là đề nghị của Mỹ cung cấp thanh nhiên liệu làm
giàu 20% (tức vẫn còn trong lĩnh vực dân dụng, sử dụng trong y khoa) đổi
lấy việc Iran tự làm giàu uranium. Năm 2009, Iran đã dợm đồng ý song
rút lại vì gặp phản đối trong nội bộ. Sau đó Iran đồng ý trở lại thì bị
Mỹ bác bỏ vào năm 2010. Từ đó, Iran ra dấu muốn đàm phán trở lại vô điều
kiện. Sách lược của Mỹ là dùng sức ép để dẫn đến đàm phán. Iran
cũng đeo đuổi sách lược nước đôi gồm đe dọa kèm với đề nghị đàm phán.
Hậu quả của các sách lược này là viễn cảnh một cuộc chiến tranh tai hại
cho mọi người. Điều chúng ta cần bây giờ là một dàn phóng dẫn đến lối
ra. Có lẽ nay là lúc khảo sát một lộ trình đàm phán mà cả hai phía cùng
hài lòng” (7).
Bất ngờ từ Trung Quốc Việc tàu sân bay Mỹ
cùng tàu chiến Anh, Pháp an toàn vượt qua eo biển Hormuz hôm 23-1 quả là
một bất ngờ trong bối cảnh Iran dọa sẽ đóng cửa eo biển này. Vì đâu có
diễn biến trên? Tờ New York Times (8) giải thích phần nào điều bất ngờ
này: “Thủ tướng Ôn Gia Bảo kết thúc vòng công du Trung Đông trong sáu
ngày bằng một chỉ trích mạnh mẽ hơn lệ thường việc Iran thách thức bằng
chương trình hạt nhân của mình. Việc ông Ôn Gia Bảo phê bình
Iran đã được các nước “chủ nhà” vùng Vịnh, vốn đang muốn khẩn cấp ngăn
chặn thế lực trong khu vực cùng chương trình hạt nhân của Iran, đón nhận
hoan hỉ. Tại Doha, thủ đô của Qatar, ông Ôn Gia Bảo tuyên bố: “Trung
Quốc cương quyết chống lại việc Iran phát triển và làm chủ vũ khí hạt
nhân”. Ông cũng công khai cảnh cáo Iran chớ đóng cửa eo biển Hormuz, cho
rằng một hành động như thế sẽ được xem như là tấn công chống lại đa số
các nước trên thế giới. Vào lúc Mỹ đang gây sức ép nơi Trung Quốc
cùng các nước châu Á nhập khẩu dầu hỏa ngưng mua dầu từ Iran thì Saudi
Arabia, nguồn cung cấp dầu số một cho Trung Quốc và một số nước khác
trong vùng Vịnh, đã đề nghị tăng sản xuất nhằm đáp ứng bất cứ thiếu hụt
nào. Các thỏa thuận bao gồm một kế hoạch của Tập đoàn Sinopec của Trung
Quốc nhằm xây dựng một nhà máy lọc dầu có công suất 400.000 thùng trên
bờ biển Đỏ của Saudi Arabia. Và rồi một phái đoàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã lên đường sang Iran. Coi như một cánh cửa đã được mở hé. HỮU NGHỊ
http://vn.news.yahoo.com/n-l-n-n-ng-t-v-ng-032000484.html
__________ (1) == (2)
3 Trois navires occidentaux ont franchi le détroit
d'Ormuz-http://www.atlantico.fr/pepites/trois-navires-occidentaux-franchi-detroit-ormuz-iran-272962.html (3) Sanctions contre l’ Iran: une guerre psychologique" (Mehmanparast)
(4) Crise du canal de Suez, Wikipedia. (5) Operation Praying Mantis: 18 April 1988, (6) L'USS Enterprise se prépare à sa mission dans le Golfe (7) Iran US need a crisis exit ramp, CNN January 12, 2012 (8) China Leader Warns Iran Not to Make Nuclear Arms, The New York Times January 20, 2012
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/Feb/2012 lúc 7:03pm
Dân Israel 'cam chịu' cuộc tấn công vào Iran?Tuần Việt Nam – 28-2-2012
Một
phần gần đây của chương trình truyền hình trào phúng khá nổi tiếng tại
Israel “Đất nước tuyệt vời” đã thể hiện tâm trạng người dân liên quan
tới khả năng một cuộc xung đột xảy ra với Iran và những hậu quả của nó:
sự kết hợp giữa từ chức và cái giá treo cổ.
http://vn.news.yahoo.com/l%E1%BB%9Bp-ng%E1%BB%A5y-trang-c%E1%BB%A7a-h%C3%A0ng-trung-qu%E1%BB%91c-021134342.html - >> Lớp “ngụy trang” của hàng Trung Quốc http://vn.news.yahoo.com/5-n%E1%BB%81n-kinh-t%E1%BA%BF-s%E1%BA%BD-thay-%C4%91%E1%BB%95i-th%E1%BA%BF-003321596.html - >> 5 nền kinh tế sẽ thay đổi thế giới http://vn.news.yahoo.com/%C6%B0u-ti%C3%AAn-ho%C3%A0-gi%E1%BA%A3i-d%C3%A2n-t%E1%BB%99c-v%C3%A0-ch%E1%BB%91ng-230700110.html - >> Ưu tiên hoà giải dân tộc và chống khủng bố
Trong
một cảnh quay là cặp vợ chồng tìm kiếm nhà được giới thiệu một căn hộ
tại Tel Aviv thuộc một dự án nhà ở có vẻ không mấy sáng lạn. Nhân viên
đại lý bất động sản nói rằng, khu vực này sắp tới có thể nhìn ra biển.
"Trong tháng 6, các dãy nhà này sẽ không có ở đây nữa", cô nhân viên
phấn khởi vừa trao đổi thông tin với người mua, vừa chỉ tay qua cửa sổ.
"Họ sẽ làm công viên à", người vợ hỏi khi xem căn hộ với chồng. "Không",
cô nhân viên trả lời. "Nó liên quan tới chuyện với Iran trong mùa hè
này".
Nếu chú ý tới sự thay đổi giữa các mùa, thì rất nhiều người
Israel đang nói về khả năng chiến tranh xảy ra trong mùa hè, hoặc cuối
năm nay với không khí khó có thể tránh khỏi khi xung đột âm ỉ bấy lâu
bùng nổ thành cuộc chiến toàn diện. Viễn cảnh tàn phá và thương vong như
thấy trước mắt.
"Giống như mọi người nói 'cơn cuồng phong đang
tới", Avi Funes, 57 tuổi - một cựu nhân viên kế toán nói trong bữa trưa
tại Trung tâm Azrieli - tòa tháp cao làm bằng kính và sắt gồm cả văn
phòng làm việc ngay bên cạnh trụ sở quân sự và bộ Quốc phòng Israel, một
khu vực mục tiêu tiềm năng cho bất kỳ vụ trả đũa nào.
"Người
dân không tính tới chuyện đổ ra đường phố biểu tình chống lại cuộc tấn
công", Funes nhấn mạnh. "Nó giống như là sự tự mãn vậy. Liệu người dân
thường có thể làm gì? Mọi thứ không phụ thuộc vào họ".
Tính đúng
đắn hay khôn ngoan của một cuộc không kích vào Iran đã được tranh cãi
tại Tel Aviv nhiều tháng nay; các cựu và quan chức an ninh đương nhiệm
cũng như những nhân vật chính trị không ngừng tranh luận việc một động
thái như vậy có đạt được mục tiêu đề ra, hay sẽ kích động hành động đáp
trả xứng đáng và khả năng một cuộc xung đột lớn hơn khó ngăn chặn được
nỗ lực hạt nhân của Iran.
Mới đây, Iran cảnh báo sẽ hành động trước chống lại lực lượng thù địch nếu cảm thấy các lợi ích quốc gia bị đe dọa.
Các
cuộc thăm dò trong vài tháng gần đây cho thấy, dân thường Israel có
những ý kiến trái ngược về tính thích hợp của một cuộc tấn công vào các
cơ sở hạt nhân Iran.
Nhưng giờ đây, khi các nhà lãnh đạo Israel
công khai tuyên bố, hành động quân sự nhằm vào Iran có thể là cần thiết
để ngăn chặn cái mà họ mô tả là tham vọng sở hữu vũ khí nguyên tử, thì
những người dân Israel lại đang dự tính kết quả có thể xảy ra: làn mưa
tên lửa vào các trung tâm dân cư bay từ phía Iran và các nhóm chiến binh
liên kết như Hezbollah ở Lebanon hay Hamas ở dải Gaza.
Nỗi sợ hãi quen thuộc
Rất nhiều người Israel đã trải qua điều này trước đây.
Trong
Chiến tranh vùng Vịnh 1991, Iraq đã bắn gần 40 tên lửa Scud vào Israel,
một số quả trong đó trúng vào khu vực Tel Aviv. Hàng nghìn rocket được
Hezbollah bắn vào vùng phía bắc Israel trong cuộc chiến năm 2006, và
hàng trăm quả khác do Hamas và các nhóm chiến binh khác dội vào Israel
trong ba tuần cuối năm 2008 và 2009 khi Israel tiến hành cuộc chiến
chống lại phong trào Hồi giáo. Trong những cuộc xung đột ấy, người
Israel trốn trong các hầm tránh bom và phòng an toàn, nên số dân thường
thương vong được hạn chế. Chưa đầy 50 dân thường Israel chết trong ba
cuộc xung đột.
 Một quán cà phê ở Tel Aviv Ảnh: swcs
Nhưng
có những lo ngại rằng, việc Iran đáp trả bằng cách tấn công tên lửa có
thể có mức độ hoàn toàn khác biệt, tàn phá hơn nhiều, thương vong rất
lớn và có khả năng gây ra tình trạng chiến tranh rộng lớn hơn.
Tìm
cách xoa dịu nỗi lo của dân chúng và bác bỏ kịch bản ngày tận thế, Bộ
trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak trong những tháng gần đây đã cố giảm
nhẹ khả năng tác động của các vụ tấn công tên lửa vào những thành phố
và thị trấn của Israel. "Sẽ không phải là 100.000 người chết, không phải
là 10.000 người hay 1.000 người chết. Israel sẽ không bị phá hủy", ông
nói trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh hồi tháng 11. "Sẽ không hẳn
dễ chịu phía trước ngôi nhà, nhưng nếu tất cả mọi người đi vào nhà của
họ, cũng sẽ không có 500 người chết".
Điều đó không thuyết phục
được Gideon Levy, nhà báo của tờ báo tự do Haaretz. Trong một bài viết
gần đây, ông thẳng thẳn lên án thứ mà ông mô tả là sự thờ ơ mà Barak và
những quan chức khác thể hiện rằng, hàng trăm nếu không phải là hàng
ngàn người Israel có thể sẽ thiệt mạng trong màn mưa tên lửa khởi nguồn
từ vụ tấn công Iran. "Ấn tượng là số đông người Israel không sợ", ông
viết. "Quyết định phụ thuộc vào một nhúm người hoạch định chính sách và
công chúng, nhưng thường lệ là phục tùng và mù quáng".
Levy thúc
giục người dân Israel cất tiếng nói phản đối hành động quân sự bằng cách
nói với các nhà lãnh đạo của họ rằng: "giờ đây, nói lớn tiếng, chúng
tôi sợ hãi".
Kinh doanh như bình thường
Nhưng
những người khách đến với các cửa hàng thiết kế và bán cà phê tại khu
liên hợp Azrieli tuần này, dường như chỉ có ít người sợ hãi. "Công việc
vẫn bình thường, dù có lo lắng", Zehava Shem-Tov, một thư ký 50 tuổi nói
trong giờ nghỉ trưa. "Có cảm giác rằng có thứ gì đó không dễ chịu chờ
đợi chúng tôi, nhưng bị kìm nén".
Amos Tzion, 53 tuổi, người lập
dự án nông nghiệp ở nước ngoài nói rằng: "Có lo lắng, nhưng cũng cần
thiết phải hành động. Chúng tôi sống trong một khu vực luôn luôn bị đe
dọa, chúng tôi lớn lên đã làm quen việc đó, và có cảm giác sợ hãi rằng,
Iran sẽ có bom nguyên tử nên cần làm gì đó về điều này", ông cho biết.
Một
số người nói rằng, họ hoài nghi về việc gia tăng các biện pháp trừng
phạt quốc tế sẽ khiến Iran dừng chương trình hạt nhân. "Với quan điểm
của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, điều này sẽ không phải như vậy,
và dường như sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài hành động quân sự",
Funes, nhân viên kế toán nói. "Nhưng sự thay thế là gì? Nếu ông ấy phát
triển bom nguyên tử, đó sẽ là mối đe dọa liên tục và tên lửa của họ thậm
chí sẽ đáng sợ hơn. Không ai dám đánh bom một quốc gia có vũ khí hạt
nhân".
Ayelet Lifschitz, sinh viên 24 tuổi đến từ thành phố Haifa
ở phía bắc nói rằng, cô đã trải qua cuộc chiến năm 2006 chống lại
Hezbollah trong chiếc hầm trú ẩn khi rocket dội vào thành phố, một trải
nghiệm mà cô coi là "chấn thương suốt đời".
Cô cho biết cô phản
đối việc Israel đơn phương tấn công Iran mà không có sự ủng hộ của cộng
đồng quốc tế, đặc biệt là từ Washington. Nhưng cô nhấn mạnh rằng, cô tin
tưởng nước cô sẽ tồn tại qua bất kỳ cuộc trả đũa nào. "Đây là một xã
hội mạnh mẽ. Chúng tôi có thể đối mặt với nó", Ayelet khẳng định.
Trong
lúc đó, cô nói "có nhận thức liên tục" về khả năng xung đột vũ trang
xảy ra trong vài tháng tới. Thậm chí bạn bè cô đã đùa rằng, họ có thể
phải thay đổi các cuộc hẹn và kế hoạch cá nhân để thích ứng với chiến
tranh.
Cách nhìn này được phản ánh gần đây trên trang Facebook
của Kobi Zvili, một nghệ sĩ Tel Aviv. Trang này đã thu hút hàng trăm
người ủng hộ, kêu gọi Thủ tướng Benjamin Netanyahu dừng hành động quân
sự trước khi ca sĩ Madonna bước lên sân khấu ở vùng ngoại ô của thành
phố ngày 29/5 trong chặng dừng chân đầu tiên của tour lưu diễn thế giới.
"Bibi, Không!", tiêu đề trang nói khi sử dụng tên hiệu Netanyahu. "Đừng
gây chiến với Iran cho tới lúc kết thúc chương trình biểu diễn của
Madonna".
Nguyễn Huytheo Washingtonpost
http://vn.news.yahoo.com/d%C3%A2n-israel-cam-ch%E1%BB%8Bu-cu%E1%BB%99c-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-v%C3%A0o-iran.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Mar/2012 lúc 5:26pm
Israel sẽ tự quyết định hành động đối với IranVnExpress.net – Thứ hai, ngày 05 tháng ba năm 2012
Ngoại
trưởng Israel hôm qua tuyên bố Tel Aviv, với tư cách là một quốc gia tự
chủ, sẽ quyết định cách đối phó với chương trình hạt nhân gây tranh cãi
của Iran. ![]() | Ngoại trưởng Avigdor Lieberman của Isreal. Ảnh: AP. |
Phát
biểu trên đài phát thanh quốc gia, ông Avigdor Lieberman, Ngoại trưởng
Israel, nói rằng Mỹ là đồng minh lớn nhất của Israel, song không thể
quyết định hộ Tel Aviv trong vấn đề hạt nhân của Iran, AFP đưa tin. “Mỹ
là cường quốc lớn nhất thế giới, cũng là đồng minh lớn nhất và quan
trọng nhất đối với Israel, nhưng chúng ta là một nhà nước độc lập. Từ
bây giờ và sau này, nhà nước Israel sẽ tự đưa ra quyết định phù hợp nhất
dựa trên đánh giá tình hình của chúng ta”, ông Lieberman nói. Những
lời bình luận của ông Lieberman được đưa ra ngay trước khi Thủ tướng
Benjamin Netanyahu của Israrel tới Washington để hội đàm với Tổng thống
Mỹ Barack Obama. Giới quan sát dự đoán chương trình hạt nhân của Iran sẽ
là trọng tâm của cuộc gặp. Israel, Mỹ và nhiều nước khác tin rằng
Iran muốn chế tạo vũ khí nguyên tử, một cáo buộc mà Tehran một mực bác
bỏ. Giới tình báo Mỹ nhận định Iran không có ý định chế tạo vũ khí hạt
nhân trong giai đoạn hiện nay dù Tehran đang tìm kiếm công nghệ sản xuất
vũ khí hạt nhân. Vì thế Washington coi trọng các lệnh cấm vận và nỗ lực
ngoại giao hơn vũ lực. Nhưng giới lãnh đạo Israel tỏ ra sốt ruột
với những biện pháp mà cộng đồng quốc tế thực hiện. Tel Aviv muốn hành
động nhanh để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Tehran. “Chương
trình hạt nhân của Iran là vấn đề mà cả thế giới đã biết. Mục đích của
Iran là rõ ràng. Tuy nhiên, mọi quyết định của Israel sẽ được đưa ra một
cách điềm tĩnh, dựa trên những tính toán về ưu điểm và nhược điểm”, ông
Lieberman nhấn mạnh. Lieberman cũng nhận định rằng việc cộng đồng
quốc tế không thể ngăn chặn tình trạng đổ máu tại Syria, nơi vài nghìn
người đã chết bởi hành động trấn áp biểu tình của chính phủ, cho thấy
Israel không thể trông chờ sự bảo vệ của các đồng minh. “Nếu cộng
đồng quốc tế không thể ngăn chặn tình trạng thảm sát tại Syria thì những
cam kết bảo vệ an ninh cho Israel của họ có ý nghĩa gì?”, ông nói. Việt Linh
http://vn.news.yahoo.com/israel-s%E1%BA%BD-t%E1%BB%B1-quy%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%8Bnh-h%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BB%91i-011500727.html;_ylt=AqwTr58KOWymvQwD2MPAVgO4V8d_;_ylu=X3oDMTFxcTk3OWJrBG1pdANJbmZpbml0ZSBCcm93c2UgVGVzdARwb3MDNARzZWMDTWVkaWFJbmZpbml0ZUJyb3dzZUxpc3Q-;_ylg=X3oDMTMzOTZubG00BGludGwDdm4EbGFuZwN2aS12bgRwc3RhaWQDZTMyZmUyYjItYzVjNy0zNzcwLTliYWMtNTFlNzU0ZWE0MTI5BHBzdGNhdANxdeG7kGN04bq.BHB0A3N0b3J5cGFnZQR0ZXN0Aw--;_ylv=3
________________________________
'Trung Đông sẽ chìm trong lửa'VnExpress.net – Thứ năm, ngày 08 tháng ba năm 2012
Cuộc
chiến tranh giữa Iran và Israel là không thể tránh khỏi, vì thế hãy mua
vàng hoặc cổ phiếu, một nhà quản lý tài chính và chuyên gia đầu tư của
Thụy Sĩ, cảnh báo. http://vn.news.yahoo.com/cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-ch%E1%BB%91n-th%C3%A2m-cung-c%E1%BB%A7a-bin-laden-041300456.html - >> 'Cuộc chiến chốn thâm cung' của bin Laden http://vn.news.yahoo.com/c%C4%83n-c%E1%BB%A9-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-b%C3%AD-%E1%BA%A9n-c%E1%BB%A7a-iran-035200230.html - >> Căn cứ quân sự 'bí ẩn' của Iran sẽ mở cửa cho thanh sát "Nguy
cơ chính trị trong 6 tháng qua ở mức cao và nay đang cao lên. Tôi nghĩ
sớm hay muộn, Mỹ hoặc Israel sẽ tấn công Iran - không thể khác được",
Marc Faber, tác giả cuốn cẩm nang đầu tư nhiều người đọc mang tên Gloom
Boom and Doom Report, phát biểu với hãng tin Reuters bên lề một hội nghị đầu tư.  | Pháo phòng không Iran trong một cuộc tập trận gần đây. Ảnh: AP |
Mức
độ căng thẳng quanh chương trình hạt nhân của Iran ngày càng gia tăng.
Israel lo ngại Tehran sẽ tiếp tục tiến lên trong chương trình nguyên tử
gây tranh cãi. Phương Tây cho rằng Iran muốn chế tạo vũ khí hạt nhân và
đang gấp rút làm giàu uranium để đi đến mục tiêu đó. Tehran thì khẳng
định họ chỉ nhắm đến các mục tiêu sản xuất điện, nghiên cứu khoa học và y
tế. Tel Aviv nhiều lần công khai ý muốn tấn công các cơ sở hạt
nhân của Iran, trong khi chính phủ Mỹ muốn có thêm thời gian thực hiện
các biện pháp trừng phạt. Trong cuộc gặp thu hút sự chú ý của toàn thế
giới hôm 6/3 vừa rồi, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết một cuộc tấn
công quá sớm sẽ không phải là điều mà Mỹ muốn. Tuy
nhiên Thủ tướng Israel Netanyahu không vì thế mà tỏ ra chùn bước. Các
quan chức khác ở Tel Aviv cũng lo ngại rằng nếu Iran kịp phát triển vũ
khí hạt nhân như họ đang nghi ngờ, thì Israel sẽ phải chịu "bóng tối của
sự diệt vong". "Nếu chiến tranh xảy ra ở Trung Đông hay bất kỳ nơi
nào khác", Faber nói, "ông Bernanke sẽ in tiền. Chả có cách nào khác...
vậy phải mua vàng hoặc cổ phiếu". Nhà phân tích tài chính này
cũng cho rằng nguy cơ chiến tranh Trung Đông lớn lên bởi phương Tây cần
kiềm chế Trung Quốc về mặt kinh tế, tức là bằng cách gây bất ổn cho dòng
nhiên liệu vào Trung Quốc - nước phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông. "Tôi
nghĩ là Trung Đông sẽ bốc cháy", ông nói thêm. Giá dầu lửa thế
giới hiện ở mức cao trong vòng 5 tháng qua, dao động quanh 123 USD mỗi
thùng, một phần do các căng thẳng chính trị ở Trung Đông như Iran và
Syria. Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong một báo cáo,
nhận định rằng Israel có thể sẽ tấn công Iran trong mùa xuân này. Một số
tướng lĩnh Nga cũng cho là Tel Aviv sẽ thực hiện một cuộc tấn công chớp
nhoáng vào Iran trước mùa hè. Mai Trang http://vn.news.yahoo.com/trung-%C4%91%C3%B4ng-s%E1%BA%BD-ch%C3%ACm-trong-l%E1%BB%ADa-h%C3%A3y-mua-210400862.html
_______________________________
http://vn.news.yahoo.com/obama-t-n-c-ng-ph-u-iran-034011640.html;_ylt=AmpJB2L0.76uHUlFh1nW6W24V8d_;_ylu=X3oDMTQ1MXRlam50BG1pdANQaG90byBTaW5nbGUgTWV0YWRhdGEgUmVsYXRlZARwa2cDNzdmOTIxZTEtODYxYi0zYmVmLWI2OWQtZDA5OTQ1NDgwZGFhBHBvcwMxBHNlYwNpbWdpbmZvBHZlcgM3ZmZjNjg5MC02NGZjLTExZTEtOTdmZi0wYzYwZjE2MjhlZTE-;_ylg=X3oDMTJzM2lrMGdzBGludGwDdm4EbGFuZwN2aS12bgRwc3RhaWQDM2E2ZmQzNTgtN2M3OS0zYWI0LTlkYTktNGVjMDAzMmEyZjhiBHBzdGNhdAMxcGhvdG8EcHQDMXBob3RvBHRlc3QD;_ylv=3 -
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết
không thể chấp nhận được việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng cảnh báo rằng
một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào nước này có thể phản tác dụng.http://vn.news.yahoo.com/anh/obama-t-n-c-ng-ph-u-iran-photo-034011237.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Mar/2012 lúc 9:49pm
Thứ Ba, 06/03/2012 - 14:37
Điều gì sẽ xảy ra với Mỹ nếu Israel tấn công Iran?
(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua
đã gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng, cố gắng thuyết
phục Israel không tấn công ngay các cơ sở hạt nhân của Iran. Tuy nhiên,
nếu Israel quyết định ném bom Iran, điều gì sẽ xảy ra đối với Mỹ?
http://dantri.com.vn/c36/s36-570488/Israel-co-the-khong-kich-Iran-bang-cach-nao.htm - Israel có thể không kích Iran bằng cách nào? http://dantri.com.vn/c36/s36-570789/Kich-ban-phan-phao-cua-Iran-duoi-con-mat-My.htm - Kịch bản phản pháo của Iran dưới con mắt Mỹ
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc hội đàm ở Nhà Trắng ngày 5/3.
Theo Richard Clarke, cựu quan chức chống khủng bố Nhà Trắng, người Mỹ
sẽ phải đối mặt với một hậu quả đau đớn. Trong vòng 1 tuần sau cuộc tấn
công đầu tiên, một viễn cảnh tồi tệ nhất sẽ đẩy giá dầu tăng vọt, các
cuộc tấn công khủng bố tại các thành phố của Mỹ, chiến tranh mạng lan ra
khắp toàn cầu, các thuỷ thủ Mỹ thiệt mạng và bị thương và nguy cơ có
thực về sự tham gia quân sự lớn hơn của Mỹ.
Giá dầu có thể tăng gấp đôi
Theo ước tính của chính phủ Mỹ, khoảng 20% lượng dầu của thế giới đi
qua Vịnh Péc-xích. Nếu Israel nếu tấn công Iran, giá dầu sẽ ngay lập tức
sẽ leo thang.
Nếu Iran đáp trả bằng việc tấn công các tàu chở dầu đi qua Vịnh Péc-xích, giá dầu tại Mỹ sẽ tăng gấp đôi, ông Clarke dự đoán.
“Bạn có thể nhìn thấy rất nhanh các lính đặc công của Iran và các tàu
nhỏ của họ sẽ tấn công các tàu chở dầu và các dàn khoan dầu”, ông
Clarke nói. “Bạn cũng sẽ có thể nhìn thấy mìn bị rải ở Vịnh Péc-xích”.
Ông Clarke cho rằng kết quả là “sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng năng
lượng lớn”. Tổng thống Obama có thể sử dụng nguồn dầu dự trữ chiến lược
để giảm giá dầu. Cơn sốt về giá “có thể không kéo dài lâu nếu Mỹ và các
đồng minh có thể kểm soát Vịnh Péc-xích. Nhưng nó cũng có thể kéo dài
hơn 1 tuần và trong một số trường hợp có thể kéo dài gần một tháng”, cựu
quan chức Nhà Trắng nhận định.
Các âm mưu khủng bố chống lại người Mỹ
Nếu Israel không kích Iran, các quan chức Mỹ lo sợ rằng sẽ có một làn
sóng khủng bố mới do Tehran đứng đầu, đặc biệt là nếu Mỹ tham gia vào
cuộc xung đột.
“Nếu Mỹ ném bom Iran, tôi nghĩ họ chắc chắn sẽ muốn làm điều gì đó
trên đất của chúng ta vì chúng ta đang ném bom đất nước của họ”, ông
Clarke nói.
Iran và phong trào vũ trang Hezbollah của Li-băng đã chứng tỏ khả
năng hoạt động bên ngoài biên giới, như các vụ tấn công nhằm vào các mục
tiêu Do Thái ở Argentina vào những năm 1990 và các cáo buộc tấn công
nhằm vào các mục tiêu Israel tại một loạt các quốc gia hồi tháng trước.
Theo ông Clarke, “cả hai đều có các mối liên kết mạnh mẽ tại châu Á,
châu Âu, Mỹ La-tinh, nơi họ có thể tấn công các mục tiêu Mỹ, Israel và
Do Thái”.
Các đại sứ quán và lãnh sứ quán Israel và các địa điểm tôn giáo của
người Israel tại Mỹ đã được đặt trong tình trạng báo động cao.
Chiến tranh mạng quốc tế đầu tiên trên thế giới
Một cuộc tấn công nhằm vào Iran có thể gây ra một chiến tranh mạng
quốc tế đầu tiên trên thế giới. Trước khi tấn công, Israel sẽ cố gắng vô
hiệu hoá các hệ thống phòng thủ của Iran và các nước láng giềng bằng
một cuộc chiến tranh mạng. Và Mỹ cuối cùng có thể phải dùng tới các khả
năng mà nước này vẫn giấu kín cho tới nay.
“Mỹ rất có khả năng gây ra sự gián đoạn đối với các hệ thống điện và
mạng lưới thông tin. Mỹ chưa làm điều đó vì không muốn lộ các mánh khoé
của mình vì sợ rằng một khi đã sử dụng, mọi người sẽ suy diễn xem làm
cách nào mà Mỹ làm được điều đó. Nhưng trong một cuộc chiến với Iran, họ
sẵn sàng làm điều đó”, ông Clarke nói.
Iran cũng sẽ cố gắng đáp trả. “Iran cũng có một nhóm chuyên gia mạng,
có thể cố gắng trả đũa bằng việc tấn công hạ tầng cơ sở của Mỹ như các
hệ thống điện, tàu hoả, hàng không và các nhà máy lọc dầu”, ông Clarke
nói.
Thương vong của Hải quân Mỹ tại Vịnh Péc-xích
Ông Clarke cho rằng nếu Mỹ tham gia vào cuộc xung đột Israel-Iran về
mặt quân sự, Washington không thể tránh được các thương vong.
“Người Iran có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn, các tàu
nhỏ, các tàu nhỏ được vũ trang, các tàu đặc công, vốn sẽ hoạt động tại
Vịnh Péc-xích”, ông Clarke. “Họ có thể xâm nhập một tàu khu trục của Mỹ.
Người Iran giờ đây cũng sở hữu các tên lửa hành trình, các tên lửa hành
trình đối hạm”.
Ông Clarke dự đoán Mỹ có thể chịu thiệt hại lớn đối với một số tàu và
mất một số thuỷ thủ như trong cuộc chiến giữa Iran và Iraq vào những
năm 1980. Hai tàu của Mỹ đã bị tấn công trong cuộc xung đột đó, khiến
gần 40 thuỷ thủ thiệt mạng.
Mỹ tham gia cuộc chiến
Theo ông Clarke, Israel không thể gây thiệt hại nghiêm trọng và lâu
dài đối với hạ tầng hạt nhân của Iran, vì vậy mục tiêu chính trong việc
ném bom Iran có thể là khơi mào sự trả đũa của Iran và lôi kéo Mỹ vào
cuộc chiến nhằm bảo vệ Israel và để hoàn thành điều mà Israel bắt đầu.
Nếu Israel ném bom Iran, ông Clarke cho rằng điều này sẽ dẫn tới các
vụ tấn công nhằm vào các thành phố của Israel. “Các cố vấn của Thủ tướng
Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Barak nói nếu Israel không kích Iran,
sự trả đũa nhằm vào Israel có thể dung thứ được. Nhưng nếu Hezbollah
tại Li-băng phóng hàng nghìn rocket tầm xa và có độ chính xác cao nhằm
vào Israel, hàng trăm người Israel có thể sẽ chết. Tại một quốc gia nhỏ
như vậy, hậu quả sẽ rất tồi tệ”.
Nhưng các thương vong sẽ đưa đến một cuộc gọi khẩn cấp từ Israel tới Washington nhằm tìm kiếm sự trợ giúp.
“Bạn sẽ nhanh chóng nhìn thấy một cú điện thoại từ Thủ tướng
Netanyahu tới Tổng thống Obama rằng: “Thưa ngài Tổng thống, chỉ có Mỹ
mới tìm và phá huỷ được các máy phóng rocket di động này. Chỉ có ngài
mới có thể cứu các mạng sống của người Israel”, ông Clarke nói.
Thông điệp trên sẽ khiến bất kỳ tổng thống nào cũng phải hành động,
đặc biệt là với một vị tổng thống đang vận động tái tranh cử trong vài
tháng nữa. “Nhiều khả năng sẽ là một câu trả lời đồng ý từ tổng thống và
đưa Mỹ vào cuộc chiến”, ông Clarke dự đoán.
An Bình Theo ABC
http://dantri.com.vn/c728/s728-572130/dieu-gi-se-xay-ra-voi-my-neu-israel-tan-cong-iran.htm
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Mar/2012 lúc 12:22am
Iran bị loại khỏi hệ thống ngân hàng, giá dầu sẽ biến động
Tác giả: Quốc Dũng (Theo BBC)
16/03/2012 16:17 GMT+7
TIN LIÊN QUAN
- http://vef.vn/2012-03-12-iran-va-quan-co-dau-mo-chien-luoc - Iran và quân cờ dầu mỏ chiến lược
- http://vef.vn/2012-03-01-iran-te-liet-xuat-khau-dau-de-doa-kinh-te-tg - Iran tê liệt xuất khẩu dầu đe dọa kinh tế TG
- http://vef.vn/2012-02-20-iran-ngung-xuat-khau-gia-dau-tang-vot - Iran ngừng xuất khẩu, giá dầu tăng vọt
SWIFT, Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và
các tổ chức tài chính quốc tế, cho biết sẽ loại Iran ra khỏi hệ thống
ngân hàng của mình vào ngày 17/3 tới như một phần của lệnh trừng phạt.
Dự kiến, lệnh trừng phạt này dự kiến cũng sẽ tác động mạnh đến ngành công nghiệp dầu thô.
Là trung tâm giao dịch của hệ thống ngân
hàng toàn cầu, quyết định này của SWIFT sẽ cô lập khả năng tài chính
của Iran và khiến dòng tiền của quốc gia này không thể chảy ra khỏi quốc
gia qua các kênh ngân hàng chính thức. Quyết định này cũng đồng thời
giảm khả năng của Iran trong giao dịch thương mại và không thể thu về
những ngoại tệ mạnh.
Các hoạt động kinh doanh ở Iran cũng
đang bị tổ chức chống rửa tiền của Mỹ ngăn cản khiến việc giao thương
giữa Iran và các ngân hàng khác trên thế giới, bao gồm cả những giao
dịch tài chính trở nên vô cùng khó khăn.
Hiện tại, Trung Quốc và Ấn Độ đã tuyên
bố sẽ vẫn mua dầu từ Iran, nhưng với lệnh cấm mới này, cách thức duy
nhất để trả cho Iran đó là dùng vàng.
Trong khi đó, Anh và Mỹ hiện đang bàn
tới việc mở kho dữ trữ dầu thô chiến lược của mình. Cả Anh và Mỹ đều lo
ngại và đã bàn thảo về viễn cảnh nếu một cuộc chiến giữa
Israel và Iran xảy ra, giá dầu có thể còn lên cao nữa và sẽ
có tác động xấu đến cơ hội phục hồi kinh tế toàn cầu. Trong
quá khứ, Anh đã từng bán dầu trong kho dự trữ của mình nhằm bình ổn giá
dầu.
Lazaro Campos, giám đốc điều hành của
SWIFT cho biết: "Loại bỏ ngân hàng ra khỏi hệ thống là một bước đi chưa
từng có trong hoạt động của SWIFT. Động thái này là kết quả trực tiếp
của trong loạt hành động quốc tế và đa phương để tăng cường các biện
pháp cấm vận tài chính đối với Iran".
Những người Iran đang làm việc ở nước ngoài sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì sẽ không thể gửi tiền về nước được nữa.
Thương nhân Iran cho biết động thái này của SWIFT đã làm ngưng trệ mọi hoạt động kinh doanh của quốc gia này.
"Nếu các ngân hàng của Iran không thể
chuyền tiền tới các ngân hàng khác trên thế giới, điều này cũng sẽ gây
ra đổ vỡ rong mối quan hệ giữa các ngân hàng và doanh nghiệp.", Morteza
Masoumzadeh, thành viên của Hội đồng doaanh nghiệp Iran tại Dubai nhận
định
http://vef.vn/2012-03-16-iran-bi-loai-khoi-he-thong-ngan-hang-tg-gia-dau-se-bien-dong
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Mar/2012 lúc 1:33am
Tạo Chiến Tranh Để Giữ Hòa Bình
DO THÁI OANH TẠC IRAN?
Trần Đỗ Cẩm
Austin Texas 3/2012
Lưy ý: Tác giả giữ bản quyền.
Các cơ quan truyền thông muốn phổ biến, vui lòng liên lạc qua
Email: mailto:camtran11@yahoo.com - camtran11@yahoo.com .
Thành thật cám ơn.
Ngạn ngữ Tây Phương có câu bằng tiếng Latin “Si vis pacem,
para bellum” có nghĩa là “muốn sống hòa bình, phải chuẩn bị chiến
tranh”. Câu này đúng hơn bao giờ hết khi áp dụng vào trường hợp của nước
Do Thái nhỏ bé nằm giữa khối Ả Rập to lớn gấp hàng trăm lần tại Trung
Đông; nhất là trong giai đoạn hiện tại khi Iran đe dọa sẽ chế tạo bom
nguyên tử để “thổi” Do Thái khỏi mặt địa cầu.
Ngược giòng lịch sử, từ thời xa xưa, vào khoảng thế kỷ 15 trước
Tây Lịch, dân Do Thái đã phải sống phiêu bạt khắp thế giới vì tổ tiên bị
người Hồi giáo Ai Cập đầy đọa và đất nước bị “quân dữ” xâm chiếm. Lúc
đó, hàng triệu dân giòng giống Hebrew bị ngược đãi nên đã phải rời bỏ
quê hương Goshen chạy ra Hồng Hải với quân thù Ai Cập đuổi theo bén gót.
Tới bờ biển, hết đường, tất cả tưởng sẽ bị tàn sát, nhưng rất may lãnh
tụ Moses được Thượng Đế ban phép lạ, làm rẽ nước biển sang hai bên để
dân an toàn đi qua được tới bờ bên kia. Quân Ai Cập xuống biển đuổi theo
thì bị bờ nước ập lại chết đuối hết. Cuộc trốn chạy hảm khốc này được
lịch sử gọi là “exodus” tức là lưu đầy. Dân Do Thái coi như được rửa
sạch hết tội lỗi khi lội xuống Hồng Hải. Thủ tục dùng nước hay lội xuống
sông, biển của người theo đạo Jehovah để làm lễ “rửa tội” (Baptism)
phát sinh từ đây.
Do đó mối thù giữa Ả Rập và Do Thái coi như truyền kiếp, khó thể
chung sống hòa bình. Tuy đã bị phân tán lang thang trên nhiều quốc gia,
nhưng dân Do Thái vẫn không được yên ổn làm ăn; họ tiếp tục bị kỳ thị,
ức hiếp. Điển hình vào thế chiến thứ hai, Đức quốc xã dưới quyền cai trị
của nhà độc tài Hitler đã ra lệnh tập trung hàng triệu người Do Thái
vào các trại cải tạo rồi tàn sát diệt chủng không nương tay, khiến phe
đồng minh rất phẫn nộ, gọi là thảm nạn “holocaust”. Người Do Thái nào
cũng không bao giờ quên hai biến cố đau thương “exodus” và “holocaust”
trong lịch sử dân tộc mình.
Sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, vì có sự nhiều đụng độ đẫm
máu liên tục giữa dân Do Thái và Ả Rập tại khu vực Palestine thuộc Trung
Đông, nên vào năm 1947, Liên Hiệp Quốc chia vùng này làm đôi, một phần
dành cho dân Do Thái, một phần dành cho người Ả Rập. Ngày 14 tháng 5 năm
1948, lãnh tụ khối Do Thái là ông David Ben-Gurion, với sự hậu thuẫn và
hứa hẹn sẽ tích cực bảo vệ của các quốc gia đồng minh, đã tuyên bố độc
lập đối với thành phần Ả Rập của Palestine. Quốc gia Do Thái được ra đời
kể từ đó. Như vậy, lãnh thổ Do Thái hiện nay là một phần đất Palestine
do dân Hồi giáo cư trú đã hàng ngàn năm, nhưng người Do Thái lại bảo
trước đó là lãnh thổ của họ bị ngưới Ả Rập cưỡng chiếm. Vì vậy, mối thù
giữa người Do Thái và Ả Rập càng sâu nặng và đôi bên hầu như không ngày
nào không xảy ra tranh chấp.
Về địa thế, Do Thái hầu như nằm gọn trong thế giới Ả Rập; phía
bắc giáp Lebanon, đông bắc là Syria, đông là Jordan và West Bank, tây
giáp Địa Trung Hải, tây nam là Ai Cập và giải đất Gaza, nam giáp vịnh
Aqaba và Hồng Hải. Chúng ta thấy ngoại trừ mặt biển, chung quanh sát
nách Do Thái đều là thù địch, do đó dân Do Thái luôn luôn sống trong
tình trạng phập phồng báo động, có thể bị gây hấn và xâm chiếm bất cứ
lúc nào.
Chỉ mới một ngày sau khi tuyên bố độc lập, các nước Ả Rập lân cận
đã xua quân tấn công Do Thái để hỗ trợ dân Palestine nhưng khối Hồi
giáo dù đông hơn nhưng vẫn không thành công. Kể từ đó tới nay, nhiều
trận chiến đã xảy ra giữa đôi bên, điển hình là trận chiến 6 ngày vào
tháng 6 năm 1967 với Ai Cập, Jordan và Syria; trận Yom Kippur vào tháng
10 năm 1973 vào đúng ngày lễ Yom Kippur với liên quân Ả Rập do Ai cập và
Syria dẫn đầu v.v… cùng với những tranh chấp hầu như không ngừng nghỉ
với dân Palestine, nhưng lần nào Do Thái cũng chiến thắng. Họ không
những vẫn tồn tại, mà còn mở rộng lãnh thổ, chiếm thêm vùng West Bank và
giải đất Gaza của người Palestine, bán đảo Sinai của Ai Cẫp và cao điểm
Golan của Syria. Trước mắt khối Ả Rập, nước Do Thái nhỏ bé , xếp hạng
154 trên thế giới, diện tích vỏn vẹn chừng 20 ngàn cây số vuông, với
khoảng 7 triệu dân, lúc nào cũng là thù địch giống như gai nhọn bên cạnh
sườn.
Trong thời gian gần đây, vì tham vọng chế tạo vũ khí nguyên tử
của Iran, khiến mối liên hệ giữa Do Thái và quốc gia Hồi giáo trong vùng
này vốn đã đã là thù địch từ lâu, mỗi ngày một thêm xấu và căng thẳng,
gây nên những lời đồn đại sớm muộn gì Do Thái cũng sẽ tấn công hay oanh
tạc phá hủy các cơ sở nguyên tử của Iran để tránh hậu hoạn. Nếu hiềm
khích giữa đôi bên đang được toàn thế giới lo ngại theo dõi này không
được giải quyết ôn hòa, thảm họa chiến tranh chắc không tránh khỏi, hậu
quả sẽ gây xáo trộn không ít cho sự phát triển kinh tế và nền hòa bình
trên toàn thế giới. Đặc biệt Hoa Kỳ với những quyền lợi kinh tế về dầu
lửa quan trọng trong vùng, và năm nay lại đáo hạn bầu cử tổng thống, đã
tỏ ra hết sức quan ngại. Điển hình sau khi gặp thủ tướng Do Thái
Benjanin Netanyahu tại Jerusalem và tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa
Kỳ Martin Dempsey để thăm dò tình thế, ông Tom Donlon, cố vấn an ninh
quốc gia Hoa Kỳ đã vội vã báo động “hành động Do Thái oanh tạc Iran sẽ
làm xáo trộn toàn vùng Trung Đông”. Thủ tướng Anh quốc William Hague
cũng tuyên bố tương tự “DoThái ra tay lúc này là thiếu sáng suốt”.
Nhưng trong lúc đó, phát ngôn nhân Lior Weintraub của Do Thái tại
Hoa Thịnh Đốn vừa nỗ lực vận động quốc tế đẩy mạnh việc cấm vận Iran,
vừa gián tiếp đe dọa chiến tranh khi mạnh miệng cảnh cáo “cả Hoa Kỳ lẫn
Do Thái đều sẽ không từ bỏ bất cứ giải pháp nào”. Mới đây nhất, sau khi
tiếp kiến cả tổng thống Shimon Pres và thủ tướng Benjamin Netanyahu của
Do Thái tại Bạch Cung, tổng thống Hoa Kỳ Obama cũng mạnh mẽ lên tiếng
“nếu Iran không chịu từ bỏ mưu đồ nguyên tử, chuyện gì cũng có thể xảy
ra”. Mạnh miệng như vậy, ông tổng thống không phải gốc da trắng này tuy
chưa chắc hết lòng vì bạn, nhưng vì muốn được tái cử, đã rất khôn ngoan
mua chuộc cảm tình của những người Mỹ gốc Do Thái vốn có nhiều ảnh
hưởng trên chính trường cũng như trong lãnh vực kinh tế tài chánh Hoa
Kỳ.
Trước tình hình nóng bỏng như vậy, chúng ta thử tìm hiểu liệu Do
Thái có tấn công Iran thật không, hay họ và cả Hoa Kỳ đang dùng “cây
gậy và củ cà rốt”, dọa dẫm làm Iran sợ hãi phải từ bỏ tham vọng nguyên
tử? Mặt khác, nếu phải động binh thật sự, Do Thái và có thể cả Hoa Kỳ sẽ
hành động thế nào và hậu quả sẽ ra sao?
Mấu chốt của các câu trả lời đều nằm trong việc phân tích lợi
hại, mục tiêu chiến thuật và chiến lược cũng như khả năng quân sự của Do
Thái.
Như chúng ta đã biết, nhiều quốc gia trên thế giới có vũ khí
nguyên tử, nhưng tại sao Do Thái lại chỉ e ngại và đòi tấn công Iran?
Câu trả lời đơn giản và dễ dàng là Iran thuộc khối Ả Rập có mối thù
truyền kiếp với Do Thái. Hơn nữa, tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad
còn lớn tiếng đe dọa sẽ xóa tên Do Thái khỏi bản đồ thế giới, gợi lại
hình ảnh thảm trạng holocaust lần thứ hai. Nhưng thật sự Do Thái chỉ lo
ngại sẽ bị xóa tên hay còn vì nhiều lý do chiến lược thầm kín khác?
Giả sử Iran chế tạo được vũ khí nguyên tử, liệu họ có giám xử
dụng để “xóa tên” Do Thái, một đối thủ cứng cựa còn có nhiều vũ khí
nguyên tử hơn hay không? Nhìn lại lịch sử của thời đại nguyên tử, chỉ có
hai quả bom Little Boy và Fat Man do Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima và
Nagasaki bên Nhật vào cuối thế chiến thứ hai được liệt vào hàng “chiến
tranh nguyên tử nóng”, còn ngoài ra chỉ toàn là “chiến tranh lạnh” dọa
dẫm nhau. Ghê gớm và hung hãn nhất như con gấu cộng sản Nga Sô dưới thời
Joseph Statin và Nikita Khrushchev trang bị vũ khí nguyên tử tới tận
chân răng, cũng chỉ giám đánh võ mồm tháu cáy, khi bị đối thủ tố ngược
thì quay bài chạy dài như trong vụ khủng hoảng hỏa tiễn tại Cuba vào năm
1962. Đến như hai đối thủ sát nách là Ấn Độ và Hồi Quốc có thâm thù sâu
xa bắt nguồn từ tôn giáo, khi gặp cảnh cơm chẳng lành, canh không ngọt
cũng chỉ đến độ dùng xe tăng đại bác chọi nhau chút đỉnh, không ai giám
xài đến “hạch tâm” dù họ có đầy trong kho.
Xem thế, từ trước tới nay, nguyên tử mới chỉ là vũ khí bảo vệ hòa
bình thay vì gây chiến, vì ai cũng biết trong một cuộc chiến tranh
nguyên tử sẽ không có kẻ thua, người thắng mà đôi bên đều bị tận diệt.
Do đó, có thể nói dù Iran có vũ khí nguyên tử, chưa chắc họ đã giám xử
dụng để xóa sổ Do Thái, ngoại trừ các lãnh tụ Iran trở nên điên loạn như
mắc bệnh tâm thần, muốn theo chân những thánh tử đạo ôm bom giết người
tại Iraq.
Như vậy, Do Thái chắc chẳng ngán sợ chiến tranh nguyên tử với các
nước Ả Rập vì họ biết không ai thích tự đào mồ chôn mình, nhưng thật sự
e ngại vì nhiều lý do thực tế khác. Trước hết, Do Thái sẽ phải kiêng dè
hơn, không giám mạnh tay xử dụng vũ lực qui ước với các quốc gia và phe
nhóm Ả Rập lân cận thân thiện với Iran trong vùng như Syria, nhóm
Hezbollahbên Lebanon và nhóm Hamas ở Gaza. Rõ ràng hơn, tướng Amir
Eschel trưởng khối kế hoạch quân sự Do Thái lo ngại việc Iran trực tiếp
xử dụng vũ khí nguyên tử thì ít, mà tỏ ý e dè nhiều hơn về thực tế Do
Thái sẽ không còn nhiều lựa chọn khi phải dùng biện pháp quân sự thông
thường một khi đàn anh Iran đỡ đầu khối Ả Rập có răng nanh nguyên tử.
Tướng Eshel nói rõ hơn “chẳng hạn như khi cần “làm việc” với Lebanon hay
Gaza dưới cái dù nguyên tử của Iran, có thể mình sẽ phải nghĩ khác. Khi
đối phương có vũ khí nguyên tử, bắt buộc ta sẽ phải dè dặt và tính toán
kỹ hơn”.
Sau nữa, khi Iran mọc móng vuốt nguyên tử, đương nhiên các quốc
gia trong vùng sẽ thi nhau tìm cách theo chân, gây ra một cuộc “chạy đua
nước rút nguyên tử” hỗn loạn chẳng ai chịu thua. Trong hội nghị Davos
tại Thụy Sĩ gần đây, bộ trưởng quốc phòng Do Thái Ehud Barak quan ngại
nếu Iran được tự do chế tạo vũ khí nguyên tử, thế nào các nước trong
vùng cũng bị lôi kéo theo, nhất là các đối thủ cũ và mới của Iran như
Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập v.v… ai cũng thấy cần phải có lực luợng
quân sự tương tự như Teheran. Mặc dù bây giờ Do Thái chưa có hiềm khích
trực tiếp gì với những quốc gia này, nhưng thế “thượng phong quân sự”
của Do Thái dùng để răn đe và áp chế thù nghịch trong vùng thế nào cũng
ít nhiều bị thương tổn đến độ sẽ không còn được ngang nhiên xử dụng sức
mạnh quân sự khi cần như từ trước tới nay. Tướng Escel nói tiếp “nếu
đối phương có vũ khí nguyên tử và sẵn sàng xử dụng, Do Thái sẽ phải hết
sức tự chế bởi vì không muốn tham dự vào trò chơi tự diệt này”.
Nói tóm lại, từ trước tới nay, Do Thái dựa vào ưu thế quân sự
tuyệt đối để đe dọa và ngăn ngừa khỏi bị các nước Ả Rập thù ngịch tiêu
diệt. Nếu Iran có vũ khí nguyên tử, không những ưu thế quân sự này sẽ
không còn nữa, mà ngay sự sống còn của Do Thái cũng bị trực tiếp đe dọa
nặng nề. Rất có thể một ngày không đẹp trời nào đó, mấy ông sư phụ khăn
đống cuồng tín sau khi được Thượng Đế tối cao Allah hứa cho 17 cô trinh
nữ trên thiên đàng, sẽ lại chẳng máy tay bấm nút “hạch tâm”?
Phân tích như trên, chúng ta thấy vì lý do sống còn, Do Thái
không thể “điềm nhiên tọa thị” để Iran chế tạo vũ khí nguyên tử. Nói
khác đi, nếu Iran nhất quyết chế tạo vũ khí nguyên tử, thế nào Do Thái
cũng sẽ dùng mọi biện biện pháp hòa bình hay cứng rắn, kể cả quân sự để
ngăn chận.
Nhưng tới đây, có câu hỏi được đặt ra là: Iran có thực sự đang
chế tạo vũ khí nguyên tử hay không? Hiện nay theo dư luận quốc tế, Iran
đang ráo riết tăng cường khả năng nguyên tử của mình, với sự giúp đỡ đặc
biệt của các chuyên gia ngoại quốc đáng nghi ngở như Bắc Hàn, Pakistan
và cả Trung Cộng lẫn Nga Sô. Theran nói họ chỉ xử dụng năng lượng nguyên
tử vào mục tiêu hòa bình, nhưng không mấy ai tin, vì cũng như Bắc Hàn,
Iran luôn luôn mập mờ né tránh việc cho phép các chuyên gia nguyên tử
của Liên Hiệp Quốc tới giám sát. Ngay cả việc quốc tế yêu cầu Iran ngưng
xây dựng những cơ cấu chế tạo nhiên liệu nguyên tử như nhà máy tinh lọc
uranium,nhà máy chế nước nặng v.v… để đổi lấy những thanh nhiên liệu
tinh lọc đã được làm sẵn cũng bị từ chối. Vì vậy, cả Tel Aviv lẫn
Washington cũng như phần lớn các quốc gia tự do trên thế giới đều cáo
buộc Iran đang ngấm ngầm xử dụng nguyên tử vào mục tiêu không hòa bình
như họ nói.
Để ngăn ngừa Iran chế tạo vũ khí nguyên tử, các quốc gia thuộc
khối tự do đã dùng nhiều biện pháp “hòa bình” như cảnh cáo, cấm vận,
phong tỏa kinh tế và tài chánh, nhưng cho đến nay, mọi nỗ lực hầu như vô
hiệu, mặc dù dân Iran bị ảnh hưởng nặng nề vì gọng kìm miếng cơm manh
áo xiết chặt. Cũng như dưới chế độ độc tài của cha con nhà họ Kim tại
Bắc Hàn, giới cầm quyền Iran không mấy quan tâm tới sự đói khổ của dân
chúng mà chỉ một hai đòi thánh chiến hy sinh cho chế độ hay tử vì đạo.
Mới đây, Tổng Thống Do Thái Shimon Peres yêu cầu quốc tế tăng thêm áp
lực kinh tế và chính trị đối với Iran, ông lo ngại “Iran sắp sửa hoàn
thành vũ khí nguyên tử, vì vậy quốc tế phải giữ lời hứa trước đây về sự
sống còn của Do Thái, áp dụng mọi biện pháp, kể cả hành động quân sự”.
Gần đây nhất, nhiều nhà cầm quyền cao cấp Do Thái đã gặp Tổng
Thống Hoa Kỳ Obama tại Bạch Cung, sau đó cả đôi bên đều tuyên bố “sẽ mọi
biện pháp để ngăn ngừa Iran chế tạo bom nguyên tử”. Theo ngôn ngữ ngoại
giao, nếu không chuẩn bị chiến tranh thì chẳng ai lớn tiếng nói “sẽ
dùng mọi biện pháp” như trên. Vậy nếu mọi áp lực “củ cà rốt” từ mọi phía
vẫn không làm Iran lùi bước, chắc chắn “cây gậy” chiến tranh sẽ được
mang ra xử dụng. Nếu có chiến tranh, dĩ nhiên cả Do Thái lẫn Hoa Kỳ đều
có kế hoạch, chiến thuật chiến lược riêng, nhưng qua những cuộc gặp gỡ
chính trị và quân sự vừa qua, ta có thể dự đoán còn có cả kế hoạch hợp
tác quân sự giữa đôi bạn đồng minh tri kỷ.
Nhưng theo nhận xét chung, mối quan hệ giữa vị Tổng Thống da màu lại có
cha ghẻ đạo Hồi với các chính khách Do Thái không được chặt chẽ và “tin
tưởng” cho lắm. Nhất là gần dây, thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu
sau mấy ngày hội đàm căng thẳng tại tòa Bạch Ốc đã ra mặt tuyên bố “Do
Thái chính là chủ của vận mệnh mình”, chúng ta có thể dự đoán khá chắc
nếu Iran không tử bỏ tham vọng chế tạo vũ khí nguyên tử, dù phải hành
động một mình, Do Thái cũng sẽ ra tay trước bằng biện pháp quân sự. Hoa
Kỳ có lẽ sẽ tránh mặt để dễ bề ăn nói với các bạn kinh tế thị trường tốt
như Nga Sô, Trung Cộng, và còn ngây thơ tuyên bố không biết gì về hành
động “đơn phương” của Do Thái này, hoặc lên tiếng can gián khi sự đã
rồi. Nhưng bên trong thế nào Hoa Kỳ cũng chẳng giúp ngầm người anh em
thân cận nhất ở Trung Đông và cũng là ông khổng lồ đang nắm hầu bao đô
la tại Wall Street? Rất có thể chú Sam còn cộng tác, tuốt đao tương trợ
nữa là khác.
Vậy nếu Do Thái đơn phương hành động, họ sẽ ra tay bằng cách nào
để không vượt quá khả năng quân sự hạn hẹp, trong khi mục tiêu Iran khó
khăn cách xa hậu tuyến hàng ngàn dặm? Ai cũng biết quân lực Do Thái tuy
tương đối nhỏ nhưng rất tinh nhuệ, có khả năng đánh bại và xâm chiếm
được cả Iran. Vấn đề là hai nước không cùng chung biên giới, những quốc
gia nằm giữa đôi bên lại thuộc khối Hồi giáo kém thân thiện nên không dễ
mượn đường. Dù có đưa được quân bộ chiến tới Iran, Do Thái cũng không
thể một mình chịu đựng nổi một trận chiến qui mô cách xa đất nhà về lâu
về dài. Vì vậy việc dùng bộ binh để đánh chiếm Iran dù chỉ trong một
thời gian ngắn, đủ để phá hủy những mục tiêu quan trọng coi như khó lòng
thực hiện.
Đến đây, chắc giới quân sự Do Thái đang mơ ước hải quân có được
vài ba hàng không mẫu hạm. Các hải chiến đoàn mẫu hạm (carrier battle
group) sẽ được đưa vào vịnh Ba Tư sát nách Iran để bắn hỏa tiễn Tomakwk
phủ đầu trước khi phóng hàng trăm phi cơ oanh tạc các mục tiêu nguyên
tử. Khi đạt được thế thượng phong, tuyệt đối làm chủ không và hải phận,
việc phối trí lực lượng tấn công sẽ mau chóng, thuận lợi, dễ dàng hơn và
thành công chỉ còn là vấn đề thời gian. Nếu có thêm Thủy Quân Lục Chiến
hay Lực Lượng Đặc Biệt, sẽ bất thần đổ bộ để đánh chiếm phá hủy mục
tiêu dưới cái dù phi cơ che chở. Không quân và hải quân của Iran tuy
đáng kể nhưng chưa được coi là đối thủ nên Do Thái có thể mặc sức tung
hoành.
Tiếc thay, Do Thái không đủ khả năng làm chủ một lực lượng mẫu
hạm nên cuối cùng chỉ còn một phương cách duy nhất là dùng phi cơ của
không quân đột kích các mục tiêu tại Iran rồi rút lui chớp nhoáng.Nhưng
trước khi oanh tạc mục tiêu, việc đầu tiên là tìm cách cho phi cơ bay
tới được Iran. Nói thì đơn giản nhưng đây không phải chuyện dễ dàng.
Ngoài ra cũng cần có bom đạn thích hợp có khả năng xâm nhập phá hủy
những mục tiêu “cứng” (hard targets) được phòng thủ bằng nhiều lớp phòng
không dầy đặc và dấu kín trong hang núi hay xây bằng xi măng cốt sắt
sâu hàng chục thước dưới lòng đất.
Nhiều người nghĩ rằng Do Thái có phi cơ và vũ tối tân trội vượt,
chỉ cần bay qua Iran, thả bom xong rồi về, đến và đi trong vòng dăm ba
tiếng đồng hồ. Chiến thuật dùng phi cơ bất thần đột kích, tận dụng hỏa
lực bom đạn phá hủy các cơ sở nguyên tử địch không phải là chuyện xa lạ
đối với Do Thái.Trước đây vào năm 1981, bom Do Thái đã từng san thành
bình địa nhà máy nguyên tử Osirak chỉ cách thủ đô Baghdad của Iraq không
đầy 20 cây số. Rồi vào tháng 9 năm 2007, chỉ cần 4 phi cơ Do Thái cũng
đã đủ để phá tan nhà máy nguyên tử của Syria.
Nhưng lần này, đối thủ của Do Thái lại là tay xừng xỏ Iran vừa
lớn vừa mạnh lại có nhiều “tên lửa” tầm xa tầm gần, có thể coi như anh
cả dẫn đầu khối Hồi Giáo hiện nay tại Trung Đông, lại được Nga Sô và
Trung Cộng bán vũ khí ngầm tiếp tay nên mọi chuyện phức tạp hơn nhiều.
Để tìm hiểu những khó khăn của không lực Do Thái trong trường hợp họ
muốn tấn công, chúng ta cần biết rõ về các mục tiêu phải phá hủy. Iran
có hàng trăm cơ sở nguyên tử, vì vậy Do Thái không thể triệt tiêu hết
cùng một lúc, mà cần phải chọn lựa theo thứ tự ưu tiên những nơi quan
trọng nhất tối cần cho việc sản xuất vũ khí nguyên tử.
Chúng tôi dự đoán các lò nguyên tử (nuclear reactors) đơn độc sẽ
không phải là món hàng chính, mà những cơ xưởng xuất nguyên liệu
Uranium-235 tinh chế dùng làm cốt lõi cho bom nguyên tử mới là những con
mồi đáng giá, bõ công cho chuyến bay ngàn dặm. Suy luận theo chiều
hướng này, hiện có 6 mục tiêu quan trọng nhất cần phải thanh toán ngay,
đó là các nhà máy tinh lọc Uranium (uranium enrichment) tại Natanz và
Fordo gần thánh địa Hồi Giáo Qom, nhà máy chế biến (conversion) Uranium
tại Isfahan, nhà máy nguyên tử đang hoạt động tại Bushehr, nhà máy nước
nặng (heavy water) tại Arak, và cơ sở thử nghiệm vũ khí tại Parchin chỉ
cách thủ đô Tehra chừng 20 cây số về hướng đông nam.
Đa số những mục tiêu trên đều là những khúc xương khó nuốt cần
đánh nhiều bom mới gây thiệt hại trầm trọng, nhất là những cơ sở chôn
sâu trong lòng đất hay trong hang núi; trái đầu để “mở cửa” dẫn đường
cho những trái sau lách vào phá hủy cơ xưởng chính.
Riêng mục tiêu Parchin coi như một công binh xưởng nằm cạnh
Tehran đông dân, tuy không phải là một nơi khó đánh nhưng vì sát cạnh
thủ đô nên việc phòng thủ chắc chặt chẽ hơn. Nếu các giàn hỏa tiễn phòng
không được đặt trong lòng Tehran lân cận, phi cơ Do Thái bắt buộc phải
phá hủy chắc chắn thường dân sẽ bị thương vong nặng nên sẽ gây nhiều
phẫn nộ. Iran sẽ nhân dịp thổi phồng, tuyên truyền đòi thánh chiến và
nhân dịp trả đũa bắn hỏa tiễn vào Do Thái vô tội vạ.
Đến đây để dễ theo dõi, tưởng nên mở dấu ngoặc nói sơ qua về kỹ
thuật cũng như những danh từ chuyên môn về nguyên tử năng thường được đề
cập tới trong bài viết. Trước hết, đơn giản và dễ hiểu, có thể nói
nhiên liệu nguyên tử (nuclear fuel) được dùng để “chạy” các lò nguyên tử
(reactor) tương tự như xăng để chạy động cơ nổ hay than đá chạy máy hơi
nước. Lò nguyên tử được dùng trong nhà máy nguyên tử (nuclear power
plan) để sản xuất nguyên tử lực (nuclear power), giống như máy nổ được
dùng trong nhà máy điện để sinh ra điện lực.. Vì vậy, muốn có nguyên tử
lực để xử dụng trong mục tiêu hòa bình hay các áp dụng quân sự, việc đầu
tiên là phải chế tạo nhiên liệu nguyên tử.
Nhiên liệu nguyên tử trên nguyên tắc không khác những nhiên liệu
thông thường như dầu cặn hay than đá. Nhiên liệu khi đốt cháy sẽ sinh ra
hơi nóng (nhiệt lượng) dùng để nấu nước bốc hơi khi sôi. Hơi nước được
xử dụng dưới áp xuất cao như những luồng gió thật mạnh thổi vào làm quay
cánh quạt “turbine” của máy phát điện hay trục chân vịt trên các tầu
chạy biển. Một nhà máy điện nguyên tử chỉ khác nhà máy điện chạy bằng
than đá hay dầu cặn ở chỗ chất Uranium được dùng làm nhiên liệu (chất
đốt) thay vì than dầu cặn. Nhiệt lượng rất cao phát sinh do các phản
ứng giây chuyền khi các hạt nhân nguyên tử được tách ra, danh từ chuyên
môn gọi là “nuclear fission”. Trong địa hạt quân sự, phản ứng giây
chuyền này đươc dùng làm nồng cốt trong việc chế tạo bom nguyên tử.
Việc xử dụng nhiên liệu nguyên tử ngày nay rất phổ cập vì tài
nguyên thiên nhiên mỗi ngày một hiếm, và có nhiều ưu điểm so với nhiên
liệu than đá, dầu cặn v.v…, như tương đối rẻ tiền, dùng được rất lâu mới
phải thay thế, sạch sẽ không tỏa ra nhiều thán khí làm ô nhiễm khí
quyển và nhẹ nhàng không cần nhiều kho chứa. Các lò nguyên tử trên những
chiến hạm Hoa Kỳ có thể được dùng suốt mấy chục năm mà không cần tiếp
tế nhiên liệu. Điểm bất lợi nhất của nguyên tử là gây ra chất phóng xạ
chết người tồn tại rất lâu dài nếu không được kiểm soát đúng cách.
Tương tự như các kim loại lấy ra từ các quặng mỏ, nhiên liệu
nguyên tử được chế biến từ những quặng mỏ Uranium bằng cách tinh luyện
hay tinh chế (enrich) tức là gạn lọc hết những chất cặn bã không dùng
được, giống như những quặng mỏ sắt khi mới khai thác cũng phải cho vào
các lò luyện sắt nấu chảy ra để lọc lấy sắt ròng. Riêng về quặng Uranium
thiên nhiên gồm có tới 99.248% chất Uranium-238, mà chỉ có 0.711% tức
là chưa tới 1% Uranium-235 tốt dùng được. Vì vậy muốn xử dụng Uranium để
làm nhiên liệu cho các lò nguyên tử thông thường, cần gạn lọc hay tinh
luyện cho tỷ số U-235 tốt lên cao khoảng 4%. Muốn chế tạo vũ khí nguyên
tử, cần U-235 hầu như ròng với tỷ lệ lên tới 90%. Các nhà máy tinh
luyện Uranium thường dùng máy ly tâm hay hướng tâm (centrifuge) để gạn
lọc, thải bớt U-238 xấu để nâng cao tỷ số U-235 tốt.
Như vậy Uranium tinh chế là thành phần tối quan trọng cho các nhà
máy cũng như vũ khí nguyên tử. Số lượng Uranium tinh chế này được cơ
quan nguyên tử năng quốc tế thường xuyên kiểm soát, kết toán và theo dõi
kỹ càng để tránh bị lạm dụng. Hiện nay trên thế giới có chừng 2,000 tấn
Uranium tinh chế. Để dễ bề so sánh, theo báo cáo của Natural Resources
Defense Council, Inc., chỉ cần 5 kilograms U-235 tinh chế cao (Highly
Enriched Uranium - HEU) là đã có thể làm được một trái bom nguyên tử cỡ
trung bình, tương đương với 20 ngàn kilotons (một kiloton là 1,000 tấn)
chất nổ, bằng trái bom nguyên tử “Fat Man” thả xuống Nagasaki tại Nhật
vào ngày 9 th áng 8 n ăm 1945.
Ngoài nhiên liệu, còn có một thành phần quan trọng khác phải dùng
trong nhà máy nguyên tử, đó là “nước nặng” (heavy water). Tổng quát,
“nước nặng” cũng vẫn chỉ là nước thường nhưng đã được tinh luyện để đạt
tới điểm sôi cao hơn 100 độ C của nước thường. Nước nặng còn được gọi là
Deuterium Oxide (D2O) thay vì Hydrogen Oxide (H2O) như nước thường.
Trong nước thường H2O, tỷ lệ giữa D và H là 156 phần triệu, tức là
trong 1 triệu lít nước thường, chỉ có 156 lít nước nặng. Vì vậy nước
thường phải được tinh chế rất tỉ mỉ mới thành nước nặng với tỷ lệ D so
với H lên tới 99.75%. Cơ thể con người chỉ gồm chừng 5 grams nước nặng
nên không gây nguy hiểm gì. Nước nặng dùng để làm nguội và cũng là chất
trung hòa khiến lò nguyên tử hoạt động hữu hiệu hơn.
Trở lại vấn đề Do Thái sẽ xử dụng giải pháp quân sự để đánh phủ
đầu Iran; đây là chuyện rất có thể sẽ xảy ra nếu Iran không từ bỏ tham
vọng chế tạo vũ khí hạch tâm. Lý do vì sự sống còn của Do Thái bị đe dọa
trầm trọng nếu một hay nhiều quốc gia trong khối Ả Rập có bom nguyên
tử. Nhưng liệu thực lực quân sự của Do Thái có đủ mạnh để làm tròn sứ
mạng hay không?
Bình luận về khả năng của không lực Do Thái, tướng David A.
Deptula, người điều khiển và chịu trách nhiệm về các cuộc không tập của
Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh 1991 với Iraq và 2001 tại Afghanistan cho
biết: “đây không phải là chuyện dễ làm”. Hơn nữa, ông Michael V. Hayden,
cựu giám đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) từ năm 2006 đến năm 2009
tuyên bố thẳng thừng: ”phá hủy các cơ cấu nguyên tử của Iran là việc
ngoài tầm tay Do Thái”.
Nếu suy xét cặn kẽ, trong trường hợp không có sự trợ giúp trực tiếp hay
gián tiếp của Hoa Kỳ, Do Thái với với lực lượng cơ hữu nhiều lắm cũng
chỉ có thể dùng phi cơ để oanh tạc các mục tiêu tại Iran, và điều này
cũng chẳng ngon ăn chút nào. Ngay cả Hoa Kỳ với sức mạnh quân sự hầu như
vô địch cũng khó có thể chu toàn nhiệm vụ. Ngoài ra, nhiều người còn
lo ngại rằng dù Do Thái hành động một mình, rất có thể Hoa Kỳ ít nhiều
cũng sẽ bị lôi kéo vào vòng tranh chấp; đó là điều Hoa Kỳ muốn tránh
bằng mọi giá sau khi đã mệt mỏi vì cuộc chiến tranh giai dẳng tại Iraq
cũng như Afghanistan. Nếu Hoa Kỳ lại bị sa lầy tại Trung Đông, không
những quyền lợi sinh tử về dầu lửa bị đe dọa, kinh tế đang trên đà hồi
phục cũng sẽ bị khủng hoảng, mà các đối thủ như Nga Sô và Trung Cộng
còn được đứng ngoài hưởng lợi. Hơn nữa, năm nay cũng là là thời gian bầu
cử tổng thống Hoa Kỳ nên quân sự sẽ có nhiều ảnh hưởng đến chính trị
hơn.
Nhìn vào cán cân lực lượng quân sự, nhất là về không quân giữa Do
Thái và Iran, chúng ta thấy không lực Do Thái gồm nhiều phi cơ tối tân
và vũ khí hiện đại có thể phá hủy các mục tiêu nguyên tử của đối thủ,
nhưng Iran cũng sẽ chống trả quyết liệt bắn rơi nhiều phi cơ và trả đũa
mạnh mẽ trên mọi bình diện như kinh tế, chính trị và nhất là quân sự.
Iran có thể gây trở ngại cho trong việc sản xuất dầu lửa tại Trung Đông,
thả mìn hay phong tỏa eo biển Hormuz là cửa ngõ vào vịnh Ba Tư khiến
tầu bè bị ứ đọng. Tích cực hơn, Iran có khả năng trả đũa bằng cách bắn
hỏa tiễn vào Do Thái.
Sau đây chúng ta thử dự đoán về chiến thuật tấn công của Do Thái,
hệ thống phòng thủ cũng như khả năng trả đũa của Iran và hậu quả đôi
bên cũng như thế giới phải gánh chịu nếu xảy ra trận đánh.
Về phía Do Thái, muốn oanh tạc Iran, dù chỉ giới hạn vào 6 mục
tiêu hàng đầu, ước tính ít nhất phải dùng khoảng 80 phi cơ đủ loại.
Trong số này cao lắm chỉ có chừng 50% oanh tạc cơ làm nhiệm vụ chính
mang bom đánh phá mục tiêu, phần còn lại là những phi cơ yểm trợ cũng
như bảo vệ đội hình như máy bay điện tử, tiền thám, điều không, tiếp tế
nhiên liệu, nghênh cản, dẹp các ổ phòng không và radar v.v… Tùy theo mức
độ khó khăn của mục tiêu như trong hang núi hay ngầm dưới đất hoặc
tương đối dễ dàng như trên mặt đất, trung bình mỗi mục tiêu lựa chọn
được phân phối từ 2 tới 5 cặp phi cơ oanh tạc. Sở dĩ phải dùng nhiều phi
cơ oanh tạc vì các mục tiêu đều tương đối khó khăn và phòng thủ kỹ càng
nên không thể quay lại nhiều lần. Hơn nữa, rất có thể một số phi cơ
không tới được mục tiêu vì bị phòng không hay máy bay địch bắn hạ trong
khi phải mang bom nặng khó xoay trở; dù không bị bắn hạ có khi cũng phải
buông bom sớm để dễ bề vận chuyển tự vệ. Nhưng nếu dùng nhiều máy bay
quá sẽ gặp trở ngại về truyền tin, chỉ huy và tiếp vận. Ngoài ra Do Thái
cũng cần giữ lại một số phi cơ trên đất nhà để phòng thủ khi bị đánh
úp.
Thành phần chính của hông quân Do Thái gồm các phi cơ tối tân như
trên 80 oanh tạc chiến đấu cơ đa dạng Boeing F-15 “Eagle” có khả năng
mang bom oanh tạc hay hỏa tiễn không chiến, khoảng 300 chiến đấu cơ
Boeing F-16 “Fighting Falcon” khả năng tương tự như F-15 nhưng gọn và
nhẹ hơn. Máy bay tiếp tế nhiên liệu (tanker) gồm 5 KC-130H là loại C-130
Hercules vận tải biến cải do hãng Lockheed chế tạo và 7 KC-707 là loại
phi cơ chở hành khách Boeing 707 biến cải. Không lực Do Thái có khả năng
hoạt động hữu hiệu ngày đêm dưới mọi thời tiết.
Mỗi phi cơ F-15 mang được hai trái bom GBU-28 nên sẽ được dùng
trong nhiệm vụ chính oanh tạc mục tiêu, còn F-16 sẽ được dùng để hộ vệ,
không chiến. Cả hai loại phi cơ này đều “trên chân” so với các phi cơ
tương đối cũ như Mig-17, Phantom F-4D còn sót lại từ năm 1979 dưới thời
quốc vương Reza Pahlavi. Tuy mới đây Iran đã cải tiến không lực bằng
cách mua thêm các phi cơ Nga Sô tối tân hơn như Mig-29 và Su-25 nhưng
vẫn chưa được coi là đối thủ ngang tay với Do Thái. Hơn nữa, phi công Do
Thái lại tinh nhuệ và thiện chiến hơn nên chiếm ưu thế trên không phận
chẳng phải chuyện quá khó khăn, dù phải chiến đấu xa nhà, trên vùng trời
địch.
Riêng thành phần tiếp cứu phi công lâm nạn hay bị bắn rơi, dự trù
phối trí tại vùng biển Caspian hay vịnh Ba Tư có thể trao cho hải quân
Do Thái đảm trách để nhẹ bớt gán hnặng cho không quân. Lực lượng này bao
gồm các trực thăng tiếp cứu loại Sikorsky CH-53 Sea Stallion, trực
thăng võ trang Bell AH-1 Cobra hay Boeing AH-64 Apache dùng để yểm trợ
và Sikorsky UH-70 Seahawk hay UH-60 Blackhawk để chở biệt kích đổ bộ
trong trường hợp tiếu cứu trên đất địch. Các phi cơ F-15 và F-16 thuộc
thành phần chính có thể được xuất phái để bảo vệ phi công lâm nạn nếu
cần. Nếu bị trở ngại hay trúng đạn phòng không, phi công sẽ tìm mọi cách
bay ra ngoài biển để được tiếp cứu
Như vậy, việc sắp xếp các phi tác chiến không phải là trở ngại
lớn, nhưng làm sao đưa được hợp đoàn đa dạng và phức tạp này vào mục
tiêu mới là vấn đề gai góc nhất. Để tới được không phận Iran, phi cơ Do
Thái sẽ phải bay ít nhất 2 ngàn dặm cả đi lẫn về, vượt qua không phận
một số quốc gia Ả Rập nếu không là thù nghịch thì cũng chẳng mấy cảm
tình với Do Thái.
Theo bản đồ, dự trù có ba đường bay từ Do Thái tới Iran (xem “Bản đồ
đường bay dự trù). Đường thứ nhất và cũng ngắn nhất bay thẳng qua hướng
đông vào Iran, vượt qua không phận Jordan và Iraq, tạm gọi là đường
Trung. Đường thứ hai tạm gọi là đường Bắc, bay lên hướng bắc, qua không
phận Lebanon vào Thổ Nhĩ Kỳ, xâm nhập không phận Iran từ hướng bắc tây
bắc. Đường thứ ba tạm gọi là đường Nam, bay về hướng nam rồi đổi sang
hướng đông, qua không phận Saudi Arabia. Trong ba lựa chọn, đường Trung
ngắn nhất và cũng thuận tiện nhất vì không phận Iraq coi như bỏ ngỏ,
không quân Iraq hầu như không tồn tại và ảnh hưởng của Hoa Kỳ vẫn còn
mạnh sau chiến tranh Iraq vừa qua; còn Jordan vẫn chịu nhiều ảnh hưởng
của Hoa Kỳ nên có thể nhắm mắt làm ngơ. Đường Bắc, không những xa nhất,
mà Thổ Nhĩ Kỳ mới đây cũng bất hòa, xung khắc với Do Thái nên khó mượn
không phận. Còn đường Nam bay qua Saudi Arabia cũng tương đối thuận
tiện, vì vương quốc Ả Rập này là đồng minh rất thân cận của Hoa Kỳ tại
Trung Đông.
Vì những lý do trên, chúng tôi dự đoán phi cơ Do Thái sẽ dùng
đường Trung, vừa ngắn lại thuận tiện nhất. Rất có thể họ cũng sẽ dùng
thêm đường Nam để thực hiện thế gọng kìm, hai mũi giáp công để phân tán
lực lượng phòng không Iran.
Tuy nhiên, dù được Jordan cho mượn đường, hay dù chọn đường nào,
Do Thái vẫn còn phải đối phó với vấn đề nan giải khác, đó là đường bay
quá dài, khoảng 2 ngàn dặm cả đi lẫn về nên ngoài tầm hoạt động của các
phi cơ tham chiến. Công tác không phải đơn giản chỉ bay tới mục tiêu,
dội bom rối rút về. Dù các phi cơ Do Thái có tầm hoạt động khá xa, nhưng
cũng không quá một ngàn dặm, lại phải mang bom nặng, đó là chưa kể thời
gian thám sát và tập trung trước khi tấn công vào mục tiêu hay phải
tránh né hỏa tiễn phỏng không, hoặc nghênh cản các phi cơ Iran chận
đánh. Vì vậy phi cơ Do Thái bắt buộc phải được tiếp tế nhiên liệu trên
không cả lượt đi lẫn bận về. Hiện nay, Do Thái có một số phi cơ chở
nhiên liệu, coi như “trạm xăng trên trời”, nhưng số lượng cũng chỉ có
hạn, không đủ cung cấp cho hàng trăm phi cơ cùng một lúc. Tin tức cho
biết hiện nay, Do Thái có một số phi cơ chở nhiên liệu loại KC-130 và
KC-707 nhưng chỉ có một số khiển dụng. Nghe đâu Do Thái đang ráo riết
mua thêm, hoặc gấp rút cải biến một số phi cơ khác thành các trạm xăng
bay.
Dù có đủ các trạm xăng bay, Do Thái còn phải dùng thêm một số phi
cơ chiến đấu để bảo vệ, do đó số lượng phi chơ xử dụng càng tăng thêm
khó bề giải quyết. Dự đoán các phi cơ nhiên liệu sẽ phải bay trên cao độ
tối đa để tránh phòng không, và chỉ xuống thấp khi có phi cơ cần tiếp.
Ngoài ra, nếu không có những trạm xăng đưới đất gần khu vực tác chiến
để lấy thêm nhiên liệu, các trạm xăng bay này phải bay từ Do Thái qua
Iraq thì số nhiên liệu mang được cũng chẳng còn bao nhiêu. Theo dự trù,
mỗi phi cơ nhiên liệu chỉ tiếp tế được khoảng 6, 7 phi cơ chiến đấu nên
số lượng trạm xăng bay tăng lên rất nhiều và phải đặt rải rác suốt đường
bay. Rất có thể Do Thái sẽ phải nhờ Hoa Kỳ “mượn đỡ” một vùng nào đó
của Iraq hay Kuwait gần biên giới Ả Rập để thiết lập “trạm xăng” cũng
như nơi tiếp cứu dự phòng hay căn cứ xuất phát. Rất có thể, vì thiếu
trạm xăng bay tiếp tế cho nhiều phi cơ chiến đấu cùng một lúc nên Do
Thái sẽ phải tấn công từng đợt thay vì đồng loạt đánh phá cả 6 mục tiêu.
Điều này sẽ làm giảm hiệu năng của cuộc oanh tạc, chịu thêm nhiều thiệt
hại vì mất yếu tố bất ngờ và Iran có thêm thì giờ tổ chức phòng thủ.
Sau khi khắc phục được những trở ngại về đường bay và tiếp vận,
phi cơ Do Thái đã có thể tới được vùng hành quân, nhưng những khó khăn
chưa phải là hết. Họ còn phải giải quyết vấn đề bom đạn, vũ khí thích
hợp để phá hủy mục tiêu kiên cố. Ai cũng biết “vỏ quít dầy có móng tay
nhọn”, các sư phụ quấn khăn Iran không phải là những tay mơ. Họ rút kinh
nghiệm những lần Do Thái oanh tạc cơ sở nguyên tử của các nướ Ả Rập
trước đây nên đã giấu kỹ các nhà máy quan trọng trong hang núi như tại
Fordo hay chôn sâu dưới hàng chục thước bê tông cốt sắt như tại Natanz.
Ngoài ra, hệ thống phòng không nhiều lớp gồm hỏa tiễn địa không, súng
phòng không do radar điều khiển, hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay v.v… đã được
bố trí dầy đặc quanh mục tiêu và cả trên đường tiếp cận của phi cơ Do
Thái. Có thể nói đây là thế trận “mãn thiên hoa vũ” với đạn phòng không
và hỏa tiễn đầy trời giàn đón phi cơ Do Thái.
Để tránh bị thiệt hại nhiều tại những mục tiêu kiên cố được phòng
thủ kỹ lưỡng này, lực lượng tấn công hầu như chỉ có cơ hội dội bom một
lần rồi phải lập tức rời xa. Vũ khí xử dụng vì vậy phải là những trái
bom tinh khôn chính xác JDAM (Joint Direct Attack Munition) được hướng
dẫn chính xác vào mục tiêu bằng hệ thống quán tính (inertial guidance
system), định vị toàn cầu (GPS), laser và đủ nặng để xuyên phá mục tiêu.
Không lực Do Thái hiện nay có loại bom GBU-28 nặng 5 ngàn pounds
được mệnh danh là “bunker buster” do Hoa Kỳ chế tạo, chuyên được dùng để
phá những hầm hố địa đạo nằm sâu dưới đất như ở Iraq hay xây cất sâu
trong hang núi như ở Afghanistan. Bom GBU-28 với đầu nổ chậm FMU-143 có
sức xuyên phá 30 thước đất hay 6 thước bê tông. Mới đây họ đã mua thêm
được 200 trái bom biến cải GBU-31 nặng và nhiều thuốc nổ hơn, cùng với 3
máy bay tiếp thế nhiên liệu trên không của Hoa Kỳ.
GBU là chữ viết tắt của Guided Bomb Unit, tức là loại bom tinh khôn được
tia laser hướng dẫn đánh vào mục tiêu. Bom có thể thả cách mục tiêu 15
dặm. Trước khi thả, phi cơ mẹ hay người ở dưới đất dùng tia laser chiếu
vào mục tiêu, bom sẽ nương theo đó đánh rất chính xác. Bom GBU-28 có
tục danh là “Deep Throat”, dài chừng 12 feet, đường kính khoảng 14
inches, nặng 5 ngàn pouds, chứa 630 pounds thuốc nổ mạnh. Thoạt đầu, vì
nhu cầu khẩn thiết tại chiến trường Iraq, thân bom dược biến chế từ
nòng súng đại bác 203 ly để có đủ độ cứng và thon dễ xuyên phá sâu trong
các công sự kiên cố, sau này được chế tạo từ vỏ bom BLU-113. Bom GBU-31
tương tự như GBU-28 nhưng chứa khoảng 2 ngàn pounds thuốc nổ nên có sức
công phá mạnh hơn.
Nếu Hoa Kỳ hợp tác với Do Thái hay tự mình đánh phá những mục
tiêu tại Iran, các chiến hạm trong vùng vịnh Ba Tư sẽ bắn hỏa tiễn
Tomahawk vào các vị trí radar phòng không và cơ sở truyền thông chiến
lược của Iran để phá hủy và vô hiệu hóa hệ thống truyền tin, radar hướng
dẫn và các phi trường. Sau khi các cơ sở đầu não của địch bị hỏa tiễn
viễn khiển phá hủy một phần, các phi cơ trang bị máy móc điện tử như
RB-66C để phá và làm nhiễu loạn hệ thống radar của Iran sẽ hướng dẫn
loại phi cơ “tàng hình” như F-117 Nighthawk, B-2 Spirit hay F-22 Raptor
tới oanh tạc thêm một lần nữa tùy theo mức độ thiệt hại ban đầu do phi
cơ không người lái phát hiện. Trong trường hợp Do Thái hành động đơn
phương, chắc chắn họ sẽ bị thiệt hại nặng vì giảm thiểu được hệ thống
phòng không và các phi cơ Iran trước khi oanh tạc. Ngoài ra, theo sự ước
tính, các bom GBU của Do Thái cũng có thể vẫn chưa đủ sức để phá hủy
những mục tiêu kiên cố nhất, mà có khi phải dùng đến loại bom khổng lồ
20 ngàn pounds chỉ Hoa Kỳ có, được chế tạo đặc biệt cho các mục tiêu
nguyên tử tại Bắc Hàn và Iran.
Nói tóm lại, việc dùng phi cơ dội bom phá hủy các cơ sở nguyên tử
của Iran không phải là chuyện dễ làm, nhưng Do Thái không còn cách nào
hơn, Vì sự sống còn, họ phải chấp nhận thiệt hại để hoàn thành mục tiêu
chiến lược là ngăn chận Iran chế tạo vũ khí nguyên tử bằng mọi giá.
Nhưng cái giá phải trả của Do Thái sẽ phải trả sẽ so với kết quả đạt
được lên tới mức độ nào và có tương xứng hay không?
Giả sử Do Thái thành công trong việc dùng vũ khí thông thường phá
hủy mấy cơ sở nguyên tử quan trọng nhất của Iran, các chuyên gia dự
đoán nếu Iran vẫn nhất quyết làm bom nguyên tử, những thiệt hại gây ra
cũng chỉ trì hoãn kế hoạch của Iran chừng được vài ba năm. Lý do vì Iran
không dại gì tập trung những cơ sở đầu não vào một chỗ dễ bị phá hủy.
Theo ước tính, Iran đã phân tán các cơ sở nguyên tử tới hành trăm địa
điểm khác nhau, không thể nào phá hủy hết cùng một lúc được. Ngoại trừ
cuộc oanh tạc của Do Thái dẫn đến sự xụp đổ của chính quyền Iraq hiện
tại, đưa tới một chế độ dân chủ ôn hòa, yêu chuộng hòa bình và thân
thiện hơn, triển vọng một Iran có bom nguyên tử vẫn rõ ràng và luôn là
mối ám ảnh, đe dọa và lo ngại của Do Thái.
Dĩ nhiên, sau khi Do Thái oanh tạc Iran, trận chiến coi như mới
chỉ khởi đầu thay vì kết thúc. Ngoài những thiệt hại không nhỏ do hệ
thống phòng không gây ra cho các phi cơ Do Thái trong lúc oanh tạc, thế
nào Iran sau đó cũng phản ứng trả đũa bằng bắn hàng ngàn hỏa tiễn vào
lãnh thổ Do Thái. Trước đây, trong trận chiến vùng Vịnh, Saddam Hussein
của Iraq chỉ bắn ít quả hỏa tiễn Scud thô sơ và không chính xác sang Do
Thái, nhưng cũng đủ gây hỗn loại và kinh hoàng cho dân chúng. Bây giờ
nếu Iran và các nước đồng minh như Syrya, Lebanon đồng loạt bắn hàng
ngàn hỏa tiễn chính xác hơn và có sức tàn phá mạnh hơn vào mọi mục tiêu
trên đất Do Thái, không phân biệt quân sự hay dân sự, chắc hẳn sự thiệt
hại và hoảng loạn còn tăng lên gấp bội. Vì vậy, trong lúc chuẩn bị tấn
công, Do Thái cũng phải bận rộn không kém để lo phòng thủ phần đất nhà.
Dân Do Thái chắc vẫn chưa quên trận mưa Scud của Saddam vào năm
1991. Mới đây nhất vào năm 2006. nhóm Hezbollad từ Lebanon đã ngang
nhiên bắn hỏa tiễn hàng tháng trời vào đất Do Thái khiến sau đó chính
quyền phải thú nhận việc phòng thủ đất nhà còn nhiều sơ sót và thiếu chu
đáo.
Iran sẽ trả đũa bằng hỏa tiễn tầm xa Shahab (tiếng Ả Rập có nghĩa là
“vẩn thạch” meteor) mà họ đã dùng trước đây không lâu để đưa vệ tinh lên
qũi đạo trái đất vào tháng 2 năm 2009. Hỏa tiễn này có tầm bắn 2,000
cây số, đầu nổ 1,600 kikograms, gần bằng 2 tấn. Cũng rất có thể các anh
em Hồi giáo của Iran gần Do Thái nhưHezbollah ở Lebanon, Hamas ở Gaza và
ngay cả Syria cũng sẽ tiếp tay. Dạo năm 2006, Hezbollad mới chỉ bắn
trên dưới 4,000 hỏa tiễn mà đã làm Do Thái mất ăn mất ngủ. Mới đây,
tướng Aviv Kochavi, Giám Đốc tình báo quân đội tiết lộ “hiện giờ đang có
200,000 ngàn hỏa tiễn nhắm vào Do Thái”; nếu những hỏa tiễn này khai
hỏa, hẳn là thiệt hại sẽ tăng lên gấp bội. Hơn nữa, trước đây, hỏa tiễn
của Hezbollad mới chỉ rơi vào các khu vực Haifa ở mặt bắc hay Beersheba ở
mặt nam nên chưa gây nhiều hoảng loạn. Lần này, nếu Iran trả đũa, chắc
chắn những thành phố lớn và khu vực đông dân sẽ là mục tiêu chính của
các hỏa tiễn nặng và chính xác hơn.
Về các mục tiêu của hỏa tiễn Iran, dự đoán khu vực Jerusalem sẽ
tương đối được an toàn vì đây là thánh địa nguyên thủy của Hồi giáo.
Ngược lại, những thành phố đông dân dọc Địa Trung Hải khởi đầu với vùng
thủ đô Tel Aviv sầm uất cùng 2 triệu dân là những mục tiêu đáng giá.
Ngoại trừ một số hỏa tiễn Scud thô sơ của Saddam Hussein vào năm 1991,
thành phố này coi như chưa bị thử lửa, nhưng dân chúng đã tán loạn hoảng
sợ. Nếu kỳ này bị hỏa tiễn oanh tạc dữ dội, rất có thể dân Do Thái sẽ
lại phải kiếm tiên tri Moses mới để dẫn lội Hồng Hải lưu đầy “exodus”
lần thứ hai.
Khó khăn hơn trong việc phòng thủ. Do Thái không chỉ phải đối phó
với Iran ở xa, mà còn phải canh chừng láng giềng gần Syria là đồng minh
của Iran từ trước đến nay vì mối thù cao điểm Golan. Tình báo cho biết
Syria cũng đã có hỏa tiễn tối tân hướng dẫn bằng GPS và có cả đầu nổ hóa
học. Hezbollah bên Lebanon sát phía bắc cũng đã tăng cường kho vũ khí
và bạn láng giềng Hamas ở Gaza, ngay phía nam nghe đâu mới kiếm chác
được ít “tên lửa” từ Lybia sau khi nhà độc tài Muammar Muhammad Abu
Minyar Gaddafi về chầu Allah. Nói tóm lại, chẳng phải Do Thái chỉ bị
lưỡng đầu mà đúng hơn “tứ đầu thọ địch”.
Thảm họa hỏa tiễn Hezbollah năm 2006 vẫn còn mồn một. Vì lực
lượng Do Thái không làm cách nào diệt được các giàn phóng vào vùng cảng
Haifa làm dân chúng bị thương vong nặng, nên cả tổng trưởng quốc phòng
lẫn tham mưu trưởng quân đội bị bắt buộc từ chức. Ngay chính quyền Do
Thái cũng phải thú nhận đã vấp phải nhiều sai lầm và khiếm khuyết. Hơn 5
năm sau, hệ thống phòng thủ đã có nhiều tiến bộ với quan niệm “phòng
thủ che dù”.
Hiện nay, Do Thái đã thiết lập ba lớp dù che chở, dùng hỏa tiễn
chống hỏa tiễn. Tầm xa có lớp Thần Tiễn (Arrow), tầm trung là Đũa Thần
(Magic Wand) và tầm gần là Vòm Sắt (Iron Dome). Vòm Sắt đã chứng tỏ khá
hiệu quả vì đã bắn rơi nhiều hỏa tiễn Palestine phóng đi từ Gaza. Nhưng
cho tới nay mới chỉ có 3 giàn hoạt đông ở mặt mam, trong khi phải cần 14
giàn mới che phủ được toàn quốc. Đũa Thần vừa hoàn tất giai đoạn chuẩn
bị và sẽ được đặt tại vùng trung tâm Do Thái. Điều này khiến dân chúng
rất hoang mang lo ngại vì họ cho rằng đất nước đang bị hỏa tiễn đe dọa
như chưa từng thấy từ trước tới nay. Còn hệ thống Thần Tiễn do công ty
Boeing và hãng Hàng Không và Không Gian Do Thái hợp sức thiết kế, phí
tổn khoảng trên 1 tỷ đô la. Thần Tiễn được đặc biệt chế tạo để bắn rơi
hỏa tiễn tầm xa Shahab của Iran, nhưng chưa thật sự được “thử lửa” lần
nào; nay mai may ra sẽ có dịp.
Mặc dù Do Thái chuẩn bị phòng thủ kỹ càng tới đâu, thiệt hại về
nhân mạng và tài sản khi bị Iran trả đũa vẫn không phải là nhỏ, kể cả
chuyện chiến tranh giữa đôi bên sẽ kéo dài. Vì vậy, Do Thái cần phải
thận trọng và đắn đo kỹ lưỡng về cái giá “chiến thuật” là sinh mạng và
tài sản dân chúng phải trả so với thành quả chiến lược ngăn ngừa Iran
chế bom nguyên tử chưa chắc đã hoàn toàn đạt được. Rồi sau đó, rất có
thể chiến tranh sẽ lan tràn toàn vùng Vịnh giữa Do Thái và khối Ả Rập
không biết bao lâu mới chấm dứt. Hậu quả dĩ nhiên rất nặng nhưng Do Thái
đành phải cắn răng gánh chịu với hy vọng ít ra hậu quả cũng không nặng
nề bằng khi Iran có vũ khí nguyên tử.
Tin tức giờ chót cho biết chính quyền Iran đã chịu tiếp tục đàm
phán với cơ quan nguyên tử năng quốc tế mà họ đã tự ý gián đoạn hơn một
năm nay. Iran cũng đồng ý để các quan sát viên cùng thanh tra quốc tế
tới kiểm tra các cơ sở nghi ngờ chuẩn bị làm bom nguyên tử. Hy vọng tin
tốt này sẽ làm Do Thái dễ thở hơn. Tuy nhiên, cũng rất có thể các đệ tử
ruột của ngài Ayatollah Khomeini học sách “đả đả đàm đàm” của cha con họ
Kim bên Bắc Hàn để làm kế hoãn binh hầu chôn dấu hoặc phòng thủ các cơ
sở nguyên tử kỹ càng hơn, hoặc kéo dài thêm chút thời gian để lén hoàn
tất trái bom nguyên tử đầu tiên?
“Si vis pacem, para bellum”, muốn không bị chết vì nguyên t ử
phải dùng nguyên tử? Nhiều người dự đoán rất có thể Do Thái sẽ phải dùng
đến vũ khí nguyên thử “chiến thuật” để phá hủy những cơ sở quan trọng
của Iran. Lý do vì nếu chỉ dùng đạn bom qui ước, dù có thành công đi nữa
cũng chỉ ngăn chận được ý đồ nguyên tử của Iran trong một thời gian
ngắn dăm ba năm, sau đó mọi chuyện sẽ phải làm lại từ đầu. Nếu dùng vũ
khí nguyên tử, Do Thái chỉ phải xử dụng một lần, và đây không còn là một
lời cảnh cáo xuông hay hình phạt nửa chừng, mà chứng tỏ hành động quyết
liệt một mất một còn khiến Iran và các nước Ả Rập thù nghịch phải thận
trọng và cân nhắc kỹ càng trước gia nhập trò chơi nguy hiểm.
Nhưng nếu xảy ra chiến tranh nguyên tử, dù chỉ thu hẹp tại vùng
Trung Đông, thế giới sẽ ra sao? Đời sống con người sẽ đi về đâu và hậu
quả sẽ nghiêm trọng đến mức nào? Những câu hỏi này mong mọi người, nhất
là các nhà lãnh đạo trên thế giới tự suy luận và tìm hiểu./.
TRẦN ĐỖ CẨM
Austin Texas 3/2012
http://doanket.orgfree.com/tongquat/istrike.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Mar/2012 lúc 6:18pm
Vũ khí chiến tranh ngày càng siêu hiện đại và ...tàn nhẫn ! Nếu chiến cuộc bùng nổ vì quyền lợi từ các mỏ dầu , đối phương chắc chắn ... tung "tuyệt chiêu" nắm phần thắng ngay từ đầu ! MK
Vũ khí "gây ảo giác" của Mỹ đáng sợ tới đâu? Vietnamnet – 29-3-2012
Các lực lượng vũ trang Mỹ đã chi 4 triệu USD để tìm cách khiến cho kẻ địch
nhìn và nghe thấy những gì không có thật.
http://vn.news.yahoo.com/trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91o-v%E1%BA%BD-b%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%93-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-022000027.html - >> Trung Quốc đo vẽ bản đồ Biển Đông http://vn.news.yahoo.com/canada-mua-ph-t-u-ng-m-d-040900882.html - >> Canada mua phải tàu ngầm dỏm của Anh?
|
Một chiếc trực thăng đang hạ cánh tại Afghanistan. Quân đội Mỹ đã đặt một
thiết bị có giá trị 4 triệu USD lên các thiết bị quân sự khác để khiến cho kẻ
địch nghe hoặc nhìn thấy những thứ không hề có thật. |
Là một chi nhánh của công nghệ quân sự, Cơ quan Kế hoạch nghiên cứu Quốc
phòng Tân tiến (DARPA) chịu trách nhiệm đưa vào các kỹ thuật chiến đấu trong
tương lai, phát triển tất cả mọi thứ - từ các máy bay siêu thanh cho tới rô-bốt.
Nhưng một dự án mới được nói bóng gió tới trong chi tiêu quốc phòng của Lầu
Năm Góc đang khơi gợi sự quan tâm của những người bên ngoài.
Cơ quan này đang chi 4 triệu USD cho một dự án được biết tới với tên gọi đơn
giản là "Ảo giác chiến trường".
Mục đích của vũ khí này là khiến đối phương bị đánh lạc hướng với các ảo giác
"thính và thị giác" để mang lại "lợi thế chiến thuật" cho quân Mỹ. Dự án này
nhằm sử dụng các công nghệ mới tương tự với các công nghệ đánh lạc hướng của các
nhà ảo thuật.
Các nhà ảo thuật và các nhà chiến lược xuất sắc vẫn có quan hệ với nhau từ
lâu" - Shachtman, một chuyên gia từ trang Dangerous Room cho biết.
"Harry Houdini đã thám thính thông tin từ quân đội Đức và Nga cho Lực lượng
cảnh sát trung ương (London). Nhà ảo thuật Jasper Maskelyne được cho là đã tạo
ra các tàu ngầm giả và các xe tăng giả để gây mất sự chú ý của quân Rommel trong
suốt Chiến tranh Thế giới II".
Và trong Chiến tranh Lạnh, CIA đã chi cho nhà ảo thuật John Mulholland 3000
USD để có một bản viết tay về "mất phương hướng, ẩn náu, dựng kịch".
Theo chuyên gia Rob Waugh (trên tờ Daily Mail), loại vũ khí này gần như sử
dụng "công nghệ hình ảnh" được trang bị lên các thiết bị để tạo ra các ảo ảnh
trên chiến trường.
Công nghệ này tương tự với "các phương tiện được thiết kế nhằm làm nhiễu hệ
thống rađa" - chẳng hạn như hệ thống nhiễu động điện từ. Điểm khác biệt là hệ
thống này sẽ "áp dụng lên người".
Trước kia, Mỹ và Anh đều muốn sử dụng thuốc gây ảo giác trong chiến đấu.
Shachtman cho biết: hồi đầu cuộc chiến chống khủng bố, các chuyên gia công
nghệ quốc phòng "nói về ý tưởng về loại vũ khí có tên 'Tiếng nói của Chúa
Trời' ". Loại vũ khí này có thể phát ra các làn sóng âm thanh để thuyết phục
những tay súng Hồi giáo rằng Thánh Alla đang nói vào tai họ và kêu gọi họ bỏ các
dây bom tự chế quanh người" - Shachtman nói.
Các nhà thầu quân sự khác lại đang phát triển các loại "áo choàng tàng hình"
khác để che dấu các thiết bị quân sự.
Lê Thu (theo The Week)
http://vn.news.yahoo.com/v-kh-g-y-o-gi-c-c-003000347.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Mar/2012 lúc 10:08pm
 | http://vulep.multiply.com/journal/item/5755/5755 - Mar 27, '12 11:31 AM for everyone |
Piranha Hải quân Mỹ khai hỏa
Theo
nguồn tin từ giới chức quân sự của Lầu năm góc thì Hải quân Mỹ sẽ sớm
thả “cá hổ” Piranha vào vịnh Hormuz để làm nhiệm vụ giám sát tầm xa tại
khu vực nhạy cảm này… http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654826_Piranha.phunutoday.vn.jpg">
“Cá hổ” Piranha chính là một loại tàu tuần tra
không người lái tàng hình (USV)
hiện đại nhất của Mỹ hiện nay
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654834_Piranha_1.phunutoday.vn.jpg">
Piranha
là loại tàu không người lái mới ra mắt của Mỹ
trong năm 2011, nhưng đã
nhanh chóng được
Hải quân nước này đưa vào sử dụng
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654841_Piranha_2.phunutoday.vn.jpg">
Piranha được trang bị tên lửa phòng không
hiện đại để tiêu diệt mục tiêu khi cần
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654847_Piranha_3.phunutoday.vn.jpg">
Hình vẽ phác thảo thiết kế của Piranha
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654848_Piranha_4.phunutoday.vn.jpg">
Hình ảnh 3D của Piranha
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654850_Piranha_5.phunutoday.vn.jpg">
Piranha phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654853_Piranha_6.phunutoday.vn.jpg">
Theo thiết kế loại tàu này có chiều dài 16,2m với trọng lượng khoảng 4.400kg
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654855_Piranha_7.phunutoday.vn.jpg">
Đây là loại tàu trinh sát không người lái tiên tiến
có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 83 km/h
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654859_Piranha_12.phunutoday.vn.jpg">
"Cá hổ" Piranha có thể hoạt động trong vòng 40 ngày mà không cần phải bổ sung nhiên liệu
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654865_Piranha_8.phunutoday.vn.jpg">
Hình ảnh một chiếc Piranha
được "thả" bằng đường không
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654868_Piranha_9.phunutoday.vn.jpg">
Hình ảnh một chiếc Piranha đang cập tại cảng
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654870_Piranha_10.phunutoday.vn.jpg">
Phần mũi tàu của Piranha
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654877_Piranha_13.phunutoday.vn.jpg">
USV Piranha có thiết kế khá giống
với loài "cá hổ" nổi tiếng ở Amazon
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654893_Piranha_14.phunutoday.vn.jpg">
Piranha chính là con bài chiến lược của người Mỹ
http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images654895_Piranha_15.phunutoday.vn.jpg">
Hình ảnh một chiếc Piranha đang
trên đường làm nhiệm vụ sau khi tách khỏi tàu mẹ
Thái Yên theo PNTD
http://vulep.multiply.com/journal/item/5755 - http://vulep.multiply.com/journal/item/5755
------------- mk
|
|