NHÀ TRANH ĐẤT VIỆT
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Lịch Sử - Nhân Văn
Forum Discription: Lịch sử và các phong tục Tập quán
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=7737
Ngày in: 05/May/2025 lúc 10:38pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: NHÀ TRANH ĐẤT VIỆT
Người gởi: hoangngochung
Chủ đề: NHÀ TRANH ĐẤT VIỆT
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 9:54pm
Nằm trên bán đảo Hòn Hèo, cách đất liền bảy cây số thuộc huyện Ninh Hoà, thành phố biển Nha Trang, khu nghỉ mát Thanh Vân như một làng quê “cao cấp” vắt quanh bãi biển xanh - sạch - đẹp và đầy... thơ mộng ở đây
Tận hưởng cảm giác thanh bình từ thiên nhiên.
Với diện tích 50 ha, resort Thanh Vân kiến tạo những ngôi nhà tranh thấp thoáng trong những vườn cây xanh ngát, bên bãi cát trắng, sóng biển thì thào và gió ru liên hồi qua mái lá. Trú ngụ tại đây bạn sẽ cảm nhận hết chất... trữ tình của một làng quê ven biển thật thanh bình; nhưng nội thất, tiện nghi và dịch vụ của “làng” thuộc vào hạng cao cấp và sang trọng.
Khung xương, cột kèo... của từng ngôi nhà đều bằng gỗ tự nhiên; mái lá lợp chỉn chu đều đặn, nhìn cách kết cấu, mộng ngàm khung sườn gỗ... được trau chuốt đã thấy tay nghề cao của những người thợ mộc quê nhà. Bên cạnh đó, tường có mảng đắp thô ráp tưởng như vách đất, có mảng kết dựng bằng đá chẻ; nền cũng láng bằng ximăng đá rửa; cửa nẻo gỗ mộc mạc với những tấm pa nô - phên tre nứa đan.
Tất tất là những vật liệu lấy từ thiên nhiên thô mộc và đều để lộ ra một cách thân thương gần gũi. Ngay cả ghế ngồi đu đưa cũng treo trên xà gỗ bằng dây thừng to – dây của ngư dân miền biển neo thuyền.
Mỗi một ngôi “nhà lá” trong khu nghỉ mát là một khoảng không gian riêng biệt có thể dành cho đôi uyên ương, gia đình hay bè bạn tá túc. Ở đó, các khu vực chức năng trong ngôi nhà liên kết nhau như những “không gian mở” – hòa lẫn với hồ bơi nước ngọt bên cạnh, với bồn tắm lộ thiên trong vườn sau nhà. Những cánh cửa mở toang như để níu kéo biển khơi, “lùa” nắng gió và mảng cây cối xanh um vào tận nhà.
 Cảm nhận sự sang trọng với ngôi nhà vách lá dân dã.
Sự kết hợp hài hòa giữa phong cách hiện đại và truyền thống.
Bài: NT
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Trả lời:
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 9:57pm
NHÀ TRANH VẮT VẺO BỜ
SÔNG
o0o
Nhà tranh
vắt vẻo bờ sông Nửa trên dòng nước nửa giông đất liền Tựa lưng cổ thọ vững
bền Hề chi sóng nước lúc lên lúc ròng
o0o
Thân dừa nghiêng xuống mé sông Ðôi bồ câu trắng thong
dong đứng nhìn Nàng như e ấp làm duyên Chàng dường xích lại hàn huyên tỏ
tình
o0o
Thẹn thùng khép
nép thân hình Nàng còn e thẹn khẻ nhìn đưa duyên Lâng lâng dạ thấy vui
thêm Ngẫn đầu chớp cánh gần bên cô nàng
o0o
Nắng trưa trắng bạc
trên cành Nghiêng nghiêng đôi cánh nước xanh ngắm nhìn Lá dừa soi bóng
cành nghiêng Mây qua đáy nước thần tiên cảnh nào
o0o
Thời gian
dừng lại cảnh đời Lặng yên nghe tiếng chim trời hát ca Lá xanh chen với
ngàn hoa Ong bay bướm lượn hiền hòa cảnh tiên
o0o
Vào đây rủ
sạch muộn phiền Tâm không vướng bận trần duyên bụi hồng Mây bay trắng xóa
mấy tầng Thì ra cuộc thế cũng ngần ấy
thôi
o0o
NHƯ TẠNG
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:03pm
xuyên thủy động Cảm giác sáng - tối lập đi lập lại khi thuyền xuyên ngang các thung, động, khiến du khách quên hẳn thời gian để hòa mình hoàn toàn vào không gian. Khu Tràng An nằm trên 3 huyện, thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội 95km. Tổng diện tích gần 2.000ha, gồm 47 di tích lịch sử chủ yếu gắn với các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Không có biển nhưng Tràng An (Ninh Bình) được xem như là “Hạ Long trên cạn” khi sở hữu những núi đá vôi trãi dài, những thung nước xanh rì, hang động với những cái tên gợi chuyện xưa tích cũ như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây…
Bến đò Sào Khê với những con đò bằng tôn bé xíu cùng kích thước, thiết kế để có thể luồn lách qua những hang có nhỏ nhất.
Mỗi hang mang một nét đẹp riêng: Hang Tối có lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng ánh kỳ lạ. Và những truyền thuyết vô tiền khoáng hậu: ở hang Ba Giọt, nếu du khách hứng lấy ba giọt nước trong lòng bàn tay thì sự nghiệp sẽ công thành danh toại, hứng tiếp ba giọt nữa để uống thì tình yêu sẽ viên mãn…
Cảm giác hồi hộp, lo lắng khi thuyền sắp vào hang đầu tiên.
Nhưng đặc biệt nhất ở Tràng An là khu núi chùa Bái Đính gồm các ngôi chùa lớn, đặt tượng Phật, chuông đồng to, với gần 500 tượng La hán bằng đá cao khoảng 2m, vườn cảnh đa sinh thái, sinh dược….
Các dãy núi, hồ nước và hang động tại Tràng An ăn thông với nhau tạo thành thế trận liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Ven bờ, những mái nhà cỏ ẩn hiện, những chú dê như hiện ra từ thinh không giữa triền núi tạo cảm giác thanh bình đến kỳ lạ.


Mỗi thung như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Vì nơi đây có “thế trận liên hoàn”, tạo một vòng khép kín nên du khách chỉ mất khoảng 2 - 4 giờ vừa vòng vèo lướt trên mặt nước xanh rì trên chiếc thuyền nhỏ, vừa tạt ngang ngắm những bến bờ nhuốm màu cổ tích, đi bộ, trèo qua các lèn núi đẹp như mơ để khám phá các đền đài được xây dựng huyền bí lẫn trong mây, trong núi…, ngắm những loài kỳ hoa, dị thảo với người lái đò cũng là hướng dẫn viên, du khách đã có thể thưởng ngoạn trọn vẹn khu sinh thái. Ngoài cảm giác mênh mông trên mặt hồ, trải nghiệm cảm giác lo lắng không biết có điều gì bất ngờ xảy đến khi bắt đầu vào hang, những cú đụng đầu bất ngờ vào trần, cảm giác lạnh buốt với giọt nước rơi từ thinh không khi lưu thông qua những chiếc hang hẹp, thấp, không có ánh sáng để rồi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng khi đối diện với những bức tranh thủy mặc nhiều màu sắc khác nhau tại mỗi thung.
Con đường đá uốn lượn dẫn lên đình Trần. 
Chùa Bái Đính ẩn hiện trong màu xanh của nước, của rừng và những núi đá vôi. Cảm giác sáng - tối lập đi lập lại nhiều lần khiến du khách như bỏ quên thời gian, quên đi nhịp sống hàng ngày, hoàn toàn hòa mình vào thiên nhiên, nghe thênh thang âm thanh của đất trời, nghe nhịp thở của mây ngàn và gió núi.
Những ngôi nhà tranh ven hồ tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản.
Nước hồ trong vắt có thể ngắm thủy sinh dưới đáy. Kết thúc chuyến xuyên thủy đông khám phá Tràng An, du khách có thể vào các nhà hàng gần đó, nghỉ ngơi và thưởng thức các món ăn đặc sản chế biến từ dê núi, cá trầu và cá rô Tổng Trường rất riêng của nơi này. Theo Afamily
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:07pm
Nhà Việt kiều ở Tam Đảo Nguyễn Hiền Tờ báo NewYork Times đã giới thiệu căn nhà nghỉ mát của nhà văn Việt Kiều Nguyễn Quý Đức bên sườn Tam Đảo, với lời bình luận “một căn nhà có những góc nhìn tuyệt đẹp!”.
Cuối thế kỷ trước, Tam Đảo, cũng như các khu nghỉ dưỡng núi êm đềm khác trên địa phận Việt Nam như Đà Lạt, Bà Nà, Bạch Mã, đều do người Pháp tìm ra và xây cất những căn nhà nhỏ xinh theo kiến trúc châu Âu, như sự hoài nhớ về quê hương xứ sở. Khi Hà Nội nắng nóng thì Tam Đảo vẫn chìm trong sương mù với những hàng thông xanh.
Nguyễn Quý Đức rời Việt Nam đã lâu và mỗi lần lên Tam Đảo, ông lại nhớ về những ngày êm đềm của tuổi thơ, khi chiến tranh còn chưa xảy ra. Lập nghiệp ở Mỹ nhưng ông đã quay lại Việt Nam làm phóng viên từ những năm 80 thế kỷ trước. Đến năm 2006, ông đã rời căn apartment của mình ở San Francisco, bán chiếc ô tô và trở về Hà nội, mở một quán cà phê và một gallery tranh, như nhiều nhà hoạt động nghệ thuật Việt kiều hồi hương khác.
Và cũng như người Pháp xưa, cứ mỗi cuối tuần, ông lại rời bỏ phố phường về với rừng núi. Tam Đảo là địa điểm lựa chọn khi ông đã mua ở đây 500m2 đất, bên sườn núi mờ sương, nơi cách Hà Nội 2 giờ xe chạy.
 Toàn ngôi nhà nhìn từ sườn núi phía dưới: tường đá và những ô kính mở rộng từ trần đến sàn
Ông quyết định dùng các ngôn ngữ của vật liệu kính và đá để tạo dựng nên ngôi nhà này. Những vật liệu này dễ thi công đối với những công nhân của địa phương. Ngôi nhà như một phần hữu cơ của sườn núi. Từ thị trấn nhìn lên, nó cheo leo bám vào núi như một tảng đá nhỏ trong sự tĩnh lặng của vạn vật.
Ông Đức luôn bị “quấy rầy” bởi câu hỏi của các hàng xóm là khi nào tòa nhà xây xong. Không theo tính truyền thống, ngôi nhà không có cửa trước. Lối vào của căn nhà rất đặc biệt: Từ mái nhà đi xuống! Khách sẽ đi theo sườn núi, qua một “chiếc cầu” bắc ngang sân trong rồi đi xuống dưới nhà bằng cách chui vào chiếc “kim tự tháp” kính. “Ngồi ở đây, tôi có cảm giác như bơi trong biển mây vậy!”
Và như vậy, nóc nhà đồng thời cũng là sảnh đón, chỗ ngồi chơi ngắm cảnh phóng tầm mắt ra không gian mênh mông xung quanh và nhìn xuống thung lũng. Muốn đi vào “kim tự tháp” sẽ phải qua một chiếc cầu lắt lẻo như để tĩnh tại và “tẩy trần”, rồi vòng quanh sân và chui xuống “cái bẫy”. Có vẻ hơi lắt léo, nhưng cũng chẳng có việc gì phải vội vã ở nơi đây cả!
Sân trong ở giữa 2 khối nhà, phía trên là cầu trên mái. Giữa sân có một “hố lửa” để đốt lên những đêm đông tĩnh mịch Trên sàn bê tông của phòng sinh hoạt chung là một chỗ rộng để “ngồi thiền” và nhìn ra hồ nước trước mặt, xa hơn nữa là rừng cây mờ sương Là người nghiên cứu về đạo Phật, ngôi nhà do Nguyễn Quý Đức tự thiết kế này thấm đẫm chất thiền qua cách sử dụng vật liệu mộc mạc và giản dị: vách gỗ, những băng kính ngang đơn giản, tường đá và bê tông trần sần sùi. Một chiếc hồ đơn giản cũng được dựng ngay sát nhà, bên sườn núi. Thật là tuyệt vời khi được dầm mình trong nước và xung quanh là đại ngàn bao la tịch mịch.
Riêng phòng ngủ cho khách là theo kiểu truyền thống, với nhà tranh vách gỗ và những trang trí lấy từ hoa văn và màu sắc các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam Ông chủ nhà, như một tiều phu bản địa
Ông Đức tâm sự rằng, ông mong chờ vào chính sách mở cửa của Chính phủ cho Việt kiều mua đất đai. Lúc ấy, ông sẽ tậu ngay thêm vài khu nữa, để mở một “trại sáng tác” cho các nhà văn, cũng là để thỏa mãn thú điền viên của mình, như mọi người Việt lúc về già. Đây có lẽ sẽ là căn nhà cuối cùng trong cuộc đời ông, một cuộc đời đầy sóng gió và trải nghiệm .
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:08pm
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:09pm

------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:12pm
http://my.opera.com/Micong/albums/showpic.dml?album=6643362&picture=100663352">
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:14pm

------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:16pm


------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:17pm
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:19pm


mailto:memento_tho@yahoo.com - memento_tho@yahoo.com
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:21pm
Nhà tranh vách đất
Nhưng tiện nghi
như ks 4sao
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:30pm
"Nâng cấp" trường chuẩn quốc gia thành trường "tranh tre" Phá lớp học để xây trường theo Chương trình Kiên cố hóa trường lớp nhưng gần 2 năm nay, công trình này vẫn nằm trên giấy vì chưa có vốn. Vì vậy, hàng trăm học sinh của Trường Tiểu học Phố Ràng 1 (Bảo Yên - Lào Cai) vẫn phải học ở những phòng tạm, trời mưa to phải nghỉ học, trời lạnh thì gió lùa rét thấu xương.Khu nhà tạm của Trường Tiểu học Phố Ràng 1. “Tôi về Trường Tiểu học Phố Ràng 1 (trường TH đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của Bảo Yên) năm nay là năm thứ ba, nhưng đây là năm thứ hai phải duy trì 4 phòng học tạm đảm bảo cho gần 250 học sinh học tập. Cũng hai năm qua, học sinh phải học chia ca, không được học 2 buổi/ngày, không có phòng chức năng nên sinh hoạt ngoại khóa và một số hoạt động khác của học sinh bị cắt do dãy nhà cấp 4 gồm 8 phòng học, phòng chức năng đã xuống cấp phải dỡ để san nền chuẩn bị mặt bằng cho dự án xây kiên cố 14 phòng học, phòng chức năng. Đã có mặt bằng sạch, nhưng sau gần hai năm dự án vẫn chưa được triển khai, lớp học tạm bợ, phụ huynh học sinh không ít lời phàn nàn hiệu trưởng mới về chưa làm được gì đã “phá trường lớp” khiến học sinh học trong điều kiện khó khăn, không ít người đã đề nghị Ban giám hiệu nhà trường cho con em chuyển trường khác”- cô Ma Thị Xuân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phố Ràng 1, huyện Bảo Yên bức xúc nói. Trường Tiểu học Phố Ràng 1 có diện tích đất rộng gần 8.000 mét vuông, được xây dựng 4 dãy nhà cấp 4, có đủ phòng học, phòng chức năng cho khoảng 250-300 em học sinh theo nhu cầu của những năm học trước đó. Đơn vị này được đánh giá là một điển hình về giáo dục và cũng là một trong 4 Trường Tiểu học đầu tiên của tỉnh Lào Cai được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt Chuẩn quốc gia từ năm 2001. Trường được xây dựng từ khá lâu, nên các dãy nhà bắt đầu xuống cấp, hơn nữa số học sinh tiểu học hàng năm đều tăng cao, như năm học 2011-2012 đã tăng 2 lớp với tổng số học sinh toàn trường là 428 em, nhu cầu cần được xây dựng trường học đặt ra cấp thiết. Các phòng học tạm gây nhiều khó khăn cho việc dạy và học của nhà trường. Theo Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Bảo Yên, Trường Tiểu học Phố Ràng 1 nằm trong danh mục đầu tư đã được phê duyệt của Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà ở cho giáo viên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2008 - 2012. Cũng theo quyết định phê duyệt báo cáo hồ sơ kỹ thuật xây dựng của UBND huyên Bảo Yên, công trình được đầu tư xây dựng với quy mô 2 nhà lớp học gồm 8 phòng với tổng vốn đầu tư trên 5,3 tỷ đồng và theo kế hoạch, năm 2011 sẽ khởi công sẽ khởi công mới một dãy nhà lớp học. Do vậy, theo chỉ đạo của UBND thị trấn Phố Ràng, tháng 8-2010, nhà trường đã phải phá dỡ một dãy nhà cấp 4 gồm 8 phòng học, phòng chức năng để thực hiện san gạt mặt bằng cho dự án. Hiệu trưởng Ma Thị Xuân cho biết, trước thông tin đơn vị được đầu tư xây dựng trường khang trang các thầy cô giáo, học sinh và phụ huỵnh đều rất phấn khởi, bởi lâu nay cơ sở vật chất đã xuống cấp và luôn quá tải, vì vậy ngay khi họp bàn với phụ huynh học sinh công tác xã hội hóa về xây trường, hội phụ huynh học sinh đã không ngần ngại đóng góp 200 triệu đồng hòa cùng 50 triệu đồng tiền Ngân sách địa phương cấp theo kế hoạch năm 2009 để thực hiện san nền, dựng các phòng học tạm. Lớp học tạm mưa to nước tạt ướt, trời rét gió lùa rét thấu xương. Tuy nhiên, sau phá dỡ và san nền, dự án này phải ngừng khởi công do nguồn vốn của Đề án phân bổ cho Lào Cai đã hết, nên dự án phải dừng lại không được thi công như dự kiến ban đầu. Điều này gây không ít khó khăn cho Ban giám hiệu nhà trường trong việc sắp sếp bố trí các lớp học khi phòng học còn thiếu khi phải chờ trong một thời gian dài, hơn nữa tâm lý của phụ huỵnh nay đã bước sang quý IV năm 2011 mà trường chưa được thi công xây dựng, nên tỏ ra lo lắng và bức xúc khi tận mắt chứng kiến nếu phải học dài ở dãy nhà tạm này, bởi kéo dài thời gian sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy. Trong thời gian vừa qua, nhiều phụ huynh không yên tâm việc học tập ở lớp học tạm bợ như thế này, đã đề nghị Ban giám hiệu cho chuyển trường khác. Tuy nhà trường đã tổ chức tuyên truyền vận động thuyết phục nhưng vẫn có 12 trường hợp chuyển trường, nếu tình trạng này kéo dài con số chuyển trường sẽ còn tăng lên - cô hiệu trưởng Xuân nói. Theo khảo sát của nhà trường, trong năm học 2011 - 2012 tới đây, sĩ số học sinh sẽ tăng cao, nếu chưa có trường xây nhà trường phải dựng thêm hai phòng học tạm nữa, như vậy sẽ có khoảng trên 300 em học sinh phải tiếp tục học tạm chia ca trong những phòng học như thế này. Dãy nhà 8 phòng học được dỡ bỏ và san gạt trả lại mặt bằng cho dự án xây trường mới, nay thành bãi đá bóng của học sinh. Có mặt tại khu nhà tạm “mục sở thị” có một thực tế bất ngờ đó là, các phòng học tạm được nợp bằng cọ và được ngăn với nhau chỉ bằng tấm cót, còn hai bên mái phòng học quây bằng cót, nhưng củng chỉ ngang bụng người lớn nên các điều kiện về giữ ấm cho mùa đông, thoáng mát vào mùa hè rất hạn chế, các em học sinh ở đây có chung phàn nàn, lớp nếu bên kia giảng bài lớp thì lớp liền kề cũng được nghe giảng cùng khiến các em khó tâp trung học tập vào bài giải. Chưa kể trong những ngày gió to thổi gió lạnh vào gây khó chịu, còn khi mưa lớn hắt nước tràn vào nền phòng học, học sinh và giáo viên phải ngừng học để tránh mưa. Do không thể giảng dạy hai buổi/ngày đã ảnh hưởng theo quy định, phải đảm bảo 50% học sinh Tiểu học trên địa bàn được học 2 buổi/ngày mới được công nhận PCGDTH đúng cấp độ 2. Ông Vương Tiến Trình, Trưởng Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Bảo Yên - đại diện chủ đầu tư công trình cho biết, đơn vị tham mưu cho UBND huyện tiếp tục đề nghị tỉnh và sở ngành liên quan ưu tiên vốn đầu tư sớm cho công trình này, chưa có vốn thì vẫn phải chờ... Có lẽ trong khi chờ đầu tư xây dựng công trình, hàng trăm học sinh tiểu học ở thị trấn Phố Ràng (Bảo Yên) phải chuẩn bị tốt tâm thế cho mình để sẵn sàng bước vào một mùa đông với đầy khó khăn phía trước.
Theo Đinh Viết Vinh (Lào Cai Online) http://nld.com.vn/2011103002465768p0c1017/nang-cap-truong-chuan-quoc-gia-thanh-truong-tranh-tre.htm - http://nld.com.vn/2011103002465768p0c1017/nang-cap-truong-chuan-quoc-gia-thanh-truong-tranh-tre.htm
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:32pm
Nhọc nhằn con chữ Với những giáo viên nơi đây, những khó khăn, vất vả thường nhật đã vơi bớt phần nào nhờ tình cảm của học trò và người dân. Vượt qua những đoạn đường trắc trở, nơi chưa có đường ô tô đi tới, chiếc xe máy của chúng tôi nhiều lần phải gầm lên khi đi qua những đoạn dốc đất đỏ dẻo quánh sau cơn mưa rừng bất chợt. Sau bao vất vả, chúng tôi cũng đến được trường THCS Trà Leng (xã Trà Leng, huyện Nam Trà Mỹ, tỉnh Quảng Nam) Chuyện giáo viên cắm bản… Tiếp chúng tôi là các cán bộ, giáo viên trong trường và cả các học sinh cùng những người dân quanh trung tâm xã. Lâu lắm mới có người từ dưới xuôi lên, mọi người vây quanh hỏi thăm và chia sẻ những nỗi vất vả dọc đường đi. Nhìn những gương mặt vui tươi của đồng bào bất chấp những khó khăn thiếu thốn nơi vùng sâu vùng xa, chúng tôi cảm nhận phần nào tình cảm của những con người nơi đây.
 | Trường THCS xã Trà Leng |
Cô Kiều Thị Thanh Thuyết - Phó Hiệu trưởng trường THCS Trà Leng, người đã gắn bó với ngôi trường này 10 năm cho biết, xã thuộc diện khó khăn nhất tỉnh, giao thông chưa thuận lợi nên việc học tập của con em đồng bào nơi đây cũng gặp rất nhiều khó khăn. Để có được ngôi trường như hiện nay, các giáo viên đã phải cùng người dân cõng lên từng viên gạch, từng bao xi măng, gùi từng hòn đá đi bộ cách cả ngày đường đưa về xây trường học. Những ngày đầu khi trường đặt tại trung tâm xã, học sinh đi học không nhiều, không đều như bây giờ, các giáo viên phải thay nhau đến từng gia đình động viên gia đình cho các em đi học. Dẫn chúng tôi đi tham quan những dãy phòng học khang trang được xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau, cô Thuyết chia sẻ: “Hiện tại trường đã có khu nội trú riêng cho học sinh khối cấp 2 từ nhiều làng xa đến học và ở lại. Còn nhà công vụ cho giáo viên thì hiện tại chưa có. Có giáo viên phải ở cùng nhà với đồng bào, cũng gặp nhiều bất tiện”. Cô giáo Nguyễn Thị Kim Ký, người đã lên đây dạy học từ 14 năm trước cho biết: “Ban đầu lên đây giữa núi rừng heo hút, buồn lắm. Có lần về lại dưới xuôi định không lên nữa, nhưng lại thương học trò, thương những gia đình ở đây còn nhiều cực nhọc, thế là lại khăn gói lặn lội lên trường”. Bây giờ, hỏi những giáo viên như cô Thuyết, cô Ký, và rất nhiều thầy cô giáo, họ đều trả lời rằng không muốn rời xa trường. Bởi nơi đây có một điều gì đó rất nặng lòng níu giữ họ lại. Gian khó những điểm trường… Khi chúng tôi ngỏ ý muốn được đến những điểm trường xa thuộc trường THCS Trà Leng nằm trên những dãy núi cao ngất của đại ngàn Trường Sơn, nhiều thầy cô giáo đã tỏ ý nghi ngại vì đường đi vô cùng khó nhọc. Điểm trường xa nhất cách cả ngày đường đi bộ, vượt qua suối sâu, rừng rậm, vạch lá mà đi và nguy hiểm khi phải đối mặt với thú rừng; điểm trường gần nhất thì cũng cách 2-3 giờ.
 | Điểm trường tranh tre nứa lá tại Đắk Lẻ |
Thấy quyết tâm của chúng tôi, cô Phó Hiệu trưởng đành chiều ý và đích thân làm người dẫn đường. Sau nhiều giờ đi bộ, vượt qua những con suối cạn nước, chúng tôi cũng đã đến được điểm trường Tăk Lẻ, một trong những điểm trường xa nhất của trường THCS Trà Leng. Nơi đây chỉ có 3 giáo viên đứng lớp, trong đó có một cô giáo lên đây hơn 10 năm. Còn lại là hai giáo viên trẻ mới ra trường. Thầy giáo trẻ Trần Văn Tám, quê miền biển Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cho biết: “Ở đây không có nước sạch, không điện, không ti vi, báo chí. Chúng tôi chỉ biết làm bạn với cây rừng. Nhưng người dân thương giáo viên nên cũng được an ủi phần nào”.
 | Gian nan con đường đến trường |
Trường lớp vẫn còn tranh tre nứa lá, nhiều cột chống mục phải làm thêm những cột phụ chịu lực mới trụ nổi. Nhìn bữa cơm của các giáo viên nơi đây chỉ có cá khô, rau lang rừng chấm với nước muối pha loãng mới thấy hết được sự cực nhọc của họ. Ngoài giờ học, những giáo viên phải tự tăng gia sản xuất, trồng rau, nuôi gà, hay xuống suối bắt cá để cải thiện bữa ăn. Lâu lâu khi có đoàn lên thăm mới nhờ gửi được gạo, mắm, cá khô, hay một chiếc áo mới. Đến mùa mưa lũ chia cắt, nhiều lúc hết gạo, hết cá phải cùng ăn sắn, ăn khoai với đồng bào nhiều ngày để chờ người đến giúp đỡ. Thầy Huỳnh Tấn Sơn, người có thâm niên đứng lớp 8 năm tại điểm trường Đăk Lẻ cho biết: “Có lần đi công tác, đến bên suối thì lũ đổ về đột ngột nên phải nằm lại hai ngày trời, chờ lúc lũ rút mới đi tiếp được. Một lần đi qua cầu treo làm bằng những sợi mây bện lại, giữa chừng cầu treo bị đứt phải bám vào dây neo trèo lên…. Còn chuyện đi giữa đường gặp thú dữ thì nhiều không kể xiết!” Và những chuyện tình nơi bản xa… Những khó khăn vất vả là thế, song những giáo viên cắm bản vẫn cố gắng vượt qua và thêu dệt nên câu chuyện tình đẹp như trong cổ tích.
 | Vợ chồng thầy Phạm Lý Hóa với mẻ cá mới bắt được dưới suối |
Hai vợ chồng thầy giáo Phạm Lý Hóa tại điểm trường bản Ông Nhày đã lên đây gần 10 năm. Chiều muộn, chúng tôi đến thăm vợ chồng thầy Hóa, thầy xuống suối bắt cá, chỉ còn cô Nguyễn Thị Thủy ở nhà cùng cậu con trai chưa đầy 3 tuổi bụ bẫm. Cô Thủy chia sẻ: “Hai vợ chồng đều lên đây từ những năm điểm trường mới thành lập, gặp nhau và cùng nhau vượt qua biết bao gian khó. Đến với nhau và quyết định ở lại cùng với đồng bào. Nơi đây thật sự đã trở thành chốn yên bình hạnh phúc với chúng tôi.” Hay chuyện cô giáo Nguyễn Thị Kim Ký cũng có chồng là giáo viên trong trường, nhưng vì nhiệm vụ, hai vợ chồng phải công tác ở hai điểm trường khác nhau, chỉ gặp nhau được những ngày lễ Tết, hay những dịp nghỉ hè. Nhiều cô giáo trẻ lên đây phải tạm xa những mối tình nơi miền xuôi, thế nhưng có những chàng trai vẫn vượt bao đường đất lên đây thăm người yêu, thấy được những khó khăn của người thương và quyết định… lên đây lập nghiệp. Thế mới thấy sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua tất cả! Tạm biệt những giáo viên cắm bản nơi vùng núi cao Trà My, chúng tôi xuống núi và mang theo về xuôi sự khâm phục những người giáo viên đã vượt qua tất cả để mang cái chữ lên cho đồng bào. Họ không mong muốn gì nhiều hơn những ánh mắt trẻ thơ khao khát cái chữ./. CTV Bùi Hữu Cường/VOV Online http://vov.vn/Home/Nhoc-nhan-con-chu-noi-dai-ngan-Truong-Son/20121/197218.vov -
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:39pm
Thứ hai 28/11/2011 07:54 Mong manh lớp học tre nứa mục tát giữa mùa đông bão táp
(GDVN) -Thương cảm cho những học sinh miền cao Phà Coóng phải học trong những phòng tranh tre nứa lá khi mùa đông đang đến gần.
 | Từ điểm trường chính tiểu học Bắc Lý 1, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vào điểm trường bản Phà Coóng phải đi hơn nửa giờ đồng hồ qua nhiều khe sâu như thế này |
 | Điểm trường Phà Coóng có 20 học sinh của 4 lớp học bậc tiểu học. Tất cả đều là con em đồng bào dân tộc Khơ - Mú |
 | Toàn cảnh ngôi trường tranh tre nứa lá Phà Coóng |
 | Những lớp học được che chắn tạm bợ bằng những tấm phên nứa |
 | Căn nhà nội trú của các thầy cô giáo nơi đây cũng đã hư hỏng gần hết nên phải chống tạm bằng những cây tre |
 | Những tấm gỗ đã mục nát làm hở những khoảng trống lớn |
 | Vào những ngày mưa và mùa đông, những phòng học bằng tre nứa này không thể ngăn nổi mưa và gió lạnh mùa đông |
 | Những bức vách bằng tre nứa trong phòng học vừa làm xong đã bị thủng lỗ chỗ bởi mưa nắng |
 | các em học sinh tại đây phải học lớp ghép, mỗi thầy cô một lúc liền phải dạy hai lớp |
 | Những đứa trẻ này rúm ró, e ngại khi lần đầu đứng trước ống kính máy ảnh |
 | Không có đổ chơi, sân chơi nên đến giờ ra chơi các em chỉ biết ngồi nghịch đất đá |
 | Phòng học mầm non do không có học sinh học nên giờ trở thành chỗ chơi ú tìm cho các em tiểu học với những vách nứa đã bị thủng lỗ chỗ http://giaoduc.net.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=78245 -
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 09/Mar/2012 lúc 10:45pm

------------- hung0989077120@ahoo.com
|
|
Print Page | Close Window
Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info
|
|