Người gởi |
Nội dung |
hoangngochungdn
Newbie
Tham gia ngày: 01/Dec/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 35
|
 Gởi ngày: 22/Jan/2011 lúc 12:26am |
Hà Nội: Gần 50 ngôi mộ bị lấp trong một đêm
Theo người dân, một công ty đã đổ trộm bùn đất lên khu mộ .
Chiều 26-8-2010, hàng chục người dân xã Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội) vẫn thẫn thờ đứng ngóng tìm mồ mả người thân.
Nơm nớp lo mộ sập
Anh Nguyễn Hữu Trí bàng hoàng nhớ lại: "Sáng 22-8, tôi sững người khi đi ngang qua nghĩa trang thì thấy bia mộ mẹ mình đột ngột biến mất. Kể từ hôm đó, không ngày nào gia đình tôi được ngủ ngon. Mồ mả mẹ mình bị bùn đất đổ lên, tôi đau xót lắm".
Chị Nguyễn Thị Lan nghẹn ngào: “Tôi sợ nhất là sập tấm ván, đất cát tràn vào bên trong mộ thì tội nghiệp bà cụ. Mấy chục tấn đất cát đè lên mộ chứ đâu phải ít”.

Máy xúc và trên 30 công nhân đang tích cực đào múc hàng ngàn m3 bùn đất. Ảnh: TRẦN ĐẠI
Gia đình anh Đặng Bá Hải có tới bốn ngôi mộ bị vùi trong bùn đất. Anh nói: “Đây là lần thứ tư mộ người thân tôi bị đất cát, phế liệu vùi lên. Những lần trước chỉ có mộ của bố nuôi và ông bị lấp, lần này cả mộ của bố đẻ và bố vợ cùng mộ anh và chị tôi bị san bằng”.
Theo ông Nguyễn Đắc Hồi (quản trang nghĩa trang Đồng Trưa), ít nhất có gần 50 ngôi mộ bị vùi lấp. Ông Hồi cho rằng thủ phạm của việc làm này là một công ty đang thi công tại khu đô thị mới Dương Nội, cách nghĩa trang không đầy một cây số.
100 triệu đồng để bốc bùn đất
Ông Trịnh Như Hà, Phó Chủ tịch phường Dương Nội, cho biết sự cố hy hữu này xảy ra giữa lúc trời mưa to vào đêm 21 rạng 22-8. Ông Nguyễn Hữu Thành đi ngang nghĩa trang Đồng Trưa và phát hiện khu hung táng đột nhiên biến thành vùng đầm lầy. Quá hốt hoảng, ông Thành chạy thẳng về phường trình báo sự việc. Người dân không thể nhận biết được mộ người thân nằm ở khu vực nào. Bùn đất đổ lên mộ quá nhiều, nơi cao nhất lên tới… 3,5 m. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương phải bố trí người trực trong khu nghĩa trang để ổn định tình hình.

Người dân vẫn nơm nớp lo sợ mộ người thân bị sập. Ảnh: TRẦN ĐẠI
Sáng 23-8, chính quyền đã thuê hai máy xúc cùng ôtô để vận chuyển bùn đất đi. Tuy nhiên, khó khăn nhất là khi đưa máy vào không thể xúc được lớp bùn đất rất sâu. Từ chiều 25-8, địa phương phải thuê lao động thủ công đào bốc bùn đất. Tổng chi phí dự kiến cho việc bốc bùn đất khoảng 100 triệu đồng.
Hai đầu đường đi qua nghĩa trang Đồng Trưa đều có trạm barie bảo vệ của đơn vị thi công công trình. Điều lạ lùng là có một trạm chỉ cách khu vực nghĩa trang khoảng 150 m, các xe đi vào khu vực nghĩa trang đều qua đây. Tuy nhiên, ông Hà cho biết bảo vệ nói không hề biết sự việc xảy ra. Theo ông Hà, lượng bùn đất này có thể ở các công trình khoan cọc nhồi trong khu vực.
Nhiều người dân xã Dương Nội cho biết năm trước cũng có hiện tượng lén đổ bùn đất lên khu vực nghĩa trang nhưng phạm vi ảnh hưởng chỉ trong vài ngôi mộ. Điều dân lo lắng nhất hiện nay là dù mộ có bia nhưng rất có thể khi bùn đất đổ lên sẽ làm trôi đi, khó xác định mộ. Mặt khác, khi máy xúc tham gia múc bùn đất sẽ làm một số ngôi mộ bị đổ sập. Hiện có khoảng 30 công nhân và một máy xúc tham gia đào múc bùn đất.
Theo ông Hà, sau khi hoàn thành công việc, địa phương cùng người dân sẽ làm lễ tạ các cụ, đảm bảo yếu tố tâm linh.
VŨ TRẦN - YÊN THẢO.
Bình Định- đào trộm 21 ngôi mộ lấy đất làm cây xăng
TT- – TT - Ngày 21-1, Công an huyện Phù Mỹ (Bình Định) cho biết đã vào cuộc điều tra vụ đào bới và di dời 21 ngôi mộ tại thôn Vĩnh Bình, xã Mỹ Phong. Vụ việc xảy ra đêm 18-1 và được ông Đỗ Xuân Thống - đại diện dòng họ Đỗ tại địa phương - cấp báo với chính quyền và Công an huyện Phù Mỹ ngay sáng 19-1.
Ông Đặng Văn Diễn - chủ tịch UBND xã Mỹ Phong - cho biết trước đó, Công ty TNHH và sản xuất Đông Tâm (ở địa phương) đã thương lượng đền bù với các hộ gia đình có phần mộ để di dời đến khu vực khác, nhằm lấy mặt bằng mở cây xăng nhưng hai bên chưa đạt được thỏa thuận.
“Cơ quan điều tra bước đầu đã xác định được đối tượng đào bới 21 ngôi mộ là nhóm người do Công ty TNHH và sản xuất Đông Tâm thuê mướn. Đây là vụ việc xâm phạm mồ mả nghiêm trọng” - đại tá Phan Minh Hải, phó giám đốc Công an tỉnh Bình Định, nói.
N.NAM - TR.ĐĂNG
Chỉnh sửa lại bởi hoangngochungdn - 22/Jan/2011 lúc 12:28am
|
hoangngochung@ymail.com
|
IP Logged |
|
hoangngochungdn
Newbie
Tham gia ngày: 01/Dec/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 35
|
 Gởi ngày: 22/Jan/2011 lúc 12:35am |
Nhà thờ tổ chùa Cói gây bất ngờ cho du khách. |
Đập chùa cổ...xây chùa mới khang trang !?
Thứ Tư, ngày 25/08/2010, 16:45
(Tin tuc 24h) - Về chùa Cói ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc du khách vô cùng ngỡ ngàng trước tòa nhà hai tầng khang trang với điều hòa nhiệt độ, cửa nhôm kính.
|
Những ngôi chùa lộng lẫy
Chùa Tùng Vân nằm trên địa bàn thị trấn Thổ Tang, là ngôi chùa cổ, lớn nhất huyện Vĩnh Tường, xây dựng cách đây 327 năm vào thời Vua Lê Huy Tông, được ghi vào danh mục di tích văn hóa cấp quốc gia từ năm 1964.
Chùa nổi tiếng với một số pho tượng bằng đất nung, trong đó có pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có niên đại cách đây gần 300 năm. Những du khách từng đến chùa Tùng Vân trước năm 2008 đều không thể quên dáng vẻ cổ kính, rêu phong của chùa.

Ngôi chùa cổ bị đập đi và thay thế bằng ngôi chùa vững chắc khăng trang có điều hòa nhiệt độ.
Thế nhưng giờ đây về với Thổ Tang, người ta hoàn toàn bất ngờ khi ngôi chùa cổ xưa giờ đã được xây dựng lại thành một ngôi chùa lộng lẫy. Toàn bộ ngôi chùa được nâng lên cao hơn 1m so với kết cấu cũ.
Các cột gỗ cũ được nối bởi các cột đá có chạm trổ điêu khắc. Nhiều cột đá mới được dựng lên cùng với các bệ thờ cũng được làm mới bằng đá có hoa văn điêu khắc chạm trổ công phu. Hệ thống tượng trong chùa phần lớn đã được sơn lại. Một bà vãi đang quét dọn chùa cho biết, tượng đất đã được sư thầy đập đi để thay bằng các tượng mới.
Từ cửa vào, phía bên phải chỉ cách đại điện khoảng 1m là dãy nhà vừa được xây mới với kết cấu hai tầng, cửa kính sang trọng, gara ô tô, phòng làm việc của sư trụ trì, phòng khách... Dãy nhà này làm cho chùa Tùng Vân hiện đại hơn nhưng lại làm mất đi cảnh quan thoáng đãng và cổ kính vốn có của một ngôi chùa cổ.
Chùa Cói thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên từng được Viện Viễn Đông Bác Cổ xếp hạng là di sản văn hoá có giá trị ở Việt Nam năm 1939, cũng gây cho du khách nhiều bất ngờ khi đến thăm.
Bên cạnh tam quan và tam bảo cổ kính lưu dấu ấn thời gian là sừng sững một tòa nhà hai tầng với kết cấu hiện đại, có lắp máy điều hòa và trang bị khung nhôm, cửa kính và đèn điện có kiểu dáng châu Âu. Sẽ chẳng ai có thể tin rằng đây chính là nhà thờ tổ nhỏ bé nhưng trang nghiêm và dày trầm tích văn hóa mà họ từng được chiêm ngưỡng trong quá khứ chưa xa.
Các vãi trông chùa phấn khởi cho chúng tôi biết, thời gian tới, khi có đủ kinh phí, nhà chùa sẽ tiếp tục cho xây lại tam bảo thành hai tầng cho tương xứng với nhà thờ tổ.
Không thể lấy lý do "chữa cháy"
Không chỉ bất ngờ với Tùng Vân và chùa Cói, trong chuyến đi này, NTNN còn dừng chân ở chùa Đại An - một di tích cấp quốc gia ở thôn Báo Văn, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc.
Năm 2009, đình Tây Hạ ở xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch xuống cấp nặng nề, trong thời gian chờ xin tu sửa, người dân đã phải chống đỡ tạm bằng cây. Trong khi ở xã Đồng Văn thì cả 3 di tích cấp quốc gia là đình Hùng Vỹ, chùa Tiền Môn, chùa Đại An đều chưa xuống cấp đến mức phải dùng cây que chống sập nhưng vẫn tự ý làm mới. |
Chùa Đại An là một di tích văn hóa nghệ thuật tôn giáo, là nơi thờ Phật theo phái đại thừa, được xây dựng vào cuối thời Hậu Lê - thế kỷ 18 và được trung tu lớn vào năm 1865 (triều Nguyễn), có giá trị về kiến trúc và đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc được thể hiện qua hệ thống tượng pháp và kỹ thuật chạm trổ trên gỗ. Tuy nhiên năm 2009, toàn bộ kiến trúc cổ của chùa Đại An đã bị xóa bỏ, thay vào đó là kết cấu bê tông.
Dù chỉ mới có tờ trình của UBND xã và UBND huyện, chưa có ý kiến của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL nhưng chính quyền địa phương vẫn tiến hành cho xây lại chùa và không tuân thủ theo Luật Di sản văn hóa cũng như các quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa đã được ban hành.
Ông Nguyễn Văn Nhặt - Chủ tịch UBND xã Đồng Văn - cho biết: "Kinh phí để xây dựng lại chùa Đại An lên đến hơn 700 triệu đồng do nhân dân và khách thập phương đóng góp.
Vì sợ chùa xuống cấp dẫn đến đổ sụp nên chính quyền đã quyết định cho thi công trước khi được sự đồng ý bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền. Hiện chúng tôi còn hai di tích cấp quốc gia là đình làng Yên Lạc và đền làng Đồng Lạc cũng đang xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa có nguồn kinh phí sửa chữa".
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Diện - Trưởng ban Quản lý di tích tỉnh Vĩnh Phúc - cho biết: "Không thể cứ lấy lý do "chữa cháy" vì sợ di tích xuống cấp, sụp đổ để tùy tiện xây mới hay sửa chữa.
Trước đây, dù các di tích có xuống cấp nghiêm trọng thì các địa phương có di tích cũng không dám tự tiện dỡ bỏ và xây lại khi chưa được cấp phép. Điển hình như Lập Thạch, năm 2009, đình Tây Hạ xuống cấp nặng nề, trong thời gian chờ xin ý kiến Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL, người dân đã phải chống đỡ tạm bằng cây que”.
Trước tình hình như hiện nay, bà Diện lo ngại rằng các di tích đã và chưa được xếp hạng trong tỉnh cùng với những giá trị văn hóa, lịch sử rồi sẽ dần biến mất theo thời gian và sự tùy tiện của những người làm quản lý ở cơ sở. Đây sẽ là một sự mất mát, thiệt thòi lớn cho đất nước và các thế hệ sau |
***
Chùa Cói, xưa thuộc làng Cói xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, nay thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Di tích chùa Cói là một tổ hợp đầy đủ của một Phật đường bao gồm: Tam quan, chùa và tháp.
Tam quan chùa Cói với kiến trúc gồm 3 gian nhỏ, gọn, có hệ thống chịu lực chính là 10 cột đá xanh nguyên khối được đẽo gọt công phu, đường kính 0,25m, cao 2,0m, có 3 hàng chân cột, trong đó 2 cột cái gian chính giữa sử dụng cột gỗ lim kéo dài vượt lên làm cột chung cho 2 vì nóc theo lối kiến trúc kiểu chồng rường, thay cho hàng con rường dưới ngoài cùng là đầu bẩy gỗ đua ra đỡ lấy tàu mái, 4 góc mái là các đầu đao cong vút, uyển chuyển ẩn hiện trong vòm lá xanh hữu cảnh đa tình.
Trên 2 cột đá gian chính giữa được vát phẳng một mặt, lần lượt có ghi lạc khoản, tuy qua năm tháng đã phai mờ nhưng quan sát kỹ còn nhận đọc được “Canh Tý, mạnh xuân, cát nhật”. Theo tư liệu của Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam thì tam quan chùa Cói được xây dựng cùng với chùa Cói vào thế kỷ XIII. Chùa xưa còn lưu đôi câu đối về cảnh đẹp và sự tích gốc của chùa, phiên âm:
“Quốc sắc thiên cung thiên hạ hữu Anh linh thần nữ thế gian vô”
(Về điển tích và xuất xứ đôi câu đối xin được các bậc túc nho, các nhà nghiên cứu cho ý kiến khảo cứu thêm).
Chùa Cói nguyên gốc không còn, nay chỉ còn 12 pho tượng cổ được lưu giữ tại ngôi chùa được xây dựng lại vào năm cuối thế kỷ XX, gồm: 3 pho tam thế Phật, bộ Di đà Tam Tôn (A Di đà, Quan thế âm và Đại thế chí Bồ tát), tượng A Nan Đà Tôn Giả và Phật Tổ Thích Ca thuyết pháp, tất cả đều bằng gỗ, sơn son thếp vàng, phong cách điêu khắc tượng tròn cuối thế kỷ XVIII.

Tháp: Một loại hình kiến trúc Phật Giáo, một trong những đặc trưng của đạo phật, tháp có thể là nơi chứa đựng Xá Lị, tranh, tượng hoặc có ý nghĩa tượng trưng, ví như: 4 bậc thang lên tháp thể hiện khái niệm là từ - bi - hỉ - xả hay 10 bậc là tượng cho thập địa,…Các tầng tháp thể hiện các phương tiện hoằng hoá phật pháp. Nếu là tháp mộ thì tượng cho mộ tăng hay ni, hoa sen 5 cánh tượng trưng cho “Ngũ Phật”.
Tháp Cói có 7 tầng, cao 7,70m, thu dần từ đế lên đỉnh, cứ mỗi tầng thu rút 20cm cả mỗi cạnh vuông và chiều cao (1 cạnh vuông chân đế dài 1,70m) - gạch xây tháp là gạch Bát Tràng, loại gạch bìa vuông, dày 3cm, các viên gạch ở 4 góc tháp đều được tạo vát lên làm cho cây Tháp có dáng cong thanh thoát nhẹ nhàng, vữa kết dính được chế từ vôi vỏ sò trộn mật mía - thân tháp được trát kín một lớp vữa bảo vệ.
Tương truyền tháp Cói được xây dựng khoảng giữa thế kỷ XVIII, có liên quan tới sự kiện về cuộc khởi nghĩa của Quận Hẻo (Nguyễn Danh Phương, 1740 - 1751) rằng: Chỉ qua một đêm, Nguyễn Danh Phương cho quân xây xong cây tháp và cả quán Tiên, nhằm gây thanh thế và thu phục nhân tâm chống lại triều đình Lê Trịnh, qua hàng trăm năm, một màu rêu phong cổ kính bao trùm toàn bộ cây tháp càng tăng thêm sự gợi mở mong muốn tìm hiểu về một loại hình kiến trúc phật giáo ở Vĩnh Phúc.
Như vây, chùa Cói được xây dựng từ thế kỷ XIII, đến thế kỷ XVIII sau khi dựng 2 cây tháp (nay chỉ còn một, do chiến tranh huỷ hoại) trở thành một tổng thể kiến trúc có giá trị nghệ thuật được Viễn Đông Bác Cổ xếp hạng là di sản văn hoá có giá trị ở Việt Nam (năm 1939).
Nằm trong một quần thể các di tích: Đình Đông Đạo, Quán Tiên, đình Tiên, chùa Hạ, cầu đá…và ở vị trí trung tâm của thị xã Vĩnh Yên, chùa tháp Cói sẽ là điểm đến tham quan, nghiên cứu của đông đảo du khách gần, xa trong và ngoài tỉnh.
Vietbao (Theo: Báo Vĩnh Phúc)
Chùa Cói, Vĩnh Yên (năm 1929,1937,1938)
00676. Pagode Thần Tiên vulglaire Chùa Cói. Autels principaux Côté Sud - Est. Vue de gauche poutre de liaison des travées - Chùa Thần Tiên, còn gọi là Chùa Cói. Các ban thờ chính, cạnh phía Đông Nam, nhìn từ phía bên trái. Vì kèo kết nối các gian Chùa. 1930
00678. Pagode Thần Tiên dite chùa Cói. Autels principaux. Corbeau sculpté. Côté sud vue du Nord - Chùa Thần Tiên, tức Chùa Cói. Các ban thờ chính. Hạc chạm. Cạnh phía Nam, nhìn từ phía Bắc. 1930
00701. La tour penchée - Tháp mộ bị nghiêng. 1929
00706. Restauration du sanctuaire - Việc tu sửa điện thờ. 29/12/1937
00708. Charpentier travaillant à la restauration du sanctuaire - Người thợ mộc đang tu sửa điện thờ. 29/12/1937
00710. Pagode Thần Tiên dite Chùa Cói. Restauration du sanctuaire.Vue de d'ensemble - Chùa Thần Tiên, tức Chùa Cói. Tu sửa điện thờ. Nhìn toàn cảnh. 20/2/1938
00723. Stupa de gauche après demolition. Tháp mộ bên trái sau khi tháo dỡ. 29/12/1937
00724. Stupa de gauche après demolition. Tháp mộ bên trái sau khi tháo dỡ. 1937
Được tạo bởi btv
Chỉnh sửa lại bởi hoangngochungdn - 22/Jan/2011 lúc 12:44am
|
hoangngochung@ymail.com
|
IP Logged |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
|
 Gởi ngày: 07/Mar/2011 lúc 9:49pm |
<>
Ghê rợn sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác
Những cơ sở sản xuất dầu ăn trái phép ở Trung Quốc đã vớt dầu cặn từ nước cống hay thức ăn thừa bị các nhà hàng vứt đi, để mang về lọc lấy dầu thành phẩm và bán cho người sử dụng.
Khi nhắc đến dầu ăn được sử dụng trong các quán ăn, ai cũng biết đó là những loại không lấy gì làm sạch sẽ. Tuy nhiên, không phải người nào cũng biết quá trình sản xuất và độ bẩn thỉu của loại dầu đó. Gần đây một cư dân mạng tại Trung Quốc đã chụp được hình ảnh sản xuất dầu ăn "nước cống" ở quê mình và đăng lên cho mọi người cùng biết.
Theo người này, khi chứng kiến tận mắt, người xem mới cảm nhận hết mức độ bẩn thỉu đến kinh hoàng của loại dầu ăn này. “Nguyên liệu” của nó bao gồm nước cống và các loại thức ăn thừa được thu gom từ các nhà hàng. Tất nhiên, người sản xuất phải có quan hệ và không quên đút lót nhà hàng để kiếm lời từ đống dầu bẩn.
 |
Dầu được vớt lên từ nước cống xung quanh các nhà hàng. |
 |
Hay thức ăn thừa bị vứt đi. |
 |
Nội tạng của lợn cũng được thu gom để làm nguyên liệu sản xuất dầu ăn. |
 |
Mang về chắt lọc lấy dầu thành phẩm. |
 |
Trong những khu sản xuất vô cùng bẩn thỉu. |
 |
Người đàn ông lấy túi ni lông ra từ nồi dầu. |
 |
Dầu được lọc ra sau khi đun nấu chất thải. |
 |
 |
Cơ quan chức năng đang kiểm tra một cơ sở sản xuất dầu trái phép. |
 |
Dầu bán thành phẩm vẫn còn nhiều tạp chất. |
 |
 |
Phân loại dầu thành phẩm. |
 |
Dầu ăn "bẩn" được đóng vào các thùng phuy. |
 |
Đem đi giao cho các cơ sở sử dụng. |
 |
Và làm thành các món ăn hàng ngày. |
| |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
 Gởi ngày: 10/May/2011 lúc 6:39pm |
KHI CẢNH SÁT GIAO THÔNG.....GIẬN LẪY !!!
MK
Thứ ba, 10/5/2011, 17:39 GMT+7
Cảnh sát rời vị trí, người đi đường chôn chân giữa trời nắng
Bực tức trước việc các xe không chịu đi theo hiệu lệnh khi không có đèn tín hiệu, cảnh sát giao thông tại ngã tư Thái Hà - Láng Hạ đã bỏ vào bốt ngồi khiến cả nghìn người phải chôn chân tại ngã tư giữa trời nắng gắt.

|
Sáng 10/5, nhiều khu vực của Hà Nội bị cắt điện, đèn tín hiệu giao thông vì thế mà cũng bị cắt theo. |

|
11h30, tại ngã tư Láng Hạ - Thái Hà, sau một hồi điều khiển bở hơi tai giữa cái nắng gắt mà các phương tiện vẫn phớt lờ hiệu lệnh, đua nhau giành đường, cảnh sát này bực tức bỏ vào trong bốt ngồi. |

|
Chỉ chờ có vậy, dòng xe ồ ạt chen lấn không ai chịu nhường ai. |

|
Ùn tắc xuất hiện ở tứ phía. |

|
Xe máy, xe đạp, xe 3 bánh nhao nhao chen vào các khoảng trống của làn ngược chiều. |

|
Người chở đồ cồng kềnh cũng len lỏi để băng qua đám đông. |

|
Các phương tiện đan nhau như mắc cửi. |

|
Những người đi xe máy lại càng không chịu nhường nhịn nhau. |

|
Các phương tiện dồn về ngã tư này ngày một đông. |

|
Nhiều xe loay hoay tới cả chuc phút mà vẫn chỉ nhích được chút ít. |

|
Chừng 20 phút sau, thấy tình hình giao thông ngày càng tệ, cảnh sát đã rời bốt ra ngoài tiếp tục điều khiển giao thông. |

|
Sau một hồi, giao thông tại đây cũng dần trở lại bình thường. |
Khánh Chi
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
 Gởi ngày: 18/May/2011 lúc 10:43am |
 !!!
mk
Thứ Ba, 17/05/2011 - 11:05
Bộ Ngoại Giao VN bán đấu giá 'nhà khách chính phủ'
Bộ Tài chính đồng ý cho bán đấu giá quyền sử dụng đất “khu đất vàng” số 1 Lý Thái Tổ (quận 10, TPHCM - hiện là nhà khách Chính phủ). Sau khi bán đấu giá, đơn vị chủ quản sẽ có tiền, nhưng TPHCM sẽ mất đi nhiều thứ.
Ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), cho biết hiện đang chờ UBND TPHCM cho ý kiến về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc khu đất số 1 Lý Thái Tổ để làm cơ sở xác định giá khởi điểm.
Các đơn vị liên quan đang khẩn trương chuẩn bị các khâu cần thiết như giải phóng mặt bằng, di dời các cơ quan, đơn vị hiện hữu... để sớm đưa ra bán đấu giá khu đất.
Trước đó, Bộ Tài chính đã đồng ý với đề xuất của Bộ Ngoại giao về phương án bán đấu giá quyền sử dụng lô đất trên để có kinh phí đầu tư xây dựng những dự án trọng điểm khác của Bộ Ngoại giao.
Bán hay bảo tồn?
Khuôn viên khu đất số 1 Lý Thái Tổ, P.1, Q.10, TP.HCM
chụp từ vệ tinh.
Khu đất số 1 Lý Thái Tổ có diện tích hơn 3,7ha được giới đầu tư đánh giá có vị trí đắc địa do nằm ở khu vực giáp ranh với các quận trung tâm TP (như quận 1, 3, 5, 10). Khu đất nằm trong “tam giác vàng” giữa đường Lý Thái Tổ, Hùng Vương và Trần Bình Trọng, có bảy căn biệt thự xây dựng theo kiến trúc cũ dạng một trệt một lầu hoặc một trệt hai lầu, chiếm tổng diện tích khoảng 7.000m2.
Phần lớn đất còn lại là vườn cây cổ thụ có tuổi đời trên dưới 50 năm và sân vườn trồng các loại hoa, cây cảnh. Một phần lô đất và một biệt thự quay ra đường Lý Thái Tổ đang được cho thuê để kinh doanh nhà hàng tiệc cưới, một diện tích khác được xây thành sân quần vợt.
Theo quy hoạch của quận 10, khu đất này là nhà công vụ thấp tầng. Do vậy, trong quá trình góp ý xây dựng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc thời gian qua, đã có nhiều ý kiến cho rằng nên khai thác tối đa lợi thế kinh tế của khu đất. Có thể cho xây dựng nơi đây trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp cao tầng, với mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất cao để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất. Dự kiến giá trị khu đất khi đem ra đấu giá sẽ lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến ngược lại cho rằng đây là một cụm biệt thự cũ, có giá trị bảo tồn về mặt kiến trúc, không nên phá bỏ để xây dựng mới.
Kinh doanh khách sạn 5 sao thay vì xây cao ốc?
Khu đất nhà khách Chính phủ (số 1 Lý Thái Tổ, P.1, Q.10, TP.HCM)
nằm ở vị trí đắc địa.
Vào năm 1996, cụm biệt thự trên lô đất số 1 Lý Thái Tổ đã được Chương trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc đưa vào danh mục 108 đối tượng được nghiên cứu bảo tồn ở mục cụm cảnh quan tiêu biểu.
UBND TP đã yêu cầu Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TP cùng Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn thu thập tư liệu để phục vụ công tác quy hoạch và quản lý đô thị.
Theo TS.KTS Lê Quang Ninh, các biệt thự trong khu đất được xây dựng theo lối kiến trúc nhà riêng lẻ khá tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển kiến trúc của Sài Gòn trước năm 1975. Quan trọng nhất là không gian bao trùm biệt thự mang tính cách của một giai đoạn lịch sử, cần phát huy giá trị sử dụng nhưng không được thay đổi cấu trúc. Nếu các biệt thự này xuống cấp thì phải sửa chữa.
Ngoài ra, cụm biệt thự, cây xanh này nằm trong quần thể mảng xanh nối từ các trường ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học tự nhiên sang Trường Lê Hồng Phong phía quận 5, tiếp nối công viên Âu Lạc đến khu biệt thự Lý Thái Tổ. Nguyên trước đây địa điểm này thường được dùng để đón các đoàn khách ngoại giao cao cấp của Nhà nước và TPHCM.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cũng khẳng định nên giữ nguyên kết cấu nhà biệt thự thấp tầng, nhiều cây xanh cho lô đất trên mà không nên xây dựng cao ốc, nhà cao tầng.
Ông Đầu phân tích: khu đất này là một bộ phận nối tiếp của một dải mảng xanh và nhà thấp tầng của TPHCM từ Thị Nghè (Thảo cầm viên) qua đường Lê Duẩn, đến dinh Độc Lập, dọc theo đường Nguyễn Thị Minh Khai sang đường Lý Thái Tổ.
Đây là mảng xanh được quy hoạch nương theo thế thuận của địa lý tự nhiên, có ý nghĩa đặc biệt đối với TPHCM về mặt địa lý lịch sử. Người Pháp quy hoạch Sài Gòn muốn thiết kế không gian TPHCM mở về hướng đông theo đúng phong tục phương Đông, dải cây xanh cộng với nhà thấp tầng kéo dài liên tục như trên nhằm lấy gió từ hướng biển vào sâu trong nội ô TP để thổi mát cho vùng dân cư giáp ranh Sài Gòn - Chợ Lớn.
Để phát huy giá trị sử dụng của lô đất, TS.KTS Lê Quang Ninh đưa ra kinh nghiệm: ở các nước, người ta sử dụng những cụm biệt thự có kiến trúc cũ cần bảo tồn làm khách sạn 5 sao phục vụ khách du lịch cao cấp. Nếu chuyển công năng của cụm biệt thự từ nhà khách thành khách sạn thì đô thị không mất gì mà còn thu được hiệu quả kinh doanh. Như vậy vừa phát huy được hiệu quả sử dụng của cụm công trình, vừa bảo tồn được nguyên vẹn kiến trúc.
Ông Nguyễn Thành Quy, một cán bộ hưu trí ngụ tại phường 1, quận 10, cũng nhất trí rằng Nhà nước không nên phá bỏ cụm biệt thự trên để xây cao ốc.
“Trong khuôn viên của khu đất và phía mặt đường Hùng Vương có rất nhiều cây xanh hàng chục năm tuổi. Nơi đây có thể xem là một lá phổi nhỏ của cả khu vực quận 10 vốn ít cây xanh và nhà cửa san sát. Nếu như UBND TP cho phá bỏ đi để xây cao ốc thì sau này có bạc tỉ cũng không thể tìm đâu ra một mảng xanh quý báu như vậy” - ông Quy nêu ý kiến.
Một kiến trúc sư đang công tác tại Sở Quy hoạch - kiến trúc TPHCM phát biểu với tư cách cá nhân cũng tán thành phương án phải giữ lại cụm biệt thự có kiến trúc cũ khá tiêu biểu này.
“TPHCM có thể bỏ tiền ra mua lại miếng đất này để giữ lại một cụm công trình kiến trúc cũ, có giá trị lịch sử, bên cạnh đó để bổ sung mảng xanh cho khu vực quận 10 và TPHCM” - ông nói.
Nơi đón tiếp, phục vụ các đoàn khách cao cấp
Theo một số kiến trúc sư, cụm biệt thự số 1 Lý Thái Tổ được xây dựng theo kiến trúc sau thời kỳ Pháp thuộc, khoảng đầu thập niên 1950, có hướng cách tân theo kiến trúc mái bằng, mặt tiền đá rửa... Khi xây nhà, các kiến trúc sư người Pháp đã có biến tấu cho phù hợp với khí hậu nhiệt đới như mỗi biệt thự đều có mái đón, bancông, sân thượng, hiên, vườn cảnh...
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu khẳng định đây là một trong những lô đất của gia đình chú Hỏa, tức ông Hứa Bổn Hòa, một đại gia bất động sản thời Pháp ở Sài Gòn. Cụm biệt thự này do gia đình chú Hỏa xây để ở. Đường Lý Thái Tổ trước kia cũng mang tên Hứa Bổn Hòa. Nhiều người dân ở Sài Gòn trước năm 1975 khẳng định sau năm 1954 các căn biệt thự này dành cho Ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến ở. Đến năm 1975, Bộ Ngoại giao tiếp quản và quản lý cho đến nay.
Hiện nhà khách số 1 Lý Thái Tổ được giao nhiệm vụ đón tiếp, phục vụ ăn ở, sinh hoạt và làm việc cho các đoàn khách cấp cao của nước ngoài sang thăm chính thức hoặc thăm và làm việc ở nước ta; đồng thời phục vụ các cuộc hội đàm, ký kết, hội nghị, họp báo, tiếp khách, chiêu đãi và các hoạt động đối ngoại chính thức khác của Đảng và Nhà nước, của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do bộ trưởng hoặc cấp tương đương trở lên chủ trì. |
Theo D.Ngọc Hà
Tuổi trẻ
http://dantri.com.vn/c728/s728-481778/dau-gi225-nh224-kh225ch-ch237nh-phu.htm
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 18/May/2011 lúc 10:47am
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
 Gởi ngày: 20/May/2011 lúc 2:21pm |
Thứ Sáu, 20/05/2011 - 21:46
Bình Dương:
Lật nhà hàng nổi 2 tầng Dìn Ký, nhiều người tử vong
(Dân trí) - Trong lúc quay đầu về bến, mưa to làm tàu du lịch 2 tầng chao đảo rồi lật ngang khiến nhiều du khách chìm xuống sông. Ước tính ban đầu có gần 20 người mất tích.
Tàu Dìn Ký trước khi chìm hẳn xuống sông. (Ảnh Nam Du)
Từ đường dây nóng, bạn đọc báo tin, khoảng 19g hôm nay (20/5), một vụ lật tàu du lịch 2 tầng xảy ra trên sông Sài Gòn làm gần 20 người mất tích.
Theo tin ban đầu, vào thời điểm trên, ngoài các thực khách, trên tàu có buổi tiệc sinh nhật 3 tuổi của bé Quách Hồng Đạt, con trai ông Quách Lương Tài. Tàu bị nạn mang số hiệu BD 0913 là một trong 2 tàu du lịch của Khu du lịch Xanh Dìn Ký, thuộc ấp Bình Thuận, xã Bình Nhâm, Thuận An, Bình Dương.
Khu vực bị phong tỏa phục vụ công tác cứu hộ (Ảnh: Trung Kiên)
Khoảng 19 giờ, du thuyền đang chở theo hàng chục du khách ăn uống, di chuyển trên sông Sài Gòn thì bất ngờ trời mưa to kèm gió lớn. Khi tàu còn cách bờ 100m thì bị chòng chành, lật nghiêng, rồi từ từ chìm hoàn toàn dưới sông. Du khách trên thuyền bị rơi tõm xuống nước. Hơn phân nửa khách may mắn vào được bờ.
Khi tàu gặp nạn, những người trong khu du lịch Dìn Ký Xanh đưa ghe ra vớt. Những người sống sót đa số là nhân viên phục vụ trên tàu.
Hàng trăm người dân tụ tập mong tin từ đội cứu hộ. (Ảnh Trung Kiên)
Ngay sau khi nhận được tin báo, ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu người. Đến 21giờ, toàn bộ khu vực tàu bị nạn đã bị phong tỏa.
21g50, tổng cộng có khoảng 100 chiến sĩ công an, một một tổ "5 người người nhái" và lực lượng quân đội có mặt với 10 thuyền và 4 ca nô. Hiện đã có 10 thợ lặn cùng các phương tiện được "chi viện" từ TPHCM cùng tham gia cứu nạn.
22g35, lực lượng cứu hộ báo tin đã xác định được vị trí tàu chìm. Bước đầu xác định được thuyền trưởng lái chiếc tàu bị nạn là Lê Văn Đức (quê Bến Tre). Thuyền trưởng thoát chết và bơi kịp vào bờ. Hiện thuyền trưởng Đức đang được cơ quan công an cách ly.
Lực lượng cứu nạn tích cực chuẩn bị lặn xuống tìm. (Ảnh: Trung Kiên)
Hiện chưa biết chính xác con số tử nạn. Tin ban đầu, trong số mất tích, có nhiều cháu nhỏ. Tin từ ban chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn, trong số những du khách bị mất tích có ít nhất 3 người nước ngoài.
Những người vừa thoát chết bàng hoàng kể lại do rất mưa to, các cửa trên tàu đều đóng chặt để tránh nước tạt vào. Lúc tàu chạy về bến khu du lịch, bất ngờ cơn gió to làm lật ngang.
Anh Phạm Xuân Long thoát chết do nhanh tay đập vỡ kính cửa sổ thoát ra ngoài, bơi được vào bờ. Vừa run lập cập , anh vừa khóc ngất đọc tên hai người thân yêu nhất mất tích trên chuyến tàu định mệnh là vợ và con trai Phạm Xuân Khánh (9 tuổi).
Cùng có mặt tại hiện trường để nhận diện người thân là hơn 20 người quốc tịch Đài Loan.
Qua 24g, lực lượng thợ lặn dù hoạt động rất tích cực nhưng vẫn chưa vớt được xác nạn nhân xấu số nào.
Gia đình ông Quách Lương Tài (chủ nhân bữa tiệc sinh nhật) có đến 6 người mất tích. Gồm 2 con, 2 em ruột, mẹ vợ và em gái vợ. Chỉ riêng ông Tài thoát nạn bơi được vào bờ.
Đến 0g30 ngày 21/5, phạm vi tìm kiếm được mở rộng trên 1 km theo chiều dòng chảy. Tuy đã huy động hàng chục người nhái nhưng do mực nước khá sâu (trên 15m) nên việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.
Đến 0g45 hàng trăm người tụ tập trước cổng khu du lịch, mong chờ tin tức người thân. Gần 10 xe cứu thương túc trực tại hiện trường. Vẫn chưa có nạn nhân nào được tìm thấy.
Những giây phút chờ đợi đau đớn và căng thẳng. Trời đã tạnh mưa. Cái lạnh của sương đêm cũng không át nổi cái nóng trong lòng hàng trăm con người đang thấp thỏm mong tin.
Hy vọng tìm thấy người còn sống, càng lúc càng mong manh.
Dân trí sẽ liên tục cập nhật diễn biến vụ việc này đến bạn đọc.
Nhóm PV
Hình ảnh cứu hộ tại hiện
trường nhà hàng nổi
2 tầng bị lật
(Dân trí) – Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn vào tối 20/5, các lực lượng cứu hộ chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị, sẵn sàng cho công tác tìm kiếm những nạn nhân mất tích. Hình ảnh ghi tại hiện trường vụ lật nhà hàng nổi 2 tầng Dìn Ký ở Bình Dương. >> Lật nhà hàng nổi 2 tầng, hàng chục người thương vong
 Cổng chính vào Khu du lịch Xanh Dìn Ký, thuộc ấp Bình Thuận, xã Bình Nhâm, Thuận An, Bình Dương.
 Khu vực bị nạn đã được phong tỏa, chỉ rất ít người được vào
Đưa dàn đèn cứu hộ vào bên trong phục vụ công tác tìm kiếm
 Máy phát điện
Hệ thống đèn được bố trí
 Nhóm người nước ngoài đến nhận người thân

PV nhiều báo đài cũng đã có mặt tại hiện trường
Trung Kiên
Source: Báo Dân Trí
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/May/2011 lúc 2:31pm
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
 Gởi ngày: 20/May/2011 lúc 8:45pm |
THIỆT LÀ ...HẾT BIẾT LUÔN !
CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM !!
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/May/2011 lúc 8:45pm
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
 Gởi ngày: 27/May/2011 lúc 8:18pm |
Hà Nội: Công an Xô Té Xe Dân Bị Hàng Trăm Dân Bắt Giam
(05/27/2011)
Hà Nội: Hàng trăm người dân vây giữ công an phường trong đêm... Báo Giáo Dục Việt Nam hôm Thứ năm đã kể lại rằng, dân chúng không chịu nổi cảnh công an áp bức, nên đã vây bắt công an làm quấy lại. Báo này kể, sự việc xảy ra vào lúc 17h45 ngày 25/5/2011 tại địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP. Hà Nội. Theo lời kể của nạn nhân là Đỗ Thu Trà (SV năm 2 trường CĐ Du Lịch) và Nguyễn Thị Thảo (SV năm nhất ĐH GTVT) (đều SN 1991, trú tại tổ 12, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông): Vào thời gian trên, khi hai chị đang đi trên xe máy Diamond (có đội mũ bảo hiểm, xe chưa có BKS) về tới tổ 10, phường Yên Nghĩa thì từ đằng sau, xuất hiện hai người đàn ông đi trên một xe máy vượt lên chặn đầu. Một người mặc bộ đồ công an, một người mặc đồng phục dân phòng và đeo băng đỏ ở cánh tay. Báo Giáo Dục ghi theo lời kể của dân, rằng người ngồi sau dùng dùi cui dài khoảng 50cm màu đen dúi mạnh vào đầu xe của Trà và Thảo khiến hai người bị đổ xe và ngã xuống đường. Do vậy, theo báo này, bất bình trước sự việc xảy ra, những người dân sống tại đây đã ùa ra hiện trường. Vào lúc 20h45 cùng ngày, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam có mặt tại hiện trường, đã nhìn thấy chiếc xe máy của chị Trà vẫn nằm trên đường, bên cạnh là chiếc xe máy hiệu Exciter màu vàng 30X2-4660. Và ghi nhận: “Hàng trăm người dân có mặt tại hiện trường và vây giữ người thanh niên mặc cảnh phục. Công an phường Yên Nghĩa đã phải cử gần chục chiến sĩ tới làm công tác trật tự. Ít phút sau, một tổ cảnh sát cơ động cũng được huy động tới hiện trường cùng 4 đồng chí CSGT. Phải đến 0h30, việc lấy lời khai của hai bên mới được tiến hành.” Bản tin còn ghi rằng, qua xác minh, người mặc cảnh phục đeo hàm Thượng sĩ tên Nguyễn Việt Cường (SN 1986), hiện là CA phường La Khê, người mặc áo dân phòng là Nguyễn Bao Tiến (khoảng gần 30 tuổi). Bản tin báo Giáo Dục thêm, “Cho tới 02h30 việc lập biên bản vẫn không được hoàn tất bởi người dân vẫn bao vây tổ công tác. Một số người cho biết, họ không đồng ý với kết luận của phía công an khi cho rằng hai cô gái bị ngã là do trượt cát chứ không phải do bị đẩy ngã.”
|
|
mk
|
IP Logged |
|
Huy-Tưởng
Senior Member
Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
|
 Gởi ngày: 19/Aug/2011 lúc 6:43am |
Du lịch Việt Nam cần biết : Mời xem
,
Chiêu chặt chém du khách có một không hai
– Sau khi chuyện khu du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) bị lên án và tẩy chay vì lối phục vụ “chặt chém” quá quắt khiến du khách bức xúc tột độ, rất nhiều người đi du lịch đã chia sẻ những câu chuyện bị “chặt chém”, “hành hạ” khó tin của mình ở các địa điểm du lịch khắp mọi miền đất nước. Nhức-nhối nhất: Đồ ăn, khách-sạn.
Một thành viên trên diễn đàn tttvnol chia sẻ câu chuyện đi Sầm Sơn (Thanh Hóa) của mình như sau: “Tôi mua dừa tươi, đã mặc cả rất kỹ. Họ nói 100.000 đồng/quả, tôi mặc cả xuống còn 30.000 đồng/quả và họ đồng ý bán. Khi thanh toán tiền cho 2 quả dừa, họ nói 130.000 đồng khiến tôi tưởng họ nhầm, Nhưng không phải, vì họ nói tôi mới mặc cả cho quả thứ nhất, quả thứ hai chưa đả động gì đến. Tôi hoảng quá, không mua nữa thì họ chửi đến phát ngại, mà mua thì ấm ức không chịu nổi”.
Như thấy mình trong câu chuyện này, các thành viên khác cũng ào ào tuôn ra những chuyện bức xúc mình từng gặp phải.
Có du khách cho biết còn bị “thịt” ở Sầm Sơn theo cách rất chi là bất ngờ, như kiểu đánh úp khách: “Biết là khu này hay chặt chém, chúng tôi đã mặc cả rất kỹ giá của từng món ăn rồi ghi ra giấy, bắt chủ quán ký vào, sau đó mới ngồi xuống ghế.
Ăn uống xong đứng dậy thanh toán, cả hội gần chục người choáng nặng khi em nhân viên cho biết nhà hàng thu thêm 20.000 đồng tiền ghế ngồi/khách; 20.000 đồng tiền gia vị, chanh ớt cho cả nhóm; 100.000 đồng tiền phục vụ; 50.000 đồng tiền vệ sinh, dọn dẹp rác rưởi, vv… Chúng tôi đôi co một hồi thì họ bảo quy định ở đây là thế. Vì không muốn lằng nhằng, cãi nhau mất vui, chúng tôi đành ngậm ngùi thanh toán, trong lòng bức xúc khôn tả”.
Một khách du lịch đi Sầm Sơn bức xúc thuật lại: “Tôi đặt 2 triệu để chắc chắn là có phòng, với giá phòng toàn 500.000 đồng, cao gấp đôi giá ở Hà Nội. Đến sát ngày đi, khách sạn gọi điện hỏi đoàn chúng tôi ăn gì nhưng cả đoàn đã thống nhất sẽ ăn tự do, đến nơi thấy gì ngon, thích thì ăn. Chủ khách sạn cho biết quy định của là đã thuê phòng là phải ăn đồ ăn của khách sạn.
Thấy quy định quá vô lý, chúng tôi không đồng ý thì bà ấy cho biết sẽ không cho thuê nữa vì như thế là không tuân thủ quy định khách sạn. Cuối cùng vì đã quá sát ngày nên tất cả muối mặt chịu đựng, nếu không thì không còn chỗ mà ở”.
Từ các địa điểm du lịch nổi tiếng ở như Hạ Long, Cát Bà, Chùa Hương, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu đến các khu vực nổi tiếng “vừa vừa” trong cả nước đều từng khiến du khách hoảng hốt vì mức độ 'chặt chém', nhất là vào cao điểm mùa du lịch, và đặc biệt xảy ra nhiều ở các khu du lịch miền Bắc và miền Trung.
Một du khách từng đi Vũng Tàu khốn khổ kể lại: “Vợ chồng tôi đặt phòng trước rồi, 900.000 đồng/đêm. Cả hai hí hửng đến thì khách sạn thông báo không còn phòng vì có người gọi hủy phòng. Vợ chồng tôi cãi nhau với chủ khách sạn thì họ không những không giải thích mà đuổi ra luôn. Trời thì mưa, cả hai phải vật vờ đi tìm khách sạn, nhớ lại vẫn không thể nào chấp nhận nổi cách phục vụ như thế”.
Chưa kể sau đó, hai vợ chồng du khách này chỉ ăn “cơm bình dân” với các món bình thường như cơm trắng, tôm nhỏ (4 con), canh rau nhưng bị “móc ví” mất 800 ngàn!
Nhiều khách du lịch đi chơi cuối cùng mua thêm cái bực vào thân vì khách sạn quảng cáo là 3 sao, giá cũng 3 sao nhưng thực tế thì chất lượng chưa nổi 1 sao!
Tại Đà Lạt, có không ít người mếu máo cho biết mình mất hết cả tiền bạc, nữ trang, mỹ phẩm xịn chỉ vì gửi chìa khóa cho lễ tân.
Đến khi phát hiện thì không thể nào chứng minh được là khách sạn lấy, vì quy định của khách sạn là khách phải gửi các đồ có giá trị, mất là họ không chịu trách nhiệm!
Những “quái chiêu” khiến khách phát hoảng
Khốn đốn nhất là những dịch vụ 'quái chiêu' khiến du khách phát ốm. Trên các diễn đàn, nhiều người đọc những câu chuyện du khách bị “chăn” xong mà không thể nhịn nổi cười, đặc biệt là chuyện thuê ngựa để chụp ảnh, thuê ngựa để cưỡi thử ở Sầm Sơn, Thanh Hóa.
|
Đi du lịch, khách bị chặt chém đủ đường, từ khách sạn tới hàng ăn, đồ uống và các dịch vụ vui chơi giải trí khác |
Một du khách thuật lại: “Tôi đưa con gái và vợ đi Sầm Sơn, con gái thấy ngựa đẹp nên cứ đòi xem. Y như rằng một thanh niên mời chào chụp ảnh, giá 20 ngàn đồng/bức. Thế là chụp xong 2 kiểu, tay thanh niên vỗ vào mông con ngựa khiến nó lồng lên làm vợ chồng tôi hốt hoảng.
Khi dừng lại nó đòi 120 ngàn cho 6 kiểu, vì trong lúc ngựa phi, nó đã chụp thêm 4 kiểu! Không trả là không xong với nó”.
Cũng liên quan đến con ngựa, có du khách cay đắng móc ví, muốn khóc mà không khóc được vì tức. Khi cả đoàn du lịch đi ra hòn Trống Mái chơi, một thanh niên ngỏ ý mời một phụ nữ trong đoàn cưỡi ngựa thử với giá 5 ngàn đồng. Hí hửng trèo lên và chạy một đoạn rồi xuống ngựa, cậu ta hét “500 ngàn” với lý do 5 ngàn tính cho 1 bước chân ngựa, còn chạy vài vòng như thế phải trên 100 bước, tính 500 ngàn là còn rẻ (!?) Cãi nhau một hồi, cuối cùng người phụ nữ vẫn phải ngậm đắng rút ví 300 ngàn đồng trả cho kẻ “ăn cướp” trắng trợn.
Chưa hết, hiện nay ở các khu du lịch cứ ra đến cửa là có “ma cô”, “cò mồi”. Vì thế, đã có không ít bậc phụ huynh khốn đốn vì chúng toàn lừa dắt trẻ con ra chỗ kín cho ăn kẹo, trong khi đó một kẻ khác sẽ chạy ra thông báo cho bố mẹ chúng biết là lũ trẻ đang ở đâu.
Sau đó, hai “kẻ cướp” đường hoàng “xin được bồi dưỡng”, ít nhất cũng phải 200 ngàn đồng!
Một địa danh du lịch nổi tiếng là Đà Lạt cũng không ít lần khiến du khách xanh mặt. Một thành viên trên webtretho từng đi du lịch ở đây kể lại: “Lúc cả nhà đi thăm thắng cảnh có một thợ ảnh cứ bám theo dỗ ngọt. Mới đầu đi chơi thì bảo cứ chụp rửa ra cái nào đẹp mới lấy tiền, sau đó thì cứ theo khách suốt cả ngày chụp ảnh các nơi cho tới khi khách về khách sạn.
Rồi hắn bảo cái nào đẹp sẽ phóng to cỡ của tờ giấy A4, tôi không đồng ý nhưng cứ làm. Tối đến khách sạn thông báo tiền chụp ảnh gần 4 triệu cho cả ngày đi chơi bao gồm cả ảnh nhỏ và ảnh to. Thật quá đáng hết mức”.
Anh Văn Hùng ở Hà Nội từng đi du lịch tại Sầm Sơn thuật lại câu chuyện khá bức xúc. Nhóm bạn 4 người của anh đi du lịch ở đây, biết là sẽ bị 'chặt chém' không thương tiếc nên đã mặc cả trước với mọi thứ. Đến ngày cuối, cả nhóm hý hửng vì mình quá kinh nghiệm, không bị 'chém' gì.
Để 'tổng kết' thành tích này, nhóm đã đi hát karaoke ở ngay gần bãi biển. Trước khi vào hát, chủ quán đòi 500 ngàn cho 1 giờ hát, nhóm mặc cả xuống được 200 nghìn 1/giờ. Sau khi hát xong 1 giờ, đến lúc thanh toán tiền, chủ quán đòi 800 nghìn đồng.
Cả nhóm ngớ người ra thanh minh là đã mặc cả từ đầu là 200 nghìn, nhưng chủ quán lúc này 'mặt lạnh như tiền' tuyên bố xanh rờn: 200 nghìn là 1 người, 800 nghìn là 4 người!
N.Anh |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 19/Aug/2011 lúc 6:49am
|
mhth
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
 Gởi ngày: 24/Oct/2011 lúc 6:27pm |
Thiệt là hết biết !!! mk
Phân làn theo cách giang hồ việt nam .
Dùng điếu cày phân làn !!
hoặc : http://www.youtube.com/watch?v=hLAKIITg6ek&NR=1
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Oct/2011 lúc 6:28pm
|
mk
|
IP Logged |
|