![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 145 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
Mạnh dạn hỏi hành khách đi xe 1 câu, tài xế taxi thay đổi cả cuộc đời con trai mình
Như thường lệ, tôi hay băn khoăn về các vị khách của mình. Liệu người
này có phải một người thích nói nhiều, hay thích im lặng như một xác
chết, hay thích đọc báo? Bác sĩ Robert Stern cùng bố mình, ông Irving Stern - từng là 1 tài xế taxi. Bác sĩ Robert Stern hiện đang là một chuyên gia Sản phụ khoa tại bệnh viện Health-Quest Medical Practice ở Fishkill, New York, Mỹ. Con trai anh là một chuyên gia tim mạch, các con gái của anh thì là chuyên gia nội nha và luật sư. "Tất cả có lẽ đều nhờ bác sĩ Fred Plum - một người mà tôi sẽ không bao giờ quên", anh cho biết. Theo Thanh Hương
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
45 Năm, Nước Mỹ Vẫn Vĩ Đại Trong Tôi![]()
Tôi đã đến nước Mỹ với tư cách một người tỵ nạn chính trị, bỏ chạy chủ
nghĩa cộng sản, sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Quy chế tỵ nạn tạm cư
(I-94), rồi thẻ xanh thường trú, rồi tuyên thệ trở thành công dân quốc
tịch Hoa Kỳ năm 1981. Khi tuyên thệ công dân Hoa Kỳ, tôi đã hứa thề
trung thành với đất nước Hoa Kỳ, chấp nhận và tôn trọng Hiến pháp nước
Mỹ. Tôi thực hiện lời thề đó, với bàn tay phải trên trái tim bên trái,
trước lá cờ Hoa Kỳ và biểu tượng Nữ Thần Tự Do.
Lúc đó, tôi vô cùng trân trọng và hãnh diện trở thành người công dân Hoa Kỳ.
Tôi
đã rất tầm thường như triệu triệu bao nhiêu người khác, trở thành công
dân Hoa Kỳ, để đơn giản là được nước Mỹ bảo vệ mình (không sợ bị trục
xuất về nước Việt Nam Cộng Sản), có thể làm việc ở bất cứ cơ quan công
sở hay tư nhân nào nếu điều kiện phải là công dân Hoa Kỳ, và để hưởng
những quyền lợi bảo đảm dành riêng cho người công dân có quốc tịch Mỹ.
Chỉ vậy thôi. Không phải vì lúc đó tôi yêu nước Mỹ và muốn cống hiến,
dấn thân điều gì cho nước Mỹ. Chỉ vì quyền lợi bản thân mình là điều
đúng hơn.
Thật
sự lúc đó, nước Mỹ đối với tôi chỉ là một quốc gia tôi đang sống, bảo
đảm cho tôi một sự an toàn và một cuộc sống bảo đảm quyền con người, có
được những quyền của một người dân. Tôi đã không thể gọi nước Mỹ là quê
hương, cũng chưa thể gọi nước Mỹ là tổ quốc của tôi.
Trái
tim một người như tôi, vẫn là trái tim chảy dòng máu Việt Nam. Tâm tư
vẫn luôn là một người Việt Nam với sự tự hào vẫn luôn là một người Việt
Nam. Tôi đã không chọn cho mình một cái tên Mỹ, dù điều đó đã là sự cần
thiết với một người có tên Việt rất dài dòng và khó đọc như tên Việt của
tôi. Chọn một cái tên Mỹ, không là điều gì sai, vì mình đã trở thành
công dân Mỹ. Nhưng tôi vẫn giữ cho tôi cái tên Việt Nam của mình. Tôi
chưa thể nói được tiếng Mỹ mà không còn đặc sệt phát âm đầy nước mắm của
mình. Tôi chưa thể hội nhập được nhiều bản chất văn hóa, sắc thái của
người Mỹ chính cống. Tôi sợ nhiều khi chọn một cái tên Mỹ mà chính mình
cũng sẽ phát âm sai tên mình. Tôi còn tất cả những gì của một người Việt
Nam chính thống, dù quốc tịch người Mỹ.
Lúc đó, tôi cũng chưa thấy yêu nước Mỹ. Tôi đã không biết mình có yêu nước Mỹ hay không.
Năm
qua năm, tôi dần dà quen thuộc nhiều phong cách, tập tục văn hóa của
người Mỹ, Nhưng tôi vẫn không rõ được vị trí của mình ở nước Mỹ một cách
chính xác như thế nào. Tôi đã tham gia sinh hoạt chính trị giòng chính
Hoa Kỳ. Tôi ghi danh cử tri với đảng Cộng Hòa từ lúc nhập quốc tịch Mỹ.
Tôi sinh hoạt trong đảng Cộng Hòa, tình nguyện với nhiều hoạt động của
đảng dưới thời của Tổng thống Ronald Reagan, rồi Tổng thống George W. H.
Bush sau đó. Năm 1986 tôi làm việc vai trò phụ tá cho một vị dân biểu
quốc hội liên bang đảng Cộng Hòa. Năm 1988 tôi vinh dự là người gốc Việt
tỵ nạn đầu tiên được tháp tùng phái đoàn chính thức của quốc hội liên
bang đến Việt Nam để thương lượng với chính phủ CSVN giải tỏa bế tắc cho
vấn đề đoàn tụ gia đình (Orderly Departure Program hay ODP) và đề nghị
của chương trình H.O. (Humanitarian Operations). Tôi cũng tham gia nhiều
Task Forces của quốc hội và chính phủ liên bang thời đó. Những lúc đó,
trong khi làm việc, tôi nhận thức ra được nước Mỹ thật vĩ đại ở nhiều
khía cạnh.
Có
lẽ chưa có một quốc gia nào mà Hiến pháp đặt trên nền tảng Nhân Quyền
và Dân Quyền một cách sâu sắc và trọn vẹn như nước Mỹ. Nước Mỹ không
phải là một quốc gia quá vĩ đại nếu nhìn vào lịch sử và quá khứ dân tộc.
Đã có kỳ thị màu da, đã có phân chia Nam – Bắc, đã có bất bình đẳng Nam
– Nữ, đã có phân biệt chủng tộc, sắc dân,… từ trăm năm trước. Người dân
đã phải tranh đấu, đòi nhân quyền, đòi dân quyền. Và dựa trên những
điều Tiền Nhân nước Mỹ đã viết trên Hiến pháp trăm năm trước, cuối cùng
thì người dân Mỹ đã đạt được Quyền Sống, Quyền Con Người. Điều đó không
đơn thuần do cách mạng đấu tranh, đó là nền tảng, vì những quyền đó đã
được ghi trong Hiến pháp từ thuở khai quốc. Người dân Mỹ chỉ đấu tranh
để xác định các quyền đó được thành thực thể, phải thi hành. Nước Mỹ vĩ
đại. Một Hiến pháp tuyệt vời, khi quyền Dân Chủ được tôn trọng tối đa.
Tôi
đã có thời gian ngắn làm việc ở Washington D.C., nhân chứng cho những
bối cảnh chính trị đảng phái. Nước Mỹ, với hai chính đảng Dân Chủ và
Cộng Hòa, chính là sự dân chủ có thật tuyệt đối, cân bằng quyền lực các
chính kiến và đảng phái. Không có đảng nào đúng nhất hay sai nhất. Cả
hai đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa đều vì dân, bởi dân, và cho dân. Chọn đảng
nào, là tùy theo suy nghĩ chính kiến của mỗi cá nhân. Theo tôi, đảng
nào cũng đặt quyền lợi của quốc gia và dân tộc Hoa Kỳ lên trên hết. Khi
cần thiết, cả hai đảng cùng đứng với nhau để đối chọi một kẻ thù. Trong
lịch sử chính trị Hoa Kỳ, đã có những lúc cả hai đảng, qua tuyên ngôn
của quốc hội lưỡng đảng, đồng lòng đứng sau lưng vị tổng thống của quốc
gia để chiến đấu với một nguy cơ của đất nước. Thí dụ như lần 9/11 khi
quốc gia Hoa Kỳ bị tấn công.
![]()
Tôi ngưỡng mộ tất cả các vị tổng thống Hoa Kỳ, dù thuộc đảng nào. Vẫn có
nhiều khi không đồng ý với những chính sách hay quyết định của một vị
tổng thống, nhưng tôi luôn dành cho vị tổng thống đó sự tôn trọng, nếu
chưa nói là kính nể với vai trò chức vị của ông ta. Làm tổng thống nước
Mỹ, dù đảng phái nào, dù chính kiến bảo thủ hay cấp tiến, họ cũng do dân
bầu lên, cũng đã thắng cử một cách chính đáng, và họ là người lãnh đạo
đại diện cho quốc gia, toàn dân. Chúng ta nên tôn trọng chức vụ và vai
trò người tổng thống. Tôi luôn luôn kính trọng tất cả các vị tổng thống.
Không có vị nào hoàn toàn trọn vẹn. Không có chính sách nào có thể vừa
lòng tất cả mọi người dân… Không có quyết định nào là đúng hay sai hoàn
toàn. Từ quan điểm hay chính kiến cá nhân, mà mỗi người chúng ta nhận
xét và phán đoán về vị tổng thống. Không có nghĩa sự nhận xét của chúng
ta đúng hay đã sai.
Trở lại, câu chuyện đại dịch COVID-19, đang có nhiều bàn cãi dư luận, có
lẽ nhiều nhất là các trang mạng xã hội. Gần đây nhất, mọi người tranh
cãi ở mức nóng nhiệt độ hơn 100, về chuyện… “Nước Mỹ không có vĩ đại như
chúng ta tưởng”… Tôi không nhận định về khía cạnh cá nhân của những
người phát biểu và những nhận định. Tôi không bàn về khía cạnh chính
trị, hay chính kiến. Tôi không nói về Dân Chủ hay Cộng Hòa, cũng không
nói về Cuồng Trump hay Chống Trump. Mỗi người có quyền ngôn luận, nhất
là ở nước Mỹ vô cùng tự do này. Họ không hẳn đúng, mà họ cũng không hẳn
sai. Từ tầm nhìn, họ có quyền nói. Dĩ nhiên, chúng ta – mọi người – có
quyền không đồng ý với nhau.
Nhưng tôi vẫn vững một niềm tin, của một người đã sống 45 năm xứ này,
luôn cho rằng nước Mỹ thật sự là một quốc gia vĩ đại như chúng ta hằng
tin tưởng. Tôi đã trải qua những thăng trầm lịch sử cùng nước Mỹ của
suốt nửa thế kỷ qua, đã sống qua bảy đời tổng thống Hoa Kỳ. Nước Mỹ vẫn
vĩ đại trong tôi. Càng sống với nước Mỹ giữa những thăng trầm của lịch
sử, càng nhận rõ nước Mỹ quả thật vĩ đại. Người dân Mỹ sẽ không có ai
lựa chọn một quốc gia khác hơn, kể cả lúc khốn cùng nhất.
Dù khác biệt chính trị, chính kiến, trước nguy cơ đất nước thì các đảng
phái cũng sẵn sàng làm việc với nhau. Thí dụ như vụ ngân sách 2,2 nghìn
tỷ đô la giải cứu kinh tế và xã hội người dân vì đại dịch COVID-19. Bản
ngân sách được ký, thật ra đạt được nhiều chiến thắng quyền lợi chính
trị theo ý muốn của bà Nancy Pelosi Chủ Tịch Quốc Hội (Dân Chủ), nhưng
đảng Cộng Hòa và Tổng thống Donald Trump vẫn nhanh chóng đồng ý, để cứu
nguy kịp lúc cho kinh tế xã hội và đời sống dân lành. Đây rõ ràng là một
sự hợp tác của hai quyền lực chính trị nước Mỹ, cùng mẫu số vì lợi ích
quốc dân. Đó là sự vĩ đại của nước Mỹ.
Không có quốc gia nào giàu hơn nước Mỹ, khi cần phải chi tiền để cứu
nguy quốc gia. Nước Mỹ vĩ đại hơn các quốc gia khác là vì thế. Không có
chính phủ nào, vì dân vì nước, mà gạt bỏ chính kiến hận thù chính trị,
để ngồi lại với nhau cho dân cho nước. Chính trị nước Mỹ vĩ đại hơn các
quốc gia khác là vì thế.
Tôi không kể lể về những ân sủng, hay nói về quyền lợi an sinh xã hội y
tế dành cho người dân, hay lạm bàn về sự đối đãi công bình, tinh thần
dân chủ luôn được tôn trọng, vẫn tiếp diễn đều đặn liên tục, trên nước
Mỹ này. Nhiều bài viết đã luận về những điều khác. Dù thuộc về chính phủ
của đảng nào hay tổng thống nào, người dân nước Mỹ vẫn luôn có những
điều kiện thụ hưởng công ích tối thiểu nhất, cuộc sống vẫn tốt hơn hàng
trăm tỷ người dân các quốc gia khác trên thế giới. Tổng thống, bất kể bị
người ghét hay thương, đều làm việc cho dân. Tấm lòng họ cũng vì dân.
Họ làm việc bạc đầu. Họ là người bị chửi nhiều nhất khi công chúng luận
bàn. Nhưng họ vẫn luôn làm việc vì quốc gia, cứ một con đường mà đi,
không buông thua. Nước Mỹ vĩ đại như thế!
Nhiều người gốc Việt đang sống ở Mỹ, có khi đang là công dân Mỹ sau khi
vất vả năn nỉ để được vào công dân, vẫn chê nước Mỹ đủ điều, bình phẩm
đủ chuyện, chê bai đủ trò, nhưng cứ khư khư nhất định giữ lấy bằng công
dân Mỹ khi thách thức họ có dám bỏ nước Mỹ về lại Việt Nam hay không.
Những người cộng sản, hay lãnh đạo Việt Nam, cứ chửi Mỹ khen Tàu Cộng,
nhưng nhất định chỉ chọn nước Mỹ cho con đi du học, hay đầu tư tiền bạc
nhà cửa cho con cháu họ, chứ không dám chọn Trung Quốc mà đến. Nhiều
người Việt sống ở nước Mỹ sau một hành trình tỵ nạn vượt biển vượt biên
sống chết, năn nỉ để giấc mơ định cư Hoa Kỳ mấy chục năm trước thành
hiện thực, giờ nói chuyện là chê nước Mỹ khổ quá, khen Việt Nam cuộc
sống nhiều đại gia, vui quá, sướng quá. Nhưng họ vẫn không dám bỏ nước
Mỹ, không chịu bỏ quốc tịch hay thẻ xanh nước Mỹ, để trở lại làm công
dân xứ cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Nước Mỹ vẫn luôn vĩ đại, khi có rất nhiều đại gia giàu xụ trong nước âm
thầm bỏ đi, tìm đến đây định cư. Nước Mỹ vẫn luôn vĩ đại, dù nhiều người
thế giới bên ngoài cứ chỉ trích các chính sách của quốc gia này, nhưng
vẫn hoài vọng một ngày được đến Mỹ, hay con cháu mình được định cư ở Mỹ.
Nước Mỹ đã bắt đầu vĩ đại, đối với nhiều người chúng tôi, khi họ đã đến
Miền Nam Việt Nam để chiến đấu cho tự do, đã chết hơn 50.000 người lính
trong cuộc chiến. Họ đã hy sinh cho chúng tôi, người miền Nam yêu tự do.
Nước Mỹ đã vĩ đại khi đón nhận hơn 100.000 người di tản 30 tháng 04 năm
1975, đón nhận hàng trăm ngàn thuyền nhân tỵ nạn vượt biên suốt thập
niên 70, 80, 90. Nước Mỹ càng vĩ đại hơn, khi đã thương lượng để có thể
đón nhận hàng chục ngàn cựu tù cải tạo, những chiến sĩ miền Nam mà nước
Mỹ biết họ đã mắc nợ bỏ lại, được sang Mỹ định cư theo chương trình
H.O., cho các thế hệ con cháu được lớn lên làm Người, thành Nhân trong
xứ Mỹ. Nước Mỹ vĩ đại, vì chúng tôi người Mỹ gốc Việt bất kể đến đây do
hoàn cảnh nào, vẫn luôn đầy cơ hội vươn lên, bước vào các vị trí đáng kể
trong xã hội, kể cả những vị trí cao nhất, đáng quý nhất trong mọi lĩnh
vực, không cần phải trở thành đảng viên của bất cứ đảng nào.
Khi tôi xem một trận bóng đá hay giải thể thao quốc tế, tôi đã chảy nước
mắt mừng rỡ khi đội tuyển Hoa Kỳ giành được chiến thắng với một quốc
gia khác. Khi biến cố 9/11 xảy ra, nước mắt tôi đau lòng tuôn chảy, khi
nhìn dân Mỹ đang khổ đau, kinh hoàng. Ngày hôm nay, tôi khóc thương với
nước Mỹ trong cơn đại dịch này. Không chỉ là tình con người, mà còn là
tình dân tộc. Tôi vẫn tự hào đến hôm nay, là một người của dân tộc Hoa
Kỳ.
Trong ngôi nhà tôi, ngay phòng khách chính, vẫn có một lá cờ vàng ba sọc
đỏ Việt Nam Cộng Hòa treo cao. Nhưng tôi luôn hãnh diện tung cao lá cờ
Mỹ ở bất cứ nơi nào lá cờ này cần được tung hô đón mừng. USA, tôi hãnh
diện bởi sự vĩ đại và ân nghĩa quốc gia này đã cưu mang tôi.
Hồ Văn Xuân-Nhi
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
Viên cảnh sát
đã làm điều thật xúc động ![]()
Thay
vì bắt giữ và xử phạt bé gái vì tội ăn trộm, viên cảnh sát đã có hành động nhân văn khiến mọi người ngưỡng mộ.
Đó là tuần đầu tiên làm nhiệm vụ của cảnh sát Milton ở thành phố Atlanta Che Milton khi anh nhận được cuộc gọi báo cáo về một vụ ăn trộm giày tại khu vực mình quản lý. Anh nhanh chóng di chuyển đến hiện trường vụ án và phát hiện nghi phạm là một cô bé mới 12 tuổi. Và đôi giày mà cô bé ăn trộm có giá 2 USD. Cô bé vừa khóc vừa kể, đôi giày đó là cả một gia tài mà gia đình mình chẳng thể nào có được.. Bởi vậy, cô bé mới nảy sinh ý đồ lấy cắp đôi giày về cho đứa em gái 5 tuổi của mình ở nhà. Thương cảm cho số phận của bé gái, cảnh sát Milton đã quyết định không truy cứu hình sự mà cùng cô bé về thăm nơi em sinh sống. Cô bé và gia đình sống trong một căn nhà nhỏ ở ngoại ô. Trong nhà trống trơn không có lấy một món đồ, kể cả một chiếc giường ngủ cũng chẳng có. Mẹ cô bé, vừa bế con nhỏ, vừa cố gắng lau dọn nhà cửa cho sạch sẽ. Cô cho biết 2 vợ chồng có 5 con nhỏ. Trong khi chồng đi làm kiếm tiền thì cô ở nhà trông coi con cái. Nhận thấy ngôi nhà không có một chút đồ ăn nào, vị cảnh sát trẻ chạy nhanh ra cửa hàng pizza gần nhà để mua 4 chiếc bánh loại to và quay về nhà đưa cho lũ trẻ. Sau lần đó, anh thỉnh thoảng vẫn quay lại thăm gia đình cô bé vài lần, lần thì đưa bỉm, lần thì quần áo và thăm hỏi tình hình gia đình. “Tôi cũng đã từng gây ra sai lầm”, Milton thừa nhận. Bởi vậy, anh muốn được giúp đỡ cô bé, hướng cho cô bé đi đúng đường. Milton cũng tâm sự, anh từng nghĩ rằng mình sẽ bị khiển trách vì không trừng phạt kẻ trộm. Vậy nhưng, trái ngược với tất cả những gì anh suy nghĩ. Sau khi vụ trộm giày xảy ra không lâu, sếp của Milton đã gọi anh vào nói chuyện và quyết định sẽ cùng anh đứng lên giúp đỡ gia đình cô bé 12 tuổi. Với sự trợ giúp của phòng cảnh sát Atlanta, gia đình cô bé 12 tuổi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ khắp mọi nơi trên nước Mỹ. “Cách mà anh Milton giải quyết vụ việc cho thấy anh ấy có mặt ở đây không phải chỉ để thực thi pháp luật mà còn làm nhiều điều hơn nữa và trở thành một phần quan trọng trong cộng đồng nơi anh quản lý”, phòng cảnh sát Milton chia sẻ.
Trần Phong Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Jun/2020 lúc 8:57am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
Xe Lôi![]() ĐÙNG...một cái có một anh người da màu bị chết thì thiên hạ đổ ra đường biểu tình cả ngàn người đòi công lý, rồi trở thành bạo động đập phá khắp nơi các cơ sở tan tành mạnh ai nấy giựt đồ hôi của (cướp bóc). ỦA...con dịch Vũ Hán còn hay đã hết ? Thấy cũng lạ cả trăm ngàn người chết vì Corona hỏng thấy ai lên tiếng đòi công bằng nay vì một người mà đất nước tan hoang, đã ở nhà mà còn thêm bị giới nghiêm từ chiều tối đến sáng, điệu này hỏng biết ở nhà đến bao giờ ? tưởng là qua xứ tự do được bình yên trong lúc tuổi già, ai dè cũng còn phải lo sợ. Thiệt là tình ....vượt biển đông đi tìm tự do, đến được xứ tự do nhất thế giới tưởng không còn lo lắng nhưng cũng phải lo sợ. ÔI ! vì quá tự do mà nên nỗi, mấy tháng ở nhà nhớ chuyện xưa cũng hỏng yên tâm nay xem tin tức cũng BUỒN cho cộng đồng người Việt bị ảnh hưởng, nhiều cơ sở làm ăn bị đập phá, công trình xây dựng mấy mươi năm chỉ một đêm tan thành mây khói (có người còn bỏ mạng) họ đòi công lý ở đâu ??? Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (ca dao) Cầu trời cho đất nước bình yên, để đời con đời cháu không còn phải đi tìm nơi bến đổ vì đất nước này là thiên đường rồi, nhưng thiên đường có khi cũng bị mây mù mong mọi chuyện sẽ qua mau bình minh vẫn mọc mỗi ngày trái đất vẫn quay, và thời gian không bao giờ ngừng lại “Tâm bình thế giới mới bình “ Nay tôi xin đưa các bạn trở về quá khứ bằng những chuyến xe : từ xe xích lô tới xe đò riết rồi xuống xe lôi xe kéo và có cả xe cây, xe ba gác . XE CÂY: Là một loại xe chở thuê hàng hoá chỉ có hai bánh xe, người kéo phía trước bằng hai thanh cây nối liền với chiếc xe và dưới có hai cây chỏi giống như chân để khi đậu xe được cân bằng phía sau cần thêm một người đẩy phụ (vừa đẩy phụ vừa trông chừng hàng hoá (chớ chỉ có một người kéo phía trước thì phía sau đồ hỏng cánh mà bay) xe này tôi có đẩy phụ vì có cô bạn học nhà gần hội quán Phật Giáo Hoà hảo gia đình sống trên ghe làm nghề kéo đồ mướn, nên thỉnh thoảng tui cũng phụ bạn đẩy xe, loại xe này phải xài cặp chân . XE BA GÁC : Cũng là một loại xe chở hàng nhưng làm bằng sắt và có gắn xe đạp phía sau (xe ba bánh) xe này đỡ vất vả hơn xe cây, sau này người ta còn chế gắn bằng xe gắn máy XE LÔI : Xe lôi cũng giống như xe xích lô có hai loại, xe lôi đạp và xe lôi máy chỉ khác một điều là xe này người chạy xe ở phía trước cái thùng chở khách phía sau, xích lô ba bánh, xe lôi thì bốn bánh . XE LÔI ĐẠP : Cái thùng xe chở khách gán chiếc xe đạp phía trước, loại xe này chỉ chạy đường gần vòng vòng trong thành phố, hiện nay tại Châu Đốc vẫn còn giữ lại như là một hoài niệm, và làm phương tiện chở khách du ịch đi tham quan thành phố nên những người lao động nghề này cũng còn kiếm sống được XE LÔI MÁY : Thay chiếc xe đạp bằng xe gắn máy (xe Honda)xe có thể chạy xa ra khỏi thành phố vài mươi cây số thì được nhưng không nên chạy trên quốc lộ đường xuyên tỉnh vì nguy hiểm không an toàn Còn Cần Thơ cũng có xe lôi đạp và xe lôi máy nhưng kiểu dáng nhìn đẹp hơn đúng là “người đẹp Tây Đô” đến chiếc xe cũng lịch sự hơn nhưng dầu thế nào đi nữa đó cũng là phương tiện giao thông trong tỉnh lỵ và là nghề kiếm sống của người dân lao động một nghề không đòi hỏi trình độ chỉ cần có sức khỏe tốt là được, tuỳ theo mỗi tỉnh họ đóng thùng xe kéo khác nhau, xe lôi Cà Mau người gán thêm cái ba gác phía sau để chở thêm đồ. Xin trở lại chuyện đời của cô gái trẻ lặn lội đường xa để tìm miếng cơm manh áo và tìm kiếm tương lai . Lúc sau này không biết vô tình hay cố ý mà xe đò đi Sài Gòn hay hư dọc đường nằm ụ cả mấy tiếng đồng hồ, có người chờ không được nên bỏ vé đón xe khác mà đi, ai có kiên nhẫn thì chờ ...lúc nào sửa xong chạy tiếp tục, xe trống nhiều chỗ nên bác tài và lơ xe đón thêm khách mới. (Ôi ! Thời thế thế thời phải thế! ) nhiều chuyến tôi lên tới SG cũng gần nửa đêm vì xe bị “bang” sửa hoài hỏng được cứ ngồi chờ mấy tiếng đồng hồ rồi lâu dần tôi thấy có người bỏ xe thuê xe lôi máy đi về bến phà Mỹ Thuận (tại sao phải qua về bến Bắc, vì từ đó mình có thể về hai ngã Cần Thơ hay lộ tẻ hoặc qua Cần Thơ, rồi từ đó tìm xe đi về quê mình) Chuyến lên SG tôi không bỏ xe vì chuyến lên tôi không có chuyện gì gấp và không có hàng hoá gì nên cứ chờ đến khi nào sửa xong thì đi tiếp Còn chuyến về thì tôi cũng bắt chước thiên hạ đi “xe chuyền” mua vé xe thì cũng mua từ SG -RG nhưng đến Bắc Mỹ thuận thì “chuyền” từ tỉnh này qua tỉnh khác, đi xe lôi máy xuống Vĩnh Long rồi xuống phà qua Bắc Cần Thơ từ CT mua vé Rạch Giá. Ôi ! Những ai sống qua thời gạo châu củi quế lúc ấy mới thông cảm được niềm đau của người dân miền nam thuở đó. Tôi ! thuở trước chỉ biết ngửa tay xin tiền cha mẹ rồi ôm tập đến trường chửa nấu được bửa cơm ngon nay cha mẹ già không còn buôn bán được tôi không thể ngồi nhà ăn bám song thân, nên phải lao ra đời chạy gạo kiếm cơm nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình (lúc ấy nhờ tuổi trẻ có nhiều nghị lực và sức khỏe chuyện gì cũng vượt qua) Xe ...lôi tôi bước vào đời Đưa tôi qua những đoạn đời đắng cay Cuộc đời làm mắt em cay Khóc cho thân phận dân tình thê lương ....... Xuống phà rồi lại lên phà Phà không ra biển (chỉ) đưa người sang sông Em đây lại bước xuống thuyền Nhứt tam ba bận đi tìm tự do Một liều ba bảy cũng liều Mặc cho sóng bạc thuyền trôi bập bềnh Hình Toàn |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
Không có hóa đơn cho Tình Người![]()
Good
Morning cả nhà!
Đầu ngày, xin kể bà con nghe
một câu chuyện có thật đã xảy ra trong đời thường
Tại một thành phố ở Ấn Độ..
có vị thương gia nọ bận rộn cả ngày vì công việc.. mệt mỏi.. ông vào một nhà
hàng tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn..!
Khi những món ăn đã được dọn
sẵn trên bàn, bất chợt ông nhìn thấy một cậu bé đang nhìn trộm ông qua cửa kính
với ánh mắt thèm thuồng, hình ảnh ấy như có gì làm nhói tim ông..!
Ông đưa tay vẫy cậu bé, cậu
liền bước vội vào, theo sau cậu là 1 bé gái nhỏ. Hai đứa trẻ nhìn chăm chăm vào
những đĩa thức ăn còn nóng hổi.. mà chẳng cần biết người vừa gọi chúng vào là
ai..?
Vị thương gia bảo chúng cứ tự
nhiên mà ăn thỏa thích...
Không nói.. không cười.. cả
hai ngấu nghiến ăn hết các món ăn trên bàn một cách ngon lành... Vị thương
gia im lặng nhìn hai đứa trẻ ăn đắm đuối và khi chúng rời đi..
chúng đã không quên nói lời
cám ơn với ông..!
Cơn đói trong lòng vị thương
gia lúc ấy được xua tan một cách lạ kỳ, kèm theo là một cảm giác khó tả đang
lâng lâng trong lòng...
Mãi một hồi sau.. vị thương
gia gọi tiếp các món ăn lần nữa rồi từ từ thưởng thức.. Đến khi gọi thanh toán,
nhìn tờ hóa đơn, không ghi số tiền mà chỉ là một hàng chữ:
- “Thật đáng tiếc.. tiệm
chúng tôi không in được HÓA ĐƠN THANH TOÁN CHO TÌNH NGƯỜI.. xin chúc ông mãi
luôn hạnh phúc..!”
Một giọt nước mắt đã rơi từ
vị thương gia.. Ông quay nhìn người đàn ông đang đứng tại quầy thu ngân rồi gật
đầu mỉm cười.. ông ta đáp lại bằng một nụ cười rạng rỡ...
Vị thương gia đã dùng “Đức”
đối xử với người nghèo.
Và chủ nhà hàng dùng “Nghĩa”
đáp lại “Đức”, không biết ai hơn ai.?
CHIA
SẺ :
Xứ Ấn là xứ phân biệt giai cấp
nặng nề. Con người đã quen nhìn khổ đau của người khác nên dần dần trở nên vô cảm,
nhưng câu chuyện này đã xảy ra, tình huống câu chuyện không đặc biệt nhưng ít
nhiều đã đánh động vào tâm tư của giới nhà giàu mà bỏn xẻn của Ấn Độ .
Người xưa có câu:
-
Ngồi trên đống Cát.. ai cũng là hiền nhân.. quân tử.
-
Ngồi trên đống Vàng.. mới biết rõ.. ai mới là quân tử.. hiền nhân.
Tình yêu thương luôn đem đến
những sự kỳ diệu từ hai phía:
- "Người cho và người
nhận".
Hạnh phúc của TÌNH NGƯỜI là
cảm giác bình yên và thật sâu lắng..
xóa tan tất cả những đau khổ
và bất hạnh.
Vạn vật trên thế giới này đều
không thể tồn tại mãi với thời gian..
Ngay cả con người cũng không
thể đi ngược lại hay cưỡng cầu với quy luật ấy.
- Theo thời gian.. mọi thứ đều
biến hóa và thay đổi..
- Tất cả có thể sinh ra hoặc
mất đi.. có thể phát triển hay lụi tàn..
- Cái gì có đến chắc chắn sẽ
rời đi.. không bao giờ là tồn tại mãi mãi, đó là quy luật.
Vật chất là ngoại thân..
TÌNH THƯƠNG là vĩnh cửu.
_
Trăm năm còn có gì đâu
Chỉ
còn 2 chữ ''Thương nhau'' để đời..
Sống
Trọn Niềm Thương
Cứ
sống và thương trọn một giờ
Vì
đời.. thoáng chốc đã hư vô
Âu
lo, toan tính.. lòng thêm nặng
Lặng
ngắm Thu vàng bao lá thơ !..
Cứ
sống và thượng trọn một ngày
Ánh
nhìn độ lượng khắp quanh đây
Những
điều to tát chưa làm được
Việc
nhỏ hết lòng cũng quí thay!
-
Gặp gỡ trong đời một chữ duyên
Trân
trọng bên nhau phút hiện tiền
Người
đến, ân cần cho hết dạ
Người
về, thôi vướng bận niềm riêng.
Cứ
sống và thương vẹn tấm lòng
Dẫu
người cô phụ bước sang sông
Dù
hoa kia chẳng vì ta nở..
Sống
không mong.. suối chảy ngược dòng.
Hãy
sống sao cho trọn kiếp người
Vui
buồn, thành bại.. cũng qua thôi!
Xuân
xôn xao lá.. chờ Thu rụng
Sống
đề thương cùng, sống thảnh thơi! st.
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jun/2020 lúc 12:43pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
Người phụ nữ da đen..
![]()
Cách
đây 6 năm, ở Mỹ đã diễn ra một câu chuyện vô cùng cảm động giữa viên
cảnh sát William Stacy và một người mẹ da đen Helen Johnson. Khi ấy là
khoảng thời gian vô cùng tuyệt vọng của người phụ nữ này, nhưng vị cảnh
sát đã cứu sống cuộc đời cô.
Đó là vào một ngày thứ 7, khi Helen bị bắt gặp đang ăn trộm 5 quả trứng trong siêu thị. Cô đã rất hoang mang khi cảnh sát đến. Tuy nhiên, thay vì bắt giữ cô về đồn cảnh sát, viên cảnh sát đã dành tặng cô một bất ngờ thú vị. Hàng tuần, Johnson đều phải nuôi nấng hai cô con gái và hai đứa cháu mới lên 1 và 3 tuổi, trong khi phúc lợi xã hội của cô chỉ có 120 USD một tháng. Một tuần trước, khoản tiền này đã không cánh mà bay, gia đình Johnson phải chịu cảnh đói khát. Đến hôm đó, đã 2 ngày rồi cả nhà cô không có gì để ăn, cô đánh liều đến siêu thị mà trong tay chỉ có 1.25 USD để mua trứng. Quá tuyệt vọng, cô nghĩ gia đình mình không thể chết đói, nên đã bỏ 5 quả trứng vào túi. Nhưng vì chưa bao giờ bao giờ ăn trộm, cô đã để trứng vỡ trong túi mình. Sau đó cửa hàng liền gọi cảnh sát, và Stacy đã tới nơi. Sau khi nghe sự tình, anh nói Johnson cứ đứng ở đó, còn mình đi nói chuyện với chủ cửa hàng. Johnson đã chuẩn bị tinh thần rằng mình sẽ bị cảnh sát bắt đi, nhưng họ quyết định không phạt tiền Johnson. Cô bắt đầu khóc, và bộc lộ mọi cảm xúc. Cô xin lỗi rối rít, và cố gắng đưa 1.25 đô-la ít ỏi về phía cửa hàng. Sau đó, cảnh sát Stacy mới từ từ giải thích rằng Johnson sẽ không bị bắt đi. Bởi anh nhớ rằng trước đó mình đã từng đến gia đình này, và hiểu tình trạng nghèo khó mà họ đang trải qua. Gia đình Johnson phải ngủ trên đệm đặt dưới sàn nhà, họ không có giường và thức ăn đầy đủ. Họ quá nghèo để có thể chịu thêm một bất hạnh nào khác. Những gì Johnson kể với họ hôm đó là những gì mà Stacy được chứng kiến. Anh biết cô luôn nói thật, vậy nên anh không ngại ngần giúp đỡ gia đình cô. Với anh, đây là một hành động đúng và anh không đánh giá gì cô. Ai cũng có lúc phạm sai lầm, và nhất là khi họ bị dồn vào đường cùng. Sau đó, anh mua một thùng trứng cho cô; thấy vậy, Johnson hỏi cô có thể báo đáp anh bằng cách nào. Stacy chỉ mỉm cười trả lời: Hãy hứa với tôi rằng cô sẽ không bao giờ ăn trộm nữa. “Tôi hi vọng cô ấy sẽ không làm như vậy nữa. Tôi cầu nguyện rằng cô sẽ không dại dột thêm lần nào, và tôi tin cô ấy sẽ không ăn trộm nữa", Stacy bộc bạch. Những đứa cháu sợ rằng Johnson có thể bị bắt, nhưng thay vào đó, cô được nhận những điều bất ngờ khác. Vào ngày thứ 4 tuần sau, Stacy cùng đồng nghiệp đã đến trước cửa nhà của người phụ nữ 47 tuổi với 2 xe tải thức ăn để các con cô và các cháu không phải chết đói trong mùa giáng sinh. Đó là lần đầu tiên kể từ năm 12 tuổi Johnson được chứng kiến nhà mình nhiều đồ ăn như vậy. Cô đã khóc suốt cả ngày, theo Al.com. Không nén nổi sự xúc động, cô đã ôm chầm lấy viên cảnh sát. Khoảnh khắc ấy đã được những người xung quanh ghi lại. Câu chuyện của họ xúc động tới mức mà cảnh sát trưởng Dennie Reno sau đó đã yêu cầu một vị cảnh sát thứ hai kêu gọi ủng hộ thực phẩm cho gia đình Johnson. “Ngay bây giờ, đồ ăn khắp Ferguson, New York và cả nước Mỹ sẽ chuẩn bị đến nhà của Johnson, thật tuyệt vời khi có những câu chuyện như thế này xảy ra. Nó mang đến hình ảnh tích cực cho những người thực thi pháp luật", Stacy chia sẻ. Những viên cảnh sát cũng lập một quỹ từ thiện ở Tarrant để quyên góp tiền ủng hộ cho gia đình Johnson. “Số tiền cứ tăng dần tăng dần. Một người đàn ông gọi cho tôi từ New York và cảm thấy rất xúc động. Hai tháng trước anh ta rất tức giận với cảnh sát, nhưng giờ anh ấy đã thay đổi hoàn toàn", vị cảnh sát trưởng nói. Nhưng điều đẹp nhất trong cuộc đời vị cảnh sát đó là Johnson không phải đi trộm thức ăn cho gia đình nữa. Sự cứu rỗi này không chỉ là sinh mạng mà còn là nhân phẩm của cả một gia đình. Kết quả của vụ trộm bất thành thật gây ấn tượng. Không những không bị đưa đến sở cảnh sát, gia đình Johnson còn nhận được hàng tá thức ăn, đồ chơi và quần áo cùng những lời chúc tốt đẹp từ những nhà hảo tâm. Johnson không biết nói gì hơn và chỉ hét lên sung sướng. Cuộc đời cô đã thay đổi kể từ ngày hôm đó, nhờ hành động cao đẹp của vị cảnh sát Stacy. Cô vẫn nghĩ mình chẳng bao giờ có thể cảm ơn người đàn ông tốt bụng này đủ. Nhưng cuộc sống là vậy, luôn có một cánh cửa khác cho bạn bước tiếp, khi bạn nghĩ mình đã rơi vào đường cùng. Và nếu ai đó nghĩ rằng cảnh sát Mỹ là những người khô cứng chỉ biết thực thi pháp luật, thì có lẽ cần suy nghĩ lại. Họ cũng có một trái tim rất ấm áp và thiện lương.
Thiên An Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Jun/2020 lúc 8:41am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
Chim Không Đậu Ở Mảnh Đất Đầy Rẫy Cạm Bẫy![]()
‘…Không có sáng tạo, người giỏi - người tài không thể hiện được
mình, và họ cùn mòn đi. Và dĩ nhiên, khi không có sáng tạo, đất nước sẽ
không theo kịp bước tiến thần tốc của kỷ nguyên số, đất nước mãi mãi rơi
vào bế tắc và đói nghèo…’
Việc 27 tập đoàn nổi tiếng của Mỹ chuyển các nhà máy của mình ở Trung
Quốc đến Indonesia mà không chuyển đến Việt Nam đã khẳng định rằng: Việt
Nam không phải là điểm đến của những dự án có công nghệ cao, có hàm
lượng chất xám và giá trị gia tăng cao. Sự kiện này cũng tiếp tục xác
nhận rằng, nguồn chất lượng nhân lực ở Việt Nam không cao và không có
tính sáng tạo. Tại sao Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực Việt Nam nói
riêng không có tính sáng tạo - tiền đề của phát triển? Sáng tạo là kết
quả của tự do, nhưng đất nước Việt Nam lại chồng chất cám đoán. Đó là
một lịch sử đau lòng.
Chim không đậu ở mảnh đất đầy rẫy cạm bẫy
Những người đứng đầu nhà nước Việt Nam là những người giàu mơ ước. Họ
mơ ước Sài Gòn trở thành Paris, Hà Nội trở thành Singapore, Nha Trang
trở thành Hawaii, Cần Thơ trở thành Venise… Và mới đây, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã mơ ước Việt Nam là bạn “của những người giỏi nhất”. Liệu
ước mơ này có trở thành sự thật?
“Việt Nam không đặt tham vọng là người giỏi nhất, nhưng muốn là bạn của những người giỏi nhất trong nền kinh tế toàn cầu.”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu như vậy tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 vào ngày 13/9/2018. Thủ tướng Phúc đã không đưa ra tiêu chí thế nào là người giỏi nhất khi mà người giỏi trộm cắp, người giỏi lừa đảo, người giỏi cờ bạc, người giỏi đâm chém, người giỏi chém gió….đều được hiểu là người tài giỏi. Nếu xác định “người giỏi nhất” theo tiêu chí là người có tài kinh doanh, người có nhiều ý tưởng, nhà quản trị và điều hành giỏi, chuyên gia giỏi, người có khả năng sáng tạo và phát minh…., liệu nhà nước Việt Nam có trở thành người bạn tốt của “những người giỏi nhất”, hay nói cách khác, có thu hút được nhân tài của thế giới? Hãy ngược dòng lịch sử!
Ngay sau khi cướp được chính quyền vào năm 1945, chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hòa đã dùng nhiều giải pháp để lôi kéo đội ngũ trí thức đứng
vào hàng ngũ của mình. Nhiều trí thức người Việt sống ở nước ngoài vốn
không hiểu chủ nghĩa cộng sản đã nhanh chóng gia nhập, trong đó có những
trí thức lừng danh như Trần Đại Nghĩa, Trần Đức Thảo. Ngoại trừ kỹ sư
chế tạo vũ khí Trần Đại Nghĩa có phần nào phát huy được phẩm chất kỹ
thuật, đa phần các trí thức khác đều bị thui chột tài năng, và sống một
cuộc sống đầy u uẩn. Triết gia Trần Đức Thảo là một thí dụ điển hình.
Nhiều trí thức tài hoa đi theo Việt Minh cũng nhanh chóng bỏ ngũ, mà sự
“dinh tê”( về thành phố- về vùng Pháp đóng) của nhạc sĩ Phạm Duy là một
ví dụ sinh động. Có thể nói trong giai đoạn 1946-1953, chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hòa không thất bại nhưng cũng chẳng thành công trong
việc thu hút nhân tài.
Mọi chuyện bắt đầu khác đi, hay nói cách khác, chính quyền Hà Nội kể từ
ngày trở thành ông chủ của Hà Nội vào năm 1954 đã nhận thất bại trong
việc chiêu dụ và giữ chân nhân tài.
Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, đã có khoảng 01 triệu người miền
Bắc di cư vào miền Nam, trong đó có gần 310.000 người được đưa đến miền
Nam bởi Hải quân Hoa Kỳ, và 500.000 dân được đưa đến miền Nam bởi quân
đội Pháp. Trong khi đó 14.000–45.000 cư dân và 100.000 binh sĩ chính quy
của Việt Minh từ miền Nam tập kết ra miền Bắc. Sự chênh lệnh về số
lượng người lựa chọn di cư chắc chắn phản ánh một điều rằng, có sự chênh
lệch về sự lựa chọn di cư của tầng lớp tinh hoa. Theo từ điển bách khoa
toàn thư mở Wikipedia, vào cuối năm 1954, cả miền Bắc có 1800 sinh viên
nhưng đã có 1200 sinh viên lựa chọn di cư vào miền Nam. Đa phần các trí
thức miền Bắc vốn yêu thích văn hóa Pháp cũng chọn con đường Nam tiến
để tìm đến bến bờ mới. Có thể nói, kể từ năm 1955, miền Bắc chỉ có tầng
lớp trí thức xã hội chủ nghĩa có đặc tính tuân theo, thụ động, không
phản biện và không có tư duy sáng tạo.
Cũng từ năm 1955 trở đi, trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã có hàng trăm
trí thức và văn nghệ sĩ đã bị cầm tù, cải tạo không giam giữ do có
những tiếng nói khác với tiếng nói của chính quyền. Trước sự đàn áp khốc
liệt của chính quyền, giới trí thức và văn nghệ sĩ đành phải chôn mình
vào sự cô đơn như những con ốc mượn hồn.
Không có tầng lớp trí thức đúng nghĩa, không có tầng lớp doanh nhân
tinh hoa đúng nghĩa, trong suốt hàng chục năm trời miền Bắc đã không cho
ra đời một sản phẩm có uy tín.
Còn ở miền Nam Việt Nam thì sao? Có thể nói đó là nơi hội tụ tinh hoa
Việt để làm nên những giá trị và thành tựu khá rực rỡ. Giáo sư Nguyễn
Xuân Vinh là minh chứng rõ nét. Vị giáo sư không gian này sinh ra ở Yên
Bái nhưng đã lựa chọn miền Nam tự do làm quê hương chính. Ông được cả
thế giới khoa học không gian biết đến và ngưỡng mộ khi thực hiện thành
công nghiên cứu công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền
Apollo của NASA. Những lý thuyết của GS Nguyễn Xuân Vinh đã góp phần
quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên được mặt trăng thành công đồng
thời được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền Con thoi trở về trái
đất an toàn.
Có đội ngũ trí thức giỏi, Việt Nam đã sản xuất được những sản phẩm công
nghệ cao dù ngập tràn binh lửa. Vào năm 1972, Sài Gòn chế tạo thành
công máy bay huấn luyện quân sự hai chỗ ngồi mang tên Tiền Phong 001.
Vào năm 1974, Sài Gòn cho xuất xưởng mẫu xe hơi La Dalat. Trước năm
1975, miền Nam có những thương hiệu và nhãn hàng nổi tiếng Châu Á như xà
bông Cô Ba, kem đánh răng Hynos (sau đó đổi tên thành P/S và đã bán lại
cho một hãng Mỹ), dầu gió Nhị Thiên Đường, sơn Đông Á, dầu khuynh diệp
Bác sĩ Tín, dầu gội Lan Hảo, kem đánh răng Dạ Lan…
Sau biến cố 30-4-1975, Việt Nam được thống nhất. Nhưng các chính sách
tàn bạo và sai lầm của Hà Nội như chính sách cải tạo (thực chất là tù
không án) đối với quân nhân và viên chức Việt Nam cộng hòa, chính sách
cải tạo công thương nghiệp (thực chất là quốc hữu hóa), thay thế các
chuyên gia giỏi bằng những người tầm thường trưởng thành từ rừng rú… đã
nhanh chóng biến miền Nam thịnh vượng thành một miền Nam tan hoang. Từ
năm 1976 đến năm 1989, có khoảng 1,5 triệu người Việt Nam, trong đó có
tầng lớp tinh hoa nhất, đã bỏ nước ra đi để tìm đến bến bờ mới dù biết
có thể phải bỏ mạng trên biển cả. Cuộc di cư đau đớn nhất trong lịch sử
nhân loại đã làm nảy sinh một từ vựng mới đau lòng: thuyền nhân. Trong
thời gian đó, ở Việt Nam xuất hiện hai câu thơ khuyết danh tác giả nhói
lòng: “Người tài thì đã vượt biên- ở lại một lũ vừa điên vừa khùng”.
Sau khi Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế vào năm 1986, Việt Nam cũng
thất bại trong việc thu hút nhân tài từ nước ngoài và giữ chân người
giỏi trong nước. Cho dù được ưu đãi về các loại thuế và giá thuê đất,
không có một hãng công nghệ nào đặt đại bản doanh hoặc cơ sở nghiên cứu
tại Việt Nam. Khu công nghệ cao Hòa Lạc hay khu công nghệ cao quận 9-
Sài Gòn vẫn chỉ là sân chơi của các doanh nghiệp trong nước, và những
tay chơi nước ngoài có vị thế làng nhàng. Không có trường đại học danh
tiếng nào của thế giới mở cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam, và
dĩ nhiên là không có một đội ngũ giáo sư người nước ngoài ở sống, nghiên
cứu và giảng dạy chuyên nghiệp ở Việt Nam. Các trí thức Việt kiều cũng
không chọn Việt Nam là điểm đến để sống, lao động, sáng tạo và cống
hiến.
Những giáo sư lừng danh như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn… cũng chọn con
đường định cư ở nước ngoài để có điều kiện cống hiến cho khoa học và cho
sự tiến bộ của nhân loại. Hiện tại, mỗi năm có hàng chục ngàn du học
sinh Việt Nam vẫn chọn con đường ở lại nước ngoài để có cơ hội tốt hơn.
100% người chiến thắng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền
hình Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học ở Úc đã ở lại Úc để làm việc.
Họ hiểu, họ chỉ phát huy được năng lực và trí tuệ của mình ở một môi
trường khác hẳn Việt Nam.
Việt Nam chưa bao giờ thu hút được người giỏi - người tài trong tất cả
mọi lĩnh vực. Tại sao lại thế? Có thể người giỏi của thế giới sợ hãi một
Việt Nam có giao thông lộn xộn? Có thể họ sợ Việt Nam có môi trường ô
nhiễm, thực phẩm độc hại? Có thể là thế, nhưng chưa đủ.
Điều quan trọng nhất, những người giỏi - người tài cần có tự do tuyệt
đối để thể hiện, để khẳng định mình và để sáng tạo. Nhưng ở Việt Nam, tự
do là một món hàng xa xỉ. Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tự do sáng tạo, tự do học thuật, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự
do xuất bản, tự do biểu diễn… những tiền đề - nền móng cho sáng tạo.
Không có sáng tạo, người giỏi - người tài không thể hiện được mình, và
họ cùn mòn đi. Và dĩ nhiên, khi không có sáng tạo, đất nước sẽ không
theo kịp bước tiến thần tốc của kỷ nguyên số, đất nước mãi mãi rơi vào
bế tắc và đói nghèo.
Người tài giỏi bao giờ cũng tìm đến những xứ sở tự do, hay nói cách
khác, môi trường tự do luôn có sức hấp dẫn với những người tài giỏi.
Không phải ngẫu nhiên mà các cường quốc như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada,
Úc, New Zealand….luôn luôn là những đích đến của những người thông minh
và tài giỏi.
Nếu “muốn làm bạn với những người giỏi nhất”, Việt Nam phải xây dựng
bằng được một thiết chế xã hội thật sự tự do và các khung pháp lý để bảo
vệ tự do. Chim bao giờ cũng đến đậu ở những mảnh đất hiền lành, không
bao giờ đậu ở những mảnh đất đầy rẫy cạm bẫy và cấm đoán.
Chu Vĩnh Hải
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
Bài Học Cuộc Sống: Ai Hơn Ai?![]()
Trong
một khu vườn tuyệt đẹp kia có nhiều loại hoa đua nhau khoe màu tranh
sắc: Hoa Hồng, hoa Hướng Dương, hoa Vạn Thọ, hoa Cúc, kể cả vài cụm bông
Móng Tay và bông Mười Giờ.
Một ngày kia, có người đến nhìn ngắm
những bông hoa đẹp, rồi lấy một cây thước ra đo chiều cao, chiều dài
cũng như đếm số các nụ hoa. Xong ông ta bỏ đi.
Ý thức về chiều
cao và độ lớn của mình, hoa Hướng Dương càng vươn cổ lên cao và nói:
“Trong khắp khu vườn, không hoa nào lớn mạnh như chúng tôi”. Nghe nói
thế, hoa Hồng lên tiếng: “Nhưng không hoa nào đẹp và tỏa hương thơm ngát
như chúng tôi”. Không chịu thua ai, hoa Vạn Thọ góp lời: “Hai người nói
thế nghe sao phải, to lớn và thơm tho nào có ý nghĩa gì. Hai người làm
gì có được nhiều bông hoa như chúng tôi”.
Nghe những loại hoa
trên tranh luận, các loại hoa Cúc, hoa Móng Tay và hoa Mười Giờ cảm thấy
tủi phận. Hoa Móng Tay tìm lời an ủi hoa Mười Giờ: “Bọn mình không đẹp,
không thơm, nhưng được cái là dễ trồng nên được nhiều người ưa thích”.
Sau
đó, khu vườn trở lại yên lặng trong khoảnh khắc. Nhưng hoa Cúc phá tan
sự im lặng nặng nề với những phát biểu sau đây: “Sao các anh, các chị
lại có thể suy nghĩ thế? Bởi đâu các anh các chị lại tranh nhau về chiều
cao, về độ lớn, về vẻ đẹp, về hương thơm. Anh chị quên rằng: Dù lớn hay
nhỏ, dù mạnh hay yếu, dù đỏ hay vàng, mọi bông hoa đều nhận lãnh hình
hài, vẻ đẹp và hương thơm từ bàn tay của Ðấng Tạo Hóa và dưới mắt Người
chúng ta đều như sau. Mỗi chúng ta đều được Người ban cho đồng đều ánh
sáng và hơi ấm của mặt trời. Mỗi bông hoa đều được Người cho mưa rơi
xuống gốc và sương sa trên mình như nhau. Ðó là Mầu Nhiệm của lòng quảng
đại và khoan nhân của Đấng Tạo Hóa”.
Sự phân bì, ghen tuông đã
và đang làm khổ đau cho con người cũng bằng tính tự cao, tự đại hay ít
ra tính phân bì, ghen ghét cũng làm cho chúng ta không được thư thái,
bình an. Vì thế, có người đã đề ra những phương pháp sau đây như những
điều kiện để được hưởng sự bình an trong tâm hồn:
– Nếu tôi không muốn so sánh mình với người khác, tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc với những gì tốt đẹp nơi tôi.
– Nếu tôi không làm nô lệ cho sự thành công, tôi có thể sản xuất những thành quả tốt đẹp kẻ khác chờ đợi nơi tôi.
–
Nếu tôi không để mình bị vướng vào mạng lưới của sự cạnh tranh, tôi sẽ
thông phần và chia sẻ được những cái tốt đẹp hàm ẩn trong tất cả mọi
người. st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
Nhớ nước Mỹ, nhớ một trời thương yêu…![]() Bạn đã từng yêu ai hay điều gì đó đến độ thấy nhớ quay quắt khi vừa rời khỏi? Nếu chưa, hãy thử một lần đến Mỹ, bạn sẽ có cảm giác ấy thôi… Tôi từng nghe về “giấc mơ Mỹ” của nhiều người với khát khao cháy bỏng và ý định biến giấc mơ đó thành hiện thực vẫn thôi thúc họ mỗi ngày. Tôi cảm nhận ước mơ được sống ở Mỹ hay chí ít một lần đặt chân đến Mỹ của họ và cho rằng họ “cuồng Mỹ”, bởi tôi tin đất nước nào cũng có mặt tốt – xấu, chẳng đâu thực sự là “thiên đường”. Trớ trêu thay, tôi nhận ra mình cũng "cuồng Mỹ” từ lúc đặt chân xuống sân bay sau chuyến đi Mỹ tết rồi. Phố sá, thanh bình, đẹp như trong phim
Đang mỏi mệt sau chặng bay dài, lại căng thẳng với nỗi lo lần đầu nhập cảnh, tôi được cô nhân viên sân bay Denver chào đón bằng loạt câu hỏi: "Cảm giác của bạn khi đến nước tôi thế nào? Nhân viên ở đây có thân thiện không? Cách bố trí các quầy thủ tục không làm bạn rối chứ? Bạn có gì để phàn nàn không...?" Giọng nói ngọt ngào của cô khiến tôi dịu hẳn, ai đó từng nói hải quan Mỹ nổi tiếng khó kia mà? Chuyến thăm nước Mỹ của tôi bắt đầu bằng những điều dễ chịu như thế! Tôi không mê fast food, không nghiện shopping, không phải fan hàng hiệu nhưng nhẹ dạ và dễ xiêu lòng trước những hỏi han ân cần kiểu như: "Bạn sẽ nhớ Mỹ khi trở về quê hương chứ?" Tôi từng nói chỉ thích du lịch chứ không thích ở Mỹ, vì một đứa ồn ào, sôi nổi như tôi không phù hợp với lối sống lạnh lùng “kiểu Mỹ”, sợ câu hát “bên này thời gian qua vun vút, không như Sài Gòn”, sợ sự hối hả, cuồng vội khiến người ta vô tình lướt qua nhau. Nhưng từ nay, tôi không thể dối lòng được nữa: rằng tôi phải lòng nước Mỹ mất rồi! Bạn đã từng yêu ai hay điều gì đó đến độ thấy nhớ quay quắt khi vừa rời khỏi? Nếu chưa, hãy thử một lần đến Mỹ, bạn sẽ có cảm giác ấy thôi. Tin tôi đi, nước Mỹ có gì đó lạ lắm, chưa đi thì chỉ mong đến một lần, đến rồi sẽ muốn quay lại nhiều lần nữa. Một người bạn nhắn tôi mang về một nhúm đất ở Mỹ, bạn yêu nước Mỹ nên muốn có gì đó làm kỷ niệm, và bởi chẳng biết bao giờ bạn mới có cơ hội đặt chân đến xứ sở đẹp đẽ ấy. Tôi nghe thấy lòng nao nao, bạn chưa đến đây mà còn yêu nơi này đến thế. Còn tôi, sao lại không “để quên con tim” khi trở về sau chuyến chu du ngắn ngủi? Tôi nhớ không khí lạnh ở Phoenix những ngày cuối đông, chỉ vài bước từ nhà ra xe dù đã trùm kín áo khoác vẫn khiến người ta rùng mình mà chạnh lòng nghĩ ngợi, so sánh với cái nóng hâm hấp quanh năm nơi quê nhà. Đại lộ Las Vegas tưng bừng náo nhiệt mà chỉ một lần ghé lại
thôi, “thành phố không ngủ” này sẽ khiến bạn “muốn ở đây thôi chẳng muốn
về”.
Tôi nhớ lúc ngồi xe đi Las Vegas, nghe ca sĩ Thiên Trang hát "trong thế gian đang tưng bừng đón xuân" mới nhớ ở quê nhà đang rộn ràng 25 Tết. Ngoài cửa xe, bóng đêm đặc quánh, hai bên xa lộ loang loáng ánh đèn vàng khiến tôi liên tưởng bài hát Boulevard của Dan Byrd, khung cảnh gợi cảm giác cô đơn, buồn bã, dù lúc ấy tôi không hề cô độc... ![]() Hẻm núi Grand Canyon hùng vĩ.
Tôi nhớ vẻ sửng sốt của hai con khi ngoạn cảnh hẻm núi Grand Canyon hùng vĩ, khung cảnh mà dẫu trước đó trong mơ, các con cũng chưa từng được chiêm ngưỡng. Kinh ngạc, trầm trồ rồi ngẫm ngợi, tạo hóa sao thiên vị đất nước này khi thế giới có được mấy nơi như thế! Tôi nhớ đập nước Hoover nằm ở biên giới giữa bang Arizona và Nevada, một công trình không chỉ đồ sộ về quy mô mà còn mang ý nghĩa lịch sử, lúc nào cũng đông nghịt khách tham quan. Nhớ những sa mạc trải dài vun vút lao qua tầm mắt, nhớ cả những trạm nghỉ đầy đủ tiện nghi dọc đường. Nhớ đêm Las Vegas tưng bừng náo nhiệt, ngồi nhâm nhi thịt nướng bên đường, co ro dưới chiếc máy sưởi, nghe nhạc Nam Mỹ và ngắm các cô phục vụ người Mexico đẹp bốc lửa. Nhớ cảm giác buốt mấy đầu ngón tay mà vẫn thích lang thang dọc đại lộ của nơi được mệnh danh là thành phố tội lỗi (sin city). Không “tội lỗi” sao được khi những ai trót đến đây, sự sầm uất của thiên đường giải trí với đủ món ăn chơi xa xỉ bậc nhất sẽ khiến họ quên cả lối về. Đại lộ Hollywood cũng kém lung linh so với trên phim ảnh, nhưng
lại là biểu tượng đặc trưng mà khách du lịch không muốn bỏ qua khi đến
Mỹ.
Chợ Phước Lộc Thọ không hoành tráng như nhiều người tưởng
tượng, nhưng là nơi gặp gỡ của những người Việt xa xứ với các món ăn
Việt đặc trưng.
Tôi nhớ icon thất vọng của anh bạn khi xem ảnh chụp đại lộ Hollywood và chợ Phước Lộc Thọ tôi post trên facebook không lung linh như anh nghĩ, nhớ cả sự thảng thốt: “Anh nghĩ nó phải hoành tráng lắm chứ?” Nhưng tận mắt thấy lối sống, cảnh quan ở đây, tôi nhận ra sự tráng lệ của đất nước hùng mạnh nhất thế giới này thực ra lại giản dị ở chỗ, đó chính là cảm nhận hạnh phúc, hài lòng về cuộc sống của người dân cũng như niềm tự hào về những gì họ kiến tạo. Những chiếc quạt gió trắng khổng lồ ở hai bên đường từ Arizona đi California khiến bọn trẻ vỡ òa thích thú.
Tôi nhớ quãng đường từ Phoenix đi California với những hàng quạt gió đều tăm tắp hai bên khiến bọn trẻ vỡ òa thích thú. Nhớ những hàng cọ vươn cao kiêu hãnh trên nền trời xanh như một dấu chỉ: “Đến Cali rồi!” Những hàng cọ vươn cao kiêu hãnh trên nền trời xanh như niềm tự hào của người dân Mỹ về những gì họ kiến tạo.
Tôi nhớ cái nắng hanh hanh vàng ươm như mật, nhớ bầu trời xanh trong vắt không gợn mây, nhớ không khí trong lành không bụi khói ô nhiễm, nhớ sự nhã nhặn với câu cửa miệng “xin lỗi”, “cảm ơn” và thái độ lịch lãm của người dân những nơi tôi qua, bất kể trong bãi xe đông đúc hay thênh thang trên xa lộ. Để ngộ ra, văn hóa, văn minh đâu phải gì to tát, chỉ cần mỗi người ý thức một chút thì xã hội sẽ tốt đẹp thôi. ![]() Tôi nhớ cái nắng hanh hanh vàng ươm như mật, nhớ bầu trời xanh trong vắt không gợn mây.
Nhớ lúc chia tay, vì tính mẹ dễ xúc động nên chúng tôi không để mẹ ra sân bay. Xe đi một đoạn ngoảnh lại vẫn thấy bóng mẹ co ro trong áo khoác. Điện thoại báo tin nhắn, là mẹ: “Biết bao giờ mẹ con mình mới đoàn tụ vĩnh viễn, để mẹ không buồn khi tiễn con đi…” Trời không có sương mù mà cảnh vật như nhòe đi trước mắt … Mẹ à, con sẽ trở lại, một ngày gần đây thôi… Lê Thị Ngọc Vi |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 145 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |