Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Gìn giữ hồn xưa... Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Chủ đề: Gìn giữ hồn xưa...
    Gởi ngày: 10/Jul/2007 lúc 10:53pm

Gìn giữ hồn xưa...

Dưới ánh nắng vàng rực rỡ của vùng ven biển, một cụ già tóc bạc phơ đang chống gậy trúc dạo quanh trước sân vườn. Tên thật của cụ là Ngô Văn Bi, sinh năm Bính Thân, năm nay tròn 110 tuổi, đang sống với người cháu ngoại tại ấp Long Hưng, xã Long Chánh, thị xã Gò Công (Tiền Giang). Tuy tuổi cao, giọng nói đã hơi khàn, khó nghe nhưng cụ vẫn còn minh mẫn, hiếu khách. Mỗi lần có ai hỏi đến chuyện xưa chuyện cũ, nhứt là chuyện chơi đồ cổ, cụ kể lại vanh vách giống như một khúc phim quay chậm.

- Cụ Ngô Văn Bi đang xem sách xưa tại phòng trưng bày cổ vật của cụ.

Theo lời cụ, lúc còn sinh tiền cụ bà cũng là một phụ nữ rất say mê hoa kiểng và đồ cổ. Chính bà đã tạo thêm chất men nồng để chắp cánh cho cụ bay xa hơn trên con đường săn tìm cổ vật. Cụ cho biết thuở nhỏ nhà nghèo nên chỉ học qua “Minh tâm bửu giám” rồi tới trào Tây học thêm chút ít tiếng Việt và tiếng Tây. Lớn lên, cụ thích làm thơ, đọc sách, tạc tượng, khắc câu đối, chơi cây kiểng và mê đồ cổ. Cụ mê đến nỗi nghe nói nơi nào có đồ xưa, kiểng cổ là cố tìm đến để nhìn cho tận mắt, và mãi cho đến bây giờ, khi đã như một “ngọn đèn trước gió”, cụ vẫn còn vương vấn với những “mối tình” đồ cổ trong quá khứ.

Cụ tâm sự: “Vì say mê đồ cổ nên tôi đã không tiếc tiền, không tiếc công, sẵn sàng bỏ ra hàng chục giạ lúa để mua một cái đĩa đời Tống, lúc mà bà con ta đang sống trong cảnh “gạo châu củi quế”. Bây giờ, nghĩ lại, tôi cảm thấy cũng có lỗi với bà con và vợ tôi. Đã vậy, tôi còn thêm cái mê thứ hai, đó là mê kiểng. Cũng nhờ vậy mà bà Dương Thị Hương, con gái của bà vợ sau của “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Công Định, một trong những người chơi kiểng nổi tiếng ở Gò Công đã nhiều lần đến nhờ tôi sửa kiểng tại hoa viên của bà...”. Có lẽ cũng nhờ vậy mà cụ học tập và tiếp thu được phong cách chơi kiểng đầu tiên ở Nam bộ, trong đó có một số cây mang dáng, thế kiểng cung đình. Cụ còn nhớ cả hai câu thơ lưu hành trong thời điểm đó “Thiên tuế cây ngọc cây ngà. Cha truyền con nối một nhà hiển vinh” nhằm ca ngợi các quan chức Gò Công mang mấy cây thiên tuế ra biếu cho ông Phạm Đăng Hưng ở triều đình Huế lúc bấy giờ.

Đa số đồ cổ còn giữ lại trong nhà cụ cho đến nay đều là đồ đồng, sành, sứ, nhiều nhất là bình, khạp, tô, chén, dĩa xưa... có niên đại từ đầu thế kỷ XX - trong đó, quý nhất là bàn đèn bằng gỗ cẩm lai có từ đời nhà Nguyễn. Cụ cho biết trước đây cụ có cả một bộ sưu tập khá phong phú từ loại thông thường đến đồ “ngự dụng” gồm men lam Huế, gốm Bát Tràng, gốm Cây Mai, chén, đĩa, tô, bình, chậu, chum, lu, hũ... Nhưng trải qua năm tháng chiến tranh, loạn lạc nên những món đồ cổ này đã bị thất lạc nhiều. Những cổ vật đứng vào hàng quý hiếm như: loại rạn ổ nhện, tô gốm men xanh, trắng của Trung Quốc hoặc các loại bình vôi có từ thế kỷ 18 đã không còn nữa. Nhưng chỉ với mấy trăm hiện vật đã đi theo cụ từ hơn nửa thế kỷ qua cũng đủ chứng tỏ cụ là một con người đã sống hết mình với nghệ thuật, thấu hiểu được nhân tình thế thái. Đối với cụ, đồ của bạn hữu tặng dù tot hay xấu cũng đều là kỷ vật, là gia bảo, dù có ai mua với giá nào cũng không bán.

Trong nhà cụ hiện còn có những câu liễn, những bức hoành phi thật xưa mang dòng chữ “nghĩa song thân”, “trọng tôn huynh” nhằm nhắc nhở con cháu đời đời nhớ đến công ơn cha mẹ và anh em thuận hòa tôn kính lẫn nhau. Cụ nói: “Chơi cây cảnh và chơi cổ ngoạn là nhằm để thư giãn tinh thần; giúp cho tâm hồn hướng thiện theo quan niệm phong lưu của người phương Đông “nhứt kỳ nhì cổ”.

Với quan niệm như thế, giờ đây, dù đã hơn trăm tuổi nhưng ngày nào cụ cũng dành ít thời gian dán mắt vào những trang sách của thánh hiền. Cụ khoe còn giữ được những cuốn sách chữ quốc ngữ rất xưa, đã mất bìa. Lúc rảnh, cụ thường mân mê những chiếc bình, chiếc đĩa, bức tượng đã cùng cụ đi qua những năm tháng thăng trầm. Cụ mân mê từng nét hoa văn, sờ nhẹ lên từng kỷ vật như nắm lấy bàn tay “cố nhân”. Muốn hạnh phúc, muốn sống vui, sống khỏe và sống lâu, theo cụ trước hết phải trọn đạo làm người, giữ cho tâm hồn luôn luôn thanh thản, đừng làm điều gì trái với đạo lý và lương tâm, nhứt là không nên uống rượu nhiều, chỉ nên uống chút rượu lễ, rượu tình, vì “đa tửu bại tâm...”. Cụ vừa nói vừa đọc thơ, thơ của thánh hiền và thơ do cụ sáng tác cách nay gần 80 năm.

Thăm cụ, chúng tôi lại nhớ đến cụ Vương Hồng Sển, cũng là một người say mê cổ ngoạn, lúc ở tuổi 90 đã bắt đầu lo cho Vân Đường Phủ của mình không ai kế tục. Còn cụ thì lại thong dong, xem hồng trần như áng mây trôi. Ông Nguyễn Minh Châu, nguyên cố vấn Hội hoa lan cây cảnh thị xã Gò Công, người bạn vong niên chí cốt với cụ, cho biết: “Cụ Bi là một người rất nặng tình với bè bạn, với quá khứ, đặc biệt là cây kiểng và cổ vật. Có những lúc gia đình lâm vào hoàn cảnh túng thiếu nhưng cụ nhứt định không bán”. Cụ đích thực là một nghệ sĩ, một người cao tuổi mẫu mực.

Giờ đây, nhiều khi trái gió trở trời, bước đi trở nên khó khăn và thường hay húng hắng ho nhưng tấm lòng của cụ vẫn hướng về cái đẹp, cái thanh tao. Ngày nay, cụ Bi vẫn mày mò ngắm nghía và tiếp tục thổi hồn vào từng món đồ cổ như trò chuyện với bạn tri âm và tìm lại chút dư vị của một thời quá khứ.

Bài, ảnh: HOÀI PHƯƠNG

IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2007 lúc 9:59pm

IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2013 lúc 8:35pm

Với cố hương
Cát Hoàng

Cố hương cố quán cố nhân
đó đi đây ở dửng dưng… vui buồn.


Đó với đây mặt tạn mặt tay trong tay mà ngỡ trong mơ, chuyện tưởng dửng dưng mà hồn xuyến đọng. Đó đưa tía về khóc với cố hương:
"Con chim khách mở góc ký ức khơi ngõ lòng thơm miền nhớ
Sóng Hàm Luông khuấy bến đứng khua nhịp chiều/
Cầu Rạch Miễu dợn nước sông Tiền dựng bóng cha bạc tóc
Cố hương!
Cố hương!
Nghe tiếng cội nguồn vọng xác lá loang ngân…
("Khóc với cố hương" - HTK)

mà đây hổng có duyên thấy nước mắt chảy.
Sáng ngày tình cờ đồ chuyện têu tếu về một anh Nhà thơ ghẹo cô chủ quán dùm con trai, thì Nhà văn Trang Thế Hy cho rằng anh Nhà thơ chưa giỏi, bởi trong dân gian đã từng có ca dao ghẹo giúp tía mình:
"Con cò nó mổ con lươn/Bớ chị ghe lườn muốn tía tui không?
Tía tui lịch sự lịch sàng
Cái lưng móc cới cái đầu chơm bơm".

Chợt ngẫm ngợi chuyện cố hương cố quán cố nhân rồi đâm giật mình, nhớ ra đây đã từng xót xa về quê nội Gò Công (Đất lề:
Cắt rốn chôn nhau ruột rà
tưởng gần…sao bổng hoá xa,
con tìm chốn cũ…đã nhoà vết xưa!)

Dường như bất kỳ một ai cũng có cố hương, cố quán, cố nhân để dửng dưng… vui buồn.

"Cố" chưa hẳn nghĩa xa xưa. Nay đó ở Bến Tre, mai đó đã Cà mau và biết đâu sắp đến cố hương, cố quán của đó sẽ là TRÁI ĐẤT; cố nhân của đó của đây có mặt ngay trong chính ngôi nhà mình (?)

( Đó về/lơ đãng nắng
lơ đãng sông.
Đây ở
tạn mặt đêm tỏ
rời tay ngày mờ
bóng đổ liêu xiêu.
Đó đây
Đây đó.
Quên nhớ
Nhớ quên ).

"Cố tình sắp đặt" chẳng nên duyên…cơm cháo gì. Đó có dám đoan chắc vết thương lòng sẽ dừng hẳn ở "Vết thương thứ 13" tựa tên truyện mà Nhà văn Trang Thế Hy đã "vô tình sắp đặt"?

Đây từng luyến tiếc con cá đã lặn. Đó có thể "bắt con chim đậu" mà "chẳng bắt con chim bay". Ví chuyện anh Nhà thơ "o mèo" cho con trai hoặc "dân gian" lo vợ cho ông già tía mình cũng là điều dễ hiểu, còn chuyện "đó" với "đây" chắc còn dài nhiều tập.

Ở quê đây có mẩu chuyện tiếu lâm về một ông già núp đám mì (sắn) đang cơn ỉa trịnh nghe cặp tình nhân than thở: Nếu mai phải xa nhau thì…em chết… anh chết; ông già nghe riệt oải quá than trời: "Tao ỉa không ra chắc tao cũng chết!". Đó là chuyện thiệt của chị gái đây bị mẹ ép duyên gả bán, mà chị có chết đâu, vẫn sống nhăn răng, đẻ chục đủ đầu con có nếp có tẻ, chỉ tội hơi bị nghèo một chút.

Đó còn may mắn hơn đây là còn có cố hương để về; còn được "khóc với có cố hương". Cố hương đối với đây trớt quớt. Đây qua Bãi Bùn, Tân Thới, Gò Công hỏi thăm Ông Thôn Thăng, Ông Cả Đường thì hai ông đã "thăng đường" trên tiên giới; hỏi ông già bà cả lòng vòng chẳng ai biết chuyện ông trẻ (ông nội đây) dắt bà trẻ (bà nội đây) đi chỗ khác xây tổ ấm uyên ương (vì phải chống đối nghịch cảnh môn không đăng hộ chẳng đối). Báo hại mất công còn mắc nợ cơm nước và thư từ với chị chủ nhà cám cảnh thằng em mất gốc!



Đó có thể còn may mắn hơn đây do chẳng lâm nạn cố nhân vừa thúc cùi chỏ vừa lên gối, đau chẳng dám khóc, bụng hổng dám hận vì sợ ôm đá nặng lòng bớt uy tự khổ.

Viết tới mức nầy, đây chợt mủi lòng thương con cò, con lươn; thương chiếc ghe lườn cùng cái lưng móc cới, cái đầu chơm bơm; đây tội thương đây chẳng còn ông già tía để o mèo dùm, thương khín tía đó hổng chừng dám bị cà nanh lôi lên thơ văn cỡ Nguyễn Thánh Ngã bảo thương… "nước mắt Cát Hoàng" (lỡ say lỡ chảy do thương khín má Kim Ba); đây tội thương đây "mắc nợ" Võ Tấn Cường có công khai báo cố hương của Cát Hoàng ở miệt xứ Gò Công.

Trăm lần mong đó xá tội cho đây tỏ bày lòng thiệt bụng./.

Cát Hoàng
Bến Tre
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.111 seconds.