Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: VÙNG 7 NÚI Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 2
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2009 lúc 9:11am
.(tiếp)
Núi Sam


Núi Sam có tên khác Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn cao 284m có chu vi 5.200m, là một núi nằm trong vùng Bảy Núi, thuộc xã Vĩnh Tế - nay là Phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang..


I. Tên gọi, vị trí

Vĩnh Tế Sơn:
Vua Minh Mạng cho đặt tên núi Sam là Vĩnh Tế Sơn, để ghi công của Thoại Ngọc Hầu đã hoàn thành việc đào kênh Vĩnh Tế (1819 – 1824).

Học Lãnh Sơn: Học nghĩa là con sam, lãnh nghĩa là núi. Giả thuyết cho rằng gọi là núi Sam vì hình thù của núi giống như con sam, mà đầu quay về hướng Tịnh Biên. Cũng có tài liệu khác cho rằng thuở xa xưa, khi quanh núi Sam hãy còn là biển cả, các loài sam biển tập trung sống ở nơi đây.


Vị trí núi: Phía Tây Bắc có tuyến kênh Vĩnh Tế chạy dọc biên giới Campuchia. Phía Tây Nam giáp xã Thới Sơn, Nhơn Hưng thuộc huyện Tịnh Biên. Phía Đông Bắc và Đông Nam giáp phường Châu Phú A, Châu Phú B của thị xã Châu Đốc.

II. Bia Vĩnh Tế Sơn

Giới thiệu


Bia Vĩnh Tế Sơn là một trong ba di tích lịch sử, loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay.

Bia Vĩnh Tế Sơn được tạc bằng đá, cao ngang đầu người, khắc 730 chữ, do Thoại Ngọc Hầu cho soạn, được dựng vào tháng 9 năm Minh Mạng thứ 9 (1828), tức sau khi kênh Vĩnh Tế đã đào được 4 năm.


Trước đây vì đứng trơ trọi giữa trời lâu năm, bia bị ngã đổ và bị lấy đi nơi khác. Có lẽ vì sợ hư hại thêm và thất lạc lần nữa, nên hiện nay bia bị gắn chặt vào bức tường dầy của Sơn lăng.

Khác với bia Thoại sơn còn khá tốt, bia Vĩnh Tế Sơn vì thời gian, vì mưa nắng nên đã bị rạn nứt và chữ khắc đã không còn đọc được. Toàn văn bia ký giờ đây có được là nhờ Trần Hữu Thường (1844 - 1921), đỗ tú tài thời Tự Đức, biên chép và dịch lại.

Và theo sách Đại Nam nhất thống chí, phần An Giang tỉnh, mục Sơn xuyên, thì thấy có câu: ...nhà vua sắc cho quan hữu tư địa phương dựng bia (Vĩnh Tế Hà) ở bờ sông. Nhưng đến nay vẫn chưa tìm được..

Ngày làm lễ dựng bia Vĩnh Tế Sơn, Vĩnh Tế Hà rất có thể cùng ngày với việc cải táng tập thể các binh, dân đã tử nạn trong việc đào kênh, và cũng là ngày Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra chủ tế lễ cúng trọng thể, tuyên đọc một bài văn tế có tên: Thừa đế lịnh, tế cô hồn Vĩnh Tế tân kinh, còn được gọi là Tế nghĩa trủng văn cho những vong hồn này.

Trích văn bia

Địa giới Châu Đốc xưa kia là khu vực của Phiên man (Cao Miên). Nhờ triều đình khai thác cõi Nam, mới cho đất ấy nhập vào bản đồ. Nghiêm đặt đồn doanh để khống chế nước phiên. Phía sau đồn có núi, mà lời tục thường quen gọi núi Sam.

Nơi đây chầm ao, rừng rú mênh mông rậm rạp, cũng là chỗ Thổ dân, Khách trú, người Lào nương ngụ. Tuy có cảnh đẹp chuyện hay, nhưng cũng vẫn là một nơi rừng sâu, đá loạn, nổng gò mà thôi…
Từ ngày dẹp cỏ gai trở đi, rành rành chân núi trắng phau, trọi trọi ngọn tre xanh ngắt, cảnh núi trở nên tươi đẹp, sừng sững vọt lên. Ngắm dòng nước biếc bên bờ cao, ruộng vườn vây quanh chân núi, hơi lam tuôn cuốn lẫn khói nấu cơm, chùa chiền trên chót hương tỏa mây lồng, thật không kém gì phong cảnh trung châu vậy.

Năm trước đây, thần (Thoại Ngọc Hầu) phụng mạng xem sóc việc đào kênh Đông Xuyên, vua đã lấy danh tước thần nêu lên bên bờ kênh núi Sập mà đặt tên núi Thoại (tức Thoại Sơn). Đến nay, hoàng ân lại xét đến lòng thần, cho là biết tề gia hợp hòa khí, lại hạ cố đến vợ thần là Châu Thị Tế là Vĩnh Tế Sơn rằng có đức dày trong đường lễ giáo, bên trong biết giúp đở chồng, một lòng trung thành bền chặt, có chút công lao, nên xuống lệnh ban cho tên núi Sam là Vĩnh Tế Sơn...

Đến nay, ánh sáng sớm sương tan, bóng chiều tà ráng rọi, cây rậm rạp khoe xanh, cỏ là đà phô thắm. Bụi sạch trên đường, lên cao ngắm nghía, dòng sông trải lụa, khách đi qua buông chèo nhàn ngoạn, tay trỏ non xanh cùng nói với nhau: Đây là núi Vĩnh Tế, do vua ban tên đó!…

III. Thắng cảnh, di tích

Trước đây, núi Sam có nhiều cây phượng vĩ và huỳnh mai mọc từ các hốc núi. Vào mùa trổ bông, cảnh núi toàn một màu đỏ thắm rất tươi đẹp và rực rỡ.


Tượng bà ở chùa Bà Chúa Xứ

Trên đỉnh, còn dấu tích một bệ đá, nơi tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ngự, trước khi được đem về miếu.. Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn.

Gần tháp cao của Pháo Đài, cũng là nơi Trương Gia Mô (1866-1929), một nho sĩ của phong trào Duy Tân, đã gieo mình xuống vực sâu, tự kết liễu một cuộc đời bế tắc vào một đêm cuối năm 1929.


Lễ rước bà hằng năm


Chùa bà chúa xứ Núi Sam

Trên và quanh núi Sam có rất nhiều chùa miếu, trong đó nổi tiếng nhất là Miếu Bà chúa Xứ, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang) là những hạng mục trong Khu di tích lịch sử - Văn hoá núi Sam dã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp Quốc gia.

IV. Lợi ích khác

Đá ở núi Sam chủ yếu là đá hoa cương, nên từ năm 1890, Pháp đã cho khai thác để làm đường. Sau năm 1975, để bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch, chính quyền tỉnh đã cấm việc khai thác đá.


Khách sạn Bến Đá Núi Sam


Cảnh quan toàn khách sạn

Núi Sam là một điểm cao chiến lược. Ở đỉnh có thể quan sát, kiểm soát cả một vùng biên giới rộng lớn từ thị xã Châu Đốc đến tận tuyến Tịnh Biên, từ cánh đồng Bảy Núi qua huyện Châu Phú. Do vậy, trước 1975, trên đỉnh núi có một đồn lính, tên gọi là Pháo đài. Sau này, người ta đã cho xây dựng ở gần đó, một trạm tiếp sóng các đài thuộc Đài truyền hình Việt Nam.


Châu Đốc nhìn từ núi Sam

Hoàng hôn trên núi Sam

Ngoài ra, bên chân núi còn có tuyến quốc lộ 91 chạy qua dài 8 km, thuận lợi cho việc giao thông và phát triển kinh tế vùng.
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2009 lúc 9:13am

Trân trọng cảm ơn tác giả Mr DraGon.

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2009 lúc 9:54am
 
Thầy Hoàng Ngọc Hùng tìm tòi trên mạng hay trên sách vở chép lại các tài liệu quý giá mặc dầu không liên hệ đến Gò Công. Đọc thấy hay lắm.
Chuyến về VN vừa qua tôi cũng có đi thăm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Rất đẹp! Có ý định sẽ đưa lên vài hình ảnh nhưng đã có các bài của Mr DraGon với hình ảnh chuyên nghiệp như vậy làm tôi ngại ngùng quá không dám "múa riều" trước những tài liệu, sách vở!
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2009 lúc 11:09pm


Thiệt tình Lộ tiên sinh đã khêu trúng nỗi niềm tôi - bởi Hùng đã rất ngại ngùng khi giơí thiệu về Gò Công !.


 
Thầy nghĩ coi !


Ngại 1: Giới thiệu về Gò Công khi hồi đó trong nước chưa ai  mần vụ này (Bộ, Ty Du lịch, Văn hoá,…; thậm  chí Chính quyền hàng tỉnh, thịxã)

Ngại 2: Gò Công không là thị xã hay …huyện mà từng là một tỉnh hẵn hoi với truyền thống các mặt văn hoá xã hội  đang khuất lấp; vậy, sức riêng cá nhân có thể khơi gợi được không !? Làm gì để mình thấy và giúp thế gian thấy được “phần tảng băng truyền thống đang chìm” ở đây !?

Ngại 3: Nếu giới thiệu thiếu cẩn trọng thì không chỉ mang lỗi với đất và người Gò Công mà còn với người thầy cũ (cụ giáo Phạm Đăng Phùng, trưởng tộc Phạm Đăng, dạy Hùng thời tiểu học)…

Thiệt là…ngại ngùng hết xiết Lộ tiên sinh ạ ! Hơn nữa, khi chuyện trò (điện thoại) với đồng nghiệp là người bản địa Gò Công đang làm việc ở các nơi thuộc tỉnh Tiền Giang mới biết mỗi người là một pho tư liệu về Gò Công - trong khi chính mình thì chưa đặt chân tới đó .

Nghĩ tới cảnh múa rìu qua mắt thợ mà nổi da gà ! Và thế là tiếp tục …chờ coi trong nước coi có ai mần trang web về Gò Công đặng ghé vô xí phần. Trong thời gian chờ thì ra sức “tìm tòi trên mạng hay trên sách vở ” và từ đó lại bị “gió độc” (đáo) Gò Công (quốc nội và hải ngoại) thổi hút hồn luôn ! Bao nhiêu cảnh, bấy nhiêu tình, những nhân vật, sự kiện Gò Công xưa, Gò Công nay,… rần rần như vậy mà mấy ai hay biết. Tiếc ơi là tiếc.
Là người Huế, Hùng nhận ra cái duyên cổ kính Gò Công và việc gì đến sẽ đến - chuyện “thiên lý năng tương ngộ” với Gò Công cũng vậy. Nhưng vẫn phải chờ …phải đợi chứ không dám giới thiệu. Nào dè chờ hoài hỏng thấy mà nỗi sợ càng tăng vì càng tìm thì càng hiểu ra cái sâu rộng của vấn đề - vừa thích vừa ham vừa lo. 

Ngại 4: Việc đưa Gò Công lên website phải có website độc lập mới xứng tầm.  Gò Công với trăm ban vạn sự  xưa nay mà chỉ đặt lên forum ảo thì “bứt rứt” lắm . Ấy lại thêm cái ngại ngùng thứ 4 - về quy mô .

Ngại 5: Ngay cả khi chấp nhận kiểu post bài lên diễn đàn, Hùng cũng thấy không đơn giản về kỹ thuật. Lộ tiên sinh đã biết, người post chúng ta đâu chỉ mần mỗi việc copy nơi này và paste sang nơi khác mà phải chăm chút cho sáng sủa hơn; lắm khi post tấm ảnh phải chọn lại góc để có bố cục mới, chỉnh độ sáng tối để dễ nhìn, chọn câu chú thích dù chỉ dăm chữ thôi nhưng nhiều khi cũng lắm nỗi đắn đo .  .

Ngại 6: Sau khi chọn website của Bộ Giáo dục  là nơi “làm cái nhà ảo cho các bài giới thiệu Gò Công” http://edu.net.vn/forums/t/43481.aspx    thì phải tính sao để không xảy ra vi phạm nội quy diễn đàn của Bộ Giáo dục  và từ đây ló ra cái ngại ngùng thứ 6 - đó là làm gì để giới thiệu được cái hay của đất và người GC mà không đụng các vấn đề nhạy cảm.  Xứ Gò lắm người tài nên có rất nhiều bài hay, càng đọc càng thấm nhưng chọn post vào website Bộ Giáo dục Việt hiện nay thì có vài chấm phá chưa hợp. Phần riêng thì khoái bài hay (không giới thiệu cho chúng sinh thì tiếc) phần lo “sao y chánh bản” thì vướng 1 (vài)  “hot word” !? Thế là phải lọ mọ nghĩ suy để tải được cái “tinh” mà không bị ai “tế” . Hơn nữa, cái tinh tế ở đây lắm khi đâu chỉ ở kĩ năng mà còn ở tấm lòng. Vì vậy, chẳng mấy khi hài lòng với việc mình làm Lộ tiên sinh ạ !. Stress lắm thầy ôi !

Rất may! Thật may mắn là các tác giả đã hiểu ra tình thế của Hùng khi mần vụ này. Về sau, khi  thăm Gò Công lần thứ nhất, được nghe những lời đồng cảm, Hùng cũng ít nhiều nguôi ngoai nhưng cái mặc cảm tự ti “người liều lĩnh” vẫn không xoá được Lộ tiên sinh ạ. Nhất là khi vấp vô cái nhầm to tướng khi cho rằng thị xã GC có 1 Xóm đạo (Hùng đã tới xóm đạo, Thiên Chúa, gần Trường Trương Định và cho rằng đây là xóm đạo duy nhất ở thị xã GC). Ngượng tái tê luôn !

Lục ngại (tức là 6 vấn đề ngại ngùng) hay nói tắt là “sáu mặt” đó thôi tưởng cũng đã “sặc máu”; không dè vẫn chưa hết. Vẫn còn nỗi ngại ngần sau đây…

Ngại 7: Số là do nhiễu tin do cái tên Phù Thuỷ Gò Công mắc cười quá nên nhiều bà con, kể cả các bạn trẻ vẫn tưởng Phù thuỷ Gò Công là dân GC thứ thiệt, thế là nhiều thư, email, điện thoại gửi về để “hỏi - kiểu giải đáp thắc mắc”. Thưa Lộ tiên sinh ! Tới mức này thì Hùng tôi coi như …chết chắc.

Chút hiểu biết GC ở Hùng là nhờ tìm tòi trên mạng hay trên sách vở chứ đã có thực tế tí gì đâu ! Vậy mà bà con gần xa vẫn trao cho Hùng những câu hỏi rất đáng quý, rất dễ thương, rất đáng được giải đáp. Hic ! .Có nhiều cú điện thoại không cần tự giới thiệu mà mần liền 1 băng: “Alô! Phù thuỷ Gò công ơi ! Em hỏi cái..” (về địa danh, nhân vật) làm Hùng tôi thật sự cảm động (thì ít) nhưng choáng váng thì …nhiều hơn!.

Tất nhiên Hùng cũng đá trái banh về một số người đang ở Gò Công để “giải đáp thắc mắc” nhưng nghe ra cái địa chỉ “Phù thuỷ Gò công” đã bị “chết tên” rồi thì phải, nick yahoo và số di động cũng vậy. Ngại nhất là những câu hỏi từ sinh viên các ngành Du lịch, Văn hoá, Lịch sử,...bởi những câu họ hỏi cũng là những thắc mắc của tôi thầy ạ.

Lại có lần điện thoại rung rất lâu lúc Hùng đang dạy,  khi ra hành lang bật máy thì nghe “Bác Phù thuỷ Gò Công ơi ! Tui thuê xe ôm nguyên ngày có bao cơm trưa để chạy quanh Gò Công chụp ảnh thì trả nhiêu là vừa hở bác ?”  - thế có chết không chứ !?

 

Tóm lại.

Địa danh thì có một: một Gò Công, một Thất Sơn, một Hà Tiên, một Sài Gòn, một Việt Nam…nhưng góc nhìn thì nhiều, thời điểm bấm máy cũng khác nhau, sớm trưa chiều tối, xuân hạ thu đông,……nên sẽ có những ảnh khác nhau và nhờ đó giúp người ngắm nhận thêm cái phong phú của cảnh quang. Vì vậy. Mong thầy sớm giơí thiệu kho ảnh thăm quê nhà tết Kỷ Sửu

Lộ tiên sinh là Tây thứ thiệt (Tây Nam Bộ và...Tây Phương) mà còn ngại ngùng khi giới thiệu ảnh Đồng Bằng Cửu Long thì Hùng tôi người Huế còn phải qua đến chín tầng sợ hãi. Mong thầy giới thiệu ảnh Đồng Bằng Cửu Long  để nêu gương cho tôi nữa nhé!

Với lại. Biết thầy có quà quê hương mà chưa tặng là bà con nóng ruột lắm ! Món quà tình quê của thầy có giá trị hơn so với  so với bài vở của chuyên gia !  Thật vậy đó !

.

Cuối tháng Giêng Kỷ Sửu 2009


Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 24/Feb/2009 lúc 8:42pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2009 lúc 8:24pm



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 24/Feb/2009 lúc 8:49pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
trankimbau
Moderator Group
Moderator Group


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 424
Quote trankimbau Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2009 lúc 8:24pm
 
    Thưa Thầy Hoàng Ngọc Hùng,
 
    "Đã mang lấy nghiệp vào thân"
 Sao Thầy còn "trách trời gần, trời xa"
 
   Mừng Thầy Phù Thủy Hoàng Ngọc Hùng đi vào CÕI NGHIỆP.
 
   Kính,


Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 24/Feb/2009 lúc 8:25pm
kb
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2009 lúc 8:27pm

Dạ !

 

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 2
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.129 seconds.