Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Vĩnh biệt Steve Jobs –“vương quốc táo" Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Oct/2011 lúc 5:55pm


Tang lễ Steve Jobs diễn ra trong bí mật và riêng tư


Khách đến viếng thăm tại nhà riêng của Steve Jobs


http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/121/524121.jpg
Hoa và những lời cầu chúc dành cho Steve Jobs gần một cửa hàng bán lẻ Apple ở Manhattan, Mỹ - Ảnh minh họa: Internet

Theo Wall Street Journal, tang lễ của Steve Jobs đã diễn ra trong ngày 7-10, song không cho biết địa điểm và thời gian, bởi đây là mong muốn của toàn bộ gia đình ông.

Theo đại diện Apple, công ty cùng gia đình không có ý định công khai bất cứ thông tin nào về tang lễ của nhà cựu giám đốc điều hành ra trước công chúng và báo giới.

Như vậy, tang lễ đã được tổ chức hai ngày sau khi thông báo về sự ra đi của thiên tài này.

Cũng theo một lá thư gửi đến toàn thể đội ngũ nhân viên Apple, giám đốc điều hành đương nhiệm Tim Cook - người được đích thân Steve Jobs tiến cử cho chiếc ghế CEO - cho biết công ty dự định tổ chức một “buổi lễ để vinh danh cuộc đời lao động phi thường của Steve Jobs” trong thời gian sớm nhất.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/171/524171.jpg
http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/181/524181.jpg

Hàng ngàn người đặt hoa và nến để tưởng nhớ Steve Jobs - Ảnh: Getty Images, AP

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/172/524172.jpg

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/173/524173.jpg
Một số khác thắp nến trên iPhone hay Ipad hoặc dùng iPod như một cách tưởng nhớ Steve Jobs, cha đẻ của những sản phẩm công nghệ này - Ảnh: Getty Images, AP


http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/174/524174.jpg

.. dù vậy vẫn có những người dùng cách chia sẻ truyền thống bằng giấy và viết để tưởng nhớ Steve Jobs - Ảnh: AP

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/175/524175.jpg

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/176/524176.jpg
Các sinh viên Trung Quốc tại Mỹ thắp nến thành hình quả táo cắn dở và tên Jobs bằng cả tiếng Hoa lẫn tiếng Anh - Ảnh: Getty Images

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/178/524178.jpg
Người dân Trung Quốc bày tỏ sự tiếc thương Steve Jobs bên ngoài một cửa hàng Apple tại đất nước này - Ảnh: Getty Images

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/179/524179.jpg
Ahmed Shafai, viết "Steve, ông làm cuộc sống dễ dàng hơn" ở lề đường bên ngoài nhà của Steve Jobs tại Palo Alto, California - Ảnh: Reuters

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/180/524180.jpg
Một nhân viên của Apple thể hiện sự tiếc thương với Steve Jobs bên ngoài một cửa hàng của hãng tại California - Ảnh: AFP


Apple cho biết sẽ không bàn luận gì về các thông tin liên quan đến đám tang của Steve Jobs như 1 cách để tôn trọng sự riêng tư của gia đình Jobs trong thời khắc khó khăn này.


THÚY QUỲNH (tổng hợp từ Internet)

Ngân Hà Theo WSJ/DailyMai


http://dantri.com.vn/c119/s119-525703/tang-le-steve-obs-dien-ra-trong-bi-mat-va-rieng-tu.htm

http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/459508/Tang-le-cua-Steve-Jobs-da-dien-ra-bi-mat.html



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Oct/2011 lúc 6:04pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Oct/2011 lúc 3:15pm


Steve Jobs và chiếc ghế trống tại lễ ra mắt iPhone 4S

09-10-2011 

(Dân trí) - Steve Jobs đã qua đời chỉ 1 ngày sau khi ra mắt iPhone 4S. Nhiều thông tin mới cho hay các lãnh đạo của Apple đã biết về tình trạng nguy kịch của Jobs và chiếc ghế trống có ký hiệu “Reserved” (Đã có người) đặt ngay bên cạnh các quan chức của Apple như một nghĩa cử tiếc thương Steve Jobs.






Chiếc ghế trống dành riêng cho Steve Jobs.


http://www.mathdoi.com/2011/10/steve-jobs-va-chiec-ghe-trong-tai-le-ra-mat-iphone-4s/


**
***


Logo tưởng nhớ Steve Jobs

07-10-2011

(TNO) Để tri ân những thành tựu mà Steve Jobs đóng góp cho Apple, một sinh viên ở Hồng Kông (Trung Quốc) đã thiết kế lại logo "quả táo cắn dở" mang hình ảnh của Steve Jobs trong đó.


Logo Apple có hình ảnh của Steve Jobs -

Ảnh: Reuters


Theo Reuters, Jonathan Mak - 19 tuổi, đang theo học tại trường Đại học Bách khoa Hồng Kông, đã thiết kế lại logo của Apple có thêm hình ảnh của Steve Jobs.

Ngay sau khi logo mới này được công bố trên mạng, đã có hàng trăm ngàn lời bình luận của cư dân mạng khen ngợi ý tưởng hết sức độc đáo của Jonathan Mak. Thậm chí, một số công ty chuyên về thiết kế hình ảnh còn mời Jonathan Mak về cộng tác.

Jonathan Mak cho biết, những đóng góp của Steve Jobs cho Apple là rất lớn và logo mới này sẽ giúp cho mọi người luôn ghi nhớ đến Steve Jobs một cách thầm lặng và trang trọng nhất.

Được biết, Steve Jobs qua đời ở tuổi 56 vào hôm 6.10. Cùng ngày, trên trang chủ của Apple đã đăng tải một bức ảnh lớn của Steve Jobs kèm dòng chữ "1955-2011".

Thành Luân(theo thanhnien.com.vn)


http://www.mathdoi.com/2011/10/logo-tuong-nho-steve-jobs/



**
***

Apple tổ chức lễ tưởng niệm Steve Jobs vào 19 tháng 10

 MT- Theo MaskOnlineThứ ba, 11/10/2011, 10:38


Đây là sự kiện dành riêng cho nhân viên Apple.

Giám đốc điều hành của Apple -  Tim Cook vừa công bố hãng này sẽ tổ chức lễ tưởng niệm Steve Jobs trong một sự kiện dành cho nhân viên vào ngày thứ 4, 19 tháng 10 sắp tới.



Sự kiện này sẽ chỉ giành riêng cho nhân viên của Apple và diễn ra tại giảng đường ở trụ sở chính Cupertino - thủ phủ của Apple.

"Tôi vừa trải qua những ngày đau buồn nhất trong cuộc đời và đã khóc rất nhiều. Nhưng nỗi buồn cũng vơi bớt khi thấy lòng tôn kính và lời chia buồn từ rất nhiều người trên khắp thế giới, những người đã xúc động với thiên tài của Steve Jobs" - Tim Cook phát biểu trong bức thư gửi cho nhân viên.

"Tuy rất buồn nhưng tôi cũng rất tự hào được kể và được nghe kể những câu chuyện về Steve Jobs. Dù con tim vẫn còn đang nặng trĩu, chúng ta sẽ tổ chức tưởng niệm ông để điểm lại những điều tuyệt vời Steve đã làm được trong cuộc đời và cách ông làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức vào 10 giờ sáng thứ tư, 19 tháng 10 trong giảng đường ngoài trời trong khuôn viên Infinite Loop" - Vị CEO này chia sẻ.

Jobs mất ngày mùng 5 tháng 10 sau khi trải qua nhiều năm mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Sau cái chết của ông, nhiều người hâm mộ Steve Jobs đã tổ chức lễ tưởng niệm vị cố CEO của Apple trên khắp thế giới.

Tham khảo: Mashable


http://genk.vn/c188n20111011102137364/apple-to-chuc-le-tuong-niem-steve-obs-vao-19-thang-10.chn





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Oct/2011 lúc 3:29pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Oct/2011 lúc 6:14pm


Xin gửi đến cả nhà một ..."chuyện vui" về chiếc iPhong 4S TongueSmile

mk




Gia đình đổ vỡ vì ứng dụng mới trên iPhone 4S

VnExpress – 18-10-2011

Phần mềm "Find My Friends" vừa được Apple giới thiệu cách đây không lâu đã khiến một người chồng phát hiện ra bà vợ ngoại tình.

"Find My Friends" cho phép 2 người chia sẻ địa điểm và hiện ngay trên bản đồ trực tuyến của iPhone, iPad hay iPod Touch.

ThomasMetz, sống ở New York (Mỹ), cho biết vừa mua tặng vợ điện thoại iPhone 4S được cài sẵn phần mềm trên. Ngày hôm sau, cô vợ khẳng định là đang chơi ở nhà một người bạn gái. Vốn đã nghi ngờ vợ hẹn hò với người đàn ông sống ở thành phố khác từ lâu, ThomasMetz mở ứng dụng "Find My Friends" và nhận thấy cô này đã nói dối.

ThomasMetz quyết định cho người bạn đời cơ hội cuối cùng bằng cách gửi tin nhắn hỏi lại lần nữa nhưng đã hoàn toàn thất vọng vì cô này vẫn khẳng định đang ở chỗ bạn gái.

"Cảm ơn Apple, Cảm ơn Steve Jobs, với những bằng chứng có được từ màn hình iPhone, tôi đã có đủ lý do để gặp cô ấy tại văn phòng luật sư", anh chồng viết trên website Macrumors.

Phần mềm "Find My Friends" được Apple giới thiệu cùng ngày với iPhone 4S và chỉ hoạt động được trên hệ điều hành iOS phiên bản mới nhất 5.0.

Nguyễn Hùng


Gia%20đình%20đổ%20vỡ%20vì%20ứng%20dụng%20mới%20trên%20iPhone%204S


http://vn.news.yahoo.com/gia-%C4%91%C3%ACnh-%C4%91%E1%BB%95-v%E1%BB%A1-v%C3%AC-%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng-m%E1%BB%9Bi-170208152.html





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Oct/2011 lúc 6:15pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Oct/2011 lúc 1:53am

Người hâm mộ đổ về lễ tưởng niệm Steve Jobs



Thứ năm, 20/10/2011, 00:27 GMT+7


Rất đông người hâm mộ đã tụ tập bên ngoài trụ sở Apple tại Cupertino (Mỹ) dù đây là buổi lễ chỉ dành cho nhân viên. Một chiếc trực thăng của một hãng tin đã bay vòng quanh khu vực này trước khi sự kiện bắt đầu tới 40 phút.

10h sáng theo giờ California, nhân viên Apple đã có mặt đông đủ.
Bên ngoài, hàng nghìn người hâm mộ đang chờ sẵn. Ảnh: NBC.

Lễ tưởng nhớ nhà đồng sáng lập Apple diễn ra vào 0h ngày 20/10 theo giờ Việt Nam (10h sáng ngày 19/10 theo giờ California) và được tường thuật qua web tới mọi nhân viên của hãng này trên toàn thế giới.

Những bức ảnh lớn về Steve Jobs được treo bao phủ các tòa nhà văn phòng và một chiếc piano lớn đã được đặt ở vị trí trang trọng.

Ngày 19/10, Apple lần đầu thực hiện buổi tưởng niệm Steve Jobs dành cho nhân viên. Ảnh: Washington Post.
Christine%20Gng
Christine Gng, vợ của một nhân viên Apple, khóc khi chụp ảnh bên ngoài trụ sở công ty này. Ảnh: Getty Images.

Time Cook, Tổng giám đốc Apple, cho hay buổi lễ, dự kiến kéo dài 3 tiếng, là dịp để các nhân viên "dành thời gian nhớ lại những điều kỳ diệu mà Steve Jobs đã đạt được trong suốt cuộc đời ông và cách ông khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn".

Các cửa hàng Apple Store tại Mỹ tạm thời đóng cửa để nhân viên có thể theo dõi trực tiếp qua webcast trong khi các chi nhánh Apple trên toàn cầu sẽ được xem chương trình phát lại.

Los%20Gatos
Apple Store tại Los Gatos (Mỹ) đóng cửa tới chiều. Bên trong, các nhân viên đang chờ xem webcast và một người đang kiểm tra lại hệ thống. Ảnh: Mercury News.

Trước đó, vào ngày 16/10, một lễ tưởng niệm khác cũng được tổ chức ở Đại học Stanford (Mỹ) dành cho bạn bè và người thân của Steve Jobs, trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng như cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, Chủ tịch của Microsoft Bill Gates, CEO của Oracle Larry Ellison… Ca sĩ Bono thuộc nhóm nhạc U2 và Joan Baez, người từng một thời hẹn hò với Jobs, cũng đến trình diễn tại đây.

Các nhân vật nổi tiếng mặc áo màu đen tới Đại học Stanford để tham dự buổi lễ được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: AP.

Đám tang của Jobs được cho là diễn ra trong bí mật chỉ hai ngày sau khi ông qua đời (5/10) nhằm tránh những sự lộn xộn không cần thiết từ phía người hâm mộ.

Trang web mà Apple lập ra để mọi người có thể chia sẻ các cảm nhận, suy nghĩ về Steve Jobs cũng đã tràn ngập với hơn 1 triệu thông điệp được gửi từ khắp thế giới.

Châu An



http://www.chungta.vn/tin-tuc/thoi-cuoc/2011/10/nguoi-ham-mo-do-ve-le-tuong-niem-steve-jobs/





mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 04/Nov/2011 lúc 10:17pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Nov/2011 lúc 6:04pm

Những giây phút cuối cuộc đời Steve Jobs được cô em gái (Mona Simpson) ghi lại thật cảm động .
Ông tuyệt vời đến phút cuối !!
mk




"Mona Simpson đọc điếu văn cho anh trai mình, Steve Jobs, vào ngày 16 tháng 10 năm 2011, tại lễ tưởng niệm cho ông ở giáo đường Memorial Church của Đại học Stanford. Bà cho phép tờ New York Times xuất bản bài điếu văn dưới đây trong mục Op-Ed (Ý kiến) đăng ngày 30 tháng 10, 2011."

http://chuyentrang.ladysg.com/hinh-anh/linh-tinh/steve-jobs.jpg





Đoãn văn của người em gái cho Steve Jobs

Mona Simpson
(Chuyển ngữ: Đinh Từ Bích Thúy)

LTS: Mona Simpson là một nhà văn và giáo sư dạy môn văn chương Anh tại Đại học UCLA. Tác phẩm nổi tiếng đầu tay của bà là tiểu thuyết Anywhere But Here (Bất cứ Nơi Nào Không Phải Nơi Này), về cuộc sống chật vật và di chuyển thường xuyên của một người mẹ không chồng và đứa con gái trong tuổi teen. Năm bà bắt đầu viết Anywhere But Here cũng là năm bà gặp anh ruột mình lần đầu tiên trong đời.
Bố của Steve Jobs và Mona Simpson là ông Abdul Fattah Jandali, xuất thân từ Syria, vào thập niên 1950 là một giảng viên môn Khoa học Chính trị (Political Science), và mẹ ruột của Steve và Mona là bà Joanne Schieble, con gái của một thương gia gốc Đức ở Wisconsin. Hai người gặp nhau ở đại học Wisconsin. Lúc mang thai Steve Jobs, vì chưa có hôn thú và sợ dư luận dị nghị, bà Schieble đã bay sang California để sinh Steve Jobs và làm thủ tục giao con cho một cơ quan nhận con nuôi. Paul Jobs (thợ máy cho xưởng làm laser) và Clara Jobs (kế toán viên), một cặp vợ chồng cư ngụ ở tỉnh Cupertino, California, trở thành bố mẹ nuôi của Steve Jobs vào năm 1955.
Ít lâu sau ông Jandali và bà Schieble lấy nhau và sinh ra Mona Jandali vào năm 1957, nhưng cuộc hôn nhân không được lâu dài vì những cách biệt văn hóa. Bà Schieble lấy người chồng thứ hai, ông George Simpson, và đổi tên họ của mình và con gái sang tên họ Simpson.
Mona Simpson đọc điếu văn cho anh trai mình, Steve Jobs, vào ngày 16 tháng 10 năm 2011, tại lễ tưởng niệm cho ông ở giáo đường Memorial Church của Đại học Stanford. Bà cho phép tờ New York Times xuất bản bài điếu văn dưới đây trong mục Op-Ed (Ý kiến) đăng ngày 30 tháng 10, 2011.

Tôi lớn lên là con một, sống với bà mẹ đơn thân. Bởi vì chúng tôi nghèo và bởi vì tôi biết cha tôi là dân di cư từ Syria, tôi thường hình dung ông như tài tử Omar Sharif. Tôi hy vọng ông giầu có và vị tha, sẽ tham dự vào cuộc sống của chúng tôi (sẽ chung sống trong căn hộ chưa được sắm bàn ghế của chúng tôi) và giúp đỡ chúng tôi. Nhiều năm trôi qua, sau khi tôi đã gặp cha tôi, tôi cố bám víu vào niềm tin rằng ông đã thay đổi số điện thoại và không cho ai biết địa chỉ chuyển tiếp của mình bởi vì ông là một nhà cách mạng đầy lý tưởng, đã chọn sống một cuộc đời cách xa gia đình trong lúc mưu đồ một thế giới mới cho người dân Ả Rập.
mona%20simpson
Nhà văn Mona Simpson

Mặc dù tôi ủng hộ nữ quyền, suốt cuộc đời tôi đã chờ đợi một người đàn ông để yêu và có thể yêu tôi. Qua nhiều thập kỷ, tôi nghĩ rằng người đàn ông đó sẽ là cha tôi. Khi tôi 25, tôi đã gặp người đàn ông đó và chàng là anh trai của tôi.
Lúc đó, tôi đang sống ở thành phố Nữu Ước và gắng sức viết cuốn tiểu thuyết đầu tay. Đồng thời tôi làm việc tại một tạp chí văn chương nhỏ trong một văn phòng với kích thước của một tủ áo, cùng với ba người bạn đồng nghiệp cũng mơ tưởng con đường thành danh qua văn chương như tôi. Một ngày kia, khi một luật sư gọi điện thoại cho tôi – tôi, một đứa con gái thuộc giới trung lưu từ California, người lúc nào cũng hạch sách ông xếp về chuyện mua bảo hiểm y tế cho nhân viên văn phòng – được cho biết rằng thân chủ của vị luật sư là một người giàu có, nổi tiếng và cũng là anh trai của tôi đã mất liên lạc từ ​​lâu, các người bạn trẻ tuổi cùng trong ban biên tập của tôi đã reo hò phấn khởi. Lúc đó là năm 1985, thời chúng tôi làm việc tại một tạp chí văn học tiền phong, nhưng tôi đã rơi vào tiểu thuyết của văn hào Charles Dickens và chính ra là cốt truyện mà ai ai trong chúng ta cũng yêu thích nhất. Qua điện thoại vị luật sư từ chối không cho tôi biết tên của anh trai tôi, do đó các đồng nghiệp của tôi bắt đầu một trò chơi cá cược. Ứng cử viên hàng đầu: tài tử điện ảnh John Travolta. Nhưng tôi thầm hy vọng một hậu duệ văn học của Henry James – một người tài năng hơn tôi, một nhà văn xuất chúng mà không cần cố gắng.
Khi tôi gặp Steve, anh trông như một người đàn ông xấp xỉ tuổi tôi mặc quần jean, hao hao nét Ả rập hoặc Do thái và đẹp trai hơn cả Omar Sharif.
steve-jobs-cover
Steve Jobs (trên bìa tạp chí Rolling Stone, tháng 11, 2011)
“Một nhà thơ yêu nhạc Bob Dylan đã tái tạo mình thành một kỹ thuật gia ….”


Chúng tôi đã đi bộ thật lâu – một sinh hoạt mà hóa ra cả hai chúng tôi đều yêu thích. Tôi không nhớ nhiều về những gì chúng tôi đã nói trong ngày gặp đầu tiên, ngoài cảm giác anh có vẻ như người mà tôi sẽ chọn làm bạn. Anh giải thích rằng anh làm việc với máy vi tính.
Tôi không biết nhiều về máy vi tính. Khi mới gặp Steve tôi vẫn sáng tác trên một máy đánh chữ bằng tay hiệu Olivetti.
Tôi nói với Steve rằng lúc đó tôi đang đắn đo việc mua một máy tính đầu tiên trong đời, một cái máy với tên hiệu là Cromemco.
Steve nói với tôi chuyện tôi chờ đợi là một việc tốt. Anh cho biết anh đang chế tạo một vật đẹp không thể tả.

steve-jobs-Steve-wozniak
Steve Jobs (trái) và Steve Wozniak (ngồi) – bạn thân và người cùng thành lập công ty Apple


Tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài điều tôi học được từ Steve, trong ba giai đoạn riêng biệt, qua gần 27 năm mà tôi đã may mắn được gần anh. Chúng không phải là khoảng thời gian của những năm tháng, mà là những trạng thái sống. Cuộc sống tròn đầy của anh. Căn bệnh của anh. Quá trình đạt tới cái chết của anh.
Steve đã tận tâm với mọi điều anh yêu thích. Anh làm việc cần cù. Hàng ngày.
Điều này cực kỳ đơn giản, nhưng đó là sự thật.
Anh là nghịch thân của sự đãng trí.
Anh không bao giờ xấu hổ về chuyện anh làm việc chăm chỉ, ngay khi kết quả chỉ là sự thất bại. Nếu người thông minh như Steve không thấy xấu hổ trong việc công nhận sự cố gắng của mình, có lẽ tôi cũng chẳng cần xấu hổ về những thất bại văn chương của mình.

apple_minimalism
Steve Jobs, khoảng 30 tuổi, trong căn nhà không bàn ghế của ông


Thời anh bị loại ra khỏi Apple là một thời hết sức khó khăn cho anh. Anh kể tôi nghe về một bữa ăn tối mà 500 nhà lãnh đạo kỹ thuật vùng Silicon Valey đã có dịp giao tiếp với giám đốc đương thời của công ty Apple. Steve không được mời tham dự bữa tiệc.
Anh rất buồn nhưng anh vẫn tiếp tục làm việc ở NeXT, công ty anh sáng lập sau khi rời Apple. Anh đi làm mỗi ngày, không bao giờ vắng mặt.
Cái mới lạ không được Steve coi như điều trên hết. Nhưng cái đẹp là lý tưởng cao nhất của anh.
Tuy là một nhà cách mạng kỹ thuật, Steve là người khá trung thành với nền nếp. Nếu anh thích một cái áo, anh sẽ đặt hàng mua 10 hoặc 100 cái áo giống y như vậy. Căn nhà ở Palo Alto của anh có thể chứa đủ áo cô-tông cổ lọ màu đen cho tất cả mọi người tham dự buổi lễ tưởng niệm anh trong nhà thờ này.
Anh không ủng hộ thị hiếu hoặc những mánh lới quảng cáo. Anh yêu thích những người cùng tuổi với mình.
Triết lý thẩm mỹ của anh làm tôi nhớ đến một thành ngữ đại loại như sau: "Thời trang là những gì trông đẹp mắt lúc này nhưng sẽ thành xấu xí về sau, còn nghệ thuật thì có vẻ xấu xí lúc này nhưng sẽ trở nên đẹp về sau."
Steve luôn luôn khao khát tạo cái đẹp cho mai sau.
Anh sẵn sàng chấp nhận chuyện bị hiểu lầm.
Không được mời vào bàn tiệc, anh tiếp tục lái chiếc xe màu đen—có lẽ là hiện thân thứ ba hoặc thứ tư của loại xe thể thao mà anh yêu thích nhất—đến NeXT làm việc, nơi anh và nhóm chuyên viên của anh đã lặng lẽ phát minh ra nền tảng mà Tim Berners-Lee đã áp dụng để thiết kế chương trình software cho mạng luới hoàn cầu World Wide Web.
Steve giống như một cô gái mới lớn vì anh bỏ ra rất nhiều thời giờ bàn tán về tình yêu. Tình yêu là đức tính tối thượng, thần linh cao nhất trong các vị thần của anh. Anh luôn theo dõi và lo lắng về đời sống tình ái của những người làm việc chung với anh.
Bất cứ lúc nào anh thấy một người đàn ông mà anh nghĩ rằng một phụ nữ có thể coi là bảnh trai hay lịch thiệp, anh không do dự chào mời "Này, ông bạn còn độc thân chứ? Ông bạn có muốn đi ăn tối với em gái của tôi không?"
Tôi nhớ lần anh gọi điện thoại cho tôi ngày anh mới gặp Laurene, "Anh mới gặp một cô nàng rất xinh đẹp và nàng rất thông minh và nàng có con chó và anh sẽ lấy nàng làm vợ."

Laurene-Powell-Jobs-Steve-Jobs-Wife_picturesSteve Jobs và Laurene Jobs


Khi bé Reed ra đời, anh nựng nịu, xoắn xuýt với thằng bé không ngừng. Anh là một người cha rất gần gũi với mỗi đứa con của anh. Anh lo ngại về những bạn trai của Lisa, chuyện du lịch và chiều dài váy của Erin và sự an toàn của Eve bên cạnh những con ngựa mà con bé yêu mến.
Không ai trong nhóm chúng ta là những người đã tham dự bữa tiệc mừng ngày Reed tốt nghiệp trung học sẽ quên cảnh Reed và Steve khiêu vũ chậm với nhau.
Tình yêu bền bỉ dành cho Laurene là sức sống của anh. Anh tin rằng tình yêu xảy ra trong mọi thời gian, ở khắp mọi nơi. Trong sự nhận thức cốt yếu này, Steve không bao giờ mỉa mai, không bao giờ hoài nghi, không bao giờ bi quan. Tôi vẫn cố gắng học hỏi điều này từ anh.
Steve thành danh từ lúc còn trẻ, và anh cảm thấy điều này đã cô lập anh. Hầu hết những quyết định mà anh đã lựa chọn từ ngày tôi biết anh đã được thi hành để đập tan những bức tường xung quanh anh. Là một thanh niên thuộc giới trung lưu từ Los Altos, California, anh đã yêu Laurene, một thiếu nữ thuộc giới trung lưu từ New Jersey. Đối với Steve và Laurene, điều quan trọng là cả hai người cùng dạy dỗ con của họ, Lisa, Reed, Erin và Eve, thành những đứa trẻ tự tin, bình thường. Nhà của họ không bề thế, không có những bức tranh nghệ thuật đắt giá hoặc đồ trang trí sang trọng; thật ra, qua nhiều năm đầu mà tôi biết hai người như cặp vợ chồng, bữa ăn tối thường được trải trên bãi cỏ, và đôi khi chỉ có một loại rau. Rất nhiều rau, nhưng chỉ một loại rau. Một loại thôi. Bông cải xanh. Trong mùa cải. Nấu giản dị. Với gia vị đúng điệu, cũng là rau (thơm), vừa hái từ vườn.
Ngay lúc anh là một triệu phú trẻ tuổi, Steve luôn luôn đi đón tôi tại sân bay. Anh thường bận quần jean khi đứng đợi tôi ở phi trường.
Khi người nhà gọi điện thoại cho anh ở sở làm, cô thư ký Linetta của anh luôn trả lời, "Bố cháu đang ở trong một buổi họp, cháu có muốn cô vào nói với bố là cháu cần nói chuyện với bố không?"
Khi Reed khăng khăng đòi mặc quần áo như một phù thủy vào mỗi Halloween, Steve, Laurene, Erin và Eve đều mặc quần áo đi xin kẹo như một nhóm phù thủy.
Một dạo cả gia đình anh bắt tay vào công trình sửa sang lại nhà bếp; chuyện này đã mất nhiều năm. Trong lúc sửa sang bếp, họ nấu cơm bằng cái bếp cắm điện trong ga-ra để xe. Trụ sở của hãng phim Pixar – được xây cất trong cùng thời kỳ – đã hoàn thành chỉ trong nửa quãng thời gian. Và chỉ có căn bếp là được sửa sang lại ở ngôi nhà Palo Alto. Những phòng tắm vẫn nguyên cũ. Nhưng – và đây là một điểm quan trọng – khởi đầu ngôi nhà đó đã là một ngôi nhà tuyệt vời. Steve đã chăm lo chuyện đó.
Tôi không có ý nói rằng anh đã không tận hưởng sự thành công của mình: anh rất vui về những thành quả anh đã đạt được, nhưng niềm vui của anh không bao gồm những con số zero ở chương mục ngân hàng. Anh nói với tôi anh rất thích đi đến tiệm bán xe đạp ở Palo Alto và hân hoan nhận ra rằng mình có thể đủ khả năng để mua chiếc xe đạp tốt nhất ở đó.
Và anh đã làm chuyện này.
Steve là người khiêm tốn. Steve thích luôn được học tập.

Steve-Jobs-Mac
Steve Jobs vào năm 1984


Một lần, anh nói với tôi nếu anh đã lớn lên trong một môi trường khác, có lẽ anh đã trở thành một nhà toán học. Anh tôn sùng những trường cao đẳng và anh thích đi bộ chung quanh khuôn viên đại học trường Stanford. Trong năm cuối cùng của cuộc đời anh, anh nghiên cứu một cuốn sách về những bức tranh của họa sĩ Mark Rothko, một nghệ sĩ anh đã không được biết đến trước đây, nghĩ ngợi về những gì có thể truyền cảm hứng cho giới sinh viên trên các bức tường của khuôn viên đại học Apple trong tương lai.
360%20Violet%20Green%20and%20Red%201951%20Oil%20Painting%20by%20Mark%20Rothko
Mark Rothko, Violet Green and Red (Tím Xanh và Đỏ), tranh sơn dầu, 1951


Steve vun xới mầm đột phá của sáng tạo. Có vị giám đốc kỹ thuật nào đã biết rõ về lịch sử hoa hồng trà Anh Quốc và Trung Hoa, đồng thời yêu chuộng một loại hoa hồng có tên là hồng “David Austin”?
Anh có những ngạc nhiên giấu trong mọi túi áo của anh. Tôi đoán chị Laurene sẽ tiếp tục khám phá những điều thú vị về Steve, những bài hát anh yêu thích, một bài thơ anh đã cắt ra và cất đâu đó trong một ngăn kéo – thậm chí sau 20 năm sống trong một cuộc hôn nhân đặc biệt tương tác. Tôi nói chuyện với anh cách ngày một, nhưng khi tôi mở tờ New York Times và đọc một bài viết về sơ đồ sáng chế của công ty Apple, tôi vẫn còn ngạc nhiên và vui mừng khi thấy một phác thảo cho một cầu thang hoàn hảo.
Với bốn đứa con của mình, với vợ anh, với tất cả chúng ta, Steve đã có rất nhiều kỷ niệm đẹp.
Anh nâng niu hạnh phúc.
Sau đó, Steve bị bệnh và chúng tôi chứng kiến cuộc sống của anh bị khoanh vào một vòng tròn nhỏ hơn. Dạo nào, anh đã mê đi bộ qua những con đường Paris. Dạo khác, anh đã khám phá một cửa hàng bán mì sợi kiều mạch làm bằng tay ở Kyoto. Anh trượt tuyết xuống dốc rất thanh nhã. Anh trượt tuyết băng đồng thật vụng về. Anh không còn nữa.
Cuối cùng, ngay cả những thú vui bình dị, như một quả đào ngon, không còn kêu gọi anh.
Tuy nhiên, điều đã làm tôi ngạc nhiên, cùng điều tôi đã học được từ bệnh của anh, là bao nhiêu vẫn tồn tại sau khi rất nhiều đã bị lấy đi.
Tôi nhớ cảnh anh trai tôi phải tập đi bộ lại với một cái ghế. Sau cuộc cấy ghép gan, ngày ngày anh phải đứng dậy, với tay vịn sau ghế để giữ thăng bằng, trên đôi chân dường như quá gầy guộc để chịu được cả thân hình anh. Anh đẩy cái ghế dọc hành lang bệnh viện Memphis đến trạm y tá và sau đó anh ngồi trên ghế, nghỉ một lát, xoay người lại và đi bộ về hướng khởi hành. Anh đếm từng bước của mình, ngày ngày cố đi bộ xa hơn một chút.
Laurene đã quỳ gối xuống và nhìn thẳng vào mắt anh.
"Anh có thể làm được chuyện này, Steve," chị nói. Mắt anh mở rộng. Môi anh mím chặt.
Anh đã cố gắng. Anh luôn luôn, luôn luôn cố gắng, và luôn luôn với tình yêu là nguồn tác động của nỗ lực. Anh là một người đàn ông rất mạnh mẽ trong tình cảm.
Tôi nhận ra trong khoảng thời gian đáng sợ đó là Steve đã không chịu đựng nỗi đau cho chính mình. Anh tạo ra những chặng tới: ngày Reed tốt nghiệp trung học; chuyến đi của Erin đến Kyoto; ngày hạ thủy của con thuyền mà anh dự định sẽ cùng gia đình đi du ngoạn khắp thế giới và cũng là nơi anh hy vọng sẽ chung sống với Laurene một ngày khi hai người về hưu.
Ngay trong lúc bệnh, anh vẫn kén chọn và quyết định. Anh thay 67 y tá trước khi kiếm được những tâm hồn hiểu rõ anh và anh hoàn toàn tin tưởng vào ba người y tá đã trợ giúp anh đến phút cuối cùng. Tracy. Arturo. Elham.
Có một thời gian lúc Steve bị viêm phổi nặng bác sĩ anh đã cấm mọi thứ – thậm chí cả đá lạnh. Chúng tôi đến thăm anh trong khu chuyên sâu chăm sóc. Steve, người không bao giờ thích cắt ngang hàng của người khác hoặc dùng tên của mình để được phục vụ ưu tiên, thú nhận với tôi chỉ lần này thôi, anh muốn được đối xử đặc biệt một chút.
Tôi nói với anh: “Steve, đây là cách đối xử đặc biệt.”
Anh cúi xuống, nói khẽ với tôi: "anh muốn được đối xử đặc biệt hơn tí nữa."
Được đặt nội khí quản, anh không thể nói chuyện, nên anh yêu cầu được có giấy viết.
Anh phác thảo các dụng cụ thiết bị để cài một máy iPad trên giường bệnh. Anh đã thiết kế những máy theo dõi chất lỏng và thiết bị quang tuyến. Anh thiết kế lại khu vực chưa-đủ-đặc biệt trong bệnh viện. Mỗi khi vợ anh bước vào phòng, tôi nhìn nụ cười anh rạng mở trên khuôn mặt.
Cho những việc lớn, thực sự lớn, em phải tin vào anh, anh viết trên tập giấy của mình. Anh ngước nhìn tôi. Em phải tin.
Theo anh, điều đó có nghĩa rằng tụi tôi phải chống lại lệnh bác sĩ và cho anh ngậm một cục đá lạnh.
Không một ai trong chúng ta biết chắc chuyện mình sẽ ở trên thế gian trong bao lâu. Vào những ngày khá của Steve, ngay trong năm cuối cùng của đời anh, anh đã bắt đầu nhiều dự án mới và đòi bạn bè anh ở Apple hứa là sẽ hoàn thành. Một vài nhà làm thuyền ở Hà Lan có khung thép không rỉ tuyệt đẹp sẵn sàng được bọc gỗ. Ba cô con gái của anh vẫn chưa kết hôn, hai cô nhỏ vẫn chỉ là hai bé gái, và anh hằng mong được một ngày đi cùng với mỗi cô trên lối dẫn đến bàn thờ như anh đã đi với tôi trong ngày cưới của tôi.
Tất cả chúng ta sẽ chết ở trạng thái media res. Ở giữa một câu chuyện. Giữa nhiều câu chuyện.
Có lẽ không chính xác khi gọi cái chết của một người đã sống với bệnh ung thư trong nhiều năm là một cái chết đột ngột, nhưng cái chết của Steve rất đột ngột đối với chúng tôi.
Điều tôi học được từ cái chết của anh trai tôi: nhân vật là cốt yếu. Những yếu tố đã cấu tạo ra anh, cũng là những yếu tố định nghĩa cái chết của anh.
Buổi sáng Thứ Ba trong tuần, anh gọi tôi để dục tôi bay lên Palo Alto. Giọng nói anh trong điện thoại tràn đầy tình cảm thân thương, nhưng giống như một người với hành lý đã bỏ lên xe, một người đã bắt đầu cuộc hành trình của mình, tuy rằng anh ân hận, hết sức và sâu xa ân hận, khi phải bỏ chúng tôi ở lại.
Anh bắt đầu chào tạm biệt tôi trên điện thoại và tôi ngăn anh lại. Tôi nói, "Chờ em. Em sẽ đến. Em đang trong một xe taxi chạy ra sân bay. Em sẽ gặp anh.”
"Anh muốn chào tạm biệt bây giờ vì anh sợ em sẽ không đến kịp, em cưng của anh."
Khi tôi đến, anh và nàng Laurene của anh đang nói đùa với nhau như họ vẫn cùng nhau sống và làm việc mọi ngày trong suốt cuộc đời của họ. Anh nhìn sâu vào mắt vào những đứa con như anh không thể gỡ đi cái nhìn của mình.
Cho đến khoảng 2 giờ chiều, vợ anh vẫn có thể đánh thức anh, để anh nói chuyện với các bạn bè ở Apple.
Một lúc sau, rõ ràng là anh không thể thức dậy được nữa.
Nhịp thở của anh thay đổi, trở nên khó nhọc, tập trung, có mục đích. Tôi cảm thấy như anh đang đếm từng bước một, gượng sức đi xa, xa hơn tí nữa.
Đây là điều tôi đã học được: anh cũng cố gắng trong cái chết. Cái chết đã không xảy ra cho Steve, anh đạt được nó.
Anh nói với tôi, trong lúc anh chào tạm biệt tôi trên điện thoại anh nói với tôi rằng anh tiếc, thật lòng tiếc chúng tôi sẽ không cùng nhau chia sẻ đời sống cho đến tuổi già, rằng anh sắp đi đến một nơi tốt đẹp hơn.
Bác sĩ Fischer nói rằng anh có 50 phần trăm cơ hội sống qua đêm.
Anh đã sống qua đêm, Laurene nằm bên cạnh anh trên giường thỉnh thoảng giật mình khi chị cảm thấy có một khoảng ngưng dài hơn giữa những nhịp thở của anh. Chị và tôi nhìn nhau, sau đó anh lại thở ra một hơi dài và bắt đầu lại.
Thử thách này phải được vượt qua. Ngay trong lúc này, anh vẫn còn vóc dáng nghiêm nghị, vẫn đẹp trai, vóc dáng của một con người tuyệt đối, một nhà lãng mạn. Hơi thở của anh báo hiệu một cuộc hành trình gian khổ, với đường dốc, độ cao.
Anh như người leo núi.
Nhưng cùng với ý chí, với sự tận tâm trong trách nhiệm, với nghị lực đó, anh Steve yêu dấu của tôi cũng tràn đầy những giấc mơ về điều kỳ diệu, niềm tin lý tưởng của một nghệ sĩ, mong đợi một tương lai đẹp, đẹp hơn.
Lời cuối của Steve, trước đó, là những đơn âm, lập đi lập lại ba lần.
Trước khi lên đường, anh quay nhìn Patty, em gái nuôi của anh, sau đó anh nhìn thật lâu những đứa con của anh, đến Laurene, người vợ đồng hành trong cuộc đời anh, rồi anh ngước nhìn lên cao, cao nữa, qua bờ vai của những người thân.
Lời cuối của Steve là:
OH WOW. OH WOW. OH WOW.


Steve-Jobs-baby_2

Nhà văn Mona Simpson







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 06/Nov/2011 lúc 6:13pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2011 lúc 8:29pm


Thứ Hai, 10/10/2011 - 14:09

Chuyện về người phụ nữ phía sau Steve Jobs


(Dân trí) - Nếu như Steve Jobs quá cố làm thay đổi cuộc sống con người bằng công nghệ với những ý tưởng mới lạ và những sản phẩm mang tính cách mạng thì vợ ông, Laurene Powell Jobs đã quyết định thay đổi cuộc sống của nhiều người bằng những hành động giản dị.
 >>  Tang lễ Steve Jobs diễn ra trong bí mật và riêng tư
 >>  Cuộc đời Steve Jobs được dựng thành phim
Steve Jobs và vợ - Laurence Jobs không thường xuyên
xuất hiện nơi công cộng.



Laurene Powell Jobs, 47 tuổi, vợ của huyền thoại Steve Jobs, nhà đồng sáng lập Apple, không phải là người của công chúng. Bà sống nội tâm hơn chồng mình và rất hiếm khi trả lời các cuộc phỏng vấn. Thỉnh thoảng giới truyền thông mới nhìn thấy bà xuất hiện nơi công cộng bên cạnh chồng mình - Steve Jobs.
 

Steve Jobs gặp Laurene vào năm 1990 sau một buổi thuyết giảng trong lớp học thạc sĩ kinh tế MBA tại trường đại học Stanford. Câu chuyện tình yêu của họ giống như một bộ phim lãng mạn.

 

“Tôi đứng trong bãi đỗ xe, cùng với một chiếc chìa khóa, và tự nghĩ, nếu đây là đêm cuối cùng mình còn sống trên trái đất này, thì mình sẽ dành nó để gặp gỡ đối tác hay hẹn hò với người phụ nữ này? Tôi chạy qua bãi đỗ xe và hỏi cô ấy có muốn ăn tối cùng tôi không. Cô ấy trả lời “có”, chúng tôi đi dạo trong thị trấn và trở thành của nhau từ lúc đó”, Steve Jobs kể về thời trẻ của mình trên trang Gizmodo.

 

Laurene và Steve Jobs tổ chức đám cưới vào ngày 18/3/1991, và có với nhau 3 người con sau 20 năm chung sống hạnh phúc.

 

Laurene từng là chuyên gia đầu tư ngân hàng tại 2 công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ - Merrill Lynch và Goldman Sachs nhưng bà dành sự quan tâm đặc biệt đến nền giáo dục. Từ lâu bà đã là người hỗ trợ cho các chương trình từ thiện, vì sự phát triển của giáo dục. Laurene Jobs đã giúp các học sinh khó khăn, những người phụ nữ thiệt thòi bằng những khoản tiền tài trợ và bà cũng đóng góp vào quỹ từ thiện của vợ cựu Tổng thống Mỹ Hillary Rodham Clinton.

 

Sau nhiều năm là nhà tài trợ tại trường trung học Belmont's Carlmont, bà Laurene Jobs đã đồng sáng lập và dẫn dắt quỹ từ thiện phi lợi nhuận mang tên College Track rất thành công. Quỹ với tiền tài trợ của gia đình Jobs đã giúp hàng nghìn gia đình thiểu số và những học sinh nghèo có cơ hội đến trường.

 

“Tôi không biết vì sao tôi tìm đến từ thiện nhưng thực sự tôi đã đam mê nó từ lâu”, Laurene Jobs trả lời trong một buổi phỏng vấn năm 2008 về các chương trình từ thiện của bà.

 

Laurene đã chăm sóc Steve Jobs từ những lúc huy hoàng nhất cho đến khi ông qua đời. Bà đã giấu kín về sức khỏe của Jobs ngay cả khi ông phải chống chọi với căn bệnh ung thư suốt 7 năm qua.
 
Gặp người phụ nữ của Steve Jobs:
 
 
Steve Jobs và Laurence Jobs thời còn trẻ.


Steve Jobs và vợ tay trong tay trong sự ngưỡng mộ
của người hâm mộ tại Apple Store sau khi ra mắt iPhone
đầu tiên năm 2007.



Laurence Jobs là đồng sáng lập quỹ từ thiện
 College Track nổi tiếng tại Mỹ.



 
Steve Jobs và Laurene Powell tham dự lễ
trao giải Oscar lần thứ 82 ở Holywood
 ngày 7/3/ 2010



Steve Jobs và Laurence trong sự kiện ra mắt dịch vụ iCoud
 tổ chức ở San Francisco, California hồi tháng 6.
 



Khôi Linh

http://dantri.com.vn/c119/s119-526041/chuyen-ve-nguoi-phu-nu-phia-sau-steve-obs.htm







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Nov/2011 lúc 8:31pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2011 lúc 11:33pm

Fan xếp hàng mua iPhone 4S với kiểu tóc hình Steve Jobs


Hôm 14/10, một thanh niên trẻ đã đứng xếp hàng mua iPhone thế hệ mới tại một gian hàng ở Manhattan (Mỹ) với mái đầu "độc nhất vô nhị" mang hình cựu Giám đốc điều hành Apple.

Tác giả tạo ra kiểu tóc, Johan Ruiz, đã thiết kế mặt Steve Jobs ở giữa, bên trái có hình quả táo và bên phải là khẩu hiệu quen thuộc "Think Different".

Xếp hàng mua iPhone 4S với mái tóc in hình Steve Jobs.
Thêm hình người có mái tóc "độc" tưởng nhớ Steve Jobs.


http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2011/10/fan-xep-hang-mua-iphone-4s-voi-kieu-toc-hinh-steve-jobs/




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Feb/2012 lúc 5:10pm



Mặt phải - Mặt trái của vấn đề và sự thành công của Ipad,  Ipod và Iphone. Xin đọc để tham khảo và suy ngẫm.
mk




NGHIỆP QUẢ của Steve Jobs.

 Trúc Xanh
Sáng thứ Hai đi làm, tôi pha ly cà-phê chưa kịp uống thì gã bạn ngồi cubicle tuốt góc kia đã ơi ới, “Bamboo …ooo!”
Tôi bước qua, “Hello Mr. Reev!”
Gã bạn đang ngồi trên ghế nhổm thẳng người lên, giọng sôi nổi, “Nghe tin gì chưa?”
- Tin gì?
Gã bạn nhăn mặt, ra cái vẻ tin to đùng vậy mà không biết.
- Thì nói nghe coi.
- Cái tin về công ty thầu làm iPad cho Apple đó. Công nhân gì mà là con nít 12 tuổi, lại còn bị bắt làm việc tới 16 tiếng đồng hồ, thẳng nhỏ chịu hết nổi bèn nhảy lầu tự tử. Quanh nhà máy phải giăng lưới như lưới cá để đỡ người nhảy lầu. “Anti-Suicide Net”. Thật là kinh tởm!

Lưới “chống tự tử” tại xưởng Foxconn (China)
Nguồn ảnh: http://svtc.org


Tôi liền bỏ gã bạn ngồi đó, lật đật chạy về chỗ, mở Net lên coi. Đúng thiệt, “M*** Suicide” – Hơn 150 công nhân nhà máy Foxconn tại Vũ Hán (Wuhan) cho biết họ sẽ nhảy lầu tự sát nếu điều kiện làm việc không được cải thiện. Trong 2 ngày liền, những công nhân này đã chiếm tầng thượng của nhà máy 3 tầng và tuyên bố họ sẵn sàng tự sát tập thể.
Tôi lại mò tới bên gã Reev, “Ôi, chuyện đó xưa rồi. Chuyện “Apple và Foxconn” này đã um xùm từ năm 2010 rồi.”
- Vậy sao?
- Lúc đó có 16 công nhân cũng đã tự sát bằng cách nhảy từ trên lầu cao xuống đất. Lúc đó Steve Jobs cũng có lên tiếng giải thích. Ông ta bảo Foxconn không phải là một nơi bóc lột sức lao động (nguyên văn “sweat shop”); ở đó có hồ bơi, thư viện, phòng tập thể dục, nhà thương, nhà hàng, rạp hát, đủ thứ hết á.
Steve còn nói 16 người tự sát so với số công nhân cả ngàn người thì vẫn còn dưới “tiêu chuẩn tự tử của Hoa Kỳ”. Tỉ lệ tính ra là còn ít so với số học sinh tự tử tại các trường trung học ở Mỹ này.
I don’t care what he said!
Mặt gã bạn tôi dường như rắn lại, giọng cũng đanh hơn. Gã Reev này bình thường thuộc loại hề hà. Nhiều khi nhìn gã hề hà thấy bắt ghét, lúc đó tôi và mấy gã bạn khác khều nhau, cười, bảo hắn giống con gấu chỉ biết ăn rồi ngủ. Nhưng con gấu lần này coi bộ nóng mũi. Gã nói tiếp, “Thằng nhỏ phải làm việc như con chó.”
Thường ngày, chúng tôi vẫn đùa, cứ một người hỏi “How’re you?” thì người kia trả lời “Working like a dog”, rồi cười hình hịch với nhau. Nhưng hôm nay, cũng câu ấy gã theo thói quen buột miệng nói ra mà sao hai đứa như nghẹn họng.
Steve hứa Apple sẽ điều tra và sẽ sửa đổi.
Ông ta chắn chắn biết. Họ có người của họ ở đó làm sao không biết được chứ.
Ừ nhỉ, làm sao không biết chứ khi sự việc đâu phải ngày một ngày hai mà kéo dài cả năm trời. Ba năm trôi qua mà số người đòi tự vẫn càng nhiều thêm là tại sao? Vì cộng sản thì ác, tư bản thì tham và người xài đồ thì ham đồ rẻ.
Hai chúng tôi, người đứng, kẻ ngồi bỗng cùng im lặng. Đột nhiên Reev buột miệng nói,
- That’s what got him.
Wow, wow, nói gì đó, nói lại nghe coi. Bộ du muốn nói là Steve Jobs vì cái “chuyện nớ” nên mới bị bệnh ung thư mà chết?
Well, it is what it is.
Hơ, ở…ở đâu ra mà du có cái suy nghĩ lạ lùng rứa?
Ta tin vậy đó. Ở trên đời này, chuyện gì mình làm thì mình lãnh hậu quả.
Trời ơi, cái gã này, ngày thường rất chi “bình dân học vụ” sao hôm nay chơi một màn phi-lô ngon lành vậy? Trong khi tôi còn đang ngẩn ngơ thì một gã bạn khác, ngồi cubicle kế bên Reev, nghe tiếng ồn ào, đứng lên, ló đầu qua (gã này tên Mr. Dee, người dài thoòng như cọng đậu que).
Hey, what’s going on here?
Tôi làm phóng viên vỉa hè ngắn gọn kể lại cho Dee nghe. Nghe xong gã ta phóng ra 2 chữ gọn lỏn, Bad Karma.
Karma – Cái chữ định mệnh của Steve Jobs.
You have to trust that the dots will somehow connect in your future.
You have to trust in something – your gut, destiny, life, karma, whatever.

Karma – Nghiệp
Hai gã bạn của tôi thật ra không hiểu nhiều lắm về chữ Nghiệp của đạo Phật đâu. Tôi cũng không. Lớn lên trong một gia đình Thiên Chúa Giáo, tôi được dạy rằng con người khi sống ở thế gian này phải lo làm lành lánh dữ để khi chết được lên thiên đàng; nếu lỡ có làm tội tí tí thì khi chết sẽ xuống luyện ngục để đền tội một thời gian, còn nếu phạm tội nhiều nhiều thì sẽ bị đày xuống hỏa ngục chịu khổ đời đời. Không có chuyện nghiệp chướng, nhân quả, hay kiếp trước, kiếp sau gì hết.
Thế nhưng, tôi vẫn được nghe về nghiệp chướng, nhân quả, kiếp trước, kiếp sau,… qua sách truyện, ca dao, qua các tuồng cải lương, và qua những mẩu chuyện đời thường quanh tôi. Tôi thấy chúng từ từ đi vào trong những suy nghĩ của mình một cách thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên.
Người Mỹ dùng chữ karma với cái nghĩa “Gieo nhân nào – Lãnh quả ấy” như trong các câu ngạn ngữ “what goes around, comes around”, “you make the bed you lie in”, hay “sow the wind, reap the whirlwind” v.v… Theo đó, karmic law cũng giống như causality law nghĩa là luật nhân quả.

As long as she or he to make their millions has not dragged others down,
Then good luck to them in their financial renown.
They have am***ed their monetary pile in an honest way,
One can only respect them for that is all one can say.But if they exploit others for their financial gain,
Then as targets of Karma they are destined to remain.
Till their very last breath of life they do draw,
Since what goes around comes around is Karma’s Law.
(Francis Duggan)

Nhưng với người Mỹ, karma không ảnh hưởng tới đời người đến mức như chữ nghiệp của ta, khi mà hậu quả của việc mình làm sẽ bám dai dẳng theo mình không chỉ trong kiếp này mà còn qua nhiều kiếp khác, như Thúy Kiều có muốn chết cũng không được chỉ vì “Số còn nặng nghiệp má đào – Người dầu muốn quyết trời nào đã cho”.Nhưng tôi không có thì giờ giải thích karma theo quan điểm Đông phương cho 2 gã bạn nghe. Chúng tôi phải quay về chỗ ngồi để còn lo làm việc. Cái karma của chúng tôi đơn giản lắm, nếu ngày hôm nay làm ăn không đàng hoàng thì chỉ mấy ngày sau sẽ bị khách hàng càm ràm ngay. Dù có lúc cũng làm biếng lắm chứ nhưng phải ráng cố gắng, ráng cố gắng…

Câu Chánh Nghiệp cũng là quá bự.
Dẫu nghề chi làm việc ngay đường.
Ta đừng nên theo kẻ bất lương,
Học ngón xảo để lừa đồng loại.

(Huỳnh Phú Sổ)
“Có thân là mang nghiệp”, câu này nghe nản thiệt nhưng mà đúng.
Ghi chú và lược dịch‘M*** suicide’ protest at Apple manufacturer Foxconn factory, Malcome Moore, the Telegraph, 11/01/2012

Foxconn là công ty sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới (chủ Đài Loan “Hon Hai Precision Industry Ltd.”) cho sản phẩm nổi tiếng iPhone, iPad, iPod của Apple, và cũng hợp tác với Dell HP, Microsoft, Nintendo, và Sony. Năm 2010, đã có 16 công nhân Foxconn tự tử bằng cách gieo mình từ trên lầu cao xuống đất, và 14 người đã chết.
Ngày 2 tháng 1/2012, tại Foxconn Technology Park ở Vũ Hán (Wuhan), có 600 công nhân bị đổi qua dây chuyền sản xuất khác. Một số nghỉ việc nhưng khoảng 150 công nhân đã chiếm tầng lầu thượng và tuyên bố họ sẽ tự sát tập thể nếu không có sự cải thiện.
Một trong những công nhân phản đối (ban GĐ) nói rằng, “Họ bắt chúng tôi làm việc mà không cho huấn luyện, còn trả công thì rẻ mạt. Đường băng chuyền chạy rất nhanh, chỉ sau một buổi sáng là tay chúng tôi bị phồng rộp và nám đen. Nhà máy thì đặc nghẹt khói. Không ai chịu nổi nữa.”
Bài diễn văn của Steven Jobs tại Stanford University có đoạn:
“Tôi xin nhắc lại, các bạn không thể nhìn trước về tương lai để kết nối những dấu chấm được đâu, các bạn chỉ có thể làm điều đó khi nhìn lại quá khứ mà thôi. Vì thế, các bạn phải tin tưởng rằng những dấu chấm rồi sẽ nối kết với nhau trong tương lai. Các bạn phải đặt niềm tin vào một điều gì đó – như trực giác, định mệnh, cuộc sống, nghiệp quả, hoặc điều gì đó. Quan niệm ấy chưa bao giờ làm tôi thất vọng, và nó đã làm nên mọi sự thay đổi trong đời tôi.”

Lược dịch bài thơ của Francis Duggan:
Nghiệp quả
Chừng nào những người làm giàu bạc triệu mà vẫn không đày đọa người khác,
Thì mong sao họ may mắn trong hào quang tiền bạc.
Họ đã thu được cái núi tiền một cách lương thiện,
Người ta phải tỏ lời kính trọng vì người ta không thể nói gì khác hơn.
 
Nhưng nếu họ lợi dụng người khác để thu lợi,
Thì họ sẽ trở thành cái đích nhắm của Karma.
Cho đến tận hơi thở cuối cùng của cuộc đời,
Bởi vì trồng hạt nào thì hái trái ấy chính là Luật Nhân Quả.
What goes around. comes around: Đi sao, về vậy.
You make the bed you lie in: Làm giường nào ngủ giường nấy.
Sow the wind, reap the whirlwind: Gieo gió, gặt bão
.

Bài đọc thêm:

Sự im lặng đáng sợ trong xưởng lắp Iphone

Hãy hình dung một phần của chiếc Iphone đang làm mưa làm gió trên thế giớiđược một công nhân 13 tuổi làm việc suốt 16 giờ/ngày, và được trả thù lao là 70 xu Mỹ /giờ.
 
 
 
Chúng ta yêu Iphone và Ipad. Chúng ta cũng hài lòng về giá thành một chiếc Iphone và Ipad.
Chúng ta cũng yêu thích với khoản lợi nhuận mà công ty Apple thu về được.
Đó là lý do vì sao chúng ta không để ý nhiều tới mức giá thấp- mà Iphone và Ipad được bán ra, và khoản lợi nhuận kếch xù của Apple đạt được –chỉ có thể là do các sản phẩm này được chế tạo với chi phí nhân công rẻ mạt, bất hợp pháp nếu theo luật của Mỹ.
Và thực tế là, những người sản xuất ra những chiếc Iphone và Ipad lại không những không thể mua được các thiết bị đó, mà trong nhiều trường hợp, họ còn chưa bao giờ được nhìn thấy chúng.
Đó là một vấn đề phức tạp. Nhưng lại rất quan trọng. Và điều này sẽ còn quan trọng hơn nữa khi các nền kinh tế tiếp tục bện chặt vào nhau.
Hãng tin NPR đã phát đi chương trình «Cuộc sống nước Mỹ » tập trung phản ánh về việc lắp ráp các sản phẩm của Apple. Chương trình này kể vềMike Daisey, người thực hiện phóng sự « Sự cùng cực và mê ly của Steve Jobs » và Nicholas Kristof của tờ New York Times có vợ người Trung Quốc.
Trong phóng sự này đã nêu ra những sự thật sau:
Thành phố Thâm Quyến là nơi sản xuất hầu hết sản phẩm của Apple. 30 năm trước, Thâm Quyến là một làng nhỏ ven sông. Giờ đây, thành phố này có hơn 13 triệu người, lớn hơn cả New York. Foxconn – một trong số các công ty lắp ráp Iphone và Ipad (và rất nhiều sản phẩm cho các công ty điện tử khác) có một nhà máy ở Thẩm Quyến, với nhân lực là 430.000 người.
Có 20 tiệm café trong nhà máy của Foxconn ở Thẩm Quyến. Mỗi tiệm café này phục vụ 10.000 người. Mike Daisey phỏng vấn một công nhân ngoài nhà máy, cô bé mới 13 tuổi, phía trong có các bảo vệ được trang bị súng. Cô bé đánh bóng hàng ngàn chiếc Iphone mới mỗi ngày.
Cô bé công nhân 13 tuổi nói rằng Foxconn còn không buồn kiểm tra tuổi tác. Trong nhà máy vẫn có thanh tra tới giám sát, nhưng Foxconn luôn biết khi nào đoàn thanh tra đến. Trước khi họ đến, công ty cho thay thế các công nhân trẻbằng những người già hơn.
 
 
 
Trong hai giờ đầu tiên ngoài cổng nhà máy, Daisey gặp các công nhân khác. Họ nói họ 14, 13, và cả 12 tuổi (cùng với nhóm công nhân lớn tuổi hơn). Daisey ước tính khoảng 5% số công nhân mà anh nói chuyện đều nhỏ tuổi.
Daisey ước tính rằng Apple chắc hẳn phải biết điều này. Hoặc nếu như họ không biết, thì là bởi vì họ không muốn biết.
Daisey tới thăm các nhà máy khác ở Thâm Quyến, giả vờ là một khách hàng tiềm năng. Anh phát hiện ra hầu hết các tầng của nhà máy chật ních người, chừng 20.000 đến 30.000 người một tầng. Các căn phòng đều im ắng: không máy móc, không nói chuyện. Trong khi chi phí nhân công rất rẻ mạt, hiển nhiên mọi thứ đều được xây dựng thủ công.
Một giờ làm việc của công nhân tại đây là 60 phút – không giống như một “giờ” làm việc của người Mỹ, vốn bao gồm khoảng thời gian vào truy cập Facebook, phòng tắm, một điện thoại bàn, và một vài cuộc trò chuyện. Thời gian làm việc chính thức là 8 giờ/ngày, nhưng tiêu chuẩn luân phiên là 12 giờ. Nhìn chung, thời gian luân phiên nới rộng ra 14-16 giờ, đặc biệt là khi có các thiêt bị mới cần lắp ráp. Trong khi Daisey ở Thâm Quyến, một công nhân đã chết sau 34 giờ làm việc luân phiên.

 
Các công nhân này đều sống trong ký túc xá. Trong một căn phòng xi-măng hẹp, Daisey đếm được 15 chiếc giường, xếp chồng lên nhau gần như chạm trần. Các liên hiệp đều bị coi là bất hợp pháp. Bất kỳ ai muốn lập liên hiệp đều bị đi tù.
Daisey phỏng vấn hơn chục công nhân (cũ) đang bí mật thành lập liên minh. Một nhóm nói về việc sử dụng “hexane” – một loại hóa chất lau màn hình Iphone. Hexane bốc hơi nhanh hơn các loại hóa chất lau màn hình khác, nên chuỗi sản xuất cũng di chuyển nhan hơn. Hexane cũng là một chất gây độc thần kinh. Các bàn tay của những công nhân này đều bị run và không kiểm soát được.

Một số công nhân thì không thể tiếp tục làm việc nữa vì tay của họ đã bị tàn phế vì đã phải làm những công việc tương tự hàng trăm ngàn lần trong suốt nhiều năm.
Một công nhân khác đã bị nát tay vì bị máy ép nghiền tại Foxconn. Công ty này không hề lưu tâm gì tới tình trạng sức khỏe đó. Khi vết thương lành, đôi tay đó không thể làm việc nữa. Sau đó anh ta bị sai thải.
Daisey đưa cho anh ta xem chiếc Ipad. Anh ta chưa từng nhìn thấy thứ nào như thế, và gọi đó là “kỳ diệu”.
Vậy, hãy nhìn theo cách này. Apple đang giúp chuyển tiền từ những người tiêu dùng Mỹ và Châu Âu tới những người công nhân nghèo khổ ở Trung Quốc. Nếu không có Foxconn và các nhà máy lắp ráp này, công nhân Trung Quốc vẫn còn phải làm việc ở đồng ruộng, kiếm được 50 USD/tháng thay vì 250USD ở nhà máy. Năm 2010, công nhân của Foxconn được tăng lương lên mức 298 USD/tháng, tương đương 10 USD /ngày, hoặc chưa đầy 1USD/giờ. Với lượng tiền này, họ làm việc còn khá hơn lúc trước. Đặc biệt là với phụ nữ, họ có quá ít sự lựa chọn.
 
 Theo Business Insider


mk
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2012 lúc 7:36am

             Vừa nhận được bài nầy từ email của một người bạn, xin đưa lên để mọi người cùng đọc và tìm hiểu. Đọc  xong bài nầy, khiến tôi nhớ lại một phim nói về thuở ban đầu lập nghiệp của Bill Gate và Steve Job, có lẻ sự nhận-xét của người nầy không sai lắm đâu.

                                                         H.T.

       Kỹ niệm với Steve Job của một kỷ sư Việt nam............

 Steve Job chết, ai ai cũng ra vẻ thương mến. Có kẻ trong CĐVN đã nâng ông ta lên tới bậc thiên tài dù rằng Steve Jobs chưa bao giờ có thể gi là nhà sáng to. Ông ta chỉ có tài buôn bán, và biết cách bắt chẹt thị trường (như ông ta bắt chẹt các hãng sản xuất music, in sách), và lèo lái để làm sao Apple có được những món hàng độc đáo.

Thuở sinh tiền, ông ta nổi tiếng là hung dữ, abused nhân viên, chèn ép bạn bètàn nhẫn với ngay cả cô con gái đầu của ông. Ông từng bị nhân viên rượt đánh ngoài bãi đậu xe khi Apple chưa có tên tuổi gì cho lắm. Ông theo đủ thứ đạo, sau cùng thì theo đạo Phật, ăn chay trường cho tới ngày mất, thế nhưng, cuộc sống hàng ngày của ông là cuộc sống của một nhà hung thần, độc tài. Ngay thời Apple nổi tiếng, có lợi nhuận kỷ lục, nhân viên ông thường tránh né đi thang máy chung với ông.

Hãng ông lời to, nhưng hoàn toàn chỉ tạo job tại China - chệt chù, và ông từng phớt lờ tình trạng làm việc theo kiểu nô lệ tại China mà hãng Apple ký giao kèo với. Với ông, thành công và dominate thị trường là cứu cánh, rồi từ đó, cứu cánh biện minh cho mọi phương tiện.

Tới khi ông chết, sự liên hệ giữa ông và cô con gái Lisa lớn của ông vẫn còn ở thế hấp hối, sống được là nhờ 2 bên biết nhịn. Giữa ô cùng nhân viên thân tín của ông vẫn chỉ là chủ với tớ. Có kẻ tuyên bố, tôi không thể nói là tôi buồn khi tôi không còn bị đối đầu với một hung thần như vậy, nhưng chẳng lẽ ô ta chết mà tôi lại lên tiếng tôi vui thì cũng .. kỳ ...

Thời tôi còn trẻ, còn ở Bắc Cali, đã làm cho ông khi hãng lúc ấy mới có 20 người, cho nên tôi có thể biết ông hơn là những người chỉ biết qua tin tức. Làm được chừng 1 năm tôi phải bỏ chạy vì ông bốc lột và abusing nhân viên quá độ. Hở chút là ông chửi, mà ông chửi rất nặng, cũng như chửi trước mặt mọi người. Tôi còn nhớ, có lần ông hỏi tôi : "Sao ai cũng phiền hà còn mầy thì lại im lặng". Tôi bèn trả lời rằng:"Anh văn tôi còn dở, tôi có hiểu ông nói gì đâu mà phiền hà". Ông cắc cớ hỏi tiếp:  "Như vậy sao mày lại hiểu câu tao hỏi và trả lời ngon ơ như vậy ?" thì tôi bốp lại:

"Tôi dở chữ chửi thề chứ tôi không dở những từ khác."

Ông tím mặt bỏ đi!

 

http://macphuongdinh.blogspot.com/

mhth
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.128 seconds.