![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Trang of 2 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() Gởi ngày: 07/Mar/2011 lúc 6:17pm |
|||||||||
Nữ quyền trên thiệp cướiSài Gòn Tiếp Thị - Thứ Hai, 7/3/2011
SGTT.VN - Ngày trước, mỗi tấm thiệp cưới thường được mở đầu như sau: “Ông bà Nguyễn Văn Ất – Ông bà Trần Trọng Giáp trân trọng báo tin lễ thành hôn của các con chúng tôi…” Tấm thiệp cưới là sản phẩm của một dạng thức văn hoá thể hiện phong tục hôn nhân và gia đình của người Việt. Nhưng giờ đây người ta không viết như thế nữa, báo hiệu dạng thức văn hoá ấy đã đổi thay. Xưa: xuất giá, tên cũng tòng phu Theo truyền thống, sau khi kết hôn người phụ nữ về “làm dâu” và trở thành một thành viên trong gia đình nhà chồng, do đó được gọi theo họ, tên, thứ bậc, chức tước, học vị của chồng: chị Mùi (khi chồng tên là Mùi), chị Cả (nếu chồng là con cả), bà Huyện (khi chồng làm tri huyện), bà Đốc (khi chồng làm bác sĩ)… Điều đó có nghĩa cuộc hôn nhân đã gắn kết người đàn ông với người đàn bà thành một gia đình theo họ tên người chồng, và con cái sinh ra đều lấy họ của bố. Tên khai sinh của người nữ trở thành “nhũ danh” và chỉ được dùng khi cần thiết. Chẳng hạn, khi một goá phụ qua đời, bản cáo phó sẽ viết: “Bà quả phụ Lê Văn Bính, nhũ danh Phạm Thị Tý, đã từ trần lúc…” Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, mọi người Việt Nam đều mặc nhiên chấp nhận dạng thức này, bởi vì theo truyền thống, người chồng là gia trưởng có bổn phận gánh vác đảm bảo đời sống kinh tế của gia đình, còn người vợ lo việc nội trợ, nuôi con và “nâng khăn sửa túi” cho chồng. Nhiều nữ trí thức có tiếng tăm trong xã hội vẫn theo dạng thức truyền thống để xưng danh: bà Huyện Thanh Quan, bà Nguyễn An Ninh, bà Ngô Bá Thành… Dạng thức này không phải của riêng người Việt, mà là chung của các dân tộc Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên…), và cũng tương tự dạng thức của các nước Âu – Mỹ. Tại Hoa Kỳ, khi Hillary Diane Rodham thành đệ nhất phu nhân, thành thượng nghị sĩ hay ứng viên tổng thống rồi ngoại trưởng Hoa Kỳ, người phụ nữ đầy quyền lực này vẫn được gọi là bà Hillary Clinton! Nay: rạch ròi quá có nên không? Phụ nữ ngày nay có thể học hành để trở thành tú tài, cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ không khác gì nam giới, cũng đảm nhiệm công tác xã hội trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục… như đàn ông. Từ đó, vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình cũng thay đổi theo. Những danh xưng “bà chủ tịch”, “bà bộ trưởng” “bà giám đốc”, “bà hiệu trưởng”, “bà bác sĩ”, “bà luật sư”, “bà giáo”… không còn là sự chia sẻ địa vị của chồng, mà là chức vụ hay chức danh của chính các bà! Khi báo chí viết về sự nghiệp của bà luật sư Ngô Bá Thành (nguyên chủ nhiệm uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, đã từ trần năm 2004), trên mạng Wikipedia dấy lên một cuộc tranh luận về tên của bà. Một số người phê phán: viết tên bà như trên là sai, phải viết là “bà luật sư Phạm Thị Thanh Vân” (theo tên khai sinh của bà) mới đúng. Có người bênh vực tên Ngô Bá Thành của bà với lý do coi đó là một “bút danh”. Người thì bảo: vì đã sống lâu ở nước ngoài nên bà đã gọi tên mình bằng tên chồng “theo kiểu Tây”. Cuộc tranh luận chỉ tạm kết thúc khi một bạn đọc viết rằng: “Bà Ngô Bá Thành chả phải tên Tây đâu, mà là kiểu “đặc sệt Việt Nam” thì có. Trong họ hàng nhà tôi, và cả hàng xóm nữa, đa số các bà cỡ 70 – 80 trở lên đều chỉ được mọi người gọi bằng tên chồng”. Ngày nay, đa số các thiệp cưới viết rằng: “Ông bà Nguyễn Văn Đinh – Trịnh Thị Sửu, Ông bà Quách Văn Mậu – Phạm Thị Dần trân trọng báo tin…”. Thậm chí, để rạch ròi hơn, nhiều tấm thiệp viết: “Ông Lê Văn Kỷ – Bà Bùi Thị Mão, Ông Phan Quang Canh – Bà Tôn Nữ Thị Thìn trân trọng báo tin…”. Ngày nay một quả phụ qua đời thường được cáo phó hay chia buồn bằng chính tên thật mà không dùng tên chồng kèm theo nhũ danh như trước, chẳng hạn: “Bà quả phụ Trần Thị Minh Tỵ, phu nhân của ông Nguyễn Văn Tân quá cố, thân mẫu của anh Nguyễn Văn Nhâm, đã từ trần lúc…” Cách gọi tên các gia đình và các quý bà như vậy mặc nhiên gạt bỏ dạng thức gia đình đồng nhất trong họ tên của người chồng theo truyền thống, để khẳng định dạng thức văn hoá mới về gia đình bình đẳng giữa hai vợ chồng. Dạng thức mới này thể hiện thành quả to lớn của trào lưu bình đẳng giới ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, nếu xem xét theo giá trị bền vững của gia đình, thì dạng thức mới này dường như không có ý nghĩa tích cực, nên ở nước ngoài có rất ít người theo và không được xã hội chấp nhận. Khi kết hôn với Bill Clinton, phu nhân của ông này không muốn theo truyền thống nên vẫn giữ nguyên tên gọi thời con gái với sự chấp thuận của phu quân.
Nhưng khi đã trở thành phu nhân của thống đốc bang Arkansas, bà đã gặp sự chống đối của xã hội về cách gọi tên của mình.
Người ta không muốn nhận những bức thư mời ký tên “Thống đốc Bill Clinton và Hillary Rodham”.
Rốt cuộc, bà phải thêm vào tên mình chữ “Clinton”.
Ở Việt Nam, dạng thức văn hoá mới hình thành đã được chấp nhận và ngày càng phổ biến, nhưng người ta vẫn phải tự hỏi: dạng thức này có tác động tích cực đối với giá trị bền vững của gia đình hay không? Tiến sĩ giáo dục Lê Vinh Quốc Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 07/Mar/2011 lúc 6:19pm |
||||||||||
mk
|
||||||||||
![]() |
||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||
chúng ta nghĩ sao !?
mk
Vì sao cảnh cướp bóc không
xảy ra trong thảm họa ở Nhật?
(Dân trí) - Trên khắp thế giới, các dấu hiệu về những bất ổn của con người - cảnh cướp bóc và tranh giành đồ ăn và dịch vụ - thường xảy ra sau các thảm họa. Nhưng dường như những điều đó lại hoàn toàn vắng bóng tại Nhật Bản.
![]() Mọi người xếp hàng trước cửa một siêu thị ở Sendai,
phía đông bắc Nhật Bản.
Quang cảnh nhiều khu vực ở phía bắc Nhật Bản trông giống như hậu quả thời Thế chiến II. Không một quốc gia công nghiệp phát triển nào kể từ đó lại chứng kiến số người chết vì thiên tai cao như vậy. Theo dõi tin tức tại Nhật Bản thật khủng khiếp với 3 thảm họa liên tiếp - trận động đất mạnh kỷ lục, sóng thần và một nhà máy điện hạt nhân đang gặp sự cố. Nhưng có những thông tin tốt lành mà cả thế giới phải học tập. Tại những nơi hàng hóa từ các tổ chức cứu trợ được đưa tới, mọi người xếp hàng đúng trật tự, lịch sự, bình tĩnh và không có thông tin về các cuộc ẩu đả, xô đẩy hay tranh giành. Các siêu thị Nhật đã giảm giá mạnh và các chủ sở hữu máy bán hàng tự động đã mở các máy bán hàng, phân phát nước uống miễn phí cho các nhân viên cứu trợ, nhân viên khẩn cấp và những người tình nguyện tham gia trợ giúp trong thảm họa. Và đặc biệt nhất là bất chấp sự tàn phá và sự khan hiếm hàng hóa, không xảy ra cảnh cướp bóc. Sự vắng bóng của nạn cướp bóc tại Nhật Bản đã khiến nhiều người quan sát phương Tây bất ngờ. Đối lập với các thảm họa thiên nhiên gần đây trên khắp thế giới, người Nhật có vẻ như rất đoàn kết và cư xử có trật tự, thay vì tận dụng cuộc khủng hoảng để tư lợi cá nhân. “Tinh thần đoàn kết đặc biệt cao tại Nhật Bản. Sức mạnh xã hội có thể còn ấn tượng hơn sức mạnh công nghệ của Nhật Bản”, nhà báo Ed West viết trên tờ Telegraph của Anh. Nhìn trên khắp thế giới, cảnh cướp bóc không phải là hiếm sau các trận thiên tai gần đây. Sau siêu bão Katrina, người New Orlean đã chứng kiến nạn cướp bóc trên quy mô mà nhiều người Mỹ cũng phải bất ngờ. Sau trận động đất tại Chile hồi năm ngoái, nạn cướp bóc diễn ra nghiêm trọng tới nỗi quân đội phải can thiệp. Nạn cướp bóc tràn lan đã xảy ra tại Haiti sau trận động đất hồi năm ngoái và trong trận lũ lụt tại Anh năm 2007. Tại New Zealand, nạn cướp bóc và hôi của cũng xảy ra sau trận động đất hồi tháng 3 năm ngoái. “Tại sao một số nền văn hóa đối phó với thảm họa bằng cách biến của cải của người khác thành của chính mình nhưng các nền văn hóa khác, đặc biệt là người Nhật, lại chứng tỏ lòng vị tha thậm chí trong thảm họa?”, Ed West viết. Trên thực tế, mọi thứ dường như đang trở nên tồi tệ hơn tại Nhật Bản. Lương thực, nhiên liệu, nước sạch và điện đều bị cắt giảm.
![]() Các kệ hàng trống trơn tại một siêu thị ở Tokyo.
Một số gian hàng trong các siêu thị trống trơn. Tại khu vực đông dân cư Nerima của thủ đô Tokyo, các nhu yếu phẩm như gạo, bánh mì, mì ăn liền đều cháy hàng. Điện bị cắt để tiết kiệm điện năng.
“Khoảng 40-50 người đã xếp hàng bên ngoài khi chúng tôi mở cửa lúc 10 giờ sáng. Lượng thực phẩm dự kiến bán trong một ngày đã hết veo chỉ trong 1 giờ. Chúng tôi đã được chuyển đến một lượng thực thẩm tương tự khác vào buổi trưa nhưng cũng bán hết chỉ trong một giờ”, ông Toshiro Imai, một quản lý cửa hàng tại Tokyo, cho biết.
Hơn 100 tuyến tàu điện tại khu vực Tokyo hôm thứ Hai đã bị gián đoạn do cắt điện, khiến việc đi lại của hành khách bị ảnh hưởng khi mọi người trở lại làm việc sau ngày nghỉ cuối tuần. Công ty điện Tokyo đã bắt đầu cắt điện luân phiên tại Tokyo và các thành phố lân cận để tiết kiệm điện giữa lúc xảy ra cuộc khủng hoảng tại các nhà máy điện hạt nhân ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất. Kênh truyền hình NHK đã chiếu hình ảnh quay được từ trên cao về tỉnh Ibaraki, phía bắc Tokyo, nơi quang cảnh là một màu đen kịt ngoại trừ vài đốm sáng từ những chiếc ô tô. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, cách cư xử của người Nhật dường như ngày càng tốt hơn. Một nhân chứng tại Miyagi, gần tâm chấn của động đất, cho hay: “Khí đốt và nước đã bị cắt tại Miyagi và thành phố Sendai. Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, điện cũng bị cắt. Nhưng không có sự hoảng sợ trên đường phố cũng như trong các cửa hàng”. Những đức tính của người Nhật như lịch sự, trung thực, hành động có trật tự... vốn được nhiều người ngưỡng mộ. Một người Brazil hoạt động trong lĩnh vực trang sức do mệt mỏi sau một chuyến bay dài đã để quên một hành lý không khóa chứa hàng nghìn USD tiền mặt và nhiều đá quý trên một tuyến tàu điện ở Tokyo. Chủ nhà trọ đã trò chuyện với anh này và dẫn anh tới nhà ga quản lý tàu điện. Tại đây, hành lý và toàn bộ tài sản bên trong đã đợi chủ nhân tại quầy đồ đạc thất lạc. Những câu chuyện như vậy có thể tin được tại Nhật Bản nhưng lại khó tin ở New York, Paris hay London. Vì sao vậy? Gregory Pflugfelder, giám đốc trung tâm Văn hóa Nhật Donald Keene tại Đại học Colombia (Mỹ), giải thích: “Người Nhật có ý thức rằng trước hết phải có trách nhiệm với cộng đồng”. An Bình Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Mar/2011 lúc 8:34am |
||||||||||
mk
|
||||||||||
![]() |
||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||
|
||||||||||
mk
|
||||||||||
![]() |
||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 21/Mar/2011 lúc 10:01pm |
||||||||||
mk
|
||||||||||
![]() |
||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Mar/2011 lúc 5:45pm |
||||||||||
mk
|
||||||||||
![]() |
||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||
Thứ Sáu, 18/02/2011 - 12:03
Xót lòng nhìn những đứa trẻ lượm ăn trái cây thối
(Dân trí) - Chúng tôi gặp các em ở Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo. Cứ khoảng 3 lần một ngày, vào đầu buổi sáng, trưa và chiều muộn, các em lao vào những đống rác thải đổ giữa khu thương mại, bới tung rác để tìm nhặt những trái cây đã thối rữa…
Mỗi khi kiếm được “chiến lợi phẩm”, các em đưa ngay lên miệng ăn, thậm chí hồn nhiên tranh giành nhau, bất chấp thứ quả đó đã thối ủng, mốc đen...
![]() Khoái chí tận hưởng một quả xoài đã mốc đen vỏ
Ra khỏi khu chợ rẽ lên hướng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Quảng Trị (cách đó khoảng vài trăm mét), một nhóm các em nhỏ khác đang vui mừng trở về bản với những bao ni lông đựng đầy táo, xoài, cam cũng đã nham nhở thối… Hầu hết các em là con em bà con Vân Kiều ở bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị. Những tiểu thương ở khu chợ này cho biết, nhiều em trong số đó đang là học sinh thuộc trường tiểu học số 2 Lao Bảo (điểm trường Ka Tăng). Mỗi ngày ít nhất cũng có hàng chục em đi lại quanh khu vực bán hoa quả này để bới rác tìm trái cây thối ăn. Tôi hỏi chuyện một vài em, có em Hồ Văn Hương, Hồ Văn Hên, Hồ Văn Hứa, đều đang học lớp 2 trường tiểu học số 2 Lao Bảo; em gái Hồ Thị Loi đang học lớp 1 cũng tại trường này. Hương hồn nhiên: “Thấy mấy bạn đi nhặt quả ăn, vừa không mất tiền lại vừa được ăn nên đi theo. Ở bản em nhiều đứa đi nhặt lắm nên phải đi sớm và nhiều khi phải tranh giành mới có ăn”. Chị Hồ Thị Xa, mẹ Hương, cho biết Hương có đến 5 anh em, em là con thứ 3. Chị có nói Hương đừng đi “mót” trái cây thối nữa nhưng em không nghe nên chị cũng… đành chịu. Đối nghịch lại với sự hồn nhiên của các em nhỏ là sự thản nhiên của hàng trăm lượt người lớn qua lại mua bán trong khu chợ. Tất cả họ đều thấy nhưng không ai lên tiếng nhắc nhở hay khuyên răn đám trẻ. Cứ như vậy, đám trẻ đó đã ăn trái cây thối ở khu chợ này suốt cả năm trời.
![]() ![]() Bới bãi rác... ![]() ... bới thùng xốp... ![]() ... hay lục tung thùng rác... ![]() ![]() ![]() ![]() ... để tìm kiếm và tận hưởng những trái cây đã thối rữa, bị những người bán hàng vứt bỏ ![]() Chia nhau ngay tại "hiện trường" ![]() Tranh giành nhau ![]() "Chiến lợi phẩm" mang về cho gia đình.
![]() Nghèo khó và đông con là cảnh chung của những gia đình ở bản Ka Tăng. Đó chính là nguyên nhân khiến các em phải lao ra chợ kiếm hoa quả thối rữa về ăn. Tuấn Phong Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 18/Apr/2011 lúc 4:46pm |
||||||||||
mk
|
||||||||||
![]() |
||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||
Bài này có người chuyển đi với subject : "chuyện 'ngộ' ...ngày nay"; "Thấy chưa ???...." ; "tin tức...mình" (dĩ nhiên người đưa tin với subject này là ...phe kẹp tóc rùi !) . Còn mk thì chuyển vào mục "chúng ta nghĩ sao !?" , chắc cũng không ... lạc đề phải không Quý Đồng Hương và Thân Hữu ? ![]() mk Cuộc sống thú vị của tù trưởng châu Phi và 400 bà vợCập nhật lúc 12-10-2011
Chế độ “đa thê” trong xã hội cổ xưa vẫn duy trì tới ngày nay tại một số bộ tộc, đặc biệt là ở lục địa đen. Ở Nigeria, vị tù trưởng Alaibuka nổi tiếng bởi đang sống hòa thuận với... 400 bà vợ.
Vị tù trưởng nổi tiếng này sinh sống
tại bộ tộc Utah Roba, thuộc đất nước Nigeria. Theo quan niệm của người
dân địa phương, đàn ông càng nhiều vợ càng thể hiện địa vị và uy tín cao
trong xã hội. Tại đây, đất đai, nhà cửa đều không đáng giá, thậm chí
không một bóng dáng ngân hàng nào tồn tại ở bộ tộc này. Thứ quý hơn vàng
và thực sự có giá trị tại Utah Roba chính là người vợ. Một người đàn
ông trong bộ tộc thường có tới 10 phu nhân, nếu ai đó nói với bạn, anh
ta có 50 bà vợ, đó cũng là chuyện hết đỗi bình thường. Chỉ với một số lễ
vật truyền thống như vải vóc, gia súc, dụng cụ lao
động hoặc mức tiền không quá 700 USD, một người đàn ông tại Utah Roba
sẽ có thêm vợ mới. Số tiền này sẽ
do anh ta tận tay giao cho người nhà cô dâu. Sau khi nhận lễ vật, cô
gái sẽ theo về nhà chồng, phục vụ và lao động chăm chỉ quanh năm. Nếu
hôn nhân thất bại, nhà gái phải hồi lại toàn bộ số tiền, hoặc lễ vật cho
nhà trai. Chính vì vậy, khi sở hữu gia đình vĩ đại với 400 bà vợ, tên
tuổi và uy danh của tù trưởng Alaibuka đã thực sự vang xa khắp lục địa
đen. Và cuộc sống của ông với các phu nhân đã trở thành những giai thoại
đầy thú vị của dân địa phương suốt nhiều năm qua. Dù Utah Roba bé nhỏ
với khoảng 100.000 người và được duy trì dưới chế độ quốc vương, nhưng
quốc vương không có địa vị cao nhất, mà dưới quyền của vị tù trưởng “đa
thê” này. Các phu nhân của tù trưởng Alaibuka thực sự mãn nguyện với
cuộc sống đầm
ấm mà họ đang tận hưởng. Những phụ nữ may mắn này luôn được dân làng
yêu mến và ngưỡng mộ với một niềm tôn kính vô bờ.
![]() Chính vì phong tục kỳ lạ này mà
các thiếu nữ của bộ tộc luôn ao ước được “trao thân, gửi phận” cho những
người đàn ông nhiều vợ. Với họ, đó mới là niềm hạnh phúc và vinh dự lớn
nhất của cuộc đời. Ngược lại, nếu bị gả cho một người ít thê thiếp thì
phải hứng nỗi buồn tủi trong những năm tháng chung sống sau này. Trên
thực tế, chuyện các tù trưởng tại châu Phi có nhiều vợ là hiện tượng
bình thường. Dù luôn tự hào với đại gia đình đông đúc của mình, tù
trưởng Alaibuka vẫn không vượt qua được mức kỷ lục của quốc vương Abomey Benin,
người có tới 4.000 vợ. Trước khi chết, ông này còn chọn ra 41 thê thiếp
xinh đẹp để chôn cùng mình và tận hưởng cuộc sống hạnh phúc dưỡi cõi
âm.
Theo: Datviet/ Sina
|
||||||||||
mk
|
||||||||||
![]() |
||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||
Vua Bhutan cưới vợ thường dân
13/10/2011 15:01
(HNMO) -
Nhà vua được yêu mến của quốc gia Bhutan nhỏ bé hôm nay (13/10) đã kết
hôn với cô dâu thường dân trong một nghi lễ Phật giáo cổ xưa tại tu viện
thiêng liêng nhất của đất nước.
Vua Jigme Khesar Namgyal Wangchuck, đeo vương miện đen, đã bước xuống từ ngai vàng của mình được đặt phía trước một bức tượng Phật khổng lồ để đặt một vương miện bằng lụa thêu kim tuyến nhỏ hơn lên đầu cô dâu Jetsun Pema. Các nhà sư đã tụng kinh trong lễ cưới khi cô dâu ngồi xuống chỗ của mình ở bên cạnh nhà vua như là nữ hoàng mới của đất nước. Đám cưới này đã thu hút cả nước, vốn đã thiếu kiên nhẫn với việc vị vua 31 tuổi không chịu tìm vợ và lập gia đình riêng kể từ khi cha của ông nghỉ hưu và trao quyền lực cho ông cách đây 5 năm. ![]() Lễ cưới bắt đầu lúc 8h20’ sáng - thời điểm được các nhà chiêm tinh hoàng gia lựa chọn- khi nhà vua, mặc bộ áo hoàng gia, bước vào sân của tu viện có từ thế kỷ 17 tại thủ đô cũ của Punakha và lên cầu thang để vào bên trong. Một vài phút sau đó, cô dâu 21 tuổi của ông đến cùng đám rước của các tu sĩ mặc áo choàng đỏ và những người mang cờ đi qua một cây cầu gỗ bắc qua con sông rộng màu xanh nằm bên cạnh pháo đài và theo ông đi vào bên trong. Cô dâu mặc một chiếc váy truyền thống và khoác ngoài một chiếc áo khoác vàng. Bên trong, giáo sĩ hàng đầu của quốc gia, người chủ trì đám cưới, thực hiện một buổi lễ tịnh hóa cho cặp vợ chồng ở phía trước tấm thảm Thongdal khổng lồ của người sáng lập thế kỷ 17 của Bhutan, vị vua, nhà sư Zhabdrung. Cặp đôi sau đó cử hành lễ cưới tại đền thờ để phát sóng trực tiếp trên truyền hình quốc gia, dành một vài phút để nhà vua, cha ông và vị giáo sĩ, được gọi là Je Khenpo, bước vào ngôi mộ thiêng liêng của Zhabdrung, nơi chỉ họ được phép vào. Cha của nhà vua sau đó đã quàng cho cô dâu một loạt khăn quàng cổ 5 màu, đại diện cho các phước ban từ ngôi mộ. Hơi ngập ngừng, cô dâu sau đó đã tiến đến ngai vàng của nhà vua với một chiếc chén vàng đựng đầy phấn hoa của sự sống vĩnh cửu. Họ đã cùng giữ chiếc chén vài giây và sau đó nhà vua uống. Nhà vua tiếp đó bước xuống từ ngai vàng và đặt một vương miện nhỏ lên đầu cô dâu. Sau khi cô dâu tới ngồi ở vị trí của mình như là nữ hoàng, cặp vợ chồng mới kết hôn đã được chào đón bởi các tu sĩ chơi nhạc cụ truyền thống và tiếng trống. Je Khenpo đã đưa ra một loạt các quà tặng - một tấm gương, sữa đông, cỏ, ốc xà cừ - đại diện cho các phước lành về tuổi thọ, sự tinh khiết, trí tuệ và các mong muốn khác. Không giống như đám cưới hoàng gia năm nay của Anh giữa hoàng tử William và Kate – đám cưới vua Buhtan không có các hoàng tử nước ngoài hay những người đứng đầu các quốc gia khác cùng những người nổi tiếng tới dự. Chỉ có gia đình hoàng tộc, hàng nghìn dân làng gần đó tập trung tại một cánh đồng gần đó chờ cặp vợ chồng hoàng gia để chúc mừng họ và dân chúng còn lại của đất nước 700.000 người xem trực tiếp qua truyền hình. Nhà vua được học ở Oxford rất được yêu mến bởi ông đã thúc đẩy sự phát triển và mở ra những cải cách dân chủ để thiết lập một chế độ quân chủ lập hiến và lập pháp vào năm 2008. Cô dâu của ông, con gái của một phi công, đã từng tham gia một tour du lịch giới thiệu về các ngôi làng xa xôi của đất nước kể từ khi nhà vua nói với Quốc hội vào tháng 5 vừa qua rằng, "Giờ là lúc để tôi để kết hôn". Quốc gia Buhtan nhỏ bé đã bắt đầu mở cửa ra thế giới vào những năm 1960. Những người nước ngoài và các phương tiện truyền thông quốc tế lần đầu tiên được chấp nhận vào năm 1974. Truyền hình đến năm 1999. Nước này đã không có một đám cưới hoàng gia kể từ khi vị vua thứ tư tổ chức một buổi lễ lớn vào năm 1988 với bốn bà vợ của ông. Nhà vua hiện nay nói rằng ông sẽ chỉ có một vợ, nên nước này sẽ không được chứng kiến một lễ cưới như vậy trong một thời gian dài. H.V Theo AP, Yahoo News Vua Khesar Namgyel Wangchuck cùng vợ là nữ hoàng Jetsun Pema chụp ảnh sau lễ cưới vào ngày 13/10/11. ![]() Vua Bhutan cưới vợ thường dânVua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và hoàng hậu tương lai Jetsun Pema
Giải
thích lý do chọn vợ, nhà vua J.Wangchuck nói rằng mỗi người có ý kiến
riêng, chẳng hạn hoàng hậu sẽ phải đẹp, thông minh và trang nhã. “Tôi
không dám nói mọi người sẽ nghĩ gì về Jetsun Pema, nhưng với tôi nàng
chính là một người như thế. Để là một hoàng hậu, quan trọng nhất nàng
phải là người nhân hậu, phải thực hiện không do dự nghĩa vụ phụng sự dân
chúng và đất nước. Tôi đã tìm được người như thế”, ông vua trẻ 31 tuổi
tuyên bố trước phiên họp nghị viện.
Đám cưới được tổ chức vào ngày 13/10/2011,
tuân thủ truyền thống lâu đời, nhưng không lên kế hoạch tổ chức hội hè
lớn. Thủ tướng Bhutan bày tỏ sự vui mừng về việc Nhà vua kết hôn, thỏa
mãn ý nguyện của dân chúng là hoàng gia có người thừa kế ngai vàng.
Vua
Jigme Khesar Namgyel Wangchuck thừa kế ngai vàng từ cha mình sau khi
được nhường ngôi. Năm 2008, Bhutan tổ chức bầu cử quốc hội để chuyển
sang chế độ cộng hòa. Sinh năm 1980, Vua J. K. Wangchuck được coi là vị
nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới, từng du học tại Anh, Mỹ.
Dã Quý (India Times) ![]() Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, 31 tuổi, từng đi du học tại đại học Oxford
danh tiếng của Anh. Ông là vị vua thứ sáu của vương triều Wangchuck kể
từ khi đế chế này được thành lập vào năm 1907. Thừa kế ngai vàng từ cha
vào tháng 6.2008, ông còn được gọi là "vị vua bình dân".
Hoàng
hậu là cô Jetsun Pema, 21 tuổi, là con gái thứ hai trong một gia đình
thường dân có bốn anh chị em. Cô Jetsun Pema đang theo học tại trường
Regents College ở London.
Theo báo Kuensel của Bhutan, những tháng trước đây cô gái đã cùng du lịch khắp đất nước với nhà vua.
Quyết
định cưới vợ thường dân của vị vua trẻ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của
hoàng gia, chính phủ và người dân.( xứ nầy chỉ có 700,000 dân)
![]() ![]() Trong bài phát biểu, vị vua trẻ đã không ngần ngại thổ lộ: "Với tôi thì cô ấy là duy nhất".. ![]() Đức vua Bhutan tiếp nối cơn sốt "đám cưới hoàng gia" năm 2011 bằng hôn lễ ngày 13-10 Nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Bhutan nhỏ bé chỉ mở cửa ra thế giới
khi phụ hoàng của vua Jigme – đức vua Jigme Singye Wangchuck - lên ngôi
vào năm 1972 khi ông mới 17 tuổi.
Trước thập niên 1960, Bhutan không có hệ thống đường chính và không
có cả tiền tệ. Sau khi nắm quyền, vua Jigme Singye Wangchuck bắt đầu
hiện đại hóa đất nước và khiến Bhutan nổi danh với khái niệm “Tổng giá
trị hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness – GNH).
Năm 2008, vua Jigme Singye Wangchuck thoái vị để mở đường cho
Bhutan chuyển sang nền dân chủ, đồng thời truyền ngôi cho người con trai
Jigme Khesar Namgyel Wangchuck. Khi ấy, rất nhiều người dân Bhutan đã
bị sốc trước quyết định của nhà vua và nài nỉ ông đừng rời ngai vàng.
![]() Được truyền ngôi vào năm 2008, đức vua hiện tại của Bhutan được yêu mến không thua gì cha mình
Tuy nhiên, nhà vua trẻ không hề làm thần dân thất vọng. Ông được
yêu mến không thua gì vua cha. Có ngoại hình trẻ trung với mái tóc theo
kiểu Elvis Presley, nhà vua từng tốt nghiệp đại học Boston (Mỹ) và
Oxford (Anh) này rất đam mê bóng rổ và môn trượt tuyết.
Khi tuyên bố kết hôn vào tháng 5 vừa qua, nhà vua mô tả về người vợ
tương lai của mình: “Nhiều người cho rằng hoàng hậu tương lai phải xinh
đẹp tuyệt vời, thông minh và duyên dáng. Nhưng với tôi, phẩm chất quan
trọng nhất của hoàng hậu là nàng phải là người tốt, đồng thời phải giữ
vững cam kết phục vụ nhân dân và đất nước. Và tôi đã tìm được một hoàng
hậu như vậy, tên nàng là Jetsun Pema”.
Vị hôn thê trẻ tuổi của nhà vua là một cô gái 21 tuổi con nhà
thường dân. Là con áp út trong gia đình, hiện cô đang theo học tại đại
học Regents ở London – Anh.
![]() Hoàng hậu tương lai là cô gái "ấm áp và tốt bụng" trong trái tim nhà vua trẻ
Trong trái tim nhà vua trẻ, hoàng hậu tương lai là một người “ấm áp
và tốt bụng khi còn trẻ. Và cùng trí thông minh được bồi đắp theo năm
tháng, nàng sẽ trở thành một công bộc tuyệt vời cho vương quốc”.
Niềm háo hức trước đám cưới hoàng gia “made in Bhutan” đang lan
tràn khắp vương quốc. Sân bay duy nhất của cả nước tại Paro được xây
dựng từ năm 1978 vốn khá “ế ẩm” với chỉ vài chuyến đáp xuống hàng ngày,
nay đã bổ sung 28 chuyến trong tháng 10 để tiếp đón các vị khách nước
ngoài đến dự hôn lễ.
Cả nước Bhutan cũng nghỉ lễ từ ngày 13-10 đến ngày 15-10 để chào
mừng sự kiện đức vua của họ thành gia lập thất. Du khách đến Bhutan dịp
này có thể mang về những chiếc đĩa lưu niệm in hình nhà vua và hôn thê
với giá 3.500 ngultrum (khoảng 70 USD). Món quà khá đắt giá so với mức
thu nhập bình quân của người dân Bhutan, chỉ khoảng 4.000 ngultrum/
tháng.
![]() Nhà vua sẽ tổ chức hôn lễ theo nghi thức truyền thống...
![]() ...nhưng không rình rang
Nhà vua tuyên bố sẽ tổ chức hôn lễ theo nghi thức truyền thống để
được các vị thần linh ban phúc. Tuy vậy, ông nói đã yêu cầu chính phủ
không tổ chức rình rang vì “niềm vui của cha tôi cùng toàn bộ thần dân
đã mới đem lại niềm hạnh phúc bất tận cho tôi”. Bằng Vy (Theo Bhutan Observer, ABC)
(tổng hợp internet) |
||||||||||
mk
|
||||||||||
![]() |
||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||
Cư dân mạng rớt nước mắt vì “Thư gửi con”Cập nhật lúc 10-10-2011 16:55:06 (GMT+1)
“Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ”. Mấy
ngày nay, trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn xôn xao bàn tán về
một bức thư của cha mẹ gửi đến những đứa con thân yêu của mình. Xin trích lại bức thư giản dị nhưng khiến những người làm con phải nhìn nhận lại chính mình.
“Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên
nhẫn và hiểu cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như
bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... Xin con hãy bao dung!
Con hãy nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.
Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ... mà hãy lắng nghe!
Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ
đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong
giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.
Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.
Con hãy nhớ... lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.
Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ
trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để
bố mẹ thời gian để tìm hiểu.
Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.
Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ
hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian để suy ngẫm lại
và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình mà
tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc
gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!
Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!... vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.
Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng
vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào
bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.
Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.
![]() Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con. Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về
già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia
đình!... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn".
Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng,
với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con
một con đường đi đầy an lành.
Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.
Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia
sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho
con tự khi lúc con chào đời.
Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...
Hãy giúp bố mẹ trong phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...
Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.
Thương con thật nhiều...
Bố mẹ..."
Tác giả: PIERRE ANTOINE (Việt kiều Pháp) Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Oct/2011 lúc 8:31pm |
||||||||||
mk
|
||||||||||
![]() |
||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||
NGỘ THIỆT !! mk Thứ bảy, 22/10/2011, 13:01 GMT+7
Miss Asia Pacific trả vương miện vì bị quỵt phần thưởngTrong bài viết mang tên “Hoa hậu châu Á Thái Bình Dương - cuộc thi đáng xấu hổ", trang Global Beauties khẳng định, tân Hoa hậu đã từ bỏ vương miện vì không nhận được phần thưởng đi kèm như cam kết của Ban tổ chức.
|
![]() |
Hoa hậu (giữa) đã từ bỏ vương miện. Ảnh: Misso. |
Đêm chung kết diễn ra hôm 15/10 với sự lên ngôi của đại diện nước chủ nhà Park Sae Byul. Tuy nhiên, theo Global Beauties, Park Sae Byul mới đây đã tuyên bố trả vương miện. “Park Sae Byul từ bỏ ngôi Hoa hậu sau khi nhận ra rằng, Ban tổ chức không trao cho cô bất cứ phần thưởng đi kèm nào như đã hứa hẹn”, trang web chuyên về các cuộc thi sắc đẹp viết.
Phần thưởng dành cho ngôi Hoa hậu châu Á Thái Bình Dương gồm 30.000 USD tiền mặt và các phần quà tặng trị giá 170.000 USD. Không chỉ có Hoa hậu, tất cả thí sinh đoạt giải đều không nhận được bất cứ phần thưởng nào sau khi Chủ tịch Miss Asia Pacific (tên đầy đủ là Miss Asia Pacific World) Lawrence Choi tuyên bố cuộc thi là “một sự thất bại”.
![]() |
Bảng kết quả được cập nhật mới trên trang web của cuộc thi. |
Trong một bảng kết quả vừa cập nhật trên trang web missasiapacific, mà không kèm theo bất cứ giải thích nào, Á hậu 1 người Pháp được tuyên bố là Hoa hậu châu Á Thái Bình Dương. Thông báo mới này cũng có những điểm khác xa với những gì được công bố trong đêm chung kết. Theo kết quả mới, 6 Á hậu (không công bố vị trí rõ ràng) bao gồm: Canada, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Nga, Ukraine. Trong khi đó, theo Elite, 4 Á hậu của cuộc thi là đại diện các nước: Pháp, Nga, Indonesia, Ấn Độ.
Trong cuộc trả lời VnExpress.net ngày 20/10, bà Thúy Hằng - đại diện Elite cho biết - ban đầu cuộc thi định chọn ra top 7 từ top 15. Và Tùng Lan có tên trong top 7. Nhưng do đêm chung kết diễn ra trong mưa gió nên Ban tổ chức đã rút gọn thành top 5 để sớm kết thúc cuộc thi. Kết quả mới được công bố cho thấy, ngoài Hoa hậu, cuộc thi còn có 6 Á hậu. Nhưng thông báo mới này không có tên Tùng Lan trong top 7.
Trong top 19 (do 5 thí sinh cùng điểm), Ban tổ chức cũng nhầm tên thí sinh người Anh. Tên đúng của cô là Amy Willerton chứ không phải Laura Louise Keetley.
Trao đổi với VnExpress.net hôm nay (22/10), bà Thúy Hằng - cho biết - Ban tổ chức Miss Asia Pacific chưa có thông báo gì với các đơn vị dự thi về sự từ bỏ vương miện của Hoa hậu. Vì vậy, bà không bình luận gì trước thông tin này. Tuy nhiên, bà Hằng chia sẻ: “Lễ trao giải diễn ra rất nhanh và hoàn toàn bằng tiếng Hàn nên có thể xảy ra nhầm lẫn. Ngay cả các thí sinh khi lên nhận giải cũng không biết mình được giải gì”.
Hiện tại, Ban tổ chức cuộc thi đang đối mặt với khả năng bị một số tổ chức khởi kiện. Một trong số đó là những nhà sáng lập cuộc thi “Miss Asia Pacific International”. Họ cho rằng, Lawrence Choi đã trục lợi bằng cách sử dụng thương hiệu “Miss Asia Pacific”.
Miss Asia Pacific International, tiền thân là Miss Asia Quest ra đời từ năm 1985. Còn Miss Asia Pacific World của Choi được tổ chức năm nay là năm đầu tiên. Tuy nhiên, Lawrence Choi bị nghi ngờ đã lợi dụng trang Từ điển Bách khoa mở Wikipedia để “đánh lừa” các đơn vị cử thí sinh dự thi. Trước ngày diễn ra cuộc thi, một trang Wikipedia viết: “Miss Asia Pacific World 2011 là cuộc thi Miss Asia Pacific lần thứ 37, được tổ chức tại Hàn Quốc…” (Hiện nội dung này không còn tồn tại trên Wikipedia).
Hành vi lập lờ này được Rafa Delfin, chủ một trang web về các cuộc thi nhan sắc, phát hiện. Khi Delfin thắc mắc, trong thư điện tử trao đổi giữa hai người, rằng: “Ông nói cuộc thi của ông mới và khác với Miss Asia Pacific International, thế tại sao trên Wikipedia lại nói năm nay là năm thứ 37?”, Lawrence Choi đã trả lời: “Tôi viết là năm thứ nhất, còn cô biết đấy, Wiki là từ điển mở, mọi người đều có thể tham gia viết”.
![]() |
Nội dung thư từ trao đổi giữa ông Lawrence Choi và bà Rafa Delfin. |
Câu trả lời này đã không thuyết phục được Rafa Delfin. Cô cảnh báo rằng, Lawrence Choi từng lừa đảo nhiều vị chủ tịch các cuộc thi lớn.
Ngày 21/10, sau khi VnExpress.net đưa tin, Hoa hậu Anh Amy Willerton đã từ bỏ cuộc thi, trở về Anh trước đêm chung kết, công ty Elite đã ra thông cáo báo chí khẳng định “Hoa hậu Anh lọt vào top 15 chung kết vì vậy không thể có chuyện cô bỏ về nước trước ngày 15/10”. Tuy nhiên, đến nay, Elite vẫn không có bằng chứng nào thuyết phục chứng minh sự xuất hiện của Hoa hậu Anh trong đêm chung kết.
![]() |
Nội dung Facebook của Hoa hậu Anh. |
Trong khi đó, theo tìm hiểu của VnExpress.net, Amy Willerton viết trên Facebook của cô vào 12h02 ngày 14/10 rằng: “Tôi xác nhận rằng, tôi, Hoa hậu Guyana và Hoa hậu Costa Rica đã rời khỏi cuộc thi Miss Asia Pacific vì sự đối xử kinh khủng của họ với các thi sinh… Tôi đã nhận được bài học cho mình rồi. Còn các cô gái vẫn ở lại Hàn Quốc, hãy cẩn thận và nhớ phải đứng lên vì chính bản thân các bạn và đất nước các bạn. Đừng để các bạn bị lợi dụng”.
Hà Linh
Trang of 2 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |